Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐỀ ÔN TẬP

BÀI 22: KHÁI QUÁT VỀ VI SINH VẬT


Câu 1. Pseudomonas sp. Strain DO-1 là một vi sinh vật có khả năng
A. lên men lactic ứng dụng làm sữa chua.
B. cố định đạm cải thiện chất lượng đất.
C. phân giải protein ứng dụng làm nước mắm.
D. loại bỏ khí H2S và gốc CH2SH hiệu quả.
Câu 2. Vi sinh vật làm sạch môi trường bằng cách
A. tổng hợp các chất vô cơ từ xác chết của động vật, thực vật, rác thải, các chất lơ lửng trong nước,...
B. tổng hợp các chất hữu cơ từ xác chết của động vật, thực vật, rác thải, các chất lơ lửng trong nước,...
C. phân giải các chất hữu cơ từ xác chết của động vật, thực vật, rác thải, các chất lơ lửng trong nước,...
D. phân giải các chất vô cơ từ xác chết của động vật, thực vật, rác thải, các chất lơ lửng trong nước,...
Câu 3. DNA, RNA và protein được tổng hợp ở vi sinh vật (1)………ở mọi tế bào sinh vật và là biểu hiện
của (2)………từ nhân đến tế bào chất. Các cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống là
A. (1) khác nhau, (2) dòng thông tin di truyền.
B. (1) tương tự, (2) dòng thông tin di truyền.
C. (1) khác nhau, (2) dòng xung điện.
D. (1) tương tự, (2) dòng thông tin di truyền.
Câu 4. Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật xảy ra ở bên ngoài cơ thể vi sinh vật
nhờ các……….. polisaccharide do chúng tiết ra. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là
A. enzym phân giải. B. acid phân giải. C. acid tổng hợp. D. enzym tổng hợp.
Câu 5. Cho các phát biểu sau đây về vai trò của vi sinh vật trong cải thiện chất lượng đất:
(1) Tăng khả năng kết dính các hạt đất.
(2) Chuyển hóa chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.
(3) Tiết ra chất có lợi cho cây trồng.
(4) Tiêu diệt sâu hại.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 6. Cho các phát biểu sau đây về vai trò của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người.
(2) Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.
(3) Con người đã ứng dụng vi sinh vật vào nhiều lĩnh vực trong trong đời sống.
(4) Con người đã ứng dụng vi sinh vật vào nhiều lĩnh vực trong trong sản xuất.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 7. Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách
A. liên kết lysine và glutamic acid. B. liên kết glycerol và acid béo.
C. liên kết glycerol và glutamic acid. D. liên kết lysine và acid béo.
Câu 8. Chức năng của vi sinh vật nằm ở mắc xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn là
A. Chuyển hóa ánh sáng thành chất vô cơ.
B. Chuyển hóa ánh sáng thành chất hữu cơ.
C. Chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ.
D. Chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ.
Câu 9. Sản phẩm được tạo ra sau quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật là
A. tinh bột. B. đường đơn. C. đường đôi. D. cellulose.
Câu 10. Đâu KHÔNG phải là ứng dụng của vi sinh vật trong tự nhiên?
A. Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. B. Sản xuất dược phẩm.
C. Làm sạch môi trường. D. Cải thiện chất lượng đất.
Câu 11. Cho các phát biểu sau đây về vai trò của vi sinh vật trong chăn nuôi:
(1) Vi sinh vật góp phần cải thiện hệ tiêu hóa vật nuôi.
(2) Vi sinh vật giúp tăng sức đề kháng, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển nhanh, tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm.
(3) Con người đã sử dụng vi sinh vật để ủ thức ăn cho vật nuôi.
(4) Con người đã sử dụng vi sinh vật để sản xuất các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 12. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của gôm sinh học trong đời
sống con người?
(1) Dùng trong công nghiệp để sản xuất kem phủ bề mặt bánh.
(2) Làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hỏa.
(3) Làm chất thay thế huyết tương trong y học.
(4) Trong sinh hóa dùng làm chất tách chiếc enzyme.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 13. Phương trình tổng hợp carbohydrate ở vi sinh vật nào sau đây là đúng?
A. [Glucose]n + ADP  [Glucose]n+1 + [ADP-glucose].
B. [Glucose]n+1 + [ADP-glucose]  [Glucose]n + ADP.
C. [Glucose]n + [ADP-glucose]  [Glucose]n+1 + ADP.
D. [Glucose]n+1 + ADP  [Glucose]n + [ADP-glucose].
Câu 14. Quá trình phân giải protein ở vi sinh vật tạo ra
A. nucleotide. B. ethanol. C. amino acid. D. lactic acid.
Câu 15. Con người đã ứng dụng vi sinh vật trong bảo quản và chế biến thực phẩm như làm nước mắm từ
cá, làm nước tương tự đậu tương là dựa trên cơ sở
A. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym nuclease phân giải nucleic acid thành các nucleotide.
B. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym protease phân giải amino acid thành các protein.
C. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym nuclease phân giải nucleotide thành các nucleic acid.
D. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym protease phân giải protein thành các amino acid.
Câu 16. Sơ đồ quá trình lên men lactic nào sau đây viết đúng?
A. Glucose Vi khuẩn lactic

