Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

NHÓM 4: Tìm hiểu và trình bày công tác quản lý dự trữ (hàng tồn kho) của

Toyota

https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-cong-nghe-buu-chinh-vien-
thong/quan-tri-kinh-doanh/iv-nghien-cuu-ve-cach-thuc-luu-tru-cua-amzon-va-
toyota/69012729

https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/KinhTe/View_Detail.aspx?
ItemID=11586

1. Hiện trạng hàng tồn kho của Toyota Sem

● Tập đoàn ô tô Toyota là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế
giới về doanh số và sản xuất.

- đây là tình trạng tồn kho Toyota hiện tại (2020-2023) :

+ Hàng tồn kho của Toyota trong quý kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm
2023 là 32,774 tỷ USD, tăng 6,69% so với cùng kỳ năm trước.

+ Hàng tồn kho của Toyota cho năm 2023 là 31,492 tỷ USD, giảm 7,41%
so với năm 2022.

+ Hàng tồn kho của Toyota cho năm 2022 là 34,01 tỷ USD, tăng 25,28%
so với năm 2021.

+ Hàng tồn kho của Toyota cho năm 2021 là 27,147 tỷ USD, tăng 21,19%
so với năm 2020.

+ Hàng tồn kho của Toyota cho năm 2020 là 25, tỷ USD, tăng 12,35% so
với năm 2019.
2. Hệ thống Just in time Thảo
JIT được thực hiện để đảm bảo sản xuất “đúng sản phẩm, đúng số lượng,
đúng nơi, đúng thời điểm” nhằm mục tiêu “không tồn kho, không thời
gian chờ đợi, không chi phí phát sinh”.
Chế độ "Just-In-Time" (JIT): Toyota nổi tiếng với phương pháp quản trị dự trữ
JIT, trong đó sản xuất chỉ diễn ra khi có đơn đặt hàng cụ thể. Hệ thống này
giúp tránh việc tích trữ hàng tồn đọng lâu dài, giảm tối đa các rủi ro liên quan
đến dư thừa và hạn chế tình trạng thất thoát.
JUST IN TIME hiểu đơn giản là sản xuất các sản phẩm với đúng số lượng, tại
đúng nơi và đúng thời điểm sản xuất. Trong quá trình sản xuất thì trong mỗi
công đoạn của sản xuất chỉ tạo ra sản phẩm đúng bằng công đoạn tiếp theo
cần, tức là hệ thống chỉ sản xuất ra đủ và đúng những thứ mà khách hàng
muốn, không bị dư thừa lãng phí và giảm được rất nhiều chi phí về kho bãi và
chi phí bảo dưỡng. Nhân viên của quy trình tiếp theo chính là khách hàng
đầu tiên, họ sẽ kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, nếu thấy có
vấn đề không ổn với sản phẩm sẽ thông báo để kiểm tra giai đoạn nào của
quy trình trước đó vận hành không đúng, từ đó luôn đảm bảo sản phẩm
sản xuất ra có chất lượng tốt nhất. Một điều quan trọng nữa trong JIT là
phải biết cách loại ra những việc không cần làm.
• Thành công của JIT được đảm bảo bởi 4 yếu tố căn bản: thiết kế sản phẩm,
thiết kế quy trình, các yếu tố con người/tổ chức, lập kế hoạch và kiểm soát
sản xuất.
(Mỹ đã cắt giảm xuất khẩu chất bán dẫn của mình cho Huawei
Technologies (Trung Quốc), khiến nguồn cung chip bị ảnh hưởng
từ yếu tố chính trị quốc tế. Toyota đã bắt đầu yêu cầu một số nhà
cung cấp của mình tăng mức tồn kho chất bán dẫn của họ từ ba
tháng thông thường lên năm tháng. Toyota từ lâu nổi tiếng với
việc quản lý chuỗi cung ứng theo mô hình "just-in-time" nhưng
hiện nay lại sửa đổi hệ thống bằng việc tăng hàng tồn kho trên
toàn bộ mạng lưới cung ứng
Đến năm 2030, khi ngày càng nhiều xe điện ra đời, dự kiến ngành
công nghiệp xe hơi sẽ chi tiêu nhiều hơn 30% cho chip.Trước sự
phát triển của các sản phẩm điện tử và thiết bị y tế được hỗ trợ
bởi các con chip, các nhà sản xuất đang đòi hỏi nhiều hơn bao giờ
hết về chất bán dẫn.
Toyota và các nhà sản xuất ô tô khác phải chuyển trọng tâm từ
hiệu quả sang sản lượng ổn định. Nhu cầu về kim loại hiếm được
sử dụng trong ắc quy ô tô dự kiến cũng sẽ tăng mạnh.
Seiji Sugiura, nhà phân tích cấp cao tại trung tâm nghiên cứu
Tokai Tokyo, cho biết Toyota tăng trưởng kém hiệu quả hơn khi
bắt đầu phải tích trữ "chip và vật liệu có giá đang tăng".
3. Hệ thống Kanban (Kanban system) Thắm

