Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

----------

THỰC TẬP THỰC TẾ


ĐỒ ÁN QUẢN LÝ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TRÌ
CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BÁNH PÍA -
LẠP XƯỞNG TÂN HUÊ VIÊN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


Th.s Nguyễn Thị Mộng Ngân Tên sinh viên: Lê Thị Thảo Ngoan
MSSV: KTHC2211055
Lớp: KTHC2211
Ngành: Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Khóa: 2022 - 2026

Cần Thơ – 05/2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

----------

THỰC TẬP THỰC TẾ


ĐỒ ÁN QUẢN LÝ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TRÌ
CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BÁNH PÍA -
LẠP XƯỞNG TÂN HUÊ VIÊN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


Th.s Nguyễn Thị Mộng Ngân Tên sinh viên: Lê Thị Thảo Ngoan
MSSV: KTHC2211055
Lớp: KTHC2211
Ngành: Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Khóa: 2022 - 2026

Cần Thơ – 05/2024


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đồ án độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân
tích trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả
nghiên cứu trong đồ án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và
phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ
nghiên cứu nào khác.

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thảo Ngoan

i
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Mộng Ngân
đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án này.

Qua quá trình viết đồ án, không tránh được những thiếu sót kính mong sự góp ý
của quý thầy cô để đồ án được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thảo Ngoan

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... iii

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... iv

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. v

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 5

1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 5

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 5

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5

1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 5

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................ 5

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 6

1.5 Bố cục đề tài .................................................................................................................. 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý thuyết về bảo trì ............................................................................................... 7

2.1.1 Lịch sử bảo trì ................................................................................................... 7

2.1.2 Những kỹ thuật mới của bảo trì ........................................................................ 8

2.2 Định nghĩa và phân loại bảo trì ...................................................................................... 9

iii
2.2.1 Định nghĩa .......................................................................................................... 9

2.2.2 Phân loại bảo trì ............................................................................................... 11

2.2.3 Mục tiêu của bảo trì ......................................................................................... 14

2.2.4 Độ tin cậy và khả năng sẵn sàng trong bảo trì ................................................. 14

2.2.4.1 Độ tin cậy ............................................................................................... 14

2.2.4.2 Chỉ số khả năng sẵn sàng ....................................................................... 15

2.2.4.3 Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ OEE (Overall Equipment Effectiveness)
17

2.2.5 Chu kỳ sống của thiết bị ................................................................................... 18

2.2.6 Bảo trì năng suất toàn bộ .................................................................................. 18

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng công tác bảo trì ......................................................... 19

2.3.1 Yếu tố vi mô (Micro-level Factors) ................................................................. 19

2.3.2 Yếu tố vĩ mô (Macro-level Factors) ................................................................. 20

2.4 Lược khảo tài liệu ....................................................................................................... 20

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CỦA
CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BÁNH PÍA - LẠP XƯỞNG
TÂN HUÊ VIÊN NĂM 2023

3.1 Tổng quan về công ty TNHH chế biến thực phẩm bánh pía - lạp xưởng TÂN HUÊ
VIÊN .................................................................................................................................. 23

3.1.1 Giới thiệu chung về công ty ............................................................................. 23

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 24

3.1.3 Sản Phẩm nổi bật.............................................................................................. 25

3.1.4 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................. 26

3.1.5 Thành tích nổi bật ............................................................................................ 27

3.1.5.1 Thành tích trong nước ............................................................................ 27


iv
3.1.5.2 Thành tích quốc tế .................................................................................. 28

3.2 Phân tich thực trạng công tác bảo trì của công ty ........................................................ 29

3.2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất ................................................................................... 29

3.2.2 Máy móc thiết bị ............................................................................................. 31

3.2.3 Loại hình bảo trì công ty đang sử dụng ........................................................... 33

3.2.3.1 Bảo trì sửa chữa khi hư hỏng ................................................................ 33

3.2.3.2 Quy trình bảo trì phòng ngừa định kỳ .................................................... 34

3.2.4 Thu thập số liệu ................................................................................................ 34

3.2.5 Thảo luận kết quả OEE năm 2023 ................................................................... 36

3.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo trì ...................................................... 37

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TRÌ
CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BÁNH PÍA - LẠP
XƯỞNG TÂN HUÊ VIÊN

4.1 Đánh giá chung về công tác quản lý, bảo trì và sử dụng máy móc, thiết bị tại công ty
....................................................................................................................................... 38

4.1.1 Những thành tích đã đạt được .......................................................................... 38

4.1.2 Những hạn chế cần khắc phục ......................................................................... 38

4.1.3 Nguyên nhân .................................................................................................... 39

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thiết bị toàn bộ máy móc thiết bị tại công ty ................. 40

4.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao khả năng sẵn sàng của máy móc thiết bị .................... 40

4.2.2 Biện pháp 2: Nâng cao tỷ lệ chất lượng ........................................................... 41

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết Luận ...................................................................................................................... 43

5.2 Kiến Nghị .................................................................................................................... 44

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết Tiếng Anh Tiếng Việt


tắt
TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TPM Total Productive Bảo trì năng suất toàn diện


Maintenance

OEE Overall Chỉ số khả năng sẵn sàng


Equipment
Effectiveness

RCM Reliability Centred Bảo trì tập trung vào độ tin cậy
Maintenance

MTTR Mean Time To Reapair Thời gian sửa chữa trung bình

MTBF Mean Time Between Thời gian hoạt động trung bình giữa những lần
hư hỏng
Failures

MWT Mean Waiting Time Thời gian chờ trung bình

MDT Mean Down Time Thời gian ngừng máy trung bình

A Available Chỉ số khả năng sẵn sàng

C Quality Chỉ số chất lượng

H Efficiency Hiệu suất

vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Các loại máy móc được sử dụng trong sản xuất bánh Pía .......................... 31

Bảng 3.2: Các chỉ số hiệu quả máy móc của Công ty trong năm 2022 ....................... 35

Bảng 3.3: Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ OEE trong năm 2023 ............................... 36

vii
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Những mong đợi đối với bảo trì đang ngày càng tăng.................................... 7

Hình 2.2 Sự phát triển những quan điểm về hư hỏng thiết bị ....................................... 8

Hình 2.3 Những kỹ thuật bảo trì đang thay đổi .............................................................. 8

Hình 2.4 Phân loại bảo trì ............................................................................................... 11

Hình 2.5 Các thành phần của chỉ số khả năng sẵn sàng .............................................. 16

Hình 2.6 Sơ đồ các giai đoạn sống của thiết bị .............................................................. 18

Hình 2.7 Mục tiêu của TPM............................................................................................ 19

Hình 3.1 Logo Công ty TÂN HUÊ VIÊN ...................................................................... 23

Hình 3.2 Trụ sở Công ty TÂN HUÊ VIÊN .................................................................... 23

Hình 3.3 Bánh Pía truyền thống .................................................................................... 25

Hình 3.4 Bánh Trung Thu............................................................................................... 25

Hình 3.5 Lạp Xưởng ........................................................................................................ 26

Hình 3.6 Bánh Hạnh Nhân .............................................................................................. 26

Hình 3.7 Bánh Mè Láo .................................................................................................... 26

Hình 3.8 Bánh In .............................................................................................................. 26

Hình 3.9 Kẹo ..................................................................................................................... 26

Hình 3.10 Các Loại Khô .................................................................................................. 26

Hình 3.11 Quy trình sản xuất bánh Pía ......................................................................... 30

viii
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài

Bảo trì công nghiệp là quá trình duy trì và sửa chữa các thiết bị, máy móc nhằm đảm
bảo chúng hoạt động hiệu quả và an toàn. Nhiệm vụ chính của bảo trì bao gồm kiểm tra
định kỳ, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng, lập kế hoạch bảo trì, quản lý
tài sản, và cải tiến quy trình. Mục tiêu là ngăn ngừa sự cố, kéo dài tuổi thọ thiết bị, giảm
chi phí sửa chữa và nâng cao năng suất sản xuất, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định
an toàn và tiêu chuẩn công nghiệp.

Nhiều năm nay, thực phẩm luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn
nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Các sản phẩm thực phẩm Việt Nam không chỉ
đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn thành công khi giữ vị thế cao trên bản đồ xuất
khẩu thế giới. Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng, phong phú các sản
phẩm nông sản, thực phẩm cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Với xu thế cạnh tranh thị trường hiện nay các Công ty khó tránh khỏi những đối thủ
trong và ngoài nước, theo vào đó người tiêu dùng hiện nay luôn quan tâm đến chất lượng
của sản phẩm, sản phẩm có chất lượng tốt luôn được đặt trên hàng đầu và được ưu tiên số
1 đối với người tiêu dùng. Để có được sản phẩm tốt và chất lượng mang đến người tiêu
dùng thì máy móc sản xuất cũng góp phần rất quan trọng để cho ra một sản phẩm chất
lượng an tâm về sức khỏe. Do đó, công tác bảo trì máy móc và giải pháp nâng cao rất quan
trọng đối với một Công ty. Công tác bảo trì này cũng giúp Công ty ngăn ngừa tình trạng
máy hỏng khi đang sản xuất, kéo dài tuổi thọ của máy, gia giảm thời gian ngừng máy, tăng
các chỉ số sẵng sàng, chỉ số độ tin cậy, hiệu quả thiết bị toàn bộ, cho ra sản phẩm có chất
lượng tốt, nâng cao năng suất sản xuất.

