Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Án treo không được áp dung cho trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm

trọng?
=> Nhận định này Sai. Vì trong trường hợp tội đã phạm là tội nghiêm trọng mà
mức án đã tuyên đối với họ không quá 3 năm và các Điều kiện khác về án treo
đêu thoả mãn (theo Đ60 Bộ luật Hình sự Việt Nam) thì họ được hưởng án treo.
Ví dụ: Án treo vẫn có thể áp dung đối với người phạm tội gây mất TTCC (K2
Đ245 Bộ luật Hình sự Việt Nam có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm: tội nghiêm
trọng khi thoả mãn các Điều kiện của án treo quy định tại Đ60 Bộ luật Hình sự
Việt Nam).
Mọi trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi đều cấu thành tội quy định
tại Điều 115 Bộ luật Hình sự Việt Nam?
=> Nhận định này Sai. Vì có những trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi
lại không cấu thành tội quy định tại Đ115 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Ví dụ:
Nếu người đã thành niên giao cấu với người dưới 13 tuổi thì cấu thành tội hiếp
dâm. Nếu nam giới dưới 14 tuổi giao cấu với người nữ giới dưới 16 tuổi cũng
không cấu thành tội này(vì họ không có lỗi).
Người chuẩn bị phạm tội chiếm đoạt chất phóng xạ phải chịu trách nhiệm
hình sự trong Mọi trường hợp?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm, đặc biệt nghiêm trọng và căn cứ vào
K1 Đ17 Bộ luật Hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người chuẩn
bị phạm tội thì: Nếu người chuẩn bin phạm tội chiếm đoạt chất phóng xạ thuộc
K1 Đ236 thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm trọng có
mức cao nhất khung hình phạt là 07 năm tù.
Hành vi chuẩn bị phạm tội chữa mại dâm luôn phải chịu trách nhiệm hình
sự?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và căn cứ
vào K1 Đ17 Bộ luật Hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người
chuẩn bị phạm tội thì: Nếu người phạm tội chứa mại dâm thuộc K1 Đ254 thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm trọng có mức cao nhất
của khung hình phạt là 7 năm tù.
Người có hành vi giúp sức ở dạng “hứa hẹn trước” phải chịu trách nhiệm
hình sự ngay cả khi lời hứa đó không đước thức hiện?
=> Nhận định này Đúng. Vì Luật hình sự không đòi hỏi lời hứa hẹn trước của
người giúp sức phải được thức hiện, bởi lẻ chính lời hứa hẹn của người giúp sức
đã củng cố ý định phạm tội, cũng cố quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâm phạm
tội đến cùng của người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Nếu người đưa hối lộ chủ động khái báo thì họ được coi là không có lỗi?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật Hình sự Việt
Nam thì trong trường hợp người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ
động khai báo trước khi bị phát giác thì vẫn bị coi là có tội, nhưng có thể được
miễn trách nhiệm hình sự.
Tình tiết hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp 1 người tất cả
đều đồng phạm hiếp dâm?
=> Nhận định này Sai. Vì hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp dâm
1 người không phải là đồng phạm hiếp dâm.
Hiếp dâm có tổ chức là trương hợp đông phạm hiếp dâm ở hình thức có tổ chức
tức là có sự cấu kết chặt chẻ giữa những người phạm tội, ở trương hợp này
không phải là buộc tất cả những tên phạm tội đêu phải thực hiện hành vi giao
cấu với 1 hoặc nhiều nạn nhân mà chủ thể của trường hợp này có thể là nữ giới
với vai trò là người tổ chức giúp sức, xúi giục.
Nhiều người hiếp 1 người cũng là trương hợp đồng phạm hiếp dâm nhưng chưa
đến mức đồng bọn có tổ chức, ở trường hợp này tất cả những tên phạm tội đều
có hành vi thực hiện giao cấu với cùng 1 nạn nhân và chủ thể trong trường hợp
này chỉ có thể là nam giới.
Mọi trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm trong tình trạng say rượu
phải chịu TNHS.
- Nhận định đúng.
- Căn cứ tại điều 13 BLHS 2015. Trường hợp say do dùng rượu hoặc các chất
kích thích mạnh khác thì người đó tạm thời không nhận thức và điều khiển được
hành vi của mình. Trước đó họ vẫn là người có năng lực trách nhiệm hình sự,
khi họ uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích mạnh khác là họ tự đặt mình
vào tình trạng say nên họ là người có lỗi. Do đó, buộc một người phải chịu trách
nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm trong tình trạng say rượu hay say do
dùng chất kích thích mạnh khác.

Một người gây thiệt hại cho xã hội trong tình trạng bị cưỡng bức về tinh thần thì
không phải chịu TNHS.
- Nhận định sai.
- Phải bị tê liệt về ý chí thì mới không chịu TNHS.
Cưỡng bức về tinh thần là trường hợp một người bị đe dọa uy hiếp gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc những lợi ích khác. Người bị cưỡng bức
vì sợ bị thiệt hại nên đã hành động hoặc không hành động gây hậu quả nguy
hiểm cho xã hội. Nếu người bị cưỡng bức hoàn toàn bị tê liệt về ý chí, không
còn cách nào khác, buộc phải hành động theo ý muốn của kẻ cưỡng bức thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ một tên tội phạm dùng súng uy hiếp một người mẹ phải bóp cổ cho đứa
con chết để tránh sự truy tìm của nhà chức trách. Nếu sự cưỡng bức chưa tới
mức làm cho người bị cưỡng bức tê liệt ý chí thì người bị cưỡng bức phải chịu
trách nhiệm hình sự, nhưng được coi là phạm tội vì do người khác đe dọa,
cưỡng bức

Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi nguy hiểm gây ra hậu quả
nguy hại cho xã hội.
- Nhận định sai.
- Đối với các tội có cấu thành hình thức thì chỉ cần có thực hiện hành vi được
quy định thì tội phạm đã hoàn thành

Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây
hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
=> Nhận định này Sai. Để xác đinh một tội phạm có cấu thành vật chất là phải
dựa vào mặt khách quan của tội phạm do luật định, tức là hậu quả của tội phạm
được quy định cụ thể trong Điều luật, không dựa vào hậu quả đã xảy ra trên
thực tế.

You might also like