Kanban là công cụ quản lý trực quan được sử dụng để đạt được sản xuất
Just in time (JIT). Hệ thống này sử dụng các thẻ tín dụng, được gọi là thẻ
kanban, để truyền thông tin về nhu cầu và mức tồn kho. Là một phần của hệ
thống kéo, nó kiểm soát những gì được sản xuất, với số lượng là bao nhiêu
và khi nào. Toyota chỉ sản xuất những gì khách hàng yêu cầu và không thừa
cũng không thiếu. Đó là một hệ thống tín hiệu được sử dụng thông qua dòng
giá trị để kéo sản phẩm từ nhu cầu của khách hàng ngược trở lại thành
nguyên liệu, thành phần mà Toyota cần sản xuất.

Toyota đã áp dụng hệ thống kanban trong công tác quản lý dự trữ (hàng tồn
kho) của mình từ những năm 1950. Hệ thống này đã giúp Toyota giảm chi phí
tồn kho từ 15% xuống 5%, đồng thời cải thiện hiệu quả sản xuất.

Hệ thống kanban của Toyota bao gồm các thành phần sau:

● Thẻ kanban: Thẻ kanban của Toyota là một thẻ giấy nhỏ, bao gồm các
thông tin sau:

· Loại sản phẩm hoặc dịch vụ


· Số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
· Thời gian đặt hàng lại
● Bộ phận kanban: Bộ phận kanban của Toyota là một khu vực riêng biệt
được sử dụng để lưu trữ thẻ kanban. Bộ phận này thường được đặt ở
gần các khu vực sản xuất hoặc lắp ráp.
● Quy trình kanban: Quy trình kanban của Toyota bao gồm các bước
sau:

· Khi mức tồn kho của một sản phẩm hoặc dịch vụ xuống
dưới mức đặt hàng lại, một thẻ kanban sẽ được chuyển
đến bộ phận sản xuất hoặc lắp ráp.
· Bộ phận sản xuất hoặc lắp ráp sẽ sản xuất hoặc lắp ráp số
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được chỉ định trên thẻ
kanban.
· Khi sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc lắp ráp,
thẻ kanban sẽ được trả lại bộ phận kanban.

Ứng dụng của hệ thống kanban trong quản lý dự trữ (hàng tồn kho) của
Toyota

Toyota áp dụng hệ thống kanban trong tất cả các hoạt động của mình, từ sản
xuất đến phân phối. Hệ thống này được sử dụng để quản lý hàng tồn kho của
các bộ phận và nguyên liệu, cũng như sản phẩm thành phẩm.

Trong sản xuất, hệ thống kanban được sử dụng để đảm bảo rằng các bộ
phận và nguyên liệu luôn có sẵn khi cần thiết. Điều này giúp Toyota giảm
thiểu thời gian ngừng sản xuất do thiếu nguyên liệu.

Trong phân phối, hệ thống kanban được sử dụng để đảm bảo rằng sản phẩm
thành phẩm được vận chuyển đến các đại lý đúng lúc. Điều này giúp Toyota
đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả.

