Thi Tuong Lai Don

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Cô VŨ MAI PHƯƠNG - KHÓA NGỮ PHÁP

THÌ TƯƠNG LAI


(THE FUTURE)

Thì tương lai đơn :


Hình thức :
Chúng ta dùng thuật ngữ “tương lai đơn” để mô tả dạng will / shall + nguyên mẫu không to.

Khẳng định Phủ định Nghi vấn


(Affirmative) (Negative) (interrogative)
I will / I’ll work I will not / I won’t work Shall I work ?
hoặc I shall work I shall not/ I shan’t work Shall I work ?
You will / you’ll work You will not / you won’t work Will you work ?
He will / he’ll work He will not / he won’t work Will he work ?
We will / we’ll work We will not / we won’t work
hay : we shall work We shall not / we shan’t work Shall we work ?
You will / you’ll work You will not / you won’t work Will you work ?
They will / they’ll work They will not / they won’t work Will they work ?

Nghi vấn phủ định : Will he not / Won’t he work ?


1. Cách dùng will và shall ở ngôi thứ nhất.
A. Trước đây will chỉ được dùng cho ý định :
I will wait for you = I intend to wait for you.
(Anh sẽ chờ em) (Anh có ý định chờ em).
và Shall được dùng khi không có chủ ý, chẳng hạn đối với các hành động không có ý muốn của chủ
từ.
I shall be 25 next week. (Tuần tới tôi sẽ được 25 tuổi).
Unless the taxi comes soon we shall miss our plane.
(Nếu xe tắc xi không tới sớm chúng ta sẽ bị lỡ chuyến bay).
I shall see Tom tomorrow. (Tôi sẽ gặp Tom vào ngày mai).
(Có lẽ chúng tôi đi làm chung chuyến xe).
Với cách dùng trên, shall vẫn còn được dùng trong tiếng Anh trang trọng, nhưng không còn phổ biến
trong văn nói nữa. Thay vào đó ta thường dùng will :
I will be 25 next week. (Tuần tới tôi sẽ được 25 tuổi).
We’ll know the result tomorrow.
(Ngày mai chúng ta sẽ biết kết quả).
Unless the taxi comes soon we’ll miss the plane.
(Nếu tắc xi không đến sớm chúng ta sẽ bị lỡ chuyến bay).
I’m sure I won’t lose my way.
(Tôi tin chắc là tôi sẽ không bị lạc đường đâu).
Cô VŨ MAI PHƯƠNG - KHÓA NGỮ PHÁP

Tuy nhiên, đôi khi will nếu có thể làm biến đổi nghĩa của câu. Trong câu I shall see Tom tomorrow, nếu
thay shall bằng will thì nó sẽ là câu diễn tả ý định.

