Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC


BỘ MÔN HÓA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN LẬP FLAVONOID GLYCOSID


TỪ CAO n-BUTANOL CỦA CÂY
RAU MÁ LÁ SEN
Hydrocotyle bonariensis L.,
THUỘC HỌ NGÒ (APIACEAE)

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


ThS. TÔN NỮ LIÊN HƯƠNG NGUYỄN THẾ DUY
MSSV: 2051903
LỚP: CỬ NHÂN HÓA K31

Cần Thơ, ngày 15 tháng 5 năm 2009


LỜI CẢM ƠN

Để luận văn này được hoàn thành, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ gia
đình, thầy cô và bè bạn. Tôi xin được gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.
Cô Tôn Nữ Liên Hương đã tận tình truyền đạt cho tôi các kiến thức quý báu
cũng như tạo cho tôi có được những điều kiện làm việc tốt nhất.
Cô Nguyễn Thị Diệp Chi đã luôn động viên, giúp đỡ và cho tôi những lời
khuyên bổ ích.
Thầy Võ Hồng Thái và cô Bùi Thị Bửu Huê đã luôn khích lệ tôi trong suốt quá
trình học tập, là tấm gương để tôi noi theo trong công việc và trong cuộc sống.
Cô Nguyễn Kim Phi Phụng đã tạo điều kiện cho tôi được làm việc tại phòng thí
nghiệm Hóa Hữu Cơ, khoa Hóa, ĐH Khoa Học Tự Nhiên. Cô đã luôn chỉ cho tôi
thấy những lỗi sai trong công việc và giúp tôi có được hướng khắc phục.
Thầy Bùi Xuân Hào đã tạo điều kiện cho tôi được sử dụng Diaion HP-20 và
hướng dẫn tôi nhiều kỹ thuật thí nghiệm.
Tôi gửi lòng biết ơn đến quý Thầy Cô, những người đã truyền cho sinh viên
chúng tôi kiến thức, lòng yêu nghề và dõi theo từng bước học tập của chúng tôi.
Các bạn nhóm G10 đã luôn đồng hành cùng tôi trong mọi hoàn cảnh, tôi thật
may mắn vì được quen biết các bạn.
Chân thành cảm ơn các anh chị cùng các bạn ở ĐH Khoa Học Tự Nhiên đã
quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ tôi.
Con vô cùng biết ơn gia đình đã sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ, luôn là điểm
tựa vững chắc cho con trong mọi hoàn cảnh.
Xin chân thành cảm ơn.

Trang i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................i
MỤC LỤC .............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................v
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG LUẬN VĂN ..............................vi
CHƯƠNG 1 .............................................................................................................1
TỔNG QUAN ..........................................................................................................1
1.1. Mô tả thực vật[1] ...........................................................................................2
1.2. Những nghiên cứu hóa học và dược tính[1, 2, 3, 7] ........................................3
1.3. Flavonoid glycosid [1, 2, 5, 6, 8] .....................................................................4
1.4. Diaion HP-20[4] ............................................................................................7
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................8
THỰC NGHIỆM VÀ ...............................................................................................8
KẾT QUẢ ................................................................................................................8
2.1. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .......................................................9
2.1.1. Phương tiện .............................................................................................9
2.1.1.1. Dụng cụ ............................................................................................9
2.1.1.2. Hóa chất............................................................................................9
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................9
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ...................................................................10
2.3. Thu hái mẫu cây và điều chế cao..................................................................10
2.3.1. Thu hái mẫu cây ....................................................................................10
2.3.2. Điều chế cao..........................................................................................10
2.4. Sắc ký cột trên cao n-butanol của sơ đồ 1.....................................................11
2.4.1. Sắc ký cột phân đoạn B4 .......................................................................13
2.4.2. Sắc ký cột phân đoạn B3 .......................................................................15
2.5. Biện luận cấu trúc hóa học các hợp chất đã cô lập được ...............................18
2.6. Kết luận .......................................................................................................23

Trang ii
2.7. Kiến nghị .....................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................24
PHỤ LỤC ..............................................................................................................25

Trang iii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Kết quả SKC trên cao n-butanol của sơ đồ 1 .............................................11


Bảng 2. Kết quả SKC phân đoạn B4. ......................................................................... 144
Bảng 3. Kết quả SKC phân đoạn B4.2....................................................................14
Bảng 4. Kết quả SKC phân đoạn B3.......................................................................15
Bảng 5. Kết quả SKC phân đoạn B3.2....................................................................16
Bảng 6. Kết quả SKC phân đoạn B3.2.2.................................................................16
Bảng 7. Số liệu phổ thực nghiệm của BuII và phổ mô phỏng của luteolin-3-glucosid
...............................................................................................................................22

Trang iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Rau má lá sen (Hydrocotyle bonariensis L.) ................................................2


