Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

1.

Vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất

3 dạng:

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất  Bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải cơ sở (UBND cấp xã) theo
tinh thần hướng dẫn tại Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC, điều 202
Luật đất đai 2013
- Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất
 Vấn đề mấu chốt khi giải quyết tranh chấp là xác định nguồn gốc đất tranh chấp (Giáo trình trang 175-
180)

*nếu tranh chấp về HĐ chuyển nhượng, cho mượn, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất …  cần đánh giá
tính hợp pháp của HĐ từ đó xác quyền và nghĩa vụ các bên, việc vi phạm nghĩa vụ của họ (xác định
chính xác thời điểm xác lập giao dịch  NQ02/2024/NQ-HĐTP)

*nếu tranh chấp về quyền sử dụng đất  cần đánh giá nguồn gốc đất, thực tế quản lý và sử dụng đất…
(Page 178)

 Đất thổ cư: làm rõ ông bà cha mẹ để lại, đất giãn dân hay đền bù; quá trình chuyển quyền sử dụng đất
(page 179)
 Đất nông nghiệp: xem xét cấp cho ai: cá nhân hay hộ gia đình
 Đất canh tác: cấp cho ai, hiện ai đang sử dụng, việc sd có đúng mục đích không?
2. Vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở
* Hợp đồng mua bán nhà ở phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: có đủ tư cách về mặt pháp lý, có đủ năng lực hành vi dân sự; k đủ
tư cách về mặt pháp lý thì HĐ phải do người đại diện hợp pháp như cha mẹ, người giám hộ tham gia
ký kết.
- Người bán phải là chủ sở hữu nhà đem bán, nếu nhà thuộc quyền sở hữu vợ chồng, thừa kế, mua
chung, xây dựng chung phải có sự nhất trí của các đồng chủ sở hữu/đồng thừa kế.
- Hợp đồng phải có sự thỏa thuận tự nguyện của bên mua và bên bán về nhà mua bán và giá cả.
- Hình thức hợp đồng: Đảm bảo đúng theo quy định pháp luật, bao gồm quy định về công chứng, chứng
thực.

*Tài liệu chứng minh:

 Chú ý về giấy tờ chứng minh nguồn gốc hoặc quyền sở hữu nhà ở là đối tượng mua bán. (Page 181)
 Trường hợp nhà ở được mua bán nhiều lần  Nghiên cứu quá trình chuyển nhượng đất qua các thời
kỳ theo thứ tự thời gian
 Tài liệu chứng minh các bên đã thực hiện hoặc k thực hiện hoặc thực hiện k đúng quyền và nghĩa vụ
của mình theo HĐ đã ký kết.
 Các tài liệu khác

* Các vấn đề cơ bản cần làm rõ

- Thời điểm xác lập giao dịch về nhà ở

- Hợp đồng mua bán nhà ở có tuân thủ quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập về hình thức không;
- Nội dung của hợp đồng có hợp pháp không

- Quá trình thực hiện hợp đồng ntn? Các bên thực hiện nghĩa vụ đến đâu? Vi phạm của các bên và lỗi của bên
vi phạm hđ? Trách nhiệm của bên vi phạm?

- Giá trị nhà ở bị tranh chấp (cơ sở nào xđ giá trị nhà ở bị tranh chấp:theo thỏa thuận hay biên bản định giá
của cơ quan có thẩm quyền, hay thư thẩm định giá); công sức sửa chữa nâng giá trị nhà ở đang có tranh chấp
so với khi mua bán

- Yêu cầu cụ thể của NĐ, BĐ, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

3. Vụ án tranh chấp thừa kế (Page 189)


*Cần làm rõ:
- Thời điểm mở thừa kế (ngày, tháng, năm người có tài sản chết)
- Di sản thừa kế gồm những gì? Nguồn gốc, quá trình biến đổi, thực trạng từng loại di sản, ai là người đang
quản lý di sản, tình trạng quản lý, sử dụng di sản ntn?
- Nghĩa vụ dân sự của người chết trước khi để lại di sản (nợ,..), công sức duy trì, phát triển tài sản là di sản;
công sức chăm sóc, ma chay cho người chết của ngkh phải tính khi chia di sản.
- Người thuộc diện thừa kế đc hưởng thừa kế theo PL, người thừa kế bắt buộc, khước từ thừa kế, truất quyền
thừa kế, thừa kế thế vị.
- Yêu cầu của các đương sự về việc hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật hay tiền cụ thể? Xác định điều kiện,
hoàn cảnh của các thừa kế, thực trạng chia hiện vật hay tiền phù hợp.
-Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp; tâm tư nguyện vọng của đương sự.
- Xác định giá trị và thực trạng ts có tranh chấp;
-Xđ luật áp dụng để giải quyết.
- Thừa kế theo di chúc: xác định loại di chúc, hiệu lực di chúc để xét tính hợp pháp. Di chúc k hợp pháp 
chia thừa kế theo pháp luật; Di chúc hợp pháp  chú ý đến TH đc hưởng thừa kế theo PL không phụ thuộc
vào di chúc .
4. Vụ án BTTHNHĐ (Page 195-216)

*Vấn đề cần làm rõ:

- Chứng minh có thiệt hại xảy ra hay không?

