Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 77

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN NƯỚC CẤP
TÊN ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ HỆ THỐNG NƯỚC TÁI SỬ DỤNG PHỤC VỤ
CÔNG TÁC TƯỚI TIÊU CÔNG SUẤT 150 M3/NGÀY ĐÊM

GVHD: TS. Nguyễn Quỳnh Mai

SVTH Phan Thị Thùy Nhung 21150086

Phạm Gia Minh Trung 21150107

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC


Họ tên sinh viên : Phan Thị Thùy Nhung MSSV : 21150086
Họ tên sinh viên : Phạm Gia Minh Trung MSSV : 21150107

1. TÊN ĐỀ TÀI : Thiết kế hệ thống nước tái sử dụng phục vụ công tác tưới tiêu
công suất 150 m3/ngày đêm

2.NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ


- Xem xét nguồn nước được tái sử dụng theo QCVN 39:2011/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
- Đề xuất phương pháp và sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước phục vụ tưới tiêu.
- Tính toán chi tiết hệ thống xử lý.
- Bản vẽ thiết kế : Sơ đồ công nghệ, mặt bằng tổng thể, các mặt cắt và chi tiết lắp
đặt.

3. THỜI GIAN THỰC HIỆN : từ 26/03/2023 đến 15/06/2022


4. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. Nguyễn Quỳnh Mai
Đơn vị công tác : Khoa Công nghệ Hoá học và Thực phẩm - Trường Đại Học Sư
Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.

Tp. HCM, ngày…... tháng…... năm

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC


(ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP)
Tên đồ án: Thiết kế hệ thống nước tái sử dụng phục vụ công tác tưới tiêu công suất
150 m3/ngày đêm
Sinh viên: Phan Thị Thùy Nhung MSSV : 21150086
Sinh viên: Phạm Gia Minh Trung MSSV : 21150107
Thời gian thực hiện từ 26/03/2023 đến 15/06/2022

Đã chỉnh
Ngày Nội dung thực hiện Nội dung cần sửa
sửa

26/03/2023 Nhận đề tài

Dựa trên công suất, thành phần


27/03- 3/4/2023 tính chất nước đầu vào đề xuất 1 Sửa lại quy trình công
quy trình công nghệ xử lý và nghệ và thuyết minh.
thuyết minh quy trình công nghệ Cách trình bày
xử lý đó.

04/04- Đưa ra các công nghệ xử lý và Sửa lại quy trình công
thuyết minh quy trình công nghệ nghệ và thuyết minh.
10/04/2023
Cách trình bày

11/04- Đưa ra các công nghệ xử lý và Sửa lại quy trình công
17/04/2023 thuyết minh quy trình công nghệ nghệ và thuyết minh.

18/04- Tính toán bể chứa nước sạch


24/04/2023 Tính toán bể trung gian Sửa tính toán
Tính toán bể lọc nhanh

-bản vẽ sơ đồ công nghệ mặt cắt


24/04-
theo nước Sửa tính toán và sơ
08/05/2023
-tính toán thiết kế toàn bộ công đồ công nghệ
nghệ

09/05- -Tính toán lại những công nghệ Sửa tính toán và sơ
iii
15/05/2023 sai và vẽ sơ đồ mặt cắt nước đồ công nghệ

16/05-
29/05/2023 -Tính toán lại những công nghệ Sửa tính toán và sơ
sai và vẽ sơ đồ mặt cắt nước đồ công nghệ

- Tính toán -Sửa tính toán


30/05-
06/06/2023 -Sửa sơ đồ mặt cắt nước, vẽ mặt -Sửa mặt cắt chi tiết
cắt chi tiết bể lọc nhanh, bồn lọc bể lọc nhanh, bồn lọc
tinh, hệ thống RO tinh, hệ thống RO

07/06- Sửa mặt cắt chi tiết bể


Vẽ mặt cắt chi tiết bể lọc nhanh,
lọc nhanh, bồn lọc
bồn lọc tinh, hệ thống RO
tinh, hệ thống RO

Ngày tháng năm 20…


Giáo viên hướng dẫn

iv
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

PHIẾU NHẬN XÉT HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN MÔN HỌC


(ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP)

Người nhận xét (học hàm, học vị, họ tên): TS. Nguyễn Quỳnh Mai
Cơ quan công tác: Khoa Công nghệ Hoá học và Thực phẩm - Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ
Thuật TP.HCM.
Sinh viên được nhận xét: Phan Thị Thùy Nhung MSSV: 21150086

Phạm Gia Minh Trung MSSV : 21150107


Tên đề tài: Thiết kế hệ thống nước tái sử dụng phục vụ công tác tưới tiêu công suất 150
m3/ngày đêm

Thang Điểm
STT Nội dung (lưu ý thang điểm nhỏ nhất là 0.5 điểm)
điểm số
Ý thức học tập Max 2
Vắng mặt > 50% các buổi gặp giáo viên hướng dẫn và trễ tiến độ công việc so với
0 - 0.5
yêu cầu > 4 lần
Vắng mặt 50% - 30% các buổi gặp giáo viên hướng dẫn và trễ tiến độ công việc
0.75 -1
1 so với yêu cầu 1 - 4 lần
Vắng mặt trên 10 - 30% các buổi gặp giáo viên hướng dẫn. Tích cực trong làm
1.25 -1.5
việc, đúng tiến độ yêu cầu
Có mặt đầy đủ các buổi gặp giáo viên hướng dẫn. Tích cực trong làm việc, đúng
1.75-2
tiến độ yêu cầu, có sáng kiến đề xuất mới
Mức độ am hiểu Max 2
Giải thích được về SĐCN nhưng không trình bày được chức năng nhiệm vụ của
0 - 0.5
từng công trình
Diễn giải chi tiết được chức năng nhiệm vụ của từng công trình và SĐCN 0.75 -1
2 Diễn giải chi tiết được chức năng nhiệm vụ của từng công trình và SĐCN nhưng
chưa giải thích được cách tính toán, chưa trình bày bản vẽ rõ ràng, đúng kỹ 1.25 -1.5
thuật
Diễn giải chi tiết được chức năng nhiệm vụ của từng công trình và SĐCN và giải
1.75-2
thích được cách tính toán, trình bày bản vẽ rõ ràng, đúng kỹ thuật
Hình thức Max 1
Trình bày thuyết minh không theo format chuẩn, không thống nhất giữa các
0.25
phần
3 Trình bày thuyết minh theo format chuẩn, nhưng còn nhiều lỗi : đề mục không rõ
0.5
ràng, bảng biểu, hình vẽ không được đánh số, nhiều lỗi chính tả, đánh máy
Trình bày thuyết minh theo format chuẩn nhưng còn một vài lỗi nhỏ 0.75
Trình bày thuyết minh theo format chuẩn, rõ ràng, logic. 1
4 Cơ sở và đề xuất quy trình công nghệ xử lý Max 1

v
Trình bày không đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ (tổng quan PP xử lý, thành
phần tính chất chất thải, vấn đề môi trường cần được giải quyết) và đề xuất công 0.25
nghệ xử lý chưa phù hợp (thuyết minh, sơ đồ, ưu nhược điểm)
Trình bày đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ nhưng đề xuất công nghệ xử lý chưa
0.5
phù hợp (thuyết minh, sơ đồ, ưu nhược điểm)
Trình bày đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ và đề xuất công nghệ xử lý phù hợp
0.75
nhưng thuyết minh chưa rõ ràng, chính xác
Trình bày đầy đủ cơ sở lựa chọn công nghệ và đề xuất công nghệ xử lý phù hợp
1
(thuyết minh, sơ đồ, ưu nhược điểm)
Tính toán, thiết kế công trình Max 2
Kết quả sai trên 50% nội dung tính toán 0 - 0.5

5 Kết quả sai từ 50% - 30% nội dung tính toán, công thức tính toán 0.75 -1
Kết quả sai từ 30% - 10% các bảng tính, công thức tính toán 1.25 -1.5
Hiểu rõ tất cả các bảng tính và các công thức tính toán (sai <10%) 1.75-2
Bản vẽ kỹ thuật Max 2
Bản vẽ không thống nhất giữa bản vẽ và thuyết minh, bản vẽ sơ sài 0 - 0.5
Bản vẽ chính xác ở mức đường nét cơ bản, kích thước và hình vẽ mô tả đúng so
0.75 -1
6 với tính toán
Bản thuật thể hiện đầy đủ các chi tiết thiết kế, đường nét rõ ràng, đúng kỹ thuật
1.25 -1.5
(70 – 90%)
Các bản vẽ kỹ thuật thể hiện đầy đủ các chi tiết thiết kế, đường nét rõ ràng, đúng
1.75-2
kỹ thuật. (>90%)
Tổng số 10
Điểm chữ Mười

1) Nhận xét và đề nghị chỉnh sửa:


a) Ưu điểm của đồ án:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------
b) Nhược điểm của đồ án:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------

2) Thái độ, tác phong làm việc:

vi
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------
3) Ý kiến kết luận
Đề nghị cho bảo vệ  hay Không cho bảo vệ 
Ngày …… tháng ….. năm 20…
Người nhận xét
(Ký & ghi rõ họ tên)

vii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề báo cáo đồ án này, trước hết chúng em xin gửi
lời cảm ơn tới quý thầy, cô trong khoa Đào tạo Chất lượng cao ngành công nghệ Kỹ
Thuật Môi Trường, trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh lời
cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt, chúng em xin gởi đến cô TS. Nguyễn Quỳnh
Mai, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tụi em hoàn thành chuyên đề báo cáo đồ
án xử lí nước cấp này lời cảm ơn sâu sắc nhất và cô TS. Nguyễn Thị Kim Anh đã
dạy chúng em môn xử lý nước cấp để chúng em có những nền tảng lý thuyết vô
cùng quan trọng về xử lý nước. Thầy và cô đã hỗ trợ rất nhiều về mặt chuyên môn
để chúng em hoàn thành được đồ án nay.
Vì kiến thức của bản thân tụi em còn hạn chế, trong lúc thực hiện làm đồ án này
không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được nhận những ý kiến đóng góp
của các quý thầy, cô và cũng rộng lượng tha thứ cho chúng em.

viii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................2
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................3
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................4
1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
4. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN ..........6
1.1. Định nghĩa ......................................................................................................6
1.2. Nguyên nhân nước bị nhiễm mặn ...................................................................6
1.3. Ảnh hưởng của nước nhiễm mặn ...................................................................6
1.4. Phương pháp xử lý nước nhiễm mặn .............................................................. 7
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP.........................................12
2.1. Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học: ..................................................12
2.2. Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý: ..................................................23
2.3. Xử lý nước cấp bằng phương pháp đặc biệt: ................................................29
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ LỰA CHỌN QUY
TRÌNH XỬ LÝ ..............................................................................................................31
3.1. Một số quy trình công nghệ xử lý hiện nay ..................................................31
3.1.1. Xử lý nước nhiễm mặn từ nguồn nước ngầm của WEPAR .......................31
3.1.2. Hệ thống lọc nước nhiễm mặn của HANA – phương pháp xử lý nước mặn 32
3.2. Yêu cầu xử lý và đề xuất công nghệ ............................................................. 33
3.3. Thuyết minh quy trình công nghệ ................................................................ 35
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ .................................................................36
1. BỂ CHỨA NƯỚC ĐẦU VÀO ........................................................................36
2. BƠM TRỤC NGANG QUA BỂ LỌC ÁP LỰC .............................................36
3. BỂ LỌC NHANH ............................................................................................ 36
4. BỂ TRUNG GIAN SAU KHI LỌC ÁP LỰC .................................................46
5. BƠM TRỤC NGANG QUA BỒN LỌC TINH CẤP 1 ...................................46
6. BỒN LỌC TINH 2 CẤP ..................................................................................46
ix
6.1. Lõi lọc 5μm ............................................................................................... 46
6.2. Lõi lọc 1μm ............................................................................................... 47
7. BỒN CHỨA TRUNG GIAN SAU LỌC TINH ..............................................49
8. MÀNG LỌC RO .............................................................................................. 49
8.1. Stage 1 .......................................................................................................49
8.2. Stage 2 .......................................................................................................51
8.3. Coliform qua màng ...................................................................................53
8.4. Vệ sinh màng ............................................................................................. 54
9. BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH ................................................................................54
10. LƯỢNG HÓA CHẤT CHỐNG CẶN BẨN....................................................55
11. BỂ CHỨA NƯỚC THẢI – 2 NGĂN .............................................................. 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................56
1. Kết luận ............................................................................................................56
2. Kiến nghị ..........................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 57
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM .................................................................................................58
Phụ lục 1: QCVN 39:2011/BTNMT .........................................................................58
Phụ lục 2: Đặc điểm lõi lọc RO ................................................................................62
Phụ lục 3: Các sự cố trong vận hành ảnh hưởng đến màng RO ............................... 64
Phụ lục 4: Chọn Flux .................................................................................................66
Phụ lục 5 ....................................................................................................................67

x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Ưu, nhược điểm của từng phương pháp khử muối ....................................... 11
Bảng 2.1: Ưu, nhược điểm của bể lắng ngang ........................................................... 14
Bảng 2.2 Ưu, nhược điểm của bể lắng ly tâm ............................................................ 17
Bảng 2.3: Ưu, nhược điểm của bể lọc nhanh ............................................................. 19
Bảng 2.4. Thứ tự vật liệu lọc trong bể lọc chậm ....................................................... 20
Bảng 2.5: Ưu, nhược điểm của bể lọc chậm .............................................................. 20
Bảng 2.6: Ưu, nhược điểm của bể lọc áp lực ............................................................. 22
Bảng 2.7. Nồng độ diệt trùng của ion kim loại nặng ................................................ 27
Bảng 3: Chất lượng nước đầu vào so với QCVN 39:2011/BTNMT ........................ 33
Bảng 4.1 Dựa vào Bảng 6.11theo TCXD33:2006 ...................................................... 36
Bảng 4.2: Dựa vào bảng 6.12 theo TCXD33:2006 .................................................... 37
Bảng 4.3: Các thông số thiết kế bể lọc nhanh ............................................................ 45
Bảng 4.4: Thông số kỹ thuật bơm ly tâm 1 tầng cánh Ebara CDX 70/05 0.5HP46... 46
Bảng 4.5: Bảng thông số thiết kế lõi lọc 5μm ............................................................ 47
Bảng 4.6: Thông số thiết kế lõi lọc 1μm ................................................................... 48
Bảng 4.7: Thông số bồn lọc tinh 5μm, 1μm ............................................................... 49
Bảng 4.8: Thông số thiết kế Bơm trục ngang đa tầng cánh APP Model EMT-4650 . 51

1
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn ................................................... 7
Hình 1.2: Mô tả phương pháp chưng cất nhiệt ............................................................. 7
Hình1.3 : Cơ chế trao đổi ion của các hạt trao đổi ion ................................................. 9
Hình 1.4: Cấu trúc màng RO ........................................................................................ 10
Hình 2.1. Bể lắng ngang. .............................................................................................. 13
Hình 2.2. Bể lắng đứng. ............................................................................................... 14
Hình 2.3. Bể lắng lamen. ............................................................................................. 15
Hình 2.4. Bể lắng ly tâm. ............................................................................................. 17
Hình 2.5. Bể lọc nhanh. ............................................................................................... 18
Hình 2.6. Bể lọc chậm. ................................................................................................ 19
Hình 2.7. Bể lọc tiếp xúc. ............................................................................................. 21
Hình 2.8. Bể lọc áp lực. ................................................................................................ 22
Hình 3.1: sơ đồ công nghệ xử lý nước nhiễm mặn từ nguồn nước ngầm của WEPAR
...................................................................................................................................... 31
Hình 3.2 : Hệ thống lọc nước nhiễm mặn của HANA – phương pháp xử lý nước mặn
...................................................................................................................................... 33
Hình 4.1: RO Stage 1 thực hiện bằng LGChem ........................................................... 49
Hình 4.2: RO Stage 2 thực hiện bằng LGChem ........................................................... 51
Hình 4.3: Khả năng loại bỏ của RO ............................................................................. 53

