Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ ... NĂM HỌC 20…. – 20….

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: 231_HCMHI012_11 Số báo danh: 48


Mã số SV/HV: 22D105052
Mã số đề thi: 25
Lớp: K58Q1
Ngày thi:23/12/2023 Tổng số trang: 07
Họ và tên: Hoàng Thị Thủy

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài làm
SV/HV không
được viết vào Câu 1:.
cột này)
Nghiên cứu, phát triển chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin làm
Điểm từng câu, sâu sắc tính chất lâu dài, phức tạp của thời kì quá độ lên chủ
diểm thưởng nghĩa xã hội ở những nước trình độ phát triển khác nhau,
(nếu có) và điểm
toàn bài rằng: Với những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển cao
mà đi lên chủ nghĩa xã hội, “cần phải có một thời kỳ quá độ
GV chấm 1: khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội” . Tính
Câu 1: ……… điểm chất đó được quy định bởi chỗ thời kỳ đó không chỉ phải làm
Câu 2: ……… điểm nhiệm vụ của thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
…………………. xã hội mà còn phải thực hiện cả một loạt nhiệm vụ mà đáng lẽ
…………………. chủ nghĩa tư bản đã phải làm trước khi cách mạng vô sản nổ
Cộng …… điểm ra, như xóa bỏ các tàn tích phong kiến, kiến lập nền công
nghiệp cơ khí hóa… Với những nước càng ít phát triển, “tất
GV chấm 2: yếu phải có một thời kỳ quá độ lâu dài và phức tạp từ xã hội
Câu 1: ……… điểm tư bản chủ nghĩa (xã hội đó càng ít phát triển, thì thời kỳ đó
Câu 2: ……… điểm
càng dài),… chỉ là một trong những bước đầu tiên tiến lên xã
hội cộng sản chủ nghĩa”. Đây là giá trị lý luận khoa học đặc
………………….
sắc được đúc rút từ tính quy luật: Chủ nghĩa xã hội ra đời trên
………………….
cơ sở của sự phát triển đến đỉnh cao của chỉ nghĩa tư bản;
Cộng …… điểm
đồng thời tuân thủ tính khách quan: chủ nghĩa xã hội có thể ra
đời từ xuất phát điểm thấp hơn chủ nghĩa tư bản khi có những

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 1/…..


điều kiện, tiền đề và thời cơ chín muồi (những khả năng, con đường hiện thực
của một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa mà thực tiễn tất yếu cách mạng
đã đem lại).
Với thực tiễn những năm đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước Nga Xô viết giúp cho V.I.Lênin đưa ra kết luận khoa học: “Tất cả các
dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất
cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn
giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình
thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô
sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
các mặt khác nhau của đời sống xã hội”… Từ đó, xác lập nên hai hình thức cơ
bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
1) Quá độ trực tiếp - từ chủ nghĩa tư bản loeen chủ nghĩa cộng sản đối
với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Cho đến nay thời kì
quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa cộng sản từ chủ nghĩa tư bản phát triể chưa từng
diễn ra
2) Quá độ gián tiếp - từ những nước chưa qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội.
Ở hình thức quá độ thứ hai - quá độ bỏ qua chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội, V.I.Lênin chỉ ra, nhiệm vụ của thời kì quá độ sẽ nặng nề, khó
khăn, phức tạp hơn, bởi phải thực hiện “kép” cả hai nhiệm vụ là xây dựng chủ
nghĩa xã hội về mặt chính trị, xã hội và đạt được những thành tựu cơ bản của
chủ nghĩa tư bản về mặt khoa học, lực lượng và trình độ sản xuất. Do vậy, ông
nhấn mạnh và đòi hỏi sự cần thiết phải trải qua nhiều bước trung gian, quá độ
mới có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, ví như phải “bắc những nhịp
cầu nhỏ” đi xuyên qua kinh tế tư bản để từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời, lưu ý “chúng ta phải hiểu những đường lối, thể thức, thủ đoạn và
phương sách trung gian cần thiết để chuyển từ những quan hệ tiền tư bản chủ
nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Đó là mấu chốt của vấn đề
Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn vận dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển lý luận về thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm, bối cảnh, tình hình cách mạng
nước ta, thể hiện ở tổng quan chung, lịch sử và cụ thể, đó là:
Khẳng định phương hướng, con đường tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản của cách mạng Việt Nam là theo con đường chung: “Tất
cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội” như chủ nghĩa Mác - Lênin đề
ra. Đó là con đường đã được Cương lĩnh đầu tiên của Đảng xác định: “làm tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”; và

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 2/…..


