KHTN 8 - CHƯƠNG 7 - HỆ TIÊU HÓA

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

BÀI 2 – DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI

Tuyến nước bọt

Miệng Thực quản

Gan
Dạ dày

Tuyến tụy
Túi mật

Ruột non Ruột già

Ruột thừa
Hậu môn
Trực tràng

19
A – TÓM TẮT KIẾN THỨC
I. Dinh dưỡng và chất dinh dưỡng
❖ Dinh dưỡng: là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.

❖ Chất dinh dưỡng: là những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên
liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể.

❖ Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể:


1 – Chất bột đường (Carbohydrate)
- Là tên gọi chung của nhóm chất chứa tinh bột, đường và chất xơ.
- Là những chất cung cấp năng lượng chính cần thiết cho các hoạt động của cơ thể,
chiếm 55 – 65% tổng năng lượng.
- Ví dụ: Gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mì, lúc mạch, đường (có trong mía, thốt nốt, củ cải
đường), kẹo,…
2 – Chất béo (Lipid)
- Là nhóm chất dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ và các hoạt động của cơ thể.
- Ví dụ: bơ, dầu ăn, dầu ô liu, mỡ,…
- Thiếu chất béo: cơ thể sẽ bị suy nhược, không có năng lượng, chán nản, tăng nguy cơ
ung thư và các bệnh về tim mạch.
- Thừa chất béo: cơ thể sẽ bị béo phì, giảm trí nhớ, đau xương khớp, dễ mắc ung thư,…
3 – Chất đạm (Protein)
- Là nhóm chất cấu tạo nên cơ thể, tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết
các hoạt động sống của sinh vật.
- Ví dụ: thịt, cá, trứng, sữa, hải sản,…
4 – Vitamin và chất khoáng
- Là nhóm chất giúp nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh,
phòng chống các loại bệnh tật.
- Là những chất chỉ cần một lượng nhỏ nhưng có tác dụng lớn đến quá trình trao đổi
chất.
5 – Nước

20
CÁC LOẠI
VAI TRÒ CÓ TRONG
CHẤT
- Tạo ra những sắc tố trong võng
mạc của mắt, thúc đẩy tầm nhìn
- Bơ, trứng, dầu cá.
của chúng ta tốt trong ánh sáng
Vitamin A yếu. - Thực vật có màu
vàng, đỏ, xanh thẫm (cà
- Thiếu vitamin A: gây bệnh khô
rốt, bí đỏ,…).
mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác
mạc,…
Kích thích ăn uống, giúp da tóc
Rau xanh thẫm, đậu,
Vitamin B bóng mượt, góp phần vào sự
ngũ cốc, cá, trứng.
phát triển của hệ thần kinh.
- Các loại quả có múi:
- Chống lão hóa, chống ung thư. cam, quýt, bưởi,…
Vitamin C - Thiếu vitamin C làm mạch - Ớt xanh, dâu tây, cà
VITAMIN máu giòn, gây chảy máu. chua, bông cải xanh,
khoai tây, khoai lang,…
- Cần cho sự trao đổi calcium
và phosphorus. - Bơ, trứng, sữa, dầu cá.
Vitamin D - Thiếu vitamin D, trẻ em sẽ - Được tổng hợp dưới
mắc bệnh còi xương, người lớn ánh nắng mặt trời.
sẽ bị loãng xương.
Thiếu vitamin K khiến máu bị Bắp cải, súp lơ xanh,
Vitamin K khó đông, các vết thương chảy rau chân vịt, các loại
máu liên tục. rau cải,…
- Cần cho sự phát dục bình
thường. Gan, hạt nảy mầm, dầu
Vitamin E
thực vật,…
- Chống lão hóa, bảo vệ tế bào.
- Thành phần quan trọng trong
Sodium dịch nội bào trong nước mô,
(Natri – Na) huyết tương. Muối ăn.
và Potassium
(Kali – K) - Hình thành và dẫn truyền xung
thần kinh.
CHẤT
Calcium Thiếu calcium xương trở nên Thịt, cá, trứng, sữa.
KHOÁNG
(Canxi – Ca) xốp và yếu.
Thiếu iot gây ra các bệnh tuyến Hải sản, muối ăn.
Iodine (Iot - I)
giáp: bướu cổ,…
Lưu huỳnh Là thành phần cấu tạo của nhiều Có nhiều trong thịt bò,
(S) hormone và vitamin. cừu, gan, cá, trứng, đậu.

21
Zinc Thiếu kẽm ở trẻ em sẽ gây ra
(Kẽm – Zn) biếng ăn, suy giảm miễn dịch,…
- Là thành phần cấu tạo của Bông cải xanh, thịt, cá,
hemoglobin trong hồng cầu. gan, trứng, các loại đậu.
Iron (Sắt – Fe)
- Thiếu sắt gây thiếu máu, rụng
tóc, đau đầu, chóng mặt.

❖ Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa: Hoạt động của hệ tiêu hóa giúp biến đổi
thức ăn thành các chất đơn giản, tạo thuận lợi cho quá trình thu nhận, biến đổi và sử
dụng chất dinh dưỡng trong dinh dưỡng. Không có hoạt động tiêu hóa thì hoạt động dinh
dưỡng không thể diễn ra một cách hiệu quả.

