Tri NH

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 53

HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

A. Đặc điểm của hoạt động nhận thức


B. Nhận thức cảm tính
C. Nhận thức lý tính
D. Ngôn ngữ
E. Trí nhớ
I. Khái niệm về trí nhớ

Vd 1. Các dãy số : 18 16 14 12 10 8 6 4 2
2 4 8 16

Vd2. A 3 B 1 C 4 D 1 E 5 F 9 G 2 H 6 15 J 3
1. KHÁI NIỆM TRÍ NHỚ

Định nghĩa trí nhớ


Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những
kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu
tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó
ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc
cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây.
• Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh
những kinh nghiệm của cá nhân dưới
hình thức biểu tượng
• Trí nhớ phản ánh những đặc điểm đã từng
tác động vào giác quan của cá nhân.
• Trí nhớ phản ánh vốn kinh nghiệm sống
mang tính chủ thể đồng thời có sự cải biến
do chi phối bởi nhu cầu, động cơ, hứng thú
… của chủ thể.
• Trí nhớ là quá trình phức tạp gồm quá trình
ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại.
2. Phân biệt trí nhớ với cảm giác, tri giác

TRÍ NHỚ CẢM GIÁC, TRI GIÁC


Phản ánh sự vật, hiện tượng Phản ánh sự vật, hiện tượng
đã tác động vào giác quan đang trực tiếp tác động vào
trước đây. giác quan.
Sản phẩm là biểu tượng- Sản phẩm là hình ảnh- phản
hình ảnh của sự vật, hiện ảnh sự vật, hiện tượng một
tượng nảy sinh trong óc con cách khái quát hơn
người khi không có sự tác
động trực tiếp của chúng
vào giác quan ta.
Biểu tượng mang tính khái
quát và trừu tượng.
4. Vai trò của trí nhớ
•Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con
người có đời sống tâm lý bình thường, ổn định, lành
mạnh, là điều kiện để con người có và phát triển các
chức năng tâm lý bậc cao, để con người tích luỹ vốn
kinh nghiệm sống của mình và sử dụng nó ngày càng
tốt hơn.
• Trí nhớ giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức
→con người có thể học tập và phát triển trí tuệ.
• Là cơ sở của sự phát minh, sáng tạo.
•Mọi hoạt động trí tuệ đều bắt nguồn từ trí nhớ
3. Cơ sở sinh lý của trí nhớ
Trí nhớ là một quá trình phức tạp.
• Học thuyết Paplov về những quy luật hoạt động thần
kinh cấp cao: phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý học
của sự ghi nhớ.
• Quan điểm vật lý- lý thuyết sinh lý học của trí nhớ:
những kích thích để lại dấu vết mang tính chất vật lý.
• Quan điểm hiện nay: những kích thích xuất phát từ
nơron hoặc được dẫn vào những nhánh của nơron hoặc
quay trở lại thân nơron→nơron được nạp thêm năng
lượng →cơ sở sinh lý của sự tích luỹ dấu vết và là bước
trung gian từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài hạn.
4. Vai trò của trí nhớ
• Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với
toàn bộ đời sống tâm lý của con người.
• Không có trí nhớ sẽ không có bất kỳ hoạt động nào cả
, khon có bất kỳ công trình văn hoá, khoa học nghệ
thuật, tình cảm kinh nghiệm xã hội, ccas mối quan hệ
XH loài người cũng bị xáo bỏ→ Mọi hoạt động trí tuệ
đều bắt nguồn từ trí nhớ
•Không có trí nhớ , mọi HĐ của con người sẽ bị hạn
chế trong những hành động trước mắt do kích thích
trực tiếp của SV bên ngoài, mất khả năng suy nghĩ
sáng tạo và đặt kế hoạch dự định tương lai dựa trên cơ
sở hiểu biết và kinh nghiệm đã có

