Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

HOẠT ĐỘNG CTXH TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN


THỨC VỀ TÁC HẠI CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN HỌC
TẬP VÀ ĐỜI SỐNG SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM ĐÀ NẴNG

Học phần : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA


HỌC CHUYÊN NGÀNH CTXH
Giảng viên hướng dẫn : HÀ VĂN HOÀNG
Sinh viên thực hiện : VĨNH PHÚC KHÁNH TRANG
Lớp sinh hoạt : 22CTXH
Mã sinh viên : 3200322054

Mã sinh viên : 3200220317

Đà Nẵng, năm 2024

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................4
1.Tổng quan về đề tài nghiên cứu...................................................................................5
1.1 Ngoài nước............................................................................................................5
1.2 Trong nước............................................................................................................5
2.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................7
4. Đối tượng, khách thể...................................................................................................8
5.Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................8
6.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................9
7. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................................10
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................................10
8.1. Ý nghĩa khoa học...............................................................................................10
8.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................10
CHƯƠNG 1......................................................................................................................12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN
HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐÀ NẴNG.........................................................................................................................12
1.Các khái niệm liên quan đến đề tài.............................................................................12
1.1 Khái niệm về “sinh viên” , “học tập”, “đời sống”...............................................12
1.2 Khái niệm “nâng cao nhận thức”........................................................................12
1.3 Khái niệm về mạng xã hội Facebook..................................................................13
1.4 Khái niệm Công tác xã hội..................................................................................13
2.Lý luận hoạt động Công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của
mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên tại trường Đại học Sư
Phạm Đà Nẵng...............................................................................................................14
2.1Khái niệm Công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của mạng xã
hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên................................................14
2.2 Mục đích, ý nghĩa của hoạt động Công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức
về tác hại của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên..........15
3. Phiếu trưng cầu ý kiến...............................................................................................17

2
CHƯƠNG 2......................................................................................................................26
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ TÁC HẠI CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN HỌC TẬP
VÀ ĐỜI SỐNG SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG......26
2.1 Khái quát quy trình nghiên cứu...............................................................................26
2.1.1.Quá trình nghiên cứu........................................................................................26
2.1.2.Phương pháp nghiên cứu..................................................................................26
2.1.3 Xử lý dữ liệu nghiên cứu..................................................................................27
2.1.4 . Phân tích độ tin cậy của thang đo – Cronbach’s Alpha.................................32
2.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu.................................................................................36
2.2.1. Thành phố Đà Nẵng........................................................................................36
2.2.2. Đại học Đà Nẵng.............................................................................................37
2.2.3. Trường Đại học Sư phạm................................................................................37
2.2.4. Khách thể nghiên cứu......................................................................................38
2.3. Thực trạng Hoạt động Công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại
của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên tại trường đại học Sư
Phạm Đà Nẵng...............................................................................................................39
2.3.1. Thực trạng về mặt tích cực và mặt tiêu khi sử dụng mạng xã hội Facebook
của sinh viên..............................................................................................................41
2.3.2. Thực trạng về cách thức tuyên truyền và vai trò của hoạt động Công tác xã
hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của mạng xã hội Facebook đến học tập
và đời sống của sinh viên..........................................................................................42
4. Danh mục tài liệu tham khảo.....................................................................................45

3
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay sự phát triển của mạng xã hội có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã
hội của mọi người nhất là đối với học sinh, sinh viên. “Tiếp cận máy tính và Internet đã
trở thành nhu cầu giáo dục cơ bản trong xã hội của chúng ta.” – Kent Conrad .Quan
trọng hơn hết mạng xã hội mạng xã hội mang lại cho người dùng như: thông tin nhanh,
khối lượng thông tin phong phú được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí... còn
giúp chúng ta xây dựng và duy trì các cộng đồng trực tuyến với các sở thích, sự quan
tâm và mục tiêu chung, tạo ra môi trường hỗ trợ và kết nối cho mọi người .Với các vai
trò đa dạng như vậy, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống
hàng ngày và văn hóa trực tuyến của chúng ta.

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng sẽ biết đến ứng dụng Facebook một ứng dụng rất
phổ biến ở Việt Nam nói chung và các nước khác nói riêng.Facebook là một trong
những mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới có hàng tỷ người dùng trên
toàn thế giới và có sức ảnh hưởng rất lớn. Facebook là một cộng đồng đa dạng từ mọi
lứa tuổi và lĩnh vực là nền tảng để chúng ta có thể thoải mái chia sẻ nội dung, bài viết,
hình ảnh và video.

Trong nhiều nhóm đối tượng khác nhau, sinh viên là một trong những nhóm đối
tưởng sử dụng mạng xã hội Facebook nhiều nhất. Sinh viên sử dụng Facebook để kết
nối và giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp học tập và những người có cùng sở thích, tham
gia vào các nhóm liên quan đến các khóa học, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, và sở
thích cá nhân. Giúp họ kết nối và tương tác với các nhóm cộng đồng. Ngoài ra Facebook
còn là bảng thông tin trực tuyến cho sinh viên để cập nhật tin tức, sự kiện, và thông tin
quan trọng. Họ có thể tham gia vào các nhóm hoặc trang chia sẻ thông tin liên quan đến
ngành học, nghiên cứu, hoặc sự kiện trường học...

Bên cạnh những mặt tốt đó mạng xã hội Facebook cũng mang lại những khía
cạnh không tốt như: Sinh viên có thể dễ dàng mất thời gian vào việc lướt Facebook, điều
này có thể ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc.Mất tập trung , phân tâm từ việc sử
dụng Facebook có thể làm giảm khả năng tập trung của sinh viên trong việc học tập và
làm việc. Việc sử dụng Facebook quá mức có thể dẫn đến việc phát triển thói quen xấu,
chúng ta cứ mãi mê vào mạng xã hội mà quên mất việc học và phát triển bản thân.Và
khi chúng ta tiếp xúc với nội dung tiêu cực trên Facebook như tin tức xấu, tranh cãi,
hoặc phê phán có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc đời sống tinh thần của sinh
viên.

4
Xuất phát từ những vấn đề trên cũng là lý do tôi lựa chọn vấn đề " Hoạt động
Công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của mạng xã hội Facebook đến
học tập và đời sống của sinh viên tại trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng" làm đề tài cho
luận văn của mình.

1.Tổng quan về đề tài nghiên cứu


1.1 Ngoài nước.
Nghiên cứu của Nicole B. Ellison Charles Steinfield Cliff Lampe:
Mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng Facebook và các kết nối ở trường học cho
thấy cách các trang mạng xã hội giúp duy trì mối quan hệ với học sinh, sinh viên khi họ
không còn học tại trường này và đã chuyên sang học tại trường khác, tạo điều kiện để nhà
trường có thể liên lạc với những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, họ sẽ sử dụng Facebook
để giữ liên lạc với cộngđồng cựu sinh viên. Việc kết nối có thể mang lại lợi ích lớn về
mặt việc làm,thực tập và nhiều cơ hội khác. Các trường đại học khuyến khích sử dụng
các loại hình mạng xã hội này.
Trong một chương trình nghiên cứu ba năm dưới sự tài trợ của Chính phủ, bác sĩ tâm
thần nhi Ahn Dong - Hyun, tại Đại học Hanyang ở Seoul cho rằng gần 30% người Hàn
Quốc dưới 18 tuổi nghiện internet. Năm 2007, Hàn Quốc đã tổ chức một hội thảo quốc tế
về nghiện game online tại Seoul. Khoảng 2,4% dân số từ 9 đến 39 tuổi nghiện game
online,10,2% dân số được coi như thuộc về ranh giới với nghiện internet [1]. Số liệu tại
Trung tâm mạng lưới thông tin internet
Trung quốc vào tháng 6-2006 cho thấy có khoảng 123 triệu người sử dụng internet,
trong đó 14,9% dưới 18 tuôi. Bác sĩ Tao Ran, giám đốc Khoa Tâm lí thiếu niên của Bệnh
viện đa khoa Quân đội Trung ương Bắc Kinh đã nhận định có 3-4 triệu ca nghiện trên
162 triệu người sử dụng internet [9]. Theo Block (2008), các nghiên cứu cho thấy có
khoảng 13,7% thanh thiếu niên Trung Quốc được chần đoán có triệu chứng nghiện
internet và game online. Rõ ràng, đến lúc này, vấn đề mạng xã hội mà cụ thể là Facebook
và việc sử dụng Facebook chưa được quan tâm nhiều [1]
Một nghiên cứu mới đây ở một trường đại học của Mĩ cho thấy: Những học sinh sử
dụng Facebook có kêt quả học tập kém hơn 20% so với học sinh khác. Ngoài giờ học,
88% học sinh không sử dụng Facebook tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. 75%
học sinh sử dụng Facebook không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học
tập. [7]
1.2 Trong nước.
Hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho công nghệ thông tin Việt Nam nhanh chóng đạt
được những thành tựu đáng ghi nhận. Mạng máy tính ngày càng được mở rộng, sự cập
nhật thông tin và hình thức giải trí trên mạng càng phong phú và hiện đại hơn. Việc sử
5
dụng Facebook tại Việt Nam bắt đầu từ những năm 2010-2011...Từ đấy, việc tìm hiểu về
hành vi sử dụng Facebook trở thành sự quan tâm của báo giới, các nhà nghiên cứu về văn
hóa và Tâm lý học
Năm 2012 là một năm đầy phát triên của Facebook. Theo báo cáo lợi nhuận quý ba
của Facebook, có tông cộng 1,01 tỉ người dùng tích cực hàng tháng (tính đến 30-9-2012),
tăng trưởng 26% mỗi năm. Trên bản đồ thế giới, Việt Nam xếp thứ 54 trên tổng số 213
nước có người sử dụng Facebook. Một điều đáng ghi nhận nữa là trong tháng vừa qua,
tính về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam chỉ xếp sau Libya (sô lượng người sử dụng tăng
38,72% so với tháng 7-2011) để trở thành đất nước có số người sử dụng Facebook tăng
nhiều thứ hai. Từ đây, xuất hiện hàng loạt vấn đề về hành vi sử dụng
Facebook ở Việt Nam. [11]
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hành vi sử dụng internet cũng được quan
tâm khá nhiêu trong những năm gân đây. Có thê liệt kê một sô nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực này:Theo thống kê không đầy đủ của Trung tâm Tham vấn tâm lí Trẻ em và
Thanh thiếu niên (trực thuộc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 - Bộ Y tế), có khoảng 5 -
7% trên tổng số hơn 500 người đến khám và điều trị là người nghiện game online [1].
Trong bài viết "Mê game online - Hội chứng thời đại số", tác giả Huỳnh Văn Sơn đề cập
một số mặt tích cực và tiêu cực của game online. Về mặt tích cực, tác giả cho biết game
online có thể làm cho các bạn trẻ tập trung thính thị và chú ý trong trò chơi. Về mặt tiêu
cực, nếu người chơi vẫn đang trong giai đoạn ổn định dần dần nhân cách, tiếp xúc với
những game online "ác, độc" quá mức dễ dàng làm cho cá nhân chơi bị ảnh hưởng.[8]
Viện Xã hội học (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội nghị báo cáo
kết quả khảo sát xã hội học về trò chơi trực tuyến. Kết quả khảo sát cho thấy có 73%
người đang chơi. Tỉ lệ người chơi game online còn đang đi học chiếm 71,7% so với game
thủ làm ngành nghề khác. Về giới tính, nam giới chơi game online nhiều hơn nữ giới với
54,5%. Ti lệ người chơi có trình độ đại học, cao đăng chiếm ti lệ cao nhất với 30,1%. [7]
Theo xu hướng gia tăng sử dụng Facebook chung, vị thành niên là một trong những
đối tượng cần được quan tâm. Bởi vì, đối với nhiều bạn trẻ,Facebook là niềm đam mê
"tìm hiểu xã hội". Nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy, lại trở thành tiêu cực, ảnh
hưởng không ít đến thời gian học tập và đời sống . Có nhiều sinh viên mải mê Facebook
đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều sinh viên sau khi
quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng
đến hiệu quả học tập của sinh viên ngày nay
2.Tính cấp thiết của đề tài.
Mạng xã hội Facebook, với lượng người dùng khổng lồ, đặc biệt là trong giới trẻ, đã
trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những
lợi ích nhất định, Facebook cũng tiềm ẩn nhiều tác hại tiêu cực đến học tập và đời sống

6
của sinh viên, nếu không được sử dụng một cách hợp lý. Do đó, việc nâng cao nhận thức
về những tác hại này là vô cùng cấp thiết.