II. Hệ tiêu hóa


❖ Cấu tạo: Hệ tiêu hóa gồm: ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
CƠ QUAN HOẠT ĐỘNG
- Nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều
1. Khoang miệng
nước bọt.
- Cảm nhận vị thức ăn.
2. Hầu và thực - Tham gia cử động nuốt.
quản - Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.
- Có tuyến vị tiết dịch vị.
3. Dạ dày
ỐNG - Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.
TIÊU
- Có tuyến ruột.
HÓA
4. Ruột non - Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển.
- Hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Hấp thu nước và một số chất.
5. Ruột già - Cử động nhu ruột đẩy cặn bã xuống trực tràng.
- Tạo phân.
6. Hậu môn Thải phân.
- Tiết nước bọt để làm ẩm thức ăn, trong nước bọt có
1. Tuyến nước bọt
TUYẾN chứa enzyme amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột.
TIÊU - Tiết dịch vị chứa HCl và enzyme pepsinogen.
HÓA 2. Tuyến vị - HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin (tiêu hóa
protein), tiêu diệt mầm bệnh.

22
- Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hóa lipid.
3. Gan
- Đào thải độc tố.
4. Túi mật Dữ trự dịch mật.
Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và
5. Tuyến tụy
carbohydrate.
Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và
6. Tuyến ruột
carbohydrate.

❖ Quá trình tiêu hóa ở người


1 – Tiêu hóa ở khoang miệng
- Thức ăn được tiêu hóa theo 2 hình thức:
+ Tiêu hóa cơ học: nhai, nghiền của răng; hoạt động đảo trộn của lưỡi.
+ Tiêu hóa hóa học: enzyme amylase của tuyến nước bọt giúp biến đổi tinh bột thành
đường maltose.
2 – Tiêu hóa ở dạ dày
- Thức ăn được tiêu hóa theo 2 hình thức:
+ Tiêu hóa cơ học: hoạt động co bóp của dạ dày giúp thức ăn được nhuyễn và thấm
đều dịch vị (chứa HCl, enzyme lipase, enzyme pepsin).
+ Tiêu hóa hóa học: enzyme pepsin biến đổi một phần protein.
- Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày từ 3 – 6 giờ rồi được đẩy dần từng đợt xuống ruột non.
3 – Tiêu hóa ở ruột non
- Thức ăn từ dạ dày được chuyển xuống tá tràng (đoạn đầu của ruột non).
- Thức ăn được tiêu hóa hóa học nhờ 3 loại dịch:
+ Dịch tụy (do tuyến tụy tiết ra).
+ Dịch mật (do gan tiết ra).
+ Dịch ruột (do niêm mạc ruột non tiết ra).
- Ba loại dịch trên chứa các enzyme tiêu hóa giúp biển đổi chất dinh dưỡng trong thức
ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Chất bột đường (Carbohydrate) → đường đơn.
Chất béo (Lipid) → glycerol và acid béo.
Chất đạm (Protein) → amino acid.
Vitamin, chất khoáng, nước → vitamin, chất khoáng, nước.
23
- Thức ăn được tiêu hóa cơ học: ruột non cơ bóp di chuyển chất dinh dưỡng đến các cơ
quan trong cơ thể.
4 – Tiêu hóa ở ruột già và trực tràng
- Hấp thụ thêm phần nước cần thiết cho cơ thể.
- Một số vi khuẩn của ruột già phân hủy những chất còn lại của protein, carbohydrate,
lên men tạo thành phân, được thải ra ngoài nhờ nhu động của ruột già và theo cơ chế
phản xạ.

IV. Bảo vệ hệ tiêu hóa


❖ Một số bệnh về đường tiêu hóa
TÊN BỆNH NGUYÊN NHÂN HẬU QUẢ
- Do vi khuẩn gây ra. - Tổn thương phần mô cứng của
- Vệ sinh răng miệng không đúng răng, hình thành các lỗ nhỏ trên
cách. răng.
Sâu răng
- Thường xuyên ăn vặt, sử dụng - Khi lỗ sâu răng lan rộng sẽ gây
thực phẩm nhiều đường. đau, thức ăn dễ bị nhét vào lỗ sâu
gây khó chịu.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacer - Đau vùng bụng trên rốn, đầy
pylori. bụng, khó tiêu.
Viêm loét dạ
- Thói quen sử dụng đồ uống có - Buồn nôn, mất ngủ.
dày – tá tràng
cồn, ăn uống và sinh hoạt không - Ợ hơi, ợ chua.
(Đau bao tử,
điều độ.
đau dạ dày) - Rối loạn tiêu hóa.
- Sử dụng quá nhiều thuốc giảm
đau, tâm lí căng thẳng,…
- Không ăn đủ chất xơ, không uống - Khó thải phân.
đủ nước. - Phân cứng hoặc khô.
Táo bón - Thường xuyên căng thẳng, không - Gây trướng bụng, có thể chảy
vận động. máu trong khi đi hoặc sau khi đi
- Sử dụng một số loại thuốc. đại tiện.
- Do vi khuẩn gây ra (thực phẩm - Đi cầu phân lỏng trên 3
không đảm bảo an toàn,…). lần/ngày.
Tiêu chảy
- Rối loạn vi sinh đường ruột. - Đau bụng âm ỉ, mất nước, lượng
phân nhiều.
- Thói quen ăn uống không lành - Gây cảm giác nóng rát ở ngực
Trào ngược dạ mạnh: ăn quá no, ăn hoa quả có tích và cổ họng, còn gọi là ợ nóng.
dày thực quản acid (cam, chanh,…) khi đói. - Một lượng nhỏ dịch acid trào
lên được tới đường hô hấp trên
24
- Yếu tố bẩm sinh. cũng có thể gây ra tình trạng
viêm họng.
Sử dụng thực phẩm đã bị nhiễm
Ngộ độc thực khuẩn hoặc ô nhiễm hóa học, các
Đau bụng, nôn mửa, sốt, đau đầu.
phẩm thực phẩm biến chất, bị ôi thiu, có
sẵn độc tố,…
- Môi trường sống ô nhiễm. - Tiêu chảy, đau bụng.
- Thói quen ăn thực phẩm sống, - Suy dinh dưỡng, suy nhược,
chưa rửa sạch,… giảm phát triển về thể chất.
Giun sán
- Nhiễm ấu trùng giun sán từ thú - Số lượng giun nhiều quá mức có
cưng. thể gây tắc ruột, cần được chỉ
định làm phẫu thuật.

