Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BẢO VỆ ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu khái niệm về động vật quí hiếm. Thấy được mức độ tuyệt chủng của
các động vật quí hiếm ở VN từ đó đề ra biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm.
2. Kĩ năng:
- Quan sát so sánh, phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- GD ý thức bảo vệ động vật qúi hiếm.
*THGDMT+BĐKH: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các loài động vật, nhất là
các động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, tri thức về sinh học.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Tranh một số động vật quí hiếm
- Một số tư liệu về động vật qúi hiếm
2. Học sinh
- Kẻ bảng " Một số động vật quí hiếm ở VN"
III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.
2. Phương pháp:
- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.
IV. TIẾN TRÌNH
1. Kiểm tra bài cũ(4’):
Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?
Hãy cho biết ưu – nhược điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học đó?
2. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo
tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, gợi kiến thức cũ
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
Nội dung Sản phẩm
Trong tự nhiên có một số loài động vật có 1. Báo tuyết
giá trị dặc biệt nhưng lại có nguy cơ 2. Cá sấu trắng
3. Sư tử trắng
tuyệt chủng đó là những động vật ntn ? 4. Gấu trúc đỏ
5. Rùa bốn mắt
6. Khỉ Vervet
7. Gấu túi
8. Tôm hùm xanh

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25’)


a) Mục tiêu: Hiểu thế nào là động vật quí hiếm. Thấy được mức độ tuyệt
chủng của các động vật quí hiếm ở VN từ đó đề ra biện pháp bảo vệ động vật
quí hiếm.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
Nội dung Sản phẩm
1. Thế nào là động vật quí hiếm I. Động vật quí hiếm:
- GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu
hỏi: - Động vật quý hiếm là những
+ Thế nào gọi là động vật quý hiếm? động vật có giá trị nhiều mặt và
+ Kể tên một số động vật quý hiếm mà em số lượng giảm sút trong 10 năm
biết? trở lại đây.
- GV thông báo thêm cho HS về động vật
quý hiếm như : Sói đỏ, phượng hoàng đất. - Dựa vào số lượng cá thể giảm
- Yêu cầu HS rút ra kết luận. sút người ta chia ra làm 4 cấp
*THGDMT+BĐKH: HS hiểu độ đe dọa tuyệt chủng:
được mức độ tuyệt chủng của ĐV quý hiếm + Rất nguy cấp(CR): Có số
ở Việt nam → đề ra biện pháp bảo vệ: Bảo lượng cá thể giảm 80%.
vệ môi trường sống, cấm săn bắn, buôn bán, + Nguy cấp(EN): Có số lượng
giữ trái phép động vật hoang dã. cá thể giảm 50% .
- HS đọc thông tin SGK tr.196 thu nhận + Ít nguy cấp(VU): Có số
kiến thức lượng giảm 20%.
Yêu cầu nêu được:
- Động vật quý hiếm có giá trị kinh tế. + Sẽ nguy cấp(LR): Bao gồm
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến học sinh những loài được nuôi hoặc bảo
tồn
nhận xét và bổ sung.
- HS chú ý.
.
2. Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng II. Ví dụ minh họa các cấp độ
của động vật quí hiếm VN. tuyệt chủng của động vật quí
- Đọc các câu trả lời lựa chọn hiếm VN.
Quan sát hình SGK tr.197 hoàn thành bảng
1 " Một số động vật quí hiếm ở VN"
- HS hoạt động độc lập với SGK, hoàn
thành bảng 1 và xác định các giá trị chính
của các động vật quý hiếm ở Việt Nam.
- GV kẻ bảng 1 cho HS chữa bài
- GV gọi nhiều HS lên ghi để phát huy tính
tích cực của HS
- GV thong báo ý kiến đúng
- GV hỏi: Qua bảng này cho biết:
+ Động vật quí hiếm có giá trị gì?
+ Em có nhận xét gì về cấp độ đe dọa truyệt
chủng của động vật quí hiếm?
+ Hãy kể thêm động vật quí hiếm mà em
biết?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
*THGDMT+BĐKH: Hs hiểu được mức độ
tuyệt chủng của ĐV quý hiếm ở Việt nam
→ đề ra biện pháp bảo vệ: Bảo vệ môi
trường sống, cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái
phép động vật hoang
dã.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (12 phút)


a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã tìm hiểu trong bài
b) Nội dung: Làm bài tập trong SGK
c) Sản phẩm: Lời giải bài tập SGK của HS
d) Tổ chức thực hiện

THẢO LUẬN NHÓM

Trình bày những thông tin đi tìm hiểu được về động vật quý hiếm theo những
gợi ý sau:

 Những loài động vật này phân bố ở đâu?