Hình 2. Sắc ký lớp mỏng các loại cao đã điều chế được .........................................10
Hình 3. Kết quả SKLM chất thu được từ phân đoạn B4.2.2....................................14
Hình 4. Kết quả SKLM chất thu được từ phân đoạn B3.2.2.2 .................................17
Hình 5. Kết quả SKLM cao n-butanol, BuI và BuII ................................................18
Hình 6. SKLM hợp chất Bu1 (dung môi Ea:Me:W (20:1:1), hiện bản bằng FeCl3
5% trong etanol) .....................................................................................................19

Trang v
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG
LUẬN VĂN

PE Eter dầu hỏa


DC Diclorometan
Ea Etyl acetat
Bu n-Butanol
W Nước
SKC Sắc ký cột
SKLM Sắc ký lớp mỏng
m Khối lượng chất hấp phụ
 Đường kính cột sắc ký
l Chiều cao chất hấp phụ trong cột

Trang vi
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

Trang 1
Chương 1: Tổng quan

1.1. Mô tả thực vật[1]

Hình 1. Rau má lá sen (Hydrocotyle bonariensis L.)

Tên khoa học: Hydrocotyle bonariensis L..


Tên thường gọi: Rau má lá sen.
Phân loại:
Giới: Thực vật
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Thứ: Apiales
Họ: Apiaceae
Chi: Hydrocotyle
Loài: Bonariensis
Hydrocotyle bonariensis L. (hình 1) là loại cỏ lưu niên, dạng thân rễ mọc bò, tại
mỗi đốt có nhiều rễ và cho ra 1 – 2 lá vươn thẳng lên, cọng lá dài 15 – 20 cm. Lá
hình lọng, phiến tròn, mỏng, rộng 3 – 12 cm, có thùy cạn, mép lá khía tai bèo, cuống

Trang 2
Chương 1: Tổng quan

lá mọc ở giữa. Hoa nhỏ, năm cánh, có màu trắng hoặc vàng kem, tán hoa đường
kính 1 – 6 cm gồm nhiều tua tạo thành vòng tròn, cây ra hoa từ mùa xuân đến đầu
mùa thu. Cây sống dễ trong nước nhưng cũng chịu được môi trường khô, xuất xứ ở
Nam Mỹ.

1.2. Những nghiên cứu hóa học và dược tính[1, 2, 3, 7]


Các nghiên cứu hóa học trên Hydrocotyle bonariensis L. chỉ mới tập trung vào
việc khảo sát khả năng hấp thụ muối NaCl của lá cây này ở những vùng đất mặn. Lá
cây nhận chất dinh dưỡng từ đất, lượng muối NaCl mà cây hấp thụ có ảnh hưởng
đến hàm lượng chlorophyl và hàm lượng protein trong lá. Hiện chưa có thông báo
nào về thành phần hóa học cũng như dược tính trên cây này.
Theo [1, 2], trong cao n-butanol của Hydrocotyle bonariensis L. có chứa
flavonoid glycosid nên chúng tôi chọn đề tài “Phân lập flavonoid glycosid từ cao n-
butanol của cây rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis L., thuộc họ Ngò
(Apiaceae)” nhằm góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của cây này.
Các cây thuộc cùng 1 chi thường chứa những hợp chất giống nhau hoặc tương
tự nhau. Do đó, tìm hiểu các thông tin về thành phần hóa học của những cây thuộc
chi Hydrocotyle là quan trọng trong việc định hướng cô lập các hợp chất từ
Hydrocotyle bonariensis L.. Ở đây, chúng tôi giới thiệu một số flavonoid glycosid
đã được phân lập từ cây Hydrocotyle vulgaris L..
- Năm 1971, Hiller và các cộng sự đã cô lập được kaempferol-3-O-D-
galactosid.

Trang 3
Chương 1: Tổng quan

- Năm 1974, Rzadkowska-Bodalska đã cô lập được quercetin-3-galactosid và


quercetin-3-rhamnogalactosid.

1.3. Flavonoid glycosid[1, 2, 5, 6, 8]


Các flavonoid được khám phá bởi một trong những nhà sinh hóa nổi tiếng nhất
của thế kỷ 20: Albert Szent-Gyorgyi (1893-1986). Ông nhận giải Nobel năm 1937 vì
những khám phá quan trọng về đặc tính của vitamin C và flavonoid.
Flavonoid là những hợp chất màu phenol thực vật, tạo nên màu cho nhiều loại
rau, quả, hoa…. Phần lớn các flavonoid có màu vàng (do từ flavus là màu vàng).

Trang 4
Chương 1: Tổng quan

Tuy vậy, một số sắc tố có màu xanh, tím, đỏ, không màu cũng được xếp vào nhóm
này vì về mặt hóa học, chúng có khung sườn cơ bản giống nhau.
Flavonoid có cấu trúc cơ bản là 1,3-diphenylpropan, nghĩa là 2 vòng benzen A
và B nối với nhau qua một dây 3 carbon nên thường được gọi là C6 - C3 - C6.

