Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 58

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN ĐINH HƯƠNG TUYẾT

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH Ở NGƯỜI


CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 72 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN
VÕ NHAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN ĐINH HƯƠNG TUYẾT

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH Ở NGƯỜI


CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 72 THÁNG TUỔI TẠI
HUYỆN VÕ NHAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Y tế công cộng


Mã số: 62 72 76 01

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS HẠC VĂN VINH

THÁI NGUYÊN – NĂM 2019

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CBYT : Cán bộ y tế
SDKS : Sử dụng kháng sinh
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 01
Chương I: Tổng quan tài liệu 03
1.1 Thông tin chung về thuốc kháng sinh 03
1.1.1. Khái niệm về thuốc kháng sinh 03
1.1.2 Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị 03
1.1.2.1 Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn 03
1.1.2.2 Phối hợp kháng sinh phải hợp lý 04
1.1.2.3. Phải sử dụng kháng sinh đúng thời gian qui định 05
1.1.3 Kháng kháng sinh 05
1.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trên Thế giới và Việt Nam 06
1.2.1 Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay trên Thế giới 07
1.2.2 Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay tại Việt Nam 09
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh 13
1.4 Một số giải pháp 17
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 21
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 21
2.3 Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1 Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng 21
2.3.2 Chọn mẫu, nghiên cứu định lượng 22
2.3.3 Chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu định tính 22
2.4 Chỉ số nghiên cứu 22
2.4.1Kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng kháng sinh của đối 22
tượng
2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành sử dụng kháng sinh và đề 23
xuất giải pháp
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 23
2.6 Đạo đức nghiên cứu 25
Chương 3: Dự kiến kết quả nghiên cứu 25
3.1 Đặc điểm chung của bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi 25
3.2 Thực trạng sử dụng kháng sinh của bà mẹ có con dưới 72 tháng 27
tuổi
3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh của bà 35
mẹ có con dưới 72 tháng tuổi, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Chương 4: Bàn luận – Kết luận – Khuyến nghị 42
Tài liệu tham khảo 43,44
45,46
47
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Kháng sinh là những hợp chất có nguồn gốc sinh vật, tổng hợp hay bán
tổng hợp mà với nồng độ thấp đã thể hiện tác dụng hãm khuẩn hoặc diệt
khuẩn nhằm đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho con người [5]. Ở Việt
Nam, việc tự ý sử dụng kháng sinh là khá phổ biến, mặc dù theo Luật Dược
Việt Nam, đó là sự vi phạm luật khi sử dụng thuốc kháng sinh không có đơn.
Việc tự mua thuốc kháng sinh một cách dễ dàng để tự điều trị không cần đơn
của người dân cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của những người bán thuốc chỉ
cần quan tâm tới lợi nhuận. Người bán thuốc sẵn sàng bán thuốc phải kê đơn
mà không cần đơn. Còn người dân thì sử dụng theo thói quen, theo sự mách
bảo của những người không có chuyên môn, thời gian dùng thuốc không đúng
theo nguyên tắc... từ đó dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh và tai biến do sử
dụng kháng sinh ngày càng gia tăng.
Điều tra Y tế quốc gia 2002 cho thấy hành vi tự mua thuốc về chữa
không qua khám bệnh chiếm tới 73% trên toàn quốc với nơi mua thuốc chủ
yếu là hiệu thuốc (75%); lý do chính tự mua thuốc về chữa là do bệnh nhẹ, lý
do tiếp theo là mua thuốc theo đơn cũ (11%) [11]. Nghiên cứu của Nguyễn
Hoà Bình (2000) tại hộ gia đình Xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội thấy tỉ lệ
lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng chiếm tới 68,04% [2]. Nghiên cứu của
Nguyễn Văn Huy (2003) về sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại
huyện Tiên Du - Bắc Ninh cho thấy việc sử dụng thuốc kháng sinh thuộc
danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn mà không cần đơn chiếm tới
64,78% ở thị trấn Lim và 67,75% ở xã Phú Lâm [17].
Tuy nhiên, một vấn đề cực kỳ quan trọng đó là việc tự sử dụng kháng
sinh cho trẻ em, trong khi trẻ em là đối tượng thường xuyên bị các bệnh
nhiễm khuẩn tại cộng đồng. Việc sử dụng kháng sinh cho trẻ không đúng
cách sẽ tạo ra vi khuẩn siêu kháng thuốc; hạn chế sự phát triển của hệ miễn
2

dịch ở trẻ em, trẻ dễ mắc bệnh, tái bệnh; tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi gây loạn
khuẩn đường ruột; có nguy cơ mắc tác dụng phụ trầm trọng; gia tăng bệnh
hen suyễn, dị ứng, tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột. Nghiên cứu
của Hoàng Thị Huế và cs (2013) thấy trong số trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp tại
khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thì có 71,0% trẻ nhi đã sử
dụng kháng sinh trước khi đến viện, trong đó có 28% tự mua kháng sinh [14].
Nhằm quản lý tốt vấn đề sử dụng kháng sinh cho trẻ dưới 72 tháng tuổi,
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 52/2017/TT- BYT ngày 29/12/2017 về thủ
tục số chứng minh thư nhân dân của cha, mẹ cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi,
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/3/2017 [9]. Tuy nhiên, thực tế do lợi nhuận, do
quản lý và giám sát có thể còn chưa tốt mà nhiều bà mẹ vẫn mua thuốc không
cần kê đơn và vấn đề áp dụng thông tư có thể còn chưa đi sâu vào thực tế.
Điều này sẽ làm cho việc sử dụng kháng sinh của bà mẹ có con dưới 72 tháng
tuổi tại một số xã có thể còn nhiều bất cập. Việc tìm hiểu thực trạng sử dụng
kháng sinh của bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi tại đây sẽ cung cấp bằng
chứng góp phần nâng cao hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và phát
triển hệ thống y tế trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là: Thực trạng sử
dụng kháng sinh trong điều trị bệnh của bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi hiện
nay ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng tới việc sử dụng kháng sinh trong điều trị
bệnh của bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi? Đó là lý do chúng tôi thực hiện
nghiên cứu: “Thực trạng sử dụng kháng sinh ở người chăm sóc trẻ dưới
72 tháng tuổi tại huyện Võ Nhai và đề xuất giải pháp” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh ở người chăm sóc trẻ dưới 72
tháng tuổi tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2019.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh ở người
chăm sóc trẻ dưới 72 tháng tuổi và đề xuất giải pháp.
3

Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Thông tin chung về thuốc kháng sinh


1.1.1. Khái niệm về thuốc kháng sinh
Hiện nay có nhiều định nghĩa về thuốc kháng sinh, xét về khía cạnh hoá
dược thì kháng sinh được định nghĩa như sau: Kháng sinh (antibiotics) là
những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng
vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển
của các vi sinh vật khác [5], [8]. Ví dụ: Kháng sinh có nguồn gốc sinh vật:
Penicillin G từ penicillium chrysogenum. Kháng sinh có nguồn gốc tổng hợp:
Cloramphenicol do tổng hợp hoá học toàn phần. Kháng sinh có nguồn gốc
bán tổng hợp: Penicillin bán tổng hợp, Methicilin, Ampicillin. Như vậy định
nghĩa kháng sinh theo quan niệm này không bao gồm những hợp chất kháng
khuẩn mà cần nồng độ cao hơn, thí dụ như Sulfamid [5].
Xét về tác dụng thì kháng sinh được định nghĩa là: kháng sinh là chất
lấy từ vi sinh vật (thường là vi nấm) có tác dụng chống vi khuẩn và được chiết
xuất hoặc bán tổng hợp. Theo nghĩa rộng, một số thuốc nguồn gốc tổng hợp
như metronidazol, các quinolon cũng được xếp vào thuốc kháng sinh [20].
1.1.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị
1.1.2.1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
Mặc dù các tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) cho người có thể là virus, vi
khuẩn, nấm, sinh vật đơn bào hoặc ký sinh vật (giun, sán…) nhưng các kháng
sinh thông dụng chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, rất ít kháng sinh có tác dụng
trên virus, nấm, và sinh vật đơn bào gây bệnh. Mỗi nhóm kháng sinh lại chỉ
có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định. Chính vì vậy trước khi quyết
định sử dụng loại kháng sinh nào đó cần lưu ý đến một số điểm sau:
4

Thăm khám lâm sàng: Là bước quan trọng nhất cần làm trong mọi
trường hợp, để xác định xem người bệnh có sốt không? Vì sốt là dấu hiệu
điển hình của nhiễm khuẩn. Sốt do vi khuẩn thường gây tăng thân nhiệt trên
390C. Trong khi sốt do virus chỉ có nhiệt độ khoảng 38 - 38,50C [3], [4], [6].
Làm các xét nghiệm lâm sàng thường quy: công thức máu, X quang và
các chỉ số sinh hóa khác. Tìm vi khuẩn gây bệnh: Làm kháng sinh đồ để tìm
vi khuẩn gây bệnh trong những trường hợp cần thiết [6], [19], [24], [26].
1.1.2.2. Phối hợp kháng sinh phải hợp lý
Mục đích của phối hợp kháng sinh là:
- Tăng tác dụng lên các chủng đề kháng mạnh: Trường hợp này được
sử dụng cho điều trị nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện hoặc những trường
hợp bệnh đã chuyển thành mạn tính do điều trị nhiều lần không khỏi.
- Giảm khả năng kháng thuốc hoặc tránh tạo những chủng vi khuẩn đề
kháng: Phối hợp kháng sinh với mục đích này thường được áp dụng khi điều
trị các nhiễm khuẩn kéo dài.
- Nới rộng phổ tác dụng của kháng sinh: Đa số các kháng sinh thông
dụng không có tác dụng hoặc tác dụng yếu lên các vi khuẩn kỵ khí, do đó việc
phối hợp kháng sinh chủ yếu để diệt vi khuẩn kỵ khí với các nhiễm khuẩn có
nguy cơ nhiễm kỵ khí cao.
- Những phối hợp cần tránh: Được coi là chống chỉ định. Trong trường
hợp bắt buộc phải phối hợp thì phải có những biện pháp theo dõi chặt chẽ để
xử lý tai biến kịp thời.
- Phối hợp kháng sinh nhằm nới rộng phổ tác dụng, tăng hiệu quả điều
trị và giảm tỉ lệ kháng thuốc. Tuy nhiên nếu có đủ thuốc kháng sinh chỉ nên
dùng một loại, không nên phối hợp sẽ làm giảm những tương tác bất lợi.
- Chỉ nên phối hợp trong điều trị nhiễm khuẩn kéo dài, nhằm tránh khả
năng kháng thuốc. Khi điều trị những vi khuẩn kháng mạnh với kháng sinh và
trong trường hợp cần nới rộng phổ tác dụng [3], [4], [24], [26].
5