Lợi ích của hệ thống kanban trong công tác quản lý dự trữ (hàng tồn kho) của
Toyota:

· Giảm chi phí tồn kho

· Tăng hiệu quả sản xuất

· Giảm lãng phí

4. “Heijunka” và Hệ thống quản trị hàng tồn kho quản lý hoàn toàn bằng
máy vi tính Yến

Heijunka là phương pháp sản xuất để cân bằng về loại sản phẩm và về
lượng sản xuất của quá trình lắp ráp cuối cùng, nhằm điều chỉnh quá
trình sản xuất theo sự thay đổi của yêu cầu khách hàng. Henjunka dựa
trên nguyên tắc: tạo ra sản phẩm trung gian theo một tốc độ ổn định nhằm
cho phép quá trình tiếp theo cũng được thực hiện theo một tốc độ ổn định và
có thể dự báo trước được.
Heijunka cho phép sản xuất sản phẩm với tốc độ ổn định, đối ứng được tốt
với những biến động lớn về đơn hàng.
- Đặc điểm:
Không sản xuất sản phẩm theo hướng bị cuốn theo sự biến động về loại,
lượng sản phẩm trong yêu cầu đặt hàng thực tế của khách hàng.
Căn cứ theo lượng các đơn hàng của khách hàng trong 1 thời gian nhất định
và cân đối lại è sản xuất theo lượng và loại sản phẩm tương tự nhau hàng
tháng (hướng tới cân bằng sản xuất hàng tuần và tốt nhất là hàng ngày).
Toyota tính toán cho nhu cầu dài hạn đối với sản phẩm liên quan, và tiến
hành sản xuất theo tốc độ ổn định một cách nhịp nhàng, đều đặn căn cứ theo
nhu cầu dài hạn đó.
Để thực hiện được sản xuất theo phương pháp Heijunka, trong khi vẫn tiếp
tục mang lại sự thỏa mãn của khách hàng, các nhà quản lý của Toyota cũng
tính toán mức tồn kho tiêu chuẩn của thành phẩm tại điểm cuối của quá trình
sản xuất trong trường hợp sản xuất theo phương thức “make-to-stock”. ( Sản
xuất để lưu kho trong tiếng Anh là Make To Stock, viết tắt là MTS.
Sản xuất để lưu kho (MTS) là một chiến lược sản xuất truyền thống được
doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng tồn kho phù hợp với dự báo về cầu
sản phẩm của người tiêu dùng.)
Đối với trường hợp các sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng (make-
to-order), mức tồn kho tiêu chuẩn của các sản phẩm này được thiết lập tại
ngay trước điểm tùy biến (point of customization) của sản phẩm đó. Mức độ
tồn kho phụ thuộc vào mức độ biến động của đơn hàng, sự ổn định của quá
trình sản xuất và tần suất giao hàng.

(((((Tạo được phương pháp hoạch định sản xuất để đáp ứng hiệu quả hơn
các nhu dịnhđa dạng, thường xuyên thay đổi của nhiều khách hàng khác
nhau một cách linh hoạt.
Tránh được việc sản xuất theo lô lớn (tránh được lãng phí “Over-production”).
Giảm mức tồn kho thành phẩm (tránh được lãng phí “Inventory”).
Giảm các chi phí về vốn (giảm bớt gánh nặng trả lãi suất).
Đảm bảo ổn định nguồn lực (con người, máy móc không bị quá tải, căng
thẳng).
Giảm thời gian sản xuất - Lead time (khả năng giao hàng tốt hơn)

- 2 cách thực hiện Heijunka:


Bình chuẩn hóa theo số lượng sản phẩm: Ta cần cân bằng sản lượng của
mình theo số lượng trung bình của các đơn đặt hàng nhận được.
Bình chuẩn hóa theo loại sản phẩm: Trên thực tế, có thể ta sẽ không tạo ra
cùng một sản phẩm chính xác mỗi ngày, mà ta phải sản xuất nhiều loại sản
phẩm hơn thế. Vậy nên ta phải sử dụng phương pháp Bình chuẩn hóa theo
loại sản phẩm) )))))))

Hệ thống quản trị kho hàng ( warehouse management system )của Toyota sẽ
có 4 chức năng chủ yếu.

