Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 41

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI

CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐỊA LÍ

MỘT SỐ QUY LUẬT CHỦ YẾU


CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

Giáo viên viết chuyên đề: Phạm Văn Đại


THPT chuyên Lào Cai

Lào Cai, tháng 8 năm 2016

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài chuyên đề................................................................................1
2. Mục đích của chuyên đề......................................................................................1
3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................2
4. Cấu trúc của chuyên đề.......................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ....................................................................3
Chương 1: Hệ thống kiến thức cơ bản về một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ
địa lí..........................................................................................................................3
1. Lớp vỏ cảnh quan................................................................................................3
2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan..............................3
3. Quy luật địa đới...................................................................................................7
4. Quy luật phi địa đới...........................................................................................13
Chương 2: Phương tiện và phương pháp giảng dạy chuyên đề........................18
1. Phương tiện dạy học..........................................................................................18
2. Phương pháp giảng dạy....................................................................................23
Chương 3: Một số dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến chuyên đề...............25
1. Câu hỏi và bài tập dạng trình bày...................................................................25
2. Câu hỏi và bài tập dạng so sánh.......................................................................26
3. Câu hỏi và bài tập dạng giải thích...................................................................28
4. Câu hỏi và bài tập dạng chứng minh...............................................................31
5. Câu hỏi và bài tập liên quan đến bảng số liệu, tính toán...............................33
PHẦN III: KẾT LUẬN……….…………………………………………………37
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài chuyên đề
Lớp vỏ địa lý (hay còn gọi là lớp vỏ cảnh quan Trái Đất) là một tổng thể cực
kỳ phức tạp. Nó bao gồm nhiều thành phần và bộ phận: thạch quyển, khí quyển,
thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. Toàn
bộ lớp vỏ địa lý trái đất hoặc từng bộ phận của nó là những hệ thống động lực. Các
hệ thống này không ngừng vận động và phát triển theo những quy luật chung nhất
tạo nên sự thống nhất giữa các thành phần cấu tạo và sự phân hóa thành các bộ
phận lãnh thổ nhỏ hơn. Có thể rút ra thành 4 quy luật chung (trong tổng số 35 quy
luật địa lý của S.V.Kalesnik) sau đây được nhiều nhà địa lý thừa nhận:
- Quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý.
- Quy luật về sự tuần hoàn vật chất và năng lượng trong lớp vỏ địa lý.
- Quy luật về các tính nhịp điệu trong lớp vỏ địa lý.
- Quy luật về tính phân dị không gian của lớp vỏ địa lý (quy luật địa đới và
phi địa đới). Những quy luật địa lý chung trên được biểu hiện và tác động đồng
thời trong quá trình hình thành và phát triển của lớp vỏ địa lý.
Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi Quốc gia, nội dung về các quy luật địa lí
có thể hỏi trực tiếp (trong câu hỏi số 1), hoặc có thể vận dụng các quy luật để giải
thích các vấn đề, các hiện tượng tự nhiên, đôi khi vận dụng vào một lãnh thổ cụ thể
(vào lãnh thổ Việt Nam). Đây là chuyên đề tuy lượng kiến thức không lớn nhưng
học sinh khó tiếp cận, đặc biệt là sự vận dụng và liên hệ nội dung các quy luật vào
thực tế.
Với những trăn trở của một giáo viên trực tiếp lãnh đội tuyển học sinh giỏi
môn Địa lí, qua sự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, ôn tập và trao
đổi chuyên môn với các thầy cô giáo khối các trường THPT chuyên ở một số địa
phương, tôi lựa chọn đề tài “Một số quy luật chủ yếu của lớp vở Địa lí” là chuyên
đề tham gia Hội thảo khoa học các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và
đồng bằng Bắc Bộ năm 2016.
2. Mục đích của chuyên đề
- Hệ thống lại các kiến thức cơ bản về một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ
Địa lí: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh; quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
của lớp vỏ Địa lí.
- Định hướng cho giáo viên và học sinh một số cách tiếp cận vấn đề sao cho
hiệu quả nhất. Đồng thời chuyên đề cung cấp một số hình ảnh, sơ đồ trực quan,
sinh động phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập phần các quy luật địa lí ở các
trường.
- Đưa ra một số dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến các quy luật địa lí
dành cho các thầy cô và các em tham khảo trong quá trình ôn tập.

1
3. Nội dung nghiên cứu
- Về lý thuyết: Hệ thống lại kiến thức cơ bản của 3 quy luật: Quy luật thống
nhất và hoàn chỉnh; quy luật địa đới và quy luật phi địa đới của lớp vỏ Địa lí. Các
quy luật khác sẽ không đề cập đến trong chuyên đề này.
- Về thực hành: Đề xuất một số phương pháp, kĩ thuật giảng dạy. Giới thiệu
một số tư liệu về kênh hình phục vụ cho dạy và học. Đồng thời đề xuất một số
dạng câu hỏi và bài tập trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí.
4. Cấu trúc của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của chuyên đề được
trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Hệ thống kiến thức cơ bản về một số quy luật chủ yếu của lớp
vỏ địa lí.
- Chương 2: Giới thiệu một số phương tiện và phương pháp giảng dạy.
- Chương 3: Một số dạng câu hỏi và bài tập về quy luật Địa lí.

2
PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Chương 1: Hệ thống kiến thức cơ bản về một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ
địa lí.
1. Lớp vỏ cảnh quan
1.1. Khái niệm và giới hạn.
Lớp vỏ cảnh quan là bộ phận phức tạp nhất của hành tinh chúng ta về thành
phần vật chất, về cấu trúc. Bao gồm thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển, thổ
nhưỡng quyển, sinh quyển cùng với các thể xâm nhập mắc ma và cả toàn bộ các
thể hữu cơ sống tại các quyển trên.
Chiều dày của lớp vỏ cảnh quan khoảng 30-35 km tính từ giới hạn dưới của
tầng ô-zôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.
1.2. Các dấu hiệu của lớp vỏ cảnh quan.
Lớp vỏ cảnh quan gồm hai dấu hiệu cơ bản: Có nền móng cơ sở là bề mặt
vật lí của Trái đất. Bề mặt này khác cơ bản về chất với những lớp bên trong của vỏ
Trái đất. Đó là cơ sở khẳng định lớp vỏ này không xuất hiện cùng lúc với Trái đất
mà có thể xuất hiện đồng thời với vỏ Trái đất .
Đặc trưng cơ bản nhất của lớp vỏ cảnh quan là sự phân dị lãnh thổ. Đó là sự
phân chia lớp vỏ cảnh quan thành những đơn vị lãnh thổ cá thể mà người ta gọi đó
là vỏ cảnh quan hay là tổng thể địa lí tự nhiên. Đó là những đơn vị lãnh thổ không
giống nhau về mặt nguồn gốc phát sinh nhưng có sự đồng nhất về thành phần, về
cấu tạo và về những mối quan hệ lẫn nhau trong từng đơn vị lãnh thổ.
1.3. Nguồn gốc phát triển của vỏ cảnh quan.
Trong quá trình hình thành nên Trái đất khi mà thể tích Trái đất lớn đến mức
nhiệt phóng xạ bên trong Trái đất không thể thoát ra ngoài đã tích tụ và đốt nóng
làm chảy tất cả các vật chất bên trong Trái đất theo hướng phân dị theo trọng lực
(vật chất nhẹ được nổi lên bốc hơi và lên trên bề mặt để tạo ra lớp vỏ ngoài người
ta gọi là thạch quyển). Lớp này khác về chất với lớp bên trong của Trái đất đồng
thời có sự tích tụ và xâm nhập các vật chất khí và hơi nước từ các vật chất nóng
chảy xâm nhập vào không gian vũ trụ hay thạch quyển hay vào những vùng trũng
của bề mặt tạo thành khí quyển và thuỷ quyển. Ba quyển: thạch quyển, khí quyển,
thuỷ quyển bắt đầu có sự xâm nhập vào nhau cho đến khi có sự ra đời của sinh
quyển thì sự tác động xảy ra mạnh mẽ theo hướng hoàn thiện về thành phần cấu
trúc dần dần tạo nên lớp vỏ cảnh quan. Vậy lớp vỏ cảnh quan ra đời sau khi có sự
ra đời của Trái đất.
2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan
2.1. Khái niệm:
Quy luật là mối liên hệ bên trong cơ bản của các hiện tượng, chi phối bởi sự
phát triển tất yếu của những hiện tượng ấy. Con người không sáng tạo ra quy luật
mà chỉ có thể hạn chế hoặc mở rộng phạm vi tác động của quy luật phù hợp với