1.1.2.3. Phải sử dụng kháng sinh đúng thời gian quy định
Không có quy định cụ thể về độ dài của các đợt điều trị với mọi loại
nhiễm khuẩn nhưng nguyên tắc chung là sử dụng kháng sinh (SDKS) đến khi
hết vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Thông thường là uống thêm từ 2 - 3 ngày
nếu hết sốt đối với người bình thường và 5 - 7 ngày đối với người có suy giảm
miễn dịch. Đối với những bệnh nhiễm khuẩn nhẹ, thời gian điều trị kháng
sinh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày, nhưng với nhiễm khuẩn nặng, nhiễm
khuẩn ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập vào thì đợt điều trị kéo
dài hơn [1]. Cần phân biệt “điều trị chớp nhoáng” với kiểu điều trị một liều
duy nhất: Loại thứ nhất chỉ cần SDKS có thời gian tác dụng ngắn nhưng có
hoạt tính cao khi thải trừ qua đường tiết niệu, còn loại thứ hai dùng các loại
kháng sinh có thời gian bán thải dài, có khả năng tập trung với nồng độ cao
tại nơi nhiễm khuẩn [1].
1.1.3. Kháng kháng sinh
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không
chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng, cụ thể là
tình trạng kháng kháng sinh (KKS). Với những nước đang phát triển như Việt
Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong
số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong. Sự lan
tràn các chủng vi khuẩn KKS là vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Sự xuất hiện
các chủng vi khuẩn kháng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người
bệnh. Thực trạng KKS đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước
đang phát triển (trong đó có Việt Nam) với gánh nặng của các bệnh nhiễm
khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các
kháng sinh thế hệ mới đắt tiền. Tình trạng KKS ở Việt Nam đã ở mức độ cao.
Trong số các nước thuộc mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng thuốc
Châu Á (ANSORP), Việt Nam có mức độ kháng penicillin cao nhất (71,4%)
và kháng erythromycin (92,1%) [42]. Có 75% các chủng Pneumococci kháng
6

với 3 loại kháng sinh trở lên [28]. Tình trạng kháng phổ biến ở các vi khuẩn
Gram (-); theo kết quả nghiên cứu công bố năm 2009 cho thấy 42% các chủng
Enterobacteriaceae kháng với ceftazidime, 63% kháng với gentamicin và
74% kháng với nalidixic acid. Tỉ lệ kháng cao này được ghi nhận ở người
khỏe mạnh trong cộng đồng [38].
Nghiên cứu của Bộ Y tế và các đơn vị khác năm 2009 cho kết quả: 30 -
70% các vi khuẩn gram (-) kháng với các kháng sinh cephalosporins thế hệ 3
và 4, xấp xỉ 40 - 60% kháng với các kháng sinh nhóm aminoglycosides và
fluoroquinolones. Gần 40% các chủng Acinetobacter giảm nhạy cảm với
imipenem. E. coli giảm nhạy cảm với cephlosporin thế hệ 3 và có tỉ lệ kháng
cao với cotrimoxazole dao động từ 60-80% tại hầu hết các bệnh viện. Tỉ lệ
kháng với carbapenems thấp hơn 2%, trừ Bệnh viện Phổi Trung ương báo cáo
tỉ lệ kháng đáng nghi ngờ lên tới 47,7% [10].
KKS không phải là một hiện tượng mới, tuy nhiên mức độ ngày càng
trầm trọng và tốc độ gia tăng của vấn đề này ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe
cộng đồng. KKS gây ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới,
đặc biệt ở người bệnh bị nhiễm khuẩn do sinh vật đa kháng. Các chi phí xã
hội và tài chính trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc đặt gánh
nặng đáng kể lên mỗi cá nhân, gia đình và xã hội: do thời gian điều trị kéo
dài, tiên lượng xấu và lãng phí nhiều chi phí tiền thuốc do sử dụng thuốc
không phù hợp. Do tỉ lệ kháng cao, nhiều liệu pháp kháng sinh được khuyến
cáo trong các tài liệu hướng dẫn điều trị đã không còn hiệu lực. Mặc dù khó
đánh giá một cách định lượng nhưng rõ ràng thực trạng KKS đã, đang và sẽ
gây ra những tác động tiêu cực đối với ngành y tế và kinh tế Việt Nam. Việc
hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn kháng kháng sinh là nhiệm vụ không chỉ
của ngành Y tế mà của cả cộng đồng nhằm bảo vệ nhóm thuốc này.
1.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ dưới 72 tháng tuổi trên
thế giới và Việt Nam
7

Ở Thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thực hành sử dụng
kháng sinh; tuy nhiên, từ năm 2017, Bộ Y tế đã ban hành quy chế kê đơn mới,
có hiệu lực từ tháng 3 năm 2017 nên hiện cũng có rất ít nghiên cứu đề cập đến
thực hành sử dụng kháng sinh cho trẻ dưới 72 tháng tuổi. Phần tổng quan
trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào sử dụng tình hình sử dụng
kháng sinh nói chung, có đề cập đến sử dụng kháng sinh cho trẻ em khi có
nghiên cứu phù hợp.
1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay trên thế giới
Giảm sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp là mục đích chính để
dự phòng kháng thuốc kháng sinh. Thực tế cho thấy, hầu hết các hoạt động về
vấn đề giảm sử dụng kháng sinh chủ yếu tập trung vào kiểm soát kê đơn
kháng sinh của bác sĩ, mà không chú ý đến hành vi tự SDKS của người bệnh.
Kết quả điều tra tại Ấn Độ (1994) cho thấy việc bán thuốc không có đơn
chiếm tỉ lệ 17,5% các trường hợp đi mua thuốc. Hầu hết chỉ định dùng kháng
sinh cho các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đường tiêu hóa. Thời gian
SDKS là dưới 5 ngày. Nam giới mua nhắc lại kháng sinh không theo đơn bác
sĩ chiếm 63,9% và lý do chính để mua kháng sinh là vì bệnh nhẹ [32]. Tình
trạng người bệnh không tuân thủ việc SDKS không những sảy ra ở các nước
nghèo mà cả ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Branthwaite A. và cs
(1996) được tiến hành ở Châu Âu cho thấy hơn 50% người được phỏng vấn
tin rằng kháng sinh nên được kê đơn cho hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường
hô hấp. Hơn 80% đối tượng nghiên cứu đã mong đợi triệu chứng sẽ cải thiện
sau 3 ngày điều trị và mặc nhiên dừng kháng sinh sau 3 ngày điều trị do thấy
triệu chứng bệnh đã thuyên giảm [29]. Nghiên cứu của Collect C.A. và cs
(1999) về kiến thức của các ông bố bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp
và điều trị bằng kháng sinh ở trẻ nhỏ tại Virginia cho thấy: chỉ 54% đối tượng
nghiên cứu biết virus có thể gây cảm cúm thông thường; 46% tin rằng kháng
sinh có thể diệt được virus và 17% không chắc chắn kháng sinh có thể diệt
8

được virus; 60% ông bố và bà mẹ chưa bao giờ nghe nói về hiện tượng kháng
thuốc kháng sinh [31].
Nghiên cứu của Larsson M. (2003) cho kết quả: 78,0% kháng sinh
được mua từ các nhà thuốc tư mà không có đơn. 67% khách hàng tham khảo
tư vấn của nhân viên bán thuốc trong khi 11% tự quyết định về việc sử dụng
kháng sinh. Chỉ có 27% số nhân viên bán thuốc có kiến thức về sử dụng
kháng sinh và kháng kháng sinh [37]. Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực
hành của Emslie M.J. và cs (2003) về SDKS của 351 bệnh nhân tại Grampian,
North - East Scotland cho kết quả 93% bệnh nhân có kinh nghiệm SDKS,
81% bệnh nhân sẵn sàng dùng kháng sinh khi thấy cần thiết, 45% có lo lắng
về việc kháng thuốc kháng sinh. Bệnh nhân SDKS để điều trị cảm nặng, cảm
nhẹ, đau họng và cúm. Kết quả của nghiên cứu này nổi bật lên một điều rằng
mặc dù người dân có lo lắng về kháng thuốc kháng sinh nhưng vẫn muốn
được dùng kháng sinh khi có viêm nhiễm nhẹ đường hô hấp [33]. Nghiên cứu
Mainous A.G và cs (2009) với mục đích là kiểm tra thực hành tự mua kháng
sinh không đơn bác sĩ qua internet cho thấy 138 nhà cung cấp bán thuốc
kháng sinh mà không cần đơn bác sĩ. Trong số những nhà cung cấp, 36,2% đã
bán kháng sinh không đơn, 63,8% cung cấp đơn trực tuyến. Penicillin có trên
94,2% của các trang web, Marcrolide trên 96,4%, Fluoroquinolones trên
61,6% và Cephalosporin trên 56,5% [40].
Nghiên cứu tại Malaixia về đánh giá việc SDKS của 6 bệnh viện đa
khoa trực thuộc Bộ Y tế Malaixia (1993) cho thấy: trong 1918 đơn thuốc kê
kháng sinh chỉ có 2/3 được sử dụng để điều trị, còn lại với mục đích dự
phòng. Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất có SDKS là nhiễm khuẩn đường
hô hấp (31%) [39]. Trong nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành của
1031 bác sĩ sản khoa khi kê đơn cho các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
do Chamsny S. (2005) tiến hành tại Mỹ cho thấy: có tới 43% bác sĩ đã kê đơn
kháng sinh cho những trường hợp cảm lạnh thông thường [30].
9