Muốn giữ vững vị thế trên thị trường Việt Nam thì công ty phải có kế hoạch bảo trì
cụ thể để tránh những hư hỏng bất ngờ có thể xảy ra, phải trang bị đội ngũ nhân viên bảo
trì có trình độ tay nghề cao, có kiến thức sâu về từng loại máy nhằm đáp ứng công tác bảo
trì một cách hiệu quả. Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì của Công ty
TNHH Chế Biến Thực Phẩm Bánh Pía - Lạp Xưởng Tân Huê Viên” được lựa chọn để phân
tích sâu hơn nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng tình hình sử dụng máy móc và công tác bảo trì hệ thống máy móc sản
xuất tại Công ty. Đưa ra hướng giải quyết tốt nhất để bảo dưỡng máy móc sản xuất một
cách hiệu quả và cho ra sản phẩm chất lượng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Thu thập thông tin, số liệu và xử lý để đánh giá mức độ hiệu quả của công tác bảo trì và
chỉ số OEE của dây chuyền sản xuất.

- Quan sát và xem xét chất lượng bảo trì, bảo dưỡng của dây chuyền sản xuất.

- Đánh giá và đề xuất giải pháp bảo trì và bảo dưỡng dây chuyền sản xuất hợp lý cho Công
ty.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Bánh Pía - Lạp Xưởng
Tân Huê Viên. Nghiên cứu về thực trạng tổ chức, quản lý bảo trì của công ty. Từ đó đưa ra
một số đề xuất, giải pháp nhằm giúp công ty giảm thiểu chi phí không đáng có, hoàn thiện
hệ thống tổ chức, quản lý bảo trì.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Tại Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Bánh Pía - Lạp Xưởng
Tân Huê Viên.

- Đối tượng nghiên cứu: Dây chuyền sản xuất sản phẩm Bánh Pía

- Thời gian nghiên cứu: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu năm 2023

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập từ các trang mạng điện tử uy tín, từ các bài báo, bài luận văn, những bài tham
khảo có liên quan đến thông tin của Công ty Tân Huê Viên
5
- Thu thập từ các tài liệu về chuyên ngành bảo trì, bảo dưỡng máy móc trong ngành công
nghiệp thực phẩm.

- Thu thập, xử lý dữ liệu liên quan đến hiện trạng của nhà máy.

- Lấy kiến thức vững chắc đã được học từ học phần “Quản lý bảo trì công nghiệp” làm nền
tảng để tính toán các dữ liệu liên quan.

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Xử lý các số liệu đã thu thập được để tính toán các chỉ số khả năng sẵng sàn (A), thời gian
ngừng máy (MDT), chỉ số độ tin cậy (MTBF) và chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE).

- Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và so sánh.

1.5 Bố cục đề tài

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lí thuyết

Chương 3: Phân tích thực trạng công tác bảo trì của Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm
Bánh Pía - Lạp Xưởng Tân Huê Viên năm 2023

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì của Công ty TNHH Chế Biến Thực
Phẩm Bánh Pía - Lạp Xưởng Tân Huê Viên

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý thuyết về bảo trì

2.1.1 Lịch sử bảo trì

Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng các loại dụng cụ, đặc biệt là từ
khi bánh xe được phát minh. Nhưng chỉ hơn mười lăm năm qua bảo trì mới được coi trọng
đúng mức khi có sự gia tăng khổng lồ về số lượng và chủng loại của các tài sản cố định như
máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp.

- Bảo trì đã trải qua ba thế hệ:

• Thế hệ thứ nhất: bắt đầu từ xa xưa đến chiến tranh thế giới thứ II

• Thế hệ thứ hai: Chiến tranh thế giới thứ II đã làm đảo lộn tất cả.

• Thế hệ thứ ba: từ giữa những năm 1980, công nghiệp thế giới đã có những thay đổi lớn.

Hình 2.1 Những mong đợi đối với bảo trì đang ngày càng tăng

(Nguồn: Bài giảng quản lý bảo trì công nghiệp – Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thứ)

- Những mong đợi mới về bảo trì:

• Giảm thời gian ngừng máy, tăng độ tin cậy và khả năng sẵn sàng của thiết bị.

• Đảm bảo các yếu tố về môi trường.

• Thu hồi tối đa vốn đầu tư.

7
• Kiểm soát chi phí bảo trì.

2.1.2 Những kỹ thuật mới của bảo trì

- Những nghiên cứu mới về bảo trì: Những nghiên cứu mới đã thay đổi nhận thức về tuổi
thọ của trang thiết bị và lỗi hỏng hóc của chúng.

Hình 2.2 Sự phát triển những quan điểm về hư hỏng thiết bị

(Nguồn: http://ttid.com.vn )

- Những kỹ thuật bảo trì mới: Các kỹ thuật bảo trì mới phát triển nhanh chóng. Trong 20
năm gần đây, hàng trăm kỹ thuật bảo trì mới đã được đưa vào sản xuất và hiện nay hàng
tuần có thêm vài kỹ thuật mới.

Hình 2.3 Những kỹ thuật bảo trì đang thay đổi

(Nguồn: Bài giảng quản lý bảo trì công nghiệp – Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thứ)
8
- Những phát triển mới về bảo trì:

• Các công cụ hỗ trợ quyết định: nghiên cứu rủi ro, phân tích dạng hỏng và hậu quả hư
hỏng.

• Những kỹ thuật bảo trì mới: giám sát tình trạng...

• Thiết kế thiết bị với sự quan tâm đặc biệt đến độ tin cậy và khả năng bảo trì.

• Một nhận thức mới về mặt tổ chức công tác bảo trì theo hướng: thúc đẩy sự tham gia
của các thành viên, làm việc theo nhóm và tính linh hoạt khi thực hiện.

- Vai trò của bảo trì ngày nay:

• Phòng ngừa để tránh cho máy móc không hư hỏng.

• Tăng tối đa năng suất của thiết bị.

• Tối ưu hóa hiệu suất của thiết bị.

• Khắc phục khó khăn về phụ tùng.

- Những thách thức đối với bảo trì:

• Lựa chọn kỹ thuật bảo trì thích hợp nhất.

• Phân biệt các loại quá trình hư hỏng.

• Đáp ứng mọi mong đợi của người chủ thiết bị, người sử dụng thiết bị và của toàn xã
hội.

• Thực hiện công tác bảo trì có hiệu quả nhất.

• Hoạt động bảo trì với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của mọi người có liên quan.

2.2 Định nghĩa và phân loại bảo trì

2.2.1 Định nghĩa

Trong thời đại hiện nay, máy móc và thiết bị đang ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong hầu hết mọi lĩnh vực : sản xuất, kinh doanh và dịch vụ…Vì vậy bảo trì các loại máy
móc thiết bị cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn.

9
Bảo trì là một thuật ngữ rất quen thuộc, tuy nhiên để hiểu rõ vai trò, chức năng và các
hoạt động liên quan đến bảo trì lại không dễ dàng. Tùy theo quan điểm của mỗi tổ chức,
mỗi cơ quan mà thuật ngữ bảo trì được định nghĩa khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa
tiêu biểu:

- Định nghĩa của AFNOR (PHÁP): Bảo trì là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc phục
hồi một tài sản ở tình trạng nhất định hoặc bảo đảm một dịch vụ xác định.

- Định nghĩa của BS 3811 (ANH)- 1984: Bảo trì là tập hợp tất cả các hành động kỹ thuật
và quản trị nhằm giữ cho thiết bị luôn ở, hoặc phục hồi nó về một tình trạng trong đó nó có
thể thực hiện chức năng yêu cầu. Chức năng yêu cầu này có thể định nghĩa như là một tình
trạng xác định nào đó.

- Định nghĩa của Total Productivity Development AB (Thụy Điển): Bảo trì bao gồm tất cả
các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị ở một tình trạng nhất định hoặc phục
hồi thiết bị về tình trạng này.

- Định nghĩa của Dimitri Kececioglu (Mỹ): Bảo trì là bất kỳ hành động nào nhằm duy trì
các thiết bị không bị hư hỏng và ở một tình trạng vận hành đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy
và an toàn; và nếu chúng bị hư hỏng thì phục hồi chúng về tình trạng này.

10
2.2.2 Phân loại bảo trì

Hình 2.4 Phân loại bảo trì

(Nguồn: Bài giảng quản lý bảo trì công nghiệp – Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thứ)
11
- Bảo trì không kế hoạch: Chiến lược bảo trì này xem như là “vận hành cho đến khi hư
hỏng”. Bảo trì không kế hoạch được hiểu là công tác bảo trì được thực hiện không có kế
hoạch hoặc không có thông tin trong lúc thiết bị đang hoạt động cho đến khi hư hỏng nếu
có một hư hỏng nào đó xảy ra thì thiết bị đó sẽ được sửa chữa hoặc thay thế. Trong chiến
lược bảo trì này có hai phương pháp bảo trì phổ biến đó là: Bảo trì phục hồi và bảo trì khẩn
cấp.