- Có hành vi vi phạm pháp luật không?

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra không?

- Có lỗi hay k? Trừ trường hợp BTTH không cần lỗi

* Chứng cứ: Xem giáo trình

5. Vụ án tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại…

Chú trọng các vấn đề pháp lý sau:

 Hiệu lực pháp luật của Hợp đồng (đọc ví dụ trang 214)

+ Chủ thể giao kết hợp đồng:


- Chi nhánh phải có ủy quyền hợp pháp của pháp nhân cho chi nhánh ký hợp đồng; có DKKD; Mục đích
và đối tượng của hợp đồng có phù hợp vs ĐK không?

- Giao dịch đã được cấp có thẩm quyền của pháp nhân phê duyệt chưa?

- Người ký HĐ có đủ thẩm quyền ký không?

- Hình thức của HĐ: Giao dịch chuyển nhượng tài sản  cần đăng ký quyền sở hữu; Giao dịch chuyển
nhượng quyền sử dụng đất  cần đăng ký Theo quy định PL.

 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao kết hợp đồng
 Chế tài khi vi phạm hđ.
- Có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng không?  Không có thỏa thuận về phạt vi phạm thì chỉ có thể
yêu cầu bồi thường thiệt hại (Luật thương mại 2005), mức phạt vi phạm k quá 8% đối với phần giá trị
hợp đồng bị vi phạm
- Xem xét vc vi phạm có thuộc trường hợp được miễn trừ nghĩa vụ trách nhiệm dân sự không: bất khả
kháng và đã nỗ lực hết sức để khắc phục, hành vi vi phạm là hậu quả xảy ra do lỗi bên vi phạm,...
 Quá trình thực hiện hợp đồng

Chứng cứ, tài liệu: Biên bản giao nhận hàng hóa, biên bản nghiệm thu, Hóa đơn VAT... phụ lục sửa đổi,
bổ sung hợp đồng...

Tài liệu trong quá trình giải quyết mâu thuẫn: CV đôn đốc thực hiện nghĩa vụ, Vb đề nghị gia hạn thanh
toán, BB đối chiếu công nợ, VB khiếu nại về hàng hóa, BB làm vc để giải quyết tranh chấp,...

- Luật sư cần xác định:

Bản chất của quan hệ hợp đồng;

Hợp đồng có hiệu lực PL không?

Xác định có hành vi vi phạm hợp đồng

Bên vi phạm đã khiếu nại trong thời hạn khiếu nại chưa

Thời hiệu còn hay không?

Hành vi vi phạm có thuộc trường hợp đc miễn trách nhiệm không?

6. Vụ án về lao động

1) Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp

 Xác định có cần giải quyết thông qua hòa giải trước khi khởi kiện không

2) Nghiên cứu các vấn đề về tố tụng


 Thời hiệu khởi kiện (Khoản 3 Điều 190 BLLD 20219, k3 Đ 194 BLLD 2019)
 Thủ tục tiền tố tụng:

Tranh chấp lao động cá nhân: Trước ngày 1/1/2021: Cần xác định có cần qua hòa giải k? Hòa giải trong
thời hạn 05 ngày làm vc… (GT P231)

Tranh chấp lao động tập thể: Yêu cầu chủ tịch UBND cấp huyện hòa giải chưa?
Sau ngày 1/1/2021: Có tài liệu thể hiện các bên tranh chấp đã qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao
động chưa?

 Vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật

Nếu tranh chấp đc giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực PL thì làm đơn đề nghị TA đình chỉ
giải quyết vụ việc

3) Nghiên cứu nội dung tranh chấp


 Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do người sử dụng lao động đơn phương
chấm dứt vs NLĐ:
- Việc đơn phương có căn cứ không?
- Người sử dụng LĐ có báo trước cho NLĐ đủ số ngày theo quy định tại k3 điều 36 BLLD 2019 k?
- NLD có thuộc trường hợp PL quy định người SDLĐ không đc quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động không?
- Nếu NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách/thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người
lao động tại cơ sở thì trc khi chấm dứt HĐLĐ, NSDLD đã thực hiện theo đúng thủ tục pháp luật chưa?
 Tranh chấp về kỷ luật lao động:
- Quyết định kỷ luật có căn cứ không?
- NSDLD có thực hiện đúng trình tự thủ tục khi xử lý kỷ luật NLD không?
- Ai là người ký quyết định kỷ luật?
- Quyết định kỷ luật có đc ban hành trong thời hiệu xử lý kỷ luật không?
 Tranh chấp về hoàn trả chi phí đào tạo:
- Có quan hệ đào tạo không?
- Khóa đào tạo về vấn đề gì?
- Chi phí đào tạo bao nhiêu; giữa các bên có hợp đồng đào tạo/cam kết đào tạo không?
- Thời gian NLĐ cam kết làm vc sau đào tạo?
- Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nếu người LĐ vi phạm?
- NLD có hành vi vi phạm hợp đồng đào tạo/ cam kết đào tạo không?

=> Trên Tòa-viết luận cứ (Trang 299-316)

7. Vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình (tranh chấp nuôi con, chia tài sản ly hôn)  Bản luận cứ
(316-327)

*Cần làm rõ

- Xác định tính chất của quan hệ hôn nhân: hôn nhân hợp pháp, hủy kết hôn trái pháp luật hay không công
nhận hôn nhân vợ chồng)

- Thời gian chung sống hạnh phúc, thời điểm phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn, mức độ mâu
thuẫn, khả năng có đoàn tụ đc hay k?

- Lý do, động cơ xin ly hôn

- Quá trình vợ chồng mâu thuẫn đã đc gia đình, cơ quan, chính quyền giải quyết giúp đỡ chưa, ý kiến vợ
chồng ntn?
- Con chung bn tuổi? Thuộc trường hợp hỏi ý kiến con hay không? Nguyện vọng của con? Hiện ai là người
trực tiếp nuôi con? Điều kiện công vc và thu nhập của từng người?

- Trường hợp chồng xin ly hôn thì phải xác định người vợ có thai hay không? Có nuôi con dưới 12 tháng
tuổi k?

- Chế độ tài sản giữa các bên (thỏa thuận hay luật định? Hiệu lực của thỏa thuận trong trường hợp vc có
thỏa thuận về chế độ tài sản)

-Tài sản chung, riêng; xác định nguồn gốc tài sản, công sức đóng góp trong vc tạo dựng và duy trì, giá trị
tài sản và nhu cầu sử dụng thực sự của từng đương sự (lấy tiền hay hiện vật)

*Đánh giá chứng cứ: (p 236-245)

PHẢN TỐ

Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện
ngược lại người đã kiện mình (tức là kiện ngược trở lại với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn), nhưng
được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu
của hai bên có yêu cầu chặt chẽ với nhau. Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan
đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới. Như vậy, yêu
cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có việc nguyên đơn kiện bị đơn và Toà án có thẩm quyền thụ lý
vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn, sau đó bị đơn cũng cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm
phạm và có đơn yêu cầu toà án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong
cùng một vụ án dân sự.

Tức là, khi bị khởi kiện trong một vụ án dân sự, bị đơn có quyền đưa ra ý kiến hoặc yêu cầu phản tố. Tuy
nhiên, trên thực tế, nhiều bị đơn đã bỏ qua yêu cầu phản tố của mình do không biết mình có quyền này đã
được quy định cụ thể trong luật hoặc không hiểu rõ những quyền của mình trong tố tụng dân sự. “Phản tố”
là một thuật ngữ pháp lý có gốc từ tiếng Hán nên thường gây khó hiểu cho người mới tiếp cận, nhưng cơ
bản có thể được hiểu đây là một quyền của người “bị tố” – người bị kiện hay chính là bị đơn đưa ra những
yêu cầu “phản” lại với những “tố – yêu cầu của người khởi kiện”, “phản” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng
có tính độc lập với yêu cầu khởi kiện nhưng sự đối lập không chỉ bao gồm việc loại trừ trực tiếp yêu cầu
của nguyên đơn mà có thể theo hướng bù trừ nghĩa vụ được nêu trong yêu cầu của nguyên đơn. Thoạt
nghe thì thấy rằng yêu cầu phản tố này có sự tương đồng với việc đưa ra ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện
do các yêu cầu này đều liên hệ mật thiết với yêu cầu khởi kiện ban đầu của nguyên đơn, nhưng thực tế thì
hai yêu cầu này lại hoàn toàn khác biệt về hệ quả pháp lý và mỗi bên trong vụ án đều phải hiểu rõ các
quyền này để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Về chủ thể thực hiện quyền phản tố. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 200 BLTTDS, bị đơn được
“Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị
bù trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu”. Theo quy định này thì yêu cầu phản tố chỉ được thực hiện
khi và chỉ khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn. Trong trường hợp người đại diện theo uỷ quyền của
bị đơn tham gia tố tụng trong vụ án có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn thì Toà án giải quyết như thế
nào. Giả sử khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, bị đơn được xác định có yêu cầu phản tố đã uỷ
quyền cho người khác theo đúng thủ tục để tham gia tố tụng tại Toà án và có toàn quyền thay mặt bị đơn
quyết định các vấn đề có liên quan trong vụ án. Trong trường hợp này đã có rất nhiều Toà án chấp nhận
yêu cầu phản tố của người đại diện theo ủy quyền nhưng cũng có những Toà án không chấp nhận vì cho
rằng để thực hiện yêu cầu phản tố bị đơn phải là người trực tiếp yêu cầu. Người đại diện theo ủy quyền
không có quyền yêu cầu phản tố vì họ không phải là bị đơn mà chỉ là người đại diện theo uỷ quyền của bị
đơn.

