Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

4.

Một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của
Toà án nhân dân trong thi hành pháp luật, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Một là, tăng cường đổi mới tổ chức và các hoạt động của Toà án nhân dân.
Đặt ra các yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đề ra
hướng khắc phục những bất cập trong tổ chức, hoạt động của Toà án nhân dân, đẩy
mạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu và sửa đổi luật theo hướng bảo đảm nguyên tắc
độc lập trong xét xử của Toà án. Theo định hướng trên, cần nâng cao việc nghiên
cứu tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không bị phụ thuộc vào các
đơn vị hành chính nhất định. Mô hình tổ chức hệ thống Toà án nhân dân có thể
được tổ chức như sau: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số
đơn vị hành chính cấp huyện (tuỳ thuộc vào yêu cầu xét xử ở từng đơn vị); Toà án
phúc thẩm tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm
và sơ thẩm một số vụ án có tính chất nghiêm trọng; Toà án thượng thẩm tổ chức
theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có chức năng
tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp 11 luật và xét xử tái thẩm,
giám đốc thẩm. Đối với các Toà án chuyên trách như Toà hành chính, Toà lao
động, Toà dân sự, Toà hình sự, Toà vị thành niên… được tổ chức phải căn cứ vào
thực tế xét xử của từng khu vực cụ thể và từng cấp toà án tương ứng.
Hai là, tích cực sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo
cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động tư pháp. Từ đó, cần phải tăng cường hoạt
động xây dựng, cải cách theo đường lối mới và sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Toà
án nhân dân để cơ cấu lại tổ chức và củng cố chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân
dân một cách hệ thống và hợp lý hơn, đảm bảo cải cách Toà án phục vụ cho cải
cách tư pháp.
Ba là, tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá khả năng trao cho Tòa án quyền giải
thích pháp luật, phán xét tính hợp pháp, hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp
luật do cơ quan Nhà nước ban hành. Hiện nay, chức năng này đang được giao cho
các cơ quan có thẩm quyền như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ
và các cơ quan liên quan khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động giám sát tính
hợp pháp, hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa đạt được hiệu
quả cao, được thể hiện thông qua tình trạng các quy định của văn bản dưới luật còn
mâu thuẫn với các quy định của văn bản luật, điều này diễn ra khá phổ biến ở các
nước. Để giải quyết vấn đề này các nước đã đúc kết kinh nghiệm là chuyển việc
giám sát và tuyên bố tính hợp pháp, hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật cho
Toà án thực hiện. Ứng dụng vào thực tế cho thấy, cách làm này đã được thực hiện
có hiệu quả ở rất nhiều nước. Do đó, đây được coi là kinh nghiệm tốt để nước ta có
thể áp dụng vào thực tế hiện nay.
Bốn là, đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử theo hướng xác định, cụ thể về
quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của cả những người tiến hành tố tụng và những
người tham gia tố tụng; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng công khai, dân chủ và
nghiêm minh trong xét xử.
Năm là, cần được bảo đảm và phát huy sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trên
cơ sở đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Toà án. Để
làm được như vậy, cần phải tích cực, tăng cường hoạt động kiểm tra của Đảng và
công tác cán bộ Đảng, cùng kết hợp với hoạt động giám sát của nhân dân trong các
hoạt động xét xử của Toà án; song song với đó là nhằm mục đích nâng cao được
trách nhiệm của Thẩm phán, của Hội thẩm nhân dân trước nhân dân và trước
Đảng.
Sáu là, trong thời gian tới cần đẩy mạnh xây dựng chiến lược nhằm nâng cao
trình độ của cán bộ ngành Toà án; củng cố, trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật tốt
hơn nữa cho các Toà án nhân dân cấp huyện hướng đến đảm bảo cho việc tăng
thẩm quyền xét xử của các Toà án nhân dân cấp huyện có tính khả thi trên thực tế.
Kết luận
Thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cho thấy, việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có những tiến bộ rõ rệt trong bước tiến, tổ
chức bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện một cách hợp lý, đưa vào các
hoạt động đã mang lại tính hiệu lực, hiệu quả cao so với trước kia; đồng thời vẫn
bảo đảm được việc thực hiện đồng bộ với các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Đặc biệt hơn nữa, Đảng cũng nhấn mạnh về việc cải cách tư pháp trên một
số lĩnh vực nhất định đã có tính đột phá mới mẻ. Tổ chức bộ máy của các cơ quan
tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan
bổ trợ tư pháp được kiện toàn, chất lượng của các hoạt động có sự phát triển mạnh,
tiến bộ và bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức và cá nhân; luôn hướng đến việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân.

You might also like