• Bảo trì phục hồi: Bảo trì phục hồi không kế hoạch là tập hợp các hoạt động bảo trì
được thực hiện sau khi xảy ra sự cố hư hỏng máy móc không mong muốn nào đó và phục
hồi để thiết bị trở về tình trạng hoạt động bình thường nhằm thực hiện các chức năng

• Bảo trì khẩn cấp: Bảo trì khẩn cấp là bảo trì cần được thực hiện sau khi có hư hỏng
xảy ra để tránh những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo. Bảo trì phục hồi không kế hoạch
thường chi phí cao và các lần ngừng sản xuất không biết trước được, do đó sẽ làm cho bào
trì trực tiếp và bảo trì gián tiếp cao. Vì vậy bảo trì không kế hoạch chỉ thích hợp cho những
trường hợp ngừng máy đột xuất chỉ gây ra thiệt hại tối thiểu. Đối với những thiết bị quan
trọng các dây truyền sản xuất, những lần ngừng máy đột xuất có thể gây ra những tổn thất
lớn cho nhà máy đặt biệt là tổn thất sản lượng và doanh thu do đó giải pháp bảo trì này cần
phải được giảm đến mức tối thiểu trong bất kì một tổ chức bảo trì nào.

- Bảo trì có kế hoạch: Bảo trì có kế hoạch là bảo trì được tổ chức và thực hiện theo một
chương trình đã hoạch định và kiểm soát. Chiến lược bảo trì có hoạch bao gồm các loại như
sau:

• Bảo trì phòng ngừa: Bảo trì phòng ngừa là hoạt động bảo trì được lên kế hoạch trước
và thực hiện theo một quy trình nhất định để tránh các hư hỏng xảy ra hoặc phát hiện các
hư hỏng trước khi chúng phát triển đến mức làm ngừng máy và gián đoạn sản xuất. Như đã
thấy từ định nghĩa, bảo trì phòng ngừa được chia thành hai bộ phận khác nhau: bảo trì phòng
ngừa được thực hiện để tránh các hư hỏng xảy ra và bảo trì phòng ngừa được thực hiện để
phát hiện các hư hỏng trước khi chúng xảy ra và phát triển đến mức làm ngừng máy hoặc
các bất ổn trong sản xuất.

12
• Bảo trì cải tiến: Bảo trì cải tiến được tiến hành khi cần thay đổi thiết bị cũng như cải
thiện trạng thái bảo trì. Mục tiêu của bảo trì cải tiến là thiết kế lại bộ phận hoặc thành phần
nhất định để sửa chữa hư hỏng hoặc kéo dài tuổi thọ của các bộ phận và tất cả thiết bị.

• Bảo trì chính xác: Bảo trì chính xác được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu của
bảo trì dự đoán để hiệu môi trường và ccác thông số vận hành của máy, từ đó cực đại hóa
năng suất, hiệu suất và tuổi thọ của máy.

• Bảo trì dự phòng (Redundancy, RED): Bảo trì dự phòng được thực hiện bằng cách
đặt máy móc hoặc các bộ phận, phụ kiện thay thế và song song với máy móc hiện có. Điều
này có nghĩa là máy hoặc bộ phận, phụ kiện thay thế có thể được khởi động và kết nối với
dây chuyền sản xuất nếu dây chuyền đang được sử dụng bị dừng.

• Bảo trì năng suất toàn bộ (Total Productive Maintenance - TPM): Bảo trì năng suất
toàn diện được thực hiện bởi tất cả các nhân viên thông qua các nhóm hoạt động nhỏ nhằm
đạt tối đa hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị. TPM tạo ra những hệ thống ngang ngừa tổn
thất xảy ra trong quá trình sản xuất nhằm đạt được mục tiêu “không tai nạn, không khuyết
tật, không hư hỏng” . TMP được áp dụng trong toàn bộ phòng, ban và toàn bộ các thành
viên từ người lãnh đạo cao nhất đến những nhân viên trực tiếp sản xuất. TPM có thể áp
dụng trong một số ngành công nghiệp nhưng được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực
sản xuất, chủ yếu là do cách tiếp cận triệt để và độc đáo của nó trong việc bảo trì thiết bị.
TPM có liên quan đặc biệt đến các quy trình sản xuất là Hiệu quả Tổng thể của Thiết bị
(OEE). Phương pháp này tìm cách xác định phần trăm thời gian sản xuất theo kế hoạch có
hiệu quả, nhằm mục đích theo dõi tiến trình hướng tới “sản xuất hoàn hảo” với điểm số từ
thấp tới 40% đối với các hệ thống kém hiệu quả đến 100% đối với sản xuất hoàn hảo.

• Bảo trì tập trung vào độ tin cậy (Reliabitily – Cented Maintenance – RCM): Bảo trì
tập trung vào độ tin cậy là một quá trình mang tính hệ thống được áp dụng để đạt được các
yêu cầu về bảo trì và khả năng sẵng sàng của máy móc, thiết bị nhằm đánh giá một cách
định lượng nhu cầu thực hiện hoặc xem xét lại các công việc và kế hoạch bảo trì phòng
ngừa.

• Bảo trì phục hồi: Bảo trì phục hồi có kế hoạch là hoạt động bảo trì phục hồi được lập
kế hoạch sao cho phù hợp với kế hoạch sản xuất, các phụ tùng, tài liệu kỹ thuật và nhân
13
viên bảo trì đã được chuẩn bị trước khi tiến hành công việc. Trong giải pháp bảo trì này,
chi phí bảo trì gián tiếp sẽ thấp hơn và chi phí bảo trì trực tiếp cũng giảm đi so với bảo trì
phục hồi không kế hoạch.

• Bảo trì khẩn cấp: Là loại bảo trì cần được thực hiện ngay sau khi có hỏng hóc xảy ra
để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng khác. Bảo trì khẩn cấp cải thiện khả năng sẵn
sàng của máy móc, thiết bị. Nên hạn chế phương pháp này bởi vì nó ảnh hưởng đến khả
năng sản xuất, làm tăng thời gian ngừng máy không kế hoạch, dẫn đến tăng chi phí bảo trì.
Hình thức bảo trì này phù hợp với các loại hình công ty sản xuất, khi xảy ra dừng máy đột
xuất, cần nhanh chóng áp dụng hình thức bảo trì này để giảm thời gian dừng máy, giúp quá
trình sản xuất được hiệu quả hơn. Dù có được kiểm tra nghiêm ngặt hay bảo dưỡng theo
một kế hoạch nhất định thì việc máy móc hư hỏng đột xuất là điều không thể tránh khỏi.
Chính vì thế dù là hình thức bảo trì nào, có kế hoạch hay không thì bảo trì khẩn cấp cũng
phải luôn được bảo đảm sẵn sàng để có thể giải quyết các tình huống bất kì lúc nào.

2.2.3 Mục tiêu của bảo trì

Mục tiêu chính của bảo trì thiết bị là tránh hỏng hóc máy móc, trang thiết bị và cải
thiện hiệu suất. Quy trình này bao gồm việc bảo trì thiết bị bằng cách thực hiện nhiều hoạt
động, chẳng hạn như thay thế linh kiện, sửa chữa và bảo dưỡng. Nó đảm bảo sự hoạt động
bình thường của máy móc, giúp các hoạt động sản xuất không bị gián đoạn bởi bất kỳ sự
cố trang thiết bị nào.

2.2.4 Độ tin cậy và khả năng sẵn sàng trong bảo trì

2.2.4.1 Độ tin cậy

Độ tin cậy là xác suất của một thiết bị hoạt động theo chức năng đạt yêu cầu trong
khoản thời gian xác định và dưới một điều kiện hoạt động cụ thể. Độ tin cậy có thể coi là
thước đo hiệu quả hoạt động của một hoặc một hệ thống thiết bị.

Độ tin cậy có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các hệ thống lớn như: Máy bay, phi
thuyền, dây chuyền sản xuất trong công nghiệp,...

14
Trong thực tế nhiều tổn thất về dộ tin cậy không nhất thiết vì sự hư hỏng của những
bộ phận phức tạp có khi chỉ do sai chức năng của những bộ phận đơn giản như lắp gáp sai
linh kiện điện, thủy lực máy móc.

Độ tin cậy của sản phẩm hoạt động hoàn hảo trong thời gian xác định cụ thể.

Độ tin cậy thường được thể hiện bằng:

- MTTF (Mean Time To Failure): Thời gian hoạt động trung bình đến khi hỏng đối với sản
phẩm chỉ sử dụng một lần.

- MTBF (Mean Time Between Failures): Thời gian hoạt động trung bình giữa những lần
hư hỏng đối với sản phẩm dụng nhiều lần.

