Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 169

1

200 Bài tập Cơ sở Hoá Hữu cơ

Danh pháp - Cấu tạo - Tính chất vật lí ............................................................................ 3


Tính axit - bazơ .............................................................................................................. 20
Cơ chế phản ứng - Tổng hợp hữu cơ ............................................................................ 42
Hợp chất tạp chức .......................................................................................................... 67
Đáp án ............................................................................................................................ 73
Đáp án Danh pháp - Cấu tạo - Tính chất vật lí ............................................................... 74
Đáp án Axit - Bazơ ....................................................................................................... 102
Đáp án Cơ chế phản ứng - Tổng hợp Hữu cơ ............................................................. 118
Đáp án Hợp chất tạp chức ........................................................................................... 158

2
Danh pháp - Cấu tạo - Tính chất vật lí
Bài 1: Vẽ công thức các chất sau đây
- 4-(iodometyl)hexan ; 1,2-dicloxiclobutan ; 3-flo-2,3-dimetylpentan.
- 5-tert-butyl-4-etyl-2,3,4,7-tetrametyloctan ; 2-(prop-2-enyloxy)prop-1-en ;
xiclohexa-1,3,5-trien ; xiclobutylxiclohepten ; 3,5,5-trimetylxiclohexanon
- 5,6-dimetylhept-2-in ; 1-etinyl-2-metylxiclopentan ; 3,4-dimetylocta-1,5-diin
- 4-etyl-3-heptanol ; 1-etoxy-3-etylheptan ; 3-isopropyl-2-hexanol ; 2-etoxy-1,1-
dimetylxiclopentan.
- 2,2,2-tribrometanal ; 3-hydroxipentanal ; 3,3,5,5-tetrametyl-4-heptanon
- 3-clo-1,4-hexadien ; 2-brom-4-clohex-2-en-5-in

Bài 2: Đọc tên các chất sau đây (không cần quan tâm các nét đậm nhạt).

3
Bài 3: Fomon là dung dịch khoảng 40% fomanđehit, trong đó nó tồn tại chủ yếu ở dạng
metanđiol.
a) Sử dụng các giá trị năng lượng liên kết dưới đây, hãy giải thích vì sao metanđiol là
dạng chủ yếu trong dung dich, vì sao không thể tách được nó ra khỏi dung dịch ?
Liên kết C-H =C-H C-O C=O O-H H…O
E (kJ/mol) 410 435 359 736 431 ~30
b) Vì sao fomon thường tạo thành lớp bột trắng ở đáy bình ?
c) Vì sao để bảo quản xác động vật, người ta ngâm chúng vào fomon?
d) Mục tiêu của một số người dùng fomom trong chế biến bánh phở là làm cho bánh phở
ngọt hơn, hay trắng hơn, hay dai hơn ? Giải thích? Vì sao người ta đã không phát hiện
được hàm lượng fomandehit đáng kể trong bánh phở đã dùng fomon? Tuy vậy nó vẫn
có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, vì sao

Bài 4: Hãy cho biết dạng hình học của các phân tử sau (không xét chi tiết nhóm CH3):
a) CH4 b) CH3OH c) NH3 d) CH2Cl2
e) CS2 g) H2O h) CH2O i) CH3-CO-CH3

Bài 5: Hãy giải thích vì sao : a) µ CO 2 = 0 trong khi đó µ SO2 = 1,6D b) µ CH 2Cl 2 > µ CHCl3

Bài 6: Cho bảng số liệu sau :


Axit béo : axit stearic axit panmitic axit oleic axit linoleic
tnc, 0C : 69,6 63,1 13,4 5,2
a) Biết công thức phân tử của axit oleic là C18H34O2 có chứa 1 liên kết đôi ở dạng cis
ở C9-C10 (C cacboxyl là C1), công thức phân tử của axit linoleic là C18H32O2 có chứa
2 liên kết đôi đều ở dạng cis ở C9-C10 và C12-C13 (C cacboxyl là C1). Hãy viết công
thức cấu trúc của axit oleic và axit linoleic.
b) Hãy nêu nguyên nhân dẫn tới sự giảm dần nhiệt độ nóng chảy của 4 axit đã cho.
c) Hãy giải tích vì sao chất béo thực vật thường có nhiệt độ đông đặc thấp hơn chất béo
động vật?

4
Bài 7: Vì sao lipit không tan trong nước mà tan trong xăng dầu?
Bài 8: Vì sao ở nhiệt độ phòng glucozơ, fructozơ (M = 180) đều ở thể rắn, trong khi đó axit
oleic có phân tử khối lớn hơn nhiều (M = 282) lại ở thể lỏng.
Bài 9: Vì sao tinh bột và xenlulozơ không nóng chảy.
Bài 10: Hãy thử giải thích các hiên tượng sau:
a) Tinh bột và xenlulozơ đều không tan trong nước mặc dù ở mỗi gốc glucozơ tạo ra chúng
đều có 3 nhóm OH là nhóm ưa nước.
b) Đun nóng tinh bột với nước thì tạo thành hồ tinh bột, đun nóng xenlulozơ với nước thì chẳng
được gì.
Bài 11: Hãy sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần nhiệt độ nóng chảy và gải thích:
CH3CH2CH2CH2NH2 (a), CH3CH2CH2CH2OH (b), CH3CH2OCH2CH3 (c), CH3CH2COOH (d),
H2NCH2COOH (e).
Bài 12 : Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy của các chất
sau:
COOH COOH COOH

; ;
S
N
(A) (B) (C)

Bài 13: Hãy vẽ cấu dạng bền nhất của các chất sau

Bài 14: Từ dầu mỏ, người ta tách được các hydrocacbon A(C10H16); B(C10H18) và
C(C10H18). Cả ba đều không làm mất màu dung dịch brom và chỉ chứa C bậc hai và ba.
Tỉ lệ giữa số nguyên tử CIII : số nguyên tử CII ở A là 2 : 3; còn ở B và C là 1 : 4. Cả ba
đều chỉ chứa vòng 6 cạnh ở dạng ghế.
a) Hãy xác định công thức cấu tạo và viết công thức lập thể của A, B và C.

5
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của A, B, C và nêu nguyên nhân.
Bài 15: Giải thích những vấn đề sau đây
1. Người ta tìm thấy được một số gốc tự do A và B có cấu trúc như hình dưới. Cho biết
cấu trúc hình học của nguyên tử cacbon trung tâm trong hai gốc này và giải thích tại sao
nó có dạng hình học đó.

2. Cấu dạng bên phải ưu thế hơn bên trái

3. Khi khảo sát hợp chất sau thì thấy rằng với nhóm OH nằm ở e thì sẽ thể hiện tính axit
cao hơn so với lúc nhóm OH nằm ở a

Bài 16: Hydrocarbon A chứa 87,27% cacbon về khối lượng. Tỉ khối của nó so với hydro
bé hơn 75. Biết rằng trong cấu trúc của nó có hai vòng sáu và trong nguyên tử không hề
có carbon mang bậc một. Hãy xác định cấu tạo của hydrocarbon này và cho biết khi cho
nó tác dụng với clo khi có mặt ánh sáng thì thu được bao nhiêu dẫn xuất monoclo ?

Bài 17: Vẽ cấu dạng bền và so sánh tính axit của hai chất sau

6
Bài 18: Một loại axit tìm thấy trong sỏi mật người có cấu trúc như sau:

1. Vẽ cấu dạng bền nhất của chất này


2. Các epimer của C mang nhóm OH sẽ bền hay kém bền hơn ?
3. Có bao nhiêu đồng phân lập thể nếu cấu hình các C* không được chỉ rõ như ở
cấu trúc trên ?
Bài 19:
1. Giải thích lập thể phản ứng sau

2. Độ dài liên kết đơn C – C thường nằm trong khoảng từ 150 – 154 ppm, tuy nhiên
hợp chất có cấu trúc như dưới đây có một liên kết C – C đặc biệt dài. Giải thích
tại sao nó lại dài đến vậy ?

Bài 20:
1. Thường với các hợp chất có liên kết đôi C=C thì năng lượng quay quanh liên kết
này rất cao (tầm 80 – 100 kcal). Tuy nhiên trong hợp chất dưới đây hàng rào năng
lượng quay chỉ là 20 kcal. Giải thích

7
2. Tetrahedrane hiện nay vẫn chưa thể được tổng hợp thành công nhưng dẫn xuất
tetra-tert-butyl của nó thì đã được tổng hợp thành công. Giải thích tại sao có thể
tổng hợp được chất này mà không thể tổng hợp được hợp chất chính.

Bài 21: Vẽ cấu dạng các hợp chất sau đây:

Bài 22: Hợp chất sabinen (hình dưới), với các nguyên tử C* đều có cấu hình R được
hydro hóa bằng H2/Ni dư thu được một hỗn hợp các chất Z1 (vòng 6) và Z2, Z3 (vòng 5).
Cho biết cấu dạng bền của ba sản phẩm thu được.

Bài 23: Xét cân bằng cấu dạng của hai xeton sau đây:

Trong dung môi DMSO thì cấu dạng A là cấu dạng ưu thế (100%), còn nếu sử dụng dung
môi là isooctan thì cấu dạng B lại là cấu dạng chủ yếu (22% A và 78% B). Giải thích lý
do.

Bài 24: Giải thích


1. Xiclobutan là phân tử không phẳng, trong khi dẫn xuất oxy của nó là oxetan lại
phẳng

8
2. Giải thích tại sao trong dẫn xuất 1 lần thế của xiclohexan (C6H11X) với X là CN và
-C≡CH thì đồng phân a và e có hàm lượng bằng nhau (50 – 50).

Bài 25: Chất nào trong số 2 chất sau đây phản ứng nhanh hơn với NaBH4? Giải thích.
(Biết rằng NaBH4 khử nhóm C=O thành CHOH)

Bài 26:
1. Vẽ cấu dạng bền nhất của cis-1,1,3,4-tetrametylxiclohexan
2. Cho biết chất nào trong số 2 chất sau đây có momen lưỡng cực lớn hơn (Gợi ý:
Xét tất cả các cấu dạng có thể có của mỗi cấu trúc phẳng)

Bài 27:
1. Xét quá trình quay quanh trục C – N sau đây trong các amit. Năng lượng quan sát
được của quá trình này là 20 kcal/mol. Giải thích

2. Đối với N,N-dimetylfomamit thì các tính toán xác định năng lượng trong pha khí
cho kết quả là 19,4 kcal/mol thấp hơn 1,5 kcal/mol nếu tiến hành xác định trong
dung dịch. Liệu cách giải thích ở câu (i) có thể áp dụng cho trường hợp này hay
không ? Giải thích

9
Bài 28:
Các hợp chất propellan là các hợp chất có khả năng phản ứng rất cao do sức
căng rất lớn, và các phản ứng này luôn xảy ra theo hướng bẻ gãy liên kết cacbon –
cacbon trung tâm. Các kết quả thực nghiệm đã cho thấy [1.1.1]propellan có khả năng
phản ứng thấp hơn [2.2.1]propellan và [2.1.1]propellan như kết quả được trình bày ở
hình dưới. Tính năng lượng liên kết C – C trung tâm trong các propellan này và cho biết
kết quả này có thể được dùng để giải thích mối quan hệ về khả năng phản ứng của các
propellan được không ? Biết năng lượng liên kết C – H trong tất cả các trường hợp là -
104 kcal/mol.

Bài 29:
Giải thích tại sao đối với axetandehit cấu dạng bền nhất là cấu dạng mà ở đó nhóm
C = O nằm ở vị trí che khuất với liên kết C – H trong nhóm CH3 mà không phải là cấu
dạng xen kẽ như trong hình vẽ sau:

Bài 30:
1. Nhiệt hydro hóa của bixiclo[2.2.2]octa-2-en và bixiclo[2.2.2]octa-2,5-dien lần lượt
là 28,2 và 56,2 kcal/mol. Tuy nhiên điều bất ngờ là nhiệt hydro hóa của
bixiclo[2.2.2]octa-2-en lại cao hơn xiclohexen (27,1 kcal/mol). Hãy giải thích tại sao
đó là điều bất thường và thử đề nghị một phương án giải thích điều bất thường
này.
2. Đối với vòng xiclohexan một nhóm thế sẽ có sự chuyển đổi cấu dạng sau đây:

Với A = -∆G = -RTlnK là giá trị năng lượng của sự cân bằng cấu dạng.
Hãy giải thích một số vấn đề sau đây

10
a) Trong dung môi phân cực giá trị A của OH là 0,87, còn không phân cực là 0,52.
Điều tương tự cũng xảy ra với nhóm NH2 (phân cực 1,60, không phân cực 1,20)
b) Giá trị A của F (0,26), Cl (0,53), Br (0,50) và I (0,47).

Bài 31:
1. Trong điều kiện khống chế động học thì ancol nào trong các ancol sau sẽ chiếm
ưu thế ? Giải thích

2. Hợp chất 2,2,4,4 - tetrametylpentan rất khác thường do nó có góc C - C - C lớn


hơn trị số góc tứ diện. Cho biết cacbon nào đã bị biến đổi và độ lớn của góc là bao
nhiêu. Yếu tố nào làm thay đổi giá trị góc. Ngoài ra trong chất này có một góc liên
kết có trị số nhỏ bất thường. Đó là góc nào ?

Bài 32:
1. Xét các cấu dạng có thể có của 1- clobutan và chỉ rõ các cấu dạng bền hơn [chỉ
xét cấu dạng xen kẽ]
2. Campho là dẫn xuất bixicloxeton quan trọng nhất của nhóm camphan. Hãy xác
định các cấu trúc có thể có của hợp chất này

Bài 33: Vẽ công thức cấu tạo và cấu dạng bền nhất có chú thích lập thể của đồng phân
quang học (4aS, 5R, 8aR) của chất C:

11
Bài 34: Một axit cacboxylic có thể tồn tại dưới hai cấu dạng E và Z khác nhau về góc
giữa hai mặt phẳng xung quanh liên kết C–O. Các tính tóan lý thuyết gần đây cho thấy
rằng cấu dạng Z bền hơn 4.04 kcal/mol. Giả sử rằng pKa của axit fomic bằng 3.77, tính
pKa của cấu dạng E của axit này và dựa vào tính toán ở trên, cho biết cặp e không liên
kết nào trong anion cacboxylat có tính bazơ cao hơn? Gần đúng ∆G = 1,4 pK kcal/mol.

Bài 35: Thủy ngân (II) axetat là một tác nhân oxy hóa nhẹ nhàng có thể oxy hóa hai muối
amin bậc bốn I và II để tạo thành cation iminium tương ứng Ia và IIa:

Một điều thú vị là tốc độ của phản ứng oxy hóa I nhanh gấp 13 lần so với tốc độ của phản
ứng oxy hóa II: kI/kII = 13/1. Giải thích kết quả này.

Bài 36: Sự tương tác của các nhóm thế trong các hợp chất mạch hở có thể được mô tả
bằng việc sử dụng mô hình mạng lưới kim cương:

12
1. Trong cấu trúc của gauche butan (cấu dạng xen kẽ kề), có hai hydro tương tác
đẩy lẫn nhau tương đối mạnh hơn so với các cặp hydro bất kỳ khác (năng lượng
tương tác ~ 0.9 kcal/mol), được gọi là tương tác butan bán lệch, hay 1,6-H,H. Dựa
vào mô hình trên, hãy chỉ ra cặp hydrogen đó.
2. Pentan cũng có các cấu dạng như sau:

a. Sử dụng mô hình mạng kim cương, hãy mô tả các cấu dạng trên của pentan.
b. Khoanh tròn các cặp hydro có tương tác 1,6-H,H (nếu có).
c. Trong cấu trạng syn-pentan, có một cặp hydro có tương tác mạch hơn rất nhiều
so với tương tác 1,6-H,H. Cặp hydrog này có quan hệ là 1,7 (năng lượng tương
tác ≥ 1.5 kcal/mol). Khoanh tròn cặp hydro nói trên.
3. trans-1-(metyl)etyl-2-metylxiclohexan có hai cấu dạng chủ yếu là dieq và diax.
a) Vẽ hai cấu dạng nói trên sao cho không tồn tại tương tác 1,7-H,H.
b) Đánh dấu các cặp hydrog có tương tác 1,6-H,H.
c) Với giả thiết mỗi tương tác 1,6-H,H đóng góp khoảng 0.9 kcal/mol vào năng
lượng tự do của mỗi cấu dạng. Hãy tính tỷ số nồng độ giữa hai cấu dạng trên.
4. Phản ứng tách loại Hoffmann có thể sử dụng lý luận của tương tác 1,7-H,H để giải
thích sự chọn lọc của sản phẩm anken ít nhóm thế. Giải thích sự chọn lọc trong
phản ứng dưới đây:

13
Bài 37: Ozon phân một tecpen A (C10H16) CH3 C CH2 CH CH CH2 CH O
thu được B có cấu tạo như hình bên:
O C
Hidro hóa A với xúc tác kim loại tạo ra hỗn H3C CH3
hợp sản phẩm X gồm các đồng phân có
công thức phân tử C10H20.
a) Xác định công thức cấu tạo của A.
b) Viết công thức các đồng phân cấu tạo trong hỗn hợp X.
c) Viết công thức lập thể dạng bền của các đồng phân trong hỗn hợp X.

Bài 38: Styryllacton được phân lập từ thực vật có công


thức (hình bên). Vẽ cấu dạng bền nhất những cặp đồng
phân đối quang và gọi tên styryllacton theo danh pháp
IUPAC.

Bài 39:
1. Hòa tan 1 mol axit cinnamic (C6H5CH=CH-COOH) Y vào axit sunfuric ở 25 oC thì
thu được dung dịch có thành phần không đổi là 0,75 mol Y và 0,25 mol đồng phân
hình học của nó. Hãy tính gần đúng sự chênh lệch về năng lượng biểu thị độ bền
tương đối của hai đồng phân nói trên. Đề nghị công thức cấu trúc của Y và viết cơ
chế phản ứng đồng phân hóa nó.
2. Đối với axit 3-phenylpropanoic năng lượng của cấu dạng mà Ph và COOH che
khuất nhau cao hơn so với cấu dạng mà Ph và COOH lệch nhau (syn); cấu dạng
mà Ph và H che khuất nhau; cấu dạng mà Ph đối diện với COOH (anti) lần lượt là
15,0; 3,5; 18,5 kJ/mol.
a) Hãy vẽ giản đồ năng lượng cho sự chuyển đổi các cấu dạng nói trên.
b) Dùng giản đồ năng lượng (dữ liệu lấy từ 1 và 2), hãy giải thích vì sao ở điều kiện
thường, các cấu dạng của axit 3-phenylpropanoic dễ dàng tự chuyển đổi cho nhau,
còn hai đồng phân nói trên của Y thì không tự chuyển đổi cho nhau được, mặc dù
sự chênh lệch về năng lượng giữa chúng là khá nhỏ.

Bài 40: Xicloocta-1,3,5,7-tetraen (COT) được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1911. Khi
tương tác với kali, COT nhận thêm 2 electron theo kiểu cộng 1,4 và trở thành đianion với
2 nguyên tử cacbon mang điện tích âm, kí hiệu là [COT]2-. Phương pháp nhiễu xạ tia X
cho thấy COT có cấu trúc không phẳng, khoảng cách giữa các nguyên tử cacbon cạnh

14
nhau lần lượt là 1,33 và 1,46 Å.Trong khi đó, đianion [COT]2- có cấu trúc phẳng, khoảng
cách giữa các nguyên tử cacbon cạnh nhau đều bằng 1,41 Å.
1.Hãy vẽ cấu trúc dạng ghế và cấu trúc dạng thuyền của COT. So sánh độ bền của hai
cấu trúc này và giải thích.
2.Vẽ công thức cấu tạo của [COT]2-. Vì sao nó có cấu trúc phẳng và có các cạnh dài như
nhau?

