Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Đề tài: Forrest Gump – Một tác phẩm vĩ đại trong vũ trụ điện ảnh

Giảng viên: TS. Lê Thị Tuân


Học phần: Nghệ thuật học đại cương
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hương
MSV: 21032143

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2023


Tiểu luận cuối kì
Đề bài: Anh/chị hãy phân tích một tác phẩm/ tác giả/ hiện tượng/ giai đoạn nghệ thuật cụ
thể (về nội dung, hình thức, đặc điểm, phong cách,…) đã đem đến cho anh/chị những mỹ
cảm cũng như nhận thức mới mẻ về nghệ thuật.

1. Cái nhìn về điện ảnh trong vũ trụ nghệ thuật.

Điện ảnh là một trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản. Hay theo như sự phân chia
hình thức nghệ thuật của Hegel thì điện ảnh còn được gọi là môn nghệ thuật thứ 7 vì nó
xếp sau 6 loại hình nghệ thuật bao gồm thơ văn, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, vũ kịch
(khiêu vũ + sân khấu), kiến trúc.

a. Ở thuở sơ khai, điện ảnh đã từng không được coi là một phần của nghệ thuật.
Có thể thấy, điện ảnh ra đời chủ yếu nhờ sự phát triển của khoa học kỹ
thuật. Hơn nữa, là một loại hình sinh sau đẻ muộn, điện ảnh phát triển dựa trên nền
tảng từ nhiều loại hình và các lý thuyết đi trước. Có thể thấy rõ, điện ảnh sinh ra và
được tập hợp lại từ nhiều yếu tố như âm nhạc (ambience, soundtrack,…), nhiếp
ảnh (montage, cinematography,…), thơ văn (allusion, homage,…),… hay các lý
thuyết về quang học, hoá học,…. Điều này minh chứng cho việc điện ảnh không
thể tự ra đời và tự phát triển. Việc hình thành nên loại hình nghệ thuật này bị phụ
thuộc vào các loại hình nghệ thuật khác và sự phát triển của loại hình nghệ thuật
này cũng phụ thuộc vào các loại hình nghệ thuật khác.

Cùng với đó, ở thời kỳ sơ khai, mục đích của điện ảnh mới chỉ là thoả mãn
“thị hiếu” của khán giả cho nên những bộ phim thời kỳ này thường chỉ dừng lại ở
việc tái hiện thế giới thực hoặc một thế giới giả tưởng thông qua một chuỗi hình
ảnh mà không đi vào việc tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi nghệ thuật. Chính điều
này đã khiến điện ảnh này chỉ được coi là một phương thức giải trí cầu kỳ và sáng
tạo, không mang nhiều giá trị nghệ thuật.

b. Từ vô danh đến trở thành loại hình nghệ thuật mới trong vũ trụ nghệ thuật.
Vấn đề từ thuở sơ khai của điện ảnh chính là điểm nhìn. Giải thích cho điều
này, trước đây, điện ảnh dường như được coi là một bước tiến hoá “cầu kỳ hơn”
của nhiếp ảnh, bởi vẫn những góc máy đó, điềm nhìn đó, nhưng đã có sự sáng tạo
hơn trong vận động (sự chuyển động của hình ảnh trong một điểm nhìn). Tuy nhiên
sau đó, bắt đầu từ “Intolerence” (1916), David Wark Griffith đã cột chiếc máy quay
vào giỏ khinh khí cầu, tạo nên sự chuyển động về hình ảnh (chuyển động trong
không gian ba chiều). Đây chính là một góc nhìn mới của chuyển động, giúp phá
vỡ đi rào cản của không gian và thời gian của bản chất nghệ thuật tĩnh. Như vậy,
điện ảnh là một bước tiến lớn để chuyển biến bản chất của nghệ thuật từ nghệ thuật
tĩnh sang nghệ thuật động.

Ricciotto Canudo đã viết trong cuốn sách của mình: “…Ngày nay, vòng
chuyển động của mỹ học khép lại đầy kiêu hãnh trong một tổng thể các nghệ thuật
mang tên Điện ảnh…Nếu chúng ta coi hình oval như hình ảnh tượng trưng cho mỹ
học, vòng chuyển động gãy khúc ở hai cực, thì nghệ thuật hay mọi nghệ thuật
được thể hiện theo chiều ngang trên giấy…”

Từ đây, nghệ thuật đã có nét duy mỹ của riêng mình và được công nhận là
một trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản.