dị hình Lactic acid + CO2 + Ethanol + Acetic acid.

B. Glucose Vi khuẩn lactic đồng hình Lactic acid + CO2 + Ethanol + Acetic acid.

C. Glucose Vi khuẩn lactic



đồng hình Lactic acid + CO2.

D. Glucose Vi khuẩn lactic dị hình Lactic acid



Câu 17. Đường đơn được tạo ra sau quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật được
chúng hấp thụ và phân giải theo con đường
(1) hiếu khí. (2) kị khí. (3) lên men.
Trong các con đường trên, con đường đúng là
A. Chỉ (3) đúng. B. Cả (1), (2) và (3) đều đúng.
C. Chỉ (1) và (2) đúng D. Chỉ (1) và (3) đúng.
Câu 18. Quá trình lên men rượu còn có tên gọi khác là
A. lên men lactic. B. lên men kị khí. C. lên men ethanol. D. lên men hiếu khí.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về sự tổng hợp protein của vi sinh vật?
A. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp protein.
B. Phương trình tổng hợp protein là: (Amino acid)n  Protein.
C. Protein tổng hợp được khi liên kết các amino acid với nhau bằng liên kết glycosid.
D. Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các loại amino acid.
Câu 20. Trong quá trình tổng hợp carbohydrate, các phân tử polysaccharide được tạo ra nhờ sự liên kết
các phân tử glucose bằng liên kết
A. glycosid. B. ion. C. liên kết hidro. D. peptide.
Câu 21. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây dùng để nghiên cứu hình dạng, kích thước của
một số nhóm vi sinh vật?
A. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.
B. Phương pháp nuôi cấy.
C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.
D. Phương pháp định danh vi khuẩn.
Câu 22. Trong các phát biểu sau đây về hình trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Vi sinh vật thường có kích thước nhỏ.
(2) Vi sinh vật thường được quan sát bằng kính hiển vi.
(3) Vi sinh vật có thể quang sát bằng mắt thường.
(4) Vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn cả tế bào của động, thực vật.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23. Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm đơn bào nhân thực hay tập đoàn đơn bào?
A. Vi khuẩn cổ. B. Vi khuẩn.
C. Tảo biển. D. Vi nấm.
Câu 24. Dựa vào cấu tạo tế bào có thể phân loại vi sinh vật thành hai nhóm đó là
A. đơn bào nhân sơ và đơn bào hay tập đoàn đơn bào nhân thực.
B. đơn bào nhân sơ và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân thực.
C. đơn bào nhân sơ và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân sơ.
D. đơn bào nhân thực và đa bào hay tập đoàn đa bào nhân thực.
Câu 25. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là chất hữu cơ có kiểu dinh
dưỡng nào sau đây?
A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.
BÀI 24: QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI VÀ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT
Câu 1. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật được phân loại là dựa vào đâu?
A. Nhu cầu sử dụng nguồn carbon và chất hữu cơ của vi sinh vật.
B. Nhu cầu sử dụng nguồn carbon dioxide và năng lượng của vi sinh vật.
C. Nhu cầu sử dụng nguồn carbon dioxide và chất hữu cơ của vi sinh vật.
D. Nhu cầu sử dụng nguồn carbon và năng lượng của vi sinh vật.
Câu 2. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật thường có kích thước nhỏ.
(2) Phần lớn vi sinh vật có cấu trúc đa bào, một số khác là tập đoàn đơn bào.
(3) Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, ngoại trừ môi trường nước.
(4) Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng rất chậm nhưng sinh sản rất nhanh.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 3. Nấm men chính là loại nấm đơn bào, có kích thước, đường kính mỗi tế bào men chỉ vào khoảng
1/100 mm. Nấm men dùng trong sản xuất bia thường là các chủng thuộc giống Saccharomyces, chúng có
khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong môi trường nước mạch nha như các loại đường hoà tan qua
màng tế bào. Sau khi hấp thụ được các chất dinh dưỡng thì hàng loạt những phản ứng sinh hóa xảy ra mà
đặc trưng chính là quá trình trao đổi chất để chuyển hoá các chất này thành những dạng cần thiết cho quá
trình phát triển và lên men của nấm men được tiến hành. Nhờ đặc tính sinh dưỡng của nấm men là quá
trình chuyển hóa dịch đường thành rượu (C 2H5OH) và sinh ra khí CO2 là thành phần chính của bia, tạo ra
các mùi vị đặc trưng cho sản phẩm, tùy vào loại nấm men mà tạo ra các mùi vị khác nhau.
Trong các phát biểu sau đây về nấm men trong công nghiệp sản xuất bia, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nấm men thuộc nhóm vi sinh vật.