Bài 41: Nateglinide được dùng để điều trị bệnh tiểu đường, có công thức cấu tạo như
sau :

CH3

H CH3
N

O
O OH
Nateglinide

Trong đó, nguyên tử carbon bất đối ở cấu hình (R), hai nhóm thế trên xiclohexan ở cấu
hình trans. Hãy biểu diễn cấu dạng của nateglinide.

Bài 42: Cho một hợp chất sau:

Hãy biểu diễn cấu trúc lập thể của hợp chất trên với điều kiện có khả năng tạo vòng
lactone.

Bài 43: Cho biết chất nào thơm trong số các chất sau đây

15
l) Carbocation sinh ra trong phản ứng giữa

m) Anion sinh ra trong phản ứng giữa

Bài 44: Chất nào có momen lưỡng cực lớn nhất trong số các chất sau:

Bài 45: Vẽ công thức cộng hưởng cho các chất sau

Bài 46: Cho biết chất nào bền hơn trong hai cặp chất sau đây và giải thích.

16
Bài 47: Hóa lập thể trong dược phẩm
1. Hãy xác định nhóm thế nào có độ hơn cấp cao hơn trong số các nhóm sau đây:

O
SCH3 P(CH3)2 O

CH3

CCl3 CH2Br

2. Chất pseudoephedrin 1 là một thành phần thường gặp


trong các loại thuốc trị cảm lạnh (chẳng hạn thuốc xịt mũi).
Công thức của chất này được cho ở hình bên.
a) Hãy đánh dấu * vào các nguyên tử carbon bất đối và xác
định cấu hình R, S của các tâm bất đối này.
b) Hãy vẽ công thức chiếu phối cảnh (dạng xen kẽ), công
thức Newman và công thức chiếu Fischer của hợp chất 1.
3. Khi tiến hành oxy hóa chất 1 bằng permanganat trong môi trường axit thu được
chất kích thích Methcathinon 2 trong đó nhóm OH được thay bằng C=O.

a) Vẽ cấu trúc lập thể của 2 và viết phương trình phản ứng xảy ra (có hệ số rõ ràng
cho các chất tham gia và các sản phẩm thu được).
b) Tiến hành khử hóa Methcathinon 2 bằng LiAlH4 thu được chất 3 là đồng phân lập
thể không đối quang của chất 1. Hãy xác định cấu trúc lập thể của chất 3 và thử
đưa ra lời giải thích tại sao sản phẩm chính là chất 3 mà không phải là chất 1.

17
Bài 48: Hóa lập thể các hợp chất tự nhiên.
1. Carvon là một tinh dầu khá phong phú trong tự nhiên. Nó tồn tại ở hai dạng đồng
phân R và S, trong đó đồng phân R có mùi bạc hà, còn đồng phân S có mùi tinh
dầu caraway. Hãy vẽ công thức hai đồng phân này, biết rằng bộ khung carvon như
hình dưới.
2. Camphor là dẫn xuất bixicloxeton quan trọng nhất của nhóm camphan. Bột
camphor (long não) được sử dụng làm chất khử trùng, hoặc chất chống côn trùng.
Trong y dược, camphor được làm như là thuốc chống ngứa, hoặc ngăn chặn tổn
thương do côn trùng cắn. Long não dễ dàng hấp thụ qua da tạo cảm giác mát như
dầu bạc hà (menthol), có tác dụng gây tê và khử trùng cục bộ. Trong thực phẩm,
Camphor còn dùng làm như một chất tạo hương.
a) Xác định số đồng phân quang học camphor có thể có và đọc tên camphor theo
danh pháp IUPAC.
b) Tuy nhiên trong thực tế camphor chỉ có một cặp đối quang. Hãy vẽ cấu dạng của
cặp đối quang này nếu biết rằng chúng đều tồn tại vòng sáu cạnh dạng ghế

3. Hòa tan 1 mol axit xinamic C6H5CH=CH-COOH (thành phần chính gây nên mùi
hương đặc trưng của quế) Y vào axit sunfuric ở 25 oC thì thu được dung dịch có
thành phần không đổi là 0,75 mol Y và 0,25 mol đồng phân hình học của nó. Xác
định Y là đồng phân cis hay trans và tính sự chênh lệch năng lượng giữa hai đồng
phân này.
4. Axit cysteic HO3SCH2CH(NH2)COOH và serin HOCH2CH(NH2)COOH là các
aminoaxit thành phần của keratin (protein trong tóc người). Biết rằng trong thiên
nhiên cả hai hợp chất này đều ở dạng L. Hãy xác định cấu hình R/S đối với serin
và axit cysteic.
5. Trong quá trình tìm kiếm các hợp chất kháng sinh có hiệu quả thì các nhà khoa
học đã cô lập được hợp chất myncomixin (C13H10O2) có trong một số loài nấm.
Biết hợp chất này có tính quang hoạt và có mạch thẳng. Hãy vẽ ít nhất MỘT cấu
trúc thỏa mãn cả hai điều kiện này.

18
Bài 49: Những vấn đề về cấu dạng.
1. Đối với axit 3-phenylpropanoic năng lượng của cấu dạng mà Ph và COOH che
khuất nhau cao hơn so với cấu dạng mà Ph và COOH lệch nhau (syn); cấu dạng
mà Ph và H che khuất nhau; cấu dạng mà Ph đối diện với COOH (anti) lần lượt là
15,0; 3,5; 18,5 kJ/mol. Hãy vẽ giản đồ năng lượng cho sự chuyển đổi các cấu dạng
nói trên.
2. Xếp theo thứ tự tăng dần sức căng vòng với ba hệ thống: xiclopropan, oxiran và
aziridin

19
Tính axit - bazơ
Bài 1: Sắp xếp sự tăng dần tính bazơ (có giải thích) của các chất trong từng dãy sau:
a) CH3-CH(NH2)-COOH, CH2=CH-CH2-NH2, CH3-CH2-CH2-NH2, CHºC-CH2-NH2 .
b) -NH-CH3 , -CH2-NH2 , C6H5-CH2-NH2, p-O2N-C6H4-NH2

Bài 2: Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần tính axit của các chất trong trong dãy
sau:
a) Axit: benzoic, phenyletanoic, 3-phenylpropanoic, xiclohexyletanoic, 1-metylxiclohexan-
cacboxylic.
b)
COOH COOH CH2COOH

; ; ;
N COOH N
(A) (B) (C) (D)

Bài 3:
a) Tính bazơ của một số hợp chất chứa nitơ có cấu tạo tương tự được cho như sau:
Hợp chất Cấu tạo pKa Hợp chất Cấu tạo pKa
Piridin 5,17 Anilin NH2 4,58
N

Pirol H 0,40 Xiclohexylamin NH2 10,64


N

Pirolidin H 11,20 p-Aminopiridin NH2 9,11


N
N

Morpholin 8,33 m-Aminopiridin NH2 6,03


O NH

Piperidin 11,11
NH

20
So sánh và giải thích sự khác biệt trong tính bazơ của mỗi cặp sau:
(i) Piperiđin / piridin
(ii) Piridin / pirol
(iii) Anilin / xiclohexylamin
(iv) p – aminopiridin / piridin
(v) morpholin / piperidin

Bài 4: Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần tính axit của các hợp chất sau:
CH3CH2COOH ; CH3CH2CH(CH3)OH ; CH3CHBrCOOH ; CH3CH2NH2

Bài 5: Axit fumaric và axit maleic có các hằng số phân ly nấc 1 (k1), nấc 2 (k2). Hãy so
sánh các cặp hằng số phân ly tương ứng của hai axit này và giải thích.

Bài 6: Trong thiên nhiên tồn tại axit tenic (HT) có cấu tạo như sau:

Có phản ứng HT + NaOH = NaT + H2O. Hãy biểu diễn các dạng tồn tại của T- và so sánh
tính base của chúng

Bài 7: Giải thích các hiện tượng sau đây


1. Tính axit của hợp chất sau mạnh hơn axit nitric.

2. Tính bazơ của chất B mạnh hơn A

21
3. Tetrametyl guanidin (pKa ≈ 12,00) là một bazơ mạnh hơn N,N-dimetyl

axetamit (pKa ≈ 0,50) rất nhiều

Bài 8:
1. Hãy chọn ra nguyên tử N có tính bazơ mạnh nhất trong hai hợp chất A và B sau đây
và giải thích

2. Có các giá trị pKa: 4, 7, 9, 10 và 11. Hãy cho biết giá trị nào ứng với công thức nào và
giải thích

Bài 9:
1. So sánh tính axit của những hợp chất sau đây, lần lượt trong môi trường axit và
môi trường bazơ:
(CH3CH2)2NCH2CH2COOH, H2NCH2COOH, O2NCH2CH2COOH.
2. Axit axetic có pKa = 4,8 trong nước và 10,3 trong etanol, trong khi đó ion anilinium
(C6H5NH3+) có pKa = 4,6 trong nước và 5,7 trong etanol. Giải thích sự khác biệt
lớn về pKa trong trường hợp của acid axetic.

22
3. Xiclopropyl phenyl xeton (pK = 28,2) lại có tính axit kém hơn axetophenon (pK =
24,7).
4. Việc gắn thêm vòng benzen làm giảm pK của inden, fluoren so với xiclopentadien.

Bài 10:
Thực nghiệm đã chứng minh rằng tính axit của p-nitrophenol mạnh hơn p-
xianophenol. Tuy nhiên nếu gắn thêm hai nhóm thế nitro vào vị trí 3 và 5 của hai chất thì
thấy một sự thay đổi kì lạ về tính axit, cụ thể với hai chất mới là:

Thì các kết quả thực nghiệm lại cho thấy pKa(1) < pKa(2). Kết quả này ngược lại so
với thứ tự các chất ban đầu. Rõ ràng nếu cùng thêm hai nhóm thế vào hai chất thì sự
biến đổi tính axit của chúng phải như nhau, vậy tại sao lại xảy ra nghịch lí này?
a) Hãy đưa ra một giải thích cho nghịch lí trên
b) Nếu thay vì gắn thêm hai nhóm thế nitro vào vị trí 3 và 5 của hai chất mà ta lại thay
bằng hai nhóm thế xiano thì có thể dự đoán gì về sự khác biệt tương đối giá trị
pKa của hai chất mới? Tại sao?

Bài 11: Hãy dự đoán và so sánh tính axit của các nguyên tử hiđro-alpha của hai lacton A
và B. Giải thích.

23
.

Bài 12: Hãy cho biết sự khac biệt về tính base giữa t – BuOK và MeOK. Trong
dimetylsunfoxide (DMSO) và hexametylphotphoramide (HMPA) thì chất nào thể hiện tính
base mạnh hơn.

Bài 13: Vitamin C có cấu trúc như hình bên, Biết nó là một axit hai
chức với trị pKa lần lượt là 4,2 và 11,6. Hãy lập luận chỉ ra hai giá
trị này ứng với nhóm chức nào trong Vitamin C.

Bài 14: So sánh tính axit trong các dãy sau:


i) Penta-2,4-đion[a] và etanol[b]
ii) Axit б-bromvaleic[c] và axit 4-brombixiclo[2.2.2]octancacboxylic[d]

Bài 15:
1. Cho các hợp chất sau: HOCH2CHOOH (A); BrCH2CHOOH (B); CH3COOH (C);
CH3NHCH2COOH (D); NH2CH2COOH (E). Hãy so sánh khả năng phân ly proton
H+ của nhóm –COOH trong các trường hợp sau theo thứ tự giảm dần khả năng
phân ly.
a) Trong dung môi nước.
b) Trong dung dịch đệm có pH = 3.
2. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ của các hợp chất sau và giải thích ngắn
gọn.
H3 C NH2 H3 C NH2
NH NH2
NH2 NH

O2N NO2 O2N


O2N NO2
CN (F)
(A) NO2 (B) (C) (D) (E)

24
Bài 16: Khi khảo sát cấu tạo của một hợp chất X (C14H18N2) có hai nhóm dimetylamino
bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân thì ngoài các proton của nhóm metyl
người ta chỉ thu được ba tín hiệu proton của vòng thơm.
Chất X này có một tính chất hết sức đặc biệt là nó có thể deproton hóa phenol một
cách hoàn toàn ở nhiệt độ thường nhưng không hề tương tác với dinitrometan mặc dù
chất này có tính axit cao hơn phenol.
a) Xác định CTCT X
b) Giải thích tính chất kỳ lạ của X

Bài 17: Các nhóm thế ankyl thường làm tăng tính bazơ (tăng pKa) các dẫn xuất thế của
piridin nhưng với dẫn xuất 2,6 – di – t – butylpiridin trong các dung môi khác nhau thì lại
cho kết qủa như sau:
Metanol 20% Etanol 20% 2-propanol 20%
Piridin 5,12 5,09 4,96
2-t-butylpiridin 5,65 5,61 5,56
2,6-di-t-butylpiridin 5,06 4,81 4,61
Tại sao khi thêm một nhóm tert-butyl vào lại làm giảm tính bazơ ?

Bài 18: So sánh các giá trị pKa2 và đọc tên IUPAC của 3 axit: Fumaric (F), Maleic (M) và
Squaric (S) có công thức và trị pKa cho như sau:

Bài 19: Histidin và histamin có công thức cấu tạo lần lượt như sau:

25
N N
CH2 CH COOH CH2 CH2 NH2
N N
NH2
H H

a. Vẽ lại công thức của histidin và khoanh tròn nguyên tử nitơ biểu hiện tính bazơ, rồi tính pKa
của trung tâm bazơ này. Biết rằng, pHI= 7,58; pK1= 1,82; pK2= 9,17.
b. So sánh tính bazơ của nguyên tử nitơ trong các nhóm –NH2, –NH– và =NH– của histamin.
Khi thay thế nhóm –NH2 của histamin bằng nhóm –NHC(=S)NH2 và bằng nhóm –
NHC(=NH)NH2 thì tính bazơ của các nhóm –NH2, –NHC(=S)NH2 và –NHC(=NH)NH2 biến đổi
như thế nào? Sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần tính bazơ.

Bài 20: Axit puberulic là chất kháng sinh có trong một loài nấm, vừa có tính axit vừa có
tính bazơ. Hãy giải thích tính axit và tính bazơ của axit puberulic.
OH
HOOC
Axit puberulic
O

HO OH

Bài 21:
1. Metyl da cam là chất chỉ thị màu axit-bazơ có công thức:
1 2 3
(H3C)2N N N SO3Na

Cho biết nguyên tử N nào có tính bazơ mạnh nhất ? Giải thích.

2. Pentapeptit X: Lys-Val-His-Glu-Met có một dãy các pKa là: 2,3 – 4,3 – 6,0 – 9,0 –
10,5.

26
Đặt các giá trị pKa bên cạnh các nhóm chức thích hợp của X

Bài 22: Cho các công thức sau:


COOH COOH CH2COOH

2
N CH2CHNH2COOH

N COOH N N1
(A) (B) (C) (D) (E)

a. Sắp xếp các chất A, B, C, D theo trình tự tăng dần tính axit. Giải thích.
b. Trong số hai nguyên tử N dị vòng của E, nguyên tử nào có tính bazo mạnh hơn.Giải
thích.

Bài 23:
Hợp chất 7,9-đihiđro-1H-purin-2,6,8(3H)-trion hay còn được gọi là axit uric là một sản
phẩm chuyển hóa protein của DNA và RNA, nó sẽ bị tích tụ trong máu khi quá dư thừa
hoặc khi bài tiết kém và sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh Gút. Cấu tạo của axit uric được
xác định như sau:

Axit uric có giá trị pKa ở nấc thứ nhất là 3,89. Tuy nhiên có một điều "kì lạ" rằng trong
phân tử axit này có đến 4 nguyên tử nitơ, vậy tại sao nó không thể hiện tính chất của một
bazơ như các amin khác ?

27
Bài 24:
1. Tính axit của cuban cao hơn xiclobutan, và còn hơn cả xiclopropan.
2. Các ion kim loại như Zn2+, Ni2+ và Cu2+ làm tăng tốc độ enol hóa 2-axetylpyridin
trong bazơ. Giải thích.
3. Trong nước phenol có pK = 10, còn axit axetic có pK = 4. Tuy nhiên trong pha khí
tính axit của hai chất này lại gần như nhau.

Bài 25:
Hợp chất sau là một “superbase”. Vậy đâu là lý do cho tính base cao bất thường của nó?

Bài 26:
Khi khảo sát cấu tạo của một hợp chất X (C14H18N2) có hai nhóm dimetylamino
bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân thì ngoài các proton của nhóm metyl
người ta chỉ thu được ba tín hiệu proton của vòng thơm.
Chất X này có một tính chất hết sức đặc biệt là nó có thể deproton hóa phenol một
cách hoàn toàn ở nhiệt độ thường nhưng không hề tương tác với dinitrometan mặc dù
chất này có tính axit cao hơn phenol.
a) Xác định cấu trúc X.
b) Giải thích tính chất kỳ lạ của X

Bài 27:
1. Có ba hợp chất: A, B và C

28
HO C HO C C
O CH3 CH3 CH3
O OH O
A B C

a) Hãy so sánh tính axit của A và B.


b) Hãy so sánh nhiệt độ sôi và độ tan trong dung môi không phân cực của B và C.
2. Cho 3 dị vòng (hình bên). Hãy sắp xếp các dị vòng N
theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi; tăng dần tính bazơ N N N
của các nhóm –NH. Giải thích. H H H
A B C

3. Sắp xếp theo trình tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy của purin, benzimiđazol và
inđol:
N N
N

N NH NH NH
Purin Benzimi®azol In®ol
4. Pentapeptit X: Lys-Val-His-Glu-Met có một dãy các pKa là: 2,3 – 4,3 – 6,0 – 9,0 –
10,5. Hãy đặt các giá trị pKa bên cạnh các nhóm chức thích hợp của X.

Bài 28: Giải thích các vấn đề sau đây:


1. Hợp chất A tồn tại chủ yếu ở dạng enol B
2. Hợp chất C là một hợp chất thơm
3. Dẫn xuất D dễ mất Br- để tạo thành carbocation hơn dẫn xuất E

29
4. Xiclopentadien F có tính axit cao hơn inden G

Bài 29: Giải thích hướng phản ứng.


1. Phản ứng thế vào nhân benzen của toluen chủ yếu cho sản phẩm ở vị trí số 2 và
4 so với nhóm CH3. Người ta cho rằng hướng phản ứng này ưu tiên do trung gian
tạo thành ở vị trí số 2 và 4 ổn định hơn so với trung gian ở vị trí 3.

a) Sử dụng các công thức cộng hưởng đối với các trung gian thu được, hãy chứng
minh vị trí số 2 và 4 luôn ưu tiên hơn so với vị trí 3.
b) Nếu thay nhóm metyl ban đầu bằng nhóm tert-butyl thì chủ yếu sẽ thu được sản
phẩm ở vị trí nào. Giải thích.
2. Đối với azulen tùy tác nhân dương điện hay âm điện mà cho các sản phẩm ở
những vòng khác nhau.

30
Ôn tập cuối chương
(không có đáp án)
Bài 1
Ankaloit (alkaloid) là những amin hữu cơ chứa dị vòng nitơ có nguồn gốc thiên nhiên.
Các ankaloit thường được tìm thấy ở các loài thực vật, đôi khi là ở cả động vật và nấm.
Nhiều loại ankaloit gây ra tác động dược lí học lên cơ thể người và động vật, đặc biệt là
hệ thần kinh. Sau đây là công thức cấu tạo của một số loại ankaloit có nhiều ứng dụng.

morphin spartein đihiđroquinidin


Xác định các nguyên tử cacbon bất đối trong các phân tử ankaloit trên.
Xác định cấu hình tuyệt đối của các nguyên tử cacbon bất đối đã tìm ra ở câu a.

Bài 2
Erythromixin là một loại thuốc kháng sinh có công thức cấu tạo như sau:

Phân tử erythromixin có bao nhiêu nguyên tử cacbon bất đối? Trong phân tử có chứa
những loại nhóm chức nào?

