Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

BÀI THẢO LUẬN

TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN VÙNG TÂY BẮC


Giáo viên giảng dạy: Cô Nguyễn Thị Huyền Ngân

Nhóm: 7

Mã lớp HP: 2243ENTI0111

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 1/19


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ST Họ và tên Phần công việc
T
73 Nguyễn Thị Năm Nội dung: Phong tục tập quán là gì?
Kết luận
Làm Powerpoint
74 Dương Thị Quỳnh Nga Nội dung: Đặc điểm xã hội
Làm Powerpoint
75 Lê Mai Ngân Nội dung: Tài nguyên thiên nhiên, Phong
tục tập quán về lối sống
Làm Powerpoint
76 Nguyễn Mai Ngân Nội dung: Khái quát chung, vị trí địa lí và
khí hậu
Làm Powerpoint
77 Nguyễn Thị Ngân Nội dung: Phong tục ngày Tết truyền thống
Làm Powerpoint
78 Đỗ Đức Nguyên Nội dung: Phong tục tập quán về lối sống
Làm Powerpoint
79 Đoàn Hạnh Nguyên (thư kí) Tổng hợp bản word
Thuyết trình
80 Vũ Thảo Nguyên Nội dung: Phong tục tập quán về lối sống
Thuyết trình
81 Lê Thị Ánh Nguyệt Nội dung: Phong tục tập quán tang lễ;
Phong tục tập quán vía trâu
Thuyết trình
82 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Nội dung: Phong tục tập quán về hôn nhân
Làm Powerpoint
83 Lê Thị Hồng Nhung Nội dung: Ý nghĩa và vai trò của phong tục
tập quán đối với vùng Tây Bắc
Làm Powerpoint
84 Nguyễn Thị Kiều Oanh (nhóm Làm powerpoint
trưởng) Lên đề cương
Tổng hợp nội dung sơ bộ

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 2/19


MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG TÂY BẮC.........................3


5 Khái quát chung...................................................................3
6 Vị trí địa lý...........................................................................3
7 Khí hậu.................................................................................4
8 Tài nguyên thiên nhiên.........................................................4
9 Đặc điểm xã hội....................................................................4
II. Phong tục tập quán vùng Tây Bắc..............................................5
1. Phong tục tập quán là gì? .....................................................5
2. Phong tục tập quán hôn nhân................................................6
3. Phong tục tập quán ngày Tết truyền thống............................7
4. Phong tục tập quán tang lễ.....................................................8
5. Phong tục tập quán về lối sống.............................................10
6. Phong tục tập quán vía trâu..................................................16
III. Ý nghĩa và vai trò của Phong tục tập quán vùng Tây Bắc.........16
1. Ý nghĩa văn hóa....................................................................16
2. Ý nghĩa du lịch......................................................................18
IV. Kết luận.......................................................................................19

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 3/19


PHONG TỤC TẬP QUÁN Ở VÙNG TÂY BẮC

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG TÂY BẮC


1. Khái quát chung
Vùng núi Tây Bắc trực thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ – đây là vùng
lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 12 triệu
người chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước.
2. Vị trí địa lý
- Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung
đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc
Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu
vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
- Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến
cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho
rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhà địa lý học Lê Bá
Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng
Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã.
3. Khí hậu
- Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam đóng vai trò của một bức tường thành ngăn không cho gió mùa
đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không
bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng
theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng
bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của
độ cao, nền khí hậu Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể
đến 2-3oC.
- Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ
nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi
sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được
hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc.
- Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều
kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và
tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét;

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 4/19


hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu
đựng của cây cối.
4. Tài nguyên thiên nhiên
- Vùng Tây Bắc:
+ Phát triển thủy điện (Hòa Bình, Sơn La)
+ Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm (cây chè).
+ Chăn nuôi gia súc lớn.
5. Đặc điểm xã hội
5.1 Dân cư
- Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái. Mường là
dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như
H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,...
- Tây Bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao (đỉnh
núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng
Miến, với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ
thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của các
dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất
chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; còn ở vùng
thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ
Việt - Mường, Thái - Kadai, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông
nghiệp và các ngành nghề khác. Sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương
thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn. Mặc dù văn
hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Mường.
- Vùng núi Tây Bắc là một vùng thưa dân, mật độ dân số là 50 – 100 người/km2.
Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động
lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm
trong sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên tình trạng lạc hậu và nạn du
canh du cư … còn ở một số tộc người
5.2 Phân bố dân cư:
- Dân cư phân bố không đồng đều
- Phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt
- Chủ yếu là các thành phần dân tộc ít người
- Mật độ dân số thấp nhất cả nước
- Có sự phân bố lại dân cư vùng thủy điện

5.3 Tổ chức xã hội:


- Vùng Tây Bắc là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số
- Trong gia đình, trong bản không bao giờ thấy mọi người to tiếng với nhau

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 5/19


- Trẻ con không bao giờ bị mắng mỏ nặng lời, không bao giờ bị đánh đòn.
Chúng rất hiểu chuyện và rất tự giác, nếu có sai sót gì cũng chỉ bị người lớn
nhắc nhở nhẹ và chúng rất ngoan, chúng chơi đùa với nhau rất thân ái
- Người Tây Bắc có nếp sống hòa thuận, tôn trọng người già, thương yêu trẻ nhỏ,
giúp đỡ nhau vô tư là đặc điểm chung của các dân tộc trong vùng. Rất hiếm có
việc người lao động Tây Bắc kì thị lẫn nhau.

II. Phong tục tập quán vùng Tây Bắc


1. Phong tục tập quán là gì?
- Phong tục là một bộ phận của văn hoá, đóng vai trò trong việc hình thành nên
truyền thống của một địa phương cụ thể hay một quốc gia nói chung, của một
dân tộc nhằm mục đích đích để điều chỉnh hành vi xử sự của các chủ thể là
những cá nhân trong các quan hệ xã hội về tài sản và về nhân thân của các chủ
thể đó. Trên thực tế thì không phải mọi phong tục đều sẽ có thể tồn tại mãi mãi
với thời gian và khi nó xuất hiện thì sẽ cần phải có sự phù hợp với sự phát triển
kinh tế – xã hội của các thời kỳ kế tiếp. Thời gian trôi qua dần và chính con
người cũng sẽ đào thải những phong tục không còn phù hợp với các quan niệm
mới, nền sản xuất mới của địa phương mình.
- Hiểu một cách đơn giản thì tập quán được định nghĩa dựa trên những nét cơ
bản như là: những phương thức ứng xử giữa người với người mà nó đã được
định hình và được xem giống như là một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề
nếp, trật tự trong lối sống của các chủ thể là những cá nhân trong quan hệ nhiều
mặt tại một cộng đồng dân cư cụ thể nào đó. Tập quán sẽ có đặc điểm là bất
biến, bền vững, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, tập quán khi đã xuất hiện
thì sẽ rất khó thay đổi.
→ Từ hai khái niệm được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Phong
tục tập quán chính là toàn bộ thói quen mà những thói quen đó thuộc về đời sống
của con người, các thói quen này được hình thành từ lâu đời và được công nhận
bởi một cộng đồng, quần thể và họ đều coi đó giống như một nếp sống được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tùy theo mỗi địa phương và tín ngưỡng
khác nhau, phong tục tập quán ở mỗi một cộng đồng, quần thể cũng đều sẽ có
những sự khác biệt với nhau.