Tùy theo dây C3 là đóng hay hở mà ta sẽ có cách đánh số trên công thức
flavonoid. Nếu dây C3 đóng thì đánh số chính bắt đầu từ dị vòng với dị nguyên tử
oxi mang số 1 rồi đánh số tiếp đến vòng A, vòng B sẽ đánh số phụ. Nếu dây C3 hở
thì đánh số chính trên vòng B và đánh số phụ trên vòng A.

Thường thì các flavonoid có mang một hoặc nhiều nhóm -OH ở vị trí 5, 7 trên
nhân A và ở vị trí 3, 4, 5 trên nhân B. Các flavonoid có thể hiện diện ở dạng tự do
hoặc dạng glucosid (đường thường gặp nhất là D-glucose, kế đó là D-galactose, L-
rhamnose, D-xylose, D-apiose và acid uronic).

Dây C3 có ba vị trí mà vòng B có thể được gắn vào. Dựa vào đặc điểm này mà
flavonoid được phân thành ba loại: eucoflavonoid, isoflavonoid và neoflavonoid.

Trang 5
Chương 1: Tổng quan

Các flavonoid thường dễ kết tinh và thường có màu. Flavon có màu vàng nhạt
hoặc vàng cam, flavonol có màu từ vàng nhạt đến vàng, chalcon có màu từ vàng đến
cam đỏ… Các isoflavon, flavanon, flavanonol, leucoantocyanidin, catechin kết tinh
không màu.

Glycosid là hợp chất mà cấu trúc hóa học gồm có hai phần: phần đường và phần
không đường (thường được gọi là aglycon). Dưới tác dụng của enzym thực vật hoặc
dung dịch acid hoặc kiềm thì glycosid bị thủy phân thành aglycon và phần đường.
Phần đường của glycosid thường là D-glucose, D-galactose, L-arabinose, L-
rhamnose, D-xylose, acid glucuronic, acid galacturonic và một số đường khác. Phần
aglycon rất đa dạng và gồm tất cả các loại hợp chất tự nhiên như monoterpen,
sesquiterpen, diterpen, triterpen, steroid, iridoid, flavonoid, alcaloid…

Vậy, flavonoid glycosid chính là hợp chất glycosid mà aglycon là flavonoid.

Đa số các flavonoid đều mang những tác dụng sinh học có lợi và tùy thuộc phần
đường được gắn vào mà những tác dụng này được tăng lên hoặc giảm đi. Sau đây là
một số tác dụng của flavonoid.

- Flavonoid từ lá cây chay giúp bảo quản mô thận, ức chế phản ứng thải ghép
thận, hạn chế tổn thương tế bào thận do thiếu máu.

- Các dẫn chất của kaempferol, quercetin... chiết từ lá cây bạch quả có tác
dụng cải thiện được tuần hoàn, đặc biệt là tuần hoàn não, làm tăng trí nhớ, có tác
dụng tính cực trong chữa bệnh Alzheimer, cải thiện chứng liệt dương.

Trang 6
Chương 1: Tổng quan

- Cây artisô chứa các flavonoid có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn
gan, bảo vệ chức năng gan như cynarin, acid cafeic, chlorogenic...

- Nhờ vào đặc tính chống ôxy hóa của các flavonoid mà củ hành có tác dụng
ngừa ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày), huyết áp cao và bệnh tim, giúp giảm
cholesterol và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, qua đó giúp ngừa bệnh tim.

- Trong nụ hoa hòe có chứa nhiều rutin giúp làm giảm tính thấm của mao
mạch, củng cố sức bền thành mạch.

- Hesperidin và naringin là hai flavonoid có trong bưởi giúp bảo vệ tính đàn
hồi của mạch máu, ngừa xơ cứng động mạch, gián tiếp chống cao huyết áp và tai
biến mạch máu não.

1.4. Diaion HP-20[4]


Diaion là tên gọi chung của nhiều loại polyme được điều chế nhờ quá trình
đồng trùng hợp giữa styren và divinylbenzen do hãng Misubishi (Nhật Bản) sản xuất.
Cũng như silica gel của Merck hay sephadex của Pharmacia, diaion cũng có
nhiều loại hoạt động theo nhiều cơ chế khác nhau nhưng thông dụng nhất là các loại
diaion hoạt động theo cơ chế phân bố kiểu pha đảo, dưới tên chung là diaion HP.
Tùy kích thước hạt và đường kính xoang, có 4 loại diaion HP chính được sản xuất
với ký hiệu diaion HP-10, HP-20, HP-30 và HP-40. Trong đó, thông dụng nhất là
loại diaion HP-20.
Diaion HP-20 ở dạng hạt nhẹ, xốp, diện tích bề mặt khoảng 600 m2/g, đường
kính xoang trung bình khoảng 0,04 m. Diaion không tan trong nước và cũng không
tan trong các dung môi hữu cơ. Diaion có thể sử dụng được ngay cả khi dung môi
khai triển là acid hoặc kiềm.
Diaion HP-20 chủ yếu được sử dụng như là một pha tĩnh nhằm mục đích phân
tách một hỗn hợp đa thành phần thành các nhóm hợp chất có độ phân cực khác biệt
nhau. Ít khi diaion HP-20 được sử dụng nhằm mục đích phân tích ngay một hỗn hợp
đa thành phần thành các chất tinh khiết riêng biệt.