Về việc đưa ra ý kiến bằng văn bản của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Đây là quyền, vì
vậy bị đơn có thể thực hiện hoặc không thực hiện, tuy nhiên, pháp luật cũng đặt ra giới hạn việc thực hiện
quyền này được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ khi bị đơn nhận được yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn, trường hợp cần gia hạn thì được phép gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Thực tế việc đưa ra ý kiến
có thể được áp dụng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án và bị đơn không có nghĩa vụ chứng minh cho
những ý kiến của mình

Về việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở
phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải. Việc đưa ra yêu cầu phản tố
được thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Như vậy, về bản chất đưa ra yêu cầu phản tố cũng
giống như việc khởi kiện một vụ án, vì vậy vai trò của bị đơn lúc này cũng đã khác, không chỉ đơn thuần
là bị đơn mà kiêm luôn quyền và nghĩa vụ của một nguyên đơn trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, thế nào là
một yêu cầu phản tố chính đáng và để được toà án chấp nhận thì tác giả sẽ đi sâu và tập trung phân tích
dựa trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, về mặt nội dung, yêu cầu phản tố chỉ được chấp nhận khi thuộc một trong những trường hợp
quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
“a, Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập;

b, Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của
nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c. Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết
vụ án được chính xác và nhanh hơn”.

Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hơn về điều khoản này, nhưng chúng ta có thể tham khảo
quy định tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Ở đây,
trước hết yêu cầu phản tố phải là yêu cầu không cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Việc xác
định thế nào là yêu cầu không cùng với yêu cầu của nguyên đơn thì thoạt nhiên nghe có vẻ trừu tượng
nhưng ở đây tác giả đưa ra một ví dụ minh chứng cụ thể để bạn đọc dễ hình dung hơn “Nếu nguyên đơn
đưa ra yêu cầu về việc trả tiền theo hợp đồng mua bán, bị đơn đưa ra ý kiến là chỉ chi trả một phần hoặc
không chấp nhận trả tiền phát sinh từ hợp đồng mua bán đó cho nguyên đơn thì đó không phải là yêu cầu
phản tố mà chỉ được coi là ý kiến của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bởi yêu cầu của bị
đơn cũng về nghĩa vụ trả tiền phát sinh từ một hợp đồng như của nguyên đơn. Nhưng nếu như yêu cầu của
bị đơn là yêu cầu nguyên đơn trả tiền cho mình phát sinh từ hợp đồng mua bán khác thì có thể được coi là
yêu cầu phản tố vì tuy là cùng một nghĩa vụ trả tiền nhưng nó lại phát sinh từ hợp đồng mua bán khác –
có nghĩa là tính chất đã khác với yêu cầu của nguyên đơn – việc xác định cụ thể đó có phải là yêu cầu phản
tố không thì còn phải căn cứ vào các yếu tố được tác giả tiếp tục phân tích ở dưới đây.
Tiếp theo, để xác định như thế nào là yêu cầu phản tố, thì yêu cầu đó phải thuộc một trong 3 trường hợp
luật định: (1) Với trường hợp yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với nguyên đơn, thì trong Nghị quyết số
05/2012/NQ – HĐTPTANDTC đã đưa ra ví dụ sau: “Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B
phải trả tiền thuê nhà còn nợ của năm 2005 là năm triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải
thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho
nguyên đơn là 3 triệu đồng. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với
nguyên đơn A”. Như vậy, nghĩa vụ bù trừ ở đây là nghĩa vụ trả tiền cụ thể số tiền bên B nợ tiền thuê nhà
của bên A có thể được bù trừ với số tiền bên B đã bỏ ra sửa chữa căn nhà. (2) Với trường hợp yêu cầu
phản tố dẫn đến việc loại trừ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, ví dụ: “A có chiếc xe ô tô
thuộc sở hữu riêng đã bán cho C, nhưng nói với con (B là con của A) là cho C thuê mỗi tháng 5 triệu đồng.
Sau đó A chết, B khởi kiện yêu cầu C phải thanh toán tiền thuê xe trong 1 năm qua là 60 triệu đồng. C có
yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu xe ô tô và có tranh chấp. Nếu Toà án chấp nhận
yêu cầu phản tố của C thì dẫn đến việc không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của B đòi C thanh toán tiền thuê
xe ô tô”.Trường hợp này, yêu cầu phản tố của C đã loại trừ toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn B.
(3) Yêu cầu phản tố được đưa ra nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ
án được chính xác và nhanh chóng hơn.

Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTPTANDTC đã đưa ra ví dụ sau: “Chị M khởi kiện yêu cầu anh N phải
trợ cấp nuôi con là P mỗi tháng 300.000đ. Anh N có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án xác định P không
phải là con ruột của mình”. Trường hợp này, yêu cầu của anh N không bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của
chị M, cũng không làm triệt tiêu yêu cầu của chị M – Yêu cầu của chị M vẫn chính đáng nếu như là con
của anh N, tuy nhiên, việc giải quyết yêu cầu này sẽ dẫn tới kết luận cuối cùng về việc giải quyết yêu cầu
của chị M. Trên thực tế, các yêu cầu của nguyên đơn có thể phức tạp hơn và việc đưa ra yêu cầu phản tố
của bị đơn cũng có thể trên nhiều phương diện, có thể thuộc đồng thời 3 trường hợp trên hoặc chỉ thuộc
một trường hợp và việc chấp nhận yêu cầu phản tố một phần cũng dựa trên quan điểm của Thẩm phán trực
tiếp giải quyết vụ việc.

Thứ hai, về mặt hình thức, việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện
của một vụ việc, có nghĩa là bị đơn phải soạn đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Toà án, sau đó bị đơn
sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn. Thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại
kể từ ngày bị đơn nộp tạm ứng án phí hoặc trong trường hợp bị đơn được miễn án phí thì tính từ ngày Toà
án nhận được đơn phản tố. Bên cạnh những yếu tố về trình tự, thủ tục thì hậu quả pháp lý cũng thay đổi
cơ bản nếu như bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố. Cụ thể, thay vì trước kia bị đơn không có nghĩa vụ chứng
minh cho ý kiến của mình thì bây giờ bị đơn phải chủ động trong việc chứng minh yêu cầu phản tố của
mình. Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, nếu bị đơn không đưa ra yêu cầu phản tố thì Thẩm phán sẽ đình
chỉ giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, nếu như bị đơn đã đưa ra yêu cầu phản tố thì vai trò của các bên sẽ thay
đổi, bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn và ngược lại, nguyên đơn lại trở thành bị đơn, vụ án vẫn tiếp tục được
giải quyết.

Thứ ba, theo quan điểm của tác giả là có nên áp dụng thời hiệu khởi kiện cho yêu cầu phản tố hay không.

Thực tế một số Toà án ở một số địa phương đã đưa ra những quan điểm khác nhau về việc có hay không
có việc áp dụng thời hiệu khởi kiện cho yêu cầu phản tố. Trên thực tế có hai luồng ý kiến khác nhau về
việc có nên hay không nên áp dụng thời hiệu khởi kiện vào yêu cầu phản tố:
(1) Yêu cầu phản tố cũng được coi là yêu cầu khởi kiện nên cũng phải áp dụng thời hiệu khởi kiện giống
như yêu cầu khởi kiện. Theo khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 “Bị đơn có quyền đưa ra
yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ
với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy
định tại Điều 71 của Bộ luật này”. Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn cũng được hiểu là chính là một
yêu cầu khởi kiện, khi có phát sinh “yêu cầu phản tố” thì bị đơn cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như
nguyên đơn. Nếu yêu cầu phản tố đã quá thời hiệu khởi kiện thì Toà án sẽ lấy đó làm căn cứ để không
chấp nhận việc khởi kiện của bị đơn. Khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định:
“nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục
phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền
tạm ứng án phí” thì ở đây bị đơn cũng phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu phản tố của mình.
Bên cạnh đó, Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định “Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc
yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn”. Như
vậy, yêu cầu phản tố cũng chính là yêu cầu khởi kiện nên yêu cầu này cũng phải được tuân thủ quy định
về thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