+ Nhận hàng: Mỗi pallet hoặc case khi đến kho sẽ nhận được một nhãn
mã vạch giúp xác định từng đơn vị hàng hóa trong kho và số lượng
hàng trong kho. Thông tin này được quét bởi 1 mã scan lưu động được
điều khiển bởi công nhân hoặc những máy đọc cố định xếp dọc theo
băng chuyền. Dữ liệu sau khi được quét sẽ chuyển đến máy chủ.
+ Lưu kho: Hệ thống quản trị nhà kho WMS sẽ đánh dấu vị trí lưu kho
của hàng hoá đó và khi mỗi đơn vị hàng hoá được giao đến kho lưu trữ
của nó thì hệ thống sẽ thông báo vị trí lưu kho đã được định sẵn của
nó.
+ Bốc dỡ hàng: WMS nhận đơn đặt hàng và sẽ sắp xếp lịch trình cho
việc bốc dỡ hàng. Các công nhân chuyên trở sẽ được trang bị máy điện
toán công nghệ RFDC mà đã được kết nối trực tiếp với vị trị hàng hóa
trong kho. Hệ thống WMS sẽ cập nhật, kiểm trasố lượng hàng trong
kho và dữ liệu hàng tồn kho.
+ Giao hàng: Hệ thống cũng sẽ các định địa điểm giao hàng, ngay khi
đơn đặt hàng đến cảng hệ thống WMS sẽ tạo ra những nhãn dán xác
nhận việc bốc dỡ và giao hàng,hoạt động này được thực hiện dựa trên
sự kết nối với các thiết bị cân đo hàng và hệ thống kê khai hàng hóa.

5. Quản lý dự trữ theo nguyên tắc ABC Uyên


Để tránh lãng phí lưu trữ và chi phí liên quan, Toyota đã tối ưu hóa mức tồn
kho rất tốt. Việc này liên quan đến việc quản lý dự trữ theo nguyên tắc ABC
(phân loại theo mức độ quan trọng) và thiết lập ngưỡng tồn kho hợp lý. Thay
vì dành thời gian phát triển tất cả hàng hóa, Toyota đã xác định được những
mặt hàng quan trọng. Từ đó, họ tập trung phát triển những mặt hàng này để
cải thiện tối đa hiệu quả kinh doanh của mình.
Sau khi đã phân nhóm các hàng hóa theo A B C, Toyota dành sự tập trung
chủ yếu
cho các nhóm hàng hóa ở nhóm A, tiếp đó đến B và giảm dần C.

Nhóm A là mặt hàng đóng vai trò chủ lực trong việc đem về doanh thu, lợi
nhuận cho Doanh nghiệp. Hiện tại thì dòng xe hybrid mang lại lợi nhuận cao
nhất, ổn định và bán được nhiều hơn các dòng xe khác nên nó sẽ là nhóm A.
( Xe hybrid là những dòng xe sử dụng kết hợp động cơ đốt trong và môtơ
điện, trong đó mô tơ điện có thể chỉ đóng vai trò nhỏ trong quá trình khởi
động, hoặc hoạt động độc lập với động cơ đốt trong, tuỳ từng cấp độ hybrid.)
(Đưa hình và ghi tên dòng xe vào nhe )

Toyota Corolla Cross


Hybrid

Toyota Corolla Altis


Toyota Camry Hybrid.

Toyota Corolla là dòng xe bán chạy nhất thế giới với doanh số hàng năm
trung bình trên 1 triệu chiếc. Tại Việt Nam, Corolla cũng là mẫu xe bán chạy
nhất trong nhiều năm liên tiếp. Corolla được đánh giá cao về chất lượng, độ
bền bỉ và khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Nhóm B cũng là nhóm mặt hàng có tiềm năng trở thành nhóm A, vì thế cũng
nên được tập trung phát triển ( đi dã ngoại hoặc mua xe chạy dịch vụ )
Toyota Veloz Cross

Toyota Innova là mẫu xe đa dụng cỡ trung được nhiều gia đình lựa
chọn để đi dã ngoại. Innova có không gian rộng rãi, thoải mái cho cả gia
đình và bạn bè. Xe cũng có khả năng vận hành ổn định, êm ái trên
nhiều loại địa hình.

Slide: Hằng

You might also like