31
Bài 3
Axit cholic là một loại axit mật (bile acid), tồn tại ở dạng tinh thể không tan trong nước
(tan trong rượu và dấm). Axit cholic được tìm thấy trong sỏi mật của người, có cấu trúc
như sau:

Hãy vẽ cấu dạng bền nhất của axit cholic biết rằng các vòng 5 và 6 có cấu dạng ghế.

Bài 4
Hai hợp chất N,4-đimetylpiperiđin (A) và quinucliđin-2-on (B) khi tác dụng với dung dịch
clohiđric loãng thì chất A gần như không tan, trong khi đó chất B tan tương đối tốt. Giải
thích sự khác nhau này.

Bài 5
Hãy cho biết tại sao metylxiclohexan thì cấu dạng tồn tại chủ yếu là cấu dạng e
(equatorial) trong khi với xianoxiclohexan thì hai cấu dạng e và a (axial) dễ dàng chuyển
hóa lẫn nhau?

Bài 6
Giải thích tại sao tốc độ của phản ứng sau lại tăng lên từ n = 3 → 4 và giảm từ n = 4 →
8

32
Bài 7
Xác định cấu hình tuyệt đối (theo danh pháp R/S) của các nguyên tử cacbon bất đối
trong các cấu trúc sau đây.
OH
HO H
CH2 NH 2
HO

Me
Cl Br
Et

CMe3 Ph CMe3

H Ph
Ph CMe3 H

H
CH 3

O
H

Bài 8
Hai chất 1 và 2 có pKa tương ứng là 8.0 và 5.0.

Hãy so sánh và giải thích tính bazơ của các nguyên tử nitơ trong hai chất trên.

33
Bài 9
Thực nghiệm đã chứng minh rằng tính axit của p-nitrophenol mạnh hơn p-xianophenol.
Tuy nhiên nếu gắn thêm hai nhóm thế nitro vào vị trí 3 và 5 của hai chất thì thấy một sự
thay đổi kì lạ về tính axit, cụ thể với hai chất mới là:

Thì các kết quả thực nghiệm lại cho thấy pKa (1) > pKa (2). Kết quả này ngược lại so với
thứ tự các chất ban đầu. Rõ ràng nếu cùng thêm hai nhóm thế vào hai chất thì sự biến
đổi tính axit của chúng phải như nhau, vậy tại sao lại xảy ra nghịch lí này?
Hãy đưa ra một giải thích cho nghịch lí trên.
Nếu thay vì gắn thêm hai nhóm thế nitro vào vị trí 3 và 5 của hai chất mà ta lại thay
bằng hai nhóm thế xiano thì có thể dự đoán gì về sự khác biệt tương đối giá trị pKa của
hai chất mới? Tại sao?

Bài 10
Giải thích sự khác nhau về tính axit của hai hợp chất:

O
O OH
OH
1 2

Bài 11
Cho các chất CH3COCH3 (A), CH3COCH2COOEt (B), CH3COCH2COCH3 (C). Đối với
cân bằng enol hoá của chúng, giá trị pKe lần lượt là 8,33 ; 1,00 và - 0,41. Đối với sự
phân li của nhóm OH enol của chúng, giá trị pKa (OH) lần lượt là 10,94; 10,00 và 9,41.
Phân tích nguyên nhân làm giảm pKe và pKa (OH) từ A đến C.
Hãy tính giá trị pKa (CH) đối với sự phân li nguyên tử H linh động nhất thuộc liên kết C –
H của từng hợp chất A, B và C.
Dùng các dấu lớn hơn (>) hoặc nhỏ hơn (<) và các số liệu có được hãy dự đoán
khoảng giá trị của pKe , pKa (OH), pKa (CH) của EtOOCCH2COOEt (D).

34
Bài 12
Khi khảo sát cấu tạo của một hợp chất X (C14H18N2) có hai nhóm đimetylamino bằng
phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân thì ngoài các proton của nhóm metyl người
ta chỉ thu được ba tín hiệu proton của vòng thơm. Chất X này có một tính chất hết sức
đặc biệt là nó có thể đeproton hóa phenol một cách hoàn toàn ở nhiệt độ thường nhưng
không hề tương tác với đinitrometan mặc dù chất này có tính axit cao hơn phenol.
Xác định CTCT X.
Giải thích tính chất kỳ lạ của X.

Bài 13
Vitamin C có cấu trúc như hình bên, Biết nó là một axit hai chức với trị pKa lần lượt là
4,2 và 11,6. Hãy lập luận chỉ ra hai giá trị này ứng với nhóm chức nào trong Vitamin C.
HO OH

HO
O
HO

Bài 14
Hợp chất 7,9-đihiđro-1H-purin-2,6,8(3H)-trion hay còn được gọi là axit uric là một sản
phẩm chuyển hóa protein của DNA và RNA, nó sẽ bị tích tụ trong máu khi quá dư thừa
hoặc khi bài tiết kém và sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh Gút. Cấu tạo của axit uric
được xác định như sau:

Axit uric có giá trị pKa ở nấc thứ nhất là 3,89. Tuy nhiên có một điều "kì lạ" rằng trong
phân tử axit này có đến 4 nguyên tử nitơ, vậy tại sao nó không thể hiện tính chất của
một bazơ như các amin khác?

35
Bài 15
Hãy dự đoán và so sánh tính axit của các nguyên tử hiđro-α của hai lacton A và B. Giải
thích.

Bài 16
Hợp chất bromđizirin 1 dễ mất ion bromua để tạo cation hơn bromxiclopropan 2. Giải
thích.

Bài 17
Giải thích các hiện tượng sau:

Tetrametyl guaniđin (pKa ≈ 12,00) là một bazơ mạnh hơn N,N-đimetyl

axetamit (pKa ≈ 0,50) rất nhiều.


Benzen sunfonic PhSO3H là một axit cực mạnh (pKa ≈ -6,00) trong khi axit benzoic là
một axit yếu.

Axit 1,1,1-bixiclopentancacboxylic mạnh hơn hơn axit 2,2-đimetylpropanoic.

Bài 18
Dự đoán và lập luận về chiều chuyển dịch chính của cân bằng xeto-enol sau:

36
Bài 19
Trong hai chất xiclopentan-1,3-đion và xiclopenten-3,5-đion thì hợp chất nào có khả
năng enol hóa mạnh hơn? Tại sao?

Bài 20
Trong dung dịch nước thì hợp chất carbonyl tồn tại ở hai dạng chủ yếu, một là dạng
oxo và dạng thứ hai là gem-điol tồn tại đồng thời với dạng oxo tạo thành một cân bằng
động như sau:

(K: hằng số cân bằng)


Tại sao cloral CCl3CHO lại có hằng số K lớn hơn anđehit axetic CH3CHO rất nhiều
trong khi các nguyên tử Cl gây án ngữ không gian lớn hơn các nguyên tử H.
Tại sao xiclopropanon trong dung dịch nước lại tồn tại chủ yếu ở dạng gem-điol hơn.

Bài 21
Sắp xếp các giá trị pKb1, pKb1 và pKb3 sau đây theo chiều tăng dần. Giải thích.

37
Bài 22
So sánh momen lưỡng cực μ của các cặp chất sau:

O
O

A B

C D

Bài 23
Xác định số electron π trong mỗi phân tử sau đây:

38
Hãy cho biết trong các hợp chất trên thì hợp chất nào thơm-không thơm-phản thơm.
Tại sao?

Bài 24
Pentaxen là một chất bán dẫn hữu cơ.
Tính xem có bao nhiêu công thức cộng hưởng electron π trong pentaxen.
Rút ra kết luận có bao nhiêu cấu trúc cộng hưởng electron π đối với chất tương đồng T

pentaxen 99

Bài 25
4-Isopropyltropolon là một hợp chất thơm không giống benzen. Nó được giáo sư T.
Nozoe, trường Đại Học Quốc Gia Đài Loan tách từ các cây bách tại Đài Loan do vào
năm 1938.

Vẽ cấu trúc cộng hưởng để minh họa tính thơm của C.


Ba mol tropolon C có thể tác dụng vớimột mol sắt(III) axetylaxetonat [Fe(acac)3] để hình
thành một phức có màu đỏ. Cho biết cấu trúc của hợp chất phức đó.

39
Cấu tạo của [Fe(acac)3] như sau:

Bài 26
Phân tử porphin là phân tử đơn giản nhất trong họ chất porphyrin. Trong cấu trúc của
nỏ tồn tại 4 vòng pirol đạt tới trạng thái phẳng hoàn toàn. Tất cả các nguyên tử cacbon
và nitơ đều lai hóa sp2. Trong cấu trúc này ta còn tìm thấy hệ thống nối đôi liên hợp.
Khung liên kết σ của porphin được miêu tả dưới đây:

Có bao nhiêu electron tham gia vào hệ thống nối đôi liên hợp? Phân tử này có thơm
không? Vẽ hoàn chỉnh cấu trúc porphin trong đó chỉ rõ các liên kết đôi tạo thành hệ
thống liên hợp.

Bài 27
Cho biết trong hai hệ thống vòng sau đây hệ thống nào bền vững ? Giải thích

Bài 28
So sánh pKa của các cặp axit sau.

40
COOH COOH

Cl Cl
A B
COOH COOH

HOOC HOOC

Bài 29
So sánh và giải thích tính axit của hai hợp chất sau (số liệu cho trong hình là pKa):

Bài 30
Viết các công thức hỗ biến của các hợp chất sau:
a) NH2CONH2
b)
CONH2

N+
R

41
Cơ chế phản ứng - Tổng hợp hữu cơ
Bài 1: Đề nghị cơ chế phản ứng sau:

Bài 2: Đề nghị cơ chế phản ứng sau:

Bài 3: Cho biết sản phẩm nào đã được hình thành và cơ chế của phản ứng này:

Bài 4: Giải thích cân bằng sau ở 700oC. Biết C* là đồng vị cacbon-14
700o C
C6H5 – C* ≡ CH C6H5 – C ≡ C*H

Bài 5: Đề nghị cơ chế và sản phẩm của phản ứng sau:

Bài 6: Phản ứng tạo amin vòng xảy ra như sau:

42
a) Xác định cơ chế phản ứng
b) Giải thích kết qủa thực nghiệm sau đây
n Số cạnh của vòng k.104
1 3 6
2 4 0,08
3 5 5000
4 6 80
5 7 0,1
Bài 7: Đề nghị cơ chế và sản phẩm thích hợp cho phản ứng:

Bài 8: Khi xử lý axit salyxilic với dung dịch nước brom dư thì dễ dàng thu được
tribromphenol. Đề nghị cơ chế cho phản ứng này và liệu có thể trông đợi điều tương tự
với m- và p- hydroxibenzoic được không ?
Bài 9: Trong các hệ thống đa vòng có cầu nối thì các nguyên tử halogen ở đầu cầu có
thể tham gia phản ứng với AgNO3 để dẫn đến sự thay thế các halogen. Để kiểm tra điều
này thì người ta đã cho lượng dư 1-adamantyl clorua phản ứng với bạc nitrat trong etanol.
Sau khi phản ứng hoàn toàn thì người ta kiểm tra hỗn hợp phản ứng thấy có 80% 1-
adamantyl nitrat và 20% 1-etoxyadamantan. Tỉ lệ này hoàn toàn không phụ thuộc vào
nồng độ bạc nitrat. Từ những điểm này có thể rút ra được gì về cơ chế phản ứng ?
Bài 10: Đề nghị sản phẩm của phản ứng sau và giải thích bằng cơ chế phản ứng:

Bài 11: Khi đun hồi lưu furoyl clorua với NaN3 trong ancol tert-butylic rồi xử lý sản phẩm
thu được với 4 – brom – 2 – metylbut-1-en trong NaOH đặc để rồi cuối cùng nhiệt phân

43
sản phẩm mới sinh ra này thu được một chất có công thức cấu tạo như hình bên. Hãy
giải thích sự hình thành chất này bằng cơ chế phản ứng ứng với mỗi giai đoạn phản ứng
của đề bài:

Bài 12:
Tiến hành phản ứng giữa axit 2,2-dibromhexancacboxylic với 4 mol BuLi trong THF ở -
78oC thu được chất A rất hoạt động. Sau đó người ta thêm từng giọt benzen đã được
axit hóa (với sự có mặt của chất hút ẩm là silicagel) vào môi trường phàn ứng, tiếp theo
cho từng giọt chất lỏng B vào và đun nóng thì người ta phân lập được chất cuối có công
thức như sau. Đề nghị cơ chế của các phản ứng đã xảy ra

Bài 13:
1. Xác định các sản phẩm có thể thu được khi tiến hành dehydrat hóa chất sau

2. Đề nghị cơ chế phản ứng sau:

Bài 14: Đề nghị cơ chế của các phản ứng sau:

44
Bài 15: Giải thích các vấn đề sau:
a) Khi thế SE vào flobenzen lại cho chủ yếu sản phẩm ortho
b) Nitro hóa axitphenylboronic C6H5B(OH)2 cho 15% sản phẩm ortho và 85% sản
phẩm meta
c) Người ta có thể phân lập và nghiên cứu được cấu trúc của xicloheptan-2,4-6-trien-
1-on nhưng không thể làm được điều tương tự với xiclopentan-2,4-dien-1-on. Giải
thích
d) Khi sunfo hóa benzen bằng hỗn hợp H2SO4/SO3 thì ngoài sản phẩm chính ra
người ta còn thu được sản phẩm phụ là diphenyl sunfon (PhSO2Ph). Hãy giải thích
sự hình thành chất này
Bài 16: Đề nghị cơ chế các phản ứng sau:

45
d) Me3Si – CH2COOEt ¾¾ ¾
HCl
®
Bài 17: Đề nghị hóa lập thể các sản phẩm sau:

Bài 18:
a) Giải thích tại sao chất tri-tert-butyl cacbinol bị dung môi phân nhanh hơn nhiều
trong dung dịch axit so với ancol – tert butylic
b) Suy ra cấu hình tuyệt đối của (-) axit mandelic từ các thông tin sau:

46
Bài 19: Cho chất C6H10 tác dụng với HBr thì xảy ra sự chuyển vị tạo thành chất B. Cho
chất B tác dụng với t-BuOK / BuOH thu được C. Hydro hóa C thu được metylxiclopentan.
Oxy hóa C bằng KMnO4 trong kiềm ờ nhiệt độ thấp thu được hai đồng phân lập thể D và
E. Biết khi ozon phân C6H10 thu được xiclobutanon và CH3CHO. Xác định cấu trúc các
chất chưa biết.
Bài 20:
Chất F lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1874 bởi nhà Hóa học Đức Piter
Austen. Do tính chất hóa học thú vị của F nên nó sớm được đưa vào sản xuất trong công
nghiệp. Sơ đồ tổng hợp chất này như sau:
Cl2/FeCl3 2HNO3
A B
H2SO4/120°C EtOH, t° HNO3
E F
- HCl H2SO4
HNO3 Fe/HCl
C D
H2SO4/60°C
Biết trong F chỉ có hai loại proton và một trong hai loại đó có khả năng tham gia
phản ứng trao đổi với D2O
a) Xác định CTCT các chất từ A đến F
b) Đề nghị cơ chế phản ứng tạo thành E
Bài 21: Hoàn thành dãy phản ứng sau:
1.OH -
Na , NH3( l ) o
benzen ¾¾¾¾
® A ¾¾¾¾® B ¾¾¾¾¾
® C ¾¾¾
N2CHCO2 Et
Cu ,t
® D ¾¾¾¾¾ 2.SOCl2
KOH / NH 2 NH 2
®E
3.CH 2 N2 / Et3 N

Bài 22: Từ benzen và các chất hữu cơ cần thiết hãy đề nghị sơ đồ tổng hợp chất sau:

47
Bài 23: Đề nghị sơ đồ tổng hợp Prozac (một loại dược phẩm có tác dụng ức chế hoạt
động của hormon serotonin trong não).

Bài 24:
Ancol coniferylic được chiết ra từ cây thông có công thức phân tử C10H12O3 là một
chất không tan trong nước. Ancol này làm mất màu Br2/CCl4 tạo chất A (C10H12O3Br2).
Ozon phân chất này rồi khử tạo ra vanilin (4-hydroxi-3-metoxybenzandehit) và chất B
(C2H4O2). Ancol coniferylic tác dụng với benzoyl clorua (C6H5COCl) khi có mặt bazơ tạo
ra chất C (C24H20O5). Sản phẩm này làm mất màu nhanh dung dịch KMnO4 (trong nước)
và không tan trong dung dịch NaOH loãng. Ancol coniferylic phản ứng với HBr lạnh tạo
ra chất D (C10H11O2Br). Ancol coniferylic phản ứng với HI nóng dư thu đươc CH3I và chất
E (C9H9O2I). CH3I trong dung dịch bazơ tác dụng với ancol coniferylic tạo thành chất F
(C11H14O3) và chất này không tan trong bazơ mạnh nhưng làm mất màu dung dịch Br2
trong CCl4. Lập luận xác định cấu trúc các chất chưa biết.
Bài 25:
Dưới đây là quá trình chi tiết tổng hợp thuốc Haloperidol, là một loại thuốc có tác
dụng làm dịu bớt các căn bệnh về thần kinh
a) Đưa ra một sơ đồ đơn giản để tổng hơp 4 – metylclobenzoat chỉ từ hai nguyên
liệu hữu cơ là benzen và diazometan. Các tác nhân cần thiết đều có đủ
b) Làm thế nào để chuyển hóa g - butyrolacton thành axit - 4 – hydroxibutanoic (K).
K được chuyển thành 4-clobutanoylclorua (L)
4-metylbenzoylclorua cho phản ứng với lượng dư vinylmagiebromua trong ete
khan. Sau khi thủy phân ta thu được sản phẩm M. Xử lý M với lượng dư HBr trong điều

48
kiện khan nước cùng với sự có mặt của benzoylperoxit ta thu được N. N phản ứng với
amoniac để tạo thành 4 – (4-clophenyl) – 4 – hydroxypiperidin (O)
c) Viết công thức cấu tạo các chất M, N, O và đề nghị cơ chế tạo thành M
d) Trong sự có mặt của AlCl3 thì L phản ứng với flobenzen sinh ra chủ yếu xeton P
(C10H10OFCl). Vẽ cấu trúc P và viết cơ chế
e) P phản ứng với O (tỉ lệ 1 : 1) trong kiềm cho Haloperidol H chỉ chứa một clo trong
vòng thơm. Đề nghị cấu trúc của Haloperidol H.
Bài 26: Khi đun axeton với dung dịch Ba(OH)2 thu được A (C6H12O2). Đun A với H3PO4
sinh ra B C6H10O. B tác dụng với dietylmalonat trong điều kiện EtONa/EtOH thu được D
C11H16O4. Đun D trong H2SO4 loãng được E C8H12O2. Oxy hóa E bằng dd KMnO4 được
G C8H12O5. Xác định cấu trúc các chất chưa biết và gọi tên G.
Bài 27: Có sơ đồ tổng hợp sau

Cho biết C được hình thành có thông qua giai đoạn chuyển vị Claisen và trong C
có một nhóm este trimetylsilyl và một nhóm este metyl. Sản phẩm H có cấu hình E
a) Xác định cấu trúc các chất chưa biết
b) Đề nghị cơ chế tạo thành C
c) Khi cho H phản ứng với ylid chuyển hóa từ metyltriphenylphotphoni iodua tạo
thành sản phẩm J. Chất này sau khi loại bỏ phần este trimetylsilyl với tetra-n-
butylamoni florua tạo thành hợp chất mong muốn K. Đề nghị cấu trúc chất K
Bài 28: Tổng hợp chất 1,1-diphenylxiclopropan từ benzen. Được phép dùng thêm các
chất cần thiết.
Bài 29: Hoàn chỉnh các dãy phản ứng sau

49
Bài 30: 2,81g một dieste A quang hoạt chỉ chứa C, H, O được xà phòng hóa với 30,00
mL dung dịch NaOH 1,00 M. Để trung hòa hết lượng NaOH dư sau phản ứng cần 6,00
mL dung dịch HCl 1,00 M. Sản phẩm thu được là muối của axit dicacboxylic B không
quang hoạt, MeOH và ancol C quang hoạt. Ancol C phản ứng với I2/NaOH cho kết tủa
vàng và C6H5COONa. Diaxit B phản ứng với Br2/CCl4 cho duy nhất sản phẩm D không
quang hoạt còn ozon phân B chỉ cho duy nhất một sản phẩm
a) Xác định khối lượng phân tử A
b) Vẽ cấu trúc A, B, C mà không cần quan tâm lập thể
c) Vẽ công thức lập thể của B, C
d) Vẽ công thức chiếu Fischer của D
e) Dieste A cũng có phản ứng với Br2/CCl4 tạo thành hỗn hợp hai sản phẩm E, F đều
có tính quang hoạt, Vẽ toàn bộ công thức chiếu Fischer mà E, F có thể nhận được.
Xác định cấu hình tuyệt đối ở các trung tâm bất đối
Bài 31: Sơ đồ dưới đây là sơ đồ hoàn chỉnh tổng hợp thuốc giảm đau Fentanyl.
- o
PhCH 2CH 2 NH 2 ¾¾¾¾¾¾
2ClCH 2CH 2COOEt
® A ¾¾¾
EtO
® B ¾¾¾¾®
HCl / H 2O ,t
C ¾¾¾
PhNH 2
®D
¾¾¾
H 2 , xt
® E ¾¾¾¾¾®
( CH3CH 2CO )2 O
F
Hoàn thành sơ đồ tổng hợp này.
Bài 32: Chỉ từ chất hữu cơ duy nhất là catechol (1,2-dihydroxibenzen) hãy tổng hợp:

50
Bài 33: Hoàn thành các chuỗi sau, biết D là một dị vòng năm cạnh

Bài 34: Hoàn thành các chuyển hóa sau. Biết C là axetophenon.