3
nhu cầu và lợi ích của mình, còn bản thân quy luật thì tồn tại một cách khách quan,
độc lập với ý thức con người.
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan là quy luật về mối
quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của
lớp vỏ cảnh quan.
2.2. Nguyên nhân quy luật
Các hệ thống trong lớp vỏ địa lý của trái đất tuy rất đa dạng, nhưng vẫn có
chung một số dấu hiệu nhất định. Chính những dấu hiệu này tạo nên tính thống
nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý:
- Các hệ thống thường bao gồm nhiều hợp phần và bộ phận cấu tạo: Các hợp
phần cấu tạo là các hợp phần vật chất và năng lượng, còn các bộ phận cấu tạo là
các đơn vị lớn, nhỏ nằm trong hệ thống.
- Giữa các hợp phần, các bộ phận với nhau đều có mối quan hệ qua lại mật
thiết và đều chịu tác động của cả ngoại lực và nội lực: Các bộ phận, thành phần
đều nằm trong một chỉnh thể có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau, đồng thời tất cả
mọi hợp phần và bộ phận của lớp vỏ địa lý đều chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp của nội lực và ngoại lực… Chính thông qua các mối quan hệ tương tác này mà
hệ thống không phải là con số cộng của các hợp phần và các bộ phận. Sự phối hợp
hoạt động của tất cả các hợp phần biến chúng thành một hệ thống vật liệu thống
nhất, trong đó hợp phần này phụ thuộc vào hợp phần khác, hợp phần này ảnh
hưởng tới hợp phần khác. Tính hoàn chỉnh của hệ thống này to lớn và mang đặc
tính chung đến mức mà nếu trong tổng thể địa lí chỉ một khâu nào đó thay đổi thì
tất cả các khâu còn lại cũng thay đổi theo.
- Giữa hệ thống và môi trường bên ngoài cũng có sự thống nhất với nhau.
Như vậy: Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp
vỏ địa lý là do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tồn tại
và phát triển một cách cô lập. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau,
trao đổi vật chất và năng lượng với nhau khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để
tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
2.3. Biểu hiện của quy luật
- Mỗi hợp phần của lớp vỏ địa lý tồn tại và phát triển theo những quy luật
riêng của nó. Tuy nhiên không hợp phần nào tồn tại một cách cô lập mà không thể
hiện sự ảnh hưởng của mình tới các hợp phần khác và đồng thời chịu tác động của
các hợp phần khác. Sự trao đổi không ngừng vật chất, năng lượng giữa các bộ phận
cấu thành riêng lẻ quy định tính hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. Sự phối hợp hoạt
động của tất cả các hợp phần biến chúng thành một hệ thống vật liệu thống nhất,
trong đó hợp phần này phụ thuộc vào hợp phần khác, hợp phần này ảnh hưởng tới
các hợp phần khác. Tính hoàn chỉnh của hệ thống này to lớn và mang đặc tính
chung đến mức mà nếu trong tổng thể địa lý chỉ một khâu nào đó thay đổi thì tất cả
các khâu còn lại cũng thay đổi theo.

4
- Quy mô thay đổi trong toàn bộ hệ thống, về căn bản phụ thuộc vào quy mô
thay đổi các bộ phận cấu thành riêng biệt. Chúng ta biết rằng tốc độ phát triển của
các hợp phần khác nhau về chất, tùy theo mức độ bảo thủ của các hợp phần có thể
xếp chúng theo thứ tự giảm dần như sau: cơ sở nham thạch – địa hình – các hiện
tượng khí hậu – nước – thổ nhưỡng – thực vật – động vật. Do vậy các đối tượng và
hiện tượng của lớp vỏ địa lý có thể có cường độ vận động khác nhau quy định bởi
các đặc điểm chất lượng của mỗi đối tượng hoặc hiện tượng đó và cùng một đối
tượng có thể thêm tính động lực khác phụ thuộc vào hoàn cảnh xung quanh của nó.
Trong lớp vỏ địa lý các hợp phần này có thể kìm hãm bước tiến hóa của các hợp
phần khác hoặc ngược lại có thể thúc đẩy nhanh thêm. Dưới đây là một vài ví dụ
thể hiện tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý:
Ví dụ 1: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
- Khái niệm: "Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng
giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí
quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng
cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".
- Nguyên nhân: Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí
quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v... Vai trò gây nên hiệu
ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau:CO 2 => CFC => CH4 => O3
=>NO2.

- Hậu quả: Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động
mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất, làm cho nhiều yếu tố tự nhiên khác
thay đổi theo:
+ Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như
vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng
lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển. Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước

5
biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất
khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt
+ Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các
sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi
phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
+ Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay
đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan
tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm.
Như vậy ta thấy rằng, bằng việc tăng thêm hàm lượng các khí nhà kính vào
khí quyển Trái Đất thông qua hoạt động sản xuất của con người, đã phá vỡ sự cân
bằng trong khí quyển -> làm cho Trái Đất nóng lên -> gây những hậu quả về thủy
quyển (băng tan, hạn hạn, lũ lụt); về thổ nhưỡng (giảm diện tích, ngập mặn); về
sinh vật (chết, bệnh tật, thu hẹp phạm vi)…
Ví dụ 2: Hiện tượng En – Nino và La - Nina

Ví dụ 3: Khi xây dựng hồ thủy điện thì hàng loạt các yếu tố khác cũng thay
đổi theo: Thủy quyển, khí quyển, thổ nhưỡng, sinh quyển, địa hình…
2.4. Ý nghĩa của quy luật
* Ý nghĩa khoa học
- Củng cố quan điểm vững chắc về sự tồn tại của của thể tổng hợp địa lý và
mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần của chúng cũng như với môi trường
- Trong sự phát triển của khoa học, con người là thực thể tự nhiên, chính con
người có tác động mạnh đến tự nhiên.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Hoạt động kinh tế của xã hội loài người chẳng qua là sự can thiệp vào bước
tiến triển xác định của các quá trình tự nhiên trong vỏ cảnh quan. Việc thay thế
thực vật hoang dại bằng thực vật gieo trồng, việc xây dựng các đập trên sông, việc
6
dẫn nước tới các miền hạn hán, việc làm khô các đầm lầy, … nhất định sẽ ảnh
hưởng tới toàn bộ tổng thể tự nhiên của cảnh quan và trải qua một thời gian có thể
dẫn tới những kết quả bất ngờ, trong đó có cả những kết quả trái với ý muốn của
con người. Nguồn kích thích đầu tiên khơi ra bởi con người, giống như một loại
“máy cảm ứng”, đã gây ra trong tự nhiên một “phản ứng dây chuyền” độc đáo
nghĩa là hàng loạt những thay đổi tự động.
- Hiện nay con người tác động một cách mạnh mẽ đến các thành phần của
lớp vỏ cảnh quan một cách tích cực cũng như tiêu cực. Trong quá trình tác động
vào lớp vỏ cảnh quan con người luôn phải chú ý hạn chế các tác động tiêu cực, chú
ý phát huy các tác động tích cực.
- Qui luật này báo trước sự cần thiết trước hết phải nghiên cứu tỉ mỉ cấu trúc
địa lí của bất kì lãnh thổ nào muốn đem sử dụng.
- Quy luật này sẽ giúp cho con người sử dụng tự nhiên một cách hợp lí hơn
và có thể tránh được những tai biến không đáng có.
3. Quy luật địa đới
3.1. Khái niệm
Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lý và cảnh
quan địa lý theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).
3.2. Nguyên nhân
- Do dạng cầu của Trái Đất và góc tới không đồng nhất của các tia Mặt trời
đến bề mặt Trái Đất, dẫn đến sự phân bố không đều của bức xạ Mặt Trời theo vĩ
độ.
- Độ nghiêng của trục Trái Đất đối với mặt phẳng hoàng đạo (dưới một góc
vào khoảng 66,5o) gây ra sự phân hóa theo mùa, làm phức tạp hóa thêm sự phân
bố theo đới của nhiệt, khí ẩm và làm sâu sắc thêm những tương phản theo đới.
- Do sự tự quay quanh trục của Trái Đất, gây nên sự lệch hướng chuyển
động của các vật thể và các khối khí, về bên phải ở nửa cầu bắc và về bên trái ở
nửa cầu nam, cũng đưa đến những phức tạp vào sơ đồ của tính địa đới.
Năng lượng Mặt Trời trên thực tế là nguồn gốc duy nhất của các quá trình
vật lí, hóa học và sinh vật trên bề mặt Trái Đất, cho nên các quá trình ấy nhất thiết
phải mang tính chất địa đới. Song tính địa đới địa lí có cơ chế rất phức tạp, nó biểu
hiện hoàn toàn không như nhau trong môi trường khác nhau, trong các hợp phần
và quá trình khác nhau. Dạng cầu của Trái đất làm cho góc chiếu của tia sáng Mặt
trời tới bề mặt đất thay đổi từ xích đạo về hai cực, vì vậy lượng bức xạ Mặt trời mà
mặt đất nhận được cũng thay đổi theo.
3.3. Biểu hiện
3.3.1. Trên Trái Đất nói chung
* Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái đất.
Sự hình thành các vành đai nhiệt trên Trái đất không chỉ phụ thuộc vào
lượng bức xạ Mặt trời tới bề mặt Trái đất mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác.
7
Vì thế, ranh giới các vòng đai thường được phân biệt theo các đường đẳng nhiệt.
Từ Bắc cực đến Nam cực có 7 vành đai nhiệt sau:
Vành đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20oC ở hai bán cầu.
Hai vành đai ôn đới ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +
20 C và đường đẳng nhiệt +10oC tháng nóng nhất.
o

Hai vành đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng
nhiệt + 10oC và 0oC của tháng nóng nhất.
Hai vành đai băng gía vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới
o
0 C.

* Các đới khí hậu:


Trên Trái Đất có 7 đới khí hậu: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt,
ôn đới, cận cực và cực, trong đó đới nhiệ đới, ôn đới và hàn đới là ba đới chính,
một số đới mang tính chuyển tiếp 9hình vẽ dưới đây).

8
* Các vành đai khí áp và các đới gió trên Trái đất.
- Vành đai khí áp: Có 7 đai khí áp phân bố đối xứng và xen kẽ nhau qua đai
áp thấp xích đạo.
- Đới gió chính: Do sự phân bố xen kẽ của các đai khí áp mà các đới gió
chính trên Trái Đất cũng có sự đối xứng nhau qua khu vực xích đạo. Đó là gió mậu
dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực.

* Các nhóm đất và thảm thực vật:


- Các kiểu thảm thực vật: Do khí hậu có sự phân hóa theo đới nên các kiểu
thám thực vật chính trên Trái Đất có sự phân hóa theo đới, phù hợp với các đới khí
hậu: Thực vật đới lạnh, thực vật đới ôn hòa và thực vật đới nóng (hình dưới đây).

9
Sự phân bố các kiểu thảm thực vật trên Trái Đất

- Các nhóm đất chính: Sự phân bố các loại đất phụ thuộc vào sự phân hóa
theo đới của khí hậu và thảm thực vật. Do đó trên thế giới có nhiều loại đất khác
nhau (đới lạnh có đất đài nguyên, đới ôn hòa có đất pốt dôn, đất nâu, xám… đới
nóng có đất hoang mạc, đất feralit… như hình dưới đây).

