Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

ĐỀ TÀI: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2.4


MÔN HỌC: PHÂN TÍCH VÀ LẬP DỰ ÁN
GIẢNG VIÊN: ĐỖ TRƯỜNG SƠN

HÀ NỘI – 2021
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã sinh viên

1 Nguyễn Như Vân A35652

2 Nguyễn Thị Phương Giang A36296

3 Đinh Văn Bình A36986

4 Phạm Minh Huy A36406

5 Hồ Ngọc Minh A36078

6 Bùi Hoàng Anh A36024

7 Nguyễn Thị Diễm Quỳnh A35783

8 Trần Thị Nhung A35726

2
LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 8 tuần được làm quen và tiếp thu kiến thức với môn học Phân tích và
lập dự án, chúng em nhận thức được sâu sắc rằng mình cần phải học hỏi, tìm hiểu và
nghiên cứu nhiều hơn, mở rộng tầm nhìn ra thế giới quan. Qua quá trình học tập dưới
sự giảng dạy tận tâm, có tầm của giảng viên, chúng em dần định nghĩa, hình dung rõ
nét về môn Phân tích và lập dự án nói riêng và tầm quan trọng của kiến thức nói
chung. Dựa vào những kiến thức được học và sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể của giảng
viên bộ môn, chúng em đã bắt tay vào nghiên cứu, phân tích và thực hiện đề tài “Lập
dự án đầu tư”.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thăng Long đã
đưa môn học Phân tích và lập dự án vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn chân đến giảng viên bộ môn đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên – thầy Đỗ Trường Sơn
đã tận tụy hướng dẫn, đã dành thời gian quý báu của bản thân để đọc dự án, chấm bài
và đưa ra những lời góp ý. Chúng em xin gửi tới giảng viên Đỗ Trường Sơn lời chúc
sức khoẻ, hạnh phúc và có những bước tiến thật thành công trong công việc!
Bộ môn “Phân tích và lập dự án” là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính
thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh
viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều
bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có
thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem
xét và góp ý để bài tiểu luận “Lập dự án đầu tư” của chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3
MỤC LỤC

PHẦN 1. TỔNG QUAN DỰ ÁN.............................................................................


1.1. Giới thiệu dự án:......................................................................................6
1.2. Nội dung kinh doanh:..............................................................................7
1.2.1. Cửa hàng:...................................................................................................
1.2.2. Nguồn nhập:...............................................................................................
1.2.3. Mục tiêu:.....................................................................................................
PHẦN 2. NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.............................................
2.1. Cơ sở pháp lý:..........................................................................................9
2.2. Điều kiện, thủ tục kinh doanh quán café...............................................9
PHẦN 3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG................................................................
3.1. Định vị thị trường:.................................................................................11
3.1.1. Tạo dựng được hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, thương hiệu trong
tâm trí khách hàng ở thị trường mục tiêu.................................................
3.1.2. Tạo được sự khác biệt cho sản phẩm, thương hiệu..................................
3.2. Đối thủ cạnh tranh:...............................................................................12
3.3. Địa điểm thực hiện dự án:.....................................................................13
3.4. Nhu cầu của khách hàng:......................................................................15
3.4.1. Lượng cung:..............................................................................................
3.4.2. Lượng cầu:................................................................................................
3.5. Thị trường đầu vào:...............................................................................15
3.5.1. Nguồn cung cấp nguyên liệu:...................................................................
3.5.2. Công nghệ.................................................................................................
3.5.3. Nguồn nhân lực:.......................................................................................
3.6. Thị trường đầu ra..................................................................................17
3.6.1. Thị trường tổng quan:..............................................................................
3.6.2. Thị trường mục tiêu:.................................................................................
PHẦN 4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT XÂY DỰNG..............................................

4
4.1. Thiết kế chung:......................................................................................19
4.2. Thiết kế chi tiết:.....................................................................................19
4.2.1. Khu vực dành cho khách..........................................................................
4.2.2. Khu vực bếp:.............................................................................................
4.2.3. Khu vệ sinh:..............................................................................................
4.2.4. Nơi để xe:..................................................................................................
4.2.5. Kho để nguyên vật liệu:............................................................................
4.2.6. Hệ thống cấp thoát nước:.........................................................................
4.2.7. Hệ thống điện:..........................................................................................
PHẦN 5. GIỚI THIỆU NHÀ HÀNG VÀ CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG................
5.1. Đặc điểm:................................................................................................21
5.2. Menu:......................................................................................................21
5.3. Thời gian hoạt động:.............................................................................21
5.4. Cơ cấu quản lý:......................................................................................21
5.5. Quy trình bán hàng:..............................................................................23
5.6. Phương án kinh doanh:.........................................................................24
5.7. Phân tích mô hình SWOT của nhà hàng:............................................24
PHẦN 6. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.....................................................................
6.1. Nguồn vốn:.............................................................................................26
6.2. Chi phí:...................................................................................................26
6.2.1. Chi phí đầu tư ban đầu:............................................................................
6.2.2. Chi phí mặt bằng......................................................................................
6.2.3. Chi phí nhân công.....................................................................................
6.2.4. Chi phí nguyên vật liệu.............................................................................
6.3. Dự báo doanh thu và điểm hòa vốn:....................................................31
PHẦN 7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, KINH TẾ
CHÍNH TRỊ.................................................................................................................
7.1. Tình hình kinh tế xã hội........................................................................37
7.2. Tình hình kinh tế chính trị....................................................................37

5
PHẦN 8. QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN..................................................................
8.1. Nhận diện rủi ro.....................................................................................39
8.2. Giải pháp quản lý rủi ro........................................................................39
PHẦN 9. KẾT LUẬN.............................................................................................

6
DANH MỤC MINH HỌA

Hình 1. Địa điểm khả thi thứ 1.............................................................................14


Hình 2. Địa điểm khả thi số 2...............................................................................15
Hình 3. Nguồn nhân lực.......................................................................................18
Hình 4. Menu cửa hàng........................................................................................22
Bảng 5.1. Quy trình bán hàng...............................................................................25
Bảng 6.1. Chi phí đăng ký kinh doanh.................................................................27
Bảng 6.2. Chi phí lắp đặt, xây dựng.....................................................................28
Bảng 6.3. Chi phí mua sắm vật dụng trang trí......................................................29
Bảng 6.4. Chi phí trang thiết bị............................................................................30
Bảng 6.5. Chi phí đồ dùng....................................................................................31
Bảng 6.6. Chi phí nhân công................................................................................32
Bảng 6.7. Bảng kế hoạch trả nợ............................................................................32
Bảng 6.8. Bảng chi phí sinh hoạt hàng năm không bao gồm lãi vay...................33
Bảng 6.9. Chi phí nộp ngân sách Nhà nước hàng năm.........................................34
Bảng 6.10. Bảng doanh thu dự kiến hàng năm.....................................................34
Bảng 6.11: Bảng chỉ tiêu tài chính.......................................................................36

7
PHẦN 1. TỔNG QUAN DỰ ÁN

1.1. Giới thiệu dự án:


 Tên dự án: Kinh doanh một quán ăn
 Tên cửa hàng: Bún bò Huế Xưa
 Qua quá trình tìm hiểu thị trường, xác định được nhu cầu của người dân
Hà Nội và sinh viên về việc ăn uống hàng quán, nhận thấy xung quanh
Trường Đại học Thăng Long chưa thực sự phát triển nhiều cửa hàng
quán ăn, đặc biệt là cửa hàng về món ăn Bún bò Huế xuất hiện rất ít, hầu
như là không có. Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế, món
bún này phổ biến trên cả ba miền ở Việt Nam và cả người Việt tại hải
ngoại. Vì vậy chúng tôi quyết định lên ý tưởng kinh doanh mở cửa hàng
Bún bò Huế trên địa bàn gần Trường Đại học Thăng Long.
 Quán Bún bò Huế Xưa của chúng tôi sẽ đem đến cho thực khách một
món ăn đã tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng đất Huế thân thương.
Với sứ mệnh ấy, nhóm chúng tôi xây dựng dự án không chỉ để phục vụ
nội dung bài học mà còn mong muốn có thể thực hiện trong tương lai.