Trang 7
CHƯƠNG 2

THỰC NGHIỆM

KẾT QUẢ

Trang 8
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

2.1. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu


2.1.1. Phương tiện
2.1.1.1. Dụng cụ
- Hệ thống chưng cất dung môi.
- Tủ sấy.
- Máy cô quay chân không.
- Máy soi UV.
- Cột sắc ký.
- Bếp đun cách thủy.
- Máy đo nhiệt độ nóng chảy.
- Bình lóng, becher, erlen, phễu, giấy lọc…
2.1.1.2. Hóa chất
- Các dung môi: eter dầu hỏa, diclorometan, etyl acetat, aceton, n-butanol,
etanol, metanol, nước.
- Diaion HP-20, silica gel 60 F254 (0,04 – 0,06 mm) và bản mỏng tráng sẵn.
- Dung dịch H2SO4 50% trong nước được dùng để hiện vết bản mỏng. Dung
dịch FeCl3 5% trong etanol được dùng để phát hiện các hợp chất phenolic.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu


- Điều chế các loại cao bằng phương pháp ngâm trong dung môi nóng và chiết
lỏng – lỏng.
- Sử dụng phương pháp SKLM, SKC và kết tinh lại nhằm cô lập các hợp chất
hữu cơ. Khi SKC, dung dịch giải ly được hứng mỗi 10 ml trong các lọ có đánh số
thứ tự. Dung dịch trong mỗi lọ sẽ được khảo sát bằng SKLM. Những lọ có kết quả
SKLM giống nhau sẽ được gom chung với nhau thành một phân đoạn.
- Các mẫu chất được gửi đo phổ tại Viện Khoa Học Công Nghệ Quốc Gia, số
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Kết quả của các phương pháp phổ nghiệm
được dùng để đề nghị cấu trúc các hợp chất đã cô lập.

Trang 9
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện


Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2008 đến tháng 5/2009 tại phòng thí nghiệm
Hóa Hữu Cơ, khoa Khoa Học, ĐH Cần Thơ và phòng thí nghiệm Hóa Hữu Cơ, khoa
Hóa, ĐH Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. Thu hái mẫu cây và điều chế cao


2.3.1. Thu hái mẫu cây
Mẫu cây được thu hái vào ngày 7/12/2008 tại khu vực 5, phường 5, thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Mẫu cây được nhận danh là Hydrocotyle bonariensis L.
bởi dược sĩ Phan Đức Bình, phó tổng biên tập tạp chí Thuốc & Sức Khỏe. Mẫu cây
hiện được lưu giữ tại phòng thí nghiệm Hóa Hữu Cơ, khoa Khoa Học, ĐH Cần Thơ.
2.3.2. Điều chế cao
Từ nguyên liệu đã thu hái, chúng tôi tiến hành điều chế cao eter dầu, cao
diclorometan, cao etyl acetat, cao n-butanol và cao nước. Quy trình điều chế các loại
cao được trình bày ở sơ đồ 1. Các loại cao này được khảo sát sơ bộ bằng SKLM, kết
quả được trình bày ở hình 2.

Hình 2. Sắc ký lớp mỏng các loại cao đã điều chế được

- Các cao trên mỗi bản mỏng lần lượt là cao eter dầu, cao diclorometan, cao
etyl acetat, cao n-butanol và cao nước.

Trang 10
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

- Dung môi giải ly bản 1, 2 và 3 lần lượt là diclorometan, Ea:Me:W (20:1:1) và


Ea:Me:W (4:1:1).
Nhận xét: Từ hình 2 cho thấy, cao eter dầu chứa các hợp chất phân cực kém.
Cao diclorometan, cao etyl acetat và cao n-butanol chứa các hợp chất phân cực trung
bình và phân cực khá. Cao nước chứa các hợp chất rất phân cực. Cao eter dầu, cao
diclorometan, cao etyl acetat và cao n-butanol cho các vết chính rõ đẹp.

2.4. Sắc ký cột trên cao n-butanol của sơ đồ 1


Tiến hành SKC trên cao n-butanol (21 g), pha tĩnh là diaion HP-20, m = 430 g,
 = 5 cm, l = 55 cm. Kết quả SKC trên cao n-butanol được trình bày ở bảng 1. Sau
khi tiến hành SKC cao n-butanol, chúng tôi thu được 4 phân đoạn là B1, B2, B3 và
B4. Phân đoạn B3 và B4 được chúng tôi chọn để tiếp tục khảo sát.

