Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu hỏi 370: Tự ý thức của thanh niên học sinh được xuất phát từ:

A. Yêu cầu của cuộc sống và hoạt động.


370 B. Sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của cơ thể.
C. Mong muốn thay đổi kiểu quan hệ với người lớn của các em.
D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu hỏi 371: Học sinh trung học phổ thông thường coi trọng về:
A. Những hình thức bề ngoài của bản thân.
371 B. Những phẩm chất nhân cách và năng lực của cá nhân.
C. Hành vi, cử chỉ của bản thân.
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu hỏi 372: “Ngồi vào bàn học, Liên luôn tự hỏi: mình 18 tuổi rồi ư? Mình đã làm
gì được gì rồi nhỉ? Không, trước hết phải học thật tốt đã, rồi mới tính đến việc
khác...”. Việc làm và suy nghĩ của Liên phản ánh đặc trưng nào trong tâm lí tuổi đầu
thanh niên?
372
A. Tuổi giàu chất lãng mạn.
B. Tuổi phát triển mạnh mẽ tự ý thức, tự tu dưỡng cá nhân.
C. Tuổi phát triển tư duy trừu tượng.
D. Tuổi đầy hoài bão, ước mơ.
Câu hỏi 373: Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông:
A. Quan hệ với người lớn vẫn chiếm ưu thế hơn so với bạn cùng tuổi.
B. Quan hệ bạn cùng tuổi chiếm vị trí lớn hơn quan hệ với người lớn.
373
C. Quan hệ với bạn cùng tuổi và quan hệ với người lớn có vị trí ngang bằng.
D. Quan hệ với bạn cùng tuổi có khuynh hướng thu hẹp về phạm vi, nhưng ảnh
hưởng của nó đối với tuổi đầu thanh niên lại sâu sắc hơn quan hệ với người lớn
Câu hỏi 374: Thanh niên học sinh thường chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ phía quan
hệ nào?
A. Với bạn cùng tuổi.
374 B. Với người lớn.
C. Cả người lớn và bạn cùng tuổi ảnh hưởng như nhau.
D. Bạn bè cùng tuổi, hoặc người lớn ảnh hưởng nhiều tuỳ theo từng lĩnh vực và
quan hệ.
Câu hỏi 375: Sự xuất hiện nhiều nhóm pha trộn bên cạnh những nhóm thuần nhất ở
lứa tuổi đầu thanh niên là dấu hiệu chứng tỏ:
A. Sự tích cực hoá rõ rệt trong quan hệ bạn khác giới ở lứa tuổi này.
375
B. Sự phức tạp hoá trong nhu cầu giao tiếp ở lứa tuổi này
C. Sự đa dạng hoá các nhu cầu hoạt động của lứa tuổi này.
D. Sự lí tưởng hoá tình bạn của các em ở lứa tuổi này.
Câu hỏi 376: Điểm nào không phù hợp với tình bạn của lứa tuổi học sinh trung học
phổ thông?
A. Rất sâu sắc và yêu cầu cao trong tình bạn.
376
B. Nhu cầu rất cao về bạn tâm tình.
C. Tình bạn rất bền vững.
D. Tình bạn chỉ được thiết lập trong lĩnh vực hoạt động học tập.
Câu hỏi 377: Tình yêu nam nữ của tuổi học sinh trung học phổ thông thường:
A. Mang đậm màu sắc tính dục.
377 B. Mang tính hồn nhiên.
C. Tương đối bền vững.
D. Rất lãng mạn.
Câu hỏi 378: Trong lĩnh vực chọn nghề, đa số học sinh trung học phổ thông:
A. Chưa thực sự có nhu cẩu lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình.
B. Nhu cầu lựa chọn nghề đã trở lên cấp thiết, nhất là các lớp cuối cấp.
378
C. Ít quan tâm, suy nghĩ, trăn trở trong việc quyết định lựa chọn nghề và trường học
nghề sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
D. Chọn nghề và trường học nghề thường đúng đắn, phù hợp với bản thân và xã hội.
Câu hỏi 379: Điểm nào không phù hợp trong việc giáo dục của người lớn đối với
tuổi học sinh trung học phổ thông?
A. Thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng và tin cậy các em.
B. Quan tâm chỉ dẫn và giám sát thường xuyên, trực tiếp các hoạt động và quan hệ
379 của các em trong mọi lĩnh vực.
C. Trợ giúp các em theo hướng tăng dần tính tự quyết định của các em trong họat
động và quan hệ của mình.
D. Thường xuyên chú ý đến tính hai mặt của sự phát triển ở lứa tuổi này khi ra các
quyết định giáo dục.
Câu hỏi 380: Điểm nào không đúng với đặc điểm tâm lí tuổi đầu thanh niên hiện
nay?
A. Quan hệ bạn bè chiếm vị trí thứ yếu so với quan hệ với người lớn hay với trẻ em
nhỏ tuổi hơn.
380 B. Nhu cầu kết bạn của tuổi đầu thanh niên rất cao và tình bạn rất bền vững
C. Nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp dần trở thành vấn đề cấp thiết trong đời sống của
các em.
D. Hình ảnh về thân thể của mình là một thành tố quan trọng trong tự ý thức của các
em.
Câu hỏi 381: Sự phát triển tự ý thức của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông được
biểu hiện ở:
A. Có cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, khoẻ đẹp.
381 B. Tính chất có chủ định được bộc lộ ở tất cả các quá trình nhận thức.
C. Học sinh thpt đã xây dựng cho mình một hệ thống quan điểm về thế giới tương
đối hoàn chỉnh.
D. Hình ảnh thân thể bản thân là một thành tố quan trọng.
382 Câu hỏi 382: Sự phát triển về thế giới quan của lứa tuổi học sinh trung học phổ
thông được biểu hiện ở:
A. Chỉ số đầu tiên của việc hình thành thế giới quan là sự phát triển hứng thú nhận
thức các vấn đề chung nhất về tự nhiên, vũ trụ và con người.
B. Tính chất có chủ định được bộc lộ ở tất cả các quá trình nhận thức.
C. Học sinh thpt đã xây dựng cho mình một hệ thống quan điểm về thế giới tương
đối hoàn chỉnh.
D. Hình ảnh thân thể bản thân là một thành tố quan trọng.
Câu hỏi 383: Sự phát triển về cơ thể của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông được
biểu hiện ở:
A. Có cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, khoẻ đẹp.
383 B. Tính chất có chủ định được bộc lộ ở tất cả các quá trình nhận thức.
C. Học sinh trung học phổ thông đã xây dựng cho mình một hệ thống quan điểm về
thế giới tương đối hoàn chỉnh.
D. Hình ảnh thân thể bản thân là một thành tố quan trọng.
Câu hỏi 384: Sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông được
biểu hiện ở:
A. Có cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, khoẻ đẹp.
384 B. Tính chất có chủ định được bộc lộ ở tất cả các quá trình nhận thức.
C. Học sinh trung học phổ thông đã xây dựng cho mình một hệ thống quan điểm về
thế giới tương đối hoàn chỉnh.
D. Hình ảnh thân thể bản thân là một thành tố quan trọng.
Câu hỏi 385: Thái độ với môn học mang tính lựa chọn của học sinh trung học phổ
thông được biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Hàng ngày, Tuấn phải học nhiều môn hơn, kiến thức nhiều và khó hơn những
năm học trước.
B. Tuấn đi học rất đều, hầu như không nghỉ buổi nào. Vì em thấy thầy cô giáo nào
385
giảng cũng hay.
C. Tuấn có thể ngồi say sưa giải toán cả ngày, nhưng em cảm thấy rất vất vả khi học
các môn khoa học xã hội.
D. Tuấn thích học các môn khoa học tự nhiên, một phần vì em có ý định thi vào
trường Đại học Bách khoa.
Câu hỏi 386: Nội dung và tính chất học tập của học sinh trung học phổ thông được
biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Hàng ngày, Tuấn phải học nhiều môn hơn, kiến thức nhiều và khó hơn những
năm học trước.