Bài 35: Ancol A có công thức C5H12O. A không chuyển hóa thành đồng phân đối quang
và dễ dàng bị oxy hóa thành axit B có công thức phân tử C5H10O2. A có thể phản ứng với
PBr3 tạo C (C5H11Br). C phản ứng với NH3 chuyển thành D có công thức C5H13N. Xử lý
D với NaNO2 trong H2SO4/H2O cho E cũng có công thức phân tử C5H12O. E chỉ khác A
ở chỗ không dễ dàng bị oxy hóa. Xác định các chất từ A đến E.
Bài 36: Sơ đồ tổng hợp dưới đây là sơ đồ tổng hợp một hydrocacbon mà bộ khung của
nó xuất hiện rất nhiều trong các hợp chất thiên nhiên có cấu trúc terpen.

Xác định cấu trúc các chất chưa biết và đề nghị cơ chế chuyển hóa từ B thành C

51
Bài 37: Những bọt polymer có khối lượng rất nhẹ hay được sử dụng để chế tạo vật liệu
xốp, thí dụ như bọt polyurethan hay được dùng để làm mái che cho các sân vận động.
Hãy cho etylenglycol tác dụng với 2,4-toluendiisoxianat thì đầu tiên nó tạo ra một oligome
là một chất lỏng dính rất quánh. Khi thêm nước vào thì chất lỏng này phồng lên giải phóng
ra những bọt khí lớn nóng lên và vài phút sau nó đóng rắn lại và định hình theo mẫu đặt
trước. Giải thích quá trình này bằng hiểu biết Hóa học.
Bài 38:
Một vấn đề đã gây rất nhiều khó khăn trong tổng hợp hữu cơ là việc tổng hợp dẫn
xuất benzen hai lần thế đi từ dẫn xuất benzen một lần thế có sẵn và thông qua phản ứng
SE. Ở đây ta sẽ nghiên cứu quá trình này trong việc tổng hợp thuốc giảm đau Tramadol
(C16H25NO2) như sau
a) Bước đầu tiên cho phenol + HSbF6 / halogen → A. Vẽ cấu trúc A và giải thích
hướng thế trong phản ứng này
b) Tiếp tục các chuyển hóa sau: A ¾¾¾®
Me2 SO4
NaOH
B ¾¾¾¾
Mg /THF
toluen
® C . Xác định công thức cấu
tạo B, C và giải thích hướng chuyển hóa từ B tạo thành C
c) Sản phẩm cuối được tổng hợp như sau:
xiclohexanon ¾¾¾¾¾
parafomandehit
dimetylamin
® D(C9 H17 NO) tan trong HCl
+ H 2O
C + D → [E] ¾¾¾ ® Tramadol
Xác định cấu trúc D và sản phẩm Tramadol, cho biết các cấu trúc lập thể có thể
có của tramadol
Bài 39: Năm 1968 McMurry đã tổng hợp được một sesquiterpen là sativen theo sơ đồ
tổng hợp sau đây. Xác định các chất còn thiếu trong dãy tổng hợp này

52
Bài 40: Hoàn thành một số dãy chuyển hóa sau đây
a)

b)

c)

d)

e)

f)

53
g)

h)

Bài 41: Hợp chất tinh khiết quang học A (C5H8O) (đồng phân S) có thể được chuyển hóa
thành hợp chất B (C5H7Br) cũng tinh khiết quang học (đồng phân R) bằng cách tiến hành
phản ứng hai giai đoạn: i) CH3SO2Cl, Et3N; ii) LiBr. Hợp chất B khi đun nóng với H2 có
xúc tác kim loại sẽ chuyển thành hai hợp chất C và D (C5H9Br) không còn trung tâm đối
xứng. Khi chuyển B thành hợp chất Grignard tương ứng rồi thủy phân thu được chất E
(C5H8) không quang hoạt. Xử lý E với KMnO4 trong môi trường axit dẫn đến sự tạo thành
chất F (C5H8O3). Phổ hồng ngoại của F chỉ ra rằng trong F có hai nhóm cacbonyl khác
nhau cùng với một nhóm hydroxyl. Cho biết công thức của các chất từ A đến F.
Bài 42: Xác định các tác nhân còn thiếu trong dãy tổng hợp 9-isoxianopupukeran là một
chất có trong thành phần cơ thể của các loài cá lớn ở đại dương:

54
Bài 43: Tổng hợp các chất sau đây từ những chất đầu cho trước, các tác nhân cần thiết
đều có đủ. Hãy tổng hợp bằng con đường ngắn và có hiệu suất cao nhất

55
Bài 44: Biệt dược Viagra được tổng hợp theo sơ đồ sau:

56
Xác định các chất và tác nhân còn thiếu trong dãy tổng hợp trên.
Bài 45: Ascaridol (A) là một hợp chất hữu cơ có trong tự nhiên. Nó có thể tìm được trong
phần hơi của tinh dầu cây goosefoot (Chenopodium album) và nhiều cây khác. Ở đây
người ta đã xác nhận được các thông tin sau:
• A tinh khiết chỉ có thể được cất trong môi trường chân không cao do khi nâng nhiệt
độ nó sẽ phát nổ.
• Phổ 13C NMR chỉ ra trong A chỉ có một liên kết đôi C=C.
• Dung dịch chất A (trong dietyl ete) không cho phản ứng với natri. Khử bằng LiAlH4
cho chất B.
• Nếu B phản ứng với NaBH4 trong sự có mặt của axit axetic, sau đó phản ứng tiếp
với H2O2 trong môi trường bazơ thì sản phẩm là hỗn hợp hai đồng phân cấu trúc. .

57
• Phản ứng của B với một đương lượng trong sự có mặt của xúc tác kim loại dẫn đến
sự tạo thành C. A phản ứng với số đương lượng nhiều gấp đôi B cũng trong phản
ứng tương tự để cho C. C không phản ứng với axit cromic trong axeton.
• Sự dehydrat hóa C dẫn đến sự tạo thành hai đương lượng H2O và hai hợp chất
hữu cơ D và E. Xử lý D với ozon tiếp theo khử bằng Zn/H2O dẫn đến sự tạo thành
một đương lượng glyoxal (etandial) và một đương lượng 6-metyl-heptan-2,5-dion.
Phản ứng tương tự đối với chất E dẫn đến sự tạo thành một đương lượng 3-oxo-
butanal và cùng một lượng 4-metyl-3-oxo-pentanal.
• Cũng đã có thông báo xác nhận rằng dưới những điều kiện tự nhiên thì A được tạo
thành khi chiếu sáng D và F có mặt xúc tác clorophin.
Xác định cấu trúc các chất từ A-F.
Bài 46: 10 hợp chất khác nhau từ A đến J đều có công thức chung là C5H8O2. Sử dụng
các thông tin cho dưới đây để xác định cấu trúc các chất tương ứng
Các chất từ A đến D phản ứng với natri hydrocacbonat để tạo ra một khí. Cả 4
chất này đều có mạch cacbon phân nhánh và không chất nào có đồng phân hình học.
Riêng A tồn tại ở dạng cặp đối quang
Các chất từ E đến J không cho phản ứng với natri hydrocacbonat
E có đồng phân hình học, phản ứng với NaOH cho một sản phẩm là metanol
F không có đồng phân hình học, phản ứng với NaOH cho một sản phẩm là natri
etanoat
Sự thủy phân D tạo một hợp chất có khả năng bị oxy hoá bởi K2Cr2O7 trong môi
trường axit cho axit pentandioic
H, I và J đều chỉ cho hai tín hiệu trên phổ 1H NMR
Phổ của H và I đều có các tín hiệu cường độ tương ứng là 3:1
H phản ứng được với K2Cr2O7 trong môi trường axit còn I thì không
Phổ của I có các tín hiệu cường độ là 1:1
Bài 47: Năm 1973, R.C.Kelly đã tổng hợp được chất metyl elenolat theo sơ đồ sau:

58
Xác định các chất còn thiếu trong dãy tổng hợp này
Bài 48: Năm 1967 Watson và các cộng sự đã tổng hợp được một sesquiterpenoit là
isonootkatone theo sơ đồ như sau:

Xác định cấu trúc các chất chưa biết

59
Bài 49: Năm 1954 thì Woodward đã công bố công trình tổng hợp ancaloit strychnine có
trong cây lá ngón. Một số bước trong quá trình tổng hợp của ông như sau:

Xác định cấu trúc các chất chưa biết,


Bài 50: Một hợp chất thiên nhiên A có công thức phân tử C11H17O3N không quang hoạt
và hầu như không tan trong nước hay kiềm nhưng lại dễ tan trong HCl loãng. Phân tử A
có hai nguyên tử H linh động. Khi cho A phản ứng với (CH3CO)2O thu được B trung tính
có công thức C13H19ON. Cho A phản ứng với CH3I dư, tiếp đó là AgOH tạo C
(C14H25O4N). Nhiệt phân C thu được (CH3)3N và chất D (C11H14O3) trung tính. Ozon phân
D thu được fomandehit và một andehit thơm E có ba nhóm metoxy trong phân tử. Cho E
tác dụng với HI đặc thu đựơc andehit thơm chứa ba nhóm hydroxi mà ba nhóm này
không tạo được liên kết hydro nội phân tử bền vững. Xác định CTCT A, B, C, D, E
Bài 51: Hoàn thành các phản ứng sau

60
Bài 52: Viết công thức cấu trúc các chất trong dãy phản ứng sau
OH –
a. o-H2NC6H4COOH + ClCH2COOH P O Q R S (C8H7ON)
- HCl t (- H2O) - CO2
+ O
b. o-H2NC6H4COOEt + H2C(COOEt)2 X NaOEt Y H , t Z (C9H7O2N)
- EtOH
Bài 53: Hoàn chỉnh dãy sau đây:

Bài 54: Đề nghị cơ chế các phản ứng sau

61
Bài 55: Hoàn chỉnh các chuỗi sau đây (và trả lời các câu hỏi phụ kèm theo)

Hãy cho biết cấu trúc sản phẩm phụ của phản ứng nhiệt phân B, và từ đó xác định tên
phản ứng nhiệt phân B

Đề nghị cơ chế hợp lý giải thích sự tạo thành sản phẩm ở giai đoạn đầu tiên

62
O O
150 oC O O O
U+ O O V1, V2 C 14H12 O6 (X1, X2)

O O

Hãy xác định các tác nhân cần thiết để thực hiện chuyển hóa từ D ra sản phẩm cuối
Bài 56: Hãy tổng hợp các chất sau từ những chất đầu cho trước, được phép dùng thêm
các nguyên liệu không quá 4C.

Bài 57: Giải thích những vấn đề sau đây


Khi tiến hành oxy hóa các đồng phân của 4-tert-butylxiclohexanol bằng H2CrO4 thì người
ta quan sát thấy ktrans/kcis = 0,25.
Khi tiến hành epoxy hóa anken bằng RCO3H thì tốc độ tăng dần theo thứ tự R = CH3 <
C6H5 < m-ClC6H4 < H < p-NO2C6H4 < CF3

Bài 58: Đề nghị cơ chế các phản ứng sau:

63
Bài 59:
Năm 2007, giáo sư P.J.Sung và cộng sự đã phân lập được sesquiterpenoid rumphellaone
A trong loài san hô Rumphella antiphathies ở khu vực phía Nam Đài Loan. Các nghiên
cứu cho thấy chúng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh nên đã nhận được sự chú ý
của các nhà Hóa tổng hợp. Vào năm 2012, hai giáo sư T.Hirokawa và S.Kuwahara đã
công bố công trình tổng hợp toàn phần chất này lần đầu tiên trên tạp chí Tetrahedron.
Nó được tổng hợp từ chất đầu A được xác định dựa trên sơ đồ tổng hợp ngược
(retrosynthesis) như sau.

a) Lập luận xác định A


A sinh ra được chuyển hóa tiếp theo sơ đồ sau:

b) Xác định cấu trúc các chất chưa biết trong chuỗi.

64
c) Giải thích lập thể giai đoạn đóng vòng (Tại sao lại thu được vòng 4 thay vì 5 cũng như
sản phẩm tạo thành chủ yếu là trans xiclobutan).
d) Đề nghị một sơ đồ hợp lý để chuyển andehit trung gian về Rumphellaone A.
e) Từ 5R-metylxiclohexenon hãy đề nghị một sơ đồ hợp lý để tổng hợp (2R, 4R)-2,4-
dimetyl-6,6-diphenylhex-5-en-1-al. Biết rằng các hóa chất và điều kiện cần thiết đều có
đủ.

Bài 60: Tổng hợp chất sau từ chất đầu cho trước, được phép sử dụng các chất hữu cơ
không quá 3C. Biết rằng các xúc tác cần thiết xem như có đủ.

Bài 61: Hoàn chỉnh các sơ đồ phản ứng sau đây:


NH2 1) NaNO2, HCl
0-5 oC 1) Mg, Et2O HOAc, HCl
A B C (C 25 H16 )
ng- î c dßng
2)
2) KI
O
3) H2O

65
NC C5H11

CuCN
DMF
Br2 C4H9COCl NH2NH2
D E F
AlCl 3 KOH, t
F F

C8H17 O B(OH) 2

Pd(PPh3)4
Na2CO3
MeOCH2CH2OMe, H2O

Bài 62: Đề nghị cơ chế các phản ứng sau đây:

66
Hợp chất tạp chức
Bài 1. Hãy đề nghị một quá trình để chuyển hóa D-glucozơ thành L-glucozơ.
Bài 2. Mannan là sản phẩm lấy từ men bia, khi bị thủy phân chỉ tạo thành sản phẩm duy
nhất là D-mannozơ. Thủy phân sản phẩm metyl hóa của mannan sẽ tạo ra hỗn hợp gồm
2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-mannozơ; 2,4,6-tri-O-metyl-D-mannozơ; 3,4,6-tri-O-metyl-D-
mannozơ và 3,4-di-O-metyl-D- mannozơ với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1 : 2 cùng với
một lượng nhỏ 2,3,4-tri-O-metyl-D-mannozơ. Hãy xác định cấu trúc của mannan và giải
thích sự tạo thành các sản phẩm trong từng phản ứng thủy phân trên.
Bài 3. Khi đun nóng galactozơ tới 165oC sẽ tạo thành hỗn hợp sản phẩm trong đó tạo
thành một lượng nhỏ hợp chất hai vòng B. Cho B tác dụng với CH3I dư rồi thủy phân sản
phẩm thu được sẽ cho C là dẫn xuất 2,3,5-tri-O-metyl của D-galactozơ. Đề nghị cấu trúc
của B và giải thích sự tạo thành nó.
Bài 4. Ba phân tử α-aminoaxit có thể ngưng tụ lại với nhau để tạo thành tripeptit, ví dụ
như ba phân tử glyxin sẽ cho Gly-Gly-Gly. Tuy nhiên với các aminoaxit chứa nhiều nhóm
thế thì sẽ xuất hiện đồng phân quang học. Như vậy với 3 aminoaxit là glyxin, L-alanin và
D-alanin ta sẽ thu được bao nhiêu tripeptit, và bao nhiêu trong số tripeptit đó sẽ có khả
năng hoạt động quang học?
Bài 5. Sự phân cắt hoàn toàn một peptit cho ta hỗn hợp gồm 5 aminoaxit Gly, Ala, Arg,
Leu, Tyr. Glyxin sẽ bị tách khỏi mạch peptit bằng cách cho tác dụng với PhNCS. Còn khi
ta sử dụng cacboxipeptidaza để khảo sát peptit thì thu được Alanin. Cắt mạch bằng
trypsin sẽ thu được 1 tripeptit còn cắt bằng chymotripsin sẽ thu về đipeptit. Cho biết thứ
tự sắp xếp các aminoaxit trong peptit này.
Bài 6. Xác định cấu trúc của một pentozơ nếu biết rằng nó phản ứng với Ac2O cho
tetraaxetat, phản ứng được với thuốc thử Tollens và tác dụng với phenylhiđrazin cho sản
phẩm không quang hoạt.
Bài 7. Phản ứng của melamin (1,3,5-triazin-2,4,6-triamin, C3H6N6) với fomandehit tạo
thành nhựa melamin-fomandehit có khả năng chịu nhiệt và chống cháy. Quá trình polyme
hóa này sinh ra nhiều sản phẩm trung gian trong đó có hai chất A (công thức phân tử là
C4H8N6O) và B (công thức phân tử là C9H18N6O6).
a) Dự đoán cấu tạo của các chất A và B.
b) Tại sao nhựa melamin-fomandehit có khả năng chống cháy?
Bài 8. Peptit X có thành phần gồm Ala Val3 Gly2 Phe2 Arg2 . X không phản ứng với 2,4-
DNF và cũng không bị thủy phân bởi enzym carboxipeptidase. Thủy phân X bằng
chymotrypsin thu được peptit A và B. Thủy phân X bằng trypsin thu được peptit C và D.
A, B, C, D lần lượt có cấu tạo như sau:
A: Arg-Val-Gly-Val-Phe
B: Gly-Arg-Val-Ala-Phe

67
C: Val-Ala-Phe-Arg
D: Val-Gly-Val-Phe-Gly-Arg
Xác định cấu tạo của peptit X.
Bài 9. Từ monosaccarit có thành phần C6H12O6 điều chế ra hiđroxinitrin. Khử hóa dẫn
xuất này bằng Na(Hg) thu được axit 2-metylhexanoic. Xác định cấu trúc của monosaccarit
này nếu biết nó cho ra cùng một osazon như D-glucozơ.
Bài 10. Xử lý một pentapeptit với 2,4-DNP rồi sau đó thủy phân bằng HCl loãng sẽ thu
được sản phẩm gồm Val, Gly, Leu, Ala và Phe-DNP. Khi thủy phân peptit này trong axit
loãng thu được 3 phân đoạn. Xử lý tiếp từng phân đoạn trong HCl loãng sẽ cho kết quả
như sau:
Phân đoạn 1: Val và Gly
Phân đoạn 2: Phe, Leu và Ala
Phân đoạn 3: Gly và Leu
Xác định trình tự sắp xếp của các aminoaxit trong pentapeptit này.
Bài 11. A là một anđopentozơ được chuyển hóa theo sơ đồ sau:
A + HNO3 → B (C5H8O7) không quang hoạt
B → C (C6H12O6) + D (C6H12O6) (Phương pháp Killani)
C + HNO3 → E (C6H10O8) quang hoạt
D + HNO3 → (C6H10O8) không quang hoạt
Xác định cấu trúc các chất A, B, C, D, E, F trong sơ đồ.
Bài 12. Từ các protein thực vật người ta tách ra được một chất Y có công thức C5H10O3N2.
Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng Y có một nhóm amino. Đun nóng với kiềm Y giải phóng
NH3 đồng thời tạo thành C3H5(NH2)(COOH)2. Tiến hành thoái phân Hofmann dẫn xuất
axetyl của Y sẽ tạo thành axit-α,g-diaminobutyric. Xác định CTCT Y.
Bài 13. Oxi hóa D-glucozơ bằng HNO3 loãng ở 100oC thu được hỗn hợp sản phẩm mà
khi tiến hành sắc ký ta tách ra được 4 chất A, B, C, D. Biết khối lượng phân tử theo thứ
tự đó là 210; 192; 192 và 174 đv.C. Xác định công thức cấu tạo 4 chất này.
Bài 14. Khi tiến hành metyl hoá D(+)-glucozơ ở nhiệt độ phòng ta thu được chất lỏng
metyl-D-glycozit. Metyl hóa hoàn toàn sau đó thủy phân sản phẩm rồi oxy hóa bằng HNO3
ta thu được axit đimetoxy sucxinic.
a) Cho biết vòng glycosit này có bao nhiêu cạnh?
b) Axit dimetoxi sucxinic này có quang hoạt không? Và có cấu hình D hay L?
c) Khi tiến hành thực nghiệm tương tự với D(-)-fructose ta cũng thu được axit
đimetoxi sucxinic. Cho biết mối tương quan của axit này với sản phẩm đi từ D(+)-
glucozơ.