Thứ nhất Facebook có thể khiến sinh viên mất tập trung, xao nhãng trong việc học tập,
dẫn đến kết quả học tập sa sút. Việc dành quá nhiều thời gian cho Facebook cũng có thể
khiến sinh viên bỏ bê việc học, ảnh hưởng đến tương lai sau này.

Thứ hai sử dụng quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần .Việc sử dụng
Facebook quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm,
cô lập xã hội, v.v. Việc so sánh bản thân với những người khác trên Facebook có thể
khiến sinh viên cảm thấy tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sự tự tin của bản
thân.

Thứ ba tiềm ẩn các nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Việc sử dụng Facebook
trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như mỏi mắt, rối loạn giấc ngủ,
béo phì, v.v. Ngồi lâu một chỗ để sử dụng Facebook cũng có thể dẫn đến các vấn đề về
xương khớp.

Thứ tư Facebook là môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ về đạo đức như tin giả, thông
tin sai lệch, bạo lực mạng, v.v. Việc tiếp xúc với những thông tin tiêu cực trên Facebook
có thể ảnh hưởng đến nhận thức và đạo đức của sinh viên.

Ngoài ra Facebook là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh mạng như lừa đảo, đánh cắp
thông tin cá nhân, v.v. Việc chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều trên Facebook có thể
khiến sinh viên dễ dàng trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.


a) Mục đích
- Nghiên cứu về mạng xã hội Facebook giúp hiểu sâu hơn về cách mà sinh viên tương tác
với nền tảng này.
- Đánh giá tác động của Facebook đối với hành vi và tư duy của sinh viên .
- Phân tích cách mạng xã hội ảnh hưởng đến quan hệ xã hội, hạnh phúc, và cảm xúc của
sinh viên.
- Làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập, đời sống của
sinh viên hiện nay để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng
Facebook của sinh viên

7
-Nâng cao nhận thức về tác hại của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của
sinh viên hiện nay.
b) Nhiệm vụ
- Thu thập dữ liệu về hành vi sử dụng Facebook từ sinh viên để phân tích xu hướng hiện
nay (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương
tiện truy cập,...)
- Phân tích sự tương tác giữa sinh viên và nội dung trên Facebook để hiểu sâu hơn về
cách mà thông tin được chia sẻ và lan truyền trên nền tảng.
- Đánh giá tác động của mạng xã hội Facebook đối với quan hệ xã hội, hạnh phúc, và sức
khỏe tâm thần của sinh viên .
- Nghiên cứu về bảo mật và quyền riêng tư trên Facebook, bao gồm cả việc phát hiện và
ngăn chặn các hoạt động gian lận và lạm dụng dữ liệu.
- Phân tích cách Facebook ảnh hưởng đến sự đa dạng thông tin và quan điểm của người
dùng, cũng như việc hình thành và lan truyền các niềm tin và kiến thức sai lệch.
- Phân tích tác hại của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của sinh viên.
- Từ đó rút ra một số đề xuất, kiến nghị giúp phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội Facebook tới học tập và đời
sống của sinh viên.

4. Đối tượng, khách thể.


a) Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động Công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của mạng xã hội
Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên.
b) Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên tại trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng.

5.Phạm vi nghiên cứu.


- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 12/03/2024 đến 08/04/2024
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung nêu rõ thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của
việc sử dụng mạng xã hội Facebook tới hoạt động học tập (kết quả học tập, khả năng hỗ
trợ trong học tập) và đời sống (quan hệ với gia đình, bạn bè; hoạt động ngoại khóa;sức
khoẻ tâm thần) của sinh viên; các phương diện khác liên quan đến sinh viên không thuộc
phạm vi nghiên cứu của đề tài.

6.Phương pháp nghiên cứu.


a) Phương pháp phân tích tài liệu

8
b) Phương pháp phỏng vấn sâu
- Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để phỏng vấn.
+) Sinh viên khoá 21 : 6
+) Sinh viên khoá 22: 7
+) Sinh viên khoá 23 : 17
+) Sinh viên khoá 24 :10
Phòng vấn sâu nhằm đánh giá thực trạng các hoạt động CTXH trong việc đối mặt
với ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên tại
trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng. Các kết quả phỏng vấn sâu giúp hiểu rõ hơn, chi tiết
hơn về các vấn đề liên quan và là minh chứng cụ thể, sinh động cho các số liệu.
c) Phương pháp phỏng vấn bằng sử dụng bảng hỏi
Nghiên cứu sử dụng hình thức phỏng vấn bằng bảng hỏi trên cở sở bảng hỏi được
thiết kế sẵn (câu hỏi đóng và câu hỏi mở) để hỏi nhóm đối tượng sinh viên . Thông qua
khảo sát bằng bảng hỏi nhằm phân tích, đánh giá được thực trạng các hoạt động công tác
xã hội trong việc đối mặt với các ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đối với đời sống
và học tập của sinh viên qua đó đánh giá được nhu cầu của đối tượng và những hạn chế
cần khắc phục.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng bộ công cụ bảng hỏi cầm tay dành hoặc
bảng hỏi online cho khách thể nghiên cứu là 30 sinh viên thuộc độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi
với các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về tình trạng và nhu cầu sử dụng mạng xã hội
Facebook của sinh viên trong học tập và đời sống tinh thần .
c) Phương pháp phỏng vấn bằng sử dụng bảng hỏi
Tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát để khái quát lại mục đích sử dụng mạng
xã hội Facebook của sinh viên một cách chính xác, khách quan để từ đó đúc kết ra được
các thông tin của sinh viên .Bằng phương pháp quan sát, tác giả xác nhận rõ hơn các
thông tin bao gồm: thời gian sử dụng, mục đích, lợi ích, tác hại . Ngoài ra quan sát có thể
được thực hiện ngay trong những lần phỏng vấn hoặc tiếp cận những sinh viên .
e) Phương pháp xử lý thông tin
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý thông tin. Đây có thể coi
là một phương pháp khoa học phân tích và xử lý dữ liệu có được nhờ các thí nghiệm, các
cuộc điều tra nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề kỹ thuật cũng như các vấn
đề xã hội. Những dữ liệu ở đây có thể là những đặc tính định tính, cũng có thể là những
đặc tính định lượng. Từ những dữ liệu thu thập được, dựa vào các quy luật xác suất để
đưa ra những quyết định, những đánh giá và các dự báo về những hiện tượng đang được
thí nghiệm hoặc đang được quan sát là mục đích của thống kê toán học.

9
Tác giả sử dụng phương này nhằm thống kê số lượng những sinh viên đang sử
dụng nhằm đánh giá được tỷ lệ phần trăm sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook ngày
nay tại trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

7. Giả thuyết nghiên cứu.


Nhìn chung, mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên, là
phương tiện hỗ trợ học tập hữu ích cho việc học tập của sinh viên hiện nay. Đặc biệt làm
thay đối nhiều khía cạnh cơ bản trong cách thức học tập truyền thống của sinh viên, giúp
sinh viên có thê chủ động hơn trong học tập và rèn luyện. Sinh viên tìm kiếm tài liệu, tra
cứu thông tin lớp học, trao đổi với bạn bè và giảng viên một cách nhanh chóng mà không
cần trực tiếp gặp mặt.
Mạng xã hội Facbook giúp tăng khả năng kết nối giữa sinh viên với gia đình và bạn
bè dù sống cùng hay sống xa gia đình, cải thiện hiệu quả việc tố chức và tham gia hoạt
động ngoại khóa của sinh viên, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Mặc dù
vậy, những hệ lụy tiêu cực của Facebook trong đời sống sinh viên

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.


8.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh
viên hướng tới việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu áp
dụng các lý thuyết, quan điêm, khái niệm và phương pháp nghiên cứu liên ngành: xã hội
học, tâm lý học, khoa học quản lý,... Nghiên cứu vận dụng lý thuyết "sự lựa chọn hợp lý"
nhằm giải thích tính xã hội trong việc lựa chọn sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh
viên; vận dụng "lý thuyết về xã hội hóa" để giải thích vai trò của xã hội, nhóm xã hội,
truyền thông đại chúng đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên.
- Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào việc hoàn thiện cơ sở khoa học của
nghiên cứu xã hội học về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook nói riêng và mạng xã hội
nói chung tới sinh viên Việt Nam.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu hướng đến việc mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh
viên, chi ra ảnh hưởng của mạng xã hội.
- Facebook đến khía cạnh học tập và đời sống của sinh viên. Nghiên cứu mong muốn đưa
ra định hướng, giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài có liên quan khác; nghiên cứu
cũng trình bày một số khuyến nghị có giá trị tham khảo cho việc định hướng việc sử dụng
mạng xã hội của sinh viên.

10
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK


ĐẾN HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG.
1.Các khái niệm liên quan đến đề tài.
1.1 Khái niệm về “sinh viên” , “học tập”, “đời sống”.
Trong xã hội, sinh viên thường được coi là một phần quan trọng của tương lai với
vai trò quyết định đến sự phát triển của quốc gia và cộng đồng. Họ được xem là nhóm
người trẻ có tri thức và tiềm năng, đang tập trung vào việc học tập và rèn luyện để chuẩn
bị cho sự nghiệp sau này. Sinh viên có thể được xem là một lực lượng lao động có tri
thức và kỹ năng, có thể góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội thông qua việc áp
dụng kiến thức của họ vào thực tiễn sau này. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể đóng góp
vào văn hóa và xã hội thông qua các hoạt động tình nguyện, văn hóa và nghệ thuật. Đồng
thời, họ cũng là nhóm đối tượng được quan tâm và hỗ trợ để đảm bảo họ có môi trường
học tập và phát triển tốt nhất.