Để tránh sự nhập nhằng nghĩa loại này ta dùng thì tương lai liên tiến :
I’ll be seeing Tom tomorrow. (Ngày mai tôi sẽ đi gặp Tom).
Tuy nhiên, shall vẫn còn được dùng trong câu nghi vấn :
- Trong câu hỏi đuôi sau let’s :
Let’s go, shall we ? (Đi nào, phải không ?)
- Trong câu gợi ý :
Shall we take a taxi ? (Chúng ta đi tắc xi nhé).
- Trong câu hỏi chờ lệnh hoặc chỉ dẫn :
What shall I do with your mail ?
(Tôi sẽ làm gì với lá thư của anh đây ?)
- Trong câu suy đoán :
Where shall we be this time next year ? (Vào lúc này năm tới ta sẽ ở đâu ?) (Ở đây will cũng có
thể được dùng).
B. Shall dùng cho ý quyết tâm.
Quyết tâm thường được diễn tả bởi will. Nhưng đôi khi dân chúng cảm thấy rằng để diễn tả quyết tâm
họ cần một từ mạnh hơn, một từ không được dùng nhiều, do đó họ dùng shall:
We shall fight and we shall win.
(Chúng ta sẽ đánh và chúng ta nhất định thắng).
2. Các cách dùng của thì tương lai đơn :
A. Để diễn tả ý kiến, ý giả định, ước đoán của người nói về tương lai. Những ý nghĩa này có thể được
trình bày bởi các động từ như: assume (cho là), be afraid (e ngại), be / feel sure (tin chắc), believe (tin),
daresay (dám chắc), doubt (nghi ngờ), expect (mong chờ), hope (hi vọng), know (biết), suppose (giả sử),
think (nghĩ), wonder (tự hỏi) hoặc đi kèm với các trạng từ như perhaps (có lẽ), possibly (có thể được),
probably (có thể), surely (chắc chắn), hoặc có thể dùng không có chúng :
(I’m sure) he’ll come back. (Tôi tin chắc rằng hắn ta sẽ trở lại).
(I suppose) they’ll sell the house. (Tôi cho là họ sẽ bán căn nhà).
(Perhaps) we’ll find him at the hotel.
(Có lẽ chúng ta sẽ gặp anh ấy ở khách sạn).
Thì tương lai đơn có thể được dùng có hoặc không có thành ngữ chỉ thời gian. Ở đây be going to đôi
khi cũng có thể dùng được, nhưng nó làm cho hành động có vẻ khả thi hơn và (khi không có thành ngữ chỉ
thời gian) cận kề hơn. He’ll build a house (Anh ta sẽ xây nhà.) chỉ có nghĩa “đây là ý kiến của tôi” và
không có ý nói khi nào việc xây dựng được bắt đầu. Nhưng câu He’s going to build a house thì ám chỉ
rằng anh ta đã có ý định sẵn rồi và có thể sẽ khởi công sớm thôi.
B. Thì tương lai đơn được dùng tương tự cho các hành động theo thói quen ở tương lai mà ta cho là sẽ
xảy ra :
Spring will come again. (Mùa xuân sẽ lại về).
Birds will build nests.(Chim sẽ xây tổ).
People will make plans. (Người ta sẽ lập kế hoạch)
Other men will climb these stairs and sit at my desk.
Cô VŨ MAI PHƯƠNG - KHÓA NGỮ PHÁP

(Những người khác sẽ leo lên chỗ cầu thang lầu này và sẽ ngồi ở tại bàn của tôi).
(will be coming / building / making / climbing / sitting / cũng có thể được).
C. Thì tương lai đơn được dùng trong các câu có chứa điều kiện, thời gian và mục đích :
If I drop this glass it will break.
(Nếu tôi làm rơi cái ly này nó sẽ bể ngay).
When it gets warmer the snow will start to melt.
(Khi trời ấm hơn thì tuyết sẽ bắt đầu tan).
I’m putting this letter on top of the pile so that he’ll read it first.
(Tôi để lá thư này trên đầu của chồng giấy tờ để ông ta sẽ đọc nó trước tiên).
Lưu ý rằng trong một mệnh đề if – hoặc mệnh đề thời gian ta không dùng thì tương lai đơn ngay cả
khi nghĩa của nó là tương lai.
He will probably be late. (Anh ta có thể bị trễ).
Nhưng : If he is late… (Nếu anh ta trễ…)
It will get warmer soon. (Trời sẽ ấm lên).
Nhưng : When it gets warmer… (Khi trời ấm lên…)
D. Các động từ thông thường không dùng trước trong các thì liên tiến như : các trợ động từ, động từ
chỉ cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ, sự sở hữu, v.v… (xem 268), thường diễn tả bằng thì tương lai đơn, mặc
dù be going to đôi khi có thể dùng được :
He’ll be here at six. (Anh ta sẽ có mặt ở đây lúc 6 giờ).
You’ll have time for tea. (Anh sẽ có thì giờ để uống trà).
She’ll wonder where you are. (Cô ấy sẽ thắc mắc cậu ở đâu đấy?.
They’ll know tonight. (Tối nay họ sẽ biết).
E. Won’t có thể được dùng cho tất cả các ngôi để diễn tả ý phủ định.
Vì thế :
He won’t pay. (Anh ta sẽ không trả tiền).
có thể có nghĩa :
He refuses to pay. (Anh ta từ chối trả tiền).
hoặc là :
I don’t think he’ll pay. (Tôi không nghĩ là anh ta sẽ trả tiền).
I / We will có thể diễn tả ý định nhưng he / you / they will thông thường không diễn tả ý định. Đôi khi
chúng ta có thể diễn tả trong các câu như : My son / brother / husband / v.v… will help you (con trai/anh
trai/chồng/v.v… của tôi sẽ giúp cậu) nhưng ý định có thể là của người nói hơn là của chủ từ.
3. Will được so sánh với want / wish (ước muốn) / would like.
A. Ta không được lẫn lộn giữa will với want / wish / would like – will diễn tả một ý định + một quyết
định để thực hiện nó :
I will buy it = I intend to buy it / I’m going to buy it.
(Tôi sẽ mua nó = Tôi có ý định mua nó/Tôi sẽ mua nó).
want / wish / would like chỉ diễn tả ước muốn. Chúng không hề có ý nói về ý định. (Xem 296, 299).
B. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng I’d like thường có thể được dùng thay cho I’ll have / take :
KHÁCH HÀNG (trong một cửa hàng) :
I’ll like / I’ll have a pound of peas, please.
Cô VŨ MAI PHƯƠNG - KHÓA NGỮ PHÁP