Bảng 1. Kết quả SKC trên cao n-butanol của sơ đồ 1


Ký hiệu Dung môi giải Khối lượng cao
Nhận xét
phân đoạn ly cột (gam)
SKLM cho thấy các chất rất phân
B1 W 7,67
cực. Không khảo sát.
SLKM cho 3 vết chính mờ nhạt,
B2 Me:W = 1:1 3,74
nhiều tạp bẩn. Không khảo sát.
SKLM cho 1 vết chính màu vàng.
B3 Me:W = 1:1 1,9
Tiến hành khảo sát.
SLKM cho 1 vết chính màu vàng.
B4 Me 2,58
Tiến hành khảo sát.

Phân đoạn B4 kém phân cực hơn phân đoạn B3 nên chúng tôi tiến hành khảo
sát phân đoạn B4 trước.

Trang 11
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

Sơ đồ 1. Quy trình điều chế các loại cao

Trang 12
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

2.4.1. Sắc ký cột phân đoạn B4


Tiến hành SKC phân đoạn B4 (2,58 g), pha tĩnh là silica gel 60 F254 (0,04 –
0,06 mm), m = 52 g,  = 3,8 cm, l = 35 cm. Kết quả SKC phân đoạn B4 được trình
bày ở bảng 2. Chúng tôi thu được 3 phân đoạn là B4.1, B4.2 và B4.3 sau khi tiến
hành SKC phân đoạn B4. Phân đoạn B4.2 được chúng tôi chọn để khảo sát tiếp.

Bảng 2. Kết quả SKC phân đoạn B4


Số thứ Ký hiệu Dung môi Khối lượng
Nhận xét
tự lọ phân đoạn giải ly cột cao (gam)
SKLM cho vết kéo dài. Không
1 - 50 B4.1 DC 0,273
khảo sát.
SKLM cho 1 vết chính tròn,
51 - 76 B4.2 Ea 0,153
màu vàng. Tiến hành khảo sát.
SKLM cho vết kéo dài. Không
77 - 98 B4.3 Me 1,297
khảo sát.

 Sắc ký cột phân đoạn B4.2


Tiến hành SKC phân đoạn B4.2 (0,153 g), pha tĩnh là silica gel 60 (0,04 – 0,06
mm), m = 3 g,  = 0,9 cm, l = 8 cm. Kết quả SKC phân đoạn B4.2 được trình bày ở
bảng 3. Chúng tôi thu được 3 phân đoạn là B4.2.1, B4.2.2 và B4.2.3 sau khi tiến
hành SKC phân đoạn B4.2. Phân đoạn B4.2.2 được chúng tôi chọn để khảo sát tiếp.

Trang 13
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

Bảng 3. Kết quả SKC phân đoạn B4.2


Số thứ Ký hiệu Dung môi Khối lượng
Nhận xét
tự lọ phân đoạn giải ly cột cao (gam)
SKLM cho vết kéo dài. Không
1- 14 B4.2.1 DC 0,042
khảo sát.
SKLM cho 1 vết chính tròn,
15 - 31 B4.2.2 Ea 0,02
màu vàng. Tiến hành khảo sát.
SKLM không thấy vết. Không
32 - 40 B4.2.3 Me 0
khảo sát.

SKLM phân đoạn B4.2.2 cho 1 vết chính tròn, màu vàng, khối lượng 0,02 g, ít
tạp bẩn. Phân đoạn B4.2.2 được đuổi hết dung môi và tinh chế bằng cách rửa phần
rắn nhiều lần với diclorometan. Kết quả thu được 1 chất rắn vô định hình, màu vàng,
khối lượng 0,013 g. SKLM chất thu được với các hệ dung môi giải ly DC:Me (95:5),
DC:Me (9:1) và DC:Me (7:3) để khảo sát mức độ tinh khiết. Kết quả SKLM được
trình bày ở hình 6.

Hình 3. Kết quả SKLM chất thu được từ phân đoạn B4.2.2

Trang 14
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

Dung môi giải ly bản 4, 5 và 6 lần lượt là DC:Me (95:5) (Rf = 0,18), DC:Me
(9:1) (Rf = 0,35) và DC:Me (7:3) (Rf = 0,82).
Nhận xét: Với 3 hệ dung môi giải ly có độ phân cực khác nhau, SKLM chất thu
được từ phân đoạn B4.2.2 chỉ cho 1 vết tròn, màu vàng. Vậy chất thu được từ phân
đoạn B4.2.2 là 1 chất tinh khiết. Hợp chất này được ký hiệu là BuI.
2.4.2. Sắc ký cột phân đoạn B3
Tiến hành SKC phân đoạn B3 (1,9 g), pha tĩnh là silica gel 60 F254 (0,04 – 0,06
mm), m = 40 g,  = 3 cm, l = 25 cm. Kết quả SKC phân đoạn B3 được trình bày ở
bảng 4. Sau khi tiến hành SKC phân đoạn B3, chúng tôi thu được 3 phân đoạn là
B3.1, B3.2 và B3.3. Phân đoạn B3.2 được chúng tôi chọn để khảo sát tiếp.