2
DANH MỤC VIẾT TẮT
- TCXDVN 33:2006: Cấp nước-Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn
thiết kế
- QCVN 39:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
dùng cho tưới tiêu
- RO: Reverse Osmosis
- TSS: Tổng chất rắn lơ lửng

3
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình sinh hoạt và lao động hằng ngày, chúng ta đều sử dụng nước ngọt. Từ
việc ăn uống, vệ sinh đến trồng cây, canh tác… đều cần sử dụng rất nhiều nước. Tuy
nhiên, hiện trạng nước nhiễm mặn hiện nay ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến công việc
và đời sống của nhiều người dân. Nước nhiễm mặn là quá trình của nước biển xâm
nhập vào trong đất liền, khiến cho ao hồ, sông suối và các nguồn nước ngầm bị nhiễm
muối, lượng muối trong nước tăng lên khiến nước có vị mặn hoặc lợ, không thể dùng
để sinh hoạt, tưới tiêu1.Nước nhiễm mặn khiến đất đai cằn cỗi, không thể trồng trọt,
mất mùa. Nếu nước nhiễm mặn đem đi tưới tiêu, sẽ khiến cây trồng bị héo, rụng lá,
chết. Nhu cầu tưới tiêu cho mỗi vụ mùa rất lớn, trung bình nếu tưới cho cây ăn quả
nằm trong khoảng 350 khối/ha. và luân phiên 10 ngày tưới một lần. Nếu không đủ
nước ngọt, thì có thể dẫn đến việc chết cây. Do đó, việc cung cấp nước ngọt cho người
dân là tính yếu tố cần thiết, để làm được điều đó các trạm xử lý nước được sinh ra và
một đội ngũ kỹ sư, công nhân có chuyên môn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước tái sử dụng phục vụ công tác tưới tiêu
công suất 150m3/ngày đêm để có một nguồn nước sạch, ngọt, đảm bảo đạt quy chuẩn
đầu ra cho nhu cầu tưới tiêu. Nước đưa đến phải đạt đầu ra , không chứa chất gây độc,
hay không chứa quá nhiều độ đục, độ màu.
Giúp bản thân hiểu rõ cách tính toán, thiết kế một hệ thống xử lý để rút kinh
nghiệm cho những đồ án sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước đầu vào, đầu ra, công nghệ xử lý phù
hợp với nguồn nước để cung cấp nước cho tưới tiêu
- Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng nước đầu vào đã được giao
4. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
- Xem xét nguồn nước được tái sử dụng theo QCVN 39:2011/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
- Đề xuất phương pháp và sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước phục vụ tưới tiêu.

1
Nước nhiễm mặn - Hiện Trạng Và Phương Pháp Xử Lý Đơn Giản Hiệu Quả - (moitruonghana.com)
4
- Tính toán chi tiết hệ thống xử lý.
- Bản vẽ thiết kế : Sơ đồ công nghệ, các mặt cắt và bản vẽ chi tiết.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và đánh giá số liệu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tìm kiếm và chọn lọc thông tin
- Phương pháp đồ họa
- Phương pháp tính toán
- Tìm hiểu qua tài liệu chuyên ngành

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM
MẶN
1.1. Định nghĩa
Nước nhiễm mặn là nguồn nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan
(chủ yếu là NaCl) vượt qua ngưỡng cho phép
Khử mặn: Giảm lượng muối hòa tan trong nước đến hàm lượng cho phép đối
với nước ăn uống. Khử mặn có thể đạt được bằng các phương pháp: Chưng cất, đóng
băng, điện phân, lọc nước qua màn bán thấm, chiết ly, trao đổi ion.
Khử muối: Giảm lượng muối hòa tan trong nước đến nồng độ bằng một vài mg
hay một vài phần mười mg trong một lít. Khử muối có thể đạt được bằng các phương
pháp: Chưng cất trong các thiết bị bốc hơi, trao đổi ion, điện phân trong chậu điện giải
nhiều ngắn, lọc qua màng bán thấm.2
1.2. Nguyên nhân nước bị nhiễm mặn
• Do thiên nhiên:
o Hiệu ứng nhà kính khiến lượng băng hai cực tan nhanh đẩy mực
nước biển lên cao xâm lấn vào đất liền ảnh hưởng đến dòng nước
ngầm các khu vực ven biển
o Biến đổi thất thường của khí hậu khiến thay đổi tốc độ bổ sung
lượng mưa cung cấp nước ngọt tự nhiên vào mạch ngầm của đất
• Do con người
o Nhiễm mặn do tưới tiêu: thông thường nước tưới được lấy trực tiếp
từ các sông,.. nước này thường chứa lượng khoáng lớn. Khi tưới vì
một lý do nào đó hoặc do tưới có nhiều lượng muối này không được
cây trồng sử dụng hết lại không bị rửa trôi đi nơi khác nó sẽ tích lại
và ngày càng làm cho nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn
o Tình trạng xây dựng các đập thủy điện, khai thác nước đầu nguồn
tăng áp gây thiếu hụt lượng nước đổ về hạ lưu, khiến cho nước biển
xâm nhập vào những nơi có địa hình thấp, khi thủy triều dâng nước
biển sẽ đổ ngược về các con sông làm cho con sông bị nhiễm mặn.
1.3. Ảnh hưởng của nước nhiễm mặn
• Đối với con người
o Gây ra bệnh ngoài da nhưu ghẻ lở, hắc lào, viêm da,..

2
Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp_TS. Trịnh Xuân Lai trang 381
6
o Dùng nước nhiễm mặn với thuốc sẽ phản tác dụng khi vào cơ thể
o Tác động không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt gia tăng nguy cơ mắc bệnh
sỏi thận. Lượng muối tích trữ lâu sẽ biến thành chất độc gây ra tình trạng
tắc động mạch.Đồng thời, muối có xu hướng hút nước khiến tế bào bị
teo nhỏ
• Đối với nông nghiệp, công nghiệp
o Nông nghiệp : Làm giảm năng suất cây trồng, suy thoái chất lượng đất
trồng trọt đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất
o Công nghiệp (Lò hơi) : Hiện tượng cặn bám, tăng khả năng phát nổ khi
sử dụng nước nhiễm mặn. Giảm hiệu suất và tuổi thọ máy móc
o Đường ống và các thiết bị bị rỉ sét đóng cặn, giảm tuổi thọ khi sử dụng
nước có độ mặn thường xuyên3
1.4. Phương pháp xử lý nước nhiễm mặn

PHƯƠNG
PHÁP

Chưng cất Thẩm thấu


Trao đổi ion
nhiệt ngược (RO)

Hình1.1 : Các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn


a. Phương pháp chưng cất nhiệt

3
Nước nhiễm mặn là gì? Nguyên nhân và phương pháp xử lý nước nhiễm mặn – SWD Purify your life
7
Hình 1.2: Mô tả phương pháp chưng cất nhiệt
Chưng cất nhiệt là phương pháp dùng nhiệt để tách hổn hợp các chất khác nhau
có trong nước hoặc một chất lỏng nhất định.
Trong quá trình xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp chưng cất nhiệt
.Nước sẽ được đun tới nhiệt độ sôi, khi đó hơi nước bốc lên, ngưng tụ thành nước
lỏng. Tất cả muối hòa tan được kết tủa ở lại trong nồi đun và được chuyển đi để xử lý
hoặc dùng cho mục đích khác.
Phương pháp chưng cất nhiệt trong xử lý nước mặn được chia làm các loại
chính:
- Chưng cất bằng năng lượng mặt trời: Sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng
nước đến khi nhiệt độ đủ để quá trình bay hơi diễn ra. Hơi nước sau đó sẽ được
ngưng tụ trên bề mặt làm mát.Có 2 loại chưng cất bằng năng lượng mặt trời.
Loại đầu tiên sử dụng tế bào quang điện để chuyển đổi quang năng thành điện
năng, cung cấp năng lượng cho quá trình khử muối. Loại thứ hai chuyển đổi
năng lượng mặt trời thành nhiệt năng, được gọi là khử muối bằng nhiệt năng
lượng mặt trời.
- Bốc hơi tự nhiên: Nước mặn sẽ được làm bay hơi thông qua một số hiệu ứng
vật lý khác ngoài chiếu xạ mặt trời. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến
trong các Nhà kính IBTS.
- Chưng cất chân không: Trong môi trường chưng cất chân không, áp suất khí
quyển giảm. Do đó, nhiệt độ cần thiết để làm bay hơi nước cũng giảm. Nước sẽ
được bay hơi khi áp suất hơi bằng với áp suất môi trường. Phương pháp này
giúp tiết kiệm đáng kể năng lượng trong quá trình làm bay hơi nước mặn.
- Chưng cất chớp nhoáng nhiều giai đoạn – MSF: Nước sẽ được làm bay hơi và
tách khỏi nước mặn thông qua một loạt các quá trình bay hơi nhanh. Mỗi quá
trình tiếp theo sử dụng năng lượng giải phóng từ sự ngưng tụ của hơi nước ở
bước trước.
- Chưng cất đa hiệu ứng – MED: Chưng cất đa hiệu ứng – MED hoạt động thông
qua một loạt các bước được gọi là “hiệu ứng”. Nước mặn được phun vào các
đường ống, sau đó được làm nóng để tạo ra hơi nước. Sau đó, hơi nước được sử
dụng để làm nóng mẻ nước mặn tiếp theo.
- Chưng cất nén hơi: Quá trình này sử dụng máy nén cơ học để nén hơi có bên
trên chất lỏng . Hơi nén sau đó được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng cần thiết
cho sự bay hơi của phần nước mặn còn lại.
8
b. Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp này sử dụng các hạt nhựa trao
đổi ion để loại bỏ các ion muối hòa tan có
trong nước mặn và thay thế chúng bằng bằng
H+ và OH-. Quá trình xử lý nước nhiễm mặn
bằng phương pháp trao đổi ion sử dụng 2 bể
lọc chính là cationit – H và anionit – OH
- Tại bể lọc Cationit – H: Nước nhiễm
mặn sẽ xảy ra quá trình trao đổi các
Hình1.3 : Cơ chế trao đổi ion của các hạt trao
cation của muối hòa tan trong nước với đổi ion
các ion H+ của hạt cationit, các muối
hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng.
RH + NaCl → RNa + HCl.
2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4.
2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O.
Nước đã được khử cation ở Bể Cationit-H sau đó sẽ được chuyển đến bể lọc Anionit –
OH để tiếp tục xử lý
- Tại bể lọc Anionit – OH: Các hạt anionit sẽ hấp thụ các anion của các axit mạnh
như Cl-, SO42- có trong nước và nhả vào nước một số lượng tương đương anion
OH-
[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O.
2[An]OH + H2SO4 → [An]2SO4 + 2H2O4
c. Phương pháp lọc màng (RO)
Thực chất của phương pháp này là: lọc nước qua màng R.O. Màng chỉ cho nước đi qua
còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại. Để lọc được nước qua màng
này phải tạo ra một áp lực dư ngược với hướng di chuyển nước bằng thẩm thấu. Nghĩa
là tạo ra áp lực dư trong nước nguồn cao hơn áp lực thẩm thấu của nước qua màng. Để
nước đã được lọc qua màng không trở lại dung dịch muối do quá trình thẩm thấu.
Phương pháp lọc thẩm thấu ngược có thể xử lý hầu hết các loại nước.

4
https://dienmayviteko.com/xu-ly-nuoc-man#1-xu-ly-bang-phuong-phap-chung-cat-nhiet

9
Màng R.O có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như:
CelluloseAcecate,Aromatic Polyamide,Polymide hoặc màng TFC có những lỗ nhỏ tới
0.001 micron.Tất cả loại màn này đều chịu được áp suất cao nhưng khả năng chịu pH
và Cl khác nhau.
Hệ thống lọc RO xử lý nước nhiễm mặn, nước lợ thành nước ngọt có cấu tạo tương tự
hệ thống RO công nghiệp nước ngọt, cấu trúc màng lọc R.O:

Hình 1.4: Cấu trúc màng RO


d. So sánh các phương pháp

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Chưng cất Phù hợp với nhiều loại nước Nước sau xử lý không giữ được
nhiệt nhiễm mặn với độ mặn khác nhau. khoáng chất.
Xử lý được hầu hết các loại ô Tốn kém về nhiên liệu và thời
nhiễm có trong nước mặn gian. Chi phí cho quá trình xử
lý cao
Trao đổi ion Hạt nhựa trao đổi ion có thể sục Đòi hỏi kỹ thuật cao trong quá
rửa và hoàn nguyên trong quá trình vận hành và sử dụng.
trình sử dụng theo đúng quy trình, Cần phải tiến hành tiền xử lý sơ
đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt bộ nguồn nước trước khi sử
được tiêu chuẩn cao nhất. dụng phương pháp trao đổi ion
Phương pháp Sử dụng ít năng lượng hơn so với Cần phải có giai đoạn tiền xử lý
lọc màng phương pháp chưng cất nhiệt nước mặn trước khi sử dụng

10
(RO) Loại bỏ muối và tạp chất có trong phương pháp thẩm thấu ngược
nước, tạo nước tinh khiết có thể Phát sinh lượng lớn nước thải
uống trực tiếp. trong quá trình sử dụng
Chi phí lắp đặt và vận hành thấp Nước sau xử lý không giữ được
khoáng chất.
Đòi hỏi kỹ thuật cao trong quá
trình lắp đặt.

Bảng 1: Ưu, nhược điểm của từng phương pháp khử muối
Chọn phương pháp lọc màng RO

11
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP
2.1. Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học:
2.1.1. Công trình thu và vận chuyển nước:
2.1.1.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ:
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt) là: Tạo điều kiện thuận lợi
cho các quá trình tự làm sạch như:
- Lắng bớt cặn lơ lửng.
- Giảm lượng vi trùng do tác động của các điều kiện môi trường.
- Thực hiện phản ứng oxy hóa do tác dụng của oxy hòa tan trong nước.
- Điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn nước vào và lưu lượng tiêu
thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy nước xử lý.
2.1.1.2.Song chắn và lưới chắn:
Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu. Làm nhiệm vụ loại trừ
vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước. Để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả
làm sạch của các công trình xử lý nước cấp. Vật nổi và vật lơ lửng trong nước có thể
có kích thước nhỏ như que tăm nổi. Hoặc nhành cây non khi đi qua máy bơm vào các
công trình.
Xử lý có thể bị tán nhỏ hoặc thối rữa làm tăng hàm lượng cặn và độ màu của nước.
2.1.2. Quá trình lắng:
Là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn. Có nhiều loại bể
lắng, sau đây là những bể lắng thông dụng trong xử lý nước cấp.
2.1.2.1. Bể lắng cát:
Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250 mg/l sau lưới chắn. Các hạt
cặn lơ lửng vô cơ, có kích thước nhỏ. Tỷ trọng lớn hơn nước, cứng, có khả năng lắng
nhanh được giữ lại ở bể lắng cát. Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều kiện tốt để lắng
các hạt cát có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng
2,5. Để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí. Và giảm lượng
cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể lắng.
Trong quá trình xử lý nước cấp. Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa
nước vào bể lọc. Để hoàn thành quá trình làm trong nước. Theo chiều dòng chảy, bể

12
lắng được phân thành: Bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng lớp mỏng và bể lắng trong
có lớp cặn lơ lửng.
2.1.2.2. Bể lắng ngang:
Cấu tạo: bể lắng ngang trong xử lý nước cấp có tác dụng tách các chất rắn lơ lửng có
tỷ trọng nặng hơn ra khỏi nước dưới tác dụng của trọng lực. Bể lắng ngang có cấu tạo
mặt bằng hình chữ nhật, tỷ lệ giữa chiều rộng và dài không nhỏ hơn ¼ và chiều sâu
đến 4m, rộng 2,5 – 4m.
Cấu tạo bể lắng ngang gồm 4 phần chính:
- Máng phân phối nước vào bể - Vùng lắng căn.
- Máng thu nước đã lắng. - Hệ thống thu xả cặn.