1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay tại Việt Nam
Nghiên cứu của Hoàng Kim Hiền và Phan Quỳnh Lan (1999) về tình
hình bệnh tật và SDKS trước khi nhập viện của trẻ em dưới 5 tuổi tại Khoa
Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỉ lệ dùng kháng sinh trước khi vào viện
của bệnh nhân là 66,8%. Đa số bệnh nhân được người nhà tự mua thuốc
kháng sinh và cho dùng không có chỉ dẫn của bác sĩ. Việc dùng kháng sinh
cho trẻ em viêm phổi trước khi nhập viện ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa
chọn thuốc và hiệu quả điều trị cho trẻ lúc vào nằm viện [18]. Nghiên cứu của
Nguyễn Hoà Bình (2000) “Bước đầu tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc tại
cộng đồng” tại hộ gia đình Xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội cho tỉ lệ ốm trong
2 tuần trước nghiên cứu là 12,2 %. Lý do sử dụng thuốc chủ yếu là viêm hô
hấp trên (73,1 %), các bệnh khác chiếm tỉ lệ rất thấp. Tình hình sử dụng thuốc
của người dân khi ốm đau tại tuyến cộng đồng còn có những điều bất hợp lý
và không an toàn. Lạm dụng kháng sinh trong trị 496 người SDKS / 729
người dùng thuốc = 68,04% [2]. Nghiên cứu của Larsson M. và cs (2000) về
việc sử dụng thuốc kháng sinh của những người chăm sóc trẻ ở Ba Vì, Hà Tây
cho trẻ em dưới 5 tuổi cho thấy: 91% được điều trị bằng kháng sinh. Thuốc
kháng sinh hay được sử dụng là Ampicillin (74%), Penicillin (12%),
Amoxycillin (11%), Erythromycin (5%), Tetracyclin (4%), và Streptomycin
(2%). Ampicillin được sử dụng trung bình trong 3,3 ngày và Penicillin là 2,6
ngày. Quyết định loại kháng sinh nào được sử dụng 67% là do hỏi người bán
thuốc, 11% quyết định tự mua, 22% điều trị theo đơn bác sĩ [36].
Nghiên cứu của Trần Văn Long (2000) về việc sử dụng kháng sinh của
người dân thị trấn Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho kết quả: tỉ lệ người dân sử
dụng kháng sinh có đơn chiếm 49,1%; không đơn là 50,9%; tỉ lệ người dân
dùng kháng sinh ít hơn 5 ngày là 62,7%; thực hành sử dụng kháng sinh của
người dân ở mức có hiểu biết là 34,0% và mức không hiểu biết là 66,0% [23].
Điều tra Y tế quốc gia 2002 cho thấy hành vi tự mua thuốc về chữa không qua
10

khám bệnh chiếm tới 73% trên toàn quốc. Tự mua thuốc về chữa vẫn là cách
xử lý bệnh tật phổ biến nhất của các hộ gia đình ở nước ta hiện nay. Nơi mua
thuốc chủ yếu là hiệu thuốc (75%), lý do chính tự mua thuốc về chữa là do
bệnh nhẹ, lý do tiếp theo là mua thuốc theo đơn cũ (11%). Mức độ bệnh càng
nhẹ càng có khả năng người ốm tự mua thuốc về chữa. Kinh tế và trình độ
học vấn ảnh hưởng đến việc tự mua thuốc về chữa của người dân [11].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Huy (2003) về Thực trạng sử dụng thuốc kháng
sinh của người dân tại một số xã, thị trấn trong huyện Tiên Du - tỉnh Bắc
Ninh cho kết quả: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh còn rất lạm dụng,
nhiều người sử dụng thuốc kháng sinh mà không hề có kiến thức về thuốc
kháng sinh. Số người sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh chỉ chiếm 68,01%
ở thị trấn Lim và 57% ở xã Phú Lâm. Còn lại 31,99% ở thị trấn Lim và 43% ở
xã Phú Lâm dùng thuốc kháng sinh sai bệnh, trong đó có tới 18,66% ở thị trấn
Lim và 24% ở xã Phú Lâm sử dụng thuốc kháng sinh cho cảm cúm, sổ mũi.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh không có đơn diễn ra quá phổ biến. Đặc biệt là
việc sử dụng thuốc kháng sinh thuộc danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo
đơn mà không cần đơn chiếm tới 64,78% ở thị trấn Lim và 67,75% ở xã Phú
Lâm. Thời gian dùng thuốc kháng sinh của những người không có đơn còn rất
tuỳ tiện. Có tới 73,96% ờ thị trấn Lim và 75,02% ở xã Phú Lâm ngừng ngay
sử dụng thuốc kháng sinh khi vừa có dấu hiệu khỏi. Có tới 5,04% ở thị trấn
Lim và 7,95% ở xã Phú Lâm chỉ dùng thuốc kháng sinh 1-2 ngày. Một số
người mua thuốc kháng sinh theo đơn còn chưa tuân thủ đúng theo đơn, mua
không đủ các loại thuốc trong đơn, mua không đủ số lượng thuốc trong đơn
còn diễn ra khá phổ biến [16].
Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành của Nguyễn Thị Minh
Hiếu (2003) về kê đơn kháng sinh của cán bộ trạm Y tế xã trong điều trị trẻ
dưới 5 tuổi nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc thấy
rất nhiều cán bộ kê đơn vẫn thấy rằng cần kê đơn kháng sinh cho cả những
11

bệnh không cần SDKS, cụ thể là bệnh không viêm phổi (56,4%), viêm họng
đỏ (87,2%). Tất cả các chỉ định sai là kê đơn kháng sinh cho nhóm bệnh
không cần dùng kháng sinh (ho, cảm lạnh, viêm họng đỏ) [13]. Thói quen tự
mua thuốc của người dân tại các hiệu thuốc tây trước khi đến khám và điều trị
tại các cơ sở y tế, tự ý muốn dùng và được dùng kháng sinh để điều trị các
bệnh thông thường này rất dễ dàng. Điều đó khiến cho bệnh nhiễm trùng diễn
biến nặng hơn, tốn kém hơn mà lẽ ra có thể điều trị hiệu quả nếu chỉ định
đúng ngay từ đầu. Amoxicillin là kháng sinh được tự sử dụng nhiều nhất
(41,2%) trong trường hợp trẻ em bị dị ứng với thức ăn hay kháng sinh trước
đó, sau đó đến Cephalexin (35,3%). Điều này cho thấy, phần lớn những người
trực tiếp bán thuốc tại các quầy thuốc tư nhân có trình độ chuyên môn chưa
cao, chưa hiểu biết đầy đủ về tác dụng của thuốc nên họ đã bán thuốc kháng
sinh không kê đơn khi người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc, hơn nữa sự tuyên
truyền giáo dục người dân về SDKS còn hạn chế nên họ đã tự mua kháng
sinh, tự sử dụng nó trong những trường hợp như vậy [27]. Theo một nghiên
cứu khác tại cộng đồng năm 2006 cho thấy tình trạng sử dụng kháng sinh
không cần thiết trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp thể nhẹ ở trẻ
dưới 5 tuổi tại khu vực nông thôn Việt Nam. Có 63% trẻ nhiễm khuẩn đường
hô hấp cấp thể nhẹ đã được điều trị với kháng sinh [41].
Nghiên cứu của Lý Ngọc Kính (2011) về đánh giá tình hình SDKS ở
người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả của việc SDKS tại một số
đơn vị điều trị tích cực của một số bệnh viện lớn ở Việt Nam cho kết quả: tất
cả người bệnh đều được cho SDKS phổ rộng theo kinh nghiệm ngay từ đầu
với đa số trường hợp khởi đầu từ hai kháng sinh trở lên. Tỉ lệ người bệnh
được điểu trị kháng sinh thích hợp, tức là điều trị kháng sinh ban đầu theo
kinh nghiệm phù hợp với kháng sinh đồ là 26%. Tỉ lệ điều trị thất bại ở nhóm
điều trị kháng sinh không thích hợp là 63% [21].
12

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh về Thực trạng tự SDKS của người
dân xã La Phù - Hoài Đức - Hà Nội cho kết quả: SDKS của người dân xã La
Phù là 199 người SDKS / 1149 người dân = 17,3%. Tỉ lệ SDKS không kê đơn
của người dân trong xã là cao chiếm 66,8%. Lý do chính cho việc SDKS
không kê đơn trong xã này là cho rằng bệnh nhẹ, chiếm tỉ lệ cao nhất 33,8%.
Lý do thứ 2 là theo kinh nghiệm bản thân với thuốc kháng sinh đã sử dụng
hoặc kinh nghiệm với bệnh, triệu chứng tương tự như lần trước (27,1%). Theo
đơn thuốc cũ là 18,8%, tỉ lệ thấp nhất là vì bệnh mãn tính bệnh (3%). Những
bệnh, triệu chứng mà người dân thường tự SDKS chủ yếu là viêm họng
(30,8%), xếp thứ hai là cảm cúm thông thường (22,6%), ho (12,8%), sốt và
đau răng (8,3%), tiêu chảy (7,5%). Tỉ lệ đã SDKS trong 3 ngày hoặc ít hơn
(31,7%), trong đó tỉ lệ sử dụng không kê đơn dưới 3 ngày là 40,6%, lớn hơn
nhiều so với sử dụng có kê đơn dưới 3 ngày (13,6%). Kháng sinh được tự sử
dụng nhiều nhất là Ampicilin (39,8%), sau đó đến Amoxcilin (31,6%). Một số
kháng sinh khác như Cefixim (9,8%), Biceptol (8,3%) và Cefadroxin
(12,8%). Thuốc kháng sinh được lấy để tự sử dụng chủ yếu từ nhà thuốc tư
nhân (43,6%), xếp thứ 2 là lấy từ nhân viên Y tế thôn (19,5%), sau đó được
mua ở quầy dược CSYT (15,8%). SDKS từ tủ thuốc gia đình chiếm tỉ lệ 6%.
Tỉ lệ người bệnh sử dụng kháng sinh không có BHYT là 39,7%, trong đó chủ
yếu các đối tượng SDKS không kê đơn là không có BHYT (45,1%) [25].
Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc
vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng
sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt
ở vùng nông thôn. Trong tổng số 2953 nhà thuốc được điều tra: có 499/2083
hiệu thuốc ở thành thị (chiếm tỉ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn
(chiếm tỉ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng sinh. Kháng sinh đóng góp
13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu
thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và
13

