Câu hỏi Tội phạm học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

VẤN ĐỀ 1

Câu 1: Trình bày các quan điểm khác nhau về tội phạm học. Đánh giá ưu điểm và hạn chế
của các quan điểm này
1. Quan điểm thế giới về tội phạm học
- Thuật ngữ tội phạm học bắt nguồn từ sự kết hợp của chữ La tinh: crimen là tội phạm và chữ Hy
Lạp: logos là học thuyết. Tội phạm học có nghĩa là học thuyết về tội phạm hoặc sự nghiên cứu về
tội phạm.
=> Đây có thể được xem như là định nghĩa ban đầu và trực tiếp (từ nghĩa của từ) về tội phạm
học. Tuy nhiên thuật ngữ này không mang tính chất pháp lý
- Một trong những nhà tội phạm học sớm nhất của Mỹ trong thế kì XX là Edwin H, Sutherland
đã đưa ra định nghĩa tội phạm học: “Tội phạm học là lĩnh vực kiến thức về vấn đề xã hội của tội
phạm”
=> Theo đó, tội phạm học chỉ được xem là ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu vấn đề xã hội của tội
phạm, tức là nghiên cứu tội phạm và hành vi phạm tội như là hiện tượng xã hội.
- Định nghĩa khác về tội phạm học được đưa ra như sau:"Tội phạm học là sự nghiên cứu về
nguyên nhân của tội phạm”
=> Nhấn mạnh đối tượng nghiên cứu là nguyên nhân của tội phạm và vai trò của tội phạm học
trong việc tìm ra nguyên nhân của tội phạm.
- "Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm”.
=> Nhấn mạnh tính khoa học của tội phạm học như là đặc điểm riêng biệt.
- Theo nhà tội phạm học. người Mỹ - Frank Schmalleger: "Tội phạm học là khoa học mà bao
quanh là chuyên môn liên ngành nghiên cứu về tội phạm và hành vi phạm tội, bao gồm cả
những biểu hiện cúa nó, nguyên nhân, các khía cạnh pháp lý và sự kiểm soát” .
=> Nhấn mạnh hai vấn đề được đề cập, đó là phạm vi đối tượng nghiên cứu và đặc tính liên
ngành của tội phạm học. Theo ông, tội phạm học là khoa học mang tính liên ngành vì nó phải
nhờ đến các ngành khoa học khác mà có được sự tiếp cận tổng hợp để hiểu được vấn đề của tội
phạm trong xã hội đương thời và để đưa ra được các giải pháp đối với các vấn đề do tội phạm
gây ra. Đó là các ngành khoa học như nhân chủng học, sinh học, xã hội học, tâm lý học, tâm thần
học...
=> Loại định nghĩa thứ tư thể hiện không dừng lại ở việc xác định chung chung ràng tội phạm
học là khoa học nghiên cứu về tội phạm mà đã thể hiện quan niệm toàn diện và sâu sắc hơn về
đối tượng và đặc tính khoa học của tội phạm học hiện đại. Trong đó, quan niệm phổ biến cho
rằng tội phạm học là khoa học thực nghiệm mang tính liên ngành nghiên cứu về tội phạm,
nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm.
2. Quan điểm của Việt Nam về tội phạm học
Ở Việt Nam, định nghĩa về tội phạm học được đưa ra tương đối thống nhất, trong đó nhấn mạnh
đổi tượng nghiên cứu của tội phạm học là tội phạm và người phạm tội; nguyên nhân của tội
phạm và biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
- Trong giáo trinh xuất bản từ năm 1995, GS.TS. Đỗ Ngọc Quang cho rằng: “Tội phạm học là
ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình trạng phạm lội và tội phạm...;
nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những biện pháp
phòng ngừa tội phạm nhằm lừng bước ngăn chặn, hạn chế tội phạm trong cuộc sống xã hội.”
- Cùng với cách định nghĩa tương tự, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm cho ràng: “Tội phạm học là
ngành khoa học nghiên cứu tội phạm, tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh
tội phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những biện pháp phòng ngừa, đẩu tranh chống tội
phạm nhằm ngăn chặn, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội”.
Như vậy, trong tất cả các định nghĩa khác nhau về tội phạm học, từ định nghĩa ban đầu đến định
nghĩa trong thời gian gần đây đều khẳng định tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm
học. Tội phạm ờ đây có nghĩa là những hành vi bị coi là tội phạm đã được thực hiện trên thực tế,
vì vậy cũng có thể gọi là tội phạm hiện thực. Tội phạm hiện thực được nghiên cứu từ góc độ xã
hội học như một hiện tượng xã hội số lớn và được xem như một bộ phận của thực tại xã hội.
Nghiên cứu “mặt xã hội" của tội phạm hiện thực là để có thể đánh giá được trạng thái của bộ
phận thực tại xã hội này mà tìm cách thay đổi theo hướng tích cực.
Nguyên nhân của tội phạm cũng đã được khẳng định là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
trong hầu hết các định nghĩa về tội phạm học nêu trên. Lịch sử phát triển của tội phạm học cho
thấy, nguyên nhân của tội phạm được nghiên cứu từ phía xã hội và từ phía người phạm tội và từ
mồi phía lại được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, như từ phía người phạm tội được
nghiên cứu từ góc độ sinh lý và tâm lý... Các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân đều được
nghiệm chứng trong thực tiễn và tạo cơ sở cho việc hình thành những hệ thống tri thức, quan
điểm khác nhau về nguyên nhân của tội phạm hay còn được gọi là các học thuyết trong tội phạm
học. Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học trên thế giới cũng có thể được coi là lịch sử
hình thành và phát triển các học thuyết về nguyên nhân của tội phạm.
Kiểm soát tội phạm cũng được coi là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Điều này được
khẳng định rất sớm trong lịch sử phát triển tội phạm học cũng như thể hiện trong hầu hết các
định nghĩa về tội phạm học đã được đưa ra.
Khái niệm kiểm soát tội phạm bắt nguồn từ khái niệm kiểm soát xã hội - khái niệm của xã hội
học và kiểm soát tội phạm được coi là bộ phận của kiểm soát xã hội. Kiểm soát tội phạm có thể
được hiểu chung nhất là hệ thống tổng thể các công cụ, các cơ quan - tổ chức và các quá trình mà
với hệ thống này việc phản ứng xã hội đối với việc thực hiện tội phạm được thực hiện.
=> Trong các định nghĩa đã nêu về tội phạm học, các tác giả đã có những cách thế hiện khác
nhau đề cập một đổi tượng nghiên của tội phạm học là kiểm soát tội phạm. Các nội dung được đề
cập sau đây đều thuộc nội dung của kiểm soát tội phạm: các khía cạnh pháp lý và sự kiếm
soát...”; “... các biện pháp và cách thức mà các cơ quan nhà nước phán ứng trước sự xảy ra của
các hành vi phạm tội..."', “... sự kiểm soát của các tác động xã hội bao gồm cả các khả năng xử lý
đối với người phạm tội và tác dụng của hình phạt..."; "... việc ngăn chặn hành vi phạm tội cũng
như việc xử lý những người phạm tội..". “Biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm" được đề
cập nhiều trong các tài liệu ở Việt Nam như là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học cũng có
nội dung rất gần với kiểm soát tội phạm vì chúng cũng bao gồm những biện pháp phản ứng của
Nhà nước đối với tội phạm hiện thực. Đó là những biện pháp đấu tranh chống tội phạm mang
tính phòng ngừa, như biện pháp dấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm bằng pháp luật hình sự và
thông qua các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và cơ quan thi hành án (gọi
chung là các cơ quan kiểm soát tội phạm).
Những phân tích trên cho thấy đã có đủ cơ sở thực tiễn khoa học để khẳng định tội phạm học có
đối tượng nghiên cứu độc lập, đó là tội phạm hiện thực với ý nghĩa là hiện tượng xã hội số lớn và
các hiện tượng, quá trình liên quan trực tiếp đến tội phạm hiện thực thuộc về nguyên nhân của tội
phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm thể hiện sự phản ứng xã hội đối với tội phạm hiện thực.
Tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực cũng
có thể được coi như đối tượng nghiên cứu cụ thể hay bộ phận của tổng thể đối tượng nghiên cứu
của tội phạm học mà trước tiên thuộc về nó lả hiện thực xã hội bao quanh các hiện tượng xã hội
là tội phạm. Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trong một số định nghĩa về tội phạm học đã nêu đã đề cập đến tính mục đích của tội phạm học.
Tội phạm học nghiên cứu tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát
tội phạm hiện thực là nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. Lịch sử hình thành và phát triển tội
phạm học đã cho thấy, các kết quà nghiên cứu thực nghiệm về các đối tượng nghiên cứu của tội
phạm học luôn hướng tới và phục vụ cho mục đích phòng ngừa tội phạm.
Những viện dẫn và phân tích nêu trên cũng đã làm rõ những đặc điểm khoa học của tội phạm
học. Tội phạm học không phải là khoa học đon ngành mà là khoa học liên ngành và là khoa học
thực nghiệm. Những tri thức khoa học hợp thành tội phạm học được đúc kết từ các kết quả
nghiên cứu - lấ những kinh nghiệm từ quan sát, tìm hiểu về tội phạm trong thực tế như là hiện
tượng xã hội, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm - không thể không dựa vào các
ngành khoa học thực nghiệm liên quan đến con người và xã hội, đặc biệt là tâm lý học và xã hội
học. Đúng như một học giả đã khẳng định: Tội phạm học không thể xuất hiện mà không có các
khoa học liên quan. Được coi là những khoa học thực nghiệm hay khoa học kinh nghiệm là
những ngành khoa học mà trong đó những đối tượng và nhừng sự việc của thế giới, ví dụ như
các hành tinh, động vật. cảc phương thức hành vi của con người được nghiên cứu qua thực
nghiệm (thí nghiệm), quan sát lĩnh vực hay thăm dò ý kiến. Xem: Phân biệt giữa các khoa học
thực nghiệm và các khoa học không thực nghiệm.
Trên cơ sở kế thừa được quan niệm truyền thống mà vẫn phù hợp với sự phát triển của tội phạm
học hiện đại và đảm bảo sự thống nhất tương đối với các quan niệm khác nhau hiện nay về tội
phạm học. có thể đưa ra định nghĩa về tội phạm học như sau:
Tội phạm học là khoa học chuyên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm (hiện thực),
nguyên nhân của tội phạm và kiểm soái tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.
VẤN ĐỀ 2

Câu 1: Đánh giá ưu điểm và hạn chế của trường phái tội phạm học cổ điển.