BÚN

HUẾ
XƯA

8
1.2. Nội dung kinh doanh:
1.2.1. Cửa hàng:

 Địa điểm: Dự án kinh doanh cửa hàng ăn – Bún bò Huế Xưa tại đường
Nghiêm Xuân Yêm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
 Diện tích: 60m2
 Thời gian mở cửa từ 6h đến 21h30
 Đảm bảo các thiết bị, phục vụ đồ uống sạch sẽ, theo tiêu chí an toàn vệ
sinh
 Thực phẩm: có nguồn gốc nhập và xuất xứ rõ ràng, quy trình chế biến và
bảo quản phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chí “An toàn vệ sinh”
 Với tiêu chí “Mang đến nét đặc trưng của vùng đất Huế”. Phong cách
Huế xưa được tái hiện lại trong quán ăn mang cảm giác nhớ mong về
nguồn cội. Thực khách đến đây không chỉ để ăn mà còn để trải nghiệm
những nét đẹp cổ xưa, đối với những người con của Huế xa quê sẽ bớt
nhớ nhung quê nhà, còn đối với những người lần đầu đến sẽ như khám
phá một nơi chốn mới với nhịp sống sẽ nhẹ nhàng, không vội vã.
1.2.2. Nguồn nhập:
Nguyên liệu tươi ngon là điều cốt lõi để tạo nên một bát bún bò Huế khiến
cho thực khách nhớ mãi. Một quán bún bò Huế đơn thuần thì nhà cung cấp
không phải là vấn đề lớn, ở đây chúng tôi điểm qua 3 loại nhà cung cấp chính:
 Bò và giò heo: Để đạt được chất lượng cao nhất cho quán mỗi ngày
chúng tôi cần ít nhất gần ½ con bò (xương, thịt đùi, thịt thăn, mỡ) để chế
biến nước dùng và thịt cho tô bún. Vì thế, chúng tôi thông thường sẽ đặt
tại các lò mổ bò và heo lân cận mỗi ngày ít nhất 100kg xương (ống,
sườn, đầu,...), 30kg thịt bò các loại, 30kg giò heo
 Rau: Để có giá tốt nhất cho rau, chúng tôi sẽ liên kết với một tiểu thương
ở chợ đầu mối để lấy các loại rau sao cho thật tươi ngon
 Chả: Chả ăn bún sẽ được mua lại từ một số nhà cung cấp có cơ sở chính
ở Huế, nhằm đảm bảo món ăn phù hợp nhất cho thực khách.
1.2.3. Mục tiêu:

 Mục tiêu ngắn hạn:


 Đưa quán vào hoạt động trong tháng đầu tiên. Giới thiệu, quảng bá
hình ảnh quán với người tiêu dùng thông qua Fanpage và phát tờ rơi,
bạn bè, người thân

9
 Hoàn thành thủ tục về cấp giấy chứng nhận chỉ tiêu An toàn vệ sinh
thực phẩm
 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng món ăn cùng với cung cách phục
vụ
 Mục tiêu dài hạn:
 Tạo được sự tin yêu đối với khách hàng, tạo được thương hiệu của
quán đối với khách hàng trong và ngoài khu vực xung quanh Trường
Đại học Thăng Long
 Sau khi hoàn vốn, tiếp tục mở rộng thêm cơ sở ở khu vực xung quanh
các trường đại học khác
 Đa dạng hóa các món ăn Huế thơm ngon, thu hút khách hàng khác
trong tương lai.

10
PHẦN 2. NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

2.1. Cơ sở pháp lý:


Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau:

 Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020.


 Căn cứ vào Nghị định 43/2010/NĐCP về đăng ký doanh nghiệp.
 Căn cứ vào Nghị định 102/2010/NĐCP hướng dẫn Luật doanh nghiệp.
 Căn cứ vào Thông tư 14/2010/TTBKH hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ
tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐCP về
đăng ký doanh nghiệp.
 Căn cứ vào Nghị định 05/2013/NĐCP sửa đổi quy định về thủ tục hành
chính của Nghị định 43/2010/NĐCP về đăng ký doanh nghiệp.
 Căn cứ vào thông tư 01/2013/TTBKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh
nghiệp.
 Nghị định 92/2013/NĐCP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
 Căn cứ vào Nghị định 31/2009/NĐCP sửa đổi Nghị định
58/2001/NĐCP về quản lý và sử dụng con dấu.
 Căn cứ vào Luật thương mại 2005.
 Căn cứ vào Luật lao động 2012.
 Căn cứ vào Pháp lệnh 12/2003/PLUBTVQH11 về vệ sinh an toàn thực
phẩm.
 Quyết định số 11/2006/QĐBYT ngày 09/3/2006 của Bộ Y tế ban hành
Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao.
 Quyết định số 80/2005/QĐBTC ngày 17/11/2005, Quyết định số
57/2006/QĐBTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng VSATTP.
 Căn cứ vào Thông tư 15/2012/TTBYT về điều kiện chung bảo đảm an
toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2.2. Điều kiện, thủ tục kinh doanh quán ăn
 Với các quán ăn, nhà hàng mới mở, thì việc đăng ký kinh doanh sẽ đăng
kí theo hộ cá thể. Bao gồm các điều kiện và thủ tục sau:
 Hồ sơ đăng ký kinh doanh hình thức hộ cá thể bao gồm các giấy tờ
sau: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Bản sao giấy CMND/ Hộ

11
chiếu của những người tham gia vào hộ kinh doanh và Bản sao biên
bản họp về thành lập hộ kinh doanh cá thể
 Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, cần nộp tại UBND quận, huyện nơi
mở quán, đồng thời đóng lệ phí. Thông thường trong 3 ngày làm việc,
bạn sẽ nhận được giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh
doanh
 Nếu sau 3 ngày không nhận được thì có thể hồ sơ của bạn không hợp
lệ và cần điều chỉnh. Nếu không nhận được phản hồi, bạn cần phải
khiếu nại để không ảnh hưởng đến tiến trình kinh doanh.
 Ngoài giấy đăng kí kinh doanh, hồ sơ xin cấp chứng nhận bao gồm
những giấy tờ sau:
 Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
 Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kinh doanh.
 Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo
chất lượng theo quy định.
 Giấy khám sức khỏe và đóng dấu từ bệnh viện của chủ nhà hàng và
quán ăn.
 Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm của cơ sở kinh doanh và người trực tiếp kinh doanh
 Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
 Việc làm đủ giấy tờ theo pháp luật sẽ đảm bảo cho việc kinh doanh của
quán ăn ít gặp phiền nhiễu hơn, và đảm bảo sự yên tâm cho khách hàng.

12
PHẦN 3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

3.1. Định vị thị trường:


Định vị thị trường hay còn gọi là xác định vị thế trên thị trường mục tiêu
luôn được coi là chiến lược chung nhất, chi phối mọi chương trình marketing
được áp dụng ở thị trường mục tiêu. Định vị thị trường là thiết kế sản phẩm và
hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị
trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Định vị thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải
quyết định khuếch trương bao nhiêu điểm khác biệt và những điểm khác biệt nào
giành cho khách hàng mục tiêu.
3.1.1. Tạo dựng hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí
khách hàng ở thị trường mục tiêu