91% (nông thôn). Mua kháng sinh để điều trị ho 31,6% (thành thị) và sốt
21,7%(nông thôn). Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là
ampicillin/amoxicillin (29.1%), cephalexin (12.2%) và azithromycin (7.3%).
Người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không có đơn 49,7%
(thành thị) và 28,2% (nông thôn) [22].
Việc sử dụng kháng sinh cho trẻ không đúng cách sẽ tạo ra vi khuẩn
siêu kháng thuốc; hạn chế sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ em, trẻ dễ mắc
bệnh, tái bệnh; tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi gây loạn khuẩn đường ruột; có
nguy cơ mắc tác dụng phụ trầm trọng; gia tăng bệnh hen suyễn, dị ứng, tăng
nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột. Nhưng trên thực tế, việc sử dụng
kháng sinh cho trẻ em còn nhiều bất cập. Nghiên cứu của Hoàng Thị Huế và
cs (2013) thấy tình hình sử dụng kháng sinh trên 1338 bệnh nhân nhiễm
khuẩn hô hấp tại khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho kết
quả: Có 71,0% trẻ nhi đã sử dụng kháng sinh trước khi đến viện, trong đó có
28% tự mua kháng sinh [14]. Nghiên cứu của Thành Minh Hùng và cs (2016)
cho kết quả: trong 102 bà mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính thì có 3,9% bà mẹ không làm gì khi trẻ mắc bệnh, 7,8% tự mua thuốc
kháng sinh về cho trẻ uống [15]. Mặc dù có các qui chế và các tài liệu hướng
dẫn về sử dụng kháng sinh [9], việc bán kháng sinh không có đơn vẫn là tình
trạng diễn ra phổ biến ở Việt Nam [36].
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh
Có nhiều yếu tố tác động tới việc SDKS của người dân. Nghiên cứu của
Calvin M. Kunnin và cs (1987) đã chứng minh rằng các yếu tố như trình độ
kê đơn của thầy thuốc thực hành, niềm tin, thói quen thực hành của người
bệnh là những yếu tố quan trọng tác động đến việc SDKS [35]. Theo nghiên
cứu này thì chất lượng kê đơn sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi kiến thức và hành vi
của các thầy thuốc thực hành cũng với sự hỗ trợ kỹ thuật của cận lâm sàng.
Có rất nhiều thầy thuốc có xu hướng SDKS theo phương pháp “Điều trị bao
14

vây” do không được đào tạo đầy đủ và do điều kiện cách biệt với sự hỗ trợ
của đồng nghiệp, nhưng cũng có không ít các thầy thuốc cho rằng kháng sinh
có thể điều trị hoặc dự phòng các tai biến của cả các bệnh không nhiễm
khuẩn. Kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy có tới 92,4% người dân được
hỏi tin tưởng vào hướng dẫn của người bán hàng nhưng ngược lại người bán
hàng lại có hiểu biết về kháng sinh rất kém, 83% nhân viên bản hàng gợi ý
cho khách hàng mua 2 - 4 viên kháng sinh [34]. Bên cạnh đó thói quen SDKS
của người bệnh cũng là một yếu tố có tác động quan trong. Ở một số nền văn
hoá kháng sinh được xem là một loại “Thần dược” có khả năng chữa rất nhiều
loại bệnh tật khác nhau [35]. Nhiều người tin rằng kháng sinh tiêm sẽ có tác
dụng tốt hơn rất nhiều so với thuốc uống hoặc thuốc càng đắt tiền thì càng
mạnh, càng tốt. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới việc SDKS của người dân.
Nghiên cứu của Trần Văn Long (2000) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng kháng sinh của người dân bao gồm: bản thân người dân
(trình độ học vấn: người có trình độ học vấn từ THPT trở lên thì kiến thức về
SDKS cao hơn người có trình độ học vấn từ THCS trở xuống với tỉ số chênh
OR = 1,49, p < 0,05; nghề nghiệp: công nhân viên chức SDKS tốt hơn làm
ruộng với OR = 1,49 và p < 0,05); người cung cấp dịch vụ (thầy thuốc kê đơn
kháng sinh không đủ thời gian chiếm 55,7%; người bán thuốc hướng dẫn sử
dụng không đầy đủ chiếm 80,0%) [23].
Điều tra Y tế quốc gia 2002 cho thấy: mức độ bệnh càng nhẹ càng có
khả năng người ốm tự mua thuốc về chữa. Kinh tế và trình độ học vấn ảnh
hưởng đến việc tự mua thuốc về chữa của người dân [11]. Nghiên cứu của
Larsson M. (2003) cho thấy chỉ có 27% số nhân viên bán thuốc có kiến thức
về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh [37].
Theo Nguyễn Văn Huy (2003), việc thực hành sử dụng kháng sinh
không đúng là do người dân thiếu kiến thức về kháng sinh. Thực trạng kiến
thức về thuốc kháng sinh, về bệnh của người dân còn rất hạn chế. Có tới 10%
15

ở thị trấn Lim và 22% ở xã Phú Lâm chưa hề nghe về thuốc kháng sinh. Sự
nhận thức về bệnh nhiễm trùng cũng còn rất kém. Nguồn thông tin về thuốc
kháng sinh còn kém, thông tin để hiểu biết về thuốc kháng sinh tới người dân
không có hệ thống, nhiều nguồn thông tin không có độ tin cậy cao, không có
cơ sở y tế đứng ra phổ biến cho người dân về thuốc kháng sinh. Tỉ lệ người
nhận biết sai thuốc kháng sinh thông thường còn lớn. Có 11,85% ở thị trấn
Lim và 15,38% ở xã Phú Lâm cho rằng Panadol là thuốc kháng sinh, 14,07%
ở thị trấn Lim và 14,10% ở xã Phú Lâm cho rằng Decolgen là thuốc kháng
sinh. Từ thực trạng hiểu sai về thuốc kháng sinh ở trên sẽ dẫn việc sử dụng sai
là điều tất yếu, qua đó vi khuẩn sẽ nhờ đó mà kháng lại thuốc kháng sinh một
cách nhanh chóng trong cộng đồng [16].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu (2003) thấy việc sử dụng
kháng sinh không đúng của người dân là do kiến thức sai lệch và thực hành
chưa tốt của cán bộ y tế xã. Nguyên nhân của vấn đề này là do cán bộ y tế xã
không được đào tạo và cập nhật thông tin. Việc tuân thủ phác đồ điều trị của
các cán bộ y tế kê đơn còn có những điểm yếu với tỉ lệ thường xuyên kê đơn
đúng phác đồ khá thấp (mặc dù phác đồ đó đã được phát và có sẵn ở các trạm
y tế xã). Bên cạnh đó là cán bộ y tế kê đơn ngại tham khảo và sử dụng phác
đồ trước mặt người bệnh vì sợ mất uy tín và do vấn đề kinh tế [13].
Báo cáo khảo sát nghiên cứu của Nguyễn Văn Kính và cs (2010) cho
kết quả: Hiện nay ở Việt Nam, thị trường dược phẩm đã trở nên phong phú và
sẵn có đồng nghĩa với việc tăng cơ hội tiếp cận thuốc qua hệ thống nhà thuốc.
Khả năng và cơ hội tiếp cận với kháng sinh góp phần tăng hiệu quả điều trị
bệnh nhiễm khuẩn đồng thời cũng dẫn đến gia tăng tình trạng sử dụng thuốc
không hợp lý. Kiến thức giới hạn của người dùng, người bán và dược sỹ về
giá trị và nguy cơ của kháng sinh, khuyến khích về tài chính đối với việc bán
kháng sinh và lợi ích gián tiếp trong việc sử dụng kháng sinh là gánh nặng đối
với xã hội. Những hạn chế về kiến thức trong việc sử dụng kháng sinh trong
16

điều trị, về khả năng chẩn đoán phòng xét nghiệm để xác định căn nguyên
gây bệnh và các khuyến khích đối với việc kê đơn dẫn đến sự gia tăng tình
trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý. Hiện nay đã có các qui định về kiểm
soát sử dụng kháng sinh tuy nhiên sự tuân thủ các qui chế này vẫn còn chưa
hiệu lực do chưa có các chế tài cụ thể [22].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2011) thấy các yếu tố liên quan có
ý nghĩa thống kê với tự SDKS gồm: (1) Tính sẵn có của nguồn cung cấp
thuốc kháng sinh: Nguy cơ tự SDKS được cung cấp ở các hiệu thuốc nhà
nước = 6,25 lần so với ở các quầy dược tại các cơ sở y tế (p = 0,002). (2) Mắc
bệnh nhiều lần tương tự nhau: Nguy cơ tự SDKS ở những người có bệnh
tương tự lần trước = 2,7 lần so với người không bị bệnh tương tự như các lần
ốm trước. (3) Đặc điểm nghề nghiệp của người sử dụng thuốc kháng sinh:
Nguy cơ tự SDKS ở những người buôn bán và thợ thủ công = 0,13 lần so với
đối tượng đang đi học. (4) Vai trò của người quyết định sử dụng dịch vụ y tế,
thuốc chữa bệnh trong hộ gia đình: Nguy cơ tự SDKS khi cha làm chủ hộ gia
đình bằng 0,11 lần so với ông bà làm chủ hộ gia đình (p = 0,019). Nguy cơ tự
SDKS khi mẹ làm chủ hộ gia đình = 0,08 lần so với ông bà làm chủ hộ gia
đình (p = 0,04). (5) Vai trò của người thân, bạn bè giới thiệu SDKS: Nguy cơ
tự SDKS ở những người được giới thiệu SDKS = 4,4 lần so với những người
không được giới thiệu (p = 0,001). (6) Vai trò của CBYT trong truyền thông
về nguyên tắc SDKS: Nguy cơ tự SDKS ở những người chưa được nghe lời
khuyên về nguyên tắc SDKS của CBYT = 2,7 lần so với những người đã
được nghe (p = 0,02) [25].
1.4. Một số giải pháp nâng cao thực hành sử dụng kháng sinh
Theo Trần Văn Long (2000) cần tích cực tuyên truyền cho nhân dân
những kiến thức cơ bản về thuốc kháng sinh, đặc biệt là thời gian sử dụng
kháng sinh trong một đợt điều trị và những tác hại của việc sử dụng kháng
sinh không đúng để người dân có thể hiểu và tự giác thực hiện đúng theo chỉ
17

dẫn trong đơn của thầy thuốc. Nên phối hợp các hình thức truyền thông như:
thông qua đài truyền hình tỉnh, huyện, xã, nhưng trực tiếp là thầy thuốc giải
thích cho người dân. Cần phối hợp đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ y
tế cơ sở bằng việc trang bị những thông tin cập nhật cần thiết về cách sử dụng
khuốc kháng sinh thông qua những tài liệu phù hợp hoặc các lớp tập huấn.
Tăng cường các nghiên cứu về tác hại của việc sử dụng kháng sinh không đủ
thời gian làm căn cứ khoa học cho việc nâng cao thực hành sử dụng kháng
sinh trong cộng đồng [23].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Huy (2003) đề xuất một số giải pháp sau:
(1) Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bằng các cuộc họp hướng
dẫn về sử dụng thuốc của trạm Y tế xã, thị trấn, phát thanh các chương trình
hướng dẫn sử dụng thuốc và chăm sóc sức khoẻ trên đài truyền thanh xã, phát
các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, các tờ rơi nhận biết các loại thuốc, thông tin
về một số loại thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh tại các điểm bán thuốc.
Cảnh báo sự nguy hiểm của việc dùng sai thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
(2) Tăng cường kiểm tra qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các điểm
bán thuốc. Có hình phạt đích đáng với những cơ sở vi phạm. (3) Tổ chức
những khoá đào tạo, hướng dẫn miễn phí cho người bán thuốc, người kê đơn.
Thực hiện đúng y đức của người thầy thuốc, kê đơn phải đảm bảo khả năng
sử dụng hiệu quả của đơn thuốc [16].
Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Hiếu (2003) thì cần phải: (1) Tổ chức
tập huấn đồng đều cho cán bộ y tế xã, đảm bảo mọi cán bộ đều được cập nhật
kiến thức vè cách xử trí, chỉ định dùng kháng sinh với từng loại bệnh cụ thể.
Chương trình tập huấn cần đầy đủ nội dung và chú trọng tới: chuyển tuyến
đúng bệnh, sử dụng kháng sinh đúng loại, đúng chỉ định; kê đơn kháng sinh
đủ liều. (2) Trung tâm Y tế huyện cũng cần thường xuyên tổ chức giám sát
việc thực hành kê đơn theo đúng phác đồ của cán bộ y tế xã; cũng như xây
dựng những chỉ số đánh giá, biểu mẫu, bảng kiểm chuẩn mực hóa để có thể
18