2. Forrest Gump – Bức tranh trào lộng của nước Mỹ nửa sau thế kỷ XX

Forrest Gump là một bộ phim hài lãng mạn của Mỹ ra mắt năm 1994, khắc hoạ
cuộc đời của Forrest Gump – một người sinh ra kém may mắn khi chỉ có chỉ số IQ dưới
trung bình và bị vẹo cột sống. Thế nhưng, bằng một cách thần kỳ, Forrest lại tác động tới
một loạt các sự kiện mang dấu cột mốc ở nửa sau thế kỷ XX ở nước Mỹ. Vừa là một câu
chuyện cảm động, tràn đầy cảm hứng về nghị lực, vừa là một bài học lịch sử giá trị để giải
thích về tình hình nước Mỹ ở thời điểm ra mắt lẫn hiện tại, Forrest Gump đã không chỉ có
thành công vang dội ở phòng vé với con số doanh thu lên đến 683 triệu đô mà còn ở mùa
giải thưởng khi dành tới 6 giải Oscar.

Forrest Gump là một bộ phim được chuyển thể từ tập tiểu thuyết cùng tên, viết bởi
nhà văn Winston Groom. Bộ phim bắt đầu với hình ảnh một chiếc lông vũ trắng bay dọc
khung hình theo gió, nhẹ nhàng đậu dưới chân Forrest, nhặt nó lên, anh cất vào chiếc hộp
chứa đựng những “báu vật” và câu chuyện về cuộc đời cậu được bắt đầu.

Forrest Gump là một cậu bé không cha, chỉ số IQ chỉ ở mức 75, lưng không thẳng
nên đi lại phải dùng nẹp sắt. Thế nhưng với tất cả những điều trên, Forrest không hề thấy
chán nản hay buồn bã, anh luôn vui vẻ và thích giúp đỡ mọi người xung quanh. Forrest có
một cô bạn thân tên là Jenny – người duy nhất cho anh ngồi cạnh trên chuyến xe bus đến
trường vào ngày đầu tiên, cũng là người đã khuyên bảo anh hãy chạy thật nhanh mỗi khi
bị bắt nạt. Nhờ lời khuyên đó, Forrest đã vượt qua được những lần bị bạn bè bắt nạt, và
nhận ra bản thân có thể chạy rất nhanh. Cũng chính vì điều đó mà Forrest được tuyển
thẳng vào đại học Alabama và trở thành siêu sao bóng bầu dục. Nhờ thành tích chơi bóng
mà anh được diện kiến Tổng thống John Kennedy và tốt nghiệp cao đẳng.
Sau đó có lẽ chính là cột mốc quan trọng nhất trong đời Forrest – anh ra nhập
quân ngũ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đó là một cuộc chiến vô cùng ác liệt, nhưng
trong mắt anh, mọi thứ dường như trở nên bình thường hơn, nhẹ nhàng và đơn giả hơn
bao giờ hết. Tại đây, Forrest gặp Trung úy Dan Taylor, người xuất thân từ một gia đình có
truyền thống quân sự lâu đời, các thế hệ trước đều có người hi sinh anh dũng trong mọi
cuộc chiến tranh của nước Mỹ. Ở đây, anh cũng gặp và quen được Bubba, hai người ngày
càng thân thiết, họ đã thỏa thuận rằng sẽ cùng mua một chiếc tàu đánh bắt tôm sau khi trở
về quê hương, Bubba sẽ làm thuyền trưởng và Forrest làm thuyền phó. Trong một lần đi
tuần tra, trung đội của Forrest bị quân kháng chiến Việt Nam phục kích và bị tiêu diệt gần
hết nhưng anh đã thoát chết nhờ chạy thật nhanh như lời Jenny dặn và cứu được nhiều
người, trong đó có cả Trung úy Dan và Bubba. Bubba do bị thương quá nặng nên đã chết
trên tay Forrest, còn Trung úy Dan không ngừng lên án Forrest đã tước đi quyền được hi
sinh anh dũng trên chiến trường của mình. Forrest bị thương ở mông, Trung úy Dan bị
mất cả hai chân nên được đưa về hậu phương chữa trị, tại đây Forrest tập chơi bóng
bàn và tỏ ra rất có năng khiếu. Nhờ những cống hiến cho quốc gia Forrest được Tổng
thống Lyndon B. Johnson tặng Huân chương Danh dự. Xuất ngũ và trở về Mỹ, Forrest đã
phát biểu trong một buổi biểu tình phản chiến tại Washington D.C. và gặp lại Jenny. Một
lần nữa anh lại bảo vệ Jenny thoát khỏi người bạn trai bạo lực, nhưng rồi Jenny cũng lại
ra đi, theo con đường riêng của cô.

