Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Viết về chủ đề sau: Nhiều nước phát triển hỗ trợ tài chính và những thứ

thiết thực cho các nước nghèo. Một số người nghĩ rằng tiền là hình thức viện trợ
hữu ích nhất, trong khi những người khác tin rằng lời khuyên thực tế có lợi hơn.
Thảo luận về cả hai quan điểm và đưa ra ý kiến của bạn. (Viết ít nhất 250
từ)
BÀI LÀM
Một quốc gia nghèo? Là một quốc gia nghèo về kinh tế? Là một quốc gia
nghèo về tri thức? Hay là cả hai điều trên? Đáp án của tôi chính là cả hai điều trên.
Vậy bạn nghĩ quốc gia nghèo cần sự viện trợ về kinh tế hơn hay là cần những lời
khuyên nhiều hơn? Bạn đừng vội trả lời câu hỏi này ngay mà chúng ta hãy cùng
thử suy nghĩ một chút nhé. Trên con đường bạn đi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp được
những người ăn xin, những người nghèo khổ. Vậy thứ họ xin chúng ta là gì? Là
tiền, là miếng cơm, manh áo,… là những thứ liên quan đến vật chất. Bạn đã gặp
người ăn xin nào xin bạn lời khuyên hay tri thức chưa? Câu trả lời của tôi là chưa.
Như vậy, liệu có phải tiền, vật chất là những thứ chúng ta cần nhất trong lúc khó
khăn, nghèo đói hay không? Bản thân tôi nghĩ rằng đúng là như vậy. Trong lúc tôi
đói khổ nhất thì thứ tôi cần là miếng bánh mì chứ không phải là lời khuyên răn, chỉ
bảo của người qua đường. Tôi nghĩ điều này cũng dễ hiểu vì trong lúc bạn đói, bạn
sẽ không nghĩ được gì ngoài việc lấp đầy cái bụng trống của mình đâu. Tiền là thứ
trước mắt, nó có thể cầm nắm được, có thể trợ giúp bạn vượt qua cơn khốn đốn
ngay tức khắc, còn lời khuyên thì không. Nhưng đấy là đứng từ góc độ của một cá
nhân, một con người, vậy nếu như chúng ta đặt vấn đề này trong khuân khổ một
quốc gia thì nó có khác hay không?
Bắt đầu từ quan điểm tiền là hình thức viện trợ hữu ích nhất, bản thân tôi
nghĩ rằng điều này không sai. Bởi vì đất nước nghèo họ thiếu cơ sở tài chính, vì
vậy họ cần có sự viện trợ về kinh tế của các nước phát triển hơn để vực dậy đất
nước mình, để đầu tư và phát triển từng lĩnh vực của quốc gia. Kinh tế là thứ trước
mắt, là thứ thiết thực nhất, giúp thấy hiệu quả nhanh chóng. Vì vậy nếu nói viện trợ
kinh tế là thứ hữu ích nhất thì hoàn toàn là điều dễ hiểu.
Đến với quan điểm “lời khuyên thực tế có lợi hơn”. Người theo quan điểm
này cũng hoàn toàn có lý. Tại sao? Là bởi: Nếu nói kinh tế là thứ trước mắt thì lời
khuyên xuất phát từ thực tiễn lại có ý nghĩa lâu dài. Một đất nước một khi đã nghèo
về tri thức là nghèo về tất cả. Khi đó, dù bạn có tài trợ cho họ bao nhiêu tiền đi
chăng nữa mà số tiền đó không được sử dụng một cách hợp lý thì tất cả sẽ đều trở
nên vô nghĩa. Thay vào đó, cho họ lời khuyên, cũng giống như là cho họ một nền
móng lâu dài, những bài học kinh nghiệm để xây dựng và phát triển đất nước đúng
hướng, kết hợp cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ quốc gia, chắc
chắn sẽ có thể đưa đất nước ngày càng phát triển.
Đấy là một số suy nghĩ của tôi khi nhìn nhận trên góc độ quan điểm của mọi
người. Cá nhân tôi thì có quan điểm hoàn toàn khác: Các bạn đang đưa ra quan
điểm đứng dưới góc độ là những nước phát triển, họ nên cho gì và không nên cho
gì. Nhưng lại quên mất rằng việc cho và nhận phải đến từ hai phía. Nếu đất nước
nghèo họ không ngỏ ý muốn được các nước lớn tài trợ thì sẽ không xuất hiện vấn