Mỗi thuyết, trường phái đó đều có con đường riêng (cách tiếp cận riêng) nghiên cứu về tội phạm
nhưng cũng có thể có sự kế thừa ít nhiều quan niệm của người đi trước và tựu chung lại các
thuyết, các trường phái đó đều cố gắng giải thích nguyên nhân của tội phạm và đưa ra biện pháp
phòng ngừa tương ứng.
1. Các học thuyết về tội phạm học
Việc nghiên cứu các thuyết, các trường phái ở các giai đoạn lịch sử khác nhau có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong nghiên cứu tội phạm học vì giúp đánh giá được những thành tựu,
những hạn chế của các thuyết để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện việc giải thích về tội phạm cũng
như xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp.
Có rất nhiều thuyết trong tội phạm học giải thích về nguyên nhân của tội phạm nhung
nhìn chung có thể chia thành bốn nhóm cơ bản với các cách tiếp cận khác nhau. Đó là:
- Trường phái tội phạm học cổ điển với cách tiếp cận dựa trên nền tảng triết học ‘‘thời kì khai
sáng”;
- Các thuyết sinh học với cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lý thuyết sinh học;
- Các thuyết tâm lý với cách tiếp cận dựa trền nền tảng lý thuyết tâm lý;
- Các thuyết xã hội học với cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lý thuyết xã hội học.
Phải thừa nhận rằng các thuyết khi lý giải về nguyên nhân của tội phạm đều có nhân tố
họp lý nhất định, tuy nhiên, từng học thuyết đều có mặt mạnh và hạn chế riêng. Do vậy, không vì
hạn chế củạ học thuyết nào đó mà chúng ta phủ nhận sự đóng góp của học thuyết đó đối với sự
phát triển của tội phạm học.
2. Trường phái tội phạm học cổ điển
Thời gian: Từ năm 1700 đến năm 1880.
Học giả tiêu biếu: Cesare Beccaria, Jeremy Bentham.
2.1 Quan điểm của Cesare Beccaria
Cesare Beccaria (1738 - 1794) có tên Italia là Cesare Bonesana sinh ra Ở Milan, Italia.
Cuốn “về tội phạm và hình phạt” (1764) của ông là công trình đánh dấu bước ngoặt cho sự ra đời
của trường phái tội phạm học cổ điển.
Giải thích về nguyên nhân của tội phạm, Cesare Beccaria cho rằng nguyên nhân của tội
phạm là tự do ý chí, sự lựa chọn của tùng cá nhân. Luận điểm này của ông chịu ảnh hưởng tư
tưởng của thời kì khai sáng, đó là “tự do ý chí và suy nghĩ lý trí được thừa nhận là có vai trò
quyết định đến hành vi của con người”. Có thể hiểu đơn giản như là, một người đứng trước việc
quyết định ăn trộm tiền của người khác, người đó có ý chí tự do hoàn toàn có thể quyết định có
hay không thực hiện hành vi ăn trộm ấy, nếu anh ta lựa chọn không ăn trộm thì anh ta sẽ không
phải tội pham, còn lựa chọn ăn trộm thì sẽ thành tội phạm; trong quá trình anh ta quyết định lựa
chọn có hay không thực hiện hành vi ăn trộm ý chí của anh ta hoàn toàn tự do, hoàn toàn do anh
ta định đoạt hành vi thực hiện.
Từ đó, ông đề cao vai trò của hình phạt trong phòng ngừa tội phạm. Để hình phạt có
hiệu quả trong phòng ngừa tội phạm thì:
- Hình phạt phải tương xứng với mức độ nguy hiểm cúa tội phạm. Nếu hình phạt ngang bằng
được áp dụng đối với hai tội phạm đã gây thiệt hại cho xã hội ở những mức độ khác nhau thì
không có gì cản trở con người tiếp tục thực hiện những tội phạm nghiềm trọng hơn mỗi khi
chúng đem lại nhiều lợi ích hơn;
+ Hình phạt cần phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội chứ không phải là con
người phạm tội. Các tội phạm chỉ có thể được đánh giá bởi những thiệt hại gây ra cho xã hội.
Con người là chủ thể của tội phạm. Bởi vậy, mức độ nguy hiểm của tội phạm phụ thuộc vào mục
đích của người phạm tội;
+ Hình phạt cần áp dụng nhanh chóng thì khi đó nó có giá trị phòng ngừa tốt nhất. Hình phạt kịp
thời sẽ hiệu quả hơn bởi vì nếu khoảng thời gian giữa tội phạm và hình phạt càng ngắn thì sự kết
hợp giữa hai ý tưởng về tội phạm và hình phạt càng mạnh mẽ và dứt khoát hơn;
+ Mọi người cần được đối xử bình ’đẳng. Hình phạt áp dụng đối với nhà quý tộc cần phải không
có sự khác biệt so với hình phạt đối với những thành viên thuộc tầng lớp dưới trong xã hội.
+ Cách tốt nhất để phòng ngừa tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng, khen
thưởng người có đạo đức tốt và cải thiện nền giáo dục. Đồng thời, cần phải cải thiện hệ thống tư
pháp hình sự theo hướng hạn chế tính hà khắc và đẩy mạnh việc đối xử nhân đạo đối với tù nhân.
Đồng thời, ông tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của hình phạt từ hình trong phòng ngừa tội phạm, cho
rằng hình phạt tử hình phải bị hủy bỏ.
Ngày nay, các nhà tội phạm học vẫn coi tư tưởng của ông trong cuốn “Tội phạm và hình
phạt” là tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
2.2 Quan điểm của Jeremy Bentham
Jeremy Bentham (1748 - 1832) được coi là một trong những người sáng lập ra trường
phái tội phạm học cổ điển. Với công trình “Lời giới thiệu tới các nguyên tắc của đạo đức và luật
pháp” (năm 1798), ông đã đưa ra thuật ngữ gắn liền với tên tuổi của ông. Đó là “thuyết vị lợi”
(utilitarianism or hedonistic calculus).
“Thuyết vị lợi” của Jeremy Bentham là triết lý khá thực dụng về tội phạm cũng như hình
phạt. Nội dung cốt lõi của “thuyết vị lợi” là: người ta đều suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định
thực hiện hành vi của mình. Họ suy nghĩ xem có lợi hay không có lợi trước khi quyết định thực
hiện hành vi phạm tội. Tất cả hành động của con người đều được tính toán phù hợp với khả năng
có thể đem lại lợi ích hoặc sự bất hạnh. Theo ông, lợi ích và bất hạnh, phần thưởng và hình phạt
là những nhân tố chi phối, quyết định chủ yếu đến sự lựa chọn hành vi của con người (trong đó
có hành vi phạm tội). Ông cho rằng mỗi cá nhân như là những “máy tính người”, họ cân nhắc tất
cả các nhân tố nói trên vào phưomg trình để xem xét có nên thực hiện tội phạm nào đó không?
Nếu có lợi thì con người ta mới phạm tội. Về thực chất, quan điểm này vẫn nhấn mạnh hành vi
nói chung trong đó có hành vi phạm tội được thực hiện vẫn do sự lựa chọn của từng cá nhân
quyết định. Và điều đó có nghĩa là nguyên nhân của tội phạm thực chất vẫn là tự do ý chí, sự lựa
chọn của từng cá nhân. Đóng góp của ông lớn lao đến mức các nhà tội phạm đã xếp ông đứng
thứ hai, chỉ sau Cesare Beccaria trong trường phái tội phạm học cổ điển.
Để giảm tội phạm trong xã hội, Jeremy Bentham cho rằng phải phòng ngừa điều ác xảy
ra. Đồng thời, ông cho rằng tính tất yếu của hình phạt quan trọng hơn tính nghiêm khắc của nó
trong phòng ngừa tội phạm. Ông nhấn mạnh: Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội là để
phòng ngừa tội phạm. Phòng ngừa là mục đích chủ yếu nhất của hình phạt. Cũng giống như
Cesare Beccaria, Jeremy Bentham cho ràng pháp luật là cần thiết. Pháp luật được đặt ra để mang
lại hạnh phúc cho nhân dân và ông mong muốn hạnh phúc tối đa cho số lượng người đông nhất.
Khi hình phạt mang lại bất hạnh cho người phạm tội, nó chỉ được chấp nhận nếu nó phòng ngừa
được nhiều điều tồi tệ hom là tạo ra sự bất hạnh đó. Nếu phòng ngừa là mục đích của hình phạt
và nếu hình phạt trở nên quá tai hại bởi việc tạo ra nhiều thiệt hại hơn là tốt đẹp thì hình phạt cần
phải được đặt ra cao hơn so với lợi ích mà người phạm tội có được khi thực hiện tội phạm.
(3 biện pháp) Jeremy Bentham đã có quan điểm khá thực dụng đối với việc phòng ngừa
tội phạm. Ông cho rằng mọi công dân nên xăm trổ họ, tên của mình vào cổ tay với mục đích tạo
điều kiện thuận lợi cho sự nhận dạng của cảnh sát. Ông cũng đưa ra ý tưởng thành lập lực lượng
cảnh sát được chuyên môn hoá cho việc phòng ngừa và kiểm soát tội phạm. Đóng góp nổi bật
của Jeremy Bentham đối với phòng ngừa tội phạm phải kể đến việc ông đưa ra ý tưởng xây dựng
hệ thống các nhà tù theo kiểu “Panopticon House". Theo thiết kế của Jeremy Bentham thì đây là
loại nhà tù xây tròn với những phòng giam bên trong (ở giữa có chòi canh gác, nơi mà nhân viên
giám sát tù nhân có thể quan sát được toàn cảnh các tù nhân trong các phòng giam). Ông cho
rằng “Panopticon House” nên được xây dựng gần hoặc trong các thành phố để răn đe những
người khác khi họ nhìn thấy những người tù đang thi hành án mà từ bỏ ý định phạm tội. Tuy
nhiên, ý tường về xây dựng "Panopticon House’’ của ông không được giới cầm quyền thời kì đó
ủng hộ, triển khai trong thực tế.

(Ưu điểm) Tư tưởng của trường phái tội phạm cổ điển đã có ảnh hưởng vô cùng rộng lớn
đối với chính sách hình sự cũng như hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự ở của các quốc gia ở
châu Âu cũng như nước Mỹ. Vai trò của pháp luật đã được đề cao dần dần thay thế cho tính
chuyên quyền độc đoán của chính phủ. Nguyên tắc hình phạt phải tương xứng với mức độ nguy
hiểm của tội phạm đã được thừa nhận và dần dần đóng vai trò không thể thiếu trong các chính
sách hình sự cũng như quy định của pháp luật hình sự. Hệ thống hình phạt quy định ở các nước
châu Âu đã giảm bớt tính hà khắc, hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự đã được cải thiện đáng
kể.
(Hạn chế) Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp lớn lao, trường phái tội phạm học cổ
điển vẫn còn hạn chế. Với quan điểm cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do tự do ý chí, sự
lựa chọn của từng cá nhân, tội phạm học cổ điển vẫn chưa làm rõ vai trò của môi trường đối với
người phạm tội, mối quan hệ giữa người phạm tội với môi trường sống, những tình huống cụ thể
dẫn đến việc một người phạm tội. (Các nhà tội phạm học cổ điển chấp nhận một cách tự nhiên
con người có khả năng tự do lựa chọn điều xấu và điều tốt mà chưa đặt vấn đề tại sao con người
lại có hành vi như vậy, động cơ và những tình huống cụ thể xung quanh hành vi phạm tội.) Hay
nói cách khác, tội phạm học cổ điển mới chỉ nghiên cứu tội phạm với tư cách là hiện tượng cá
nhân mà chưa nghiên cứu một cách đầy đủ tội phạm như là hiện tượng cá nhân và xã hội. Tuy
nhiên, hạn chế này không thể phủ nhận đóng góp vô cùng to lớn của trường phái này đối với sự
phát triển của tội phạm học.

Đánh giá ưu điểm và hạn chế của một số thuyết sinh học.
1. Hoàn cảnh ra đời thuyết tội phạm bẩm sinh của Cesare Lombroso

Cesare Lombroso (1835 - 1909) được coi là nhà tiên phong của tội phạm học thời kì cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tư tưởng của ông được coi là một trong những cơ sở của phong trào
“thuyết sinh học quyết định” đầu thế kỉ XX.

Cuối thế kỉ XVIII, trường phái tội phạm học cổ điển không còn phát triển như trước nữa,
điểm nhấn “tự do ý chí, sự lựa chọn của cá nhân là nguyên nhân dẫn đến tội phạm” đã bộc lộ
những hạn chế nhất định. Trong khi đó các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên trên thế
giới đang phát triển nhanh chóng. Môi trường tri thức ngày càng có nhiều thành tựu, những bước
đi mới, có tính chất đột phá. Đồng thời, các nhà tội phạm học thời kỳ này đã hướng sự nghiên
cứu của mình vào người phạm tội. Họ cho rằng con người không phải hoàn toàn được tự do việc
lựa chọn thực hiện tội phạm, có những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của họ dẫn đến hành vi
phạm tội. August Comte là người đi đầu cho kỷ nguyên thực chứng. Ông cho rằng không thể có
kiến thức thực tế về các hiện tượng xã hội nếu như không tiếp cận bằng khoa học thực chứng.
Chỉ đến khi quan điểm của ông chưa đủ mạnh để cho ra đời “thuyết tiến hóa của muôn loài” thì
các nhà tội phạm học cấp tiến mới có cơ sở để ra đời luận điểm mới.

Ông đã hợp nhất chủ nghĩa thực chứng của August Comte và thuyết tiến hoá Charles
Darwin và rất nhiều nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa tội phạm và cơ thể. Trong tác phẩm
“Người phạm tội” (Criminal Man), ông đã đưa ra thuật ngữ nổi tiếng “người phạm tội bẩm sinh”
(bom criminals) thông qua “thuyết sinh học quyết định”. Từ đây, tội phạm học đã thực sự trở
thành ngành khoa học nghiên cứu về nguyên nhân cùa tội phạm. Cesare Lombroso đã thay thế
quan niệm của tội phạm học cổ điển bằng quan điểm cho rằng nguồn gốc phát sinh tội phạm bắt
nguồn từ nguyên nhân liên quan đến đặc điểm của cơ thể. Ông đã phát triển tội phạm học theo
hướng mới, giải thích nguyên nhân của tội phạm thông qua những nghiên cứu khoa học và thí
nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã sử dụng rộng rãi các biện pháp và phương pháp
thống kê trong việc xử lí các dữ liệu về nhân chủng học, xã hội, kinh tế.