Vài năm sau, Forrest được đại diện cho nước Mỹ sang Trung Quốc thi đấu bóng
bàn. Khi trở về anh trở thành người nổi tiếng, lên tivi trả lời phỏng vấn cùng John
Lennon và có vẻ như đã gợi ý cho John viết bài hát Imagine (there is no possession,... no
religion too,... it's easy if you try). Tại thành phố New York, Forrest gặp lại Trung úy Dan,
người què quặt và hoàn toàn mất niềm tin vào cuộc sống.

Nhờ vào tiền đóng quảng cáo vợt bóng bàn Forrest đã mua một chiếc tàu đánh bắt
tôm như lời hứa với Bubba. Forrest đặt tên nó là Jenny, sau đó Trung úy Dan tìm đến và
làm thuyền phó cho Forrest như đã hứa với anh trước đây. Thời gian đầu cả hai không
thành công nhưng nhờ may mắn, lòng dũng cảm của Forrest và sự điên khùng của Trung
úy Dan, chiếc tàu Jenny của họ là chiếc tàu duy nhất còn nguyên vẹn trở về sau cơn bão.
Họ đã bắt được rất nhiều tôm và trở nên vô cùng giàu có. Hãng tôm Bubba-Gump đã
được thành lập như vậy và Forrest dành một phần lợi nhuận để chu cấp cho gia đình
Bubba.

Forrest nhận được tin mẹ anh đang ốm nặng nên về quê nhà Greenbow gặp mẹ lần
cuối. Sau lễ tang, anh quyết định ở lại Alabama và giao lại công ty cho Trung úy Dan
quản lý. Lợi nhuận của công ty được đầu tư vào công ty Apple, chia một phần cho gia
đình Bubba và làm từ thiện. Jenny trở về bên Forrest khi cô đã trải qua mọi đắng cay của
cuộc đời. Đối với Forrest, đó là khoảng thời gian thật hạnh phúc. Anh đã cầu hôn Jenny
với câu nói bất hủ: "Anh không thông minh nhưng anh biết tình yêu là gì". Jenny không
nhận lời nhưng cô thú nhận có yêu anh, và họ đã có một đêm tuyệt vời tại nhà của Forrest.
Sáng hôm sau Jenny ra đi mà không để lại một lời nhắn nào.

Vắng Jenny, Forrest cảm thấy cô đơn. Anh chỉ muốn chạy, lúc đầu trong thị trấn,
sau đó xa hơn nữa và ngày càng xa. Forrest cứ chạy mãi, trở thành một hiện tượng, thậm
chí thần tượng và nguồn cảm hứng cho nhiều người. Cho đến khi anh nhận ra mình đã
chạy hơn 3 năm, vòng quanh nước Mỹ, anh cảm thấy mệt mỏi và muốn trở về quê
nhà. Forrest bất ngờ nhận được thư của Jenny hẹn gặp anh tại Savannah, Georgia. Thì ra
Jenny đã có một đứa con trai với Forrest, và cô đang mang một căn bệnh lạ trong người .
Forrest đưa hai mẹ con Jenny về nhà và họ tổ chức đám cưới. Những ngày hạnh phúc
không kéo dài, Jenny đã qua đời vì bệnh vào một buổi sáng Thứ bảy. Nhưng lúc này nhờ
có cậu con trai mà sự đau khổ của Forrest có phần nguôi ngoai đi. Cảnh cuối của bộ phim
là lúc Forrest đưa con trai lên xe buýt đến trường giống như ngày xưa mẹ anh đã làm.

3. Forrest Gump – Một sự tâm huyết trong sáng tạo nghệ thuật
a. Những biểu tượng mang tính ẩn dụ.
Trong quá trình làm phim nghệ thuật, việc gài gắm những chi tiết mang tính
ẩn dụ dường như luôn là thứ để khiến cho một bộ phim hấp dẫn, thu hút sự tò mò
của khán giả thưởng thức nói chung và giới phê bình nói riêng. Forrest Gump cũng
không đứng ngoài vũ trụ ấy, cũng góp mình với những biểu tượng mang tính ẩn dụ
đầy ấn tượng và sâu sắc.