2.2.4.2 Chỉ số khả năng sẵn sàng

Là chỉ số đo hiệu quả bảo trì và được xem là số đo khả năng hoạt động của thiết bị mà
không xảy ra vấn đề gì. Chỉ số này phụ thuộc một phần vào các đặc tính của hệ thống kỹ
thuật và một phần vào hiệu quả của công tác bảo trì.

Chỉ số này thể hiện khả năng của thiết bị hoạt động một cách chính xác và hạn chế xảy ra
các vấn đề cần phải bảo trì.

Chỉ số khả năng sẵn sàng được chia làm 3 thành phần:

• Chỉ số độ tin cậy:

- Là thiết bị hoạt động theo chức năng đạt yêu cầu trong khoản thời gian xác định và dưới
một điều kiện hoạt động cụ thể.

- Chỉ số độ tin cây được đo bằng thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hư hỏng (Mean
Time Between Failures – MTBF).

• Chỉ số hỗ trợ bảo trì: Chỉ số hỗ trợ bảo trì là thời gian chờ đợi trung bình đối với các
nguồn lực bảo trì khi ngừng máy.

• Chỉ số khả năng bảo trì: Chỉ số khả năng bảo trì được đo bằng thời gian trung bình
(Mean Time To Repair – MTTR).

15
Hình 2.5 Các thành phần của chỉ số khả năng sẵn sàng

(Nguồn: Bài giảng quản lý bảo trì công nghiệp – Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thứ)

Tính toán chỉ số khả năng sẵn sàng:

MTBF
A= X 100%
MTBF + MTTR + MWT
Hoặc:

MTBF
A= X100% ; (MDT = MWT + MTTR)
MTBF + MDT
A: chỉ số khả năng sẵn sàng

MTBF: Thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng = độ tin cậy

MWT: Thời gian chờ đợi trung bình = chỉ số hỗ trợ bảo trì

MTTR: Thời gian sửa chữa trung bình

Hoặc:

Tup
A= X100%
Tup + Tdm

16
Trong đó:

Tup : Tổng thời gian máy hoạt động ( Time Up For Production)

Tdm : Tổng thời gian ngừng máy để bảo trì

Tup + Tdm : Thời gian mà bộ phận sản xuất đã lên kế hoạch cho máy hoạt động

Tup
MTBF =
a
Tdm
MDT =
a
a: Là số lần ngừng máy để bảo trì

2.2.4.3 Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ OEE (Overall Equipment


Effectiveness)

Chỉ số hiệu suất toàn bộ thiết bị bao gồm các chỉ số như: mức độ sẵn sàng của thiết
bị, hiệu suất vận hành và chất lượng sản phẩm mà nó tạo ra như thế nào. OEE có thể được
sử dụng để giám sát hiệu suất của quy trình sản xuất và giúp bạn xác định những khu vực
cần được cải thiện.

Công thức tính OEE:

OEE=A.H.C

Trong đó:

A: chỉ số khả năng sẵn sàng

H: Hiệu suất sử dụng thiết bị

C: Hệ số chất lượng

Trong sản xuất trình độ thế giới, người ta đưa ra giá trị OEE cần đạt như sau: A ≥ 90%

H ≥ 90%

Nghĩa là OEE ≥ 85% ≥ (90% . 95% . 99%)

17
2.2.5 Chu kỳ sống của thiết bị

Chu kỳ sống của thiết bị bao gồm 6 giai đoạn:

Hình 2.6 Sơ đồ các giai đoạn sống của thiết bị

(Nguồn: Bài giảng quản lý bảo trì công nghiệp – Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thứ)

2.2.6 Bảo trì năng suất toàn bộ

Bảo trì năng suất toàn bộ (TPM) là bảo trì năng suất toàn bộ được thực hiện bởi tất

cả các thành viên thông qua các nhóm hoạt động nhỏ nhằm tối đa hiệu quả sử dụng máy
móc, thiết bị.

Cụ thể hơn là:

- Tối đa hóa hiệu quả của thiết bị sản xuất về mặt hiệu suất kinh tế và khả năng

sinh lợi.

- Thiết lập một hệ thống bảo trì sản xuất xuyên suốt bao gồm công tác bảo trì

phòng ngừa, cải thiện khả năng bảo trì và bảo trì phòng ngừa cho toàn bộ chu kỳ sống

của một thiết bị.


18
- Sự tham gia của tất cả các thành viên trong công ty từ lãnh đạo đến công nhân

tại phân xưởng trong việc áp dụng bảo trì năng suất.

- Bảo trì năng suất toàn bộ là một chiến lược bảo trì làm nền tảng cho sản xuất,

nâng cao chất lượng sản xuất và giảm chi phí.

Mục tiêu của TPM:

Hình 2.7 Mục tiêu của TPM

(Nguồn: Bài giảng quản lý bảo trì công nghiệp – Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thứ)

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng công tác bảo trì

2.3.1 Yếu tố vi mô (Micro-level Factors)

- Tình trạng thiết bị: Độ tuổi và tình trạng của thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu bảo
trì. Thiết bị cũ hơn thường đòi hỏi nhiều công tác bảo trì hơn.

- Kỹ năng và năng lực của nhân viên bảo trì: Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của nhân
viên bảo trì quyết định hiệu quả và chất lượng của công việc bảo trì.

- Quy trình và kế hoạch bảo trì: Quy trình bảo trì rõ ràng và kế hoạch bảo trì định kỳ giúp
giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và tối ưu hóa hiệu suất của thiết bị.
19
- Công cụ và công nghệ hỗ trợ: Sự hỗ trợ từ các công cụ hiện đại và công nghệ như phần
mềm quản lý bảo trì (CMMS) giúp cải thiện hiệu quả bảo trì.

- Môi trường làm việc: Điều kiện làm việc, an toàn lao động và môi trường xung quanh
cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác bảo trì.

- Dự trữ phụ tùng và vật liệu: Sự sẵn có của các phụ tùng và vật liệu thay thế ảnh hưởng
đến khả năng thực hiện bảo trì kịp thời.

2.3.2 Yếu tố vĩ mô (Macro-level Factors)

- Chính sách và quy định của nhà nước: Các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi
trường và quản lý thiết bị có thể ảnh hưởng đến yêu cầu và cách thức thực hiện bảo trì.

- Tình hình kinh tế: Tình hình kinh tế tổng thể ảnh hưởng đến ngân sách và nguồn lực dành
cho công tác bảo trì. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, ngân sách cho bảo trì có thể bị cắt giảm.

- Công nghệ và xu hướng thị trường: Sự phát triển của công nghệ mới và xu hướng thị
trường có thể tạo ra yêu cầu mới về bảo trì, như bảo trì dự đoán hoặc bảo trì dựa trên tình
trạng.

- Văn hóa doanh nghiệp:Văn hóa và chiến lược của doanh nghiệp đối với bảo trì (chủ động
hay phản ứng) cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác bảo trì.

- Khung pháp lý và tiêu chuẩn quốc tế: Sự tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và khung pháp
lý quốc gia hoặc khu vực có thể định hình quy trình và y êu cầu bảo trì.

- Nguồn nhân lực và giáo dục: Sự phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,
cùng với hệ thống giáo dục và đào tạo nghề, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu bảo
trì.

2.4 Lược khảo tài liệu

Nallusamy, S., & Majumdar, G. (2017) viết bài báo “ Enhancement of Overall
Equipment Effectiveness using Total Productive Maintenance in a Manufacturing
Industry - Nâng cao hiệu quả của thiết bị tổng thể bằng cách sử dụng Bảo dưỡng toàn
diện trong ngành sản xuất” .Tạp chí Quốc tế về Kỹ thuật Thực hiện.
Mục tiêu của bài báo này là kiểm tra các tổn thất sản xuất phát sinh do các vấn đề đó bằng

20
cách ưu tiên các nguyên nhân gốc rễ với sự trợ giúp của biểu đồ pareto và cuối cùng là đề
xuất giải pháp khắc phục những vấn đề này. Một nghiên cứu điển hình đã được thực hiện
để cải thiện việc sử dụng máy công cụ và nhân lực bằng cách bắt đầu thực hành thông qua,
TPM cũng sẽ hình thành cơ sở cho sản xuất tinh gọn. TPM giúp áp dụng quy trình làm việc
có hệ thống bên trong xưởng sản xuất nhằm giảm tổn thất trong hoạt động sản xuất, tăng
tuổi thọ thiết bị, đảm bảo việc sử dụng thiết bị hiệu quả và hành vi có tổ chức của nhân
viên. Việc giới thiệu bộ gá mới giúp giảm thời gian không tải của máy trong quá trình thiết
lập linh kiện và giảm thời chu kỳ bằng cách phân tích dụng cụ cắt và các thông số của nó,
giúp tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ kết quả cuối cùng, người ta quan
sát thấy rằng đã giảm thời gian thiết lập, thời gian chu kỳ, tổn thất sự cố và thời gian làm
lại, trong khi hiệu quả tổng thể của thiết bị cũng tăng khoảng 15%.