Hình 2.1. Bể lắng ngang.


Nguyên lý hoạt động: Nước theo máng phân phối ngang vào bể qua đập tràn thành
mỏng hoặc tường đục lỗ xây dựng ở đầu bể dọc suốt chiều rộng. Đối diện ở cuối bể
cũng xây dựng máng tương tự để thu nước và đặt tấm chắn nửa chìm nửa nổi cao hơn
mực nước 0.15 – 0.2 m và không sâu quá 0.25 – 0.5m. Để thu và xả chất nổi, người ta
đặt một máng đặc biệt ngay sát kề tấm chắn. Tấm chắn ở đầu bể đặt cách thành cửa
vào khoảng 0.5 – 1 m và không nông hơn 0.2m với mục đích phân phối đều nước trên
toàn bộ chiều rông của bể. Đáy bể làm dốc để thuận tiện cho việc thu gom cặn. Độ dốc
của hố thu cặn không nhỏ hơn 450.
Ưu điểm Nhược điểm

- Dễ thiết kế và vận hành. - Tốn kém diện tích.


- Áp dụng cho lưu lượng nước lớn. - Thời gian lắng lâu.

13
- Hệ thống gạt bùn linh hoạt với tải - Chi phí đầu tư ban đầu cao.
trọng vừa phải. - Khó xử lý nguồn nước bị ô nhiễm
- Đơn giản, thuận tiện trong lắp nặng, chứa nhiều chất hóa học.
đặt, thi công.
- Có khả năng ngăn dòng khi chiều
dài đạt ít nhất gấp đôi chiều rộng.
- Thân thiện với môi trường, đảm
bảo an toàn đối với sức khỏe người sử
dụng.

Bảng 2.1: Ưu, nhược điểm của bể lắng ngang


2.1.2.3. Bể lắng đứng:
Cấu tạo: Bể lắng đứng có mặt bằng hình tròn hoặc hình vuông, đáy dạng nón hay chóp
cụt. Đường kính không vượt quá 3 lần chiều sâu công tác gồm máng nước dẫn, ống
trung tâm, máng thu nước, máng tháo nước, ống xả cặn và ống xả cặn nổi.

Hình 2.2. Bể lắng đứng.


Nguyên lý hoạt động: Bể lắng đứng hoạt động theo nguyên tắc nước chảy ngược.
Nước sẽ được đưa vào theo máng chảy vào bộ phận ống chính giữa và ra ngoài. Khi
đó, nước sẽ va chạm với thành bể và đưa nước đi theo chiều từ dưới lên trên. Sau đó,
nước thải đã trong hơn sẽ tiếp tục đi qua máng răng cưa để sang quy trình xử lý tiếp
theo. Trong quá trình nước đi ra ngoài ống và đi lên, nước có vận tốc ở mức ổn định từ
0.2 – 0.5 m/s. Khi đó, các hạt năng, cặn bùn sẽ bị tác động của trọng lực để lắng xuống
khu vực thu bùn có hình nón. Các loại cặn, bùn sẽ được xả ra ngoài bằng bơm áp lực

14
thủy tĩnh theo đường ống dẫn được thiết kế thấp hơn 1,5m so với chiều cao của mực
nước trong bể.
Ưu điểm:
- Thiết kế linh hoạt, đơn giản, gọn và có thể loại bỏ cả dầu mỡ.
- Có thể làm hố thu cặn.
- Chiếm ít diện tích xây dựng.
- Thời gian lắng khá nhanh.
Nhược điểm: Hiệu quả xử lý không cao bằng bể lắng ngang.
2.1.2.4. Bể lắng Lamen:

Hình 2.3. Bể lắng lamen.


Cấu tạo: Bể lắng lamen có cấu tạo tương tự như bể lắng thông thường và được chia ra
3 vùng như sau:
- Vùng phân phối nước: Là vùng đưa nước thải vào bể lamen. Có thể sử
dụng vùng nầy kết hợp với bể keo tụ, tạo bông nhằm tăng hiệu quả quá trình
lắng trong các tấm lamen.
- Vùng Lắng: là vùng chứa các tấm lamen, được đặt nghiên 45 – 600 so
với mặt nằm ngang.
- Vùng tập trung và chứa cặn: là vùng chứa toàn bộ bôn cặn kích thước
lớn sau khi lắng.
Nguyên lý hoạt động: Từ bể phản ứng, nguồn nước sẽ di chuyển vào bể lắng theo
chiều từ dưới lên theo các tấm lắng lamen được thiết kế nghiêng góc 45- 60°. Trong
15
suốt toàn bộ quá trình chảy, các cặn lắng sẽ va chạm vào nhau và đọng lại hết trên bề
mặt các tấm lắng lamen. Khi bông lắng kết dính hết lại với nhau trên bề mặt và khiến
cho bề mặt tấm lắng lamen đủ nặng cũng như thắng được lực đẩy của dòng nước đang
chảy theo hướng lên trên thì bông kết tủa sẽ trượt xuống theo chiều ngược lại và rơi
xuống hố thu cặn, cứ vậy theo chu kỳ xả đi.
Ưu điểm:
- Kết cấu chắc chắn, chất liệu đảm bảo, cao cấp, qua đó cho độ cứng cũng
như độ bền cao
- Dễ dàng, đơn giản trong lắp đặt, phù hợp với mọi loại bể lắng mà không
cần phải tạo góc nghiêng
- Giá thành phù hợp, phải chăng mà vẫn đảm bảo được hiệu quả sử dụng
cao hơn so với các tấm lắng khác nhập từ nước ngoài về
- Giúp tiết kiệm một lượng lớn chất keo tụ, nước sửa bề mặt tấm lắng
- Khả năng khử điện trên bề mặt tấm lắng lamen tốt, dòng chảy ổn định
Nhược điểm: Không thường xuyên điều chỉnh được cường độ khuấy trộn cũng như tỉ
lệ nước một cách tuần hoàn.
2.1.2.5. Bể lắng ly tâm:
Cấu tạo:
- Miệng phân phối đặt ở trung tâm với vận tốc dòng chảy không lớn hơn
10 mm/s.
- Độ dốc đáy bể không nhỏ hơn 5% nếu để bùn tự trượt.
- Bùn cặn được tập trung về hố thu nằm ở giữa bể, được xả ra khỏi bể
bằng bơm hút bùn hoặc thiết bị xả thủy tĩnh.
Nguyên lý hoạt động: là để nước trong bể chuyển động từ tâm của bể ra sát vành đai.
Lúc này, vận tốc của nước cũng sẽ giảm dần theo chiều hướng từ trong ra ngoài, vận
tốc nước lớn nhất sẽ là ở tâm bể.

16
Hình 2.4. Bể lắng ly tâm.

Ưu điểm Nhược điểm


Thiết kế gọn, linh hoạt, thuận tiện Giá thành bể lắng ly tâm cao hơn so với các
trong việc xả bùn hay tuần hoàn loại bể lắng khác. Điều này có thể dễ hiểu bởi
bùn. bể lắng ly tâm được làm nên từ những nguyên,
Không chiếm quá nhiều diện tích vật liệu cực kỳ cao cấp, an toàn.
đất xây dựng, có thể làm hố thu Có nhiều hố thu cặn tạo nên những vùng xoáy,
cặn ở đầu bể hay làm hố thu cặn điều này làm giảm khả năng lắng của các hạt
dọc theo chiều dài của bể. cặn.
Chế tạo bởi chất liệu cao cấp, chất Tăng thêm khối tích không cần thiết của công
lượng, thân thiện với môi trường trình, qua đó làm tốn kém thêm các khoản chi
và đảm bảo an toàn đối với sức phí xây dựng mà hiệu quả xử lý không cao.
khỏe người sử dụng. Hệ thống gạt bùn có cấu tạo phức tạp và làm
Năng suất cao hơn. việc trong điều kiện ẩm ướt nên nhanh bị hư
Chiều cao công tác nhỏ (1,5 – hỏng.
3,5m) thích hợp xây dựng ở khu Vận hành đòi hỏi kinh nghiệm, chi phí cao.
vực có mực nước ngầm cao. Thời gian bảo trì máy móc thiết bị phức tạp.

Bảng 2.2 Ưu, nhược điểm của bể lắng ly tâm


2.1.3. Vật liệu lọc và các loại bể lọc:
Lọc là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn
kích thước lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc mà còn giữ lại các hạt keo sắt, keo hữu cơ

17
gây ra độ màu, độ đục có kích thước bé hơn nhiều lần kích thước các lỗ rỗng nhưng có
khả năng kết dính và hấp thụ lên bề mặt lớp vật liệu lọc.
2.1.3.1. Bể lọc nhanh:
Cấu tạo: Bể lọc nhanh bao gồm một cấu trúc có tác dụng chứa các lớp vật liệu lọc, một
hệ thống thoát nước được thiết kế ở phía dưới. Một hệ thống xử lý chất thải và một hệ
thống rửa lọc.

Hình 2.5. Bể lọc nhanh.


Nguyên lý hoạt động:
- Khi lọc: nước được dẫn từ bể lắng sang, qua máng phân phối vào bể lọc,
qua lớp vật liệu lọc, lớp sỏi đỡ vào hệ thống thu nước trong và được đưa về bể
chứa nước sạch.
- Khi rửa: Nước được bơm hoặc do đài cung cấp, qua hệ thống phân phối
nước rửa lọc, qua lớp sỏi đỡ, lớp vật liệu lọc và kéo theo cặn bẩn tràn vào máng
thu nước rửa, thu về máng tập trung, rồi được xả ra ngoài theo mương thoát
nước. Quá trình rửa lọc được tiến hành khi nước hết đục thì ngừng rửa. Sau khi
rửa, do vật liệu lọc chưa được sắp xếp lại, độ rỗng lớn nên chất lượng nước sau
khi rửa chưa đảm bảo, phải tiến hành xả đầu lọc trong ít nhất 10 phút.
Ưu điểm Nhược điểm
Bể lọc nhanh xử lý nước khá đơn giản, Bể lọc nhanh không có khả
linh hoạt. năng tạo ra nước lọc đảm bảo an
Thích hợp với những hệ thống xử lý toàn về mặt vi trùng, vì vậy cần
chứa công suất lớn. phải kết hợp cả quá trình khử
trùng.
Chi phí đầu tư thấp.
Lọc với vận tốc lớn, do đó rất

18
Cho ra chất lượng nước sau khi lọc dễ gây ra các hiện tượng làm tắc
khá nhanh. vật liệu lọc và chất lượng nước lại
Bể lọc nhanh có thể được ứng dụng không đảm bảo, không đưa ngay
rộng rãi, phổ biến trong nhiều trường hợp vào bể chứa.
khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau và Công suất của bể lọc luôn thay
có thể được sử dụng hoàn toàn một cách đổi, gây khó khăn cho quản lý.
độc lập. Phát sinh tảo, rêu, ... trong bể
lọc ảnh hưởng tới chất lượng xử lý
nước. - Không phù hợp với hệ
thống có công suất nhỏ.

Bảng 2.3: Ưu, nhược điểm của bể lọc nhanh


2.1.3.2. Bể lọc chậm:
Cấu tạo: Bể lọc chậm có cấu tạo gồm một lớp cát lọc và một lớp sỏi đỡ, phía dưới có
hệ thống thoát nước. Lớp cát lọc có độ rỗng nhỏ nên nước qua lớp cát lọc với vận tốc v
<0,5m/h. Do vận tốc như thế nên lớp trên cùng của cát lọc dày khoảng 2 – 3cm, cặn
bẩn tích lại tạo thành màng lọc. Trong màng lọc chứa vô số các loại vi sinh vật có khả
năng lọc và diệt 97 – 99% vi khuẩn có trong nước thô khi lọc qua màng.

Hình 2.6. Bể lọc chậm.


Nguyên lý hoạt động: Nước từ máng phân phối đi vào bể qua lớp cát lọc với vận tốc
rất nhỏ từ 0,1 – 0,5 m/h. Lớp cát lọc được đổ trên lớp sỏi đỡ, dưới lớp sỏi đỡ là hệ
thống thu nước đã lọc đưa sang bể chứa. Lớp cát lọc thường là cát thạch anh có chiều
dày, kích thước cỡ hạt tương ứng và cấu tạo lớp sỏi đỡ được ghi trong sau:

19
STT Tên lớp vật liệu lọc Cỡ hạt của vật liệu Chiều dày lớp vật liệu
và lớp đỡ (mm) (mm)

1 Cát thạch anh 0.3 - 1 800

2 Cát thạch anh 1-2 50

3 Sỏi hoặc đá dăm 2-5 100

4 Sỏi hoặc đá dăm 5 - 10 100

5 Sỏi hoặc đá dăm 10 - 20 100

6 Sỏi hoặc đá dăm 20 - 40 150


Bảng 2.4. Thứ tự vật liệu lọc trong bể lọc chậm
Trước khi đưa bể lọc chậm vào làm việc phải cho nước vào bể từ từ theo chiều từ dưới
lên trên để nhúng ướt lớp cát lọc và đuổi không khí ra khỏi các lỗ rỗng của lớp vật liệu
lọc, tạo điều kiện tốt cho việc hình thành màng lọc trên bề mặt lớp cát sau này.
Ưu điểm Nhược điểm

Khử được các vi sinh vật kể cả vi Đòi hỏi diện tích xây dựng
trùng E.coli và các vi trùng gây bệnh lớn.
khác. Quản lý bằng thủ công nặng
Cấu tạo và quản lý đơn giản, giá nhọc.
thành thấp. Mau bị tắc, trít khi hàm lượng
Chất lượng nước lọc tốt và luôn ổn rong tảo trong nước thô vượt quá
định. mức cho phép.
Không đòi hỏi người vận hành có Nếu thời gian ngừng hoạt đông
trình độ nghề nghiệp cao, không tốn liên tục quá 1 ngày đêm, xảy ra
năng lượng. hiện tượng phân hủy yếm khí
Bể lọc chậm có thể chịu được những màng lọc, tạo ra bọt khí và mùi
đợt sốc ngắn hạn (2 – 3 ngày) do tăng hôi làm xấu chất lượng nước lọc.
hàm lượng chất bẩn trong nước thô Bể lọc chậm thường áp dụng
cũng như tăng lưu lượng nước thô. cho các nhà máy nước có công
suất đến 1000m3/ngày với hàm
lượng cặn đến 50mg/l.

Bảng 2.5: Ưu, nhược điểm của bể lọc chậm


20
2.1.3.3. Bể lọc tiếp xúc:
Cấu tạo: Bể lọc tiếp xúc có cấu tạo ngược lại với các loại bể lọc khác để cho dòng
nước đi từ dưới lên.

Hình 2.7. Bể lọc tiếp xúc.


Ưu điểm:
- Khả năng chứa cặn cao
- Chu kỳ làm việc kéo dài.
- Đơn giản hoá dây chuyền công nghệ xử lý nước.
Nhược điểm:
- Tốc độ lọc bị hạn chế nên diện tích bể lọc lớn.
- Hệ thống phân phối hay bị tắc.
2.1.3.4. Bể lọc áp lực:
Cấu tạo: Bể lọc áp lực là một loại bể lọc nhanh kín, vỏ thường được chế tạo bằng thép
hoặc composite có dạng hình trụ đứng (cho công suất nhỏ) và hình trụ ngang (cho
công suất lớn).