Chạy. Hình ảnh chạy xuất hiện xuyên suốt 142 phút trình chiếu, và gắn liền
với nhân vật chính – Forrest Gump. Anh bắt đầu chạy theo lời Jenny – cô gái của
cuộc đời anh với câu nói kinh điển: “Run, Forrest! Run!”. Anh chạy khi bị bạn bè
bắt nạt, chạy trong cuộc thi bóng bầu dục, chạy trong chiến tranh, chạy cả khi
không biết để làm gì. Trong cuộc đời Forrest, chạy đã đem lại cho anh biết bao cơ
hội. Chạy giúp anh không bị bạn bè bắt nạt, chạy là tấm vé giúp anh vào được
trường cao đẳng, chạy để cứu chính mình và đồng đội trong chiến tranh, và chạy
để giúp anh giải thoát khỏi những u sầu khi mẹ mất và Jenny thì bỏ đi. Jenny cũng
chạy, nhưng việc chạy của Jenny lại chỉ khiến cô càng sa vào hơn nhưng tệ nạn
thời bấy giờ và sai lầm của bản thân. Jenny thông minh, cô luôn biết cô muốn gì,
thế nhưng sự tồi tệ lại luôn xuất hiện trên mọi con đường mà cô chạy qua. Trong
khi Forrest thì luôn thuận lợi khi chạy trên con đường của mình. Có thể nói, việc
chạy của Forrest là chạy theo tự nhiên, còn việc chạy của Jenny là chạy theo tư
tưởng của con người. Forrest, khi chạy hết con đường, anh sẽ quay đầu lại rồi mới
chạy tiếp. Còn Jenny, cô cứ mù quáng, cứ chạy, cứ chạy, để rồi cứ lao thẳng và rơi
xuống vực thẳm.

Châm biếm về mục đích quân sự. Trong phim có vô số đoạn châm biếm về
chính trị Mỹ thời bấy giờ. Ví dụ như khi được hỏi mục đích trong quân đội của
Forrest là gì, anh đã không ngần ngại mà trả lời “để làm bất cứ việc gì khi ông bảo,
thưa trung sĩ huấn luyện”. Chính xác là vậy, lý tưởng gì đó chỉ là huyễn hoặc.
Nhiều đời tổng thống bị ám sát, xã hội nước Mỹ loạn lạc với phe chủ chiến rồi
phong trào phản chiến, phong trào Hippie, phong trào cho người da đen,… đủ cả.
Rồi như chi tiết Forrest trong một lần đến thăm căn cứ của những người biểu tình
chống lại chiến tranh phi nghĩa, anh đã không ngần ngại khi đấm thẳng vào mặt
anh bạn trai của Jenny khi thấy anh ta ra tay đánh Jenny. Điều kì lạ là ta đi biểu
tình chống lại việc phi nghĩa, nhưng rồi vài việc phi nghĩa khác thì ta lại lờ đi..
Càng đấu tranh thì xã hội càng loạn, đơn giản vì họ chỉ nói nhưng họ không làm,
hoặc họ nói một đường nhưng làm một nẻo. Trong khi để đạt được hạnh phúc thì
rất đơn giản, đó là suy nghĩ đơn giản và sống đơn giản như Forrest, tức giống như
chiếc lông vũ thuận theo ngọn gió mà đi hoặc đến trong tự do.

Forrest và Jenny. Trong phim, có rất nhiều lần Jenny đã nói rằng cô và
Forrest chẳng hề giống nhau, hai người đều đã có con đường đi của riêng mình.
Thật vậy khi cuộc đời của Forrest và Jenny rẽ theo 2 hướng hoàn thoàn khác nhau.
Tốt nghiệp cử nhân, Forrest phục vụ trong quân đội và tham chiến tại Việt Nam, tại
đây anh kết bạn với Bubba và trung úy Dan, những người bạn tốt và có ảnh hướng
đến anh sau này. Trong khi đó, Jenny thì bắt đầu buông thả và trượt dài trong cuộc
sống, cô cũng rời xa anh để theo đuổi những giấc mơ không bao giờ thành hiện
thực. Cả hai đều sống trong giai đoạn nước Mỹ có nhiều biến động, thế như lại
hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Forrest là biểu tượng cho sự phát triển không
ngừng của Mỹ trên mọi phương diện như chính trị, ngoại giao, kinh tế, thể thao,…
thì Jenny lại chính là biểu tượng cho mặt tối của nước Mỹ thời đó với những tệ
nạn, ma tuý, mại dâm,…

