Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 204

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

NGUYỄN HOÀNG MINH ANH

KHẢO SÁT AN TOÀN VỆ SINH LAO


ĐỘNG CHO QUÁ TRÌNH XỬ LÝ KHÍ VÀ
ĐỀ XUẤT THÊM GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ NAM CÔN
SƠN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT 2

NGÀNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 19 THÁNG 5 NĂM 2024


ii

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

NGUYỄN HOÀNG MINH ANH - 92000273

KHẢO SÁT AN TOÀN VỆ SINH LAO


ĐỘNG CHO QUÁ TRÌNH XỬ LÝ KHÍ VÀ
ĐỀ XUẤT THÊM GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ NAM CÔN
SƠN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT 2

BẢO HỘ LAO ĐỘNG


Người hướng dẫn
Th.s. Tôn Trọng Nghĩa

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 19 THÁNG 5 NĂM 2024


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến các quý thầy cô trường Đại học
Tôn Đức Thắng nói chung và các quý thầy cô khoa Môi trường và Bảo hộ lao động
nói riêng đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi học tại đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Tôn Trọng Nghĩa là giảng viên hướng dẫn tôi
rất tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi và giúp tôi có thể hoàn thành tốt Đồ án Kỹ thuật 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Đường ống khí Nam Côn
Sơn đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được thực tập tại quý Công ty. Cám ơn chú
Khải, chú Kiên, chú Nam, chú Sơn, anh Tấn, anh Hưng, anh Đạt phòng HSE đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể được tiếp cận và học hỏi thêm được
nhiều kiến thức thực tế để hoàn thành Đồ án Kỹ thuật 2 một cách tốt nhất. Nhờ vào
khoảng thời gian quý báu tại Công ty tôi có thêm được nhiều kiến thức thực tế.
Trong quá trình làm Đồ án Kỹ thuật 2 tôi không thể tránh khỏi những sai sót,
rất mong những sự góp ý từ Quý thầy cô để tôi có thể hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2024


Tác giả

Nguyễn Hoàng Minh Anh


ii

LỜI CAM ĐOAN

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ Tôn Trọng Nghĩa, Giảng viên Khoa Môi
trường và Bảo hộ lao động, trường đại học Tôn Đức Thắng.

Đồ án kỹ thuật 2 được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá Đồ án kỹ thuật 2 của
Trường Đại học Tôn Đức Thắng vào ngày 19/5/2024

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đồ án kỹ thuật 2 và Trưởng khoa quản lý
chuyên ngành sau khi nhận Đồ án kỹ thuật 2 đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA

…………………………. ………………………………
iii

LỜI CAM ĐOAN

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Th.s Tôn Trọng Nghĩa. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.

Ngoài ra, trong Đồ án kỹ thuật 2 còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và
chú thích nguồn gốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung Đồ án kỹ thuật 2 của mình. Trường Đại học Tôn Đức
Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra
trong quá trình thực hiện (nếu có).

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2024

Tác giả

Nguyễn Hoàng Minh Anh


iv

KHẢO SÁT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO QUÁ


TRÌNH XỬ LÝ KHÍ VÀ ĐỀ XUẤT THÊM GIẢI PHÁP CẢI
THIỆN TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ NAM CÔN SƠN TỈNH
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát an toàn vệ sinh lao động cho quá trình xử lý và đề xuất
thêm giải pháp cải thiện tại nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu” là đề tài quan trọng trong việc quản lý an toàn cho các nhân viên đang làm
việc tại nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề tài bao gồm
những nội dung sau:
 Chương 1: Phần mở đầu, ở chương này sẽ nêu rõ lý do chọn đề tài, các mục
tiêu nghiên cứu đề tài, đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và các
phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài.
 Chương 2: Tổng quan chương này sẽ nêu tổng quan về công ty, các vấn đề về
an toàn vệ sinh lao động của công ty các định nghĩa về an toàn vệ sinh lao
động theo pháp luật.
 Chương 3: Khảo sát công tác an toàn vệ sinh lao động cho quá trình xử lý khí
tại nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn sẽ tiến hành khảo sát thực trạng hồ sơ
công tác quả lý an toàn tại nhà máy sau đó sẽ so sánh với thực trang hiện
trường, xem xét sự tuân thủ các văn bản pháp luật và các quy trình mà công
ty đang áp dụng.
 Chương 4: Đề xuất giải pháp kiểm soát rủi ro nhằm cải thiện an toàn cho
nhân viên.
 Chương 5: Kết luận dựa vào việc thực hiện đề tài, xem điểm mạnh, những
chỗ còn thiếu sót của công ty.
v

SURVEYING ON OCCUPATIONAL HEALTH AND SAFETY


FOR GAS PROCESSING OPERATIONS AND PROPOSING
ADDITIONAL IMPROVEMENT SOLUTIONS AT THE NAM
CON SON GAS PROCESSING PLANT, BA RIA - VUNG TAU
PROVINCE
ABSTRACT
The research topic “Survey on occupational safety and health for the
processing process and proposing additional improvement solutions at Nam Con
Son gas processing plant in Ba Ria - Vung Tau province” is crucial for ensuring
safety management for employees working at the Nam Con Son gas processing
plant in Ba Ria - Vung Tau province. The topic covers the following contents:
 Chapter 1: Introduction, in this chapter, the rationale for selecting the topic,
research objectives, research subjects, research content, and methods used to
investigate the topic will be clarified.
 Chapter 2: Overview, this chapter will provide an overview of the company,
issues related to occupational safety and health within the company, and legal
definitions of occupational safety and health.
 Chapter 3: Surveying occupational safety and health for the gas processing
process at Nam Con Son gas processing plant will conduct a survey on the
current status of safety management records at the plant, followed by a
comparison with the actual on-site situation, considering compliance with
legal documents and procedures that the company is implementing.
 Chapter 4: Proposing risk control solutions to improve safety for employees.
 Chapter 5: Conclusion based on the implementation of the topic, examining
the strengths and weaknesses of the company
vi

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH..........................................................................................x

DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU...............................................................................................1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................2

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................2

1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................2

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN......................................................................................3

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐƯỜNG ỐNG KHÍ NAM CÔN SƠN............3

2.1.1 Giới thiệu chung:........................................................................................3

2.1.2 Công suất của nhà máy...............................................................................4

2.1.3 Sản phẩm và thị trường..............................................................................4

2.1.4 Vị trí địa lý..................................................................................................4

2.1.5 Sơ đồ bố trí mặt bằng.................................................................................5

2.1.6 Tổ chức bộ máy quản lý.............................................................................5

2.2 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG...................................7

2.3 CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ CHĂM SÓC SỨC
KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG................................................................................10

2.3.1 Phân loại rác thải................................................................................10

2.3.2. Các yếu tố có hại:...............................................................................19

2.4. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG:.........................................................................22


vii

2.4.1. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi..................................................................22

2.4.2 Khám sức khoẻ định kì, khám sức khoẻ bệnh nghề nghiệp.....................23

2.4.3 Thực trạng bồi dưỡng độc hại..................................................................25

2.5. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC KHÍ:..........................................28

2.5.1 Tổng quan về ngành khai thác khí trên thế giới:......................................28

2.5.2 Tổng quan về ngành khai thác khí tại Việt Nam:.....................................29

2.6. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ KHÍ TẠI NHÀ MÁY..................30

2.7. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG..........................35

2.8. BỘ MÁY ATVSLĐ CỦA NHÀ MÁY..........................................................49

2.9 THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG..........................................................50

2.9.1 Tai nạn lao động liên quan đến quá trình xử lý, vận chuyển khí ở thế giới
...........................................................................................................................50

2.9.2 Tai nạn liên quan đến quá trình xử lý, vận chuyển khí ở Việt Nam.........52

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO
QUÁ TRÌNH XỬ LÝ KHÍ TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ NAM CÔN SƠN.........57

3.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ CHO QUÁ TRÌNH XỬ LÝ, VẬN
CHUYỂN KHÍ TẠI NHÀ MÁY NCS..................................................................57

3.1.1. Các tiêu chí đánh giá:..............................................................................57

3.1.2.Đánh giá phần hồ sơ quản lý an toàn vệ sinh lao động trên cơ sở tuân thủ
luật pháp............................................................................................................58

3.1.2.1 Đối với thiết bị...................................................................................58

3.1.2.1.1 Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt...........................................58

3.1.2.1.2 Hồ sơ thiết bị, giấy khai báo thiết bị...........................................58

3.1.2.1.3 Quy trình bảo trì, bảo dưỡng.......................................................59

3.1.2.2 Đối với con người..............................................................................59


viii

3.1.2.2.1. Đánh giá rủi ro...........................................................................59

3.1.2.2.2. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro......................................63

3.1.2.2.3. Các biện pháp kiểm soát cho mối nguy đã được nhận diện:......68

3.1.2.2.4. Kế hoạch ATVSLĐ hằng năm...................................................77

3.1.2.2.5 Quy trình làm việc an toàn..........................................................83

3.1.2.2.6 Quy trình trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho quá trình xử
lý, vận chuyển khí tại nhà máy NCS..........................................................92

3.1.2.2.7 Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp:.............................................95

3.1.2.2.8 Quy trình sơ cấp cứu:................................................................116

3.1.2.2.9 Phân bố tỷ lệ lao động nhân viên xử lý, vận chuyển khí tại nhà
máy NCS..................................................................................................118

3.1.2.2.10 Công tác tuyên truyền an toàn:...............................................118

3.1.2.2.11 Công tác huấn luyện an toàn trong quá trình xử lý, vận chuyển
khí tại nhà máy NCS................................................................................119

3.1.2.3 Đối với khu vực:..............................................................................121

3.1.2.3.1 Quản lý biển báo an toàn:.............................................................121

3.1.2.3.2 Xác định nguy cơ cháy nổ:........................................................137

3.1.2.3.3 Công tác phòng cháy chữa cháy................................................145

3.1.2.3.4 Thiết bị chữa cháy.....................................................................148

3.1.2.3.5 Hệ thống báo cháy:...................................................................151

3.2. KHẢO SÁT PHẦN HIỆN TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ TUÂN THỦ LUẬT
PHÁP VÀ HỒ SƠ QUẢN LÝ ATVSLĐ CỦA CÔNG TY...........................158

3.2.1. Tiêu chí đánh gíá hiện trường............................................................158

3.2.2 Phân loại rác thải................................................................................159

3.2.3. Khám sức khoẻ định kì, khám sức khoẻ bệnh nghề nghiệp:.............160
ix

3.2.4 Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt:.................................................162

3.2.5 Quy trình làm việc an toàn.................................................................165

3.2.6. Quy trình trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho quá trình xử lý,
vận chuyển khí tại nhà máy NCS................................................................167

3.2.7 Các thiết bị dùng cho các sự cố khẩn cấp:.........................................170

3.2.8 Huấn luyện an toàn trong quá trình xử lý, vận chuyển khí tại nhà máy
NCS..............................................................................................................172

3.2.9 Quản lý biển báo an toàn:...................................................................173

3.2.10. Thiết bị chữa cháy............................................................................175

3.2.11. Hệ thống báo cháy...........................................................................178

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO...............................179

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN......................................................................................184

............................................................................................TÀI LIỆU THAM KHẢO


................................................................................................................................185
x

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 2. 1 Logo công ty..........................................................................................................4
Hình 2. 2 Sơ đồ bố trí mặt bằng.............................................................................................5
Hình 2. 3 Sơ đồ bộ máy quản lý.............................................................................................5
Hình 2. 4 Sơ đồ phòng an toàn...............................................................................................6
Hình 2. 4 Sơ đồ phòng an toàn...............................................................................................6
Hình 2. 5 Quy trình đánh giá rủi ro........................................................................................9
Hình 2. 6 Quy trình xử lý rác...............................................................................................12
Hình 2. 7 Thông tin về sản lượng dầu thô của các khu vực trên thế giới trong các năm.....29
Hình 2. 8 Doanh thu của các công ty dầu khí tại Việt Nam.................................................30
Hình 2. 9 Phòng điều khiển..................................................................................................31
Hình 2. 10 Sơ đồ vận chuyển khí.........................................................................................32
Hình 2. 11 Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất khí............................................................33
Hình 2. 12 Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất Condensat................................................34
Hình 2. 13 Thống kê sự cố theo dạng cột............................................................................56

Hình 3. 1 Giấy phép làm việc với ngọn lửa trần..................................................................90


Hình 3. 2 Giấy phép làm việc mở hệ thống chứa, vận chuyển chất cháy nổ.......................91
Hình 3. 3 Giấy phép làm việc phát sinh tia lửa....................................................................91
Hình 3. 4 Giấy phép làm việc thông thường........................................................................92
Hình 3. 5 Nguồn lực tham gia ứng cứu sự cố khẩn cấp.......................................................97
Hình 3. 6 Sơ đồ trình tự xử lý tình huống sự cố trên bờ....................................................106
Hình 3. 7 Trình tự xử lý tình huống sự cố ngoài khơi.......................................................107
Hình 3. 8 Các phương pháp sơ cứu....................................................................................117
Hình 3. 9 Kế hoạch huấn luyện và diễn tập UCSC năm 2023 của NCSP.........................120
Hình 3. 10 Huấn luyện PCCC............................................................................................121
Hình 3. 11 Biển cấm..........................................................................................................124
Hình 3. 12 Biển lưu ý.........................................................................................................128
Hình 3. 13 Biển hướng dẫn, chỉ thị....................................................................................131
Hình 3. 14 Biển báo PCCC................................................................................................132
Hình 3. 15 Biển báo hoá chất.............................................................................................133
Hình 3. 16 Biển báo chỉ dẫn...............................................................................................134
xi

Hình 3. 17 Các thiết bị chữa cháy kết hợp.........................................................................137


Hình 3. 18 Sơ đồ quy trình ứng cứu sự cố triển khai phương án chữa cháy......................147
Hình 3. 19 Phân loại rác thải..............................................................................................159
Hình 3. 20 Tổng kết sức khoẻ nhân viên năm 2023...........................................................162
Hình 3. 21 Hồ sơ khai báo thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt...................................................163
Hình 3. 22 Giấy kiểm định thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt..................................................164
Hình 3. 23 Máy đo khí.......................................................................................................165
Hình 3. 24 Giấy phép làm việc..........................................................................................166
Hình 3. 25 Cô lập nguồn điện............................................................................................166
Hình 3. 26 Dây rào cảnh báo..............................................................................................167
Hình 3. 27 Các phương tiện bảo vệ cá nhân tại NCSP......................................................168
Hình 3. 28 Nút bịt tai được trang bị cho nhân viên làm việc trong khu vực tiếng ồn........169
Hình 3. 29 Trang bị bảo vệ cá nhân...................................................................................169
Hình 3. 30 Thùng đựng bông thấm dầu.............................................................................170
Hình 3. 31 Vòi rửa mắt và xối toàn thân............................................................................171
Hình 3. 32 Diễn tập PCCC.................................................................................................172
Hình 3. 33 Diễn tập sự cố tràn dầu.....................................................................................172
Hình 3. 34 Biển báo khu vực hút thuốc............................................................................173
Hình 3. 35 Biển báo lối thoát hiểm....................................................................................174
Hình 3. 36 Biển báo khu vực trang bị nút bịt tai chống ồn................................................174
Hình 3. 37 Các thiết bị chữa cháy khu vực sản xuất..........................................................175
Hình 3. 38 Tem kiểm tra thiết bị chữa cháy khu vực sản xuất..........................................176
Hình 3. 39 Các thiết bị chữa cháy trong khu vực văn phòng.............................................176
Hình 3. 40 Tem kiểm tra thiết bị chữa cháy khu vực văn phòng.......................................177
Hình 3. 41 Hệ thống báo cháy............................................................................................178

Hình 4. 1 Tháp biện pháp kiểm soát.......................................................................180


Hình 4. 2 Bồn condensat tại NCSP............................................................................181
xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2. 3 Quy trình xử lý chất thải...........................................................................10
Bảng 2. 4 Quy trình xử lý chất thải không nguy hại.................................................16
Bảng 2. 5 Danh sách khu vục thực hiện quan trác và các yêu tố có hại...................21
Bảng 2. 6 Bồi dưỡng công việc nặng nhọc, độc hại.................................................26
Bảng 2. 7 Các quy định pháp luật.............................................................................35
Bảng 2. 8 Bộ máy An Toàn Vệ Sinh Viên................................................................49
Bảng 2. 9 Thống kê các sự cố theo dạng bảng..........................................................56

Bảng 3. 1 Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt........................................................58


Bảng 3. 2 Đánh giá rủi ro theo ma trận...................................................................60
Bảng 3. 3 Phân loại mức độ rủi ro............................................................................62
Bảng 3. 4 Nhận diện rủi ro........................................................................................63
Bảng 3. 5 Các biện pháp kiểm soát..........................................................................68
Bảng 3. 6 Kế hoạch ATVSLĐ năm 2023.................................................................78
Bảng 3. 7 Các công việc tại NCSP...........................................................................84
Bảng 3. 8 Nơi mức tiếng ồn vượt quá mức cho phép tại NCSP...............................94
Bảng 3. 9 Mức tiếp xúc tiếng ồn tại nơi làm việc.....................................................94
Bảng 3. 10 Mức ứng cứu sự cố khẩn cấp.................................................................96
Bảng 3. 11 Danh mục vật tư ứng phó tràn dầu đặt tại nhà máy và tại căn cứ nhà thầu
................................................................................................................................108
Bảng 3. 12 Mẫu báo cáo điều tra sự cố khẩn cấp..................................................114
Bảng 3. 13 Mẫu báo cáo điều tra sự cố...................................................................115
Bảng 3. 14 Các khu vực có nguy cơ cháy nổ..........................................................138
Bảng 3. 15 Danh sách hệ thống chữa cháy.............................................................148
Bảng 3. 16 Danh sách bình chữa cháy....................................................................150
Bảng 3. 17 Danh sách quần áo chữa cháy..............................................................151
Bảng 3. 18 Các vị trí lắp hệ thống báo cháy...........................................................152
Bảng 3. 19 Thống kê hệ thống báo cháy.................................................................152
xiii

Bảng 3. 20 Nội dung khám sức khoẻ......................................................................160


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 ANAT An ninh an toàn
2 AT An toàn
3 ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
4 ATVSV An toàn vệ sinh viên
5 BCĐ Ban chỉ đạo
6 BHCN Bảo hiểm cháy nổ
Bộ lao động thương binh
7 BLĐTBXH
xã hội
8 BRVT Bà Rịa Vũng Tàu
9 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
10 BYT Bộ y tế
11 CBCNV Cán bộ công nhân viên
Chỉ huy phòng chống
12 CH PCTT
thiên tai
13 ĐGRR Đánh giá rủi ro
14 ĐK-KĐ Đăng - Kiểm định
15 MT Môi trường
16 NCSP Nam Côn Sơn Pi
17 PCCC Phòng cháy chữa cháy
18 PCCN Phòng chống cháy nổ
Phương tiện bảo vệ cá
19 PPE
nhân
20 RT Rất thấp
21 SK Sức khoẻ
22 TB Trung bình
23 TKCN Tìm kiếm cứu nạn
xiv

24 TNMT Tài nguyên môi trường


25 TT Thông tư
26 ƯCSC Ứng cứu sự cố
27 ƯPSC Ứng phó sự cố
1

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành dầu khí tại Việt Nam đã chứng kiến sự
tăng trưởng đáng kể, với việc khai thác và sản xuất dầu và khí đốt từ các mỏ dầu
lớn như mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng, mỏ Ruby, và mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt. Ngoài
ra, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hợp đồng khai thác dầu khí với các công ty
năng lượng quốc tế, mở rộng phạm vi hoạt động khai thác và khám phá trong
vùng biển lớn
Tuy nhiên, ngành dầu khí cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm các
vấn đề về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, và phát triển bền vững. Việc thúc
đẩy công nghiệp dầu khí một cách bền vững đòi hỏi sự đầu tư vào công nghệ
tiên tiến, quản lý hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, và áp dụng các biện pháp bảo
vệ môi trường hiệu quả.
Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn là 1 trong 4 hệ thống khí quan trọng
trên cả nước đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng
cho quốc gia. Sự thành công của dự án không chỉ là một bước tiến quan trọng
trong lĩnh vực năng lượng mà còn góp phần quan trọng vào việc hình thành một
trong những khu công nghiệp liên hợp khí - điện - đạm lớn nhất tại tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, Việt Nam.
Trong suốt 22 năm từ khi nhà máy được thành lập, NCSP đã có thể duy trì
được một kỷ lục đáng tự hào khi không có một tai nạn hay sự cố nào gây thiệt
hại đến sức khoẻ con người hay môi trường xung quanh. Điều này thể hiện sự
tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường, cùng với việc
áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả.
Vì sao công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn có thể đạt được những thành
tựu nổi bật trong lĩnh vực an toàn lao động thì chúng ta cùng tìm hiểu thông qua
đồ án “Khảo sát an toàn vệ sinh lao động cho quá trình xử lý khí và đề xuất thêm
giải pháp cải thiện tại Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”
2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Khảo sát vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại công ty Đường ống khí Nam
Côn Sơn và đề xuất thêm một số biện pháp để cải thiện môi trường lao động,
điều kiện lao động nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên, nhà thầu và khách
tham quan.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tập trung công tác an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động vận hành, bảo
dưỡng bảo trì diễn ra tại Nhà máy xử lý khí tại Dinh Cố, Bà Rịa – Vũng tàu
thuộc NCSP.
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của Đồ án gồm:
 Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, môi trường lao động, điều
kiện lao động tại NCSP;
 Các tài liệu quản lý an toàn vệ sinh lao động tại NCSP;
 Các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động được áp dụng tại
NCSP.
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động và những lý thuyết liên quan
 Các văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam và tại nhà
máy
 Khảo sát thực trạng an toàn vệ sinh lao động cho quá trình xử lý khí tại
Nhà máy Đường ống khí Nam Côn Sơn.
 Đề xuất những biện pháp để cải thiện an toàn vệ sinh lao động cho nhân
viên làm việc tại nhà máy
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để khảo sát an toàn vệ sinh lao động cho quá trình xử lý khí tại nhà máy xử
lý khí Nam Côn Sơn, có thể dùng những phương pháp sau đây:
 Phương pháp quan sát trực tiếp: Thông qua các chuyến quan sát thực tế ngoài
hiện trường để hiểu hơn các công việc hàng ngày diễn ra và các biện pháp
3

kiểm soát an toàn được áp dụng trong khi thực hiện các công việc này tại
Nhà máy.
 Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến với các nhân viên và quản lý có
kinh nghiệm trong Nhà máy để được rõ hơn các thắc mắc trong quá trình
quan sát, nghiên cứu tài liệu.
 Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu: Thu thập, xử lý, phân
tích và so sánh các quy định về quản lý an toàn vệ sinh lao động với thực tế
diễn ra ở hiện trường và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan.
4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN


Trong chương này, tác giả sẽ trình bày tổng quan về hoạt động của công ty
cũng như những lý thuyết quan trọng liên quan đến an toàn và vệ sinh lao động,
theo các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật, khảo sát việc phân loại và xử lý
rác thải tại công ty
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐƯỜNG ỐNG KHÍ NAM CÔN SƠN
2.1.1 Giới thiệu chung:

 án Vào ngày 15/12/2000, Hợp đồng Hợp tác kinh doanh cho Dự đường ống
khí Nam Côn Sơn đã được ký kết bởi Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay
là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam), Công ty BP và Tập đoàn Statoil.
Hiện tại, Công ty Đường ống Khí Nam Côn Sơn (NCSP) là một liên doanh
giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Zarubezhneft Pipelines
Vietnam và Perenco Pipelines Vietnam, trong đó PV GAS là đơn vị điều
hành chính của dự án
 Công ty Đường ống Khí Nam Côn Sơn hiện đang vận hành Nhà máy xử lý
khí Nam Côn Sơn, nhà máy cung cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện và các
nhà máy đạm tại Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, góp khoảng 15% sản
lượng điện của cả nước.
 Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn đã đón dòng khí đầu tiên vào ngày
26/11/2002. Trải qua gần 22 năm vận hành, NCSP luôn duy trì cam kết (1)
Không gây tai nạn; (2) Không gây tác hại đối với con người; (3) Không làm
ô nhiễm môi trường đã nêu trong Chính sách An toàn – Sức khỏe – Môi
trường của Công ty. [1]
5

Hình 2. 1 Logo công ty


2.1.2 Công suất của nhà máy
Sau 22 năm hoạt động, nhà máy đã trải qua một hành trình đầy những biến
động và phát triển đáng kể. Với sự nỗ lực không ngừng, kỹ thuật tiên tiến và sự chú
trọng vào nâng cao hiệu suất, nhà máy đã từng bước vượt qua những thách thức và
đạt được những thành tựu đáng kể. Tính đến nay đã có tới 6 lần thay đổi và phát
triển trong quá trình hoạt động của nhà máy. Mỗi lần thay đổi đều là một bước tiến
mới, mang lại những cải tiến đáng kể cho cơ sở hạ tầng, quy trình sản xuất và quản
lý. Điều này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao khả năng sản xuất và cung
cấp khí đốt. Hiện nay, nhà máy đã đạt được mức công suất 22 triệu mét khối khí
mỗi ngày. Đây là một con số ấn tượng, đồng thời là minh chứng rõ ràng cho sự phát
triển bền vững của nhà máy qua thời gian.
2.1.3 Sản phẩm và thị trường
Công ty sản xuất khí đốt tự nhiên (Natural Gas) cung cấp cho các nhà máy
Điện, nhà máy Đạm tại Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện tại do các nguồn cấp
khí ngoài khơi của các chủ mỏ đang suy giảm nên nhà máy Xử lý khí Nam Côn Sơn
chỉ vận hành với sản lượng trung bình khoảng 11 triệu m3 khí/ngày đêm (so với
công suất tối đa 22 triệu m3 khí/ngày đêm).
Condensate giao lại cho các chủ khí để bán cho khách hàng dùng để chế biến
xăng thương phẩm. Hiện tại sản lượng trung bình ngày khoảng 130 m3/ngày đêm.
2.1.4 Vị trí địa lý
Địa điểm cơ sở: Tỉnh lộ 44, xã An Ngãi, huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
6

2.1.5 Sơ đồ bố trí mặt bằng

Hình 2. 2 Sơ đồ bố trí mặt bằng


2.1.6 Tổ chức bộ máy quản lý

Hình 2. 3 Sơ đồ bộ máy quản lý


7

2.1.6.1 Phòng an toàn tại công ty:

Trưởng phòng An toàn

Trưởng nhóm Quản lý an toàn


công nghệ

Kỹ sư An toàn công
nghệ Cố vấn Môi trường và Chuyên viên An toàn
ISO sức khỏe môi trường

Cố vấn An toàn vận


hành (1)
Kỹ sư Hệ thống ứng Cố vấn An ninh và điều
cứu khẩn cấp phối An toàn hành lang
tuyến ống

Cố vấn An toàn vận hành


(2)
Đội trưởng đội PCCC

Hình 2. 4 Sơ đồ tổ chức phòng an toàn


8

2.2 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG


An toàn lao động
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật An toàn và vệ sinh lao động năm 2015, an toàn
lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo
đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động
[2]
Vệ sinh lao động
Theo Khoản 3 Điều 3 Luật An toàn và vệ sinh lao động năm 2015, vệ sinh
lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy
giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động [2]
Tai nạn lao động
Theo Khoản 8 Điều 3 của Luật An toàn và Vệ sinh lao động năm 2015, tai
nạn lao động được định nghĩa là sự cố gây ra tổn thương hoặc tử vong cho người
lao động trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động, ảnh hưởng
đến bất kỳ phần nào của cơ thể hoặc chức năng của họ. [2]
Bệnh nghề nghiệp
Theo Khoản 9 điều 3 của Luật An toàn và Vệ sinh lao động năm 2015, bệnh
nghề nghiệp được xác định là các bệnh xuất phát từ các điều kiện làm việc có hại
của nghề nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động [2]
Mối nguy và rủi ro
Mối nguy là tác nhân
Hình có
2. 5khả
Sơ năng gây hại
đồ phòng và tác động xấu đến sức khoẻ
an toàn
người lao động gây nên bệnh nghề nghiệp. Có các loại mối nguy phổ biến như sau:
 Sinh học: Vi khuẩn, vi-rút, côn trùng, thực vật, chim, môi trường,…
 Hoá học: Phụ thuộc vào các tính chất vật lý, hoá học và các độc tính của hoá
chất
 Vật lý: Từ trường, phóng xạ, bức xạ, áp suất, tiếng ồn,…
 Tâm lý xã hội: Stress,…
9

 Một số mối nguy khác như: nguy cơ trơn trượt, vấp ngã, bảo trì máy chưa
đạt chuẩn, trục trặc hoặc thiết bị hư hỏng
Rủi ro là khả năng cao hoặc thấp mà người lao động có thể bị ảnh hưởng bởi
những mối nguy gây ra tai nạn lao động
Đánh giá rủi ro: Đánh giá mức độ ảnh hưởng và xác suất xảy ra của từng rủi
ro. Điều này giúp xác định rủi ro quan trọng nhất và ưu tiên cần được quản lý.
Tại công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn có quy trình đánh giá rủi ro như
sau (theo OPS-3000-MP-1014 NCSP Work Control System) [3]
10