68
Bài 15. Cacbohiđrat không quang hoạt bio-inonozơ C6H10O6 khử được thuốc thử
Benedict nhưng không cho phản ứng với dung dịch nước brom. Nó bị khử thành hai hợp
chất A và B có công thức C6H12O6. Oxi hóa A và B bằng HIO4 sẽ cho 6 mol HCOOH và
phản ứng được với Ac2O cho C12H24O12. Oxi hóa mãnh liệt bio-inonozơ cho axit iđaric là
sản phẩm 6 cacbon duy nhất. Xác đinh cấu trúc của bio-inonozơ, của A và B. Giải thích
khả năng khử của nó.
Bài 16. Cấu trúc hoàn chỉnh của Gramicidin S là một polypeptit có tính chất diệt khuẩn
đã được xác định dựa trên các thông tin sau:
- Thủy phân sản phẩm Gramicidin S cho các aminoaxit là Leu, Orn (Viết tắt của một
loại aminoaxit hiếm gặp là ornitin có công thức +H3NCH2CH2CH2CH(NH2)COO-),
Phe, Pro, Val. Gramicidin S có khối lượng phân tử khoảng 1300 đv.C.
- Gramicidin S cho kết quả âm tính với tất cả các phương pháp xác định aminoaxit
đầu C. Còn khi sử dụng 2,4-DNP thu được Orn.
- Thủy phân từng phần gramicidin S thu được các phân đoạn di và tripeptit sau:
Leu-Phe; Phe-Pro; Phe-Pro-Val; Val-Orn-Leu; Orn-Leu; Val-Orn; Pro-Val-Orn.
Từ tất cả các dữ kiện đã nêu hãy xác định cấu trúc của Gramicidin S.
Bài 17. Axit ruberythric C25H26O13 là một đường không khử. Thủy phân hoàn toàn thu
được Alizarin (C14H8O4); D-glucozơ và D-xylozơ. Thủy phân một phần thì thu được
alizarin và primeverozơ C11H20O10. Oxi hóa primeverzơ với dung dịch nước brom sau đó
thủy phân thu được axit D-gluconic và D-xylozơ. Metyl hóa hoàn toàn primeverozơ sau
đó thủy phân cho 2,3,4-tri-O-metyl-D-xylozơ và 2,3,4-tri-O-metyl-D-glucozơ. Xác định
công thức cấu tạo có thể có của axit ruberythric. Biết alizarin có cấu tạo như sau:

Bài 18. Khi tiến hành trùng hợp isopren người ta thu được 4 loại polyme và một số sản
phẩm phụ trong đó có chất X. Hiđrohóa hoàn toàn X cho Y là 1-metyl-3-
isopropylxiclohexan. Xác đinh công thức cấu tạo của 4 polyme này và các chất chất X, Y
đồng thời giải thích sự tạo thành Y.
Bài 19. Vẽ công thức cấu tạo các chất từ G tới J
Amilozơ+ HIO4 → G + một lượng nhỏ HCOOH và HCHO
G + nước brom → H
H + H2O/H+ → I (C4H8O5) + J (C2H2O3)

69
Bài 20. Đề nghị cơ chế cắt mạch peptit bằng BrCN trong quá trình xác định cấu trúc
peptit.
Bài 21. Từ đietyl axetamiđomalonat hãy tổng hợp Leuxin (Leu) và Tyrosin (Tyr). Biết
các hóa chất cần thiết đều có đủ.
Bài 22. Với axit glutamic thì ta có:

a) Giải thích tại sao pKa ở a-COOH lại bé hơn ở g-COOH.


b) Tính % của g-COOH không bị ion hóa ở pH = 6,3.
c) Điện di aminoaxit này ở pH = 3,25. Cho biết nó sẽ di chuyển đến anot hay catot?
Giải thích tại sao.
Bài 23. Araban lấy từ vỏ đậu phụng, thủy phân chỉ tạo sản phẩm duy nhất là L-arabinozơ.
Metyl hóa, sau đó lại thủy phân sinh ra hỗn hợp đẳng phân tử của 2,3,5-tri-O-metyl-L-
arabinozơ, 2,3-di-O-metyl-L-arabinozơ và 3-O-metyl-L-arabinozơ.
Bài 24: D-andotetrozơ A phản ứng với axit nitric cho hợp chất không quang hoạt. Cũng
andotetrozơ này khi xử lý với HCN tiếp theo là Ba(OH)2 cho hai axit andonic epime B và
C. Các axit andonic này nằm cân bằng với g - andolacton tương ứng D và E. Xử lý hỗn
hợp này với Na-Hg và nước ở pH 3,5 cho H và G tương ứng. Oxy hóa E bằng HNO3
cho axit andonic không quang hoạt H trong khi E cho axit andonic quang hoạt I. Viết
CTCT các chất từ A đến I.
Bài 25: Hợp chất X là một trisaccarit có chủ yếu trong các thức ăn làm từ hạt bông. X
không phản ứng với dung dịch Benedict cũng như không đối quang. Sự thuỷ phân X có
mặt xúc tác axit tạo ra ba đường D-hexozơ khác nhau A, B và C. Các chất A, B cũng như
chất I có CTCT cho dưới đây đều cho cùng một osazon khi phản ứng với lượng dư
phenylhydrazin trong môi trường axit. Hợp chất C phản ứng với axit nitric tạo thành D
không quang hoạt. Để thiết lập quan hệ về cấu hình giữa glyxerandehit và chất C thì khi
oxy hóa chất andotetrozơ trung gian bằng HNO3 ta không thu được sản phẩm meso. Khi
xử lý A với axit nitric thì tạo thành axit andaric quang hoạt. Cả A và B đều có phản ứng

70
với 5 mol HI, trong đó A tạo thành 5 mol axit metanoic và 1 mol metanal còn B tạo thành
4 mol axit metanoic, 1 mol metanal và 1 mol CO2. Cả A và B đều có liên quan tới cùng
một andotetrozơ, andotetrozơ này là đồng phân không đối quang của chất mà C có
tương quan. Sự metyl hóa K rồi thủy phân kế tiếp tạo thành 2,3,4-tri-O-etyl-D-hexozơ (E)
(chuyển hóa từ A), 1,3,4,6-tetra-O-metyl-D-hexozơ (F) (chuyển hóa từ B) và 2,3,4,6-tetra-
O-metyl-D-hexozơ G (chuyển hóa từ C)
a) Vẽ công thức Fischer của A, B, C, D
b) Vẽ công thức Haworth của E, F, G
c) Vẽ CTCT đường X
Cho biết:

Bài 26: Peptit X có thành phần là ArgAla4Gly2Leu4Lys2Met2Phe3SerTrp. Cho X tác dụng


với 2,4 – dinitroflobenzen thu được dẫn xuất 2,4-dinitrophenyl của Alanin và một
nonadecapeptit. Thủy phân X nhờ enzym cacboxipeptidaza thu được Phenylalanin và
một nonadecapeptit khác. Khi thủy phân từng phần X nhờ enzym trypsin thu được 4
peptit: A(Trp – Phe – Arg), B(Ala – Leu – Gly – Met – Lys), C(Leu – Gly – Leu – Leu –
Phe), D (Ala – Ala – Ser – Met – Ala – Phe – Lys). Ngoài ra khi thủy phân X trong điều
kiện khác thì thu được ba peptit E(Ala – Leu – Gly – Met), G(Ala – Phe – Lys – Leu – Leu
– Gly – Leu – Leu – Phe), H (Lys – Trp – Phe – Arg – Ala – Ala – Ser – Met)
1. Xác định trật tự sắp xếp của các aminoaxit trong X.
2. Lập luận xác định gần đúng giá trị pHI của peptit.
Bài 27: Micarozơ là một loại gluxit ít gặp có trong thành phần của nhiều loại kháng sinh
a) Viết công thức cấu trúc theo hai sơ đồ sau
syn - dihydroxy
* Lacton của axit–3–metyl–5–hydroxi–3–hexenoic ¾¾¾¾¾ ® A(C7 H12O4 ) ¾¾¾
NaBH 4
®
micarozơ
+
* Metyl micarozit ¾¾¾
HIO4
® B(C8 H14O4 ) ¾¾¾
KMnO4
® C (C8 H14O5 ) ¾¾¾¾
H 2O / H
® axit – L – Lactic

b) Viết công thức vòng phẳng, công thức chiếu Fischer và cấu dạng ghế của micarozơ
biết rằng các liên kết C4 – H và C5 – H chiếm vị trí axial – trans.

71
Bài 28:
1. Bắt đầu với but-2-in-1,4-diol. Hãy đề nghị hai sơ đồ tổng hợp mỗi chất dưới đâty

2. Quá trình oxy hóa metyl glycozit Q bằng HIO4 tạo sản phẩm giống như sản phẩm oxy
hóa metyl a-glycozit của D-andohexozơ. Tuy nhiên quá trình oxy hóa Q chỉ tiêu tốn 1 mol
HIO4 và không tạo ra axit fomic
a) Phân tử Q có bao nhiêu nguyên tử cacbon và Q có cấu trúc vòng mấy cạnh ?
b) Có thể xác dịnh được cấu hình của những nguyên tử cacbon nào ?
Metyl hóa Q, thủy phân, sau đó oxy hóa mãnh liệt thu được axit dicacboxylic di-O-
metylete của axit (-)-tactric. Viết cấu hình đầy đủ cho Q

72
Đáp án

73
Đáp án Danh pháp - Cấu tạo - Tính chất vật lí
Bài 1:

Bài 2:

74
Bài 3:
a) Chưa tính liên kết hidro: CH2(OH)2 → CH2=O + H2 O
ΔH hình thành: -2400 - 1606 -862 (kJ/mol)
ΔH phản ứng: -1606 – 862 – (-2400) = -68 (kJ/mol)
Thêm liên kết hidro: [CH2(OH)2...6H2O]; [CH2=O...2H2O]
ΔH hình thành: - 2400 + 8 x (-30 ) = 2580; -1606 + 2 x (-30 ) = 1666 (kJ/mol).
ΔH phản ứng: -2580 – (-1666) = 914 (kJ/mol).

75
b) n CH2=O → -(-CH2-O-)-n
c) CH2=O không những có tác dụng diệt vi sinh vật mà còn có tác dụng khâu mạch các
protein và các hợp chất hữu cơ khác khiến chúng trở nên bền vững khó bị phân hủy.
d) CH2=O phản ứng khâu mạch với các nhóm OH của tinh bột làm cho nó dai hơn. Khi
đó nó không còn ở trạng thái tự do dễ phát hiện. Vào cơ thể nó có thể được giải phóng
ra và phản ứng bừa vào các nhóm OH, NH ở các hợp chất có trong tế bào.

Bài 4: Để xác định trạng thái lai hóa của C, O, N và dạng hình học của phân tử hữu cơ
đơn giản cần làm như sau:
Bước 1. Viết công thức cấu tạo khai triển của phân tử.
Bước 2. a) Nguyên tử (C, N, O) nào chỉ có liên kết đơn thì ở trạng thái lai hóa sp3.
b) Nguyên tử (C, N, O) nào có 1 liên kết đôi thì ở trạng thái lai hóa sp2.
c) Nguyên tử (C, N, O) nào có 1 liên kết ba hoặc 2 liên kết đôi thì ở trạng thái
lai hóa sp.
Bước 3. a) Nguyên tử (C, N, O) ở trạng thái lai hóa sp3 khi liên kết với 4 nguyên tử
khác thì sẽ là tâm của tứ diện mà 4 nguyên tử kia là 4 đỉnh; khi liên kết với 3 nguyên tử
khác thì sẽ là 1 đỉnh của chóp tam giác mà 3 nguyên tử kia là 3 đỉnh khác; khi liên kết
với 2 nguyên tử khác thì sẽ là đỉnh của 1 góc mà 2 nguyên tử kia nằm trên 2 cạnh của
góc.
b) Nguyên tử (C, N, O) ở trạng thái lai hóa sp2 khi liên kết với 3 nguyên tử
khác thì sẽ là tâm của 1 tam giác mà 3 nguyên tử kia là 3 đỉnh; khi liên kết với 2 nguyên
tử khác thì sẽ là đỉnh của 1 góc mà 2 nguyên tử kia nằm trên 2 cạnh của góc..
c) Nguyên tử (C, N, O) ở trạng thái lai hóa sp khi liên kết với 2 nguyên tử khác
thì sẽ ở giữa 2 nguyên tử kia trên một đường thẳng.
a) CH4 b) CH3OH c) NH3 d) CH2Cl2
Bước 1 H H
H C H H C Cl
H3C O H H N H
H Cl
H

Bước 2 Theo bước 2a: Theo bước 2a: Theo bước 2a: Theo 2a: C lai
hóa sp3
C lai hóa sp3 O lai hóa sp3 C lai hóa sp3
Bước 3 Theo bước 3a: Theo bước 3a: Theo bước 3a: Theo bước 3a:

76
H Chóp tam giác Cl
H H N H Cl
O H H
Tứ diện H
Góc H3C H H Tứ diện H

e) CS2 g) H2O h) CH2O i) CH3-CO-CH3


Bước 1 S C S H O H H C O H3C C CH3
H O

Bước 2 Theo bước 2c: Theo bước 2a: Theo bước 2b: Theo 2b: C lai
hóa sp2
C lai hóa sp O lai hóa sp3 C lai hóa sp2
Bước 3 Theo bước 3c: Theo b-íc 3a: Theo bước 3b: Theo bước 3b:
S C S O Tam giác Tam giác
Gãc H H H H3C
Đường thẳng C O C O
H H3C

Bài 5:
a)
..
O C O S
O O

b)

Cl Cl
H H

H Cl
Cl Cl

Bài 6: Ở thể rắn các phân tử axit stearic có cấu trúc thẳng, gọn gàng, dễ sắp xếp chặt khít
nên lực hút giữa chúng mạnh hơn, trong khi đó các phân tử axit oleic có cấu trúc uốn gập (ở
chỗ cấu hình cis), cồng kềnh, khó sắp xếp chặt khít nên lực hút giữa chúng yếu hơn. Hình
dưới đây cho thấy cùng một thể tích sẽ chứa được nhiều phân tử có cấu trúc thẳng hơn là
phân tử có cấu trúc uốn gập:

77
Thành phần chính của chất béo thực vật là axit oleic vốn có tonc thấp.

Bài 7: Phân tử các chất lipit cấu tạo chủ yếu từ các nhóm không phân cực (nhóm kị nước) và
ít phân cực nên chúng tan trong dung môi không phân cực mà không tan trong nước.

Bài 8: Phân tử glucozơ, fructozơ (C6H12O6) đều có cấu trúc gọn gàng (vòng 6 hoặc 5 cạnh) có
4 nhóm OH và 1 nhóm C=O đều là những nhóm phân cực và tạo được nhiều liên kết hiddro
liên phân tử. Phân tử axit oleic (C18H34O2) có cấu hình cis cồng kềnh mà chỉ có 1 nhóm OH
và 1 nhóm C=O tạo được ít liên kết hiđro liên phân tử.

Bài 9: Tinh bột và xenlulozơ là những hợp chất cao phân tử, lại có vô vàn liên kết hiđro liên
phân tử làm cho lực hút giữa các phân tử rất lớn, đến nhiệt độ cao vẫn không rời nhau ra
(không nóng chảy) mà bị cháy nếu có oxi hoặc bị phân hủy nếu không có mặt oxi.

Bài 10: a) Tinh bột và xenlulozơ là những hợp chất cao phân tử kích thước phân tử quá lớn
so với các phân tử nước, lại có vô vàn liên kết hiđro liên phân tử làm cho lực hút giữa các
phân tử rất lớn, nên các phân tử nước không thể kéo từng phân tử ra khổi bó cao phân tử để
hòa tan được.
b) Do phân tử amilozơ có cấu trúc xoắn, phân tử amilopectin có cấu trúc phân nhánh, ở tinh
bột số lượng nhóm OH tạo được liên kết hiđro nội phân tử lớn hơn nhiều so với ở xenlulozơ
nên lực hút giữa các phân tử ở tinh bột nhỏ hơn giữa cac phân tử xenlulozơ. Do đó khi đun
nóng với nước, giữa các phân tử trong tinh bột có thể tạo ra các khoảng trống cho các phân
tử nước thâm nhập vào thực hiện sự hyđrát hóa tạo ra thể keo tụ gọi là hồ tinh bột. Các phân
tử xenlulozơ tạo ra các bó cao phân tử hút nhau rất chặt, đun nóng cũng không rời nhau khiến
cho các phân tử nước chỉ tiếp xúc ở mặt ngoài của bố cao phân tử làm ướt chúng mà không
tạo ra thể keo tụ được.

78
Bài 11: Các hợp chất đã cho có khối lượng phân tử hơn kém nhau không nhiều.
Amino axit H2NCH2COOH (e) ở dạng ion lưỡng cực, H3N+CH2COO-, nên có to nc cao nhất.
CH3CH2OCH2CH3 (c) chứa các liên kết ít phân cực và không tạo được liên kết H liên phân tử,
nên có to nc thấp nhất.
Nhóm -OH phân cực hơn và tạo liên kết H mạnh hơn nhóm -NH2 nên CH3CH2CH2CH2OH (b)
nóng chảy cao hơn CH3CH2CH2CH2NH2 (a).
CH3CH2COOH (d) có nhóm -COOH vừa phân cực mạnh vừa tạo liên kết H mạnh nên nóng
chảy cao hơn CH3CH2CH2CH2OH (b).
Như vậy to nc tăng theo trật tự sau: (c) < (a) < (b) < (d) < (e)

Bài 12: Tăng dần nhiệt độ nóng chảy của các chất:
COOH COOH COOH

< <
S N
(C) (A) (B)

Vì MC < MA. (B) có thêm liên kết hidro liên phân tử với N của phân tử khác.