Bảng 4. Kết quả SKC phân đoạn B3


Số thứ Ký hiệu Dung môi Khối lượng
Nhận xét
tự lọ phân đoạn giải ly cột cao (gam)
SKLM cho vết kéo dài. Không
1-6 B3.1 Ea 0,006
khảo sát
SKLM cho 1 vết chính tròn, màu
7 - 52 B3.2 Ea:Me (9:1) 0,423
vàng cam. Tiến hành khảo sát.
SKLM cho vết kéo dài. Không
53 - 74 B3.3 Me 0,48
khảo sát.

 Sắc ký cột phân đoạn B3.2


Tiến hành SKC phân đoạn B3.2 (0,423 g), pha tĩnh là silica gel 60 F254 (0,04 –
0,06 mm), m = 12 g,  = 1,7 cm, l = 15 cm. Kết quả SKC phân đoạn B3.2 được
trình bày ở bảng 5. Chúng tôi thu được 3 phân đoạn là B3.2.1, B3.2.2 và B3.2.3 sau
khi tiến hành SKC phân đoạn B3.2. Phân đoạn B3.2.2 được chúng tôi chọn để khảo
sát tiếp.

Trang 15
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

Bảng 5. Kết quả SKC phân đoạn B3.2


Số thứ Ký hiệu Dung môi Khối lượng
Nhận xét
tự lọ phân đoạn giải ly cột cao (gam)
SKLM cho vết kéo dài. Không
1-4 B3.2.1 DC 0,008
khảo sát.
SKLM cho 1 vết chính tròn, màu
5 - 30 B3.2.2 Ea:Me (9:1) 0,235
vàng cam. Tiến hành khảo sát.
SKLM cho vết kéo dài. Không
31 - 43 B3.3.3 Me 0,095
khảo sát.

 Sắc ký cột phân đoạn B3.2.2


Tiến hành SKC phân đoạn B3.2.2 (0,235 g), pha tĩnh là silica gel 60 F254 (0,04
– 0,06 mm), m = 11 g,  = 1,7 cm, l = 13 cm. Kết quả SKC phân đoạn B3.2.2 được
trình bày ở bảng 6. Chúng tôi thu được 3 phân đoạn là B3.2.2.1, B3.2.2.2 và
B3.2.2.3 sau khi tiến hành SKC phân đoạn B3.2.2. Phân đoạn B3.2.2.2 được chọn để
khảo sát tiếp.

Bảng 6. Kết quả SKC phân đoạn B3.2.2


Số thứ Ký hiệu Dung môi Khối lượng
Nhận xét
tự lọ phân đoạn giải ly cột cao (gam)
SKLM không thấy vết. Không
1-7 B3.2.2.1 PE:Ea (9:1) 0
khảo sát
Ea:Me SKLM cho 1 vết chính tròn,
8 - 24 B3.2.2.2 0,0963
(9:1) màu vàng. Tiến hành khảo sát.
SKLM cho vết kéo dài. Không
25 - 39 B3.2.2.3 Me 0,067
khảo sát.

SKLM phân đoạn B3.2.2.2 cho 1 vết chính tròn, màu vàng, khối lượng 0,0963 g,
ít tạp bẩn. Phân đoạn B3.2.2.2 được đuổi hết dung môi và tiến hành kết tinh lại 5 lần
trong metanol, thu được 1 chất rắn vô định hình, màu vàng, khối lượng 0,032 g.

Trang 16
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

SKLM chất thu được với các hệ dung môi giải ly Ea:Me:W (20:1:1), Ea:Me:W
(10:1:1) và Ea:Me:W (4:1:1) để khảo sát mức độ tinh khiết. Kết quả SKLM được
trình bày ở hình 4.

Hình 4. Kết quả SKLM chất thu được từ phân đoạn B3.2.2.2

Dung môi giải ly bản 7, 8 và 9 lần lượt là Ea:Me:W (20:1:1) (Rf = 0,34),
Ea:Me:W (10:1:1) (Rf = 0,61) và Ea:Me:W (4:1:1) (Rf = 0,71).
Nhận xét: Với 3 hệ dung môi giải ly có độ phân cực khác nhau, SKLM chất thu
được từ phân đoạn B3.2.2.2 chỉ cho 1 vết tròn, màu vàng. Vậy chất thu được từ phân
đoạn B3.2.2.2 là 1 chất tinh khiết. Hợp chất này được ký hiệu là BuII.
Tiến hành so sánh cao n-butanol, BuI và BuII bằng SKLM. Kết quả SKLM
được trình bày ở hình 5.

Trang 17
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

Hình 5. Kết quả SKLM cao n-butanol, BuI và BuII

Dung môi giải ly bản 10 là Ea:Me:W (20:1:1).