đề viện trợ kinh tế hay cho lời khuyên ở đây.
Xuất phát từ thực tiễn của mỗi đất nước là khác nhau. Tôi đưa ra hai trường
hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Đối với những những nước có nền chính trị, xã hội
tương đối ổn định, đã có sẵn những chính sách, những đường lối để phát triển đất
nước, thì lúc này, thứ họ đang thiếu chỉ là nguồn kinh phí để thực hiện những giải
pháp đó. Khi ấy, viện trợ kinh tế là cần thiết hơn cả.
Ví dụ như: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, đất
nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên,
thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm
1946 chỉ bằng một phần tư so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào “viện trợ”
kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế. Cũng nhờ chính sách đối
ngoại khôn ngoan này đã đưa nước Nhật thoát khỏi khủng hoảng và trở thành một
trong những cường quốc về kinh tế.
Như vậy, có thể thấy rằng việc nhận viện trợ kinh tế trong trường hợp này
mới là lựa chọn hàng đầu.
Ngoài ra, tôi có thêm một số ý kiến khi không ủng hộ quan điểm lời khuyên
thực tế có lợi hơn cả như sau: Không ai có thể hiểu tình hình đất nước mình hơn
chính những người sống ở đất nước ấy, vì thế lời khuyên có thể hoàn toàn hữu ích
hoặc cũng có thể là hoàn toàn vô ích. Ta nên biết rằng tất cả những gì trên thế giới
này đều chỉ tồn tại dưới dạng tương đối, huống chi là một lời khuyên xuất phát từ ý
chí của người khác. Lời khuyên dù có xuất phát từ thực tế đất nước nghèo đi chăng
nữa nó cũng chỉ tồn tại dưới dạng lý thuyết, muốn biết nó có thực sự hiệu quả hay
không thì phải áp dụng nó vào thực tiễn một lần nữa. Nếu nó hiệu quả, thì đó là
một điều rất tốt, nhưng nếu nó không hiệu quả, thì đó thật sự là một điều tai hại, nó
sẽ khiến cho mọi công sức đầu tư, mọi tiền của đều trở nên vô nghĩa, nó sẽ khiến
một nước nghèo nay còn nghèo hơn, nó sẽ đưa đất nước đến bờ vực thẳm. Như
vậy, có thể thấy rằng việc nhận viện trợ kinh tế trở thành là lựa chọn hàng đầu.
Trong trường hợp thứ hai: Đất nước nghèo đang thực sự bế tắc về tư duy,
đường lối, chính sách và cần nhận được những lời khuyên từ các nước lớn hơn để
có được định hướng phát triển đất nước. Thì lời khuyên lúc này lại đóng một vai trò
thiết yếu, quan trọng hơn việc viện trợ kinh tế với lý do tôi đã nói ở phần trước.
Thực tế đã cho thấy rằng viện trợ nước ngoài cũng gây ra những tác động tiêu cực
vô cùng nghiêm trọng đến các nước nghèo:
Moyo (2010) cũng làm rõ một thực tế rằng việc đổ hàng tỷ đô la vào Châu
Phi đã khiến nhiều quốc gia châu Phi rơi vào một cái bẫy đáng sợ: phụ thuộc quá
nhiều vào viện trợ nước ngoài, tham nhũng tràn lan, méo mó thị trường và làm trầm
trọng thêm tình trạng đói nghèo1.
Nhìn chung, viện trợ nước ngoài có thể là giải pháp cho nhiều nước nghèo
nhưng không phải tất cả các nước. Cần có những điều kiện tiên quyết để một quốc
gia sử dụng viện trợ tốt hơn. Theo tôi, đó là những tiền đề vững chắc về chính trị -
xã hội, những định hướng, những kế hoạch cụ thể để sử dụng nguồn viện trợ một
cách có hiệu quả.
Tóm lại, tôi cho rằng để đánh giá chính xác việc viện trợ kinh tế hay cho lời
khuyên là thiết yếu hơn thì cần xuất phát từ thực tiễn của các nước nghèo.

1
Moyo, D. (2010), Dead Aid: Why Aid Makes Things Worse and How There Is Another Way for Africa,
Penguin.

You might also like