2. Phong tục tập quán hôn nhân ở Tây Bắc


Như chúng ta đã biết, gia đình là “ tế bào” của xã hội, một xã hội muốn phát triển
thịnh vượng thì cuộc sống phải ấm no, hạnh phúc, phải có những” gia đình văn hóa”.
Để xây dựng một gia đình hạnh phúc, yên bề gia thất, duy trì nòi giống cho thế hệ mai
sau thì phải bắt đầu từ một cuộc hôn nhân lành mạnh. Hôn nhân của các đồng bào dân
tộc phía Tây Bắc cũng không nằm ngoài mục đích đó. Ở đây, họ có những nét độc đáo
, tục hôn nhân của từng dân tộc tiêu biểu như

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 6/19


2.1 Tục kéo vợ của người Dao đỏ

Thường vào mùa xuân là lúc những chàng trai người Dao đỏ đi kéo vợ. Những chàng
trai bản người Dao thường kéo vợ rầm rộ nhất bắt đầu từ ngày 1 Tết âm lịch đến hết
rằm tháng Giêng, bởi những thủ tục vào ngày Tết cũng thường đơn giản, không bị bắt
vạ. Theo phong tục, khi được kéo, cô gái càng tỏ ra chống đối quyết liệt thì sau này
gia đình sẽ con cái đầy nhà, vợ chồng thuận hòa hạnh phúc. Khi đám kéo chỉ cần một
người trong bản nhìn thấy sẽ loan tin cho cả bản biết, lúc đó đôi trai gái đó đã nên vợ
nên chồng.

2.2 Vỗ mông kén vợ của chàng trai Mông


Vào những ngày xuân, trai thanh nữ tú ở khắp các bản làng thường tụ tập nơi bãi đất
trống, dưới chân đồi để tổ chức chơi các trò chơi dân gian như tung còn, đẩy gậy, kéo
co, hát giao duyên hay thổi khèn... Người ta mời nhau uống rượu, chúc tụng nhau một
năm gà lợn đầy nhà, thóc đầy sân.Chàng trai lúc này lập tức đi theo tiếng gọi mời.Họ
nhanh chóng tiếp cận, vỗ nhẹ vào mông cô gái và trao nhau lời ngọt ngào. Thiếu nữ
lúc này cũng thẹn thùng vỗ lại vào mông chàng trai, coi như một lời đồng ý. Nếu
trong cuộc vui, hai bên chưa thực lòng ưng thuận, chưa vỗ đủ chín cặp, họ sẽ hẹn nhau
chờ đến ngày hôm sau, gặp nhau tâm sự và vỗ tiếp cho đủ.

2.3 Tục “ngủ thăm” của người Mường


Ngủ thăm là một tục lệ lâu đời của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây Bắc như Thái,
Dao, Mương, Mông. Các chàng trai đến tuổi trưởng thành đều nắm rõ nhà nào trong
bản có con gái lớn, đến tuổi cập kê. Các thiếu nữ ở độ tuổi trăng tròn cũng thường đốt
nến, mắc màn vào mỗi đêm, chờ đợi chàng trai đến ngủ thăm. Nếu cô gái ưng thuận sẽ
tự tay vặn nhỏ đèn, để các chàng trai khác biết đã có người «ngủ thăm». Tuy nhiên,
hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự ở tư thế chung chăn, chung gối mà không được
chạm vào người nhau. Sau vài đêm ngủ thăm tìm hiểu, nếu cô gái đồng ý, chàng trai
sẽ mang bạc trắng, lợn béo sang nhà cô gái thưa chuyện

2.4 Tục chọc sàn của người Thái


Sau những buổi gặp gỡ trên nương, trong các phiên chợ, nếu cô gái ưng thuận chàng
trai nào thì gợi ý bằng ánh mắt, để chàng trai đến chọc sàn. Vì vậy thường khi mùa vụ
xong xuôi, thóc ngô đầy nhà, vào ban đêm, ở những nhà có con gái đến tuổi cập kê
đều vang lên những tiếng lộc cộc.

Chàng trai sẽ thổi sáo, đánh đàn gửi gắm tình yêu, lời tỏ tình qua những câu hát da
diết, yêu thương. Khi đến gần sàn, chàng trai lấy một đoạn gỗ nhỏ chọc lên đúng chỗ
nàng nằm. Sau vài đêm chuyện trò như vậy, chàng trai thổ lộ chuyện muốn cưới cô
gái về làm vợ. Nếu cô gái đồng ý, chàng trai về thưa chuyện với bố mẹ và đưa bố mẹ
đến hỏi cưới.Sau đó, chàng trai phải ở rể nhà cô gái, trở thành một người trụ cột chính
trong gia đình.
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 7/19
3. Phong tục tập quán ngày Tết truyền thống
Miền Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với núi rừng hoang sơ, hùng vĩ mà còn là nơi sinh
sống của rất nhiều dân tộc ít người với những nét văn hóa đặc sắc. Cùng đón tết
Nguyên Đán, song mỗi dân tộc miền Tây Bắc lại có một phong tục riêng rất độc đáo.
Tuy nhiên, dù mang những nét độc đáo đến kỳ lạ, thì các phong tục này đều hướng tới
ý nghĩa tốt đẹp là mong cầu một năm mới hạnh phúc, thịnh vượng và gặp nhiều may
mắn.