Học tập là quá trình liên tục của việc học và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, và trải
nghiệm từ mọi khía cạnh của cuộc sống. Học tập không chỉ diễn ra trong môi trường học
đường mà còn xảy ra qua các trải nghiệm hàng ngày, giao tiếp với người khác, và đối mặt
với các thách thức cuộc sống. Điều này bao gồm việc học từ những thành công và thất
bại, từ những mối quan hệ, và từ những trải nghiệm mới mẻ.Ngoài việc học tập có thể
thấy đời sống của sinh viên rất phong phú và đa dạng nó bao gồm tất cả các hoạt động,
trải nghiệm, và quan hệ mà một người có trong cuộc sống hàng ngày. Đời sống bao gồm
cả các khía cạnh vật chất và tinh thần, từ việc làm việc, học tập, và thư giãn đến mối quan
hệ gia đình, bạn bè, và cộng đồng. Nó cũng bao gồm các giá trị, niềm tin, và mục tiêu cá
nhân mà mỗi người có thể đặt ra và theo đuổi trong cuộc sống của mình. Đời sống của
mỗi người là một hành trình riêng, độc đáo và không ngừng phát triển theo thời gian và
các trải nghiệm khác nhau

1.2 Khái niệm “nâng cao nhận thức”

- Nâng cao nhận thức là quá trình tăng cường hiểu biết, kiến thức hoặc nhận thức về một
vấn đề hoặc chủ đề cụ thể trong cộng đồng hoặc nhóm người. Mục tiêu của nâng cao
nhận thức là để mọi người nhận ra và hiểu được vấn đề đó, từ đó họ có thể đưa ra quyết
định hoặc hành động một cách có hiểu biết và ý thức. Nâng cao nhận thức không chỉ là
việc cung cấp thông tin, mà còn là việc tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và
11
hành vi của mọi người đối với một vấn đề nhất định.Nâng cao nhận thức không chỉ là
việc cung cấp thông tin, mà còn là việc tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và
hành vi của mọi người đối với một vấn đề nhất định.

1.3 Khái niệm về mạng xã hội Facebook


- Facebook là website mạng xã hội ảo cho phép người dùng truy cập miễn phí được Mark
Zukerberg và các cộng sự của mình sáng lập vào năm 2004. Mạng xã hội Facebook là
một nền tảng trực tuyến cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, chia sẻ nội dung, kết nối
với bạn bè, gia đình, và người quen, và tham gia vào các nhóm cộng đồng. Người dùng
có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, video, và cập nhật trạng thái với người khác trên nền
tảng này. Facebook cũng cung cấp các tính năng như trò chơi, sự kiện, quảng cáo, và trực
tiếp video. Đây là một trong những mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất trên toàn cầu,
với hàng tỷ người dùng trên mọi lứa tuổi và từ mọi quốc gia.

1.4 Khái niệm Công tác xã hội


Có rất nhiều quan niệm về công tác xã hội: Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên
công tác xã hội (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân,
nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực
hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ
(Zastrow, 1996: 5). CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và
nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải
thiện cuộc sống (Zastrow, 1999...). [13].
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004):Định nghĩa cổ
điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng tự giúp. Nó không phải là một hành động
ban bổ của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và
cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế
Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đồi xã hội,
tiến trình giải quyết vấn đề trong mỗi quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng
cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận
dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những
điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ.
Theo Quyết định 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề
CTXH giai đoạn 2010-2020: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con
người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người
dân và xây dụng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

12
Như vậy, trong khuôn khổ đề tài luận văn, tác giả lấy khái niệm của tác giả Bùi
Thị Xuân Mai làm khái niệm công cụ: Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động
chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cả nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp
ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đầy môi trường xã hội thay
đổi về chính sách, nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng giải
quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 18, tr.191

2.Lý luận hoạt động Công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của
mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên tại trường Đại học Sư
Phạm Đà Nẵng
2.1Khái niệm Công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của mạng xã hội
Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên.

- Công tác xã hội (Social Work) là một lĩnh vực chuyên nghiệp và thực hành liên quan
đến việc hỗ trợ, phát triển và cải thiện cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Trong bối cảnh nâng cao nhận thức về tác hại của mạng xã hội như Facebook đối với học
tập và đời sống của sinh viên, công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc định
hướng và giáo dục để giúp sinh viên nhận thức và đối phó với các tác động tiêu cực có
thể xảy ra.

Các hoạt động của công tác xã hội trong lĩnh vực này bao gồm:

+) Giáo dục và Nâng cao nhận thức: Các chuyên gia công tác xã hội có thể tổ chức các
buổi hội thảo, tọa đàm, hoặc các chiến dịch truyền thông để giáo dục sinh viên về những
tác hại tiềm ẩn của mạng xã hội. Việc này có thể bao gồm những ảnh hưởng đến sức khỏe
tinh thần, hiệu suất học tập, và sự phát triển cá nhân.

+) Hỗ trợ và Tư vấn: Công tác xã hội cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cho sinh viên
gặp khó khăn trong việc kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội. Họ có thể giúp sinh viên
phát triển các kỹ năng quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, và xây dựng thói quen lành
mạnh.

+) Xây dựng Cộng đồng và Quan hệ Xã hội Tích cực: Công tác xã hội thúc đẩy việc xây
dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh ngoài mạng xã hội. Điều này giúp sinh viên phát
triển kỹ năng giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội, và tìm kiếm nguồn hỗ trợ
trong cộng đồng thực tế.

13
+) Hợp tác với Nhà trường và Gia đình: Công tác xã hội có thể làm việc chặt chẽ với nhà
trường và gia đình để tạo ra một môi trường hỗ trợ sinh viên. Họ có thể giúp thiết lập các
chính sách về việc sử dụng mạng xã hội trong khuôn viên trường học và thúc đẩy sự tham
gia của gia đình trong việc hướng dẫn sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý.

+) Đánh giá và Can thiệp: Công tác xã hội có khả năng đánh giá các tình huống cụ thể để
xác định mức độ tác hại của mạng xã hội đối với sinh viên. Dựa trên đó, họ có thể đề xuất
các biện pháp can thiệp phù hợp để giảm thiểu các tác động tiêu cực.

2.2 Mục đích, ý nghĩa của hoạt động Công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức
về tác hại của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên.
2.2.1. Mục đích của hoạt động công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại
của việc sử dụng Facebook đối với sinh viên.
- Mục đích chính của hoạt động công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại
của việc sử dụng Facebook đối với sinh viên là bảo vệ và cải thiện sự phát triển toàn diện
của sinh viên, đồng thời thúc đẩy môi trường học tập và xã hội lành mạnh. Để đạt được
điều này, công tác xã hội tập trung vào các mục đích cụ thể sau đây:

+) Giảm Thiểu Tác Động Tiêu Cực: Hoạt động công tác xã hội nhằm mục đích giảm
thiểu tác động tiêu cực của việc sử dụng Facebook quá mức hoặc không đúng cách đối
với sinh viên, bao gồm tác động đến sức khỏe tinh thần, hiệu suất học tập, và sự phát
triển xã hội.

+) Nâng Cao Nhận Thức: Công tác xã hội tìm cách nâng cao nhận thức của sinh viên về
những rủi ro và hậu quả có thể phát sinh từ việc sử dụng Facebook. Điều này có thể bao
gồm các tác động tiêu cực như mất tập trung trong học tập, so sánh xã hội, áp lực từ bạn
bè, và các hành vi tiêu cực khác trên mạng xã hội.

+) Khuyến Khích Sử Dụng Facebook Đúng Cách: Công tác xã hội thúc đẩy việc sử dụng
Facebook một cách cân bằng và hợp lý, đồng thời cung cấp hướng dẫn về cách tận dụng
lợi ích của mạng xã hội mà không bị cuốn vào những yếu tố tiêu cực.

+) Hỗ Trợ và Tư Vấn: Mục đích của công tác xã hội là cung cấp hỗ trợ và tư vấn cho
những sinh viên gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian trên Facebook hoặc bị ảnh
hưởng bởi các tác động tiêu cực. Điều này bao gồm việc cung cấp các công cụ và chiến
lược để đối phó với những vấn đề phát sinh từ việc sử dụng Facebook.

14
+) Xây Dựng Cộng Đồng và Kết Nối Xã Hội: Công tác xã hội cũng nhằm mục đích thúc
đẩy sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động xã hội ngoài mạng xã hội. Điều này giúp
sinh viên phát triển kỹ năng xã hội, kết nối với cộng đồng thực tế, và tìm kiếm các nguồn
hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày.

+) Thúc Đẩy Môi Trường Học Tập Lành Mạnh: Mục đích cuối cùng là tạo ra một môi
trường học tập và xã hội lành mạnh, nơi mà sinh viên có thể tập trung vào việc học tập,
phát triển cá nhân và xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực mà không bị tác động bởi các
yếu tố tiêu cực từ Facebook.

Như vậy, hoạt động công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức
về tác hại của việc sử dụng Facebook đối với sinh viên, đồng thời cung cấp hỗ trợ và
hướng dẫn để giúp họ sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh và hiệu quả.

2.2.2. Ý nghĩa của hoạt động công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của
việc sử dụng Facebook đối với sinh viên.
- Ý nghĩa của hoạt động công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của việc
sử dụng Facebook đối với sinh viên là thúc đẩy một môi trường lành mạnh, giúp sinh
viên phát triển toàn diện cả về học tập, xã hội, và cá nhân. Những hoạt động này có ý
nghĩa lớn trong việc tạo ra một xã hội hỗ trợ, giảm thiểu tác động tiêu cực và thúc đẩy các
giá trị tích cực. Dưới đây là các ý nghĩa chính của hoạt động công tác xã hội trong bối
cảnh này:

+) Bảo vệ Sức khỏe Tinh thần và Cân bằng Tâm lý:


Hoạt động công tác xã hội giúp sinh viên hiểu được những tác hại có thể xảy ra từ việc
sử dụng Facebook quá mức, như căng thẳng, lo âu, trầm cảm và áp lực xã hội. Bằng cách
nâng cao nhận thức, các chuyên gia công tác xã hội giúp sinh viên tìm cách cân bằng giữa
thế giới trực tuyến và thực tế, từ đó bảo vệ sức khỏe tinh thần của họ.

+) Hỗ trợ Phát triển Kỹ năng Sống và Xã hội: Công tác xã hội khuyến khích sinh viên
phát triển kỹ năng sống và xã hội, như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và làm việc
nhóm. Những kỹ năng này không chỉ giúp họ sử dụng mạng xã hội một cách có trách
nhiệm, mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của họ.

+) Tạo ra Cộng đồng Hỗ trợ:Thông qua các hoạt động như tọa đàm, hội thảo và tư vấn,
công tác xã hội xây dựng một cộng đồng hỗ trợ, nơi sinh viên có thể chia sẻ kinh nghiệm,

15
học hỏi lẫn nhau và nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết. Điều này giúp sinh viên cảm thấy
ít bị cô lập hơn và tạo ra một mạng lưới hỗ trợ vững chắc.

+) Thúc đẩy Văn hóa Sử dụng Mạng xã hội Tích cực:Hoạt động công tác xã hội cũng góp
phần thúc đẩy một văn hóa sử dụng mạng xã hội tích cực, khuyến khích sự tôn trọng,
trách nhiệm và nhận thức về tác động của hành động của mình trên mạng. Điều này giúp
giảm thiểu các hành vi tiêu cực như bắt nạt trực tuyến, tin giả và nội dung không lành
mạnh.

+) Định hướng và Giúp Đỡ Sinh viên:Công tác xã hội cung cấp sự định hướng và giúp đỡ
cho sinh viên, giúp họ nhận ra những thói quen sử dụng mạng xã hội có hại và thay đổi
hành vi của mình. Sự hỗ trợ này giúp sinh viên tập trung hơn vào việc học tập và phát
triển cá nhân mà không bị gián đoạn bởi những yếu tố tiêu cực của mạng xã hội.