* Ngoài ra quy luật địa đới còn thể hiện qua các yếu tố, thành phần tự nhiên khác:
- Sự phân bố lượng mưa: Như chúng ta thấy, tính địa đới trong sự phân bố
mưa vốn có tính nhịp điệu độc đáo: ba cực đại (cực đại chủ yếu ở xích đạo và hai
cực đại thứ yếu ở các độ vĩ ôn đới) và bốn cực tiểu (ở các độ vĩ cực và nhiệt đới).
Mưa có sự phân bố theo vĩ độ, từ xích đạo về 2 cực hình thành các vành đai mưa
có tính quy luật.

10
+ 200B - 200N: mưa nhiều nhất.
+ 20o - 40o B,N: mưa ít.
+ 40o - 60o B,N: mưa khá nhiều.
+ 60o - 90o B,N: mưa rất ít.

Lược đồ phân bố lượng mưa theo vĩ độ


- Sự phân bố nhiệt độ không khí:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT THEO VĨ ĐỘ
(Đơn vị: 0C)
Vĩ độ 00 200 300 400 500 600 700
Nhiệt độ trung bình năm 25,4 25,0 20,0 14,0 5,4 -0,6 -10,4
Biên độ nhiệt 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29 32,2
+ Nhiệt độ trung bình năm nhìn chung giảm dần từ xích đạo về 2 cực do
góc nhập xạ giảm dần làm cho lượng bức xạ nhận được từ Mặt Trời giảm dần.
+ Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ xích đạo về hai cực: Do chênh lệch thời
gian chiếu sáng trong năm giữa các vĩ độ, càng về vĩ độ cao thì chênh lệch thời
gian chiếu sáng càng lớn nên biên độ nhiệt độ năm càng lớn.
+ Có 7 vòng đai nhiệt trên trái đất.
- Sự phân bố địa hình:
+ Ở vùng nhiệt đới ẩm ướt: Phong hóa hóa học là chủ yếu, vai trò hình thành
địa hình của dòng nước đóng vai trò quan trọng, điển hình là địa hình thung lũng
sông.
+ Ở vùng khí hậu khô khan: Quá trình phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, hình
thành các dạng địa hình do gió (cồn cát, nấm đá).
+ Ở vùng khí hậu băng giá, lạnh: Phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, vai trò
hình thành địa hình do băng hà (dạng địa hình điển hình như đá lưng cừu, hồ băng
hà…).
- Sông ngòi:

11
+ Chế độ nước sông ngòi phản ánh tính địa đới thông qua ngồn cung cấp
nước ở các vành đai như sau:
Ở vành đai xích đạo: Dòng chảy sông suối nhiều nước quanh năm, phản ánh
đúng chế độ mưa lớn và quanh năm ở xích đạo.
Ở vành đai nhiệt đới: Có một mùa mưa và một mùa khô nên sông ngòi tuy
có dòng chảy thường xuyên quanh năm, nhưng thủy chế lại theo mùa: có một mùa
kiệt và một mùa lũ.
Ở cận nhiệt đới: Tính địa đới phản ánh rõ ở bờ tây các lục địa. Sông ngòi
đầy nước vào thu đông, cạn nước vào hè thu, tương ứng với chế độ mưa của kiểu
khí hậu địa trung hải.
Ở vành đai ôn đới lạnh và cận cực ở rìa bắc lục địa Âu - Á và Bắc Mĩ, vào
mùa đông nước sông đóng băng ở các vùng băng giá, sang xuân và đầu hạ có lũ do
tuyết tan.
Ở cực nước sông ở thể rắn.
+ Quy luật địa đới thể hiện ở nguồn cung cấp nước: Càng gần xích đạo, lượng
nước do mưa cung cấp càng lớn; càng gần cực, lượng nước do băng tuyết tan cung
cấp càng lớn.
- Thời gian chiếu sáng: Thời gian chiếu sáng thay đổi có tính quy luật từ xích
đạo về hai cực một cách rõ rệt.
+ Xích đạo: Ngày dài bằng đêm.
+ Từ xích đạo về 2 cực, chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn.
+ Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
+ Càng gần cực, số ngày đêm địa cực càng tăng.
+ Ở hai cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.
- Bên cạnh đó quy luật địa đới còn thể hiện trong các quá trình đầm lầy hóa và
hình thành nước ngầm, trong sự di động của các nguyên tố hóa học, biểu hiện rõ
rệt ở tầng bên trên của đại dương, cũng như ở đáy đại dương.
3.3.2. Biểu hiện của tính địa đới ở Việt Nam
Việt Nam nằm gọn trong khu vực nội chí tuyến, nhích về phía chí tuyến hơn
là về phía xích đạo lẽ ra sự phân hoá theo vĩ độ phải không đáng kể như ở các lãnh
thổ khác cùng vĩ độ, thí dụ như Ấn Độ (0,040C /1 độ vĩ tuyến).
Xét nhiệt độ tháng nóng nhất (VII) ta thấy đúng như vậy (Hà Nội 28,9oC,
thành phố Hồ Chí Minh 28,80C). Như vậy, sự phân hóa Bắc Nam ở nước ta là do
nguyên nhân khác, nguyên nhân địa ô.
Về mùa đông: Hoạt động của gió mùa đông bắc với khối khí cực đới biến
tính NPc gây sự chênh lệch về nhiệt độ giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lên
tới 9oC, (16,60C và 25,60C), nghĩa là gần 10C/1 độ vĩ tuyến. Vì thế, khi tính theo
nhiệt độ trung bình năm, sự phân hóa Bắc–Nam ở Việt Nam tới 0,35 0C/1 độ vĩ
tuyến, gấp bội các nước khác cùng vĩ độ.

12
Sự phân hóa Bắc – Nam diễn ra rất từ từ, giữa hai vĩ độ gần nhau sự khác biệt
rất nhỏ, khó thấy.
- Bước nhảy thứ nhất: xảy ra ở vĩ độ 180B (đèo Ngang).
+ Từ đèo Ngang trở ra phía bắc: là khu vực mà phần lớn lãnh thổ thuộc đai
nội chí tuyến chân núi, có mùa đông dài từ 3 tháng trở lên (nhiệt độ trung bình
tháng mùa đông dưới 180C, có nơi dưới 150C), có một số ít nơi chỉ có thời kỳ lạnh
và thời tiết lạnh khi gió mùa đông bắc mới tràn về do mùa đông chưa đủ 3 tháng,
như các vùng ven biển và khu vực trung gian từ sông Chu (vĩ tuyến 20 0B) đến đèo
Ngang.
+ Từ phía nam đèo Ngang: ngay các đồi cao (300-500m) cũng không có đủ
một mùa đông dài 3 tháng dưới 180C, nếu muốn có thì phải lên miền núi và khi đó
lại là sự phân hoá theo đai cao. Tại vùng đồng bằng ven biển, không còn tháng nào
nhiệt độ dưới 180C nữa, tức đã sang khu vực có tính chất nhiệt đới rõ rệt.
- Bước nhảy vọt thứ hai: Xảy ra ở vĩ tuyến 160B, (đèo Hải Vân).
+ Nếu chỉ xét theo chỉ tiêu về nhiệt độ tháng lạnh nhất dưới 180C thì ranh giới
này không quan trọng bằng ranh giới đèo Ngang. Nhưng nếu xét đến nhân tố phân
hoá chính là gió mùa đông bắc và các thời tiết lạnh do nó gây ra thì ranh giới đèo
Hải Vân lại quan trọng hơn đèo Ngang.
+ Gió mùa đông bắc thường phải đến đèo Hải Vân mới dừng lại và quãng
đường từ Lạng Sơn đến đèo Hải Vân, gió mùa chỉ đi mất 24 giờ. Khi đến Thừa
Thiên vẫn có thời tiết lạnh, mà biển hiện rõ nhất là nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối.
Nhiệt độ trung bình tháng dưới 10 0C còn gặp ở Bình - Trị - Thiên (Đồng Hới
8,30C, Huế 8,80C).
+ Nhiệt độ tối thiểu là nhân tố sinh thái giới hạn sự phân bố của sinh vật, vì
thế các loài thực vật nhiệt đới phương Nam khó tính thường không vượt quá 16 0B,
thí dụ như Sao, ngược lại loài chịu lạnh phương Bắc vẫn có khả năng xuống đến
đây, thí dụ như Lim.
+ Khu vực 18 - 160B vẫn mang tính chất trung gian, chuyển tiếp từ khu vực
chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc sang khu vực không chịu ảnh hưởng của
gió mùa đông bắc. Chỉ từ phía nam vĩ tuyến 16 0B, mới không còn có những nhiệt
độ thấp có ảnh hưởng đến sinh vật.
- Bước nhảy vọt thứ ba: Xảy ra ở vĩ độ 14 0B xấp xỉ con đường 19 từ Qui
Nhơn qua An Khê đi Plây Cu.
+ Từ phía nam đèo Hải Vân vì không có mùa đông mà sự phân hóa quan
trọng là sự phân hoá trong chế độ ẩm. Do ảnh hưởng của khối núi Công Tum
thượng mà khí hậu phía bắc vĩ độ 14 0B tương đối ẩm, mùa khô ngắn và không sâu
sắc.
+ Nhưng từ phía nam đèo An Khê, địa hình thấp xuống, mùa khô trở nên sâu
sắc, đồng thời kéo dài, có thể trên 5 - 6 tháng. Ngoài ra chỉ từ Qui Nhơn, tổng
nhiệt độ toàn năm mới đạt tiêu chuẩn vòng xích đạo (Quảng Ngãi 9454 0C; Qui
Nhơn 96360C).