Ylipää, T., Skoogh, A., Bokrantz, J., & Gopalakrishnan, M. (2017) viết bài báo
“Identification of maintenance improvement potential using OEE assessment.
International journal of productivity and performance management - Xác định tiềm
năng cải tiến bảo trì bằng cách sử dụng đánh giá OEE." Tạp chí quốc tế về quản lý
năng suất và hiệu suất.Mục đích của bài báo này là xác định các tiềm năng cải tiến bảo trì
bằng cách sửdụng đánh giá hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE) trong ngành sản xuất.
Bài báo đánh giá dữ liệu OEE thực nghiệm được thu thập từ 98 công ty Thụy Điển
từ năm 2006 đến năm 2012. Phân tích sâu hơn bằng cách sử dụng mô phỏng MonteCarlo
đã được thực hiện để nghiên cứu cách mỗi thành phần OEE tác động đến OEE tổng thể.

“Development of Computerized Facility Maintenance Mangement System


Based on Reliability Centered Maintenance and Automated Data Gathering”
được viết bởi nhóm tác giả JaeHoon Lee – Đại học Utah, Seoul, Hàn Quốc,
MyungSoo Lee, SangHoon Lee, SeGhok Oh, BoHyun Kim – Viện Công nghệ -
kỹ thuật công nghiệp, Đại học Ajou, Suwon, Hàn Quốc (được đăng trên tạp chí
quốc tế Kiểm soát và Tự động hóa vào năm 2013). Trong nghiên cứu này, tác giả
đề xuất một hệ thống quản lý bảo trì bằng máy vi tính dựa trên sự tích hợp của việc
bảo trì tập trung vào độ tin cậy (RCM) và thu thập dữ liệu tự động bằng cách sử dụng
công nghệ đa nhân. Mục tiêu của hệ thống đề xuất là để hỗ trợ việc ra quyết định của
các nhà quản lý bảo trì bằng cách cung cấp một đánh giá cập nhật độ tin cậy của các
21
cơ sở theo cách tự động. Để làm như vậy, hệ thống này được tích hợp bởi 2 thành
phần sau đây:
1. Một hệ thống quản lý bảo trì bằng máy tính (CMMS) để ghi lại thất bại và duy trì
lịch sử của các cơ sở.
2. Một hệ thống đa tác nhân (MAS) tự động thu thập dữ liệu để theo dõi tình trạng
của các cơ sở trong thời gian thực

22
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CỦA
CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BÁNH PÍA - LẠP XƯỞNG
TÂN HUÊ VIÊN NĂM 2023

3.1 Tổng quan về công ty TNHH chế biến thực phẩm bánh pía - lạp xưởng TÂN
HUÊ VIÊN

3.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Hình 3.1 Logo Công ty TÂN HUÊ VIÊN Hình 3.2 Trụ sở Công ty TÂN HUÊ VIÊN

(Nguồn: https://www.facebook.com ) (Nguồn: https://tapchicongthuong.vn )


- Tên Công ty: Công ty TNHH chế biến thực phẩm bánh pía - lạp xưởng TÂN HUÊ
VIÊN

- Tên viết tắt: TÂN HUÊ VIÊN

- Tên tiếng Anh: TAN HUE VIEN FOOD PROCESSING CO., LTD

- Ngày thành lập: 1985

- Năm 1993: Chuyển từ mô hình sản xuất theo mùa sang sản xuất quanh năm

- Năm 2004: Vinh dự nhận bằng khen của Bộ Y Tế

- Năm 2007: Đổi tên thành Công ty chế biến thực phẩm bánh pía - lạp xưởng TÂN
HUÊ VIÊN, xây dựng điểm dừng chân

- Trụ sở: 153 Quốc lộ 1A, ấp Phụng Hiệp, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc
Trăng

- : (0299) 3623 700

-  : (0299) 3623703 - (0299) 3623705


23
- : kinhdoanh1@banhpiatanhuevien.com

- Website: http://banhpiatanhuevien.vn/

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Tân Huê Viên được thành lập vào năm 1982 tại Sóc Trăng bởi ông Dương Minh Ngọc
và bà Huỳnh Thị Trúc Linh. Ban đầu là một cơ sở sản xuất nhỏ, công ty đã nhanh chóng
phát triển nhờ cam kết chất lượng và hương vị đặc trưng của bánh pía. Trong suốt hơn 40
năm hoạt động, Tân Huê Viên đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công
nghệ hiện đại và xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước.

• Thời kỳ khởi đầu:

- Thập niên 80: Bánh pía xuất hiện ở Sóc Trăng từ rất sớm, do người Hoa mang đến. Ban
đầu, việc sản xuất bánh pía chủ yếu mang tính chất thủ công và gia đình.

- Năm 1982: Tân Huê Viên chính thức được thành lập tại Sóc Trăng, bắt đầu với một cơ
sở nhỏ lẻ. Những chiếc bánh pía đầu tiên được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, không
có chất bảo quản, và được chế biến thủ công theo công thức truyền thống.

• Giai đoạn phát triển:

- Thập niên 90: Tân Huê Viên bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất và cải tiến công nghệ,
nhưng vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống. Công ty bắt đầu xây dựng thương hiệu mạnh
mẽ, tạo dựng uy tín trong cộng đồng người tiêu dùng.

- Năm 1998: Tân Huê Viên chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp, với
việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm.

• Hiện đại hóa và mở rộng:

- Thập niên 2000: Công ty không ngừng đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy
trình sản xuất, đồng thời mở rộng mạng lưới phân phối trên toàn quốc. Tân Huê Viên cũng
chú trọng đến việc phát triển đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.

24
- Thương hiệu quốc tế: Tân Huê Viên từng bước vươn ra thị trường quốc tế, xuất khẩu
sản phẩm sang nhiều nước như Mỹ, Úc, Canada, và các nước châu Âu. Thương hiệu ngày
càng được biết đến rộng rãi và ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

• Cam kết chất lượng và phát triển bền vững:

- Đảm bảo chất lượng: Tân Huê Viên luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, từ khâu
chọn nguyên liệu cho đến quy trình sản xuất và đóng gói. Công ty đạt được nhiều chứng
nhận về an toàn thực phẩm và chất lượng quốc tế.

- Phát triển bền vững: Tân Huê Viên cam kết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,
từ việc sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường cho đến việc áp dụng các biện
pháp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng, Tân Huê Viên đã trở thành một thương hiệu bánh pía
hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty không chỉ được ưa chuộng trong nước mà
còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Canada và Nhật Bản. Với việc luôn duy trì
chất lượng cao và đổi mới công nghệ, Tân Huê Viên đã nhận được nhiều giải thưởng và
chứng nhận về chất lượng sản phẩm. Hiện nay, ngoài bánh pía, công ty còn phát triển đa
dạng các sản phẩm bánh kẹo truyền thống khác, góp phần mang hương vị Việt Nam đến
với người tiêu dùng khắp nơi.

3.1.3 Sản Phẩm nổi bật

Hình 3.3 Bánh Pía truyền thống Hình 3.4 Bánh Trung Thu

25
Hình 3.5 Lạp Xưởng Hình 3.6 Bánh Hạnh Nhân

Hình 3.7 Bánh Mè Láo Hình 3.8 Bánh In

Hình 3.9 Kẹo Hình 3.10 Các Loại Khô


(Nguồn: https://banhpiatanhuevien.vn/san-pham.html )
3.1.4 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Công ty Tân Huê Viên bao gồm:

❖ Ban Giám đốc:

- Giám đốc điều hành (CEO): Quản lý toàn bộ công ty.

- Phó giám đốc: Hỗ trợ giám đốc điều hành.

❖ Phòng Kế toán - Tài chính:

- Kế toán trưởng: Quản lý tài chính, kế toán.

26
- Nhân viên kế toán: Xử lý sổ sách, báo cáo tài chính.

❖ Phòng Kinh doanh - Tiếp thị:

- Trưởng phòng Kinh doanh: Phát triển chiến lược kinh doanh.

- Nhân viên kinh doanh: Bán hàng, chăm sóc khách hàng.

- Trưởng phòng Tiếp thị: Quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

- Nhân viên tiếp thị: Quản lý quảng cáo, sự kiện.

❖ Phòng Sản xuất:

- Trưởng phòng Sản xuất: Quản lý quy trình sản xuất.

- Quản lý sản xuất: Điều phối sản xuất hàng ngày.

- Công nhân sản xuất: Thực hiện sản xuất bánh pía.

❖ Phòng Nhân sự:

- Trưởng phòng Nhân sự: Quản lý tuyển dụng, đào tạo.

- Nhân viên nhân sự: Quản lý hồ sơ, hỗ trợ nhân sự.

❖ Phòng R&D (Nghiên cứu và Phát triển):

- Trưởng phòng R&D: Phát triển sản phẩm mới.

- Nhân viên R&D: Thực hiện nghiên cứu, thử nghiệm.

❖ Phòng Quản lý chất lượng (QA/QC):

- Trưởng phòng QA/QC: Quản lý chất lượng sản phẩm.

