Tom Tat Luan An Tien Si Dang Van Khanh

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

“NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH PHẠM VI, NỘI DUNG HÀNH VI CÔNG CHỨNG
VÀ GIÁ TRỊ PHÁP LÍ CỦA VĂN BẢN CÔNG CHỨNG Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY”

A – THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN


Tên luận án : “Những vấn đề lí luận và thực tiến trong việc xác định
phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí
của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay”
Học vị đào tạo : Tiến sĩ
Mã số đào tạo : 5.05.05
Chuyên ngành : Luật hành chính
Năm bảo vệ : 2000
Người thực hiện : Đặng Văn Khanh
Người hướng dẫn khoa học : TSKH. Đào Trí Úc - Viện nhà nước và pháp luật
Nơi đào tạo và bảo vệ : Viện Nhà nước và Pháp luật
Lưu trữ: : Viện Nhà nước và Pháp luật, Thư viện Bộ Tư pháp
B – NỘI DUNG TÓM TẮT
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong điều kiện nền kinh tế – xã hội vừa thoát khỏi chiến tranh, lạc hậu, tự cung, tự cấp và
Nhà nước quản lí và điều hành theo hình thức mệnh lệnh. Trong điều kiện đó, việc tổ chức hệ
thống cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng chứng nhận giấy tờ, hợp đồng chưa được
đặt ra gay gắt.
Từ đầu những năm 1990, với sự đổi mới toàn diện đất nước, nền kinh tế của đất nước
không ngừng phát triển với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, với nhưng giao lưu
kinh tế trong trong nước, trong khu vực và quốc tế ngày càng mở rộng… đòi hỏi Nhà nước
cần phải có những biên pháp hữu hiệu để quản lí và những yếu tố đó thúc đẩy sự ra đời,
hình thành và phát triển hệ thống tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta.
Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi Nghị định 45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội
đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động Công chứng nhà nước, hệ thống tổ chức các
Phòng công chứng nhà nước đã hình thành và phát triển ở tất cả các tỉnh, thành phố với
khối lượng việc công chứng của các Phòng công chứng không ngừng tăng lên và thực
tiễn cho thấy hoạt động công chứng đã góp phần tích cực trong việc phục vụ cho các hoạt
động kinh tế, xã hội của đất nước. Về pháp luật thực định, sau khi Nghị định 45/HĐBT,
Nhà nước ta đã ban hành Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ tiếp tục hoàn
thiện về mặt tổ chức và hoạt động của hệ thống công chứng Việt Nam, bên cạnh đó, một
số văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải… cũng đã có những quy định
những việc phải công chứng.
Các văn bản công chứng đã trở thành cơ sở pháp lí hữu hiệu nhằm bảo đảm an toàn về
mặt pháp lí, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân
khi tham gia và các quan hệ kinh tế, thương mại, dân sự… phòng ngừa các tranh chấp và
vi phạm pháp luật, từng bước tạo sự ổn định cho các quan hệ dân sự, kinh tế… Đồng thời
văn bản công chứng còn là chứng cứ đáng tin cậy giúp cho các cơ quan tư pháp giải
quyết tranh chấp dân sự, kinh tế… Tuy nhiên, thực tế cho thấy về mặt lí luận thì ở nước
ta hiện nay hầu như chưa có những công trình khoa học nào đi sâu vào nghiên cứu một
cách đầy đủ chuyên sâu về công chứng, nhất là những vấn đề như khái niệm về công
chứng, tổ chức và hoạt động, phạm vi công chứng, nội dung hành vi công chứng và giá
trị pháp lí của văn bản công chứng – là những vấn đề rất quan trọng của chế định công
chứng… Chính vì vậy, trên thực tế đã và đang xảy ra tình trạng hoặc là đề cao quá mức
hoặc quá xem thường giá trị pháp lí của văn bản công chứng, coi chứng chỉ là việc chứng
nhận bản sao, các lại giấy tờ, nhiều giao dịch dân sự, kinh tế cần được công chứng lại
không được quy định trong các văn bản pháp luật, ngược lạ có những việc không quan
trọng lại phải công chứng. Trong hoạt động thực tiễn các Phòng công chứng, các công
chứng viên còn có những biểu hiện lúng túng trong việc tiếp nhận và giải quyết các yêu
cầu công chứng của nhân dân… Người dân thì phải chờ đợi…
Do vậy vấn đề công chứng là một trong những vấn đề quan tâm của Đảng và Nhà
nước và đặt ra yêu cầu cần phải giải quyết về mặt lí luận một cách cơ bản , có cơ sở khoa
học nhiều vấn đề cơ bản như khái niệm công chứng, hình thức tổ chức công chứng, phạm
vi công chứng, nội dung hành vi công chứng, gía trị pháp lí của văn bản công chứng…
đây là những yếu tố cơ bản của chế định công chứng, có liên quan chặt chẽ với nhau.