(2) Nấm men có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng.
(3) Trong quá trình lên men bia, nấm men sử dụng nguồn năng lượng từ chất hữu cơ.
(4) Trong quá trình lên men bia, nấm men sử dụng nguồn carbon là CO2.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 4. Cho các nhóm sinh vật dưới đây:
(1) Vi khuẩn cổ. (2) Vi khuẩn. (3) Vi nấm. (4) Vi tảo.
Trong số các nhóm sinh vật trên, có bao nhiêu nhóm sinh vật là vi sinh vật?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 5. Quan sát hình ảnh dưới đây về một hiện tượng có tên gọi là “thủy triều đỏ”.
Trong các phát biểu sau đây về hiện tượng trên, có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
(1) Thủy triều đỏ có thể xảy ra ở các cửa sông, cửa biển.
(2) Thủy triều đỏ là do hiện tượng bùng phát tảo biển nở hoa.
(3) Một số loài tảo làm xuất hiện màu đỏ hoặc nâu.
(4) Đây là hiện tượng do vi sinh vật gây ra.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 6. Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật xảy ra ở
A. bên trong nhân tế bào vi sinh vật. B. bên ngoài cơ thể vi sinh vật.
C. bên trong tế bào chất tế bào vi sinh vật. D. tại ti thể của tế bào vi sinh vật.
Câu 7. Vi sinh vật phần lớn có cấu trúc
A. đa bào. B. đơn bào.
C. tập đoàn đa bào. D. không có cấu trúc tế bào.
Câu 8. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây để nghiên cứu khả năng hoạt động hiếu khí, kị
khí của vi sinh vật và sản phẩm của chúng tạo ra?
A. Phương pháp quang sát bằng kính hiển vi.
B. Phương pháp nuôi cấy.
C. Phương pháp định danh vi khuẩn.
D. Phương pháp phân lập vi sinh vật.
Câu 9. Cho các nhóm sinh vật dưới đây:
(1) Động vật nguyên sinh (2) Vi khuẩn cổ. (3) Nấm. (4) Tảo biển.
Trong số các nhóm sinh vật trên, có bao nhiêu nhóm sinh vật là vi sinh vật?
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 10. Vi sinh vật có cấu trúc
(1) đơn bào. (2) đa bào. (3) tập đoàn đơn bào. (4) tập đoàn đa bào.
Phát biểu đúng là
A. Chỉ (1) và (3) đúng. B. Cả (1), (2), (3) và (4) đều đúng.
C. Chỉ (1) đúng. D. Chỉ (1) và (2) đúng.
Câu 11. Cho hình ảnh sau đây về nấm men:
Nấm men là vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng là……… sử dụng nguồn năng lượng từ từ chất hữu cơ và
nguồn carbon là chất hữu cơ. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là
A. Quang tự dưỡng. B. Hóa dị dưỡng. C. Quang dị dưỡng. D. Hóa tự dưỡng.
Câu 12. Người ta thường quan sát vi sinh vật bằng
A. kính lúp. B. kính thiên văn. C. kính hiển vi. D. mắt thường.
Câu 13. Cho các phát biểu sau đây về kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng.
(2) Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất vô cơ.
(3) Vi sinh vật hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ chất hữu cơ.
(4) Vi sinh vật hóa dị dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 14. Kĩ thuật nào sau đây dùng để theo dõi các quá trình tổng hợp bên trong tế bào ở mức độ phân tử?
A. Kĩ thuật siêu li tâm. B. Kĩ thuật nuôi cấy.
C. Kĩ thuật đồng vị phóng xạ. D. Kĩ thuật cố định và nhuộm màu
Câu 15. Kĩ thuật nào sau đây dùng để nghiên cứu cấu trúc không gian của những phân tử?
A. Kĩ thuật siêu li tâm. B. Kĩ thuật nuôi cấy.
C. Kĩ thuật đồng vị phóng xạ. D. Kĩ thuật cố định và nhuộm màu.
Câu 16. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn carbon là CO2 có kiểu dinh dưỡng
nào sau đây?
A. Quang dị dưỡng. B. Hóa tự dưỡng. C. Hóa dị dưỡng. D. Quang tự dưỡng.
Câu 17. Vi sinh vật có khả năng hấp thu và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng nên chúng
A. sinh trưởng rất nhanh nhưng sinh sản rất chậm.
B. sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
C. sinh sản rất nhanh nhưng sinh trưởng rất chậm.
D. sinh trưởng và sinh sản rất chậm.
Câu 18. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ.
(2) Tất cả vi sinh vật đều có cấu trúc đơn bào.
(3) Vi sinh vật chỉ tồn tại được trong cơ thể sinh vật.
(4) Vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 19. Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật thường có thể quan sát bằng mắt thường
(2) Phần lớn vi sinh vật có cấu trúc tập đoàn đơn bào.
(3) Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, ngoài trừ trên cơ thể sinh vật.
(4) Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 20. Cho các kiểu dinh dưỡng sau đây:
(1) Quang tự dưỡng. (2) Hóa tự dưỡng. (3) Quang dị dưỡng. (4) Hóa dị dưỡng
Trong kiểu dinh dưỡng trên, có bao nhiêu kiểu dinh dưỡng có ở vi sinh vật?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 21. Hình ảnh dưới đây mô tả quy trình sản xuất rượu nho.