BuI có Rf = 0,65, BuII có Rf = 0,16.
Nhận xét: Từ kết quả SKLM ở hình 5, ta thấy rằng BuI và BuII là 2 hợp chất
có trong cao n-butanol và đây là 2 hợp chất khác nhau.

2.5. Biện luận cấu trúc hóa học các hợp chất đã cô lập được
Hiện tại, chúng tôi chỉ mới nhận được kết quả phổ 1D NMR của hợp chất BuII.
Dựa vào các dữ kiện thu được khi làm thực nghiệm cùng với kết quả phổ hiện có,
chúng tôi tiến hành biện luận cấu trúc hóa học của hợp chất BuII.
Hợp chất BuII có 1 số đặc điểm sau:
- Là 1 chất rắn vô định hình, màu vàng nhạt.
- Tan tốt trong aceton, n-butanol, etanol, metanol.
- Rf = 0,34 với dung môi triển khai bản mỏng là Ea:Me:W (20:1:1). Vết có
màu xanh đen khi hiện vết bằng thuốc thử FeCl3 5% trong etanol (hình 6).
- Nhiệt độ nóng chảy: 240 – 241C.
- Khối lượng: 0,032 g.

Trang 18
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

Hình 6. SKLM hợp chất Bu1


(dung môi Ea:Me:W (20:1:1), hiện bản bằng FeCl3 5% trong etanol)

Phổ 1H (MeOD,  ppm) cho thấy:


- Hợp chất BuII có 12 proton.
- Ở vùng trường thấp có 5 tín hiệu của proton thơm:  = 7,851 ppm (1H, d, J =
2 Hz),  = 7,604 ppm (1H, dd, J1 = 8,5 Hz, J2 = 2 Hz),  = 6,885 ppm (1H, d, J = 8,5

Hz) được quy kết cho 3 proton thơm, trong đó, proton ở  = 7,604 ppm vừa ghép
orto với proton  = 6,885 ppm vừa ghép meta với proton  = 7,851 ppm;  = 6,419
ppm (1H, d, J = 2 Hz),  = 6,228 ppm (1H, d, J = 2 Hz) được quy kết cho 2 proton
thơm ghép meta với nhau.
- Ở vùng trường trung bình có 5 nhóm tín hiệu đặc trưng cho 7 proton của
đường:  = 5,167 ppm (1H, d, J = 7,5 Hz) là của proton anomer,  = 3,848 ppm (2H,
m) được quy kết cho proton ở carbon thứ 2 và 1 proton ở carbon thứ 6 của đường, 
= 3,664 ppm (1H, dd, J1 = 11 Hz, J2 = 6 Hz) được quy kết cho proton ở carbon thứ 4
của đường,  = 3,578 ppm (2H, m) được quy kết cho proton ở carbon thứ 5 và 1
proton ở carbon thứ 6 của đường,  = 3,495 ppm (1H, t, J = 6 Hz) được quy kết cho
proton ở carbon thứ 3 của đường.
Phổ 13C và DEPT (MeOD,  ppm) cho thấy:
- Hợp chất BuII có 21 carbon.

Trang 19
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

-  = 179,602 ppm được quy kết cho nhóm >C=O;  = 166,092 ppm,  = 163,39
ppm,  = 158,942 ppm,  = 158,504 ppm,  = 149,956 ppm,  = 145,840 ppm,  =
135,871 ppm,  = 105,715 ppm được quy kết cho các carbon bão hòa của vòng
thơm;  = 123,034 ppm,  = 117,864 ppm,  = 116,132 ppm,  = 105,556 ppm,  =
94,789 ppm được quy kết cho các nhóm –CH= của vòng thơm;  = 99,974 ppm đặc
trưng cho carbon anomer của đường;  = 77,338 ppm,  = 75,181 ppm,  = 73,243
ppm,  = 70,094 ppm được quy kết cho các nhóm >CH–O– của đường,  = 62,049
ppm được quy kết cho nhóm –CH2–O– của đường.
Từ các dữ kiện thu được ở trên, chúng tôi nhận xét BuII là 1 hợp chất flavonoid
glycosid.
Phần flavonoid của BuII gồm:
- 1 vòng benzen có 2 proton ở vị trí meta với nhau.
- 1 vòng benzen có 3 proton, trong đó có 1 proton lần lượt ở vị trí orto và meta
với 2 proton còn lại.
- 2 vòng benzen này được nối với nhau bởi 1 vòng pyran không chứa proton.
- 5 nhóm thế gồm: 4 nhóm –OH và 1 nhóm đường.
So sánh với tài liệu tham khảo [9], chúng tôi cho rằng phần flavonoid này là
quercetin có cấu trúc như sau:.