Chính vì vậy, nghiên cứu các vấn đề nêu trên không chỉ có ý nghĩa về việc giải quyết về
mặt lí luận, xây dựng các luận cứ khoa học, trên cơ sở đó xác định một cách chính xác
những lại văn bản, hợp đồng nào pải công chứng, trình tự thủ tục công chứng… mà còn
có ý nghĩa to lớn trong hoạt động công chứng nói chung và của công chứng viên nói
riêng.
Tất cả các vấn đề nêu trên là lí do kiến tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu, làm luận
án bảo vệ học vị tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Với việc xác định đề tài nghiên cứu, tác giả không có tham vọng làm sáng tỏ mọi vấn
đề thuộc lĩnh vực công chứng, mà chỉ nhằm giải quyết một cách tổng thể, toàn diện, có hệ
thống những vấn đề lí luận về việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá
trị pháp lí của văn bản công chứng, phân tích đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật
của nước ta trong luật này, từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp về những vấn đề hoàn thiện
pháp luật công chứng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xác định phạm vi, nội dung
hành vi công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng
3. Phạm vi nghiên cứu
Với mục đích trên, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lí luận những vấn đề về phạm vi, nội dung hành vi công chứng
và giá trị pháp lí của văn bản công chứng;
- Phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành của nước ta về phạm vi, nội dung hành vi
công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng;
- Phân tích đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật cơ sở ở nước ta hiện nay trong việc
xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công
chứng;
- Xây dựng phương hướng, nội dung và các biện pháp hòa thiện pháp luật về côgn
chứng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công
chứng và giá trị pháp lí của v¨n b¶n c«ng chøng hiÖn nay.
4. Những đóng góp mới của luận án
Những vấn đề tác giả đặt ra và giải quyết luận án này những điểm mới và là những
đón góp cho tổ chức và hoạt động cơ sở ở nước ta hiện nay, cụ thể;
- Góp phần làm sáng tỏ về khái niệm công chứng cũng như bản chất của nó;
- Xây dựng khái niệm hành vi công chứng, xác định trình tự, thủ tục thực hiện các
hành vi công chứng;
- Xây dựng khái niệm văn bản công chứng và xác định giá trị pháp lí của văn bản công
chứng;
- Mặt khác, luận án đã đề xuất một só vấn đề hoàn thiện pháp luật về phạm vi công
chứng, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng cũng như
tổ chức hệ thống cơ quan công chứng, quy chế công chứng viên, đào tạo, bồ dưỡng đội
ngũ công chứng viên ở nước ta hiện nay.