Tóm lại, hoạt động công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử
dụng Facebook đối với sinh viên mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ, hỗ trợ và
thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của sinh viên, góp phần xây dựng một cộng đồng tích
cực và có trách nhiệm.

3. Phiếu trưng cầu ý kiến


Chào các bạn ! Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về " hoạt động Công tác xã hội
trong việc đối mặt với ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của
sinh viên tại trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng ". Đề tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng sử
dụng mạng xã hội của sinh viên trường ta, chúng tôi rất mong các bạn nhiệt tình tham gia
cuộc điều tra này bằng cách cung cấp những thông tin khách quan, trung thực theo những
câu hỏi gợi ý trong bảng hỏi dưới đây.

Mọi thông tin, ý kiến của các anh/chị sẽ được đảm bảo bí mật. Chúng tôi xin cam đoan
kết quả thu được chi nhằm để làm khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn !


Anh/chị vui lòng đánh dấu "X" vào các ô vuông phù hợp với sự lựa chọn của mình, hoặc
ghi ý kiến vào các mục đã để trống(.....).

I . Thông tin cá nhân.


Câu 1: Họ và tên của anh/chị :
Câu 2 : Anh/Chị hiện tại đang là sinh viên năm ?

16
oSinh viên năm 1
o Sinh viên năm 2
o Sinh viên năm 3
o Sinh viên năm 4
Câu 3: Giới tính của anh/chị ?
oNam
oNữ
oKhác (………)
Câu 4: Độ tuổi của anh/chị ?
o18 – 19 tuổi
o 20 – 21 tuổi
o 22 – 23 tuổi
oKhác (………)
II. Mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook.
Câu 5: Mức độ sử sụng mạng xã hội Facebook của anh/Chị ?
oThường xuyên sử dụng
o Thỉnh thoảng sử dụng
o Sử dụng khi cần thiết
o Không sử dụng
Câu 6: Trung bình một ngày anh/chị sử dụng mạng xã hội Facebook trong vòng bao lâu ?
o 1h – 3h
o 3h – 5h
o 5h – 7h
o 7h – 9h
oKhác (………)
Câu 7: Anh/chị thường tham gia mạng xã hội Facebook vào thời gian nào trong ngày ?
oLúc rảnh rỗi
oKhi chuẩn bị đi ngủ
oKhi thức dậy
oBất kể lúc nào
Câu 8 : Anh/chị có từng bị mất ngủ, thiếu ngủ, mệt mỏi làm ảnh hưởng đến việc học tập
và đời sống vì dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội Facebook
oChưa từng
oThỉnh thoảng
oHiếm khi
oKhá nhiều

17
Câu 9: Anh/chị thường xuyên sử dụng mạng xã hội vào những việc gì?
( 1: Rất không đồng ý ; 2: Không đồng ý ; 3: Đồng ý ; 4: Hoàn toàn đồng ý )

STT Các hoạt động Các mức độ


1 2 3 4
Mục Giao lưu kết bạn với nhiều bạn mới
đích 1
Mục Tìm kiếm bạn bè cũ
đích 2
Mục Chia sẽ khó khăn tâm lý hoặc chat, trò chuyện, gọi điện
đích 3 video
Mục Bày tỏ cảm xúc,ý kiến cá nhân
đích 4
Mục Cập nhập tin tức hằng ngày hoặc đăng tải các hình
đích 5 ảnh ,video tuỳ thích
Mục Gia nhập các hội nhóm hoặc tham gia vào các câu lạc
đích 6 bộ hay các nhóm mà mình yêu thích
Mục Kiếm việc làm, kinh doanh trên nền tảng Facebook
đích 7
Mục Tự sường, sống ảo
đích 8

Câu 10 : Cảm nhận của anh/chị khi sử dụng mạng xã hội ?


( 1: Rất không đồng ý ; 2: Không đồng ý ; 3: Đồng ý ; 4: Hoàn toàn đồng ý )

STT Ý kiến 1 2 3 4

Cảm Mạng xã hội Facebook đã trở thành thói quen hằng


nhận 1 ngày của tôi
Cảm Tôi cảm thấy tự tin khi sử dụng mạng xã hội Facebook
nhận 2
Cảm Tôi cảm thấy mình như bị mất liên lạc hoặc trở nên lạc
nhận 3 hậu khi không sử dụng mạng xã hội Facebook
Cảm Giúp tôi biết thêm nhiều tin tức bổ ích
18
nhận 4
Cảm Tham gia vào các nhóm mà bản thân yêu thích
nhận 5
Cảm Kiếm được tiền thông qua việc bán hàng trên mạng xã
nhận 6 hội Facebook
Cảm Mang lại cảm giác thoải mái , giải strees
nhận 7
Cảm Có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi
nhận 8

III. Nhận thức về lợi ích và tác hại của mạng xã hội Facebook.
Câu 11 : Nhận định của anh/chị về những ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng mạng xã
hội Facebook đối với sinh viên
( 1: Rất không đồng ý ; 2: Không đồng ý ; 3: Đồng ý ; 4: Hoàn toàn đồng ý )

STT Ý kiến 1 2 3 4

Tích Mạng xã hội Facebook là một trong những kênh học


cực 1 tập giúp chúng ta nâng cao hiệu quả học tập thoải mái
chia sẻ kiến thức tài liệu và các thắc mắc về học tâp
Tích Là nơi chia sẻ, giao lưu với các nhóm bạn bè trong
cực 2 nước và ngoài nước có cùng sở thích cùng ý tưởng để
tiến tới thực hiện những hành động có ý nghĩa tích cực
Tích Giúp cải thiện hiệu quả trong học tập
cực 3
Tích Là môi trường giải trí cho sinh viên
cực 4
Tích Kết nối xây dựng các mối quan hệ
cực 5

Câu 12 : Nhận định của anh/chị về những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng mạng xã
hội Facebook đối với sinh viên

( 1: Rất không đồng ý ; 2: Không đồng ý ; 3: Đồng ý ; 4: Hoàn toàn đồng ý )


STT Ý kiến 1 2 3 4

19
Tiêu Sinh viên dễ bị mất tập trung bới các hoạt động khác
cực 1
Tiêu Quỹ thời gian tự học bị giảm đi do giành quá nhiều
cực 2 thời gian cho các hoạt giải trí trên mạng xã hội
Tiêu Ẩn chứa các nguy cơ về thông tin và nội dung
cực 3
Tiêu Bị đánh cắp thông tin và giả mạo để lừa đảo
cực 4
Tiêu Ảnh hưởng đến kết quả học tập
cực 5
Tiêu Giảm sự tương tác giữa người với người
cực 6
Tiêuc Giết chết sự sáng tạo
cực 7
Tiêu Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội
cực 8
Tiêu So sánh bản thân với người khác
cực 9
Tiêu Mất sự riêng tư
cực 10

IV. Đánh gía về hoạt động Công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại
của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên.

Câu 14 : Anh /chị đã từng tham gia các hoạt động Công tác xã hội về tác hại của mạng xã
hội Facebook do nhà trường tổ chức chưa?
oCó
oKhông
Câu 15 : Nếu đã tham gia, anh/chị đánh giá như thế nào về hiệu quả của các hoạt động
đó?
oKhông hiệu quả
oÍt hiệu quả
oHiệu quả
oRất hiệu quả
Câu 16 : Anh/chị cho biết tần suất tổ chức hoạt động tuyên truyền tư vấn và hướng dẫn
về việc sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức và an toàn ?
oChưa từng

20
oThỉnh thoảng
oHiếm khi
oRất nhiều
oKhá nhiều
Câu 17: Anh/chị hãy đánh giá mức độ hài lòng của những nội dung tuyên truyền về các
tác nhân của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay
( 1: Rất không hài lòng ; 2: Không hài lòng ; 3: Hài lòng ; 4: Hoàn toàn hài lòng)

STT Ý kiến 1 2 3 4
Cách Nhấn mạnh vào việc kết nối và chia sẻ thông tin với
thức bạn bè, gia đình, và cộng đồng. Mạng xã hội được coi
tuyên là công cụ hữu ích để tạo ra mối quan hệ và tương tác
truyền xã hội.
1
Cách Cảnh báo về các nguy cơ như nghiện mạng, mất
thức quyền riêng tư, và tác động tiêu cực đến tâm trí và tinh
tuyên thần nếu sử dụng quá mức hoặc không cân nhắc.
truyền
2
Cách Cung cấp hướng dẫn và lời khuyên về cách bảo vệ
thức thông tin cá nhân, tránh lừa đảo và bắt buộc mật khẩu
tuyên mạnh.
truyền
3
Cách Khuyến khích người dùng sử dụng mạng xã hội một
thức cách có ý thức, bao gồm kiểm soát thời gian sử dụng
tuyên và đối xử tôn trọng với người khác trong môi trường
truyền trực tuyến.
4
Cách Xây dựng các chiến lược quản lý thời gian và tạo ra
thức môi trường học tập tích cực
tuyên
truyền
5
Cách Khuyến khích sự hỗ trợ và chia sẽ kinh nghiệm giữa
thức sinh viên về cách sử dụng Facebook hiệu quả
tuyên

21
truyền
6
Cách Tổ chức các hoạt động tư vấn và hướng dẫn về việc sử
thức dụng sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức và an
tuyên toàn
truyền
7

Câu 18: Vai trò của hoạt động Công tác xã hội trong việc đối mặt với ảnh hưởng của
mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên.

( 1: Rất không đồng ý ; 2: Không đồng ý ; 3: Đồng ý ; 4: Hoàn toàn đồng ý )

22
STT Ý kiến 1 2 3 4
Vai Tư vấn và hướng dẫn cung cấp thông tin và hướng dẫn
trò 1 cho sinh viên về cách sử dụng Facebook một cách có
ý thức và an toàn. Điều này bao gồm việc nhận biết và
đối phó với nguy cơ như nghiện mạng, mất quyền
riêng tư, và áp lực từ các hoàn cảnh hoàn hảo trên
mạng xã hội.
Vai Xây dựng kỹ năng quản lý thời gian Công tác xã hội
trò 2 có thể tổ chức các hoạt động hoặc chương trình đào
tạo để giúp sinh viên phát triển kỹ năng quản lý thời
gian và ưu tiên công việc học tập trước sự dùng đến
Facebook và các mạng xã hội khác.
Vai Tạo ra môi trường hỗ trợ hoạt động Công tác xã hội có
trò 3 thể tạo ra môi trường hỗ trợ cho sinh viên thông qua
việc tổ chức các buổi tư vấn, nhóm thảo luận, hoặc các
cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm và cách tiếp cận hiệu
quả với mạng xã hội.
Vai Khuyến khích sự tham gia và giao lưu tích cực bằng
trò 4 cách tổ chức các hoạt động xã hội, Công tác xã hội có
thể khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt
động ngoại khóa và giao lưu trong cộng đồng, giúp họ
tạo ra mối quan hệ offline và giảm sự phụ thuộc vào
mạng xã hội online.
Vai Công tác xã hội có thể tổ chức các hội thảo, tọa đàm,
trò 5 hoặc buổi trò chuyện với các chuyên gia để thảo luận
về tác hại của việc sử dụng Facebook quá mức. Những
sự kiện này giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu thêm về
các vấn đề liên quan và tham gia vào các cuộc thảo
luận.
Vai tiến hành các chiến dịch truyền thông để nâng cao
trò 6 nhận thức về những tác động tiêu cực của mạng xã
hội. Các chiến dịch này có thể bao gồm việc sử dụng
áp phích, tờ rơi, hoặc bài viết trên các kênh truyền
thông để gửi thông điệp đến cộng đồng sinh viên.
Vai Công tác xã hội có thể hợp tác với nhà trường và gia
trò 7 đình để tạo ra môi trường hỗ trợ cho sinh viên. Điều
này bao gồm việc tổ chức các buổi nói chuyện, thiết

23
lập các quy tắc về sử dụng mạng xã hội trong trường
học, và thúc đẩy sự tham gia của gia đình trong việc
hướng dẫn sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách
lành mạnh.