- Nhân viên QA/QC: Kiểm tra, giám sát chất lượng.

3.1.5 Thành tích nổi bật

3.1.5.1 Thành tích trong nước

- Trong nhiều năm qua TÂN HUÊ VIÊN đã vinh dự nhận bằng khen của Bộ Y Tế vì
đã có nhiều thành tích trong hoạt động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm
2004.

27
- Cúp Vàng sản phẩm tham gia hội chợ đảm bảo VSATTP tại HCTP – đồ uống và hàng
tiêu dùng năm 2003 – 2004.

- Cúp Vàng sản phẩm bánh Pía nhân đậu xanh sầu riêng 1 trứng 140g – 150g

- Cúp vàng sản phẩm chất lượng sản phẩm lạp xưởng khô TÂN HUÊ VIÊN

- Giải Cầu Vàng chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn 2005

- Giải trao tặng danh hiệu bàn tay vàng 2005, Huy chương vàng giải dấu hiệu hàng Việt
Nam chất lượng cao 2005

- Giải hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn bánh pía 2005

- Giải cúp thương hiệu uy tín Việt Nam 2006

- Huy chương vàng dấu hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn 2006

- Cúp thương hiệu có uy tín 2005 Giảng Võ

- Huy chương tinh hoa Việt Nam – Hà Tây,…

3.1.5.2 Thành tích quốc tế

- Năm 2020: Bánh pía Tân Huê Viên có mặt trong Costco Wholesale Corporation (tập
đoàn bán lẻ lớn thứ 02 trên thế giới). Đây là một dấu son đáng tự hào trong công cuộc chinh
phục mục tiêu mới trong chuỗi mục tiêu “vươn xa vạn lý” của công ty.

- Năm 2021: Bánh pía Tân Huê Viên có mặt trên các nền tảng thương mại điện tử:
Amazon, Ebay và Walmart giúp người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể dễ dàng tiếp cận
đặc sản Sóc Trăng. Bên cạnh đó, cuối tháng 6, cho dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn
biến phức tạp, Tân Huê Viên vẫn thành công xuất khẩu 5 container bánh pía sang các thị
trường khó tính là Mỹ và Nhật.

- Chứng nhận quốc tế: Đạt các chứng nhận ISO 22000, HACCP về chất lượng và an
toàn thực phẩm.

- Xuất khẩu sản phẩm: Sản phẩm có mặt tại Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, và châu Âu,
được người tiêu dùng quốc tế ưa chuộng.

28
- Giải thưởng quốc tế: Nhận nhiều giải thưởng tại các hội chợ thực phẩm và triển lãm
thương mại quốc tế.

- Tham gia hội chợ quốc tế: Tham gia các hội chợ như SIAL (Pháp) và Anuga (Đức),
quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường.

- Phản hồi tích cực: Nhận được đánh giá cao từ khách hàng quốc tế về chất lượng và
hương vị sản phẩm.

3.2 Phân tích thực trạng công tác bảo trì của công ty

3.2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất bánh pía:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

- Bột mì, đậu xanh, trứng muối, sầu riêng, mỡ lợn, đường, v.v. được chuẩn bị và kiểm tra
chất lượng.

Bước 2: Làm nhân bánh:

- Đậu xanh: được ngâm, nấu chín và xay nhuyễn.

- Nhân sầu riêng: được làm từ thịt sầu riêng tươi, trộn đều với đậu xanh, đường, và mỡ
lợn.

- Trứng muối: được sơ chế và chuẩn bị để đặt vào giữa nhân.

Bước 3: Nhào bột và làm vỏ bánh:

- Bột mì được trộn đều với nước, đường và dầu ăn để tạo thành bột.

- Bột được chia thành các phần nhỏ và cán mỏng để làm vỏ bánh.

Bước 4: Bọc nhân:

- Nhân sầu riêng và đậu xanh được bọc bên trong vỏ bánh, cùng với một miếng trứng
muối ở giữa.

Bước 5: Tạo hình và in chữ:

- Bánh được tạo hình tròn và in chữ lên mặt bánh để nhận diện thương hiệu và loại bánh.

29
Bước 6: Nướng bánh:

- Bánh được xếp lên khay và đưa vào lò nướng ở nhiệt độ thích hợp cho đến khi vỏ bánh
chín vàng.

Bước 7: Đóng gói: - Bánh sau khi nướng xong sẽ được để nguội, sau đó đóng gói vào bao
bì để bảo quản và vận chuyển.

Hình 3.11 Quy trình sản xuất bánh Pía


(Nguồn: https://www.foodnk.com )

30
3.2.2 Máy móc thiết bị
Bảng 3.1: Các loại máy móc được sử dụng trong sản xuất bánh Pía

STT Máy móc – Thiết bị Chi Tiết

1 Máy trộn bột


- Công suất:10-100 kg/h
- Nguồn điện: Điện ba
pha, 380V
- Trọng lượng: 200-500
kg
- Chất liệu: Thép không
gỉ
- Năng suất: 200-500
kg/h

2 Máy cán bột


- Công suất: 100-500
kg/h
- Nguồn điện: Điện ba
pha, 380V
- Trọng lượng: 300-800
kg
- Chất liệu: Thép không
gỉ
- Năng suất: 1000-2000
cái/h

31
3 Máy xay đậu
- Công suất: 50-200 kg/h
- Nguồn điện: Điện ba
pha, 380V
- Trọng lượng: 100-300
kg
- Chất liệu: Thép không
gỉ
- Năng suất: 500-1000
kg/h

4 Máy trộn nhân


- Công suất: 50-200 kg/h
- Nguồn điện: Điện ba
pha, 380V
- Trọng lượng: 100-300
kg
- Chất liệu: Thép không
gỉ
- Năng suất: 500-1000
kg/h

5 Máy tạo hình và in chữ


- Công suất: 1000-2000
cái/h
- Nguồn điện: Điện một
pha, 220V
- Trọng lượng: 50-100
kg
- Chất liệu: Thép không
gỉ

32
- Năng suất: 1000-2000
cái/h

6 Lò nướng
- Công suất: 10-20 kW
- Nguồn điện: Điện ba
pha, 380V
- Trọng lượng: 500-1000
kg
- Chất liệu: Thép không
gỉ
- Năng suất: 500-1000
cái/h

7 Máy đóng gói


- Công suất: 500-1000
cái/h
- Nguồn điện: Điện một
pha, 220V
- Trọng lượng: 200-500
kg
- Chất liệu: Thép không
gỉ, nhựa
- Năng suất: 500-1000
cái/h

3.2.3 Loại hình bảo trì công ty đang sử dụng

3.2.3.1 Bảo trì sửa chữa khi hư hỏng

- Là bảo trì khi máy móc bị hư hỏng, không chủ động được thời gian sửa chữa, làm
tăng thời gian ngừng máy, làm giảm năng cao nâng suất sản suất của nhà máy

- Ưu điểm và nhược điểm

+ Máy móc được sửa chữa kịp thời để quay lại quy trình sản xuất.

33
+ Có phương án dự phòng khi sự phê duyệt bị chậm trễ.

+ Gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình sản xuất.

+ Làm tăng chi phí thuê công nhân sửa chữa.

3.2.3.2 Quy trình bảo trì phòng ngừa định kỳ

- Là hoạt động bảo trì đã được lên kế hoạch sau quá trình theo dõi, ghi chép các số liệu
liên quan đến thời gian hoạt động của máy, hiệu suất,… để từ đó đưa ra chiến lược cụ thể
cho từng vấn đề.

- Mục đích của việc bảo trì này là để làm giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của dây
chuyền sản xuất, máy móc trong tòa nhà đồng thời có kế hoạch cụ thể để tối ưu các nguồn
lực về nhân sự, chi phí, thời gian một cách hiệu quả.

- Cách thực hiện bảo trì có kết hoạch là:

+ Theo dỗi sự vận hành của máy móc

+ Báo cáo tình trạng của máy móc

+ Lập danh sách tài sản, thiết bị thay thế

+ Kiểm tra định kì để nâng cao năng suất sản xuất

- Ưu điểm và nhược điểm

+ Hạn chế được thời gian ngừng máy đột suất.

+ Tăng tuổi thọ cho máy.

+ Chủ động được thời gian sửa chữa.

+ Tần suất kiểm tra, sửa chữa định kỳ hợp lý.