Xác định yêu cầu

Kiểm tra cách bố trí và tình trạng của nhà máy

Xác định mối nguy và đánh giá rủi ro

Liệt kê vào biểu mẫu đánh giá rủi ro

Chỉ định biện pháp kiểm soát

Xếp hạng các rủi ro còn lại

Không đạt

Xem xét Dừng công việc

Ghi lại các quyết định


Không
Đạt

Lưu trữĐạt
hồ sơ

Hình 2. 6 Quy trình đánh giá rủi ro


11

2.3 CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ CHĂM SÓC SỨC
KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.3.1 Phân loại rác thải
Với mục tiêu hướng đến việc giảm thiểu rác thải, tận dụng, tái chế tối đa lượng
ra thải phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt nhắm hướng tới mục tiêu
chung “phát triển bền vững và tiết kiệm năng lượng”. Công ty nhà máy NCPS đã
thực hiện phân công nhiệm, quy định trách nhiện đến các phòng bạn có liên quan để
thực hiện công tác Phân loại rác tại nguồn, thu gom và xử lý rác thải tuân thủ theo
đúng các hướng dẫn của luật bảo vệ môi trường cùng với các nghị định, thông tư,
quyết định và hướng dẫn của Sở TNMT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng như chỉ đạo
của UBND các cấp.
Định nghĩa các loại rác thải tại NCSP. Việc phân loại rác tại NCSP căn cứ trên
hướng dẫn của thông tư 02/2020/TT-BTNM tại Phụ lục 3 để thực xậy dựng quy
trình quản lý rác thải được tóm tắt chi tiết với nội dung sau (Theo NCSP Waste
Management Procedure) [4]
Bảng 2. 1 Quy trình xử lý chất thải
Định nghĩa các loại chất thải
Chất thải không nguy hại
Chất thải thông thường (Không tái chế): Không ảnh hưởng đến con người /
môi trường và không thể tái sử dụng / tái chế hoặc xử lý bằng cách chôn lấp
Chất thải tái chế: Không bị ô nhiễm bởi bất kì chất độc hại nào. Theo thành phần
của rác (gỗ, nhựa, kim loại phế liệu...), có các loại rác tái chế như: Rác tái chế gỗ,
Rác tái chế nhựa, Rác tái chế kim loại phế liệu...
 Nhựa giả gỗ

 Phế liệu kim loại

 Bìa carton, giấy, thùng carton

 Gỗ
12

 Thuỷ tinh và những thứ khác

Chất thải công nghiệp không nguy hại: Chất thải được phân loại là chất thải
công nghiệp không nguy hại nếu đặc tính và thành phần của nó không vượt quá
ngưỡng chất thải nguy hại (Dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại - QCVN 07: 2009/BTNMT, QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn từ quá trình xử lý
nước thải)
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại: Theo Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có
hiệu lực từ ngày 01/01/2022, chất thải nguy hại là chất thải có yếu tố độc hại,
phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, ăn mòn, độc hại hoặc nguy hại khác.
Danh mục chất thải nguy hại được trình bày tại Phụ lục 3 Thông tư 02/2022/TT-
BTNMT, có hiệu lực từ ngày 10/01/2022
Các loại chất thải nguy hại dưới đây là những loại thường gặp tại NCSP
 Sơn, chất pha loãng, ắc quy; mẫu dầu, nhiên liệu đã qua sử dụng; chất thải y tế;
bình xịt; hộp mực văn phòng; axit/bazơ; hóa chất
 Bộ lọc nhiễm dầu, giẻ lau nhiễm dầu và hóa chất, bọc giày vải đã qua sử dụng,
bao/thùng chứa hóa chất nhiễm dầu & găng tay dầu
 Chất thải điện: thiết bị chiếu sáng; ống, đèn, bóng đèn, thiết bị máy tính, pin,
bảng/mạch điện tử…

 Rác thải không nguy hại:


Chất thải được phân loại là chất thải công nghiệp không nguy hại nếu đặc
tính và thành phần của nó không vượt quá ngưỡng chất thải nguy hại (Dựa trên Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại - QCVN 07: 2009/BTNMT,
QCVN 50:2013 /BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại đối với bùn từ quá trình xử lý nước thải) [4]
13

Chất thải

Phân loại chất thải

NO
Chất thải không nguy hại

Làm việc với cố vấn HSE/ nhà


phân loại chất thải, hoá học
YES

Chất thải không nguy hại (chất thải công nghiệp)


NO
Chất thải tái Chất thải
chế không tái chế YES

Đặt vào thùng Đặt đúng thùng chứa chất Đặt vào thùng chứa
Đặt vào thùng chứa thải công nghiệp được quy rác thải nguy hại được
chứa rác tái chế tại
rác không tái chế tại định quy định
địa điểm được quy
điểm được quy định
định

Liên hệ với nhà thầu xử lý Tuân thủ quy trình xử lý


chất thải để xử lý như chất chất thải nguy hại theo yêu
Liên hệ với nhà thải công nghiệp cầu pháp lý
Liên hệ với nhà thầu thầu xử lý chất thải
xử lý rác thải để tái để xử lý bằng cách
chế lôn lấp

Hình 2. 7 Quy trình xử lý rác


14

Diễn giải quy trình:


Phân loại chất thải:
 Nếu chất thải thuộc nhóm chất thải không nguy hại thì tiếp tục phân ra làm 2
loại là rác thải tái chế và rác thải không tái chế
 Chất thải tái chế sẽ được thực hiện việc phân loại và thu gom, đặt vào
các thùng chứa rác tái chế tại các điểm đã được quy định trước đó.
Sau khi chất thải đã được tập trung, sẽ tiến hành liên hệ với các nhà
thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực xử lý tái chế để họ tiến hành các
quy trình cần thiết.
 NCSP sẽ xử lý chất thải không tái chế bằng cách đặt vào các thùng
chứa rác không tái chế tại các địa điểm được quy định trước đó. Sau
khi chất thải đã được tập trung tại các điểm này, sẽ tiếp tục liên hệ với
các nhà thầu để tiến hành quá trình thu gom và xử lý một cách an
toàn và hiệu quả. Điều này giúp chúng tôi đảm bảo rằng các chất thải
không tái chế được xử lý một cách bảo vệ môi trường nhất, đồng thời
đóng góp vào việc duy trì sự sạch sẽ và an toàn cho cộng đồng xung
quanh.
 Nếu chất thải thuộc nhóm chất thải nguy hại thì cần phải làm việc với các cố
vấn an toàn hoặc nhà hoá học để phân loại lại rác thải:
 Trong trường hợp chất thải không thuộc loại nguy hại, sẽ chúng vào
thùng chứa rác công nghiệp không nguy hại, được quy định trước đó.
Sau đó, sẽ liên hệ với các nhà thầu để tiến hành thu gom và xử lý một
cách phù hợp. Việc này đảm bảo rằng các chất thải không nguy hại
được xử lý đúng cách và không gây hại cho môi trường xung quanh,
đồng thời giữ cho môi trường làm việc an toàn và sạch sẽ cho nhân
viên và cộng đồng
 Nếu chất thải thuộc nhóm chất thải nguy hại ( theo QCVN 07:
2009/BTNMT, QCVN 50:2013 /BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn từ quá trình xử lý nước
15

thải) thì phải đạt vào thùng chứa rác thải nguy hại theo đúng quy định
và liên lạc với nhà thầu để tiến hành thu gom theo đúng quy định của
pháp luật. [4]
 Chất thải công nghiệp nguy hại:
Theo Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, có hiệu lực từ ngày
01/01/2022, Chất thải nguy hại là chất thải có yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm,
dễ cháy, ăn mòn, độc hại hoặc nguy hại khác
Các loại chất thải nguy hại dưới đây là những loại thường gặp tại NCSP:
 Sơn, chất pha loãng, pin; dầu, nhiên liệu đã qua sử dụng; chất thải y tế;
bình xịt; hộp mực văn phòng; axit/bazơ; hóa chất
 Bộ lọc nhiễm dầu, giẻ lau nhiễm dầu và hóa chất, bọc giày vải đã qua sử
dụng, bao/thùng chứa hóa chất bị nhiễm bẩn & găng tay dầu
 Chất thải điện: thiết bị chiếu sáng; ống, đèn, bóng đèn, thiết bị máy tính,
pin, bảng/mạch điện tử…
Quy trình xử lý chất thải không nguy hại
16

Người thực
Quá trình Ghi chú
hiện

Chất thải nguy hại

 Khi thùng chứa chất thải nguy hại tạm


Gửi đến trạm xử lý tạm thời / Kho chứa chất thải
Người sử thời bị đầy, bộ phận vận hành sẽ di
dụng cuối chuyển chúng đến kho chứa chất thải
nguy hại
HSEA cung cấp mã chính xác cho chất thải nguy hại hoặc phối hợp
với các nhà hoá học để xác định các chất nguy hại mới HSEA/ Nhà
hoá học
Đề xuất, chọn nhà thầu xử lý có đủ khả năng và điều kiện. Chuẩn
bị hợp đồng cho việc xử lý chất thải nguy hại. HSEA
Advisor,
PSCM
Officer
 Điền thông tin vào nhãn chất thải nguy hại WH Officer - Nhãn chất thải nguy hại (theo phụ lục 3
 Ghi chép thông tin về chất thải nguy hại trong cơ sở dữ liệu chất thải Thông tư 02/2022/TT-BTNMT)
 Liên hệ với nhà thầu để vận chuyển chất thải
 Chuẩn bị phiếu giao hàng khi giao chất thải nguy hại cho nhà thầu theo yêu cầu và - Cơ sở dữ liệu chất thải (theo phụ lục 7
phải có sự chấp nhận từ giám đốc hoặc người đại diện
 Lưu phiếu giao hàng sau khi nhà thầu xác nhận việc xử lý
17

Thông tư 02/2022/TT-BTNMT)
- Phiếu giao hàng theo yêu cầu (phụ lục 3
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT)

Biểu mẫu báo cáo (Thông tư 02/2022/TT-


Báo cáo định kì cho các cơ quan chức năng trước ngày 15/1 của năm tiếp theo.
HSEA BTNMT)
Thời hạn nộp báo cáo ( Quyết định
3323/QĐ-BTNMT)
Bảng 2. 2 Quy trình xử lý chất thải không nguy hại
18

Diễn giải quy trình:


 Bước 1: Xác định chất thải nguy hại
 Bước 2: Người sử dụng cuối sẽ thực hiện việc gửi chất thải nguy hại tới hai
điểm đến chính: trạm xử lý tạm thời hoặc kho chứa chất thải. Khi thùng chứa
chất thải nguy hại tạm thời đạt đến sức chứa tối đa, quản lý vận hành sẽ tiến
hành di chuyển chúng đến kho lưu trữ chất thải nguy hại. Việc này đảm bảo
rằng quy trình xử lý chất thải nguy hại được thực hiện một cách hiệu quả và
an toàn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ và tác động tiêu cực tới môi trường và
sức khỏe con người.
 Bước 3: Hệ thống HSEA (Hazardous Substances and Environmental
Assessment) không chỉ là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá và
quản lý chất thải nguy hại mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp mã chính xác cho chúng. HSEA phối hợp với các chuyên gia hoá học để
xác định các chất nguy hại mới. ( Mã chất thải được quy định tại phụ lục 3
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT )
 Bước 4: Quá trình đề xuất, lựa chọn nhà thầu và chuẩn bị hợp đồng cho việc
xử lý chất thải nguy hại sẽ do cố vấn HSEA và nhân viên PSCM thực hiện.
Bao gồm đề xuất các nhà thầu tiềm năng, so sánh và chọn lựa dựa trên các
tiêu chí như kinh nghiệm, giá cả, và chất lượng dịch vụ. Sau đó, hợp đồng
được chuẩn bị với các điều khoản và điều kiện được thảo luận kỹ lưỡng, bao
gồm cả các cam kết về an toàn và bảo vệ môi trường.
 Bước 5: Đầu tiên, điền thông tin chi tiết vào nhãn của chất thải nguy hại để
đảm bảo việc xử lý và vận chuyển được thực hiện một cách an toàn và hiệu
quả. Sau đó, ghi chép thông tin chi tiết về chất thải này vào cơ sở dữ liệu
chất thải để theo dõi và quản lý chúng một cách chính xác. Tiếp theo, tiến
hành liên hệ với nhà thầu chuyên vận chuyển chất thải để sắp xếp việc
chuyển giao chúng. Đồng thời, chuẩn bị phiếu giao hàng chính xác, bao gồm
thông tin cần thiết và yêu cầu từ giám đốc hoặc người đại diện. Điều này
19

đảm bảo rằng quá trình vận chuyển diễn ra một cách hợp pháp và an toàn.
Cuối cùng, sau khi nhà thầu đã nhận và xác nhận việc xử lý chất thải, lưu trữ
phiếu giao hàng để có bằng chứng về quá trình xử lý. Điều này giúp đảm bảo
tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về quản lý chất thải nguy hại, đồng thời
đảm bảo sự minh bạch và bảo vệ môi trường
 Bước 6: Trước ngày 15/1 của mỗi năm phải gửi báo cáo công tác bảo vệ môi
trường định kì đến các cơ quan chức năng. Điều này đảm bảo rằng thông tin
được cung cấp đều đặn và kịp thời, giúp các cơ quan chức năng có cái nhìn
toàn diện về các hoạt động và tình hình hiện tại. Bằng cách này, các biện
pháp và quyết định có thể được đưa ra dựa trên dữ liệu và thông tin chính
xác nhất, từ đó đảm bảo sự hiệu quả và tuân thủ pháp luật các quy định liên
quan.
 Vật liệu / công cụ / thiết bị dư thừa và hư hỏng:
 Đối với các vật liệu/công cụ/thiết bị dư thừa và bị hư hỏng, người
dùng cuối có liên quan sẽ đánh giá và xác nhận tình trạng của chúng
và chỉ được NCSP nội bộ tái sử dụng hoặc bán đấu giá hàng hóa
(hàng hóa bị hư hỏng) hoặc chất thải
 Nếu vật liệu được phân loại là “Tái sử dụng” thì sẽ được đưa vào khu
vực riêng có dán nhãn “TÁI SỬ DỤNG VẬT LIỆU” (Lưu ý: Việc
Tái sử dụng này chỉ áp dụng cho NCSP nội bộ).
 Nếu tài liệu được phân loại là “Đấu giá” thì nó sẽ được đưa vào một
khu vực riêng có gắn nhãn “Hàng hóa đấu giá”. Định kỳ 6 tháng một
lần, hội đồng người sử dụng và nhân sự của PSCM sẽ chốt giá trị
hàng hóa đấu giá trước khi bàn giao cho nhà thầu được phê duyệt đối
với hàng hóa đấu giá này. Việc thải bỏ các vật dụng này phải tuân
theo Quy trình thải bỏ [4]
20

 Nhận xét: Tại NCSP quy trình phân loại rác thải được quy định một cách
chi tiết và cẩn thận đói với những loại rác thải nguy hiểm độc hại sẽ được
xử lý riêng biệt tránh ảnh hưởng sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi
trường. Qua quá trình phân loại rác thải chúng ta có thể thấy công ty đã xử
lý một cách kỹ lưỡng, hiệu quả nhằm bảo vệ sức khoẻ cho các nhân viên
cũng như bảo vệ môi trường.
2.3.2. Các yếu tố có hại:
Việc thực hiện quan trắc môi trường để đánh giá các yếu tố có hại theo
QCVN 26/2016/BYT được NCSP thực hiện đầy đủ và chi tiết nhằm xác định các
mối nguy có thể ảnh hưởng xấu đến nhân viên dựa vào đó công ty có thể dễ dàng
điều chỉnh và đề xuất thêm các biện pháp phù hợp để cải thiện môi trường làm việc
cho nhân viên. [5] [6]
Danh sách khu vục thực hiện quan trác và các yêu tố có hại được giám sát

Khu Yếu tố vi khí hậu Yếu tôt vật lý Hơi độc


vực QCVN QCVN 26/2016/BYT QCVN
giám 26/2016/BYT 03/2019/BYT
sát Độ
Tốc Tiếng Bụi
Nhiệt Độ rọi
độ ồn toàn
độ ẩm duy rung
gió chung phần
(°C) (%) trì
(m/s) (dB) (mg/m3)
(Lux)
40 <8
18 – 0,2 –
– ³ 300 8 ³ 300
32 2,0
80
Khu x x x x x x
vực
sản
xuất x
21

bên
ngoài
(ca
sáng)
Khu
vực
x
sản
xuất
x x x x x x
trong
nhà
( ca
sáng)
Khu x
vực
kho x x x x X
trong
nhà
Khu
vực
toà
x x x
nhà
hành
chính
Khu
vực
sản
xuất
bên
ngoài
22

(ca
đêm)
Khu
vực
sản
xuất
x x x x
trong
nhà
(ca
đêm)
Khu
vực
hành
chính
Bảng 2. 3 Danh sách khu vục thực hiện quan trác và các yêu tố có hại

 Yếu tố vi khí hậu:


 Các quy định và tiêu chuẩn về điều kiện khí hậu tại Nhà máy Đường ống khí
Nam Côn Sơn, theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 26/2016/BYT, đã được
tuân thủ một cách toàn diện. Việc thực hiện giám sát và đánh giá điều kiện
khí hậu tại nhà máy này đã đem lại những kết quả tích cực. Kết quả cho thấy
rằng các chỉ tiêu liên quan như điều kiện khí hậu, mức độ ánh sáng duy trì,
nồng độ bụi, cường độ rung, khí độc, trường điện từ, và vi sinh không khí,
đều đạt chuẩn quy định, không vượt quá mức cho phép [5]
 Yếu tố vật lý
 Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam số 26/2016/BYT yếu tố vật
lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo dải tần, phóng xạ, điện từ
trường, bức xạ tử ngoại công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn đã thực
hiện quan trắc đầy đủ và cho ra kết quả như sau tại các vị trí cụ thể như
23

Khu vực máy phát điện khí (Gas turbines) (cả ca ngày và ca đêm) và
Trạm bơm cứu hỏa (trong thời gian hoạt động ban ngày khi bơm đang
chạy), đã ghi nhận việc vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở 3 trong tổng số
43 mẫu đo. Đáng lưu ý là, hoạt động của trạm bơm cứu hỏa thường
không liên tục hàng ngày, chỉ diễn ra trong các tình huống nhất định như
kiểm tra hàng tuần (dưới 5 phút), trường hợp khẩn cấp, và các hoạt động
bảo dưỡng khác. Do đó, việc xác định và xem xét việc vượt quá tiêu
chuẩn tiếng ồn thường chỉ áp dụng cho các trường hợp xảy ra gần khu
vực máy phát điện khí đang hoạt động (cả ban ngày và ban đêm) [5]
 Nhận xét: Tất cả các chỉ số liên quan đến khí hậu, độ sáng, nồng độ bụi, độ
rung, hơi khí độc, điện từ và vi sinh trong không khí tại NCSP đều tuân thủ
các tiêu chuẩn cho phép. Trong quá trình đo đạc, đã phát hiện 3 trong tổng số
43 mẫu đo về tiếng ồn vượt quá các tiêu chuẩn quy định. Cụ thể, các vị trí
gặp vấn đề này là khu vực của máy phát điện khí (Gas turbines) cả trong ca
ngày và ca đêm, cũng như ở trạm bơm cứu hỏa trong giờ làm việc ban ngày,
đặc biệt khi bơm đang hoạt động. Tuy nhiên, bơm cứu hỏa không hoạt động
liên tục hàng ngày mà chỉ chạy trong các trường hợp như: kiểm tra hàng tuần
(<5 phút), khẩn cấp và các trường hợp bảo dưỡng khác. Vì vậy, giá trị tiếng
ồn vượt chuẩn thường xuyên chỉ xem xét cho trường hợp tại khu vực gần
máy phát điện đang chạy.
2.4. CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG:
2.4.1. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi
Thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nhân viên thường được quy định bởi các
quy định nội bộ của doanh nghiệp hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia nơi họ
làm việc. Điều này giúp đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân
của họ, cũng như bảo vệ sức khỏe và tinh thần của nhân viên.
 Theo Quyết định của Nam Côn Sơn số NCSP/OT/2009/10/0045 [7]
 Thời gian làm việc của nhân viên văn phòng là 8 giờ/ ngày từ thứ 2 đến
thứ 6 hàng tuần:
24

o Sáng : 8:00 đến 12:00


o Nghỉ trưa : 12:00 đến 13:00
o Chiều: 13:00 đến 17:00
o Nghỉ thứ 7, Chủ Nhật hàng tuần
 Nhân viên làm việc theo ca: Sẽ làm với chế độ 7 ngày làm việc và 7 ngày
nghỉ liên tục tính luôn cà thứ 7 và Chủ Nhật. với thời gian như sau:
o Bộ phận sản xuất:
- Ca ngày: 7:00 đến 19:00 nghỉ 1 giờ giữa ca để ăn trưa
- Ca đêm: 19:00 đến 7:00 nghỉ 1 giờ giữa ca để ăn trưa
o Bộ phận bảo trì: 6:30 đến 18:30 nghỉ 1 giờ giữa ca để ăn cơm
Lưu ý: Thời gian nghỉ giữa các ca là phần không thể thiếu trong thời gian
làm việc, nhưng đồng thời cũng được tính vào tổng thời gian làm việc của
nhân viên. Trong khoảng thời gian này, nhân viên được tổ chức đi ăn theo
lịch trình để đảm bảo công việc được diễn ra liên tục mà không gặp gián
đoạn.
 Nhân viên trực sự cố: Nhân viên bảo trì thiết bị sẽ theo lịch trình trực sự
cố sau giờ làm việc, mỗi lượt trực kéo dài 7 ngày liên tiếp. Trong thời
gian trực, nhân viên cần mang theo điện thoại và sẵn sàng đến nhà máy
trong vòng 1 giờ kể từ khi có yêu cầu. Cần tuân thủ quy định không uống
rượu hoặc các đồ uống có cồn để đảm bảo tinh thần tỉnh táo và sức khỏe,
sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết. [7]
 Nhận xét: Công ty đã tổ chức thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của
nhân viên một cách hợp lý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân viên
có thể làm việc một cách thoải mái và hiệu quả. NCSP đã dành thời gian nghỉ
ngơi giữa giờ để giúp nhân viên có thể thư giãn và tăng năng suất làm việc.
2.4.2 Khám sức khoẻ định kì, khám sức khoẻ bệnh nghề nghiệp
Giám sát sức khỏe là một hoạt động quan trọng, nhằm đảm bảo việc phát
hiện kịp thời và đánh giá các tác động của hóa chất từ quá trình sản xuất. Điều này
là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho người lao động. Bằng cách theo dõi
25

sức khỏe và đánh giá các ảnh hưởng của hóa chất, chúng ta có thể phát hiện các vấn
đề liên quan đến bệnh nghề nghiệp sớm, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và
quản lý hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khỏe cho tất cả nhân viên.
Theo các chuyên gia đến từ Ủy ban Châu Âu, Viện NIOSH (Quốc gia Hoạt
động An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp) và Cơ quan An toàn và Y tế Nghề nghiệp
(OSHA) của Hoa Kỳ, mục tiêu chính của việc giám sát sức khỏe là bảo vệ và duy trì
sức khỏe của người lao động, đồng thời ngăn chặn các vấn đề liên quan đến bệnh
nghề nghiệp, bao gồm cả các thương tích và vấn đề tâm lý. Mục tiêu này được thực
hiện thông qua việc xác định và phân loại nguy cơ liên quan đến sức khỏe từ môi
trường làm việc, sau đó đề xuất các biện pháp phòng tránh và quản lý nguy cơ nhằm
đảm bảo rằng công việc không gây ra ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người
lao động.
Tại NCSP, tất cả các hoạt động giám sát sức khỏe sẽ tuân thủ đúng các yêu
cầu pháp lý hiện hành. Việc kiểm tra sức khỏe trước khi tuyển dụng sẽ được thực
hiện bởi bộ phận Nhân sự. Nội dung của cuộc khám sức khỏe cho nhân viên mới
tham gia làm việc tại văn phòng trong điều kiện bình thường sẽ tuân thủ theo các
quy định công việc được đề ra bởi bộ phận Nhân sự. Đối với những nhân viên được
tuyển dụng để làm việc trong khu vực sản xuất, nơi có nguy cơ tiếp xúc với các yếu
tố có hại và nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp; hoặc những công việc đòi hỏi về
sức khỏe như làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; cũng như những người lao
động ở tuổi hưu hoặc đã nghỉ việc nhưng vẫn có nguy cơ mắc các bệnh nghề
nghiệp, quy trình và nội dung của cuộc khám sức khỏe sẽ được thực hiện theo
Thông tư 28/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016. [8]
Việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm được quy tại quy trình NCSP
Occupation Health and Industrial Hygiene do bộ phận HSE tổ chức. Tần suất thực
hiện 01 lần/năm đối với người lao động làm việc tại văn phòng trong điều kiện bình
thường và ít nhất 02 lần/năm đối với người làm việc tại khu vực sản xuất có khả
năng tiếp xúc với yếu tố có hại và dễ mắc bệnh nghề nghiệp; làm công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm; nhân viên lớn tuổi. Quy trình và nội dung kiểm tra thực
26

hiện theo quy định của pháp luật hiện hành (Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày
06/5/2013). [8]
Việc khám bệnh nghề nghiệp do bộ phận HSE tổ chức. Đối tượng người lao
động thực hiện việc khám này là những người làm việc tại khu vực sản xuất có khả
năng tiếp xúc với yếu tố có hại và dễ mắc bệnh nghề nghiệp; làm công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm; người lao động nghỉ hưu/ thôi việc/ bố trí lại công việc có
nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Quy trình và tần suất khám sức khỏe thực hiện theo
quy định pháp luật hiện hành (Thông tư 28/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016) [8]
Việc khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp do bộ phận
HSE tổ chức. Đối tượng người lao động thực hiện việc khám này là người lao động
được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp. Quy trình và tần suất khám sức khỏe thực
hiện theo quy định pháp luật hiện hành (Thông tư 28/2016/TT-BYT ngày
30/6/2016) (theo NCSP Occupation Health and Industrial Hygiene) [8]
 Nhận xét: NCSP đã tuân thủ theo Thông tư 28/2016/TT-BYT để khám sức
khoẻ định kì cho tất cả nhân viên của công ty nhằm mục đích phát hiện các
nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ để kịp thời ngă [9]n chặn các bệnh nghề
nghiệp cho nhân viên.
2.4.3 Thực trạng bồi dưỡng độc hại
Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn đã thực hiện theo thông tư số
24/2022/TT-BLĐTBXH về việc thực hiện bồi dưỡng cho các nhân viên làm công
việc nặng nhọc, độc hại. Điều này không những thể hiện sự quan tâm của công ty
đến sức khoẻ của nhân viên mà còn quan tâm đến sức khoẻ tinh thần của nhân viên
từ đó tạo động lực làm việc cho nhân viên và tăng hiệu suất làm việc. [9]
Căn cứ theo Thông tư số 24/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2022 của Bộ
Lao động, Thương binh và Xã hội Quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với
người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. [9]
 Nhân viên của Công ty thuộc các chức danh công việc trong bảng tổng
hợp (đính kèm) được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật với mức
20.000 đồng/ người/ ngày làm việc.
27

Bảng 2. 4 Bồi dưỡng công việc nặng nhọc, độc hại

TT Nghề, công Kết quả đo Cơ quan thực hiện Mức bồi


việc các yếu tố đo và ngày, tháng, dưỡng
nguy hiểm, năm đo được
yếu tố có hại hưởng

1 Giám sát sản  Tiếng ồn: 1/35 Sở Y tế Tp. Hồ Chí 20.000


xuất vị trí không Minh- Trung tâm đồng/
đạt tiêu chuẩn kiểm soát bệnh tật người/ngày
2 Trưởng ca sản
là Khu vực thành phố Ngày
xuất
máy phát điện 23/11/2022
3 Cố vấn sản (Gas
xuất turbines).
 Nhiệt độ,
4 Điều phối
độ ẩm, tốc
viên
độ gió, bức
giấy phép làm
xạ nhiệt và
việc
bụi: tất cả
5 Kỹ thuật viên các mẫu đo
phòng điều đều nằm
khiển trong tiêu
chuẩn cho
6 Kỹ thuật
phép;
viên
 Ánh sáng: tất
sản xuất
cả các mẫu đo
7 Kỹ thuật đều đạt yêu
viên hỗ trợ cầu;
sản xuất  Hơi khí độc:
tất cả các mẫu
8 Kỹ sư Hóa
28

nghiệm

9 Giám sát bảo


trì

10 Kỹ thuật viên
điện

11 Kỹ thuật
viên cơ khí

12 Kỹ thuật
viên
đo kiểm

13 Kỹ thuật
viên
đo đều nằm
hệ thống
trong tiêu chuẩn
điều khiển
cho phép;
14 Kỹ sư kế  Điện từ trường:
hoạch bảo tất cả các mẫu
trì đo đều nằm
trong tiêu chuẩn
15 Đội trưởng
cho phép;
đội
 Rung tần số: tất
PCCC
cả các mẫu đo
16 Nhân viên đều nằm
phòng cháy trong tiêu chuẩn
chữa cháy cho phép;
 Tư thế lao
29

 Nhận xét: Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn đã thực hiện theo thông tư
số 24/2022/TT-BLĐTBXH về việc thực hiện bồi dưỡng cho các nhân viên
làm công việc nặng nhọc, độc hại. Điều này không những thể hiện sự quan
tâm của công ty đến sức khoẻ của nhân viên mà còn quan tâm đến sức khoẻ
tinh thần của nhân viên từ đó tạo động lực làm việc cho nhân viên và tăng
hiệu suất làm việc.
2.5. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC KHÍ:
2.5.1 Tổng quan về ngành khai thác khí trên thế giới:
Trên phạm vi công nghiệp, dầu mỏ đã bắt đầu được khai thác từ thế kỷ 19 tại ba
quốc gia gồm Mỹ, Nga và Rumani. Vào đầu thế kỷ 20, hoạt động khai thác đã mở
rộng ra 20 quốc gia, tuy nhiên, tập trung chủ yếu vẫn là ở Mỹ, Venezuela và Nga.
Đến năm 1940, khai thác dầu mỏ đã lan rộng đến hơn 40 quốc gia, nhưng vẫn tập
trung chủ yếu ở Mỹ, Liên Xô, Venezuela và Iran. Số lượng quốc gia tham gia vào
hoạt động khai thác dầu mỏ đã tăng lên 60 vào những năm 1970 và đạt 95 vào cuối
thập kỷ 1990
Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2019, sản lượng dầu thô trên toàn cầu đã
biến động một cách tương đối ổn định hơn so với giai đoạn 50 năm trước. Thông tin
về sản lượng dầu thô của các khu vực trên thế giới trong các năm mốc khác nhau đã
được tổng hợp và trình bày trong bảng dưới đây: [6]
30

Hình 2. 8 Thông tin về sản lượng dầu thô của các khu vực trên thế giới trong các
năm
2.5.2 Tổng quan về ngành khai thác khí tại Việt Nam:
 Trong số 52 quốc gia trên thế giới sở hữu tài nguyên dầu khí, Việt Nam đứng
ở vị trí thứ 28. Đến cuối năm 2013, trữ lượng dầu thô đã được xác minh của
Việt Nam ước khoảng 4,4 tỷ thùng, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, trữ lượng khí đã được xác minh của Việt Nam là khoảng 0,6
nghìn tỷ mét khối, xếp thứ ba trong khu vực.
 Trong năm 2020, ngành dầu khí của Việt Nam phải đối mặt với một tình hình
khó khăn khi đồng thời gánh chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và sự
giảm sâu của giá dầu. Các doanh nghiệp trong ngành này đã phải tập trung
31

vào việc ứng phó với tình trạng dịch bệnh, dẫn đến việc giảm nhu cầu trên
thị trường và thu hẹp hoạt động sản xuất. Đồng thời, họ cũng phải đối mặt
với sự sụt giảm mạnh mẽ của giá dầu thô, một tình huống chưa từng xảy ra
trong lịch sử ngành này
 Theo báo cáo từ các doanh nghiệp thì có 4 trong số 11 doanh nghiệp khai
thác dầu khí trong nước có sự tăng trưởng về doanh thu trong năm 2020.
Những doanh nghiệp này bao gồm Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ
Dầu khí (PVD), Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
(PVS), Công ty Cổ phần Bọc Dầu khí Việt Nam (PVB), và Công ty Cổ phần
Dịch vụ Ngoài khơi PTSC (POS). [10]

[10]
Hình 2. 9 Doanh thu của các công ty dầu khí tại Việt Nam

2.6. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ KHÍ TẠI NHÀ MÁY


Tại nhà máy xử lý khí của công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn, các quy
trình liên quan đến xử lý và vận chuyển khí đều được tự động hoá. Các hệ thống
máy móc và thiết bị đã được tích hợp các công nghệ tự động hóa để thực hiện các
32

công việc một cách tự động và hiệu quả giảm các nguy cơ và rủi ro ảnh hưởng đến
an toàn, sức khoẻ của nhân viên.