Câu 16 : Anh/chị có ý kiến gì để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động Công tác xã
hội về tác hại của mạng xã hội
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………...

24
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC NÂNG


CAO NHẬN THỨC VỀ TÁC HẠI CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
ĐẾN HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM ĐÀ NẴNG
2.1 Khái quát quy trình nghiên cứu
2.1.1.Quá trình nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động Công tác xã hội về mạng xã hội Facebook tại Trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã bắt đầu với việc thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi để sinh
viên tham gia. Quá trình này cung cấp cái nhìn tổng quan về cách mà sinh viên tương tác,
chia sẻ thông tin và tạo mối quan hệ trên nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, nghiên cứu
cũng phân tích và đánh giá được thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.Và hiểu rõ hơn thực trạng sử dụng mạng xã hội
Facebook của sinh viên bao gồm : tỷ lệ sử dụng Facebook, thời gian sử dụng Facebook
trung bình mỗi ngày , mục đích , cảm nhận khi sử dụng. Xác định tác động của mạng xã
hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên mặt tiêu cực và tích cực của mạng xã
hội này đem lại. Nâng cao nhận thức cho sinh viên về tác hại tiềm ẩn của mạng xã hội
Facebook giúp sinh viên hiểu rõ bản chất, tính hai mặt của mạng xã hội Facebook nâng
cao ý thức tự giác trong việc sử dụng Facebook một cách thông minh, hiệu quả và trang
bị cho sinh viên kỹ năng phòng tránh các tác hại tiềm ẩn của Facebook như: lừa đảo,
quấy rối, bạo lực mạng, v.v.
Ngoài ra nghiên cứu này còn đánh giá được tần suất tổ chức các hoạt động của trường
vế vấn đề mạng xã hội Facebook đối với sinh viên từ đó đề xuất giải pháp cho hoạt động
công tác xã hội nhằm hạn chế tác hại và thúc đẩy sử dụng Facebook hiệu quả. Và quan
trọng hơn hết đánh giá được vai trò cũng như đưa ra các phương án khắc phục như:
a) Cách thức tuyên truyền, giáo dục
+ Tổ chức hội thảo, talkshow, diễn đàn về sử dụng mạng xã hội Facebook an toàn, hiệu
quả.
+ Phát triển các tài liệu giáo dục, hướng dẫn sinh viên cách thức sử dụng Facebook thông
minh.
+ Lồng ghép giáo dục về sử dụng mạng xã hội vào chương trình học của sinh viên.
b) Tư vấn, hỗ trợ:
+ Thành lập đường dây nóng tư vấn tâm lý cho sinh viên về các vấn đề liên quan đến
mạng xã hội Facebook.
+ Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho sinh viên gặp khó khăn do sử dụng Facebook.
c) Phát triển các hoạt động ngoại khóa:
25
+ Tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên.
+ Tạo môi trường học tập và sinh hoạt lành mạnh, tích cực để hạn chế thời gian sinh viên
sử dụng Facebook.
2.1.2.Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu trong Công tác xã hội nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của
mạng xã hội có thể bao gồm nhiều bước và kỹ thuật khác nhau.

1)Khảo sát
- Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu từ một nhóm người dùng mạng xã hội về hành
vi sử dụng và nhận thức của họ về tác hại của mạng xã hội.
Phân tích các câu trả lời để xác định mức độ nhận thức và các yếu tố liên quan đến nhận
thức về tác hại của mạng xã hội.
- Phỏng vấn sâu
Thực hiện các cuộc phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm với người dùng mạng xã hội để hiểu
rõ hơn về quan điểm, cảm nhận và kinh nghiệm của họ về mạng xã hội.
Khám phá chi tiết các tác động tiêu cực mà họ có thể đã trải qua hoặc chứng kiến.
Nhóm tập trung
-Tổ chức các buổi thảo luận nhóm để thu thập ý kiến từ nhiều người dùng khác nhau về
tác hại của mạng xã hội.
Sử dụng thông tin từ các cuộc thảo luận này để xác định các vấn đề phổ biến và tìm ra
các giải pháp tiềm năng.
2) Phân tích nội dung
- Phân tích các bài viết, bình luận, và phản hồi trên mạng xã hội để xác định các chủ đề
liên quan đến tác hại của mạng xã hội.
Nghiên cứu các mẫu và xu hướng trong việc thảo luận về vấn đề này trên mạng xã hội.
3) Thực nghiệm
- Thiết kế các thí nghiệm để kiểm tra tác động của các can thiệp khác nhau (ví dụ: các
chiến dịch truyền thông, các chương trình giáo dục) lên nhận thức của người dùng về tác
hại của mạng xã hội.
Đo lường hiệu quả của các can thiệp này qua thời gian.
4) Quan sát tham gia
- Tham gia vào các cộng đồng mạng xã hội để quan sát hành vi và tương tác của người
dùng trong môi trường tự nhiên.
Ghi chép và phân tích các quan sát để hiểu rõ hơn về cách thức mà mạng xã hội ảnh
hưởng đến người dùng.
5) Phân tích dữ liệu thứ cấp

26
- Sử dụng các dữ liệu có sẵn từ các nghiên cứu trước đó hoặc từ các cơ quan chính phủ,
tổ chức xã hội để phân tích về tác hại của mạng xã hội.
- So sánh và đối chiếu các dữ liệu này để xác định các xu hướng và mô hình chung.
2.1.3 Xử lý dữ liệu nghiên cứu.
Mẫu khảo sát được lựa chọn dựa trêm phương pháp chọn mẫu thuận tiện,sử dụng hình
thức khảo sát trực tiếp bằng giấy với 40 sinh viên tại trường Đại học Sư phạm Đại học Đà
Nẵng Mẫu khảo sát có các đặc điểm chính như :

Bảng 1 . Thống kê năm học của sinh viên khi tham gia.
Sinh viên năm
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Sinh viên năm 10 25.0 25.0 25.0
1
Sinh viên năm 17 42.5 42.5 67.5
2
Sinh viên năm 7 17.5 17.5 85.0
3
Sinh viên năm 6 15.0 15.0 100.0
4
Total 40 100.0 100.0

Khảo sát cho thấy về các loại năm của sinh viên:

- Năm 1 có 10 sinh viên (25%),

- năm 2 có 17 sinh viên (42.5%),

- năm 3 có 7 sinh viên (17.5%),

- năm 4 có 6 sinh viên (15%).

Bảng 2 . Thống kê giới tính của sinh viên khi tham gia.
Giới tính
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Nam 15 37.5 37.5 37.5
Nữ 22 55.0 55.0 92.5
27
Khác 3 7.5 7.5 100.0
Total 40 100.0 100.0

Khảo sát cho thấy về giới tính có :

- 22 sinh viên nữ (55%),

- 15 sinh viên nam (37.5%)

- 3 sinh viên là giới tính khác (7.5%).

Bảng 3. Thống kê độ tuổi của sinh viên khi tham gia.


Độ tuổi
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid 18 – 19 tuổi 17 42.5 42.5 42.5
20 – 21 tuổi 15 37.5 37.5 80.0
22 – 23 tuổi 8 20.0 20.0 100.0
Total 40 100.0 100.0

Khảo sát cho thấy độ tuổi:


- từ 18 - 19 tuổi có 17 sinh viên (42.5%)
- từ 20 - 21 tuổi có 15 sinh viên (37.5%)
- từ 22 - 23 tuổi có 8 sinh viên (20%)
Bảng 4 . Thống kê mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên.
Mức độ sử dụng
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Thường xuyên sử 23 57.5 57.5 57.5
dụng
Thỉnh thoảng sử 9 22.5 22.5 80.0
dụng
Sử dụng khi cần 8 20.0 20.0 100.0
thiết
Total 40 100.0 100.0
Khảo sát cho thấy về mức độ sử dụng có:
- 23 sinh viên thường xuyên sử dụng (57.5%)
- 9 sinh viên thỉnh thoảng sử dụng (22.5%)

28
- 8 sinh viên sử dụng khi cần thiết (20%)

Bảng 5 . Thời gian sử dụng trung bình một ngày của sinh viên
Thời gian sử dụng
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid 1h – 3h 9 22.5 22.5 22.5
3h – 5h 13 32.5 32.5 55.0
5h – 7h 9 22.5 22.5 77.5
7h – 9h 9 22.5 22.5 100.0
Total 40 100.0 100.0
Về thới gian sử dụng qua khảo sát cho thấy:
- từ 1h -3h có 9 sinh viên (22.5%)
- từ 3h - 5h có 13 sinh viên (32.5%)
- từ 5h - 7h có 9 sinh viên (22.5%)
- từ 7h - 9h có 9 sinh viên (22.5%)

Bảng 6 . Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên.


Sử dụng khi nào
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Lúc rảnh rỗi 18 45.0 45.0 45.0
Bất kể lúc 22 55.0 55.0 100.0
nào
Total 40 100.0 100.0

Qua khảo sát cho thấy


- sử dụng lúc rảnh rỗi có 18 sinh viên (45%)
- sử dụng bất kể lúc nào có 22 sinh viên (55%).

Bảng 6 . Thống kê việc sử dụng mạng xã hội có làm ảnh hưởng đến học tập và đời
sống của sinh viên hay không.
Ảnh hưởng đến học tập và đời sống
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent

29
Valid Thỉnh 20 50.0 50.0 50.0
thoảng
Khá nhiều 20 50.0 50.0 100.0
Total 40 100.0 100.0
Ta thấy được qua khảo sát có :
- 20 sinh viên thỉnh thoảng bị ảnh hưởng (50%)
- 20 sinh viên bị ảnh hưởng khá nhiều (50%)

Bảng 7 . Mô tả về hoạt động tổ chức của nhà trường


Nhà trường đã từng tổ chức hoạt động về vấn
đề này chưa
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Có 9 22.5 22.5 22.5
Không 31 77.5 77.5 100.0
Total 40 100.0 100.0
Qua khảo sát thấy được:
- 9 sinh viên chọn Có (22.5%)
- 31 sinh viên chọn Không (77.5)

Bảng 8 . Tần suất tổ chức các hoạt động ở trường.