5. Bố cục và nội dung tóm tắt của luận án
Ngoài lời nói đầu, nội dung luận án được chia làm ba chương như sau:
Chương I - Những vấn đề lí luận về xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng
và giá trị pháp lí của văn bản công chứng. Để làm rõ những vấn đề đã nêu, tác giả đi tìm
hiểu những nội dung cơ bản sau:
- Khái quát chung về công chứng: Trên cơ sở tìm hiểu sơ lược về quá trình hình thành
và phát triển công chứng của các nước trên thế giới từ lịch sử xuất hiện và tồn tại của
công chứng với tư cách là một thể chế pháp lí ở một số nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu
A, Châu Phi theo từng hệ thống công chứng trên thế giới (hệ thống công chứng Latinh,
hệ thống anglô – sacxon và hệ thống công chứng nhà nước) với hai mô hình tổ chức khác
nhau (mô hình hành nghề công chứng tự do và mô hình công chứng nhà nước); tìm hiểu
sơ lược quá trình hình thành và phát triển công chứng ở Việt Nam với tư cách là một thể
chế từ khi mới hình thành trong thời kì Pháp thuộc, thể chế công chứng dưới chế độ ngụy
sài gòn ở Miền nam đến thể chế công chứng dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ
nghĩa. Tác giả đã phân tích các quan điểm, quy định pháp luật khác nhau về khái niệm
công chứng, cũng như phân tích bản chất của công chứng.
- Về phạm vi công chứng: trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định trên thế giới và ở
nước ta, tác giả đã đưa ra khái niệm phạm vi công chứng từ đó nêu ra phân loại cách xác
định phạm vi công chứng và ý nghĩa của việc xác định phạm vi công chứng.
- Về nội dung hành vi công chứng: Trong phần này, tác giả đã đi làm rõ khái niệm, nội
dung của hành vi công chứng, xác định rõ trình tự, thủ tục thực hiện hành vi công chứng,
ý nghĩa của việc xác định nội dung hành vi công chứng.
- Về giá trị pháp lí của văn bản công chứng: Với việc xác định khái niệm về văn bản
công chứng, hình thức pháp lí và hình thức cấu trúc của văn bản công chứng, tác giả đã đi
phân tích và xác định một quan điểm chính thống về giá trị pháp lí của văn bản công chứng
trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước
trên thế giới. Theo đó, cho thấy giá trị pháp lí của văn bản công chứng bao gồm giá trị
chứng cứ và giá trị bắt buộc thực hiện và ý nghĩa của việc xác định khái niệm văn bản công
chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng.
Với những nội dung đã phân tích ở trên, tác giả luận án cho thấy:
- Khái niệm, bản chất công chứng ở nước ta hiện nay không nên quan niệm công
chứng chỉ là việc chứng nhận các hợp đồng,giấy tờ mà phải quan niệm công chứng là
việc tạo lập ra các hợp đồng, giấy tờ nhằm đem lại cho những hợp đồng, giấy tờ đó mang
dấu ấn của công quyền;
- Việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng cần dựa trên nhu cầu, đòi hỏi
của tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, yêu cầu đảm bảo an toàn về mặt pháp
lí cho các giao dịch với việc tạo những chứng cứ không thể phản bác và yêu cầu phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cũng như trong từng giai đoạn cụ thể;
- Xét dưới góc độ trình tự, thủ tục thực hiện hành vi công chứng thì hiện nay trên thế
giới tồn tại hai dạng, đó là công chứng nội dung và công chứng hình thức;
- Về giá trị pháp lí của văn bản công chứng, thì các văn bản công chứng có giá trị pháp
lí cao hơn các tư chứng thư. Tuy nhiên ở góc độ trình tự, thủ tục thì những văn bản được
thực hiện theo dạng công chứng nội dung có giá trrị bắt buộc thực hiện trừ khi bị tòa án
tuyên vô hiệu, còn những văn bản được thực hiện theo dạng công chứng hình thức thì có
giá trị chứng cứ.
Chương II - Thực trạng pháp luật về phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị
pháp lí của văn bản công chứng ở nước ta. Với nội dung được xác định giải quyết, trong
chương này tác giả đã đi tìm hiểu và phân tích những nội dung cơ ản sau:
- Các quy định của pháp luật về phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp
lí của văn bản công chứng trước Nghị định 31/CP ngày 18/05/1996 của Chính phủ về
công chứng, chứng thực, bao gồm phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp
lí của văn bản công chứng trong pháp luật công chứng thời kì Pháp thuộc, trong pháp luật
của Nhà nước ta giai đoạn trước khi Nghị định só 45/HĐBT ngày 27/02/1991 và theo quy
định của Nghị định 45/HĐBT.