 Thị trường mục tiêu: là nơi có khách hàng mục tiêu: những người thu
nhập trung bình/thấp: học sinh, sinh viên; nhân viên văn phòng, công
nhân,... và những người muốn thưởng thức hương vị ẩm thực Huế
nguyên bản đang sống và làm việc trên địa bàn quận Hoàng Mai, Thanh
Xuân nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
 Bún bò Huế là sản phẩm cơ bản, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con
người vậy nên chúng tôi không định vị sản phẩm của mình quá đặc biệt
để truyền thông. Chúng tôi muốn khách hàng đến cửa hàng của mình bởi
2 lý do:
 Với những khách hàng muốn lựa chọn món ăn cho bữa sáng/ trưa/ tối
của họ (họ chưa có lựa chọn nào trong đầu): Chúng tôi sẽ định vị cửa
hàng là nơi có món ăn ngon, đầy đủ, sạch sẽ và chất lượng phục vụ
tuyệt vời. Họ sẽ thường xuyên ghé tới vì chất lượng và sự thuận tiện
để họ có 1 bữa ăn nhanh, gọn lẹ. Vậy nên khi họ chưa biết ăn gì thì họ
sẽ nghĩ tới cửa hàng của chúng tôi đầu tiên.
 Với những khách hàng muốn ăn bún bò Huế (họ muốn ăn bún bò Huế
và vấn đề của họ là tìm quán bún bò Huế ngon): Chúng tôi sẽ ghi điểm
nhờ hương vị thơm ngon, mang đúng hương vị nguyên bản của bún bò
Huế ở vùng đất Cố đô. Với hương vị và đồ ăn kèm chất lượng, họ sẽ
nhớ đến quán chúng tôi như 1 điểm đến phù hợp.
3.1.2. Tạo được sự khác biệt cho sản phẩm, thương hiệu
Nếu một doanh nghiệp không muốn sản phẩm của mình bị nhầm lẫn với sản
phẩm của các đối thủ cạnh tranh thì phải xây dựng được những điểm khác biệt của

13
mình so với các doanh nghiệp khác bằng việc thiết kế một loạt những đặc điểm có ý
nghĩa để khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của mình với các đối thủ cạnh tranh.
Tạo điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất
Để làm ra một bát bún bò Huế chất lượng, quan trọng nhất đó là nguyên vật
liệu tạo thành món ăn. Với những nguyên liệu phổ biến như bún, hành lá, chân
giò, thịt,...chúng tôi sẽ nhập trực tiếp tại Hà Nội, nhập và sử dụng trong ngày để
đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh an toàn thực phẩm cho món ăn. Với những
nguyên liệu đặc thù tạo nên điểm khác biệt của bún bò Huế như mắm ruốc, chả
cua Huế, gia vị,.. chúng tôi sẽ lấy trực tiếp từ Huế để đem đến hương vị chân thật
nhất.
Ngoài tô bún, đồ ăn kèm cũng là điều chúng tôi chú trọng. Khách hàng
thường thích những cửa hàng đem đến các món ăn kèm chất lượng, đặc biệt với
món bún bò Huế, đồ ăn kèm là thứ không thể thiếu, chúng tôi sẽ chuẩn bị các
món ăn kèm đặc trưng với bún bò Huế như hành ngâm, măng ngâm, bắp chuối,...
để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Tạo điểm khác biệt về nhân sự, chất lượng phục vụ
Chất lượng phục vụ là 1 yếu tố rất quan trọng để tạo ấn tượng cho khách
hàng và giữ khách hàng quay lại. Chính vì thế mà chúng tôi luôn ưu tiên chú
trọng vấn đề này ngay từ đầu. Với tâm niệm : “vui lòng khách đến, vừa lòng
khách đi”, chúng tôi sẽ sắp xếp 1 đến 2 nhân viên giữ xe để dắt xe cho khách lúc
đến/về và trông giữ xe an toàn để tạo sự yên tâm cho khách hàng. Nhân viên
phục vụ bàn chúng tôi ưu tiên tuyển các bạn sinh viên trẻ, lễ phép, nhiệt tình,
nhiều năng lượng để phục vụ khách hàng.
Chúng tôi sẽ quan tâm tới những điều nhỏ nhất: bún bò Huế có hương vị đặc
trưng vậy nên khi ăn xong sẽ có mùi, chúng tôi sẽ chuẩn bị kẹo sau mỗi bữa ăn,...
3.2. Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là các quán bún bò Huế trên địa bàn quận
Hoàng Mai. Tuy nhiên chúng tôi tự tin có ưu thế hơn nhờ lợi thế cạnh tranh đặc
biệt là hương vị bún bò Huế nguyên bản và đề cao chất lượng phục vụ ngay từ
đầu. Theo tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, chúng tôi nhận thấy các quán bún
bò Huế mất đi hương vị đặc trưng, đồng thời chất lượng phục vụ không đáp ứng
trọn vẹn nhu cầu của khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: là các lựa chọn thay thế đáp ứng được nhu cầu
ăn uống của khách hàng, ví dụ phở, bánh mì, cơm,...Ngay từ đầu chúng tôi muốn
định vị quán bún bò Huế sẽ là 1 điểm đến với học sinh, sinh viên, nhân viên văn
phòng vì hương vị thơm ngon, sạch sẽ, chất lượng phục vụ tốt đồng thời lưu

14
luyến những tín đồ ẩm thực bởi hương vị nguyên bản của vùng đất Cố đô. Vậy
nên, khách hàng sẽ đến với chúng tôi không chỉ bởi hương vị món ăn mà còn vì
quán chúng tôi đáp ứng các tiêu chí để đem đến cho họ 1 bữa ăn tuyệt vời: thay
vì đến các quán khác còn thiếu về điểm nọ, điểm kia tại sao không đến quán bún
bò Huế ngon, bổ, rẻ,...
3.3. Địa điểm thực hiện dự án:

Hình 1. Địa điểm khả thi thứ 1.

Địa điểm: đường Nghiêm Xuân Yêm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà
Nội
Diện tích thuê và sử dụng: tầng 1 với 60 m2
 Giá thuê: 25 triệu đồng/ tháng. Hợp đồng tính theo năm
 Ưu điểm:
 Địa điểm nằm ở mặt đường lớn, khách hàng dễ dàng tìm thấy quán; có
thể đi lại, vào ra dễ dàng
 Địa điểm cạnh trường Đại học lớn
 Vỉa hè rộng thích hợp, thuận tiện làm nơi gửi xe cho khách hàng phố

15
 Nhược điểm:
 Ít dân cư sinh sống
 Ít dân cư qua lại

Hình 2. Địa điểm khả thi số 2.

Địa điểm: HH1A – Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà
Nội
Diện tích thuê và sử dụng: tầng 1 với 60m2
 Giá thuê: 30 triệu đồng/tháng
 Ưu điểm:
 Gần nhiều khu dân cư đông đúc
 Là nơi có nhiều dân cư qua lại
 Nhược điểm:
 Giá thuê cao so với diện tích

16
 Thị trường cạnh tranh cao
Căn cứ vào ưu nhược điểm, nhóm phát triển dự án quyết định sẽ đặt quán
ăn tại địa điểm 1 với những lí do sau:

 Có chỗ để xe trước cửa quán, đảm bảo an toàn hơn;


 Không gian bày biện rộng rãi.
 Sinh viên đông đảo, quán ăn cạnh tranh xung quanh không nhiều.
3.4. Nhu cầu của khách hàng:
3.4.1. Lượng cung:
Với mong muốn đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất trong bữa ăn
từ nguyên liệu, các món ăn đi kèm, cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ, nên chúng
tôi dự kiến lượng cung duy trì mỗi ngày của nhà hàng mà chúng tôi có thể đáp
ứng là 200 - 250 bát, ngày lễ là 300 - 400 bát.
Ngoài phục vụ trực tiếp, chúng tôi có hình thức ship hàng và hợp tác với
các app giao đồ ăn để tăng lượng cung và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
3.4.2. Lượng cầu:
Đối tượng chính của chúng tôi là những người thu nhập trung bình/thấp:
học sinh, sinh viên; nhân viên văn phòng, những người muốn thưởng thức hương
vị ẩm thực Huế nguyên bản,…
3.5. Thị trường đầu vào:
3.5.1. Nguồn cung cấp nguyên liệu:
Nguyên liệu tươi ngon là điều cốt lõi để tạo nên một bán bún bò Huế khiến
cho khách nhớ mãi. Khi kinh doanh bún bò Huế cần phải tìm nơi cung cấp
nguyên liệu sạch sẽ, đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng sẽ được khách tin tưởng lâu
dài.
Đối với chúng tôi thì nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng tạo nên thành
công của quán ăn, việc tạo quan hệ tốt đối với những nhà cung cấp chất lượng sẽ
có được những thuận lợi to lớn cho quán ăn của chúng tôi. Nhưng để tìm được
nhà cung cấp tốt về chất lượng, giá cả hợp lý là điều không hề dễ dàng.
Nguồn cung cấp nguyên liệu phải ổn định, lâu dài, giá thành hợp lý, có giấy
đảm bảo nguồn gốc là tốt nhất. Lấy hàng theo ngày, không lấy quá nhiều sẽ dẫn
đến tồn kho, khi đó chế biến món ăn sẽ không còn đảm bảo chất lượng và độ
ngon của món ăn nữa. Những gia vị, nguyên liệu đặc biệt chỉ Huế mới có chúng
tôi sẽ nhập trực tiếp từ Huế ra để giữ được nguyên vẹn hương vị ẩm thực Cố đô.