Nguồn ảnh: laruvie.vn


Dựa trên hình ảnh được cung cấp và kiến thức đã học, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu
sau đây về quy trình sản xuất rượu.
(1) Quy trình sản xuất rượu thực chất là quá trình phân giải carbohydrate của vi sinh vật.
(2) Rượu được sản xuất nhờ quá trình lên men lactic của vi sinh vật.
(3) Quy trình sản xuất rượu có sự tham gia của nấm men rượu.
(4) Quy trình sản xuất rượu không tạo ra CO2.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 22. Tảo xoắn Spirulina là một loại tảo màu xanh lam mà mọi người có thể dùng như một chất bổ
sung trong chế độ ăn uống. Mọi người coi tảo xoắn là một siêu thực phẩm do hàm lượng dinh dưỡng
tuyệt vời và lợi ích sức khỏe của nó mang lại. Tảo xoắn có hàm lượng protein và vitamin cao, do đó tảo
xoắn trở thành một chất bổ sung chế độ ăn uống tuyệt vời cho những người ăn chay. Xem hình dưới đây:

Nguồn ảnh: Vinmec.


Trong các phát biểu dưới đây về tảo xoắn Spirulina, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tảo xoắn Spirulina thuộc nhóm vi sinh vật.
(2) Tảo xoắn Spirulina không có khả năng tổng hợp protein.
(3) Ứng dụng làm thực phẩm của tảo xoắn Spirulina là dựa trên khả năng sản xuất sinh khối của chúng.
(4) Quá trình tổng hợp của chúng tạo ra thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 23. Sữa chua là một chế phẩm sữa được sản xuất bằng cách lên men sữa bò tươi, sữa bột hay sữa
động vật nói chung. Sữa chua là một thực phẩm rất thơm ngon và bổ dưỡng cho con người.

Nguồn ảnh: iStockphoto.com


Dựa trên thông tin, hình ảnh được cung cấp và kiến thức đã học, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các
phát biểu sau đây về quá trình làm sữa chua.
(1) Quá trình làm sữa chua thực chất là quá trình phân giải carbohydrate của vi sinh vật.
(2) Lên men sữa chua là lên men ethanol.
(3) Quá trình lên men sữa chua có sự tham gia của vi khuẩn lactic dị hình.
(4) Quá trình lên men sữa chua có tạo ra ethanol và acetic acid.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 24. Quan sát hình ảnh dưới đây và các phát biểu về hình ảnh này.
(1) Sản phẩm trong hình được tạo ra từ vi sinh vật.
(2) Tảo lục Chlorella có khả năng tổng hợp protein.
(3) Tảo lục Chlorella có khả năng sản xuất ra sinh khối.
(4) Sản phẩm trong hình được dùng làm nguồn protein bổ sung con người.
Tron các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Nguồn ảnh: Bachhoaxanh.com


A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 25. Trong công nghệ sản xuất và chế biến thực phẩm hiện nay, bột ngọt (mì chính) là chất phụ gia
thực phẩm được sử dụng khá rộng rãi. Người ta áp dụng công nghệ vi sinh dùng vi khuẩn đột biến
Corynebacterium Glutamicum để trước hết tạo ra glutamic acid, sau đó dùng NaOH ở nồng độ cao sản
xuất ra bột ngọt (muối natri glutamat).

Nguồn ảnh: Viện y học ứng dụng Việt Nam


Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Corynebacterium Glutamicum thuộc nhóm vi sinh vật.
(2) Corynebacterium Glutamicum có khả năng tổng hợp amino acid.
(3) Corynebacterium Glutamicum được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất ra bột ngọt (mì chính).
(4) Bột ngọt (mì chính) là ứng dụng của khả năng sản xuất ra sinh khối của Corynebacterium
Glutamicum.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