3.1 Tục gội đầu bằng nước gạo chua của người Thái trắng
Vào chiều 30 Tết Nguyên đán, người Thái trắng ở Sơn La có tục gội đầu để xua đi tất
cả những gì không may mắn trong năm qua - quả là một phong tục đón Tết kỳ lạ ở Tây
Bắc. Họ chuẩn bị những bát nước gạo đã được ngâm cho chua rồi xối từ từ lên tóc. Tập
tục này mang ý nghĩa gợi lên những điều tốt đẹp cho ngày mai bước vào năm mới thật
tinh khôi. Lễ gội đầu kết thúc là đến cuộc vui đua thuyền giữa nam và nữ.
3.2 Tục gọi vía trâu về ăn Tết của người Mường
Coi “con trâu là đầu cơ nghiệp”, trong những ngày Tết, người Mường cũng không
quên để cho con vật nuôi quan trọng này cùng ăn Tết với gia đình mình - Đây được
xem là phong tục đón Tết độc đáo ở Tây Bắc đã truyền đời từ rất lâu.
Trước ngày Tết vài bận, người dân sẽ chuẩn bị một chiếc mõ, qua giao thừa thì đốt đi
để gọi vía trâu về. Không chỉ vậy, người Mường còn treo những xâu bánh ống lên các
công cụ lao động thường ngày như cày, bừa, đòn gánh… để mời những “người bạn
thân thiết” này ăn Tết.
Phong tục đón Tết hay ho của người dân tộc Mường này có ý nghĩa rất nhân văn, thể
hiện lòng biết ơn của con người đối với con vật nuôi trung thành đã giúp đỡ gia chủ
việc đồng áng quanh năm. Người Mường quan niệm, sau một năm làm lụng vất vả,
con trâu hay cái cày cũng đều xứng đáng được nghỉ ngơi.
3.3 Tục hát thi cùng gà trống của người Pu Péo
Đây là một phong tục đón tết kỳ lạ của người dân Pu Péo, thuộc tỉnh Hà Giang. Trong
đêm giao thừa, người Pu Péo sẽ thức để canh chừng chú gà trống nhà mình. Khi chú
gà vỗ cánh chuẩn bị cất tiếng gáy, họ sẽ đốt một quả pháo ném vào chuồng để khiến
những chú gà trong chuồng thi nhau nhảy lên và gáy vang. Khi những tiếng gà gáy bắt
đầu vang vọng, người Pu Péo cũng theo đó mà hò hát vang trời. Đối với người Pu
Péo, tiếng gà gáy là dấu hiệu để đánh thức mặt trời, khởi đầu một ngày mới tốt lành.
Do đó, ai hát to, hát khỏe làm át được tiếng gáy thiêng liêng đó thì năm mới ắt sẽ gặp
nhiều điều may mắn, hạnh phúc.
3.4 Tục xem bói gan lợn thiến của người Hà Nhì
Lợn là gia súc quan trọng của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, không chỉ mang
giá trị kinh tế, con vật này còn mang một số ý nghĩa quan trọng với một số tộc người,
như người Hà Nhì ở Lai Châu.
Theo phong tục lễ tết truyền thống của người dân tộc Hà Nhì, mỗi gia đình đều nuôi
một con lợn đực, vào ngày đầu năm, họ sẽ đem con lợn đi thiến, để dành tết năm sau
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 8/19
thì mổ con lợn đó để làm lễ cúng gia tiên. Thịt lợn là món ăn không thể thiếu trong
mâm cỗ Tết của đồng bào Hà Nhì, dù gia đình đó khá giả hay nghèo túng.
Khi mổ lợn để làm cỗ đón năm mới, người Hà Nhì đặc biệt chú ý đến lá gan. Nếu lá
gan lợn lành lặn, màu sắc tươi đỏ, túi mật căng đầy thì năm đó việc chăn nuôi, làm ăn
sẽ phát triển, thời tiết thuận hòa, gia đình hạnh phúc.

4. Phong tục tập quán tang lễ


5.3 Tang lễ của người H’Mông
- Người Mông coi trọng nghi lễ thờ cúng đồng thời họ phải tổ chức ma chay thật
chu đáo và cẩn thận như một nét văn hóa được giữ gìn từ đời này qua đời khác.
Mỗi dòng họ của người Mông họ lại tổ chức tang lễ khác nhau tuy nhiên vẫn có
điểm chung. Người mất sẽ được treo xác trong nhà, là thủ tục truyền thống của họ
trước khi đưa đi chôn, thời gian treo xác trong nhà là theo số lượng con cháu của
người mất và cũng để người khác thăm viếng.
- Người mất không được đưa vào quan tài ngay mà chỉ tắm rửa, thay quần áo mới
rồi được đưa lên cáng đan bằng tre, treo lên giữa trần nhà, độ cao ngang chừng 1
mét. Họ không đưa người chết vào quan tài là vì đó được cho là trái với đạo lý,
người mất sẽ về quấy nhiễu, mang tai họa, chứ không đem lại may mắn cho con
cháu.
- Để khử mùi trong những ngày treo xác trong nhà họ dùng các loại lá xông khói
hoặc thuốc xịt khử mùi có bán ngoài chợ để về xịt trong thời gian treo xác trong
nhà. Thủ tục tiếp theo là đem xác ra ngoài phơi nắng, ở sườn dốc của đồi núi. Họ
chia sẻ rằng người mất là “con ma” và sẽ được phơi ở ngoài đó đến chiều. Phía
bên dưới chân núi là một con suối chảy ngang, những người đàn ông trong làng sẽ
mở một con trâu, đó là con trâu của chính gia đình người mất. Thủ tục này là để
chia thịt cho xóm làng, bà con thân thuộc của dòng họ của “con ma” cũng như
mong muốn là người chết ấm no sung túc khi qua thế giới bên kia, có bò trâu và
nương rẫy để sinh sống.
- Hầu hết những người trong xóm làng sẽ ra ngoài trời viếng thăm và sự buổi lễ
phơi “con ma” cuối cùng trước khi đưa lên đỉnh núi chôn cất. Dân làng đứng ngồi
xung quanh rất trật tự, cùng nhau uống rượu, trò chuyện, rồi cùng chia thịt trâu
chờ đến khi gần tắt nắng trong ngày, họ mới đưa người chết đi chôn.
→ Người H’Mông luôn giữ gìn giá trị văn hóa tâm linh tuy nhiên việc tổ chức tang lễ
theo nghi thức truyền thống của họ để người chết lâu ngày trong nhà không cho vào
quan tài là không phù hợp với nếp sống văn minh và an toàn vệ sinh môi trường,
phòng tránh những căn bệnh lây lan sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
và phát tán dịch bệnh

5.4 Nghi lễ tang lễ của người Thái đen

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 9/19


- Nghi lễ ma chay và các tập tục liên quan đến ma chay của người Thái đen ở Tuần
Giáo - Điện Biên là một trong những nét văn hóa của dân tộc phản ánh quan niệm
về tôn giáo tín ngưỡng, tập quán địa phương và mối quan hệ giữa con người với
con người.
- Một đám ma thông thường sẽ diễn ra theo trình tự các bước:
+ Khi trong nhà có người tắt thở, người nhà phải tắm rửa bằng nước thơm và thay
quần áo cho người mất. Nước thơm dùng để tắm cho người mất thường được đun
lên và cho một ít hoa thơm có trong gia đình như hoa bưởi, hoa ban,...Người thái
cho rằng dùng nước có ướp các loại hoa trên sẽ có mùi thơm dịu và có tác dụng
khử các mùi hôi tanh. Người ta gội đầu, chải, búi tóc và thay quần áo cho người
quá cố. Đối với các gia đình khó khăn, đồ thay được chuẩn bị từ trước. Thông
thường, người ta sẽ mặc theo thứ tự áo trắng ở trong, áo đen ở ngoài. Tiếp đó
người ta đặt người quá cố xuống đệm và lấy vải trắng quấn quanh người, vải đỏ
phủ lên trên. Lấy một ít đồng bạc trắng cho vào tay người chết, làm như vậy khi
lên trời họ sẽ có tiền để chi tiêu.
+ Sau đó người nhà sẽ mổ một con vịt, chặt đầu, hai cánh và chân buộc lại rồi để
cạnh người chết, nếu để lâu họ thường treo gác bếp. Với quan niệm khi người chết
lên trời sẽ phải đi qua sông và tiếng kêu của con vịt sẽ giúp đưa đường cho người
chết qua sông để mau lên trời về trời tổ tiên.
+ Sau khi làm xong các thủ tục trên, người nhà sẽ gọi người chết một lần nữa xem
còn sống không. Nếu không thưa thì họ ra sân trước nhà, kêu thật to: “Trời ơi!
Bố/mẹ tôi chết rồi”, khi đó những người trong gia đình mới được khóc.
 Trong đám ma, người Thái đen quan niệm: họ hàng với tang chủ được chia làm 2
loại gần và xa để còn chuẩn bị khăn tang, bởi trong số họ hàng với người chết sẽ có 1
loại được mang khăn tang (Bả Hua Đón) và 1 loại không được mang khăn tang (Bả
Hua Đăm). Trong đó “Bả Hua Đón”, người ta cử ra 3 người làm “po pả” (chủ đám
tang). Hiện nay, chủ đám tang thường là Trưởng bản. “Po pả” sẽ phân công công việc
cho mọi người. Một số đi bắt rể gốc (khươi cốc), rể thứ về chịu tang.