❖ Các biện pháp phòng ngừa một số bệnh về đường tiêu hóa:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.
- Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn.
- Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích.
- Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp.

❖ An toàn vệ sinh thực phẩm


- An toàn vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc và
biến chất.
- Cách giữ vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, nguồn gốc rõ ràng.
+ Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.
+ Chỉ sử dụng thực phẩm khi còn hạn sử dụng, đặc biệt là các thực phẩm đóng hộp.
+ Không để thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín (thịt, cá).
+ Thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy cẩn thận.

25
IV. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí
❖ Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử
dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm
bảo nhu cầu của cơ thể.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÍ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHÔNG HỢP LÍ
- Giúp cơ thể phát triển cân đối. - Thừa cân, béo phì.
- Phòng ngừa bệnh tật. - Suy dinh dưỡng.
- Nâng cao sức đề kháng.

❖ Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lí, cần xây dựng khẩu phần (lượng thực phẩm
tiêu chuẩn cho một người trong một ngày) theo nguyên tắc:
- Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng.
- Phù hợp với nhu cầu cơ thể (tùy theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động của cơ thể,
tình trạng bệnh tật).
- Đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương.
- Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình.

V. Đọc hiểu ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm
THÔNG TIN DINH DƯỠNG CỦA MỘT CHIẾC BÁNH
Nutrition information per 1 biscuit (20g)
Giá trị dinh dưỡng trong 1 chiếc bánh (20g)
Energy/Năng lượng: 140 kcal
% Giá trị hằng ngày*
Total Fat/Tổng chất béo: 6g 10%
Cholesterol: 4mg 1%
Sodium/Natri: 160mg 7%
Total Carbohydrates/Tổng Carbohydrate: 19g 6%
Dietary Fiber/Chất xơ: 1g 4%
Sugars/Đường: 5g 10%
Proteins/Chất đạm: 2g
Vitamin D: 0,6mcg 2%
Calcium/Canxi: 26mg 2%
% Giá trị hằng ngày được tính dựa trên chế độ ăn 2000 kcal

26
B – TỰ LUẬN
Bài 1. Ghép các thông tin trong cột A với cột B và cột C trong bảng sau sao cho phù hợp.
A – TÊN CƠ QUAN B – CHỨC NĂNG CỦA CƠ C – HÌNH MINH HỌA
CỦA HỆ TIÊU HÓA QUAN CÁC CƠ QUAN
1. Miệng a) Nuốt thức ăn. A)

2. Hầu b) Thải phân ra khỏi cơ thể. B)

3. Thực quản c) Chứa, nghiền bóp và nhào trộn C)


thức ăn cho ngấm dịch vị.
4. Dạ dày d) Cắt, xé và nghiền thức ăn; D)
chuyển, tạo viên thức ăn và đẩy
thức ăn.
5. Ruột non e) Hấp thụ nước, tạo phân. E)

6. Ruột già g) Chuyển thức ăn xuống dạ dày. G)

7. Hậu môn f) Tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các F)


chất.

Bài 2. Các khẳng định sau đây đúng hay sai về thói quen ăn uống?
(1) Ăn nhiều rau củ, trái cây. ........
(2) Ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, đông lạnh thường xuyên. ........
(3) Dự trữ thức ăn quá lâu và đun lại thức ăn nhiều lần. ........
(4) Tránh chất béo và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá; đồ uống có cồn,
có ga,… vào bữa tối. ........
(5) Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái, thậm chí căng thẳng. ........

C – TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các cơ quan quan trọng trong ống tiêu hóa bao gồm:
A. Miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già.
B. Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, tụy, ruột non, ruột già.
C. Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
D. Miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột non, ruột già.