- Phân tích đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định của
Nghị định 31/CP ngày 18/05/1996 về công chứng, chứng thực khi quy định về phạm vi,
nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng.
Qua phân tích, đánh giá lịch sử quy định của pháp luật cũng như quy định của pháp
luật hiện hành về phạm vi, nội dung hành vi và giá trị pháp lí của văn bản công chứng,
tác giả đã cho thấy:
- Trong giai đoạn 1945 đến 1991 do điều kiện về kinh tế, xã hội lạc hậu, các giao lưu
dân sự, kinh tế không phát triển, Nhà nước khôg thành lập hệ thống cơ quan công chứng
chuyên trách nên việc có tính chất công chứng được giao cho cơ quan hành chính cấp
huyện và xã dưới hình thức chứng thực, thị thực;
- Về phạm vi công chứng của pháp luật hiện hành ở nước ta quy định theo cách liệt kê
các hành vi công chứng cụ thể, nhiều văn bản không bắt buộc công chứng nhưng đương
sự muốn công chứng lại không được quy định – đây là điểm bất cập lớn ttrong pháp luật
hiện hành.
- Về nội dung hành vi công chứng, thì pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể, thống
nhất mà quy định rải rác trong các điều khoản, văn bản khác nhau.
- Về giá trị pháp lí của văn bản công chứng thì quy định chung chung, không phù hợp với
hoạt động công chứng ở nước ta, chưa làm rõ giá trị pháp lí của văn bản được công chứng.
Mặt khác pháp luật hiện hành còn quy định cả trường hợp công chứng hình thức, công chứng
nội dung và bản sao công chứng nên việc xác định giá trị pháp lí của văn bản công chứng cho
từng loại là chưa rõ ràng.
Chương III - Hoàn thiện pháp luật công chứng về xác định phạm vi, nội dung hành vi
công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng. Trên cơ sở những nộidung phân
tích trong Chương I và Chương II thì trong chương này, tác giả đã đưa ra những nội dung
sau:
- Phân tích các điều kiện cần thiết hoàn thiện pháp luật công chứng khi quy định về
phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí cảu văn bản công chứng.
- Xác định rõ những phương hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật về công
chứng. Theo đó, tác giả đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật công chứng quy định về
phạm vi công chứng; về nội dung hành vi công chứng; về giá trị pháp lí của văn bản công
chứng. Bên cạch đó, để đầy đủ hơn tác giả đã đưa ra một số phương hướng hoàn thiện pháp
về công chứng liên quan đến tổ chức hệ thống cơ quan công chứng, quy chế công chứng
viên, đào tạo đội ngũ công chứng viên.
Với những nội dung được phân tích, tác giả cho thấy:
- Hoàn thiện pháp luật công chứng về phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị
pháp lí của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay là một yêu cầu khách quan nhằm đảm
bảo cho hoạt động công chứngđáp ứng được những yêu cầu thực tế của nền kinh tế thị
trường, tạo điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực;
- Về phạm vi công chứng ở nướcta hiện nay nên vận dụng các quy định chùn về phạm
vi công chứng, tức là bao gồm tất các văn bản, hợp đồng theo quy định của pháp luật mà
đương sự phải hoặc muốn tạo cho chứng có giá trị pháp lí như những văn bản của cơ
quan nhà nước;
- Về nội dung hành vi công chứng, pháp luật công chứng nước ta cần quy định rõ, cụ
thể về trình tự, thủ tục thực hiện một hành vi công chứng;
- Về giá trị pháp lí của văn bản công chứng cần được xác định rõ những văn bản được
thực hiện theo trình tự, thủ tục công chứng nội dung cũng như những văn bản được thực
hiện theo trình tự, thủ tục công chứng hình thức.

You might also like