nhanh chóng đánh giá hiệu quả của hoạt động kê đơn [13].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2011) đề xuất các giải pháp: (1)
Bác sĩ cần tăng cường khuyên bệnh nhân sử dụng kháng sinh phải theo đơn
thuốc. (2) Chính quyền xã cần quản lý chặt chẽ hơn trong việc bán kháng sinh
không theo đơn bác sĩ, đặc biệt ở các nhà thuốc tư nhân. Nhấn mạnh vai trò
của sử dụng kháng sinh trong nhiều trường hợp là không cần thiết và uống
kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ là cách phù hợp nhất đặc biệt đối với trẻ
em. (3) Tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ về thuốc kháng sinh cho
người dân. Nhấn mạnh việc bác sĩ, CBYT xã khuyên bệnh nhân dù ở mức độ
bệnh nào cũng nên được khám bệnh trước khi sử dụng thuốc đặc biệt thuốc
kháng sinh. Nhấn mạnh khoảng thời gian SDKS theo đúng chỉ định của bác
sĩ. (4) Nguồn cung cấp thuốc kháng sinh liên quan với tự SDKS của người
dân trong xã, nên chú ý tập trung vào việc thực hành bán thuốc không theo
đơn vì điều này có thể dẫn đến những nguy cơ cho sức khoẻ cộng đồng vì sẽ
tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn. (5) Tăng cường áp dụng những hình phạt
triệt để cho những nhà thuốc mà người bán thuốc làm trái với quy định của
pháp luật [25].
Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc của Bộ Y tế [7] đã
nhấn mạnh các nội dung, trong đó có nâng cao thực hành sử dụng kháng sinh
tại cộng đồng. Cụ thể các mục tiêu và giải pháp như sau:
1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc, góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh, khám bệnh,
chữa bệnh để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a. Nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc.
b. Tăng cường, hoàn thiện hệ thống giám sát quốc gia về sử dụng
kháng sinh và kháng thuốc.
19

c. Bảo đảm cung ứng đầy đủ các thuốc có chất lượng đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe nhân dân.
d. Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
e. Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn.
f. Tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn trong trồng trọt và
chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản
a. Các nội dung hoạt động của giải pháp nhằm Nâng cao nhận thức của
cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc:
- Xây dựng các tài liệu truyền thông: tờ rơi, pano, áp phích, tranh lật,
video spot, tivi spot về tuyên truyền, phổ biến nguyên nhân và hậu quả, các
biện pháp phòng kháng thuốc.
- Xây dựng các tài liệu để hướng dẫn cho cán bộ y tế, cộng đồng về
việc phòng, chống kháng thuốc.
- Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện và tư vấn giải đáp thắc mắc về
phòng, chống kháng thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng,
chống kháng thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương
đến địa phương.
- Tổ chức phát động tháng phòng, chống kháng thuốc trên toàn quốc.
- Tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng,
chống kháng thuốc
- Tổ chức các khóa đào tạo liên tục, tập huấn về kỹ năng truyền thông,
giám sát, đánh giá phòng, chống kháng thuốc.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động truyền thông bên cạnh việc khảo sát,
đánh giá kiến thức của cộng đồng về kháng thuốc.
b. Các nội dung hoạt động của giải pháp Tăng cường, hoàn thiện, nâng
cao năng lực hệ thống giám sát quốc gia về sử dụng kháng sinh và kháng
thuốc; trong đó có các giải pháp liên quan đến sử dụng kháng sinh tại cộng
20

đồng như:
- Thiết lập mạng lưới giám sát về sử dụng kháng sinh và kháng thuốc
tại 30 phòng xét nghiệm trong toàn quốc.
- Xây dựng các biểu mẫu, phần mềm theo dõi và báo cáo sử dụng
kháng sinh, báo cáo tình hình kháng thuốc.
- Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về kháng thuốc.
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu về sử dụng kháng sinh và sự kháng
thuốc.
- Xây dựng bộ chỉ số đánh giá, thiết lập hệ thống thu thập xử lý thông
tin, xây dựng trang web về theo dõi, giám sát và đánh giá về kháng thuốc.
d. Các nội dung hoạt động của giải pháp Tăng cường sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý; trong đó có các giải pháp liên quan đến sử dụng kháng sinh tại
cộng đồng như:
- Xây dựng tài liệu Hướng dẫn sử dụng kháng sinh cho cán bộ y tế và
cộng đồng.
- Đào tạo liên tục, tập huấn về Hướng dẫn điều trị cho cán bộ y tế.
- Đánh giá sự tuân thủ Hướng dẫn điều trị tại các cơ sở y tế.
- Xây dựng bộ chỉ số đánh giá sử dụng thuốc trong bệnh viện, ngoài
cộng đồng
- Hợp tác nghiên cứu về sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh
- Quản lý, thu thập thông tin, đánh giá các chỉ số sử dụng thuốc [7].
21

Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi có hộ khẩu thường trú tại các xã
nghiên cứu, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
- Có hộ khẩu thường trú tại các xã, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Thường trú trên địa bàn 6 tháng trở lên
- Không bị bệnh rối loạn chức năng nghe, nói hay bệnh tâm thần kinh
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Xã Bình Long, Dân Tiến, Phú Thượng, Lâu Thượng, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5/2019 – 11/2020
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang, kết hợp định tính
với định lượng.
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu mô tả cắt ngang [12]

n = Z2(1 - /2)

Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu
Z21-α/2: Hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95%, Z1-α/2 = 1,96
d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,05.
22

p = 0,5 (Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về thực trạng sử dụng thuốc
kháng sinh ở trẻ dưới 72 tháng tuổi tại các xã miền núi, do đó chúng tôi chọn
tỉ lệ 50% tương ứng với p = 0,5)
Thay số được cỡ mẫu tối thiểu n = 384, làm tròn 390.
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu định lượng
Chọn xã: chọn chủ đích 4 xã: Bình Long, Dân Tiến, Phú Thượng, Lâu
Thượng, huyện Võ Nhai. Chọn bà mẹ: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống. Trên cơ sở danh sách hộ gia đình của các xã và thị trấn chúng
tôi tiến hành n tính khoảng cách mẫu cho mỗi xã, thị trấn theo công thức: k =
tổng số hộ / cỡ mẫu. Chọn ngẫu nhiên hộ thứ nhất bằng cách sử dụng bảng số
ngẫu nhiên. Các bộ tiếp theo thì được tính bằng cách hộ sau bằng hộ đứng
trước nó cộng với k, cứ như thế đến khi nào đủ số lượng mẫu cần thiết.
2.3.3. Chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu định tính
Thực hiện 04 cuộc phỏng vấn sâu với: (1) Đại diện lãnh đạo Trung tâm
Y tế huyện, (2) Trưởng khoa Dược Trung tâm Y tế huyện, (3) Đại diện trưởng
trạm y tế xã, (4) Đại diện bà mẹ tham gia nghiên cứu
Thực hiện 03 cuộc thảo luận nhóm với: (1) Nhóm các cán bộ kê đơn tại
trạm y tế xã, (2) Nhóm các bà mẹ sử dụng kháng sinh theo đơn, (3) Nhóm các
bà mẹ sử dụng kháng sinh không theo đơn.
2.4. Chỉ số nghiên cứu
2.4.1. Kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng kháng sinh của đối tượng
- Phân bố đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu theo tuổi, dân tộc,
trình độ học vấn, nghề nghiệp
- Phân bố kiến thức của đối tượng nghiên cứu về kháng sinh
- Tỉ lệ thực hành SDKS đúng của đối tượng nghiên cứu
- Tỉ lệ tác dụng phụ, dị ứng khi SDKS
- Phân bố đặc điểm cơ sở cung cấp kháng sinh
- Phân bố đặc điểm truyền thông về SDKS
23

2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành sử dụng kháng sinh và đề xuất
giải pháp
- Ảnh hưởng giữa yếu tố nhân trắc học của đối tượng nghiên cứu với
hành vi SDKS theo đơn
- Ảnh hưởng giữa yếu tố kinh tế, bảo hiểm y tế và nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu với hành vi SDKS theo đơn
- Ảnh hưởng giữa yếu tố kiến thức của đối tượng nghiên cứu với hành
vi SDKS theo đơn
- Ảnh hưởng giữa yếu tố tác dụng không mong muốn của thuốc và bị dị
ứng của đối tượng nghiên cứu với hành vi SDKS theo đơn
- Ảnh hưởng giữa yếu tố cơ sở mua thuốc của đối tượng nghiên cứu với
hành vi SDKS theo đơn của đối tượng nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của phong tục tập quán với sử dụng kháng sinh
- Ảnh hưởng của cơ chế chính sách với sử dụng kháng sinh
- Ảnh hưởng của hệ thống y tế với sử dụng kháng sinh
- Đề xuất các giải pháp
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sau đó
được mã hóa và nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Số liệu được xử lý và
phân tích theo các thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 22.0.
- Thống kê mô tả: SL, tỉ lệ % cho biến định tính.
- Tìm mối liên quan bằng Chi-square test, mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05
- Số liệu định tính được thu thập, phân tích, tổng hợp bằng Nvivo 9
2.6. Đạo đức nghiên cứu
- Là một nghiên cứu sức khỏe tại cộng đồng, nghiên cứu không ảnh
hưởng tới sức khỏe của người dân cũng như quá trình điều trị bệnh của họ.
- Toàn bộ thông tin được giữ bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên
24

cứu. Khi tiến hành nghiên cứu những đối tượng nào được chọn vào phỏng vấn
có quyền từ chối trả lời phỏng vấn tại bất kỳ thời điểm nào.
- Nghiên cứu được tiến hành sau khi thông qua Hội đồng đạo đức,
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai
trước khi tiến hành.
25

