Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VỀ SỰ VẬN CHUYỂN CÁC

CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

Thứ ba, ngày 02 tháng 01, năm 2023

Nhóm: Tổ 1 Lớp: 10AV1

Họ và tên thành viên:


Phùng Hữu Danh
Lương Thái Hiền
Nguyễn Hoàng Hồng Linh
Khúc Hữu Trường Phong
Tăng Nguyên Phong
Đặng Như Quỳnh
Võ Minh Yến Thảo
Võ Ngọc Trâm

1.Mẫu vật, hóa chất:


-Mẫu vật: thực vật (lá thài lài), hành tím
-Hóa chất: nước cất, KNO3
2.Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp quan sát
-Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

3.Báo cáo kết quả nghiên cứu:


-Dùng dao lam lấy một lớp tế bào biểu bì mỏng của thực vật (mặt lá màu tím) và củ hành tím
rồi đặt chúng lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất. Đậy lamen lên mẫu vật, đặt và cố
định tiêu bản lên bàn kính hiển vi, quan sát được tế bào của hai mẫu vật ở trạng thái bình
thường.

Tế bào thực vật Tế bào hành tím


ở trạng thái bình thường ở trạng thái bình thường
-Nhỏ vào một bên mép lame một giọt KNO3, dùng giấy thấm đặt vào mép lamen ở đầu còn
lại để đưa nhanh dung dịch KNO3 vào vùng có tế bào.
Khi nhỏ một giọt KNO3 vào, lúc này môi trường bên ngoài tế bào là môi trường ưu
trương, nước bên trong tế bào thoát ra bên ngoài, làm cho tế bào co lại, gây ra hiện tượng co
nguyên sinh.

Tế bào thực vật Tế bào hành tím


ở trạng thái co nguyên sinh ở trạng thái co nguyên sinh

-Tiếp tục, nhỏ nước cất vào tế bào đã co nguyên sinh.


Khi nhỏ thêm nước cất vào tế bào đã co nguyên sinh, lúc này môi trường bên ngoài tế
bào là môi trường nhược trương, nước từ bên ngoài đi ngược lại vào trong tế bào, làm cho tế
bào từ trạng thái co nguyên sinh phình trở lại, gây ra hiện tượng phản co nguyên sinh.

Tế bào thực vật Tế bào hành tím


ở trạng thái phản co nguyên sinh ở trạng thái phản co nguyên sinh

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZYME

1.Mẫu vật, hóa chất:

- Mẫu vật: 3 lát khoai tây

-Hóa chất: dung dịch hydrogen peroxide (H2O2), sodium hydroxide (NaOH) 10 %,
hydrochloric acid (HCl) 5 %, iodine (I2) 0,3 %, nước bọt pha loãng, tinh bột 1 %, nước cất.
2.Phương pháp nghiên cứu:

-Phương pháp quan sát

-Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, bao gồm thực hiện các thí nghiệm:

+Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính enzyme amylase

+Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính enzyme catalase

3.Báo cáo kết quả nghiên cứu:

*Trình bày và giải thích kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của
enzyme amylase:

-Sau khi thực hiện thí nghiệm theo SGK, thu được kết quả:

+Ống 1: tinh bột, nước cất, Iodine. Dung dịch có màu xanh tím đậm, phân tầng.

+Ống 2: tinh bột, amylase, Iodine . Dung dịch có màu trắng đục

+Ống 3: tinh bột, amylase, dung dịch HCl 5%, Iodine. Dung dịch có màu xanh tím, có xuất
hiện kết tủa
+Ống 4: tinh bột, amylase, dung dịch NaOH 10%,Iodine. Dung dịch có màu trắng đục

-Giải thích kết quả thí nghiệm:

+Ống 1: nước cất không có hoạt tính phân hủy tinh bột nên khi cho dung dịch Iodine
vào ống, tinh bột phản ứng với Iodine tạo màu xanh tím đặc trưng. Tầng dưới không hòa tan
tinh bột, chỉ có nước cất nên khi cho dung dịch Iodine không tác dụng, giữ nguyên màu sắc
ban đầu.

+Ống 2: enzyme amylase có trong nước bọt làm phân hủy hoàn toàn lượng tinh bột
nên khi cho dung dịch Iodine vào sẽ không tác dụng => không gây phản ứng màu, gần như
giữ nguyên trạng thái ban đầu

+Ống 3: trong môi trường pH Acid, hoạt tính enzyme amylase bị giảm, tinh bột
không bị phân hủy hoàn toàn, tiếp tục tác dụng với Iodine tạo màu xanh tím đặc trưng nhưng
nhạt hơn ống 1

+Ống 4: trong môi trường pH kiềm thuận lợi cho enzyme amylase hoạt động, từ đó
phân hủy hoàn toàn phần tinh bột nên khi cho Iodine vào không tác dụng với tinh bột =>
không xuất hiện màu xanh tím đặc trưng

*Trình bày và giải thích kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính
enzyme catalase

-Sau khi thực hiện thí nghiệm theo SGK, thu được kết quả:
Miếng số 1: ở điều kiện nhiệt độ bình thường, khi cho dung dịch H2O2 xảy ra hiện tượng sủi
bọt.

Miếng 2: miếng khoai ở điều kiện lạnh khi cho H2O2 không xảy ra hiện tượng sủi bọt.

(Quên chụp lại ảnh kết quả)

Miếng số 3: khi đã luộc chín, không tác dụng với H2O2 =>không xảy ra hiện tượng sủi bọt
khí.

-Giải thích kết quả thí nghiệm:

+Lát số 1: trong điều kiện nhiệt độ bình thường, enzyme catalase không bị ức chế, tác
dụng với hydrogen peroxide (H2O2) xảy ra hiện tượng sủi bọt khí.

+Lát số 2: trong điều nhiệt độ thấp, hoạt tính enzyme catalase giảm nên khi cho dung
dịch H2O2 vào, gần như không có hiện tượng sủi bọt.

+Lát số 3: sau khi đã luộc chín, enzyme catalase bị biến tính mất khả năng xúc tác, từ
đó H2O2 không bị thủy phân, không xảy ra hiện tượng sủi bọt khí.

You might also like