2. Nội dung của thuyết tội phạm bẩm sinh

Trên cơ sở nghiên cứu xương và chân dung qua ảnh của những người phạm tội khét tiếng
đã bị hành hình, bị chết trong tù, những tù nhân đang sống trong các nhà tù ở Italia cùng với sự
so sánh với những người dân bình thường, Cesare Lombroso đã có những kết luận nổi tiếng làm
nên tên tuổi của mình. Cesare Lombroso cho rằng, có thể dựa vào hộp sọ, diện mạo khuôn mặt
vả hình dáng con người có thể đoán biết được một người có phải là tội phạm bẩm sinh hay
không. Đồng thời, ông cũng chỉ ra những đặc điểm cơ thể đặc trưng bẩm sinh của những người
được coi là tội phạm.

Những người này không có sự hoàn thiện về sinh học so với các công dân bình thường,
còn về mặt sinh lí học, người phạm tộỉ giống với động vật hơn là so với người đương thời. Cụ
thể là người phạm tội có đặc điểm giống với tổ tiên của loài người hơn là công dân bình thường.
Có thể nhận ra người phạm tội trong những người không phạm tội bởi những dấu hiệu khác
thường của “bệnh lai giống” (atavism) - những đặc điểm nổi bật của loài người ở giai đoạn phát
triển thấp, trước khi họ hoàn toàn trở thành người. Ông đã chi ra rằng, những ngườỉ có 5 đặc
điểm bẩm sinh sau đây thì là người phạm tội bẩm sinh.

Cụ thể như sau:

Miệng rộng và hàm răng khoẻ, những đặc điểm của loài ăn thịt sống, trán dốc, ngắn;

Xương gò má nhô cao, mũi bẹt;

Tai hình dáng quai xách;

Mũi diều hâu, môi to dầy, mắt gian giảo, lông mày rậm;

Không nhạy cảm với đau đớn, cánh tay dài.

Theo lý thuyết này, do những khiếm khuyết về sinh học nên những cá nhân như thế sẽ tư
duy và hành động theo cách nguyên thủy và dẫn đến phạm tội, hay nói cách khác, có những
người sinh ra đã là tội phạm tiềm năng. Việc phạm tội cũng là một dạng lệch lạc, lệch chuẩn
trong xã hội. Bản chất con người khi sinh ra đều có những yếu tố bẩm sinh phạm tội, tuy nhiên
những người thuộc kiểu người như trên sẽ có khả năng gây ra tội lỗi nhiều nhất. Bản thân kẻ
phạm tội khi gây ra tội ác thì phần “con” đã lấn át đi phần “người”, lý trí trong họ hầu như không
còn, sẵn sàng gây ra tội ác mà không biết đến hậu quả.

Đối với tội phạm bẩm sinh, Cesare Lombroso chia làm các trường hợp:

1) Tội phạm thần kinh (insane);

2) Criminoloid;
3) Tội phạm bị kích động bởi sự giận dữ (criminal incited by passion).

Tội phạm thần kinh không phải là tội phạm bẩm sinh, họ trở thành tội phạm là kết quả của
sự thoái hoá thần kinh và đạo đức. Criminoloid là trường hợp một số người trở thành tội phạm do
tác động của môi trường sống. Tội phạm bị kích động bởi sự giận dữ là tội phạm bị chi phối bởi
cảm xúc như ghen tuông, căm ghét, cảm giác bị tổn thương...

Cách phân loại nói trên của ông bị các nhà tội phạm học phê phán là mâu thuẫn, không
thống nhất trong lập luận của ông. Khi đề cập đến tội phạm bẩm sinh nhưng ông vẫn không phủ
nhận tác động của môi trường sống, giáo dục đạo đức đối với người phạm tội.

Bên cạnh đó, Cesare Lombroso cũng nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm do nữ giới thực
hiện bằng việc tìm hiểu “dấu vết lại giống” thông qua sọ, ảnh chân dung của những người phạm
tội nữ, số liệu thống kê về nữ giới phạm tội cuối những năm 1800. Năm 1893, ông xuất bản cuốn
Tội phạm nữ giới (The Female Offender). Trên cơ sở nghiên cứu, ông kết luận rằng tội phạm nữ
giới thì ít phạm tội hơn tội phạm nam giới và tội phạm nữ giới được biểu hiện bởi một vài sự
thoái hoá. Họ tiến hoá chậm hơn nam giới bởi vì, về bản chất, cuộc sống của họ ít năng động hơn
nam giới. Ông cũng tranh luận rằng sự thụ động mang tính bản chất của nữ giới đã ngăn cản họ
vi phạm pháp luật cũng như họ thiếu sự thông minh và năng động để trở thành tội phạm. Bên
cạnh đó, ông lí giải vấn đề phạm tội có tính chất bạo lực của nữ giới dựa theo “giả thuyết về
hành vi nam tính” và cho rằng phụ nữ phạm tội là sự thể hiện nam tính và tính đỏng đảnh của
mình.

Đối với việc phòng ngừa tội phạm bẩm sinh, ông cho rằng cần hoàn thiện các biện pháp
phòng ngừa tác động đối với người phạm tội. Do người phạm tội bẩm sinh là nguy hiểm đối với
xã hội cho nên để chủ động phòng ngừa tội phạm, nên biệt lập những người này khỏi xã hội mà
không cần đợi đến lúc họ phạm tội. Tuy nhiên, ông ủng hộ quan điểm cần đối xử nhân đạo đối
với người phạm tội và phản đối việc áp dụng tử hình đối với người phạm tội.

3. Ý nghĩa của thuyết tội phạm bẩm sinh

Thuyết tội phạm bẩm sinh đã phần nào lý giải được nguyên nhân của tội phạm dựa trên cơ
sở khoa học mà không phải dựa trên tư tưởng triết học như trường phái cổ điển. Giúp cho các
nhà tội phạm học tiếp cận gần hơn nguyên nhân của tội phạm.
Công trình nghiên cứu của ông đã đánh dấu mốc cho sự ra đời của tội phạm học hiện đại.
Ông chính là cha đẻ của ngành tội phạm học hiện đại. Những nghiên cứu của ông dẫn đến sự ra
đời thuyết định mệnh sinh học làm thay đổi về bản chất vấn đề mà các học giả đi trước đã kết
luận.

Những nghiên cứu của ông đã dẫn đến ra đời thuyết định mệnh sinh học làm thay đổi về
bản chất các vấn đề mà các học giả đi trước đã kết luận. Các nhà tội phạm học sau này nhắc tới
ông với thái độ thành kính bởi những đóng góp vô cùng lớn lao của ông đối với tội phạm học.
“Bất kể học giả nào thành công trong việc định hướng cho hàng trăm đồng nghiệp của mình đi
tìm kiếm sự thật và có những ý tưởng có sức sống hàng nửa thế kỉ đều xứng đáng có một vị trí
quan trọng trong lịch sử tư tưởng”. Thậm chí nhiều nhà tội phạm học còn cho rằng những công
trình nghiên cứu của ông đã đánh dấu mốc cho sự ra đời của tội phạm học hiện đại

4. Hạn chế của thuyết tội phạm bẩm sinh

Có thể nói rằng, việc lý giải nguyên nhân của phạm tội qua phân tích yếu tố sinh học cũng
có những điểm đúng đắn. Tuy nhiên, không hẳn việc phạm tội, lệch lạc nhân cách đều do yếu tố
“con” tạo ra mà còn nhiều yếu tố khác cộng hưởng để cấu thành sự phạm tội. Quan điểm về tội
phạm của Cesare Lombroso còn có nhiều mặt hạn chế. Ông chỉ nhìn nhận một cách phiến diện
về hành vi lệch lạc và phạm tội khi đánh giá nó có nguồn gốc từ yếu tố sinh học, yếu tố bẩm sinh
mà quên đi rằng yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, ảnh hưởng của quá trình xã hội hóa cũng đóng
góp một phần vai trò quan trọng trong hành vi phạm tội. Những đặc điểm mà ông nêu ra không
phải cá nhân nào có cũng là người phạm tội, có những trường hợp họ hội tụ tất cả đặc điểm kể
trên nhưng không phải là tội phạm và cũng có những người không có đặc điểm nào kể trên vẫn là
tội phạm. Kết luận của ông chỉ giải thích được phần nào nguyên nhân của tội phạm nhưng không
giải đáp được hết nguyên nhân của tất cả các tội phạm.

Bên cạnh đó, ông còn coi tội phạm nữ giới như là gái mại dâm. Quan điểm này đã bị một
số nhà tội phạm học phê phán vì họ cho rằng ông tỏ ra coi thường phụ nữ và có sự lẫn lộn khi
cho rằng tội phạm nữ là gái mại dâm. Theo Charles Buckman Goring nhận xét thì: “ông không
tìm thấy sự khác biệt giữa những người được coi là phạm tội bẩm sinh hay có khuynh hướng
phạm tội với những người bình thường”.
Nhìn nhận vấn đề này trong xã hội hiện nay, chúng ta phải đánh giá cụ trên nhiều phương
diện của một vấn đề để có thể tìm ra những nguyên nhân sâu xa nhất. Các sai lệch xã hội luôn
được nhìn nhận trong các mối tương quan cả về phạm vi vấn đề tệ nạn xã hội cũng như với tổng
thể xã hội. Sự tương tác giữa các cá nhân trong xã hội, sự nãy sinh những mâu thuẫn, những
xung đột, những lợi ích... có thể gây ra những hành vi lệch lạc. Cần phân tích, đánh giá cả yếu tố
chủ quan (cá nhân) và khách quan (xã hội) để tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới phạm tội trong
một nhóm người. Vậy biện pháp nào cho những “kẻ máu lạnh”? Có lẽ rằng, phạm tội bẩm sinh
cần phải có những liều thuốc tinh thần để nuôi dưỡng bản tính tốt đẹp trong họ, cần có một môi
trường tốt để giáo dục cho họ, bởi lẽ bản tính con người sinh ra “ Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn,
phần nhiều do giáo dục mà nên”.