(2) Yêu cầu phản tố không phải là yêu cầu khởi kiện mà chỉ được áp dụng các thủ tục của yêu cầu khởi
kiện do có tính chất tương tự nên không được áp dụng thời hiệu khởi kiện. Khi vụ kiện được bắt đầu bằng
việc khởi kiện của nguyên đơn, sau khi Toà án thụ lý, bị đơn phải tìm hiểu yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn là gì để từ đó chấp nhận hay có yêu cầu phản tố. Khoản 4 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
quy định: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại bất kỳ thời điểm nào trước thời điểm mở phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải”. Như vậy, thời hiệu khởi kiện chỉ áp
dụng đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chứ không áp dụng đối với yêu cầu phản tố của bị đơn, ở
đây có nghĩa là “đây là quyền không bị hạn chế về thời hiệu của bị đơn”.

Thực tế, trong tất cả các vụ kiện dân sự thì bị đơn luôn ở thế bị động, phụ thuộc vào các yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn. Nguyên đơn có đưa ra yêu cầu khởi kiện thì bị đơn mới biết mà có yêu cầu phản tố ngược
trở lại với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Hay nói cách khác, yêu cầu phản tố luôn luôn có sau yêu
cầu khởi kiện, khi nào có yêu cầu khởi kiện thì lúc ấy mới phát sinh yêu cầu phản tố, quyền yêu cầu phản
tố của bị đơn là dạng quyền “phát sinh” từ quyền khởi kiện của nguyên đơn.

Mặt khác, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện, có nghĩa đây là
quy định dành cho nguyên đơn thực hiện quyền khởi kiện của mình trong một thời hạn nhất định. Tại Điều
200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn, không có nội dung
nào xác định bị đơn phải phản tố trong thời hiệu khởi kiện. Như vậy, trong khoảng thời gian từ khi Toà án
thụ lý vụ án đến trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải,
bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố bất kỳ lúc nào.

Từ những phân tích trên có thể thấy, việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn có sự tác động to lớn tới quá
trình giải quyết vụ việc về mặt nội dung và hình thức, Thực tế, bị đơn thường bỏ lỡ việc sử dụng quyền
này do không biết, cụ thể về mặt nội dung với những người dân bình thường thì thường không biết cách
trình bày yêu cầu của mình một cách rõ ràng mà chỉ lồng ghép cùng với các ý kiến về yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn; Về mặt thủ tục, thì người dân cũng không biết trình tự thủ tục như thế nào nếu đưa ra yêu
cầu phản tố, thực tế thì các cán bộ Toà án lại không hướng dẫn cụ thể. Như vậy, pháp luật cần quy định
cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu hơn về quyền này, cũng như trách nhiệm của cán bộ toà án trong việc phổ biến
quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như việc hướng dẫn các bên trong việc thực hiện quyền của mình để
pháp luật đi vào cuộc sống và đảm bảo được chức năng bảo vệ công lý của mình; Bên cạnh đó, tác giả
cũng cho rằng nên sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng có thời hạn
được yêu cầu: “Cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến phản tố xác định” thì cũng cần bổ
sung thêm khái niệm, hình thức phản tố trong văn bản hướng dẫn cụ thể, có như vậy sẽ dễ dàng hơn trong
việc xác định thời hạn; Mặt khác, không nên đặt quy định tại Điều 200 trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 một cách độc lập mà phải đặt trong mối liên hệ với các quy định khác của Bộ luật Tố tụng dân sự và
chế định uỷ quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự. Khi tham gia tố tụng, đương sự được quyền uỷ
quyền cho người khác đại diện thay mặt mình, từ đó căn cứ vào văn bản uỷ quyền để xác định quyền được
thực hiện yêu cầu phản tố của chủ thể là người đại diện theo uỷ quyền.

Yêu cầu phản tố là yêu cầu của bị đơn đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập. Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) liên quan đến yêu cầu phản tố và một số vướng mắc trong thực tiễn.