17
Khi tham khảo một số nguồn nhập, chúng tôi nhận thấy rằng có 3 nguồn
nhập hàng giá tốt như:
 Nhập hàng ở các chợ đầu mối: là một trong những nguồn lấy buôn phổ
biến, giá thành rẻ hơn so với chợ thông thường, mẫu mã phong phú, đa
chủng loại. Tuy nhiên chất lượng hàng hóa không được đảm bảo, giá cả
không được công khai rõ ràng.
 Nhập hàng từ nhà phân phối/đại lý: Ưu điểm của nguồn hàng này là
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng cam kết, giá cả minh bạch. Tuy
nhiên, việc nhập hàng qua đại lý đồng nghĩa với việc phải đi qua khâu
trung gian, do vậy chi phí bỏ ra sẽ cao hơn.
 Nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất: nguồn hàng này không phải lo về
chất lượng hay giá cả, tuy nhiên để hợp tác với nhà sản xuất, phải có
nguồn lực tài chính lớn để nhập số hàng đủ lớn.
3.5.2. Công nghệ
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, áp dụng công nghệ hiện đại vào
kinh doanh quán ăn sẽ giúp chủ doanh nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn
như:
 Chủ doanh nghiệp sẽ kiểm soát chặt chẽ được nguồn nguyên liệu thực
phẩm của doanh nghiệp với bộ não thông minh của phần mềm
 Áp dụng công nghệ trong hệ thống, phần mềm quản lý giúp tiết kiệm
nguồn nhân lực bằng việc hoạt động giao dịch, đặt hàng, phục vụ
 Mô hình hoạt động kinh doanh của cửa hàng sẽ chuyên nghiệp, khoa học
và chắc chẽ hơn
 Những công nghệ mới được thiết kế, đơn giản hóa bằng những tính năng
giao diện, bằng giọng nói giúp chủ doanh nghiệp quản lý hoạt động
chuỗi cửa hàng thật dễ dàng
 Hệ thống Internet giúp kết nối số lượng lớn khách hàng dễ dàng và
thuận tiện
Chúng tôi chuẩn bị bộ dụng cụ, thiết bị nấu nướng công nghệ cao là điều cần
thiết để đảm bảo hiệu suất cũng như chất lượng sản phẩm. Để tô bún bò Huế có
được những chất lượng tốt nhất:
 Bộ nồi nấu gồm 3 nồi
 Máy xay nhuyễn thịt
 Tủ hấp
Chúng tôi sử dụng những cung cụ công nghệ phổ biến hiện nay như

18
 Các kênh mạng xã hội online có những tiện ích đa dạng như Facebook,
Instagram,..
 Mạng Wifi, Internet tốc độ cao cung cấp môi trường học tập, làm việc
thuận tiện cho khách hàng.
 Phần mềm quản lý: phần mềm quản lý kho, nguyên liệu, quản lý hóa đơn
thu chi tiền, quản lý số lượng bàn phục vụ trong một ngày,…
 Kết nối quán bún bò Huế với các đơn vị vận chuyển giao hàng như Grab
Food, Now, Baemin,…
3.5.3. Nguồn nhân lực:

Chủ quán

Quản lý

Thu ngân Phục vụ Lao công Bảo vệ

Phục vụ ca 1

Phục vụ ca 2

Hình 3. Nguồn nhân lực

Nhiệm vụ:
 Quản lý: Là người thay mặt chủ quán điều hành hoạt động của nhân viên.
 Đầu bếp: Người trực tiếp nấu ăn.
 Thu ngân: người trực tiếp thu tiền.
 Phục vụ: giới thiệu menu và phục vụ khách hàng.
 Lao công: người rửa chén bát và dọn vệ sinh.
 Bảo vệ: người giữ xe và bảo vệ tài sản của quán.
Nhu cầu nhân viên:
 Quản lý: 1 người, trình độ cao đẳng ngành Quản Trị Kinh Doanh
 Thu ngân: 1 người, trình độ trung học phổ thông trở lên, biết sử dụng
máy tính
 Đầu bếp: 2 người, nhạy bén, khéo léo, có tay nghề.
 Phục vụ: 4 người, chia thành 2 ca, có kinh nghiệm phục vụ
 Lao công: 1 người

19
 Bảo vệ: 1 người
3.6. Thị trường đầu ra
3.6.1. Thị trường tổng quan:

 Đáp ứng cho khách hàng ở Hà Nội, nhu cầu cần có có quán bún bò Huế
giá cả thích hợp và hợp khẩu vị là rất cần thiết.
 Đối thủ cạnh tranh đã số vẫn chưa đáp ứng để nhu cầu khách hàng
3.6.2. Thị trường mục tiêu:

 Thị trường mục tiêu (target market) là phân đoạn khách hàng nhất định
mà doanh nghiệp hướng tới, hay nói cách khác, thị trường mục tiêu là
phần thị trường gồm có tất cả các khách hàng tiềm năng của doanh
nghiệp, và nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là thu hút và làm thỏa mãn
khách hàng từ phần thị trường đó.
 Chủ yếu tập trung vào tầng lớp công nhân viên, sinh viên có gu ẩm thực
đơn giản, thu nhập từ thấp đến trung bình. Khi đến quán, điều mà họ
quan tâm nhất là khẩu vị, hình thức phục vụ và không gian thoải mái hay
không. Qua các cuộc khảo sát trực tiếp cá nhân, chúng tôi được biết khi
đến quán bún bò Huế còn cân nhắc về mức giá, sự tiện nghi, thái độ phục
vụ.

20
PHẦN 4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT XÂY DỰNG

4.1. Thiết kế chung:


 Không gian sẽ được thiết kế theo phong cách truyền thống với tông
màu nâu trầm làm chủ đạo vừa mang đến những nét đẹp giản đơn nhưng
cũng không kém phần sang trọng. Ngoài ra có thể trang trí thêm một số
tranh Đông Hồ, một số cây cảnh, trang trí sàn gạch có một chút hoa văn
để làm điểm nhấn. Để mỗi lần thực khách tìm đến nhà hàng không chỉ để
thưởng thức món ăn truyền thống mà còn là trở về ký ức tuổi thơ, những
hồi ức đã qua của mỗi người.
 Trần nhà sẽ được trang trí lắp một số đèn lồng để tạo cảm giác ấm cúng.
 Cửa hàng sẽ được trang bị đầy đủ điều hòa, wifi .
 Cửa hàng cũng sẽ trang bị ghế ăn dành cho trẻ em nếu thực khách có nhu
cầu.
 Cửa hàng đều được lắp đặt cửa gỗ truyền thống, có thể mở ra khi thời tiết
đẹp.
 Nhà hàng có diện tích 60m2 một mặt sàn sẽ được phân chia hợp lý giữa
các khu vực lễ tân, khu ăn uống, nhà vệ sinh, khu vực bảo quản.
4.2. Thiết kế chi tiết:
4.2.1. Khu vực dành cho khách

 Quầy thu ngân rộng khoảng 3m2 được thiết kế bàn gỗ, trang trí thêm một
số một số đèn lồng ở phía trên .
 Khu vực ăn uống của khách sẽ rộng 42m2 gồm chỗ ngồi trong phòng. Có
khoảng 8 bàn chữ nhật cho 4 người (chiều dài tối thiểu cả bàn và ghế
1,9m và kích thước chiều rộng tối thiểu là 1,25m). Còn lại sẽ khoảng 6
bàn đơn vuông cho 2 người (chiều dài tối thiểu cả bàn về ghế là 1,9m và
chiều rộng là 0,625m). Tất cả bàn ăn sẽ được trang bị đầy đủ các gia vị
ăn kèm như chanh,ớt xay, dấm,... và đầy đủ bát đũa.
 Nội thất trong quán chủ yếu sử dụng chất liệu gỗ và giấy. Hạn chế sử
dụng các đồ dùng bằng nhựa. Sắp xếp bàn ghế phù hợp và thuận tiện cho
việc di chuyển, đặc biệt giờ cao điểm.
 Ngoài ra khu vực này sẽ có thêm một tủ lạnh đựng một số loại nước giải
khát nếu thực khách có nhu cầu.