21
Hình 2.8. Bể lọc áp lực.
Nguyên lý hoạt động: Nước được đưa vào bể qua một phễu bố trí ở đỉnh bể, qua lớp
cát lọc, lớp đỡ vào hệ thống thu nước trong, đi vào đáy bể và được phát vào mạng lưới.
Khi rửa bể,nước từ đường ống áp lực chảy ngược từ dưới lên trên qua lớp cát lọc và
vào phễu thu, chảy theo ống thoát nước rửa xuống mương thoát nước dưới sàn nhà.

Ưu điểm Nhược điểm

Gọn, chế tạo tại công xưởng, lắp ráp Khi xử lý nước sông đã đánh phèn
nhanh, tiết kiệm đất xây dựng, thích hợp và qua lắng phải dùng bơm, bơm vào
cho những nơi chật hẹp. bể lọc áp lực, cánh bơm làm phá vỡ
Áp lực nước sau bể lọc còn dư có bông cặn nên hiệu quả kém.
thể chảy thẳng lên đài hay cấp trực tiếp Do bể lọc kín, khi rửa không thể
cho các hộ tiêu thụ mà không cần máy quan sát được nên không khống chế
bơm đợt hai. được lượng cát mất đi, khi đó bể lọc
Nước có áp lực nên không xảy ra làm việc kém hiệu quả.
hiện tượng chân không trong lớp lọc, Do bể lọc làm việc trong hệ kín nên
chiều cao lớp nước trên mặt cát lọc chỉ không theo dõi được hiệu quả của quá
cần 0,4-0,6m, đủ để thu nước rửa mà trình lọc.
không kéo cát lọc ra ngoài. Khi mất điện đột ngột, nếu van một
Do tổn thất qua lớp lọc có thể lấy từ chiều bị hỏng, hay rò nước hoặc xảy ra
3-10m, nên có thể tăng chiều dày lớp lọc tình trạng rửa ngược, đưa cát lọc về
lên để tăng vận tốc lọc. bơm.
Bảng 2.6: Ưu, nhược điểm của bể lọc áp lực

22
2.1.3.5. Bể lọc một lớp vật liệu lọc:
Bể lọc một lớp vật liệu lọc chỉ có một lớp vật liệu lọc là cát hoặc những vật liệu tương
tự khác. Bởi vì bể lọc một lớp vật liệu lọc có quá nhiều nhược điểm so với bể lọc nhiều
lớp vật liệu lọc nên ít được sử dụng trong thực tế, chúng thường được áp dụng để làm
bể lọc chậm, những công trình xử lý nước công suất nhỏ.
Sau khi rửa ngược, các hạt vật liệu lọc có kích thước bé hơn sẽ đi lên phía trên làm xáo
trộn lớp vật liệu lọc. Bể lọc một lớp vật liệu lọc chỉ có một lớp cát, khi có những hạt
keo nhỏ sẽ bị giữ lại ngay bề mặt cát làm tổn thất áp lực xảy ra nhanh chóng, làm tăng
thời gian rửa ngược.
2.1.3.6. Bể lọc nhiều lớp vật liệu lọc:
Để tăng dung tích chứa cặn bẩn trong các bể lọc nhanh ta có thể dùng hai lớp vật liệu
lọc có đường kính hạt và trọng lượng riêng khác nhau, nhưng phải tính toán cho lớp
trên có đường kính lớn hơn và trọng lượng nhỏ hơn lớp vật liệu lọc nằm dưới.
So với bể lọc nhanh một lớp vật liệu lọc có cùng bề chiều dày lớp vật liệu lọc thì bể
lọc hai lớp vật liệu lọc có tổn thất áp lực nhỏ hơn và thời gian lọc hiệu quả lớn hơn với
cùng một nguồn nước và vận tốc lọc. Bể lọc 2 lớp vật liệu lọc thường có lớp than có
kích thước lớn ở trên, lớp dưới là lớp cát mịn nên sẽ có dung tích chứa cặn bẩn nhiều
hơn bể lọc một lớp vật liệu lọc từ 2 – 2.5 lần. Do đó có thể tăng tốc độ lọc và tăng thời
gian rửa lọc.
2.2. Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý:
2.2.1. Phương pháp làm thoáng:
Làm thoáng là quá trình đưa nước và không khí tiếp xúc với nhau nhằm loại bỏ các
khí hòa tan trong nước và để oxy hóa kim loại hòa tan trong nước. Đối với xử lý nước
cấp, làm thoáng thường được sử dụng để:
- Hòa tan oxy từ không khí và nước để oxy hóa sắt hóa trị II, mangan hóa
trị II thành sắt hóa trị III, mangan hóa trị IV tạo thành các hợp chất hydroxyl sắt
hóa trị III Fe(OH)3 và hydroxyl mangan hóa trị IV Mn(OH)4 kết tủa , dể lắng
đọng và dễ loại bỏ.
- Khử khí CO2, H2S, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi và đẩy
nhnh qúa trình oxy hóa và thủy phân sắt và mangan, nâng cao năng suất của các
công trình lắng và lọc quy trình xử lý sắt và mangan.

23
- Quá trình làm thoáng tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao
thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa các chất
hữu cơ trong quá trình khử màu và mùi của nước.
Có hai phương pháp làm thoáng:
- Đưa nước vào không khí: cho nước phun thành tia hay thành màng chảy
trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hay cho nước phun thành tia
hoặc thành màng mỏng trong thùng kín rồi thổi không khí vào thùng như các
dàn làm thoáng cưỡng bức.
- Đưa không khí vào nước: dẫn và phân phối khí nén thành các bọt nhỏ
theo dàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làm
thoáng.
Ngoài ra có nhiều nhà máy xử lý nước cấp còn sử dụng tích hợp hai phương pháp làm
thoáng trên để tăng hiệu quả làm thoáng cao hơn.
2.2.2. Phương pháp khuấy trộn hóa chất:
Mục đích cơ bản của quá trình khuấy trộn hóa chất là tạo điều kiện phân tán nhanh và
đều hóa chất vào toàn bộ khối lượng nước cần xử lý. Quá trình trộn phèn đòi hỏi phải
trộn nhanh và đều phèn vào nước xử lý vì phản ửng keo tụ thường xảy ra rất nhanh.
Việc lực chọn điểm cho hóa chất vào để trộn đều với nước xử lý căn cứ vào tính chất
và phản ứng hóa học tương hỗ giữa các hóa chất với nhau, giữa hóa chất với các chất
trong nước.
2.2.3. Phương pháp clo hóa sơ bộ:
Là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc, mục đích là:
- Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nguồn nước bị nhiễm bẩn
nặng.
- Oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để
tạo thành kết tủa tương ứng.
- Oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu.
- Trung hòa amoniac thành cloramin có tính tiệt trùng kéo dài.
Ngoài ra clo hóa sơ bộ còn ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu trong bể phản ứng tạo
bông cặn và bể lắng, phá hủy tế bào các vi sinh sản sinh ra chất nhầy, nhớt trên mặt bể
lọc, làm tăng thời gian của chu kỳ lọc. Tuy nhiên clo hóa sơ bộ thường dùng lượng clo
24
gấp 3 – 5 lần so với khử trùng, phản ứng của clo với các hợp chất hữu cơ trong nước
tạo ra hợp chất trihalomothene gây bệnh ung thư. Vì vậy không áp dụng clo hóa sơ bộ
cho nguồn nước nhiều hợp chất hữu cơ.
2.2.4. Keo tụ tạo bông:
Mục đích của quá trình keo tụ và tạo bông cặn là tạo ra các tác nhân có khả năng dính
kết các chất làm bẩn nước ở dạng hòa tan lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng
trong các bể lắng và dính kết trên bề mặt của hạt lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh và
kinh tế nhất.
Những cơ chế của quá trình keo tụ:
- Cơ chế hấp phụ và trung hòa điện tích: Khi cho chất trợ keo tụ vào dung dịch sẽ
phản ứng với các hạt keo âm tạo thành những bông cặn li ti với điều kiện là pH dung
dịch thấp thì cơ chế này mới xảy ra vì các ion hóa trị dương cần pH thấp để tạo ra các
sản phẩm mang giá trị dương. Tuy nhiên các hạt keo sẽ rất dễ tái ổn định nếu không
châm chất keo tụ không đủ liều lượng. Vì vậy điều kiện để xảy ra cơ chế này là pH
phải thấp và nồng độ chất keo tụ cho vào vừa đủ.
- Cơ chế hấp phụ và bắc cầu: Để tăng cường quá trình keo tụ tạo bông người ta
cho thêm vào các hợp chất polymer trợ keo tụ. Các polymer này tạo sự dính kết giữa
các hạt keo lại với nhau nếu polymer này và các hạt keo trái dấu nhau. Điều kiện để cơ
chế này xảy ra là phải dùng polymer với nồng độ đủ. Cơ chế tạo cầu nối sảy ra ở 4
phản ứng:
+ Phản ứng 1: Hấp phụ ban đầu ở liều polymer tối ưu, phân tử polymer sẽ kết dính vào
hạt keo hình thành bông cặn. Đuôi polymer đã hấp phụ có thể duổi ra gắn kết vị trí
trống trên bề mặt hạt keo khác dẫn đến việc hình thành bông cặn.
+ Phản ứng 2: Khi châm polymer quá nhiều các polymer sẽ kết dính với nhau bao
quanh hạt keo làm các hạt keo không kết dính được với nhau.
+ Phản ứng 3: Khuấy trộn không đủ các polymer sẽ kết hợp với nhau quấn quanh hạt
keo làm các hạt không thể kết dính lại với nhau được sẽ làm tái ổn định các hạt keo.
+Phản ứng 4: Khi khuấy trộn quá lâu các bông cặn sẽ dễ dàng bị vỡ tạo ra các hạt nhỏ
khó lắng.
- Cơ chế nén ép lớp điện tích kép: Khi châm vào nguồn nước các ion dương với
nồng độ cao sẽ làm gia tăng sức ion của các ion và các ion sẽ gắn kết với các hạt keo

25
âm, làm giảm lớp điện tích và làm giảm thế điện động zeta. Tuy nhiên nhược điểm của
cơ chế này là bổ sung ion vào nguồn nước.
- Cơ chế keo tụ quét: cơ chế này tương tự cơ chế trung hòa điện tích. Vì cơ chế
này cần nhiều chất trợ keo tụ để hình thành mạng lưới quét nên cần phải đúng với ph
của loại chất keo tụ đó.
Các hóa chất thường dùng để sử dụng trong quá trình keo tụ: Phèn nhôm Sunfat:
Al2(SO4)3. nH2O, Phèn sắt: Fe2(SO4)3. nH2O, Poly Aluminium Chloride: PAC, Chất
keo tụ cao phân tử: PAFC,…..
Tạo bông: là quá trình liên kết các bông cặn sau quá trình keo tụ lại với nhau dưới tác
động của phương pháp khuấy với tốc độ nhỏ nhằm tăng kích thước và khối lượng của
các bông cặn để các bông cặn có thể dễ dàng lắng xuống.
Hiệu quả của quá trình tạo bông cặn phụ thuộc vào cường độ và thời gian khuấy trộn
để các nhân keo tụ và cặn bẩn va chạm và dính kết vào nhau nếu là keo tụ trong môi
trường thể tích, phụ thuộc vào độ đục của nước thô và nồng độ cặn đã được dính kết từ
trước nếu là keo tụ trong lớp vật liệu lọc.
Hai loại bể tạo bông được sử dụng phổ biến nhất đó là bể tạo bông thủy lực và bể tạo
bông cơ khí.
Khử trùng:
Ngoài các tập chất hữu cơ và vô cơ, nước thiên nhiên còn chứa rất nhiều vi sinh vật, vi
khuẩn và các loại vi trùng gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn. Để ngăn ngừa các bệnh
dịch, nước cấp sinh hoạt cần được phải khử trùng. Mặt khác loại bỏ các vi sinh vật
giúp hệ thống cấp nước được làm sạch, ngăn ngừa sự kết bám của vi sinh vật lên thành
ống dẫn nước làm tăng tổn thất thủy lực của đường ống. Dưới đây là một số phương
pháp xử lý cơ bản.
2.2.5.1. Khử trùng bằng Clo và hợp chất Clo:
Clo là một chất oxy hóa mạnh, ở bất cứ dạng nào, nguyên chất hay hợp chất khi tác
dụng với nước đều tạo ra phân tử HOCl có tác dụng khử trùng rất mạnh. Quá trình diệt
vi sinh vật xảy ra hai giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua lớp vỏ
vi sinh vật sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi
chất dẫn đến sự diệt vong cho tế bào.
Các phản ứng hóa học xảy ra khi cho clo vào nước:

26
Phản ứng đặc trưng là sự thủy phân của clo tạo ra axit hypoclorit và axit clohydric:
Cl 2 + H2 O ↔ HOCl + HCl
Hoặc ở dạng phương trình phân ly:
Cl 2 + H2 O ↔ 2𝐻 + + 𝑂𝐶𝑙 − + Cl−
Khi sử dụng clorua vôi làm chất khử trùng:
𝐶𝑎(𝑂𝐶𝑙)2 + 𝐻2 𝑂 ↔ 𝐶𝑎𝑂 + 2𝐻𝑂𝐶𝑙
2𝐻𝑂𝐶𝑙 ↔ 2𝐻 + + 2𝑂𝐶𝑙 −
2.2.5.2. Khử trùng bằng bằng iod:
Iod là chất oxy hóa mạnh và thường được dùng để khử trùng nước ở các bể bơi. Là
chất khó hòa tan nên iod được dùng ở trạng thái dung dịch bão hòa. Độ hòa tan của iod
phụ thuộc vào nhiệt độ của nước, nhiệt độ càng tăng độ hòa tan càng tăng. Khi pH nhỏ
hơn 7, liều lượng iod sử dụng lấy từ 0.3 đến 1 mg/L. Nếu dử dụng liều lượng cao hơn
1.2 mg/L sẽ làm cho nước có mùi vị iod.
2.2.5.3. Khử trùng bằng ion các kim loại nặng:
Với nồng độ rất nhỏ của ion kim loại nặng có thể tiêu diệt được các vi sinh vật và rêu
trong nước.