2. Một số thuyết sinh học điển hình khác


Thời gian: Từ năm 1930 đến nay
Học giả tiêu biểu: Ernst Kretschmer, William Sheldon, Richard Louis Dugdale, Henry Gorddard,
Patricia A.. Jacobs...
2.1 Trường phái kiểu cơ thể
Trường phái kiểu cơ thể khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm đã cố gắng tìm ra mối liên
hệ giữa những đặc điểm về thể chất của con người với tội phạm. Trường phái kiểu cơ thể đã liên
kết giũa khổ người với việc thực hiện hành vi trong đó có hành vi phạm tội. Sáng lập nên trường
phái này là do Emst Kretschmer và tiếp đó là William Sheldon.
Ernst Kretschmer (1888 - 1964) là giáo sư, tiến sĩ y khoa, tiến sĩ triết học, nhà tâm lý học Đức.
Trong công trình “Thể chất và tính cách” (1931), ông rút ra nhận định là trong xã hội có 3 loại
người khác nhau cơ bản. Đó là:
1) Người suy nhược bao gồm: gày gò, thể chất yếu ớt, vai hẹp;
2) Người lực lưỡng bao gồm: từ trung bình đến cao, khỏe mạnh, cơ bắp, xương thô;
3) Người béo bao gồm: cao trung bình, hình dáng mũm mĩm, cổ to, mặt rộng.
Sau đó, ông liên kết những kiểu người đó với những rối loạn tinh thần khác nhau. Người béo với
tình trạng vui buồn thất thường, dễ chán nản; người suy nhược và lực lưỡng với tinh thần phân
lập. Ông cho rằng người lực lưỡng có khuynh hướng phạm tội nhiều hơn những người khác, ứng
với mỗi loại cơ thể là một loại nhân cách tương ứng. Ông chia tính cách ra làm hai nhóm:
Schizothymic và Cyclothymic. Schizothymic bao gồm tính cách nhạy cảm và lạnh lùng, còn
Cyclothymic bao gồm tính cách yếu đuối và hưng cảm nhẹ.
Công trình nghiên cứu của Ernst Kretschmer được một số nhà khoa học trên thế giới hưởng úng
trong đó tiêu biểu nhất là William Sheldon. William Sheldon tiếp tục kế thừa Kretschmer và phát
triển một cách có hệ thống các kiểu cơ thể. Bện cạnh đó, William Sheldon đã cố gắng lý giải
nguyên nhân của tội phạm gắn với kiểu cơ thể.
William Sheldon (1898 - 1977) là nhà tâm lý học, nhân chủng học người Mỹ. Trong công trình
“Các loại thể chất con người: Một lời giới thiệu về cấu tạo tâm lý” (1940) ông đã nghiên cứu về
các loại cơ thể người (human body type), mối liên hệ giữa các loại cơ thể người với các tính cách
đặc trưng (human Personality traits) và các loại khí chất (temperament types). Ông đã phát triển
thuyết của mình khi chia người ra làm 3 loại (kiểu): Endomorph (tròn, béo, mềm); mesomorph
(lực lưỡng, cơ bắp); ectomorph (mong manh, yếu ớt, gầy gò).
Ông đã cố gắng tìm ra mối liên hệ với các hành vi cá nhân với các kiểu cơ thể. Ông cho rằng
kiểu cơ thể mesomorph (lực lưỡng, cơ bắp) đi gần với dạng phạm tội nhất bởi vì loại cơ thể này
rất dễ bị kích động, dễ dàng nổi nóng, dễ rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng khó kiểm soát,
ông cũng thấy đối với kiểu cơ thể endomorph thi khoan dung, thân thiện, dễ bàng lòng. Còn kiểu
cơ thể ectomorph quá nhạy cảm, dễ nản chí. Từ đó, ông đi đến kết luận trong 3 kiểu cơ thế nói
trên thì người cơ bắp, lực lưỡng có khuynh hướng phạm tội cao hơn những người khác.
Lý thuyết của trường phải kiểu cơ thể bị một số nhà tội phạm học phê phán vì mẫu nghiên cứu
hẹp, chỉ dựa trên 3 kiểu cơ thể đối với hai loại người là người phạm tội và người không phạm tội,
vì vậy, độ chính xác chỉ là tương đối. Hơn nữa lý thuyết của trường phái này chưa đề cập vai trò
của môi ưường sống, tác động của môi trường sống đối với cá nhân. Chính vì vậy, lý thuyết này
không thể giải thích bao quát hết cho nguyên nhân phạm tội của tất cả các tội phạm.
2.2 Thuyết phạm tội thừa kế
Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về vấn đề nguyên nhân
phạm tội là do gen di truyền. Tuy nhiên, phải đến khi Richard Louis Dugdale (1841 - 1883)
nghiên cứu và cho ra đời công trình khoa học “Dòng họ Juke: Sự nghiên cứu về tội phạm, tình
trạng bần cùng, bệnh tật và sự di truyền” (1875) thì khi đó mới hình thành thuyết phạm tội thừa
kế trong tội phạm học.
Richard Louis Dugdale đã nghiên cứu cuộc đời của hơn 1000 thành viên gia đình của dòng họ
Juke. Mối quan tâm của ông đối với gia đình này bắt đầu xuất hiện khi ông đi kiểm tra các nhà
tù, ông phát hiện có 6 người trong dòng họ này đang ở trong nhà tù ở ngoại ô của New York. Khi
nghiên cứu một chi của những hậu duệ của Ada Jukes, người được ông cho là mẹ của tội phạm
(ông lấy Ada Jukes làm mốc), Richard Louis Dugdale đã tìm thấy trong số gần 1200 thành viên
gia đình là hậu duệ của Ada Jukes có tới 280 người bần cùng, 60 người phạm tội trộm cắp tài
sản, 7 người phạm tội giết người, 90 người phạm các tội khác, 40 người mắc bệnh hoa liễu, 50
người hành nghề gái điếm. Sự khám phá của ông đã chỉ ra rằng có một số dòng họ đã sản sinh ra
những thế hệ tội phạm, họ chắc chắn đã di truyền một đặc điếm thoái hoá nào đó từ đời này sang
đời khác. Hay nói cách khác, nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội đã thừa kế gen tồi
tệ cúa thế hệ trước. Đồng thời, ông lại nghiên cứu và so sánh dòng họ Ada Jukes với một dòng
họ có tiếng là trong sạch khác - dòng họ Jonathan Edwards. Jonathan Edwards từng làm hiệu
trưởng trường đại học Princeton. Hậu duệ của Edwards có người từng làm tổng thống và phó
tổng thống Mỹ, nhiều người thành công trong kinh doanh. Không ai trong dòng họ Edwards
được xác định là vi phạm pháp luật.
Sau đó, vào năm 1916, Arthur H. Estabrook đã xuất bản công trình nghiên cứu của mình sau
công trình của Dugdale cũng khẳng định một chi khác của dòng họ Ada Jukes có 715 người thì
có tới 378 người hành nghề mại dâm, 170 người ở tình trạng bần cùng, 118 người khác là tội
phạm.
Sự ra đời và phát triển của “Thuyết phạm tội thừa kế” đã -dan đến sự hình thành và phát triển
của phong trào ưu sinh (eugenics movement) những năm 1920 và đến đầu năm 1930. Sau đó,
phong trào này đã phát triển đến mức hình thành “tội phạm học ưu sinh” (eugenic criminology).
Quan điểm của tội phạm học ưu sinh đã giải thích nguyên nhân của tội phạm là do một số người
của thế hệ sau đã kế thừa (di truyền) những gen tồi tệ của thế hệ trước. Do vậy, để kiểm soát
được tội phạm cần phòng ngừa bằng cách không để cho những đặc điểm của người phạm tội
được di truyền sang thế hệ sau (cần triệt sản đối với người phạm tội). . Eros là tên của thần ái
tình người Hy Lạp còn Thanatos là tên của thẩn chết người Hy Lạp. Freud đà lây tên các vị thần
nói trên để đặt tên cho hai bản năng tương ứng.
Freud còn cho ràng sự không tương xứng (inadequate sublimation) cỏ thể là nguyên nhân khác
dần đến tội phạm. Đây ỉà quá trình tâm ỉ í mà nhờ đó, trạng tháỉ tình táo sè bị thay thế ''biểu
tượng” bởi trạng thái khác. Freud đà lấy ví dụ cho trường hợp này. Một người đàn ông từ thuở
nhỏ đến khi trưởng thành phải sông với người mẹ chuyên quyền, độc đoán, ông ta muốn độc lập
nhưng không thế nên đà căm ghét mẹ nhưng không dám bộc lộ thái độ của mình một cách trực
tiếp với người mẹ. Người này muốn giải toâ tình cảm căm ghét của mình với mẹ bằng cách tân
công nhừng người phụ nừ khác - những người mà anh ta suy nghĩ trong tâm tưởng sè thay thế
cho “biểu tượng nhân vật người mẹ. Nhừng người đàn ông kiêu này trên thực tế có thế là người
thường xuyên đánh đập vợ hoặc trở thành người phạm tội hiếp dâm hoặc quấy rối tình dục đồng
nghiệp hoặc là người rất căm ghét phụ nữ...
Sự ra đời “Thuyết phạm tội thừa kế’’ đã đóng góp nhất định vào quá trình phát triển của tội
phạm học. Tuy nhiên, cách lý giải về nguyên nhân của tội phạm theo thuyết này còn có hạn chế
khi nó chỉ nhấn mạnh tới đặc tính sinh học của người phạm tội - tức là vấn đề “người phạm tội
thừa kế gen tồi tệ của thế hệ trước”. Thuyết này chỉ đề cập tội phạm với tư cách là hiện tượng cá
nhân mà chưa đề cập tội phạm với tư cách là hiện tượng xã hội. Thuyết phạm tội thừa kế đã phủ
nhận vai trò của môi trường sống cũng như tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường sống khi
lý giải về nguyên nhân của tội phạm. Đặc biệt, biện pháp phòng ngừa tội phạm mà trường phái
“Tội phạm học ưu sinh” đưa ra do ảnh hưởng của “Thuyết phạm tội thừa kế” là rất cực đoan, vô
nhân đạo. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa tội phạm của trường phái này ngày nay không còn được
áp dụng trên thực tế.
2.3 Thuyết nhiễm sắc thể
Nghiên cứu gen của con người, tìm ra mối liên hệ giữa nhiễm sắc thể giới tính với hành vi lệch
lạc (trong đó có tội phạm) đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà tội phạm học. Mặc dù còn có
một số ý kiến phản bác, thậm chí nghi ngờ nhưng hướng nghiên cứu này vẫn đang rất phát triển
trên thế giới nhất là ở Anh, Mỹ, Úc. Học giả đầu tiên nghiên cứu theo hướng này là Patricia
Jacobs - học giả nổi tiếng người Anh. Trong công trình khoa học "Hành vi hung hãn, trạng thái
trí tuệ kém phát triển và nhiễm sắc thế XYY của nam Patricia A. Jacobs là người đầu tiên trên thế
giới đưa ra vấn đề kiểu nhiễm sác thể bất thường (kiểu 47) liên quan đến hành vi phạm tội. vẫn
đi theo con đường giải thích nguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ gen bấm sinh nhưng không
phải là do đặc điểm “lại giống” của cơ thể hay do “di truyền những gen tồi tệ của thế hệ trước”.
Qua nghiên cúư một số mẫu tù nhân ở Anh, Jacobs nhận thấy số tù nhân nam có kiểu nhiễm sắc
thể XYY (nghĩa là thừa một nhiễm sắc thể Y), một số tù nhân nữ có kiểu nhiễm sắc the XXX
(nghĩa là thừa một nhiễm sắc thể X) chiếm tỉ lệ đáng kể - Những người có kiểu nhiễm sắc thể bị
thừa như vậy được gọi là hội chúng Klinefelter. Qua nghiên cứu, Jacobs phát hiện với những
người có kiểu nhiễm sắc thể bất thường nói trên thường có biểu hiện rối loạn tâm lý xã hội, có
khuynh hướng thực hiện những hành vi quá khích, hung hãn. Từ đó bà đi đến kết luận, nguyên
nhân của tội phạm là do người phạm tội đã có kiểu nhiễm sắc thể bất thường so với người bình
thường khác.
Sự ra đời của thuyết nhiễm sắc thể đã có đóng góp nhất định đối với sự phát triển của tội phạm
học. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là bên cạnh hướng nghiên cứu của Jacobs và một số nhà khoa
học có quan điểm tương tự, một nhóm các nhà nghiên cứu khác khi tiến hành một số cuộc thí
nghiệm bằng cách kiểm tra máu của các tù nhân đã thấy rằng bên cạnh khá nhiều kẻ giết người
có kiểu nhiễm sắc thể bất thường vẫn có một số kẻ giết người nguy hiểm có kiểu nhiễm sắc thể
bình thường, không thuộc hội chứng Klinefelter. Bởi vì mẫu nghiên cứu của Jacobs trong phạm
vi chưa thực sự rộng, do vậy, thuyết nhiễm sắc thể chỉ giải quyết được phần nào nguyên nhân
của tội phạm. Thuyết này có hạn chế khi không đề cập vai trò của môi trường sống cũng như tác
động qua lại giữa cá nhân và môi trường sống khi lý giải về nguyên nhân của tội phạm. Tuy
nhiên, nhiều nhà tội phạm học trên thế giới vẫn kiên trì đị theo hướng này, họ vẫn cố gắng tích
cực nghiên cứu để tìm ra quy luật nào đó trong mối liên hệ giữa kiểu nhiễm sắc thể bất thường
với việc thực hiện tội phạm.