Chương 3.
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi của bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi
Nhận xét:

Bảng 3.1. Đặc điểm học vấn và dân tộc của bà mẹ có con < 72 tháng tuổi
Chỉ số SL %
Tiểu học trở xuống
Trình độ học vấn THCS
THPT trở lên
Kinh
Dân tộc Tày
Khác
Tổng

Nhận xét:
26

Biểu đồ 3.2. Giới tính của trẻ được sử dụng kháng sinh

Nhận xét:

Bảng 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp và kinh tế của bà mẹ nghiên cứu
Chỉ số SL %
Đủ ăn
Phân loại kinh tế Cận nghèo
Nghèo
Làm ruộng
Nghề nghiệp Cán bộ viên chức
Khác (buôn bán, nội trợ…)
Tổng
Nhận xét:
27

Biểu đồ 3.3. Phương tiện truyền thông của gia đình


Nhận xét:

3.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh của bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi
Bảng 3.3. Kiến thức của bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi về kháng sinh
Chỉ số SL %
Biết KS là thuốc diệt vi khuẩn
Biết cần sử dụng KS đúng hướng dẫn theo đơn của bác sỹ
Trẻ em
Biết cần thận trọng Phụ nữ có thai và cho con bú
khi SDKS cho Người già
Người bị bệnh gan, thận
Biết thời gian dùng KS là theo chỉ định của BS theo đơn
Kể đúng ít nhất tên 2 loại KS
Biết sử dụng KS không đúng cách gây hại cho sức khỏe
Biết SDKS bừa bãi Không khỏi bệnh
28

sẽ làm Kháng thuốc/Khó khăn lần điều trị sau


Đã từng nghe về kháng thuốc KS
Biết nguyên nhân gây kháng KS
Uống
Biết đường dùng Tiêm, truyền
thuốc KS Bôi ngoài da
Cả 3 đường trên
Tổng

Nhận xét:

Biểu đồ 3.4. Mức độ kiến thức về kháng sinh của bà mẹ có con dưới 72
tháng tuổi tham gia nghiên cứu
Nhận xét:
29

Bảng 3.4. Thái độ sử dụng kháng sinh của bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi
Không Không
Chỉ số Đồng ý
ý kiến đồng ý
KS là thuốc cần thiết trong điều trị bệnh
do vi khuẩn

Dùng thuốc KS phải có chỉ định của bác


Cần sử dụng thuốc KS đúng liều, đúng


thời gian

Tự mua và sử dụng thuốc KS là nguy


hiểm

Sử dụng KS bừa bãi là hành vi nguy


hiểm cho sức khỏe

Cần cho trẻ đi khám bác sĩ khi sử dụng


KS có dấu hiệu bất thường

Nên sử dụng KS mạnh ngay khi trẻ bị


bệnh

Cần thiết cho trẻ ăn tăng cường dinh


dưỡng khi sử dụng KS

Nên sử dụng KS phải đủ liều

Không sử dụng KS theo đơn cũ khi trẻ bị


bệnh giống lần trước

Nên chuẩn bị thuốc KS sẵn ở trong nhà


để khi ốm tiện dùng
30

Cần thiết để dược sĩ tư vấn sử dụng khi


mua KS cho trẻ

Nhận xét:

Biểu đồ 3.5. Mức độ thái độ về sử dụng kháng sinh của bà mẹ có con dưới
72 tháng tuổi tham gia nghiên cứu
Nhận xét:

Bảng 3.5. Thực hành sử dụng kháng sinh của bà mẹ có con < 72 tháng tuổi
Chỉ số
Khi trẻ bị ốm có sử dụng thuốc KS cho trẻ
Sử dụng KS theo đơn của bác sĩ
Sau khi ăn
Thời điểm cho trẻ sử
Trước khi ăn
dụng kháng sinh trong
Theo hướng dẫn trong đơn
ngày
Lúc nào cũng được
Thời gian dùng thuốc Uống theo đơn của bác sĩ
KS ở lần gần đây nhất Uống đến khi khỏi
Khi trẻ sử dụng KS Tăng liều KS
31

Đổi thuốc đắt tiền hơn


không đỡ Đến bác sỹ khám lại
Thêm thuốc KS khác
Không tự ý giảm liều thuốc KS khi bệnh thuyên giảm
Tên thuốc
Chất lượng thuốc
Khi mua KS quan tâm
Giá tiền
đến
Cách sử dụng
Hạn dùng
Không phối hợp các thuốc y học cổ truyền để điều trị cho
trẻ trong thời gian dùng KS
Sử dụng thuốc bổ khi sử Có
dụng KS cho trẻ Không
Mua KS về chữa bệnh cho trẻ sau khi khám BS
Tổng

Nhận xét:

Biểu đồ 3.6. Mức độ thực hành về sử dụng kháng sinh


32

của bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi tham gia nghiên cứu


Nhận xét:
Bảng 3.6. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh
Chỉ số SL %
Không gặp
Có gặp
Đau đầu, chóng mặt
Tác Tiêu chảy
dụng Biểu hiện (n=48) Buồn nôn
không Mẩn ngứa
mong Khác (đau bụng)
muốn Khám bác sỹ
Dừng thuốc
Xử trí (n=48)
Tiếp tục dùng thuốc
Khác (dùng men tiêu hóa)
Tổng

Nhận xét:

Bảng 3.7. Cơ sở cung cấp kháng sinh và sự tin tưởng với cán bộ y tế
Chỉ số SL %

Có nhiều quầy thuốc trên địa bàn
Không
Dễ dàng mua thuốc KS mà không có Có
đơn Không
CBYT ở địa phương có đủ trình độ, điều Có
kiện trang thiết bị để khám và chữa bệnh Không
Tổng
Nhận xét:
33

Bảng 3.8. Truyền thông giáo dục sức khỏe về sử dụng kháng sinh
Chỉ số SL %

Đã nghe về thuốc KS
Đài phát thanh
Loa truyền thanh xã
Tivi
Nguồn thông tin về
Sách báo, tờ rơi, tranh ảnh
KS
Người xung quanh
(n=410)
CBYT xã
Nhân viên YTTB
Khác (Internet)
Được nhân viên y tế tư vấn SDKS sau khi mua
Mong muốn được nghe truyền thông về cách SDKS

Hiếm khi
Trạm y tế xã tổ chức
Thỉnh thoảng
truyền thông về sử
Thường xuyên
dụng thuốc KS
Không bao giờ
Trao đổi việc sử dụng Hiếm khi
KS với mọi người Thỉnh thoảng
xung quanh khi con Thường xuyên
trẻ bị ốm phải dùng
Không bao giờ
KS
Tổng

Nhận xét:
34

3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh của bà mẹ có
con dưới 72 tháng tuổi, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học của bà mẹ có con dưới 72
tháng tuổi với thực hành sử dụng kháng sinh

Thực hành SDKS Không tốt Tốt


(TB + Khá) p
Chỉ số SL % SL %
< 22 tuổi
Tuổi 22 - 35 tuổi
> 35 tuổi
Tiểu học trở xuống
Trình độ
THCS
học vấn
THPT trở lên
Kinh
Dân tộc Tày
Khác
Tổng
Nhận xét:

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế của bà mẹ có con dưới 72 tháng
tuổi với thực hành sử dụng kháng sinh
Thực hành SDKS Không tốt Tốt
(TB + Khá) p
Chỉ số
SL % SL %
Làm ruộng
Nghề
Cán bộ viên chức
nghiệp
Khác
Kinh tế Đủ ăn
35

Cận nghèo
Nghèo
Tổng
Nhận xét:

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của yếu tố biết kiến thức và thái độ của bà mẹ có
con dưới 72 tháng tuổi với thực hành sử dụng kháng sinh

SDKS Không tốt Tốt


(TB + Khá) p
Chỉ số SL % SL %
Trung bình
Kiến thức Khá
Tốt
Trung bình
Thái độ Khá
Tốt
Tổng

Nhận xét:
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tác dụng không mong muốn của thuốc và bà
mẹ có con dưới 72 tháng tuổi với thực hành sử dụng kháng sinh

SDKS Không tốt Tốt


(TB + Khá) p
Chỉ số SL % SL %
Có gặp
ADR
Không gặp
Tổng
Nhận xét:
36

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của cơ sở mua thuốc của bà mẹ có con dưới 72
tháng tuổi với thực hành sử dụng kháng sinh

Thực hành SDKS Không tốt


Tốt
(TB + Khá) p
Cơ sở mua thuốc SL % SL %
Có nhiều quầy Có
thuốc trên địa bàn Không
Dễ mua kháng sinh Có
không cần đơn Không
Tổng

Nhận xét:

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của việc tin tưởng trình độ cán bộ y tế địa phương
với thực hành sử dụng kháng sinh của bà mẹ có con dưới 72 tháng
SDKS Không tốt
Tốt
(TB + Khá) p
CBYT ở địa phương có đủ
SL % SL %
trình độ, điều kiện, TTB

Không
Tổng

Nhận xét:
37

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của việc tổ chức truyền thông về SDKS của trạm y
tế với thực hành sử dụng kháng sinh của bà mẹ có con dưới 72 tháng
Thực hành SDKS Không tốt
Tốt
(TB + Khá) p
Truyền thông về SDKS
SL % SL %
Thường xuyên + Thỉnh thoảng
Hiếm khi + Không bao giờ
Tổng

Nhận xét:

Hộp 3.1. Ảnh hưởng của phong tục tập quán và sử dụng kháng sinh

Nhận xét:

Hộp 3.2. Ảnh hưởng của chính sách và sử dụng kháng sinh

Nhận xét:
38

Hộp 3.3. Ảnh hưởng của hệ thống y tế và sử dụng kháng sinh

Nhận xét:

Hộp 3.4. Các ảnh hưởng khác đối với sử dụng kháng sinh

Nhận xét:

Hộp 3.5. Đề xuất về phong tục tập quán và thay đổi hành vi

Nhận xét:
39

Hộp 3.6. Đề xuất về cơ chế chính sách

Nhận xét:

Hộp 3.7. Đề xuất với hệ thống y tế

Nhận xét:

Hộp 3.8. Đề xuất về truyền thông

Nhận xét:
40

Hộp 3.9. Các đề xuất khác

Nhận xét:
41

Chương 4
BÀN LUẬN
(Theo mục tiêu nghiên cứu)
1. Thực trạng sử dụng kháng sinh ở bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi tại
một số xã miền núi, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, năm 2019.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh ở bà mẹ có con dưới 72
tháng tuổi và đề xuất giải pháp.