Hình 2. 10 Phòng điều khiển


Công ty có nhiệm vụ điều hành hệ thống đường ống vận chuyển khí và
condensate từ các giàn Lan Tây, Chim Sáo, Rồng Đôi, Hải Thạch tới kho cảng Thị
Vải và Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ.
Công trình Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn bao gồm đường ống dẫn
khí ngoài khơi; đường ống dẫn khí trên bờ và nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn.
 Đường ống khí ngoài khơi: có đường kính 26”, kéo dài 362km từ điểm đấu
nối với van dưới biển của giàn Lan Tây cho tới trạm van tiếp bờ tại mũi Kỳ
Vân, Long Hải, tỉnh BRVT. Sản phẩm trong đường ống là dòng lưu chất 2
pha, bao gồm khí và condensate. Áp suất vận hành của đường ống biến thiên
từ 66 bar tới 160 bar. Đoạn đường ống ngoài khơi có thể được cô lập bằng
cách đóng cụm van dưới biển gần giàn Lan Tây và cụm van tại trạm van tiếp
bờ Long Hải. Cả 2 cụm van đều có thể điều khiển từ xa qua hệ thống cáp
quang. [11]
33

 Đường ống trên bờ: Gồm 38km kéo dài từ mũi Kỳ Vân tới Trung tâm phân
phối khí Phú Mỹ. Trong đó đoạn từ mũi Kỳ Vân tới nhà máy xử lý khí Nam
Côn Sơn là 9km, đường kính ống 26”, chứa khí và condensate. Đoạn ống từ
đầu ra của nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn tới Trung tâm Phân phối khí
Phú Mỹ là 29km chứa sản phẩm là khí khô. Dòng khí này được cung cấp
làm nhiên liệu cho các tuabin khí của các nhà máy điện tại khu công nghiệp
Phú Mỹ. Đoạn ống từ mũi Kỳ Vân tới nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn có
thể được cô lập bằng cách đóng các cụm van tại trạm van tiếp bờ Long Hải
và cụm van đầu vào nhà máy. Các van này có thể được điều khiển đóng mở
từ phòng điều khiển của nhà máy. [11]

Hình 2. 11 Sơ đồ vận chuyển khí


34

Hình 2. 12 Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất khí


Quy trình công nghệ sản xuất khí được mô tả như sau:

 Khí từ đầu trên của Bẫy chất lỏng sẽ đi đến qua thiết bị lọc khí (F2808
A/B & F2908), sau đó được làm mát tại bộ trao đổi nhiệt (X2802 A/B
& X2902) nhờ dòng khí thành phẩm đi ra từ thiết bị tách nhiệt độ thấp
(V-2801/2901). Sau đó dòng khí này tiếp tục đi qua các van giảm áp
Joule Thomson (PCV-28022 A/B/C) để làm lạnh sâu từ -7 oC ÷ 0oC
nhằm ngưng tụ các hydrocacbon lỏng. Dòng hai pha sau các van
giảm áp sẽ được đưa đến thiết bị tách nhiệt độ thấp (V-2801/2901), ở
đây hiện tượng tách pha xảy ra. Khí sau khi đã được xử lý đảm bảo
nhiệt độ điểm sương tại thiết bị tách nhiệt độ thấp (V-2801/2901) sẽ
được đưa vào đường ống 30 inch đi Phú Mỹ
35

Hình 2. 13 Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất Condensat


Quy trình công nghệ sản xuất condensat được mô tả như sau:
 Condensate đầu dưới của bẫy chất lỏng sẽ đi đến thiết bị lọc
condensate (F-3103A/B/C) để loại bỏ những chất ăn mòn hay cặn rắn.
Condensate từ hai nguồn bẫy chất lỏng (V-2103) sẽ được vào bồn tách
áp V3120 và thiết bị tách nhiệt độ thấp (V-2801/2901), sẽ được đưa
đến tới thiết bị tách giảm áp suất trung bình V3122, phần condensate
được tách ra ở 2 bồn trên sẽ được đưa vào bình tách áp suất thấp
(V3106). Tại đây phần condensate sau khi qua lọc được đưa vào bình
này để giảm áp suất xuống 19 bar ở nhiệt độ từ 15 oC ÷ 25oC để tách
condensate, sau đó sẽ đi tiếp theo hai đường vào tháp ổn định
condensate (V-3107/3207); khoảng 30% condensate đi vào đỉnh tháp
và 70% còn lại sau khi qua thiết bị trao đổi nhiệt (X3108A/B &
X3208A/B) sẽ đi vào thân tháp.
 Quá trình chưng cất sẽ xảy ra trong tháp. Hệ thống dầu nóng (với
nhiệt độ đến 235oC), sẽ tận thu nhiệt từ ống xả của máy phát điện để
cung cấp năng lượng cho tháp ổn định qua bộ gia nhiệt (X-3110 &
X3210).
36

 Condensate ổn định đi ra từ phía dưới đáy tháp sẽ được làm mát


xuống 50oC (nhờ trao đổi nhiệt với không khí tại X-3109) trước khi đi
đến bồn chứa (T3005 & T3006).
 Khí đi ra từ đỉnh tháp ổn định condensate (V-3107/3207), khoảng 14
bar sẽ được nén đến 59 bar nhờ máy nén hai cấp, sau đó được hòa với
dòng khí chính đi đến thiết bị tách nhiệt độ thấp (V-2801/2901).

2.7. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG


Bảng 2. 5 Các quy định pháp luật
Loại văn STT Số hiệu Tên văn bản Ngày ban
bản hành
Luật 1 72/2020/QH14 Luật bảo vệ môi 17/11/2020
trường
2 45/2019/QH14 Luật lao động 20/11/2019
3 84/2015/QH13 Luật an toàn vệ 25/6/2015
sinh lao động
4 12/2022/QH15 Luật dầu khí 14/11/2022
Nghị định 5 03/2002/NĐ-CP Bảo vệ an ninh, an 01/07/2002
toàn dầu khí
6 13/2011/NĐ-CP Nghị định về an 02/11/2011
toàn dầu khí trên
đất liền.
7 14/2014/NĐ-CP Nghị định quy định 26/02/2014
chi tiết thi hành
luật điện lực về an
toàn điện
8 51/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 21/04/2020
một số điều của
nghị định số
14/2014/nđ-cp
37

ngày 26 tháng 02
năm 2014 của
chính phủ quy định
chi tiết thi hành
luật điện lực về an
toàn điện
9 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết 15/05/2016
thi hành một số
điều của luật an
toàn, vệ sinh lao
động.
10 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết 15/05/2016
của luật an toàn, vệ
sinh lao động về
hoạt động kiểm
định kỹ thuật an
toàn lao động, huấn
luyện an toàn, vệ
sinh lao động và
quan trắc môi
trường lao động
11 140/2018/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, 10/08/2018
bổ sung các nghị
định liên quan đến
điều kiện đầu tư
kinh doanh và thủ
tục hành chính
thuộc phạm vi
quản lý nhà nước
38

của bộ lao động -


thương binh và xã
hội.
12 25/2019/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, 03/07/2019
bổ sung một số
điều của nghị định
13/2011/nđ-cp
ngày 11/02/2011
về an toàn công
trình dầu khí trên
đất liền.
13 58/2020/NĐ-CP Quy định mức 27/05/2020
đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc vào
quỹ bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp
14 88/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết 28/07/2020
và hướng dẫn thi
hành một số điều
của luật an toàn, vệ
sinh lao động về
bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh
nghề nghiệp bắt
buộc
15 45/2023/NĐ-CP Nghị định quy định 07/01/2023
chi tiết một số điều
của luật dầu khí
39

Quyết 16 04/2015/QĐ-TTg Quy định về quản 20/01/2015


định lý an toàn trong
hoạt động dầu khí.
Thông tư 17 15/2016/TT-BYT Bệnh nghề nghiệp 15/05/2016
được hưởng bảo
hiểm xã hội
18 28/2016/TT-BYT Hướng dẫn quản lý 30/06/2016
bệnh nghề nghiệp
19 02/2023/TT-BYT Thông tư sửa đổi, 02/09/2023
bổ sung một số
điều của thông tư
số 15/2016/tt-byt
ngày 15 tháng 5
năm 2016 của bộ y
tế quy định về bệnh
nghề nghiệp được
hưởng bảo hiểm xã
hội
20 19/2016/TT-BYT Thông tư hướng 30/06/2016
dẫn quản lý vệ sinh
lao động và sức
khỏe người lao
động
21 56/2017/TT-BYT Thông tư quy định 29/12/2017
chi tiết thi hành
luật bảo hiểm xã
hội và luật an toàn
vệ sinh lao động
thuộc lĩnh vực y tế
40

22 18/2022/TT-BYT Thông tư sửa đổi, 31/12/2022


bổ sung một số
điều của thông tư
số 56/2017/tt-byt
ngày 29 tháng 12
năm 2017 của bộ
trưởng bộ y tế quy
định chi tiết thi
hành luật bảo hiểm
xã hội và luật an
toàn vệ sinh lao
động thuộc lĩnh
vực y tế
23 29/2021/TT-BYT Thông tư hướng 24/12/2021
dẫn hoạt động đào
tạo chuyên môn về
y tế lao động
24 33/2015/TT-BCT Thông tư quy định 27/10/2015
về kiểm định an
toàn kỹ thuật các
thiết bị, dụng cụ
điện
25 09/2017/TT-BCT Thông tư quy định 13/07/2017
hoạt động kiểm
định kỹ thuật an
toàn lao động
thuộc thẩm quyền
quản lý của bộ
công thương
41

26 40/2018/TT-BCT Thông tư quy định 30/10/2018


về xây dựng và nội
dung các tài liệu
quản lý an toàn
trong hoạt động
dầu khí.
27 12/2022/TT-BCT Thông tư quy định 25/07/2022
về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ
ngơi đối với người
lao động làm công
việc vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa hệ
thống đường ống
phân phối khí và
các công trình khí
28 07/2016/TT-BLĐTBXH Thông tư quy định 15/05/2016
một số nội dung tổ
chức thực hiện
công tác an toàn,
vệ sinh lao động
đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh.
29 36/2019/TT-BLĐTBXH Thông tư ban hành 30/12/2019
danh mục các loại
máy, thiết bị, vật
tư, chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh lao
42

động
30 06/2020/TT-BLDDTBXH Thông tư ban hành 20/08/2020
danh mục công
việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh lao
động
31 13/2020/TT-BLĐTBXH Thông tư hướng 27/11/2020
dẫn việc thu thập,
lưu trữ, tổng hợp,
cung cấp, công bố,
đánh giá về tình
hình tai nạn lao
động và sự cố kỹ
thuật gây mất an
toàn, vệ sinh lao
động nghiêm trọng
32 11/2020/TT-BLĐTBXH Thông tư ban hành 11/12/2020
danh mục nghề,
công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy
hiểm và nghề, công
việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy
hiểm
33 19/2023/TT-BLĐTBXH Thông tư ban hành 29/12/2023
bổ sung danh mục
nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại,
43

nguy hiểm và nghề,


công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm
34 01/2021/TT-BLĐTBXH Thông tư quy định 06/03/2021
danh mục sản
phẩm, hàng hóa có
khả năng gây mất
an toàn thuộc trách
nhiệm quản lý nhà
nước của bộ lao
động - thương binh
và xã hội
35 28/2021/TT-BLĐTBXH Thông tư quy định 28/12/2021
chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số
điều của luật an
toàn, vệ sinh lao
động về chế độ đối
với người lao động
bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
36 29/2021/TT-BLĐTBXH Thông tư quy định 28/12/2021
tiêu chuẩn phân
loại lao động theo
điều kiện lao động
37 24/2022/TT-BLĐTBXH Thông tư quy định 30/11/2022
việc bồi dưỡng
bằng hiện vật đối
44

với người lao động


làm việc trong điều
kiện có yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại
38 25/2022/TT-BLĐTBXH Thông tư quy định 30/11/2022
về chế độ trang cấp
phương tiện bảo vệ
cá nhân trong lao
động
QCVN 39 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật 27/11/2008
01:2008/BLĐTBXH quốc gia về an toàn
lao động nồi hơi và
bình chịu áp lực
40 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật 29/07/2011
03:2011/BLĐTBXH quốc gia về an toàn
lao động đối với
máy hàn điện và
công việc hàn điện
41 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật 16/02/2012
06:2012/BLĐTBXH quốc gia về mũ an
toàn công nghiệp
42 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật 30/03/2012
07:2012/BLĐTBXH quốc gia về an toàn
lao động đối với
thiết bị nâng
43 QCVN 08: Quy chuẩn kỹ thuật 16/04/2012
2012/BLĐTBXH quốc gia về những
thiết bị bảo vệ
đường hô hấp - bộ
45

lọc bụi
44 QCVN 09: Quy chuẩn kỹ thuật 24/12/2012
2012/BLĐTBXH quốc gia về an toàn
lao động đối với
dụng cụ điện cầm
tay truyền động
bằng động cơ
45 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật 25/01/2012
10:2012/BLĐTBXH, quốc gia về an toàn
lao động đối với bộ
lọc dùng trong mặt
nạ và bán mặt nạ
phòng độc
46 QCVN 13: Quy chuẩn kỹ thuật 30/12/2013
2013/BLĐTBXH quốc gia về an toàn
lao động đối với pa
lăng điện
47 QCVN 15: Quy chuẩn kỹ thuật 30/12/2013
2013/BLĐTBXH quốc gia về an toàn
lao động đối với
giày hoặc ủng cách
điện
48 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật 30/12/2013
17:2013/BLĐTBXH quốc gia về an toàn
lao động đối với
công việc hàn hơi
49 QCVN 23: Quy chuẩn kỹ thuật 30/12/2014
2014/BLĐTBXH quốc gia đối với hệ
thống chống rơi
46

ngã cá nhân
50 QCVN 24: Quy chuẩn kỹ thuật 30/12/2014
2014/BLĐTBXH quốc gia đối với
găng tay cách điện
51 QCVN 21: Quy chuẩn kỹ thuật 12/08/2015
2015/BLĐTBXH quốc gia về an toàn
lao động đối với hệ
thống lạnh
52 QCVN 25: Quy chuẩn kỹ thuật 12/08/2015
2015/BLĐTBXH quốc gia về an toàn
lao động đối với xe
nâng hàng sử dụng
động cơ, có tải
trọng nâng từ
1.000kg trở lên
53 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật 28/12/2016
27:2016/BLĐTBXH quốc gia đối với
phương tiện bảo vệ
mắt cá nhân dùng
trong công việc
hàn
54 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật 28/12/2016
30:2016/BLĐTBXH quốc gia về an toàn
lao động đối với
cầu trục, cổng trục
55 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật 25/12/2018
34:2018/BLĐTBXH quốc gia về an toàn
lao động khi làm
việc trong không
47

gian hạn chế.


56 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật 16/09/2019
36:2019/BLĐTBXH quốc gia về
phương tiện bảo vệ
cá nhân - giày ủng
an toàn
57 QCVN Quy chuẩn kỹ thuật 16/09/2019
37:2019/BLĐTBXH quốc gia đối với
quần áo bảo vệ
chống nhiệt và lửa
58 QCVN 01: 2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật 30/11/2020
quốc gia về an toàn
điện
59 QCVN 18:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật 20/12/2021
quốc gia về an toàn
trong thi công xây
dựng
60 QCVN 20:2023/BCT Quy chuẩn kỹ thuật 15/11/2023
quốc gia về an toàn
đường ống dẫn khí
đốt cố định bằng
kim loại
61 QCVN 21:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật 30/06/2016
quốc gia về điện từ
trường tần số cao -
mức tiếp xúc cho
phép điện từ
trường tần số cao
tại nơi làm việc
48

61 QCVN 22:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật 30/06/2016


quốc gia vế chiếu
sáng - mức cho
phép chiếu sáng
nơi làm việc
62 QCVN 23:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật 30/06/2016
quốc gia về bức xạ
tử ngoại - mức tiếp
xúc cho phép bức
xạ tử ngoại tại nơi
làm việc
63 QCVN 24:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật 30/06/2016
quốc gia về tiếng
ồn - mức tiếp xúc
cho phép tiếng ồn
tại nơi làm việc
64 QCVN 25:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật 30/06/2016
quốc gia về điện từ
trường tần số công
nghiệp - mức tiếp
xúc cho phép điện
từ trường tần số
công nghiệp tại nơi
làm việc
65 QCVN 26:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật 30/06/2016
quốc gia về vi khí
hậu - giá trị cho
phép vi khí hậu tại
nơi làm việc
49

66 QCVN 27:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật 30/06/2016


quốc gia về rung -
giá trị cho phép tại
nơi làm việc
67 QCVN 02:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật 21/03/2019
quốc gia về bụi -
giá trị giới hạn tiếp
xúc cho phép bụi
tại nơi làm việc
68 QCVN 03:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật 10/06/2019
quốc gia giá trị giới
hạn tiếp xúc cho
phép của 50 yếu tố
hóa học tại nơi làm
việc
50

2.8. BỘ MÁY ATVSLĐ CỦA NHÀ MÁY


Bộ máy ATVSLĐ của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an
toàn và bảo vệ sức khoẻ cho nhân viên làm việc tại nhà máy. Bộ máy ATVSLĐ
giúp kiểm soát các rủi ro có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng
thời còn giúp công ty tuân thỉ theo đúng các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh
lao động.
Bộ máy An Toàn Vệ Sinh Viên (ATVSV) của Công ty Đường ống khí Nam
Côn Sơn được thành lập và công nhận tại Quyết định số NCSP/OT/2010/10/0055
ngày 08/10/2010 gồm: [12]
Bảng 2. 6 Bộ máy An Toàn Vệ Sinh Viên

 Nhận xét: Dựa trên các quy định về pháp luật, NCSP đã thiết lập một hệ
thống quản lý an toàn vệ sinh lao động được tổ chức một cách có hệ thống và
hiệu quả. Bằng cách này, công ty đã cam kết đảm bảo môi trường làm việc
an toàn, lành mạnh cho tất cả nhân viên. Hệ thống này không chỉ bao gồm
việc thiết lập các quy trình và quy định cụ thể về an toàn lao động, mà còn
đảm bảo rằng nhân viên, được đào tạo và hướng dẫn đầy đủ về các biện pháp
51

phòng ngừa nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe trong quá trình làm việc hàng
ngày.
2.9 THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG
2.9.1 Tai nạn lao động liên quan đến quá trình xử lý, vận chuyển khí ở thế giới
Ngành dầu khí mang theo nhiều rủi ro tai nạn, bao gồm vụ nổ và cháy, tràn
dầu, tai nạn tàu chở dầu, rủi ro của giàn khoan dầu, nguy cơ về môi trường, sự cố an
toàn, và khả năng tác động của thiên tai. Những sự kiện này có thể gây ra thiệt hại
nghiêm trọng đối với môi trường, kinh tế và sức khỏe con người. Do đó, việc áp
dụng các biện pháp an toàn và kiểm soát rủi ro là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu
nguy cơ và hậu quả của các tai nạn trong ngành dầu khí, đồng thời bảo vệ cả môi
trường và cộng đồng xung quanh.
Các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực dầu khí đã và đang tạo ra
những tác động đáng kể đến con người, tài sản và môi trường trên khắp thế giới.
Những sự cố này thường làm lan rộng những hậu quả khó lường và kéo dài hàng
thập kỷ. Không chỉ gây tổn thất về mặt kinh tế và vật chất, mà còn đặt ra những
thách thức đáng kể cho việc bảo vệ môi trường và phục hồi hậu quả sau tai nạn. [13]
 Vào đầu tháng 3 năm 2018, một vụ nổ đã xảy ra tại một giếng dầu ở miền
bắc Colombia, gây ra một trận tràn dầu nghiêm trọng. Dầu đã tràn ra sông
Magdalena, một con đường nước chính chạy qua đất nước với chiều dài lên
đến khoảng 1.550 km về phía bắc, chạy qua nửa phía tây của Colombia.
Trong vòng một tháng kể từ sự cố, tỉnh Santander đã chứng kiến một thảm
họa môi trường không lường trước, với hơn 2.400 loài động vật chết, bao
gồm cả gia súc lớn như bò, dê, cừu, cũng như cá, bò sát và chim. Hơn 1.000
loài thực vật cũng đã bị hủy hoại trong khu vực ảnh hưởng bởi vụ tràn dầu
này. Cơ quan bảo vệ môi trường địa phương mô tả sự kiện này là thảm họa
sinh thái tồi tệ nhất từng xảy ra ở Colombia trong những thập kỷ gần đây.
Công ty dầu mỏ quốc gia Ecopetrol, bị cáo buộc gây ra vụ tràn dầu, đã công
bố rằng chỉ có 550 thùng dầu thô đã bị rò rỉ. Tuy nhiên, một số thương nhân
52

địa phương lại cho biết rằng con số này có thể lên đến 2.400 thùng, nhiều
hơn nhiều so với con số mà Ecopetrol công bố. [13]
 Vào ngày 25 tháng 4 năm 2018, một thảm họa cháy lớn đã xảy ra tại một
giếng dầu bất hợp pháp tại Indonesia, đặc biệt là tại khu vực Đông Aceh. Cơ
quan Thông tin Dầu khí đã thông báo về vụ việc này, trong đó ít nhất có 10
người thiệt mạng và 40 người khác bị thương. Ngọn lửa đã bùng phát trong
sáng sớm, gây ra một cảnh tượng kinh hoàng do sự cố tràn dầu. Theo các
nhân viên cứu hỏa, nguyên nhân ban đầu của vụ cháy được xác định là do
một điếu thuốc lá. Sự việc này đã khiến cho dầu tràn ra từ giếng dầu và bắt
đầu lan rộng. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi ngọn lửa lan nhanh chóng,
không chỉ gây thiệt hại về người mà còn tàn phá môi trường xung quanh.
[13]
 Trong tháng 9 năm 2018, một sự kiện đáng lo ngại đã xảy ra tại Đức, khi có
một vụ nổ tại một nhà máy lọc dầu tại Fauburg-on-the-Danube. Cơ quan
Thông tin Dầu khí đã đưa tin về vụ việc này, với thông tin cho biết có tám
người bị thương trong vụ nổ này. Trong số đó, ba người đã phải nhập viện
với tình trạng thương tích nghiêm trọng. Sự việc này đã gây ra một lượng
khói lớn và sau đó là một vụ cháy, tạo ra tình hình nguy hiểm và khiến cho
khoảng 1.800 người dân sống xung quanh khu vực phải sơ tán khẩn cấp, rời
khỏi nhà của mình để tránh nguy hiểm. Hơn 200 lính cứu hỏa đã nhanh
chóng có mặt để tham gia vào hoạt động dập tắt đám cháy và khắc phục hậu
quả của vụ nổ. Họ đã làm việc cật lực để kiểm soát tình hình và đảm bảo an
toàn cho cộng đồng, đồng thời cũng cố gắng giảm thiểu thiệt hại cho môi
trường và tài sản. Sự kiện này đã đặt ra nhiều câu hỏi về an toàn và kiểm soát
rủi ro trong các hoạt động liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, và nó
cũng là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc tuân thủ các
quy định an toàn và bảo vệ môi trường. [13]
 Vào năm 2010, một tai nạn đầy kinh hoàng đã xảy ra trên giàn khoan dầu
Deepwater Horizon ở vịnh Mexico, gây ra một thảm họa không thể ngờ tới.
53

Phim “Thảm họa giàn khoan” đã tái hiện lại sự kiện này, khiến cho 11 công
nhân thiệt mạng và 17 người khác bị thương. Nhưng thảm họa chưa dừng lại
ở đó. Gần 5 triệu thùng dầu đã tràn ra khỏi giàn khoan và lan khắp vịnh trong
suốt gần 100 ngày. Đây là một trong những vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử
thế giới, với tác động vô cùng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống của
hàng triệu người. Vụ tràn dầu này đã khiến cho vịnh Mexico chìm trong biển
dầu, gây ra tổn thất không thể phục hồi được đối với động và thực vật biển
cũng như đời sống của người dân nơi đây. Hậu quả của sự kiện này đã lan
rộng xa hơn, ảnh hưởng đến nền kinh tế và hệ sinh thái của khu vực, cũng
như gây ra một làn sóng phản đối và chỉ trích từ cộng đồng quốc tế [13]
 Vụ rò rỉ đường ống khí đốt Nord Stream là một sự cố nghiêm trọng xảy ra
trên hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu. Nord Stream là
một dự án lớn nhằm tăng cường việc vận chuyển khí đốt từ Nga sang các
quốc gia châu Âu thông qua đường ống dẫn trực tiếp dưới biển Baltic. Sự cố
xảy ra khi một phần của đường ống này bị rò rỉ khí. Sự cố này đã gây ra lo
ngại lớn về môi trường, an ninh năng lượng và an toàn cho cộng đồng dân cư
sống gần khu vực đường ống. Các chính trị gia, nhà hoạch định chính sách
và dư luận quốc tế đều lên tiếng diễn đàn về những hậu quả tiềm ẩn của vụ
việc này và đưa ra các biện pháp cần thiết để khắc phục tình hình. [13]
2.9.2 Tai nạn liên quan đến quá trình xử lý, vận chuyển khí ở Việt Nam
Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển đáng kể trong ngành công nghiệp
dầu khí và khí đốt, một lĩnh vực chiến lược quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia.
Việc khai thác và vận chuyển dầu và khí đốt từ các vùng biển và lục địa đã trở
thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển năng lượng của đất
nước. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển này là rủi ro của các vụ rò rỉ khí đốt, có
thể xuất phát từ sự cố kỹ thuật, tác động của thiên tai hoặc sai sót trong quản lý và
vận hành.
 Vào khoảng 17 giờ 30 phút vào ngày 15/12, tàu Hoàng Thiên 99, với trọng
lượng hàng hóa đạt 156,2 DWT, đã gặp phải một sự cố nghiêm trọng khi bị
54

lật ngang tại khu vực trước Bến cảng vận tải Phan Thiết. Trên tàu, có khoảng
2 tấn dầu Diesel (DO) cùng với khoảng 70 tấn hàng hóa khác. May mắn thay,
sự cố này không gây ra thiệt hại đối với cuộc sống và tài sản của bất kỳ ai
[13]
 Vào lúc 3 giờ ngày 25/8, một điểm rò rỉ khí gas đã được phát hiện tại KP 75,
một phần của hệ thống đường ống khí Nam Côn Sơn. Ngay sau khi phát
hiện, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) - đơn vị quản lý hệ thống này -
đã tức thì thông báo cho các cơ quan liên quan và các tàu bè trong khu vực,
yêu cầu tránh xa khu vực đồng thời có khả năng xảy ra rò rỉ khí để đảm bảo
an toàn tối đa cho con người và phương tiện. Đến 20 giờ 56 cùng ngày, thiết
bị khảo sát biển đã chính xác xác định vị trí của điểm rò rỉ tại mặt nối giữa
đường ống của Mỏ Chim Sáo (do Công ty Premier Oil - Anh Quốc quản lý)
và hệ thống đường ống khí Nam Côn Sơn. Sau đó, các biện pháp cô lập điểm
rò rỉ đã được triển khai và hoàn tất thành công, giúp ngăn chặn nguy cơ rò rỉ
khí và đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh. Điều này là một minh
chứng cho sự quản lý và phản ứng kịp thời và chuyên nghiệp từ các tổ chức
liên quan trong việc xử lý sự cố và bảo vệ môi trường [14]
2.9.3 Thống kê tai nạn lao động tại nhà máy:
Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn tự hào vì kể từ ngày thành lập nhà
máy cho đến nay chưa từng ghi nhận bất kì sự cố tràn dàu hay rò rỉ khí nào xảy ra.
Đây cũng như là kết quả của sự nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện đánh giá
rủi ro một cách chi tiết, có những biện pháp kiểm soát phù hợp và thực hiện, tuân
thủ các biệp pháp kiểm soát an toàn hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho người lao
động và bảo vệ môi trường.
Việc quản lý các vụ tai nạn, chấn thương trong qúa trình làm việc tại nhà
máy, NCSP đã phân loại các mức độ chấn thương từ nhẹ cho đến tử vong một cách
chi tiết tại quy trình Work Control System. Điều này giúp công ty có thể xử lý các
vụ tai nạn một cách hiệu quả và còn giúp tăng cường các biện pháp phòng ngừa cho
nhân viên. [3] [15]
55