(Làm ơn cho tôi một cân đậu).


THỰC KHÁCH (ở nhà hàng) :
I’d like / I’ll have a sherry, please. (Cho tôi một ly seri).
Cả hai hình thức đều không thể thay thế cho nhau được trong câu phủ định, vì thế nếu muốn từ chối
một lời mời ta phải nói :
I won’t have anything, thanks.
(Cám ơn, tôi không dùng thứ gì đâu).
Hoặc là : I don’t want anything, thanks.
(Cám ơn, tôi không muốn uống gì cả).
Wouldn’t like có nghĩa là “không thích”, vì thế không được dùng ở đây.

3. Các hình thức tương lai :


Có một số cách trình bày thì tương lai trong tiếng Anh. Các hình thức được liệt kê dưới đây và sẽ được
giải quyết theo thứ tự của chúng. Các học viên nên học theo thứ tự này để tránh lộn xộn về các mối quan
hệ giữa chúng
- Will + nguyên mẫu, được dùng chỉ ý định
- Thì hiện tại liên tiến
- Be going to
- Thì “tương lai đơn” với will / shall + nguyên mẫu
1. Cách dùng will + nguyên mẫu động từ :
a. The phone is ringing. I’ll answer it.
(Điện thoại đang reo. Tôi sẽ trả lời nó).
b. BILL: (nói với bồi bàn) :
I’ll have a steak, please. (Tôi sẽ dùng món bít tết).

c. ALAN : (Khi nhận được bức bưu điện báo tin bố anh bị bệnh) :

I’ll go home tonight / I’ll leave tonight. (Tối nay tôi sẽ đi/về nhà).
Đối với các hành động không dự tính trước như ở trên, ta phải dùng will (thường viết lược thành ’ll).
2. Thì hiện tại liên tiến dùng như một hình thức tương lai :
Hãy lưu ý rằng thời gian phải được hoặc đã được đề cập để tránh lẫn lộn giữa hiện tại và tương lai.
A. Thì hiện tại liên tiến có thể trình bày một sự sắp xếp rõ ràng trong tương lai gần : I’m taking an
exam in October. (Tôi sẽ có một kỳ thi vào tháng 10). Câu này ám chỉ rằng tôi đã đăng ký thi rồi ; và câu :
Bob and Bill are meeting tonight. (Bob và Bill sẽ gặp nhau tối nay) ám chỉ rằng Bob và Bill đã sắp xếp
trước cho việc này.
B. Nhưng với các động từ chỉ sự di chuyển từ nơi này sang nơi khác, ví dụ như : arrive, come, drive,
fly, go, leave, start, travel và các động từ chỉ sự định vị như : stay, remain, và các động từ do và have (thức
ăn hay đồ uống), thì hiện tại liên tiến có thể được dùng rộng rãi hơn. Nó có thể trình bày một quyết định
hoặc kế hoạch không có sự sắp đặt rõ ràng nào cả.
What are you doing next Saturday ? (Thứ Bảy tới anh sẽ làm gì ?)
(Đây là cách thông thường người ta hỏi về dự định).
Các câu trả lời có thể được là :
Cô VŨ MAI PHƯƠNG - KHÓA NGỮ PHÁP

I’m going to the seaside. (Tôi sẽ đi ra bãi biển).