BÀI 25: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT


Câu 1. Phần lớn các đại diện của nhóm sinh vật nào dưới đây thích nghi với môi trường có độ pH 6-8
(ưa trung tính)?
A. Nấm. B. Tảo.
C. Động vật nguyên sinh. D. Virus.
Câu 2. Vi khuẩn thích nghi với môi trường, tăng cường tiết enzym trao đổi chất, chuẩn bị phân chia xảy
ra ở pha nào?
A. Suy vong. B. Tiềm phát. C. Cân bằng. D. Lũy thừa.
Câu 3. Ở nấm men bào tử nào dưới đây không phải là bào tử vô tính?
A. Bào tử đốt. B. Bào tử bắn. C. Bào tử áo. D. Bào tử kín.
Câu 4. Chất nào dưới đây thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi?
A. Nitơ. B. Clo. C. Lưu huỳnh. D. Photpho.
Câu 5. Vi sinh vật ưa nhiệt sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ bao nhiêu?
A. 55-65. B. 75-80. C. 85-110. D. 20-40.
Câu 6. Loại vi khuẩn nào dưới đây có khả năng hình thành nội bào tử?
A. Vi khuẩn lam. B. Vi khuẩn than.
C. Vi khuẩn tả. D. Vi khuẩn Rhizobium.
Câu 7. Để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, các hợp chất kim loại nặng có cơ chế tác động như thế
nào?
A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh.
B. Gắn vào nhóm SH của prôtêin và làm chúng bất hoạt.
C. Ôxi hóa các thành phần tế bào.
D. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất.
Câu 8. Để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người ta thường tiến hành sấy khô. Ví dụ trên cho
thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật?
A. Ánh sáng. B. Áp suất thẩm thấu.
C. Độ ẩm. D. Độ pH.
Câu 9. Các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Ngoại trừ?
A. Nhiệt độ. B. pH.
C. Chất sát khuẩn. D. Áp suất thẩm thấu.
Câu 10. Chất nào dưới đây có khả năng diệt khuẩn một cách chọn lọc?
A. Acid. B. Hợp chất phênol.
C. Chất kháng sinh. D. Hợp chất kim loại nặng.
Câu 11. Công thức tính tổng số tế bào sau n lần phân chia của vi sinh vật là?
A. N= No x 2n. B. N=No+ 2n. C. N= No x n2.. D. N= No x 2n.
Câu 12. Có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở vùng Nam Cực và Bắc Cực.
(2) Vi sinh vật ưa lạnh chỉ sinh trưởng ở nhiệt độ < 0.
(3) Vi sinh vật ưa ấm sinh trưởng ở nhiệt độ 20-40.
(4) Vi sinh vật ưa nhiệt sinh trưởng ở nhiệt độ 55 - 65.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 13. Cod bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1) Pha tiềm phát là pha lag.
(2) Pha lũy thừa là pha log.
(3) Trong nuôi cấy liên tục không có pha lũy thừa.