5. Phong tục tập quán về lối sống (ẩm thực, nhà ở, trang phục,...)
5.1 Văn hóa nông nghiệp
Tuy nông nghiệp không phải là một khía cạnh văn hóa phổ biến trong mỗi tiểu vùng
nhưng riêng với vùng văn hóa Tây Bắc, đây có thể coi là một yếu tố làm nên nét văn
hóa độc đáo của vùng.
Văn hóa nông nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, được gói gọn
trong 4 từ văn vần: " Mường - Phai - Lái –Lịn", lợi dụng độ dốc của dòng chảy dốc
của, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai". Phía trên "phai" xẻ
một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương" Từ "mương" xẻ những rãnh
chảy vào ruộng, đó là "lái". Còn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về
ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 10/19


số. Người Kinh vùng núi Phú Thọ (cũ) học theo cách làm này và gọi chệch đi là "lần
nước". Do chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của ruộng
lúa. Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá. Cá nuôi trong ruộng vừa ăn sâu bọ cỏ dại, vừa
sục bùn cho tốt lúa. Cho nên, món dâng cúng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và
cá nướng. Và món cá là biểu hiện lòng hiếu khách :“Đi ăn cá, về nhà uống rượu; ở thì
ngủ đệm, đắp chăn ấm”
Nương rẫy là một bộ phận bổ sung không thể thiếu với nông, đồng bào có lúa, rau quả
như bầu bí, rau cải, đậu, đu đủ, vừng, kê, ớt,.v..v… Bông và chàm cũng trồng trên
nương. Và rừng, rừng bạt ngàn là nơi con người hái rau rừng, lấy thuốc chữa bệnh,
thuốc nhuộm, săn bắt thú rừng và khi thất bát mùa màng thì chính rừng, với củ mài,
bột báng đã cứu họ khỏi chết đói. Bản làng có một thái độ rất kính trọng với rừng.
Chẳng phải vì rừng có ma thiêng, mà vì rừng là nơi con người nương tựa để tồn tại.
Luật Thái có hàng chục điều quy định về việc khai thác rừng, săn bắn thú, đặc biệt là
những quyết định về bảo vệ rừng đầu nguồn.
Ruộng bậc thang cũng là một yếu tố làm nên vẻ đẹp của vùng Tây Bắc. Điều này đã
được hàng triệu lượt du khách tới thăm Tây Bắc những năm qua công nhận và đã
được giới thiệu, quảng bá khá đậm nét trên hệ thống Internet và báo chí toàn cầu. Tạp
chí Mỹ Travel & Leisure đã so sánh những thửa ruộng tại SaPa như là “Những bậc
thang dẫn lên trời” ( Ladder to the sky).

5.2 Ẩm thực
Do sự ảnh hưởng của những điều kiện về địa lí, tự nhiên, lịch sử và đặc biệt là sự hòa
hợp của nhiều dân tộc trong văn hóa đã khiến cho ẩm thực Tây Bắc trở nên đa dạng
phong phú, mang nét độc đáo riêng.
Đặc điểm chung nhất trong thành phần thức ăn của các dân tộc vùng Tây Bắc - là tất
cả các món ăn đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên đó là gạo
tẻ, gạo nếp; các loại thịt như thịt trâu, thịt bò, cá, gà và một nguyên liệu đặc biệt
không nơi nào có là hoa ban. Hoa ban là một đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của các
dân tộc Tây Bắc. Với người dân nơi đây, hoa ban không chỉ là một loài hoa đẹp, có
vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần, mà là một loài hoa
thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hóa ẩm thực của dân tộc. Hoa ban có nhiều loại: ban
đỏ, ban tím, ban trắng, nhưng nhiều nhất vẫn là ban trắng. Hoa ban có vị hơi chát, hơi
ngọt và bùi. Người dân sử dụng hoa, lá ban non và hạt ban già để chế biến thành các
món ăn phục vụ cho các bữa ăn hằng ngày trong gia đình.

5.1.1 Dân tộc Thái vùng Tây Bắc


Theo đúng truyền thống, thì lúa nếp là gạo, xôi là cơm trong bữa ăn của dân tộc Thái.
Mặc dù hiện nay truyền thống đó đã phần nào thay đổi và người Thái đã biết dùng gạo
tẻ. Phương pháp chế biến món ăn của người Thái chỉ dựa vào kinh nghiệm, được lưu
giữ từ đời này qua đời khác, không có trường lớp nào truyền dạy. Những phương pháp

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 11/19


chế biến món ăn của người Thái hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm từ ngàn xưa để lại và
được lưu giữ từ đời này qua đời khác chứ hoàn toàn không có bất cứ trường lớp nào
truyền dạy. Chính điều này đã khiến cho những món ăn của người Thái không thể lẫn
với bất kỳ dân tộc nào khác. Một nét độc đáo trong các món ăn của dân tộc Thái là khi
chế biến những món ăn, người Thái hoàn toàn không dùng dầu mỡ và rất chú trọng tới
việc điều phối các vị đắng - cay - mặn - chát. Những vị này được phối hợp hài hòa
khiến thực khách cảm thấy vừa miệng, không có cảm giác ngấy, ngán khi ăn những
món nướng, luộc, hấp, hun khói,..