3.2.4 Thu thập số liệu

• Thời gian làm việc trong tháng: 26 ngày/tháng

• Thời gian làm việc trong ngày: 8 giờ/ca

• Số ca làm việc: 3 ca/ngày

Nghỉ giữa ca để ăn: 1h


34
➢ Tổng số thời gian làm việc trong 1 tháng của Công ty là: 546 giờ

Bảng 3.2: Các chỉ số hiệu quả máy móc của Công ty trong năm 2022

STT Tên Thời Thời Số lần Sản Sản Sản


máy gian gian ngừng lượng lượng lượng
máy ngừng máy dự kiến thực tế đạt yêu
hoạt máy (tấn) (tấn) cầu
động (tấn)

1 Máy 5928 560 520 3878 3790 3650


trộn bột

2 Máy cán 5716 565 245 16256 15554 15270


bột

3 Máy xay 4853 378 360 1460 1389 1292


đậu

4 Máy 4992 496 389 1528 1454 1419


trộn
nhân

5 Máy tạo 5616 528 450 16060 15454 14723


hình và
in chữ

6 Lò 6240 648 674 8760 8484 8250


nướng

7 Máy 5728 472 378 8030 7827 7585


đóng gói

35
3.2.5 Thảo luận kết quả OEE năm 2023
Bảng 3.3: Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ OEE trong năm 2023

STT Tên máy Chỉ số Thời Thời Hiệu Hệ số Chỉ số


khả gian gian suất H chất hiệu
năng ngừng hoạt (%) lượng C quả
sẵng máy động (%) thiết bị
sàng trung giữa toàn bộ
A (%) bình những OEE
MDT lần hư (%)
hỏng
MTBF

1 Máy trộn 91.4 1.08 11.4 97.7 96.3 86.0


bột

2 Máy cán 91.0 2.31 23.3 95.7 98.2 85.5


bột

3 Máy xay 92.8 1.05 13.5 95.1 93.0 82.1


đậu

4 Máy trộn 91.0 1.28 12.8 95.2 97.6 84.6


nhân

5 Máy tạo 91.4 1.17 12.48 96.2 95.3 83.8


hình và in
chữ

6 Lò nướng 90.6 0.96 9.26 96.8 97.2 85.2

7 Máy đóng 92.4 1.25 15.2 97.5 96.9 87.3


gói

Các chỉ số khả năng sẵn sàng A, chỉ số chất lượng Qr, hiệu suất PE và chỉ số hiệu quả thiết
bị toàn bộ OEE đều đạt hiệu quả cao cùng với tỉ lệ cao. Nhưng so với thế giới thì còn có
khoảng cách xa ( 90%, 95%, 99% ), qua đó đã cho chúng ta thấy việc sử dụng máy móc và
tình trạng bảo trì của Công ty còn hạn chế, mặc dù Công ty cũng có đầy đủ tất cả các bộ
phận vận hành bảo dưỡng và bảo trì vẫn còn chưa có tính linh hoạt nên các dây chuyền sản
36
xuất còn chưa hiệu quả và đạt năng suất cao. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải
chủ động và linh hoạt hơn trong việc kiểm tra và bảo trì máy móc của Công ty đúng với
thời hạn, sắp xếp thời gian hợp lý để máy móc được vận hành tốt hơn giảm tình trạng ngừng
máy, tăng khả năng sẵn sàng của máy móc giúp dây chuyền sản xuất đạt hiệu quả và nâng
cao năng suất của Công ty.

3.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo trì

Công tác bảo trì của công ty chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng. Chất lượng
thiết bị và máy móc ảnh hưởng trực tiếp đến tần suất và hiệu quả bảo trì. Trình độ và tay
nghề của đội ngũ kỹ thuật viên cũng đóng vai trò then chốt, đảm bảo việc bảo trì được thực
hiện nhanh chóng và chính xác. Kế hoạch bảo trì định kỳ, sự sẵn có của phụ tùng và vật tư
thay thế, cùng với việc áp dụng công nghệ và phần mềm quản lý hiện đại giúp tối ưu hóa
quy trình bảo trì. Ngân sách dành cho bảo trì cần được đảm bảo để các hoạt động bảo trì
diễn ra suôn sẻ. Điều kiện môi trường làm việc và chính sách, quy trình quản lý bảo trì rõ
ràng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả của công tác bảo trì. Ngoài ra, sự hỗ
trợ từ nhà cung cấp thiết bị và nhận thức, văn hóa bảo trì trong công ty cũng góp phần quan
trọng vào việc duy trì hiệu suất hoạt động và giảm thiểu chi phí bảo trì.

37
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TRÌ
CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BÁNH PÍA - LẠP
XƯỞNG TÂN HUÊ VIÊN

4.1 Đánh giá chung về công tác quản lý, bảo trì và sử dụng máy móc, thiết bị tại công
ty

4.1.1 Những thành tích đã đạt được

• Trải qua hàn chục năm cùng với số vốn đầu tư lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc
thiết bị đạt chuẩn công nghệ cao vì thế quá trình bảo trì các loại máy tiên tiến diễn ra tương
đối hoàn chỉnh và ít hư hỏng đột ngột.

• Đội ngũ nhân lực được đào tạo sâu về chuyên môn lẫn kỹ thuật về bảo trì các loại máy
tiên tiến ngày nay, nhờ đó việc xử lý nhanh các loại hư hỏng kể cả những trường hợp đặc
biệt.

• Máy móc được vận hành trơn tru và suôn sẽ, ít xảy ra các lỗi về kỹ thuật không đáng
có.

• Hạn chế được việc ngừng máy do hư hỏng đột suất giúp kéo dài tuổi thọ của máy móc
lẫn giảm được tổn thất các chi phí.

• Nhờ vào việc tính toán các chỉ số OEE và quy trình bảo trì tiên tiến đã và đang mang
lại nhiều năng suất tối ưu trong sản xuất.

• Sự phối hợp đồng đều của bộ phận bảo trì và các bộ phận khác đã giúp giải quyết
những vướng mắc gặp phải trong quá trình bảo trì tại nhà máy.

4.1.2 Những hạn chế cần khắc phục

Dù đã đạt được những thành tích tuyệt vời trong kinh doanh lẫn về sản xuất nhưng về mặt
bảo trì tại công ty Tân Huê Viên vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế so với công ty công ty cùng
lĩnh vực khác

• Đầu tiên, việc quản lý công tác bảo trì đa số vẫn được tiến hành bằng thủ công, bằng
văn bản giấy tờ, chưa cập nhật kịp thời cách quản lý bảo trì hiện đại nên dẫn đến sự

38
chậm trễ khi gặp những tình huống khẩn cấp do việc đợi văn bản xác nhận qua từng
phòng ban.
• Mặc dù công ty có đầu tư số tiền lớn vào tân trang thiết bị tuy nhiên giá thành các
thiết bị đó thì không hề rẻ và không có sẵn trên thị trường,... vì thế nên một số loại
máy móc vẫn chưa có máy móc thiết bị dự phòng để thay thế trong những tình huống
xấu nhất.
• Cần tối ưu hóa nguồn nhân lực có trình độ cao vì sẽ rút ngắn được quy trình sản xuất
và việc lên lịch bảo trỉ bảo dưỡng phù hợp không mất nhiều thời gian và công sức
ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
4.1.3 Nguyên nhân

- Thiếu ngân sách: Ngân sách hạn chế làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động bảo trì
cần thiết, mua sắm phụ tùng thay thế và nâng cấp thiết bị.

- Thiếu nguồn nhân lực chuyên môn: Đội ngũ kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm hoặc không
đủ số lượng khiến công tác bảo trì không được thực hiện đúng cách và kịp thời.

- Kế hoạch bảo trì không đầy đủ: Thiếu kế hoạch bảo trì định kỳ rõ ràng dẫn đến việc bảo
trì không đồng bộ, gây ra những sự cố bất ngờ và giảm hiệu suất thiết bị.

- Không có phụ tùng thay thế kịp thời: Sự chậm trễ trong cung cấp phụ tùng thay thế làm
gián đoạn quá trình bảo trì, kéo dài thời gian sửa chữa và tăng chi phí.

- Thiếu công nghệ và phần mềm quản lý bảo trì: Không áp dụng các công nghệ và phần
mềm quản lý bảo trì hiện đại khiến việc theo dõi, lập kế hoạch và thực hiện bảo trì trở nên
kém hiệu quả.

- Môi trường làm việc khắc nghiệt: Điều kiện môi trường như nhiệt độ cao, độ ẩm, bụi bẩn
ảnh hưởng xấu đến thiết bị, đòi hỏi công tác bảo trì phải thường xuyên và phức tạp hơn.

- Thiếu nhận thức và văn hóa bảo trì: Nhân viên và quản lý không coi trọng công tác bảo
trì, dẫn đến việc bảo trì không được ưu tiên và thực hiện không đúng quy trình.

- Quy trình và chính sách quản lý bảo trì kém hiệu quả: Các quy trình, chính sách không rõ
ràng hoặc không được tuân thủ nghiêm ngặt làm giảm hiệu quả của công tác bảo trì.

39
- Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp không kịp thời: Sự chậm trễ hoặc thiếu hỗ trợ từ nhà cung cấp
thiết bị khi gặp sự cố làm gián đoạn quá trình bảo trì.

- Tình trạng thiết bị cũ kỹ: Thiết bị đã qua thời gian sử dụng lâu dài dễ hỏng hóc và yêu cầu
bảo trì thường xuyên hơn, làm tăng áp lực lên công tác bảo trì.

Việc khắc phục các nguyên nhân này sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì, đảm bảo
hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và ổn định.

