Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Cơ chế điều trị đáp ứng viêm của Corticosteroid

-Hoạt động kháng viêm của glucocorticoid thể hiện qua 2 cơ chế cơ bản: cơ chế đầu
tiên là kích thích tổng hợp và giải phóng các protein kháng viêm, và cơ chế thứ hai là
ức chế các protein gây viêm
+ Glucocorticoid tan trong lipid và có thụ thể là phân tử GR (glucocorticoid receptor)
nằm bên trong khu vực nội bào tại hầu hết các tế bào trong cơ thể. Khi gắn với
glucocorticoid, thụ thể GR sẽ tách khỏi các protein Hsp70 (heat-shock proteins 70),
Hsp90 và immunophilin. Sau đó, phức hợp hormon và thụ thể GR này sẽ đi vào nhân
tế bào và tương tác với các trình tự DNA đặc hiệu GRE (glucocorticoid responsive
elements) trên vùng điều hòa của các gen đích. Cuối cùng, glucocorticoid ngăn chặn
sự biểu hiện của các gen gây viêm bằng cách ức chế enzyme histone acetyltransferase,
đồng thời kích hoạt enzyme histone deacetylase => Giảm prostaglandin gây viêm, đau
=> Kháng viêm
Mức liều ICS ở người bệnh từ 12 tuổi trở lên
- Beclometasone dipropionate (CFC)
+ Liều thấp: 200 - 500 mcg
+ Liều trung bình: >500 - 1000 mcg
+ Liều cao: >1000 mcg
- Beclometasone dipropionate (HFA)
+ Liều thấp: 100 - 200 mcg
+ Liều trung bình: >200 - 400 mcg
+ Liều cao: >400 mcg
- Busonide (DPI)
+ Liều thấp: 200 - 400 mcg
+ Liều trung bình: >400 - 800 mcg
+ Liều cao: >800 mcg
- Ciclesonide (HFA)
+ Liều thấp: 80 - 160 mcg
+ Liều trung bình: 160 - 320 mcg
+ Liều cao: >320 mcg
- Fluticasone furoate (DPI)
+ Liều thấp và trung bình: 100 mcg
+ Liều cao: 200 mcg
- Fluticasone propionate (DPI hoặc HFA)
+ Liều thấp: 100 - 250 mcg
+ Liều trung bình: >250 - 500 mcg
+ Liều cao: >500 mcg
- Mometasone furoate (DPI)
+ Liều thấp và trung bình: 200 mcg
+ Liều cao: 400 mcg
- Mometasone furoate (HFA)
+ Liều thấp và trung bình: 200 - 400 mcg
+ Liều cao: >400 mcg
Mức liều ICS ở trẻ em từ 6-11 tuổi
- Beclometasone dipropionate (CFC)
+ Liều thấp: 100 - 200 mcg
+ Liều trung bình: >200 - 400 mcg
+ Liều cao: >400 mcg
- Beclometasone dipropionate (HFA)
+ Liều thấp: 50 - 100 mcg
+ Liều trung bình: >100 - 200 mcg
+ Liều cao: >200 mcg
- Busonide (DPI)
+ Liều thấp: 100 - 200 mcg
+ Liều trung bình: >200 - 400 mcg
+ Liều cao: >400 mcg
- Ciclesonide (HFA)
+ Liều thấp: 80 mcg
+ Liều trung bình: >80 - 160 mcg
+ Liều cao: >160 mcg
- Fluticasone propionate (DPI và HFA)
+ Liều thấp: 50 - 1000 mcg
+ Liều trung bình: >100 - 200 mcg
+ Liều cao: >200 mcg
- Mometasone furoate (HFA)
+ Liều thấp và trung bình: 100 - 200 mcg
+ Liều cao: 200 mcg
- Cơn hen cấp nặng ở trẻ em (0-5 tuổi): 250 mcg Busonide
=> Nên dùng liều thấp và tăng dần cho đến khi có hiệu lực
Liệu pháp điều trị cơn hen cấp
Theo mức độ
+ Nhẹ: khởi đầu điều trị với SABA + Busonide khí dung 0,5 - 1 mg
+ Trung bình - nặng: kết hợp SABA + liều cao Busonide khí dung cách quãng (1 mg
mỗi 20-30 phút, 2 lần trong 60-90 phút đầu tiên), thêm corticosteroid càng sớm càng
tốt. Tiếp tục điều trị với mức liều này trong ít nhất 3-5 ngày22:22/-strong/-heart:>:o:-
((:-h+ Đe dọa tính mạng: nên được phối hợp ngay lập tức cùng các liệu pháp dạng hít:
liều cao: Busonide khí dung cách quãng (1 mg mỗi 20-30 phút, 2 lần trong 60-90 phút
đầu tiên) kết hợp với SABA. Tiếp tục điều trị với mức liều này trong ít nhất 3-5 ngày
Liệu pháp Smart
- Sử dụng Symbicort (Formoterol/ Busonide 4,5/ 160 mcg) hàng ngày dự phòng kèm
theoliều Symbicort mỗi khi có triệu chứng hen
Liệu pháp điều trị không dùng thuốc
+ Tránh khói thuốc lá
+ Hoạt động thể lực
+ Loại bỏ các yếu tố nhạy cảm: khói, bụi
+ Giải quyết tình trạng ẩm mốc trong nhà
- Chỉ định trong điều trị cắt cơn hen
+ Điều trị thay thế khi không thể dùng corticosteroid đường toàn thân trong cơn hen
trung bình
- Chống chỉ định
+ Người bệnh quá mẫn với thuốc kháng viêm corticoid
+ Người đang nhiễm khuẩn hay nhiễm virus hoặc nhiễm nấm toàn thân