 Tai nạn ( Accident): một sự kiện không mong muốn gây tổn hại về người, tài
sản, tổn hại đến môi trường
o Chấn thương có thể được phân loại như sau:
 Tử vong
 Chấn thương cần thời gian hồi phục
 Điều trị y tế
 Sơ cứu
o Thiệt hại/mất mát tài sản bao gồm mọi thiệt hại về thiết bị, mọi tổn
thất về tài sản của NCSP. Nó có thể được phân loại như sau:
 Vi phạm nội quy lao động có tổn thất thực tế
 Vi phạm hợp đồng dẫn đến mất mát tài sản
 Vi phạm pháp luật với mức phạt chính thức
 Sự gián đoạn cung cấp khí (PUR) có thể xảy ra do việc ngừng
hoạt động không kế hoạch của hệ thống dẫn khí tại trạm Dinh
Co hoặc giảm cung cấp khí tại Phú Mỹ hoặc gián đoạn cung
cấp khí tại Phú Mỹ.
 Khí không đạt tiêu chuẩn
 Thiệt hại tài sản hoặc tài sản bị mất của NCSP. Có giá trị thực
tế
o Thiệt hại môi trường có thể được phân loại như sau:
 Rò rỉ khí: Nếu máy dò khí cầm tay được giữ cách 10 cm theo
chiều gió và ghi nhận 100% LEL trở lên
 Tràn dầu: Nếu có lượng rò rỉ lớn hơn 17,28 tấn/ngày
 Tai nạn suýt xảy ra ( Near – misses): tình huống hoặc sự kiện gần như xảy ra
nhưng cuối cùng đã được ngăn chặn hoặc tránh được một cách may mắn.
Đây là các tình huống mà nếu không có sự can thiệp hoặc may mắn, có thể
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, bao gồm thương tích, tổn hại tài sản hoặc hậu
quả môi trường
56

 Vi phạm ( Violation ): Dựa trên kết quả của nó, hành vi vi phạm được phân
loại là sự cố hay không
o Vi phạm ROW (Right of Way) :Đây là quyền được pháp luật cấp cho
một cá nhân hoặc tổ chức để sử dụng một phần của đất của người
khác cho mục đích cụ thể, chẳng hạn như xây dựng đường, cống,
đường sắt, dây dẫn điện, hoặc các công trình công cộng khác, bao
gồm:
 Bất kì hoạt động đào nào không được cấp phép
 Xe trên 5 tấn đi qua
 Thuyền neo hoặc chìm
 Đám cháy cỏ cần được hỗ trợ bằng xe cứu hỏa
o Vi phạm MEZ (Maritime Exclusion Zone - Khu vực cấm hoạt động
hàng hải) là một tàu hoặc cá nhân tiến hành các hoạt động cấm hoặc
không tuân thủ các quy định an toàn, bao gồm:
 Bất kỳ hoạt động nào trong vùng an toàn 500m không được
cấp phép hoặc ngoài phạm vi
 Bất kỳ hoạt động có tính rủi ro cao nào (quân đội thả neo,
khoan, bắn…) trong phạm vi 2 hải lý mà không thông báo cho
NCSP
o Vi phạm WCS (Water Control Station - Trạm Kiểm Soát Nước) là
việc không tuân thủ các quy định về sử dụng nước, quy định về vận
hành và bảo dưỡng thiết bị, hoặc vi phạm các hạn chế về việc tiếp cận
hoặc sử dụng cơ sở
Từ năm 2003 đến 2023, NCSP đã tiến hành thống kê và ghi nhận các
sự cố xảy ra dưới dạng bảng và sơ đồ. Các sự cố được thống kê chi tiết và
đầy đủ qua từng năm. Nhờ đó công ty sẽ biết rõ hơn các vấn đề cụ thể và
nhận biết các rủi ro có thể xảy ra dựa vào đó có thể có những biện pháp thực
hiện để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các sự cố trong tương lai từ đó giúp nâng
cao sự an toàn và hiệu suất của NCSP. [15]
57

Hình 2. 14 Thống kê sự cố theo dạng cột


Bảng 2. 7 Thống kê các sự cố theo dạng bảng

 Nhận xét: Tại NCSP, việc quản lý sự cố được thực hiện một cách rất tỉ mỉ và
chi tiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động và môi trường
làm việc. Nhờ vào hệ thống phân loại sự cố chi tiết này, từ khi thành lập đến
nay, công ty không ghi nhận bất kỳ sự cố nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến con người hoặc môi trường. Điều này là minh chứng rõ ràng cho sự cam
kết của NCSP trong việc đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và bảo vệ
sức khỏe của tất cả nhân viên, nhà thầu và khách tham tại công ty.
58

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH


LAO ĐỘNG CHO QUÁ TRÌNH XỬ LÝ KHÍ TẠI NHÀ MÁY
XỬ LÝ KHÍ NAM CÔN SƠN
Chương này sẽ đi vào khảo sát các vấn đề về an toàn vệ sinh lao động của
công ty về phần hồ sơ quản lý an toàn vệ sinh lao động trên cơ sở tuân thủ luật pháp
và phần hiện trường quản lý an toàn vệ sinh lao động của các nhân viên tại NCSP,
xem xét sự tuân thủ pháp luật và các quy trình về an toàn của công ty và khảo sát
mức độ hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đã được triển khai.
3.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ CHO QUÁ TRÌNH XỬ LÝ, VẬN
CHUYỂN KHÍ TẠI NHÀ MÁY NCS
3.1.1. Các tiêu chí đánh giá:
Khi tiến hành khảo sát thực trạng an toàn vệ sinh lao động của công ty, việc
xác định các tiêu chí đánh giá đóng vai trò rất quan trọng và là bước không thể
thiếu. Bằng cách này chúng ta có thể biết được mức độ tuân thủ và thực hiện của
công ty đối với các quy định và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động. Giúp có thể
nhận ra được điểm mạnh điểm yếu trong hệ thống quản lý an toàn từ đó đề xuất
thêm các biện pháp phù hợp để tăng cường sự an toàn cho tất cả nhân viên, nhà thầu
và khách tham quan trong công ty.
Đầu tiên để bắt đầu quá trình khảo sát, chúng ta cần thực hiện tiến hành
nghiên cứu và xem xét các quy định và điều lệ của công ty, cùng với các quy định
và luật lệ của pháp luật nhà nước. Đây là một tiêu chí không thể thiếu vì nó giúp
chúng ta có thể hiểu rõ cách mà công ty xây dựng và thi hành các chính sách, quy
trình và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn vệ sinh lao động. Đồng thời, việc tham
khảo các quy định pháp luật nhà nước cũng giúp chúng ta đảm bảo rằng các hoạt
động của công ty tuân thủ đúng và đủ các yêu cầu pháp lý, đảm bảo môi trường làm
việc an toàn và bảo vệ sức khỏe cho tất cả các nhân viên.
Tiếp theo chúng ta sẽ xem về những hồ sơ liên quan đến việc tuân thủ an
toàn vệ sinh lao động của công ty đối với hệ thống pháp luật. Để đảm bảo rằng hệ
59

thống an toàn vệ sinh lao động của công ty được xây dựng, duy trì một cách đầy đủ
và chính xác theo các yêu cầu pháp luật. Việc khảo sát hồ sơ cũng giúp chúng ta
nhận ra thiếu sót hoặc hạn chế nào trong hệ thống hiện tại, từ đó đề xuất và triển
khai các biện pháp cải thiện để nâng cao sự an toàn và bảo vệ cho nhân viên, nhà
thầu và khách tham quan.
Và cuối cùng sẽ so sánh giữa hiện trường với các hồ sơ quản lý của công ty
và hệ thống pháp luật. Xem có sự khác biệt giữa thực tế và các hồ sơ quản lý, để
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quy định trong thực tế và đảm bảo rằng công ty
đang tuân thủ đúng các quy tắc về an toàn vệ sinh lao động.
3.1.2.Đánh giá phần hồ sơ quản lý an toàn vệ sinh lao động trên cơ sở tuân thủ
luật pháp

3.1.2.1 Đối với thiết bị


3.1.2.1.1 Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
Bảng 3. 1 Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
Thiết bị Số lượng
Bình chịu áp lực 66
Ắc quy thuỷ lực 43
Bình chứa nitơ
Bình CO2 21
Bình O2 5
Van an toàn áp suất 160
Hệ thống Chiller và 7
HVAC
Thiết bị nâng
3.1.2.1.2 Hồ sơ thiết bị, giấy khai báo thiết bị
Theo quy định tại điều 30, khoản 1 của Luật An toàn, Vệ sinh lao động năm
2015, các loại máy móc, thiết bị và vật tư đặc biệt yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
và vệ sinh lao động được quy định phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, tuân thủ
60

trong thời hạn sử dụng và đặc biệt phải đảm bảo chất lượng. Điều này cần thiết
trong việc quản lý và sử dụng các trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt, đảm bảo
rằng các thiết bị có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn và vệ sinh lao động, và
đồng thời giữ vững chất lượng trong quá trình sử dụng, góp phần tạo ra một môi
trường làm việc an toàn. [16]
NCSP đã tuân thủ chi tiết theo các yêu cầu của pháp luật về việc khai báo các
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt đang sử dụng tại nhà máy. Các máy móc, thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt tại NCSP đều có đầy đủ hồ sơ, giấy khai báo thiết bị và được
bảo trì, bảo dưỡng theo đúng quy định giúp máy móc, thiết bị có thể tránh được
những rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân viên.
3.1.2.1.3 Quy trình bảo trì, bảo dưỡng
Theo quy trình NCSP Management of Safety Critical Equipment (SCE),
NCSP thực hiện bảo trì bảo dưỡng các thiết bị theo quy trình chi tiết của công ty.
Trong đó các thiết có yêu cầu nghiêm ngặt sẽ được phân loại trong quá trình làm dự
án. Các thiết bị này được xác định là thiết bị nghiêm ngặt sẽ được đặc biệt chú trong
trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng. [17]
Các chế độ bảo trì bảo dưỡng cho các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt sẽ bao
gồm như việc tăng tuần suất kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng định kì thường xuyên hơn
để đảm bảo rằng các thiết bị này luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
Công ty cũng đảm bảo rằng các thiết bị này sẽ được kiểm tra và bảo dưỡng
chi tiết như kiểm tra các chức năng, kiểm tra an toàn và kiểm tra các hiệu suất của
chúng nhằm duy trì hoạt động ổn định của các thiết bị này theo đúng các quy định
của pháp luật.
3.1.2.2 Đối với con người

3.1.2.2.1. Đánh giá rủi ro


Để đánh giá được rủi ro liên quan đến qúa trình xử lý và vận chuyển khí nhà
máy đã dùng phương pháp ma trận. Ma trận này giúp có thể xác định và ưu tiên các
rủi ro dựa trên mức độ nghiêm trọng và xác suất xảy ra của chúng.
61

Sau khi xác định các biện pháp kiểm soát cho mối nguy hiểm và đánh giá
khả năng xảy ra cùng hậu quả của nó, quá trình đánh giá mức độ rủi ro thường được
thực hiện bằng cách sử dụng ma trận rủi ro. Mức độ rủi ro được phân loại thành các
cấp độ thấp, trung bình và cao, tùy thuộc vào sự kết hợp giữa hậu quả và khả năng
xảy ra (theo OPS-3000-MP-1014 NCSP Work Control System): [3]
Bảng 3. 2 Đánh giá rủi ro theo ma trận

Xác xuất xảy ra

Bảng đánh giá rủi ro theo ma Rất Trung


Thấp Cao
trận Thấp bình
(T) (C)
(RT) (TB)

Đã xảy
Mức Có khả Xảy ra
Khó có ra hơn
độ năng một lần
thể xảy một lần
Khả năng thiệt hại nghiêm xảy ra tại
ra tại
trọng NCSP
NCSP
 Tử vong, chấn thương
nặng
 Thiệt hại > $ 500K
 Tràn > 10 tấn
 Rò rỉ khí gas > 240
A T TB C C
Sm3
 Vi phạm pháp luật >
50.000 K đồng
 Chấn thương trung
bình
 Thiệt hại từ $100K - $ B T T TB C
500K
 Tràn 2 - 10 tấn (khu vực
62

nhạy cảm < 01Bbl)


 Rò rỉ khí Gas > 0,8 Sm3
Và < 240 Sm3
 Vi phạm pháp luật >
20.000K đồng
 Chấn thương nhẹ
 Thiệt hại từ $10K ĐẾN
$100K
 Tràn < 2 tấn
 Rò rỉ khí < 0,8 Sm3 C RT T T TB
 Vi phạm pháp luật >
10.000K đồng
 Chấn thương rất nhẹ
 Thiệt hại từ $1K ĐẾN
$10K
 Tràn < 0,2 tấn
 Rò rỉ gas D RT RT T T
 Vi phạm pháp luật ≤
10.000K đồng
SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
Rất Trung
Thấp Cao
Thấp bình
(T) (C)
(RT) (TB)
Mức độ Xảy ra
Khó có Có khả Xảy ra
Nguy cơ tiềm ẩn nghiêm nhiều
thể xảy năng một
trọng hơn 1
ra xảy ra lần
lần
63

- Sức khỏe nghề nghiệp -


A T TB C C
nghiêm trọng

- Sức khỏe nghề nghiệp –


B T T TB C
trung bình

- Sức khỏe nghề nghiệp –


C RT T T TB
Thấp

- Sức khỏe nghề nghiệp –


D RT RT T T
Rất thấp

Bảng 3. 3 Phân loại mức độ rủi ro

Mức độ rủi ro Hành động

Nhiệm vụ không được tiến hành nếu không có sự chấp thuận


của giám đốc.

Khả năng tổn thất nghiêm trọng: Nhiệm vụ chỉ được tiến
C hành khi có các biện pháp kiểm soát bổ sung để tránh tổn
thất nghiêm trọng

Lập kế hoạch kiểm soát để giảm thiểu rủi ro hơn nữa.


Đánh giá mức độ ưu tiên và thống nhất mục tiêu thực hiện
TB
với giams đốc vận hành.

Giám sát các biện pháp và quy trình kiểm soát để


T đảm bảo rủi ro được duy trì ở mức thấp nhất .

Thực hiện các biện pháp kiểm soát để giảm rủi ro xuống
RT
mức thấp nhất có thể thực hiện được một cách hợp lý
3.1.2.2.2. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
Công ty đã tiến hành nhận diện các mối nguy cho từng công việc cụ thể được
liệt kê tại NCSP Routine Activities Risk Register: [18]
64

Bảng 3. 4 Nhận diện rủi ro


Khu Hoạt động Mối nguy Tác hại Tác hại Đánh giá rủi ro
vực đến đến môi Mức Xác Yếu
con trường độ xuất tố
người nghiêm rủi
trọng ro
Đường Vận hành Rò rỉ nhỏ do Không -Ô B T T
ống đường ống ăn mòn; Khí nhiễm
26” và dầu lỏng nước,
bị thải ra - Thiệt
hại hệ
sinh thái
biển
Rò rỉ lớn do Không - Sự A T TB
bể nát do nóng lên
hỏng hóc do toàn cầu,
bên thứ ba - Thiệt
gây ra. Khí hại cho
và dầu lỏng hệ sinh
bị thải ra. thái
biển,

nhiễm
nước
Rò rỉ nhỏ do - Dị - Sự B T T
ăn mòn; Khí ứng khi nóng lên
và dầu lỏng tiếp xúc toàn cầu,
bị thải ra - Rối - Thiệt
loạn hại cho
65

chức hệ sinh
năng hô thái
hấp biển,

nhiễm
nước
Trạm Kiểm tra và Nguy cơ Chấn D TB T
cứu bảo trì các vấp ngã, thương
hoả phương tiện trượt ngã
chữa cháy
Bảo trì, Vận hành Vật rơi rớt Chấn A T TB
bảo cẩu thương
dưỡng nặng có
thể gây
tử vong
Vận hành Vật văng Tử Ô nhiễm A T TB
máy khoan, bắn vong, không
máy tiện, tàn tật khí
máy mài
Vận hành Vật văng Gây Ô nhiễm B T T
máy cưa, bắn, sắc chấn không
nhọn thương khí
Vận hành Nguồn nhiệt Gây C TB TB
súng hơi cao từ các bỏng
nóng, vòng máy móc có
bi nóng, thể gây
máy hàn,… bỏng
Vận hành Ống áp lực Gây Ô nhiễm A T TB
dụng cụ áp bị hỏng chấn đất và
66

suất thủy lực thương nước


và bơm tay
thủy lực
Nâng vật Vật có nguy Gây B TB TB
bằng tay cơ rơi rớt chấn
thương
Kiểm tra Trong qua Gây C TB T
van an toàn trình bảo trì, chấn
bảo dưỡng thương,
có nguy cơ gây
gây vấp ngã, điếc
tiếng ồn nghề
phát ra từ nghiệp
máy lớn
Làm việc Trong qúa Điện A T TB
với nguồn trình sử giật,
điện dụng các bỏng,
nguồn điện có thể
có thể gây gây ra
ra chập điện hoả
hoạn
Sản Lấy mẫu khí Môi trường Gây Ô nhiễm C TB T
xuất hydrocacbon áp suất cao, bệnh môi
trong lúc lấy nghề trường
mẩu có nghiệp
nguy cơ gây
rò rỉ khí
Lấy mẫu Chất lỏng dễ Gây Ô nhiễm D T RT
Condensat cháy, rò rỉ bệnh đất
67

dầu nghề
nghiệp
Nhà Lấy mẫu Có nguy cơ Viêm C TB T
máy nước sản té ngã trong da, suy
xử lý xuất hệ thống xử hô hấp
nước lý nước
Phòng Kiểm tra Chất nguy Gây Ô nhiễm C TB T
thí mẫu hiểm, có bệnh không
nghiệm hydrocarbon nguy cơ nghề khí, ô
cháy nổ nghiệp nhiễm
đất
Xét nghiệm Chất độc hại Gây Ô nhiễm D TB T
mẫu nước bệnh nguồn
thải nghề nước
nghiệp
Vận chuyển Trượt/té/ngã Viêm Ô nhiễm D TB T
và xử lý các Tràn, đổ da tiếp không
thiết bị, chất độc hại xúc khí, đất,
dụng cụ nước
phòng thí
nghiệm
nặng, bình
gas/thuốc
thử…và vệ
sinh dụng cụ
lấy mẫu
Kho Nhận, phát Vật rơi/rơi Gây B T T
tài liệu, vật nặng. bệnh
đóng gói Cắt ngón tay nghề
68

nghiệp
Lưu trữ Tràn Ô nhiễm A RT T
những vật dầu/hóa nước,
liệu nguy chất. Gây đất
hiểm. cháy nổ
Nâng hạ Nâng nặng. Gây B T T
thiết bị Vật rơi bệnh
nặng, vận nghề
hành xe nghiệp
nâng, bốc
xếp vật liệu
Xử lý, bảo Hóa chất dễ Ô nhiễm B RT T
quản, vận cháy, độc nước,
chuyển vật hại, tràn dầu đất
liệu nguy
hiểm
Xử lý, bảo Cháy, nổ Ô nhiễm A RT T
quản, vận môi
chuyển bình trường
gas
Xử lý, lưu Té, ngã Gây Ô nhiễm C RT RT
giữ, vận chấn không
chuyển chất thương khí, đất
thải thông
thường.
Văn Tổng vệ Té, ngã Gây Ô nhiễm C T T
phòng sinh: Lau chấn không
hành sàn nhà, bàn thương, khí,
chính ghế, cửa sổ, hít phải nước
69

nhà vệ sinh bụi gây


bệnh hô
hấp
Làm việc Điện giật Có thể A RT T
với các thiết gây tử
bị văn vong
phòng:
Photocopy,
In ấn, Fax,
Shredding…
Thay mực
Làm việc Điện giật, Gây C T T
với máy tính ngồi sai tư bệnh
thế nghề
nghiệp
Làm việc tại Ngồi sai tư Gây C T T
văn phòng thế, không bệnh
đủ ánh sáng, nghề
độ ẩm, nghiệp
thông gió…
3.1.2.2.3. Các biện pháp kiểm soát cho mối nguy đã được nhận diện:
Bảng 3. 5 Các biện pháp kiểm soát
Tác hại
Tác hại
Khu đến Biện pháp kiểm
Hoạt động Mối nguy đến môi
vực con soát
trường
người
Đường Vận hành Rò rỉ nhỏ do Không - Ô nhiễm - Chỉ những kỹ
ống đường ống ăn mòn; Khí nước, thuật viên bảo trì
26” và dầu lỏng - Thiệt được đào tạo và
70

bị thải ra hại hệ chứng nhận hợp lệ


sinh thái mới được vận hành.
biển - Thường xuyên
Rò rỉ lớn do Không - Sự nóng kiểm tra, bảo trì,
bể nát do lên toàn bảo dưỡng đường
hỏng hóc do cầu, định kì
bên thứ ba - Thiệt
gây ra. Khí hại cho
và dầu lỏng hệ sinh
bị thải ra. thái biển,
- Ô nhiễm
nước
Rò rỉ nhỏ do - Dị - Sự nóng
ăn mòn; Khí ứng khi lên toàn
và dầu lỏng tiếp xúc cầu,
bị thải ra - Rối - Thiệt
loạn hại cho
chức hệ sinh
năng hô thái biển,
hấp - Ô nhiễm
nước
Trạm Kiểm tra và Nguy cơ Chấn Sử dụng PPE
cứu bảo trì các vấp ngã, thương Nhân viên cứu hoả
hoả phương tiện trượt ngã được huấn luyện
chữa cháy đầy đủ
Bảo trì, Vận hành Vật rơi rớt Chấn - Chỉ những kỹ
bảo cẩu thương thuật viên bảo trì
dưỡng nặng có được đào tạo và
thể gây chứng nhận hợp lệ
71

tử vong mới được vận hành.


-Sử dụng dây rào và
PPE phù hợp
. Sử dụng phụ kiện
nâng phù hợp
Vận hành Vật văng Tử Ô nhiễm - Chỉ những kỹ
máy khoan, bắn vong, không khí thuật viên bảo trì
máy tiện, tàn tật được đào tạo và có
máy mài năng lực mới được
Vận hành Vật văng Gây Ô nhiễm vận hành.
máy cưa, bắn, sắc chấn không khí - Sử dụng kính bảo
nhọn thương hộ/ tấm che mặt.
- Kiểm tra chức
năng Nút khẩn cấp
trước khi sử dụng
Khu vực làm việc
có rào chắn
Vận hành Nguồn nhiệt Gây - Chỉ có kỹ thuật
súng hơi cao từ các bỏng viên bảo trì có năng
nóng, vòng máy móc có lực mới được vận
bi nóng, thể gây hành.
máy hàn,… bỏng - Ống cần được
kiểm tra/kiểm tra
trước khi sử dụng
-Sử dụng rào chắn,
PPE đúng cách.
Vận hành Ống áp lực Gây Ô nhiễm - Chỉ có kỹ thuật
dụng cụ áp bị hỏng chấn đất và viên bảo trì có năng
suất thủy lực thương nước lực mới được vận
72

và bơm tay hành.


thủy lực - Ống cần được
kiểm tra/kiểm tra
trước khi sử dụng
-Sử dụng rào chắn,
PPE đúng cách.
Nâng vật Vật có nguy Gây - Kỹ thuật viên bảo
bằng tay cơ rơi rớt chấn trì có năng lực để
thương vận hành.
- Sử dụng PPE, Dây
rào nếu cần thiết
Kiểm tra Trong qua Gây - Chỉ những kỹ
van an toàn trình bảo trì, chấn thuật viên cơ khí
bảo dưỡng thương, được đào tạo và có
có nguy cơ gây năng lực mới được
gây vấp ngã, điếc vận hành.
tiếng ồn nghề - Đặt biển báo cảnh
phát ra từ nghiệp báo
máy lớn - Sử dụng PPE
- Bu lông lò xo đã
được nhả hoàn toàn
trước khi tháo rời
Làm việc Trong qúa Điện - Kỹ thuật viên điện
với nguồn trình sử giật, và dụng cụ có năng
điện dụng các bỏng, lực vận hành.
nguồn điện có thể Sử dụng PPE đúng
có thể gây gây ra - Dụng cụ TẮT
ra chập điện hoả nguồn sau khi làm
hoạn việc
73

Sản Lấy mẫu khí Môi trường Gây Ô nhiễm - Sử dụng dụng
xuất hydrocacbon áp suất cao, bệnh môi cụ/hộp đựng mẫu
trong lúc lấy nghề trường phù hợp
mẩu có nghiệp - Đảm bảo không
nguy cơ gây làm việc nóng trong
rò rỉ khí khi lấy mẫu
- Sử dụng các
phương tiện bảo vệ
cá nhân để thực
hiện công việc.
Lấy mẫu Chất lỏng dễ Gây Ô nhiễm - Sử dụng dụng
Condensat cháy, rò rỉ bệnh đất cụ/hộp đựng mẫu
dầu nghề phù hợp
nghiệp - Đảm bảo không
làm việc nóng trong
khi lấy mẫu.
- Sử dụng các
phương tiện bảo vệ
cá nhân để thực
hiện công việc.
Nhà Lấy mẫu Có nguy cơ Viêm - Sử dụng dụng
máy nước sản té ngã trong da, suy cụ/hộp đựng mẫu
xử lý xuất hệ thống xử hô hấp phù hợp
nước lý nước - Sử dụng các
phương tiện an toàn
để tiếp cận nơi làm
việc
Phòng Kiểm tra Chất nguy Gây Ô nhiễm - Tuân thủ nghiêm
thí mẫu hiểm, có bệnh không ngặt các quy trình
74

nghiệm hydrocarbon nguy cơ nghề khí, ô xét nghiệm khi xử


cháy nổ nghiệp nhiễm đất lý mẫu và vận hành
thiết bị xét nghiệm
- Sử dụng PPE phù
hợp
Xét nghiệm Chất độc hại Gây Ô nhiễm 'Tuân thủ nghiêm
mẫu nước bệnh nguồn ngặt các quy trình
thải nghề nước xét nghiệm khi xử
nghiệp lý mẫu và vận hành
thiết bị xét nghiệm
- Sử dụng đầy đủ
PPE bao gồm khẩu
trang khi xử lý
thuốc thử xét
nghiệm độc hại
(tham khảo đánh giá
rủi ro hóa học)
Vận chuyển Trượt/té/ngã Viêm Ô nhiễm - Sử dụng đầy đủ
và xử lý các Tràn, đổ da tiếp không dụng cụ nâng
thiết bị, chất độc hại xúc khí, đất, - Phải kiểm tra
dụng cụ nước chứng chỉ xi lanh.
phòng thí - Sử dụng guildline
nghiệm để thay thế bình gas
nặng, bình
gas/thuốc
thử…và vệ
sinh dụng cụ
lấy mẫu
Kho Nhận, phát Vật rơi/rơi Gây - Thực hiện theo dõi
75

tài liệu, vật nặng. bệnh việc kiểm soát


đóng gói Cắt ngón tay nghề kho/hàng tồn kho
nghiệp - Thực hiện theo
đánh giá rủi ro hóa
chất liên quan,
(găng tay…) phù
hợp để đeo.
- Thực hiện theo
Quy trình xe nâng
với đăng ký bổ sung
kho
- Kiểm tra sức khỏe
hàng năm
Lưu trữ Tràn Ô nhiễm - Thực hiện theo dõi
những vật dầu/hóa nước, đất việc kiểm soát
liệu nguy chất. Gây kho/hàng tồn kho.
hiểm. cháy nổ - Thực hiện theo
đánh giá rủi ro hóa
chất liên quan
Nâng hạ Nâng nặng. Gây - Thực hiện theo dõi
thiết bị Vật rơi bệnh việc kiểm soát
nặng, vận nghề kho/hàng tồn
hành xe nghiệp - Thực hiện theo
nâng, bốc Quy trình xe nâng
xếp vật liệu với đăng ký bổ sung
cho khu vực kho -
Kiểm tra sức khỏe
hàng năm
Xử lý, bảo Hóa chất dễ Ô nhiễm - Yêu cầu của Hợp
76

quản, vận cháy, độc nước, đất đồng "Thu gom,


chuyển vật hại, tràn dầu Vận chuyển và Xử
liệu nguy lý chất thải nguy
hiểm hại" Tuân thủ việc
kiểm soát kho
bãi/hàng tồn kho
của SCM. Thực
hiện theo đánh giá
rủi ro hóa chất liên
quan * Kiểm tra sức
khỏe hàng năm
Xử lý, bảo Cháy, nổ Ô nhiễm -Thực hiện theo quy
quản, vận môi trình kiểm soát
chuyển bình trường kho/hàng tồn kho.
gas -Thực hiện theo quy
trình quản lý bình
gas PPE phù hợp
(Quần áo bảo hộ,
mũ bảo hiểm,
giày…) sẽ được
mặc.
- Kiểm tra sức khoẻ
hàng năm
Xử lý, lưu Té, ngã Gây Ô nhiễm - Thực hiện theo
giữ, vận chấn không quy trình quản lý
chuyển chất thương khí, đất chất thải
thải thông - PPE phù hợp
thường. (Quần yếm, mũ bảo
hiểm, giày…) phải
77

được mặc
-Kiểm tra sức khỏe
hàng năm
Văn Tổng vệ Té, ngã Gây Ô nhiễm - Tất cả hóa chất
phòng sinh: Lau chấn không phải có nhãn dán
hành sàn nhà, bàn thương, khí, nước - Sử dụng đúng
chính ghế, cửa sổ, hít phải công cụ - - Sử dụng
nhà vệ sinh bụi gây bảng thông báo sàn
bệnh hô ướt
hấp
Làm việc Điện giật Có thể - Rút ổ cắm điện
với các thiết gây tử -Bảo trì định kỳ
bị văn vong - Biển cảnh báo
phòng: - Tuân thủ các biện
Photocopy, pháp phòng ngừa
In ấn, Fax, trên nhãn đối với
Shredding… mực
Thay mực -Sẽ sử dụng găng
tay phù hợp
Làm việc Điện giật, Gây - Khảo sát
với máy tính ngồi sai tư bệnh ecgônômi định kỳ
thế nghề - Thực hiện bảo trì
nghiệp máy tính
- Kiểm tra sức khỏe
hàng năm
Làm việc tại Ngồi sai tư Gây - Bảo trì định kỳ hệ
văn phòng thế, không bệnh thống thông gió Sửa
đủ ánh sáng, nghề chữa đèn chiếu
độ ẩm, nghiệp sáng, nguy hiểm
78

thông gió… tiếng ồn


- Khảo sát
ecgonomi

 Nhận xét: NCSP đã tiến hành đề xuất các biện pháp kiểm soát cho từng mối
nguy đã được nhận diện và triển khai chúng cho từng nhân viên thực hiện
các công việc đó. Nhằm đảm bảo nhân viên hiểu rõ các biện pháp kiểm soát
để bảo vệ bản thân cũng như mọi người xung quanh.
3.1.2.2.4. Kế hoạch ATVSLĐ hằng năm
Việc lập kế hoạch ATVSLĐ hằng năm là việc không thể thiếu trong nhà
máy. Việc này nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khoẻ cho nhân viên, tuân thủ
đúng các quy định của pháp luật và hơn hết có thể giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn,
sự cố mà còn bảo vệ môi trường.
Theo điều 76, chương 5, Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13
[19] quy định về lập Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, Đánh giá rủi ro về
ATVSLĐ tại nơi làm việc; Việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế
hoạch ứng cứu khẩn cấp; kết quả thực hiện công tác ATVSLĐ năm 2023; nhiệm vụ,
phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động năm 2024 của
Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn và các đề xuất, kiến nghị của người lao
động, tổ chức công đoàn và đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra về công tác ATVSLĐ
NCSP đã lập kế hoạch ATVSLĐ cho năm 2024 như sau: [20]
Bảng 3. 6 Kế hoạch ATVSLĐ năm 2023
Kế hoạch năm 2024
Thời gian
STT Nội dung công việc Thời gian Ghi chú
hoàn
bắt đầu
thành
I CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG
79

CHÁY NỔ
1 Các công tác quản lý, tuân thủ pháp luật
Rà soát, bổ sung để đảm bảo
100% các công trình khí, cơ
sở SXKD có đầy đủ tài liệu
quản lý an toàn,
- Các giấy phép về an
ninh, an toàn (ANAT);
- Phòng chống cháy nổ
(PCCN);
- Môi trường (MT); Hằng
1.1 01/01/2024 31/12/2024
- Đăng kiểm, kiểm định tháng
(ĐK-KĐ);
- Bảo hiểm cháy nổ
(BHCN).
Và theo yêu cầu của pháp
luật trong các hoạt động của
đơn vị (có danh mục kiểm
soát cụ thể).
Thường xuyên theo dõi và
cập nhật các văn bản, quy
định mới vào danh mục văn
01/01/2024 31/12/2024
1.2 bản pháp luật, đánh giá sự Hằng quý
tuân thủ, các thay đổi, ảnh
hưởng đến hoạt động của đơn
vị.
2 Kiểm soát rủi ro
2.1 Rà soát lại tất cả các hoạt 01/01/2024 31/12/2024 Hằng
động của đơn vị, thực hiện tháng
đánh giá rủi ro, cập nhật, bổ
sung vào danh mục rủi ro, tác
động môi trường và các biện
80

pháp kiểm soát để giảm thiểu


rủi ro cho các hoạt động.
Rà soát danh mục thiết bị, dây
chuyền công nghệ, hệ thống
chống sét, đưa ra các giải pháp
Hằng
2.2 ngăn ngừa, nhằm giảm thiểu 01/01/2024 31/12/2024
tháng
các hỏng hóc đột xuất, sự cố
thiết bị,…để tăng độ tin cậy và
ổn định cho hệ thống thiết bị.
kiểm tra, bổ sung đầy đủ các
vật tư, thiết bị đề phòng cho các
Hằng
2.3 tình huống khẩn cấp, đảm bảo 01/01/2024 31/12/2024
tháng
luôn đầy đủ vật tư, thiết bị thay
thế nếu có sự cố xảy ra.
3 Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp
Kiểm tra cập nhật quy trình,
các kế hoạch để ứng cứu các
tình huống khẩn cấp, tràn đổ
hóa chất, tràn dầu; phương án
chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, Thường
3.1 01/01/2024 31/12/2024
môi trường… bổ sung đầy đủ xuyên
các nội dung, rủi ro mới phát
sinh hoặc chưa thể nhận diện
để đưa ra các tình huống, biện
pháp ứng cứu kịp thời.
Diễn tập các tình huống ứng
Hằng
3.2 cứu khẩn cấp cho dây chuyền 01/01/2024 31/12/2024
tháng
vận chuyển khí
3.3 Xây dựng kế hoạch diễn tập 01/7/2024 30/10/2024 Hằng năm
81

nội bộ, diễn tập với đơn vị lân


cận, diễn tập phối hợp lực
lượng với công an, chính
quyền địa phương tổ chức
diễn tập theo kế hoạch và báo
cáo theo quy định.