5 CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN
CỦA TRÍ NHỚ

GHI NHỚ GIỮ GÌN TÁI HIỆN SỰ QUÊN


5.1. Giai đoạn ghi nhớ

• Ghi nhớ là giai đoạn tạo dấu vết về những


mối liên hệ giữa tri thức mới và tri thức đã có
trong kinh nghiệm, giữa tri thức mới với nhau
trên vỏ não.
5.1.Quá trình ghi *
nhớ
• Là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ.
• Đó là quá trình tạo nên dấu vết (ấn tượng) của đối
tượng trên vỏ não.
• Đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với
những kiến thức đã có.
→ Quá trình này rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích
luỹ kinh nghiệm.
• Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc vào nội dung,
tính chất của tài liệu nhớ, động cơ, mục đích, phương
thức hành động của cá nhân.
Các bước cúa quá trình ghi nhớ *

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

Hiểu ý Phân Rút ra Khái quát Ghi nhớ,


nghĩa tích nội những ý chung học thuộc
chung dung chính nội dung
đã tóm
tắt
Có 2 loại ghi nhớ:

• Ghi nhớ không chủ định:


• Ghi nhớ có chủ định:
Ghi nhớ không chủ định:

- Là loại ghi nhớ không có mục đích, kế hoạch,


biện pháp đặt ra từ trước, không đòi hỏi sự nỗ
lực của ý chí mà vẫn ghi nhớ được tài liệu.
- Vd?
Ghi nhớ có chủ định:

-Là loại ghi nhớ có mục đích, kế hoạch, biện


pháp đặt ra từ trước, đòi hỏi sự nỗ lực của ý
chí.
• Ghi nhớ máy móc:
• Ghi nhớ có ý nghĩa:
Quá trình ghi nhớ (tiếp)
• Có nhiều hình thức ghi nhớ.

Căn cứ vào mục đích ghi nhớ

Ghi nhớ Ghi nhớ


không chủ định có chủ định

Ghi nhớ Ghi nhớ


máy móc ý nghĩa
Ghi nhớ không chủ định Ghi nhớ có chủ định
Là sự ghi nhớ không có mục Là loại ghi nhớ theo mục
đích đặt ra từ trước, không đích đặt ra từ trước, đòi hỏi
đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc sự nỗ lực ý chí nhất định và
không dùng một thủ thuật cần có những thủ thuật và
nào để ghi nhớ, tài liệu được phương pháp nhất định để
ghi nhớ một cách tự nhiên. đạt được mục đích ghi nhớ
Ghi nhớ máy móc Ghi nhớ ý nghĩa
Là loại ghi nhớ dựa trên sự Là loại ghi nhớ dựa trên sự
lặp đi lặp lại nhiều lần một thông hiểu nội dung tài liệu,
cách đơn giản, tạo ra mối sự nhận thức được mối liên
liên hệ bề ngoài giữa các hệ lôgic giữa các bộ phận
phần của tài liệu ghi nhớ, của tài liệu đó, tức là phải
không cần hiểu nội dung tài hiểu bản chất của nó. Quá
liệu. VD: nhớ số điện thoại, trình ghi nhớ gắn với quá
số nhà… trình tư duy và tưởng tượng.
Các bước cúa quá trình ghi nhớ *

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

Hiểu ý Phân Rút ra Khái quát Ghi nhớ,


nghĩa tích nội những ý chung học thuộc
chung dung chính nội dung
đã tóm
tắt
Nhìn chung, học sinh ghi nhớ máy móc
trong các trường hợp sau:

- Không thể hiểu hoặc không chịu tìm hiểu ý


nghĩa của tài liệu.
- Các phần của tài liệu rời rạc không có quan
hệ lôgic với nhau.
- Giáo viên thường xuyên yêu cầu trả lời đúng
từng câu từng chữ trong sách giáo khoa.
• → cần chú ý:
• Xác định rõ nội dung ghi nhớ (nêu rõ phần
trọng tâm chủ yếu).
• Cần lựa chọn phương pháp ghi nhớ.
• Nếu tài liệu có khối lượng lớn cần đươc
chia ra các phần tương ứng với nội dung ý
nghĩa của nó để nắm chắc từng phần, tổng
hợp lại toàn bộ và khái quát tài liệu.
5.2.Quá trình giữ gìn