1. Giới thiệu vài nét thuyết phân tâm học và cha đẻ thuyết phân tâm học
1.1 Cha đẻ thuyết phân tâm học - Sigmund Freud
Sigmund Freud (tên đầy đủ của ông là Sigismund Schlomo Freud; ông sinh ngày 6 tháng 5 năm
1856 – mất vào ngày 23 tháng 9 năm 1939).
Nhà tâm lý học Sigmund Freud sinh ở Freiburg (một thị xã nhỏ ở Moravia, hiện nay là phần
thuộc cộng hoà Czech) và mất tại London, ông là cha đẻ của phân tâm cổ điển.
Freud theo học trường y khoa, chuyên về thần kinh học và đã học một năm tại Paris với Jean-
Martin Charcot. Ông chịu ảnh hưởng bởi Ambroise-August Liebault và Hippolyte-Marie
Bernheim, cả hai đều dạy ông thôi miên khi ông ở Pháp. Sau khi học tập ở Pháp, Freud quay trở
về Vienna và bắt đầu công việc lâm sàng với những bệnh nhân Hysteria. Vào khoảng từ năm
1887 đến 1897, công việc của ông với những bệnh nhân này dẫn đến việc phát triển phân tâm
học.
Ông Sigmund Freud nguyên là một bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo. Ông là
người đặt nền móng và phát triển học thuyết phân tâm học. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết
phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các
phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng cũng phải thừa
nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX.
=> Vậy nhà tâm lý học, nhà sinh lý học và nhà tư tưởng vĩ đại nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20,
Sigmund Freudđược ví như cha đẻ của phân tâm học. Ông đã xây dựng một số lý thuyết trong
suốt cuộc đời của mình bao gồm các khái niệm về tình dục trẻ sơ sinh, sự kìm nén và tâm trí vô
thức. Freud cũng khám phá cấu trúc của tâm trí, và phát triển một khung trị liệu nhằm mục đích
hiểu và điều trị các vấn đề tâm thần đáng lo ngại. Mục đích của Freud là thiết lập một 'tâm lý học
khoa học' và mong muốn của ông là đạt được điều này bằng cách áp dụng vào tâm lý học những
nguyên tắc tương tự về quan hệ nhân quả vào thời điểm đó được coi là có giá trị trong vật lý và
hóa học. Với phạm vi nghiên cứu và tác động của các lý thuyết của ông đối với khái niệm phân
tâm học của thế giới hiện đại, rõ ràng là phần lớn các nguyên tắc này bắt nguồn từ các tác phẩm
ban đầu của Freud.
1.2. Giới thiệu thuyết phân tâm học
Phân tâm học được định nghĩa là một chuỗi các học thuyết và kỹ thuật trị liệu tâm lý có nguồn
gốc từ những công trình và học thuyết của Sigmund Freud. Ý tưởng chủ đạo của phân tâm học
chính là niềm tin cho rằng tất cả mọi người đều sở hữu những suy nghĩ, cảm xúc, ham muốn, và
ký ức ẩn sâu trong vô thức.
Bằng cách chuyển những nội dung vô thức sang vùng ý thức, con người ta sẽ có thể trải nghiệm
sự “thanh tẩy” tâm trí và hiểu sâu sắc hơn về trạng thái tâm lý hiện tại của bản thân. Qua quá
trình này, con người ta sẽ có thể tìm thấy sự giải thoát khỏi những sự khó chịu và vướng bận về
mặt tâm lý.
Phân tâm học đã được giải thích là vừa cấp tiến vừa bảo thủ. Vào những năm 1940, nó đã được
coi là bảo thủ bởi cộng đồng trí thức châu Âu và Mỹ. Các nhà phê bình bên ngoài phong trào
phân tâm học, cho dù ở cánh tả hay cánh hữu đều coi Freud là một người bảo thủ, cụ thể:
- Fromm đã lập luận rằng một số khía cạnh của lý thuyết phân tâm học phục vụ lợi ích của phản
ứng chính trị trong cuốn The Fear of Freedom (1942) của ông, một đánh giá được xác nhận bởi
các nhà văn thông cảm ở cánh hữu.
- Trong Freud: The Mind of the Moralist (1959), ông Philip Rieff lại miêu tả Freud là một người
thúc giục con người làm điều tốt nhất cho số phận bất hạnh không thể tránh khỏi và đáng được
ngưỡng mộ vì lý do đó.
- Ở những năm 1950, Herbert Marcuse đã thách thức cách giải thích phổ biến lúc đó cho rằng
Freud là một người bảo thủ trong Eros và Civilization (1955), cũng như Lionel Trilling trong
Freud và Cuộc khủng hoảng văn hóa của chúng ta và Norman O. Brown trong Cuộc sống chống
lại cái chết (1959).
- Đối với Eros và Civilization, hai nhà triết học này lại đã giúp đưa ra ý tưởng rằng Freud và Karl
Marx đang giải quyết các câu hỏi tương tự từ các quan điểm khác nhau đáng tin cậy ở cánh tả.
- Còn đối với Marcuse – ông đã chỉ trích chủ nghĩa xét lại tân Freud vì đã loại bỏ những lý
thuyết có vẻ bi quan như bản năng chết, cho rằng chúng có thể bị biến thành một hướng không
tưởng.
- Ngoài ra, các lý thuyết của Freud cũng ảnh hưởng đến toàn bộ trường phái Frankfurt và lý
thuyết phê phán….
2. Phân tích nội dung thuyết phân tâm học
Học thuyết Phân tâm của Sigmund Freud gồm có những nội dung chính sau đây:
2.1. Vô thức
Trước và cùng thời với nhà tâm lý học S. Freud thì các nhà triết học, xã hội học, tâm lí học khác
đã chia những hiện tượng tinh thần làm ba loại với những đặc điểm khác nhau, đó là:
- Vô thức;
- Tiềm thức; và
- Ý thức.
Theo Freud, ông không bác bỏ cách phân loại như vậy, nhưng ông có cách phân loại theo yêu
cầu riêng của phân tâm học, cụ thể ông phân loại như sau:
- Vô thức;
- Tiền ý thức;
- Ý thức.
=> Nhận xét: Học thuyết phân tâm học được xây dựng trên khái niệm vô thức. Ông Freud quan
niệm rằng: “Tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô
thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lí của con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều
bắt nguồn trong vô thức và tuỳ theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được
biểu hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức”.
Để hiểu về vô thức ta cần hiểu về ý thức và tiềm ý thức.
- Ý thức là lớp ở trên, là những suy nghĩ và nhận thức mà ta biết rất minh bạch.
- Tiềm ý thức về đặc điểm có vẻ như không khác với tiềm thức nhưng vai trò của chúng lại có
phần nào thay đổi theo yêu cầu riêng của phân tâm học. Có thể hiểu rằng tiềm thức là một hiện
tượng tinh thần không còn phụ thuộc vào ý thức nữa nhưng cũng chưa hoàn toàn phụ thuộc vô
thức.
- Khi đề cập đến vô thức, nhà tâm lý học Freud đồng tình với quan niệm: Vô thức là cái mang
tính sinh lí tự nhiên, là cái mang tính bản năng di truyền bẩm sinh từ đời nọ sang đời kia. Tuy
nhiên, ông còn cho rằng vô thức ngoài nguồn gốc có tính bẩm do cơ quan sinh lí phát động còn
có sự tác động bên ngoài xã hội.
Để thấy rõ hơn ta cần tìm hiểu về cấu trúc nhân cách của Freud. Theo ông, nhân cách của cá
nhân là cảnh tượng về một cuộc chiến dai dẳng, giữa một bên là những thôi thúc nguyên sơ và
không thể chấp nhận được, đang mong muốn được diễn tả, một bên là các lực lượng cố tìm cách
từ chối hoặc ngụy trang các thôi thúc đó.
Trong trận chiến đó, Freud còn nhận diện các đối thủ, đó là: bản năng vô thức hay là tự ngã (id),
bản ngã (ego), và siêu ngã (superego).
- Thứ nhất về tự ngã (id) - Tự ngã là cái con người đã có ngay từ lúc sinh ra. Nó chi phối toàn bộ
dời sống của con người. Đó cũng là nguồn cung cấp libido.
Theo Freud, con người sinh ra với hai xung động bản năng, đóng vai trò làm động cơ thúc đẩy
căn bản cho tất cả mọi hành vi.
+ Một là xung năng Eros. Đây là xung động để tồn tại. Xung động này bao gồm nhu cầu ăn
uống, giữ ấm, và trên hết là hoạt động tính dục (libido).
+Hai là xung năng Thanatos. Xung Năng là thôi thúc phá hủy. Mục đích của nó là phá hủy cái
khác, nhưng cũng có một khía cạnh tự phá hủy đối với nó.
- Thứ hai là bản ngã (ego), Bản ngã thì không có lúc sinh ra. Chính bản ngã giúp con người tự
chủ trước các tác động bên ngoài. Bản ngã phát triển qua sự tương tác bên ngoài, đồng thời nó sẽ
tìm lấy sức mạnh trong siêu ngã.
- Vậy có câu hỏi là: Siêu ngã là gì? Siêu ngã thể hiện lương tri của chúng ta. Đó là các giá trị đạo
đức về đúng, sai mà chủ yếu được thấm dần vào chúng ta từ bố mẹ, thầy cô và xã hội. Bản chất
của siêu ngã là lương tâm và cái tôi lý tưởng. Siêu ngã được hình thành thông qua quá trình
thưởng và phạt. Siêu ngã khiến chúng ta cảm thấy tội lỗi khi làm một điều sai trái. Cũng chính
siêu ngã khiến chúng ta hoàn thiện mình hơn và sống theo những lý tưởng của mình. Siêu ngã
tồn tại ở cả ba cấp độ nhưng chủ yếu là vô thức.
Do đó, Freud đã xây dựng mô hình lí thuyết của mình mà ông gọi là mô hình tảng băng. Theo
đó, phần trên của tảng băng là ý thức, phần dưới tảng băng theo thứ tự: tiềm ý thức, siêu ngã, cái
tôi, vô thức, tự ngã. Và cũng cần thấy rằng, cái tôi (ego) không phải là dạng cố định nhưng nó có
thể có mặt ở cả 3 dạng thức (vô thức, tiềm ý thức và ý thức).
Vai trò quan trọng của cái vô thức trong đời sống tâm lí người được Freud làm rõ trong các công
trình nghiên cứu về bệnh Hystêri, về giấc mơ và về lý thuyết tính dục cũng như ở nhiều vấn đề
khác được đề cập liên quan trong các vấn đề cụ thể của ông.
2.2. Libido
Để thấy rõ hơn về vô thức, chúng ta cần hiểu libido theo quan điểm Freud.
- Libido có thể tạm dịch là dục năng – tức xung năng tính dục, là sự khát dục của con người. Ông
Freud coi vô thức là bể chứa các xung năng và xung năng tính dục là xung năng quan trọng nhất
cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động tâm thần của con người.
Theo ông, Libido tồn tại ở 2 dạng là Eros và Thanatos. Theo Freud, libido là bản năng tình dục
của con người, chịu tác động theo nguyên tắc khoái lạc (pleasre principle). “Khát vọng tình dục
là nhu cầu thỏa mãn một ham muốn mang nội dung tình dục”[2]. Nó là nhu cầu của con người
như ăn, uống, ngủ, nghỉ… Libido không chỉ diễn ra trong 5 giai đoạn phát triển nhân cách của trẻ
mà còn chi phối suốt cuộc đời con người. Cũng theo Freud, nhờ những thực tại ngăn cản nguyên
tắc khoái lạc (Freud gọi là ego) nên con người chỉ thỏa mãn thúc đẩy tình dục khi hội đủ các yếu
tố mà thôi.
2.3. Mặc cảm Oedipus
Chính vì libido chi phối không những những giai đoạn đầu đời của trẻ mà còn chi phối cả cuộc
đời con người nên chúng ta sẽ hiểu cách rõ ràng hơn về quan niệm mặc cảm Oedipus của Freud.
Trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ, Freud chia 5 giai đoạn, đó là: môi miệng, hậu môn,
dương vật, tiềm ẩn, cơ quan sinh dục ngoài. Theo đó, mặc cảm Oedipus xuất hiện rõ nhất trong
giai đoạn dương vật. Đây là một giai đoạn đánh dấu một trong các sắc thái quan trọng nhất của
tiến trình phát triển nhân cách theo quan điểm của Freud: đó là xung đột do mặc cảm Oedipus.
- Nhà tâm lý học Freud tin rằng các trẻ nam phát triển các mối quan tâm tình dục vào mẹ chúng,
bắt đầu xem cha chúng như kẻ thù, và ấp ủ ước muốn giết cha – giống như Oedipus đã làm trong
bi kịch Hy Lạp cổ đại. Nhưng vì thấy người cha quá uy quyền, trẻ sinh lòng sợ hãi bị trả đũa
dưới dạng “lo sợ bị thiến” (Oedipal conflict). Trẻ lo ngài ông bố sẽ giải quyết cuộc cạnh tranh
bằng những biện pháp quyết liệt này. Vì đời sống có sự lo âu không thể chấp nhận được như thế,
nên trẻ phải giải quyết theo cách nào đó, qua cơ chế phòng thủ cái tôi gọi là nhận dạng với tác
nhân tấn công. Tác động tiềm thức trên nguyên tắc người bố có thể có thái độ thù địch đối với trẻ
ít hơn nếu ông ta xem trẻ như một đồng minh. Sau cùng nỗi sợ hãi này mạnh mẽ đến mức đè nén
được các khát khao đối với mẹ chúng, và thay vào đó bằng cách đồng hóa (Identification) với
người cha, cố bắt chước hành vi của ông càng nhiều càng tốt. Bằng cách này, trẻ đi đến việc tiếp
nhận vai trò giới tính của mình, và phải nhận dạng như một nam giới.
- Đối với bé gái, theo ông thì tiến trình diễn ra khác biệt hẳn. Freud lập luận rằng các bé gái bắt
đầu thức tỉnh tình dục đối với cha của chúng, tức chúng ao ước có dương vật, ao ước sinh con
cho cha, đổ lỗi cho mẹ vì chúng vì mẹ mà chúng thiếu dương vật. Về điểm này, Freud sau này bị
lên án vì như thế là ông đã quan niệm nữ giới thấp kém hơn nam giới. Dù vậy, giống như các bé
trai, chúng thấy rằng để giải quyết những tình cảm không thể chấp nhận được như thế, chúng
phải đồng hóa với bậc cha mẹ đồng giới tính bằng cách cư xử giống mẹ và chấp nhận giá trị và
thái độ của bà mẹ. Theo cách này, hiện tượng đồng hóa với bà mẹ của các bé gái đã hoàn tất.
Thuyết phân tâm học còn cho chúng ta biết rằng Oedipus là mặc cảm xuất hiện cả trẻ nam và trẻ
nữ.
- Riêng ở trẻ nữ, phân tâm học gọi là mặc cảm electra. Freud và các nhà phân tâm học sau này
không cho chúng ta biết nhiều về mặc cảm này chỉ biết rằng nó cũng tương tự như mặc cảm
Oedipus. Vào thời điểm này, các nhà phân tâm nói rằng mặc cảm Oedipus đã được giải quyết…
2.4. Giấc mơ
Tiếp đến là giấc mơ trong học thuyết phân tâm của nhà tâm lý học Freud.
Vào năm 1901 Freud đã đưa ra lí thuyết về giấc mơ. Vì Freud coi tiềm thức của con người cơ
bản tập trung ở năng lượng tình dục nên lí thuyết về giấc mơ của ông cũng được giải thích theo
hướng đó. Ông cho rằng, con người trong vô thức luôn mong ước một khát khao, và để tránh
những mối đe dọa từ bên ngoài nên con người đã đưa mong muốn đó vào giấc mơ. “Ông gọi các
hạng mục và sự kiện trong giâc mơ là nội dung hiện trong khi ý nghĩa ẩn các giấc mơ là nội dung
ẩn.” Giấc mơ chỉ xuất hiện trong giấc ngủ, và phân tâm học coi giấc ngủ “chính là biểu hiện của
những gì còn sót lại trong ngày, trong đời sống bên ngoài vào những lúc thức”.
2.5. Sự dồn nén
Với câu hỏi: “Phải chăng giấc mơ là một trong những biểu hiện nói về sự dồn nén của con
người?” => Theo Freud, trong đời sống con người thường gặp phải chứng lo âu (anxiety), là một
cảm giác gây căng thẳng và mất thăng bằng trong cuộc sống. Để giải quyết vấn đề này, tâm lí
con người đã tạo nên cơ chế phòng thủ để đối phó với nó. Cơ chế phòng thủ bào gồm:
- Sự dồn nén(repression);
- Sự phóng ngoại nội tâm (projection);
- Sự chối bỏ (denial);
- Biện pháp hồi qui (regression);
- Sự hợp lí hóa (reaction Formation);
- Sự phá bỏ (undoing);
- Sự thăng hoa (sublimation); và
- Sự mơ mộng (fantasy).
Như vậy, sự dồn nén (repression) là một trong 8 cơ chế phòng thủ theo Freud. Khi một nhu cầu
bản năng không thực hiện được hay không được chấp nhận nó dẽ được đẩy vào vô thức. “Dồn
nén là một phương thức trực tiếp nhất nhằm giải quyết tình trạng lo âu, thay vì phải giải quyết
một xung động gây ra tình tạng lo âu ở bình diện ý thức, người ta chỉ việc phớt lờ nó đi

