Trắc nghiệm Chương VI

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Chương VI – Chiến lược sản phẩm

1. Câu nào dưới đây đúng với khái niệm sản phẩm trong marketing?
a) Hàng hóa vật chất với các yếu tố liên quan đến nó
b) Hàng hóa vật chất chứ không phải dịch vụ
c) Một số vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu
d) Tập hợp các yếu tố có thể thỏa mãn hoặc mang lại lợi ích cho khách hàng
Câu 2: Khi một nhãn hiệu hàng hóa được luật pháp bảo hộ thì gọi là?
A. Tên nhãn hiệu. C. Dấu hiệu của hàng hóa.
B. Dấu hiệu của nhãn hiệu. D. Quyền tác giả.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây đúng với một chủng loại hàng hóa?
A. Ý kiến 1: tập hợp tất cả các nhóm chủng loại hàng hóa và các đơn vị hàng hóa do một người bán cụ
thể đem chào bán cho người mua.
B. Ý kiến 2: tổng số các hàng hóa cụ thể được chào bán.
C. Ý kiến 3: một nhóm hàng hóa giống nhau về chức năng hay được bán chung cho một khách hàng.
D. Ý kiến 4: tập hợp các hàng hóa cụ thể có thể thỏa mãn một hoặc một số loại nhu cầu của khách hàng
trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
Câu 4: Khi phát triển một danh mục sản phẩm của một doanh nghiệp, theo anh/chị cần phải cân nhắc những
vấn đề gì?
A. Bề rộng, mức độ phong phú và mức độ hài hòa của danh mục hàng hóa.
B. Bề rộng, bề sâu, mức độ phong phú, sự đầy đủ và mức độ hài hòa của danh mục hàng hóa.
C. Bề rộng, bề sâu, mức độ phong phú, sự đồng bộ và mức độ hài hòa của danh mục hàng hóa.
D. Bề rộng, bề sâu, mức độ phong phú và mức độ hài hòa của danh mục hàng hóa.
Câu 5: Điều nào sau đây đúng với danh mục hàng hóa?
A. Là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán
chung cho cùng một khách hàng, hay cùng một kiều phân phối, hay cùng một dãy giá.
B. Là tập hợp các nhóm chủng loại hàng hóa và các đơn vị hàng hóa do một người bán cụ thể đem chào
bán cho người mua.
C. Là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau do một người bán có thể đam chào bán cho
người mua.
D. Là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau và được doanh nghiệp chọ để tổ chức sản xuất
và đưa ra thị trường.
Câu 6: Điều nào sau đây đúng với chủng loại hàng hóa?
A. Là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán
chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay cũng một kiểu phân phối hay cùng một dãy giá.
B. Là tập hợp các nhóm chủng lại hàng hóa và các đơn vị hàng hóa do người bán cụ thể đem chào bán
cho người mua.
C. Là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau do một người bán cụ thể đem chào bán cho
người mua.
D. Là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau và được doanh nghiệp chọn để tổ chức sản
xuất và đưa ra thị trường.
Câu 7: Chọn một đoạn dưới đây để điền vào phần trống trong khái niệm “………là tập hợp các đơn vị sản
phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua”
A. Chủng loại sản phẩm. C. Bề rộng chủng loại sản phẩm.
B. Danh mục sản phẩm. D. Bề sâu chủng loại sản phẩm.
Câu 8: Chọn một đoạn dưới đây để điền vào phần trống trong khái “ ………… là tổng số mặt hàng thành phần
của một danh mục sản phẩm”
A. Bề rộng của danh mục sản phẩm. C. Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm.
B. Bề sâu của danh mục sản phẩm. D. Mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm.
Câu 9: Đối với một nhãn hiệu sản phẩm cụ thể, ai trong số những người dưới đây có thể là chủ nhãn hiệu?
A. Người sản xuất. C. Cả người sản xuất và người trung gian.
B. Người trung gian. D. Người sản xuất và người trung gian.
Câu 10: Bề rộng của danh mục hàng hóa là:
A. Số lượng các nhóm chủng loại hàng hóa.
B. Số đơn vị hàng hóa của một nhóm chủng loại.
C. Tích số của số lượng các nhóm chủng loại và số đơn vị hàng hóa của một nhóm chủng loại.
D. Tổng số của số lượng các đơn vị hàng hóa của tất cả các nhóm chủng loại hàng hóa.
Câu 11: Hàng hóa sử dụng thường ngày được hiểu là:
A. Những hàng hóa mà người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và mua thường so sánh cân nhắc các
chỉ tiêu chất lượng, giá cả.
B. Những hàng hóa mà người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và mua thường xuyên trong sinh hoạt
hàng ngày.