• Là giai đoạn củng cố vững chắc những dấu vết đã được


hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.
• Có 2 hình thức giữ gìn:
• Tiêu cực: Giữ gìn dựa trên sự tái hiện lặp đi lặp lại
nhiều lần một cách giản đơn tài liệu cần nhớ thông qua
các mối liên hệ bề ngoài giữa các phần tài liệu nhớ đó.
• Tích cực: Giữ gìn được thực hiện bằng cách tái hiện
trong óc tài liệu đã ghi nhớ, mà không cần phải tri giác
tài liệu đó.
Để gìn giữ (ôn tập) tốt nên thực hiện theo
các chỉ dẫn dưới đây:

• Phải ôn tập một cách tích cực.


• Phải ôn tập ngay, không để lâu sau khi đã ghi
nhớ tài liệu.
• Phải ôn xen kẽ, không nên chỉ ôn liên tục một
môn học hoặc trong một thời gian dài.
• Ôn tập phải có nghỉ ngơi.
• Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn
tập.
5.3. Quá trình tái hiện (tiếp)
• Là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và
giữ gìn
•Nhận lại: Là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp
lại. Sự nhận lại có thể không đầy đủ và không xác định.
• Nhớ lại: Là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác đối tượng.
Đó là khả năng làm sống lại hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được
ghi nhớ trước đây. Gồm:
• Nhớ lại không chủ định: Là sự nhớ lại một cách tự nhiên (chợt
nhớ hay sực nhớ) một điều gì đó.
• Nhớ lại có chủ định: Là nhớ lại một cách tự giác, đòi hỏi phải
có sự cố gắng nhất định, chịu sự chi phối của nhiệm vụ nhớ lại.
• Hồi tưởng: Là hình thức tái hiện đòi hỏi sự cố gắng rắt nhiều của
trí tuệ.
• Hồi tưởng: Khi nhớ lại có chủ định đòi hỏi phải
có sự nỗ lực của ý chí thì gọi là sự hồi tưởng.
• Vd?
• Hồi ức: Khi nhớ lại các hình ảnh cũ được khu trú
trong không gian và thời gian thì gọi là hồi ức.
Trong hồi ức, chúng ta không chỉ nhớ lại các đối
tượng đã qua mà còn đặt chúng vào một thời gian
và địa điểm nhất định.
• Vd?
Sự quên
• Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào
thời điểm nhất định.
• Các mức độ quên:
Quên tạm thời