Cương lĩnh chỉ ra: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ
tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Con đường đó tất yếu sẽ trải qua thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội với những dấu ấn, đặc trưng của cách mạng Việt Nam.
Thừa nhận tính chất khó khăn, phức tạp, lâu dài, nhưng làm rõ đặc điểm
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “từ một nước nông nghiệp lạc
hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa”; “một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để
nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng”; “là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp,
cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều
hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ” .
Sau năm 1975, ở “chặng đường đầu tiên” quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội,
đại hội iv xác định phương hướng chung: “nắm vững chuyên chính vô sản,
phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba
cuộc cách mạng… mà cách mạng kỹ thuật là then chốt”; công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa là “nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ, nhằm xây dựng cơ
sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Nhờ đó, tạo điều kiện cho Đại
hội VI xác định “mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường
đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những
tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong
chặng đường tiếp theo”. Với nhận thức ban đầu đó, trên cơ sở đánh giá thành
tựu, hạn chế của hơn 15 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, cùng sự
nhận thức rõ hơn về tính chất đặc điểm của thời kì quá độ, tại Cương lĩnh năm
1991, Đảng ta đã xác định: “Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời
kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã
hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm
cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”; đồng thời chỉ ra:
“Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới
trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau” .
Sau 21 năm lãnh đạo cả nước tiến hành các nhiệm vụ ở chặng đường
đầu tiên của thời kì quá độ, tổng kết việc thực hiện mục tiêu của Đại hội VII và
Cương lĩnh 1991, căn cứ vào tình hình thực tế đất nước, từ Đại hội VIII
(1996), Đảng ta xác định: “thế và lực của đất nước ta đã có sự biến đổi rõ rệt
về chất. Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng…
tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Kể từ năm 1996 đến năm 2020, khi
nước ta chuyển sang “thời kỳ phát triển mới”, trong mục tiêu tổng quát của các
đại hội thời kỳ này (Đại hội VIII đến Đại hội XI), cùng với việc phấn đấu thực

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 3/…..


hiện nhiều mục tiêu kinh tế, chính trị - xã hội, đối ngoại, Đảng ta luôn điều
chỉnh và tiến tới xác định mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, nhằm “tạo tiền đề vững chắc để
phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” .
Với cột mốc về thời gian bắt đầu từ năm 2020, Đảng ta đã đề ra: “Mục
tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ
bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính
trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội
chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”. Do vậy, mục tiêu cụ thể “để phát
triển cao hơn trong giai đoạn sau” của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện
nay chính là: “Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức
phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”, như Cương lĩnh xác định, và Đại hội XII, XIII tiếp
tục bổ sung, cụ thể hóa rõ hơn, đó là: “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, Việt
Nam trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 4/…..