5.1.2 Dân tộc Tày vùng Tây Bắc


Người Tày ăn cơm gạo tẻ nên trên đồng ruộng cũng chủ yếu trồng lúa tẻ. Ngoài bữa
cơm tẻ và các hoa màu lương thực, thỉnh thoảng các gia đình vẫn nấu cơm nếp, đồ
xôi. Nhưng gạo nếp thường chủ yếu dùng để chế biến các loại xôi, bánh như một
hương vị đặc trưng cho các kỳ tết, lễ nghi. Ngoài ra vào tháng 9, trong bữa cơm hằng
ngày còn có cốm. Người Tày ăn cốm với đường phên, đường cát, đỗ, bột quả hồng
khô, với thịt vịt băm nhỏ rang thơm... Cùng với chế biến các món ăn từ lương thực,
người Tày còn chế biến các món ăn từ thịt, cá, xào nấu rau, măng.

5.1.3 Dân tộc Nùng vùng Tây Bắc


Người Nùng chủ yếu ăn cơm gạo tẻ và được nấu tương tự như các dân tộc khác.
Ngoài ra, họ rất thích ăn loại cháo gạo tẻ đặc gọi là "chúc cạn". Vào mùa hè bữa trưa
ngoài nồi cơm tẻ, ở các gia đình thường có thêm một nồi cháo đặc. Cơm nếp không
được dùng thường xuyên như người Thái nhưng người Nùng cũng là một dân tộc hay
ăn cơm nếp. Nếp được chế biến theo nhiều cách, phổ biến là đồ, đôi khi cũng được
nấu như cách nấu cơm tẻ. Cách thức chế biến rau xanh, thịt cá cũng có những nét độc
đáo. Người Nùng ít ăn món luộc, các món rau thường được xào khan với mỡ. Thịt, cá
thì phổ biến là món rán, nấu, hầm cách thuỷ, ít làm món kho mặn. Đặc biệt, người
Nùng không ăn thịt trâu, thịt bò, thịt chó.

5.2.4 Dân tộc H’Mông vùng Tây Bắc


Đối với đồng bào Mông, hằng ngày, bữa ăn sáng là bữa phụ, hai bữa chính là trưa và
tối. Lương thực chủ yếu của họ là ngô. Vì thế, đồ bột ngô ăn thay cơm gạo là một đặc
điểm trong ẩm thực của người Mông, đồng bào gọi là “má cử” (cơm ngô). Ngô được
xay thành bột, trộn nước cho đủ ẩm rồi nhào bột sau đó đồ 2 lần. Bột ngô được ăn
cùng với nước canh, rau, thịt và các thức ăn khác. Món ăn của người Mông mang đậm
chất du canh du cư. Món cơm mèn mén bằng bắp ngô là món mà một người Mông có
thể mang đi để dành ăn hàng tháng mà không hư thiu. Bên cạnh đó, món ăn phổ thông
được đồng bào Mông ưa dùng là đỗ tương xay thành bột đun sôi, cho ít nước chua và
rau vào nấu chín làm canh. Các loại thịt thì được nấu, nướng hoặc hầm nhừ với gia vị.
Một nét đặc trưng trong cách chế biến thức ăn của dân tộc H’Mông là thịt để dành lâu

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 12/19


ngày được ướp muối, phơi hoặc sấy khô trên gác bếp. Đồng bào H’Mông cũng sử
dụng các loại rau từ tự nhiên. Các loại rau rừng như bò khai, rau ngót rừng, các loại
nấm, măng, hoa chuối, lõi non thân chuối, các loại quả bứa, vả, dâu da... thường được
xào nấu hoặc ăn sống như các loại quả cây.

5.2 Về nhà ở
5.2.1 Nhà sàn Thái:
- Nhà sàn của người Thái - “hướng hạn phủ táy” là một công trình kiến trúc tài hoa,
hòa đồng với thiên nhiên, đất trời cùng vạn vật. Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ
thuật trang trí đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống khách quan được cách điệu hóa
đạt tới trình độ thẩm mỹ cao.
- Nhà sàn của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi - “tụp cống”
khum khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa
“Pua tấu” dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng.
- Người Thái có câu: “Khửn song phái/ cái song đay” - tức là mở hai cửa/ đi hai
đường. Nhà người Thái cổ bao giờ cũng có hai cầu thang: “Tang chan” và “Tang
quản”. “Tang chan” ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống. “Chan” là
phần sàn nhà được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị, các em...
thường ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa... cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ,
thường là 9 bậc, ứng với 9 vía. Cầu thang dành riêng cho nam giới - “tang quản” ở
đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía.
- Nhà sàn của người Thái cổ có hai bếp lửa - “Chík pháy”. Bếp lửa phía “tang quản”
dành cho người già, bếp chính ở phía “tang chang” dành cho nữ giới. Giữa núi
rừng trùng điệp, bếp lửa hồng trên nhà sàn như trái tim hồng, sưởi ấm và nuôi
dưỡng cả về vật chất và tinh thần cho mỗi con người.
- Từ bếp dành cho người già đến hết cầu thanh dành cho nam giới gọi là “quản”.
Đây là nơi dành riêng cho đàn ông, phụ nữ không được đến khu vực này, trừ một
số trường hợp đặc biệt. Nơi đây có gian thờ tổ tiên - “hỏng hóng” và cột thiêng -
“sau hẹ”. Trên cột thiêng treo hình thần rùa bằng gỗ, ba bông lúa - “sam huống
khẩu” và ba nhánh rau thì là - “sam hóm chík”... Ngoài ý nghĩa có tính biểu tượng
của tô tem giáo thì còn mang bóng dáng của thuyết thiên - địa - nhân.
- Ngôi nhà sàn của người Thái vừa trang nhã, vừa chắc chắn: “Hướn đi tẳng cang
tèn/ Hướn én tẳng cang vên/ Lốm luông pặt bấu chại/ Lốm hại pặt bấu pay” -
Nghĩa là: Nhà tốt dựng nơi cao ráo/ Nhà đẹp dựng giữa mường/ Gió to thổi không
xiêu/ Bão lớn không lay động.
- Nhà sàn được trang trí nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo trên bậu cửa sổ, trên các tấm
ván hình răng cưa làm chấn song cửa sổ, trên “khau cút” của nhà người Thái đen.
“Khau cút” vẽ vân sen/ đầu kèo vẽ vân én/ mái nhà xén bằng dui - “khau cút tẻm
lai bua/ sinh dua tẻm lai én/ nhả ca bén tin con”, đã trở thành tiêu chí về vẻ đẹp của
ngôi nhà sàn người Thái đen Tây Bắc.