13
3.4. Ý nghĩa của quy luật: Là quy luật phổ biến nhất, quan trọng nhất của lớp vỏ
địa lí.
- Phổ biến nhất: thể hiện qua đối tượng biểu hiện và nguyên nhân hình thành
+ Quy luật địa đới biểu hiện trong nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên
Trái Đất (sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất, các đai khí áp và các đới gió
trên Trái Đất, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các thảm thực vật…).
+ Nguyên nhân của quy luật địa đới là năng lượng Mặt Trời. Đây là nguồn
năng lượng chủ yếu, là động lực cho tất cả các quá trình tự nhiên xảy ra trên bề
mặt Trái Đất.
- Quan trọng nhất: thể hiện qua ý nghĩa thực tiễn của quy luật
+ Là cơ sở để tạo ra các đới khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan kéo dài
từ tây sang đông, tuần tự từ bắc xuống nam, đối xứng nhau qua hai nửa cầu Bắc
Nam.
+ Là cơ sở, tạo bối cảnh xác định cho sự xuất hiện của quy luật phi địa đới.
+ Là cơ sở để giải thích sự thay đổi của tự nhiên từ xích đạo về hai cực
(những sự vật và hiện tượng, quá trình phụ thuộc vào năng lượng Mặt Trời).
4. Quy luật phi địa đới
4.1. Khái niệm
Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân
bổ theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan.
4.2. Nguyên nhân
Do nguồn năng lượng bên trong của Trái đất. Nguồn năng lượng này đã tạo
ra sự phân chia bề mặt Trái đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
4.3. Biểu hiện của quy luật: Thể hiện qua hai quy luật thành phần:
4.3.1. Quy luật địa ô
* Khái niệm: quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự
nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.
* Nguyên nhân: là do sự phân bố đất liền, biển, đại dương, làm cho khí hậu
ở lục địa bị phân hoá từ đông sang tây càng vào sâu trung tâm lục địa, tính chất lục
địa càng tăng. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh
tuyến.
* Biểu hiện:
- Khí hậu: Hình thành các kiểu khí hậu khác nhau, tùy thuộc vào vị trí gần
hay xa biển, các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến là danh giới, từ đó phân thành
kiểu lục địa, đại dương…
- Sự phân bố của sinh vật theo địa ô: Sự phân bố đất liền và biển làm cho khí
hậu có sự phân hoá từ đông sang tây. Càng vào trung tâm lục địa thì độ lục địa của
khí hậu càng tăng, khí hậu càng khô hơn, biên độ nhiệt ngày đêm và biên độ nhiệt
mùa càng lớn, ảnh hưởng đến dạng sống và sự phân bố của sinh vật, nhất là thảm
thực vật. Vì vậy ở ven biển và đại dương, độ ẩm lớn thuận lợi cho các kiểu thực bì
14
rừng. Còn ở sâu trong lục địa, khí hậu khô khan, nên xuất hiện cây bụi, đồng cỏ,
hoang mạc.
4.3.2. Quy luật đai cao
* Khái niệm: quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần
tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao địa hình.
* Nguyên nhân:
Sự thay đổi tình trạng cân bằng nhiệt theo độ cao là nguyên nhân của tính
vòng đai theo độ cao. Cường độ bức xạ Mặt Trời tăng lên mạnh mẽ theo độ cao,
bởi vì bề dày và mật độ của quyển khí giảm đi, hơn nữa hàm lượng hơi nước và
bụi trong đó cũng giảm xuống một cách đột ngột. Nhưng mặt khác sự tỏa ra của
bức xạ sóng dài lại tăng lên nhanh hơn, làm cân bằng bức xạ bị giảm đi một cách
nhanh chóng và nhiệt độ bị hạ thấp. Građien nhiệt độ theo chiều thẳng đứng vượt
građien nhiệt độ theo độ vĩ gấp hàng trăm lần, vì thế trên một khoảng cách vài km
theo chiều thẳng đứng có thể thấy sự thay đổi của các hiện tượng địa lí tự nhiên
diễn ra nhanh hơn so với cùng một khoảng cách theo chiều ngang từ chí tuyến đến
cực.
* Biểu hiện:
- Lượng mưa, ẩm: Những thay đổi về mức độ thay đổi làm ẩm theo độ cao
không trùng với những thay đổi theo độ vĩ. Ở các miền núi tình hình phân bố mưa
được đặc trưng bằng một bức tranh cực kì loang lổ, bằng những tương phản lớn
giữa các sườn đón gió ẩm ướt và các sườn khuất gió khô hạn, cũng như giữa các
lòng chảo kín.
- Các vòng đai theo độ cao có sự thay thế nhau, nhưng “phổ” của chúng
hoàn toàn không lặp lại tính liên tục của các đới theo độ vĩ. Ví dụ ở nhiều miền núi
không có vòng đai rừng, cũng như vòng đai đài nguyên.
- Đặc điểm quan trọng của tính vòng đai theo độ cao là tính rất nhiều vẻ về
các kiểu của nó. Có thể nói mỗi đới theo độ vĩ vốn có một dãy vòng đai riêng được
đặc trưng bằng số lượng vòng đai, tính liên tục, ranh giới độ cao cũng như một số
đặc điểm khác. Ở gần xích đạo, số lượng vòng đai có thể tăng lên, còn ranh giới
của những vòng đai ấy di chuyển lên phía trên.
- Sự phân bố sinh vật theo đai cao: Điều kiện nhiệt - ẩm của khí hậu không
chỉ thay đổi theo vĩ độ mà còn thay đổi theo độ cao của địa hình, biểu hiện ở việc
hình thành các đai cao khí hậu. Tương ứng với các đai cao của khí hậu cũng có các
đai cao sinh vật. Sự thay đổi của các vành đai sinh vật theo độ cao (chiều thẳng
đứng) cũng có quy luật tương tự như sự thay đổi của các đới sinh vật theo chiều vĩ
độ từ xích đạo tới 2 cực. Ví dụ ở một vùng núi cao ôn đới lạnh: từ chân núi lên tới
đỉnh có thể gồm: đai rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, trên cùng là đai băng tuyết vĩnh
cửu.
4.2.3. Biểu hiện quy luật phi địa đới ở Việt Nam
* Quy luật phân hoá theo kinh độ ở Việt Nam (địa ô)

15
- Nguyên nhân: sự phân hoá theo kinh độ chủ yếu do hiệu ứng phơn và tác
dụng bức chắn của địa hình gây ra, còn vị trí so với biển thì ít tác dụng do nước ta
hẹp ngang.
- Biểu hiện
+ Nơi đón gió mùa đông bắc sẽ lạnh hơn nơi khuất gió đến vài độ C, đồng
thời cũng ẩm hơn vì có mùa đông và mưa địa hình.
+ Nơi đón gió mùa tây nam cũng ẩm hơn và bớt nóng hơn so với nơi chịu
hiệu ứng phơn. Các dãy núi bình phong quan trọng nhất là dải Hoàng Liên Sơn, dải
núi biên giới Việt – Lào, dải Trường Sơn (Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung
Bộ), tiếp đến dải Ngân Sơn.
+Nơi có độ lục địa lớn nhất ở Việt Nam, thể hiện ở biên độ nhiệt trong năm
lớn, là Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, với biên độ nhiệt trung bình năm 12- 140C.
+ Nơi có độ lục địa lớn thứ hai là miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, vì nơi đây
còn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Biên độ nhiệt trung bình năm từ 10-12
0
C.
+ Từ phía nam đèo Hải Vân, biên độ xuống dưới 10 0C, còn từ phía nam Nha
Trang, biên độ xuống dưới 50C, đạt tiêu chuẩn khí hậu xích đạo điều hòa.
+ Sự phân hóa về phương diện nhiệt ẩm còn thể hiện qua sự phân bố của
giới sinh vật.
Luồng thực vật á nhiệt đới Hoa Nam chủ yếu chỉ lan tràn trong miền Bắc
và Đông bắc Bắc Bộ. Luồng thực vật rụng lá mùa khô Ấn Độ- Miến Điện tập trung
phần lớn ở Tây Bắc và Tây Nguyên. Luồng Mã Lai - Inđônêxia ít khi lên trên vĩ
tuyến 160B, nơi có biên độ năm vượt quá 100C.
* Quy luật phân hóa theo độ cao ở nước ta
- Nguyên nhân: do ảnh hưởng của vận động nâng lên tân kiến tạo mà 3/4
lãnh thổ Việt Nam là đồi núi chia cắt sâu và dày, non một nửa cao trên 500m.
- Biểu hiện: ở Việt Nam phân ra ba đai cao với nhiều á đai là:
+ Đai nhiệt đới chân núi từ 0 đến 600m – 700m ở miền Bắc và đến 900-
1000m ở miền Nam: mùa hạ nóng, với nhiệt độ trung bình tháng trên 25 0C, thoả
mãn yêu cầu về nhiệt cao của các loài cây nhiệt đới và xích đạo. Đai nhiệt đới chân
núi có thể chia nhỏ thành 3 á đai.
Á đai 0 - 100m: miền Bắc không có mùa đông rét, miền Nam nóng quanh
năm.
Á đai 100 - 300m: miền Bắc có nơi đã có mùa đông rét, miền Nam mùa
nóng đã giảm sút.
Á đai trên 300m: miền Bắc nhiều nơi có mùa đông rét, miền Nam mùa nóng
giảm đến một nửa.
+ Đai á nhiệt đới hơi ẩm đến ẩm ướt trên núi từ 600 – 700m ở miền Bắc và
900 – 1000m ở miền Nam đến 2600 m