Nồng độ cần (ml/l) để tiêu diệt


Kim loại
E. Coli Rêu tảo

Ag 0.04 0.05
Cu 0.08 0.15
Cd 0.15 0.10
Cr 0.70 0.70
Zn 1.40 1.40
Bảng 2.7. Nồng độ diệt trùng của ion kim loại nặng
Khử trùng bằng ion kim loại nặng đòi hỏi phải có thời gian tiếp xúc lớn. Tuy nhiên
không thể nâng cao nồng độ ion kim loại nặng để giảm thời gian diệt vi trùng vì sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
2.2.5.4. Khử trùng bằng ozone:

27
Ozone là một chất khí màu xanh nhạt (ở điều kiện chuẩn). Ở trong nước, Ozone phân
hủy rất nhanh thành ôxi phân tử và nguyên tử. Ozone có tính hoạt hóa mạnh hơn Clo,
nên diệt trùng mạnh hơn.
Ozone được sản xuất bằng cách cho oxy hoặc không khí đi qua thiết bị phóng lửa điện.
Để cung cấp đủ lượng ozon cho trạm xử lý nước ta dùng máy phát tia lửa điện và cho
không khí chảy qua. Ozon sản xuât ra dể bị phân hủy thành Oxy do đó phải lắp thiết bị
làm lạnh ở máy sản xuất Ozon. Có 2 loại máy làm lạnh điện cực:
- Làm lạnh bằng không khí. - Làm lạnh bằng nước.
* Ưu điểm của Ozone:
- Không có mùi. -Tăng DO.
- Làm giảm nhu cầu oxi của nước, giảm chất hữu cơ,….
- Khử màu, phênol, xianua.
- Không có sản phẩm phụ gây độc hại. - Tăng vận tốc lắng của hạt lơ lửng.
* Nhược điểm:
- Vốn đầu tư cao. -Tiêu tốn năng lượng.
Độ hòa tan của Ozon gấp 13 lần của oxy. Khi vừa cho vào trong nước khả năng tiệt
trùng là rất ít, khi Ozon đã hòa tan đủ liều lượng, ứng với hàm lượng đủ oxy hoá hữu
cơ và vi khuẩn trong nước, lúc đó tác dụng khử trùng mạnh nhanh gấp 3100 lần so với
Clo, thời gian tiệt trùng xảy ra trong khoảng 3 – 8 giây.
2.2.5.5. Khử trùng bằng nhiệt:
Đây là phương pháp khử trùng cổ truyền. Đun sôi nước ở nhiệt độ 100˚C có thể tiêu
diệt phần lớn các vi khuẩn có trong nước. Chỉ trừ nhóm vi khuẩn khi gặp nhiệt độ cao
sẽ chuyển sang dạng bào tử vững chắc. Tuy nhiên, nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ rất
nhỏ nhưng để tiêu diệt chúng cần đun sôi nước đến 120 ˚C hoặc đun sôi 15 – 20 phút,
để cho nước nguội dưới 35 ˚C, giữ trong 2 giờ cho bào tử phát triển lại, sau đó đun sôi
một lần nữa. Phương pháp đun sôi nước tuy đơn giản, nhưng tốn nhiên liệu và cồng
kềnh. Nên chỉ dùng trong quy mô gia đình.
2.2.5.6. Khử trùng bằng tia cực tím:
Trong công nghệ khử trùng nước bằng tia UV, tia cực tím có bước sóng 253,7
nanomet được sử dụng để khử trùng vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, tảo và các vi sinh vật
khác sinh sôi và phát triển. Công nghệ khử trùng bằng tia cực tím phá hủy DNA của vi
28
sinh vật khiến chúng chết và không thể phát triển thêm. Công nghệ khử trùng bằng tia
cực tím có thể được sử dụng để khử trùng nước uống, khử trùng nước sinh hoạt, khử
trùng nước thải và khử trùng bề mặt.
2.2.5.7. Khử trùng bằng siêu âm:
Dòng siêu âm với cường độ tác dụng không nhỏ hơn 2W/cm2. Trong khoảng thời gian
trên 5 phút có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trong nước.
2.3. Xử lý nước cấp bằng phương pháp đặc biệt:
2.3.1. Dùng màng lọc RO:
Màng lọc thẩm thấu ngược (Reverse osmosis – RO) Màng lọc RO có kích thước lỗ
rỗng nhỏ hơn 0,0001μm, chúng được hoạt động dưới áp suất cao, thông thường từ 400
– 1000 psi, cho phép loại bỏ hầu hết các thành phần có trong nước như: cacbuahydrat,
phân tử chất, cặn lơ lửng, các chất khoáng, các ion, amino, acid…, .Cơ chế hoạt động
của lọc RO sử dụng tính chất của màng bán thấm, tất cả các chất hoà tan bị giữ lại, trừ
một vài phần tử hữu cơ rất gần với nước có khối lượng mol nhỏ, phân cực mạnh.
* Nguyên lý hoạt động: Màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các
phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh
(đây có thể gọi là quá trình phân ly trong chính dòng nước ở môi trường bình
thường nhờ áp lực) đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất...có
trong nước chuyển động mạnh, văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng
nước ra ngoài theo đường thải (giống như nguyên lý hoạt động của thận
người). Trong khí ấy các phân tử nước thì lọt qua các mắt lọc cỡ kích cỡ
0,0001 micromet nhờ áp lực dư, với kích cỡ mắt lọc này thì hầu hết các thành
phần hóa chất kim loại, các loại vi khuẩn đều không thể lọt qua.
2.3.2. Dùng màng lọc NF:
Màng Nano được sử dụng để tách dòng chất lỏng hoặc các phân tử có trong dòng. Về
cơ bản, màng NF không cho hiệu quả cao như màng lọc thẩm thấu ngược màng (R.O),
nhưng không tốn nhiều năng lượng như màng R.O, màng Nano có khả năng giữ các
phân tử đường, muối kim loại hóa trị II, vi khuẩn, proteins.
Với công nghệ lọc Nano, nước vẫn giữ lại được các thành phần khoáng tốt cho cơ thể,
không sử dụng điện không lo những ngày hè nắng nóng mất điện, không có nước thải
không gây lãng phí nước, không có bình áp không mất diện tích, phù hợp với mọi
không gian trong gia đình.

29
* Nguyên lý hoạt động của màng lọc này tương tự như màng lọc RO nhưng vì
kích cỡ mắt lọc của màng lọc lớn hơn nên vẫn cho các phân tử, ion hoặc các
muối có hóa trị 2 và lớn hơn đi qua màng.
2.3.3. Dùng màng lọc UF:
Màng lọc cấu tạo từ màng sợi rỗng có kích cỡ lỗ từ 0.01 - 0.1 µm hình ống trắng (nhỏ
gần bằng 1/5000 kích cỡ của sợi tóc có độ dày từ 50 - 70 µm) khi nước đi từ ngoài vào
trong dưới áp lực từ màng lọc các bùn đất, tạp chất, chất rắn lơ lửng, vi khuẩn, virus sẽ
được giữ lại trong khi nước sạch sẽ đi sâu trong màng lọc, cho nước sau lọc sạch
trong, tinh khiết hơn. Có 2 nguyên lý hoạt động của công nghệ lọc UF là nguyên lý
hoạt động từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài, cụ thể như sau:
- Nguyên lý hoạt động từ ngoài vào trong: Vị trí màng nằm ở trong, lớp lọc nằm
ngoài, dòng nước được đẩy từ bên ngoài vào trong, những tạp chất, cặn bẩn, vi khuẩn
được giữ lại bên ngoài trong khi nước sạch đi vào và thu ở bên trong của màng siêu
lọc.
- Nguyên lý hoạt động từ trong ra ngoài: Màng ở ngoài, lớp lọc ở trong, dòng
nước chảy theo hướng đi từ trong màng ra, những tạp chất, cặn bẩn, vi khuẩn được giữ
lại bên trong và chỉ có nước sạch sẽ chảy ra ngoài.

30
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ LỰA
CHỌN QUY TRÌNH XỬ LÝ
3.1. Một số quy trình công nghệ xử lý hiện nay
3.1.1. Xử lý nước nhiễm mặn từ nguồn nước ngầm của WEPAR

Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước nhiễm mặn từ nguồn nước ngầm của WEPAR
Bước 1:Theo sơ đồ, nước nhiễm mặn từ nguồn nước ngầm (nước giếng) sẽ được đưa
vào bồn chứa nước chưa xử lý (thể tích tùy theo nhu cầu). Nhờ hỗ trợ của bơm đầu
nguồn, nước được đưa đến hệ lọc thô đa năng có kiểm suất áp.
Cột lọc 1: là hệ lọc đa năng cho phép khử những tạp chất như: phèn sắt, pH, tạp
chất, cặn lơ lửng, kim loại nhẹ… Giúp cân bằng lại độ kiềm, độ axit, nồng độ
pH trước khi qua cột lọc số 2. Trong cột lọc gồm các vật liệu lọc sinh học: cát
thạch anh, sỏi lọc nước, than hoạt tính,…
Cột lọc 2: Thành phần chính cột lọc thứ hai là than hoạt tính cao cấp do
WEPAR sản xuất và nhập khẩu chính hãng. Than hoạt tính có khả năng lọc và
xử lý mùi rất hiệu quả. Cột lọc xử lý chất hữu cơ, tạp chất, mùi hôi, H2S, cặn,
hấp phụ hóa chất độc hại. Nhờ đó mà màu, mùi tanh hôi trong nước được xử lý.
Cột lọc 3: Bên trong cột chứa hạt nhựa Cation Resin có tác dụng xử lý độ cứng,
xử lý vôi (CaCO3), làm mềm nước,… Giúp bảo vệ hệ thống màng lọc RO tinh
khiết, tránh bị nghẹt, tắc nghẽn màng. Sau cột lọc này, nước tiếp tục được đưa
đến hệ lọc cặn tinh.
Bước 2: Hệ lọc cặn tinh: được bố trí trước và sau bồn trung gian giúp xử lý cặn tinh
trước khi đưa vào bồn trung gian. Nhằm đảm bảo đã lọc sạch cặn trước khi đưa nước
vào màng RO. Ngăn chặn cặn xuất hiện từ bồn chứa. Đồng thời, tăng cường bảo vệ
màng lọc RO, giúp cho hệ thống hoạt động bền bỉ và đạt chất lượng tốt nhất.
31
Bước 3: Hệ thẩm thấu ngược RO
Hệ RO là thiết bị đóng vai trò quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống. Thiết bị bắt buộc
cần có trong quy trình xử lý nước uống tinh khiết. Với tính năng thẩm thấu ngược,
nguồn nước được đưa vào màng lọc với áp suất cao. Có khả năng loại bỏ đến 99,9%
các chất ô nhiễm. Như vi khuẩn, virus, kim loại nặng, hàm lượng muối và chất rắn hòa
tan trong nước. Tiếp đến nước sau lọc RO được đưa đến bồn chứa nước thành phẩm
tiến hành diệt khuẩn, tiệt trùng.
Bước 4: Thiết bị tiệt trùng, diệt khuẩn Ozone
Máy Ozone hoạt động tạo khí O3 trực tiếp sục trong bồn nước và được hẹn giờ. Hệ
thống Ozone giúp cân bằng pH trong nước. Được gắn trực tiếp và dẫn dây sục khí O3
vào bồn nước thành phẩm. Dùng để tiêu diệt vi khuẩn, lọc xác khuẩn còn tồn tại trong
nước khi chứa trong bồn inox.
Sau đó, nước được hút bởi bơm chiết rót rồi tiếp tục đi qua hệ thống xử lý bằng đèn
UV (tia cực tím). Đèn UV có công suất phù hợp để diệt khuẩn từ bồn chứa nước và
bơm nếu có. Sau khi diệt khuẩn bằng tia cực tím, xác vi khuẩn đi ra ngoài bởi thiết bị
lọc xác trước khi nước được đưa vào sử dụng.5
3.1.2. Hệ thống lọc nước nhiễm mặn của HANA – phương pháp xử lý nước mặn
Nước nhiễm mặn sẽ được bơm lên bồn lắng/lọc để xử lý sơ bộ hàm lượng cặn trong
nước. Nước chảy bồn trung gian để bơm nước vào 2 cột lọc phía sau. Cột lọc thô 1 có
vật liệu cát sỏi, hạt lọc để xử lý phèn, tạp chất và kim loại trong nước. Cột lọc thô 2 có
vật liệu lọc khử độ cứng của nước giúp các thiết bị phía sau hoạt động ổn định và
không bị tắc ngẽn. Sau lọc thô, nước thải qua bộ lọc tinh 2 cấp với lõi lọc 5 micron giữ
lại những tạp chất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy.
Sau đó, bơm cao áp sẽ bơm nước qua hệ thống thẩm thấu ngược RO. Máy bơm nước
giúp tốc độ và áp lực dòng nước lớn, dòng nước sẽ chảy qua bề mặt màng RO, các tạp
chất còn lại sẽ bị giữ lại và chỉ có nước sạch được chảy ra ngoài.
Nước sau khi qua lọc RO được khử mặn có vị ngọt tương đương với nước ngọt sinh
hoạt, có thể dùng để tưới tiêu hoặc có thể dùng trong sinh hoạt ăn uống khi được chiếu
qua đèn UV khử trùng.6

5
https://wepar.vn/so-do-cong-nghe-xu-ly-nuoc-nhiem-man-tu-nguon-nuoc-ngam/
6
https://moitruonghana.com/phuong-phap-xu-ly-nuoc-man/
32
Hình 3.2 : Hệ thống lọc nước nhiễm mặn của HANA – phương pháp xử lý nước mặn
3.2. Yêu cầu xử lý và đề xuất công nghệ
Yêu cầu đầu ra đạt QCVN 39:2011/BTNMT

TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị đầu vào Giá trị đầu ra
1 pH - 7.4 5,5-9

2 Độ đục NTU 50 X

3 Độ màu TCU 10 X

4 Fe mg/l 0,2 X
5 Mn mg/l 0,1 X

6 Amoni mg/l 0.03 X


7 Nhiệt độ o
C 28 X

8 TSS mg/l 750 X

9 Cl- mg/l 600 350


10 Fecal. Coli số vi khuẩn/ 2000MPN/100mL 200MPN/100mL
100ml

Bảng 3: Chất lượng nước đầu vào so với QCVN 39:2011/BTNMT


Theo phụ lục 1 Fe,Mn >0.05 -> Có thể gây tắc màng RO

33
Ghi chú
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ : Dòng nước đi
: Dòng hóa chất
: Dòng bơm
: Dòng rửa ngược
Nước đầu vào : Dòng đi xử lí
:Dòng đậm đặc

Rửa ngược
Bể lọc nhanh

Bể chứa trung gian 1

Rửa ngược
Bồn lọc tinh cấp 1(5𝜇𝑚)
Bồn chứa
nước thải
rửa lọc
Bồn lọc tinh cấp 2(1𝜇𝑚)
Rửa ngược
Tuần hoàn lại
Bể chứa trung gian 2 hệ thống xử lý
nước thải
Bơm cao áp ANTI-
SCALANT
Dòng đậm Hệ thống lọc RO
đặc(Qc) Stage 1

Hệ thống lọc RO Bể chứa


Stage 2 nước sạch
Dòng đậm
đặc(Qc)
QCVN39:2011
/BTNMT
Đem đi xử lý

34
3.3. Thuyết minh quy trình công nghệ
Nguồn nước đầu vào được đưa qua bể lọc nhanh (Than hoạt tính-> Cát thạch anh->
Sỏi) bằng bơm trục ngang.
Lớp vật liệu thứ 1: Vật liệu than hoạt tính (Than Anthracite) dùng để làm ngọt
nước khử độc, màu, mùi và các tạp chất hữu cơ trong nước
Lớp vật liệu thứ 2: Cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước. Cát thạch anh
có kích cỡ nhỏ, bề mặt góc cạnh, diện tích tiếp xúc lớn nên có tác dụng tốt trong
việc giữ lại hoặc kết tủa các tạp chất lơ lửng, không tan trong nước, đặc biệt
Fe(OH)3 kết tủa trên bề mặt cát thạch anh
Lớp vật liệu thứ 3: Dùng sỏi đỡ nhỏ kích thước từ 5 – 10mm hoặc 10 – 20 mm
không nên đổ nhiều vì sỏi lọc nước chỉ có tác dụng làm thoáng và còn chống
tắc ống lọc.
Nước sau khi được lọc bằng bể lọc nhanh nước thành phẩm được đưa vào bể trung
gian số 1. Sau đó nước được đưa qua 2 bồn lọc, bồn lọc tinh cấp 1(5𝜇𝑚) và bồn lọc
tinh cấp 2(1𝜇𝑚) bằng bơm trục ngang. Khi qua màn lọc tinh nếu màng bị kẹt do cặn
bẩn ta tiến hành đóng không cho nước vào bồn lọc tinh. Ta tiến hành 2 cách, cách thứ
nhất ta lấy nước từ bể trung gian một cho qua lại bể lọc nhanh, cách thứ hai, ta tiến
hành rửa lọc, nước sau rửa lọc được dẫn đi xử lí. Nước sau khi qua 2 bồn lọc tinh
5micron và sau đó là 1micron, giữ lại những tạp chất nhỏ mà mắt thường không nhìn
thấy, nước sau khi lọc tinh 2 cấp sẽ được đưa vào bể trung gian số 2.Bơm
SpectraGuard 360 chất chống đống cặn khi đưa nước từ lọc áp lực sang lọc tinh(Cho
vào trước khi vào bồn). Sau đó, Bơm cao áp sẽ bơm nước từ bể trung gian số 2 qua hệ
thống thẩm thấu ngược RO stage 1. Máy bơm cao áp giúp tốc độ và áp lực dòng nước
lớn, dòng nước sẽ chảy qua bề mặt màng RO, các tạp chất còn lại sẽ bị giữ lại và chỉ
có nước sạch được chảy ra bể chứa. Dòng đậm đặc sẽ được đưa qua hệ thống lọc RO
stage 2 nước sạch sẽ được chảy ra bể chứa.
Nước sau khi qua lọc RO được khử mặn có vị ngọt tương đương với nước ngọt sinh
hoạt, có thể dùng để tưới tiêu. Nước xả bỏ của hệ thống lọc RO trong hệ thống lọc
nước RO không được xả vào đất vì nếu ngấm lâu ngày sẽ làm nhiễm mặn cho đất.
Nước xả bỏ có độ mặn gấp 3 – 4 lần độ mặn chưa xử lý, có thể tới hơn 35.000 mg/l, do
đó phải pha loãng với nước nhiều lần bằng cách xả bỏ chậm trả lại nơi có nước nhiễm
mặn vào lúc thủy triều lên, xuống hoặc thuê công ty chuyên xử lí về xử lí chúng.