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 13/19


- “Khau cút” là hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên đòn nóc - “Tiêu bôn”,
trước hết để chắn gió - “pảy lốm” cho mái tranh hai đầu hồi nhà. Những gia đình
quý tộc xưa còn làm thêm bông sen cách điệu ở giao điểm hai tấm ván và tám hình
trăng khuyết hướng vào nhau so le trên “khau cút”. Giải thích về biểu tượng “khau
cút” có nhiều ý kiến khác nhau như: Đó là cặp sừng trâu cách điệu, biểu tượng của
một nền văn minh lúa nước, hoặc đó là những búp cây guột - “cút lo ngong” có
nhiều ở Tây Bắc, hay gắn với cuộc thiên di tìm miền đất hứa của người Thái, anh
em luôn nhớ về nhau... Dù có cách giải thích thế nào, thì khi bắt gặp hình “khau
cút” trên nóc nhà sàn, là mỗi người Thái đen Tây Bắc lại thêm ấm lòng, nhớ về
anh em, bản mường yêu dấu.
- Trên bậu cửa sổ thường chạm hình đôi thuồng luồng - “tô ngựa”, linh vật làm chủ
sông, suối, biểu tượng của sức mạnh và gia đình hạnh phúc. Trên các chấn song
cửa sổ chạm các hoa văn, họa tiết mô phỏng thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc
lặp lại. Đó là những hình thoi như quả trám, hoa ban - “bók ban”, búp cây guột -
“cút lo ngong”... Nhà sàn người Thái trắng - “Táy khao” thường có lan can xung
quanh hoặc trước nhà rất đẹp. Thiên nhiên được phản ánh một cách sống động, thể
hiện tinh tế quan điểm về vũ trụ, âm dương ngũ hành và ý nghĩa nhân sinh cao
đẹp. Chẳng những mang sắc thái dân tộc đậm nét nhà sàn của người Thái Tây Bắc
còn là nơi hội tụ những giá trị vật chất và tinh thần.

5.2.2 Nhà sàn Dao


- Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi miền
Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở
trên núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà của
người Dao rất khác nhau, tùy nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất.
- Kiến trúc nhà ở của người Dao cũng rất phong phú, tuỳ nhóm mà ở nhà trệt hay
nửa sàn, nửa đất. Hiện nay tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ngôi nhà nửa sàn
nửa đất được chọn để trưng bày và giới thiệu. Loại nhà nửa sàn nửa đất là loại kiến
trúc nhà cửa của riêng người Dao, gắn liền với cuộc sống du canh du cư trước đây.
Điều đặc biệt là toàn bộ ngôi nhà của người Dao đều được làm bằng tranh tre nứa
lá, không có một chút gạch ngói. 8 cột cái trong nhà được làm bằng những cây gỗ
quý, có tuổi rất già 80-90 năm. Mỗi lần chuyển nhà, họ có thể bỏ phên, tranh tre
nứa lá còn những cột cái bằng gỗ quý có sức bền với thời gian thì họ chuyên chở
đi để làm ngôi nhà nơi ở mới.
- Về cấu trúc, nhà của người Dao được làm bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn, đơn giản
nhưng được kết hợp khéo léo toát lên sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông. Kiểu
nhà truyền thống của người Dao quần trắng là nhà sàn, thường được làm ba gian,
cách chắp nối các cấu kiện bằng nguyên liệu rời. Tuy nhiên, họ không phải dùng
đinh trong quá trình lắp ghép nhà ở. Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống,
cầu thang có số bậc lẻ; trong nhà thường có hai bếp. Nhà người Dao đỏ làm nửa

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 14/19


sàn nửa đất ở lưng chừng đồi. Cách chọn hướng nhà thì cũng như các dân tộc
khác.

5.2.3 Nhà sàn H’ Mông


- Người H'Mông chỉ ở nhà trệt, làm bằng gỗ pơ mu, thường có ba gian không có
chái. Bộ khung bằng gỗ, vì kéo kết cầu đơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà
ngang kép hoặc hai xà ngang, một trên một dưới.. Công việc làm nhà là của đàn
ông. Dân bản thường giúp nhau dựng nhà. Họ chỉ dùng búa và dao. Hầu hết các bộ
phận được liên kết với nhau bằng dây buộc
- Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt sinh hoạt: khá thống nhất giữa mọi nhà. Nhà ba
gian: gian chính giữa giáp vách hậu bao giờ cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Gian
này còn là nơi dành cho ăn uống hằng ngày. Một gian đầu hồi dành cho sinh hoạt
của các thành viên nam và khách nam. Ở đây thường có bếp phụ. Còn gian đầu hồi
bên kia dành cho sinh hoạt của nữ, đồng thời cũng là nơi đặt bếp chính. Bếp của
người Mèo thuộc loại bếp kín - bếp lò - một sản phẩm của phương Bắc. Chuồng
gia súc đặt trước mặt nhà. -Riêng nhà người Mèo ở Thuận Châu và Mộc Châu,
Sơn La lại có đặc trưng riêng. Vẫn là nhà đất nhưng làm theo hình thức nóc của
người Thái Đen. Nóc hình mai rùa nhưng không có khau cút. Bộ khung nhà, có
người cũng làm theo kiểu Thái. Duy có cách bố trí trong nhà còn giữ lại hình thức
cổ truyền của người Mèo. Nhà giàu thì tường trình, cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn
lồng hay quả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván. Phổ biến nhà bưng ván hay vách
nứa, mái tranh. Lương thực được cất trữ trên sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa
lương thực ở ngay cạnh nhà.
- Chuồng gia súc được đặt trước mặt nhà lát ván cao ráo, sạch sẽ.
- Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà còn có một khuôn viên riêng cách nhau bằng bức
tường xếp đá cao khoảng gần 2 mét.

5.3 Về trang phục


5.3.1 Dân tộc Thái:
- Để tạo ra một bộ y phục Thái, không chỉ là công sức trồng bông, chăn tằm, dệt vải,
nhuộm màu, cắt may, thêu, người Thái còn phải giỏi nghề kim hoàn tạo ra các đồ
trang sức đeo trên người như vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm, xà tích, cúc bạc…
- Cũng như nhiều dân tộc khác, trang phục của phụ nữ Thái thể hiện rõ nhất bản sắc
văn hóa dân tộc. Một bộ trang phục nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa
chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp
(pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay, xà tích..

5.3.2 Dân tộc Dao


- So với các dân tộc khác thì dân tộc Dao được coi là còn giữ được nhiều nét bản sắc
của mình với chất liệu bằng vải bông nhuộm chàm, màu xanh, đỏ, đen, tím than

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 15/19


hoặc để trắng. Tộc người Dao đỏ đội khăn đỏ, đeo những bông hoa đỏ trước ngực;
Dao quần chẹt mặc quần ống hẹp bó sát vào chân; Dao quần trắng nổi bật là yếm
rất to che kín cả ngực và bụng, ngày cưới cô dâu mặc quần trắng; Dao làn tuyển
mặc áo dài, đội mũ nhỏ...
- Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: Áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang
sức vàng bạc, khăn vấn đầu... Duy nhất trong cộng đồng người Dao chỉ có người
Dao Tiền là mặc váy (váy của người Dao Tiền phía bắc dài hơn váy của người Dao
Tiền phía nam). Áo của người Dao Tiền gồm hai thân trước, nẹp và một xỏ tà.
Thường trên đó họ dùng họa tiết hình gấu, chó. Đây cũng là ý niệm xa xưa gián
tiếp nhớ về thủy tổ của dân tộc Dao. Ở đó có hình Bàn Vương, con chó ngũ sắc -
đã có công giết giặc được vua gả công chúa cho sinh con đẻ cái, trở thành dân tộc
Dao ngày nay, áo thường có bộ khuy quý bằng bạc hình tròn chạm khắc tinh vi. Cổ
áo của người phụ nữ Dao được trang trí bằng núm bông hoa đỏ như nắm tay nổi
bật trên nền áo chàm xanh đằm thắm.