21
4.2.2. Khu vực bếp:

 Khu vực này diện tích khoảng 9m2, đủ không gian để các đầu bếp hoạt
động. Khu vực này được ngăn cách với khu vực của khách để đảm bảo
vệ sinh. Được trang bị hệ thống hút mùi và đầy đủ các trang thiết bị trong
bếp.
 Ngoài ra sẽ có một khoảng hở để phục vụ có thể mang đồ ăn ra cho
khách.
4.2.3. Khu vệ sinh:

 Được bố trí trong góc trong cùng với diện tích khoảng 2m2, xây khép kín
và được trang bị hệ thống thông gió.
 Các thiết bị vệ sinh được lựa chọn đơn giản, hợp lý với tài chính.
 Nhà vệ sinh sẽ gồm 1 phòng cho nam và 1 cho nữ
 Nền gạch sẽ sử dụng gạch đá sần màu tối tránh trơn trượt, có gương và
máy sấy khô tay.
4.2.4. Nơi để xe:

 Để xe ở khu vực ngay trước cửa hàng, có bảo vệ trông xe.


 Có ghi vé xe.
4.2.5. Kho để nguyên vật liệu:

 Khu vực này có diện tích 4m2.


 Khu vực này sẽ liền kề với khu vực bếp
 Bao gồm một số tủ đông để lưu trữ một số nguyên liệu cần thiết.
 Luôn được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm ướt để tránh
hỏng hóc nguyên liệu.
 Phòng chứa nguyên liệu luôn phải ở nhiệt độ tốt nhất để bảo quản.
4.2.6. Hệ thống cấp thoát nước:

 Trang thiết bị và máy móc sử dụng nước đều cần được thông khí, được
trang bị các bẫy kín nước trong đường ống thải và đảm bảo ngăn được
mùi từ hệ thống nước thải thoát ra.
4.2.7. Hệ thống điện:

 Sử dụng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt.


 Cầu dao điện, công tắc nguồn được để tại những nơi dễ quan sát đề
phòng các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra.
 Các đường dây đều phải đi ngầm và được trang bị các thiết bị an toàn
chống chập, cháy nổ…

22
PHẦN 5. GIỚI THIỆU NHÀ HÀNG VÀ CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG

5.1. Đặc điểm:


 Cửa hàng phục vụ chủ yếu về món bún bò Huế nhưng vẫn sẽ đa dạng về
sự lựa chọn cho từng tô bún với những loại topping khác nhau cho khách
hàng lựa chọn.
 Quán ăn sẽ không chỉ tập trung về chất lượng món ăn mà còn chú trọng
về các yếu tố khác như không gian của quán thoáng mát, sạch sẽ; thái độ
phục vụ nhiệt tình, chu đáo
 Mức giá không quá cao, phù hợp với phân khúc chung trên thị trường.
5.2. Menu:

Hình 4. Menu cửa hàng

5.3. Thời gian hoạt động:


 Mở cửa từ: 6h30 – 21h30
 Nhân viên đến từ 5h45
 Dọn hàng chuẩn bị đón khách 6h15
 Giao ca lúc 14h00
 Tiếp tục hoạt động đến 21h30
 Dọn hàng, vệ sinh cửa hàng 22h00
 Kiểm lại kho nguyên liệu và bàn giao cho ca sáng 22h15.
5.4. Cơ cấu quản lý:
 Kiểm tra lại thời gian khởi động thiết bị: Tính toán khoảng thời gian
phù hợp nhất để khởi động tất cả các thiết bị điện hay nhiệt cần thiết.

23
Điều này rất quan trọng và phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt để
tiết kiệm năng lượng tránh tình trạng lãng phí. Đây là công việc quan
trọng đầu tiên cần phải thực hiện vào mỗi sáng.
 Lên danh sách các công việc: Chuẩn bị một bảng danh sách các công
việc cần chuẩn bị như rửa nguyên liệu, nấu nước dùng, kiểm tra lại bát
đũa,… và có ấn định thời gian bắt đầu và kết thúc dành cho đầu bếp. Cân
nhắc số lượng công việc với số đầu bếp và nhân viên phục vụ hiện có.
 Kiểm tra lại kho lạnh: Kiểm tra kho lạnh và tủ mát, lưu ý số lượng thực
phẩm còn lại có đủ cho một ngày hoạt động không và ứng biến kịp thời
trước những tình huống có thể xảy ra. Tránh những trường hợp thực
phẩm được lưu giữ quá lâu hay tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến.
Đưa một món mới vào thực đơn ngày hôm đó hay có những món tặng
thêm cho những thực khách có hoá đơn trên ... có thể là một cách ứng
biến thông minh để tránh lãng phí những nguyên liệu dư thừa.
 Ghi chú: Tổng kết những thức uống có thể phục vụ tại cửa hàng ngày
hôm đó và thông báo đến toàn bộ nhân viên phục vụ, tiếp đến là thực
khách.
 Tập hợp nhân viên: Có một buổi họp nhỏ mỗi sáng với toàn thể các nhân
viên để cập nhật những thay đổi hay những phát sinh xấu để kịp thời ứng
phó (tối đa 10p).
 Vệ sinh trước khi đóng cửa: Đảm bảo rằng phía trước nhà hàng mọi thứ
đã được dọn dẹp gọn gàng vào tối hôm trước bằng cách đi dạo một vòng
cổng trước trước giờ mở cửa. Sau đó chuẩn bị sẵn sàng mọi vật dụng từ
bàn ghế, máy lạnh,… cho đến phòng vệ sinh của khách hàng. (nên dùng
một danh sách để kiểm tra, tránh sai sót). Vì quang cảnh mặt tiền của cửa
hàng ảnh hưởng rất nhiều đến những suy nghĩ bên trong của khách hàng
cũng như quyết định quay lại vào lần tới của họ.
 Kiểm tra lại không bao giờ là thừa: Rà soát một lần nữa tất cả mọi thứ.
Nếu cảm thấy có những điểm nào cần phải sửa chữa lại vào ngày hôm
sau, hãy ghi chú lại vì có thể nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong tương
lai. Đây cũng là thời điểm thích hợp để hoàn thành việc kiểm tra lại các
số liệu tài chính kế toán của ngày hôm trước.
 Tổng kết: Cuối ngày tập hợp nhân viên và tổng kết lại kết quả kinh
doanh trong ngày và khích lệ, động viên nhân viên để có tinh thần cho
những ngày làm việc tiếp theo. Ra về kiểm tra và tắt các công tắc thiết bị
điện của cửa hàng.