Bài 13:

79
Bài 14:
a) A, B, C không làm mất màu dung dịch brom ® không chứa liên kết bội mà chứa
vòng no.
A có 4 CIII, 6 CII; B và C có 2CIII và 8CII. Công thức cấu tạo của chúng sẽ là:

A B, C

Công thức lập thể:

A B C

b) tonc: A > B > C vì tính gọn gàng giảm theo chiều đó

80
Bài 15:
1. Do không thể đạt được cấu trúc phẳng vì sự cứng nhắc của vòng nên cả hai gốc tự
do A và B đều có dạng hình tháp với nguyên tử cacbon trung tâm lai hóa sp3
2.
- Ở cân bằng đầu tiên cấu dạng bên trái chịu sức căng 1,3-allyl bất lợi

- Ở cân bằng thứ hai liên kết hydro tạo thành sẽ làm ổn định cấu dạng bên phải

- Ở cân bằng thứ ba cấu dạng bên trái chịu tương tác bất lợi giữa các nhóm metyl và
hydro

3. Có thể giải thích theo hai hướng


- Nguyên tử hydro của nhóm OH đã bị ràng buộc bởi liên kết hydro nên khả năng phân
ly giảm
- Anion sinh ra chịu đựng tương tác bất lợi với cặp e tự do trên nguyên tử O trong vòng
làm giảm tính bền dẫn đến sự giảm tính axit của chất đầu.

81
Bài 16:

Bài 17:

Bài 18:
1. Cấu dạng bền nhất:

2. Các epimer mang nhóm OH sẽ bền hơn do lúc này nhóm OH đều ở e.
3. Có 10 C*, tức 210 = 1024 đồng phân

Bài 19:
1.

2. Tránh tương tác lập thể giữa hai nhân benzen, hỗ trợ tăng độ bền phân tử

82
Bài 20:
1. Chuyển sang cấu trúc cộng hưởng có tính thơm, lúc này liên kết chung giữa hai
vòng mang tính chất liên kết đơn nhiều hơn nên năng lượng quay giảm mạnh.
2. Cấu trúc các chất

Tetrahedrane được tạo thành bằng cách ghép chặt 4 hệ thống vòng xiclopropan
rất căng lại với nhau nên góc liên kết càng bị ép chặt lại (60o), phân tử trở nên rất căng.
Tuy nhiên việc đưa vào 4 nhóm tert-butyl thay thế cho 4 nguyên tử hydro sẽ làm phân tử
trở nên bền vững hơn do để tránh tương tác van der Waals 4 nhóm này phải ở xa nhau
nhất, và điều đó sẽ làm hệ thống tetrahedrane bớt căng hơn.

Bài 21:

Bài 22:

83
Bài 23:
Ở cấu dạng A do tương tác lưỡng cực – lưỡng cực định hướng ngược nhau nên
A là cấu dạng chủ yếu trong dung môi có tính phân cực như DMSO. Còn cấu dạng B
mặc dù có tương tác không gian lớn (nhóm Me và i-Pr ở vị trí axial) nhưng do có liên kết
hydro trong dung môi không phân cực có thể bù trừ cho tương tác lưỡng cực và tương
tác không gian bất lợi, kết quả là cấu dạng B ưu thế hơn trong dung môi không cực.

Bài 24:
1. Vòng 4 có cấu dạng không phẳng để làm giảm nhẹ tương tác che khuất nhưng
vẫn chịu sức căng góc lớn. Khi thay thế một nhóm CH2 bằng O số tương tác che
khuất giảm nên cấu dạng lại chuyển về phẳng để giảm sức căng góc.
2. Do các nhóm có liên kết ba định hướng thẳng nên tương tác 1,3-diaxial không
đáng kể

Bài 25:
Cấu trúc bên phải phản ứng nhanh hơn do sự chuyển dạng lai hóa từ Csp2 thành
Csp3 dẫn đến sự giải tỏa tương tác che khuất (xem hình)

84
Bài 26:
1. Cấu dạng bền nhất:

2. Các cấu dạng có thể có:

Xét hợp chất A thì cấu dạng trong đó toàn bộ các liên kết e là cấu dạng chiếm
100% ưu thế, cấu dạng toàn a gần như không tồn tại trong cân bằng. Vì thế momen
lưỡng cực chủ yếu xét cho dạng toàn e này. Đối với cấu trúc B thì hai dạng trên nằm cân
bằng lẫn nhau. Thành ra mặc dù cấu trúc có 2 Cl ở e là cấu trúc có momen lưỡng cực
lớn nhưng do có một khoảng thời gian nó chuyển dạng cấu trúc sang 2 Cl ở a vốn có

85
momen lưỡng cực gần như triệt tiêu nên chính cân bằng này vô hình trung làm giảm
momen lưỡng cực trung bình của cấu trúc B so với cấu trúc A. Hệ quả là cấu trúc A có
momen lưỡng cực lớn hơn.

Bài 27: Do ảnh hưởng của hiệu ứng liên hợp làm xuất hiện liên kết đôi C = N gia tăng rào
năng lượng, sự quay lúc này trở nên khó khăn hơn

Đối với DMF do cấu trúc lưỡng cực trong dung dịch bị solvat hóa nhiều hơn nên
khả năng quay sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn do còn phải có sự phá vỡ solvat hóa
Về sự thủy phân các amit này thì những hợp chất mà ở đó nguyên tử N bị buộc
vào một hệ thống căng hay hệ thống cứng nhắc thì khả năng liên hơp N – C = O sẽ giảm
nên các tác nhân (H+ hay OH-) dễ tấn công vào hơn trong giai đoạn quyết định tốc độ
phản ứng.

Bài 28: Giá trị năng lượng liên kết lần lượt là 5, 31 và 65 kcal/mol. Đối với các phản ứng
nhiệt phân những propellane này thì người ta cho rằng chúng đi qua trạng thái chuyển
tiếp là một gốc tự do kép (diradical). Trong đó với cấu trúc của mình thì [1.1.1]propellane
khó tạo thành gốc kép nhất nên khả năng phản ứng của nó là kém nhất. Điều này được
minh họa như ở hình sau

Bài 29: Lý do ở đây là ở cấu dạng che khuất có sự xen phủ giữa MO σ C – H và MO p*
C = O làm tăng sự bền vững của cấu dạng che khuất (Hiệu ứng siêu liên hợp +H), còn
với cấu dạng xen kẽ thì tồn tại tương tác H/H che khuất làm giảm tính bền.

Bài 30:
1. Do sự tạo thành bixiclo[2.2.2]octan làm gia tăng số tương tác van der Waals nên
bình thường nhiệt hydro hóa bixiclo[2.2.2]octa-2-en sẽ phải thấp hơn. Lý do của

86
sự bất thường này là bixiclo[2.2.2]octa-2-en có thể tồn tại được ở cấu dạng xoắn
và chính sức căng tạo ra trong liên kết đôi đã làm tăng giá trị nhiệt hydro hóa
2. Trong dung môi phân cực, sự solvat hóa ion sinh ra sẽ làm tăng sự cồng kềnh của
nhóm thế nên sẽ làm tăng giá trị A. Còn trong dãy các halogen thì việc F có giá trị
A nhỏ nhất không làm chúng ta ngạc nhiên do bán kính van der Waals của nó là
nhỏ nhất, nhưng riêng với các halogen còn lại thì không tuân theo điều đó. Vấn đề
này được giải thích dựa trên độ dài và tính phân cực của liên kết. Khi tăng kích
thước của halogen thì độ dài liên kết tăng và độ phân cực liên kết giảm (giảm mật
độ e quanh halogen) sẽ dẫn đến sự giảm tương tác không gian (thực chất là tương
tác đẩy giữa các mây e với nhau) nên giá trị A giảm.

Bài 31:
1. Phản ứng 1 cho sản phẩm e do hướng tấn công ưu tiên. Phản ứng 2 cho sản
phẩm exo do ít bị cản trở không gian hơn.
2. Góc lớn hơn bình thường là góc của nhóm CH2 do tương tác đẩy mạnh của hai
nhóm t-Bu. Góc bé hơn bình thường là góc HCH cũng ở nhóm này do chịu ảnh
hưởng tương tự.

Bài 32:
1. Công thức cấu tạo của 1-clobutan:

Ta phải xét cấu dạng ở cả 2 liên kết a và b. Trong đó cấu dạng bền khi nhìn theo
liên kết a là cấu dạng ở đó hai nhóm Cl và Et ở vị trí anti để tránh sự đẩy nhau giữa hai
nhóm thế. Còn cấu dạng bền khi nhìn theo liên kết b là cấu dạng ở đó hai nhóm Me và
CH2Cl ở vị trí anti.

87
2. Các cấu trúc có thể có: về nguyên tắc có thể có 4 đồng phân quang học như dưới
đây

Hai cấu trúc sau tuy vòng 6 cạnh ở dạng ghế nhưng cả hai vòng năm cạnh đều ở
dạng nửa ghế nên sức căng quá lớn và thực tế không tồn tại. Thực tế chỉ tồn tại hai cấu
trúc đầu.

Bài 33:

Bài 34:
Ta có:

(1) + (2) ó (3) do đó Ka(E) = K.Ka(Z)


Ta có: ∆G = 1,4 pK do đó K = 10∆G/1,4 = 769.
Ka(E) = K.Ka(Z) = 769.10-3,77 = 1,31.10-1 à pKa(E) = 0,883

88
Do pKa(E) < pKa(Z) nên cặp e ở vị trí E có tính bazơ kém hơn cặp e chiếm vị trí Z

Bài 35:

H và nhóm HgOAc nằm ở vị trí đối song, do đó sự tương tác giữa MO sigma liên kết của
C-H và MO sigma* phản liên kết của N-HgOAc diễn ra thuận lợi.

H và nhóm HgOAc không đối song với nhau, do đó sự tương tác giữa MO sigma liên kết
của C-H và MO sigma* phản liên kết của N-HgOAc diễn ra không thuận lợi. Chính vì vậy
mà có sự chênh lệch lớn về tốc độ giữa 2 phản ứng trên.

Bài 36:
1.

2.

89
3.

∆G0 = 6×(0.9 kcal/mol) – 4×(0.9 kcal/mol) = 1.8 kcal/mol


[𝑑𝑖𝑎𝑥] 1.8 𝑘𝑐𝑎𝑙/𝑚𝑜𝑙
= − = 0.05
[𝑑𝑖𝑒𝑞] 1.987×10;< 𝑘𝑐𝑎𝑙. 𝑚𝑜𝑙 ;= . 𝐾 ;= ×298 𝐾
4. Cấu dạng chính của muối amoni tham gia phản ứng tách loại Hoffmann:

Trong đó liên kết C-H ở nhóm ít nhóm thế đã sẵn anti-periplanar với liên kết C-N,
sẵn sàng tham gia phản ứng E2.

Bài 37:
a)
b)
+2H2
; ;

(vòng 7 cạnh kém bền hơn vòng 6 cạnh)

90
c) Đồng phân lập thể dạng bền:

4 3 3
;
1 1 1
(e e > a a) (e e > a a) (e e > a a)
4 3 3
;
1
1 1
(a e > e a) (a e > e a) (a e > e a)

Bài 38:

Tên: 8-hiđroxi-7-phenyl-2,6-đioxabixiclo[3.3.1]nonan-3-on
Công thức cấu dạng:
4 O O 4 O O
3 3 4 4 3
2 3
2 2 2
O O O O
7 6 5 5 6 7 5 5 6
H5C 6 O O 7
C6H5 H5C 6
6
O O 7
C6H5
HO 1 1 OH OH
8 9 9 8 HO 8
1
9 9
1
8

Bài 39:
1. Cơ chế đồng phân hóa:

91
H COOH H COOH H H
+H+ - H+
H
Ph H Ph H Ph COOH

Tại điều kiện cân bằng, nồng độ Y lớn hơn đồng phân hình học của nó, tức Y là
bền hơn vậy Y là đồng phân trans . Hằng số cân bằng của phản ứng đồng phân hóa

H COOH H H

H COOH [cis-cinnamic] 0, 25 1
K= = =
[trans-cinnamic] 0,75 3

∆E = Ecis - Etrans ∆Go = -RTlnK = -8,314.298.ln(1/3).10-3 kJ/mol = 2,7 kJ/mol


2.

E Ph COOH
kJ/mol H COOH
H
HH H Ph
HH H
3,5

15
18,5

COOH
H Ph
COOH
H H H H
Ph
H H
Ph

Tiến trình chuyển đổi cấu dạng


Có thể vẽ riêng một giản đồ năng lượng cho quá trình đồng phân hóa axit cinnamic
hoặc vẽ thêm vào giản đồ năng lượng của sự chuyển đổi cấu dạng như hình dưới đây.
Trong giản đồ năng lượng của sự chuyển đổi cấu dạng, các cực tiểu là ứng với
các cấu dạng tương đối bền; các cực đại là ứng với cấu dạng tương đối "không bền" do
lực đẩy Van de van, đó cũng chính là trạng thái chuyển tiếp giữa các cấu dạng bền. Giá
trị sự chênh lệch năng lượng giữa trạng thái chuyển tiếp và cấu dạng bền chính là năng
lượng hoạt hóa của quá trình chuyển đổi hai cấu dạng tương đối bền (15,0; 3,5; 18,5
kJ/mol). Ở 25 oC phân tử có đủ năng lượng cho sự hoạt hóa đó.
Trong giản đồ năng lượng của quá trình đồng phân hóa axit cinnamic, để chuyển
từ phân tử trung hòa lên cacbocation PhCH+CH2COOH (là một tiểu phân trung gian rất

92
không bền ứng với mức năng lượng cao) cần phải qua một trạng thái chuyển tiếp ( ttct 1
hoặc ttct 2) ở mức năng lượng cao hơn so với cacbocation PhCH+CH2COOH, tức là cần
một năng lượng hoạt hóa lớn. Phản ứng cộng của H+ tạo thành liên kết C-H giải phóng
năng lượng cho sự hoạt hóa đó, tứ là H+ đã xúc tác cho sự đồng phân hóa. Nếu không
dùng H+ thì phải đun nóng hoặc chiếu tia tử ngoại cung cấp năng lượng đủ cắt đứt liên
kết π ( gần 200 kJ/mol) để thực hiện sự đồng phân hóa.
E
kJ/mol ttct 1 ttct 2

H COOH

Ph H
H

Ph COOH
HCOOH
H
HH H Ph
HH H
3,5

15
18,5

H H

COOH Ph COOH
H Ph H+
COOH
H H H H 2.7
H
H COOH H H
H+
Ph
Ph H

Tiến trình chuyển đổi cấu trúc

93
Bài 40:
1.
H H H
H
8 7
H H
6
H H H H H
H H 1 5
H 2 3 4
H

Dạng thuyền Dạng ghế


Dạng thuyền bền hơn dạng ghế, vì ở dạng thuyền, tất cả các liên kết đôi đều có cấu tạo
phẳng. Trong khi đó, ở dạng ghế, hai liên kết đôi giữa C3 với C4, C7 với C8 không đồng
phẳng, tạo ra sức căng, kém bền.
2. Với cấu trúc phẳng, [COT]2- bền vì trở thành hệ thơm (đó là một hệ liên hợp vòng khép
kín, số electron π thỏa mãn qui tắc Huckel 4n+2), các cạnh có độ dài như nhau.

... 2

Bài 41:

CH3
CH3

H Nateglinide
(R)
N

HOOC H O

Bài 42:
Theo đề bài, 2 vòng 6 ở cấu hình trans, vậy cấu trúc lập thể của hợp chất có khả năng
tạo vòng lacton như sau:

94
Và vòng lacton tương ứng là :

Bài 43:

Bài 44:

Hai vòng b và c khi chuyển sang cộng hưởng có cấu trúc lưỡng cực thì có một vòng thơm
và một vòng phản thơm, chính vì thế sẽ không ổn định.

Bài 45:

95
Bài 46:

96
Cộng hưởng cuối (mũi tên) không đủ bát tử trên N nên cấu trúc tương ứng với nó sẽ kém
bền hơn so với cấu trúc còn lại.

Cấu trúc dưới không có sự liên hợp giữa O- và nhóm COCH3 nên sẽ kém bền hơn so với
cấu trúc còn lại.

97
Bài 47:

Sản phẩm tạo thành theo hướng tấn công ít bị cản trở không gian hơn (tức ngược
phía so với nhóm NHCH3).

Bài 48:
1. Hai cấu trúc của carvone

98
2. Tên IUPAC của camphor: 1,7,7-trimehylbixiclo[2.2.1]heptan-2-on.
Về nguyên tắc có thể có 4 đồng phân quang học (có 2C* tức 22 = 4 đồng phân
quang học) như dưới đây

Hai cấu trúc sau tuy vòng 6 cạnh ở dạng ghế nhưng cả hai vòng năm cạnh đều ở
dạng nửa ghế nên sức căng quá lớn và thực tế không tồn tại. Thực tế chỉ tồn tại hai cấu
trúc đầu.
3. Tại cân bằng nồng độ Y lớn hơn đồng phân hình học của nó, tức Y là bền hơn vậy
Y là đồng phân trans . Hằng số cân bằng của phản ứng đồng phân hóa

H COOH H H

H COOH [cis-cinnamic] 0, 25 1
K= = =
[trans-cinnamic] 0,75 3

∆E = Ecis - Etrans ∆Go = -RTlnK = -8,314.298.ln(1/3).10-3 kJ/mol = 2,7 kJ/mol


4. Cấu trúc của hai aminoaxit

L-Serin (Cấu hình S) Axit-L-Cysteic (Cấu hình R)


5. Một cấu trúc có thể có của myncomixin:
HO2C – CH2 – CH = C = CH – C º C – C º C – CH2 – CH = C = CH2

99
Bài 49:
1. Giản đồ năng lượng chuyển đổi cấu dạng.

E Ph COOH
kJ/mol H COOH
H
HH H Ph
HH H
3,5

15
18,5

COOH
H Ph
COOH
H H H H
Ph
H H
Ph

2. Khi tiến hành thay nhóm CH2 trong xiclopropan bằng các nhóm O hay NH thì số
tương tác che khuất H/H giảm do lúc này H được thay thế bằng một cặp e. Như
vậy sức căng vòng sẽ tăng theo thứ tự oxiran < aziridin < xiclopropan.

100
101
Đáp án Axit - Bazơ
Bài 1:
1. Trật tự tăng dần tính bazơ :
(a) CH3-CH-COOH < CHºC-CH2-NH2 < CH2=CH-CH2-NH2 < CH3-CH2-CH2-NH2
NH2
Tồn tại ở dạng Độ âm điện CSP > CSP2 > CSP3
ion lưỡng cực

(b) O2N- -NH2 < -CH2-NH2 < -CH2-NH2 < -NH-CH3

(A) (B) (C) (D)

Nhóm p-O2N-C6H4- Nhóm -C6H5-CH2- Nhóm -CH2- - Nhóm C6H11-


hút electron mạnh do hút e yếu đẩy e, làm tăng và -CH3 đẩy e,
có nhóm -NO2 (-I -C) mật độ e trên - Amin bậc II
làm giảm nhiều mật nhóm NH2
độ e trên nhóm NH2

Bài 2:
+I 2
H3C COOH CH2COOH CH2COOH COOH
+I 1 -I1CH2CH2COOH -I 2 -I 3
< < < <
a) +I 1
<
+I 2 -I 1 < -I 2 < -I 3
Các gốc hidrocacbon có hiệu ứng +I lớn thì Ka giảm và -I lớn thì Ka tăng
b)

102
CH2COOH COOH COOH
-I 1 -I 2 -I 4
< C O <
< -C3 N -I 3
H O N -C4
(D) (C) (A) (B)
Vì: - I1 < - I2 nên (C) có tính axit lớn hơn (D).
(A) và (B) có N nên tính axit lín hơn (D) và (C)
(A) có liên kết hidro nội phân tử làm giảm tính axit so với (B).