16
Á đai 1 từ ranh giới đai nhiệt đới đến 1600 – 1700m: ở miền Bắc là á đai cận
nhiệt điển hình. Ở miền Nam: quanh năm nhiệt độ xấp xỉ nhệt độ các mùa xuân -
thu ở vùng á nhiệt đới.
Á đai 1600, 1700m – 2600m: Có tính chất chuyển tiếp lên đai ôn đới do
không còn tháng nào trên 200C, tháng nóng nhất cũng chỉ xấp xỉ nhiệt độ mùa hạ
ôn đới. Mùa đông vẫn chưa lạnh bằng mùa đông ôn đới, là á đai rừng rêu trên đất
mùn alít vì khí hậu lạnh và ẩm ướt quanh năm.
+ Đai ôn đới hơi ẩm đến ẩm ướt trên núi từ 2.600m trở lên, chỉ phát triển
hạn chế tại một số núi cao trên dưới 3.000m ở miền Bắc Việt Nam (Hoàng Liên
Sơn). Quanh năm rét dưới 15 0C, mùa đông xuống dưới 5 0C, thực vật ôn đới chiếm
đa số tuyệt đối: cây lá rộng có các loài cây Đỗ quyên cây lá kim có hai loài đặc biệt
chỉ xuất hiện từ 2600m trở lên như Thiết sam ư, Lãnh sam; đặc biệt từ 2800m họ
tre trúc lùn chiếm ưu thế, có nơi tạo thành một thảm thấp20– 30cm dày đặc.
4.4. Ý nghĩa của quy luật
- Tính phi địa đới cũng có ý nghĩa địa lí chung tương tự như tính địa đới.
Không có một hiện tượng địa lí tự nhiên nào có thể được nghiên cứu ở ngoài tính
phi địa đới, bởi vì nó không thể thoát khỏi ảnh hưởng tính lục địa của khí hậu, độ
cao trên mực nước biển, cấu trúc địa chất… Như vậy, tính địa đới và tính phi địa
đới đấu tranh với nhau trong sự thống nhất biện chứng.
- Sự phân bố lượng mưa có thể là một ví dụ. Ở đây quy luật địa đới theo độ
vĩ biểu hiện khá rõ rằng lượng mưa đồng thời giảm đi từ rìa vào trung tâm lục địa
do ảnh hưởng của các nguyên nhân phi địa đới. Các diện phân bố thực vật, động
vật và quần xã của chúng cũng được hình thành một cách tương tự: các nhân tố địa
đới cũng như phi địa đới qui định giới hạn của chúng.
* Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra
đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ yếu
trong từng trường hợp cụ thể, chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự
nhiên.

17
Chương 2: Phương tiện và phương pháp giảng dạy chuyên đề
1. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ giáo khoa địa lí: Là cơ sở để giáo viên và học
sinh tiếp cận các quy luật tốt hơn. Có nhiều tư liệu tranh ảnh, lược đồ về các quy
luật, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khai thác, trong đó có các
tranh ảnh và lược đồ sau:

Hiệu ứng nhà kính để dạy học phần quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

18
Sơ đồ dạy nguyên nhân quy luật địa đới

Phân bố các kiểu thảm thực vật chính để dạy học quy luật địa đới

19
Phân bố các nhóm đất chính để dạy học quy luật địa đới

20
Sự phân bố vành đai khí áp và đới gió chính

Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất

Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất

21
Sơ đồ phân bố các vành đai thực vật ở núi Ki li man gia rô

- Bảng số liệu: Một số bảng số liệu có thể khai thác trong quá trình dạy và học các
quy luật, thể hiện rất rõ biểu hiện các quy luật địa lí, ví dụ một số bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT THEO VĨ ĐỘ
(Đơn vị : 00C)
Vĩ độ 00 200 300 400 500 600 700
Nhiệt độ trung bình 25,4 25,0 20,0 14,0 5,4 -0,6 -10,4
năm
Biên độ nhiệt 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29 32,2

BIÊN ĐỘ NHIỆT NĂM Ở CÁC VĨ ĐỘ THUỘC BCB, BCN


Vĩ độ (0) Bán cầu Bắc (0C) Bán cầu Nam (0C)
0 0 0
10 0,7 1,6
20 5,5 5,2
30 13,1 7,6
40 19,3 6,5

22
50 25,8 5,4
60 30,4 11,2
70 34,1 9,5
80 35,2 28,7
90 36,0 35,0
SỰ PHÂN BỐ LƯỢNG MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT
Bán cầu Bắc Bán cầu Nam
Vĩ độ Lượng mưa Vĩ độ Lượng mưa
(mm) (mm)

0 – 10o 1677 0 – 10o 1872

10 – 20o 763 10 – 20o 1110

20 – 30o 513 20 – 30o 607

30 – 40o 501 30 – 40o 564

40 – 50o 561 40 – 50o 868

50 – 60o 510 50 – 60o 976

60 – 70o 340 60 – 90o 100

70 – 80o 194

- Các vi deo về biến đổi khí hậu, tác hại của phá vỡ cân bằng sinh thái: phục
vụ đắc lực cho việc dạy về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Qua
đó giáo dục hoc sinh ý thức bảo vệ môi trường.
- Máy chiếu, máy tính, bảng tương tác, máy chiếu vật thể: Là các phương
tiện, thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy, làm cho tiết học trở lên sinh động
hơn, hấp dẫn hơn.
2. Phương pháp giảng dạy
Để dạy và học chuyên đề các quy luật địa lí có hiệu quả hơn, giáo viên cần
khai thác tối đa các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp dạy học; có sự
kết hợp cả các phương pháp truyền thống và hiện đại, có thể ứng dụng mô hình
VNEN trong dạy học từng phần kiến thức.
Cách thức khai thác hiệu quả nhất: Dạy nền thật chắc chắn, học sinh cần
nắm chắc các kiến thức cơ bản, sau đó luyện tập với các dạng bài tập khác nhau.
Thực tế với kinh nghiệm bản thân tỉ lệ thời gian phân phối cho chuyên đề là 2:1:1
(2 phần kiến thức nền, 1 phần bài tập, 1 phần luyện đề).
23
Một số phương pháp dạy học có thể áp dụng:
2.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở
Đàm thoại gợi mở là một phương pháp truyền thống, sử dụng tương đối phổ
biến trong các trường. Để có được hiẹu quả cao, giáo viên nên chuẩn bị câu hỏi lớn
cho học sinh. Trong đó có một số câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ lôgic với nhau, tạo
ra sự liên hệ với câu hỏi lớn. Khi học sinh tìm hiểu, giáo viên nên đưa ra các gợi ý
nhỏ cho học sinh, giúp học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc nhất.
2.2. Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi
trường học tập (nghiên cứu, thảo luận...) theo các nhóm nhỏ. Phương pháp này sẽ
khuyến kích học sinh trao đổi và biết cách làm hợp tác với người khác để học hỏi
lẫn nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong học tập. Đây còn là một cách để học tập
cách định hướng bài làm, sử dụng phương tiện để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên
phương pháp này có hạn chế là cần nhiều thời gian để học sinh tìm hiểu, do đó
giáo viên cần kiểm soát được lượng thời gian trong khi giảng dạy.
2.3 Phương pháp đóng vai
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí sẽ khuyến khích học
sinh nhập mình vào thực tế cuộc sống và thử đặt mình vào vị trí của những người
có địa vị khác nhau trong xã hội giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống.
Phương pháp này giúp học sinh tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định
và tiếp cận quan điểm của người khác. Mặt khác khi tham gia đóng vai học sinh
phải thể hiện diễn xuất của mình, xuất phát từ thực tế cộng với ý nghĩa, óc tưởng
tượng, sáng tạo của học sinh đã tạo cho người học cảm xúc. Ví dụ khi dạy về phần
ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, giáo viên có thể
cho học sinh đóng vai:
- B1: Giáo viên phân vai: Nếu em là giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
của một tỉnh, có một doanh nghiệp muốn làm một công trình thủy điện trên một
dòng sông ở tỉnh, em sẽ cần nghe doanh nghiệp đó trình bày về những vấn đề gì?
- B2: Giáo viên gọi học sinh trình bày ý kiến của mình
- B3: Học sinh khác phản biện
- B4: Giáo viên chuẩn kiến thức
2.4. Phương pháp động não
Phương pháp động não là một phương pháp dùng để giải quyết nhiều loại
vấn đề khác nhau, giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý
tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Cách sử dụng phương pháp động não như sau: Giáo viên đưa chủ đề cần tìm
hiểu. Khích lệ học sinh phát biểu và đưa ra ý kiến của mình để tìm ra các ý nhỏ bổ
sung cho chủ đề chính. Với mỗi ý kiến của học sinh, giáo viên cho học sinh ghi ra
giấy, sử dụng máy chiếu vật thể để cho các học sinh khác cùng xem xét và sửa
chữa.

24
2.5. Phương pháp thực địa
Thực địa là một phương pháp dạy học truyền thống không thể thiếu trong
môn địa lí. Đây là một hình thức học xóa đi sự nhàm chán trong các giờ học trên
lớp. Thực địa sẽ giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức lí thuyết trên lớp với
thực tế cuộc sống, củng cố khắc sâu kiến thức, phát triển tình yêu quê hương đất
nước trong mỗi học sinh.
Đối với học sinh trường THPT chuyên có thể gắn kết với các chuyến trải
nghiệm sáng tạo cùng các lớp học để nâng cao hiểu biết về biểu hiện của quy luật
địa lí ở Việt Nam. Ví dụ trải nghiệm tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, leo Phan xi
Păng để thấy sự phân hóa theo độ cao của các thành phần tự nhiên.
2.6. Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học
Đây là mô hình trường học mới được áp dụng ở nước ta, bước đầu triển
khai với cấp THPT. Mô hình VNEN kích thiwchs được học sinh trong việc chủ
động tìm hiểu và khai thác kiến thức, tự tìm hiểu những kiến thức mình cần, đồng
thời phát huy được nhiều năng lực của học sinh, phù hợp với đối tượng học sinh
giỏi học đội tuyển ở các trường THPT chuyên. Tuy nhiên, giáo viên cần vận dụng
linh hoạt mô hình VNEN trong giảng dạy.

Chương 3: Một số dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến chuyên đề
1. Câu hỏi và bài tập dạng trình bày
Đây là dạng câu hỏi đơn giản nhất, dễ làm nhất vì yêu cầu của câu hỏi là
trình bày một vấn đề về quy luật địa lí. Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ
bản thì hoàn toàn có thể làm tốt câu hỏi này. Lưu ý học sinh khi viết cần mạch lạc,
đi trực tiếp vào vấn đề, không vòng vo, lạc định hướng trả lời.
Ví dụ 1: Thế nào là quy luật địa đới? Nguyên nhân tạo ra quy luật địa đới là gì?
Gợi ý
- Khái niệm:
Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lý và cảnh
quan địa lý theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).
- Nguyên nhân:
Dạng cầu của Trái đất làm cho góc chiếu của tia sáng Mặt trời tới bề mặt đất
thay đổi từ xích đạo về hai cực, vì vậy lượng bức xạ Mặt trời mà mặt đất nhận
được cũng thay đổi theo.
Bức xạ Mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình
tự nhiên ở bề mặt đất. Vì thế, sự phân bố theo đới của lượng bức xạ Mặt trời đã
gây ra tính địa đới của nhiều thành phần cảnh quan địa lý trên Trái đất.