b. Thông điệp qua kỹ xảo phim


Hình ảnh chiếc lông vũ rơi xuống ở đầu phi và lại bay đi khi kết thúc. Đây
chính là một trong những điểm nhấn của bộ phim. Hình ảnh chiếc lông vũ xuất
hiện ở đầu và cuối bộ phim, tương tự như hình ảnh Forrest cùng mẹ ở bến xe đợi
chuyến bus tới trường lúc đầu phim và hình ảnh Forrest cùng con ở bến xe đợi
chuyến bus tới trường ở cuối phim đã tạo nên một vòng luân hồi cho phim. Điều
này tạo nên hiệu ứng nối tiếp, khiến ta dù xem đến lần thứ 6 cũng sẽ có cảm giác
như đang xem đến tập 6 của bộ phim. Trong phim của có một chi tiết khi còn nhỏ,
Jenny và Forrest đã có lần ngồi trên cây và nói chuyện về ước muốn được trở
thành chim của cô, để được bay lượn. Và đến cảnh khi hai người ngồi cầu nguyện
trong cánh rừng lúa mì với mong muốn trốn thoát khỏi bố mình của Jenny, đã có cả
một đàn chim bay lên và ước mơ của cô đã trở thành hiện thực khi sau đó cảnh sát
đã tới và cô được chuyển đến ở với bà. Hay như cuối phim, khi Jenny chết đi,
Forrest đã đứng hồi lâu và tự hỏi, đời người chúng ta sinh ra luôn có sẵn cho mình
một định mệnh riêng hay chỉ là một chiếc lông trao lượn theo gió.

Hình ảnh Jenny trước căn nhà cũ và bức tranh Christina’s World (Tạm dịch:
Thế giới của Christina) của hoạ sĩ Andrew Wyeth. Bức tranh được sáng tác năm
1948 và dần trở thành một trong những tác phẩm nổi bật nhất của nền hội họa Mỹ
khoảng giữa thế kỷ thứ XX, cũng chính là thời điểm bộ phim ra mắt. Nhân vật
trong tranh được khắc họa trong tư thế quay lưng ra trước, nửa ngồi nửa nằm trên
một cánh đồng hiu quạnh, cây cỏ ngả màu úa, đầu cô gái hướng về ngôi nhà màu
xám phía xa bên phải cùng với nhà kho và các công trình khác. Trong phim, Jenny
sau khi cùng Forrest đi bộ về căn nhà cũ, cô khóc tức tưởi, liên tục ném những viên
sỏi đá vào căn nhà của bố mình rồi gục xuống đất và góc, cũng với tư thế như nàng
Christina. Và có thể cũng như nàng Christina, Jenny cũng khóc vì bất lực trước bạo
bệnh, trước những đau khổ và ám ảnh tâm lý mà cha cô để lại. Trong phi, sau khi
Forrest gặp lại Jenny, anh được biết cô hiện đang mắc một loại virus, mà sau này
được giới phê bình phỏng đoán đó là HIV dựa theo thời gian sự kiện lịch sử. Và vì
những tổn thương tâm lý thưở nhỏ từ bố, mang trong mình nỗi đau bị bạo hành, cô
luôn tìm đến những tình yêu thương tạm bợ từ những người đàn ông. Những mối
tình qua đường đó cũng là nguyên nhân khiến cô cứ mãi lao vào những tệ nạn xã
hội thời ấy. Những sai lầm và sự mặc cảm ấy đã khiến Jenny chẳng dám đối diện
với Forrest và nhận lời yêu anh, đồng ý quay về nhà chung sống với anh, cô yêu
anh nhưng lại thấy mình chẳng xứng đáng.

4. Forrest Gump – Lời hoà giải và thông điệp sâu sắc

a. Chiến tranh phi nghĩa trong mắt người dân Hoa Kỳ và tinh thần phản chiến trong
Forrest Gump.

Chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, bản điện ảnh Forrest Gump đã có nhiều
thay đổi so với nguyên tác ban đầu, rõ ràng nhất chính là việc khéo léo lồng các sự
kiện lịch sử vào phim của đạo diễn Robert Zemeckis. Lịch sử trong Forrest Gump
không chỉ được thể hiện ở chiến tranh phi nghĩa hay vấn đề chính trị, vấn đề lịch
sử của phim còn được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác.
Cuộc chiến tranh được nhắc đến trong Forrest Gump chính là cuộc chiến tranh Việt
Nam 1955-1975. Cho tới hiện nay, đây vẫn luôn bị coi là một chiến tranh phi nghĩa
và bị phản đối bởi chính người dân nước Mỹ. Trong khoảng thời gian cuộc chiến
tranh này nổ ra, đã có không ít các cuộc biểu tình của người dân Mỹ đòi chính phủ
phải dừng cuộc chiến vô nghĩa này lại. Và thật tuyệt khi tinh thần đó được thể hiện
trong Forrest Gump.

Câu chuyện về chiến tranh phi nghĩa và hành trình của Forrest ở Việt Nam
gắn liền với hai người bạn là Bubba và Trung uý Dan. Trung uý Dan là người sinh
ra và lớn lên trong một gia đình có các thế hệ đi trước đều đã từng hi sinh anh dũng
trong các cuộc chiến lớn của Mỹ. Điều này khiến cho sự có mặt của Trung uý Dan
trở nên dễ hiểu với một tính cách quật cường đến mức cực đoan. Anh đã sẵn sàng
và thậm chí là muốn được chết trên chiến trường, được hi sinh anh dũng chứ không
muốn được cứu sống, nhất là khi phải sống với một cơ thể tàn tật, không còn trọn
vẹn. Cũng chính vì ý nghĩ ấy mà ban đầu anh đã trách móc và đay nghiến Forrest
tội nghiệp nhiều lần chỉ vì Forrest đã cứu anh. Trái ngược với Trung uý Dan,
Bubba có phần nào đấy giống với Forrest hơn. Anh cũng là một người dân vùng
Alabama, cũng có những suy nghĩ đơn giản như Forrest, chẳng nghĩ nhiều mấy khi
tham gia quân ngũ và đến Việt Nam chiến đấu. Trong hầu như toàn bộ phân cảnh
của mình, thứ Bubba quan tâm duy nhất là tôm. Bubba có một niềm đam mê đặc
biệt với tôm. Xuyên suốt khoảng thời gian tập luyện trong quân ngũ cùng Forrest,
anh cứ chỉ mải mê nghĩ về những mộng tưởng để có thể tiếp nối truyền thống gia
đình, về con tàu đánh bắt tôm mà anh muốn có sau khi xuất ngũ và về những món
ăn có thể chế biến từ tôm. Để đến cuối cùng trước khi hi sinh, sự tàn khốc của
chiến tranh đã thể hiện một cách đầy chua xót qua lời kể của Forrest: “Bubba nói
mấy điều tôi không bao giờ quên: “Mình muốn về nhà.”, “Bubba sắp trở thành
thuyền trưởng tàu đánh bắt tôm, nhưng thay vào đó, anh ấy chết ở đây, ngay bên
bờ sông ở Việt Nam.”. Ẩn sau từng câu chữ dửng dưng, thô kệch một cách gai góc
lại là hiện thực cuộc chiến nghiệt ngã. Thương vong, cái chết đã xảy đến như một
điều tất yếu với chính người bạn thân của Forrest, khiến một gã khờ như anh cũng
thấu hiểu thế nào là đau thương, mất mát. Nếu sự châm biếm giúp bóc trần bản
chất cuộc chiến Mĩ theo đuổi thì nốt trầm thương đau lại giúp phim đi sâu vào bản
chất chung của chiến tranh. Chiến tranh, đến cuối cùng, người chịu đau đớn nhất
vẫn là những người vô tội vướng vào cuộc chiến. Họ chết đi, thậm chí còn không
biết họ chết vì điều gì.