Bài 3:
(i) Piridin có tính bazơ yếu hơn piperidin vì đôi electron gây tính bazơ của piridin
thuộc obitan sp2; nó bị giữ chặt và không sẵn sang để cho cặp electron như trường
hợp piperidin với obitan sp3.
(ii) Piridin có đôi electron (thuộc obitan sp2) sẵn sang để dùng chung với axit; trong
khi pirol chỉ có thể kết hợp với proton khi đánh đổi tính thơm của vòng.
(iii) Có hai lý do. Thứ nhất, nguyên tử nitơ trong anilin liên kết với nguyên tử cacbon
ở trạng thái lai sp2 của vòng thơm, nguyên tử cacbon này có độ âm điện mạnh
hơn nguyên tử cacbon ở trạng thái lai sp3 của xiclohexylamin. Thứ hai, các
electron không liên kết có thể được phân tán trên vòng thơm. Các công thức cộng
hưởng chỉ ra rằng có sự giảm mật độ electron tại nitơ. Vì vậy xiclohexylamin có
tính bazơ mạnh hơn anilin:

NH2 NH2 NH2 NH2

(iv) Có thể xảy ra sự phân tán các electron không liên kết của nhóm –NH2 vào nhân.
Hệ qủa là có sự tăng mật độ electron trên nguyên tử nitơ của dị vòng, do đó có sự
tăng tính bazơ ở vị trí này.

NH2 NH2 NH2 NH2


N N N N

103
(v) Piperidin có tính bazơ mạnh hơn morpholin. Nguyên tử oxy trong morpholin có độ
âm điện lớn hơn nhóm metylen (ở cùng vị trí) của piperidin, vì thế mật độ electron
trên nguyên tử nitơ của morpholin sẽ nhỏ hơn so với piperidin.

Bài 4:
+
So sánh tính axit là so sánh khả năng phân ly cho proton H , khả năng này tùy thuộc vào
liên kết H–X– và ảnh hưởng của các nhóm liên kết với –X– của chất. Nếu các nhóm liên
kết và bản chất của X làm cho liên kết H–X– kém bền, dễ bị cắt đứt thì H trở nên linh
động, khả năng phân li cho proton càng dễ (tính axit càng mạnh). Trình tự tăng dần tính
axit của các hợp chất:
CH3-CH2-N-H < CH3-CH2-CH-O-H < CH3-CH2-C-O-H < CH3-CH-C-O-H
H CH3 O Br O

A B C
D
Giải thích:
Tính axit của A yếu nhất vì:
So sánh về độ âm điện của nguyên tố X trong liên kết H-X- ; độ âm điện của oxit lớn hơn
nitơ nên liên kết -O-H phân cực mạnh hơn liên kết >N-H, hiđro trong A kém linh động hơn
hydro trong các hợp chất khác trong dãy nên A có tính axit yếu nhất.
Tính axit của B, C, D:
Chất C và D có hiệu ứng –C của nhóm cacbonyl làm O-H phân cực mạnh, đồng thời hiệu
ứng liên hợp p - p giúp giải tỏa điện tích âm của ion cacboxylat. Chất B có gốc sec-butyl
đẩy e (+I) làm giảm sự phân cực của liên kết O–H trong B nên hydro kém lonh động, C
và D có tính axit mạnh hơn B.
Tính axit của D mạnh hơn C vì:
D có nguyên tử brom hút electron (-I) làm cho hydro của nhóm OH cũng linh động, nên
có tính axit mạnh hơn C.

Bài 5:

104
k1(M) > k1(F) là do M có khả năng tạo được liên kết hydro nội phân tử, liên kết O-H của
M trong qúa trình phân ly thứ nhất phân cực hơn so với F và bazơ liên hợp M’ cũng bền
hơn F’.

k2(M) < k2(F) do liên kết hydro nội phân tử làm cho M’ bền, khó nhường proton hơn so
với F’. Ngoài ra bazơ liên hợp M’’ lại kém bền hơn (do năng lượng tương tác giữa các
nhóm –COO- lớn hơn) bazơ liên hợp F’

Bài 6:

Dựa trên tính bền của base liên hợp thì thứ tự ưu tiên sẽ là B2 > B1 > B3

Bài 7:
a.

105
Anion sinh ra được bền vững bằng hiệu ứng siêu liên hợp âm của nhóm CF3, nhưng
nhân tố quan trọng hơn đóng góp vào tính bền của anion chính là sự tạo thành hệ thơm
bền vững (6e).
b.

Trong cấu trúc A có sự liên hợp giữa cặp electron trên N và nhóm C=O làm giảm tính
base. Điều này không tồn tại trong B do với cấu trúc vòng cứng nhắc không thể tồn tại
sự xen phủ hiệu lực giữa obitan chứa cặp e trên N với nhóm CO, vì thế tính base của B
mạnh hơn
c. Do cation sinh ra từ guanidin được ổn định mạnh bằng cộng hưởng.

Bài 8:
1. Trong cấu trúc 1 đó là nguyên tử N của vòng 5 do nguyên tử N trong nhóm NH đã cho
cặp e của mình vào hệ thơm nên không có tính base. Còn ở cấu trúc 2 thì nguyên tử N
trong vòng no chính là nguyên tử có tính base mạnh hơn vì nguyên tử N còn lại đã chịu
ảnh hưởng –C của vòng thơm.
2. Các nhóm đẩy e (Me) làm giảm tính axit còn các nhóm hút e (NO2, Cl) làm tăng tính
axit. Vậy trị pKa của các hợp chất cụ thể như sau

Bài 9:
1. Trong môi trường axit, các nguyên tử nitơ của nhóm amin sẽ bị proton hoá (mang
điện tích dương), góp phần làm tăng tính axit của hợp chất tương ứng; trong khi
nguyên tử nitơ của nhóm nitro không bị proton hoá. Do đó tính acid được xếp như
sau: H2NCH2COOH > (CH3CH2)2NCH2CH2COOH > O2NCH2CH2COOH.

106
Trong môi trường bazơ, sự xác định tính axit dựa trên những lý luận thông thường
của hiệu ứng cảm ứng nên tính axit được sắp xếp như sau: O2NCH2CH2COOH >
H2NCH2COOH > (CH3CH2)2NCH2CH2COOH.
2. Axit axetic trong nước tạo ion từ phân tử trung hòa, còn phân ly ion anilinium
không làm thay đổi ion :

CH3COOH + H2O CH3COO + H3O

C6H5NH3 + H2O C6H5NH2 + H3O

CH3COOH + C2H5OH CH3COO + C2H5OH2

C6H5NH3 + C2H5OH C6H5NH2 + C2H5OH2

Ảnh hưởng dung môi trong acid axetic lớn hơn ion anilinium. Nước có hằng số
điện môi lớn hơn và solvat hóa anion tốt hơn nên khi chuyển từ nước sang etanol,
trạng thái cuối của phân ly acid axetic mất ổn định mạnh hơn do giảm solvat hóa
(solvat ion thay đổi mạnh hơn phân tử trung hòa khi thay đổi dung môi).
3. Sự tạo thành enolate làm tăng mạnh sức căng của hệ xiclopropan.
4. Càng nhiều hệ thống vòng gắn vào tính bền của hệ thơm càng giảm. Có thể thấy
rõ điều này trong hệ thống benzen – naphtalen – antraxen.

Bài 10:
a) Chú ý đến tương tác không gian và hiệu ứng liên hợp. Cụ thể do nhóm NO2 cồng
kềnh nên sẽ có tương tác van der Waals với hai nhóm NO2 còn lại nên các nhóm
sẽ lệch ra khỏi mặt phẳng liên hợp làm giảm tính axit, với nhóm CN thì không có
tương tác đẩy này do nhóm CN lai hóa sp có dạng hình học phẳng.
b) Tính axit của hai chất mới không khác nhiều so với chất ban đầu

107
Bài 11: Cấu trúc vòng cứng sẽ có tính axit kém hơn do carbanion ở đầu cầu không thể
được an định bởi cộng hưởng (AO p của carbanion sẽ không thể song song để xen phủ
với MO p của nhóm CO để làm bền carbanion).

Bài 12: HMPA và DMSO là các dung môi solvat hóa tốt các cation, cation càng bị solvat
hóa tốt thì tính base của anion RO- tương ứng càng mạnh. Vậy trong mọi trường hợp
anion t – BuO- có tính base mạnh hơn MeO-
Bài 13: Vị trí hai nhóm chức có giá trị pKa tương ứng là

Nhóm OH enol bên trái (gần mạch nhánh) sẽ có trị pK cao hơn do base tương ứng
được ổn định mạnh do liên hợp với nhóm cacbonyl. Nhóm OH bên cạnh sẽ có pK thấp
hơn vì sự mất một H ra khỏi anion bền sẽ khó khăn hơn, mặt khác giữa H enol thứ hai
và O- có sự tạo thành liên kết hydro nội phân tử (tương tự như so sánh pK của axit
fumaric và maleic).

Bài 14:
i) Chất [a] có tính axit lớn hơn do trên thực tế nó tồn tại chủ yếu ở dạng enol [85%]
nhờ có liên kết H nội phân tử
ii) Chất [d] có tính axit mạnh hơn do hiệu ứng –I của Br sẽ manh hơn so với [c], do e
ở [d] sẽ bị dịch chuyển về Br theo 3 ngả, còn ở [c] chỉ có 1 ngả hơn nữa mạch lại dài hơn
làm giảm –I nhanh chóng.
• Ở đây nếu nhìn toàn diện hơn sẽ thấy [d] cứng nhắc, còn [c] có thể quay tự do
trong không gian quanh các liên kết đơn là cho phân tử này có thể tồn tại ở cấu dạng
như dưới đây, rõ ràng Br có tích điện âm nên tạo ra xung quang nó một điện trường làm
cho proton khó bị tách ra, tính axit giảm [hiệu ứng trường]

108
Bài 15:
1. D > E > A > B > C. Đầu bài hỏi rằng khả năng phân ly của gốc -COOH, ta có D và
E có gốc bazơ trong phân tử nên sẽ giúp gốc -COOH phân ly mạnh hơn (do có
phản ứng axit – bazơ) nên khả năng phân ly của gốc -COOH của D và E là mạnh
nhất. Do tính bazơ của CH3-NH- mạnh hơn NH2- nên sự phân ly gốc -COOH của
D > E. Còn A, B, C thì so sánh theo hiệu ứng -I .
2. Chất D là một amin no bậc hai nên sẽ có tính bazơ cao nhất so với các amin thơm
còn lại.
Các chất A, C, E do có mặt nhóm rút nên tính bazơ sẽ thấp hơn so với B và F.
Trong đó B có tính bazơ cao hơn F do có mặt nhóm CH3 làm tăng tính bazơ.
E có tính bazơ cao hơn hai chất A, C do số nhóm rút ít hơn.
A có tính bazơ cao hơn C do nhóm NO2 para chỉ gây hiệu ứng –I (do tương tác
đẩy giữa các nhóm nitro khiến nhóm nitro para bị lệch phẳng nên không thể gây –
C). Trái lại nhóm CN para gây –C do không có tương tác đẩy với hai nhóm nitro
bên cạnh (nhóm CN định hướng thẳng). Do –C luôn mạnh hơn –I nên chất C phải
có tính bazơ thấp hơn.
Như vậy thứ tự tính bazơ sẽ như sau: (D) > (B) > (F) > (E) > (A) > (C)

Bài 16:
a) Công thức cấu tạo X
- Do trong X có hai nhóm N(CH3)2 nên trong vòng thơm chỉ còn lại 6 tín hiệu proton
thơm ứng với 10 cacbon. Như vậy hệ này phải là hệ hai vòng giáp.
- 6 proton mà chỉ có ba tín hiệu, như vậy mỗi hai proton phải có vai trò tương
đuơng nhau trong vòng thơm.
Tổng hợp các dữ kiện đó ta suy ra được CTCT của X là:

109
b) Giải thích tính chất của X
Trong hợp chất X thì cặp electron bị chắn bởi các nhóm metyl. Như vậy tương tác
với axit chỉ khả thi khi proton ở vị trí rất dễ tiếp cận. Trong hợp chất (O2N)2CH2 thì nguyên
tử hydro bị chắn bởi hai nhóm nitro cồng kềnh.

Bài 17: Ở đây tính bazơ giảm do ảnh hưởng hai nhóm t-Bu cồng kềnh làm giảm khả năng
solvat hóa

Bài 18: pKa2 của axit squaric lớn hơn pKa2 của hai axit fumaric và maleic do dianion của
axit squaric tạo được hệ thống liên hợp bền vững

Bài 19: .
Công thức
a. N
CH2 CH COOH Vì =N còn có cặp electron n tự do
N
NH2
không tham gia vào hệ liên hợp thơm.
H
pK2 + pK3
pHI 7,58 pK3 = 5,99
2
b. Tính bazơ của các nguyên tử nitơ trong histamin:

110
–NH– < =N– < –NH2

Vì cặp electron n đã tham Vì Nsp2 có độ âm điện lớn Vì Nsp3 có độ âm điện


gia vào hệ liên hợp thơm. hơn, lại liên kêt với Csp2. nhỏ hơn, lại liên kêt với
Csp3.

Tính bazơ của các nhóm thế:


–NH–C(=S)–NH2 < –NH2 < –NH–
C(=NH)–NH2

Vì proton hóa ở S tạo ra: Vì proton hóa =NH tạo ra

SH Vì proton hóa tạo ra NH2


NH3
NH C NH2 NH C NH2

Bài 20: Tính axit vì có nhóm –COOH và các nhóm- OH dạng enol nên có khả năng phân
li cho H+. Tính bazơ vì có khả năng nhận H+ tạo cacbocation bền là vòng có tính thơm
( theo qui tắc Hucken).

Bài 21:
1. Cặp electron không liên kết của N(1) có hiệu ứng +C vào vòng benzen nên N(1) có
mật độ electron thấp hơn so với 2 nguyên tử nitơ còn lại.
Trong các công thức cộng hưởng ta nhận thấy N(3) có mật độ electron cao nhất do
điện tích âm được nằm trên nó trong khi N(2) thì không.

111
N(3) có mật độ điện tích âm cao nhất, nó dễ dàng nhận H+ nhất so với 2 nguyên tử
nitơ còn lại.
Do đó N(3) có tính bazơ mạnh nhất. (hay hs có thể vẽ hiệu ứng (A, E))
O O
N N N S ONa N N N S ONa
1 O
O
A B

O O
N N N S ONa N N N S O Na
O O
E D

2. Các giá trị pK tương ứng của peptit X :

Bài 22:
1. Trình tự tăng dần tính axit: (D) < (C) < (A) < (B)
Theo CTCT: -ID < -IC → (D) < (C)
(A) và (B) có N âm điện → (A), (B) > (C), (D)
(A) có liên kết hidro nội phân tử → (A) < (B)
2. Nguyên tử N1 tương tự như nguyên tử nitơ của pirole (cặp e của N tham gia vào
hệ liên hợp thơm) nên không có tính bazo
Nguyên tử N2 tương tự như nguyên tử nitơ của piridin (cặp e của N không tham
gia vào hệ liên hợp thơm) nên có thể hiện tính bazo
So sánh tính bazo: N2 > N1.

Bài 23: Do các nguyên tử N không tồn tại ở dạng amin mà chủ yếu ở dạng amit, trong đó
cặp e trên N tham gia vào các hệ thống liên hợp thơm nên mất tính bazơ.

112
Bài 24:
1. Việc chuyển cuban thành anion tương ứng làm tăng tính s của liên kết C – H. Tính
toán cho thấy anion cuban có 32% s, cao hơn xiclopropan 28% s. Như vậy tính
axit cao của cuban là kết quả của hai yếu tố, sự tăng tính s của anion tạo thành
và ảnh hưởng của sức căng vòng.
2. Sự tạo phức với ion kim loại giúp tăng độ âm điện của nguyên tử oxy carbonyl
giúp tăng tính axit của Hα

3. Cả hai anion phenoxide và axetat đều có sự giải tỏa điện tích mạnh. Tuy nhiên
trong nước thì ion axetat được solvat hóa hiệu quả hơn do nhóm Me kích thước
bé, và điện tích không được giải tỏa giãn rộng như trong PhO-. Trong pha khí yếu
tố solvat hóa bị mất đi nên tính axit của hai chất không khác nhau nhiều.

Bài 25: Khi proton hóa nguyên tử nitơ imin sẽ dẫn đến một cation thơm có tính đối xứng
cao.

Bài 26:
a) Công thức cấu tạo X
- Do trong X có hai nhóm N(CH3)2 nên trong vòng thơm chỉ còn lại 6 tín hiệu proton
thơm ứng với 10 cacbon. Như vậy hệ này phải là hệ hai vòng giáp.
- 6 proton mà chỉ có ba tín hiệu, như vậy mỗi hai proton phải có vai trò tương
đuơng nhau trong vòng thơm.
Tổng hợp các dữ kiện đó ta suy ra được cấu trúc X là:

113
b) Trong hợp chất X thì cặp electron bị chắn bởi các nhóm metyl. Như vậy tương tác
với axit chỉ khả thi khi proton ở vị trí rất dễ tiếp cận. Trong hợp chất (O2N)2CH2 thì
nguyên tử hydro bị chắn bởi hai nhóm nitro cồng kềnh.

Bài 27:
1. Ba hợp chất A, B và C:
a) So sánh tính axit:
Tính axit được đánh gía bởi sự dễ dàng phân li proton của nhóm OH. Khả năng này thuận
lợi khi có các hiệu ứng kéo electron (-I hoặc –C) nằm kề nhóm OH. Ở A vừa có hiệu ứng liên
hợp (-C) và hiệu ứng cảm ứng (-I); ở B chỉ có hiệu ứng (-I). Tính axit của (A) > (B).
b) So sánh điểm sôi và độ tan
Liên kết hidro làm tăng điểm sôi. Chất C có liên kết hidro nội phân tử, B có liên kết
hidro liên phân tử nên nhiệt độ sôi của (C) < nhiệt độ sôi của (B). (C) có độ tan
trong dung môi không phân cực lớn hơn (B).
2.
a) So sánh nhiệt độ sôi: Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào liên kết hiđro giữa các phân tử.

N-H .......N N
N-H ..........
H N N
H H .......N

N
H

114
Ở A: Vòng no, liên kết hiđro giữa nhóm –NH của dị vòng no nên rất yếu
Ở B: Vòng thơm, liên kết hiđro giữa nhóm –NH với dị vòng thơm chứa một
nguyên tử nitơ yếu hơn so với dị vòng thơm C có 2 nguyên tử N.
Ở C: Vòng thơm, liên kết hiđro bền.
A < B < C
b) So sánh tính bazơ:
A: Tính bazơ mạnh B: Tính bazơ không còn vì C: Tính bazơ trung bình
nhất vì electron n Nsp3. electron n đã tham gia liên vì electron n Nsp2
hợp vòng thơm.
A > C > B
3. Sắp xếp theo trình tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy của purin, benzimiđazol và
inđol:

N N
N

N NH NH NH
Purin Benzimi®azol In®ol
Inđol (52 oC) < Benzimiđazol (171 oC) < Purin (217 oC)
Inđol: chỉ có liên kết hiđro liên phân tử rất yếu giữa N-H và dị vòng 5 cạnh.
Benzimiđazol: N-H tạo liên kết hiđro liên phân tử khá bền với :N< (có tính bazơ).
Purin: N-H có thể tạo liên kết hiđro liên phân tử khá bền với 3 :N< .
4. Các giá trị pK tương ứng của peptit X :

Bài 28:

115
1. B tạo cộng hưởng thành hệ thơm nên B ưu thế hơn A

2. Cặp e của N cho vào hệ thống giúp cho mỗi vòng đều có 6 electron p thỏa mãn
quy tắc Huckel

3. Cation sinh ra từ D có được sự ổn định từ nhiều hệ thơm hơn so với E (cũng có


thể giải thích theo kiểu cation D có nhiều cộng hưởng hơn nên bền hơn)

4. Anion xiclopentadienyl có năm cấu trúc cộng hưởng tương đương nhau:

Còn anion indenyl tuy có nhiều cộng hưởng hơn, nhưng những cấu trúc khiến cho
hệ thơm benzen bị phá vỡ lại làm giảm đi tính bền của hệ khiến cho nó trở nên ít
ưu thế hơn

116
Thế nên dù có nhiều cộng hưởng hơn, nhưng do sự thiếu ổn định trong các cộng
hưởng (phá vỡ hệ thơm bên vòng benzen) khiến cho anion indenyl kém bền hơn
xiclopentadienyl, dẫn đến xiclopentadien có tính axit cao hơn inden.