C. Những hàng hóa được mua khi xuất hiện nhu cầu cấp bách vì một lý do bất thường nào đó.
D. Những hàng hóa được mua không có kế hoạch trước và khách hàng không chủ ý tìm mua.
Câu 12: Sắp xếp nào đúng trong vòng đời sản phẩm:
A. Giới thiệu, bão hòa, tăng trưởng, suy thoái. C. Giới thiệu, bão hòa, suy thoái, tăng trưởng.
B. Giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa, suy thoái. D. Tấ cả đều sai.
Câu 13: Phân loại hàng tiêu dùng thường căn cứ vào:
A. Giá cả của chúng. C. Khách hàng mua chúng.
B. Mức độ cấp thiết của nhu cầu. D. Theo chu kỳ sống của chúng.
Câu 14: Khái niệm sản phẩm theo nghĩa rộng nhất liên quan đến:
A. Bất cứ cái gì có thể marketing.
B. Bất cứ cái gì mang lại lợi ích cho khách hàng.
C. Bất cứ cái gì mang lại lợi ích cho khách hàng và có thể marketing.
D. Bất cứ cái gì khách hàng có thể mua.
Câu 15: Bất cứ cái gì mang lại sự thỏa mãn cho con người để có thể coi là:
A. Một thứ có giá trị. C. Một thứ có thể mua bán.
B. Một sản phẩm D. Một vật quan trọng.
Câu 16: Điều nào sau đây cho thấy một sản phẩm là sản phẩm công nghiệp:
A. Sử dụng rộng rãi. C. Sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
B. Sử dụng để chế tạo thành sản phẩm khác. D. Thỏa mãn sở thích của người mua.

Câu 17: Việc đóng gói sản phẩm có thể:


A. Ba cấp: chủ yếu, thứ yếu và vận chuyển.
B. Chỉ cần hai cấp: chủ yếu và thứ yếu.
C. Chỉ cần cấp chủ yếu.
D. Chỉ cần một trong ba cấp: chủ yếu, thứ yếu và vận chuyển.
Câu 18: Chỉ được coi là sản phẩm nếu một thứ nào đó thỏa mãn các điều kiện sau:
A. Là một thứ cụ thể hoặc không cụ thể thỏa mãn nhu cầu con người và mua được.
B. Là một thứ cụ thể thỏa mãn nhu cầu con người.
C. Là một thứ không cụ thể thỏa mãn nhu cầu con người.
D. Là một thứ cụ thể và không cụ thể thỏa mãn nhu cầu con người.
Câu 19: Lợi nhuận của sản phẩm thường đạt tới đỉnh ở gần cuối giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản
phẩm?
A. Giới thiệu. C. Trưởng thành.
B. Tăng trưởng. D. Bão hòa.
Câu 20: Giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phâm được đặt trưng bởi doanh số bán thấp, lợi nhuận thấp,
đẩy mạnh quảng bá, cạnh tranh ít?
A. Giới thiệu. C. Bão hòa.
B. Tăng trưởng. D. Suy thoái
Câu 21: Câu nào trong số các câu sau về sản phẩm là đúng:
A. Chúng là những thực thể vật chất cụ thể hoặc không cụ thể.
B. Chúng đem lại sự thỏa mãn nhu cầu.
C. Chúng là những thực thể vật chất cụ thể hoặc không cụ thể và có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
D. Chúng là những thứ mua bán được.
Câu 22: Giai đoạn mà doanh số bán hàng có sự nhận biết về sản phẩm của khách hàng tăng nhanh, kênh phân
phối hoạt động có hiệu quả hơn là giai đoạn:
A. Tăng trưởng. B. Trưởng thành.
C. Bão hòa. D. Suy thoái .
Câu 23: Câu nào trong những câu dưới đây về sản phẩm là đúng nhất?
A. Chúng là những thực thể vật chất. C. Chúng đem lại sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
B. Chúng có thể không cụ thể. D. Chúng phải được mua bằng tiền.
Câu 24: Yếu tố nào dưới đây không tham gia vào quyết định về chính sách sản phẩm của doanh nghiệp:
A. Tính chất của sản phẩm. C. Đóng gói sản phẩm.
B. Đặt tên hiệu của sản phẩm. D. Xúc tiến sản phẩm.
Câu 25: Khi quyết định về bao gói sản phẩm, nên:
A. Thử nghiệm và đánh giá khả năng chấp nhận của khách hàng
B. Theo ý định của sản xuất.
C. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.
D. Theo ý định của nhà sản xuất và tham khảo ý kiến của khách hàng.
Câu 26: Khi quyết định cung cấp dịch vụ đi kèm sản phẩm, người làm marketing nên:
A. Xem xét yêu cầu về dịch vụ của khách hàng. C. Xem xét năng lực của nhà cung cấp
B. Xem xét lại sản phẩm cung ứng ra thị trường D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 27: Giá cả dịch vụ đi kèm sản phẩm có thể:
A. Tính vào giá sản phẩm. C. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm để tính.
B. Tính riêng, không tính vào giá sản phẩm. D. Miễn phí.
Câu 28: Chủng loại sản phẩm (hàng hóa) được hiểu là:
A. Một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do có nhiều chức năng tương tự nhau.
B. Một nhóm sản phẩm gồm nhiều sản phẩm riêng biệt với nhau.
C. Một nhóm sản phẩm có liên quan hoặc riêng biệt với nhau.
D. Một nhóm sản phảm gồm một số sản phẩm chính và các sản phẩm phụ đi kèm sản phẩm chính.
Câu 29: Một nhóm sản phẩm được bán cùng một dãy giá thì gọi là:
A. Danh mục sản phẩm. C. Loại sản phẩm.
B. Chủng loại sản phẩm. D. Nhóm chủng loại sản phẩm.
Câu 30: Một nhóm sản phẩm được tổ chức phân phối theo cùng một kiểu thì gọi là:
A. Danh mục sản phẩm. C. Loại sản phẩm.
B. Chủng loại sản phẩm. D. Nhóm chủng loại sản phẩm.

Câu 31: Để định vị sản phẩm của doanh nghiệp những nhãn hiệu riêng biệt có ưu điểm:
A. Giảm giá bán sản phẩm.
B. Giảm chi phí để tăng lợi nhuận.
C. Làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt với sản phẩm cạnh tranh.
D. Làm cho sản phẩm có chất lượng cao hơn.
Câu 32: Đặt cho sản phẩm của doanh nghiệp những nhãn hiệu riêng biệt có ưu điểm:
A. Giảm chi phí quảng cáo khi tung một sản phẩm mới ra thị trường.
B. Cung cấp thông tin về sự khác biệt của các loại sản phẩm và ràng buộc uy tính của doanh nghiệp với
một sản phẩm mới ra thị trường.
C. Giảm chi phí quảng cáo và cung cấp thông tin riêng về sự khác biệt của các loại sản phẩm khi tung
một sản phẩm mới ra thị trường.
D. Cung cấp thông tin riêng về sự khác biệt của các loại sản phẩm và không ràng buộc uy tính của
doanh nghiệp với một sản phẩm cụ thể.
Câu 33: Điều nào sau đây cho thấy mức độ hài hòa của danh mục hàng hóa?
A. Các sản phẩm chào bán có mối quan hệ gắn bó về các đặc tính sử dụng và cách thức sử dụng nhằm
thảo mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
B. Các sản phẩm chào bán có mối quan hệ gắn bó về các đặc tính sử dụng và cách thức sử dụng. Các
sản phẩm có cùng thương hiệu hoặc thương hiệu có nhiều điểm tương tự nhau trong cùng danh mục
hàng hóa.
C. Phản ành mức độ gần gũi của hàng hóa thuộc các nhóm chủng loại khác nhau dưới góc độ mục đích
sử dụng, tổ chức sản xuất và phân phối.
D. Mức độ đồng nhất của các loại hàng hóa về chất lượng, giá cả, mục đích sử dụng và cách thức phân
phối.
Câu 34: Để tăng thêm sự hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng các doanh nghiệp thường cung ứng thêm
các dịch vụ bổ sung. Theo anh/chị, khi cung ứng dịch vụ bổ sung cho khách hàng cần lưu ý những vấn đề gì?
A. Bằng chứng hữu hình và độ tin cậy của dịch vụ; thái độ và trình độ và trình độ hiểu biết của nhân
viên cung ứng dịch vụ; nên cung ứng dịch vụ gắn với sản phẩm hay tách riêng.
B. Bằng chứng hữu hình và độ tin cậy của dịch vụ; thái độ và trình độ và trình độ hiểu biết của nhân
viên cung ứng dịch vụ; nên tính giá dịch vụ vào sản phẩm.
C. Bằng chứng hữu hình và độ tin cậy của dịch vụ; thái độ và trình độ và trình độ hiểu biết của nhân
viên cung ứng dịch vụ; chất lượng của dịch vụ cung ứng; nên tính giá dịch vụ vào giá sản phẩm hay
tách riêng.
D. Bằng chứng hữu hình và độ tin cậy của dịch vụ; thái độ và trình độ và trình độ hiểu biết của nhân
viên cung ứng dịch vụ; nên tính giá dịch vụ và giá sản phẩm hay tách riêng.
Câu 35: Sơ đồ nào sau đây đúng với quá trình thiết kế và marketing sản phẩm mới?
A. Lựa chọn ý tưởng  Hình thành ý tưởng  Hình thành phương án sản phẩm mới  Xây dựng chiến
lược marketing sản phẩm mới  Thiết kế sản phẩm mới  Thử nghiệm sản phẩm mới  Sản xuất và
tung sản phẩm mới ra thị trường.
B. Hình thành ý tưởng  Lựa chọn ý tưởng  Hình thành phương án sản phẩm mới  Xây dựng chiến
lược marketing sản phẩm mới  Thiết kế sản phẩm mới  Thử nghiệm sản phẩm mới  Sản xuất và
tung sản phẩm mới ra thị trường.
C. Hình thành ý tưởng  Lựa chọn ý tưởng  Hình thành phương án sản phẩm mới  Thiết kế sản phẩm
mới  Xây dựng chiến lược marketing sản phẩm mới  Thử nghiệm sản phẩm mới  Sản xuất và tung
sản phẩm mới ra thị trường.