Trong phân cảnh kết thúc chiến tranh, Forrest trở về từ cuộc chiến, được
mời đến phát biểu cho một cuộc biểu tình phản chiến, mang trên mình Huy chương
danh dự, khi được yêu cầu kể về cuộc chiến tranh, lúc Forrest chuẩn bị cất lời, có
một vị viên chức quân đội đã ngắt kết nối micro với loa, khiến cho lời nói của
Forrest không đến được với đám đông. Trong một buổi chia sẻ, theo lời Tom
Hanks, Forrest lúc đó đã nói rằng: “There was only one I can say about the war in
Vietnam. Sometimes when people go to Vietnam, they go home to their mommas
without any legs. Sometimes they don’t go home at all. That’s a bad thing. That’s
all I have to say about that.” (Tạm dịch: “Tôi chỉ có một điều duy nhất để nói về
Chiến tranh Việt Nam. Thỉnh thoảng mọi người đến Việt Nam, sau đó trở về mà
chẳng còn cái chân nào. Thỉnh thoảng thì họ còn chẳng trở về nhà. Điều đấy thật
tệ. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói”). Lời phát biểu chính là những cảm xúc,
suy nghĩ chân thành nhất mà Forrest nghĩ đến khi nói về chiến tranh Việt Nam. Với
một cách diễn đạt đơn giản của một “đứa trẻ to xác”, sự mất mát mà chiến tranh để
lại trở nên canh cánh và đau lòng hơn bao giờ hết. Những lời mà Forrest nói tuy
chẳng thể truyền tải đến tất cả mọi người trong cuộc biểu tình ấy, nhưng chi tiết vị
viên chức quân đội ngắt kết nối loa đã thể hiện được thông điệp mà đạo diễn muốn
truyền tải: “Chiến tranh phi nghĩa thì có gì đáng để mà nói!”. Có thể nói đây chính
là một sự châm biếm, đả kích vô cùng lớn mà đạo diễn gửi gắm qua những dụng ý
của mình.

Hay ở cảnh Forrest đến gặp Tổng thống Johnson, khi được hỏi đã bị thương
ở đâu, Forrest không hề ngại ngùng và sẵn sàng quay lại và tụt quần cho ông xem
vết thương ở mông. Hành động này cũng được coi là đại diện cho người dân Mỹ
lúc bấy giờ: chổng mông về phía người đã có phát ngôn về “sự cần thiết của việc
leo thang chiến tranh tại Việt Nam” bằng giọng điệu đầy sự dối trá.

Bộ phim cũng xuất hiện nhiều Tổng thống Mỹ (một số bị ám sát trong quá
trình tại vị) và những bài hát tương ứng: Mr. President (Have Pity on the Working
Man). Bài hát được trình diễn bởi ca sĩ Randy Newman năm 1974 (ngay 1 năm
trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc), với lời hát: “Maybe you’re cheating”
“Maybe you’re lying” “Maybe you have lost your mind”, “Maybe you’re only
thinking ’bout yourself” (Tạm dịch: “Có thể bạn đang lừa dối” “Có thể bạn đang
nói dối” “Có thể bạn bị mất trí”, “Có thể bạn chỉ đang nghĩ về bản thân mình
thôi”). Đây chính là sự châm biếm nhắm thẳng tới những đời tổng thống Mỹ,
những người tại vị trong thời chiến tranh Việt Nam.

Những chi tiết về chiến tranh Việt Nam trong “Forrest Gump” giống như
một lời xin lỗi của người dân Mỹ tới đất nước Việt Nam, cũng như lời khẳng định
của người dân Mỹ: nước Mỹ yêu hòa bình, chỉ có chính phủ Mỹ là những kẻ tham
lam và luôn muốn gieo giắc cái chết lên những kẻ yếu hơn mình.
b. IQ bao nhiêu là đủ để hạnh phúc?
Có hay không vì IQ thấp nên Forrest luôn suy nghĩ đơn giản, không cảm
thấy muộn phiền khi phải lựa chọn và đánh đổi điều gì đó trong cuộc đời?

Sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè đồng trang lứa, với chỉ số IQ
chỉ vỏn vẹn 75 nên Forrest đôi khi sẽ có những suy nghĩ ngờ nghệch, anh thường
xuyên bị mọi người xung quanh coi khinh là “thằng đần”. Cũng chính vì vậy, nên
những lời dạy của mẹ anh – bà Gump luôn là ngọn đèn soi sáng cho anh trong suốt
cả cuộc đời. Điều này thấy rõ khi xuyên suốt bộ phim, những lời căn dặn của mẹ
luôn được Forrest nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tại sao anh lại trân trọng lời của mẹ
đến vậy? Đơn giản vì bà Gump luôn dùng những phép so sánh khiến anh dễ hiểu,
dễ nhớ. Ở một khía cạnh nào đấy, có lẽ Forrest sẽ bị cho rằng chỉ biết “bám” lấy
mẹ, thế nhưng, có lẽ vì cái nguyên do mà mọi người vẫn cho là nguyên do, đó là
anh chỉ có IQ 75, nên anh vốn chẳng suy nghĩ được thế. Anh nghĩ mọi thứ một
cách đơn giản, làm mọi thứ một cách đơn giản, đưa ra quyết định mọi thứ một cách
đơn giản, thế nhưng, là đơn giản một cách kiên trì và chuyên tâm, thế nên cuộc đời
anh có vẻ thuận lợi lắm.