Bài 29:
1. Cộng hưởng ở vị trí 3 kém bền hơn so với vị trí 2 và 4 (được làm bền bởi nhóm
thế). Chính vì vậy sản phẩm ở 3 ít ưu tiên hơn. Còn khi thay thế bằng nhóm tert-
butyl sẽ dẫn đến việc thu được chủ yếu sản phẩm para do sản phẩm ortho vướng
tương tác không gian.

2. Các cộng hưởng của azulen cho thầy điện tích (+) tập trung ở vòng 7, còn điện
tích (-) tập trung ở vòng 5. Chính vì thế những tác nhân dương điện ưu tiên tấn
công vòng 5, còn âm điện ưu tiên tấn công vào vòng 7.

117
Đáp án Cơ chế phản ứng - Tổng hợp Hữu cơ

Bài 1:

Bài 2:

Bài 3:

Bài 4:

118
Do phản ứng đi qua trung gian cacben không bền sau đó sẽ chuyển vị hydro và cuối cùng
là chuyển vị nhóm phenyl:
700o C
C6H5 – C* ≡ CH [C6H5 – CH* = C:] ⇌ C6H5 – C ≡ C*H

Bài 5:

Bài 6:
a) Cơ chế SN2 nội phân tử
b) Dựa vào bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy rằng vòng 5 ít căng được tạo thành dễ
nhất, còn vòng 6 không căng thì lại tạo thành chậm nhất. Lý do được giải thích là hai đầu
phản ứng càng cách xa nhau thì càng khó tiếp cận với nhau để xảy ra phản ứng nên khi
vòng phải tạo thành càng lớn thì phản ứng nội phân tử càng khó khăn nhưng các yếu tố
xác suất lại làm cho sự tạo thành vòng ba nguyên tử nhanh hơn vòng bốn nguyên tử,
mặc dù vòng nhỏ căng hơn.
Bài 7:

Bài 8:

Quá trình này có sự tạo thành hợp chất b-xetoaxit trung gian dễ decacboxyl hóa
Đồng phân meta khó vì không thể tạo thành b-xetoaxit

119
Đồng phân para có thể được vì tạo thành g-xetoaxit với nối đôi ở vị trí a, b

Bài 9:
Cơ chế dễ chấp nhận nhất trong những trường hợp thế này là sự tạo thành cation
adamantyl phản ứng với anion nitrat và dung môi để cho hai sản phẩm (SN1). Thế nhưng
điều này dẫn đến việc khi tăng nồng độ nitrat thì lượng sản phẩm sẽ phải tăng lên. Vì vậy
những thông tin thực nghiệm cho thấy rằng phản ứng sẽ đi qua cơ chế cặp ion bao gồm
cation adamantyl và anion nitrat. Khi phá huỷ cặp ion này sẽ tạo ra sản phẩm nitrat và
tách hẳn hoàn toàn khỏi sự dung môi phân để tạo sản phẩm phụ
Bài 10:

Bài 11:

120
Bài 12:

Bài 13:
1. Có thể tạo thành hai hydrocacbon A và B theo cơ chế chuyển vị allyl dưới đây

121
2. Cơ chế phản ứng tạo thành axetal vòng này như sau:

Bài 14:

122
Bài 15:
a) Do F có thể tích nhỏ và có độ âm điện lớn nên điện tích dương tập trung ở vị trí
ortho nhiều hơn para (hiệu ứng –I)
b) Do nhóm B(OH)2 là nhóm thiếu electron (chỉ 6e chưa đủ 8e) nên nhóm này cũng
được coi như một nhóm phản hoạt hóa
c) Do xicloheptanon có 6 e pi thỏa mãn Huckel nên là hệ thơm bền, còn
xiclopentanon là hệ phản thơm có 4 e pi
d) Do sản phẩm của quá trình sunfo hóa thứ nhất là PhSO2OH trong môi trường phản
ứng sẽ tạo thành cation PhSO2+ tiếp tục SE vào vòng benzen thứ hai
Bài 16:

b) Không thể vẽ cơ chế vì trong điều kiện đó không xảy ra phản ứng thế nucleophin vào
liên kết bội

123
Phản ứng d là cơ chế thế SN2 vào nguyên tử silic
Bài 17:
a) Tạo thành hỗn hợp raxemic do đi qua trung gian là cation vòng ba cạnh dưới ảnh
hưởng nhóm kề phenyl

b) Tạo thành hỗn hợp hai đồng phân e và a do đi qua cacbocation trung gian phẳng
có cấu trúc như hình vẽ

c) Không thay đổi cấu hình do không có sự đụng chạm đến trung tâm bất đối:

d) Trong giai đoạn đầu phản ứng theo SN2. Hai giai đoạn sau phản ứng theo cơ chế
SN2’ với sự tham gia của nhóm kề axetat. Trong cơ chế này nhóm đi ra và tác
nhân nucleophin luôn ở vị trí cis đối với nhau

124
Bài 18:
a) Sự cản trở không gian trong cacbocation (t-Bu)3C+ được giải phóng chuyển góc
hóa trị bình thường là 109,5o thành 120o. Việc giảm sự cản trở không gian thuận
lợi cho việc hình thành cacbocation (Xúc tiến lập thể)
b) Cấu hình tuyệt đối của axit mandelic sẽ cùng với cấu hình tuyệt đối của D - (-)
phenylmetylcacbinol do trong các giai đoạn chuyển hóa thì giai đoạn 1 đã khóa lại
trung tâm bất đối nên các giai đoạn chuyển hóa sau không đụng được đến C2
nữa. Tức cấu hình của axit mandelic là S

Bài 19:

Bài 20:

125
Cl Cl NO2
NO2
NO2
Cl2 2HNO3
FeCl3 H2SO4
120°C NO2 O2N NO2
NO2 EtOH, t° HNO3
NH NH
NO2 NH2 - HCl H2SO4
O2N NO2
HNO3 Fe/HCl
H2SO4
60°C NO2

Cơ chế tạo thành E là SN2Ar

Bài 21:

Bài 22:

Bài 23:

126
Bài 24: Cấu trúc các chất như sau:

Bài 25:

127
Cơ chế:

128
Bài 26:
Công thức cấu tạo các chất từ A đến G là

G: HOOC – CH2C(CH3)2 – CH2CO – COOH: axit-4,4-dimetyl-2-oxohexandioic


Bài 27:

129
Me 3SiH 2CH 2CO 2C Me 3SiH 2CH 2CO 2C
Me 3SiH 2CH 2CO 2C

O O CO 2Me
O
OH
O
C
B
B

Me 3SiH 2CH 2CO 2C Me 3SiH 2CH 2CO 2C

CHO O CH 2OH
O

F D

Me 3SiH 2CH 2CO 2C Me 3SiH 2CH 2CO 2C

O CHO O

H J

Me 3SiH 2CH 2CO 2C


CHO
HO 2C

O
I
O

Me 3SiH2CH2CO2C Me 3SiH2CH2CO2C

O O
O: CH3 H+ O+ CH3
H
H
H 3CO C OCH 3 H 3CO OCH 3

OCH3

Me 3SiH2CH2CO2C
Me 3SiH2CH2CO2C

O
O O
O H
OCH 3 OCH 3
+
H 3C O
CHAÁ
T TRUNG GIAN CHO PHAÛ
N ÖÙ
NG CHUYEÅ
N VÒKIEÅ
U CLAISEN H

Bài 28:

130
Bài 29:

Bài 30:
a) MA = 234 g/mol
b) Cấu trúc A, B, C
O O O O C6H5CH(OH)CH3
H3COCCH=CHCOCH(CH3)C6H5 HOCCH=CHCOH C
A B

131
c)
Công thức lập thể của C

Công thức lập thể của B

HOOC H
C C
H COOH
Công thức chiếu Fischer của D

D: COOH

H Br

H Br

COOH

Công thức cấu tạo có thể có của E Công thức cấu tạo có thể có của F

132
Bài 31:

Bài 32:

Bài 33:

133
Bài 34:

Bài 35:

Bài 36:

134
Bài 37:
ROH + R’NCO → RO – CONHR’
Khi phản ứng với nước thì RNCO + H2O → RNH2 + CO2
RNH2 + RNCO → RNHCONHR
Khí CO2 thoát ra thổi phồng vật liệu. Phần còn lại của vật liệu biến thành RNH2
tiếp tục phản ứng với phân tử isoxianat tiếp theo.
Bài 38:
a) Từ các thông tin về phổ khối lượng mà đề bài đã cho thì sản phẩm nhận được khi
halogen hóa phenol với xúc tác HSbF6 là m – bromphenol. Sự brom hóa trực tiếp
vào phenol sẽ cho các dẫn xuất ở vị trí ortho và para vì nhóm –OH là nhóm thế
loại I
b) Các phản ứng xảy ra:
OH OH OCH 3 OCH3
xt HSbF6 (CH 3 )2 SO 4 Mg/THF/toluen
Br 2 NaOH
Br Br MgBr

135
Hợp chất B có thể tham gia được phản ứng thế nucleophin ở cacbon mang nguyên
tử brom. Còn hợp chất C thì lại có sự tồn tại của cacbanion nên sẽ tham gia phản ứng
thế electrophin. Như vậy sự chuyển hợp chất B sang hợp chất C sẽ dẫn đến sự nghịch
đảo lại khả năng phản ứng.
c)
O O
CH 2O CH3
N
CH3
(CH 3 )2 NH
D
O OH
OH
CH 3
N
+ CH 3 OH
MgBr CH3
D N
C CH3

Tramadol

d)
HO PhOCH3 HO PhOCH3
N(CH3)2 H
H N(CH3 )2

HO PhOCH3 HO PhOCH3
H N(CH3 )2
N(CH3)2 H

Tramadol có hai nguyên tử cacbon bất đối nên có hai cặp đồng phân lập thể
Bài 39:

136
Bài 40:

137
138
Bài 41: Công thức cấu tạo các chất như sau:

Bài 42:

139
Bài 43:

140
141
Bài 44:

142
Bài 45: Công thức cấu tạo các chất tương ứng:

Bài 46: Công thức cấu tạo các chất tương ứng

143
Bài 47:

Bài 48:

144
Bài 49:

145
Bài 50:

146
Bài 51:

Bài 52:

147
Bài 53:

Bài 54:

148
149
Bài 55:
OH
+ CO2H
H

CO2H
CO2H
D CO2H
O + O
CO2H
CO2H

CO2H HO2C
H2 D
O O
Pd - C CO2H HO2C

Bài 56:

150
O O O O
o
150 C
O O O O
(V1) (V2)
O O O O
O O O O O O
O O O O
O O O O

(W1) O O O O (W2)

151
Bài 57:
Tương tác 1,3-diaxial ở trung gian cis khiến cho giai đoạn tách loại xảy ra nhanh hơn
(giảm sức căng)

152
Thứ tự trên ứng với thứ tự tăng dần lực axit của axit tương ứng (RCO2H), tức lực axit
càng tăng thì càng dễ đi ra nên vận tốc phản ứng tăng.

Bài 58:

153
Bài 59:

Các bước cụ thể của giai đoạn đóng vòng xảy ra như sau:

Trong phản ứng mở vòng SN2 nội phân tử không thể tạo thành sản phẩm vòng 5 được
do trạng thái chuyển tiếp của phản ứng mở vòng 5 cạnh không đạt được góc tấn công
180o.
Các nghiên cứu cho thấy rằng ở nhiệt độ thấp tạo thành hỗn hợp sản phẩm cis và trans
xiclobutan. Tuy nhiên khi tăng nhiệt độ thì sản phẩm trans chiếm ưu thế rõ rệt do đó là
sản phẩm khống chế nhiệt động học (tỉ lệ trans : cis là 20 : 1) trong điều kiện thực
nghiệm.
Nhóm nghiên cứu hoàn tất quá trình tổng hợp Rumphellaone A từ andehit trung gian
theo sơ đồ:

154
Bài 60:

Bài 61:

155
Bài 62:

156
157
Đáp án Hợp chất tạp chức
Bài 1:

Bài 2: Mannan là một poly-D-mannopyranosit.

Tấn công tại C1 Tấn công tại C1, C3 Tấn công tại C1, C2

158
Tấn công tại C1, C6 Tấn công tại C1, C2, C6
Trung bình mỗi mắt xích có một nhánh. Có ba cấu tử khác nhau luân phiên đồng đều
theo mạch qua cầu nối C1, C6 (nhưng không phải là chắc chắn, bằng chứng cho thấy
một lượng nhỏ hợp chất 2,3,4-tri-O-metyl) tạo nhánh C2:

Bài 3:

Bài 4: Tạo thành 33 = 27 aminoaxit, trong đó chỉ có 26 aminoaxit quang hoạt, aminoaxit
duy nhất không có tính quang hoạt là H2N-Gly3-OH.
Bài 5. Gly-Arg-Tyr-Leu-Ala
Bài 6:

Bài 7: a) Phản ứng của melamin với fomandehit là phản ứng cộng nucleophin của nhóm
–NH2 vào nhóm cacbonyl.

159
Với A:
C4H8N6O - C3H6N6 = CH2O. Vậy A là sản phẩm phản ứng cộng 1 : 1
Với B:
C9H18N6O6 - C3H6N6 = 6CH2O. Vậy B là sản phẩm phản ứng cộng 1 : 6

b) Nhựa melamin-fomandehit chứa hàm lượng N lớn. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao,
melamin-fomandehit sinh ra khí N2 ngăn cản sự cháy.
Bài 8: (Cấu trúc vòng) Val-Ala-Phe-Arg-Val-Gly-Val-Phe-Gly-Arg-(Val)
Bài 9: Fructozơ
Bài 10: Phe-Ala-Leu-Gly-Val
Bài 11:

Bài 12: HOOC – CH(NH2) – CH2CH2 – CONH2


Bài 13: A là axit hai chức, B và C là monolacton, còn D là đilacton.
Bài 14:
a) Vòng 5
b) Đồng phân quang học dãy L.
c) Enantiomer.

160
Bài 15:

Bài 16: Đecapeptit có cấu trúc vòng.

Bài 17: Có thể có nhiều hơn một cấu tạo phù hơp với các dữ kiện đã cho do không biết
C1 của glucose ở dạng α hay β và liên kết sẽ ở nhóm OH 1’ hay 2’ của alizarin. Ở đây chỉ
đề xuất một cấu tạo có thể có:

Bài 18: Công thức cấu tạo của 4 polyme là:

Quá trình tạo thành hợp chất X:

161
Bài 19:

Bài 20:
BrCN cắt mạch peptit ở sau phân đoạn methionin.

Bài 21:

162
Bài 22:
a) Chịu ảnh hưởng –I của nhóm NH3+ nên anion COO- ở vị trí gần nhóm này được
giải tỏa điện tích dương tốt hơn
b) Ta có thể tính được tỉ lệ ion hóa giữa nhóm COO- và nhóm g-COOH bằng cách
dựa vào phương trình Henderson-Hassenbalch:
éëCOO- ùû
pH = pK a + lg
[COOH ]
Với pH = 6,3 và pKa của nhóm g-COOH thì thay vào phương trình trên ta thu được
kết qủa tỉ lệ này là 0,99 tức 99%
c) Do pHI của axit glutamic là pHI = (2,2 + 4,3)/2 = 3,25 nên ở pH = 3,25 nó không di
chuyển.
Bài 23: Araban là một poly-L-arabinofuranosit.

Liên kết qua C1 Liên kết qua C1 và C5 Liên kết qua C1, C2, C5
Điều này cho ta thấy araban tồn tại cấu trúc nhánh:

Bài 24 : Andotetrozơ duy nhất cho sản phẩm quang hoạt khi bị oxy hóa bởi axit nitric là:

163
A cho B và C khi xử lý với HCN tiếp theo là Ba(OH)2

Các g - andolacton tương ứng D và E là:

Hỗn hợp trên đem xử lý với Na – Hg ở pH = 3,5 cho sản phẩm:

Bài 25: Hợp chất X là một trisaccarit, không quang hoạt và không phản ứng với thuốc
thử Benedict. Điều này cho thấy X là một đường không khử và vì vậy chỉ có các liên kết
axetal và xetal tồn tại ở các vị trí anome. Trong ba monosaccarit thì A và B cho cùng
một osazon thì như vậy có hóa học lập thể như nhau tại C-3; C-4: C-5 (và C-6). A và B
đều khác với hợp chất I (là D-mannozơ) tuy cho cùng một osazon và như vậy một trong
số đó phải là C2-epime của D-mannozơ (là D-glucozơ) và chất kia phải là đường xeton
tương ứng ở C-2 (như D-fructozơ) (Suy luận này được kiểm chứng lại sau này bằng
các phản ứng cắt mạch oxy hóa). Hợp chất C sau phản ứng với axit nitric tạo thành một
axit andaric không quang hoạt D. Axit andaric như vậy có hai dạng là AA1(D) và AA2.
Andotetrozơ tạo thành trước C (cũng như trước D) không cho hợp chất meso sau phản
ứng với axit nitric và như vậy buộc phải là D-threozơ:

164
Như vậy axit andaric D tạo thành từ C nêu trên là AA1 và như vậy C phải là D-
galactozơ. Hợp chất A phản ứng với 5 mol HIO4 để tạo ra 5 mol axit metanoic (axit
fomic) và 1 mol metanal (fomandehit) cho phép đề nghị A là một andohexozơ trong khi
đó B phản ứng với 5 mol HIO4 tạo thành 3 mol axit metanoic, 1 mol metanal và 1 mol
CO2 giúp dự đoán nó là một xetohexozơ.
Các hợp chất A và B có liên hệ với 1 tetrozơ không giống như C (liên quan tới D-
erythreozơ). Tetrozơ liên quan tới A và B vì thế phải có cấu tạo sau đây và từ đó suy ra
A là D-glucozơ còn B là D-fructozơ.

Metyl hóa X rồi thủy phân kế tiếp tạo thành E, F và G dưới đây

165
Trong sự metyl hóa thì chỉ các nhóm hydroxyl không tham gia vào sự hình thành
axetal / xetal (hoặc nội phân tử hoặc liên phân tử) mới bị ete hóa. Từ dữ kiện metyl hóa

166
thì chỉ E có hai nhóm hydroxyl tự do có thể liên kết với cacbohydrat khác. Như vậy A
phải là cacbohydrat trung tâm.
Các kết qủa này chỉ ra rằng trật tự monosaccarit trong X là C-A-B (hay B-A-C)
Nếu: A5 biểu thị dạng furanozơ (vòng 5 cạnh) của cacbohydrat A
A6 biểu thị dạng pyranozơ (vòng 6 cạnh) của cacbohydrat A
B5 biểu thị dạng furanozơ (vòng 5 cạnh) của cacbohydrat B
Thì saccarit X có thể được biểu thị là C5-A6-B5
Một trong 4 cấu tạo của X được cho ở dưới đây:

Ghi chú: Bản chất của các liên kết anome là không thiết yếu trong đề bài. Sự sắp
xếp các liên kết của A với B và C có thể được đảo lại (liên kết 1,1’ giữa C và A và liên
kết 1,6 giữa A và B)
Bài 26: a) Peptit A có cấu tạo duy nhất như sau
Ala-Leu-Gly-Met-Lys-Trp-Phe-Arg-Ala-Ala-Ser-Met-Ala-Phe-Lys-Leu-Gly-Leu-Leu-Phe
b) Do số nhóm NH2 nhiều hơn nhóm COOH nên pHI của aminoaxit này sẽ lớn hơn 7.
Bài 27: Công thức cấu tạo ứng với các dãy chuyển hóa

167
Bài 28:
1. Mỗi trường hợp có hai cách:

168
2. a) Vòng 5 cạnh

b) Xác định được cấu hình ở C1 và C4

169

You might also like