I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾM YÊU CẦU PHẢN TỐ


1. Về yêu cầu phản tố của bị đơn
Quyền được đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200 của BLTTDS năm
2015 như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của
nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập.”. Nghĩa là sau khi nhận được Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi
nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản
tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Tuy nhiên,
trong thực tiễn hiện nay vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa yêu cầu phản tố của bị đơn với ý kiến của bị đơn dẫn
đến trường hợp Tòa án không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc chỉ là ý kiến của bị đơn nhưng Tòa
án lại xem xét giải quyết như yêu cầu phản tố của bị đơn. Những sai sót như vậy, dẫn đến việc áp dụng
pháp luật không đúng làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hoặc là vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Trước đây, việc phân biệt yêu cầu phản tố và ý kiến của bị đơn được Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP
ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết.
Ví dụ: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B phải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của năm 2005
là năm triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị
hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là ba triệu đồng. Trường hợp này,
yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A.
- Chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối
với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu bị đơn có yêu cầu cùng với yêu cầu của
nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (như yêu cầu Toà án không chấp
nhận yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc chỉ chấp
nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Ví dụ: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu đối với một xe ô tô và
buộc bị đơn D trả lại cho mình xe ô tô đó. Bị đơn D có yêu cầu Toà án không công nhận xe ô tô này thuộc
sở hữu của C mà là của mình hoặc công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu chung của C và D. Trường hợp
này, yêu cầu của bị đơn D không được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn C.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 200 của BLTTDS năm 2015 thì yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập.
Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng
có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực
hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu
của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên
đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại
đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được
chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.
- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu
cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc
giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Có sự liên quan giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ với nhau và nếu được giải
quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn.
2. Về thời điểm bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố
Theo quy định tại khoản 3 Điều 200 BLTTDS năm 2015 thì “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố
trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”. Quy định
bị đơn chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận
công khai chứng cứ và hòa giải là một quy định hoàn toàn mới của BLTTDS năm 2015. Bởi vì thực tiễn
giải quyết các vụ án dân sự nói chung trước đây theo BLTTDS năm 2004 thì nhiều trường hợp bị đơn
không đưa ra yêu cầu phản tố ngay từ đầu mà có khi đưa ra yêu cầu phản tố trong thời gian chuẩn bị xét
xử, có khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài và làm
tăng tính phức tạp của bị án. Tuy nhiên, điểm hạn chế của BLTTDS năm 2015 là không quy định rõ bị
đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải lần thứ mấy. Vì một vụ án có thể mở nhiều phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không
không nhất giữa các Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, đôi khi là sự “lách luật” để có thể xem
xét thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn trong trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố sau thời điểm mở
phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ nhất.
II. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN
Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề yêu cầu phản tố và thực tiễn giải quyết
các vụ án có yêu cầu phản tố hiện tai, tác giả nêu một số vướng cụ thể như sau:
1. Yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn của bị đơn trong vụ án ly hôn có phải là yêu
cầu phản tố?Các vụ án hôn nhân và gia đình có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng mà Tòa án giải
quyết hiện nay có một số trường hợp sau: Nguyên đơn không yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng
nhưng bị đơn có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng; nguyên đơn yêu cầu chia một số tài sản chung
của vợ chồng và bị đơn có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khác. Vấn đề chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn trong những trường hợp trên hiện nay vẫn còn quan điểm khác nhau.Có quan điểm
cho rằng yêu cầu chia tài sản của bị đơn không phải là yêu cầu phản tố nhưng có quan điểm cho rằng yêu
cầu chia tài sản của bị đơn là yêu cầu phản tố. Quan điểm tác giả đồng tình yêu cầu chia tài sản của bị đơn
là yêu cầu phản tố. Vì các lý do sau:

Thứ nhất, yêu cầu chia tài sản là yêu cầu của bị đơn buộc nguyên đơn phải thực hiện nghĩa vụ là chia một
phần tài sản chung của vợ chồng cho bị đơn được hưởng.

