Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chủ trương của Đảng trong Đông – Xuân 1953 – 1954

I. Sơ lược về Kế hoạch Navarre


Sau những thất bại nặng nề trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp bị tổn thất nặng nề về lực
lượng và tài chính. Để cứu vãn tình hình, ngày 02/07/1953, “Kế hoạch Navarre” được vạch ra với phương
hướng hành động gồm 2 bước trong 18 tháng
- Bước thứ nhất: Trong Thu - Đông 1953 và Xuân - Hè 1954: duy trì thế phòng ngự chiến lược ở Bắc vĩ tuyến 18,
giữ vững đồng bằng Bắc Bộ, bảo vệ Thượng Lào; khẩn trương xây dựng lực lượng tổng dự bị; tiến công chiến
lược ở miền Nam, đánh chiếm các căn cứ ở vùng tự do Liên khu V và Khu IX rồi rảnh tay giải quyết chiến trường
Bắc Bộ, sau đó sẽ giành thế chủ động.
- Bước thứ hai: Từ mùa thu 1954: thực hành tổng giao chiến trên chiến trường miền Bắc (từ Đèo Ngang trở ra),
giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp và kết thúc
chiến tranh trong "danh dự”.
Theo như kế hoạch, Pháp đã tập trung 112 tiểu đoàn ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, một lực lượng nhân
lực lớn chưa từng có tiền lệ
II. Chủ trương của Đảng trong Đông – Xuân 1953 – 1954
Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn về nhiệm vụ quân sự Đông - Xuân
1953 - 1954 nhằm đối phó với kế hoạch Navarre. Về hướng hoạt động, “lấy Tây Bắc làm hướng chính, các
hướng khác làm hướng phối hợp”. Đồng thời, Bộ Chính trị xác định rõ chủ trương tác chiến trong Đông -
Xuân 1953-1954 của ta là tập trung lực lượng quyết định tập trung tiến công vào vùng chiến lược nhưng
sơ hở của địch để tiêu hao một phần sinh lực địch, giải phóng đất đai, phân tán sự tập trung ở đồng bằng
Bắc Bộ để đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu của Pháp nhằm tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi
mới để tiêu diệt thêm những bộ phận sinh lực của chúng, phương châm tác chiến được thông qua là “tích cực,
chủ động, cơ động, linh hoạt”.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Đảng ta đã triển khai ba chiến dịch đáng chú ý (hợp tác với nước bạn khi tiến
công bên địa phận nước họ)
1. Chiến dịch Thượng Lào (đầu 1953 đến 18/05/1953): Đảng ta đã cùng với nước bạn Lào tiến công
địch. Chiến dịch kết thúc với việc giải phóng được toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và
tỉnh Phong Sa Lỳ, buộc địch phải điều động 7 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo binh từ chiến trường Bắc
Bộ tới xây dựng một tập đoàn cứ điểm tại Cánh đồng Chum.
2. Chiến dịch Lai Châu (15/11/1953 đến 12/12/1953): Ta đã giải phóng toàn bộ Lai Châu, khiến địch
phải tập trung lượng binh lực lớn thứ hai của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương lên Điện Biên Phủ
sau Đồng Bắc Bộ.Trong thời gian tiến hành chiến dịch, ngày 6/12/1953, chiến dịch Điện Biên Phủ
được thông qua
3. Chiến dịch Trung – Hạ Lào (đầu tháng 12/1953 đến 25/12/1953): giải phóng một vùng đất đai rộng lớn
phía đông Savanakhẹt, khiến Xênô trở thành nơi tập trung binh lực lớn thứ ba của quân Pháp trên chiến
trường Đông Dương
4.
So với quyết định mở các đòn trên bốn hướng (9/1953), quyết định trên của Bộ Chính trị và Tổng Quân
ủy khi tình hình chiến sự thay đổi là hết sức đúng đắn, kịp thời. Kết quả của chiến dịch là âm mưu tập trung
quân cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc bộ của kế hoạch Nava bước đầu phá sản, rơi vào tình trạng bị động
đối phó, Pháp bị phân tán làm 5 nơi tập trung quân. Đồng thời, ta đã chuẩn bị về vật chất và tỉnh thần cho cuộc
tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.
III. Chiến dịch Điện Biên Phủ
Bằng cuộc tiến quân lên Tây Bắc, ta đã buộc địch phải vội vã ném những đơn vị tỉnh nhuệ nhất của chúng
xuống Ðiện Biên Phủ, xây dựng một tập đoàn cứ điểm mạnh để rồi bị giam chân và cô lập trong một lòng chảo
trên chiến trường rừng núi, địa hình và thời tiết đều không thuận lợi. Như vậy là ta đã chủ động tạo ra thời cơ
và mau lẹ nắm lấy thời cơ, buộc chủ lực địch phải chấp nhận quyết chiến sớm hơn một năm so với kế
hoạch ban đầu, trên một chiến trường bất lợi cho chúng.
Ta chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược cuối cùng vì Navarre và BCH quân Pháp tin tưởng
Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, “pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Na-va nên
muốn làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va phải tiêu diệt Điện Biên Phủ. Mặt khác nó lại là một vị trí cô lập,
xa căn cứ hậu phương của địch. Mọi sự tăng viện, tiếp tế đều dựa vào đường hàng không, nếu bị đối phương