24
5.5. Quy trình bán hàng:
Khách hàng tới với quán ăn sẽ được phục vụ một cách chu đáo và nhanh
chóng với quy trình phụ vụ hợp lý

STT Quy trình Hoạt động

 Bảo vệ nhận xe, ghi phiếu giữ xe cho khách


 Hướng dẫn khách vào quán
1. Gửi xe
Note: Bảo vệ phải ân cần, niềm nở. Ghi phiếu
chính xác

 Nhân viên tươi cười mở cửa chào mừng


2. Mở cửa đón chào khách khách
 Nhân viên đưa khách đến bàn ăn.

 Nhân viên order đưa menu và đợi khách


gọi đồ
 Giới thiệu nhanh những đồ uống đặc trưng
của quán và giải thích khi khách có thắc mắc
3. Ghi order về đồ uống
 Ghi order cẩn thận
 Hỏi khách có cần thêm gì không, xin khách
chờ trong ít phút và chuyển order cho bộ
phận bếp.

 Nhân viên order cùng với nhân viên phục


vụ chính nhanh chóng mang đồ cho khách.
4. Phục vụ Đặt cẩn thận và đẹp mắt.
 Chúc khách ngon miệng

 Mang bill tính tiền từ quầy thu ngân đưa cho


khách
 Ân cần hỏi thăm khách có hài lòng về chất
5. Tính tiền
lượng đồ ăn và chất lượng phục vụ.
 Nhận tiền, trả lại tiền thừa (nếu có)
 Gửi lời cảm ơn khách và hẹn gặp lại.

6. Tiễn khách ra về  Nhân viên tươi cười mở cửa chào khách

25
STT Quy trình Hoạt động

 Gửi lời cảm ơn và hẹn gặp lại

 Bảo vệ nhận thẻ xe và dắt xe ra cho khách


7. Lấy xe cho khách
 Gửi lời cảm ơn, tạm biệt và hẹn gặp lại

Bảng 5.1. Quy trình bán hàng

5.6. Phương án kinh doanh:


Cửa hàng gồm 2 menu chính gồm Bún bò Huế và Các loại Bún khác
Trong đó :

 Bún bò Huế hướng đến 2 khách hàng chính:


 Khách hàng là nhân viên công sở, sinh viên.
 Khách hàng là nhóm khách cần không gian nghỉ ngơi, giải quyết vấn
đề ăn uống trong khoảng thời gian buổi sáng, trưa và tối.
 Bún các loại hướng đến các khách hàng đã ăn Bún bò Huế và muốn thử
những loại bún khác.
 Khách hàng sẽ được ship đồ ăn đến tận nơi (văn phòng, nhà riêng….)
 Khách hàng đặt trước trên app như Now, Baemin, GrabFood sẽ được
chiết khấu từ 5% đến 10%.
5.7. Phân tích mô hình SWOT của nhà hàng:
 Điểm mạnh:
 Địa điểm cửa quán ăn nằm ngay trong khu dân cư đông đúc, khu đô
thị và gần Trường Đại học Thăng Long. Địa điểm không quá xa và
giao thông thuận tiện cho khách hàng.
 Là quán ăn Bún bò Huế duy nhất và đầu tiên trong khu vực quanh
Trường Đại học Thăng Long được thành lập.
 Nguyên liệu của quán
 Được lấy từ những nhà cung cấp có chứng nhận an toàn vệ sinh thực
phẩm và chứng nhận VietGAP, GMP… trên địa bàn.
 Đội ngũ đầu bếp của cửa hàng được đào tạo và học hỏi công thức nấu
món Bún bò Huế từ các cửa hàng lớn, nổi tiếng trong nội thành Hà
Nội.

26
 Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết và linh động trong thời gian làm
việc, chi phí nhân viên thấp so với mặt bằng trong nội thành. Không
gian quán ăn rộng, thoáng đãng, chất lượng vệ sinh sạch sẽ, thái độ
nhân viên phục vụ lịch sự, chu đáo.
 Có máy POS giúp khách hàng có thể tự order và Feedback lại trải
nghiệm tại cửa hàng.
 Điểm yếu:
 Do quán ăn mới thành lập nên chưa gây dựng được lòng tin với khách
hàng.
 Đội ngũ nhân viên còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm, chủ cửa hàng chưa
có nhiều kinh nghiệm quản lý.
 Giá thành còn hơi cao so với các món ăn thông thường khác.
 Nguồn vốn chưa đủ lớn, quán ăn mới chỉ khai thác 1 cửa hàng nên còn
hạn chế về thu hút nhiều đối tượng khách hàng tại các vùng lân cận.
 Do mới thành lập nên cửa hàng có nhiều lượng khách trung thành và
thường xuyên.
 Cơ hội:
 Điều kiện kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, người Việt ngày
càng nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhu cầu người dân về ăn hàng
quán ngoài tăng cao.
 Theo hãng nghiên cứu thị trường BMI cho thấy nhu cầu thưởng thức
ẩm thực tại các quán ăn, nhà hàng đang dần phổ biến trong cuộc sống
của người Việt Nam. Văn hóa đi ăn hàng quán của người Việt nhằm tụ
tập, thích trò chuyện trong quán ăn.
 Địa bàn xung quanh Trường Đại học Thăng Long là thị trường tiềm
năng cho các cửa hàng quán ăn vì trong khu vực chưa có nhiều đối thủ
cạnh tranh.
 Thách thức:
 Sau khi hoạt động thành công, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước
sản phẩm kinh doanh bún bò Huế của cửa hàng, tạo nên sự cạnh tranh
quyết liệt
 Sự cạnh tranh của cả các cửa hàng đồ ăn nhanh gần trường học, các
quán phở, cơm rang truyền thống đã xuất hiện từ lâu.

27
PHẦN 6. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

6.1. Nguồn vốn:


 Tổng vốn đầu tư là 1,000,000,000đ bao gồm 60% vốn chủ sở hữu với tỉ
suất sinh lời là 6%/năm và 40% vốn vay ngân hàng Vietcombank trong 5
năm với lãi suất 9%/năm. Trả gốc đều hàng năm.
 Tổng mức đầu tư bao gồm chi phí sửa chữa mặt bằng, chi phí mua sắm
thiết bị và dự phòng phí.
6.2. Chi phí:
6.2.1. Chi phí đầu tư ban đầu:

Đơn giá
STT Khoản mục Thành tiền
(đồng)

1 Giấy phép đăng ký kinh doanh 5.000.000 5.000.000

2 Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm 25.000.000 25.000.000

Mua công thức 10.000.000 10.000.000

Tổng 40.000.000

Bảng 6.2. Chi phí đăng ký kinh doanh

28
Số Diện Đơn giá
STT Hạng mục Thành tiền
lượng tích (Đồng/m2)

1 Quầy thu ngân 1 3m2 700.000 2.100.000

2 Nhà vệ sinh 1 2m2 1.000.000 2.000.000

Nhà bếp, kho


3 1 13m2 700.000 9.100.000
nguyên vật liệu

Lắp đặt hệ thống


dây điện, cáp mạng, 
4 - 8.000.000 8.000.000
điều hòa, âm thanh,

Lắp đặt hệ thống


5 ống nước, thoát  6.000.000 6.000.000
-
nước,…

Tổng 27.100.000

Bảng 6.3. Chi phí lắp đặt, xây dựng

Số Đơn giá
STT Khoản mục Mô tả Thành tiền
lượng (đồng/sp)

Bao gồm chi phí


mua vật tư sơn
Chi phí sơn sửa sử dụng trong,  15.000.000
1 -
ngoài nhà và thi
công

2 Chi phí trang trí Bao gồm khung  - 6.000.000


tranh treo nghệ
thuật, chậu cây
để đặt ở cửa sổ,

29
Số Đơn giá
STT Khoản mục Mô tả Thành tiền
lượng (đồng/sp)

rèm cửa,…

Hệ thống đèn  7.000.000 7.000.000


2 

Hệ thống âm thanh  3.000.000


3.000.000
3 

4 Biển hiệu  1 8.000.000 8.000.000

Tổng 39.000.000

Bảng 6.4. Chi phí mua sắm vật dụng trang trí

Số Đơn giá
STT Khoản mục Đơn vị Thành tiền
lượng (đồng/sp)