Quên hoàn toàn Quên cục bộ Trong thời gian dài


không thể nhớ lại
Không nhớ lại được. Nhưng trong
Không nhớ lại
một lúc lại đột nhiên
được và cũng được nhưng nhớ lại được →sực
không nhận lại nhận lại được nhớ
được nhận lại (không có nghĩa là các
được dấu vết ghi nhớ đã bị
mất hòa toàn mà tại
thời điểm nào đấy
chúng có thể sống lại)
• Nguyên nhân của quên:
➢ Do quá trình ghi nhớ
➢ Do các quy luật ức chế hoạt động thần kinh trong
quá trình ghi nhớ
➢ Do không gắn được vào hoạt động hàng ngày,
không phù hợp với nhu cầu, hứng thú, sở thích cá
nhân hoặc ít có ý nghĩa thực tiễn đối với cá nhân
• Quy luật của sự quên:
➢ Quên diễn ra theo trình tự: quên tiểu tiết trước,
quên cái chính yếu sau.
➢ Quên diễn ra không đều: lớn ở giai đoạn đầu, sau
đó giảm dần.
Quy luật quên
- Quên những gì không liên quan đến đời
sống hoặc ít liên quan, những cái gì không
phù hợp với hứng thú, sở thích của cá nhân.
- Quên những cái không được sử dụng
thường xuyên trong hoạt động hàng ngày
của cá nhân thì cũng dễ quên.
- Quên khi gặp những kích thích mới lạ hay
kích thích mạnh.
• Quy luật Sự quên
➢Sự quên diễn ra theo một thứ tự xác định:
quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước; quên cái đại
thể, chính yếu sau.
➢Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở
giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn, về sau tốc
độ quên càng giảm dần. (Quy luật Enbinghau)
➢Về nguyên tắc quên là một hiện tượng hợp lý
và hữu ích.
• 6 bài tập đơn giản giúp bạn luyện trí nhớ
1. Chơi ô chữ và giới hạn thời gian để hoàn
thành.
2. Khởi động một ngày mới như sau: tắm mà
nhắm mắt, chải răng bằng tay không thuận.
3. Trong lúc đọc sách, thỉnh thoảng hãy đọc
lớn lên.
4. Thỉnh thoảng thay đổi lộ trình đến văn
phòng làm việc, đừng đi hoài những con
đường đã quá quen.
5. Tại văn phòng, sử dụng tay không thuận để
làm một số việc linh tinh như bấm kim, bật
máy, hoặc dùng điện thoại.
6. Vào bữa cơm tối, trước khi ăn, hãy nhắm
mắt và xác định món ăn bằng cách ngửi, nếm,
và… sờ.
→ Biện pháp chống quên
Ghi nhớ tốt:
-Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có hứng thú, say
mê, ý thức được tầm quan trọng của tài liệu nhớ, có
tâm thế ghi nhớ lâu dài với tài liệu
- Phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ
- Lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp
lí nhất với tính chất nội dung tài liệu và mục đích
ghi nhớ.
→ Biện pháp chống quên
Giữ gìn(ôn tập tốt)
- Ôn tập một cách tích cực, ôn bằng cách tái hiện là
chủ yếu
- Ôn tập ngay, không để lâu sau khi ghi nhớ tài liệu
- Ôn tập phải có nghỉ ngơi hợp lí, không ôn liên tục
trong thời gian dài
- Ôn tập có xen kẽ , không ôn tập liên tục một môn
- Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập
GV→ Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học :
• Cho học sinh giải lao khi chuyển từ tài liệu này sang tài
liệu khác, không nên dạy học kế tiếp nhau hai bộ môn
có nội dung tương tự.
• Tổ chức cho học sinh tái hiện tài liệu học tập, làm bài
tập ứng dụng ngay sau khi ở trường về nhà, ôn tập ngay
sau khi học tài liệu mới, sau đó việc ôn tập có thể thưa
dần.
• Gắn tài liệu cần ghi nhớ vào tài liệu học tập của học
sinh, làm cho nội dung đó trở thành mục đích của
hành động học và hình thành được nhu cầu, hứng thú
của học sinh đối với tài liệu đó.
Làm thế nào để giữ gìn (ôn tập) tốt?
• Phải ôn tập tích cực, bằng cách tái hiện là chủ yếu, theo
trình tự sau:
• Tái hiện toàn bộ tài liệu một lần
• Tái hiện từng phần, đặc biệt là phần khó
• Tái hiện lại toàn bộ tài liệu
• Phân chia tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản
• Xác định mối liên hệ trong mỗi nhóm
• Xây dựng cấu trúc lôgic của tài liệu
• Phải ôn tập ngay, không để lâu
• Phải ôn tập xen kẽ
• Ôn tập kết hợp với nghỉ ngơi
• Thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập
➢ Làm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?
• Phải lạc quan, tin tưởng sẽ hồi tưởng lại được
• Phải kiên trì hồi tưởng
• Đối chiếu, so sánh với những hồi ức có liên
quan trực tiếp với nội dung tài liệu mà ta cần
nhớ lại
• Sử dụng sự kiểm tra của tư duy, tưởng tượng
về quá trình hồi tưởng và kết quả hồi tưởng
• Sử dụng liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân
quả để hồi tưởng.
d CÁC LOẠI TRÍ NHỚ