KẾT LUẬN
(Theo mục tiêu nghiên cứu)
1. Thực trạng sử dụng kháng sinh ở bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi tại
một số xã miền núi, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, năm 2019.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh ở bà mẹ có con dưới 72
tháng tuổi và đề xuất giải pháp.

KHUYẾN NGHỊ
(Theo kết quả nghiên cứu)
42

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Anh (1999), "Thời gian sử dụng kháng sinh", Tạp chí Dược học,
tr. 25-27.
2. Nguyễn Hoà Bình (2000), "Bước đầu tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc
tại cộng đồng", Tạp chí Y học thực hành, 384 (7), tr. 39-40.
3. Bộ môn Dược lâm sàng - Trường Đại học Dược Hà Nội (2000), Dược
lâm sàng đại cương, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Dược lý học lâm
sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Bộ môn Hóa Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội (1993), Hóa Dược,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 61, tr. 61-69.
6. Bộ Y tế (2006), Dược Lâm sàng: Sách dùng cho đào tạo dược sĩ đại
học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2013), Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc:
giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, Phê duyệt kèm theo Quyết định
số 2174/QĐ-BYT ngày 21 thán 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ
Y tế, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Ban hành kèm theo
Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 2/3/2015, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội.
9. Bộ Y tế (2018), "Thông tư 52/2017/TT-BYT: Thông tư quy định về
đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị
ngoại trú", Bộ Y tế.
10. Bộ Y tế, Dự án Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh Việt Nam, and
Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (2009), Báo cáo sử dụng
43

kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008 -
2009, Bộ Y tế, Hà Nội.
11. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê (2003), Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc
gia 2001 - 2002, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Đỗ Hàm (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y
học, Giáo trình sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Minh Hiếu (2003), Kiến thức, thực hành kê đơn kháng sinh
của cán bộ trạm Y tế xã trong điều trị trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn
hô hấp cấp tính tại huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc năm 2003, Luận
văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
14. Hoàng Thị Huế, Lê Thị Kim Dung, Phạm Trung Kiên (2013), "Khảo
sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm
2012", Tạp chí Y học thực hành, 876 (7), tr. 154-156.
15. Thành Minh Hùng, Đinh Văn Hưng, Y Phan, và cs (2016), Đặc điểm
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Nhi
Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2016, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp tỉnh, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
16. Nguyễn Văn Huy (2003), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng
sinh của người dân tại một số xã, thị trấn trong huyện Tiên Du - tỉnh
Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ khóa 1998-2003, Trường Đại
học Dược Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Huy (2003), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng
sinh của người dân tại một số xã, thị trấn trong huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Khóa 1999-2003, Trường Đại
học Dược Hà Nội, Hà Nội.
18. Hoàng Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan, and Nguyễn Tiến Dũng (1999),
"Tình hình bệnh tật và sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện của trẻ
44

em dưới 5 tuổi tai Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Dược học,
6 (278), tr. 23-25.
19. Hoàng Thị Kim Huyền (2007), Hoá dược - Dược lý III (Dược lâm
sàng): Sách đào tạo dược sĩ trung học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
20. Phạm Khuê (1999), Một số điều cần chú ý khi dùng kháng sinh, Hướng
dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
21. Lý Ngọc Kính, Ngô Thị Bích Hà, và cs (2011), "Tình hình sử dụng
kháng sinh ở người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số đơn vị
điều trị tích cực", Tạp chí Y học thực hành, 763 (5), tr. 51-53.
22. Nguyễn Văn Kính, GARP - Nhóm nghiên cứu Quốc gia của Việt Nam
(2010), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở
Việt Nam, Bộ Y tế, Hà Nội.
23. Trần Văn Long (2000), Đánh giá kiến thức, thực hành và các yếu tố
ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh của người dân xã Đông Tảo,
thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Luận văn
Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Cán bộ Quản lý Y tế, Hà Nội.
24. Đào Văn Phan (2007), Dược lý học: Dùng cho đào tạo bác sĩ đa khoa,
Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Thanh (2011), Thực hành và một số yếu tố liên quan đến
tự sử dụng thuốc kháng sinh của người dân xã La Phù - Hoài Đức - Hà
Nội, năm 2011, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế
công cộng, Hà Nội.
26. Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm (2007), Dược Lý học: Sách đào tạo dược sĩ
đại học, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
27. Nguyễn Quang Trung, Phan Vĩnh Thọ, Cao Ngọc Nga (2006), "Tình
hình sử dụng kháng sinh cho bệnh viêm hô hấp cấp ở các nhà thuốc tây
tại Quận 6, 8 thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học thực hành, 549
(7), tr. 58-60.
45

TIẾNG ANH
28. Bogaert D., N. T. Ha, M. Sluijter, et al. (2002), "Molecular
epidemiology of pneumococcal carriage among children with upper
respiratory tract infections in Hanoi, Vietnam", J Clin Microbiol, 40
(11), pp. 3903-3908.
29. Branthwaite A. and J. C. Pechere (1996), "Pan-European survey of
patients' attitudes to antibiotics and antibiotic use", J Int Med Res, 24
(3), pp. 229-238.
30. Chamany Shadi., et al (2005), "Knowledge, attitudes, and reported
practices among obstetrician-gynecologists in the USA regarding
antibiotic prescribing for upper respiratory tract infections", Infect Dis
Obstet Gynecol, 13 (1), pp. 17-24.
31. Collett C.A. and et al (1999), "Parental knowledge about common
respiratory infections and antibiotic therapy in children", South Med J,
92 (10), pp. 971-976.
32. Dua V., C. M. Kunin, and L. V. White (1994), "The use of
antimicrobial drugs in Nagpur, India: A window on medical care in a
developing country", Soc Sci Med, 38 (5), pp. 717-724.
33. Emslie M. J. and C. M. Bond (2003), "Public knowledge, attitudes and
behaviour regarding antibiotics--a survey of patients in general
practice", Eur J Gen Pract, 9 (3), pp. 84-90.
34. Nguyen Thanh Huong (1998), Analysis of the pattern of antibiotic use
and resistance in Viet Nam, A Dessetation for the degree of Master of
Public Health, The University of Adelaide South Australia, Australia.
35. Kunin M. C, L. H Lipton, T Tupasi, et al. (1987), "Social, behavioral
and Practical Factors Aftecting Antibiotic Use worldwide: Report of
Task force 4. ", Reviews of infectous diseases, 9 (Supplement 3).
46

36. Larsson M., G. Kronvall, N. T. Chuc, et al. (2000), "Antibiotic


medication and bacterial resistance to antibiotics: a survey of children
in a Vietnamese community", Trop Med Int Health, 5 (10), pp. 711-21.
37. Larsson Mattias (2003), Antibiotic use and resistance: Assessing and
improving utilisation and provision of antibiotics and other drugs in
Vietnam, PhD thesis, Karolinska University Press, Stockholm, Sweden.
38. Le T. M., Baker S., T. P. Le, et al. (2009), "High prevalence of
plasmid-mediated quinolone resistance determinants in commensal
members of the Enterobacteriaceae in Ho Chi Minh City, Vietnam", J
Med Microbiol, 58 (Pt 12), pp. 1585-1592.
39. Lim V. K., Y. M. Cheong, A. B. Suleiman (1993), "Pattern of antibiotic
usage in hospitals in Malaysia", Singapore Med J, 34 (6), pp. 525-528.
40. Mainous Arch G. et al (2009), "Availability of antibiotics for purchase
without a prescription on the internet", Ann Fam Med, 7 (5), pp. 431-
435.
41. Nguyen Q. H., T. K. Nguyen, D. Ho, et al. (2011), "Unnecessary
antibiotic use for mild acute respiratory infections during 28-day
follow-up of 823 children under five in rural Vietnam", Trans R Soc
Trop Med Hyg, 105 (11), pp. 628-36.
42. Song J. H., S. I. Jung, K. S. Ko, et al. (2004), "High prevalence of
antimicrobial resistance among clinical Streptococcus pneumoniae
isolates in Asia (an ANSORP study)", Antimicrob Agents Chemother,
48 (6), pp. 2101-7.
47

PHỤ LỤC
BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH
CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 72 THÁNG TUỔI, HUYỆN VÕ NHAI TỈNH
THÁI NGUYÊN
I. Thông tin chung về bà mẹ có con dưới 72 tháng tuổi
Hướng dẫn: Điền câu trả lời vào chỗ trống hoặc khoanh tròn vào số cho các câu trả lời
đúng nhất.
TT Nội dung Trả lời
Họ và tên:……………………………………...............
Địa chỉ: Xóm……....... xã………................huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Số điện thoại liên hệ:……………………………...........................................
1. <22 tuổi
A1 Năm nay chị bao nhiêu tuổi? 2. 22 – 35 tuổi
3. >35 tuổi
1. ≤Tiểu học
A2 Trình độ học vấn 2. Trung học cơ sở
3. ≥Trung học phổ thông
1. Tày
A3 Chị dân tộc gì? 2. Kinh
3. Khác……………..
1. Làm ruộng
A4 Nghề nghiệp của chị là gì? 2. Cán bộ viên chức
3. Khác …….…...………
A5 Họ tên trẻ (Chọn trẻ bé nhất)? ……………………………
Ngày, tháng, năm sinh của trẻ ............................................
A6
(tuổi, tháng) …………. tuổi………tháng
1. Nữ
A7 Giới tính trẻ?
2. Nam
A8 Trẻ là con thứ mấy? ……………
1. Đủ ăn
Kinh tế gia đình anh/chị thuộc diện
A9 2. Cận nghèo
gì?
3. Nghèo
1. Đài, TV
Phương tiện truyền thông của gia 2. Báo sức khỏe
A10
đình 3. Khác
4. Không có
II. Tình trạng tiếp cận và sử dụng kháng sinh
Ghi chú: Không được câu trả lời cho đối tượng được điều tra.
ST
Câu hỏi Câu trả lời
T
B KIẾN THỨC VỀ KHÁNG SINH
Chị đã nghe về thuốc kháng sinh 1. Đã nghe
B1
bao giờ chưa? 2. Chưa nghe (→ chuyển câu 3)
B2 Chị được nghe về kháng sinh từ 1. Đài phát thanh
48