Câu 2:
Cơ cấu xã hội – giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại
khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ
về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị
chính trị - xã hội...giữa các giai cấp và tầng lớp đó.
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp là
tổng thể các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội có mối quan hệ hợp tác và gắn
bó chặt chẽ với nhau. Yếu tố quyết định mối quan hệ đó là họ cùng chung sức
cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các giai cấp, tầng lớp xã hội và các nhóm xã hội cơ bản trong cơ cấu xã hội –
giai cấp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân, tầng lớp tri thức, tầng lớp doanh nhân, tầng lớp tiểu chủ, tầng lớp
thanh niên, phụ nữ... mỗi giai cấo, tầng lớp và các nhóm xã hội này có những
vị trí và vai trò xác định song dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản – đội tiền
phong của giai cấp công nhân cùng hợp lực, tạo sức mạnh tổng hợp để thực
hiện những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản với
tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội mới thay thế hình thái kinh tế - xã hội
đã lỗi thời.
Cơ cấu xã hội – giai cấp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội thường
xuyên có những biến đổi mang tính quy luật sau:
- Một là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ
cấu kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Hai là, cơ cấu xã hội- giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất
hiện các tầng lớp xã hội mới.
- Ba là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu
tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội dẫn đến sự
xích lại gần nhau.
Sau thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đuổi
thực dân đế quốc và thống nhất đất nước, cả nước vào thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội trong thời kì này, cơ cấu xã hội – giai cấp ở Việt Nam vừa mang
tính phổ biến vừa mang tính đặc thù.
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cơ cấu xã hội – giai
cấp cũng vẫn động, biến đổi theo đúng quy luật: đó là sự biến đổi của cơ cấu
xã hội – giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế. Từ Đại
hội VI(1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam chuyển mạng sang cơ chế

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 5/…..


thị trường với việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội
chủ nghĩa. Sự chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế đã dẫn đến những biến đổi trong
cơ cấu xã hội – giai cấp với việc hình thành một cơ cấu xã hội – giai cấp đa
dạng thay thế cho cơ cấu xã hội đơn giản gồm giai cấp công nhân, nông dân,
đội ngũ trí thức của thời kì trước đổi mới. Những biến đổi này là một trong
những yếu tố có tác động trở lại làm cho nền kinh tế đất nước phát triển năng
động, đa dạng hơn, là trở thành động lực góp phần quan trọng vào sự nghiệp
đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp vừa đảm bảo tính quy luật phổ biến,
vừa mang tínhđặc thù của xã hội Việt Nam.Trong sự biến đổi cơ cấu xã hội –
giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp xã hội ngày càng được khẳng
định. Cơ cấu xã hội – giai cấp của Việt Nam ở thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản sau:
- Giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò quan trọng đặc biệt, là
giai cấp lãnh đạo cáchmạng thông qua đội tiền phong là Đảng cộng sản
Việt Nam; đại diện cho phươngthức sản xuất tiên tiến, giữ vị trí tiên
phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vìmjc tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và là lực lượng nòngcốt
trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri
thức.
 Giai cấp công nhân – lực lượng đi đầu trong quá trình phát triển
kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp, y thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của
công nhân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, sự phân hóa giàu
nghèo trong nội bộ công nhân cũng ngày càng rõ nét. Một bộ phận công
nhân thu nhập thấp, giác ngộ y thức chính trị giai cấp chưa cao và còn
nhiều khó khăn về mọi mặt vẫn tồn tại.
 Giai cấp nông dân cùng với nông nghiệp, nông thôn có vị trí
chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế.
- Đội ngũ tri thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan
trọng trong tiến trìnhđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; là lực lượng trong khối liên minh.
Xây dựng đội ngũ tri thức vững mạnh là trực tiếp nângtầm trí tuệ của dân

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 6/…..


tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất
lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
- Đội ngũ doanh nhân, hiện nay ở Việt Nam, đội ngũ doanh nhân
đang phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô với vai trò không tăng
lên. Đây là tầng lớp xã hội đặc biệt được Đảng ta chủ trương xây dựng
thành một đội ngũ vững mạnh. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh,
có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao sẽ góp phần tích cực nâng
cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và
bảođảm độc lập tự chủ của nền kinh tế.
- Phụ nữ là một lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ
những người lao động tạo dựng nên xã hội và đóng góp phần to lớn vào
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phụ nữ thể hiện vai trò quan trọng
của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình.
- Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực
bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.
Tóm lại, trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, các giai cấp,
tầng lớpxã hội biên đổi liên tục trong nội tại mỗi giai cấp, tầng lớp hoặc xuất
hiện thêm các nhóm xã hội mới. Trong quá trình này, cần có những giải pháp
sát thực, đồng bộ và tác động tích cực để các giai cấp, tầng lớp có thể khẳng
định vị trí xứng đáng và phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của mình trong cơ
cấu xã hội và trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 7/…..


---Hết---

Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: …………………… Trang 8/…..

You might also like