25
Ví dụ 2: Quy luật địa đới được thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất
như thế nào?
Gợi ý
- Chế độ nước sông ngòi phản ánh tính địa đới thông qua ngồn cung cấp nước
ở các vành đai như sau:
+ Ở vành đai xích đạo: Dòng chảy sông suối nhiều nước quanh năm, phản ánh
đúng chế độ mưa lớn và quanh năm ở xích đạo.
+ Ở vành đai nhiệt đới: Có một mùa mưa và một mùa khô nên sông ngòi tuy
có dòng chảy thường xuyên quanh năm, nhưng thủy chế lại theo mùa: có một mùa
kiệt và một mùa lũ.
+ Ở cận nhiệt đới: Tính địa đới phản ánh rõ ở bờ tây các lục địa. Sông ngòi
đầy nước vào thu đông, cạn nước vào hè thu, tương ứng với chế độ mưa của kiểu
khí hậu địa trung hải.
+ Ở vành đai ôn đới lạnh và cận cực ở rìa bắc lục địa Âu - Á và Bắc Mĩ, vào
mùa đông nước sông đóng băng ở các vùng băng giá, sang xuân và đầu hạ có lũ do
tuyết tan.
+ Ở cực nước sông ở thể rắn.
- Quy luật địa đới thể hiện ở nguồn cung cấp nước: Càng gần xích đạo, lượng
nước do mưa cung cấp càng lớn; càng gần cực, lượng nước do băng tuyết tan cung
cấp càng lớn.

Ví dụ 3: Những biểu hiện nào chứng tỏ địa hình mang tính địa đới?
Gợi ý
Thể hiện trong quá trình hình thành địa hình.
- Ở vùng nhiệt đới ẩm ướt: Phong hóa hóa học là chủ yếu, vai trò hình thành
địa hình của dòng nước đóng vai trò quan trọng, điển hình là địa hình thung lũng
sông.
- Ở vùng khí hậu khô khan: Quá trình phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, hình
thành các dạng địa hình do gió (cồn cát, nấm đá).
- Ở vùng khí hậu băng giá, lạnh: Phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, vai trò hình
thành địa hình do băng hà (dạng địa hình điển hình như đá lưng cừu, hồ băng
hà…).
Ví dụ 4: Quy luật địa đới và phi địa đới có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Gợi ý
- Tính địa đới bị biến dạng do tác động của tính phi địa đới: Mỗi đới có các
địa ô và đai cao chịu sự quy định của đặc điểm chung đới đó. Ví dụ: Các kiểu khí
hậu của nhiệt đới đều có những đặc điểm chung về nhiệt độ và lượng mưa của
nhiệt đới, khác với kiểu khí hậu địa trung hải của cận nhiệt đới...

26
- Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng rẽ mà diễn ra một
cách đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ
yếu trong từng trường hợp cụ thể, chi phối chiều hướng phát triển của tự nhiên.
Bài tập cho học sinh tự luyện tập:
Bài tập 1: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa của quy luật
thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Bài tập 2: Trình bày biểu hiện của quy luật đai cao ở nước ta.
Bài tập 3: Trình biểu hiện của quy luật địa ô ở nước ta.
Bài tập 4: Biểu hiện của quy luật địa đới ở nước ta như thế nào.
2. Câu hỏi và bài tập dạng so sánh
Đây là dạng câu hỏi tương đối khó, đối với dạng này, cần đảm bảo được một
số yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Trước hết, phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu không chỉ đối
với dạng so sánh, mà còn với tất cả các dạng câu hỏi khác.
- Biết cách khái quát hoá kiến thức để có thể tìm ra các tiêu chí so sánh.
Việc xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có ý nghĩa rất
quan trọng nhằm giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc và đỡ bỏ sót ý.
- Biết cách hệ thống hoá, phân loại và sắp xếp kiến thức theo các tiêu chí,
lấp đầy các tiêu chí so sánh.
Các bước thự hiện:
- Bước thứ nhất: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần
phải so sánh.
- Bước thứ hai: Xác định các tiêu chí đểso sánh.
- Bước thứ ba: "Lấp đầy" các tiêu chí bằng kiến thức đã học.

Ví dụ 1: So sánh quy luật địa ô và quy luật đai cao?


Gợi ý
Tiêu chí so sánh: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật.
* Giống nhau: Đều là quy luật phi địa đới.
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của
các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất. Nguồn năng
lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa
hình núi cao.
* Khác nhau:
- Khái niệm
+ Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các
cảnh quan theo kinh độ.

27
+ Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và
các cảnh quan theo địa hình.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân tạo ra quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại
dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hoá từ đông sang tây: Càng vào trung tâm
lục địa, tính chất lục địa càng tăng. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của các dãy núi
chạy theo kinh tuyến.
+ Nguyên nhân tạo nên các đai cao là sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với
sự thay đổi về độ ẩm và lượng maư ở miền núi.
- Biểu hiện:
+ Biểu hiện của quy luật địa ô: Sự thay đổi của kiểu thảm thực vật theo kinh
độ là biểu hiện rõ nét nhất của quy luật địa ô.
+ Biểu hiện rõ nét nhất của quy luật đai cao là sự phân bố các vành đai đất và
thực vật theo độ cao địa hình.
Ví dụ 2: So sánh sự khác nhau giữa giảm nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí và
theo độ cao trên Trái Đất.
Gợi ý
Tiêu chí so sánh: Tốc độ giảm nhiệt, quá trình giảm nhiệt, nguyên nhân giảm nhiệt
- Tốc độ giảm nhiệt độ không khí theo độ cao nhanh hơn theo vĩ độ (lên cao 100m,
trung bình nhiệt độ giảm 0,6oC; cao hơn nhiệt độ trung bình giảm theo 1o vĩ).
- Quá trình giảm nhiệt độ:
+ Theo độ cao: Nhiệt độ diễn ra đồng nhất, không bị gián đoạn.
+ Theo vĩ độ: Nhiệt độ không khí giảm không liên tục và không đồng nhất.
- Nguyên nhân giảm nhiệt độ:
+ Theo độ cao: Nhiệt độ không khí thay đổi phụ thuộc vào bức xạ mặt đất (càng
lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất giảm) và độ bụi, hơi nước trong
không khí (không khí càng lên cao, càng trong sạch hơn nên hấp thụ nhiệt kém
hơn).
+ Theo vĩ độ: Nhiệt độ không khí thay đổi phụ thuộc vào bức xạ mặt trời và tính
chất bề mặt đệm (lục địa hay đại dương, băng tuyết...).
Ví dụ 3: So sánh sự khác nhau giữa quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
Gợi ý
Tiêu chí so sánh: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa
Học sinh làm bài theo các tiêu chí trên, dùng kiến thức lấp đầy các tiêu chí.
Bài tập cho học sinh luyện tập:
Bài tập 1: Phân biệt lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ địa lí. Lớp vỏ nào có trước? Tại
sao?
Bài tập 2: Sự phân bố các thảm thực vật từ xích đạo về hai cực có giống với sự
phân bố các đai cao thực vật từ chân núi lên đỉnh núi không? Tại sao?
28
3. Câu hỏi và bài tập dạng giải thích
Đây là một dạng câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến
thức cơ bản, mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí.
Muốn trả lời được câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về quy luật và các thành phần tự nhiên.
- Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí theo yêu cầu câu hỏi. Các hiện
tượng địa lí luôn có các mối liên hệ qua lại với nhau, trong đó có mối liên hệ nhân
quả.
- Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của
chúng để tìm ra nguyên nhân. Đây là khâu mấu chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng trong quá trình ôn tập và làm bài.
Các câu hỏi giải thích phần quy luật thường là các câu hỏi không có mẫu,
nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác sau:
- Bước thứ nhất: Đọc kĩ câu hỏi để xem câu hỏi yêu cầu phải giải thích cái
gì. Việc đọc kĩ câu hỏi là tiền đề giúp cho học sinh có được định hướng trả lời.
- Bước thứ hai: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi, sắp xếp
và tìm mối liên hệ giữa chúng với nhau. Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp học
sinh có được một dàn bài hợp lí với các ý chính phải trả lời.
- Bước thứ ba: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi.
Ví dụ 1: Tại sao nói lớp vỏ địa lí mang tính tổng hợp và phát triển?
Gợi ý
- Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ
phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm
nhập và tác động lẫn nhau.
- Tính tổng hợp: Lớp vỏ địa lí bao gồm các lớp vỏ thành phần: khí quyển,
thạch quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển. Các lớp vỏ này xâm nhập và tác
động lẫn nhau.
- Tính phát triển: Mỗi lớp vỏ có những quy luật vận động và phát triển riêng,
nhưng vì chúng xâm nhập vào nhau nên sự vận động của từng lớp vỏ ảnh hưởng
tới sự vận động và phát triển của các lớp vỏ khác. Do đó, lớp vỏ địa lí cũng phải
vận động và phát triển.
Ví dụ 2: Tại sao cần phải nghiên cứu tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ
địa lí?
Gợi ý
- Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có các lớp vỏ
bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển)
xâm nhập và tác động lẫn nhau. Chiều dày lớp vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km (tính từ
giới hạn dưới của lớp ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp
vỏ phong hoá).