Cơ chế điều trị cơn bão cytokine và ức chế miễn dịch của Corticosteroid
+ Glucocorticoid đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế hoạt động của các bạch
cầu. Glucocorticoid ngăn chặn sự sản xuất các chất đáp ứng viêm cấp tính và các
chemokine, do đó làm giảm bớt phản ứng huy động bạch cầu. Glucocorticoid cũng làm
giảm sự biểu hiện của các phân tử kết dính bạch cầu trên các tế bào chủ
+ Glucocorticoid có khả năng ức chế sự trưởng thành, biệt hóa và tăng sinh của tất cả
các loại bạch cầu bao gồm 2 nhóm chính: nhóm tế bào dòng tủy (đại thực bào, bạch
cầu đơn nhân, thực bào tại mô, tế bào đuôi gai, bạch cầu hạt) và nhóm tế bào dòng
lympho (CD8, Th1, Th2 và B), glucocorticoid cũng làm giảm sự biểu hiện của các
phân tử MHC (major-histocompatibility-complex) và các thụ thể Fc trên bề mặt màng
tế bào chủ, do đó ngăn chặn sự trình diện kháng nguyên đối với các lympho T. Bên
cạnh đó, glucocorticoid còn ức chế sự hoạt hóa, tăng sinh và giải phóng các globulin
miễn dịch từ lympho B, cũng như kích hoạt quá trình apoptosis của lympho T và các tế
bào đệm trong tuyến ức. Các cơ chế này đều đưa đến kết quả ức chế các chất trung
gian hoá học do làm giảm hoạt hóa tế bào lympho T, giảm bạch cầu hạt (neutrophil) và
giảm chức năng đại thực bào (macrophage) từ đó giảm sự xuất hiện của "cơn bão
cytokine" tại các mô trên lâm sàng
Các thuốc corticosteroid trong điều trị "cơn bão cytokine"
- Dexamethasone
Liều lượng
+ Người lớn: 6 mg/ lần/ ngày
+ Trẻ em: 0,15 mg/ kg/ ngày (tối đa 6 mg/ ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi
sáng)
Nếu không có sẵn Dexamethasone, có thể sử dụng một trong các thuốc thay thế sau
- Prednisolone
Liều lượng
+ Người lớn: 40 mg/ lần/ ngày
+ Trẻ em: 1 mg/ kg/ ngày (tối đa 40 mg/ ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi
sáng)
Hoặc dùng Methylprednisolone
Liều lượng
+ Người lớn: 16 mg/ lần, uống 2 lần/ ngày cách 12 giờ
+ Trẻ em: 0,8 mg/ kg/ lần, 2 lần/ ngày cách 12 giờ (tối đa 32 mg/ ngày), uống sau khi
ăn vào sáng và tối
- Chỉ định điều trị các bệnh tự miễn
+ Lupus ban đỏ
+ Viêm khớp dạng thấp
+ Bệnh mô liên kết hỗn hợp
+ Viêm da cơ địa và viêm đa cơ
+ Thiếu máu tan máu
Liều dùng
+ Prednisolone 0,5 - 1 mg/ kg/ ngày => Giảm liều khi đạt hiệu quả điều trị
+ Methylprednisolone 250 - 1000 mg/ ngày trong 3 ngày
=> Nên khởi đầu liều cao trong điều trị ức chế miễn dịch
- Chống chỉ định
+ Trẻ bị bệnh lao phổi, tay chân miệng
+ Đái tháo đường, tăng huyết áp
+ Còi xương, loãng xương
+ Viêm loét dạ dày - tá tràng, béo phì
+ Thủy đậu
+ Nhiễm trùng nặng

You might also like