2. Loa truyền thanh xã


3. Tivi
4. Sách báo, tờ rơi, tranh ảnh
đâu? 5. Người xung quanh
6. Cán bộ y tế xã
7. Nhân viên y tế thôn bản
8. Khác ................................
1. Là thuốc diệt vi rút gây bệnh.
Chị hiểu như thế nào là thuốc kháng 2. Là thuốc diệt vi khuẩn.
sinh? 3. Là thuốc chữa bách bệnh
B3
4. Không biết.
5. Khác ...........................
1. Sử dụng đúng hướng dẫn theo đơn
của BS
Theo chị điều quan trọng nhất khi 2. Dùng thuốc đắt tiền
B4
sử dụng thuốc kháng sinh là gì? 3. Dùng đủ thời gian
4. Không biết
5. Khác..........................
1. Trẻ em
2. Phụ nữ có thai và cho con bú
Chị cho biết, những người nào khi
3. Người già
B5 sử dụng thuốc kháng sinh phải thận
4. Người bị bệnh gan, thận
trọng hơn? (chọn nhiều đáp án)
5. Không biết
6. Khác............................
1. Theo chỉ định của BS theo đơn
Theo chị thời gian dùng thuốc 2. Dùng đến khi khỏi
B6
kháng sinh ít nhất là mấy ngày? 3. Khác
4. Không biết
1.
2.
Chị hãy kể tên một số loại kháng 3.
B7
sinh mà chị biết? 4.
5. Khác
6. Không biết
1. Rất hại
Theo chị dùng thuốc kháng sinh
2. Hại ít
không đúng cách (ít quá, nhiều quá,
B8 3. Không có hại
không theo chỉ dẫn...) thì có hại như
4. Khác
thế nào với sức khỏe?
5. Không biết
1. Không khỏi bệnh
2. Tốn tiền
Theo chị, tác hại của việc sử dụng 3. Kháng thuốc/Khó khăn cho lần
thuốc kháng sinh bừa bãi hoặc điều trị sau
B9
không đúng chỉ định như thế nào? 4. Không gây ra tác hại gì
(chọn nhiều đáp án) 5. Không biết
6. Khác.................................................
...................................................
B10 Chị đã nghe về việc kháng thuốc 1. Đã nghe ( trả lời tiếp câu 11)
49

kháng sinh (nhờn thuốc kháng sinh )


2. Chưa nghe ( chuyển câu 12 )
bao giờ chưa?
1. Do dùng kháng sinh không đúng
Nếu đã nghe, Chị hãy cho biết cách
B11 nguyên nhân kháng thuốc kháng 2. Sử dụng kháng sinh bừa bãi
sinh ( nhờn thuốc kháng sinh ) ? 3. Khác
4. Không biết
1. Uống
2. Tiêm, truyền
Theo chị thuốc kháng sinh được 3. Bôi ngoài da
B12
dùng theo đường nào? 4. Cả 3 đáp án trên
5. Khác ...............................
6. Không biết
.........................................................
Theo anh/chị hiểu như thế nào là sử .........................................................
dụng kháng sinh an toàn? (ĐTV ghi .........................................................
B13
vắn tắt) .........................................................
.........................................................
.......................................
C THÁI ĐỘ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Theo chị, kháng sinh là thuốc cần 1. Cần thiết
C1 thiết như thế nào trong điều trị bệnh 2. Không ý kiến
do vi khuẩn? 3. Không cần thiết
Việc dùng thuốc kháng sinh phải có 1. Đồng ý
C2 chỉ đinh của bác sĩ, ý kiến cuả chị 2. Không ý kiến
như thế nào? 3. Không đồng ý
Theo chị việc sử dụng thuốc kháng 1. Cần thiết
C3 sinh đúng liều đúng thời gian có cần 2. Không rõ
thiết như thế nào? 3. Không cần thiết
Quan điểm của chị thế nào về việc
tự động mua và sử dụng thuốc 1. Nguy hiểm
C4 kháng sinh khi không có chỉ 2. Không rõ
dẫn,theo chị nguy hiểm như thế 3. Không nguy hiểm
nào?
Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi là 1. Nguy hiểm
C5 hành vi gây nguy hiểm sức khỏe, ý 2. Không rõ
kiến của chị như thế nào ? 3. Không nguy hiểm
Theo chị,sau khi sử dụng kháng
1. Cần thiết
sinh mà có dấu hiệu bất thường thì
C6 2. Không rõ
cần thiết cho trẻ đi khám bác sĩ ngay
3. Không cần thiết
như thế nào?
Chị đồng ý sử dụng kháng sinh loại 1. Đồng ý
C7 mạnh ngay khi trẻ bị bệnh như thế 2. Không ý kiến
nào? 3. Không đồng ý
Theo chị việc cho trẻ ăn tăng cường 1. Cần thiết
C8 dinh dưỡng khi sử dụng kháng sinh 2. Không rõ
cần thiết như thế nào? 3. Không cần thiết
C9 Theo chị việc sử dụng kháng sinh 1. Cần thiết
50

2. Không rõ
phải đủ liều cần thiết như thế nào?
3. Không cần thiết
Có thể dụng kháng sinh theo đơn
1. Đồng ý
cũ, thuốc có sẵn trong nhà,… khi trẻ
C10 2. Không ý kiến
bị bệnh giống lần trước, chị đồng ý
3. Không đồng ý
với ý kiến trên như thế nào?
Theo chị nên chuẩn bị thuốc kháng
1. Đồng ý
sinh sẵn ở trong nhà để khi ốm tiện
C11 2. Không rõ
dùng như thế nào? (ĐTV quan sát tủ
3. Không đồng ý
thuốc gia đình)
Theo chị khi đi mua thuốc kháng 1. Cần thiết
C12 sinh cho trẻ cần thiết để dược sĩ tư 2. Không rõ
vấn sử dụng như thế nào? 3. Không cần thiết
D THỰC HÀNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Trong 02 tuần gần đây trẻ nhà chị 1. Có
D1
có bị ốm không? 2. Không
Khi trẻ bị ốm, chị có sử dụng thuốc 1. Có
D2
kháng sinh cho trẻ không? 2. Không
Nếu sử dụng, chị có sử dụng kháng 1. Có
D3
sinh theo đơn của bác sỹ không? 2. Không
1. Sau khi ăn
Chị thường cho trẻ uống/sử dụng 2. Trước khi ăn
kháng sinh vào thời điểm nào trong 3. Uống theo hướng dẫn trong đơn
D4
ngày? của thầy thuốc
( ĐTV quan sát đơn nếu có) 4. Lúc nào cũng được
5. Khác.................................
Chị hãy kể tên những loại kháng 1. Amoxicllin
sinh mà chị đã sử dụng trong cho 2. Ampicillin
D5 trẻ đợt ốm gần đây? 3. Cefalexin
( ĐTV kết hợp kiểm tra đơn, vỏ 4. Biceptol
thuốc ) 5. Khác..................................
1. Uống theo đơn của Bác sĩ
Lần gần đây nhất chị dùng thuốc
2. .................. (ngày)
D6 kháng sinh trong thời gian bao lâu?
3. Uống khi đến khi khỏi
(xem đơn)
4. Khác…............................
1. Không gặp
2. Đau đầu, chóng mặt
Sau lần sử dụng kháng sinh gần đây
3. Tiêu chảy
D7 nhất trẻ có gặp tác dụng nào không
4. Buồn nôn
mong muốn (kể cụ thể )?
5. Mẩn ngứa
6. Khác (ghi rõ)........................
1. Khám bác sĩ
Chị đã làm gì khi trẻ có biểu hiện 2. Dừng thuốc
D8
bất thường khi sử dụng kháng sinh? 3. Tiếp tục dùng thuốc
4. Khác .......................
D9 Chị thường mua thuốc kháng sinh ở 1. Cơ sở y tế (TYT xã, BV huyện)
đâu khi có nhu cầu sử dụng? 2. Nhà thuốc tư
51

3. Thầy thuốc tư
4. Khác.................................
1. Tăng liều kháng sinh
2. Đổi thuốc đắt tiền hơn
Khi cho con sử dụng kháng sinh
3. Chuyển sang thuốc đông y
D10 không đỡ, chị đã làm gì?
4. Đến bác sỹ khám lại
5. Thêm thuốc kháng sinh khác
6. Khác ............................
Khi bệnh của trẻ giảm chị có tự ý
1. Có
D11 giảm liều thuốc kháng sinh hay
2. Không
không?
1. Tên thuốc
2. Chất lượng thuốc
Khi mua kháng sinh, chị quan tâm
3. Giá tiền
D12 đến vấn đề gì ?
4. Cách sử dụng
( chọn nhiều đáp án )
5. Hạn dùng
6. Khác .................................
Trong thời gian dùng thuốc kháng
sinh, chị có dùng phối hợp các
1. Có
D13 thuốc y học cổ truyền (thuốc nam,
2. Không
thuốc bắc…) để điều trị cho trẻ
không?
Chị có sử dụng thuốc bổ trong quá
1. Có
D14 trình sử dùng thuốc kháng sinh cho
2. Không
trẻ không?
E Các yếu tố khác
Trên địa bàn chị có nhiều quầy bán 1. Có
E1
thuốc không? 2. Không

Chị có dễ dàng mua thuốc kháng 1. Có


E2
sinh mà không có đơn thuốc không? 2. Không

1. Do người quen bảo


2. Theo lần trước
Dựa vào đâu chị lại mua thuốc 3. Đến hiệu thuốc kể bệnh và mua
E3
kháng sinh về chữa bệnh cho trẻ? thuốc
4. Sau khi khám bác sỹ
5. Khác..........................
Chị có được nhân viên y tế tư vấn
(hướng dẫn liều dùng, đường dùng, 1. Có
E4
thời gian dùng) sử dụng thuốc 2. Không
kháng sinh sau khi mua hay không?
Chị có mong muốn được nghe
1. Có
E5 truyền thông về cách sử dụng kháng
2. Không
sinh hay không?
E6 Chị nghĩ rằng cán bộ y tế ở địa 1. Có
phương có đủ trình độ,điều kiện 2. Không
trang thiết bị để khám và chữa bệnh
52

cho người dân không?


1. Hiếm khi
Trạm y tế xã tổ chức truyền thông
2. Thỉnh thoảng
E7 về sử dụng thuốc kháng sinh như
3. Thường xuyên
thế nào?
4. Không bao giờ
Khi con trẻ bị ốm phải dùng thuốc 1. Hiếm khi
kháng sinh, chị có thường trao đổi 2. Thỉnh thoảng
E8
việc sử dụng thuốc kháng sinh với 3. Thường xuyên
mọi người xung quanh không? 4. Không

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/CHỊ!


Xác nhận của địa phương Người được phỏng vấn Phỏng vấn viên
(Ký, đóng dấu, ghi họ tên) (Ký và ghi rõ tên) (Ký và ghi rõ tên)

You might also like