D. Hình thành ý tưởng  Lựa chọn ý tưởng  Xây dựng chiến lược marketing sản phẩm mới  Hình
thành phương án sản phẩm mới  Thiết kế sản phẩm mới  Thử nghiệm sản phẩm mới  Sản xuất và
tung sản phẩm mới ra thị trường.
Câu 36: Thông tin trên bao bì về thành phần sản phẩm, thời gian, địa điểm sản xuất, thời gian sử dụng, cách sử
dụng, tính an toàn rất quan trọng đối với loại hàng nào sau đây?
A. Thực phẩm. C. Hàng điện tử.
B. Thời trang. D. Đồ gỗ.
Câu 37: Câu nào sau đay thuộc diện thông tin do pháp luật qui định phải ghi?
A. Hút thuốc có hại cho sức khỏe. C. Hàng Việt Nam chất lượng cao.
B. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. D. Xem hạn dùng dưới đáy hộp.
Câu 38: Doanh nghiệp “General Motor” chuyên sản xuât các loại ô tô, các loại ô tô của doanh nghiệp được gọi
là:
A. Chủng loại sản phẩm. C. Nhóm chủng loại sản phẩm.
B. Danh mục sản phẩm D. Các cách gọi trên đều sai.
Câu 39: Hàng ngày, bạn sử dụng một chiếc xe đạp rất tốt để đi đến trường. Vậy lợi ích cốt lỗi của chiếc xe đạp
đó là gì?
A. Là phương tiện đi lại.
B. Là sự đắt tiền của nó hơn xe đạp của các bạn khác.
C. Nhờ sử dụng xe đạp mà sức khỏe của bạn tăng lên.
D. Là thể hiện sự sang trọng của bạn.
Câu 40: Từ góc độ của khách hàng, sản phẩm doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng là:
A. Sản phẩm hữu hình.
B. Sản phẩm vô hình.
C. Sản phẩm hữu hình và vô hình.
D. Sản phẩm hữu hình và vô hình, mang lại sự thỏa mãn nhu cầu.
Câu 41: Kinh doanh cần tìm kiếm lợi nhuận ở bộ phận nào sau đây của sản phẩm.
A. Sản phẩm.
B. Bao bì.
C. Dịch vụ cung ứng cùng sản phẩm.
D. Ở cả sản phẩm, bao bì và dịch vụ cung ưng cùng sản phẩm.
Câu 42: Hàng điện tử thông dụng được xếp vào nhóm “sản phẩm lâu bền, hữu hình” là loại sản phẩm:
A. Theo thời gian và hình thái tồn tại. C. Theo công dụng sản phẩm.
B. Theo thói quen mua hàng. D. Theo trạng thái tồn tại.
Câu 43: Chức năng nào của bao bì thương mại sản phẩm được xem là “người bán hàng im lặng”
A. Xúc tiến (promotion). C. Bảo vệ (protection).
B. Cân đối (proporation). D. Giới thiệu (presentation).
Câu 44: Một sản phẩm đã ở pha suy tàn trên thị trường hiện tại vẫn có thể là:
A. Một thứ nào đó có khả năng chào bán.
B. Một thứ nào đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu.
C. Một thứ nào đó có khả năng gây chú ý và kích thích tiêu dùng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 45: Một sản phẩm đã ở pha suy tàn trên thị trường hiện tại vẫn có thể là:
A. Ở pha giới thiệu của thị trường mới.
B. Ở pha tăng trưởng của thị trường hiện tại.
C. Ở pha bão hòa của thị trường mới.
D. Ở pha tăng trưởng của thị trường mới.
Câu 46: Một sản phẩm đang ở mức tiêu thụ chậm do năng lực sản xuất sản phẩm thấp, kênh tiêu thụ chưa mở
rộng, khách hàng chưa biết nhiêu về sản phẩm là đang ở giai đoạn nào sau đây trong chu kỳ sống (PLC) của
nó?
A. Giới thiệu, C. Bão hòa.
B. Tăng trưởng. D. Suy thoái.

Câu 47: Nghiên cứu chu kỳ sống có ý nghĩa nào sau đây đối với người làm marketing?
A. Phối hợp có hiệu quả các bộ phận của chiến lượng marketing-mix và thực hiện chiến lược liên
kết sản phẩm với thị trường có hiệu quả.
B. Chuẩn bị nguồn tài chính cho sản xuất sản phẩm mới.
C. Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
D. Tăng hiệu quả kinh doanh,
Câu 48: Công việc nào sau đây nhà marketing không nên tiến hành nếu sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng
trong chu kỳ sống (PLC) của nó?
A. Giữ và nâng cao chất lượng sản phẩm,
B. Giữ nguyên và tăng chi phí kích thích tiêu thụ.
C. Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về hàng hóa cho công chúng.