CÁC BIỆN PHÁP VỀ KỸ THUẬT, VỆ SINH LAO ĐỘNG,


II PHÒNG CHỐNG ĐỘC HẠI, CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH
LAO ĐỘNG
Thực hiện khảo sát điều kiện
vệ sinh lao động nơi làm Hằng
1 01/01/2024 31/12/2024
việc, cơ sở sản xuất kinh tháng
doanh.
Giám sát môi trường tại công
2 trình khí, các cơ sở sản xuất 01/5/2024 30/9/2024 Hằng quý
kinh doanh
Thực hiện công tác quản lý,
lưu trữ hồ sơ, báo cáo, chứng Thường
3 01/01/2024 01/01/2024
từ về môi trường đầy đủ, xuyên
đúng quy định pháp luật.
III TRANG BỊ THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN
Cung cấp các phương tiện
bảo vệ cá nhân và đảm bảo 31/12/2024 Thường
1 01/01/2024
trang bị đầy đủ, phù hợp xuyên
với công việc
IV CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ
1 01/8/2024 30/10/2024 Hằng năm
cho người lao động
2 Tổ chức khám bệnh nghề 01/4/2024 11/31/2024 6 tháng/lần
nghiệp cho CBCNV làm việc
82

trong môi trường có yếu tố


độc hại

3 Định kỳ tổ chức khám sức khỏe 01/4/2024 30/8/2024 Hằng năm


cho CBCNV nữ
Bổ sung đầy đủ thuốc, dụng
cụ vật tư y tế cho phòng
4 01/01/2024 31/12/2024 Hằng quý
khám, túi sơ cấp cứu và bố trí
Bác sĩ trực
V TUYÊN TRUYỀN VÀ HUẤN LUYỆN ATVSLĐ, PCCN
Thực hiện huấn luyện, đào
1 tạo theo yêu cầu của pháp 01/01/2024 31/12/2024 Trong năm
luật
Thực hiện huấn luyện an toàn
trước khi thực hiện công việc
2 01/01/2024 31/12/2024 Trong năm
cho nhân viên và người nhà
thầu
Triển khai các chương trình
truyền thông để bảo vệ an
3 ninh an toàn công trình khí 01/01/2024 30/10/2024 Trong năm
cho người dân, ngư dân và
các tỉnh miền trung.
Triển khai công tác truyền
thông (treo băng rôn, back
drop…) hưởng ứng và chào
4 mừng các sự kiện về 01/01/2024 31/12/2024 Trong năm
ATVSLĐ, PCCN (Tháng
ATVSLĐ, Tháng công nhân,
PCCC,…).
VI CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN
83

1 Tổ chức Thực hiện kế hoạch ATVSLĐ


Xây dựng tiến độ, biện pháp
triển khai, phân công người
thực hiện để bảo đảm hoàn
Hằng
1.1 thành 100% kế hoạch 01/01/2024 31/12/2024
tháng
ATVSLĐ đã được phê duyệt,
kiểm soát tiến độ thực hiện
hàng tháng
2 Duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý công tác an toàn
Tổ chức đánh giá duy trì
2.1 chứng nhận hệ thống quản lý 01/5/2024 30/7/2024 Hằng năm
ATCLMT
Lên kế hoạch thực hiện việc
kiểm tra, đánh giá việc tuân Hằng
2.2 01/01/2024 31/12/2024
thủ, cải tiến cho các quy trình tháng
quản lý hệ thống nội bộ.
3 Công tác bảo vệ an ninh, an toàn công trình khí
3.1 Rà soát các qui chế phối hợp 01/01/2024 31/12/2024 Trong năm
bảo vệ an ninh, an toàn công
trình khí với Công an, Bộ đội
biên phòng, Tổng cục thuỷ
sản và các đơn vị liên quan
để cập nhật, bổ sung kế
hoạch, phương án bảo vệ an
ninh, an toàn cho các công
trình hiện hữu và các công
trình mới đưa vào vận hành
bảo đảm các công trình đều
có kế hoạch, phương án bảo
84

vệ an ninh, an toàn.

 Nhận xét: NCSP đã tổ chức việc lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động
(ATVSLĐ) cho năm 2024 chi tiết và đầy đủ. Kế hoạch này tập trung vào việc
giữ an toàn cho từng công việc trong nhà máy. Đồng thời, cũng chú trọng
đến việc đào tạo và nâng cao nhận thức về an toàn cho nhân viên. Với kế
hoạch ATVSLĐ này, NCSP thể hiện cam kết của mình đối với bảo vệ sức
khỏe và an toàn của nhân viên, đồng thời góp phần vào thành công và phát
triển bền vững của doanh nghiệp.
3.1.2.2.5 Quy trình làm việc an toàn
Tại NCSP mỗi công việc đều có quy trình làm việc riêng và trong đó sẽ có
yêu cầu, quy định về an toàn riêng cho mỗi công việc. Trong những quy trình đó
hướng dẫn đầy đủ, chi tiết về cách làm việc an toàn, quy định về phương tiện bảo vệ
cá nhân, cách vận hành máy móc cho từng công việc cụ thể nhằm đảm bảo tắt cả
các công việc đều được thực hiện an toàn và nâng cao năng suất làm việc cho nhân
viên.
Các công việc tại NCSP và quy trình làm việc:

Bảng 3. 7 Các công việc tại NCSP


STT Công việc Mã số Quy trình Ngày ban
hành
1 OPS-3000- Environmental 1/10/2007
MP-2036 Management Programme
NCSP
2 HSE-3000- HSSE Requirement for 5/1/2023
MP-0044 Contractors of NCSP
3 HSE-3000- NCSP 5S Implementation 31/5/2022
MP-0047 Guideline
4 OPS-3000- NCSP Abrasive Wheel 28/11/2023
85

MP-1405 Guidelines
5 OPS-3000- NCSP Area Inspections 23/2/2024
MP-1401
6 OPS-3000- NCSP H2S Procedures 5/1/2023
MP-1403
7 OPS-3000- NCSP Hand Held Radios 30/9/2022
MP-1409
8 OPS-3000- NCSP Hot and Odd 19/12/2023
MP-1415 Bolting Procedures
9 OPS-3000- NCSP Maintenance Shift 28/11/2023
MP-1411 and End-of-trip Handover
Procedures
10 OPS-3000- NCSP Management of 5/6/2023
MP-1209 Locked Valves
11 OPS-3000- NCSP Meeting 25/6/2013
MP-2013 Organisation
12 OPS-3000- NCSP Production Shift and 7/2/2023
MP-1410 End-of-Trip Handover
Procedures
13 OPS-3000- NCSP Work Control 17/112023
MP-2020 System - Designated
Authorities
14 OPS-3000- Visits to NCSP Facilities at 13/7/2023
MP-2022 GDC
15 OPS-3000- Gas Turbine Engine & 31/8/2022
MP-2301 Gearbox Replacement
Procedure
16 OPS-3000- NCSP Explosion 2/8/2023
MP-2305 Protection Motor &
86

Lighting Fixture
Repainting Guideline
17 OPS-3000- NCSP Leak Test Procedure 17/5/2021
MP-2302 for Rotork Hydraulic
Actuators
18 OPS-3000- NCSP Lube Oil & 3/4/2024
MP-1006 Operating Fluid Schedule
19 OPS-3000- NCSP Lube Oil Top Up 24/7/2023
MP-1007 Procedure
20 OPS-3000- NCSP System 800xA 9/6/2020
MP-2304 Server Acronis Backup &
Restore Guideline
21 OPS-3000- NCSP Touch Up Painting 29/6/2023
MP-2307 Procedure for Large Area
22 OPS-3000- NCSP Touch Up Painting 29/6/2023
MP-2306 Procedure for Spots, Small
Area
23 OPS-3000- NCSP Workshop Hydraulic 5/7/2021
MP-2303 Hoses Testing Procedure
24 OPS-3000- NCSP Workshop 8/2/2023
MP-1168 Machinery Operational
Procedurev
25 OPS-3000- Environmental 1/10/2007
MP-2036 Management Programme
NCSP
26 HSE-3000- Management of Local 9/11/2023
MP-0053 Collaborators on Right of
Way between NCS &
PVGAS SE Procedure
87

27 HSE-3000- NCSP - HSE Core Training 15/11/2017


MX-0001 Matrix
28 HSE-3000- NCSP Aerial Lift Platform 14/3/2023
MP-0019 (Cherry Picker) Safety
Procedures
29 OPS-3000- NCSP Business Risk 5/4/2024
PL-1001 Register
30 HSE-3000- NCSP Confined Space 4/9/2012
MP-0039 Rescue Procedure
31 HSE-3000- NCSP Contractor Safety 20/11/2023
MP-0018 Management Procedure
32 HSE-3000- NCSP EMS & OHSMS 7/11/2022
MP-0009 Awareness Training
33 HSE-3000- NCSP Energy Management 13/7/2023
MP-0037 Guideline
34 OPS-3000- NCSP Environmental 9/7/2012
LS-0002 Effects Register
35 OPS-3000- NCSP Environmental 8/12/2022
MP-1201 Monitoring Program for
Dinh Co Terminal
36 OPS-3000- NCSP External 6/8/2015
MP-1207 Communications Procedure
37 HSE-3000- NCSP Fire Fighting Plan - 20/7/2023
PL-0010 Approved by BRVT’s
Firefighting Police
38 HSE-3000- NCSP Flooding Prevention 25/10/2023
PL-0008 and Rescue Plan
39 HSE-3000- NCSP Gas Cylinder 5/8/2021
MP-0013 Management
88

40 HSE-3000- NCSP Guideline To Use 27/1/2021


MP-0059 Flycam
41 OPS-3000- NCSP HSE Meeting 24/8/2023
MP-1402 Procedure
42 HSE-3000- NCSP HSSE Action 26/4/2024
MP-0011 Tracking
43 HSE-3000- NCSP HSSE Conditioning 22/6/2022
MP-0038 for Condensate Tanks
Internal Inspection and
Repainting
44 OPS-3000- NCSP HSSE Induction 22/3/2024
MP-1208 Process
45 HSE-3000- NCSP HSSE Policy 2/21/22024
PO-0001
46 HSE-3000- NCSP Incident Reporting 23/2/2024
MP-0005 & Investigation Procedure
47 HSE-3000- NCSP Internal Audit 27/12/2023
MP-0004 Procedure
48 HSE-3000- NCSP Legal Compliance 26/122023
MP-0016 Procedure
49 HSE-3000- NCSP Legal Database 16/6/2022
LS-0001
50 HSE-3000- NCSP Management of Fall 25/5/2022
MP-0010 Arrest Equipment and High
Rescue Kit
51 HSE-3000- NCSP Management of 9/9/2022
MP-0007 Hazardous Substances
52 OPS-3000- NCSP Mapping ISO/ OMS 31/1/2024
PL-0010 / IM Standards
89

53 HSE-3000- NCSP Medic Guides 6/12/2022


MP-0014
54 HSE-3000- NCSP Occupation Health 24/4/2024
MP-0034 and Industrial Hygiene
55 OPS-3000- NCSP PPE Policy 10/7/2023
MP-2016
56 HSE-3000- NCSP Rescue Plan for 23/5/2022
PL-0014 Condensate Tank
57 HSE-3000- NCSP Risk & Opportunity 21/6/2023
MP-0033 Assessment Guideline
58 HSE-3000- NCSP Routine Activities 17/8/2023
MP-0012 Risk Register
59 HSE-3000- NCSP Scaffolding 3/3/2023
MP-0015 Procedure
60 HSE-3000- NCSP Security Access 17/1/2023
MP-0006 Control Procedure
61 HSE-3000- NCSP Snake-bite 6/12/2022
MP-0050 Treatment Process
62 HSE-3000- NCSP STOP - SOC 24/4/2024
MP-0045 Performance and Rewards
Guideline
63 HSE-3000- NCSP Substance Abuse: 1/7/2022
PO-0004 Policy Statement and
Expectations
64 HSE-3000- NCSP Travel Safety 17/8/2023
MP-0017 Management Procedure
65 HSE-3000- NCSP Visitor Pamphlet 10/7/2013
MP-0003
67 OPS-3000- NCSP Waste Management 16/8/2023
90

MP-2005 Procedure

Theo quy trình Work Control System tại NCSP quy định trước khi bắt đầu
một công việc sẽ được cấp giấy phép làm việc. Trong giấy phép làm việc nêu rõ các
mối nguy của công việc và các biện pháp kiểm soát để nhân viên có thể hiểu rõ
công việc và đảm bảo an toàn cho nhân viên cũng như tăng năng suất làm việc.
Giấy phép của NCSP được chia thành 4 loại. Màu đỏ là cho công việc phát sinh
ngọn lửa trần, màu vàng cho công việc phát sinh tia lửa, màu đen là cho công việc
mở hệ thống chứa, vận chuyển chất cháy nổ độc hại, cuối cùng là màu xanh nước
biển dành cho các công việc còn lại. Các giấy phép làm việc tại NCSP: [3]

Hình 3. 1 Giấy phép làm việc với ngọn lửa trần


91

Hình 3. 2 Giấy phép làm việc mở hệ thống chứa, vận chuyển chất cháy nổ

Hình 3. 3 Giấy phép làm việc phát sinh tia lửa


92

Hình 3. 4 Giấy phép làm việc thông thường


 Nhận xét: Về quy trình làm việc an toàn tại NCSP các công việc đề sẽ có
các quy định an toàn riêng nhằm cho các nhân viên có thể hiểu rõ hơn về các
rủi ro trong công việc cũng như là các biện pháp để kiểm soát chúng.
3.1.2.2.6 Quy trình trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho quá trình xử lý,
vận chuyển khí tại nhà máy NCS
Dựa vào quy trình NCSP Ppe Policy thì quy định trang bị phương tiện bảo vệ
cá nhân tại NCSP được thiết kế theo các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận như
Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kì (ANSI), Hội Thử nghiệm và Vật liệu Mỹ
(ASTM), Tiêu chuẩn Anh ( BS-EN) hoặc các tiêu chuẩn tương đương cũng như
Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Việt Nam (TCVN) như sau : [21]
 Bảo vệ mắt và mặt: Việc bảo vệ mắt và mặt phù hợp khi làm trong khu vực
có nguy cơ bị chấn thương từ các vật liệu phóng ra như tia lửa kim loại, tia
phóng xạ, hoá chất hoặc bất cứ vật gì có thể gây tổn thương đến vùng mắt và
mặt.
93

 Các nhân viên có vấn đề về thị lực, như cận thị, sẽ được cung cấp kính bảo
hộ đặc biệt, kết hợp cả yếu tố bảo vệ và điều chỉnh thị lực. Điều này đảm bảo
rằng họ có thể làm việc một cách an toàn và có thể nhìn rõ ràng khi thực hiện
các nhiệm vụ công việc
 Bảo vệ đường hô hấp: Khi làm việc với các công việc cơ tiếp xúc với các
loại hoá chất nguy hiểm độc hại cần trang bị mặt nạ phòng độc. Các bộ lọc
không khí được dùng trong mặt nạ và khẩu trang phải tuân thủ các yêu cầu
kỹ thuật được quy định trong QCVN 10:2012/BLĐTBXH, Tiêu chuẩn Châu
Âu (EN) 14387:2004, Tiêu chuẩn Châu Âu (EN) 404:2005.
 Bảo vệ đầu: Tại NCSP nhân viên khi làm việc phải đội mũ bảo hộ đạt yêu
cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về mũ an toàn công
nghiệp (QCVN 06:2012/BLĐTBXH). Mũ bảo hộ cơ thể bị hư hỏng khi tiếp
xúc với nhiệt độ khắc nghiệt, tiếp xúc với hoá chất, ánh sáng mặt trời và một
số các yếu tố khác. Vì vậy cần phải kiểm tra định kì và thay thế theo quy
định sau:
 Quai đeo: Thay sau 12 tháng
 Mũ: Thay sau mỗi 5 năm sử dụng ( kể từ ngày xuất / nhận từ kho)
 Trước và sau mỗi lần sử dụng: kiểm tra bằng mắt xem có bị vỡ, nứt, rạn nứt,
đổi màu, hoặc có bất kì tình trạng bất thường nào khác không. Ngoài ra cần
kiểm tra độ giòn của nón. Nếu gặp bất cứ sự khác thường nào cần phải thay
thế ngay lập tức. Quai đeo cần được kiểm tra xem có bị sờn hay lỏng gì
không. Nếu có cũng cần được thay thế ngay lập tức.
 Lưu ý: Nếu mũ bị va đập nếu không thấy hư hỏng gì cũng cần phải thay ngay
lập tức để bảo vệ an toàn cho nhân viên.
 Bảo vệ chân: Tại NCSP nhân viên bắt buộc phải mang giày bảo hộ khi vào
khu sản xuất để bảo vệ chân khỏi các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong
quá trình làm việc như va đập, giẫm đạp hay vật liệu rơi rớt. Giày hoặc ủng
bảo hộ phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của các quy định pháp luật
94

 Bảo vệ tay: Tại NCSP khi nhân viên làm việc với các mối nguy hiểm như khi
tiếp xúc với các hoá chất chất độc hại , có vết thương hở sẽ phải mang găng
tay. Tuỳ theo loại công việc nhân viên thực hiện sẽ được cấp loại găng tay
phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và phòng tránh nguy cơ cho nhân viên trong
lúc làm việc.
 Bảo vệ thính giác; NCSP quy định cần phải có các biện pháp bảo vệ thính
giác cho nhân viên khi làm việc tại những nơi có tiếng ồn vượt quá 85 dBA,
các vị trí này sẽ được đánh dấu bằng những vạch kẻ xanh để có thể dễ nhận
biết. Tại những vị trí này sẽ có trang bị nút bịt tai cho nhân viên khi vào làm
việc nhằm đảm bảo an toàn và thoải mái cho nhân viên.
 Những nơi mức tiếng ồn vượt quá mức cho phép được NCSP ghi
nhận như sau:
Khu vực Độ ồn (dBA)
Khu vực tuabin khí 85 - 95
Bơm dầu nóng 85 - 95
Máy nén khí 85 - 95
Máy bơm nước chữa cháy 98 - 108
Bảng 3. 8 Nơi mức tiếng ồn vượt quá mức cho phép tại NCSP
 chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam về mức tiếng ồn ( QCVN
24:2016/BYT) như sau:
Độ ồn (dBA) Thời gian tiếp xúc tối đa
85 8 giờ
88 4 giờ
91 2 giờ
94 1 giờ
97 30 phút
100 15 phút
115 < 30 giây
>115 Không tiếp xuc
95

Bảng 3. 9 Mức tiếp xúc tiếng ồn tại nơi làm việc


 Quần áo bảo hộ: Tất cả nhân viên NCSP phải mặc quần áo bảo hộ bao gồm
quần áo dài tay chống cháy, màu cam, có dán băng phản quang tại khu làm
việc. Quần áo bảo hộ phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn EN 531.
 Nhận xét: Công ty đã thực hiện đầy đủ việc trang bị các phương tiện bảo vệ
cá nhân chi tiết cho từng công việc như mũ bảo hộ và kính bảo hộ đến các bộ
đồ bảo hộ chuyên dụng Đồng thời, cũng đảm bảo nhân viên được đào tạo về
cách sử dụng và bảo quản trang thiết bị một cách hiệu quả. Điều này giúp
mọi nhân viên có thể làm việc trong một môi trường an toàn và bảo vệ tốt
nhất có thể.
3.1.2.2.7 Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp:
Việc xây dựng một quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp là một phần không thể
thiếu trong việc quản lý an toàn và hoạt động của Nhà máy sử lý khí NCSP. Vì sự
cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nên
một quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp đã được xây dựng và tất cả nhân viên phải
được huấn luyện đảm bảo rằng mọi người sẽ biết cách đối phó với các tình huống
khẩn cấp một cách hiệu quả. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ cho nhân viên và
môi trường xung quanh, đồng thời giúp duy trì hoạt động sản xuất một cách ổn
định.
Theo quy trình NCSP Emergency Incident Response Plan chiến lược ứng
cứu sự cố của NCSP cho cả công trình trên bờ và ngoài khơi luôn đi theo thứ tự
ưu tiên sau: [11]
a) Bảo đảm an toàn cho tất cả nhân sự liên quan;
b) Giảm thiểu mọi tác động lên môi trường;
c) Giảm thiểu tác động đối với tài sản;
 Phân cấp mức độ khẩn cấp:
NCSP chia mức ứng cứu sự cố khẩn cấp thành 3 cấp độ như trong bảng sau:
96

Bảng 3. 10 Mức ứng cứu sự cố khẩn cấp


Mức ứng
Mô tả Kiểm soát bởi
cứu
Các lực lượng ứng cứu sự cố tại
Sự cố nhỏ không gây đe dọa tới
chỗ của NCSP sẽ chủ động xử
tính mạng những người tại hiện
lý và kiểm soát sự cố
Cấp 1 trường

Khi sự cố có khả năng đe dọa tới


Lực lượng ứng cứu khẩn cấp
tính mạng của những người tại
của NCSP sẽ hành động. Có sự
hiện trường. Hoặc gây phá hủy
hỗ trợ của Tổng Công ty Khí;
tài sản. Hoặc gây ô nhiễm môi
Cấp 2 lực lượng công an, cảnh sát địa
trường vi phạm mức qui định
phương như PCCC…
của nhà nước

Tổng Công ty Khí VN sẽ


Khi sự cố đe dọa nghiêm trọng
báo cáo Tập đoàn và Chính phủ
tới tính mạng nhiều người; hoặc
Cấp 3 để quyết định vai trò chỉ đạo
gây thảm họa về môi trường
ứng cứu sự cố.
97

 Bố trí nguồn lực tham gia ứng cứu sự cố khẩn cấp:

Trưởng
Ban chỉ
đạo

LỰC LƯỢNG CỨU SỰ CỐ


KHẨN CẤP TẠI NHÀ MÁY

Đội Chỉ Đội Đội hỗ Tổ cứu Đội bảo Người


huy ứng trợ thương vệ kiểm
cứu soát
khu
Chỉ huy Chỉ huy Phòng Bảo vệ vực tập
Bác sĩ
chung hiện Kỹ thuật tại các
(Giám trường cổng
(Trưởng Người
sát sản kiểm
xuất) ca) Phòng Tổ hỗ
ATSKMT Bảo vệ soát khu
trợ y tế
T tại điểm vực tập
Kỹ thuật tập kết kết
Kỹ thuật viên vận Phòng
viên hành TCHC
phòng Tổ tìm
điều Phòng kiếm
khiển Nhân Hợp
viên cứu đồng,
hỏa Mua
sắm

Hình 3. 5 Nguồn lực tham gia ứng cứu sự cố khẩn cấp

 Phân công nhiệm vụ:


o Chỉ huy chung ( Giám sát vận hành):
Đối với sự cố trên bờ hoặc ngoài khơi, Giám sát vận hành có vai trò
Chỉ huy lực lượng ứng cứu tại chỗ.
Khi sự cố xảy ra Giám sát vận hành luôn là người được tiếp nhận
thông tin đầu tiên. Đồng thời có phương tiện để xác minh tình trạng sự cố
98

thông qua số liệu kỹ thuật; báo cáo trực tiếp từ các vận hành viên; các kênh
thông tin khẩn cấp với ngoài khơi và các đơn vị trong dây chuyền khí hoặc từ
các nguồn cấp báo bên ngoài…

Giám sát vận hành cũng là người được lựa chọn có kinh nghiệm lâu
năm, có kiến thức và kinh nghiệm, thường xuyên được huấn luyện để đảm
bảo đủ khả năng nắm giữ vai trò chỉ huy tình huống khẩn cấp.

Khi sự cố xảy ra, Giám sát vận hành sẽ ra các quyết định liên quan tới
những vấn đề sau:

 Nhận định về mức độ sự cố


 Sơ tán và mức độ sơ tán
 Đóng các van dừng công nghệ và mức độ dừng
 Các hành động ứng cứu tại hiện trường
o Chỉ huy tại hiện trường ( Trưởng ca ):
Chỉ huy hiện trường có nhiệm vụ tiếp cận hiện trường để xác minh và
đánh giá mức độ sự cố.
Chỉ huy đội ứng cứu tại chỗ thực hiện các hành động ứng cứu tại hiện
trường.