Dựa vào tính tích cực nổi bật nhất


trong một hoạt động

Dựa vào tính mục đích của hoạt động


CĂN CỨ
PHÂN
LOẠI
TRÍ Dựa vào mức độ kéo dài của sự
NHỚ giữ gìn tài liệu đối với hoạt động

Dựa vào tính ưu thế, chủ đạo của giác quan


Dựa vào tính tích cực nổi bật nhất trong một hoạt động

Trí nhớ
vận động
Trí nhớ Trí nhớ
từ ngữ xúc cảm
lôgic
Trí nhớ
hình ảnh
Là trí nhớ về những quá trình vận động ít nhiều
Trí nhớ vận
động mang tính chất tổ hợp, giúp hình thành kỹ xảo trong
lao động chân tay.
Là trí nhớ về những xúc cảm, tình cảm diễn ra trong
Trí nhớ xúc cảm hoạt động trước đây. Loại trí nhớ này có vai trò quan
trọng để cá nhân cảm nhận được giá trị thẩm mỹ,
đạo đức trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ
thuật.

Trí nhớ hình Là trí nhớ về một ấn tượng của các sự vật, hiện
ảnh tượng đã tác động vào giác quan của chúng ta trước
đây.

Trí nhớ từ Là trí nhớ về những mối quan hệ, liên hệ mà nội
ngữ- lôgic dung được tạo nên bởi ý nghĩa, tư tưởng của con
người, có cơ sở sinh lý là hệ thống tín hiệu thứ hai
(ngôn ngữ).
• Hãy xác định trường hợp nào dưới đây đúng với loại trí nhớ hình ảnh:
a. Nhớ về các động tác của bài thể dục
b. Sự tái mặt hay đỏ mặt khi nhớ đến một kỉ niệm cũ
c. Nhớ về một phong cảnh đẹp, một mùi thơm quyến rũ, ..
d. Nhớ ý chính của một đoạn tài liệu học tập ..
e. Nhớ giờ bắt đầu và địa điểm cả một buổi nói chuyện
f. Nhớ được kiến thức trong khi làm bài thi
d. Học sinh nhớ ánh mắt của cô giáo khi giảng bài
e. Nhớ công thức toán bằng cách giải nhiều bài tập

• Hãy xác định trường hợp nào dưới đây đúng với loại trí nhớ hình ảnh:
a. Nhớ về các động tác của bài thể dục (TN vận động)
b. Sự tái mặt hay đỏ mặt khi nhớ đến một kỉ niệm cũ ( TN Xúc cảm)
c. Nhớ về một phong cảnh đẹp, một mùi thơm quyến rũ, …( TN hình ảnh)
d. Nhớ ý chính của một đoạn tài liệu học tập ..( TN từ ngữ - logic)
e. Nhớ giờ bắt đầu và địa điểm cả một buổi nói chuyện(TN ngắn hạn)
f. Nhớ được kiến thức trong khi làm bài thi (TN dài hạn)
d. Học sinh nhớ ánh mắt của cô giáo khi giảng bài ( trí nhớ không chủ định)
e. Nhớ công thức toán bằng cách giải nhiều bài tập( trí nhớ có chủ định)
▪ Quan sát hình dáng, nghe tiếng động cơ để ghi nhớ kiểu máy móc nào
đó
▪ Kể lại, diễn đạt lại vấn đề cần nói, viết hay cần thuyết trình cần nói, viết
Dựa vào tính mục đích của hoạt động