29
- Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, nên chúng không tồn tại và phát triển một
cách cô lập. Chúng luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng cho
nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn
chỉnh.
Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng
qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi cảu các
thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Ví dụ: Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn
sang ẩm ướt sẽ làm chế độ dòng chảy thay đổi, làm tăng quá trình xói mòn, mặt
khác làm thực vật phát triển mạnh, quá trình phá huỷ đá và hình thành đất nhanh
hơn. Rừng bị phá huỷ dẫn đến khí hậu bị biến đổi, dòng chảy không ổn định, hạn
hán xảy ra thường xuyên hơn, đất đai bị thoái hoá, sinh vật bị suy giảm.
Ví dụ 3: Tại sao nói những quy luật không phải là địa đới đều thuộc về quy luật
phi địa đới?
Gọi ý
- Nguyên nhân tạo ra quy luật địa đới là dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ
mặt trời.
- Nguyên nhân tạo ra quy luật phi địa đới là nguồn năng lượng bên trong của
Trái Đất.
- Bức xạ mặt trời và nội lực trong lòng đất luôn luôn hoạt động và tác động
đến tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí, nên các quy luật địa đới và phi địa đới
không tác động riêng rẽ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi
quy luật lại đóng vai trò chủ yếu trong từng trường hợp cụ thể. Do vậy, những quy
luật không phải địa đới (không chịu tác động của bức xạ mặt trời) đều thuộc về quy
luật phi địa đới (chịu tác động của nội lực trong lòng đất).
Ví dụ 4: Tại sao sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan vừa theo
quy luật địa đới vừa theo quy luật phi địa đới?
Gợi ý
- Do các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lí vừa chịu tác động của
nguồn năng lượng bức xạ mặt trời, vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bên
trong Trái Đất.
- Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã gây ra tính địa đới của
nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.
- Nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất đã tạo nên sự phân chia bề mặt
Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
+ Sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa phân hóa
từ đông sang tây: càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa càng tăng. Ảnh
hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến làm cho khí hậu khác nhau
theo chiều đông tây.
+ Địa hình núi cao tạo nên sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao: Càng lên cao
nhiệt độ càng giảm, độ ẩm và lượng mưa cũng thay đổi.
30
Ví dụ 5: Tại sao sự phân bố của các thảm thực vật và đất ở vùng núi không
hoàn toàn giống với sự phân bố từ xích đạo về cực?
Gợi ý
- Sự sắp xếp các vành đai từ chân lên đỉnh núi có thể gần tương tự như các đới
theo chiều vĩ tuyến. Tuy nhiên, về cơ bản là có sự khác nhau:
+ Từ xích đạo về cực, không có đai đồng cỏ núi cao.
+ Các vành đai theo chiều cao có thể biểu hiện ở bất kì địa hình núi cao thuộc
vĩ độ nào (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới).
- Nguyên nhân của sự khác nhau: Do khác nhau về nguyên nhân tác động.
+ Nguyên nhân tạo ra đới theo vĩ độ: Bức xạ mặt Trời. Càng về hai cực, góc
tới càng nhỏ, lượng bức xạ càng thấp, kéo theo sự phân bố theo đới của các thảm
thực vật và đất.
+ Nguyên nhân tạo nên các đai cao: Do sự thay đổi tương quan nhiệt ẩm theo
chiều cao. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, độ ẩm và lượng mưa thay đổi, dẫn
đến sự thay đổi các vành đai thực vật và các vành đai đất.
Bài tập cho học sinh luyện tập:
Bài tập 1: Tại sao tính địa đới của thảm thực vật trên bề mặt Trái Đất bị phá vỡ?
Bài tập 2: Tại sao nói địa hình là yếu tố phi địa đới có tác động đến hầu như tất
cả các thành phần tự nhiên trên Trái Đất?
Bài tập 3: Giải thích tại sao các thành phần tự nhiên và các bộ phận lãnh thổ tự
nhiên có sự thay đổi trên bề mặt Trái Đất.
Bài tập 4: Tại sao nhiệt độ không khí (lượng mưa, khí áp, thổ nhưỡng, sinh
vật...) trên Trái Đất phân bố theo quy luật địa đới và phi địa đới?
Bài tập 5: Tại sao thảm thực vật và đất đài nguyên chỉ có ở nửa cầu Bắc mà
không có ở nửa cầu Nam?

4. Câu hỏi và bài tập dạng chứng minh


Để trả lời được câu hỏi dạng chứng minh, yêu cầu học sinh:
- Nắm vững kiến thức cơ bản, nhất là các minh chứng để chứng minh cho yêu
cầu của đề bài.
- Biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức cần thiết để chứng minh. Đây cũng là
một yêu cầu quan trọng nhằm tránh sự sa đà, dàn trải và tập trung vào việc tìm ra
đủ chứng cứ chứng minh.
Các bước thực hiện:
- Bước thứ nhất: Đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi. Vấn đề cần chú ý là xem câu
hỏi yêu cầu phải chứng minh cái gì: biểu hiện của quy luật, mối quan hệ quy luật,
nguyên nhân quy luật… Việc nhận dạng chính xác câu hỏi là tiền đề quan trọng để
định hướng và lựa chọn cách giải phù hợp.
- Bước thứ hai: Hệ thống hoá kiến thức và dữ liệu liên quan đến câu hỏi.

31
- Bước thứ ba: Sử dụng các minh chứng đã chọn lọc để chứng minh theo yêu
cầu của câu hỏi. Vấn đề then chốt là phải tìm ra được các bằng chứng có tính
thuyết phục cao.
Ví dụ 1: Chứng minh rằng thời gian chiếu sáng cũng thể hiện quy luật địa đới.
Gợi ý
- Khái niệm quy luật địa đới: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần
địa lý và cảnh quan địa lý theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).
- Chứng minh: Thời gian chiếu sáng thay đổi có tính quy luật từ xích đạo về
hai cực một cách rõ rệt.
+ Xích đạo: Ngày dài bằng đêm.
+ Từ xích đạo về 2 cực, chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn.
+ Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
+ Càng gần cực, số ngày đêm địa cực càng tăng.
+ Ở hai cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.
Ví dụ 2: Chứng minh rằng sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất có tính
địa đới và phi địa đới. Giải thích tại sao lại có hiện tượng như vậy.
Gợi ý
- Tính địa đới:
+ Nhiệt độ trung bình năm giảm từ xích đạo về hai cực.
+ Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực.
+ Trên Trái Đất có 7 vòng đai nhiệt: Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng
nhiệt + 20oC của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30 oB và 30oN); hai vòng
đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa hai đường đẳng nhiệt + 20 oC và + 10oC của
tháng nóng nhất; hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa
hai đường đẳng nhiệt + 10 oC và 0oC của tháng nóng nhất; hai vòng đai băng giá
vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0oC.
- Tính phi địa đới:
+ Nhiệt độ trung bình năm ở chí tuyến cao hơn ở xích đạo (xích đạo: 24,5 oC;
ở vĩ độ 20oB là 25oC). Biên độ nhiệt độ năm ở khoảng vĩ độ 20oB tăng nhanh (có
tính đột biến, từ 1,8o ở xích đạo lên đến 7,4oC) hơn ở các khoảng vĩ độ khác.
+ Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ thay đổi theo lục địa và đại
dương. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa; đại
dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn. Càng vào sâu trong
lục địa, nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ càng tăng.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo địa hình. Càng lên cao, nhiệt độ không khí
càng giảm (trung bình cứ lên cao 1000m, nhiệt độ giảm 0,6oC). Sườn đón nắng có
nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng, sườn dốc có nhiệt độ cao hơn sườn thoải.
Ví dụ 3: Chứng minh mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất cũng thể hiện theo tính
đới.

32
Gợi ý
- Chế độ nước sông ngòi phản ánh tính địa đới thông qua nguồn cung cấp
nước ở các vành đai khí hậu.
- Xích đạo: Dòng chảy sông suối nhiều nước quanh năm, vì mưa quanh năm.
- Nhiệt đới ẩm: Dòng chảy sông ngòi có một mùa lũ và một mùa cạn (trong
đó mùa lũ chiếm 80% lượng nước cả năm), do có một mùa mưa và mùa khô. Nhiệt
đới hoang mạc: Dòng chảy của sông phụ thuộc vào thời gian mưa bất thường ở
từng thời gian trong năm.
- Cận nhiệt đới: Sông ở khu vực Địa Trung Hải nhiều nước về thu đông; ở ôn
đới lạnh, nước sông đóng băng về mùa đông, lũ vào mùa xuân do băng tan.
- Ở cận cực và cực: Nước hầu như ở thể rắn.
Bài tập luyện tập:
Bài tập 1: Chứng minh khí hậu Việt Nam cũng thể hiện quy luật địa đới và phi
địa đới.
Bài tập 2: Chứng minh sự phân hóa khí hậu nước ta thể hiện rõ quy luật đai
cao.
Bài tập 3: Chứng minh sự phân bố đất và sinh vật nước ta thể hiện rõ quy luật
phi địa đới.

5. Câu hỏi và bài tập liên quan đến bảng số liệu, tính toán
* Dạng bài tập bảng số liệu
- Yêu cầu học sinh phân tích bảng số liệu, tìm nguyên nhân mà chủ yếu xoay
quanh vấn đề địa đới hay phi địa đới.
- Để giải quyết được vấn đề, học sinh cần nắm được yếu tố nào là tính địa đới
chi phối, yếu tố nào là yếu tố phi địa đới chi phối.
- Khi phân tích bảng số liệu học sinh cần lưu ý các số liệu đặc biệt, cả quá
trình theo hàng nganh, dọc.
Ví dụ 1: Dựa vào bảng số liệu sau, cho biết những vĩ độ nào có tính dị thường về
nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt? Tại sao?
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT THEO VĨ ĐỘ
(Đơn vị : 0C)
Vĩ độ 00 200 300 400 500 600 700
Nhiệt độ trung bình 25,4 25,0 20,0 14,0 5,4 -0,6 -10,4
năm
Biên độ nhiệt 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29 32,2
Gợi ý
33
- Nhiệt độ trung bình ở vĩ độ 20o gần như ở xích đạo, chứng tỏ lượng bức xạ
nhận được tương đương nhau. Từ vĩ độ 50o trở đi, nhiệt độ trung bình giảm đột
ngột do bị mất nhiều nhiệt vào mùa đông.
- Biên độ nhiệt tăng bất thường ở vĩ độ 30 o và 50o, do sự tăng lên của diện tích
lục địa và hoạt động của các khối khí theo mùa.
- Ở các vĩ độ ôn đới (30 - 60 o), chênh lệch góc nhập xạ cao nhất và thấp nhất
hầu như không đổi, nhưng biên độ nhiệt vẫn tăng, vì mùa đông có góc nhập xạ
nhỏ, cân bằng bức xạ âm. Mùa đông càng lạnh, biên độ nhiệt càng lớn.