27
Câu 2. Sâu răng là tình trạng tổn thương phần mô cứng của răng do:
A. Có sâu trong miệng.
B. Không đánh răng thường xuyên.
C. Tế bào răng bị mòn đi vì hoạt động nhai.
D. Vi khuẩn hình thành các lỗ nhỏ trên răng.
Câu 3. Khi nhu động ruột kém hơn bình thường hoặc khi phân trở nên cứng và khó thải ra
ngoài thì được gọi là táo bón. Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón?
(1) Ăn nhiều rau xanh.
(2) Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và protein.
(3) Uống nhiều nước.
(4) Uống chè đặc.
A. (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (2). D. (1), (2), (3).
Câu 4. Quá trình tiêu hóa carbohydrate bắt đầu ở bộ phận nào?
A. Ruột non. B. Thực quản. C. Dạ dày. D. Miệng.
Câu 5. Gan không có chức năng nào dưới đây?
A. Tạo chất nhờn.
B. Dự trữ glucose (đường).
C. Sản xuất mật tham gia vào chức năng tiêu hóa.
D. Loại bỏ các chất độc hại.
Câu 6. Nước được hấp thu chủ yếu ở cơ quan nào dưới đây?
A. Gan. B. Dạ dày. C. Ruột già. D. Thực quản.
Câu 7. Chức năng nào dưới đây là chức năng chính của ruột già?
A. Tiêu hóa thức ăn. B. Tiết dịch vị.
C. Tiết dịch mật. D. Tái hấp thu nước và tạo phân.
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về enzyme amylase?
A. Do tuyến nước bọt và tuyến tụy tiết ra, có chức năng phân giải bột thành đường.
B. Do dạ dày tiết ra, có chức năng tiêu hóa protein thành amino acid.
C. Do ruột già tiết ra, có chức năng tiêu hóa chất xơ.
D. Do thực quản tiết ra, có chức năng tiêu hóa lipid.

28
Câu 9. Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn không đi qua được các cơ quan:
A. Dạ dày, thực quản, ruột non.
B. Gan, túi mật, tuyến nước bọt và tuyến tụy.
C. Ruột già, ruột non, dạ dày.
D. Khoang miệng, thực quản, dạ dày.
Câu 10. Cho các giai đoạn có trong quá trình tiêu hóa:
(1) Thức ăn được đảo trộn với dịch vị và tiêu hóa một phần.
(2) Phân được tích trữ ở trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn.
(3) Thức ăn được nghiền và đảo trộn với nước bọt.
(4) Thức ăn được trộn với dịch mật và dịch tụy.
(5) Các chất dinh dưỡng được hấp thụ.
(6) Thức ăn đi qua thực quản và vào dạ dày.
(7) Phần còn lại của thức ăn được chuyển hóa thành phân.
Trình tự các giai đoạn trong quá trình tiêu hóa là:
A. (4) → (1) → (2) → (5) → (6) → (3) → (7).
B. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) → (7).
C. (3) → (6) → (1) → (4) → (5) → (7) → (2).
D. (2) → (3) → (4) → (6) → (5 )→ (1) → (7).
Câu 11. Những phát biểu nào dưới đây về quá trình dinh dưỡng là đúng?
(1) Dinh dưỡng là quá trình gồm 5 giai đoạn: thu nhận thức ăn, tiêu hóa thức ăn hấp
thu chất dinh dưỡng, tổng hợp và phân giải các chất, thải bã.
(2) Quá trình dinh dưỡng là một phần của quá trình tiêu hóa.
(3) Quá trình dinh dưỡng giúp cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho hoạt động sống
của tế bào.
(4) Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn được tế bào sử dụng thông qua quá trình dinh
dưỡng.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).
Câu 12. Những phát biểu nào dưới đây về bảng thông tin dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm
là đúng?

29
(1) Bảng thông tin dinh dưỡng cung cấp thông tin về năng lượng, thành phần các chất
dinh dưỡng.
(2) Không thể xác định được lượng chất dinh dưỡng chúng ta đã ăn từ loại thực phẩm
đó bằng việc đọc thông tin trong bảng dinh dưỡng.
(3) Có thể xác định tỉ lệ phần trăm so với nhu cầu hằng ngày của các chất dinh dưỡng
ở tất cả các loại bảng thông tin dinh dưỡng.
(4) Một số loại bảng thông tin dinh dưỡng có màu sắc chỉ để chỉ chất dinh dưỡng nào
nên ăn hạn chế, chất dinh dưỡng nào nên ăn bổ sung.
A. (1), (2). B. (2), (4). C. (1), (4). D. (3), (4).
Câu 13. Những phát biểu nào dưới đây về chế độ dinh dưỡng hợp lí là đúng?
(1) Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.
(2) Chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp cơ thể phát triển cân đối, phòng ngừa bệnh tật và
nâng cao sức đề kháng.
(3) Chế độ dinh dưỡng hợp lí cung cấp đầy đủ, cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng.
(4) Chế độ dinh dưỡng hợp lí cung cấp năng lượng phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 14. Thế nào là tiêu hóa thức ăn?
A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng.
B. Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột.
C. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 15. Chất nào dưới đây biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hóa?
A. Vitamin. B. Chất khoáng. C. Carbohydrate. D. Nước.
Câu 16. Chất nào dưới đây hầu như không bị biến đổi trong quá trình tiêu hóa thức ăn?
A. Carbohydrate. B. Lipid. C. Vitamin. D. Protein.
Câu 17. Qua tiêu hóa, lipid sẽ được biến đổi thành:
A. Glycerol và vitamin. B. Glycerol và amino acid.
C. Nucleoid và amino acid. D. Glycerol và acid béo.
Câu 18. Sản phẩm tiêu hóa của lipid được cơ thể hấp thụ thành:
A. Đường đơn. B. Amino acid.