Trí nhớ Trí nhớ


không chủ định có chủ định
- Là loại trí nhớ mà trong đó
việc ghi nhớ, giữ gìn và tái - Là loại trí nhớ mà trong đó
hiện một cái gì đó được thực sự ghi nhớ, giữ gìn và tái
hiện một cách tự nhiên, hiện đối tượng theo mục
không có mục đích đặt ra từ đích đặt ra từ trước.
trước. - Có sau trí nhớ không chủ
- Nhờ loại trí nhớ này mà ta định.
thu được kinh nghiệm sống.
Dựa vào mức độ kéo dài
của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt động

Trí nhớ ngắn hạn Trí nhớ dài hạn


(Trí nhớ tức thời) Là loại trí nhớ mà sự
Là loại trí nhớ mà sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện
ghi nhớ (tạo vết), giữ thông tin được kéo dài sau
gìn (củng cố vết) và nhiều lần lặp lại →thông tin
tái hiện diễn ra được giữ lại dài lâu trong
ngắn ngủi, chốc lát trí nhớ
• Có một lần, một diễn viên đột ngột phải thay thế cho
một đồng nghiệp của mình và trong suốt cả ngày
hôm đó, anh ta phải học thuộc vai diễn của bạn.
Trong thời gian thực hiện vở diễn, anh ta thủ vai
một cách hoàn hảo nhưng sau khi diễn thì anh ta
nhanh chóng quên hết vai diễn đã học thuộc, không
còn nhớ một tí gì .
• Loại trí nhớ nào đã diễn ra ở người diễn viên đó ?
Dựa vào tính ưu thế, Trí nhớ bằng
chủ đạo của giác quan
tay

Trí nhớ bằng


mắt

Trí nhớ bằng


mũi
Trí nhớ bằng
tai
Thiên tài âm nhạc Mô-da lúc lên 4 tuổi chỉ cần xem người khác biểu diễn một đoạn
nhạc trên đàn piano là ông có thể chơi lại chính xác như vậy. Biệt tài đó của Mô-da
cho thấy tính ưu thế, chủ đạo của giác quan nào trong trí nhớ?
•a. Trí nhớ bằng tai
•b. Trí nhớ bằng mắt
•c. Trí nhớ bằng tay
•d. Trí nhớ bằng mũi
Nhà Tâm lí học Xô Viết nổi tiếng A.A.Xmiếcnốp đã làm một
thực nghiệm như sau: Ông hỏi các cộng tác viên của mình xem
họ nhớ được những gì trên đường từ nhà đến nơi làm việc. Ông
hỏi lần lượt từng người một sau khi họ đã bắt đầu làm việc được
khoảng tiếng rưỡi đến hai tiếng đồng hồ và dĩ nhiên, ông hỏi một
cách bất ngờ. Bạn đoán thế nào? Kết qủa thật đáng bất ngờ. Tất
cả những người được hỏi dù ít nhiều đều ghi nhớ khá tỉ mỉ những
điều họ đã làm trên đường đi đến nơi làm việc và đặc biệt họ nhớ
rõ nhất những cái đã gây khó khăn cho họ. Nhưng không một ai
trong số những người được hỏi nói lên được một điều gì về
những cái họ đã suy nghĩ trên đường đến nơi làm việc.
1/ Loại trí nhớ nào được đề cập đến trong tình huống nói trên? Giải
thích tại sao?
2/ Giải thích tại sao mọi người đều nhớ tỉ mỉ những việc đã làm, mà
không nhớ được những cái họ đã suy nghĩ trên đường đi?
3/ Từ đây hãy rút ra qui luật của loại trí nhớ này và các kết luận?
4 -7 -10
người có trí nhớ TB từ 6-8 đối tượng sau khi tri giác các đối
tương đó 1 lần Nhớ chính xác
➢ Nhớ kịp thời
➢ Nhớ lâu bền
➢ Nhớ nhiều và nhớ hệ thống : trong khảng thời gian nhất định
có thể nhớ được nhiều đối tượng một cách có thứ tự, mạch lạc
rõ ràng /

You might also like