5.3.3 Dân tộc H’Mông


Trang phục của người H'mông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm. Quần áo của người
Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Đậm đà tính cách tộc người trong tạo hình và
trang trí với kỹ thuật đa dạng. Trang phục nam Hmông độc đáo khác nhiều tộc người
trong khu vực; trang phục nữ khó lẫn lộn với các tộc khác bởi phong cách tạo dáng và
trang trí công phu, kết hợp kỹ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghép, dệt hoa văn với
kiểu váy rộng và đẹp.

6. Phong tục tập quán vía trâu


- Trong các truyền thuyết của đồng bào Thái, trâu là con vật luôn gắn với con người,
đồng bào coi trâu là thánh vật, vì thế thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho
cầu nối giữa người và thần linh để xin thần linh ban phước lành cho mưa thuận gió
hòa, mùa màng bội thu, bản mường an bình. Trâu làm việc cho chủ nhà quanh năm
quần quật, vất vả nhưng nhiều khi người chủ lại đối xử tệ bạc với chúng, vì vậy
người dân nơi đây đã có một tục gọi là “ tục cúng vía trâu” như một lời tạ lỗi với
những con trâu của gia đình.
- Tục cúng vía trâu không cầu kỳ. Chủ nhà chuẩn bị mâm cúng vía trâu gồm: Một
con gà luộc sẵn, cùng bát canh, chén rượu, trầu cau và đĩa xôi. Mâm cúng sau khi
chuẩn bị xong được bê xuống dưới sàn nhà, đặt vào trung tâm đàn trâu. “Bà một”
(tức bà cúng) ngồi xổm cúng. Cúng xong, bà cúng xé thịt gà với ít muối trộn nắm
xôi, gói lá chuối, nắm cỏ non cho từng con trâu ăn và đổ chén rượu lên đầu trâu.
Lễ cúng là một lời tạ lỗi của gia chủ đối với những con trâu và hứa sẽ đối xử tốt
hơn trong thời gian tới. Cầu chúc trâu luôn khỏe mạnh.
- Xã hội ngày càng phát triển hiện đại, những công cụ sản xuất ra đời thay thế cho
sức trâu, tuy vậy những con trâu không chỉ góp phần mang lại giá trị kinh tế mà nó

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 16/19


còn gắn bó với người dân nơi đây từ xưa tới nay. Vì vậy, ở nhiều nơi đồng bào
Thái vẫn duy trì tục cúng vía trâu này.
 Tục cúng vía ít nhiều mang tính duy tâm, song nội dung, hình thức lại giản
đơn, lành mạnh, không lạc hậu cổ hủ. Đó cũng là một tập quán tốt đẹp, biểu thị
lòng nhân hậu, tính nhân văn sâu sắc của người Thái Tây Bắc.

III. Ý nghĩa và vai trò của phong tục tập quán vùng Tây Bắc
1. Văn hóa
Vùng núi Tây Bắc Bộ là một địa bàn rộng lớn và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc
thiểu số. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa mang bản sắc riêng, đa dạng và độc đáo,
được thể hiện qua nhiều phương diện, trong đó có phong tục tập quán. Các giá trị văn
hóa đó được thử thách qua thời gian, trong những không gian khác nhau, trải qua sự
chắt lọc theo các giai đoạn lịch sử, được thể hiện trong sự tiếp biến của quá trình giao
lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác. Nói đến giá trị văn hóa là nói đến những giá
trị tốt đẹp, tiêu biểu cho dân tộc, tạo nên bản sắc cho dân tộc.

1.1 Giá trị văn hoá vật chất


Giá trị văn hóa các DTTS vùng núi Tây Bắc Bộ mang đặc trưng vùng miền rõ nét,
biểu hiện trong hoạt động sống của cá nhân, cộng đồng, dân tộc để tạo nên nét đặc
trưng của giá trị văn hóa.
Về nhà ở, mỗi dân tộc đều có những ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình. Ngôi
nhà của Dân tộc Dao thường xây dựng nhà ở nơi cao ráo, gần rừng, quan sát được
khoảng không gian rộng, thuận lợi cho việc làm ruộng nương. Một số dân tộc sống ở
vùng trung du thường ở nhà trệt, rải rác trên các gò đồi, xen kẽ những cánh đồng
tương đối bằng phẳng. Người dân tộc Thái coi trọng ngôi nhà sàn, một nơi ở chống
thú dữ và tạo năng lượng sống cho con người, là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
thiêng liêng …
Về ẩm thực, Tây Bắc được biết đến với cái tên thiên đường ẩm thực với vô vàn những
món ăn phong phú, hấp dẫn, nguồn lương thực, thực phẩm của đồng bào khá phong
phú và đa dạng. Mỗi tỉnh Tây Bắc lại có những món đặc trưng riêng. Điều đặc biệt,
từng món ăn Tây Bắc đều có gia vị đặc trưng từ mắc khén, gừng, xả, ớt, rau mùi, rau
thơm, hành tươi, húng, quế, hồi, thảo quả… mang đậm hương vị núi rừng.
Về trang phục, bức tranh đa màu sắc trong các loại trang phục truyền thống của từng
dân tộc thể hiện qua những nét chấm phá đặc sắc của vùng núi Tây Bắc, đại diện cho
những giá trị thẩm mĩ đã được lưu truyền từ xưa đến nay. Trang phục của người Mông
với các họa tiết muôn màu sắc, kỹ thuật thêu hoa văn thể hiện sự khéo léo của bàn tay
người phụ nữ. Tạo hình hoa văn trên trang phục biểu trưng cho cuộc sống vui vẻ, yêu
thiên nhiên của người dân. Chiếc khăn Piêu của phụ nữ Thái với những hoa văn đẹp,
sắc màu độc đáo thể hiện tâm tư, tình cảm của người phụ nữ, đóng vai trò quan trọng
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 17/19
trong đời sống sinh hoạt. Vẻ đẹp uyển chuyển của người phụ nữ với những đường
cong tuyệt vời được thể hiện phần nào qua các bộ trang phục truyền thống với áo cóm,
váy đen, nón, khăn piêu, thắt lưng, xà cạp cùng các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và
xà tích…
1.2 Giá trị văn hoá tinh thần
Các dân tộc trong vùng sống gắn bó thường xuyên với môi trường tự nhiên nên ở họ
xuất hiện niềm tin vào số phận, vào lực lượng siêu nhiên và đó chính là cơ sở của
niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trước
hết là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sau là tín ngưỡng đa thần giáo và một số phương
diện chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo. Trong gia đình, người dân đều lập bàn
thờ thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra họ còn thờ Phật, theo Đạo, có khi thờ vị thần được coi là
thủy tổ của dân tộc mình. Chẳng hạn như trong quan niệm của các dân tộc Tày, thần
Nông là vị thần có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống sản xuất gắn liền với nông
nghiệp của các cư dân. Hàng năm, các dân tộc đều tổ chức những nghi lễ trang trọng
thờ cúng thần Nông để cầu mong mưa thuận gió hòa, bớt thiên tai. Đồng bào các dân
tộc cũng quan niệm vạn vật đều có hồn, có ma, có thần. Đó là nguyên nhân hình thành
hàng loạt các miếu thờ thổ công, thổ địa, thổ thần, đình làng thờ thần hoàng, là nguyên
cớ để đồng bào các dân tộc tổ chức các lễ hội mang tính nghi lễ.
Đối với các dân tộc thiểu số trong vùng, tín ngưỡng, tôn giáo chủ yếu mới dừng lại ở
các loại hình nguyên thủy. Tại những nơi có đông người Tày, Nùng, Dao có nhiều
phong tục tập quán, lễ hội phong phú như hát lượn (người Tày), sình ca (người Sán
Chay), … các trò chơi dân gian như ném pao, thổi khèn và múa các điệu múa dân
tộc…; thi bắn nỏ, hát giao duyên, … Lễ hội là dịp để cúng tạ trời đất, thần linh phù
hộ, ban cho dân bản tài lộc, mọi người sức khỏe, mùa màng bội thu, gia súc đầy
chuồng.