D. Đánh giá và lựa chọn lại các kênh phân phối.
Câu 49: Vận dụng lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm vào hoạt động marketing, người làm marketing cần nhận
thức được các điều sau đây, ngoại trừ:
A. Sản phẩm có thể bị loại khỏi thị trường ở giai đoạn suy thái.
B. Có thể thua lỗ trong suốt giai đoạn giới thiệu sản phẩm.
C. Thời kỳ bão hòa có thể kéo dài nếu điều chỉnh chiến lược sản phẩm.
D. Thời kỳ tăng trưởng ngắn là cần thiết để phát triển sản phẩm.
Câu 50: Một chu kỳ sống lý tưởng có đặc trung sau, ngoại trừ:
A. Giai đoạn giới thiệu ngắn. C. Giai đoạn bảo hòa dài.
B. Giai đoạn tăng trưởng ngắn. D. Giai đoạn tăng trưởng dài.
Câu 51: Tất cả những dấu hiệu sau đây là những đặc điểm cấu thành một nhãn hiệu hàng hóa, ngoại trừ:
A. Gợi ý về lợi ích của hàng hóa. C. Dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ.
B. Tạo nên một hào quang đắt tiền D. Có tính phân biệt.
Câu 52: Điều nào sau đây cho thấy bao gói hàng hóa trong điều kiện kinh doanh hiện nay là cần thiết, ngoại
trừ:
A. Sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn hàng hóa khi mua của khách hàng.
B. Khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn khi mua hàng hóa miễn là nó tiện lợi và sang trọng hơn.
C. Bao gói sẽ làm tăng giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. Bao gói góp phần tạo hình ảnh về doanh nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa, tạo khả năng và ý niệm về
cải tiến hàng hóa.
Câu 53: Để nâng cao hiệu quả của bao gói hàng hóa, nhà quản trị marketing cần phải đưa ra các quyết định sau
đây, ngoại trừ:
A. Xây dựng quan niệm về bao gói.
B. Quyết định về các yêu cầu và thử nghiệm bao gói.
C. Quyết định về các thông tin trên bao bì.
D. Quyết định về dịch vụ

Câu 54: Tại sao trong marketing bao bì lại trở nên quan trọng:
A. Do sự phát triển của hện thống các cửa hàng tự động, các siêu thị, do thu nhập của khách hàng
tăng và do bao bì tạo nên ý niệm về đổi mới sản phẩm, góp phần xây dựng hình ảnh sản phẩm
và doanh nghiệp.
B. Do sự phát triển của hện thống các cửa hàng tự động, các siêu thị, do thu nhập của khách hàng tăng
và do bao bì tạo nên ý niệm về đổi mới sản phẩm, do bao bì bảo vệ hàng háo an toàn về số lượng và
chất lượng.
C. Do bao bì có chức năng bảo vệ, xúc tiến, mang vác, sẵn sàng, cân đối, giới thiện và duy trì sản phẩm.
D. Do khách hàng ngày càng trở nên khó tính và do bao bì tạo nên ý niệm về đổi mới sản phẩm, góp
phần xây dựng hình ảnh sản phẩm và doanh nghiệp.
Câu 55: Lợi ích cốt lỗi của một sản phẩm được hiểu là:
A. Thỏa mãn nhu cầu cụ thể của khách hàng và là điều khách hàng luôn hướng tới
B. Thỏa mãn nhu cầu cụ thể của khách hàng nhưng khách hàng không chỉ hướng tới mà còn cần những
đặc tính khác.
C. Thỏa mãn nhu cầu cụ thể của khách hàng và khách hàng luôn hướng tới những đòi hỏi sự thay đổi
cho phù hợp với nhu cầu.
D. Thỏa mãn nhu cầu cụ thể của khách hàng nhưng khách hàng thường không ít chú ý vì còn những đòi
hỏi cao hơn về sản phẩm.
Câu 56: Lợi ích bổ sung của một sản phẩm được hiểu là:
A. Lợi ích tăng thêm do sản phẩm và dịch vụ bổ sung và cần có trong một sản phẩm nhưng chỉ có
ý nghĩa với từng khách hàng cụ thể.
B. Lợi ích tăng thêm do sản phẩm và dịch vụ bổ sung và luôn luôn cần thiết với mọi đối tượng khách
hàng.
C. Lợi ích tăng thêm do sản phẩm và dịch vụ bổ sung và sản phẩm sẽ có giá trị cao (bán được mức giá
cao) cho khách hàng nếu có lợi ích này.
D. Lợi ích tăng thêm do sản phẩm và dịch vụ bổ sung và mọi khách hàng để cần lợi ích bổ sung này,
nhiều khi còn cần hơn lợi ích cốt lỗi.
Câu 57: Chọn và điều vào khoảng trống câu để hoàn chỉnh câu: “Nhãn hiệu là ……… được dùng để xác nhận
sản phẩm của một người bán hay nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”.