I. HỌC THUYẾT RỐI LOẠN TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ GIẢI THÍCH CỦA HỌC THUYẾT
NÀY VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM

1. Hoàn cảnh ra đời

Thuyết rối loạn tổ chức xã hội ra đời vào cuối thế kỉ XIX đến thập niên 30 của thế kỉ XX. Đây là
thời kỳ xã hội các nước phương Tây thay đổi một cách mạnh mẽ về kinh tế dẫn đến sự phân
công lao động trong xã hội tạo ra những tầng lớp xã hội khác nhau. Do đó nhiều trường phái ra
đời ở thời kỳ đầu này có nguồn gốc từ việc nghiên cứu những khu định cư và cộng đồng thành
thị cũng như trong phong trào sinh thái của con người đầu thế kỉ XX. Và thuyết rối loạn xã hội
học cũng ra đời vì thời điểm này con người tranh giành nhau về nơi ở về sinh thái làm cho cuộc
sống xã hội trở nên rối loạn dẫn tới tội phạm diễn ra rất nhiều.

2. Một số quan điểm về nguyên nhân của tội phạm thuộc thuyết rối loạn

2.1. Quan điểm của Emile Durkheim


Trong công trình “Sự phân công lao động trong xã hội”, Emile Durkheim cho rằng sự thay đổi xã
hội nhanh chóng sẽ đưa tới sự gia tăng về phân công lao động và như vậy tạo ra sự mất cân bằng
trong xã hội, làm phá vỡ các chuẩn mực và giá trị cuộc sống cũng như phá vỡ các chuẩn mực xã
hội điều chỉnh hành vi của con người. Đó chính là nguyên nhân phát sinh các hành vi các hành vi
lệch lạc trong xã hội, tội phạm và hành vi tự tử.

2.2. Quan điểm của W.I.Thomas, Florian Znaniecki

Tiếp đó, W.I.Thomas, Florian Znaniecki là 2 nhà xã hội học thời kì đầu của thuyết này đã nghiên
cứu về các cộng đồng dân cư ở Mỹ với tác phẩm “Những người nông dân Ba Lan ở châu Âu và
châu Mỹ”. Nội dung chính của tác phẩm viết về vấn đề mà những người nhập cư Ba Lan phải
đương đầu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX khi họ rời quê hương và chuyển đến sống ở các
thành phố của Mỹ. Hai ông đã chỉ ra tỉ lệ tội phạm gia tăng trong nhóm người không có chỗ
đứng trong xã hội và họ đưa ra giả thuyết nguyên nhân dẫn đến tội phạm là do sự rối loạn tổ
chức xã hội (Social Disorganization), bởi hậu quả của sự bất lực của những người nhập cư trong
quá trình tiếp nhận từ chuẩn mực ở quê hương sang chuẩn mực mới ở Mỹ.

2.3. Quan điểm của trường phái Chicago

Trường phái Chicago ở Mỹ vào đầu thế kỉ XX được sáng lập bởi các nhà xã hội học thành thị mà
tiêu biểu nhất là Rober Park và Ernest Burgess. Với cách tiếp cận sinh thái học xã hội, hai ông đã
nghiên cứu về các thành phố ở Mỹ dưới thuật ngữ “các vùng đồng tâm”. Các vùng này liên kết,
bao quanh nhau trong vòng tròn đồng tâm và hướng về tâm của hình tròn gọi là Vùng I- khu vực
trung tâm thương mại, tiếp cho đến Vùng 5. Mỗi vùng có đặc thù riêng về địa lí, dân cư, điều
kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự. Trong đó, vùng kề cận Vùng I có tỉ lệ tội phạm cao
hơn khu vực khác, và qua các quãng thời gian nghiên cứu, hai ông đã có kết luận, chính bản chất
của môi trường nơi những người nhập cư sinh sống mới là nguyên nhân phát sinh tội phạm chứ
không phải là những đặc tính riêng biệt của họ sản sinh ra tội phạm.

Trường phái Chicago tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn bởi Clifford Shaw, Henry Mackay. Hai
ông đã nghiên cứu vấn đề người chưa thành niên phạm tội và sự di chuyển của làn sóng di cư. Từ
đó đưa ra kết luận về nguyên nhân của tội phạm là do bản chất của môi trường nơi những người
nhập cư sinh sống.
Trên đây đều là các quan điểm về nguyên nhân của tội phạm từ những học giả tiêu biểu của
thuyết rối loạn tổ chức xã hội. Trong bài này, nhóm em xin được đi sâu vào tìm hiểu quan điểm
của học giả Emile Durkheim – đại diện cho thuyết rối loạn tổ chức xã hội.

3. Quan điểm của Emile Durkheim về nguyên nhân tội phạm

3.1. Giới thiệu về học giả Emile Durkheim

Emile Durkheim (1858 – 1917) sinh ra ở E’pial của nước Pháp. Ông là nhà xã hội học, nhân loại
học lỗi lạc. Ông được coi là một trong những người tiên phong sang lập ra chuyên ngành xã hội
học. Các công trình nghiên cứu của ông thuộc lĩnh vực xã hội khá đa dạng: giáo dục, tội phạm,
tôn giáo, tự sát,…

Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó tác phẩm có đóng góp nhiều nhất đối với
tội phạm học là Sự phân công lao động trong xã hội (1893)

3.2. Nội dung quan điểm của Emile Durkheim về nguyên nhân tội phạm

Emile Durkheim nghiên cứu vấn đề trật tự xã hội như thế nào để duy trì các loại xã hội khác
nhau. Ông tập trung nghiên cứu về sự phân công lao động, sự khác nhau giữa các xã hội truyền
thống và xã hội hiện đại. Ông cho rằng, sự thay đổi xã hội nhanh chóng sẽ đưa tới sự gia tăng về
phân công lao động và như vậy, nó sẽ tạo ra trạng thái hỗn độn, thiếu sự quan tâm giữa con
người với con người, đưa đến tình trạng thiếu hụt chuẩn mực và giá trị cuộc sống cũng như phá
vỡ các chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người. Ông gọi trạng thái này là “tình trạng
vô tổ chức” (Anomie). Từ trạng thái vô tổ chức sẽ phát sinh ra các hành vi lệch lạc trong xã hội,
tội phạm, hành vi tự tử. Hay nói cách khác, tình trạng vô tổ chức trong xã hội là nguyên nhân
phát sinh tội phạm.

Tuy nhiên, ông khẳng định sự lệch lạc hay tội phạm không có gì bất thường. Nó không chỉ cần
thiết đối với các điều kiện cơ bản của tất cả đời sống xã hội mà nó còn có các chức năng xã hội
sau:

- Sự lệch lạc khẳng định giá trị và tiêu chuẩn văn hóa: Cũng như không xã hội nào có thể tồn tại
nếu không có những giá trị văn hóa, sự lệch lạc là không thể thiếu. Nếu một xã hội như một tu
viện hoàn hảo gồm toàn những cá thể gương mẫu thì tội phạm, hiểu theo nghĩa thông thường sẽ
không tồn tại, nhưng khi đó một lỗi lầm nhỏ mà trong xã hội bình thường coi là không đáng kể
sẽ lại trở thành tội phạm. Thế nên, một người gần như hoàn hảo sẽ thẳng thắn đánh giá những
thất bại nhỏ nhặt của mình với sự nghiêm khắc mà đa số chỉ dành cho sự phạm tội.