1 Máy tính để quầy thu ngân Bộ 1 8.000.000 8.000.000

2 Combo máy tính tiền Cái 1 9.000.000 9.000.000

3 Bàn, ghế gỗ đơn Bộ 6 2.500.000 15.000.000

4 Bàn, ghế gỗ cho 4 người Bộ 8 4.500.000 36.000.000

5 Máy xay nhiễm thịt Chiếc 1 2.000.000 2.000.000

6 Điều hòa Panasonic Chiếc 3 9.000.000 27.000.000

7 Đồng phục cho nhân viên Bộ 10 150.000 15.000.000

8 Đồ lau dọn, vệ sinh quán Bộ 1 1.000.000 1.000.000

9 Máy hút mùi Chiếc 2 2.000.000 4.000.000

10 Bộ nồi nấu phở Chiếc 2 3.200.000 6.400.000

11 Tủ hấp Chiếc 1 6.000.000 6.000.000

30
Số Đơn giá
STT Khoản mục Đơn vị Thành tiền
lượng (đồng/sp)

12 Tủ lạnh đông Chiếc 1 14.000.000 14.000.000

13 Tủ lạnh LG Chiếc 1 13.000.000 13.000.000

14 Quạt phun sương Chiếc 3 2.000.000 6.000.000

15 Quạt thông gió Chiếc 4 1.500.000 6.000.000

16 Máy sấy khô tay Chiếc 1 1.800.000 1.800.000

17 Camera an ninh Chiếc 3 1.000.000 3.000.000

18 Máy chấm công vân tay Chiếc 1 2.000.000 2.000.000

19 Điện thoại bàn Chiếc 1 300.000 300.000

20 Bình cứu hỏa Bình 2 150.000 300.000

21 Wifi Bộ 1 300.000 300.000

22
Chi phí khác   10.000.000
10.000.000

Tổng 186.100.000

Bảng 6.5. Chi phí trang thiết bị

Số Đơn giá
STT Khoản mục Đơn vị Thành tiền
lượng (đồng/sp)

1 Đồ phục vụ quán bát, cốc, thìa,… Bộ 40 300.000 12.000.000

2 Máy hút bụi Cái 1 2.000.000 2.000.000

3 Thùng rác Cái 4 100.000 400.000

31
Số Đơn giá
STT Khoản mục Đơn vị Thành tiền
lượng (đồng/sp)

4 Tạp dề Bộ 6 100.000 600.000

Đũa ăn liền, túi bóng cho khách Cái 


5 1.000.000 1.000.000
mang về

Tổng 16.000.000

Bảng 6.6. Chi phí đồ dùng


6.2.2. Chi phí mặt bằng

 Thuê mặt bằng: 25.000.000đ/ tháng


 Thuê mặt bằng hàng năm: 300.000.000đ/ năm

6.2.3. Chi phí nhân công

Số
STT Vị trí Tiền lương Thành tiền
lượng

1 Quản lý + phụ bếp 1 10.000.000 10.000.000

2 Đầu bếp 2 9.000.000 18.000.000

3 Thu ngân 1 4.500.000 4.500.000

4 Nhân viên order&bưng bê 4 5.500.000 22.000.000

5 Rửa bát, giọn vệ sinh 1 5.500.000 5.500.000

6 Bảo vệ 1 5.500.000 5.500.000

Tổng chi phí nhân viên tháng 65.500.000

Tổng chi phí nhân viên năm 786.000.000

Bảng 6.7. Chi phí nhân công

32
6.2.4. Chi phí nguyên vật liệu

 Chi phí nguyên vật liệu hàng tháng: 60.000.000đ/ tháng

 Chi phí nguyên vật liệu hàng năm: 720.000.000đ


6.3. Dự báo doanh thu và điểm hòa vốn:

Năm Dư đầu kỳ Trả lãi Trả gốc Gốc còn lại

1 800 72 160 640

2 640 57,6 160 480

3 480 43,2 160 320

4 320 28,8 160 160

5 160 14,4 160 0

Bảng 6.8. Bảng kế hoạch trả nợ

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chi phí 1 tháng 1 năm

1 Tiền điện 10,2 122,4

2 Tiền nước 5,8 69,6

3 Tiền Internet 0,5 6

4 Tiền máy bàn 0,2 2,4

Tổng 16,7 200,4

33
Năm 1 2 3 4 5

Lương 786 786 786 786 786

Nguyên vật
720 720 720 720 720
liệu

Điện, nước 200,4 200,4 200,4 200,4 200,4

Chi phí khác


(internet, 8,4 8,4 8,4 8,4 8,4
đt...)

Nộp ngân
sách nhà 12,79 12,79 12,79 12,79 12,79
nước

Chi phí dự


10 10 10 10 10
phòng

Tổng chi phí 1737,59 1737,59 1737,59 1737,59 1737,59

Bảng 6.9. Bảng chi phí sinh hoạt hàng năm không bao gồm lãi vay

34
Chi phí Thành tiền

Lệ phí môn bài hàng năm 1,000,000

Thuế thu nhập cá nhân (1.5%) 11,790,000

Tổng nộp ngân sách Nhà nước 12,790,000

Bảng 6.10. Chi phí nộp ngân sách Nhà nước hàng năm

Năm Doanh thu

1 2.500.000.000

2 2.500.000.000

3 2.500.000.000

4 2.500.000.000

5 2.500.000.000

Bảng 6.11. Bảng doanh thu dự kiến hàng năm

35
STT 0 1 2 3 4 5

Tổng đầu tư 2.000


1 - TSCĐ 308,2
- VLĐ 1691,8

2 Doanh thu 2500 2500 2500 2500 2500

Chi phí (chưa khấu 1737,59 1737,59 1737,59 1737,59 1737,59


3
hao và lãi vay)

4 Khấu hao 61,64 61,64 61,64 61,64 61,64

6 EBT 700,77 700,77 700,77 700,77 700,77

7 Thuế TNDN 20% 140,154 140,154 140,154 140,154 140,154

8 EAT 560,62 560,62 560,62 560,62 560,62

9 Thu hồi VLĐ 1691,8

11 Thu thanh lý 100

12 Vốn vay 800

13 Trả nợ gốc 160 160 160 160 160

14 CFAT 622,26 622,26 622,26 622,26 622,26

36
STT 0 1 2 3 4 5

CFKT 1771,8

Bảng 6.12: Bảng chỉ tiêu tài chính


Đơn vị tính: triệu đồng
:

37
Ta có: WACC = 7,2%
 NPV = 1789,3 > 0  Nên đầu tư

 IRR = 29,86% với k1 = 25%, k2 = 30%

 PP = 3 năm 9 tháng 19 ngày.