A. Tên gọi, thuật ngữ, biểu trưng, hình vẽ hoặc sự phối hợp giữa chúng.
B. Từ ngữ, thuật ngữ, biểu trưng, hình vẽ và sự phối hợp giữa chúng.
C. Từ ngữ, thuật ngữ, biểu trưng, hình vẽ hoặc sự phối hợp giữa chúng.
D. Thương hiệu của hàng hóa.
Câu 58: Bao bì hàng hóa được sử dụng như một công cụ marketing hữu hiệu là do, ngoại trừ:
A. Bao bì thực hiện chức năng của người bán.
B. Bao bì làm tăng giá cả hàng hóa.
C. Bao bì làm tăng mức sang trọng của người mua.
D. Bao bì góp phần định vị sản phẩm và thương hiệu.
Câu 59: Gắn nhãn hiệu cho hàng hóa phải đảm bảo:
A. Nhận biết hàng hóa, phân biệt dược phẩm cấp, mô tả được hàng hóa và gây ấn tượng.
B. Nhận biết hàng hóa, mức giá có thể, mô tả được hàng hóa và gây ấn tượng.
C. Nhận biết hàng hóa, phân biệt dược phẩm cấp, có khả năng so sánh hàng hóa và gây ấn tượng.
D. Nhận biết hàng hóa, phân biệt dược phẩm cấp, mô tả được hàng hóa và gây ấn tượng, tăng giá trị cho
khách hàng.
Câu 60: Mức độ chấp nhận sản phẩm mới phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Tính ưu việt tương đối của sản phẩm mới.
B. Quảng cáo rầm rộ về sản phẩm mới.
C. Truyền tin về sản phẩm mới thông qua tin đồn.
D. Tất cả những điều trên.
Câu 61: Dưới đây là những đặc tính của sản phẩm mới ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận nó, ngoại trừ:
A. Tính ưu việt tương đối của sản phẩm mới.
B. Mức độ phù hợp với những giá trị sử dụng đó được thừa nhận.
C. Truyền tin về sản phẩm mới thông qua tin đồn.
D. Tất cả những điều trên.
Câu 62: Hàng hóa nào sau đây thương mua thụ động:
A. Sử dụng nhiều lần.
B. Thiết bị tập thể dục chri được mua cho đến khi quảng cáo cho người tiêu dùng.
C. Hàng hóa phải bỏ nhiều công sức để tìm kiếm.
D. Người mua thường so sánh cân nhắc khi mua.
Câu 63: Việc gắn cho sản phẩm những tên nhãn hiệu riêng biệt có ưu điểm gì?
A. Giảm được chi phí định vị.
B. Tránh được sự nhầm lần thương hiệu.
C. Không ràng buộc uy tính của doanh nghiệp với một sản phẩm cụ thể.
D. Củng cố niềm tin vào doanh nghiệp.
Câu 64: Ở mức độ tối thiểu, nhãn hiệu phải bảo đảm các chức năng, ngoại trừ:
A. Nhận biết được sản phẩm.
B. Cải tiến được sản phẩm.
C. Mô tả được sản phẩm.
D. Chỉ ra được phẩm cấp sản phẩm.
Câu 65: Khi quyết định về dịch vụ gắn liền với hàng hóa cung ứng cho khách hàng, người làm marketing phải
giải quyết vấn đề sau:
A. Nội dung dịch vụ.
B. Mức độ dịch vụ cung ứng.
C. Hình thức cung ứng dịch vụ.
D. Tất cả những vấn đề trên.
Câu 66: Khái niệm “Mức độ dịch vụ cung ứng” gắn với sản phẩm cho thấy:
A. Hình thức cung ứng dịch vụ.
B. Doanh nghiệp và khả năng cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp,
C. Độ tin cậy và giá cả dịch vụ cung ứng.
D. Khối lượng và chất lượng dịch vụ cung ứng.
Câu 67 Doanh nghiệp X có hai nhóm chủng loại hàng hóa, nhóm thứ nhất có 6 đơn vị hàng hóa và nhóm thứ
hai có 4 đơn vị hàng hóa, bề rộng của danh mục hàng hóa là:
A. 10 đơn vị hàng hóa. C. 12 đơn vị hàng hóa.
B. 24 đơn vị hàng hóa. D. 20 đơn vị hàng hóa.
Câu 68: Doanh nghiệp Z có ba nhóm chủng loại hàng hóa, nhóm thứ nhất có 6 đơn vị hàng hóa, nhóm thứ hai
có 4 đơn vị hàng hóa và nhóm thứ ba có 2 đơn vị hàng hóa, bề rộng của danh mục hàng hóa là:
A. 48 đơn vị hàng hóa. C. 12 đơn vị hàng hóa.
B. 24 đơn vị hàng hóa. D. 18 đơn vị hàng hóa.
Câu 69: Khi nói về giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ sống của một sản phẩm, một người làm marketing đã
đưa ra các nhận định sau, nhận định nào là sai:
A. Đối với sản phẩm mới, giai đoạn tăng trưởng vẫn có lợi nhuận nhưng thấp hơn giai đoạn sau.
B. Lượng bán sản phẩm rất quan trọng và doanh nghiệp không nên thay đổi có thể đạt lợi nhuận cao
nhất trong ngành hàng đó.
