Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

1. Khái niệm
1.1 Đại diện
Theo Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 , đại diện là việc cá nhân nhân danh
và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo
quy định của pháp luật.
Đại diện theo pháp luật bao gồm:
● đại diện theo pháp luật của cá nhân: Cha mẹ, cha nuôi, mẹ nuôi, người giám
hộ,...
● đại diện theo pháp luật của pháp nhân: Người đứng đầu, người đại diện theo
quy định của điều lệ pháp nhân.
1.2 Đại diện theo ủy quyền
Theo Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền
như sau:
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp
nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình,
tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại
diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người
từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
1.3 Chủ thể trong đại diện theo ủy quyền
Người ủy quyền: Là chủ thể của quyền, nghĩa vụ dân sự, ủy quyền cho người
khác thực hiện giao dịch thay cho mình.
Người đại diện: Là người được ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự thay cho
người được đại diện.
1.4 Trách nhiệm
Trách nhiệm của người đại diện:
● Thực hiện đúng nội dung ủy quyền: Người đại diện phải thực hiện
các hành vi theo đúng nội dung ủy quyền, không được tự ý thay đổi nội dung ủy
quyền.
● Chịu trách nhiệm về hành vi của mình: Người đại diện phải chịu
trách nhiệm về những hành vi do mình thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
● Bồi thường thiệt hại: Nếu người đại diện vi phạm nghĩa vụ của mình
và gây thiệt hại cho người được đại diện, họ phải bồi thường thiệt hại cho người được
đại diện
Trách nhiệm của người được đại diện:
● Chịu trách nhiệm về giao dịch do người đại diện thực hiện: Người
được đại diện chịu trách nhiệm về giao dịch do người đại diện thực hiện trong phạm vi
ủy quyền.
● Bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba: Nếu người đại diện vi phạm pháp
luật hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền gây thiệt hại cho bên thứ ba, người được đại
diện có thể phải bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba
2. Các trường hợp đại diện theo ủy quyền
Theo luật dân sự, có thể chia các trường hợp đại diện theo ủy quyền thành hai nhóm
chính:

2.1 Đại diện theo ủy quyền hợp đồng:

● Dựa trên hợp đồng ủy quyền: Hai bên (người được đại diện và người đại
diện) tự thỏa thuận với nhau về việc ủy quyền, bao gồm nội dung, phạm vi, thời hạn
ủy quyền,...
● Ví dụ:
○ Doanh nghiệp ủy quyền cho luật sư ký hợp đồng.

2.2 Đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật:

● Dựa trên quy định của pháp luật: Pháp luật quy định một số trường hợp
nhất định phải có đại diện theo ủy quyền, bất kể ý chí của các bên.
● Ví dụ:
○ Người mất năng lực hành vi dân sự được người giám hộ đại diện theo
pháp luật.
Một số trường hợp đặc biệt:
● Ủy quyền lại: Người đại diện được ủy quyền lại cho người khác thực
hiện giao dịch thay cho mình.
VD: Ví dụ, luật sư được doanh nghiệp ủy quyền ký hợp đồng, nhưng luật sư
bận nên ủy quyền lại cho một luật sư khác ký hợp đồng thay
● Nhiều người đại diện: Có nhiều người đại diện được ủy quyền thực
hiện giao dịch chung.
VD:một công ty có hai giám đốc, cả hai đều có quyền đại diện theo pháp luật
cho công ty. Khi ký hợp đồng quan trọng, công ty có thể yêu cầu cả hai giám đốc cùng
ký tên.
3. Phạm vi đại diện
3.1 Khái niệm:
- Phạm vi đại diện là phạm vi các quyền và nghĩa vụ mà người đại diện được
quyền xác lập, thực hiện nhân danh người được đại diện trong mối quan hệ với người
thứ ba.
- Một giao dịch dân sự được thực hiện bởi người đại diện chỉ phát sinh hiệu lực
đối với người được đại diện nếu giao dịch dân sự đó được xác lập trong phạm vi đại
diện.
3.2 Căn cứ xác định phạm vi đại diện
- Dựa trên điều 141 Bộ luật Dân sự, người đại diện chỉ xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo các căn cứ sau:

● Quyết định của cơ quan có thẩm quyền


Ví dụ: Quyết định của Toà án về việc xác định phạm vi đại diện theo ủy quyền
trong vụ án tranh chấp hợp đồng
● Điều lệ của pháp nhân
Được quy định trong điểm đ khoản 2 điều 77 BLDS 2015.
● Nội dung ủy quyền
Ví dụ:
● Quy định khác của pháp luật

- Lưu ý:
● Khoản 3 điều 141
● Điều 59 BLDS 2015

● Khoản 4 điều 141 BLDS 2015:


4. Thời hạn đại diện
- Là thời hạn mà theo đó việc đại diện được thực hiện nhân danh người được
đại diện. Khi hết thời hạn đó thì việc đại diện chấm dứt, không làm phát sinh hậu quả
pháp lý đối với người được đại diện.
- Khoản 1 điều 140 BLDS 2015
Ví dụ:

- Khoản 2 Điều 140 BLDS 2015:


a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn
đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhà:
- Bên bán: ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng mua bán nhà.
- Thời hạn đại diện: chấm dứt khi hợp đồng mua bán nhà được ký kết và
hoàn tất thủ tục sang tên nhà.
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời
hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Ví dụ: A ủy quyền cho B đại diện cho mình thực hiện các giao dịch dân sự.
Tuy nhiên, văn bản ủy quyền không ghi rõ B được đại diện cho A thực hiện giao dịch
nào cụ thể. Trong trường hợp này, thời hạn đại diện của B là 01 năm, kể từ ngày A ký
văn bản ủy quyền.

 Tổng kết: Như vậy phạm vi và thời hạn đại diện được xem là “hành lang pháp
lý” để đảm bảo hiệu lực của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực
hiện với người thứ ba, quyền và lợi ích của người được đại diện và hạn chế đến
mức thấp nhất khả năng người đại diện “lạm quyền” trong việc thực hiện quyền
đại diện của mình dẫn đến hậu quả xấu cho người được đại diện.
5. Hậu quả pháp lý
Như đã nêu ở các phần trên, hành vi đại diện của người đại diện khi xác lập,
thực hiện các giao dịch dân sự sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được
đại diện. Căn cứ Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của hành
vi đại diện như sau:
“Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp
với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích
của việc đại diện.
3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do
bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì
không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp
người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.”1
5.1. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực
hiện
Căn cứ Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập,
thực hiện
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm
phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp
sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không
thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền
đại diện.
Ví dụ: A giả mạo B để để bán nhà cho C và ký hợp đồng mua bán nhà với C
→ Hợp đồng này không có hiệu lực pháp lý vì A không có quyền đại diện cho B.
 B có thể công nhận (trong trường hợp B biết A giả mạo mình nhưng vẫn im
lặng không phản đối. Hợp đồng mua bán nhà giữa A và C có thể có hiệu lực
pháp lý theo điểm b, khoản 1, điều 142 BLDS 2015) hoặc không công nhận
hợp đồng mua bán nhà do A ký với C.

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có
quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ
trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà
vẫn giao dịch.
Ví dụ:

 A vẫn phải chịu trách nhiệm trả tiền cho C nếu C đã thực hiện nghĩa vụ của
mình theo hợp đồng (ví dụ: đã thanh toán tiền mua nhà).

1
Điều 139 Bộ luật Dân sự (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015.
Trừ trường hợp C biết hoặc phải biết A không có quyền đại diện cho B mà vẫn
giao dịch, A không phải chịu trách nhiệm trả tiền cho C.

3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm
dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt
hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà
vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Ví dụ: Trường hợp C có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao
dịch:

 C không biết hoặc không phải biết A giả mạo B:


o C có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ hợp đồng mua
bán nhà.
o C có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do A gây ra (ví dụ: trả lại tiền, chi
phí thuê nhà, chi phí sửa chữa nhà...).

4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”2

Ví dụ:

 A là người không có quyền đại diện: A không có quyền ký hợp đồng mua bán
nhà thay cho B. Hợp đồng mua bán nhà do A ký là vô hiệu.
 C là người đã giao dịch cố ý xác lập hợp đồng mua bán nhà, thực hiện giao
dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện là B: C biết A không có
quyền đại diện cho B nhưng vẫn cố ý giao dịch với A. Hành vi của C là vi
phạm pháp luật.