The neighbours are coming in to watch television.
(Mấy bà hàng xóm tới nhà xem tivi).
I’m not doing anything. I’m staying at home. I’m going to write letters. (Chứ không thể dùng I’m
writing).
(Tôi không làm gì cả. Tôi sẽ ở nhà. Tôi sẽ viết thư).
3. Dạng be going to.
A. Hình thức :
Thì hiện tại liên tiến của động từ to go + nguyên mẫu có to.
I’m going to buy a bicycle. (Tôi sẽ mua một chiếc xe đạp).
She is not going to be there, (Cô ấy sẽ không có ở đó đâu).
Is he going to lecture in English ?
(Ông ta sẽ diễn thuyết bằng tiếng Anh chứ ?)
B. Cách dùng :
(a) Để chỉ ý định
(b) Để báo trước
3.1. Be going to dùng để chỉ ý định.
Be going to trình bày ý định của chủ từ muốn thực hiện một hành động trong tương lai, ý định này
luôn luôn được lập sẵn và thường cũng có ý rằng một sự chuẩn bị cho hành động đã được thực hiện. Do đó
các hành động được diễn tả bởi dạng be going to thường được cho là rất có khả năng được thực hiện, mặc
dù nó không có được sự sắp xếp rõ ràng trong tương lai như ở thì hiện tại liên tiến.
Chúng ta có thể lưu ý các điểm sau :
1. Như đã trình bày, be going to được dùng cho tương lai gần với một thành ngữ chỉ thời gian, nó như
một dạng thay thế cho thì hiện tại liên tiến, ví dụ chúng ta, có thể nói :
I’m meeting Tom at the station at six.
I’m going to meet Tom at the station at six.
(Tôi sẽ gặp Tom tại ga lúc 6 giờ).
Nhưng hãy lưu ý rằng I’m meeting Tom ám chỉ một sự dàn xếp với Tom, còn I’m going to meet Tom
thì không. Tom có thể ngạc nhiên.
2. Be going to có thể được dùng với các mệnh đề chỉ thời gian khi chúng ta muốn nhấn mạnh chủ ý
của chủ thể :
He is going to be a dentist when he grows up.
(Khi lớn lên anh ta sẽ trở thành nha sĩ).
What are you going to do when you get your degree ?
(Khi nhận bằng cậu sẽ làm gì ?)
Tuy nhiên, thông thường thì tương lai đơn will / shall được dùng với các mệnh đề thời gian.
3. I’m going to play you a Bach fugue.
(Anh sẽ chơi cho em nghe một khúc fuga của Bach).
He is going to lend me his bicycle.
(Anh ta sẽ cho tôi mượn chiếc xe đạp).
Từ chỗ đó, nó thường ám chỉ tương lai sát kề hoặc tương lai gần.
Cô VŨ MAI PHƯƠNG - KHÓA NGỮ PHÁP