triệt phá thì khó duy trì khả năng chiến đấu. Thời tiết và địa hình rừng núi hạn chế việc phát huy ưu thế của địch
về không quân, pháo binh và xe tăng, nhưng lại thích hợp với sở trường tác chiến của bộ binh ta. Lực lượng ta
là những đơn vị chủ lực tỉnh nhuệ, có tỉnh thần chiến đấu cao, có sự chuẩn bị về nhiều mặt, đã trải qua nghiên
cứu và huấn luyện về cách đánh tập đoàn cứ điểm với sự giúp đỡ của Ðoàn cố vấn quân sự Trung Quốc. Ta lại
có một hậu phương rộng lớn với khí thế cách mạng sôi nổi qua cuộc vận động giảm tô và cải cách ruộng đất.
Cách đánh ban đầu là đánh nhanh thắng nhanh, tiêu diệt toàn bộ quân địch trong 3 đêm 2 ngày. Tuy
nhiên, sau khi biết được kế hoạch tiến công bị lộ, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã triệu tập hội nghị Ðảng ủy để
đề nghị thay đổi phương châm chiến dịch. Đại tướng đã nhận ra BA KHÓ KHĂN LỚN của lực lượng đang phải
đối mặt
Một là: So sánh về tương quan lực lượng giữa hai phía chiến tuyến có sự chênh lệch về tương quan lực
lượng, sự phòng thủ của địch đã trở nên “kiên cố” hơn so với trước đó
Hai là: Việc có nhiều hỏa lực mới được viện trợ, quân ta cần phải sử dụng trong thời gian ngắn mà chưa
được tập huấn cách dùng đã gây ra khó khăn cho lực lượng
Ba là: Bộ đội lâu nay mới quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu để hạn chế chỗ mạnh của
địch về không quân và pháo binh. Nay phải chiến đấu liên tục trong 3 đêm 2 ngày với kẻ địch có ưu thế về máy
bay, pháo và xe tăng trên địa hình trống trải, nhất là trên cánh đồng Mường Thanh khá rộng, thì rất khó tránh
thương vong, khó hoàn thành nhiệm vụ.
Tất cả những khó khăn này ta đều chưa bàn kỹ cách giải quyết, chỉ mới dựa vào khả năng cấp tập hỏa lực
để tiêu diệt pháo và máy bay địch trong đêm đánh đầu tiên. Điều này rất nguy hiểm cho quân ta. Nhưng đây
cũng là quyết định khó khăn nhất trong đời Đại tướng vì đoàn của đại tướng lên Tây Bắc muộn, trong thời gian
đó phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” đã được tư vấn từ cố vấn Trung Hoa sau khoảng thời gian nghiên
cứu cứ điểm Nà Sản và trinh sát tình hình địch tại cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại tướng tự thấy mình chưa có đủ
cơ sở thực tế để bác bỏ phương án đã được đa số trong Đảng ủy và tất cả các cố vấn đồng tình. Việc điều chỉnh
phương châm tác chiến này kéo theo việc phải chuẩn bị lại hậu cần cho chiến dịch, nhu cầu hậu cần sẽ tăng lên
gấp nhiều lần, diễn ra trong mùa mưa và phải bố trí lại sơ đồ các trận địa pháo, phải kéo pháo ra khỏi các sườn
núi rồi kéo lại vào các vị trí mới.
Trải qua thảo luận, Ðảng ủy đã đi đến nhất trí là ta vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm
Ðiện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi phương châm và cách đánh thành “đánh chắc thắng chắc”. Phải ra lệnh
hoãn ngay cuộc tiến công dự định vào chiều hôm đó, kéo pháo ra, lui quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo
phương châm đánh chắc tiến chắc. Riêng đại đoàn 308 phải rời ngay Ðiện Biên Phủ để tiến quân thần tốc sang
Thượng Lào. 56 ngày đêm chiến đấu quyết liệt ở Ðiện Biên Phủ đã chứng minh việc thay đổi phương châm
chiến dịch chỉ 6 giờ trước khi nổ súng là một quyết định sáng suốt, quả cảm, kịp thời, có ý nghĩa quyết định
thắng lợi của chiến dịch.
Việc thay đổi chiến lược từ “đánh nhanh, thắng nhanh” qua “đánh chắc, thắng chắc" thể hiện sự sáng suốt
và đầy trách nhiệm. Quyết định này phản ánh một quá trình tư duy quân sự sắc sảo và xử lý thực tiễn linh hoạt,
sáng tạo. Đây được coi là một quyết định lịch sử trong một chiến dịch lịch sử, là một quyết định sáng suốt và
đầy trách nhiệm của Bộ Tư lệnh chiến dịch, đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
IV. Kết luận
Thắng lợi của chiến cuộc Ðông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Ðiện Biên Phủ đã đè bẹp ý chí xâm lược của
bọn thực dân, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Genève về Ðông Dương, công nhận độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào. Thủ đô Hà Nội và miền bắc Việt Nam được
hoàn toàn giải phóng, trở thành căn cứ địa ngày càng vững mạnh của cách mạng cả nước, hậu phương lớn của
tiền tuyến lớn miền nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tiếp theo.
Thành viên nhóm 5:

1. Dương Thị Khánh Linh (Nhóm trưởng)

2. Bùi Công Duy

3. Đào Đại Lâm

4. Lê Thị Hạnh

5. Vũ Minh Dũng

6. Đỗ Trung Quyết

7. Nguyễn Ngọc Huyền

8. Ngô Nhật Quang

9. Nguyễn Hoàng Sơn

10. Lê Huy Tấn Hoàng

11. Lê Trần Đan Anh

12. Hoàng Trần Minh

You might also like