(4) Trong nuôi cây không liên tục thì không có pha tiềm phát và pha lũy thừa.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 14. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Vi khuẩn than sống ở nơi có điều kiện rất khắc nghiệt (pH 2-3).
(2) Vi khuẩn ưa trung tính có pH dao động 6-8.
(3) Ở vi khuẩn ưa trung tính nếu pH <4 hoặc >8 thì vẫn sinh trưởng bình thường.
(4) Vi khuẩn ưa axit có ở đá số các loài nấm.
(5) Vi khuẩn ưa kiềm thường sống ở các hồ, đất kiềm và đất ở vùng khai thác mỏ.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 15. Vi sinh vật được dùng để chế tạo các môi trường sinh trưởng là?
A. Virus. B. Vi khuẩn. C. Tảo. D. Nấm.
Câu 16. Số lượng vi khuẩn sinh ra bằng với số lượng vi khuẩn chết đi là đặc điểm của pha nào?
A. Cân bằng. B. Suy vong. C. Lũy thừa. D. Tiềm phát.
Câu 17. Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm?
A. Vi sinh vật ưa nhiệt. B. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
C. Vi sinh vật ưa ấm. D. Vi sinh vật ưa lạnh.
Câu 18. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Bức xạ ion thuộc yếu tố hóa học.
(2) Bức xạ ion gồm: tia gama, tia tử ngoại.
(3) Dựa vào nhu cầu oxy trong quá trình sinh trưởng, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm.
(4) Nấm men bia, E. coli thuộc loài vi hiếu khí.
A. 3 B. 4. C. 0. D. 2.
Câu 19. Đối với vi sinh vật, nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển
hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim…?
A. Độ pH. B. Áp suất thẩm thấu.
C. Độ ẩm. D. Ánh sáng.
Câu 20. Một quần thể nấm men bia có 50 con ở nhiệt độ 30 độ, có thời gian phân chia là 2 giờ. Hỏi sao
bao lâu thì quần thể có số lượng là 400 con?
A. 150 phút. B. 120 phút. C. 180 phút. D. 100 phút.
Câu 21. Số lượng vi khuẩn sinh ra ít hơn số lượng vi khuẩn chết đi là đặc điểm của pha nào?
A. Tiềm phát. B. Cân bằng. C. Suy vong D. Lũy thừa.
Câu 22. Sinh sản bằng cách tiếp hợp các bào tử đơn bội tạo thành hợp tử. Gặp ở?
A. Trùng giày. B. Nấm sợi. C. Trùng roi. D. Nấm men bia.
Câu 23. Đối với vi sinh vật, chất nào dưới đây được xem là nhân tố sinh trưởng. Ngoại trừ?
A. Vitamin. B. Axit amin. C. Pirimidin. D. Nước.
Câu 24. Ở sinh vật nhân thực, sinh sản bằng hình thức phân đôi, gặp chủ yếu ở loài nào?
A. Trùng roi, amip. B. Mucor spp. C. Nấm men bia. D. Nấm sợi.
Câu 25. Thứ tự các pha của sự sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục?
A. Tiềm phát - Lũy thừa - Suy vong - Cân bằng.
B. Tiềm phát - Cân bằng - Suy vong - Lũy thừa.
C. Tiềm phát - Lũy thừa - Cân bằng - Suy vong.
D. Tiềm phát - Cân bằng - Lũy thừa - Suy vong.