 Chúng có đặc điểm gì nổi bật?
 Tại sao chúng có nguy cơ tuyệt chủng?
 Làm thế nào để bảo vệ chúng?

Đáp án dự kiến:

Những loài động vật này phân bố ở đâu?

Phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới

- Gấu trúc đỏ có nguồn gốc ở Tây Nam Trung Quốc và dãy Himalaya

- Khỉ Vervet sống phổ biến ở miền Đông và Nam Phi

- Nhện xanh sống trong các khu rừng mưa ở Myanmar, Thái Lan và Singapore

- Chuột chù Jumping có thể thích nghi ở nhiều môi trường sống, từ rừng núi đến
sa mạc

Chúng có đặc điểm gì nổi bật?

Chúng đều là những loài động vật có số lượng ít trên thế giới, và đang đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng

Tại sao chúng có nguy cơ tuyệt chủng?

Những động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng vì nạn săn bắn động vật, do
cháy rừng, hoặc do biến đổi khí hậu.

Các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm:

+ Đưa các loài động vật quý hiếm vào danh sách bảo tồn quốc gia.

+ Xây dựng khu bảo tồn đv quý hiếm.

+ Nhân giống các loài động vật quý hiếm.

+ Cấm săn bắt, phá hủy nơi ở của động quý hiếm.

+ Tăng cường công tác rà soát, điều tra đường dây buôn bán động vật quý hiếm
và đưa ra hình phạt nặng.

+ Tuyên truyền nâng cao ý thức toàn dân


Chia sẻ cách thức vận động người thân bạn bè và thành viên cộng đồng
không sử dụng các đồ dùng và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật quý
hiếm

Cách thức vận động mọi người tham gia

+ Tuyên truyền cổ vũ các bạn tham gia vào các tuyên truyền nâng cao ý thức
bảo vệ động vật cho người thân bạn bè xung quanh.

+ Tẩy chay những đồ dùng bằng da thú.

BẢO VỆ ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM

Bảo vệ các loài động vật quý hiếm là góp phần bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh
thái trên Trái Đất và đó cũng chính là bảo vệ môi trường.

Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm:

1. Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
2. Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng
cá thể của loài.
3. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn... để bảo vệ các
loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
4. Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ
rừng.
5. Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

+ Tưởng tượng em là một trong những loài đọng vật có nguy cơ tuyệt chủng,
hãy viết một lá thư cho con người, nói về mong muốn, suy nghĩ của em

+ Chuẩn bị tiết Sinh hoạt: Sổ tay bảo vệ môi trường


BẢNG: MỘT SỐ ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ Ở VIỆT
NAM.
Tên ĐV Quý hiếm Cập độ đe doạ tuyệt
chủng Giá trị ĐV quý hiếm Tên ĐV Quý hiếm Cập độ đe doạ tuyệt
chủng Giá trị ĐV quý hiếm
1. Ốc xà cừ CR Kỹ nghệ khảm
tranh 6. Gà lôi
trắng LR ĐV đặc hữu
thẩm mỹ
2.Tôm
hùm đá EN Thực phẩm đặc
sản xuất khẩu 7. Khướu
đầu đen LR ĐV đặc hữu
chim cảnh
3.Cá cuống VU Thực phẩm đặc
sản, giá trị 8 Sóc đỏ LR Giá trị thẩm mỹ
4. Cá ngựa
lai VU Dược liệu chữa
hen, tăng sinh lực 9. Hươi xạ CR Dược liệu sản
xuất nước hoa
5.Rùa vàng EN Dược liệu chữa còi xương ở trẻ
em, thẩm mỹ 10. Khỉ vàng
LR Cao khỉ, ĐV thí nghiệm
- GV hỏi: Qua bảng này cho em biết:
+ Động vật qúy hiếm có giá trị gì?
+ Em có nhận xét gì về cấp độ đe dọa truyệt chủng của động - HS dựa
vào kết quả bảng 1 để trả lời câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi.

vật quí hiếm?


+ Hãy kể thêm động vật qúy hiếm mà em biết?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
*THGDMT+BĐKH: HS hiểu
được mức độ tuyệt chủng của ĐV quý hiếm ở Việt nam → đề ra biện pháp bảo
vệ: Bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép động
vật
hoang dã.

- HS khác bổ sung.

- HS chú ý.