35
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
1. BỂ CHỨA NƯỚC ĐẦU VÀO
Ta có Q=150𝑚3 /ngđêm
HRT=1 ngày đêm
-> V=QxHRT=150x1=150m3
-> Chọn LxBxH=6x7x5=210𝑚3
2. BƠM TRỤC NGANG QUA BỂ LỌC ÁP LỰC
Ta có Qtb=150𝑚3 /ngđêm=6.25𝑚3 /h
Hmin=5m + Hbv=5+1=6m
Ta chọn Máy bơm Ebara 3D 40-125/1.5 (1.50kW~3pha)
Model: 3D 40-125/1.5 Nhãn hiệu: Ebara –Ý Xuất xứ : Ý
Lưu lượng: 12-42(m³/h) Cột áp: 18.2– 6.3(m) Chất bơm: Nước
Nhiệt độ chất bơm max: 1200C (tùy vào vật liệu phớt cơ khí)
Cổng hút/xả: 65-40 (mm)
Vật liệu: Buồng bơm: Gang Cánh bơm: Inox 304 Trục: Inox 304
3. BỂ LỌC NHANH
“Theo sách Xử lý nước cấp của TS. Nguyễn Ngọc Dung trang 139-150”
Chiều cao bể lọc nhanh

Cát thạch anh (Lớp trên) Than Anthracite (Lớp dưới)

Đường kính d(mm) 0.5-1.2 0.8-1.8

Đường kính hiệu dụng


0.6-0.65 0.9-1.1
d10(mm)

Hệ số không đồng nhất K 1.5-1.7


Chiều dày lớp vật liệu (mm) 800 500

Độ rỗng 50%

Bảng 4.1 Dựa vào Bảng 6.11theo TCXD33:2006


Nên ta có ℎ𝑣𝑙 = 0.8 + 0.5 = 1.3𝑚
36
Theo sách Xử lý nước cấp của TS. Nguyễn Ngọc Dung trang 150, “Khi rửa bể lọc 2
lớp vật liệu lọc thì cát và than rất dễ xáo trộn lẫn nhau. Do đó chỉ dùng biện pháp rửa
nước thuần túy để rửa bể lọc nhanh 2 lớp vật liệu lọc. Cường độ rửa lấy 17÷19l/s.m².
Thời gian rửa 6÷8 phút với mức độ mở rộng của lớp vật liệu lọc e=50%”
Lớp sỏi đỡ
Dựa vào Điều 6.110 TCXD33:2006,ta có như sau:
Cỡ hạt và chiều dày của lớp đỡ khi dùng hệ thống phân phối trở lực lớn cần lấy theo
bảng 6.12.

Cỡ hạt của lớp đỡ (mm) Chiều dày các lớp đỡ (mm)

Mặt trên của lớp này cao bằng mặt trên của
40-20 ống phân phối nhưng phải cao hơn lỗ phân
phối ít nhất 100 mm.

20-10 100-150

10-5 100-150

5-2 50-100
Bảng 4.2: Dựa vào bảng 6.12 theo TCXD33:2006
Ghi chú:
Khoảng cách từ đáy ống phân phối đến đáy bể lọc phải lấy bằng 80-100 mm.
Khi rửa bằng nước và không khí phối hợp thì cần lấy chiều dày lớp đỡ cỡ hạt 10-5 mm
và 5-2 mm bằng 150-200 mm mỗi lớp.
Vật liệu đỡ có thể dùng sỏi, đá dăm hoặc các vật liệu khác thoả mãn điều 6.108.
Lớp sỏi đỡ gồm 2 lớp:
Lớp trên là lớp sỏi đỡ nhỏ kích thước trung bình 5mm , chiều dày là 100mm, độ rỗng
50%
Lớp dưới đáy là lớp sỏi đỡ nhỏ kích thước trung bình 25mm , chiều dày là 500mm, độ
rỗng 50%
Vậy chiều cao lớp sỏi đỡ là ℎđ = 100 + 500 = 600𝑚𝑚 = 0.6𝑚
Chiều cao thiết kế bể lọc nhanh: 𝐻 = ℎđ + ℎ𝑣𝑙 + ℎ𝑛 + ℎ𝑝

37
Trong đó:ℎđ : chiều cao lớp sỏi đỡ(m) ℎđ = 0.6𝑚
ℎ𝑣𝑙 : Chiều cao lớp vật liệu lọc ℎ𝑣𝑙 = 1.3 𝑚
ℎ𝑛 : Chiều cao từ lớp nước đến lớp vật liệu lọc(m)(Theo TCXD33:2006 điều 6.106
ℎ𝑛 ≥ 2𝑚)
Chọn ℎ𝑛 = 2.1𝑚
ℎ𝑝 : Chiều cao phụ tính toán cho cả quá trình rửa lọc đóng một bể(m) (Theo
TCXD33:2006 điều 6.106 ℎ𝑝 ≥ 0.3𝑚) → Chọn ℎ𝑝 = 0.5𝑚

𝐻 = ℎđ + ℎ𝑣𝑙 + ℎ𝑛 + ℎ𝑝 = 0.6 + 1.3 + 2.1 + 0.5 = 4.5𝑚

Tính toán tiết diện bể lọc


Theo điều 6.103 TCXD33:2006,tổng diện tích bể lọc nhanh của trạm xử lý được tính
theo công thức:
𝑄
𝐹= (𝑚 2 ) (6-20)
𝑇𝑉𝑏𝑡−3.6𝑊𝑡1 −𝑎𝑡2 𝑉𝑡𝑏

Trong đó:
Q - Công suất hữu ích của trạm (m3 /ngày)
T - Thời gian làm việc của trạm trong một ngày đêm (h)-> T=24h
Vbt - Tốc độ lọc tính toán ở chế độ làm việc bình thường lấy theo bảng 6.11
-> Vbt=7-10m/h(Hai lớp vật liệu) nên ta chọn Vbt=7m/h
a - Số lần rửa mỗi một bể lọc trong 1 ngày đêm ở chế độ làm việc bình thường (xem
điều 6.102) ->a=2 lần rửa/1ngđem
𝑊 - Cường độ nước rửa (1/s.m2 ) Theo sách Xử lý nước cấp của TS. Nguyễn Ngọc
Dung trang 150,Hai lớp vật liệu nên 𝑊 = 17 − 19𝑚/ℎ . Chọn 𝑊 = 19𝑚/ℎ
t1 - Thời gian rửa (h) Theo sách Xử lý nước cấp của TS. Nguyễn Ngọc Dung trang
150, Hai lớp vật liệu nên 𝑡1 = 6 − 8𝑝ℎú𝑡.( t1=6 phút=0.1h)
t2 - Thời gian ngừng bể lọc để rửa xem điều 6.102.( t2=0.35h)
𝑄𝑓 150
𝐹= = = 0.95𝑚2
𝑇𝑉𝑏𝑡 − 3.6𝑊𝑡1 − 𝑎𝑡2 𝑉𝑏𝑡 24 × 7 − 3.6 × 19 × 0.1 − 2 × 0.35 × 7
↔ 𝐹 ≈ 1𝑚2

38
Tính toán số bể lọc
Số bể lọc cần thiết theo công thức thực nghiệm

𝑁 = 0.5 × √𝐹 = 0.5 × √1 = 0.5 → 1 𝑏ể


Chọn kích thước dài x rộng=LxB=4x2=8 𝑚2
Ta chọn 2 bể (có diện tích 8m2 ) vì nếu có 1 bể sửa chữa thì bể kia vẫn hoạt động để
vận hành tiếp không bị dừng lại (Thay phiên nhau chạy không phải chạy song song)
Kiểm tra chế độ tăng cường khi đóng cửa một bể sửa chữa
𝑁 2
𝑉𝑡𝑐 = 𝑉𝑏𝑡 × =7× = 14𝑚/ℎ -> Không đảm bảo
𝑁−𝑁1 2−1

Vtc: Tốc độ lọc tính toán ở chế độ làm việc tăng cường (m/h)
N: Số bể
N1: Số bể dừng để sửa chữa
Dựa vào bảng 6.11 điều 6.103 TCXD33:2006, ta thấy theo TCXD thì Tốc độ lọc cho
phép ở chế độ làm việc tăng cường Vtc (m/h) của 2 lớp vật liệu lọc là 8.5-12m/h
❖ Tính toán hệ thống phân phối nước rửa lọc
Quy trình rửa bể: Theo Điều 6.123 TCXD 33-2006
Chế độ rửa nước và gió phải lấy như sau: Rửa gió với cường độ 15-20 l/s.m2 trong 1-2
phút sau đó rửa kết hợp nước + gió trong thời gian 4-5 phút với cường độ gió 15-20
l/s.m2 và nước 2,5-3 l/s.m2, sao cho cát không bị trôi vào máng thu nước rửa. Cuối
cùng ngừng rửa gió và tiếp tục rửa nước thuần tuý với cường độ 5-8 l/s.m2 trong
khoảng thời gian 4-5 phút.
Ghi chú:
Cường độ nước và gió lớn hơn lấy ứng với vật liệu lọc cỡ hạt lớn hơn. Khi có số liệu
kỹ thuật xác đáng, cho phép áp dụng chế độ rửa thay đổi so với chỉ dẫn.
Tốc độ nước chảy trong ống hoặc máng dẫn nước rửa đến bể lọc cần lấy từ 1,5- 2 m/s(
Theo điều 6.111 TCXD 33-2006). Chọn 𝑽𝒄 = 𝟏. 𝟖𝒎/𝒔
Tính toán lượng nước cần thiết để rửa lọc
Chọn biện pháp rửa gió phối hợp nước. Lưu lượng nước cần thiết để rửa lọc tính theo
công thức 4-55, trag 141, sách Xử lý nước cấp của TS. Nguyễn Ngọc Dung:

39
𝐹 × 𝑊 𝑚3
𝑄𝑟 = ( )
1000 𝑠
Trong đó :
F: Diện tích bể lọc(𝑚2 ) -> Chọn F=8𝑚2
𝑊 - Cường độ nước rửa (1/s.m2 ) Theo sách Xử lý nước cấp của TS. Nguyễn Ngọc
Dung trang 150,Hai lớp vật liệu nên 𝑊 = 17 − 19𝑚/ℎ . Chọn 𝑊 = 19𝑚/ℎ
8 × 19 𝑚3
𝑄𝑟 = = 0.152( )
1000 𝑠
Đường kính ống phân phối chính:

4 × 𝑄𝑟 4 × 0.152
𝐷𝑐 = √ =√ = 0.3𝑚 = 300𝑚𝑚
𝜋 × 𝑉𝑐 𝜋 × 1.8

Chọn 𝑫𝒄 =315mm
Ta lấy khoảng cách giữa các trục các ống nhánh(theo quy phạm 0.25-0.3m)-> Chọn
0.28m, thì số lượng ống nhánh của một bể lọc là:
𝐵 2
𝑛𝑐 = ×2= × 2 = 14 𝑛ℎá𝑛ℎ
0.28 0.28
B: Chiều rộng bể lọc nhanh
Lưu lượng nước rửa lọc chảy trong ống nhánh là
𝑄𝑟 0.152 3
𝑞𝑛 = = = 0.011 (𝑚 ⁄𝑠)
𝑛𝑐 14
Chọn ống nhánh bằng nhựa pvc, tốc độ nước chảy trong ống nhánh là Vn=1.9m/s ( quy
phạm 1.8-2m/s), đường kính ống nhánh là

4 × 𝑞𝑛 4 × 0.011
𝐷𝑛 = √ =√ = 0.086𝑚 = 86𝑚𝑚
𝜋 × 𝑉𝑛 𝜋 × 1.9

Chọn Dn =90mm
Với ống chính có đường kính 315mm thì tiết diện ngang của ống sẽ là:
𝜋𝑑 2 𝜋 × (0.315)2
Ω𝑛 = = = 0.078(𝑚2 )
4 4

40
Tổng diện tích lỗ lấy bằng 35% tiết diện ngang của ống chính( quy phạm cho phép 30-
35%), tổng diện tích lỗ sẽ được tính là: 𝜔𝑛 = 35% × Ω𝑛 = 35% × 0.078 =
0.0273(𝑚2 )
Đường kính lỗ : 𝑑𝑙ỗ = 10 − 12𝑚𝑚 → 𝐶ℎọ𝑛 𝑑𝑙ỗ = 12𝑚𝑚
Diện tích 1 lỗ:
𝜋 × 𝑑 2 𝜋 × (0.012)2
𝜔1 𝑙ỗ 𝑛 = = = 0.000113𝑚2
4 4
𝜔𝑛 0.0273
Tổng số lỗ là:𝑛𝑙.𝑛 = = = 242 𝑙ỗ
𝜔1 𝑙ỗ 𝑛 0.000113

242
Số lỗ trên mỗi nhánh là = 18 𝑙ỗ
14

Bố trí các ống : ống nhánh được đặt vuông góc với ống chính, khoảng cách giữa tâm
các ống nhánh là 0.3m(theo TCXD33-2006, điều 6.111), bố trí dàn ống theo kiểu
xương cá. Trên mỗi ống nhánh các lỗ xếp thành hai hàng so le nhau, hướng xuống phía
dưới và nghiêng một góc 45° so với mặt phẳng nằm ngang. Số lỗ trên mỗi hàng của
ống nhánh là 9 lỗ.
Khoảng cách các lỗ là
4 − 0.300
𝑎𝑛 = = 0.2𝑚
18
Trong đó : 4 (m)Chiều dài bể
0.300 (m): Đường kính ngoài của ống chính
18: Số lỗ trên mỗi nhánh
Phù hợp với TCXD33-2006, điều 6.111
Lưu lượng nước rửa thu vào 1 máng tính theo công thức 4-57, Sách Xử lý nước cấp
của TS. Nguyễn Ngọc Dung trang 142
Tính toán máng phân phối nước lọc và thu nước rửa lọc:
Bể có chiều dài là 4m, chọn mỗi bể bố trí 2 máng thu nước rửa lọc có đáy hình tam
giác, khoảng cách giữa các tâm máng là dm =4/2=2m(quy phạm ≤ 2.2 𝑚)
Lượng nước thu vào mỗi máng được xác định theo công thức:
𝑞𝑚 = 𝑊 × 𝑑𝑚 × lm = 19 × 2 × 2= 76 (𝑙/𝑠) = 0.076 (𝑚3/𝑠)
Trong đó:
41
𝑊 - Cường độ nước rửa (1/s.m2 ) Theo sách Xử lý nước cấp của TS. Nguyễn Ngọc
Dung trang 150,Hai lớp vật liệu nên 𝑊 = 17 − 19𝑚/ℎ . Chọn 𝑊 = 19𝑚/ℎ
dm – khoảng cách giữa các tâm máng, dm = 2m
lm – chiều dài của máng, lấy bằng chiều rộng bể lọc, l= 2(m)
Chiều rộng của máng được tính theo công thức: (Theo điều 6.117 QCXD33:2006)

5 𝑞𝑚 2
𝐵𝑚 = 𝐾 × √ (𝑚)
(1.57 + 𝑎)3

Trong đó:
a – tỉ số giữa chiều cao máng phần chữ nhật hcn với nữa chiều rộng của máng, lấy a =
1.4 (quy phạm a = 1.3 – 1.5).
K – hệ số, đối với tiết diện máng có tiết diện 5 cạnh, K = 2.1

0.0762
5
𝐵𝑚 = 2.1 × √ = 0.390(𝑚)
(1.57 + 1.4)3

➔ 𝐶ℎọ𝑛 𝐵𝑚 = 400𝑚𝑚
ℎ𝑐𝑛 𝐵𝑚 ×𝑎 0.400×1.4
Ta có: 𝑎 = 𝐵 → ℎ𝑐𝑛 = = = 0.28𝑚
( 𝑚) 2 2
2

Vậy chiều cao phần máng phần chữ nhật là hcn là 0.28m, lấy chiều cao phần đáy tam
giác là hđ= 0.2m ,độ dốc máng lấy về phía máng tập trung nước là i = 1%, chiều dày
thành máng lấy 𝛿𝑚 = 0.09 (𝑚).
Chiều cao toàn phần của máng thu nước là:
𝐻𝑚 = ℎ𝑐𝑛 + ℎđ + 𝛿𝑚 = 0.28 + 0.2+ 0.09 = 0.57 (𝑚)
Khoảng cách từ bề mặt lớp vật liệu lọc đến mép máng thu nước được xác định theo
công thức:
𝐿×𝑒 1.3 × 50
∆𝐻𝑚 = + 0.25 = + 0.25 = 0.9𝑚
100 100
Trong đó:
L – chiều dày lớp vật liệu lọc, L = 1.3 (m).
e – độ giãn nở tương đối của vật liệu lọc, e = 50%.