BÀI 26: CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT


Câu 1. Ví dụ về ứng dụng đặc điểm quá trình phân giải các chất của vi sinh vật là
A. sản xuất acid amin. B. sản xuất các chất xúc tác sinh học.
C. nước mắm. D. sản xuất protein đơn bào.
Câu 2. Xử lý nước thải là ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong
A. sinh hoạt. B. nông nghiệp.
C. bảo vệ môi trường. D. y học.
Câu 3. Chất nào sau đây là loại kháng sinh phổ biến thu được từ địa y?
A. Clavacin. B. Axit usnic. C. Cephalosporium. D. Penicillin.
Câu 4. Xử lý mùi hôi trong chăn nuôi là ứng dụng của chế phẩm vi sinh vật trong
A. công nghiệp. B. môi trường. C. nông nghiệp. D. sinh hoạt.
Câu 5. Điền vào chố trống để hoàn thành câu sau: “Công nghệ vi sinh (1)… là sử dụng các (2)… để sản
xuất các loại phân bón vi sinh.”
A. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm vi sinh vật.
B. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm hóa học.
C. (1) ứng dụng trong công nghiệp; (2) chế phẩm sinh học.
D. (1) sản xuất phân bón; (2) chế phẩm sinh học.
Câu 6. Những ngành nghề nào sau đây có liên quan đến công nghệ vi sinh vật?
(1) giáo viên; (2) y học; (3) công nghệ sinh học; (4) tài chính ngân hàng; (5) quản lí; (6) ngôn ngữ
Anh; (7) môi trường.
A. (2); (3); (7). B. (1); (2); (3); (4); (5).
C. (2); (3); (5); (7). D. (2); (4); (5); (6); (7).
Câu 7. Trong các thành tựu sau đây, có bao nhiêu thành tựu không thuộc công nghệ vi sinh vật? (1)
vaccine, (2) probiotics, (3) sữa chua, (4) chất kích thích miễn dịch cytokite, (5) chiết cây giống, (6) nho
không hạt, (7) vi khuẩn E. Coly (9) kĩ thuật PCR.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 8. Chức năng nào sau đây là của pectinaza?
A. Khử mùi tơ. B. Làm sạch da sống.
C. Làm sạch nước trái cây. D. Sản xuất xà phòng.
Câu 9. Ví dụ về ứng dụng đặc điểm quá trình tổng hợp các chất của vi sinh vật là
A. rượu. B. sản xuất protein đơn bào.
C. sữa chua. D. nước mắm.
Câu 10. Sản phẩm tạo ra từ công nghệ vi sinh vật có đặc điểm như thế nào?
A. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
B. Gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả tức thời.
C. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành cao, hiệu quả lâu dài.
D. Gây hại cho người sử dụng nên giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
Câu 11. Các loại khí ethylen oxide được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực
A. khử trùng phòng thí nghiệm.
B. tẩy trùng trong bệnh viện.
C. khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.
D. thanh trùng nước máy.
Câu 12. Thuốc kháng sinh không được sử dụng cho mục đích nào sau đây?
A. Làm thuốc. B. Làm chất bảo quản.
C. Làm chất bổ sung thức ăn chăn nuôi. D. Để tiêu diệt vi khuẩn cần thiết.
Câu 13. Chất nào sau đây được sử dụng như một chất ức chế miễn dịch?
A. B. Streptokinase. C. Penicillin. D. Statin.
E. Cyclosporin
Câu 14. Người ta dùng nhiệt độ cao để thanh trùng vì nhiệt độ cao có tác dụng?
A. Đốt cháy carbohydrat trong tế bào.
B. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
C. Biến tính các loại protein, acid nucleic.
D. Làm bay hơi lipid.
Câu 15. Làm sữa chua là ứng dụng của quá trình
