Hứng Thú Học Tập - Tâm Lý

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Biểu hiện

- Về mặt nhận thức: Người học nhận thức được vai trò của đối tượng hoạt động
học tập trong cuộc sống, trong quá trình lĩnh hội và công tác

- Về mặt xúc cảm: Ham học, chờ đón kiến thức mới, nhận thức và lý giải được
các nguyên nhân tạo ra sự yêu thích ấy ở chủ thể

- Về mặt hành động: Tính tìm kiếm tích cực, quá trình suy nghĩ tích cực là hạt
nhân của hứng thú nhận thức; ngoài ra còn là sự tự giác đọc thêm tài liệu tham
khảo, làm thêm bài tập, tìm hiểu và ứng dụng ở trong và ngoài nhà trường lĩnh
vực mà mình yêu thích.

Hứng thú học tập của học sinh đối với một môn học hay một nội dung học tập
cụ thể thường được biểu hiện như sau:
- Sức tập trung và độ bền vững của chú ý đạt mức cao trong quá trình học tập.
- Thái độ lựa chọn, quan tâm, yêu thích đối với môn học hay nội dung học tập.
- Tính tích cực học tập:
(1) Ý thức rõ nội dung học tập;
(2) Tự giác xây dựng kế hoạch học tập; (3) Chất lượng các thao tác trí tuệ đạt
mức cao;
(4) Tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu, chia sẻ ý kiến, bàn luận, mở rộng vấn
đề, nêu thêm những câu hỏi hoặc bày tỏ băn khoăn, thắc mắc, đề xuất giải
pháp...
(5) Có sự nỗ lực ý chí cao trong học tập.
- Cảm xúc tích cực với nội dung, quá trình và sản phẩm của hoạt động học;
- Hiệu quả hoạt động tương đối cao, ổn định (sản phẩm hoạt động học thường
tốt, sáng tạo, có giá trị);
- Nhu cầu và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học
tập. Khả năng tự điều chỉnh, tự hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập.

Hứng thú học tập không chỉ thể hiện ở cá nhân học sinh mà còn thể hiện ở phạm
vi lớp học. Sự hào hứng, tích cực và hiệu quả của các thành viên lớp học; không
khí lớp học vui vẻ, thoải mái, dễ chịu; sự gắn kết cảm xúc giữa giáo viên với
học sinh và giữa học sinh với nhau...cũng là những khía cạnh biểu hiện của
hứng thú học tập.
KẾT LUẬN SƯ PHẠM:
1. Tạo ra những tiết học thoải mái, đa dạng các phương pháp, có nhiều hoạt
động, kích thích học sinh tư duy, thực hành, áp dụng kiến thức vào cuộc sống,
các câu hỏi gợi mở (đóng vai...). Động viên, khen thưởng học sinh đúng lúc.
-Môn Văn: Thay vì phân tích tác phẩm theo lối truyền thống, giáo viên có thể
cho học sinh tham gia diễn kịch hoặc sáng tác truyện tranh dựa trên nội dung
tác phẩm. Hoạt động này giúp học sinh hiểu tác phẩm sâu sắc hơn, đồng thời
phát triển khả năng sáng tạo và tư duy độc lập.

2. Tạo mối quan hệ thân thiết với người học, tình cảm với học sinh.
Ví dụ: Giáo viên có thể dành thời gian trò chuyện với học sinh về cuộc sống,
gia đình hoặc ước mơ của các em. Thể hiện sự quan tâm đến vấn đề mà các e
đang gặp phải

3. Chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
Ví dụ:. -Giáo viên tạo ra một kênh giao tiếp riêng tư để học sinh có thể trao đổi
với giáo viên về bất kỳ vấn đề gì mà các em quan tâm.

4. Tạo cho học sinh có các hoạt động vui chơi và vui chơi lồng ghép với trang bị
kiến thức.
-Kết hợp các hoạt động ngoại khóa với việc học tập, ví dụ như cho học sinh
tham quan bảo tàng, di tích lịch sử để tìm hiểu về lịch sử và văn hóa.
5. Lắng nghe và trao đổi với học sinh.
6. Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ, tự tin thông qua các hoạt động ngoại khóa,
chính khóa.
-Tổ chức các cuộc thi tài năng, hội diễn văn nghệ, thể thao để học sinh có cơ
hội thể hiện bản thân.

You might also like