42
Theo quy phạm, khoảng cách giữa đáy dưới cùng của máng dẫn nước rửa phải nằm
cao hơn lớp vật liệu lọc tối thiểu là 0.07 (m).
Chiều cao toàn phần của một máng thu nước rửa là Hm = 0.57m, vì máng dốc về phía
máng tập trung i = 1%, máng dài 2m nên chiều cao máng ở phía máng tập trung là
hm= 0.57+ 0.01 × 2 = 0.54 (𝑚)
Vậy ∆𝐻𝑚 = 0.57 + 0.07 = 0.64 (𝑚)
Nước rửa lọc từ máng thu vào máng tập trung nước.
Khoảng cách từ đáy máng thu nước đến máng tập trung xác định theo công thức:

3 𝑞𝑚 2
ℎ𝑚 = 1.75 × √ + 0.2
𝑔 × 𝐴2

Trong đó:
qm - lưu lượng nước từ 2 máng thu chảy vào máng tập trung nước, qm=0.128 (m3/s)
A - chiều rộng của máng tập trung. Chọn A = 0,7m (quy phạm ≥ 0.7𝑚).
g - gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2.

3 0.0762
Vậy ℎ𝑚 = 1.75 × √ + 0.2 ≈ 0.4𝑚
9.81×0.72

▪ Tính tổn thất áp lực của bể lọc nhanh:


Tính tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối bằng giàn khoan lỗ:

𝑉𝑐 2 𝑉𝑛 2
ℎ𝑝 = 𝜉 × ×
2𝑔 2𝑔
Trong đó:
Vc – tốc độ nước chảy ở đầu ống chính, Vc = 1.8 (m/s).
Vn – tốc độ nước chảy ở đầu ống nhánh, Vn = 1.9 (m/s).
g – gia tốc trọng trường, g = 9.81 (m/s2).
2.2 2.2
𝜉 – hệ số sức cản, 𝜉 = +1= + 1 = 18.96(quy phạm kW=0.35 – 0.4.
(𝑘𝑊)2 (0.35)2

Chọn 0.35).
𝑉𝑐 2 𝑉𝑛 2 1.82 1.92
Vậy ℎ𝑝 = 𝜉 × × = 18.96 × × = 5.8(𝑚)
2𝑔 2𝑔 2×9.81 2×9.81

43
Tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ:ℎđ = 0.22 × 𝐿𝑠 × 𝑊 = 0.22 × 0.6 × 19 = 2.51 (𝑚)
Trong đó:
LS – Chiều dày lớp sỏi đỡ, Ls = 0.6 m
𝑊 - Cường độ nước rửa (1/s.m2 ) Theo sách Xử lý nước cấp của TS. Nguyễn Ngọc
Dung trang 150,Hai lớp vật liệu nên 𝑊 = 17 − 19𝑚/ℎ.Chọn 𝑊 = 19𝑚/ℎ
Tổn thất áp lực trong lớp vật liệu lọc:
ℎ𝑣𝑙 = (𝑎 + 𝑏𝑊)Hvll × 𝑒 = (0.7 + 0.015 × 19) × 1.3 × 50% = 0.64 (𝑚)
Trong đó:
Với kích thước hạt d = 0.5 – 1 mm, chọn a = 0.7mm và b = 0.015
Áp lực để phá vỡ kết cấu ban đầu của lớp cát lọc lấy Hbm = 2(m).
Tổn thất áp lực trong nội bộ bể lọc sẽ là:
ℎ𝑡 = hp+ ℎđ + ℎ𝑣𝑙 + Hbm +hbv=5.8 + 2.51 + 0.64+ 2 + 0.5 = 11.45(𝑚)
Áp lực công tác cần thiết của máy bơm rửa lọc ít nhất là Hb= 11.45 (m).
- Tính toán bơm rửa lọc
𝑚3
Qr= 0.152( )
𝑠

H=11.022m
𝑄×𝜌×𝑔×𝐻 0.152×998×9.81×11.45
Công suất bơm:𝑁 = = = 21.3𝐾𝑊
1000×𝜂 1000×80%

➔ Chọn bơm bánh răng NYP160

Thông số Ký hiệu Kích thước Đơn vị


Số lượng bể 2 Bể

Chiều cao H 4.5 m

DàixRộng LxB 4x2 𝑚2

44
Thể tích 1 bể F 8 𝑚3

Chiều cao lớp sỏi đỡ Hđ 0.6 m


Chiều cao lớp vật liệu lọc Hvll 1.3 m
Hệ thống phân phối nước rửa lọc

Đường kính ống chính Dc 315 mm


Đường kính ống nhánh Dn 90 mm

Số ống nhánh nc 14 ống


Khoảng cách giữa các ống
300 mm
nhánh
Số lỗ trên mỗi ống nhánh 18 Lỗ

D lỗ 𝑑𝑙ỗ 12 mm

Khoảng cách giữa các lỗ 𝑎𝑛 0.2 m

Bơm rửa lọc Bơm bánh răng NYP160

Máng phân phối nước lọc và rửa lọc

Chiều rộng máng Bm 400 mm

Chiều dài máng Lm 2000 mm


Chiều cao toàn máng Hm 570 mm
Chiều cao máng phần hcn Hcn 280 mm

Chiều cao máng phần đáy Hd


200 mm
tam giác

Độ dốc máng I 1%

Bề dày thành máng 𝛿 90 mm

Khoảng cách từ bề mặt vật ∆𝐻𝑚


900 mm
liệu đến máng thu
Khoảng cách từ máng thu hm
400 mm
đến máng tập trung

Tổn thất áp lực nội bộ Ht 11.45 m

45
trong bể lọc

Tổn thất áp lực nội bộ Hb


11.45 m
trong bể lọc
Bảng 4.3: Các thông số thiết kế bể lọc nhanh
4. BỂ TRUNG GIAN SAU KHI LỌC ÁP LỰC
Chọn thời gian lưu HRT=12h
Q=75m3/ngđem=3.125 m3/h
V=QxHRT=3.125x12=37.5 m3
Chọn kích thước bể là HxBxL= 4.5x2x5m=45m2

5. BƠM TRỤC NGANG QUA BỒN LỌC TINH CẤP 1


Ta có Qtb=3.125 m3/h
Hmin=4.5m + Hbv=4.5+1=5.5m
Ta chọn Máy bơm ly tâm 1 tầng cánh Ebara CDX 70/05 0.5HP

Đường
Công
Lưu lượng Nguồn kính hút
Model suất Cột áp(M) Xuất xứ
(L/phút) điện (V) - xả
(HP)
(Mm)

: 0.5HP : 20.7-15 :
CDX 70/05 : 20-90 : 380V : 42-34 EBARA
ITALIA
Bảng 4.4: Thông số kỹ thuật bơm ly tâm 1 tầng cánh Ebara CDX 70/05 0.5HP
6. BỒN LỌC TINH 2 CẤP
6.1. Lõi lọc 5μm
Chọn lõi lọc 𝑹𝑶𝑮𝑨𝑹𝑫𝑻𝑴 của hãng US.FILTER
Bảng 4.5: Bảng thông số thiết kế lõi lọc 5μm
Thông số Đơn vị Giá trị

Vật liệu Polypropylen


Kích thước lỗ rỗng μm 5

46
Đường kính cm(inches) 6,5 (2,5)
Chiều dài cm(inches) 25,4 (10)
Nhiệt độ vận hành tối đa C (F) 70 (160)
Áp suất tối đa (ở 25𝑜 𝐶) Psi (bar) 50 (3,4)
Lưu lượng dòng vào 1pm (gpm)/10” chiều dài 18,9 (5)
Hiệu quả lọc % 90

Lưu lượng nước vào: Q = 6.25 𝑚3 /h


Lưu lượng qua 1 lõi lọc: q = 18,9 (1/p) -Bảng trên
Số lượng lõi cần thiết:
𝑄 6.25𝑚3 /ℎ 𝑥 1000𝑙/𝑚3 𝑥 1ℎ/60𝑝
𝑛= = = 5.51 𝑙õ𝑖
𝑞 18,9𝑙/𝑝

➔ Chọn n =6 lõi, mỗi lõi dài 10inch= 25.4cm như bảng trên
Tổn thất áp lực ban đầu:
𝐻 = ℎố𝑛𝑔 + ℎ𝑙õ𝑖

Trong đó : ℎố𝑛𝑔 : Tổn thất áp lực trên đường ống, lấy ℎố𝑛𝑔 = 1𝑚
6.25𝑚3 /ℎ 𝑥 1000𝑙/𝑚3 𝑥 1ℎ/60𝑝
Lưu lượng qua 1 lõi lọc: 𝑞 = = 17.36 𝑙/𝑝
6 𝑙õ𝑖

3.4 6
Tổn thất áp lực qua 1 lõi: bar=0.6m. ℎ𝑙õ𝑖 = 0.6 × = 1.8𝑚(Xếp 2 lõi 10inch thành
6 2
1 dãy)
Vậy H=1+1.8=2.8m
6.2. Lõi lọc 1μm
Chọn lõi lọc 𝑅𝑂𝐺𝐴𝑅𝐷 𝑇𝑀 của hãng US.FILTER
Bảng 4.6: thông số thiết kế lõi lọc 1μm
Thông số Đơn vị Giá trị

Vật liệu Polypropylen


Kích thước lỗ rỗng μm 1
Đường kính cm(inches) 6,5 (2,5)

47
Chiều dài cm(inches) 25,4 (10)
Nhiệt độ vận hành tối đa C (F) 70 (160)
Áp suất tối đa (ở 25𝑜 𝐶) Psi (bar) 50 (3,4)
Lưu lượng dòng vào 1pm (gpm)/10” chiều dài 18,9 (5)
Hiệu quả lọc % 907

Lưu lượng nước vào: Q = 6.25 𝑚3 /h


Lưu lượng qua 1 lõi lọc: q = 18,9 (1/p) -Bảng trên
Số lượng lõi cần thiết:
𝑄 6.25𝑚3 /ℎ 𝑥 1000𝑙/𝑚3 𝑥 1ℎ/60𝑝
𝑛= = = 5.51 𝑙õ𝑖
𝑞 18,9𝑙/𝑝
➔ Chọn n =6 lõi, mỗi lõi dài 10inch= 25.4cm như bảng trên
Tổn thất áp lực ban đầu:
𝐻 = ℎố𝑛𝑔 + ℎ𝑙õ𝑖

Trong đó : ℎố𝑛𝑔 : Tổn thất áp lực trên đường ống, lấy ℎố𝑛𝑔 = 1𝑚
6.25𝑚3 /ℎ 𝑥 1000𝑙/𝑚3 𝑥 1ℎ/60𝑝
Lưu lượng qua 1 lõi lọc: 𝑞 = = 17.36 𝑙/𝑝
6 𝑙õ𝑖

3.4 6
Tổn thất áp lực qua 1 lõi: bar=0.6m. ℎ𝑙õ𝑖 = 0.6 × = 1.8𝑚
6 2

Vậy Tổn thất áp lực ban đầu H=1+1.8=2.8m


6.3. Chọn kích thước bồn lọc tinh(5μm,1μm)
Ta ghép 2 lõi 10 inch(25.4cm)=50.8cm=508mm
➔ Chọn Hb=700mm
Ghép 2 lõi 10inch( Tức ta cần một bồn có thể chứa được 3 lõi). Mà 1 lõi có D=65mm.
Ta lấy đường kính bồn bằng đường kính 2 lõi cộng lại. Db=65+65=130mm
➔ Chọn Db=200mm
➢ Diện tích bồn F=0.2x0.7=0.14 m2
Đường kính ống dẫn nước vào, ra

7
www.appliedmembranes.com
48
4×𝐹 4 × 0.14
𝐷ố𝑛𝑔 = √ =√ = 0.42(𝑚)
𝜋 𝜋

➔ Chọn D ống =49


Bảng 4.7: Thông số bồn lọc tinh 5μm, 1μm
Thông số Ký hiệu Kích thước Đơn vị
Số lượng bể 1(2 Cấp) Bể

Chiều cao bể Hb 700 mm

Đường kính bồn Db 200 mm

Diện tích bồn F 0.14 m2

Lõi lọc ( Ghép 2 lõi) 508 mm

Đường kính 49 m

7. BỒN CHỨA TRUNG GIAN SAU LỌC TINH


Chọn thời gian lưu HRT=12h
Q=75m3/ngđem=3.125 m3/h
V=QxHRT=3.125x12=37.5 m3
Chọn kích thước bể là HxBxL= 4.5x2x5m=45m2

8. MÀNG LỌC RO
Đối với hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, khả năng thu hồi của hệ thống 20-30%; nước
lợ:40-60%, nước ngọt 60-80%, Chọn hệ số thu hồi cho Stage 1: 50%; Stage 2:30%
8.1. Stage 1
Hình 4.1: RO Stage 1 thực hiện bằng LGChem

49
Lưu lượng đầu vào: 150 m3 /ngày đêm
Lưu lượng đầu ra: 75 m3 /ngày đêm
Lưu lượng dòng đậm đặc: 75 m3 /ngày đêm
Hệ số thu hồi: 50%
75
𝑄𝑝 ( ×1000)
24
Số màng sử dụng:𝑁 = = = 4 𝑚à𝑛𝑔
𝐹𝑙𝑢𝑥×𝐴 21×37

Trong đó
Qp: Dòng thấm (m3/ngày đêm)
Flux:Bao nhiêu nước sạch có thể đi qua diện tích màng trong 1h -Dựa vào phụ
lục 4(l/m2.h)
A: Diện tích lõi lọc-Dựa vào phụ lục 2(m2)
Số vỏ sử dụng :4 vỏ (1 Vỏ 1 màng)
Hiệu suất máy bơm: 80%