Tần suất tổ chức hoạt động
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Chưa từng 5 12.5 12.5 12.5
Thỉnh 18 45.0 45.0 57.5
thoảng
Hiếm khi 16 40.0 40.0 97.5
Rất nhiều 1 2.5 2.5 100.0

Total 40 100.0 100.0


Khảo sát cho thấy được:
- Chưa từng : 5 sinh viên (12.5%)
- Thỉnh thoảng : 18 sinh viên (45.0%)
- Hiếm khi : 16 sinh viên (40%)
- Rất nhiều : 1 sinh viên (2.5%)

30
Bảng 9 . Đánh giá mức độ hiểu quả của hoạt động.
Đánh giá như thế nào về hiệu quả của hoạt động
đó
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Ít hiệu quả 16 40.0 40.0 40.0
Hiệu quả 18 45.0 45.0 85.0
Rất hiệu 6 15.0 15.0 100.0
quả
Total 40 100.0 100.0
Khảo sát cho thấy được:
- Ít hiệu quả: 16 sinh viên (40%)
- Hiệu quả: 18 sinh viên (45%)
-Rất hiệu quả: 6 sinh viên (15.0%)

Qua thống kê cho thấy số lượng sinh viên nữ nhiều hơn số lượng sinh viên nam nên có sự
chênh lệch khá lớn vì trong môi trường giáo dục sư phạm nên thường nữ sẽ nhiều hơn
nam.Tuy nhiên kết quả này, cũng không làm ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và phân tích
thống kê.

2.1.4 . Phân tích độ tin cậy của thang đo – Cronbach’s Alpha.

Kết qủa kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha sử dụng
phần mềm SPSS được trình bày trong các bảng bên dưới.

CRONBACH’S ALPHA = .628


Bảng 1 . Mục đích sử dụng
Item-Total Statistics
Scale
Scale Mean Variance if Corrected Cronbach's
if Item Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
Mục đích 21.2000 8.985 .189 .631
1
Mục đích 21.1000 7.682 .533 .537
2
Mục đích 21.2750 8.410 .341 .591
3

31
Mục đích 21.1250 8.728 .269 .610
4
Mục đích 21.4250 8.456 .251 .618
5
Mục đích 21.0500 9.382 .095 .655
6
Mục đích 21.2000 7.497 .501 .541
7
Mục đích 21.3750 7.933 .443 .562
8

Giá trị Cronbach’s Alpha cho 8 biến quan sát của thang đo là 0.628, với giá trị này thì
thang đo lường đủ điều kiện. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát
của mục đích 1,4,5,6 nhỏ hơn 0.3 và do đó cần loại bỏ ra khỏi thang đo theo tiêu chuẩn
kiểm định Cronbach’s Alpha.

CRONBACH’S ALPHA = .669

Bảng 2 . Cảm nhận khi sử dụng


Item-Total Statistics
Scale
Scale Mean Variance if Corrected Cronbach's
if Item Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
Cảm nhận 20.1500 7.259 .458 .508
1
Cảm nhận 20.4500 7.741 .252 .565
2
Cảm nhận 20.8250 6.712 .340 .538
3
Cảm nhận 20.2750 7.692 .279 .557
4
Cảm nhận 20.1000 7.221 .438 .511
5
Cảm nhận 20.6750 8.276 .052 .636
6
Cảm nhận 20.1250 8.522 .068 .615
7
32
Cảm nhận 19.9750 6.948 .590 .473
8
Giá trị Cronbach’s Alpha cho 8 biến quan sát của thang đo là 0.628, với giá trị này thì
thang đo lường đủ điều kiện. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát
của cảm nhận 2,4,6,7 nhỏ hơn 0.3 và do đó cần loại bỏ ra khỏi thang đo theo tiêu chuẩn
kiểm định Cronbach’s Alpha.

CRONBACH’S ALPHA =.634

Bảng 3 .Mặt tích cực


Item-Total Statistics
Scale
Scale Mean Variance if Corrected Cronbach's
if Item Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
Tích cực 12.8250 2.404 .591 .385
1
Tích cực 12.7750 3.358 .234 .583
2
Tích cực 13.1500 2.131 .493 .434
3
Tích cực 12.8000 2.779 .326 .544
4
Tích cực 12.6500 3.618 .098 .634
5
Giá trị Cronbach’s Alpha cho 5 biến quan sát của thang đo là 0.634, với giá trị này thì
thang đo lường đủ điều kiện. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát
của tích cực 5 nhỏ hơn 0.3 và do đó cần loại bỏ ra khỏi thang đo theo tiêu chuẩn kiểm
định Cronbach’s Alpha.

CRONBACH’S ALPHA =.654

Bảng 4 . Mặt tiêu cực


Item-Total Statistics

33
Scale
Scale Mean Variance if Corrected Cronbach's
if Item Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
Tiêu cực 2 26.07500 14.533 .367 .621
Tiêu cực 3 25.92500 14.276 .413 .612
Tiêu cực 4 25.82500 16.199 .126 .659
Tiêu cực 5 26.37500 13.420 .491 .593
Tiêu cực 6 26.55000 13.997 .323 .628
Tiêu cực 7 26.47500 13.025 .468 .594
Tiêu cực 8 25.90000 14.400 .357 .622
Tiêu cực 9 26.32500 13.456 .408 .609
Tiêu cực 26.82500 13.943 .277 .641
10
Giá trị Cronbach’s Alpha cho 10 biến quan sát của thang đo là 0.654, với giá trị này thì
thang đo lường đủ điều kiện. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát
của tiêu cực 4 nhỏ hơn 0.3 và do đó cần loại bỏ ra khỏi thang đo theo tiêu chuẩn kiểm
định Cronbach’s Alpha.

CRONBACH’S ALPHA =.766


Bảng 5 .Cách thức tuyên truyền
Item-Total Statistics
Scale
Scale Mean Variance if Corrected Cronbach's
if Item Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
Cách tuyền truyền 18.5250 6.461 .500 .737
thức 1
Cách tuyền truyền 18.4750 6.153 .531 .728
thức 2
Cách tuyền truyền 18.7250 6.051 .452 .746
thức 3
Cách tuyền truyền 18.6500 6.182 .531 .729
thức 4
Cách tuyền truyền 18.7000 6.574 .274 .786
thức 5
Cách tuyền truyền 18.7250 5.897 .664 .703
thức 6

34
Cách tuyền truyền 18.7000 5.908 .523 .729
thức 7

Thang đo CTTT có chỉ số Cronbach’s Alpha tổng trên mức tốt, cao hơn ngưỡng 0.7.
Thêm vào đó, chỉ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh đều lớn hơn 0.3 tuy nhiên có một
biến CTTT 7 sắp xỉ 0.3 nên sẽ được làm tròn. Do đó cấu trúc của thang đo TT cùng với 7
biến quan sát được chấp nhận và không cần điều chỉnh gì thêm.

CRONBACH’S ALPHA =.819


Bảng 6 . Vai trò của hoạt động CTXH
Item-Total Statistics
Scale
Scale Mean Variance if Corrected Cronbach's
if Item Item Item-Total Alpha if Item
Deleted Deleted Correlation Deleted
Vai trò 2 15.7250 5.435 .586 .789
Vai trò 3 15.7750 5.051 .620 .782
Vai trò 4 15.7250 5.692 .485 .810
Vai trò 5 15.6000 5.374 .639 .779
Vai trò 6 15.7250 5.487 .566 .794
Vai trò 7 15.7000 5.190 .609 .784

Thang đo TT có chỉ số Cronbach’s Alpha tổng trên mức tốt, cao hơn ngưỡng 0.7. Thêm
vào đó, chỉ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh đều lớn hơn 0.3. Do đó cấu trúc của
thang đo vai trò cùng với 7 biến quan sát được chấp nhận và không cần điều chỉnh gì
thêm.

2.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu.


2.2.1. Thành phố Đà Nẵng.
Đà Nẵng, thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm kinh tế và là một
trong những trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ hàng đầu ở miền Trung
- Tây Nguyên, Việt Nam. Nơi đây được mệnh danh là "Thành phố đáng sống" với những
bãi biển trải dài ven sông Hàn và biển Đông, cùng những con người thân thiện và mến
khách. Sở hữu vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm trên trục giao thông quan trọng của cả
nước, là điểm kết nối giữa các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên với khu vực Đông Nam Á.
Thành phố có đường bờ biển dài 70km, với nhiều bãi biển đẹp như Mỹ Khê, Non Nước,
Lăng Cô,... Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn có nhiều sông hồ, núi non, tạo nên cảnh quan
thiên nhiên đa dạng và phong phú. Đà Nẵng là một trong những thành phố có nền kinh tế
35
phát triển mạnh mẽ nhất Việt Nam. GDP bình quân đầu người của thành phố luôn nằm
trong top đầu cả nước. Các ngành kinh tế chủ lực của Đà Nẵng bao gồm du lịch, dịch vụ,
công nghiệp và thương mại và là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau, tạo nên
một nền văn hóa đa dạng và phong phú. Thành phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cùng
với những lễ hội truyền thống độc đáo. Ngoài ra con người Đà Nẵng nổi tiếng với sự thân
thiện, mến khách và hiếu nghĩa. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ du khách và tạo cho du khách
cảm giác thoải mái, được chào đón và còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều
cảnh đẹp và hoạt động du lịch thú vị. Du khách đến Đà Nẵng có thể tắm biển với vô số
các bãi biễn nổi tiếng như bãi biển Mỹ khê được mệnh danh là một trong những bãi biển
đẹp nhất hành tinh. Bãi biển có bờ cát trắng mịn, nước biển trong xanh và những hàng
dừa xanh rì rào., tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, vui chơi giải trí tại các khu du
lịch, hoặc thưởng thức những món ăn ngon. Hoặc ngấm trọn khoảnh khắc cây câu Sông
Hàn cây cầu quay đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam. Cây cầu là biểu tượng của thành phố
Đà Nẵng và là điểm đến yêu thích của du khách. Đà Nẵng là một thành phố đáng sống
với nhiều cảnh đẹp, nền văn hóa đa dạng và con người thân thiện. Nơi đây là điểm đến lý
tưởng cho những ai muốn du lịch, nghỉ dưỡng hoặc tìm kiếm một môi trường sống tốt.

2.2.2. Đại học Đà Nẵng.


Trường Đại học Đà Nẵng – Nơi hun đúc tri thức, vun đắp tương lai.Tọa lạc tại thành
phố biển xinh đẹp Đà Nẵng, Trường Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) là một trong những
trường đại học trọng điểm quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Với bề dày lịch sử hơn
50 năm xây dựng và phát triển, ĐHĐN đã khẳng định vị thế là một cơ sở giáo dục uy tín,
được đông đảo thí sinh và phụ huynh tin tưởng lựa chọn. ĐHĐN xác định sứ mệnh của
mình là "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, hội nhập quốc tế; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; phát huy văn hóa
và truyền thống dân tộc; góp phần xây dựng và phát triển đất nước".Tầm nhìn chiến lược
của ĐHĐN đến năm 2030 là trở thành "Trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng
cao, có uy tín trong nước và quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ hàng đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên; là hạt nhân kết nối cộng đồng
doanh nghiệp và địa phương; là môi trường giáo dục và nghiên cứu năng động, sáng tạo,
nhân văn". Với đội ngũ hơn 2.000 cán bộ, giảng viên, trong đó có hơn 1.000 giảng viên
có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với hệ
thống phòng học, phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ thiết bị tiên tiến. ĐHĐN đào tạo
đa ngành, đa lĩnh vực, với hơn 100 ngành học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ
thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, sư phạm, y dược,... Chất lượng đào tạo của
nhà trường được đánh giá cao, với nhiều chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế và là

36
một trung tâm nghiên cứu khoa học uy tín trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Nhà
trường có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh. Kết quả
nghiên cứu khoa học của nhà trường đã được ứng dụng vào thực tiễn, góp phần mang lại
hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

ĐHĐN đã và đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các trường đại học, viện nghiên
cứu uy tín trên thế giới. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế,
trao đổi sinh viên, giảng viên,...ĐHĐN luôn chào đón những sinh viên yêu thích học tập,
ham học hỏi, có mong muốn cống hiến cho đất nước. Với môi trường giáo dục năng
động, sáng tạo và nhân văn, ĐHĐN sẽ là nơi chắp cánh cho ước mơ của bạn bay cao, bay
xa.