Trang 20
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

Phần đường có các đặc điểm: liên kết với phần flavonoid qua cầu nối oxi; gồm
6 carbon, trong đó có 1 nhóm –CH2. Độ dịch chuyển hóa học cùng hằng số ghép cặp
giúp phán đoán phần đường này là -D-glucopyranose.
Hiện tại chúng tôi chưa có được phổ 2D-NMR nên vẫn chưa thể xác định chính
xác công thức cấu tạo của BuII. Vì vậy, chúng tôi tạm thời sử dụng các dữ kiện hiện
có cùng với chương trình mô phỏng phổ ChemBioOffice 2008 nhằm đề nghị cấu
trúc hợp chất BuII. Số liệu phổ thực nghiệm của BuII và phổ mô phỏng của
quercetin-3-O--D-glucopyranosid được trình bày ở bảng 7.
Từ bảng 7 cho thấy, các số liệu phổ mô phỏng và phổ thực nghiệm là tương đối
phù hợp. Do đó, hợp chất BuII được chúng tôi đề nghị là quercetin-3-O--D-
glucopyranosid, cấu trúc như sau:

Trang 21
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

Bảng 7. Số liệu phổ thực nghiệm của BuII


và phổ mô phỏng của quercetin-3-O--D-glucopyranosid
Phổ thực nghiệm Phổ mô phỏng
Vị trí 13C-NMR 1H-NMR 13C-NMR 1H-NMR

( ppm) ( ppm, J Hz) ( ppm) ( ppm, J Hz)


2 158,504 156,4
3 135,871 135,1
4 179,602 178,2
5 163,039 163,8
6 99,974 6,228 98,3 5,94
7 166,092 166,4
8 94,789 6,419 94 6,25
9 158,942 158,8
10 105,715 104,5
1’ 123,034 122,8
2’ 116,132 7,851 115,3 6,72
3’ 145,840 145,9
4’ 149,956 146,5
5’ 117,864 6,888 117,2 6,93
6’ 123,034 7,604 121,8 7,15
1’’ 105,556 5,167 109,6 5,68
2’’ 73,243 - 75,1 3,71
3’’ 75,181 3,495 76,9 3,49
4’’ 70,094 3,664 71,5 3,40
5’’ 77,338 - 81,6 3,76
6’’ 62,049 - 62,2 3,79; 3,54

Trang 22
Chương 2: Thực nghiệm và kết quả

2.6. Kết luận


Sau thời gian thực hiện đề tài “Phân lập flavonoid glycosid từ cao n-butanol của
cây rau má lá sen (Hydrocotyle bonariensis L.), họ Ngò (Apiaceae)”, chúng tôi đạt
được một số kết quả sau:
- Từ mẫu cây tươi, đã điều chế được các cao có độ phân cực khác nhau: cao
eter dầu hỏa, cao diclorometan, cao etyl acetat, cao n-butanol và cao nước.
- Từ cao n-butanol, đã phân lập được 2 chất tinh khiết là BuI và BuII. Trong
đó, cấu trúc hợp chất BuII được đề nghị là quercetin-3-O--D-glucopyranosid.

2.7. Kiến nghị


Do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên chúng tôi chỉ mới phân lập được 2
chất từ cao n-butanol và đã đề nghị được cấu trúc của 1 chất. Chúng tôi có một số
kiến nghị sau:
- Tiếp tục khảo sát thành phần hóa học cao n-butanol cũng như các cao khác
chiết từ Hydrocotyle bonariensis L..
- Tiến hành thử nghiệm hoạt tính sinh học của các loại cao cũng như các chất
phân lập được.

Trang 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Thị Nhung, Khảo sát cao etyl acetat của cây Rau Má Lá Sen
“Hydrocotyle vulgaris”, Luận văn tốt nghiệp, Đại Học Cần Thơ, 2008.
[2] Nguyễn Văn Giáp và Nguyễn Ngọc Thể, Khảo sát các hợp chất họ flavonoid
trong cây Rau Má Lá Sen, Luận văn tốt nghiệp, Đại Học Cần Thơ, 2008.
[3] Tôn Nữ Liên Hương, Tìm hiểu thành phần hóa học chi Hydrocotyle,
Seminar tiến sĩ 1, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, 2007.
[4] Bộ môn dược liệu, Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Đại Học Y Dược TP
Hồ Chí Minh, 2005.
[5] Đặng Thị Luyến, Trần Gia Khang, Châu Văn Kim, Nguyễn Thiện Thảo,
Nguyễn Văn Nhã và Nguyễn Văn Hùng, Flavonoid, Báo cáo chuyên đề, Đại Học
Cần Thơ, 2007.
[6] Nguyễn Kim Phi Phụng, Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Đại Học
Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2007.
[7] Hiller K., Keipert M., Pfeifer., Saponins of Hydrocotyle vulgaris, Pharmazie,
1979.
[8] Lê Viết Kình, Dược liệu chứa flavonoid, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh,
2005.
[9] Tôn Nữ Liên Hương, Phổ 2D-NMR của các hợp chất trong chi Hydrocotyle
bonariensis, Seminar tiến sĩ 2, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, 2009.

Trang 24
PHỤ LỤC

Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30

You might also like