* Kết luận.
Cấp độ tuyệt chủng động vật quý hiếm ở Việt Nam được biểu thị: Rất nguy
cấp(CR), nguy cấp(EN), ít nguy cấp(VU) và sẽ nguy cấp(LR).
3: Bảo vệ động vật quý hiếm.(10’)

- GV nêu câu hỏi.


+ Vì sao phải bảo vệ động vật quý hiếm?

+ Cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vât quý hiếm?


- GV yêu cầu liên hệ bản thân phải làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm?

- GV cho HS rút ra kết luận.


*THGDMT+BĐKH: HS hiểu
được mức độ tuyệt chủng của ĐV quý hiếm ở Việt nam → đề ra biện pháp bảo
vệ: Bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắn, buôn
bán, giữ trái phép động vật hoang dã.
- Cá nhân tự hoàn thiện câu trả lời.
+ Bảo vệ ĐVQH vì chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Cấm săn bắn, bảo vệ môi trường sống của chúng ...
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu.
+ Tuyên truyền giá trị của các động vật quý hiếm.
+ Thông báo nguy cơ tuyệt chủng của động vật quý hiếm.

- HS chú ý. III. Bảo vệ động vật quý hiếm.

* Kết luận.
- Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm.
+ Bảo vệ môi trường sống.
+ Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép.
+ Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ.
+ Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
+ Tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật...
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội
dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;
phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng
lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1: Động vật nào có số lượng cá thể giảm … được xếp vào cấp độ rất nguy
cấp (CR); giảm … thì được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN) ; giảm sút … thì
được xếp ở cấp
độ sẽ nguy cấp (VU).

a. 80 %, 40 %, 30 %
b. 80 %, 50 %, 20 %
c. 60 %, 40 %, 20 %
d. 60 %, 50 %, 10 %
→ Đáp án b
Câu 2: Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về
a. Thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ
b. Nguyên liệu công nghệ
c. Khoa học, xuất khẩu
d. Tất cả các ý trên đúng
→ Đáp án d
Câu 3: Động vật quý hiếm nào đang ở cấp độ đe dọa tuyệt chủng rất nguy cấp
a. Ốc xà cừ
b. Sóc đỏ
c. Rùa núi vàng
d. Cá ngựa vàng
→ Đáp án a
Câu 4: Rùa núi vàng đang bị đe dọa tuyệt chủng cấp độ
a. Rất nguy cấp
b. Nguy cấp
c. Sẽ nguy cấp
d. Ít nguy cấp
Hiển thị đáp án b
Câu 5: Khỉ vàng có giá trị
a. Là động vật trong thí nghiệm khoa học
b. Làm cảnh
c. Làm thực phẩm
d. Làm thuốc và nước hoa
Hiển thị đáp án a
Câu 6: Những động vật có độ đe dọa tuyệt chủng sẽ nguy cấp là
a. ốc xà cừ, hươu xạ
b. tôm hùm, rùa núi vàng
c. cà cuống, cá ngựa gai
d. khỉ vàng, gà lôi trắng
Hiển thị đáp án c
Câu 7: Loài nào có giá trị dược liệu chữa bệnh hen suyễn và tăng sinh lực
a. sóc đỏ
b. hươu xạ
c. cà cuống
d. cá ngựa gai
Hiển thị đáp án d
Câu 8: Động vật nào được dùng chế tạo nước hoa
a. tôm hùm
b. gà lôi

c. khỉ vàng
d. hươu xạ
Hiển thị đáp án d
Câu 9: Rùa núi vàng có giá trị
a. Thẩm mĩ, dược liệu
b. Giá trị thực phẩm
c. Vật liệu trong thủ công nghiệp
d. Là động vật thí nghiệm
Hiển thị đáp án a
Câu 10: Để bảo vệ động vật quý hiếm cần
a. Bảo vệ môi trường sống của động vật quý hiếm
b. Cấm săn bắn, buôn bán trái phép
c. Đẩy mạnh chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên
d. Tất cả các biện pháp trên
→ Đáp án d
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;
phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các
câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
a- Tìm hiểu động vật có giá trị kinh tế ở địa phương.
b- Tìm hiểu động vật có giá trị kinh tế ở địa phương.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:


- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.


a. Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực
phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất
khẩu,... đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự
nhiên.
b. …

HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời
hoàn thiện.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến
thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;
phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Một số động vật quý hiếm cần được bảo vệ ở Việt Nam
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK

- Đọc mục " Em có biết"