2.2.3. Trường Đại học Sư phạm.

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng: Nơi chắp cánh ước mơ cho những nhà
giáo tương lai.Tọa lạc tại thành phố Đà Nẵng xinh đẹp, Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Đà Nẵng là một trong những trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia, đóng vai
trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục khu
vực miền Trung - Tây Nguyên. Với bề dày lịch sử hơn 45 năm xây dựng và phát triển,
UDSP đã khẳng định vị thế là một cơ sở giáo dục uy tín, được đông đảo thí sinh và phụ
huynh tin tưởng lựa chọn.Xác định sứ mệnh của mình là "Đào tạo giáo viên các cấp, bồi
dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ giáo dục các ngành học, nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ giáo dục, góp phần phát triển giáo dục và đào tạo". Tầm nhìn
chiến lược đến năm 2030 của nhà trường là trở thành "Trường đại học sư phạm đa ngành,
đa lĩnh vực, chất lượng cao, có uy tín trong nước và quốc tế; là trung tâm nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ giáo dục hàng đầu khu vực; là hạt nhân kết nối cộng
đồng giáo dục và địa phương; là môi trường giáo dục và nghiên cứu năng động, sáng tạo,
nhân văn". Sở hữu đội ngũ cán bộ, giảng viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm với hơn 1.000
thành viên, trong đó có hơn 500 giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Nhà trường không
ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ bằng cách cử giảng viên đi học tập, nghiên cứu tại
các trường đại học uy tín trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất của trường được đầu tư
khang trang, hiện đại với hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ
thiết bị tiên tiến, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Thư viện nhà
trường với nguồn tài liệu phong phú, đa dạng cũng là nơi lý tưởng để sinh viên tra cứu tài
liệu, học tập và nghiên cứu.

Chất lượng đào tạo uy tín, đạt chuẩn quốc tế đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, với hơn 40
ngành học thuộc các lĩnh vực sư phạm, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục

37
trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông,... Chất lượng đào tạo của nhà trường được
đánh giá cao, với nhiều chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế. Sinh viên được trang bị
kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng sư phạm thành thạo và phẩm chất đạo đức tốt,
đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của ngành giáo dục.Hoạt động nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ sôi nổi là một trung tâm nghiên cứu khoa học uy tín trong lĩnh
vực giáo dục. Nhà trường có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và
cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu khoa học của nhà trường đã được ứng dụng vào thực tiễn,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Hợp tác quốc tế rộng mở và đang đẩy mạnh hợp
tác quốc tế với các trường đại học sư phạm uy tín trên thế giới. Nhà trường thường xuyên
tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế, trao đổi sinh viên, giảng viên,... Nhờ vậy, sinh
viên có cơ hội tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm và mở rộng
tầm nhìn quốc tế.

Nơi ươm mầm cho những nhà giáo tương lai .Với môi trường giáo dục năng động,
sáng tạo và nhân văn, luôn chào đón những sinh viên yêu thích sự nghiệp giáo dục, có
lòng yêu thương học trò và mong muốn góp phần xây dựng nền giáo dục nước nhà. Và tự
hào là nơi ươm mầm cho những nhà giáo tương lai, những người sẽ truyền lửa đam mê và
kiến thức cho thế hệ trẻ.

2.2.4. Khách thể nghiên cứu.

Sinh viên trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) là một tập thể đặc biệt, sở hữu nhiều đặc
điểm nổi bật, khiến họ trở thành khách thể nghiên cứu tiềm năng cho nhiều lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn. Sinh viên ĐHSP đến từ nhiều địa phương khác nhau, mang theo
những nền tảng văn hóa, phong tục tập quán và hoàn cảnh sống riêng biệt. Điều này tạo
nên sự đa dạng về suy nghĩ, hành vi và cách nhìn nhận thế giới của họ, là nguồn tư liệu
quý giá cho các nghiên cứu về văn hóa, xã hội học và tâm lý học. Có tinh thần học tập
cao và được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, do đó họ
có ý thức học tập cao, ham học hỏi và luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân. Sinh viên
ĐHSP được trang bị những kỹ năng sư phạm cần thiết để giảng dạy và giáo dục. Luôn có
ý thức được vai trò quan trọng của người giáo viên trong việc giáo dục thế hệ trẻ, do đó
họ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Họ luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao và góp phần xây dựng nền giáo dục nước nhà. Với những đặc điểm nổi bật
trên, sinh viên ĐHSP là khách thể nghiên cứu tiềm năng cho nhiều lĩnh vực khoa học xã
hội và nhân văn, bao gồm các viên đến từ nhiều địa phương khác nhau, mang theo những
nền tảng văn hóa, phong tục tập quán và hoàn cảnh sống riêng biệt. Điều này tạo nên sự
đa dạng về suy nghĩ, hành vi và cách nhìn nhận thế giới của họ, là nguồn tư liệu quý giá
cho các nghiên cứu về văn hóa, xã hội học và tâm lý học và có định hướng nghề nghiệp

38
rõ ràng, có tinh thần học tập cao, có lòng yêu thương học trò và có kỹ năng sư phạm tốt.
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh, là chủ đề
nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Sinh viên ĐHSP là một nhóm thanh niên
đang trong giai đoạn phát triển quan trọng của cuộc đời. Họ có những suy nghĩ, cảm xúc
và hành vi phức tạp, là chủ đề nghiên cứu thú vị trong lĩnh vực tâm lý học. Vì vậy sinh
viên trường Đại học Sư phạm là một tập thể đặc biệt, sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật,
khiến họ trở thành khách thể nghiên cứu tiềm năng cho nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và
nhân văn. Việc nghiên cứu sinh viên ĐHSP sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những đặc
điểm tâm lý, hành vi và xu hướng phát triển của họ, từ đó có thể đưa ra những giải pháp
giáo dục phù hợp và hiệu quả hơn.

2.3. Thực trạng Hoạt động Công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về tác hại
của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên tại trường đại học
Sư Phạm Đà Nẵng.

Các tập biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 4 điểm được dùng để sắp
xếp tư nhỏ đến lớn với số càng lớn mức đánh giá càng cao (1: Rất không đồng ý ; 2:
Không đồng ý ; 3: Đồng ý ; 4: Hoàn toàn đồng ý).

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (4-1)/4=0.75

 1.75: Rất không đồng ý


 1.75 – 2.50: Không đồng ý
 2.50 – 3.25: Đồng ý
 3.25 – 4.00: Hoàn toàn đồng ý
Bảng 1 . Thống kê mục đích sử dụng
Descriptive Statistics
Minimu Maximu Std.
N m m Mean Deviation
Mục đích 1 40 2.00 4.00 3.0500 .74936
Mục đích 2 40 2.00 4.00 3.1500 .73554
Mục đích 3 40 2.00 4.00 2.9750 .73336
Mục đích 4 40 1.00 4.00 3.1250 .72280
Mục đích 5 40 1.00 4.00 2.8250 .84391
Mục đích 6 40 2.00 4.00 3.2000 .75786
Mục đích 7 40 1.00 4.00 3.0500 .81492
Mục đích 8 40 1.00 4.00 2.8750 .75744

39
Valid N 40
(listwise)
- MĐ 3 : Chia sẽ khó khăn tâm lý hoặc chat, trò chuyện, gọi điện video : 2.97 (Đồng ý)
- MĐ 4 : Bày tỏ cảm xúc,ý kiến cá nhân : 3.12 (Đồng ý)
- MĐ 5 : Cập nhập tin tức hằng ngày hoặc đăng tải các hình ảnh ,video tuỳ thích : 2.82
(Đồng ý)
- MĐ 6 : Gia nhập các hội nhóm hoặc tham gia vào các câu lạc bộ hay các nhóm mà
mình yêu thích : 3.2 (Đồng ý)
- MĐ 7 : Kiếm việc làm, kinh doanh trên nền tảng Facebook : 3.05 (Đồng ý)
- MĐ 8 : Tự sường, sống ảo : 2.87 (Đồng ý)

Bảng 2 . Thống kê cảm nhận khi sử dụng mạng xã hội


Descriptive Statistics
Minimu Maximu Std.
N m m Mean Deviation
Cảm nhận 1 40 2.00 4.00 3.0750 .65584
Cảm nhận 2 40 1.00 4.00 2.7750 .73336
Cảm nhận 3 40 1.00 4.00 2.4000 .95542
Cảm nhận 4 40 1.00 4.00 2.9500 .71432
Cảm nhận 5 40 1.00 4.00 3.1250 .68641
Cảm nhận 6 40 1.00 4.00 2.5500 .87560
Cảm nhận 7 40 1.00 4.00 3.1000 .70892
Cảm nhận 8 40 2.00 4.00 3.2500 .63043
Valid N 40
(listwise)

- CN 1 : Mạng xã hội Facebook đã trở thành thói quen hằng ngày của tôi : 3.07 (Đồng ý)
- CN 2 : Tôi cảm thấy tự tin khi sử dụng mạng xã hội Facebook : 2.77 (Đồng ý)
- CN 3 : Tôi cảm thấy mình như bị mất liên lạc hoặc trở nên lạc hậu khi không sử dụng
mạng xã hội Facebook : 2.4 (Không đồng ý)
- CN 4 : Giúp tôi biết thêm nhiều tin tức bổ ích : 2.95 (Đồng ý)
- CN 5 : Tham gia vào các nhóm mà bản thân yêu thích : 3.12 (Đồng ý)
- CN 6 : Kiếm được tiền thông qua việc bán hàng trên mạng xã hội Facebook : 2.55
(Đồng ý)
- CN 7 : Mang lại cảm giác thoải mái , giải strees : 3.1 (Đồng ý)
- CN 8 : Có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi : 3.25 (Hoàn toàn đồng ý)

40
2.3.1. Thực trạng về mặt tích cực và mặt tiêu khi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh
viên.
Bảng 3. Mặt tích cực
Descriptive Statistics
Minimu Maximu Std.
N m m Mean Deviation
Tích cực 1 40 1.00 4.00 3.2250 .65974
Tích cực 2 40 2.00 4.00 3.2750 .50574
Tích cực 3 40 1.00 4.00 2.9000 .84124
Tích cực 4 40 1.00 4.00 3.2500 .70711
Tích cực 5 40 3.00 4.00 3.4000 .49614
Valid N 40
(listwise)
- Tích cực 1: Mạng xã hội Facebook là một trong những kênh học tập giúp chúng ta nâng
cao hiệu quả học tập thoải mái chia sẻ kiến thức tài liệu và các thắc mắc về học tập : 3.22
(Đồng ý)
- Tích cực 2 : Là nơi chia sẻ, giao lưu với các nhóm bạn bè trong nước và ngoài nước có
cùng sở thích cùng ý tưởng để tiến tới thực hiện những hành động có ý nghĩa tích cực :
3.27 (Hoàn toàn đồng ý)
- Tích cực 3 : Giúp cải thiện hiệu quả trong học tập : 2.9 (Đồng ý)
- Tích cực 4 : Là môi trường giải trí cho sinh viên : 3.25 (Đồng ý)
- Tích cực 5 : Kết nối xây dựng các mối quan hệ : 3.4 (Hoàn toàn đồng ý)