Thứ hai, yêu cầu chia tài sản của bị đơn là có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Vì khi giải quyết vụ án
ly hôn, nếu có đương sự đặt ra vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng thì Tòa án phải xem xét giải quyết
và nếu Tòa án giải quyết yêu cầu chia tài sản trong cùng một vụ án ly hôn thì sẽ thuận tiện và nhanh hơn
so với việc phải tách yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng để giải quyết trong vụ án khác.
Thứ ba, yêu cầu chia tài sản của bị đơn và yêu cầu ly hôn, yêu cầu chia tài sản của nguyên đơn là hoàn
toàn độc lập nhau.Như vậy, yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thỏa mãn điều kiện là yêu cầu phản
tố như hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao mà tác giả đã trình bày.2. Yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị
đơn trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất có phải là yêu cầu phản tố?Khác với quy định trước
đây, BLTTDS năm 2015 không quy định bắt buộc đương sự phải có đơn yêu cầu hủy quyết định cá biệt.
Mà BTTDS năm 2015 quy định tại khoản 2 Điều 34 như sau: “Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có
quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.”. Tuy nhiên,
nếu đương sự có yêu cầu Tòa án hủy quyết định cá biệt thì Tòa án cũng phải xem xét, giải quyết.Trong
các vụ án có yêu cầu về hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nhiều nhất là các vụ án tranh chấp về
quyền sử dụng đất. Đó là trường hợp nguyên đơn là bên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị
đơn là bên đang trực tiếp sử dụng đất tranh chấp nên bị đơn yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đã cấp cho nguyên đơn liên quan đến phần đất tranh chấp. Đối với yêu cầu hủy giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của bị đơn trong trường hợp nêu trên thực tiễn hiện nay vẫn còn nhận thức khác
nhau.Có quan điểm cho rằng yêu cầu này của bị đơn không phải là yêu cầu phản tố nhưng cũng có quan
điểm cho rằng yêu cầu này của bị đơn là yêu cầu phản tố. Còn theo quan điểm của tác giả, yêu cầu hủy
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị đơn là yêu cầu hủy quyết định cá biệt trong vụ án dân sự được
quy định tại Điều 34 BLTTDS. Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của BLTTDS thì: “Khi giải quyết vụ
việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ
giải quyết.”. Như vậy, khi có căn cứ cho rằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rõ ràng trái pháp luật
thì Tòa án có quyền quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó mà không phụ thuộc vào
việc có đương sự yêu cầu hay không. Bản chất của yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong
vụ án dân sự là yêu cầu khiếu kiện hành chính nhưng sẽ được giải quyết trong cùng vụ án dân sự. Nếu
trong vụ án hành chính thì cơ quan ban hành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người bị kiện thì trong
vụ án dân sự cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, chủ thể mà bị đơn hướng tới và “có tranh chấp” là cơ quan đã cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho nguyên đơn chứ không phải là nguyên đơn. Và trong vụ án dân sự thì cơ quan cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (thường là UBND cấp huyện) không có yêu cầu độc lập gì nên không thỏa mãn
được điều kiện: “bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với …, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập” quy định tại khoản 1 Điều 200 BLTTDS. Mặt khác, khi giải quyết vụ án tranh chấp về
quyền sử dụng đất có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Tòa án bắt buộc phải xem xét,
đánh giá tính hợp pháp của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho nguyên đơn. Qua đó mới có
căn cứ quyết định chấp nhận hay không không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bị đơn. Do đó, yêu cầu
hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị đơn trong trường hợp trên là cùng (không độc lập) với yêu
cầu của nguyên đơn. Chính vì vậy mà yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị đơn không
phải là yêu cầu phản tố vì không thỏa mãn các điều kiện của yêu cầu phản tố.
3. Trường hợp, bị đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố sau khi Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải hoặc tại phiên tòa thì giải quyết như thế nào?
Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không được quy định cụ thể trong BLTTDS
năm 2015 nhưng có hướng dẫn tại mục 7 phần III Văn bản số: 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017
của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ có giải đáp. Cụ thể như sau:- Tòa án chấp
nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước
thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.- Tại phiên họp
và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận
việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi
kiện ban đầu.Tuy nhiên, thời điểm thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn thì BLTTDS năm 2015
không quy định và hiện nay Tòa án nhân dân tối cao cũng chưa có hướng dẫn hoặc giải đáp cụ thể. Điều
này dẫn đến sự lúng túng hoặc áp dụng pháp luật không thống nhất của các Thẩm phán. Theo tác giả, mặc
dù BLTTDS năm 2015 không quy định cụ thể về thời điểm thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn
nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể vận dụng và áp dụng pháp luật tương tự như hướng
dẫn về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

4. Sau khi Tòa án đã mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải,
Tòa án mới đưa thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng trong vụ án và người
này có yêu cầu độc lập thì bị đơn có được quyền đưa ra yêu cầu phản tố?Theo quy định tại Điều 210
của BLTTDS năm 2015 thì tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải,
đương sự có quyền đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng trong vụ
án hoặc trong quá trình giải quyết vụ án nếu Tòa án thấy cần thiết thì cũng có quyền đưa người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng trong vụ án. Như vậy, vấn đề đặt ra là sau khi Tòa án đã mở phiên
họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, Tòa án mới đưa thêm người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng trong vụ án và người này có yêu cầu độc lập thì bị đơn có được
quyền đưa ra yêu cầu phản tố không. Về nguyên tắc, Tòa án đã mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận công khai chứng cứ và hòa giải thì bị đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố. Tuy nhiên, theo tác
giả trong trường hợp nêu trên thì bị đơn vẫn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

You might also like