Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Thông tin học sinh

____________________
PHIẾU LUYỆN TẬP Họ và tên

Môn Ngữ Văn | Lớp 9

Câu 1. Cho khổ thơ thơ thứ nhất bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên.
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên.
c. Hành động Tôi đưa tay tôi hứng cho thấy thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào?
d. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ cảm xúc của nhà thơ trước bức
tranh thiên nhiên mùa xuân trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán và
câu ghép. Gạch chân và chú thích rõ.
Câu 2. Cho đoạn thơ (khổ 2,3):
Mùa xuân người cầm súng Ðất nước bốn ngàn năm
Lộc giắt đầy trên lưng Vất vả và gian lao
Mùa xuân người ra đồng Ðất nước như vì sao
Lộc trải dài nương mạ
Cứ đi lên phía trước.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
a. Chỉ ra các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong 4 dòng thơ đầu đoạn thơ trên. Nêu tác dụng
biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong khổ thơ.
b. Có thể thay từ “xôn xao” bằng từ “lao xao” được không? Vì sao?
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ cuối của đoạn thơ.
d. Tìm 2 từ Hán Việt đồng nghĩa với từ “đất nước”. Việc sử dụng từ “đất nước” thay vì sử dụng từ Hán
Việt trong khổ thơ trên có ý nghĩa gì?
e. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình lập luận T − P − H làm rõ cảm nhận và suy ngẫm của nhà
thơ về đất nước trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú và câu
đặc biệt. Gạch dưới và chú thích rõ.
f. Ghi lại tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng nói về mùa xuân. Cho biết
tên tác giả.
Câu 3. Trong khổ bốn, năm bài thơ, nhà thơ Thanh Hải viết:
Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ
Ta làm một cành hoa Lặng lẽ dâng cho đời
Ta nhập vào hòa ca Dù là tuổi hai mươi
Một nốt trầm xao xuyến Dù là khi tóc bạc
a. Đoạn thơ thể hiện ước nguyện gì của nhà thơ? Em có nhận xét gì về ước nguyện đó ?
b. Ghi lại và nêu tác dụng của các từ láy có trong đoạn thơ.
c. Chỉ ra 3 phép tu từ từ vựng được sử dụng trong khổ thơ thứ hai của đoạn thơ.
d. Ở khổ thơ đầu nhà thơ sử dụng đại từ “tôi”, đến khổ thơ này lại là “ta”. Sự chuyển đổi như vậy có ý
nghĩa như thế nào?
e. Ước nguyện cống hiến cao đẹp lặng thầm của nhà thơ khiến em liên tưởng đến nhân vật nào trong
trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ? Nêu rõ tên văn bản và tên tác giả.
f. Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo mô hình diễn dịch làm rõ ước nguyện cống hiến của nhà thơ
trong đoan thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và phép lặp liên kết câu. Gạch dưới và
chú thích rõ.

You might also like