B. Tuấn đi học rất đều, hầu như không nghỉ buổi nào. Vì em thấy thầy cô giáo nào
386
giảng cũng hay.
C. Tuấn có thể ngồi say sưa giải toán cả ngày, nhưng em cảm thấy rất vất vả khi học
các môn khoa học xã hội.
D. Tuấn thích học các môn khoa học tự nhiên, một phần vì em có ý định thi vào
trường Đại học Bách khoa.
387 Câu hỏi 387: Hứng thú học tập của học sinh trung học phổ thông có sự phân hóa rõ
rệt, điều này được biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Hàng ngày, Tuấn phải học nhiều môn hơn, kiến thức nhiều và khó hơn những
năm học trước.
B. Tuấn đi học rất đều, hầu như không nghỉ buổi nào. Vì em thấy thầy cô giáo nào
giảng cũng hay.
C. Tuấn có thể ngồi say sưa giải toán cả ngày, nhưng em cảm thấy rất vất vả khi học
các môn khoa học xã hội.
D. Tuấn thích học các môn khoa học tự nhiên, một phần vì em có ý định thi vào
trường Đại học Bách khoa.
Câu hỏi 388: Tính có chủ định chiếm ưu thế trong hoạt động nhận thức của học sinh
trung học phổ thông được biểu hiện ở:
A. Hằng có thói quen hay đặt Câu hỏi hỏi: “Tại sao?” “Có đúng như vậy không?”
Về nội dung kiến thức đã được học trên lớp.
B. Hằng thường “đánh vật” với một bài toán khó, nhưng em không nhờ bố, dù bố là
388
thầy giáo dạy toán của trường.
C. Do có khả năng suy luận, nhiều khi Hằng chủ quan và hay bỏ qua các chi tiết nhỏ
nên kết quả bài làm không cao.
D. Trong học tập, Hằng thường có quyển sổ nhỏ để ghi tóm tắt các ý chính bài giảng
của thầy giáo trên lớp và của sách giáo khoa.
Câu hỏi 389: Tư duy lí luận, tư duy trừu tượng của học sinh trung học phổ thông
phát triển mạnh, điều này được biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Hằng có thói quen hay đặt câu hỏi: “Tại sao?” “Có đúng như vậy không?” Về nội
dung kiến thức đã được học trên lớp.
B. Hằng thường “đánh vật” với một bài toán khó, nhưng em không nhờ bố, dù bố là
389
thầy giáo dạy toán của trường.
C. Do có khả năng suy luận, nhiều khi Hằng chủ quan và hay bỏ qua các chi tiết nhỏ
nên kết quả bài làm không cao.
D. Trong học tập, Hằng thường có quyển sổ nhỏ để ghi tóm tắt các ý chính bài giảng
của thầy giáo trên lớp và của sách giáo khoa.
Câu hỏi 390: Tính phê phán của tư duy ở học sinh trung học phổ thông phát triển
mạnh, điều này được biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Hằng có thói quen hay đặt câu hỏi: “Tại sao?” “Có đúng như vậy không?” Về nội
dung kiến thức đã được học trên lớp.
B. Hằng thường “đánh vật” với một bài toán khó, nhưng em không nhờ bố, dù bố là
390
thầy giáo dạy toán của trường.
C. Do có khả năng suy luận, nhiều khi Hằng chủ quan và hay bỏ qua các chi tiết nhỏ
nên kết quả bài làm không cao.
D. Hằng thường hay khái quát những điều thầy giáo giảng trên lớp thành một mệnh
đề hay một công thức cho dễ hiểu.
Câu hỏi 391: Tính độc lập, sáng tạo ở học sinh trung học phổ thông phát triển mạnh,
điều này được biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Hằng có thói quen hay đặt câu hỏi: “Tại sao?” “Có đúng như vậy không?” Về nội
dung kiến thức đã được học trên lớp.
B. Hằng thường “đánh vật” với một bài toán khó, nhưng em không nhờ bố, dù bố là
391
thầy giáo dạy toán của trường.