Bảng 4 . Mặt tiêu cực


Descriptive Statistics
Minimu Maximu Std.
N m m Mean Deviation
Tiêu cực 1 40 1.00 4.00 3.0750 .82858
Tiêu cực 2 40 1.00 4.00 3.0750 .72986
Tiêu cực 3 40 1.00 4.00 3.2250 .73336
Tiêu cực 4 40 2.00 4.00 3.3250 .57233
Tiêu cực 5 40 1.00 4.00 2.7750 .83166
Tiêu cực 6 40 1.00 4.00 2.6000 .92819
Tiêu cực 7 40 1.00 4.00 2.6750 .94428
Tiêu cực 8 40 1.00 4.00 3.2500 .77625
Tiêu cực 9 40 1.00 4.00 2.8250 .93060
Tiêu cực 10 40 1.000 4.000 2.32500 1.022503

41
Valid N 40
(listwise)
- Tiêu cực 1 : Sinh viên dễ bị mất tập trung bới các hoạt động khác : 3.07 (Đồng ý)
- Tiêu cực 2 : Quỹ thời gian tự học bị giảm đi do giành quá nhiều thời gian cho các hoạt
giải trí trên mạng xã hội : 3.07 (Đồng ý)
- Tiêu cực 3 : Ẩn chứa các nguy cơ về thông tin và nội dung : 3.22 (Đồng ý)
- Tiêu cực 4 : Bị đánh cắp thông tin và giả mạo để lừa đảo : 3.32 (Hoàn toàn đồng ý)
- Tiêu cực 5 : Ảnh hưởng đến kết quả học tập : 2.77 (Đồng ý)
- Tiêu cực 6 : Giảm sự tương tác giữa người với người : 2.6 (Đồng ý)
- Tiêu cực 7 : Giết chết sự sáng tạo : 2.67 (Đồng ý)
- Tiêu cực 8 : Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội : 3.25 (Đồng ý)
- Tiêu cực 9 : So sánh bản thân với người khác : 2.82 (Đồng ý)
- Tiêu cực 10 : Mất sự riêng tư : 2.32 (Không đồng ý)
Qua khảo sát ta thấy được mạng xã hội Facebook đã trở thành một phần không thể thiếu
trong cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là sinh viên. Facebook mang lại nhiều lợi ích
nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không sử dụng một cách hợp lý.
2.3.2. Thực trạng về cách thức tuyên truyền và vai trò của hoạt động Công tác xã hội
trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của mạng xã hội Facebook đến học tập và đời
sống của sinh viên.
Bảng 5 . Cách tuyên truyền và tổ chức các hoạt động
Minimu Maximu Std.
N m m Mean Deviation
Cách tuyền truyền 40 2.00 4.00 3.2250 .53048
thức 1
Cách tuyền truyền 40 2.00 4.00 3.2750 .59861
thức 2
Cách tuyền truyền 40 2.00 4.00 3.0250 .69752
thức 3
Cách tuyền truyền 40 2.00 4.00 3.1000 .59052
thức 4
Cách tuyền truyền 40 1.00 4.00 3.0500 .71432
thức 5
Cách tuyền truyền 40 2.00 4.00 3.0250 .57679
thức 6
Cách tuyền truyền 40 1.00 4.00 3.0500 .67748
thức 7
Valid N (listwise) 40

42
- CTTT 1 : Nhấn mạnh vào việc kết nối và chia sẻ thông tin với bạn bè, gia đình, và cộng
đồng. Mạng xã hội được coi là công cụ hữu ích để tạo ra mối quan hệ và tương tác xã
hội : 3.22 (Đồng ý)
- CTTT 2 : Cảnh báo về các nguy cơ như nghiện mạng, mất quyền riêng tư, và tác động
tiêu cực đến tâm trí và tinh thần nếu sử dụng quá mức hoặc không cân nhắc. : 3.27
(Hoàn toàn đồng ý)
- CTTT 3 : Cung cấp hướng dẫn và lời khuyên về cách bảo vệ thông tin cá nhân, tránh
lừa đảo và bắt buộc mật khẩu mạnh. : 3.02 (Đồng ý)
- CTTT 4 : Khuyến khích người dùng sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức, bao gồm
kiểm soát thời gian sử dụng và đối xử tôn trọng với người khác trong môi trường trực
tuyến. : 3.10 (Đồng ý)
- CTTT 5 : Xây dựng các chiến lược quản lý thời gian và tạo ra môi trường học tập tích
cực : 3.05 (Đồng ý)
- CTTT 6 : Khuyến khích sự hỗ trợ và chia sẽ kinh nghiệm giữa sinh viên về cách sử
dụng Facebook hiệu quả : 3.02 (Đồng ý)
- CTTT 7 : Tổ chức các hoạt động tư vấn và hướng dẫn về việc sử dụng sử dụng mạng xã
hội một cách có ý thức và an toàn : 3.05 (Đồng ý)
Bảng 6 . Vai trò của hoạt động Công tác xã hội.
Descriptive Statistics
Minimu Maximu Std.
N m m Mean Deviation
Vai trò 1 40 2.00 4.00 3.0500 .59700
Vai trò 2 40 2.00 4.00 3.1250 .60712
Vai trò 3 40 1.00 4.00 3.0750 .69384
Vai trò 4 40 1.00 4.00 3.1250 .60712
Vai trò 5 40 2.00 4.00 3.2500 .58835
Vai trò 6 40 2.00 4.00 3.1250 .60712
Vai trò 7 40 1.00 4.00 3.1500 .66216
Valid N 40
(listwise)

- VT 1 : Tư vấn và hướng dẫn cung cấp thông tin và hướng dẫn cho sinh viên về cách sử
dụng Facebook một cách có ý thức và an toàn. Điều này bao gồm việc nhận biết và đối
phó với nguy cơ như nghiện mạng, mất quyền riêng tư, và áp lực từ các hoàn cảnh hoàn
hảo trên mạng xã hội.: 3.05 (Đồng ý)
- VT 2 : Xây dựng kỹ năng quản lý thời gian Công tác xã hội có thể tổ chức các hoạt
động hoặc chương trình đào tạo để giúp sinh viên phát triển kỹ năng quản lý thời gian và

43
ưu tiên công việc học tập trước sự dùng đến Facebook và các mạng xã hội khác.: 3.12
(Đồng ý)
- VT 3 : Tạo ra môi trường hỗ trợ hoạt động Công tác xã hội có thể tạo ra môi trường hỗ
trợ cho sinh viên thông qua việc tổ chức các buổi tư vấn, nhóm thảo luận, hoặc các cơ hội
để chia sẻ kinh nghiệm và cách tiếp cận hiệu quả với mạng xã hội.: 3.07 (Đồng ý)
- VT 4 : Khuyến khích sự tham gia và giao lưu tích cực bằng cách tổ chức các hoạt động
xã hội, Công tác xã hội có thể khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động ngoại
khóa và giao lưu trong cộng đồng, giúp họ tạo ra mối quan hệ offline và giảm sự phụ
thuộc vào mạng xã hội online.: 3.12 (Đồng ý)
- VT 5 : Công tác xã hội có thể tổ chức các hội thảo, tọa đàm, hoặc buổi trò chuyện với
các chuyên gia để thảo luận về tác hại của việc sử dụng Facebook quá mức. Những sự
kiện này giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan và tham gia vào
các cuộc thảo luận. : 3.25 (Đồng ý)
- VT 6 : Tiến hành các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về những tác động
tiêu cực của mạng xã hội. Các chiến dịch này có thể bao gồm việc sử dụng áp phích, tờ
rơi, hoặc bài viết trên các kênh truyền thông để gửi thông điệp đến cộng đồng sinh viên. :
3.12 (Đồng ý)
- VT 7 : Công tác xã hội có thể hợp tác với nhà trường và gia đình để tạo ra môi trường
hỗ trợ cho sinh viên. Điều này bao gồm việc tổ chức các buổi nói chuyện, thiết lập các
quy tắc về sử dụng mạng xã hội trong trường học, và thúc đẩy sự tham gia của gia đình
trong việc hướng dẫn sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh : 3.15 (Đồng ý)

4. Danh mục tài liệu tham khảo


a) Tài liệu nước ngoài:
1. "Social Network Analysis: Methods and Applications" của Stanley Wasserman và
Katherine Faust.
2. "Networks, Crowds, and Markets: Reasoning About a Highly Connected World" của
David Easley và Jon Kleinberg.
3. "The Social Media Handbook" của Nancy Flynn, Jeremy Harris Lipschultz.
4. "Digital Media and Society: Transforming Economics, Politics and Social Practices"
của Simon Lindgren.
5. "Social Networking: Redefining Communication in the Digital Age" của Danah Boyd
và Nicole Ellison.
6. bài viết “Three Ways Social Networking Leads To Better Business/Ba cách sử dụng
mạng xã hội để kinh doanh tốt hơn” của Scott Hebner vào năm 2014

44
7.bài viết “The Use of Alternative
Social Networking Sites in Higher Educational Settings: A Case Study of the E-
Learning Benefits of Ning in Education/Sử dụng mạng xã hội trong giáo dục đại học:Một
trường hợp về lợi ích của E Leaning” của Kevin P. Brady Lori B. Holcomb vàBethany V.
Smith
8.bài viết “Social Network Theory and Educational Change/Lý thuyết mạng xã hội và sự
biến đổi của giáo dục” của Choi vào năm 2010.
9.Scott Hebner." Three Ways Social NetworkingLeads To Better Business",2014.
10.Alan J.Daly. "Social Network Theory and Educational Change",2010.
b) Tài liệu trong nước
1.Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” mã số KX03.09/11-15 do PGSTS
Nguyễn Hồi Loan
2.Nguyễn Thị Cẩm Nhung năm 2011 về đề tài “Tác động của mạng xã hội đối với báo
điện tử ở
nước ta hiện nay”;
3.Dương Nam Hoàng năm 2013 với đề tài “Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý
thông tin của báo điện tử Việt Nam hiện nay”
4.Vũ Bích Phương “Ảnh hưởng của Internet và
tương tác cá nhân trên mạng xã hội đến hành vi
nguy cơ và chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên “, 2015
5.Nguyễn Thị Như Ý và các cộng sự.” Nghiên cứu tác động của mạng xã hội lên sinh
viên đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh”,2021.
6.Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái "Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt
Nam ”, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (2014), tr.81,2014
7 .Nguyễn Thị Cẩm Nhung .“Tác động của mạng xã hội đối với báo điện tử ở nước ta
hiện nay”2011.
8.Tôn Nữ Cẩm Hường. “ Thái độ của sinh viên 1 số trường đại học thành phố Hồ Chí
Minh về mạng xã hội “ , 2014
9.Nguyễn Hồi Loan , “ Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “ , 2015
10.Nguyễn Lan Nguyên (2020), “Vai trò của mạng xã hội facebook đối với vấn đề việc
làm của sinh viên hiện nay và đề xuất chính sách”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên
cứu Chính sách và Quản lý Tập 36 (4), tr. 96-102,2020

45

You might also like