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thiết bị toàn bộ máy móc thiết bị tại công ty

4.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao khả năng sẵn sàng của máy móc thiết bị

Để nâng cao khả năng sẵn sàng thì chúng ta nên giảm thời gian ngừng máy càng ngắn
càng tốt nghĩa là giảm thời gian chờ đợi trung bình, thời gian sửa chữa vì khả năng sẳn sàng
bằng hiệu thời gian hoạt động của máy và thời gian ngừng máy chia cho thời gian hoạt
động của máy. Thời gian hoạt động của máy là cố định và tùy thuộc vào lượng đơn đặt
hàng của khách hàng để có kế hoạch sản xuất nên khó có thể nâng cao.

Nguyên nhân của thời gian ngừng máy có thể là do hư hỏng. Vì thế, tôi đề xuất một
vài giải pháp để hạn chế được ngừng máy do nguyên nhân này.

❖ Ngừng máy do hư hỏng

Hiện tại công ty đang áp dụng hai biện pháp bảo trì là bảo trì hư hỏng và bảo trì phòng
ngừa định kỳ. Thế nhưng hai biện pháp này cũng chưa thật sự áp dụng tốt còn rập khuôn,
chưa có sự linh hoạt và chủ động. Bên cạnh đó việc áp dụng hai biện pháp bảo trì thì vẫn
chưa thật sự tốt nên tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

- Thay đổi phương thức bảo trì bên cạnh việc áp dụng bảo trì khi hư hỏng và bảo trì phòng
ngừa định kỳ thì công ty nên áp dụng thêm biện pháp bảo trì năng xuất toàn diện (TPM)

+ TPM là thiết lập một hệ thống bảo trì sản xuất xuyên suốt bao gồm công tác bảo trì phòng
ngừa, cải thiện khả năng bảo trì và bảo trì phòng ngừa cho toàn bộ chu kỳ sống của thiết
bị. Thực hiện bảo trì bởi tất cả các phòng ban tương ứng, sự tham gia toàn bộ thành viên
trong công ty từ lãnh đạo đến công nhân tại phân xưởng trong việc áp dụng bảo trì năng
suất.

40
Mục tiêu của TPM:

- Giảm thời gian hư hỏng máy đến không, thời gian ngừng máy sản xuất ngắn hơn.

- Phát triển đội ngũ công nhân viên.

- Cải thiện tinh thần thái độ làm việc của mọi người.

- Giảm chi phí tăng năng suất.

+ Áp dụng 5S: Các vấn đề không thể thấy một cách rõ ràng khi mà nơi làm việc không
được sắp xếp. Lau chùi sắp xếp nơi làm việc, nơi sản xuất có thể giúp việc tìm kiếm các
thiết bị dụng cụ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Công nhân sẽ có ý thức và tính kỷ luật,
làm việc đúng quy định, làm việc đúng giờ. Dây chuyền, công việc sẽ

không bị ngừng trệ do việc tìm kiếm các thiết bị, dụng cụ, 5S là:

∙ Seiri – Sàng lọc: Loại bỏ những gì không cần thiết, giữ lại những gì cần thiết tại nơi làm
việc. Lợi ích: giải phóng mặt bằng tăng sự thoáng mát, tăng sự thoải mái cho công nhân,
nâng cao tính an toàn trong sản xuất, tăng không gian để bố trí lại thiết bị nơi làm việc hợp
lý.

∙ Seiton – Sắp xếp: Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp và đúng chỗ của nó để tiện sử dụng khi cần.
Lợi ích: thuận tiện trong quá trình làm việc, đảm bảo an toàn và thẩm mỹ.

∙ Seito – Sạch sẽ: Làm vệ sinh và kiểm tra toàn bộ. Lợi ích: nơi làm việc sạch sẽ ngăn nắp
sẽ tạo không khí vui tươi phấn khởi, tăng tự tin đối với khách hàng.

∙ Seiketsu – Săn sóc: Ngăn ngừa không để trở lại tình trạng dơ bẩn và bừa bãi, duy trì vệ
sinh tốt.

∙ Shitsuke – Sẵn sàng: Cần phải tập cho mọi người có thói quen thực hiện 4S trên một cách
tự giác. Lợi ích: duy trì được 5S.

4.2.2 Biện pháp 2: Nâng cao tỷ lệ chất lượng

Tỷ lệ chất lượng là bằng sản lượng không bị khuyết tật trừ cho sản lượng thực tế.
Muốn nâng cao tỉ lệ chất lượng chúng ta sẽ giảm lượng khuyết tật hoặc sản lượng thực tế.
Qua tìm hiểu dây chuyền sản xuất tại công ty, tôi nhận thấy nguyên nhân của tỷ lệ chất

41
lượng khá thấp do những nguyên nhân như: nguồn nguyên liệu đầu vào không đáp ứng
chất lượng, công tác bảo quản. Dựa vào nguyên nhân, tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

- Nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu

+ Tăng cường bộ phận kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho.

+ Áp dụng việc quản lý chất lượng từ khâu nguyên vật liệu cho đến lúc thành phẩm

42
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Trong quá trình tìm hiểu và đánh giá đề tài đồ án Quản lý bảo trì “GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TRÌ CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM BÁNH PÍA - LẠP XƯỞNG TÂN HUÊ VIÊN” đã nói lên những hiện trạng đang
được áp dụng tại công ty và nhận thấy một số hạn chế của phương pháp bảo trì mà công ty
đang áp dụng. Qua đó, biết được những tác động của những mặt hạn chế đó đã ảnh hưởng
như thế nào đến hoạt động sản xuất của công ty.

Quản lý bảo trì hiện đại giữ cho hệ thống luôn hoạt động ổn định theo lịch trình mà
bộ phận sản xuất đã lên kế hoạch. Nhà quản lý bảo trì và sản xuất xác định được chỉ số khả
năng sẵn sàng và đề ra chỉ tiêu sản xuất hợp lý.

Nhân viên sản xuất và vận hành thông báo kịp thời những hư hỏng từ đó kịp thời sửa
chữa, giảm hư hỏng đột ngột, giảm thiểu thời gian ngừng máy từ đó giúp tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động. Từ đây ta thấy được chỉ số hiệu quả thiết bị của
toàn bộ công ty sau khi áp dụng các công thức để tính toán các chỉ số về khả năng sẵn sàng,
hiệu suất hoạt động, tỷ lệ chất lượng và hiệu quả thiết bị toàn bộ.

Khi nói về tiêu chuẩn OEE ở Việt Nam và thế giới thì công ty Masan đảm bảo được
vị thế nhất định nhưng cần phải nâng cao công tác bảo trì vì vẫn còn tình trạng ngừng máy,
hư hỏng ảnh hưởng đến việc trì trệ sản xuất và chất lượng sản phẩm, tuổi thọ máy móc
giảm đáng kể.

Vì những lí do trên nên công ty cần phải có giải pháp giải quyết để kịp thời ngăn chặn
những hạn chế còn gặp phải trong công tác quản lý bảo trì và tiết kiệm được chi phí cho
công ty. Trước tiên phải thay đổi hệ thống bảo trì khẩn cấp khi hư hỏng chuyển sang bảo
trì phòng ngừa có kế hoạch và phối hợp các công nghệ bảo trì ngày nay như TPM, RCM,…
Với giải pháp ứng biến phù hợp với công nghệ ngày nay thì chắc chắn rằng phần nào đó sẽ
giúp công ty có được sự phát triển bền vững và không ngừng nâng cao vị thế trên toàn thế
giới.

43
5.2 Kiến nghị

Do tình hình dịch bệnh đang phức tạp nên việc tham quan thực tế còn gặp nhiều khó
khăn, thiếu chuyên sâu khi dựa vào lý thuyết đã học để cùng đưa ra các phân tích và phương
pháp áp dụng vào các chỉ số hiệu quả toàn bộ thiết bị nên công ty dựa vào tình hình và tình
trạng cụ thể để giải quyết các vần về bảo trì một cách hiệu quả, tối ưu nhất.

Máy móc, thiết bị đều được trang bị theo kỹ thuật tiên tiến cho nên khó có phụ tùng
thay thế và chi phí sửa chữa cao nên quan trọng nhất cần phải có đội ngũ nhân lực chất
lượng mới có thể điều hành một cách tốt nhất. Đặc biệt phải có nhân viên hoặc nhóm bảo
trì có kinh nghiệm chuyên sâu về các loại máy móc, thiết bị này để có thể kịp thời cải tiến
và sữa chữa kịp thời.

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.S Nguyễn Thị Ngọc Thứ, Khoa Quản lý công nghiệp, Đại học Kỹ thuật – Công
nghệ Cần Thơ. Bài giảng Quản lý bảo trì công nghiệp

2. PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn. Xuất bản năm 2009. Bài giảng Quản lý bảo trì công
nghiệp. Đại học Bách Khoa TP.HCM.

3.Trang Wed công ty Masan https://banhpiatanhuevien.vn/

4.PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn. Xuất bản năm 2009. Giáo trình Bảo trì năng suất toàn diện
– TPM. Đại học Bách khoa TP.HCM.

45

You might also like