C. Trong giai đoạn này doanh nghiệp không nên thay đổi sản phẩm hoặc cải tiến sản phẩm.
D. Cạnh tranh khốc liệt nhất trong giai đoạn này.
Câu 70: Những lý lẽ sau đây thường được đưa ra để chứng minh rằng cải tiến một sản phẩm có lợi hơn là phát
triển một sản phẩm mới cho thị trường mục tiêu, lý lẽ nào là không đúng:
A. Doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối sản phẩm đó.
B. Khai thác được hình ảnh sản phẩm hiện hữu của sản phẩm cải tiến để rút ngắn tiến trình định vị.
C. Phát triển sản phẩm mới cần có sự tham gia và phối hợp của những người phân phối, người
bán lẻ, v.v… sản phảm cải tiến không cần điều này.
D. Sản phẩm cải tiến không cần đầu tư nhiêu, có thể tận dụng sự hiện diện vốn có trên thị trường.
Câu 71: Hãng LC trong quá trình marketing các sản phẩm keo dán của mình đã chú trọng đến các dịch vụ kỹ
thuật hỗ trợ khách hàng. Điều đó là do hang LC cho rằng:
A. Khách hàng thường ít hiểu biết về sản phẩm keo dán và trong qua trong quá trình sử dụng sẽ gặp
nhiều khó khăn.
B. Chú trọng đến dịch vụ kỹ thuật để có cơ hội tăng giá bán sản phẩm nhằm thu lợi nhuận.
C. Keo dán là tư liệu sản xuất được sử dụng trong những hoạt động sản xuất nhât định nên cần
chú ý hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng.
D. Do những đặc điểm của thị trường keo dán đòi hỏi phải tăng cường các dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Câu 72: Hãng ComputerLand cung xấp cho người mua máy tính những dịch vụ bổ sung như tư vấn lựa chọn,
hỗ trợ kỹ thuật, v.v… hãng này sẽ là một:
A. Cửa hàng cung ứng sản phẩm trọn gói
đặc biệt.
B. Siêu thị.
C. Siêu cửa hàng.
D. Một cửa hàng bán giá rẻ hơn.
Câu 73: Với chủ đề “ Điều gì giúp doanh nghiệp trở thành bất tử?”, một số sinh viên đã
đưa ra quan điểm của mình khá khác nhau. Từ gốc độ marketing bạn đồng ý với quan
điểm nào sau đay?
A. Theo sinh viên T, tiền sẽ làm cho doanh nghiệp trở thành bất tử vì doanh
nghiệp cần phải có nhiều tiền và tiền sẽ là phương tiện để kinh doanh để tăng
lợi nhuận. Tóm lại, tiền sẽ sinh ra tiền.
B. Theo sinh viên S, tài sản hiện vật của doanh nghiệp sẽ làm cho doanh nghiệp
trở nên bất tử vì tài sản là thứ ổn định nhất, bảo đảm vững chắc nhất cho hoạt
động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.
C. Sinh viên H cho rằng, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ làm cho doanh
nghiệp trở thành bất tử vì thương hiệu là tài sản vô hình mang lại nhiều
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, là tài sản vô giá, là vốn kinh doanh
có gía trị vĩnh cửu. Thương hiệu cũng sẽ sống mãi, vượt qa mọi giới hạn
không gian và thời gian.
D. Sinh viên C cho rằng con người với kỹ năng cần thiết sẽ làm cho doanh nghiệp
trở thành bất tửu vì đó chính là tài sản vô giá, là nguồn vố sang tạo ra mọi
nguồn vốn.
Câu 74: Một hãn sãn xuất hàng điện tử tiêu dùng có nhiều mặt hàng, hãng đó có sức
mạnh thị trường và hình ảnh của hãng đã được đinh vị trong tiềm thức khách hàng trên
khu vực thị trường đó. Vậy hãng đó nên chọn cách nào sau đây để gắn nhãn thương hiệu
cho sản phẩm?
A. Gắn các nhãn hiệu riêng biệt cho cùng mặt hàng nhưng có sự khác biệt nhất
định về đặc tính của sản phẩm.
B. Gắn các nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi
doanh nghiệp.
C. Kết hợp tên gọi sản phẩm với tên doanh nghiệp trong nhãn hiệu của tất cả các
loại sản phẩm.
D. Gắn các nhiệu cho từng dòng sản phẩm của doanh nghiệp.
Câu 75: Việc gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách kết hợp tên
doanh nghiệp với tên thương hiệu có ưu điểm nào sau đây?
A. Giảm được chi phí xúc tiến và định vị thương hiệu nhờ khai thác uy tín của tên
doanh nghiệp đã có sẵn trên thị trường.
B. Uy tính của sản phẩm sẽ được nâng cao bởi tên doanh nghiệp thường được
khách hàng biết đến hươn là tên của một sản phẩm cụ thể.