30
C. Glycerol và acid béo. D. Đường maltose.
Câu 19. Chức năng của hệ tiêu hóa của người là?
A. Xử lí cơ học thức ăn.
B. Thủy phân thức ăn thành các đơn phân tiêu hóa được.
C. Loại bỏ thức ăn không cần thiết.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 20. Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hóa?
A. Dạ dày. B. Thực quản. C. Thanh quản. D. Gan.
Câu 21. Bộ phận nào tiết dịch vị?
A. Ruột. B. Dạ dày. C. Gan. D. Tụy.
Câu 22. Trong hệ tiêu hóa ở người, bộ phận nào tiếp nhận thức ăn từ dạ dày?
A. Tá tràng. B. Thực quản. C. Hậu môn. D. Kết tràng.
Câu 23. Trong ống tiêu hóa ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ
quan nào?
A. Ruột thừa. B. Ruột già. C. Ruột non. D. Dạ dày.
Câu 24. Quá trình biến đổi cơ học và hóa học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào
dưới đây?
A. Khoang miệng. B. Dạ dày.
C. Ruột non. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 25. Tuyến tiêu hóa nào dưới đây không nằm bên trong ống tiêu hóa?
A. Tuyến tụy. B. Tuyến vị. C. Tuyến ruột. D. Tuyến nước bọt.
Câu 26. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt:
A. Hóa học. B. Sinh học.
C. Cơ học. D. Cả A và C đều đúng.
Câu 27. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học:
A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin.
B. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amylase.
C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amylase.
D. Cắn xé, vo viên và tẩm dịch vị.

31
Câu 28. Hoạt động đảo trộn thức ăn có vai trò:
A. Làm cho thức ăn nát ra.
B. Làm cho một phần tinh bột được chuyển hóa thành maltose.
C. Tạo viên thức ăn vừa nuốt.
D. Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt.
Câu 29. Cho các thành phần sau đây:
(1) Tuyến nước bọt. (2) Lưỡi. (3) Răng.
(4) Môi. (5) Cơ nhai và má.
Các thành phần tham gia vào biến đổi cơ học ở khoang miệng là:
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4).
C. (2), (3), (5). D. (1), (2), (3), (4), (5).
Câu 30. Cho các thành phần sau đây:
(1) Tuyến nước bọt. (2) Lưỡi. (3) Răng.
(4) Môi. (5) Cơ nhai và má.
Các thành phần tham gia vào biến đổi hóa học ở khoang miệng là:
A. (1). B. (1), (3). C. (5). D. (2), (3), (5).
Câu 31. Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt?
A. 1000 – 1500 ml. B. 800 – 1200 ml.
C. 400 – 600 ml. D. 500 – 800 ml.
Câu 32. Một ngày cơ thể có thể tiết lượng nước bọt là:
A. 0,8 – 2 lít. B. 0,9 – 1,2 lít. C. 0,8 – 1,2 lít. D. 0,9 – 2 lít.
Câu 33. Trong nước bọt có chứa loại enzyme nào?
A. Lipase. B. Maltase. C. Amylase. D. Protease.
Câu 34. Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai
kĩ cơm?
A. Lactose. B. Glucose. C. Maltose. D. Saccarose.
Câu 35. Khi nhai kĩ bánh mì trong miệng ta thấy có vị ngọt vì:
A. Bánh mì và thức ăn được nhào trộn kỹ.
B. Bánh mì đã biến thành đường maltose.

32
C. Nhờ sự hoạt động của amylase.
D. Thức ăn được nghiền nhỏ.
Câu 36. Về mặt sinh học, câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?
A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn.
B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các
enzyme phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.
D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu.
Câu 37. Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong cử động nuốt?
A. Họng. B. Thực quản. C. Lưỡi. D. Khí quản.
Câu 38. Tại sao không được cười nói khi ăn?
A. Vì thanh quản không tạo ra được tiếng nói rõ ràng.
B. Vì nắp thanh quản luôn đóng.
C. Vì dễ làm thức ăn rơi vào thanh quản.
D. Vì tiêu hóa thức ăn sẽ kém hiệu quả.
Câu 39. Khi đi qua thực quản, thức ăn được biến đổi về:
A. Cơ học. B. Hóa học.
C. Sinh học. D. Không được biến đổi.
Câu 40. Sau khi nuốt, thức ăn sẽ:
A. Đi xuống dạ dày. B. Đi xuống thực quản.
C. Đi xuống ruột non. D. Đi xuống ruột già.
Câu 41. Thành phần nào dưới đây của thức ăn hầu như không bị tiêu hóa trong khoang
miệng?
A. Nước. B. Lipid.
C. Vitamin. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 42. Chất dưới đây không có trong phần dịch vị là:
A. HCl. B. Chất nhầy. C. Enzyme pepsin. D. Enzyme amylase.
Câu 43. Trong dạ dày, nhờ sự có mặt của loại acid hữu cơ nào mà pepsinogen được biến
đổi thành pepsin – enzyme chuyên hóa với vai trò phân giải protein?
A. HNO3 B. HCl C. H2SO4 D. HBr
33
Câu 44. Trong dịch vị có enzyme:
A. Amylase. B. Pepsin. C. Tripsin. D. Lipase.
Câu 45. Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hóa:
A. Protein. B. Carbohydrate. C. Lipid. D. Chất khoáng.
Câu 46. Sản phẩm tạo ra từ biến đổi hóa học ở dạ dày là:
A. Đường maltose. B. Đường glucose.
C. Vitamin. D. Protein mạch ngắn.
Câu 47. Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu?
A. 1 – 2 giờ. B. 3 – 6 giờ. C. 6 – 8 giờ. D. 10 – 12 giờ.
Câu 48. Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hóa ở dạ dày, thành phần
nào dưới đây vẫn cần được tiêu hóa tiếp tại ruột non?
A. Protein. B. Lipid.
C. Carbohydrate. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 49. Bộ phận nào tiết dịch mật?
A. Ruột. B. Gan. C. Dạ dày. D. Tụy.
Câu 50. Dịch tụy và dịch mật đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hóa?
A. Tá tràng. B. Manh tràng. C. Hỗng tràng. D. Hồi tràng.
Câu 51. Loại dịch tiêu hóa nào dưới đây có vai trò nhũ tương hóa lipid?
A. Dịch tụy. B. Dịch mật. C. Dịch vị. D. Dịch ruột.
Câu 52. Vai trò của dịch ruột:
A. Tiêu hóa carbohydrate thành đường đơn.
B. Tiêu hóa hoàn toàn chất béo thành đường acid béo và glycerol.
C. Biến đổi protein thành amino acid.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 53. Sau khi trải qua quá trình tiêu hóa ở ruột non, protein sẽ được biến đổi thành:
A. Glucose. B. Acid béo. C. Amino acid. D. Glycerol.
Câu 54. Khi không có kích thích của thức ăn, cơ quan nào dưới đây không tiết ra dịch vị
tiêu hóa?
A. Tụy. B. Gan.