C. Do có khả năng suy luận, nhiều khi Hằng chủ quan và hay bỏ qua các chi tiết nhỏ
nên kết quả bài làm không cao.
D. Hằng thường hay khái quát những điều thầy giáo giảng trên lớp thành một mệnh
đề hay một công thức cho dễ hiểu.
392 Câu hỏi 392: Hình ảnh về thân thể ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là thành
tố quan trọng của ý thức, điều này được biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Không chỉ riêng mình Dũng mà cả lớp 11A đều xuất hiện nhu cầu tự ý thức, tự
đánh giá bản thân mình.
B. Từ ngày được bầu làm lớp trưởng, trong sổ nhật kí của Dũng có thêm mục mới:
Hôm nay mình đã suy nghĩ và hành động gì cho lớp?
C. Mỗi lần không suôn sẻ khi điều khiển lớp, Dũng rất hoang mang và lo lắng: Có lẽ
mình không làm lớp trưởng được?
D. Hôm nay Huệ lại có kiểu tóc mới, gần như cả lớp đều phát hiện ra điều đó, ngay
khi Huệ bước vào phòng học.
Câu hỏi 393: Nhu cầu tìm hiểu và đánh giá bản thân theo mẫu hình người lí tưởng
của mình ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông được biểu hiện ở tình huống nào
sau đây?
A. Không chỉ riêng mình Dũng mà cả lớp 11A đều xuất hiện nhu cầu tự ý thức, tự
đánh giá bản thân mình.
393 B. Trong phòng của Mạnh có đầy ảnh của Ronando. Em luôn tự hỏi: Mình có giống
danh thủ này không nhỉ và em thầm ước được như anh.
C. Mỗi lần không suôn sẻ khi điều khiển lớp, Dũng rất hoang mang và lo lắng: Có lẽ
mình không làm lớp trưởng được?
D. Hôm nay Huệ lại có kiểu tóc mới, gần như cả lớp đều phát hiện ra điều đó, ngay
khi Huệ bước vào phòng học.
Câu hỏi 394: Tự ý thức được xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động của
học sinh trung học phổ thông được biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Không chỉ riêng mình Dũng mà cả lớp 11A đều xuất hiện nhu cầu tự ý thức, tự
đánh giá bản thân mình.
B. Trong phòng của Mạnh có đầy ảnh của Ronando. Em luôn tự hỏi: Mình có giống
394
danh thủ này không nhỉ và em thầm ước được như anh.
C. Từ ngày được bầu làm lớp trưởng, trong sổ nhật kí của Dũng có thêm mục mới:
Hôm nay mình đã suy nghĩ và hành động gì cho lớp?
D. Hôm nay Huệ lại có kiểu tóc mới, gần như cả lớp đều phát hiện ra điều đó, ngay
khi Huệ bước vào phòng học.
Câu hỏi 395: Xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá ở lứa tuổi học sinh trung
học phổ thông được biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Không chỉ riêng mình Dũng mà cả lớp 11A đều xuất hiện nhu cầu tự ý thức, tự
đánh giá bản thân mình.
B. Mỗi lần không suôn sẻ khi điều khiển lớp, Dũng rất hoang mang và lo lắng: Có lẽ
395
mình không làm lớp trưởng được?
C. Từ ngày được bầu làm lớp trưởng, trong sổ nhật kí của Dũng có thêm mục mới:
Hôm nay mình đã suy nghĩ và hành động gì cho lớp?
D. Hôm nay Huệ lại có kiểu tóc mới, gần như cả lớp đều phát hiện ra điều đó, ngay
khi Huệ bước vào phòng học.
396 Câu hỏi 396: Tính tập thể ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông được thể hiện rất
cao trong quan hệ với bạn bè và lớp học, điều này được biểu hiện ở tình huống nào
sau đây?
A. Khi cô giáo vừa bước vào phòng học, cả lớp đều nhận thấy và hô to: “Hôm nay
cô giáo rất đẹp!”.