3.2. So sánh cách dùng của be going to với will + nguyên mẫu để diễn tả ý định.
Ta thường có thể dùng be going to hoặc will + nguyên mẫu, nhưng giữa chúng có những điểm khác
nhau, vì quả thực có nhiều trường hợp ta chỉ có thể dùng được một trong hai mà thôi.
Sự khác biệt chủ yếu là :
Dạng be going to luôn luôn ám chỉ một ý định có sẵn, và thường là một ý định + kế hoạch.
Will + nguyên mẫu chỉ ám chỉ có ý định thôi, và ý định này thường, tuy không cần thiết, không được
dự tính sẵn.
Do đó, nếu dự tính cho hành động đã được lập sẵn, chúng ta phải dùng be going to :
I have bought some bricks and I’m going to build a garage.
(Tôi đã mua một số gạch và tôi sẽ xây một cái gara).
Nếu ý định không được lặp trước rõ ràng, ta phải dùng will :
There is somebody at the hall door. – I’ll go and open it.
(Có ai đó ở ngoài cửa . – Tôi sẽ đi mở cửa).
Khi ý định được cũng như không được hoạch tính rõ ràng trước, ta có thể dùng be going to hoặc will +
nguyên mẫu :
I will / am going to climb that mountain one day.
(Một ngày nào đó tôi sẽ leo lên ngọn núi kia).
I won’t / am not going to tell you my age.
(Tôi sẽ không nói cho cô biết tuổi của tôi đâu).
Nhưng will là cách tốt nhất để bày tỏ quyết tâm, với dấu nhấn đặt vào will :
I will help you. (Tớ sẽ giúp cậu mà).
Câu này có nghĩa là “Tớ rõ ràng là có ý định giúp cậu”
3.3. Be going to dùng cho dự đoán (prediction).
A. Be going to có thể diễn tả sự tin chắc của người nói. Thường ta không đề cập đến thời gian, nhưng
lại mong đợi cho hành động xảy ra trong tương lai hoặc cận kề :
Look at those clouds !It’s going to rain.
(Trông mây kia kìa ! Trời sắp đổ mưa rồi đấy).
Listen to the wind. We’re going to have a rough crossing.
(Hãy lắng nghe tiếng gió. Chúng ta sắp có một chuyến vượt biển gian truân).
Nó có thể được dùng sau các động từ như be sure, be afraid (e ngại), believe (tin), think (nghĩ) :
How pale that girl is ! I am sure / I believe / I think she is going to faint. (Cô gái ấy xanh xao quá !
Tôi chắc/tin/nghĩ cô ta sắp ngất đi mất).
B. So sánh giữa be going to (dùng cho dự đoán) với will (dùng cho tương lai có thể có).
will là một cách phổ biến trình bày người nói nghĩ gì, tin gì, hy vọng gì, cho là gì, sợ gì, v.v… sẽ xảy
ra.
It will probably be cold / I expect it will be cold.
(Trời có lẽ sẽ trở lạnh/Tôi nghĩ là trời sẽ trở lạnh).
Tomatoes will be expensive this year / I’m sure tomatoes will be expensive.
(Năm nay cà chua sẽ có giá/Tôi tin chắc rằng cà chua sẽ có giá).
Do đó will và be going to khá là giống nhau và ta thường có thể dùng cả hai dạng :
Cô VŨ MAI PHƯƠNG - KHÓA NGỮ PHÁP

It will take a long time to photocopy all the documents = It is going to take a long time to
photocopy all the documents.
(Phôtô tất cả giấy tờ mất nhiều thì giờ lắm).
Nhưng có hai điểm khác nhau :
1. Be going to ám chỉ rằng có những dấu hiệu về điều gì đó sẽ xảy ra. Will ám chỉ rằng người nói
nghĩ là/tin rằng nó sẽ xảy ra.
2. Thông thường be going to diễn tả tương lai gần kề hoặc khá gần kề ; will không ám chỉ thời
gian cụ thể nào cả và có thể diễn tả tương lai xa.
Ví dụ : The lift is going to break doten. (Cái thang máy sắp hỏng rồi).
Câu này ám chỉ rằng cái thang máy đang gây ra các tiếng động lạ tai hoặc có vẻ khác thường ; chúng
ta nên đi ra ở tầng kế tiếp.
The lift will break down.
Câu này ám chỉ rằng cái thang máy sẽ hỏng vào một lúc nào đó trong tương lai (Có lẽ bởi vì chúng ta
luôn luôn xài nó quá tải, có lẽ bởi vì nó là cái thang của một công ty XYZ nào đó và họ đã rã gánh rồi).
Tương tự (với một người bị bệnh), câu He is going to be better (Anh ta sẽ khá hơn) ám chỉ rằng có dấu
hiệu của sự bình phục. Có lẽ nhiệt độ của anh ta đã hạ. Còn câu He will get better ám chỉ sự tin tưởng vào
bác sĩ của anh ta hoặc vào chiều hướng trị liệu, nhưng lại hứa hẹn sự bình phục cuối cùng cũng sẽ có hơn
là bình phục ngay tức thì.

You might also like