38
PHẦN 7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, KINH TẾ CHÍNH
TRỊ

7.1. Tình hình kinh tế xã hội


Năm 2020 đã chứng kiến xu hướng suy giảm mạnh mẽ của hầu hết các nền kinh
tế, khu vực kinh tế trên toàn cầu. Phần lớn các nền kinh tế đều tăng trưởng âm, ngoại
trừ Trung Quốc, Ai Cập, Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam là một trong 3 nước đang
chuyển biến tích cực và tiếp tục tăng trưởng trước đại dịch Covid vẫn đang còn mạnh
mẽ.
Các hoạt động sản xuất có xu hướng mở rộng trở lại kể từ tháng 5 sau khi dịch
Covid tại Việt Nam được kiểm soát và đạt tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước tính đạt hơn 425 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với
tháng trước và tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao trong tháng 10 tháng năm 2020 do tình hình thị
trường giữ được ổn định, nguồn cung dồi dào. Qua đó sẽ tác động trực tiếp tới sản
lượng, đơn đặt hàng mới cả trong nước và quốc tế cũng như việc làm, giá cả,… là
những chỉ số chính cấu thành nên chỉ số PMI tổng hợp. Đáng chú ý, diễn biến của các
hoạt động sản xuất và phi sản xuất (trong đó, chủ yếu là các hoạt động dịch vụ) đã có
được xu hướng hồi phục ổn định, đặc biệt khi chỉ số việc làm dần trở lại ở mức trung
bình sẽ có ảnh hưởng tích cực đến diễn biến của nhu cầu. Nhờ thực hiện có hiệu quả
công tác quản lý nhà nước và triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp phát triển thị
trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kích thích tiêu dùng của người dân.
7.2. Tình hình kinh tế chính trị
Thương mại toàn cầu trong năm 2020 diễn biến thu hẹp rất mạnh. Ngay trong
nửa đầu năm, thương mại hàng hóa đã giảm 16% so với tốc độ tăng trước đại dịch và
dự kiến tăng trưởng của hoạt động thương mại toàn cầu giảm hơn 10% trong năm
2020.
Xu hướng suy yếu của hoạt động thương mại toàn cầu xuất hiện trong cả hoạt
động xuất khẩu và nhập khẩu ở phần lớn các quốc gia trên thế giới khi nhu cầu về
hàng hóa, nguyên liệu sản xuất giảm mạnh và các chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián
đoạn. Triển vọng thương mại u ám hơn tại các nước phụ thuộc vào xuất khẩu và hoạt
động du lịch. Bên cạnh đó, những nước xuất khẩu dầu mỏ cũng chịu cú sốc mạnh khi
giá dầu giảm trong nửa đầu năm.
Tuy nhiên, tín hiệu phục hồi bắt đầu xuất hiện khi bước sang quý II/2020, đặc
biệt khi các biện pháp cấm vận di chuyển được nới lỏng và thế giới chứng kiến sự
phục hồi trong hoạt động kinh tế của các nước, điển hình là Việt Nam, khi các loại
hình kinh doanh dịch vụ được hoạt động bình thường trở lại.
39
Diễn biến của lạm phát trong năm 2020 tiếp tục ở mức thấp, tại các nền kinh tế
phát triển, lạm phát dưới ngưỡng mục tiêu đặt ra là 2%, thậm chí có những tháng chỉ
số giá cả tiêu dùng thiết lập trạng thái giảm phát, kéo dài liên tục trong một vài tháng
như trường hợp của khu vực đồng tiền chung EU và Nhật Bản. Trong khi đó, diễn
biến lạm phát tại hầu hết các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (ngoại trừ Ấn Độ)
đã giảm mạnh trong giai đoạn đầu của đại dịch và hiện tại đạt ở mức thấp so với dữ
liệu trong lịch sử.
Diễn biến suy giảm của kinh tế toàn cầu trong bối cảnh đại dịch khó kiểm soát,
phần lớn các quốc gia trên thế giới đã phải triển khai các gói chính sách hỗ trợ kinh tế
mạnh mẽ. Theo đó, chính sách tiền tệ (CSTT) liên tục được nới lỏng thông qua việc
cắt giảm lãi suất chính sách, tiếp tục thực hiện các chương trình mua trái phiếu với
quy mô lớn, triển khai nhiều chương trình cho vay tín dụng ưu đãi,… Tính đến cuối
năm 2020, theo thống kê của Tổ chức Central Bank News đã có khoảng 90 lượt cắt
giảm lãi suất, trong đó có nhiều NHTW thực hiện cắt giảm lãi suất nhiều hơn 2 lần
trong năm.
Xu hướng cắt giảm lãi suất điều hành tập trung trong 2 quý đầu năm 2020, đặc
biệt vào tháng 3, tháng 4 và diễn ra ít hơn trong nửa cuối năm, chỉ số theo dõi lãi suất
toàn cầu (GIRM) đạt 4,19%, giảm 1,54 điểm phần trăm so với cuối năm 2019. Đồng
thời, quy mô bảng cân đối tài sản của phần lớn NHTW các nước, đặc biệt là tại các
nước lớn đều gia tăng mạnh, lớn hơn rất nhiều lần so với các mức đỉnh đã thiết lập sau
khủng hoảng năm 2008.
Bên cạnh nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua việc cắt giảm lãi suất và các
chương trình QE, tại nhiều quốc gia, NHTW phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các
kế hoạch can thiệp có mục tiêu rõ ràng hơn như hoãn, cắt giảm thuế, phí và các gói
kích thích kinh tế khổng lồ để hỗ trợ cho các thành phần trong nền kinh tế bị ảnh
hưởng của dịch COVID-19.
Trong môi trường lãi suất được cắt giảm liên tục, các NHTW nới rộng thêm các
gói nới lỏng định lượng QE, thanh khoản trên thị trường toàn cầu khá dồi dào. Trên cơ
sở đó, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất cho vay trong nền kinh tế ở hầu hết các quốc
gia đều giảm so với năm 2019.
Tất cả các yếu tố nêu trên rất thuận lợi cho việc thành lập một dự án khởi nghiệp
cho thương hiệu Bún Bò Huế tại Hà Nội.

40
PHẦN 8. QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN

8.1. Nhận diện rủi ro


 Rủi ro trong các thủ tục pháp lý:
 Giấy tờ về mặt bằng hoàn thiện muộn hơn ngày dự kiến khiến lịch sửa
chữa bị lùi ngày
 Khiếu nại của người dân xung quanh về vấn đề sửa chữa, xây dựng quán.
 Rủi ro trong quá trình sửa chữa:
 Thời gian thực hiện dự án bị thay đổi do yếu tố thời tiết
 Xảy ra cháy nổ hỏa hoạn
 Nhân viên không cẩn thận gây tai nạn lao động
 Rủi ro trong việc mua nguyên vật liệu
 Nhà cung cấp giao hàng muộn, lỡ ngày thi công, sửa chữa
 Nguyên vật liệu giao đến không đúng như yêu cầu gây sai sót
 Người được giao nhiệm vụ mua nguyên vật liệu mua thiếu, không đủ số
lượng
 Nguyên vật liệu thu mua gặp vấn đề, kém chất lượng
 Rủi ro trong lúc giám sát thi công, bàn giao công việc
 Giám sát thiếu chặt chẽ, để xảy ra tình trạng nhân công sửa chữa không
đúng thiết kế, không đảm bảo chất lượng.
 Rủi ro về tài chính
 Lập dự toán chi phí nhỏ hơn số tiền thật bỏ ra dẫn đến đang tiến hành dở
dang dự án thì hết khoản tiền
 Giá của hàng hóa, nguyên vật liệu khi mua bị đội giá.
8.2. Giải pháp quản lý rủi ro
 Thường xuyên giám sát, kiểm tra các công đoạn làm việc
 Thời gian thực hiện phải đươc tính dư ngày hoàn thành để phòng ngừa rủi ro
cho dự án
 Trong quá trình thi công cần chuẩn bị sẵn bình xịt chữa cháy đề phòng trường
hợp xảy ra cháy nổ
 Dự phòng khoản tiền dự trữ đề phòng trường hợp cạn kiệt khoản tiền

41
 Mua nguyên vật liệu ở những nơi có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng
 Có những quy định đối với nhà cung cấp khi đi mua nguyên vật liệu, tránh
tình trạng giao hàng chậm trễ, thiếu trách nhiệm.

42
PHẦN 9. KẾT LUẬN

Bên cạnh việc lợi nhuận và dòng tiền cao qua các năm, dự án kinh doanh cửa
hàng Bún bò Huế không chỉ mang ý nghĩa kinh doanh đơn thuần, người thực hiện hy
vọng rằng dự án này sẽ ngày càng được phát triển và mở rộng, nhằm đáp ứng được
nhu cầu không nhỏ của khách hàng hiện nay. Bên cạnh việc mở rộng kinh doanh trong
tương lai, cửa hàng sẽ luôn giữ được phong cách, giá trị, công thức và hương vị thơm
ngon của món Bún bò Huế đến với khách hàng, tránh đánh mất giá trị ban đầu của nó.
Tuy hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt, nhưng với những chiến lược
kinh doanh đã được hoạch định kỹ càng cùng với hoạt động mang ý nghĩa mang món
ăn tinh hoa, cầu kỳ đến với đông đảo người tiêu dùng phổ thông, người thực hiện tin
tưởng dự án sẽ gặt hái được nhiều thành công và ngày càng phát triển.

43

You might also like