34
C. Ruột non. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 55. Sản phẩm cuối cùng tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hóa học là:
A. Đường đơn, amino acid, glyceryl, acid béo.
B. Amino acid, glyceryl, acid béo, đường đôi.
C. Đường đơn, lipid, amino acid.
D. Đường đơn, glyceryl, protein, acid béo.
Câu 56. Trong ống tiêu hóa ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng thuộc về bộ phận
nào?
A. Dạ dày. B. Ruột non. C. Ruột già. D. Thực quản.
Câu 57. Các chức năng của gan là:
A. Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.
B. Khử các chất độc có hại với cơ thể.
C. Tiết dịch mật giúp tiêu hóa lipid.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 58. Vai trò chủ yếu của ruột già là gì?
A. Thải phân và hấp thụ đường.
B. Tiêu hóa thức ăn và thải phân.
C. Hấp thụ nước và thải phân.
D. Tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Câu 59. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa là:
A. Các vi sinh vật và kí sinh trùng gây bệnh.
B. Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống.
C. Ăn uống không đúng cách, thiếu vệ sinh.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 60. Sau khi ăn, thức ăn còn bám ở răng sẽ:
A. Làm cho nước bọt tiết nhiều hơn nên dễ tiêu hóa thức ăn.
B. Làm cho nước bọt tiết ít hơn nên khó tiêu hóa thức ăn.
C. Tạo môi trường acid phá hủy men răng.
D. Tạo môi trường kiềm phá hủy men răng.

35
Câu 61. Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?
A. Uống nước lọc. B. Ăn kem.
C. Uống sinh tố bằng ống hút. D. Ăn rau xanh.
Câu 62. Loại thức uống nào sau đây gây hại cho gan?
A. Rượu trắng. B. Nước lọc. C. Nước khoáng. D. Nước ép trái cây.
Câu 63. Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ:
A. Mắc bệnh sởi. B. Nhiễm giun sán. C. Mắc bệnh lậu. D. Nổi mề đay.
Câu 64. Ở KHTN 6, chúng ta đã học về giun đũa, giun kim, giun móc câu. Khi cơ thể
người bị nhiễm các loại giun này sẽ gây ra:
A. Suy dinh dưỡng. B. Tắc ruột.
C. Đau bụng. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 65. Bệnh đau dạ dày có thể phát sinh từ nguyên nhân nào dưới đây?
A. Ăn uống không đúng bữa, ăn các loại thức ăn thô cứng hoặc quá cay nóng.
B. Căng thẳng thần kinh kéo dài.
C. Vi khuẩn kí sinh dẫn đến viêm loét.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 66. Trong khẩu phần ăn nếu có nhiều tinh bột, protein, chất béo mà ít chất xơ có thể
gây ra bệnh:
A. Đau dạ dày. B. Táo bón. C. Viêm ruột thừa. D. Tiêu chảy.
Câu 67. Để răng chắc khỏe, chúng ta nên sử dụng kem đánh răng có bổ sung:
A. Lưu huỳnh và phosphorus. B. Magnesium và sắt.
C. Calcium và fluoride. D. Calcium và phosphate.
Câu 68. Vệ sinh răng miệng đúng cách là:
A. Đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ.
B. Chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm.
C. Thường xuyên ngậm muối.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 69. Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ thức ăn?
A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn.

36
B. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị.
C. Ăn chậm, nhai kĩ.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 70. Loại đồ ăn/thức uống nào dưới đây tốt cho hệ tiêu hóa?
A. Nước giải khát có gas. B. Xúc xích.
C. Lạp xưởng. D. Khoai lang.
Câu 71. Biện pháp nào sau đây là hiệu quả để tránh nhiễm các loại giun, sán?
A. Ăn chín uống sôi.
B. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
C. Ngâm rau sống bằng nước muối trước khi ăn.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 72. Ăn uống hợp vệ sinh là:
A. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi.
B. Ăn rau sống và hoa quả đã rửa sạch.
C. Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu, hoặc bị ruồi, gián bám vào.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 73. Chất có vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống là:
A. Chất béo (lipid). B. Chất đạm (protein).
C. Vitamin. D. Chất bột đường (carbohydrate).
Câu 74. Chất có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng chính cần thiết cho các
hoạt động sống là:
A. Chất béo. B. Chất đạm. C. Vitamin. D. Chất bột đường.
Câu 75. Chất có vai trò cấu tạo nên cơ thể sinh vật, tham gia cung cấp năng lượng và hầu
hết các hoạt động sống là:
A. Chất béo. B. Chất đạm. C. Vitamin. D. Chất bột đường.
Câu 76. Bốn nhóm dinh dưỡng chính mà cơ thể con người cần là:
A. Carbohydrate, protein, lipid, oxygen.
B. Carbohydrate, oxygen, lipid, vitamin.
C. Carbohydrate, protein, lipid, vitamin.