A. lên men axetic. B. lên men lactic.
C. lên men butylic. D. lên men rượu etylic.
Câu 16. Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp?
A. Dưa muối. B. Kháng sinh. C. Phân bón. D. Nước tương.
Câu 17. Phát biểu nào dưới đây đúng về công nghệ vi sinh vật?
(1) Là lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học.
(2) Gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả tức thời.
(3) An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
(4) Là công nghệ sử dụng vi sinh vật và dẫn xuất của nó để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con
người.
A. (2), (3), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4).
Câu 18. Người ta thường không thu được chất kháng sinh từ loài nào sau đây?
A. Vi khuẩn cổ. B. Xạ khuẩn. C. Địa y. D. Nấm.
Câu 19. “Trong tương lai, sự kết hợp giữa (1)…, (2)…, (3)…và (4)…sẽ mở ra những triển vọng mới về
các ứng dụng trong đời sống và tạo ra những nghề nghiệp mới.”
Chỗ còn trống đó là
A. (1) trí tuệ nhân tạo, (2) công nghệ lên men, (3) công nghệ thông tin, (4) công nghệ vi sinh.
B. (1) công nghệ nano, (2) công nghệ vi sinh, (3) công nghiệp, (4) trí tuệ nhân tạo.
C. (1) công nghệ vi sinh hiện đại, (2) công nghệ vũ trụ, (3) công nghệ nano, (4) trí tuệ nhân tạo.
D. (1) công nghệ vi sinh hiện đại, (2) công nghệ nano, (3) công nghệ thông tin, (4) trí tuệ nhân tạo.
Câu 20. Sản xuất kháng sinh Streptomycin là ứng dụng của vi sinh vật để điều trị
A. viêm thận. B. viêm gan. C. viêm phế quản D. viêm phổi.
Câu 21. Các loại khí ethylen oxide được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực
A. khử trùng phòng thí nghiệm.
B. tẩy trùng trong bệnh viện.
C. khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.
D. thanh trùng nước máy.
Câu 22. Ý nào sau đây là triển vọng của công nghệ vi sinh vật?
A. Sử dụng công nghệ vi sinh vật để xử lí mùi hôi chuồng trại trong chăn nuôi.
B. Xử lí dầu loang trên biển bằng công nghệ vi sinh vật.
C. Tạo giống vi sinh vật bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, tạo đột biến định hướng, chỉnh sửa gene,
phân lập gene.
D. Sản xuất thuốc kháng sinh cho người và động vật, vaccine, hormone từ công nghệ vi sinh vật.
Câu 23. Điều nào sau đây có thể là lý do cho sự phát triển của sự đề kháng với thuốc kháng sinh?
A. Kháng sinh rất hiệu quả. B. Không bao giờ có thể xảy ra.
C. Tác nhân gây bệnh rất yếu. D. Gây đột biến trong mầm bệnh.
Câu 24. Trong công nghệ vi sinh, việc nuôi cấy vi sinh vật thu sinh khối để sản xuất các chế phẩm sinh
học có giá trị được thực hiện trên môi trường nuôi cấy nào?
A. Môi trường có nhiệt độ thấp.
B. Nuôi cấy liên tục, duy trì năng suất.
C. Nuôi cấy ngắt quãng, có thời gian cho vsv phát triển.
D. Môi trường có nhiệt độ cao.
Câu 25. “Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor (là sự kết hợp giữa vật liệu sinh học bioreactor và máy sục
khí nano) để xử lí nước thải bằng cách thúc đẩy quá trình tự làm sạch của môi trường thông qua việc phát
huy tối đa khả năng phân giải các chất bẩn, độc hại của các vi sinh vật sẵn có trong môi trường.” là nội
dung của
A. cơ chế của công nghệ vsv. B. ý nghĩa công nghệ vsv.
C. ứng dụng công nghệ vsv. D. triển vọng công nghệ vsv.

You might also like