Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Các luận điểm của Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc

a. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách
mạng vô sản
- Rút kinh nghiệm từ sự thất bại của các phong trào yêu nước
Từ khi thực dân Pháp xâm lược lược ta, hàng loạt những phong trào yêu nước đã
nổ ra theo những khuynh hướng khác nhau. tiêu biểu nhất là phong trào Cần
Vương (1886- 1896) do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động. Hưởng ứng
Chiếu Cần Vương, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi nhưng
tất cả các cuộc khởi nghĩa trên đều thất bại. Đầu thế kỷ XX, trước ảnh hưởng của
các cuộc vận động cải cách, của cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc và tấm
gương Duy Tân Nhật Bản, ở nước ta xuất hiện các phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nước có tinh thần
cải cách. Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng (1905-1909). Phong
trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động năm 1906 đến năm 1908 thì kết thúc.
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều thất bại.
Nguyên nhân sâu xa là giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu. Nguyên nhân trực
tiếp là các tổ chức và người lãnh đạo của các phong trào đó chưa có đường lối và
phương pháp cách mạng đúng đắn
- Cách mạng tư sản là không triệt để
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi triệt để phải đi theo con
đường cách mạng vô sản
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (năm 1917) đã ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ
Chí Minh trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy ở đó con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản, như sau này Người khẳng
định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản”. Đây là con đường cách mạng triệt để nhất phù hợp với
yêu cầu của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.
b. Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng
lợi phải do đảng cộng sản lãnh đạo
- Sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và dân tộc Việt Nam
- Người viết rằng chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam. Đây
là một luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh có ý nghĩa bổ sung, phát triển lý
luận mác xít về đảng cộng sản.
c. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân
tộc, lấy liên minh công - nông làm nền tảng
- Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc: toàn dân
- Công nông là chủ cách mệnh, là gốc cách mệnh

d. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được chủ động, sáng tạo, có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Đây cũng chính là luận điểm độc đáo, sáng tạo nhất, luận điểm mang giá trị
lý luận và giá trị thực tiễn to lớn.

e. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo
lực cách mạng
- Về hình thức bạo lực cách mạng, theo Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng ở đây là
bạo lực của quần chúng, được thực hiện với hai lực lượng chính trị và quân sự, hai
hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; chính trị và đấu
tranh chính trị của quần chúng là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng lực lượng vũ
trang và đấu tranh vũ trang; đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định đối với việc
tiêu diệt lực lượng quân sự và âm mưu thôn tính của thực dân đế quốc, đi đến kết
thúc chiến tranh

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CÔNG CUỘC CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay
Một cục diện thế giới mới đang dần hình thành theo chiều hướng “hai cực, đa
trung tâm, đa tầng nấc”. Đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga - Ucraina là
hai minh chứng về một thế giới đương đại đầy bất định và bất ổn, tác động sâu
rộng và toàn diện tới môi trường hòa bình và phát triển quốc tế, đòi hỏi từng quốc
gia, dân tộc phải tư duy lại chiến lược phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong
điều kiện mới.
Thứ nhất, những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước ngày càng hoàn thiện tạo tiền đề quan trọng cho môi trường chiến lược
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về nội dung của nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định: Xây
dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ tổng thể của Đảng, Nhà nước và toàn dân ta
trong tất cả các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, nhằm đưa nước ta thành một nước tiên
tiến với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Quan
điểm về bảo vệ Tổ quốc đã được Đảng ta xác định: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo
vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia,
dân tộc.
Thứ hai, tiềm lực và sức mạnh của đất nước đã không ngừng tăng lên,
trở thành lực lượng vật chất vững chắc cho môi trường chiến lược xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Việt Nam đã có tích lũy lớn từ nội bộ nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, dự
trữ ngoại tệ gia tăng, Tiềm lực và sức mạnh quốc phòng, an ninh của đất nước
được tăng cường đáng kể. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được xây dựng
vững chắc, Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và hoạt động
hiệu quả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, tranh
thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín
của đất nước

Thứ ba, sức mạnh của hệ thống chính trị ngày càng được tăng cường,
hoạt động của bộ máy ngày càng hiệu quả.
Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội, trong đó Đảng, Nhà nước là lực lượng hoạch định, điều khiển và
tổ chức thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ tư, sức mạnh tổng hợp của đất nước và sức mạnh quốc tế.
Sức mạnh của Việt Nam hiện nay là sức mạnh tổng hợp, cả sức mạnh bên
trong và sức mạnh bên ngoài. Sức mạnh bên trong là thế và lực của đất nước đã ở
tầm vóc mới, Đó là sức mạnh của chế độ chính trị ưu việt, là bản lĩnh, trí tuệ của
Đảng, là hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà nước và sức mạnh to lớn của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc; là sức mạnh của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc, sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân; sức
mạnh của thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ
với thế trận lòng dân.
Sức mạnh quốc tế được hình thành bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Về
khách quan, xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển đang là hướng đi lớn trong quan hệ
quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nước. Quá trình toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế gia tăng việc đan xen lợi ích đưa tới khả năng tăng cường những
nguồn lực to lớn cho mọi quốc gia. Về nhân tố chủ quan, chúng ta kiên trì thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển,
đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

2.2. Đánh giá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay
2.2.1. Thành tựu
Hạn chế
2.2.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân của những thành tựu
Đảng có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời đáp ứng đúng đòi hỏi của
tình hình đất nước.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc được tăng cường; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được gắn kết với
việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành, các địa
phương
Đảng, Nhà nước chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường xây dựng Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân về mọi mặt, coi trọng xây dựng bản lĩnh chính trị, ý
chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, lòng trung thành đối với Tổ quốc, với Đảng, với
Nhà nước và nhân dân
- Truyền thống yêu nước tiếp tục được phát huy, ý thức quốc phòng và trách
nhiệm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân được giữ vững và tăng cường.
Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
- Sự biến động nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới và khu vực; sự
chống phá của các thế lực thù địch; thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại không
nhỏ.
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng chưa nhạy bén, thiếu tính thuyết phục,
nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc chưa đầy đủ, còn biểu hiện chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là với âm
mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
- Một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, toàn
diện, sâu sắc về tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ
thống chính trị trong tình hình mới. Một số nơi, người đứng đầu chưa phát huy hết
trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, chưa gương mẫu, còn thụ động, né tránh, trông chờ
vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên

You might also like