Trong tình huống sự cố lớn, quyền chỉ huy tại hiện trường sẽ được
trao lại khi lực lượng chức năng của nhà nước tới, ví dụ cảnh sát phòng cháy
chữa cháy của tỉnh…

o Kỹ thuật viên trực phòng điều khiển: 02 người/ca

Là những người đã qua tuyển chọn, đào tạo, có kinh nghiệm, đảm bảo
đủ năng lực ứng cứu với sự cố

Kỹ thuật viên phòng điều khiển có vai trò:

 Thực hiện các thao tác trên hệ thống điều khiển công nghệ theo lệnh
của Giám sát vận hành.
99

 Theo dõi chặt chẽ sự biến đổi các thông số vận hành, liên tục cập
nhật để Giám sát vận hành biết.
 Thực hiện các cuộc gọi báo cáo sự cố theo trình tự trong quy trình
ứng cứu khẩn cấp.
 Điền vào các mẫu báo cáo sự cố để gửi đi.
o Đội ứng cứu tại chỗ
 Ca ngày, đội có 22 người (9 người của vận hành, 8 người của
sửa chữa bảo dưỡng, 3 chiến sĩ cứu hỏa, 01 Đội trưởng cứu hỏa
và 01 bác sĩ trực giờ hành chính).
 Ca đêm, đội có 12 người (9 người vận hành, 3 chiến sĩ cứu
hỏa).
 Tất cả các nhân viên thường xuyên được đào tạo, huấn luyện,
thực hành và diễn tập. Các nhân viên sẽ hành động theo những
hướng dẫn đã được huấn luyện và diễn tập thường xuyên
trên cơ sở mệnh lệnh của Chỉ huy hiện trường.
 Công tác tìm kiếm và cứu nạn đầu tiên cho những nạn nhân tại
hiện trường cũng được thực hiện bởi các nhân viên này.
o Đội bảo vệ
Các bảo vệ sẽ thực hiện các hành động kiểm soát mọi sự ra vào tại các
cổng khu vực sự cố cho tới khi lệnh sơ tán toàn bộ được ban hành. Đếm số
người đã thoát ra khỏi khu vực thông qua hệ thống thẻ ra vào. Một số bảo vệ
có thể được NCSP huấn luyện để hỗ trợ cho đội ứng cứu tại chỗ khi cần
thiết.

o Kiểm soát tại điểm tập kết sơ tán


Một nhân viên của NCSP giữ vai trò kiểm soát, đếm đầu người tại các
điểm tập kết để đảm bảo không còn ai sót lại bên trong.

o Trưởng Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp


100

Trưởng Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp cần có những kỹ năng
lãnh đạo xuất sắc, khả năng đưa ra quyết định nhanh nhạy và mạnh mẽ, và
khả năng tổ chức tốt. Nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp:

 Điều phối hoạt động của Ban Chỉ đạo

 Triệu tập các thành viên của Ban Chỉ đạo và phân công, chỉ đạo các
hành động cần thực hiện như liên lạc với các lực lượng hỗ trợ bên
ngoài; thực hiện các thông báo cần thiết; sắp xếp công tác hậu cần;
sắp xếp vận chuyển nạn nhân nếu có…
 Sát cánh cùng Đội trưởng Đội hỗ trợ tại nhà máy để thực các yêu
cầu của Giám sát sản xuất.
 Quyết định giải pháp ứng cứu tổng thể sự cố mức 2, trên cơ sở trao đổi
chặt chẽ với Đội trưởng đội hỗ trợ và Chỉ Huy chung (Giám sát sản xuất).
 Liên lạc với Tổng Công ty Khí trong trường hợp sự cố cấp 2.
 Phản hồi và liên lạc với truyền thông, báo chí khi cần thiết. Quyết định
việc cung cấp những thông tin về sự cố tai nạn cho các cơ quan
truyền thông, thông tin báo chí.
 Điều động triển khai nguồn lực bổ sung như các nhân viên đang nghỉ.
o Đội trưởng Đội Hỗ trợ ứng cứu khẩn cấp
Đội trưởng Đội Hỗ trợ ứng cứu khẩn cấp phải đảm bảo rằng đội ứng
cứu sự cố khẩn cấp được huấn luyện và chuẩn bị tinh thần đối phó với mọi tình
huống khẩn cấp một cách hiệu quả và an toàn giảm thiểu tối đa các tổn thất về
người và tài sản có thể.
Trách nhiệm của Đội trưởng Đội Hỗ trợ ứng cứu khẩn cấp là:

 Điều phối hoạt động của các thành viên trong Đội thực hiện các
hành động cần thiết.

 Thực hiện các yêu cầu từ Chỉ Huy chung (Giám sát sản xuất)…
 Liên lạc với các lực lượng hỗ trợ bên ngoài; các cơ quan chức năng
có liên quan.
101

 Sát cánh cùng Chỉ Huy chung để đưa ra các quyết định.
 Liên lạc với Trưởng Ban chỉ đạo tại Tp HCM.
 Điều động triển khai nguồn lực bổ sung trong bộ phận phụ trách.
o Đại diện của phòng Hợp đồng - Mua sắm
Dưới sự chỉ đạo của Trưởng Ban, đại diện phòng hậu cần thực hiện
các hành động như huy động phương tiện vận chuyển, làm các thủ tục để đưa
phương tiện, người và thiết bị tới vị trí hiện trường phục vụ ứng cứu sự cố.

 Chịu trách nhiệm cung ứng phương tiện vận chuyển, thiết bị, vật tư,
dụng cụ bảo hộ cần thiết để hỗ trợ hoạt động ứng cứu;

 Liên hệ với Công ty Trực thăng Miền Nam (VNH South), Công ty
Tàu dịch vụ Dầu khí (PTSC Marine) và các công ty khác khi có nhu
cầu vận chuyển;
 Cập nhật mọi hoạt động di chuyển của trực thăng, nhân sự, thiết bị
và/hoặc tàu hỗ trợ;
 Ngoài ra có thể được phân công thêm việc ghi chép, theo dõi tình
trạng của các phương tiện và di chuyển nạn nhân; các báo cáo (khi
thiếu người).
o Đại diện phòng Tổ chức – Nhân sự
Dưới sự chỉ đạo của Trưởng Ban, thực hiện các hành động như:

 Cung cấp nước uống, thực phẩm, thức ăn cho lực lượng ứng cứu tại
hiện trường;

 Huy động thêm nhân lực;


 Liên lạc với bệnh viên để tiếp nhận nạn nhân;
 Liên lạc với gia đình nạn nhân;
 Liên lạc với các bên bảo hiểm…
 Bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc (fax, điện thoại, internet, v.v.)
hoạt động thông suốt;
102

 Tiếp nhận người bị thương được chuyển về bờ và người được sơ


tán.
o Đại diện phòng An toàn - Môi trường

Đại diện phòng An toàn - Môi trường đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động của tổ
chức hoặc nhà máy, giám sát và thực hiện các biện pháp an toàn để đảm
bảo tuân thủ các quy định pháp lý và bảo vệ sức khỏe của nhân viên.

 Trợ giúp Trưởng BCĐ trong việc triển khai mục tiêu chiến lược và
ứng cứu ưu tiên;
 Liên hệ với các tổ chức, đơn vị tư vấn về An toàn, Môi trường nếu
cần thiết;

 Dưới sự chỉ đạo của Trưởng Ban, thực hiện các hành động như:
Liên lạc với các đơn vị hỗ trợ bên ngoài như PCCC; Sở Tài nguyên
Môi trường hoặc bệnh viện; cơ quan chức năng địa phương khác;
 Có thể thực hiện những việc khác do Trưởng Ban giao cho khi thiếu
người như lập các thông báo; báo cáo; chuẩn bị nội dung thông cáo
báo chí;
 Phối hợp với Phòng Hành chính, Phòng Hậu cần và các Dịch vụ Y
tế để hỗ trợ, xử lý các trường hợp thương vong và/hoặc người được
sơ tán;
 Đưa ra hướng dẫn về an toàn, sức khỏe và môi trường nếu có yêu
cầu

 Xử lý các yếu tố môi trường liên quan đến hoạt động ứng cứu, bao
gồm giám sát và đánh giá môi trường, sử dụng hóa chất phạm vi ảnh
hưởng

o Đại diện phòng Kỹ thuật


Với sự hiểu biết về các hệ thống và quy trình kỹ thuật, đại diện phòng
Kỹ thuật đảm nhận vai trò đánh giá tình hình chung và đưa ra các biện pháp kỹ
103

thuật để giải quyết sự cố. Ngoài ra đại diện phòng Kỹ thuật còn tham gia vào
đánh giá rủi ro, lãnh đạo vào hướng dẫn các nhân viên kỹ thuật, vận hành triển
khai các biện pháp hiệu quả và an toàn.
Hỗ trợ Trưởng Ban trong các quyết định liên quan tới kỹ thuật và
công nghệ;
 Liên lạc với các tổ chức tư vấn về kỹ thuật trong ứng cứu sự cố;

 Phối hợp với đại diện của các phòng khác để thực hiện các công
việc như huy động đúng các phương tiện thiết bị phù hợp cho tình
huống sự cố
 Có thể được phân công thực hiện thêm các việc khác như ghi chép
nhật ký hành động ứng cứu; lập báo cáo gửi các bên liên quan; hỗ
trợ phòng hậu cần, phòng an toàn môi trường, phòng tổ chức khi
thiếu người…
o Người đi tìm kiếm, đôn đốc việc sơ tán
Đối với sự cố xảy ra trong văn phòng, người có vai trò “người tìm kiếm” có
nhiệm vụ tìm kiếm mọi ngóc ngách trong văn phòng để phòng có người mắc kẹt
hoặc không nghe được tín hiệu báo động sơ tán. Khi tìm thấy sẽ tìm cách đưa
người đó ra ngoài khu vực tập kết.
o Nhân viên y tế
NCSP luôn có bác sĩ trực tại phòng y tế của nhà máy. Có nhiệm vụ
tiếp cận hiện trường, sơ cấp cứu nạn nhân (nếu an toàn), chuẩn bị cho nạn
nhân được chuyển tới bệnh viện.
Nhân viên y tế chịu trách nhiệm hàng ngày kiểm tra đảm bảo trang
thiết bị y tế luôn sẵn sàng và trong tình trạng tốt để phục vụ ứng cứu khẩn
cấp.
o Nhân viên hỗ trợ y tế
Một số thành viên trong nhóm Ứng cứu tại hiện trường được huấn
luyện thành thạo về kỹ thuật sơ cấp cứu. Khi sự cố xảy ra và có nạn nhân,
104

những thành viên này được huy động để hỗ trợ Nhân viên y tế khi cần
thiết.
 Quy trình ứng cứu sự cố khẩn cấp của NCSP:
o Các chiến thuật ứng cứu:
 Chủ động: Tình huống đội ứng cứu tại chỗ có thể hành động và rủi
ro đe dọa tới tính mạng ở mức thấp hoặc chấp nhận được.
 Phòng thủ: Khi đội ứng cứu tại chỗ chỉ có thể hành động ở một
chừng mực nào đó do rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng là, tuy nhiên
được kiểm soát một phần do được trang bị tốt và quy trình các
bước hành động giảm thiểu mức nguy hiểm cho mọi người trong
đội.
 Bị động: Đây là tình huống sự cố mà đội ứng cứu tại chỗ không
làm được vì tính mạng không được đảm bảo. Trường hợp này chủ
yếu dựa vào các phương tiện, hệ thống ứng cứu tự động lắp đặt tại
chỗ.
 Rời bỏ toàn bộ: Khi sự cố đe dọa tới tính mạng toàn thể mọi
người, kể cả tại khu vực tập kết sơ tán. Trường hợp này sẽ cho sơ
tán tất cả mọi người rời khỏi khu vực, tới nơi hoàn toàn cách xa
khu vực sự cố. Thực tế, sự cố có thể diễn biến từ mức nhẹ tới
nghiêm trọng, vì vậy mức độ ứng cứu cũng có thể lần lượt trải qua
4 giai đoạn trên. Điều quan trọng là Chỉ huy cần xác định được
mức độ, phán đoán được chiều hướng lây lan và ra quyết định ứng
cứu phù hợp.
o Trình tự ứng cứu chung:
 Tiếp nhận và xác minh thông tin
Xác nhận sự cố: Ví trí; tính chất sự cố; mức độ; khả năng lây lan.
 Thông báo cho Chỉ Huy chung (Giám sát sản xuất)
Sử dụng các kênh thông tin (miệng, bộ đàm, …) báo cho Giám sát
vận hành vận hành, lực lượng xung quanh.
105

Xử lý ban đầu sự cố (cứu người bị nạn, dùng phương tiện chữa


cháy tại chỗ, cô lập, …)
 Thực hiện các hành động ứng cứu ban đầu. Sơ tán người không
liên quan ra khỏi vùng nguy hiểm.
 Tiếp tục báo cáo sự cố theo mức độ sự cố và quy trình thông tin
liên lạc.
 Yêu cầu trợ giúp nếu cần hỗ trợ từ bên ngoài
 Các lực lượng tham gia ứng cứu phối hợp chặt chẽ, triển khai các
hành động nhằm chấm dứt tình trạng nguy hiểm, hạn chế lây lan
và hậu quả
 Khắc phục hậu quả
106

a) Sơ đồ trình tự xử lý tình huống sự cố trên bờ [11]

Phát
hiện
sự cố

Chỉ Huy hiện trường (Trưởng ca)


 Xác minh, đánh giá sự cố
 Thông báo, báo động.
 Xử lý ban đầu

Chỉ Huy chung (giám sát sản xuất)


 Triển khai hoạt động ứng cứu tại chỗ
 Tiếp tục đánh giá diễn biến sự cố
Ban  Kiểm soát, sơ tán người trong khu vực nếu cần
Chỉ đạo
và Đội
Hỗ trợ
Ứng - Đề nghị các đơn vị trong dây chuyền từ thượng nguồn
cứu Sự Sự cố cấp 2, 3 tới hạ nguồn phối hợp xử lý công nghệ
cố của
NCS - Đề nghị các đội PCCC, Công an địa phương hỗ trợ
- Báo cho Tổng Công ty Khí yêu cầu trợ giúp
Sự cố cấp 3 - Chuẩn bị tiếp nhận, phối hợp với lực lượng hỗ trợ từ
bên ngoài

- Báo cáo PVN, yêu cầu hỗ trợ;


- Báo Ban CH PCTT & TKCN tỉnh BRVT chỉ đạo sự
cố, huy động lực lượng hỗ trợ ứng cứu sự cố cấp 3
- Báo cáo UBQG tìm kiếm, cứu nạn

Ứng cứu xong sự cố khẩn cấp

Thu thập thông tin phục vụ công tác điều tra sự cố

Khôi phục sản xuất

Hình 3. 6 Sơ đồ trình tự xử lý tình huống sự cố trên bờ


107

b) Trình tự xử lý tình huống sự cố ngoài khơi [11]

Phát hiện sự cố
đường ống
ngoài khơi

Xác minh vị trí thủng; tốc độ tràn

Mức nhỏ Mức lớn


Mức Trung bình > 500t
< 20t Từ 20 – 500t

Cấp 2
Cấp 1 Cấp 3

 Cấp báo các giàn khai thác ngưng


Để sản phẩm tự bay hơi. cấp khí.  Cấp báo các giàn khai thác
Cảnh báo khoanh vùng nguy  Đóng các van chặn trên đoạn ống bị ngưng cấp khí.
hiểm. thủng  Đóng các van chặn trên đoạn
Nhanh chóng sửa chữa khắc  Cấp báo cho các đơn vị trong dây ống bị thủng
phục rò rỉ. chuyền khí  Cấp báo cho các đơn vị trong
 Thực hiện giảm áp cho đoạn ống dây chuyền khí
thủng  Thực hiện giảm áp cho đoạn
 Đề nghị Đài duyên hải ra thông báo ống thủng
hàng hải để tàu bè tránh khu vực  Đề nghị Đài duyên hải ra thông
nguy hiểm báo hàng hải để tàu bè tránh khu
 Giám sát chặt chẽ tốc độ tràn; biến vực nguy hiểm
đổi áp suất trong ống  Giám sát chặt chẽ tốc độ tràn;
 Báo Ban Chỉ đạo UCSC NCSP biến đổi áp suất trong ống.
 Báo Tổng Công ty PVGas  Báo Ban Chỉ đạo UCSC NCSP
 Báo Ban CH PCTT & TKCN tỉnh  Báo Tổng Công ty PVGas
chỉ đạo ứng cứu tràn dầu: khoanh  Báo Tập đoàn Dầu Khí Việt
vùng, cảnh báo cho tới khi Nam
condensate bay hơi hết.  Báo Ban CH PCTT & TKCN
 Phối hợp với lực lượng ƯCSC Dầu/ tỉnh chỉ đạo ứng cứu tràn dầu:
condensate tràn chuyên nghiệp như khoanh vùng, cảnh báo cho tới
PV Drilling, VSP… và Công ty Trực khi condensate bay hơi hết.
thăng Miền Nam để huy động thêm  Phối hợp với lực lượng ƯCSC
phương tiện, nhân lực thực hiện Dầu/ condensate tràn chuyên
ƯCSC. nghiệp như PV Drilling, VSP…
và Công ty Trực thăng Miền
Nam để huy động thêm phương
 Đường ống đã được giảm áp hoàn tiện, nhân lực thực hiện ƯCSC.
toàn  Kiểm tra các biện pháp ứng cứu
 Nhanh chóng điều tra nguyên trong trường hợp đặc biệt có thể
nhân, sửa chữa khắc phục sự cố, điều phối các hoạt động ứng cứu
khắc phục hậu quả. hay huy động thêm nguồn lực

Hình 3. 7 Trình tự xử lý tình huống sự cố ngoài khơi


108

 Danh mục vật tư ứng phó tràn dầu đặt tại nhà máy và tại căn cứ nhà
thầu;

Thiết bị và vật tư dự phòng. [11]

Bảng 3. 11 Danh mục vật tư ứng phó tràn dầu đặt tại nhà máy và tại căn cứ nhà
thầu
TÊN VẬT TƯ,
Đơn Số
TT THIẾT BỊ TỐI YÊU CẦU
vị lượng
TIỂU
A THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ SẴN SÀNG TẠI NHÀ MÁY
Loại di động chuẩn 20’’;
1 Container 20 feet Cái 01
Thông số kỹ thuật của container.
Vật liệu Polypropylene hoặc
Vật liệu thấm loại
Cellulose, 12m/bao (8’’x10”); Khả
phao tròn
năng thấm hút: ≥ 25 lần so với trọng
(loại White Oil
2 Bao 20 lượng; Không chìm khi thấm bão
Absorbent boom
hòa;
WB810SN, tương
MSDS; CO; CQ; Mới chưa sử dụng;
đương hoặc tốt hơn)
Còn hạn sử dụng.
Vật liệu Polypropylene mềm; 100
Vật liệu thấm loại
tấm/bao (19”x17”x3/8”); Khả năng
tấm
thếm hút: ≥ 20 lần so với trọng
(loại White Oil
3 Bao 20 lượng; Không chìm khi thấm bão
Absorbent Pads
hòa;
WP100H, tương
MSDS; CO; CQ; Mới chưa sử dụng;
đương hoặc tốt hơn)
Còn hạn sử dụng.
Khả năng thấm hút lên đến 8 lần.
Vật liệu vi sinh phân 13,5kg/bao;
4 Bao 20
hủy MSDS; CO; CQ; Mới chưa sử dụng;
Còn hạn sử dụng
109

TÊN VẬT TƯ,


Đơn Số
TT THIẾT BỊ TỐI YÊU CẦU
vị lượng
TIỂU
Trong một bộ kít bao gồm:
- 01 thùng, dung tích 200 lít
- Một xe đẩy nhỏ (đặt trong
container)
- Quần áo chống hóa chất 02 bộ (có
CO, CQ, còn hạn sử dụng)
- Găng tay chóng hóa chất 02 đôi
(có CO, CQ, còn hạn sử dụng)
- Ủng chống hóa chất 02 đôi (có
CO, CQ, còn hạn sử dụng)
5 Bộ kit chống dầu tràn Bộ 04
- Bao nhựa đựng chất thải nhiễn dầu
01 cái
- Xẻng nhựa 01 cái
- Xô nhựa 02 cái
- Phao thấm hút 12m (có CQ, CQ,
MSDS)
- Tấm thấm hút 01 bao (100
tấm/bao) (có CQ, CQ, MSDS)
- Vật liệu phân hủy vi sinh 01 bao
(13.5kh/bao) (có CQ, CQ, MSDS)
Bằng vải PU và khung nhôm, Dung
Bồn chứa tạm thời
6 Bộ 02 tích 5m3
loại nắp hở
CO; CQ; Mới chưa sử dụng.
B VẬT TƯ THIẾT BỊ SẴN SÀNG TẠI CĂN CỨ NHÀ THẦU
Áp suất : 10 – 150 bar
Máy phun nước áp
Nước tiêu thụ: 12,5 lt/min
lực (loại B170T
1 Bộ 01 Kích thước vòi phun: 03
Kranzie, tương
Ống áp lực 20m + súng phun;
đương hoặc tốt hơn)
Hồ sơ theo dõi bảo dưỡng;
Công suất: 100lít/min
2 Bơm thu gom Bộ 01 Vận hành bằng bằng khí nén
Hồ sơ theo dõi bảo dưỡng;
3 Chất làm sạch nhiễm Can 50 25 lít/can sử dụng để làm sạch nhiễn
bẫn bề mặt bẩn bề mặt, đường sá, máy móc thiết
(Liquid Alkaline bị…
110

TÊN VẬT TƯ,


Đơn Số
TT THIẾT BỊ TỐI YÊU CẦU
vị lượng
TIỂU
MSDS; CO; CQ; Mới chưa sử dụng;
degreaser)
Còn hạn sử dụng
Dùng để bảo vệ con người khi vào
làm việc khu vực nguy hiểm, máy đo
với chức năng tối thiểu phát hiện các
loại khí sau:
Thiết bị phát hiện rò Fl.gas = 0  100% LEL; Oxygen =
khí cầm tay 0  25%;
4 Cái 01
(Phải là loại chống Carbon = 0  500ppm; Hydrogen =
cháy nổ) 0 100ppm
Nhiệt độ: -200C  + 550C; Thời gian
làm việc: 12 hours
Loại EX; CO; CQ;
Giấy hiệu chuẩn còn hạn.
Vật liệu chai khí thở: Loại Carbon
composite or Aluminum.
Thể tích bình thở tối thiểu: 6.8 lít ;
Thiết bị thở cá nhân
5 Bộ 02 Áp suất: 300 bar
(SCBA)
Thời gian sử dụng: 45 – 60 phút;
Giấy chứng nhận bảo dưỡng hàng
năm,
Thiết kế mặc bao trùm để bảo vệ
khỏi hóa chất độc hại trong quá trình
Bộ quần áo chống
6 Bộ 05 làm việc
hóa chất loại nhẹ
CO; CQ; Mới chưa sử dụng; Còn hạn
sử dụng
Có chèn mũi, mặt nạ chống bụi và
Thiết bị bảo vệ hô chống các vật văng bắn;
7 Bộ 05
hấp (Respirator) Đặc tính kỹ thuật thiết bị;
Còn hạn sử dụng.
Bộ đàm (Phải là loại Loại cầm tay, chóng cháy nổ EX;
8 Bộ 02
chống cháy nổ) Đặc tính kỹ thuật thiết bị.
9 Túi nhựa Cái 20 Loại dung tích 1m3
CO; CQ; Mới chưa sử dụng; Còn hạn
111

TÊN VẬT TƯ,


Đơn Số
TT THIẾT BỊ TỐI YÊU CẦU
vị lượng
TIỂU
sử dụng.
Túi cứu thương
10 Túi 01 Theo chuẩn
(First – Aid Bag)
C THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ DỰ PHÒNG
Áp lực : 10 –200 bar
Máy phun nước áp
Công suất : 18 lít/phút
lực
1 Bộ 01 Kích thước vòi phun : 03
(Aquila Washing
Vòi phun áp lực 50 Mtrs.
Machine)
Hồ sơ theo dõi bảo dưỡng;
Vật liệu thấm loại Hấp thụ cái loại dầu lỏng, không
phao tròn chìm khi hấp thụ bão hòa.
(loại White Oil Vật liệu: Polypropylene.12m/bao (8’’
2 Bao 50
Absorbent boom x 10”)
WB810SN, tương MSDS; CO; CQ; Mới chưa sử dụng;
đương hoặc tốt hơn) Còn hạn sử dụng.
Vật liệu thấm loại Thấm dầu và tách dầu khỏi nước,
tấm không chìm khi thấm bão hòa
(loại White Oil Vật liệu: Polypropylene.100 tấm /bao
3 Bao 50
Absorbent Pads 19’’ x 17’’ x 3/8”
WP100H, tương MSDS; CO; CQ; Mới chưa sử dụng;
đương hoặc tốt hơn) Còn hạn sử dụng.
Khả năng thấm hút lên đến 8 lần.
Vật liệu vi sinh phân 13,5kg/bao;
4 Bao 50
hủy MSDS; CO; CQ; Mới chưa sử dụng;
Còn hạn sử dụng
Vật liệu chai khí thở: Loại Carbon
composite or Aluminum.
Thể tích bình thở tối thiểu: 6.8 lít ;
Thiết bị thở cá nhân Áp suất: 300 bar
5 Bộ 04
(SCBA) Thời gian sử dụng: 45 – 60 phút;
CO; CQ;
Giấy chứng nhận bảo dưỡng hàng
năm,
6 Bộ quần áo chống Bộ 10 Thiết kế mặc bao trùm để bảo vệ
hóa chất loại nhẹ khỏi hóa chất độc hại trong quá trình
112

TÊN VẬT TƯ,


Đơn Số
TT THIẾT BỊ TỐI YÊU CẦU
vị lượng
TIỂU
làm việc
CO; CQ; Mới chưa sử dụng; Còn hạn
sử dụng
Loại cầm tay, chóng cháy nổ EX;
7 Bộ đàm Bộ 04
Đặc tính kỹ thuật thiết bị.
Loại 1m3
8 Túi nhựa Cái 20 CO; CQ; Mới chưa sử dụng; Còn hạn
sử dụng.
Túi cứu thương
9 Cái 01 Theo chuẩn
(First – Aid Bag)

Ngoài ra, tại nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn có đặt sẵn 1 container trong đó
chứa các vật tư dụng cụ cần thiết phục vụ cho ứng cứu sự cố hóa chất

STT Phương tiện/ thiết bị Số lượng Thông số kỹ thuật/ công suất
1. Container 20 feet 01 cái Loại di động, chuẩn 20”.
Vật liệu thấm loại phao 20 kiện Vật liệu polypropylen, 12
2. tròn(White oil absorbent mét/kiện (8” x 10”)
boom)
Vật liệu thấm loại tấm 20 kiện Vật liệu polypropylen, 100
3. (White oil absorbent pads tấm/kiện (19” x 17” x 3/8”)
WP10H)
Vật liệu vi sinh phân huỷ 20 túi Khả năng thấm hút lên đến 8 lần,
4.
condensate (Oil sponge) 13,5 kg/túi.
Bộ spill kit 04 bộ Mỗi bộ gồm 01 thùng 200 lít có
5. bánh xe: xô nhỏ, xẻng, ủng, găng
tay cao su…
Túi chứa dầu/ condensate 02 túi Bằng vải PU và Khung nhôm,
6.
tạm loại miệng hở. công suất 5m3.
113

 Mẫu báo cáo sự cố khẩn cấp. [11]


Bảng 3. 12 Mẫu báo cáo điều tra sự cố khẩn cấp
114

 Mẫu báo cáo điều tra sự cố. [11]


Bảng 3. 13 Mẫu báo cáo điều tra sự cố
115

 Nhận xét: Quy trình NCSP Emergency Incident Response Plan quy định chi
tiết quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp về phân công, nhiệm vụ trách nhiệm
cho từng bộ phận, quy trình ứng cứu trên bờ, quy trình ứng cứu ngoài khơi
116

và các trang thiết bị dùng để tham gia ứng cứu sự cố khẩn cấp. Điều này giúp
tất cả mọi người biết được nhiệm vụ của mình khi có sự cố xảy ra và phối
hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết tình huống đó một cách hiệu quả nhất.
3.1.2.2.8 Quy trình sơ cấp cứu:
Tại NCSP có rất nhiều công việc có thể gây chấn thương cho người lao động.
Tuỳ vào các trường hợp người lao động gặp chấn thương mà ta sẽ có cách sơ
cứu khác nhau. NCSP đã chia ra 7 loại chắn thương thường gặp trong qúa trình
làm việc tại nhà máy và dựa vào từng vấn đề sẽ có các bước sơ cứu khác nhau
như: [22]
117

Hình 3. 8 Các phương pháp sơ cứu


 Nhận xét: Quy trình sơ cấp cứu tại NCSP đã được phân loại chi tiết theo
từng chấn thương mà nhân viên cõ thể gặp phải trong quá trình làm việc tại
nhà máy. Điều này giúp có thể kịp thời xử lý các chấn thương của nhân viên
tránh nặng thêm và giảm tối đa nguy cơ tử vong.
118

3.1.2.2.9 Phân bố tỷ lệ lao động nhân viên xử lý, vận chuyển khí tại nhà máy
NCS
Tổng số nhân viên đang làm việc tại NCSP là:
 Tổng số nhân viên: 122 NCSP người + 2 anh Secondees
 Số lượng lao động nữ: 25 người
 Số lượng lao động Production & Maintenance: 76 người
3.1.2.2.10 Công tác tuyên truyền an toàn:
Tại NCSP việc đảm bảo an toàn cho nhân viên và bảo vệ môi trường được
đặt lên hằng đầu. Theo quy trình NCSP HSE Meeting Procedure công tác tuyên
truyền về an toàn sẽ được chia làm 4 phần chi tiết là công tác tuyên truyền an toàn
hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, hằng quý và hằng năm. [23]
 Công tác tuyên truyền hằng ngày: Trước khi bắt đầu công việc nhân
viên sẽ được tuyên truyền an toàn về các mối nguy có thể xảy ra và
các biện pháp kiểm soát các mối nguy đó. Giups công nhân có thể
hioeeur rõ hơn về công việc của nhằm giảm thiểu nguy cơ phát sinh
tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc.
 Công tác tuyên truyền hằng tuần: Hằng tuần nhân viên mỗi ca sản
xuất sẽ thảo luận về các vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong tuần,
chia sẻ những kinh nghiệm, bài học để nhằm cải thiện hiệu quả công
việc.
 Công tác tuyên truyền hằng tháng: Định kì mỗi tháng sẽ tổ chức cuộc
họp an toàn cho nhân viên và nhà thầu nhằm đánh giá an toàn của
nhân viên trong tháng.
 Công tác tuyên truyền hằng quý: Mỗi một quý ban quản lý của NCSP
sẽ thảo luận về tình hình an toàn, sức khoẻ, môi trường của nhân viên
trong 1 quý và đề xuất kế hoạch cho quý tiếp theo.
 Công tác tuyên truyền hằng năm: mỗi năm sẽ tổ chức đánh giá hệ
thống Quản lý an toàn, sức khoẻ và môi trường theo yêu cầu của ISO
119

14001, ISO 45001 và Hệ thống quản lý vận hành, xem xét điểm mạnh
điểm yếu và từ đó đề xuất kế hoạch tuyên truyền cho năm tiếp theo.
 Nhận xét: Công ty đã thực hiện đầy đủ, chi tiết công tác tuyên truyền về an
toàn vệ sinh lao động cho nhân viên, nhằm giúp nhân viên có thể biết các
nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình làm việc cũng như các biện pháp
kiểm soát những nguy cơ đó một cách phù hợp. Nhờ đó công ty đã tạo ra một
môi trường an toàn, lành mạnh, giúp mọi nhân viên đều hiểu rõ về các nguy
cơ và biện pháp phòng ngừa để bảo vệ chính bản thân cũng như mọi người
xung quanh.
3.1.2.2.11 Công tác huấn luyện an toàn trong quá trình xử lý, vận chuyển khí tại
nhà máy NCS
Công tác huấn luyện an toàn trong quá trình xử lý, vận chuyển khí tại nhà
máy NCS được quy định rõ ràng trong quy trình NCSP Emergency Incident
Response Plan về quy định thời gian định kì thực hành ứng phó sự cố khẩn cấp và
các kế hoach huấn luyện, diễn tập. [11]
 Công tác huấn luyện, đào tạo về ứng cứu sự cố khẩn cấp
Tất cả các nhân viên liên quan tới ứng cứu sự cố khẩn cấp như: Ban chỉ đạo;
Chỉ huy; Đội ứng cứu tại hiện trường; Đội cứu hỏa của NCSP; nhân viên y tế;
nhân viên hỗ trợ y tế; bảo vệ; người kiểm soát tại điểm tập kết; người tìm
kiếm… tất cả đều được trải qua chương trình đào tạo, huấn luyện để đảm bảo
có kiến thức, nhận thức và khả năng tham gia ứng cứu sự cố.
Các đợt huấn luyện và diễn tập định kỳ giúp các nhân viên mới và cũ không
bị quên kiến thức, kỹ năng cũng như vai trò, nhiệm vụ và cách hành động ứng
cứu của mình. Ngoài ra, các vị trí trong lực lượng ứng cứu sự cố đều có người
dự phòng thay thế trong tình huống cần thiết.
NCSP xây dựng một chương trình huấn luyện và diễn tập hàng năm về
UPSC khá phong phú, đầy đủ:
 Mỗi 2 tháng đều có ít nhất 1 lần thực hành báo động sự cố và tập hợp
chuẩn bị sơ tán cho toàn bộ CBCNV và nhà thầu làm việc tại nhà máy
120

xử lý khí Nam Côn Sơn. Phản ứng và di chuyển của CBCNV; thời gian
tập kết; công tác kiểm đếm đầu người…được đánh giá và báo cáo sau
mỗi lần thực hành để rút kinh nghiệm.
 Hàng tháng, Đội ứng cứu tại chỗ thực hành các bài tập giả định như:
PCCC; cứu nạn; tiếp cận hiện trường xác minh sự cố; sử dụng dụng cụ,
thiết bị phục vụ UPSC.
 1 năm/ lần, NCSP diễn tập phối hợp xử lý thông tin dựa trên các tình
huống khẩn cấp được xây dựng theo kế hoạch.
 1 năm/lần, NCSP phối hợp với Cảnh sát PCCC diễn tập chữa cháy và
tràn đổ hóa chất.
 5 năm một lần, NCSP tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố lớn có sự phối hợp
nhiều lực lượng bên ngoài.