2. Du lịch

Gần đây, du lịch văn hóa được xem là một trong những tài nguyên du lịch quý giá của
quốc gia, là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách
du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những
truyền thống dân tộc, những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du
lịch bản địa và nước ngoài. Ở những nước đang phát triển, nền tảng phát triển hầu như
không dựa vào những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự
nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị
lớn cho ngành du lịch, nhưng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã
hội. Đây cũng là cơ hội tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ của các tỉnh ở quốc gia
Việt Nam và đặc biệt ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, một vùng đất giàu bản sắc văn hóa,
phong tục, tập quán và lễ hội.

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 18/19


Phong tục tập quán và lễ hội góp phần phát triển thị trường du lịch. Phong tục, tập
quán và lễ hội góp phần phát triển thị trường du lịch, có nghĩa là góp phần kích cầu du
lịch và phát triển nguồn khách đến du lịch tại địa phương.
Phong tục, tập quán và lễ hội có khả năng hấp dẫn khách du lịch, bởi nó thể hiện sắc
thái riêng biệt của từng dân tộc. Những giá trị của phong tục tập quán góp phần tạo
nên những đặc trưng cho sự phát triển du lịch ở một vùng, tạo nên sức hút cho du
khách. Con người ở các vùng đất có văn hóa khác nhau có xu hướng tìm hiểu, khám
phá về văn hóa, phong tục của vùng miền khác, theo đó thì sẽ có hai nguồn khách tiềm
năng có khả năng bị hấp dẫn bởi loại hình du lịch này:
Thứ nhất là khách ngoại quốc, phải kể đến là nguồn khách Trung Quốc đến bằng
đường bộ trực tiếp qua các cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng, Hữu Nghị, Chi Ma... sang
giao thương, buôn bán, kết hợp du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh... Khách du lịch Tây
Âu, Bắc Mỹ, Úc... đến Tây Bắc theo dòng khách từ các trung tâm du lịch lớn như Hà
Nội, Quảng Ninh… thích tìm hiểu văn hóa lịch sử, thích khám phá các giá trị văn hoá,
tự nhiên.
Thứ hai là khách nội địa thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần nghề nghiệp khác nhau. Các
loại hình lễ hội có thể thu hút những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh
doanh đến từ khắp nơi trên cả nước. Nguồn chính đến từ các trung tâm du lịch lớn,
vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Bắc. Loại hình phong tục tập quán thì thu
hút những người khác vùng miền, khác về văn hóa như vùng Đông nam bộ, Tây
Nguyên, … và phong tục tập quán của Tây Bắc cũng là loại hình hấp dẫn đối với các
du khách là nhà nghiên cứu, nhà khoa học, những người ham hiểu biết... đến từ khắp
nơi trong cả nước.
Phong tục tập quán và lễ hội góp phần phát triển các tài nguyên du lịch. Tài nguyên
du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Phong tục tập quán và
lễ hội được xác định là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn, góp phần phát
triển, làm phong phú tài nguyên du lịch. Chính sự phong phú và đa dạng của tài
nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch, từ đó sẽ thu
hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm…
Phong tục tập quán và lễ hội, với vai trò là một sản phẩm du lịch, sẽ là nền tảng mở
rộng các dịch vụ du lịch, tăng nguồn thu cho địa phương. Du khách du lịch đến trải
nghiệm sẽ kéo theo các nhu cầu thiết yếu như đi lại, lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống, mua
sắm, giải trí… Đây là nền tảng phát triển ngành dịch vụ tour, dịch vụ di chuyển, lưu
trú, ẩm thực mua sắm… đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ lưu trú và các
loại dịch vụ nhu cầu của khách. Các ngành dịch vụ phát triển sẽ tạo ra công ăn việc
làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.

Nhìn chung, phong tục tập quán Tây Bắc một trong những nét văn hóa độc đáo cần
được giữ gìn và phát triển. Tuy nhiên, càng đẩy mạnh quá trình khai thác các tiềm
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 19/19
năng du lịch đồng nghĩa với nguy cơ bản sắc văn hóa, PTTQ các DTTS bị mờ đi bởi
sự mới mẻ, khác lạ trên nhiều phương diện và ngành du lịch mang đến. Vì vậy, nếu
khai thác một cách hợp lý thì đây sẽ là một tài nguyên du lịch nhân văn rất giá trị,
nâng cao vị thế của ngành du lịch Việt nam với một nền du lịch văn hóa đậm nét dân
tộc, đồng thời sẽ góp phần giữ gìn được sự đa dạng về văn hóa vùng miền.

IV. Kết luận


Việt Nam hiện nay có 54 dân tộc, mỗi dân tộc thì sẽ đều có bản sắc văn hoá riêng và
tập quán của mỗi dân tộc đều có những nét đặc thù và khác nhau. Chúng ta cũng có
thể coi những phong tục tập quán này chính là nét đặc trưng của mỗi dân tộc trên thế
giới nói chung 54 dân tộc anh em ở Việt Nam nói riêng và những phong tục tập quán
tốt đẹp đều sẽ cần được duy trì bảo tồn. Tuy rằng lối sống hiện đại đã và đang dần làm
chúng ta thay đổi và trở nên cách rời nhau thế nhưng cho đến giai đoạn ngày nay, đa
phần các dân tộc vẫn giữ được phong tục tập quán, bản sắc của dân tộc mình.

-Hết-

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Nhóm 7 Trang: 20/19

You might also like