- Phản ứng với sự lệch lạc làm sáng tỏ ranh giới đạo đức: theo Durkheim, phản ứng với niềm tin
và hành động của một số người lệch lạc làm sáng tỏ ranh giới hành vi có thể chấp nhận được với
mọi người trong một xã hội. Ví dụ một người uống rượu vào bữa tối có thể được cộng đồng coi
là bình thường nhưng khi anh ta uống rượu vào bữa sáng thì sẽ bị cộng đồng cho là đã nghiện
rượu. Phản ứng của cộng đồng trong trường hợp này cho thấy ranh giới về thời điểm của hành vi
uống rượu. Không những đối với người có hành vi lệch lạc, những người khác cũng thấy được
đâu là ranh giới của hành vi uống rượu một cách đúng đắn.

- Phản ứng với sự lệch lạc thúc đẩy tính thống nhất của xã hội: khi cộng đồng phản ứng với một
sự lệch lạc, họ đã tự nhắc bản thân mình các tiêu chuẩn văn hóa kết hợp họ với nhau. Đồng thời
nếu sự lệch lạc không bị phản ứng thì định chuẩn về những gì được xem là đúng đắn sẽ bị kéo
giãn ra và phá vỡ tính ổn định. Ngày làm việc ở công sở bắt đầu từ 8 giờ sáng nhưng nó sẽ trở
thành 8 giờ 30 hoặc muộn hơn nếu những người đi muộn không bị phản ứng.

- Sự lệch lạc khuyến khích thay đổi xã hội: vì nó đưa ra các biện pháp thay thế các giá trị và tiêu
chuẩn đang tồn tại. Các giá trị và tiêu chuẩn thay đổi theo thời gian, những gì ngày hôm nay
được xem là sự lệch lạc có thể trở thành tiêu chuẩn cho ngày mai. Trong thập niên 1950, nhạc
rock and roll đều bị đa số người Mỹ cho là làm hư hỏng thanh niên thì ngày nay đã trở thành một
phần trong trào lưu văn hóa Mỹ.

3, Ý nghĩa của thuyết Rối loạn tổ chức xã hội đối với sự phát triển của tội phạm học

Các học giả tiêu biểu cho thuyết rối loạn tổ chức xã hội như E’mile Durkheim, W.I. Thomas,
Florian Znaniecki, Rober Park, Ernest Burgess, Clifford Shaw, Henry Mackay đều là những
người có đóng góp quan trọng cho Tội phạm học. Các học thuyết về Trường phái Tội phạm học
Cổ điển, Thuyết sinh học, Thuyết tâm lý có các cách lí giải nguyên nhân dẫn đến tội phạm chủ
yếu từ chủ thể của tội phạm, từ chủ quan người phạm tội, là do tự do lí trí, tự lựa chọn hay do
kiểu cơ thể, các kiểu gen có nhiễm sắc thể bất thường, do bị rối loạn thần kinh chức năng…thì
Thuyết rối loạn tổ chức xã hội đã đạt được góc nhìn khách quan hơn về nguyên nhân của tội
phạm khi lý giải về sự thay đổi đột biến trong xã hội, sự phân chia, khoảng cách trong xã hội làm
con người có những hành vi lệch lạc tạo nên tình trạng vô tổ chức mới là nguyên nhân dẫn đến
tội phạm. Trong đó, trường phái Chicago đã có những đóng góp không nhỏ đối với tội phạm học,
đó là đã phát hiện được các hình thức cộng đồng trong các thành phố ở Mỹ - với những rối loạn
tổ chức xã hội của nó. Bên cạnh đó, trường phái này đã sử dụng các số liệu thống kê chính thức
về tội phạm, dân số, dân tộc học và đã phân tích một cách có hệ thống, logic để tìm ra nguyên
nhân của tội phạm dưới góc độ tội phạm học cũng như điều tra, truy tìm người phạm tội trong
điều tra hình sự.

Mỗi nghiên cứu của các nhà xã hội học, nhân loại học vừa bổ sung thêm về nguyên nhân tội
phạm, vừa giúp tìm ra cách ngăn ngừa tội phạm, tình hình tội phạm qua các giai đoạn thời kì.
Điển hình là trường phái Chicago với phát hiện về các hình thức cộng đồng bên trong các thành
phố ở Mỹ- với những rối loạn tổ chức xã hội của nó, có những số liệu thống kê chính thức về tội
phạm, dân số, dân tộc học và phân tích 1 các hệ thống, logic để tìm ra nguyên nhân tội phạm
dưới góc độ tội phạm học cũng như điều tra, truy tìm tội phạm.

II. LIÊN HỆ ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT VÀO HOÀN CẢNH CỦA VIỆT NAM

1. Nguyên nhân của tội phạm ở Việt Nam

+/ Nguyên nhân khách quan

- Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ vẫn còn tồn tại và gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức cũng
như hành vi của một số đông người Việt Nam: hạ tầng cơ sở - kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu;
thượng tầng kiến trúc chưa phát triển đầy đủ, nhất là hệ thống các quy phạm pháp luật. Các biểu
hiện về quan liêu cửa quyền, tham nhũng, tình trạng mê tín dị đoan…vẫn là những vấn đề đáng
lo ngại.

- Các thế lực phản động trong nước và nước ngoài vẫn điên cuồng chống đối. Chúng lợi dụng
những người dân còn hạn chế về mặt nhận thức để xúi giục họ đi vào con đường phạm tội nhằm
đạt được mục đích phá hoại phá hoại, chống đối chính quyền.

- Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên thế giới diễn ra khá phức tạp, đã tác động xấu
đến sự hình thành và phát triển tội phạm ở nước ta, làm nhiều loại tội phạm mới nảy sinh, phát
triển như: tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm rửa tiền, sử dụng bom thư, ăn cắp cước điện thoại
qua vệ tinh; rút tiền ngân hàng bằng các thẻ tín dụng giả, phá song, ...

+/ Nguyên nhân chủ quan


- Con người ngày càng đề cao “sức mạnh” của đồng tiền, vị kỷ cá nhân, coi thường pháp luật, kể
cả đi vào con đường phạm tội, hoạt động tệ nạn xã hội... do bị tác động của lối sống thực dụng,
tiền tệ hoá các quan hệ xã hội khiến cho đạo đức xã hội bị xuống cấp, ý thức chấp hành pháp luật
của người dân giảm sút.

- Công tác quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều sơ hở, thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tạo điều kiện tốt để tội phạm, tệ
nạn xã hội tiếp tục hoạt động và phát triển.

- Quản lý văn hoá - tư tưởng: do chưa quản lý tốt các sản phẩm văn hoá, một số văn hoá phẩm có
nội dung không lành mạnh đã gây ra những ảnh hưởng, tác động xấu đến một bộ phận dân cư,
nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự chưa được thường xuyên quan tâm, đầu tư đúng mức. Có
nơi, có lúc còn buông lỏng, chưa có các biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa, đấu tranh chống
tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác...

2. Liên hệ ứng dụng trong việc giải thích về nguyên nhân của tội phạm ở Việt Nam

Thuyết rối loạn tổ chức xã hội tập chung giải thích nguyên nhân của tội phạm là do môi trường
sống. Sự thay đổi một cách nhanh chóng của xã hội luôn mang đến những mặt tiêu cực bên canh
những mặt tích cực. Sự ảnh hưởng tiêu cực ấy thể hiện ở chỗ xã hội tạo ra sự phân cấp ngày càng
rõ rệt khiến cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên lạnh nhạt, ít quan tâm đến
nhau, các cuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người bị phá vỡ dẫn đến tình trạng phạm
tội ngày càng tăng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tội phạm ở Việt
Nam trong những năm gần đây.

Hiện nay nước ta là một trong những nước đang phát triển rất mạnh mẽ. Tác động của nền kinh
tế thị trường đã ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội, quan điểm đạo đức của đất nước ta. Xã
hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh…
thì sự chênh lệch về giàu nghèo ngày càng lớn, trong khi đó lại thường xuyên xảy ra các biến
động lớn làm cho kinh tế xã hội bị ảnh hưởng như nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng (theo Báo
cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội vừa qua cũng cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ
người đăng ký thất nghiệp tăng hơn 64% so với cùng kỳ năm trước), lạm phát và khủng hoảng
kinh tế (trong những năm gần đâytình trạng lạm phát đang tăng rất cao, kiềm chế lạm phát luôn
là nhiệm vụ hang đầu của nước ta), chưa có cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nghề hợp lý nên
không điều chỉnh được tỷ lệ di dân tự do từ các vùng nông thôn lên các thành phố lớn để làm ăn
và sinh sống với nhiều ngành nghề khác nhau đã tạo ra các sức ép lớn gây mất trật tự trị an, tình
hình các tội phạm về trộm cắp tài sản, buôn bán ma tuý, mại dâm… ngày càng gia tăng.

Thực trạng xã hội ở Việt Nam hiện nay cho thấy con người đang có xu hướng sống ích kỷ và vụ
lợi hơn bởi lối sống chạy theo đồng tiền. Tiền xâm nhập vào nhiều mối quan hệ đạo đức xã hội,
thậm chí thành nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của không ít người. Chính vì vậy mà
những hiện tượng tham ô, hối lộ, móc ngoặc, buôn lậu, lừa đảo, làm hàng giả, mua quan bán
chức, chạy chức chạy quyền bằng tiền... chúng ta đấu tranh, ngăn ngừa nhiều năm nay nhưng
hiện vẫn đang diễn ra phức tạp và là nỗi lo lắng của xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2012 công
tác phòng, chống tội phạm về kinh tế, tham nhũng, đã phát hiện hơn 6,1% về số vụ và 1,5% về
số đối tượng, so với cùng kỳ năm 2011

Ảnh hưởng của môi trường sống đến hành vi phạm tội được thể hiện một cách rõ rệt trong xã hội
Việt nam hiện nay, mà ví dụ cụ thể chính là hiện tượng trẻ hóa tội phạm và hành vi phạm tội
cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn (Theo thổng kế của Tổng cục
Cảnh sát phòng chống tội phạm, trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp
hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên). Nhiều vụ án đặc
biệt nghiêm trọng như vụ án Lê Văn Luyện tại Bắc Giang, vụ án Đào Văn Tài tại Vĩnh Phúc,...

Theo số liệu của Bộ Công an, hiện cả nước có khoảng 20.000 trẻ em trong độ tuổi tới trường
lang thang bụi đời, tụ tập băng nhóm ngoài xã hội, đó chính là mầm mống của tội phạm đã và
đang nảy sinh trong lứa tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân cho tình trạng này là do xã hội phát triển, gắn với các vấn đề phát sinh từ thực tiễn
cuộc sống và các áp lực của xã hội lên mỗi cá nhân và gia đình càng nhiều, xã hội luôn luôn thay
đổi, vì thế tâm lý, nhận tức và tư duy của mỗi thành viên trong xã hội ngày càng cao, chất lượng
cuộc sống ngày càng tốt hơn..., nên các thành viên trong xã hội, và thế hệ trẻ được gia đình, xã
hội, nhà trường chăm sóc tốt hơn. Chính điều này đã làm cho con người và nhất là trẻ em phát
triển nhanh hơn cả về hình thể và nhận thức, tâm lý và khả năng tiếp nhận các thông tin (cả tốt
lẫn xấu). Do đó, trẻ vị thành niên dễ mắc phải các sai phạm, các loại tội mới như: Hiếp dâm, tội
phạm có liên quan đến công nghệ thông tin, nghiện hút ma tuý, cố ý gây thương tích, thậm chí
giết người…
Hiện nay nhiều bậc cha mẹ, và những người lớn tuổi trong gia đình không có nhiều thời gian để
quan tâm đến con cái mà chỉ mải mê kiếm tiền nên đã vô hình chung tạo ra sự xa cách, lãnh cảm,
không có sự thân mật giữa các bậc cha mẹ, ông bà với con cái như trước đây, đó cũng chính là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có rất nhiều em nhỏ, trẻ em vị thành niên đã mắc phải
bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện
game online, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội… với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các
niềm vui mới trong xã hội vốn đã đầy rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu.

Theo nghiên cứu về hoàn cảnh gia đình của tội phạm là trẻ vị thành niên thì: 11% tội phạm có bố
mẹ ly hôn, 29% số bố mẹ không đáp ứng nhu cầu của các em như ăn ở, giáo dục, 5% bị bố mẹ từ
chối nuôi dưỡng và giáo dục, 45% do bố mẹ chỉ biết kiếm tiền mà không quan tâm đến con cái.