B. Đang nghe cô giáo giảng bài, Phượng nhận được mảnh giấy từ bàn dưới: “Đợi tớ
cùng về”. Phượng ngoảnh lại, bắt gặp ánh mắt của Minh, Phượng bối rối quay lên.
C. Nghe Nam nói, người mẹ bối rối, không biết xử trí thế nào. Tháng này, Nam xin
được đi dự sinh nhật của 5 bạn: 3 bạn cũ thời trung học cơ sở và 2 bạn cùng trường
trung học phổ thông.
D. Kết thúc buổi sinh hoạt lớp, mọi người ra về với tâm trạng nặng trĩu: Không hiểu
sao Hùng lại thờ ơ với công việc của lớp như vậy?
Câu hỏi 397: Tình bạn ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông được lý tưởng hóa
và mang tính cảm xúc cao, điều này biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Khi cô giáo vừa bước vào phòng học, cả lớp đều nhận thấy và hô to: “Hôm nay
cô giáo rất đẹp!”.
B. Đang nghe cô giáo giảng bài, Phượng nhận được mảnh giấy từ bàn dưới: “Đợi tớ
397 cùng về”. Phượng ngoảnh lại, bắt gặp ánh mắt của Minh, Phượng bối rối quay lên.
C. Cũng như các bạn trong lớp, Hoàng bị cuốn hút và chinh phục bởi câu chuyện về
tình bạn vĩ đại và cảm động giữa Mác và Ăngghen.
D. Nghe Nam nói, người mẹ bối rối, không biết xử trí thế nào. Tháng này, Nam xin
được đi dự sinh nhật của 5 bạn: 3 bạn cũ thời trung học cơ sở và 2 bạn cùng trường
trung học phổ thông.
Câu hỏi 398: Tình bạn ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông rất bền vững và
được mở rộng, điều này biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Khi cô giáo vừa bước vào phòng học, cả lớp đều nhận thấy và hô to: “Hôm nay
cô giáo rất đẹp!”.
B. Đang nghe cô giáo giảng bài, Phượng nhận được mảnh giấy từ bàn dưới: “Đợi tớ
398 cùng về”. Phượng ngoảnh lại, bắt gặp ánh mắt của Minh, Phượng bối rối quay lên.
C. Cũng như các bạn trong lớp, Hoàng bị cuốn hút và chinh phục bởi câu chuyện về
tình bạn vĩ đại và cảm động giữa Mác và Ăngghen.
D. Nghe Nam nói, người mẹ bối rối, không biết xử trí thế nào. Tháng này, Nam xin
được đi dự sinh nhật của 5 bạn: 3 bạn cũ thời trung học cơ sở và 2 bạn cùng trường
trung học phổ thông.
Câu hỏi 399: Tình bạn khác giới ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông được tăng
cường và xuất hiện tình yêu ban đầu, điều này biểu hiện ở tình huống nào sau đây?
A. Khi cô giáo vừa bước vào phòng học, cả lớp đều nhận thấy và hô to: “Hôm nay
cô giáo rất đẹp!”.
B. Đang nghe cô giáo giảng bài, Phượng nhận được mảnh giấy từ bàn dưới: “Đợi tớ
399 cùng về”. Phượng ngoảnh lại, bắt gặp ánh mắt của Minh, Phượng bối rối quay lên.
C. Cũng như các bạn trong lớp, Hoàng bị cuốn hút và chinh phục bởi câu chuyện về
tình bạn vĩ đại và cảm động giữa Mác và Ăngghen.
D. Nghe Nam nói, người mẹ bối rối, không biết xử trí thế nào. Tháng này, Nam xin
được đi dự sinh nhật của 5 bạn: 3 bạn cũ thời trung học cơ sở và 2 bạn cùng trường
trung học phổ thông.
400 Câu hỏi 400: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đúng bản chất giai đoạn lứa tuổi học
sinh trung học cơ sở (tuổi thiếu niên)
A. Tuổi dậy thì
B. Tuổi khủng hoảng, khó khăn
C. Tuổi chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành
D. Về cơ bản, thiếu niên vẫn là trẻ con không hơn không kém

You might also like