37
D. Carbohydrate, protein, oxygen, vitamin.
Câu 77. Nhận định nào đúng khi nói về các nhóm chất dinh dưỡng?
A. Có 3 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, lipid.
B. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp
dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau.
C. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp
dinh dưỡng theo tỉ lệ giống nhau.
D. Nhóm chất dinh dưỡng đều có vai trò chung.
Câu 78. Chế độ ăn hợp lý là:
A. Chế độ ăn có thể cung cấp cho cả cơ thể đầy đủ năng lượng.
B. Chế độ ăn có thể cung cấp được cho cả cơ thể đầy đủ dưỡng chất thiết yếu.
C. Chế độ ăn giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 79. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào:
A. Độ tuổi. B. Giới tính.
C. Hoạt động nghề nghiệp. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 80. Đâu là tên gọi chung của nhóm chất chứa tinh bột, đường và chất xơ?
A. Carbohydrate. B. Lipid. C. Vitamin. D. Protein.
Câu 81. Nhận định nào sau đây nói đúng về carbohydrate?
A. Đây là tên gọi chung của nhóm chất chứa chất đạm.
B. Đây là tên gọi chung của nhóm chất chứa chất béo.
C. Đây là tên gọi chung của nhóm chất chứa tinh bột, đường và chất xơ.
D. Đây là tên gọi chung của nhóm chất chứa vitamin.
Câu 82. Carbohydrate có nhiều trong thực phẩm nào?
A. Dầu ăn, thịt mỡ, dầu ô liu. B. Trứng, thịt, cá, các loại đậu.
C. Cà chua, nho, cam, cà rốt, rau cải xanh. D. Cơm, bánh mì, đường, khoai, sắn.
Câu 83. Nhận định nào không đúng khi nói về đường?
A. Đường cũng là một loại carbohydrate.
B. Đường cung cấp rất ít năng lượng.

38
C. Đường có nhiều trong cây mía, thốt nốt, củ cải đường, các loại hoa quả.
D. Đường trắng được làm từ mía.
Câu 84. Đâu là nhóm thực phẩm chứa carbohydrate không tốt?
A. Rau, củ, quả. B. Đồ ăn chiên. C. Ngũ cốc. D. Các loại hạt.
Câu 85. Nhận định nào đúng khi nói về chất đạm?
A. Chất đạm có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể.
B. Chất đạm không cần thiết cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
C. Chất đạm có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Chất đạm không có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể.
Câu 86. Sữa cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Carbohydrate. B. Protein. C. Lipid. D. Vitamin.
Câu 87. Nhóm thực phẩm chứa nhiều protein là:
A. Cơm, bánh mì, đường, khoai, sắn. B. Dầu ăn, thịt mỡ, dầu ô liu.
C. Trứng, thịt, các loại đậu. D. Cà chua, nho, cam, cà rốt.
Câu 88. Nguồn cung cấp chất đạm:
A. Chỉ có ở động vật. B. Chỉ có ở thực vật.
C. Có cả ở động vật và thực vật. D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 89. Khi cơ thể thiếu đạm sẽ:
A. Suy giảm khả năng miễn dịch. B. Yếu cơ.
C. Khó ngủ. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 90. Đâu không phải biểu hiện của cơ thể thừa chất đạm?
A. Bị tăng cân. B. Trí nhớ tăng.
C. Dễ mắc một số bệnh về gan. D. Táo bón.
Câu 91. Cho biết vai trò của chất béo (lipid)?
A. Vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ và các hoạt động sống của cơ thể.
B. Là một trong các thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật.
C. Nâng cao hệ miễn dịch.
D. Giúp xương chắc khỏe.
Câu 92. Khi thiếu chất béo cơ thể sẽ:
39
A. Dễ mắc các bệnh về tim mạch. B. Tăng nguy cơ ung thư.
C. Cơ thể yếu ớt. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 93. Tại sao người ta khuyến cáo không nên ăn quá nhiều những thực phẩm chứa chất
béo?
A. Gây ra hiện tượng thừa lipid, lipid bị thừa sẽ dự trữ trong máu, gan gây tắc nghẽn
mạch máu.
B. Dễ mắc bệnh béo phì.
C. Dễ mắc bệnh tiểu đường.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 94. Nhóm thực phẩm giàu chất béo là:
A. Cơm, bánh mì, khoai, đường, sắn. B. Dầu ăn, thịt mỡ, ô liu.
C. Trứng, thịt, các loại đậu. D. Cà chua, nho, cam, cà rốt.
Câu 95. Chất béo có nhiều trong thực phẩm nào?
A. Cá. B. Dầu ăn. C. Thịt. D. Đường.
Câu 96. Loại chất nào sau đây chỉ cần một lượng nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn đến quá
trình trao đổi chất?
A. Vitamin và muối khoáng. B. Chất béo.
C. Chất bột. D. Chất đạm.
Câu 97. Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin là:
A. Cơm, bánh mì, đường, khoai, sắn. B. Dầu ăn, thịt mỡ, dầu ô liu.
C. Trứng, thịt, các loại đậu. D. Cà chua, nho, cam, cà rốt.
Câu 98. Khi cơ thể thiếu iot sẽ dễ mắc các bệnh gì?
A. Bệnh tim. B. Bệnh về tuyến giáp.
C. Bệnh thận. D. Bệnh về xương khớp.
Câu 99. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:
A. Carbohydrate. B. Protein. C. Calcium. D. Lipid.
Câu 100. Loại chất nào tốt cho mắt?
A. Vitamin C. B. Vitamin A. C. Vitamin E. D. Vitamin D.
Câu 101. Loại chất nào tốt cho da?
A. Vitamin C. B. Vitamin A.
40
C. Vitamin E. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 102. Khi bị giảm thị lực, mắt bị khô, đau mắt, mắt bị đỏ là dấu hiệu của cơ thể thiếu:
A. Vitamin E. B. Chất béo. C. Chất đạm. D. Vitamin A.
Câu 103. Thiếu loại vitamin nào cơ thể sẽ kém phát triển, cơ và xương yếu?
A. Vitamin A. B. Vitamin E. C. Vitamin B. D. Vitamin D.
Câu 104. Vitamin K có tác dụng:
A. Hỗ trợ cho quá trình đông máu diễn ra tốt.
B. Phát triển cơ và xương.
C. Dự trữ năng lượng.
D. Tốt cho mắt.
Câu 105. Loại vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời là:
A. Vitamin D. B. Vitamin A. C. Vitamin C. D. Vitamin E.
Câu 106. Vitamin giúp tránh bệnh quáng gà và khô giác mạc là:
A. Vitamin D. B. Vitamin C. C. Vitamin B. D. Vitamin A.
Câu 107. Loại quả nào dưới đây có chứa nhiều tiền chất của vitamin A?
A. Mướp đắng (Khổ qua). B. Gấc.
C. Chanh. D. Táo ta.
Câu 108. Cặp vitamin nào dưới đây đóng vai trò tích cực trong việc chống lão hóa?
A. Vitamin K và vitamin A. B. Vitamin C và vitamin E.
C. Vitamin A và vitamin D. D. Vitamin B1 và vitamin D.
Câu 109. Chất khoáng nào là thành phần cấu tạo nên hemoglobin trong hồng cầu người?
A. Asen. B. Kẽm. C. Đồng. D. Sắt.
Câu 110. Loại muối khoáng nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn vết
thương?
A. Iot. B. Canxi. C. Kẽm. D. Sắt.
Câu 111. Loại muối khoáng nào là thành phần không thể thiếu của hormone tuyến giáp?
A. Kẽm. B. Sắt. C. Iot. D. Đồng.
Câu 112. Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
(1) Giới tính. (2) Độ tuổi.