Từ khi còn là đứa trẻ đến khi tốt nghiệp cao đẳng, bị bạn bè bắt nạt thì chạy,
chạy giỏi thì tham gia đội bóng bầu dục ở trường, tốt nghiệp rồi, được gọi đi nhập
ngũ thì đi nhập ngũ. Khi tham gia chiến đấu, kẻ địch bắn thì chạy, đồng đội gặp
nguy hiểm thì cứu. Hay sau này, vì đã giữ lời hứa nên anh sẽ thực hiện, mua một
con tàu đánh bắt tôm, chơi bóng bàn, đầu tư vào “công ty trái cây” Apple,… Mọi
thứ đến với Forrest đều rất đơn giản, thực như chính con người anh. Thế nhưng,
điều gì lại khiến anh luôn thành công trong mọi việc mình làm? Đó chính là sự
chuyên tâm và kiên trì. Có thể thấy, khi làm bất cứ điều gì, anh chỉ tập trung duy
nhất vào công việc ấy, và làm cho thật tốt. Không bị phân tâm bởi những lời nói
hay phán xét xung quanh, để rồi bi hài khi một đứa IQ 75, luôn bị coi khinh, lại có
thể trở thành một vận động viên bóng bầu dục, cứu được đồng đội của mình từ
chiến tranh trở về, dành được Huy chương danh dự, trở thành doanh nhân thành
đạt và là nguồn cảm hứng cho biết bao người.

Bộ phim cho ta thấy, IQ thấp thì có thể chẳng thông minh, nhưng IQ thấp thì
chưa chắc đã không hạnh phúc. Điều quan trọng để có được hạnh phúc đôi khi lại
đến từ chính thái độ sống và tư duy suy nghĩ của mỗi người. Có lẽ chúng ta thỉnh
thoảng cũng nên suy nghĩ đơn giản hơn một chút, tập trung quá trình và đừng quá
băn khoăn khi đưa ra quyết định, để rồi “kén chọn nhưng lại chọn sai”.

5. Đánh giá:
Như triết gia Nietzsche có viết: “Nghệ thuật là sự kích thích hướng về cuộc đời”
hay “Nghệ thuật chỉ thoả mãn được khát vọng nội tâm duy nhất là hướng đến một chân lý
cao hơn”. Thưởng thức điện ảnh, cần nhiều hơn là sự hiểu về “điều gì đang diễn ra”. Mỗi
góc máy, cảnh quay, chi tiết, diễn xuất, chung quy lại đều là để biểu đạt cho một thông
điệp nào đấy của đạo diễn. Và để thông điệp có thể được truyền đi một cách sâu sắc, trọn
vẹn và đặc sắc nhất, thì đó là cả một quá trình nỗ lực, tư duy, tìm tòi và sáng tạo nghệ
thuật của đạo diễn. Để từ đó ta có một Forrest Gump xem hoài không chán, một Forrest
Gump chất chứa nhiều thông điệp, triết lý bình dị nhưng sâu sắc, làm người ta cười nhưng
đau lòng, khóc nhưng hạnh phúc.

Quả thực, với tất cả những thành tích đạt được, Forrest Gump xứng đáng là một bộ
phim mang hơi thở của thời đại, là biểu tượng của nền điện ảnh nước Mỹ, xứng đáng là
một tác phẩm để mãi soi chiếu, đăm chiêu về nghệ thuật và cảm “những cái đẹp nhất của
cái đẹp”.

Tài liệu tham khảo:


1. Cảm hứng suy tư về nghệ thuật và thẩm mỹ, Tạp chí mỹ thuật,
19/04/2023
2. Hiểu về điện ảnh qua các thuật ngữ thường dùng trong phân tích phim,
Vietcetera, 09/06/2021
3. Điện ảnh – “đứa con” được công nhận muộn của mỹ học nghệ thuật,
Spiderum, 28/12/2022
4. Forrest Gump: Tác phẩm vĩ đại trong vũ trụ điện ảnh, Revelogue, 2020
5. “Forrest Gump”: Bài thiền giữa cuộc sống nhiều biến động, Dmagazine,
07/09/2021

You might also like