Hình 3. 9 Kế hoạch huấn luyện và diễn tập UCSC năm 2023 của NCSP
121

Hình 3. 10 Huấn luyện PCCC


 Nhận xét: NCSP đã tổ chức đầy đủ các buổi huấn luyện an toàn trong quá
trình xử lý, vận chuyển khí tại nhà máy. Tại các buổi diễn tập này nhân viên
đã có thể hiểu rõ hơn về các bước để ứng phó các sự cố khẩn cấp xảy ra giúp
mọi người có tự tin hơn trong việc xử lý các tình huống.

3.1.2.3 Đối với khu vực:

3.1.2.3.1 Quản lý biển báo an toàn:

Các biển báo tại NCSP có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn
cho nhân viên làm việc tại nhà máy. Biển báo giúp cung cấp các thông tin cần thiết
và cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra.
Dựa theo Quy định biển báo PV Gas các biện báo tại NCSP: [24]
 Biển cấm:
Hình dạng và màu sắc Ý nghĩa

Cấm mang máy ảnh


122

Hình dạng và màu sắc Ý nghĩa

Cấm mang diêm quẹt, dụng cụ gây


lửa

Cấm sử dụng điện thoại di động

Vật nặng, cấm không được nhấc


bằng tay

Cấm vào

Cấm không được để cửa mở liên


tục, phải đóng lại ngay khi ra vào
123

Hình dạng và màu sắc Ý nghĩa

Cấm không được sử dụng thang


máy khi có hỏa hoạn

Cấm ngọn lửa trần

Cấm bơi

Cấm không được mở động cơ xe

Cấm xe nâng
124

Hình dạng và màu sắc Ý nghĩa

Cấm không được ấn nút

Bề mặt nóng, cấm chạm

Không gian hạn hẹp, cấm vào

Hình 3. 11 Biển cấm

 Biển lưu ý:
Hình dạng và màu sắc Lưu ý đề phòng

Chất phóng xạ
125

Hình dạng và màu sắc Lưu ý đề phòng

Dễ cháy

Cẩn thận

Mặt trơn dễ té ngã

Khu vực chai chứa khí

Chất độc
126

Hình dạng và màu sắc Lưu ý đề phòng

Khu vực xe nâng hoạt động

Có điện áp cao

Coi chừng tay bị quấn vào máy

Nhiệt độ thấp

Đang cẩu hàng


127

Hình dạng và màu sắc Lưu ý đề phòng

Chất ăn mòn

Dễ nổ

Chất ô xy hóa

Khí CO2

Máy cắt vào tay

Vật rơi từ trên cao


128

Hình dạng và màu sắc Lưu ý đề phòng

Vật rơi vào chân

Điện giật

Vật rơi vào tay, máy đập vào tay

Vật văng bắn vào mắt

Khí rò rỉ
129

Hình dạng và màu sắc Lưu ý đề phòng

Có khí độc trong khu vực

Tái sử dụng lại để Bảo vệ môi trường

Hình 3. 12 Biển lưu ý


 Biển hướng dẫn, chỉ thị:
Hình dạng và màu sắc Hướng dẫn – chỉ thị

Sử dụng giày bảo hộ

Sử dụng bịt tai chống ồng

Sử dụng găng tay


130

Hình dạng và màu sắc Hướng dẫn – chỉ thị

Sử dụng quần áo bảo hộ

Sử dụng dây treo

Sử dụng mặt nạ phòng độc

Sử dụng khẩu trang

Đăng ký khi ra vào


131

Hình dạng và màu sắc Hướng dẫn – chỉ thị

Mang nón bảo hộ

Mang kính bảo hộ

Rửa tay

Mặc áo phao

Sử dụng bình dưỡng khí


132

Hình dạng và màu sắc Hướng dẫn – chỉ thị

Rút phích cắm sau khi sử dụng

Che chắn bộ phận quay

Đọc hướng dẫn an toàn trước


khi dùng

Hình 3. 13 Biển hướng dẫn, chỉ thị


 Biển báo phòng chống cháy:
Hình dạng và màu sắc Ý nghĩa

Bình chữa cháy


133

Hình dạng và màu sắc Ý nghĩa

Vòi nước cứu hỏa

Vị trí ấn chuông báo cháy

Điện thoại cứu hỏa

Hình 3. 14 Biển báo PCCC


 Biển cảnh báo hoá chất:
Biểu tượng Ý nghĩa

Chất nguy hiểm cho môi


trường
134

Biểu tượng Ý nghĩa

Chất nguy hiểm cho sức


khỏe

Hình 3. 15 Biển báo hoá chất


 Biển chỉ dẫn:
Hình dạng và màu sắc Ý nghĩa

Hướng thoát hiểm

Khu vực trạm Y tế, hộp sơ cấp cứu

Lối thoát hiểm


Lưu ý: Hướng của người chạy phải đúng
với hướng thoát hiểm
135

Hình dạng và màu sắc Ý nghĩa

Vị trí tập trung khi thoát hiểm

Vòi tắm khẩn cấp

Vòi nước rửa mắt khẩn cấp

Hình 3. 16 Biển báo chỉ dẫn

 Các biển báo kết hợp:

o Biển báo kết hợp trong công trình Khí phải đáp ứng các phần nội
dung như hình sau (trong trường hợp dùng cả tiếng Anh, phần nội
dung phía trên ghi bằng tiếng Việt, phía dưới bằng tiếng Anh):
136

o Đối với các biển báo, bảng hiệu an toàn có kích thước lớn đặt tại các
vị trí trên tuyến ống, các vị trí hướng ra bên ngoài để cảnh báo, tại các
cổng ra vào của công trình khí,…phải đáp ứng các yêu cầu sau:
 Có logo của PV Gas và tên Tổng công ty, tên Công ty quản lý biển
báo ở phần trên cùng.
 Màu nền: Xanh da trời.
 Màu chữ: Trắng.
 Ngôn ngữ: Tiếng Việt (Có thể sử dụng thêm tiếng Anh tại các vị trí
cần thiết).

o Đối với biển cô lập: bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin sau:
 Ngày, giờ cô lập.
 Lý do cô lập (số giấy phép làm việc đi kèm)
 Người cô lập.
o Một số vị dụ về biển báo kết hợp như bảng sau:
137
138

Hình 3. 17 Các thiết bị chữa cháy kết hợp


139

 Nhận xét: NCSP đã tuân thủ theo các quy định pháp luật và quy định của
Tổng công ty Khí Việt Nam về việc trang bị các biển báo an toàn tại nhà máy
nhằm đảm bảo cho nhân viên có một môi trường làm việc an toàn và tuần thủ
đúng các quy trình trong hoạt động sản xuất tại nhà máy
3.1.2.3.2 Xác định nguy cơ cháy nổ:
Để có thể xác định được các nguy cơ cháy nổ có trong nhà máy, công ty cần
thực hiện đánh giá chi tiết về các loại hoá chất, khí có tại nhà máy, các hệ thống an
toàn của công ty, các quy trình làm việc đang được thực hiện và môi trường làm
việc của nhân viên. Ngoài ra cần phải kiểm tra các máy móc, thiết bị và quy trình
huấn luyện, đào tạo an toàn cho nhân viên đó cũng là yếu tố quan trọng trong việc
giảm thiểu các tai nạn, rủi ro có thể xảy ra tại nhà máy.
Các khu vực có nguy cơ cháy nổ đã được NCSP nhận diện tại quy trình
NCSP Fire Fighting Plan - Approved by BRVT's Firefighting Police được thống kê
dưới bảng sau: [25]
Bảng 3. 14 Các khu vực có nguy cơ cháy nổ

Stt Tên công Quy mô Chất cháy chủ yếu Ghi chú
trình, nhà, Diện Khối
Số Tên chất
xưởng, tích lượng
tầng cháy
kho bãi (m2) (m3)
1 Khu vực 25 m2 1 Khí tự nhiên 10 Gồm van đầu vào
thiết bị tiếp XZV-17001và thiết
nhận bị nhận thoi V1701.
nguyên liệu Công dụng: Là thiết
và nhận bị nhận dòng khí
thoi nguyên liệu vào nhà
máy NCS từ đường
ống 26 inch và nhận
thoi ở áp suất 85-95
barg phóng từ giàn
khia thác Lan Tây
về.

2 Khu vực 7.500 1 Condensatevà 2400 Gồm 12 ống bẫy


140

Stt Tên công Quy mô Chất cháy chủ yếu Ghi chú
trình, nhà, Diện Khối
Số Tên chất
xưởng, tích lượng
tầng cháy
kho bãi (m2) (m3)
bẫy chất m2 khí tự nhiên chất lỏng, mỗi ống
lỏng bẫy chất lỏng có
(V2103) đường kính 42 in =
106cm, chiều dài:
120m; Diện tích đê
bao phần đầu chứa
lỏng: 60m x 48m =
2.880 m².
3 Khu Công 15.000 1 Condensate 1000 Khu này được bố trí
Nghệ m2 và khí tự các thiết bị: Thiết bị
nhiên tách lọc khí, thiết bị
trao đổi nhiệt, thiết
bị tách nhiệt độ thấp,
thiết bị gia nhiệt cho
khí thành phẩm, thiết
bị gia nhiệt
condensate, thiết bị
lọc condensate, bình
tách giảm áp, thiết bị
trao đổi nhiệt, thiết
bị ổn định
condensate, thiết bị
gia nhiệt condensate,
máy nén khí, thiết bị
chống tạo hydrate,
chống ăn mòn.
Điểm giao nhận khí
thứ 2: gồm 1 hệ
thống cung cấp khí
từ sau bộ lọc F2908
và F2808A/B qua
Bẫy chất lỏng của
nhà máy GPP bên
141

Stt Tên công Quy mô Chất cháy chủ yếu Ghi chú
trình, nhà, Diện Khối
Số Tên chất
xưởng, tích lượng
tầng cháy
kho bãi (m2) (m3)
cạnh thông qua
đường ống 16 inch,
chiều dài đường ống
khoảng 500m, có bộ
tách lọc F2208A/B
với lưu lượng thiết
kế 3 triệu m3/ngày,
áp suất thiết kế
145bar.
4 Khu thiết 10.000 1 Khí tự nhiên 100 Khu này nằm bên
bị phụ trợ m2 trong khu vực sản
xuất của nhà máy.
Cách khu bẫy chất
lỏng 70 mét về phía
Nam; Cách khu
Công Nghệ 50 mét
về phía Đông.
5 Phòng 300m2 1 Điện, gỗ, ít Nhà có kết cấu: Bê
Điều khiển giấy, một số tông cốt thép, có bậc
hóa chất thí chịu lửa: I. Là nơi
nghiệm đặt hệ thống điều
khiển tự động các
thiết bị công nghệ và
phân tích thí nghiệm
về sản phẩm có hạng
sản xuất: Hạng B.
6 Xưởng bảo 400 m2 1 Điện, gỗ, ít Nhà xưởng có kết
trì trì giấy, giẻ dính cầu: Bê tông cốt
dầu thép, có bậc chịu lửa
I, Xưởng là nơi bảo
trì sửa chữa máy
móc có hạng mục
sản xuất Hạng A.
142

Stt Tên công Quy mô Chất cháy chủ yếu Ghi chú
trình, nhà, Diện Khối
Số Tên chất
xưởng, tích lượng
tầng cháy
kho bãi 2
(m ) (m3)
7 Nhà Kho 400 m2 1 Điện, gỗ, ít Nhà kho có kết cấu:
giấy Bê tông cốt thép, có
bậc chịu lửa I. Kho
là nơi cất giữ thiết bị
vật tư
2
8 Trạm bơm 300 m 1 Điện, Trạm bơm chữa
chữa cháy Dầu diesel 10 cháy có kết cấu: Bê
tông cốt thép, có bậc
chịu lửa: I. Đê bao
trạm bơm diện tích:
24m x 14m = 336 m2
Trạm bơm chữa
cháy có 2 máy bơm
chính và 2 bơm bù
áp để bơm nước
chữa cháy cho hệ
thống chữa cháy của
Nhà máy. Cung cấp
nước chữa cháy gồm
01 bồn nước chữa
cháy W = 7100 m3.
Cung cấp nhiên liệu
cho máy bơm có 02
bồn chứa diesel có
thể tích: 5 m3. Có đê
bao ngăn cháy diện
tích: 17m x 5,7m =
97 m2
9 Khu máy 320 m2 1 Điện, Gồm 2 máy: máy
phát điện Dầu diesel 20 chính và máy dự
chính Khí tự nhiên phòng với công suất
máy phát: 3.200 KW.
Hai bồn chứa diesel
có thể tích: 10m3 mỗi
143

Stt Tên công Quy mô Chất cháy chủ yếu Ghi chú
trình, nhà, Diện Khối
Số Tên chất
xưởng, tích lượng
tầng cháy
kho bãi (m2) (m3)
máy cung cấp nhiên
liệu cho máy. Có đê
bao ngăn cháy diện
tích: 28,5m x 24,5m =
698 m2
10 Nhà Đặt 40 m2 1 Điện, Nhà có kết cấu: Bê
Máy Phát Dầu diesel 5,5 tông cốt thép, có bậc
Điện Khẩn chịu lửa: I. Nhà đặt
Cấp máy phát điện khẩn
cấp lắp đặt máy phát
điện dự phòng với
công suất máy phát:
850 KW, hoạt động
khi 2 máy phát điện
chính bị hư hỏng.
Hạng sản xuất: C.
Bồn chứa diesel có
thể tích: 5,5 m3 cung
cấp nhiên liệu cho
máy. Có đê bao ngăn
cháy diện tích: 8m x
14,5m = 116 m2
11 Nhà Thao 120 m2 1 Cháy điện Nhà có kết cấu: Bê
Tác Điện tông cốt thép, có bậc
chịu lửa: I. Là nơi
đặt các tủ điện, cầu
dao điện cung cấp và
phân phối cho các
thiết bị trong khu sản
xuất. Hạng sản xuất:
C. Chất cháy: cháy
điện.
12 Khu Các 60 m2 1 Cháy điện, Là nơi đặt máy nén
Máy Nén cháy dầu bôi khí lên tới 9- 9,5 bar
144

Stt Tên công Quy mô Chất cháy chủ yếu Ghi chú
trình, nhà, Diện Khối
Số Tên chất
xưởng, tích lượng
tầng cháy
kho bãi (m2) (m3)
Không Khí trơn. để làm khí công cụ
(dùng làm cho thiết bị công
khí công nghệ, một phần
cụ) không khí nén dùng
để tạo khí Nitơ. Chất
cháy: cháy điện,
cháy dầu bôi trơn.
13 Khu Thiết 150 m2 1 Cháy điện, Là nơi đặt máy tách
Bị Tạo cháy dầu bôi khí nitơ từ không
Nitơ trơn. khí.
14 Khu bồn 3804 1 condensate 14,000 Khu chứa sản phẩm
chứa m2 lỏng gồm 2 bồn chứa
condensate: condensate bằng
(T-3005, T- thép có đường kính:
3006) 27m, cao 16m, áp
suất vận hành 0 bar,
nhiệt độ vận hành
25oC, dung tích mỗi
bồn 7873 m3 (là
lượng condensate
chứa trong 10 ngày
sản xuất tối đa). Hai
bồn này nằm trong
một con đê chung
chống tràn có diện
tích: 55 m x 90 m =
3804 m2.
15 Khu xử lý 1800 1 Cháy điện, Khu xử lý nước thải
nước thải m2 cháy dầu bôi nhiễm dầu gồm có 1
nhiễm dầu trơn bể chứa nước mưa,
bể nước thải nhiễm
dầu (500 m3), các
bơm chuyển nước
thải nhiễm dầu, thiết
145

Stt Tên công Quy mô Chất cháy chủ yếu Ghi chú
trình, nhà, Diện Khối
Số Tên chất
xưởng, tích lượng
tầng cháy
kho bãi (m2) (m3)
bị tách dầu ra khỏi
nước, thiết bị lọc
dầu, bồn chứa dầu
cặn, thiết bị phân
tích dầu trong nước.
Khi đạt chuẩn nước
được thải ra ngoài
nếu chưa đạt chuẩn
quay lại bể.
16 Khu xử lý 1200 1 Cháy điện Khu xử lý nước thải
nước thải m2 sinh hoạt và trạm
sinh hoạt bơm javel: toàn bộ
nước thải sinh hoạt
của nhà máy được
thu gom vào bể xử
lý nước thải sinh
hoạt rồi được bơm
lên giàn xử lý nước
thải cho đến khi
sạch, cho thêm javel
vào để khử khuẩn
sau đó bơm vào bể
nước thải cuối cùng.
17 Khu nhà 3000m2 1 Điện, gỗ, Nhà có kết cấu: Bê
hành chính giấy tông cốt thép, có bậc
chịu lửa: I. Là nơi
thực hiên các hoạt
động hành chính văn
phòng, thông tin liên
lạc, Số người thường
xuyên làm việc tại
đây: 55 người.
18 Bếp ăn 600 m2 1 Điện, gỗ, Nhà có kết cấu: Bê
giấy tông cốt thép, có bậc
146

Stt Tên công Quy mô Chất cháy chủ yếu Ghi chú
trình, nhà, Diện Khối
Số Tên chất
xưởng, tích lượng
tầng cháy
kho bãi (m2) (m3)
chịu lửa: I. Là nơi
thực hiện các hoạt
động nấu ăn, cất trữ
thực phẩm và là nơi ăn
của CBCNV. Vào bữa
trưa có thể cả trăm
người ăn trưa tại đây.
19 Phòng lái 16m2 1 Điện, gỗ Nhà có kết cấu: Bê
xe tông cốt thép, có bậc
chịu lửa: I. Là nhà
nghỉ của khoảng 10
lái xe.

 Nhận xét: NCSP đã xác định các nơi có nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn có trong
nhà máy. Công ty đã đánh giá từng khu vực như nhà kho, khu xử lý nước,
phòng thí nghiệm,… kiểm tra các hệ thống an toàn đảm bảo tuân thủ quy
trình làm việc. Dựa vào đó công ty có thể có những biện pháp phù hợp để có
những biệp kiểm soát các nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra tại nhà máy, đem lại
môi trường làm việc an toàn cho nhân viên.
3.1.2.3.3 Công tác phòng cháy chữa cháy
Công tác phòng cháy chữa cháy được công ty quy định một cách chi tiết và
rõ ràng qua quy trình NCSP Fire Fighting Plan - Approved by BRVT's Firefighting
Police về trách nhiệm, nhiệm vụ của từng nhân viên để có thể kịp thời ứng khó các
sự cố cháy nổ có thể xảy ra. [25]

a) Lực lượng thường trực chữa cháy

Lực lượng thường trực làm việc tại nhà máy 24/24 giờ, gồm có:

o Lực lượng ứng phó tại hiện trường (nhà máy khí và đường ống dẫn
khí);
147

o Lực lượng PCCC và CNCH: gồm có Đội PCCC chuyên ngành và lực
lượng vận hành sản xuất, là lực lượng ứng cứu sự cố chính của Nhà
máy, mỗi ca gồm có:
 01 Giám sát sản xuất là Chỉ huy cao nhất.
 01 Trưởng ca (chỉ huy ứng cứu ở hiện trường).
 01 Đội trưởng PCCC (trong giờ hành chính)
 01 Đội phó và 02 Nhân viên PCCC
 02 kỹ thuật viên vận hành (đội viên ứng cứu ở Phòng Điều khiển)
 05 kỹ thuật viên sản xuất (đội viên ứng cứu ở hiện trường)
o Làm việc theo ca ở Phòng điều khiển và Khu sản xuất, gồm có 2 ca 4
kíp. Mỗi kíp gồm có 9 người và Phòng điều khiển luôn có người trực.
Các khu vực công nghệ trong khu vực sản xuất được tuần tra, theo dõi
ghi chép số liệu nhiều lần trong ca. Nhà máy còn có một quy trình gọi
người hỗ trợ thêm khi có hư hỏng nặng hay sự cố khẩn cấp.
o Trong ca ngày còn có 08 nhân viên bảo trì, bảo dưỡng đã được huấn
luyện/tập luyện về PCCC và CNCH; thường xuyên có mặt ở nhà máy
từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối suốt 7 ngày trong tuần.
o Đội PCCC chuyên ngành: Đội trưởng làm việc theo giờ hành chính,
các đội phó và đội viên còn lại được phân thành 4 tổ (mỗi tổ gồm 01
đội phó và 02 đội viên) làm việc theo chế độ ca 07 ngày làm việc - 07
ngày nghỉ. Ca ngày từ 7:00 - 19:00, ca đêm từ 19:00 tới 7:00 sáng
ngày hôm sau (đi cùng ca với bộ phận sản xuất.
o Lực lượng bảo vệ: đi tuần tra hàng rào xung quanh Nhà máy và đóng
chốt ở cổng chính của Nhà máy cũng như cổng Khu vực sản xuất gồm
37 người chia 3 ca 4 kíp. Mỗi kíp gồm có 8 người
o Lực lượng cứu thương: Gồm có lực lượng cứu thương và có 1 bác sĩ
thường trực trong giờ hành chính.
o Tất cả các thành viên đội chữa cháy cơ sở đã tham gia các lớp huấn
luyện nghiệp vụ theo quy định hiện hành.
148

b) Quy trình ứng cứu sự cố triển khai phương án chữa cháy phối hợp

Hình 3. 18 Sơ đồ quy trình ứng cứu sự cố triển khai phương án chữa cháy
149

 Nhận xét: Công tác PCCC của nhà máy vô cùng chi tiết về phân công trách
nhiệm của các nhân viên trực chữa cháy và quy trình ứng cứu sự cố triển
khai phương án chữa cháy phối hợp. Mỗi nhân viên trong đội PCCC đều
được giao trách nhiệm cụ thể đảm bảo rằng mọi tình huống khẩn cấp liên
quan đến cháy nổ có thể kịp thời xử lý một cách hiệu quả nhất.
3.1.2.3.4 Thiết bị chữa cháy
Dựa vào quy trình NCSP Fire Fighting Plan - Approved by BRVT's
Firefighting Police các thiết bị chữa cháy của công ty đã được thống kê chi tiết theo
danh sách sau: [25]
 Hệ thống chữa cháy cố định:
TT Tên thiết Số lượng Hình ảnh
bị
1 Máy bơm 02
chữa cháy
2 Máy bơm 02
bù áp
3 Hệ thống 01
đường ống
nước
4 Trụ lấy 63
nước
5 Hộp chứa 63
vòi chữa
cháy ngoài
trời
6 Lăng giá 03
cố định
7 Lăng giá 10
xoay
8 Lăng giá di 02
động
Bảng 3. 15 Danh sách hệ thống chữa cháy
 Hệ thống chữa cháy bằng bọt
o Hệ thống phun bọt cố định cho hai bồn condensate:
150

 Hệ thống phun bọt cố định KNOWSLEY được thiết kế cho bồn


condensate: mỗi hệ thống bao gồm một bồn chứa 4.440 lít
foam AFFF, với 02 đầu phun bọt bội số thấp lưu lượng 20 l/s,
tổng lưu lượng 40 l/s phun xả bọt vào vách trong, phía trên mái
nổi trong bồn.
 Hệ thống phun bọt cố định KNOWSLEY được thiết kế cho khu
vực đê bao khu bồn condensate. Hệ thống này bao gồm 1 bồn
chứa 15.435 lít foam AFFF, với 17 đầu phun bọt bội số trung
bình, lưu lượng 28,5 l/s, tổng lưu lượng 485,5 l/s, phun xả bọt
vào khu vực đê bao.
o Hệ thống phun bọt cố định cho khu vực đê bao của bồn chất lỏng:
 Hệ thống phun bọt cố định được thiết kế cho khu vực đê bao
khu Bẫy chất lỏng diện tích 48m x 60m. Hệ thống này bao gồm
1 bồn chứa 6.300 lít foam AFFF, với 9 đầu phun bọt bội số
trung bình lưu lượng 24,69 l/s, tổng lưu lượng 222,2 l/s phun
xả bọt vào khu vực đê bao
o Ngoài ra còn có lăng phun bọt di động:
 Có 6 cái, loại ANGUS HI COMBAT. Lưu lượng phun là 225
l/phút (37 l/s) ở áp lực 7 bar, tầm phun xa 10 m.
 Hệ thống chữa cháy bằng CO2:
Tại máy phát điện được thiết kế hệ thống chữa cháy bằng CO2 tự động: Gồm
2 hệ thống cho mỗi máy phát điện bao gồm một loại 4 bình loại 50kg, một loại 3
bình loại 45kg. Bảo vệ cho mỗi máy phát điện có 3 đầu phun lớn, 2 đầu phun
nhỏ. Các hệ thống này tự động xả CO2 khi máy phát điện turbine bị cháy.
 Xe chữa cháy:
Một xe chữa cháy HINO FG8JJA-B-SAMCO CCFHI 060
o Trang bị trên xe gồm:
 Lăng phun nước cầm tay: 4 cái
 Lăng giá di động: 1 cái.
151

 Vòi phun nước 2-1/2’’ : 10 cuộn ;1-1/2’’ : 10 cuộn ;


 Lăng phun bọt: 2 cái
 Đầu nối hỗn hợp A-B : 4 cái ; Ba chạc : 2 cái
 Thiết bị thở: 04 bộ
 Quần áo chống cháy: 04 bộ;
 Bộ đàm: 01 cái, loa tay 01 cái
 Bình chữa cháy cầm tay: 02 bình;
 Bình chữa cháy:

Số TT Loại Đơn vị Số lượng Xuất xứ Ghi chú

1. CO2, 2kg bình 34 Anh/ Mỹ


2. CO2, 5kg bình 30 Anh/ Mỹ
3. CO2, 22.5kg xe
bình 3 Anh/ Mỹ
đẩy
4. Bột BE 9kg bình 131 Anh/ Mỹ
5. Bột BE, 50kg xe
bình 9 Anh/ Mỹ
đẩy
6. Foam 9L bình 8 Anh/ Mỹ
7. Foam 50L xe đẩy bình 6 Anh/ Mỹ
8. Nước 9L bình 15 Anh/ Mỹ
Bảng 3. 16 Danh sách bình chữa cháy
 Quần áo chữa cháy:

Số
Tên Phương tiện Đơn vị Xuất xứ Ghi chú
lượng
Nón lính chữa New Zealand
cái 18 Treo trong trạm chữa cháy;
cháy & Rosenbauer
Áo lính chữa 18 New Zealand
cái Treo trong trạm chữa cháy;
cháy & Rosenbauer
Quần lính chữa 18 New Zealand
cái Treo trong trạm chữa cháy;
cháy & Rosenbauer
Găng tay chữa 18 New Zealand
đôi Treo trong trạm chữa cháy;
cháy & Rosenbauer
Ủng lính chữa New Zealand
đôi 18 Treo trong trạm chữa cháy;
cháy & Rosenbauer
152

Nón lính chữa New Zealand


cái 4 Trên xe chữa cháy
cháy & Rosenbauer
Áo lính chữa New Zealand
cái 4 Trên xe chữa cháy
cháy & Rosenbauer
Quần lính chữa New Zealand
cái 4 Trên xe chữa cháy
cháy & Rosenbauer
Găng tay chữa New Zealand
đôi 4 Trên xe chữa cháy
cháy & Rosenbauer
Ủng lính chữa New Zealand
đôi 4 Trên xe chữa cháy
cháy & Rosenbauer
Bảng 3. 17 Danh sách quần áo chữa cháy
 Nhận xét: Các thiết bị chữa cháy đã được trang bị và lắp đặt đầy đủ đảm bảo
khi có sự cố cháy xảy ra có thể kịp thời kiểm soát đám cháy giảm thiểu tối đa
các tổn thất, thiệt hại về người và tài sản.