C. Đem lại sức mạnh hợp pháp cho sản phẩm và cung cấp thêm thông tin về
tính khác biệt của sản phẩm đó.

12
D. Phản ánh được lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp mang lại cho khách
hàng.
Câu 76: Bao gói sản phẩm ngày nay trở thành một vấn đề quan trọng trong kinh doanh
nói chung và trong marketing nói riêng, sở dĩ như vậy là do:
A. Bao gói sản phẩm trở thành dịch vụ gắn liền với cung ứng hàng hóa cũng mang
lại một phần lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua dịch vụ này.
B. Bao gói sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản
phẩm vì khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận những sản phẩm có bao bì đẹp, đóng
gói cẩn thận.
C. Sự phát triển của các cách thức phân phối mới, thu nhập tăng và khả
năng mua sắm tăng, góp phần tạo nên hình ảnh về sản phẩm và doanh
nghiệp, tạo nên ý niệm về đổi mới sản phẩm.
D. Bao gói làm cho sản phẩm được bảo vệ tốt hơn, tiện dụng hơn, quảng cáo cho
sản phẩm, cung cấp cho khách hàng những thông tin về sản phẩm và là yếu tố
thức đẩy hành vi mua của khách hàng.
Câu 77: Nhà marketinh khi quyết định về các thông tin trên bao bì sản phẩm cần đảm
bảo:
A. Chỉ rõ loại hàng, chất lượng, nơi, ngày và người sản xuất, về các quy định
pháp lý và mức độ an toàn khi sử dụng.
B. Chỉ rõ loại hàng hóa, nơi sản xuất hàng hóa, thông tin về cách sử dụng và thời
hạn sử dụng, về người sản xuất và những vấn đề về hướng dẫn tiêu dùng.
C. Chỉ rõ về nơi sản xuất và người sản xuất, về giá cả, chất lượng, loại hàng hóa,
về ai phân phối sản phẩm.
D. Chỉ rõ loại hàng và người sản xuất, về công nghệ sản xuất sản phẩm, về lợi ích
mang lại cho người tiêu dùng.

Câu 78: Thuốc đánh răng X là mặt hàng thuộc nhóm chủng loại thuốc đánh răng, được
chào bán trong ba kiểu đóng gói với hai loại hương vị. Điều này cho thấy:
A. Bề rộng của danh mục hàng hóa.
B. Bề sâu của danh mục hàng hóa.
C. Mức độ phong phú của danh mục hàng hóa.
D. Bề rộng và bề sâu của danh mục hàng hóa.
Câu 79: Thuốc đánh răng X là mặt hàng thuộc nhóm chủng loại thuốc đánh răng, được
chào bán trong ba kiểu đóng gói với hai loại hương vị. Vậy bề sâu của danh mục hàng
hóa là:
A. 2 loại thuốc đánh răng.
13
B. 4 loại thuốc đánh răng.
C. 6 loại thuốc đánh răng.
D. 8 loại thuốc đánh răng.
Câu 80: Điều nàu sau đây đúng với phát triển chủng loại hàng hóa?
A. Đưa thêm những mắc hàng mới vào đanh mục hàng hóa để lấp chỗ trống của
danh mục hàng hóa hiện có, tăng lợi nhuận, tận dụng năng lực sản xuất và góp
phần đưa doanh nghiệp lên vị trí dẫn đầu về danh mục hàng hóa đó.
B. Phát triển xuống dưới, phát triển lên trên hoặc kết hợp cả hai của một
nhóm chủng loại hàng hóa nhằm tận dụng những lợi thế cạnh tranh của
danh mục hàng hóa đó.
C. Kết hợp phát triển các nhóm chủng loại hàng háo với đưa thêm sản phẩm mới
vào một chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp để khai thác lợi thế cạnh tranh
của danh mục hàng hóa.
D. Phát triển loại sản phẩm mới để bổ sung vào danh mục hàng hóa của doanh
nghiệp trên cơ sở tận dụng cả lợi thế hữu hình và vô hình trong kinh doanh của
doanh nghiệp.
Câu 81: Metro VN có xuất khẩu cá Tra, cá Basa VN sang thị trường Châu Âu, theo bạn
Metro nên xay dựng nhãn hiệu theo cách thức nào thì có lợi nhất?
A. Nhãn hiệu cá Tra, cá Basa cần kết hợp tên của hãng phân phối, chỉ rõ xuất xứ
Việt Nam.
B. Nhãn hiệu cá Tra, cá Basa cần kết hợp tên của hãng phân phối, chỉ rõ xuất xứ
Việt Nam, đặc tính của hàng hóa và nơi nuôi loại cá này.
C. Nhãn hiệu cá Tra, cá Basa cần kết hợp tên của người sản xuất trong nước, chỉ
rõ xuất xứ Việt Nam và đặc tính của loại hàng này.
D. Nhãn hiệu cá Tra, cá Basa cần kết hợp tên của hãng phân phối, chỉ rõ xuất
xứ Việt Nam và đặc tính của loại hàng này.

14

You might also like