Như vậy, nguyên nhân về sự tác động của môi trường sống đến người phạm tội mà thuyết rối
loạn tổ chức xã hội đưa ra là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tội phạm ở Việt Nam
hiện nay. Mặc dù quá trình nghiên cứu đã diễn ra cách đây những một thế kỷ nhưng khả năng áp
dụng của học thuyết vào việc giải thích nguyên nhân của tội phạm trong xã hội hiện đại vẫn rất
chuẩn xác.

Từ đó ta có thể thấy được tác dụng được thuyết này đối với tình hình tội phạm ở Việt Nam đó là:

Thứ nhất: Qua việc ứng dụng thuyết này thì những nhà tội phạm học có thể nghiên cứu được về
tội phạm ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu được nguyên nhân của tội phạm, tình hình của
tội phạm. Chính từ tình hình xã hội mà các nhà nghiên cứu tội phạm học có thể biết được rằng ở
những khu vực nào là nơi có tình hình xã hội phức tạp thì tình hình tội phạm ở những nơi đó
cũng phức tạp và có thể là diễn ra mạnh mẽ hơn, nhiều hơn những nơi khác, tính chất của tội
phạm cũng mang tính nguy hiểm cao hơn. Từ đó tránh những trái trạng “vô tổ chức của xã hội”,
tăng cường sự quan tâm giữa con người với con người, sự quan tâm giữa cơ quan nhà nước với
công dân, và tăng cường đề ra những giá trị sông tích cực, lành mạnh để tránh đc sự rối loạn xã
hội.

Thứ hai: Từ việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm, tình hình của tội phạm giúp cho việc đề
ra các hình phạt đối với từng tội mà tội phạm được thực hiện.
Thứ ba: bên cạnh việc đề ra các hình phạt thì từ đó đề ra được các biện pháp phòng chống tội
phạm. Hình phạt với những người phạm tội được sử dụng để củng cố giá trị, để nhắc nhở người
đó cái gì đúng, sai, răn đe để học không phạm tội cũng như không tái phạm
Câu 3: Khả năng ứng dụng các thuyết này vào việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm
ở Việt Nam

* Tội phạm học cổ điển

Nếu áp dụng ở Việt Nam, trường phái tội phạm học cổ điển rất có ý nghĩa trong việc xây dựng
hệ thống pháp luật hình sự và các quy phạm pháp luật hình sự. Chẳng hạn như nguyên tắc pháp
chế và nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của luật hình sự Việt Nam hay ý nghĩa của hình
phạt áp dụng trong bộ luật hình sự. Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế là đòi hỏi việc truy cứu
trách nhiệm hình sự của người phạm tội phải tuân thủ các quy định của ngành luật hình sự, Tòa
án quyết định hình phạt và phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự có nét giống với những
nguyên tắc dành cho thẩm phán của trường phái cổ điển. Một ví dụ khác, hình phạt chỉ được áp
dụng đối với những hành vi được bộ luật hình sự quy định là tội phạm và phải được xác định cho
từng tội danh cụ thể đã được quy định. Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà
còn giáo dục họ trở thành người có ích, ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục người khác tôn
trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm (Điều 27 Bộ luật hình sự 2005). Mục
đích sử dụng hình phạt trong luật hình sự Việt Nam có điểm tương đồng với nguyên tắc áp dụng
hình phạt của thuyết tội phạm học cổ điển.

Trường phái tội phạm học cổ điển ra đời có một ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm, tạo nền tảng cho sự nghiên cứu tội phạm nhằm phòng ngừa chúng cùng
những ảnh hưởng xấu tới cuộc sống xã hội, làm tiền đề hình thành nên khoa học nghiên cứu tội
phạm. Thời đại ngày nay đánh dấu sự trở lại của thuyết cổ điển rằng sự trừng phạt phải phù hợp
với mức độ nghiêm trọng của tội phạm và tội lỗi của kẻ phạm tội. Do vậy, việc tìm hiểu về
thuyết cổ điển là cần thiết, góp phần hiểu rõ hơn về tội phạm đề từ đó nghiên cứu và tìm ra
những biện pháp phòng ngừa tội phạm hợp lí và hiệu quả.

* Tội phạm thuyết sinh học

Có chăng việc giải thích nguồn gốc phạm tội dựa trên yếu tố sinh học không chỉ được các
nhà khoa học trên thế giới tìm hiểu mà đối với Việt Nam quan điểm sinh học về sự sai lệch và tội
phạm cũng tồn tại lâu đời trong nền văn hóa Việt. Từ những câu ca dao, tục ngữ khi miêu tả
ngoại hình tính cách của một ai đó thông qua diện mạo đã được dân gian khắc họa một cách sinh
động:

“Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng”.

“Những người ti hí mắt lươn

Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người”

“Mắt tròn dưới mí láng sưng

Là tên tửu bác, không ngừng chơi đêm”

Chúng ta còn nhớ tới lối văn miêu tả dung mạo của các nhân vật trong Truyện Kiều - một
tuyệt phẩm của đại thi hào Nguyễn Du ở đầu thế kỷ XVIII. Ông đã phác họa thành công tính
cách các nhân vật thông qua miêu tả diện mạo. Từ những miêu tả chân dung người anh hùng
lương thiện như Từ Hải “Râu hùm, hàm én, mày ngài; Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”.
Một Kim Trọng “Nền phú hậu, bậc tài danh...Phong tư tài mạo tuyệt vời; Vào trong phong nhã,
ra ngoài hào hoa”. Đến cả khi miêu tả các nhân vật phản diện, ông còn miêu tả sắc nét hơn thế
nữa để bộc lộ rõ ràng tính cách của họ. Khuôn mẫu tội phạm gắn liền với Mã Giám Sinh, Sở
Khanh, Tú Bà…Chúng ta có thể hình dung ra kẻ lưu manh Mã Giám Sinh “Mày râu nhẵn nhụi,
áo quần bảnh bao” là một người như thế nào; hay một một gã ăn chơi dâm loạn Sở Khanh qua
dung mạo “Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng”.

* Thuyết thừa kế

Ở Việt Nam, thuyết phạm tội thừa kế vẫn được đưa vào trong công tác giải thích nguyên
nhân của tội phạm trong một số vụ án cụ thể. Tuy nhiên, sự liên hệ ứng dụng này ở Việt Nam là
không nhiều, không phổ biến và rộng rãi và cũng không được các nhà nghiên cứu tội phạm học
Việt Nam đồng tình ủng hộ do tính tiêu cực của nó. Vì cách lý giải nguyên nhân tội phạm của
học thuyết này còn thiếu sót, phiến diện khi chỉ quan tâm nhấn mạnh đến đặc tính sinh học của
người phạm tội – tức là vấn đề “người phạm tội thừa kế gen tồi tệ của thế hệ trước”. Các nhà tội
phạm học của Việt Nam đã bác bỏ quan điểm của thuyết phạm tội thừa kế khi thuyết này chỉ đề
cập tội phạm với tư cách là hiện tượng cá nhân chưa dề cập tội phạm với tư cách là một hiện
tượng xã hội.
Con người không chỉ là thực thể tự nhiên mà còn là một thực thể xã hội. Ngoài tâm sinh lý
của mỗi con người, môi trường bên ngoài (gia đình, nơi học tập, nơi làm việc, công tác, xã
hội…) cũng là những nhân tố tác động đến tội phạm. Thế nhưng thuyết phạm tội thừa kế chỉ giải
thích nguyên nhân của tội phạm thuần túy dựa vào tính duy truyền của con người mà quên rằng
quá trình xã hội hóa do tính tích cực và khả năng cảm nhận môi trường của người đó trở thành
thuộc tính cá nhân. Thuyết phạm tội thừa kế cũng đã phủ nhận vai trò của môi trường sống cũng
như tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường sống khi lý giải về nguyên nhân của tội phạm.
Khi tìm hiểu bất kì vụ án cụ thể nào, ta sẽ thấy tội phạm phát sinh là do tác động của nhiều nhân
tố khác nhau và không phải là tác động chỉ từ nhân tố nào đó. Các nhân tố được coi là “tác nhân”
làm phát sinh tội phạm có sự tác động qua lại với nhay và trong tình huống cụ thể, nhất định mới
có thể làm phát sinh tội phạm. Chính vì vậy, chúng ta không thể phiến diện kết luận nguyên nhân
làm phát sinh tội phạm là do thể hệ sau đã kế thừa những gen tồi tệ của thế hệ trước.

Ví dụ trong các vụ án giết người của Việt Nam hiện nay nhiều kẻ sát nhân lại là những người
có nhân thân tốt, cha mẹ đều là những người nông dân hay công nhân hiền hậu chất phác. Như
Nguyễn Hải Dương là một người được mọi người hàng xóm đánh giá là một thanh niên hiền hậu,
đẹp trai lại có thể ra tay sát hại 6 người trong đó có cả bạn gái cũ của mình. Hay Nguyễn Đức
Nghĩa còn là một sinh viên đại học danh giá lại có thể ra tay giết người yêu mình sau đó xử lý
xác hết sức dã man nhằm che giấu tội phạm của mình. Hơn hết, trong quá trình điều tra hay xét
xử, ngay kể cả khi vụ án khép lại rồi chúng ta vẫn không thấy bất cứ thông tin nào về việc tiền sử
gia đình của những kẻ đó có người phạm tội. Thậm chí ta chỉ bắt gặp những hình ảnh đau thương
đó là cha mẹ của người phạm tội khóc lóc, suy sụp đau lòng.

Sự ra đời và phát triển của “thuyết phạm tội thừa kế” đã dẫn đến sự hình thành và phát triển
của phong trào ưu sinh. Đặc biệt, biện pháp phòng ngừa tội phạm mà trường phái “tội phạm học
ưu sinh” đưa ra do ảnh hưởng của “thuyết tội phạm thừa kế” là rất cực đoan, vô nhân đạo, chà
đạp lên quyền con người. Pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng rất quan
tâm đến vấn đề phải xử lý người phạm tội một cách có nhân đạo, điều đó thể hiện ở sự thay đổi
hệ thống hình phạt quy định tại Bộ luật Hình sự mới của nước ta, giảm số tội có hình phạt là tử
hình, biện pháp tử hình không còn xử bắn dã man thay vào đó là sử dụng thuốc độc để tránh đau
đớn cho người phạm tội. Chính vì vậy, Việt Nam cũng như các nướ trên thế giới đã không còn
áp dụng trên thực tế biện pháp này để phòng ngừa tội phạm.

Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, bảo vệ
các quyền cơ bản của công dân. Do vậy, khả năng áp dụng của thuyết tội phạm học thừa kế áp
vào Việt Nam là rất hạn chế vi thuyết đã phủ nhận hết tất cả các vai trò của môi trường sống
cũng như giáo dục của gia đình, xã hội,… không phù hợp với hoàn cảnh, mục tiêu của đất nước
ta.

Về quan điểm của Thuyết có phần lạc hậu và phiến diện, cần nhìn nhận nguyên nhân của tội
phạm cả về góc độ cá nhân và góc độ môi trường xung quanh. Hiện nay tội phạm nước ta nói
riêng và thế giới nói chung gia tăng không chỉ do các cá nhân do bị di truyền hay thừa kế các
gene hay yếu tố tội phạm mà do môi trường sống xung quan ngày càng phức tạp. Theo điều tra
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tâm lý học tội phạm thì gia đình thiếu cha hoặc mẹ, không
hạnh phúc hay những biến cố cũng tác động đến trẻ nhỏ, làm gia tăng khả năng gây tội phạm.
Những hành vi xung quanh đứa trẻ hay kể cả người đã trưởng thành trong môi trường xung
quanh cũng có tác động đến tội phạm. Nhìn chung, xã hội phát triển và phức tạp, công nghệ
thông tin mở rộng và kĩ thuật tiên tiến là những nhân tố khiến tội phạm dễ dàng xảy ra hơn.

Để tiến tới xây dựng một nhà nước vững mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh cần phải có
các biện pháp đấu tranh và phòng ngừa tội phạm một cách hiệu quả, lý giải đúng bản chất
nguyên nhân của việc thực hiện tội phạm bằng cách tiếp cận nhiều yếu tố mang tính khách quan,
có căn cứ rõ ràng phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm, dự báo tội phạm… Cần phải có
những biện pháp giáo dục nhân cách con người, hướng con người đến những chuẩn mực, tạo môi
trường phát triển nhân cách con người một cách tốt nhất, ngay từ khi còn là một đứa trẻ.

You might also like