3.1.2.3.5 Hệ thống báo cháy:


Theo quy trình NCSP Fire Fighting Plan - Approved by BRVT's Firefighting
Police các hệ thống báo cháy đã được công ty lắp đặt tại những nơi như khu công
nghệ, khu phòng điều khiển, phòng thao tác, buồng máy phát điện, nhà kho, xưởng
cơ khí, toà nhà hành chính, bếp, phòng lái xe. [25]
Các vị trí lắp đặt hệ thống báo cháy:
Khu vực lắp
Loại đầu báo cháy Chức năng
dặt đầu dò
Khu công Đầu dò điểm Ngắt các ổ cắm điện
nghệ Đầu dò lửa hồng Chạy máy bơm chữa
ngoại cháy
Đầu dò nhiệt Chạy máy bơm chữa
cháy
Vòng báo cháy Báo động, đóng van
Đầu báo hơi dầu Báo động
Đầu dò khí đối diện Cắt điện các ổ cắm
điện và đèn đường.
Khu phòng Đầu báo khí đối diện Ngừng các thiết bị
153

điều khiển công nghệ và phụ trợ


Đầu báo khói Báo động
Đầu báo nhiệt Báo động
Phòng thao Đầu dò khí đối diện Ngừng khẩn cấp nhà
tác máy
Đầu báo khói độ Đóng hệ thống thông
nhạy cao gió
Buồng máy Đầu báo nhiệt Đóng/ không cho
phát điện chạy máy bơm dự
phòng.
Đầu dò khí đối diện Ngừng thiết bị khẩn
cấp
Nhà kho Đầu báo khói Báo khói
Xưởng cơ khí Đầu báo nhiệt Báo nhiệt
Tòa nhà hành Đầu dò khói Báo khói
chính
Bếp Đầu dò nhiệt trong
Báo nhiệt
phòng
Đầu dò nhiệt trên Đóng quạt hút gió
giàn bếp giàn bếp Kích hoạt hệ
thống dập lửa bếp Cô
lập điện & gas
Phòng lái xe Đầu dò khói Báo khói
Bảng 3. 18 Các vị trí lắp hệ thống báo cháy
Thống kê hệ thống báo cháy:
Bảng 3. 19 Thống kê hệ thống báo cháy
154

ĐẦU DÒ (Detector)
Khu vực – Lửa Nhiệ Khói Khí Chuông Còi Nút Vòng
TT
Vị trí Flam t Smok Gas báo báo báo dễ
Heat động động động chảy
1 Phòng điều 1 27 2 5 1 5 2
khiển
Control
Room
2 Nhà hành 6 91 11 12
chính
Nhà ăn -
3 10 35 8 8
Canteen
4 Nhà bảo vệ 2 1 1
cổng chính
5 Nhà cho lái 1 1 1
xe
6 Nhà bảo vệ 1 1 1
cổng sản
xuất
7 Kho thiết bị
chữa cháy
8 Nhà xưởng 16 15 4 2
bảo trì
Kho vật tư -
8a 1 8 2 4
Warehouse
9 Trạm chữa 6 4 2 2
cháy
10 Nhà thao 1 6 2 4 6
tác điện
155

ĐẦU DÒ (Detector)
Khu vực – Lửa Nhiệ Khói Khí Chuông Còi Nút Vòng
TT
Vị trí Flam t Smok Gas báo báo báo dễ
Heat động động động chảy
11 Bộ phận 2
thoát khí
tua bin phát
điện số 1
12 Bộ phận lấy 4
khí tua bin
phát điện số
1
13 Vỏ tua bin 3 2 1
phát điện số
1
14 Bộ phận 2
thoát khí
tua bin phát
điện số 2
15 Bộ phận lấy 4
khí tua bin
phát điện số
1
16 Vỏ tua bin 3 2 1
phát điện số
2
17 Nhà chứa 2 5 1 2
máy phát
điên dự
156

ĐẦU DÒ (Detector)
Khu vực – Lửa Nhiệ Khói Khí Chuông Còi Nút Vòng
TT
Vị trí Flam t Smok Gas báo báo báo dễ
Heat động động động chảy
phòng
18 Khu vực 3
máy bơm
chữa cháy
19 Khu vực
máy nén
khí, máy
tạo nitơ
20 Khu vực 1
bồn nước,
máy bơm
nước dịch
vụ
21 Khu vực 1 6
kho chứa
thùng phuy
22 Khu vực 1 1
xuất khí,
phóng thoi
23 Van dừng 1
khẩn cấp
đường xuất
khí
24 Khu vực 2
Bẫy chất
157

ĐẦU DÒ (Detector)
Khu vực – Lửa Nhiệ Khói Khí Chuông Còi Nút Vòng
TT
Vị trí Flam t Smok Gas báo báo báo dễ
Heat động động động chảy
lỏng Phần
phía tây
25 Khu vực 1
Bẫy chất
lỏng Phần
giữa
26 Khu vực 2
Bẫy chất
lỏng Phần
phía đông
27 Khu vực 9 5
Công nghệ-
Phần phía
tây
28 Khu vực 6 3
Công nghệ-
Phần phía
nam
29 Trạm xử lý
chất thải
30 Bồn chứa 1
condensate
31 Đê bao bồn 8 4
chứa
Condensate
158

ĐẦU DÒ (Detector)
Khu vực – Lửa Nhiệ Khói Khí Chuông Còi Nút Vòng
TT
Vị trí Flam t Smok Gas báo báo báo dễ
Heat động động động chảy
30a Bồn chứa 1
condensate
thứ 2
32 Trạm đo 2
đếm và
bơm xuất
condensate
33 Bể lắng 1
nước lẫn
dầu
34 Khu vực
thu hồi dầu
và xử lý
nước thải
trước khi ra
sông
35 Khu thiết bị 1
lọc trước
khi đến
đuốc
36 Khu vực 1 1
nhận thoi
37 Van dừng 2 2
khẩn cấp
đường khí
159

ĐẦU DÒ (Detector)
Khu vực – Lửa Nhiệ Khói Khí Chuông Còi Nút Vòng
TT
Vị trí Flam t Smok Gas báo báo báo dễ
Heat động động động chảy
nhập
38 Bộ thu hồi
nhiệt thải
39 Các tua bin
phát điện
chính –
nguồn cấp
nhiên liệu

 Nhận xét: Các hệ thống báo cháy đã được công ty lắp đặt ở từng mọi ngóc
ngách để có thể kịp thời phát hiện các nguy cơ phát sinh cháy nổ và ngăn
chặn chúng
3.2. KHẢO SÁT PHẦN HIỆN TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ TUÂN THỦ LUẬT
PHÁP VÀ HỒ SƠ QUẢN LÝ ATVSLĐ CỦA CÔNG TY

3.2.1. Tiêu chí đánh gíá hiện trường

Để khảo sát chính xác hiện trường trên cơ sở tuân thủ luật pháp và hồ sơ
quản lý ATVSLĐ của các nhân viên đang làm việc tại NCSP sẽ gồm các tiêu chí
như tiến hành hỏi trực tiếp các nhân viên nhà máy, khảo sát các checklist về khu
vực, thiết bị, máy móc, … đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình của công ty về các
công việc đang được thực hiện. Cuối cùng sẽ thực hiện tổng hợp và so sánh các hồ
sơ quản lý hiện có tại công ty với các văn bản pháp luật mà công ty đang áp dụng
xem mức độ tuân thủ của công ty so với các văn bản luật đó.

3.2.2 Phân loại rác thải


160

Việc phân loại rác thải là việc vô cùng cần thiết ở các nhà máy xử lý khí,
phân loại rác thải từ nguồn giúp có thể tối ưu hoá quy trình xử lý rác giảm thiểu
lãng phí và góp phần tăng năng suất xử lý. Việc này cũng giúp giảm thiểu các tai
nạn lao động khi giảm các nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với các chất thải nguy hiểm.

Hình 3. 19 Phân loại rác thải


 Nhận xét: NCSP đã thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn một cách chi
tiết góp phần và việc bảo vệ sức khoẻ cho tất cả nhân viên ở công ty và bảo
vệ môi trường. Ngoài ra việc này cũng giúp công ty tuân thủ đầy đủ các yêu
cầu của pháp luật về việc phân loại rác thải đem đếm cho nhân viên một môi
trường làm việc an toàn, lành mạnh.

3.2.3. Khám sức khoẻ định kì, khám sức khoẻ bệnh nghề nghiệp:

Hằng năm công ty đều thực hiện khám tổng quát định kì cho tất cả nhân viên
để có thể kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp và có hướng điều trị tốt nhất. Các
danh mục công ty thực hiện khám sức khoẻ hằng năm cho nhân viên: [26]
161

Bảng 3. 20 Nội dung khám sức khoẻ


Tổng
ngườ
Độ tuổi Độ tuổi
Xét nghiệm i
Nam Nữ
khá
m
<4 ≥4 <4 ≥4
134
5 5 0 0
XN huyết học:
1. Công thức máu x x x x 134
XN sinh hóa máu:
1. Đường (Glycemie) x x x x 134
2. SGOT-SGPT-GGT (Liver engymes) x x x x 134
3. Ure, Creatinine x x x x 134
4. Acid uric x x x x 134
5. HDL, LDL, Triglycerid, cholesterol x x x x 134
6. Anti HBsAg x x x x 121
7. HBsAg (tầm soát viêm gan SVB) x x x x 120
8. Định lượng HBV-DNA (350,890,1.200) x x x x 13
9. HBeAg x x x x 13
10. Anti HCV x x x x 134
11. HCV RNA x x x x 1
12. Sán lá lớn ở gan x x x x 134
13. Sán lá phổi x x x x 134
13. Sán não x x x x 134
15. Giun đũa chó x x x x 134
16. Giun lươn x x x x 134
17. Giun đầu gai x x x x 134
18. Sán gạo heo x x x x 134
19. Giun xoắn x x x x 134
20. H. Pylory x x x x 134
XN sinh hóa nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu x x x x 134
Xn mẫu phân: Ký Sinh Trùng + máu ẩn x x x x 134
Các xét nghiệm tầm soát ung thư (Tumour
134
Markers)
AFP (TS ung thư gan) x x x x 134
CEA (TS ung thư đại tràng) x x 89
CA 19.9 (TS ung thư tụy) x x x x 134
Cyfra 21.1(TS ung thư phổi) x x x x 134
162

CA 12.5 (TS ung thư buồng trứng ở nữ) x 19


CA 15.3 (TS ung thư vú ơ nữ) x 19
HPV Genotype (TS ung thư cổ tử cung) x 19
PSA (Ts ung thư tuyền liệt tuyến) x 70

Tổng
ngườ
Độ tuổi Độ tuổi
Nội dung khám i
Nam Nữ
khá
m
Khám lâm sàng tổng quát: (Mắt, TMH, RHM,
x x x x 134
HA, tim mạch, nội cơ xương khớp, da liễu...)
Siêu âm bụng tổng quát x x x x 134
Siêu âm tim x x x x 134
XQ tim phổi x x x x 134
Điện tâm đồ (ECG) x x x x 134
Siêu âm tuyến giáp (tầm soát K tuyến giáp) x x x x 134

Siêu âm động mạch cảnh x x 89

Đo mật độ xương x x 89
Khám phụ khoa x x 25
Siêu âm vú x x 25
Xét nghiệm tế bào (thinprep) x x 25
Soi dịch tươi âm đạo x x 25
Lập sổ theo dõi x x x x 134
Chi phí khác_nếu có

Sau khi thực hiện khám sức khoẻ định kì cho nhân viên phòng Hse đã thực
hiện phân loại và tổng kết tình hình sức khoẻ của toàn công ty để có thể nắm bắt
được sức khoẻ của nhân viên và từ đó sẽ đề xuất thêm một số biện pháp, phát động
thêm một số phong trào thể dục thể thao để có thể cải thiện sức khoẻ.
163

3.2% 0.8%
NCSP Health 2023
23.4%
19.4%
Class.1

Class.2

Class.3

Class.4

Class.5

Non.

53.2%

Hình 3. 20 Tổng kết sức khoẻ nhân viên năm 2023


 Nhận xét: Có thể thấy công ty đặc biệt chú trong vào việc tăng cường và bảo
vệ sức khoẻ của nhân viên qua việc thực hiện khám tổng quát định kì đầy đủ
và phát động các phong trào giúp nhân viên có thể cải thiện được sức khoẻ
của mình nhờ vào đó năng suất lao động cũng được cải thiện đáng kể

3.2.4 Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt:

Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt tại NCSP đều được khai báo và bảo trì,
bảo dưỡng đầy đủ để đảm bảo các thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất
giảm thiểu các tai nạn có thể xảy ra và tránh gây ô nhiễm môi trường. Trước mỗi ca
làm việc, nhân viên vận hành luôn kiểm tra xem có trục trặc tránh phát sinh nguy
hiểm trong quá trình làm việc.
164

Hình 3. 21 Hồ sơ khai báo thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt


165

Hình 3. 22 Giấy kiểm định thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt


 Nhận xét: NCSP đã thực hiên nghiêm túc và đầy đủ các yêu cầu của pháp
luật về việc khai báo, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
theo quy trình của công ty và theo các quy định pháp luật mà công ty đang áp
dụng cho các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt, nhờ vậy có thể giảm
thiểu được các thiệt hại về người và tài sản
166

3.2.5 Quy trình làm việc an toàn

Tại NCSP các công việc đều có những quy trình, trong đó các vấn đề về an
toàn sẽ được nêu chi tiết theo từng công việc như cấp giấy phép làm việc trong đó
phải được nhận diện các mối nguy và có biện pháp kiểm soát cho từng mối nguy đó,
căng dây cảnh báo khu vực nguy hiểm, sử dụng máy đo khí tại nơi thực hiện công
việc nhằm ngăn chặn kịp thời nguy cơ phát sinh cháy nổ, cô lập các nguồn điện khi
thực hiện công việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng…

Hình 3. 23 Máy đo khí


167

Hình 3. 24 Giấy phép làm việc

Hình 3. 25 Cô lập nguồn điện


168

Hình 3. 26 Dây rào cảnh báo


 Nhận xét: Mọi nhân viên tại công đều nghiêm túc tuân thủ theo các yêu cầu,
quy định về an toàn cho công việc mình thực hiện và hiểu rõ các mối nguy
của công việc cũng như các biện pháp kiểm soát mối nguy đó nhằm xử lý kịp
thời các tình huống có thể xảy ra giảm thiểu các tổn thất một cách hiệu quả
nhất.

3.2.6. Quy trình trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho quá trình xử lý, vận
chuyển khí tại nhà máy NCS
Công ty đã trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho tất cả nhân
viên làm việc tại nhà máy và tất cả các khách tham quan khi đến đây. Các phương
tiện bảo vệ cá nhân đều được thay mới và kiểm tra định kì theo các quy định pháp
luật. Đối với các nơi có mức tiếng ồn vượt quá quy định cho phép công có trang bị
thêm nút bịt tai tại ngay các khu vực đó để nhân viên trước khi vào làm việc có thể
sử dụng nhằm giảm thiểu các nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp.
169

Hình 3. 27 Các phương tiện bảo vệ cá nhân tại NCSP


170

Hình 3. 28 Nút bịt tai được trang bị cho nhân viên làm việc trong khu vực tiếng
ồn

Hình 3. 29 Trang bị bảo vệ cá nhân


 Nhận xét: Công ty thực hiện trang bị đầy đủ các phương tiện cá nhân cần
thiết cho công việc theo đúng quy định. Mọi nhân viên tại đây đều được
171

hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng
cách để có thể bảo vệ bản thân khỏi các mối nguy hiểm và mối nguy hại góp
phần vào sự phát triển an toàn của công ty.

3.2.7 Các thiết bị dùng cho các sự cố khẩn cấp:

 Để đề phòng khi lỡ có sự cố như tràn dầu tư các thiết bị, máy máy trong lúc
sửa chữa vận hành công ty đã thực hiện các biện pháp pòng ngừa bằng cách
trang bị các thùng đựng những tấm thấm dầu nhằm ngăn gây ra ảnh hưởng
môi trường

Hình 3. 30 Thùng đựng bông thấm dầu


 Trong trường hợp khi nhân viên lỡ tiếp xúc trực tiếp với các hoá chất độc hại
công ty đã có các biện pháp xử lý khẩn cấp như trang bị các vòi rửa mắt và
vòi xối toàn thân để nhân viên có thể kịp thời rửa sạch các hoá chất độc hại
tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra và còn giúp nhân viên có
thể tự tin hơn khi làm việc với các hoá chất độc hại.
172

Hình 3. 31 Vòi rửa mắt và xối toàn thân


 Nhận xét: Công ty đã đặc biệt quan tâm đế sức khoẻ của nhân viên cũng như
là các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Qua việc chuẩn bị chu đáo và đầu tư
vào các thiết bị bảo vệ môi trường và an toàn lao động, công ty không chỉ
đảm bảo điều kiện làm việc tốt hơn cho nhân viên mà còn góp phần vào công
cuộc bảo vệ môi trường chung. Những nỗ lực này phản ánh rõ ràng trách
nhiệm và tầm nhìn dài hạn của công ty trong việc xây dựng một môi trường
làm việc và sinh sống lành mạnh, bền vững.
173

3.2.8 Huấn luyện an toàn trong quá trình xử lý, vận chuyển khí tại nhà máy
NCS

Hằng năm công ty đã tổ chức huấn luyện an toàn định kì cho nhân viên về
các sự cố có thể xảt ra tại nhà máy như các sự cố cháy nổ, sự cố tràn dầu, rò rỉ khí
gây ảnh hưởng đến môi trường. Mục tiêu của các công tác huấn luyện này nhằm
đảm bảo rằng tăt cả nhân viên đều có thể xử lý kịp thời và hiệu quả các tình huống
xấu có thể xảy ra đảm bảo an toàn cho bản thân à mọi người xung quanh. Điều này
giúp nâng cao sự chuẩn bị và tự tin của mọi người trong việc ứng phó vỡi các rủi ro
có thể xảy ra.

Hình 3. 32 Diễn tập PCCC

Hình 3. 33 Diễn tập sự cố tràn dầu


174

 Nhận xét: Qua các buổi huấn luyện, diễn tập các sự cố xảy ra do công ty tổ
chức các nhân viên có thể hiểu rõ cách thực hành các bước cần thiết khi xảy
ra tình huống cháy nổ, tràn dầu như việc sử dụng các thiết bị chữa cháy, sử
dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo vệ an toàn cho bản thân… Điều
này giúp tất cả mọi người trong công ty có thể tự tin và sẵn sàng đối mặt với
các tình huống xấu.

3.2.9 Quản lý biển báo an toàn:

Các biển báo an toàn được đặt khắp mọi nơi dễ thấy ở NCSP giúp mọi người
có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận biết được các khu vực nguy hiểm nhằm bảo vệ an
toàn cho chính bản thân mình cho cho những người xung quanh.
175

Hình 3. 34 Biển báo khu vực hút thuốc


176

Hình 3. 35 Biển báo lối thoát hiểm

Hình 3. 36 Biển báo khu vực trang bị nút bịt tai chống ồn
 Nhận xét: NCSP đã tuân thủ theo đúng các quy định về việc đặt các biển báo
an toàn giúp mọi người có thể dễ dành nhận biết các khu vực nguy hiểm, góp
phần xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
177

3.2.10. Thiết bị chữa cháy

Đối với nhà máy xử lý khí các thiết bị chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc đảm bảo về an toàn cho các nhân viên đang làm việc tại đây. Với
tính chất dễ gây ra cháy nổ, NCSP luôn chú trọng tối đa vào việc đảm bảo an toàn
PCCC nhằm đem lại một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho tất cả nhân
viên và khách tham quan tại công ty.
 Khu vực sản xuất:

Hình 3. 37 Các thiết bị chữa cháy khu vực sản xuất


178

Hình 3. 38 Tem kiểm tra thiết bị chữa cháy khu vực sản xuất
Hình: Tem kiểm tra thiết bị chữa cháy khu vực sản xuất
 Trong văn phòng

Hình 3. 39 Các thiết bị chữa cháy trong khu vực văn phòng
179

Hình 3. 40 Tem kiểm tra thiết bị chữa cháy khu vực văn phòng
 Nhận xét: NCSP đã trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy ở tất cả các nơi từ
khu vực sản xuất đến trong văn phòng,… Công ty cũng thực hiện kiểm tra
định kì, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị chữa cháy đúng theo quy định pháp
luật để có thể kịp thời kiểm soát các rủi ro, nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra và
đảm bảo an toàn của tất cả mọi người trong công ty.
180

3.2.11. Hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy là thiết bị không thể thiếu đặc biệt là trong các nhà máy
xử lý khí vì nơi đó có rất nhiều nguồn dễ phát sinh cháy nổ, và khi có sự cố cháy nổ
tại đây sẽ gây ra thiệt hại về người và tài sản vô cùng nghiêm trọng. Song song đó
môi trường cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, vì vậy việc lắp đặt các hệ thống báo
cháy là việc vô cùng cần thiết.

Hình 3. 41 Hệ thống báo cháy


 Nhận xét: Các hệ thống báo cháy của công ty được trang bị ở khắp mọi nơi
nhằm kịp thời phát hiện ra các nguy cơ có thể gây cháy nổ và có hướng giải
quyết kịp thời tránh phát sinh cháy nổ và đảm an toàn tránh gây ra thiệt hại
về con người và tải sản, góp phần bảo vệ môi trường.
181

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO


Dựa theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 có tất cả 5 biện pháp kiểm soát rủi ro
theo mức độ hiệu quả giảm dần:
 Loại bỏ: Biện pháp kiểm soát là biện pháp hiệu quả nhất trong tất cả 5 biện
pháp. Chúng có thể loại bỏ hoàn toàn các mối nguy có thể xảy ra và đảm bảo
an toàn tuyệt đối cho người lao động
 Thay thế: Đây là biện pháp đứng thứ hai về mức độ hiểu quả trong tháp kiểm
soát của ISO 45001:2018 tuy không hiệu quả tuyệt đối về mức độ an toàn,
tuy nhiên nó cũng giúp loại giảm thiểu hết mức các nguy cơ tai nạn có thể
xảy ra bằng cách thay thế các thiết bị, máy móc…
 Kỹ thuật: Biện pháp này giúp có thể cải thiện về các yếu tố kỹ thuật như
giảm sự tiếp xúc của con người nhằm tăng năng suất lao động và góp phần
giảm thiểu các rủi ro gây tai nạn.
 Hành chính: Đây là biện pháp cải thiện các quy trình làm việc, quy trình an
toàn như quy trình cấp giấy phép làm việc, quy trình sử dụng PPE…
 PPE: Cuối cùng là biện pháp PPE đây là biện pháp kém hiệu quả nhất nhưng
lại tiết kiệm chi phí nhất, Biện pháp này giúp nhân viên có thể cải thiện về
các phương tiện bảo vệ cá nhân cho từng công việc của mình nhằm bảo vệ
tối đa các nguy cơ tai nạn đến với người lao động.
182

Hình 4. 1 Tháp biện pháp kiểm soát

Công ty Đường ống Khí Nam Côn Sơn đã thực hiện rất tốt trong việc đảm
bảo an toàn cho nhân viên làm việc tại nhà máy, công ty cũng dã tuân thủ nghiêm
chỉnh, đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên
song song với đó công ty còn có một số hạn chế có thể phát sinh ra tai nạn cho nhân
viên khi thực hiện công việc. Công ty có thể cân nhắc sử dụng phương pháp loại bỏ
để loại bỏ hoàn toàn các rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra:
 Các công việc thực hiện trong không gian hạn chế như vệ sinh, bảo trì bảo
dưỡng các bồn, bể chứa khí, condensat hay chất thải có thể thay thế con
người bằng các loại máy móc hiện đại như robot,… để thực hiện công việc.
Điều đó có thể hoàn toàn loại bỏ nguy cơ phát sinh tai nạn cho nhân viên
ngoài ra còn có thể tăng cường hiệu suât làm việc và độ chính xác.
183

Hình 4. 2 Bồn condensat tại NCSP

 Tại các vị trí trên cao có thể cho bay flycam để kiểm tra hư hỏng thay cho
nhân viên. Bằng cách này có thể tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực đồng
thời giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn cho nhân viên song song đó ta có
thể biết được vị trí chính xác của các hư hỏng, tổn thất có thể xảy ra và giải
quyết 1 cách kịp thời để tránh gây ô nhiễm môi trường.
 Trang bị thêm các thiết bị cho nhân viên khi làm việc tại các khu vực cao
như trên đường ống, các khu vực không có giàn giáo cố định để giảm thiểu
các rủi ro phát sinh tai nạn cho nhân viên.
184

Hình 4. 3 Thiết bị treo di động


185

Hình 4. 4 Thiết bị treo di động 1 người


 Công ty có thể tăng cường kiểm soát các vật rơi hay trượt khỏi tay khi làm
việc như trang bị các dụng cụ được neo buộc chắc chắn để tránh văng, tuột
các thiết bị gây ảnh hưởng đến các nhân viên xung quanh.

Hình 4. 5 Vòng đeo tay tránh văng bắn dụng cụ


186

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN


Qua đề tài “ Khảo sát an toàn vệ sinh lao động cho quá trình xử lý khí tại Nhà
máy xử lý khí Nam Côn Sơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có thể nhận thấy rằng công ty
rất chú trọng vào việc quản lý và nâng cao các vấn đề an toàn lao động cho nhân
viên. Các biện pháp an toàn vệ sinh lao động được công ty thực hiện một cách chặt
chẽ, nghiêm ngặt và liên lục có các biện pháp cải tiến nhằm đảm bảo nhân viên có
một môi trường làm việc an toàn và không gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra công ty không chỉ tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn
vệ sinh lao động mà công ty còn chủ động triển khai các chương trình đào tạo, huấn
luyện nhằm nâng cao nhận thức và các các kỹ năng ứng phó cho các tình huống
khẩn cấp để có thể hành động kịp thời nhằm bảo vệ an toàn cho toàn thể nhân viên.
Việc kiểm tra và giám sát an toàn được thực hiện thường xuyên, đều đặn tại
NCSP đảm bảo rằng tất cả các quy trình và các biện pháp an toàn được thực hiện và
tuân thủ đầy đủ , nhờ vậy mọi nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm đều có thể được kiểm
soát, phát hiện kịp thời góp phần xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành
mạnh cho nhân viên.
Song song với đó để có thể đảm bảo an toàn hơn cho các nhân viên, công ty
có thể xem xét thêm về một số biện pháp kỹ thuật như thay thế con người bằng các
thiết bị máy móc hiện đại để thực hiện một số công việc có yêu cầu nghiêm ngặt
nguy hiểm. Điều này không chỉ giúp loại bỏ các rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra mà
còn có thể tăng cường hiệu suất và tính chính xác trong quá trình làm việc.
187

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Tài liệu Internet:

[1] NCSP, THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.


[2] Q. Hội, “Luật an toàn, vệ sinh lao đông số 84/2015/QH13,” 2015.
[3] NCSP, “NCSP ( 2022) NCSP Work Control System,” 2022.
[4] NCSP, “NCSP( 2023) NCSP Waste Management Procedure,” 2023.
[5] B. y. tế, “QCVN 26/2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu -
Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.,” 2016.
[6] Năng lượng Việt Nam (2020) "Công nghiệp dầu khí thế giới [Kỳ 3]: Cập nhật
sản lượng khai thác dầu thô" https://nangluongvietnam.vn/cong-nghiep-dau-
khi-the-gioi-ky-3-cap-nhat-san-luong-khai-thac-dau-tho-25005.html.
[7] NCSP, “NCSP (2009) Quyết định số NCSP/OT/2009/10/0045,” 2009.
[8] NCSP, “NCSP ( 2023) NCSP Occupation Health and Industrial Hygiene,”
2023.
[9] B. L. Đ. T. B. X. Hội, “Thông tư số 24/2022/TT-BLĐTBXH Quy định việc
bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có
yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại,” 2022.
[10] Vietnam Credit (2021) " Tổng quan ngành dầu khí Việt Nam"
https://lngvietnam.com/tong-quan-nganh-dau-khi-viet-nam-bao-cao-nganh.
[11] NCSP, “NCSP (2023) NCSP Emergency Incident Response Plan,” 2023.
[12] NCSP, “NCSP (2010) Quyết định số NCSP/OT/2010/10/0055 ngày
08/10/2010,” 2010.
[13] B. Thủy, “Những tai nạn lớn trong ngành dầu khí toàn cầu,” 04 04 2019. [Trực
tuyến]. Available: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/nhung-tai-nan-lon-
trong-nganh-dau-khi-toan-cau-531982.html.
[14] N. Hiển, “Đã khống chế điểm rò rỉ khí gas đường ống Nam Côn Sơn,” 26 08
2013. [Trực tuyến].
188

[15] NCSP, NCSP ( 2023) List of incident since 2003-2023.


[16] Q. Hội, “Điều 30, khoản 1 của Luật An toàn, Vệ sinh lao động số
84/2015/QH13,” 2015.
[17] NCSP, “NCSP(2023)NCSP Management of Safety Critical Equipment
(SCE),” 2023.
[18] NCSP, “NCSP ( 2023) NCSP Routine Activities Risk Register,” 2023.
[19] Q. hội, “Điều 76, chương 5, Luật an toàn, vệ sinh lao đông số 84/2015/QH13,”
2015.
[20] NCSP, NCSP (2023) KE HOACH ATVSLD 2024-NCSP.
[21] NCSP, “NCSP( 2023) NCSP Ppe Policy,” 2023.
[22] NCSP, NCSP (2023) FIRST AID TRAINING 2023.
[23] NCSP, “NCSP( 2023) NCSP HSE Meeting Procedure,” 2023.
[24] P. Gas, “PV Gas (2017) Quy định biển báo PV Gas,” 2017.
[25] NCSP, “NCSP ( 2021) NCSP Fire Fighting Plan - Approved by BRVT's
Firefighting Police,” 2021.
[26] NCSP, NCSP Cac muc kham suc khoe.
[27] NCSP, “NCSP ( 2010) Quyết định số NCSP/OT/2010/10/0055 ngày
08/10/2010,” 2010.
[28] Q. Hội, “Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14,” 2020.
[29] T. TTXVN, “Ứng phó sự cố tràn dầu tại Bến cảng vận tải Phan Thiết, Bình
Thuận,” 16 12 2022. [Trực tuyến]. Available:
https://baotainguyenmoitruong.vn/ung-pho-su-co-tran-dau-tai-ben-cang-van-
tai-phan-thiet-binh-thuan-348098.html.

You might also like