* Rút kinh nghiệm:
BÀI 60: ĐỘNG VẬT QUÍ HIẾM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm về động vật quí hiếm. Thấy được mức độ
tuyệt chủng của các động vật quí hiếm ở VN từ đó đề ra biện pháp bảo vệ động
vật quí hiếm
của biện pháp đấu tranh sinh học
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh, phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt
động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, bảo vệ môi trường , ý
thức bảo vệ động vật quí hiếm.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh ảnh về một số ĐV quí hiếm như: Hổ, báo, tê giác, sư tử.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.
3. Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khởi động thông qua hoạt động chơi trò
chơi “ TIẾP SỨC”.
B1:Giáo viên chọn ở mỗi dãy 5 học sinh bất kì xếp thành 2 hàng:
? Mỗi học sinh trog một hàng ghi trên bảng tên một loài động vật quý hiếm ở
nước ta mà em biết, các học sinh ở mỗi đội tiếp sức với nhau. Trong thời gian 3
phút đội nào ghi được nhiều loài động vật hơn thì đội đó dành chiến thắng?
B2:GV yêu cầu HS sử dụng kiến thức thực tế và hiểu biết của mình đẻ hoàn
thành câu hỏi.
B3:GV: Động vật rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên nhiều loài động vật chỉ
còn lại số lượng rất ít, những loài động vật này được gọi là động vật quý hiếm.
Vậy động vật quý hiếm là gì, ở Việt Nam có các cấp độ tuyệt chủng của động
vật quý hiếm nào thì bài học hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề
học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
* Hoạt động 1: Thế nào là động vật quí hiếm?
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về động vật quí hiếm
Hoạt động của GV và HSNội dung kiến thức trọng tâm
B1:GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Thế nào gọi là động vật quí hiếm?
+ Kể tên một số động vật quí hiếm mà em biết?
- HS đọc thông tin SGK tr.196 thu nhận kiến thức.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến HS nhận xét và bổ sung.
B2:GV thông báo thêm cho HS về động vật quí hiếm như : Sói đỏ, phượng
hoàng đất…
- Yêu cầu HS rút ra kết luận I. Động vật quí hiếm
- Động vật quí hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu,
nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… và là những động vật
sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút.

Hoạt động 2: Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng


của động vật quí hiếm VN
Mục tiêu: Thấy được mức độ tuyệt chủng của các động vật quí hiếm ở VN từ đó
đề ra biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm
Hoạt động của GV và HSNội dung kiến thức trọng tâm
- Đọc các câu trả lời lựa chọn quan sát hình SGK tr.197 hoàn thành bảng 1 "
Một số động vật quí hiếm ở VN"
B1:GV kẻ bảng 1 cho HS chữa bài
- GV gọi nhiều HS lên ghi để phát huy tính tích cực của HS
B2:GV thông báo ý kiến đúng
- GV hỏi: Qua bảng này cho biết:
+ Động vật quí hiếm có giá trị gì?
+ Em có nhận xét gì về cấp độ đe dọa truyệt chủng của động vật quí hiếm?
+ Hãy kể thêm động vật quí hiếm mà em biết?
B3:GV yêu cầu HS rút ra kết luận

- Các cấp độ tuyệt chủng Động vật quí hiếm ở Việt Nam biểu thị:
+ Rất nguy cấp(CR)
+ Nguy cấp (EN)
+ Sẽ nguy cấp(LR)
+ Ít nguy cấp (VU)
- Một số loài nguy cơ tuyệt chủng rất cao, tuỳ vào giá trị sử dụng của con người.
+ Sao la, tê giác một sừng, phượng hoàng đất…

Hoạt động 3: Bảo vệ động vật quý hiếm


Mục tiêu: Cần có những biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm
Hoạt động của GV và HSNội dung kiến thức trọng tâm
B4: GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế trả lời câu hỏi:
- Vì sao phải bảo vệ động vật quý hiếm?
- Cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vật quý hiếm?
- Yêu cầu HS liên hệ bản thân phải làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm? +
Bảo vệ động vật quý hiếm vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Cấm săn bắn, bảo vệ môi trường sống của chúng.
+ Tuyên truyền giá trị của các động vật quý hiếm.
+ Thông báo nguy cơ tuyệt chủng của động vật quý hiếm

4. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Thế nào là động vật quí hiếm ?
Phải bảo vệ động vật quí hiếm như thế nào?
5. Vận dụng, tìm tòi mở rộng. 3’
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình
huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
- Tìm hiểu động vật có giá trị kinh tế ở địa phương
6. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục " Em có biết"
* Rút kinh nghiệm bài học:

You might also like