41
(3) Hình thức lao động. (4) Trạng thái sinh lí của cơ thể.
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 113. Đối tượng nào dưới đây thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các đối tượng
còn lại?
A. Phiên dịch viên. B. Nhân viên văn phòng.
C. Vận động viên đấm bốc. D. Lễ tân.
Câu 114. Nhu cầu về loại thức ăn nào dưới đây ở trẻ em thường cao hơn người lớn?
A. Carbohydrate. B. Protein.
C. Lipid. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 115. Trẻ em có thể bị béo phì vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Mắc phải một bệnh lí nào đó.
B. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng: socola, mỡ động vật, đồ chiên xào,…
C. Lười vận động.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 116. Vì sao ở các nước đang phát triển, trẻ em bị suy dinh dưỡng thường chiếm tỉ lệ
cao?
A. Vì ở những nước này, do đời sống kinh tế còn khó khăn nên khẩu phần ăn của trẻ
không chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của các em.
B. Vì ở những nước này, trẻ em chịu ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm không khí nên
khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng gặp nhiều cản trở.
C. Vì ở những nước này, động vật thực vật không tích lũy đủ các chất dinh dưỡng do
điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kết quả là khi sử dụng các động thực vật này làm thức
ăn, trẻ sẽ bị thiếu hụt một số chất.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 117. Loại thực phẩm nào dưới đây giàu chất đạm?
A. Dứa gai. B. Trứng gà. C. Bánh đa. D. Cải ngọt.
Câu 118. Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong:
A. Một đơn vị thời gian. B. Một tuần.
C. Một bữa. D. Một ngày.
Câu 119. Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?
A. Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.
42
B. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.
C. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 120. Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?
(1) Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hóa và hấp
thụ thức ăn được dễ dàng hơn.
(2) Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần
thiết của con người.
(3) Vì những loại thực phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (2), (3).

D – TRÒ CHƠI GIẢI TRÍ


Bài 1. Đánh STT đúng tên các món ăn vào tháp dinh dưỡng.

1 – Mì Ý 5 – Cơm 9 – Ngũ cốc 13 – Nho 17 – Khoai tây


2 – Cá 6 – Bắp cải 10 – Cam 14 – Bánh quy 18 – Phô mai
3 – Bánh mì 7 – Thịt gà 11 – Cà rốt 15 – Sữa 19 – Bánh donut
4 - Kem 8 - Bơ 12 – Thịt 16 – Chuối
43
Bài 2. Điền tên các cơ quan có trong hệ tiêu hóa theo hình vẽ dưới đây.

44

You might also like