50
Nhiệt độ:28℃
Áp suất máy bơm: 6,44 bar
Hiệu suất máy bơm: 0,45 kWh/m3
Màng RO: LG BW 400 R
Chọn bơm: Bơm trục ngang đa tầng cánh APP Model EMT-46
Bảng 4.8: Thông số thiết kế Bơm trục ngang đa tầng cánh APP Model EMT-46
Model Điện áp Công suất Lưu lượng Áp suất Xuất sứ

MT-46 220V 2HP 3.9 m3/h 4.9 bar Đài Loan

Nồng độ dòng vào: 500ppm TDS


Nồng độ dòng đậm đặc
𝑄𝑓 × 𝐶𝑓 − 𝑄𝑝 × 𝐶𝑝
𝑄𝑝 × 𝐶𝑝 + 𝑄𝑐 × 𝐶𝑐 = 𝑄𝑓 × 𝐶𝑓 → 𝐶𝑐 =
𝑄𝑐
150×500−75×7.81
𝐶𝑐 = = 992.19𝑚𝑔/𝑙(TDS)
75

8.2. Stage 2
Hình 4.2: RO Stage 2 thực hiện bằng LGChem

51
Lưu lượng đầu vào: 75 m3 /ngày đêm
Lưu lượng đầu ra: 22.5m3 /ngày đêm
Lưu lượng dòng đậm đặc: 52.5m3 /ngày đêm
Hệ số thu hồi: 30%
22.5
𝑄𝑝 ( ×1000)
24
Số màng sử dụng: :𝑁 = = = 3 𝑚à𝑛𝑔
𝐹𝑙𝑢𝑥×𝐴 12×37

Trong đó
Qp: Dòng thấm (m3/ngày đêm)
Flux:Bao nhiêu nước sạch có thể đi qua diện tích màng trong 1h -Dựa vào phụ
lục 4(l/m2.h)
A: Diện tích lõi lọc-Dựa vào phụ lục 2(m2)
Số vỏ sử dụng :3 vỏ (1 vỏ/1 màng)
Hiệu suất máy bơm: 80%

52
Nhiệt độ:28℃
Áp suất máy bơm: 4.92 bar
Hiệu suất máy bơm: 0,57 kWh/m3
Chọn màng: LG SW 400 R
Chọn bơm: Bơm ở stage 1 có thể sử dụng được
Nồng độ dòng vào: 992.19mg/l(TDS)
Nồng độ dòng đậm đặc:
𝑄𝑓 × 𝐶𝑓 − 𝑄𝑝 × 𝐶𝑝
𝑄𝑝 × 𝐶𝑝 + 𝑄𝑐 × 𝐶𝑐 = 𝑄𝑓 × 𝐶𝑓 → 𝐶𝑐 =
𝑄𝑐
75 × 992.19 − 22.5 × 11.71 1412.4𝑚𝑔
= = 𝑇𝐷𝑆
52.5 𝑙
8.3. Coliform qua màng
Giả sử trước đó Fecal. Coli chưa bị loại bỏ bởi một công nghệ nào cả. Thì RO sẽ loại
bỏ >99.9% như bảng sau
Hình 4.3: Khả năng loại bỏ của RO

𝐹𝑒𝑐𝑎𝑙. 𝐶𝑜𝑙𝑖 𝑠𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 𝑞𝑢𝑎 𝑚à𝑛𝑔 𝑅𝑂 = 2000 − 99.9% × 2000 = 2𝑀𝑃𝑁/100𝑚𝐿

53
Tuy nhiên, không nên sử dụng cho mục đích đó (nghĩa là chỉ nên cấp nước không chứa
coliform vào hệ thống) vì màng có thể bị hư hỏng do vi khuẩn và nhiễm bẩn có thể
xảy ra do rò rỉ lỗ kim.8
Ta thấy trước RO ta đã có 2 bồn lọc tinh có thể loại bỏ tầm khoảng >90%.
𝑭𝒆𝒄𝒂𝒍. 𝑪𝒐𝒍𝒊 𝒔𝒂𝒖 𝒌𝒉𝒊 𝒒𝒖𝒂 𝟐 𝒃ồ𝒏 𝒍ọ𝒄 𝒕𝒊𝒏𝒉 𝒍𝒐ạ𝒊 𝒃ỏ đượ𝒄 > 𝟗𝟎% × 𝟐𝟎𝟎𝟎
𝐹𝑒𝑐𝑎𝑙. 𝐶𝑜𝑙𝑖 𝑠𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 𝑞𝑢𝑎 𝑏ể 𝑙ọ𝑐 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ, 2 𝑏ồ𝑛 𝑙ọ𝑐 𝑡𝑖𝑛ℎ 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑏ỏ đượ𝑐 > 1800𝑀𝑃𝑁/
100𝑚𝐿. Sau đó được chuyển qua RO ta thấy chắc chắn sẽ loại bỏ được hết vi khuẩn.
➔ Đạt tiêu chuẩn đầu ra.
8.4. Vệ sinh màng
Thực hiện vệ sinh màng RO khi:
- Lưu lượng dòng thấm giảm 10% so với tính toán và thử nghiệm ban đầu
- Tổn thất áp lực tăng vượt quá 15% so với thiết kế trong suốt 48h hoạt động.
- Nồng độ muối trong dòng thấm tăng 5%
- Tắc nghẽn màng
Các bước vệ sinh màng:
B1. Rửa bằng dung dịch NaOH 0.1%
B2. Rửa bằng dung dịch HCl 0.2%
B3. Khử trùng bằng H2O2 0.2%
9. BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH
HRT= 1 ngày đêm =24h
Lưu lượng dòng thấm Stage 1=75 m3/ngđêm
Lưu lượng dòng thấm Stage 2 :22.5m3 /ngày đêm
V1=Q1 x HRT=75x1=75 m3
V2=Q2 x HRT=22.5x1=22.5 m3
Vbc= 75+22.5=97.5 m3/ngđêm
Vậy ta chọn kích thước bể chứa là: 𝑊𝑏𝑐 = 𝐻 × 𝐵 × 𝐿 = 4 × 7 × 4 = 112 𝑚3
Chọn chiều cao bảo vệ là ℎ𝑏𝑣 = 0.5𝑚. Như vậy chiều cao thực tế của bể chứa nước
sạch là 4.5(m)
Kích thước bể chứa nước sạch 𝐻 × 𝐵 × 𝐿 = 4.5 × 7 × 4 = 126 𝑚3

8
https://extensionpublications.unl.edu/assets/html/g1490/build/g1490.htm
54
10. LƯỢNG HÓA CHẤT CHỐNG CẶN BẨN
Sử dụng hóa chất SpectraGuard 360 của PWT Chemicals
• Hình dạng: chất lỏng, màu hổ phách
• Trọng lượng: 1.1 – 1.2 kg/ lít
• Liều lượng điển hình: 1-5mg/l
Dựa vào Catalogue PWT- SpectraGuard 360, liều lượng được nhà sản xuất khuyên
dùng 1-5mg/l -> Chọn liều lượng 3mg/l
Sử dụng hóa chất SpectraGuard 360 của PWT Chemicals
Liều lượng trong 1 giờ:
150 × 1000 × 3
𝑚𝑎 = = 18.75𝑘𝑔/ℎ
103 × 24
Sử dụng bơm định lượng OBL MB11 châm hóa chất vào đường ống trước khi dòng
nước vào bồn lọc tinh9

11. BỂ CHỨA NƯỚC THẢI – 2 NGĂN


11.1 . Ngăn chứa dòng đậm đặc RO
Theo như ở 9.1 và 9.2, lưu lượng dòng đậm đặc được thải ra là : 52.5m3/ngày đêm
Thời gian lưu : 1 ngày đêm
Vậy thể tích bể cứa dòng đậm đặc là: Vđđ=QxHRT=52.5X1=52.5m3
Chọn kích thước bể: HxLxB=4x6x3=72 m3
11.2 Ngăn chứa nước thải sau rửa lọc
Q rửa lọc = 5-10%* QHTXLChọn 9%*QHTXL=9%x 150=13.5m3/ngđêm
Chọn kích thước bể: HxLxB=4x2x3=24 m3

9
Dung dịch SpectraGuard 360 PWT chống cáu cặn màng RO/NF (sanphamloc.com.vn)
55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc ứng dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược để lọc nước không còn quá mới trên
thế giới. Việc sử dụng chung ở các khu vực thiếu nước ngọt ở Việt Nam nói chung và
ở nơi chúng ta đang sinh sống đã cho kết quả tốt, đặc biệt trong những khu vực bị
nhiễm mặn. Giờ công nghệ này đã giải quyết được phần nào về vấn đề thiếu hụt lưỡng
nước ngọt cho người dân sử dụng cho sinh hoạt hoặc tưới tiêu,...Và khi công nghệ đã
phát triển mạnh mẽ hơn thì giá cả RO sẽ giảm xuống ít nhiều nên sẽ dễ tiếp cận với
người dân hơn.

2. Kiến nghị
Kiểm tra nguồn nước định kì và các hệ thống máy móc để kịp thời sửa chữa. Khi điều
hành hệ thống xử lý nước cấp, các chuyên viên, kỹ sư cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử
dụng và cách điều hành hệ thống. Trong quá trình vận hành các thiết bị cần thực hiện
đúng cách sử dụng, quy trình kỹ thuật, ngoài ra phải thường xuyên vệ sinh, bảo trì hệ
thống đảm bảo tuổi thọ và hiệu quả. Có nhược điểm ở trong hệ thống là điều tất nhiên,
những người có học tập, hiểu biết và chuyên môn nên nghiên cứu để tối ưu hóa những
vấn đề xấu giúp cải tiến và tăng năng suất cho hệ thống xử lý nước cấp.
Công tác quản lý và vận hành RO khá phức tạp, cần phải theo dõi thường xuyên hiệu
suất làm việc của màng bằng cách lấy mẫu nước xong đầu vào so với nước đầu ra và
tiêu chuẩn hướng đến.
Bơm cấp cho RO là bơm pít-tông áp cao. Vì vậy khi hoạt động bơm sẽ gây ra độ rung
và tiếng ồn khá lớn.Cần có thêm bộ phận chống rung để tránh hư hỏng các mối hàn
cũng như cần trang bị thêm một bộ phận giảm âm tránh ảnh hưởng đến khu vực lân
cận
Nên thường xuyên kiểm tra lại các mối hàn tránh rò rỉ thất thoát nước vì áp suất cao có
thể làm cho chúng bị phá vỡ
Cần phải kiểm tra định kỳ màng lọc cũng cũng như vật liệu lọc tại bồn lọc tinh, bể lọc
nhanh, RO,... tránh bị nghẹt. Thay khi cần thiết hoặc thay định kỳ nếu có điều kiện.
Không cố chạy sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp_TS. Trịnh Xuân Lai
2. Giáo trình xử lý nước cấp_TS. Nguyễn Ngọc Dung.
3. TCXDVN 33:2006: Cấp nước-Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn
thiết kế
4. QCVN 39:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
dùng cho tưới tiêu
Trang web:
1. https://moitruonghana.com/phuong-phap-xu-ly-nuoc-nhiem-man/
2. https://swd.vn/blogs/news/nuoc-nhiem-man-la-gi
3. https://dienmayviteko.com/xu-ly-nuoc-man#1-xu-ly-bang-phuong-phap-chung-
cat-nhiet
4. https://wepar.vn/so-do-cong-nghe-xu-ly-nuoc-nhiem-man-tu-nguon-nuoc-
ngam/
5. https://moitruonghana.com/phuong-phap-xu-ly-nuoc-man/
6. www.appliedmembranes.com
7. https://extensionpublications.unl.edu/assets/html/g1490/build/g1490.htm
8. Dung dịch SpectraGuard 360 PWT chống cáu cặn màng RO/NF
(sanphamloc.com.vn)
SCAN TẠI ĐÂY ĐỂ VÀO 8 ĐƯỜNG LIÊN KẾT WEB

57
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
Phụ lục 1: QCVN 39:2011/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG CHO TƯỚI TIÊU
National technical regulation on Water Quality
for irrigated agriculture
1. QUY ĐỊNH CHUNG
Phạm vi áp dụng
Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước
dùng cho tưới tiêu.
Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng nguồn nước
sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước dùng cho tưới tiêu

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

1 pH 5,5-9

2 Ôxy hòa tan (DO) ≥2

3 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 2000


4 Tỷ số hấp phụ Natri (SAR) 9
5 Clorua (Cl - ) mg/l 350

6 Sun phát (SO 4 2- ) mg/l 600

7 Bo (B) mg/l 3

58
8 Asen (As) mg/l 0,05

9 Cadimi (Cd) mg/l 0,01


10 Crom tổng số (Cr) mg/l 0,1

11 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001


12 Đồng (Cu) mg/l 0,5
13 Chì (Pb) mg/l 0,05

14 Kẽm (Zn) mg/l 2,0


15 Fecal. Coli số vi khuẩn/ 200
(Chỉ quy định đối với nước tưới 100ml
rau và thực vật ăn tươi sống)

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH


3.1. Lấy mẫu để xác định giá trị các thông số trong nước dùng cho mục
đích tưới tiêu thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau:
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1: 2006) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.
Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước- Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
3.2. Phương pháp xác định giá trị các thông số chất lượng nước thực hiện theo
các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
- TCVN 6492-2011 (ISO 10523-2008) - Chất lượng nước – Xác định pH.
- TCVN 5499-1995. Chất lượng nước – Xác định oxy hoà tan - Phương
pháp Winkler.
- TCVN 7324-2004 (ISO 5813-1983). Chất lượng nước – Xác định oxy
hoà tan - Phương pháp iod.

59
- TCVN 6196-1:1996 (ISO 9964-1993) - Chất lượng nước. Xác định natri và
kali. Phần 1: Xác định natri bằng trắc phổ hấp thụ nguyên tử.
- TCVN 6201:1995 (ISO 7980-1986) - Chất lượng nước. Xác định canxi và
magie. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

- TCVN 6660:2000 (ISO 14911-1988) - Chất lượng nước - Xác định Li+, Na+,
NH4+, K+, Mn2+, Ca2+, Mg2+, Sr2+ và Ba2+ hòa tan bằng sắc ký ion. Phương pháp
dùng cho nước và nước thải.
- TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989) - Chất lượng nước – Xác định
Clorua. Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp
MO).
- TCVN 7724:2007 (ISO 17825:2006), Chất lượng nước – Xác định thủy ngân
– Phương pháp dùng phổ huỳnh quang nguyên tử.
- TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999), Chất lượng nước – Xác định thủy ngân.
- TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986) - Chất lượng nước – Xác định
coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên
tử ngọn lửa.
- TCVN 6197–2011 (ISO 5961-1994) - Chất lượng nước – Xác định
cadimi bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.
- TCVN 6222-2008 (ISO 9174-1998) - Chất lượng nước – Xác định crom
tổng – Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.
- TCVN 6626-2000 (ISO 11969-1996) - Chất lượng nước – Xác định
asen. Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).
- TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007)- Chất lượng nước – Xác định
nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang Plasma cặp cảm ứng (ICP-OES).
- TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000), Chất lượng nước – Phát hiện và đếm
Escherichia coli và vi khuẩn coliform – Phần 1: Phương pháp màng lọc.
- TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308/2:1990), Chất lượng nước – Phát hiện và đếm
Escherichia coli và vi khuẩn coliform, vi khuẩn colifrom chịu nhiệt và escherichia coli
giả định – Phần 2: Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất).

60
Các thông số quy định trong Quy chuẩn này chưa có tiêu chuẩn quốc gia
hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương
ứng của các tổ chức quốc tế.
3.3. Chấp nhận các phương pháp phân tích có độ chính xác tương đương hoặc
cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.2.

61
Phụ lục 2: Đặc điểm lõi lọc RO

• Stage 1:

62
• Stage 2:

63
Phụ lục 3: Các sự cố trong vận hành ảnh hưởng đến màng RO

64
65
Phụ lục 4: Chọn Flux

66
Phụ lục 5

67

You might also like