34
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu:
BIÊN ĐỘ NHIỆT NĂM Ở CÁC VĨ ĐỘ Ở BCB VÀ BCN
Vĩ độ (0) Bán cầu Bắc (0C) Bán cầu Nam (0C)
0 0 0
10 0,7 1,6
20 5,5 5,2
30 13,1 7,6
40 19,3 6,5
50 25,8 5,4
60 30,4 11,2
70 34,1 9,5
80 35,2 28,7
90 36,0 35,0
Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt.
Gợi ý
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt trong năm càng lớn vì chênh lệch góc nhập
xạ và độ dài ngày đêm trong năm càng lớn.
- Cùng một vĩ độ, biên độ nhiệt có sự khác nhau giữa bán cầu bắc và bán cầu
nam do tương quan tỉ lệ lục địa - đại dương giữa hai bán cầu khác nhau. Tỉ lệ này
càng lớn, biên độ nhiệt càng cao và ngược lại.
- Từ 00 đến 300, cả 2 bán cầu diện tích lục địa đều tăng lên nên biên độ nhiệt
tăng, bán cầu Bắc có biên độ nhiệt tăng hơn vì diện tích lục địa lớn hơn.
- Từ 300 đến 500 Bắc và Nam, diện tích lục địa ở bán cầu Nam giảm nhanh
đến mức không còn nên biên độ nhiệt không những không tăng mà còn giảm.
- Từ 500 đến 700 Bắc và Nam, ở bán cầu bắc do diện tích lục địa tăng tới mức
cao nhất nên biên độ nhiệt tiếp tục tăng. Nam bán cầu biên độ nhiệt tăng nhanh
hơn do xuất hiện các đảo và bán đảo ở lục địa Nam Cực.
- Từ 700 đến 900 Bắc và nam, biên độ nhiệt ở cả 2 bán cầu đều đạt tới mức cực
đại do sự chênh lệch ngày - đêm và góc chiếu sáng giữa 2 mùa ở vùng cực rất lớn.
Tuy nhiên, biên độ nhiệt ở bán cầu Nam cao là do xuất hiện lục địa Nam Cực,
trong khi bán cầu Bắc là Bắc Băng Dương.
- Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích sự phân bố mưa trên thế giới.
SỰ PHÂN BỐ LƯỢNG MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT
Bán cầu Bắc Bán cầu Nam
Vĩ độ Lượng mưa Vĩ độ Lượng mưa
(mm) (mm)
35
0 – 10o 1677 0 – 10o 1872

10 – 20o 763 10 – 20o 1110

20 – 30o 513 20 – 30o 607

30 – 40o 501 30 – 40o 564

40 – 50o 561 40 – 50o 868

50 – 60o 510 50 – 60o 976

60 – 70o 340 60 – 90o 100

70 – 80o 194

Hướng dẫn:
a) Nhận xét:
- Lượng mưa có sự khác nhau theo vĩ độ, theo bán cầu Bắc và Nam.
- Từ 0 - 20o: Lượng mưa nhiều nhất, đặc biệt là từ 0 - 10o.
- Từ 20 - 40o: Lượng mưa tương đối ít, nhất là từ 20 - 30o.
- Từ 40 - 60o: Lượng mưa nhiều.
- Từ 60 - 90o: Mưa rất ít.
- Từ 0 - 60o: Lượng mưa ở bán cầu Nam nhiều hơn ở bán cầu Bắc.
- Từ 60 - 90o: Lượng mưa ở bán cầu Bắc nhiều hơn ở bán cầu Nam.
b) Giải thích:
- Lượng mưa có sự khác nhau trên Trái Đất, do sự phân bố mưa trên thế giới
chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau (khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình);
mỗi nhân tố này tác động khác nhau ở mỗi địa điểm trên Trái Đất.
- Từ 0 - 20o: Mưa nhiều nhất do khí áp thấp, nhiệt độ cao, có nhiều đại dương
và rừng xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.
- Từ 20 - 40o: Mưa ít, do áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn.
- Từ 40 - 60o: Mưa trung bình, do áp thấp, gió Tây ôn đới thổi biển vào.
- Từ 60 - 90o: Mưa ít nhất, do áp cao, nhiệt đọ rất thấp, nước không bốc hơi
lên được.
- Từ 0 - 60o: Nửa cầu Nam mưa nhiều hơn vì có diện tích đại dương lớn hơn
lục địa, nửa cầu Bắc mưa ít hơn do có diện tích lục địa lớn.
- Từ 60 - 90o, nửa cầu Nam là lục địa Nam Cực, mưa ít hơn; nửa cầu Bắc là
Bắc Băng Dương, mưa nhiều hơn.
* Dạng bài tập tính toán:
Bài tập 1:Quan sát hình vẽ sau, cho biết đây là loại gió gì? Xác định nhiệt độ
không khí tại chân sườn núi khuất gió.
36
2500m

260C

Gợi ý
- Xác định loại gió: Gió phơn.
- Xác định nhiệt độ không khí tại chân sườn núi khuất gió:
+ Nhiệt độ không khí tại đỉnh núi: 260C – (0,60C x 2500)/100 = 110C.
+ Nhiệt độ không khí tại chân sườn khuất gió: 110C + (2500/100) = 360C.

Bài tập 2: Cho biết: Sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao đã gây ra hiện tượng
chênh lệch nhiệt độ giữa chân và đỉnh của một địa hình là 1,80C.
- Hãy tìm độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của địa hình này.
- Khí áp ở chân địa hình thường xuyên đo được là 710 mmHg. Vậy khí áp ở
đỉnh địa hình này là bao nhiêu, biết rằng cứ lên cao 100m khí áp giảm 10
mmHg?
Gợi ý
- Tính độ cao tương đối của địa hình:
+ Trong tầng đối lưu càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao
100m, giảm 0,60C.
+ Chênh lệch nhiệt độ giữa chân núi và đỉnh là 1,8 0C nên độ cao tương đối
của địa hình này sẽ là: (100 x 1,8)/0,6 = 300 (m)
- Tính khí áp ở đỉnh địa hình:
+ Càng lên cao không khí càng loãng, nên sức nén càng nhỏ và khí áp giảm,
trung bình 10 mmHg/100m.
+ Chênh lệch độ cao giữa chân và đỉnh địa hình là 300 m, nghĩa là từ chân lên
đỉnh đồi khí áp giảm 30 mmHg. Vậy, khí áp ở đỉnh là: 710 - 30 = 680 mmHg.
- Tính độ cao tuyệt đối của địa hình:
+ Trên mặt biển khí áp trung bình đo được là 760 mmHg. Khí áp ở chân địa
hình là 710 mmHg, chênh nhau 50 mmHg. Lên cao 100m, khí áp giảm 10 mmHg,
nên độ chênh cao giữa chân địa hình và mực nước biển là: (50 x 100)/10 = 500 (m)
+ Suy ra độ cao tuyệt đối của địa hình này là: 500 + 300= 800 (m)
37
PHẦN III: KẾT LUẬN
Quy luật địa lí là một chuyên đề hay nhưng có nhiều nội dung khó, đòi hỏi
giáo viên và học sinh nghiên cứu kỹ trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi các cấp.
Để có được kết quả cao nhất về chuyên đề này, giáo viên và học sinh cần nắm chắc
kiến thức cơ bản (kiến thức nền), rồi vận dụng kiến thức nền đó để ôn tập và luyện
đề. Kết hợp hiệu quả các phương tiện, phương pháp dạy và học phù hợp, cùng với
củng cố, khắc sâu các dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến chuyên đề sẽ có được
kết quả cao nhất.
Chuyên đề “Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí” của tôi đã làm nổi bật
được ba vấn đề cơ bản:
- Khái quát được các kiến thức cơ bản về một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ
địa lí: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới. Có
sự liên hệ với thưc tiễn ở Việt Nam và địa phương.
- Đề xuất được một số phương tiện và phương pháp giảng dạy để giáo viên và
học sinh có cách tiếp cận vấn đề tốt nhất.
- Đề xuất được một số dạng câu hỏi và bài tập cho chuyên đề, hướng dẫn cách
khai thác và định hướng trả lời.
Tác giả chuyên đề có một số kiến nghị và đề xuất như sau:
- Các trường tham dự Hội thảo khoa học khu vực Duyên hải và đồng bằng
Bắc Bộ có những đánh giá chi tiết, sâu sắc để các chuyên đề tham gia Hội thảo có
chất lượng tốt nhất.
- Trong Hội thảo đóng góp, bổ sung cho chuyên đề của các trường để giáo
viên các trường có dịp đánh giá lại kĩ năng viết và giảng dạy các chuyên đề. Nhất
là các trường có ít giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Các phương pháp giảng dạy của mỗi trường, mỗi giáo viên áp dụng là khác
nhau, do đó cần vận dụng một cách linh hoạt, không dập khuân. Các trường có kết
quả bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm cao, đóng góp ý kiến về cách thức tổ chức
ôn tập chuyên đề một cách hiệu quả đề các giáo viên khác trao đổi, học hỏi.
Kiến thức và kĩ năng Địa lí là cả một biển lớn, cần phải được nghiên cứu kĩ
lưỡng, bền bỉ, lâu dài, không phải một thời gian ngắn là có thể lĩnh hội hết được.
38
Do đó, chuyên đề của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót, cả về nội dung và
hình thức trình bày. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo của các
trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ để chúng ta có
được chuyên đề hoàn thiện nhất. Trân trọng cảm ơn.

39

You might also like