→ A và C phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho B.

5.2. Trường hợp gia dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá
phạm vi đại diện
Căn cứ Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 143. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt
quá phạm vi đại diện
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch
được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đồng ý;
2
Điều 142 Bộ luật Dân sự (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015.
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không
thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm
vi đại diện.
Ví dụ: Bạn A ủy quyền cho bạn B đi mua một chiếc xe đạp với giá 5 triệu đồng. Tuy
nhiên, bạn B đã tự ý mua một chiếc xe máy với giá 20 triệu đồng.

→ Hợp đồng mua bán xe máy giữa bạn B và cửa hàng vô hiệu.

Bạn A không có nghĩa vụ phải trả tiền cho cửa hàng.

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm
vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần
giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải
thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá
phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt
quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
Ví dụ: Trong trường hợp này cửa hàng biết bạn B chỉ được ủy quyền mua xe đạp với
giá 5 triệu:

 Hợp đồng mua bán xe máy giữa bạn B và cửa hàng vô hiệu đối với phần
vượt quá phạm vi đại diện (15 triệu đồng).
 Bạn A không có nghĩa vụ phải trả tiền cho cửa hàng đối với phần vượt quá
phạm vi đại diện.
 Bạn B phải chịu trách nhiệm trả cho cửa hàng 5 triệu đồng (phần hợp lệ
trong hợp đồng).
 Cửa hàng không thể yêu cầu bạn A trả 15 triệu đồng còn lại vì cửa hàng biết
bạn B chỉ được ủy quyền mua xe đạp với giá 5 triệu đồng.

3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ
giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc
phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Ví dụ: Trong trường hợp này cửa hàng xe máy không biết bạn B chỉ được ủy quyền
mua xe đạp với giá 5 triệu:

Cửa hàng xe máy có quyền lựa chọn:

o Chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch đối với phần vượt quá
phạm vi đại diện (15 triệu đồng).
o Yêu cầu bồi thường thiệt hại cho phần vượt quá phạm vi đại diện (15
triệu đồng).
4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người
được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”3
Ví dụ: Trường hợp bạn B và cửa hàng cố ý thực hiện gia dịch và hợp đồng mua bán
xe này gây thiệt hại cho bạn A
→ bạn B và cửa hàng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho bạn A.

6. Chấm dứt đại diện


6.1. Chấm dứt đại diện theo pháp luật
Là các trường hợp các quan hệ đại diện theo pháp luật chấm dứt theo các quy
định pháp luật. Theo khoản 4 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo pháp luật
sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
“4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã
được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.”

Ví dụ: Cháu A, 16 tuổi, được cha mẹ đại diện theo pháp luật.

 Giờ A đủ 18 tuổi.
 Theo khoản 4 điều 140 Bộ luật dân sự 2015, đại diện theo pháp luật chấm dứt
khi người được đại diện là cá nhân đã thành niên.

→ Do đó, cha mẹ A không còn quyền đại diện cho A kể từ ngày A đủ 18 tuổi.

6.2. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền


Ngược lại với chấm dứt đại diện theo pháp luật, chấm dứt đại diện theo ủy
quyền xảy ra theo ý chí, sự thỏa thuận của các bên hoặc theo các sự kiện pháp lý nhất
định. Căn cứ khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo ủy quyền chấm dứt
trong trường hợp sau đây:
“3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;

3
Điều 143 Bộ luật Dân sự (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015.
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy
quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người
đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật
Dân sự 2015;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.”4

Ví dụ: Ông X uỷ quyền cho bà Y đại diện ký hợp đồng mua bán nhà đất với ông Z.
Bà Y đang thực hiện việc đại diện cho ông X thì bà Y đột quỵ nên qua đời.

→ ● Việc đại diện của bà Y cho ông X chấm dứt.

● Ông X cần phải ủy quyền cho người khác đại diện hoặc tự mình thực hiện giao dịch
mua bán nhà đất với ông Z.

4
Khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015.

You might also like