Lich_su_Quan_doan_2

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 248

LỊCH SỬ QUÂN ĐOÀN 2

(1974-2004)
Nxb QĐND

* Chỉ đạo nội dung:


THƯƠNG VỤ ĐẢNG UỶ, BỘ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 2

* Tham gia nghiên cứu biên soạn:


- Thượng tướng, PGS. NGUYÊN HỮU AN
- Trung tướng, PGS. BỤI CÔNG ÁI
- Trung tướng LÊ LINH
- Trung tướng ĐOÀN CHƯƠNG
- Thiếu tướng NGUYÊN CÔNG TRANG
- Thiếu tướng HOÀNG ĐAN
- Thiếu tướng LÊ VĂN DƯƠNG
- Thiếu tướng MAI THUẬN
- Đại tá BÙI XUÂN TÁM
- Đại tá TRÂN BÁ ĐỨC
- Đại tá NGUYÊN Tự LẬP
- Đại tá NGUYÊN ĐÌNH VINH
- Đại tá NGUYỄN VĂN HẢO
- Trung tá ĐỖ TIẾN THỰ
- Trung tá NGUYỄN VĂN KỲ
- Trung tá DƯƠNG VIẾT CƯỜNG
- Thượng tá ĐOÀN VĂN MINH

* Đồng Chủ biên:


- Đại tá TS. PHẠM GIA ĐỨC
- Đại tá PHẠM QUANG ĐỊNH

* Hoàn chỉnh bản thảo:


- Đại tá NGUYÊN DUY TƯỜNG

LỜI CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP


Đáp ứng yêu cầu tác chiến hiệp đồng quân - binh chủng quy mô lớn ở giai đoạn
cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương
Giang được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 trên chiến trường Trị - Thiên.
Đội hình Quân đoàn 2 gồm 3 Sư đoàn Bộ binh: Sư đoàn 304, Sư đoàn 325, Sư đoàn
324, Sư đoàn phòng không 673 và các Trung, Lữ đoàn binh chủng. Đó là những đơn vị
chủ lực có bề dày truyền thống, từng lập nhiều chiến công vẻ vang trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Là Quân đoàn chủ lực, cơ động chiến lược thành lập trên chiến trường miền Nam,
ngay trận đầu ra quân, Quân đoàn đã dành thắng lợi quan trọng trong chiến dịch Nông
Sơn-Thượng Đức (1974).
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Quân đoàn đã tham gia
chiến dịch giải phóng Trị-Thiên-Huế, Đà Nẵng. Đặc biệt, với sức đột kích mạnh, sức
cơ động cao, khả năng tác chiến hiệp đồng quân-binh chủng quy mô lớn, Quân đoàn đã
hành quân thần tốc, đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, góp phần giải phóng các tỉnh
duyên hải miền Trung; kịp thời tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh trên một hướng trọng
yếu. Trong chiến dịch lịch sử này, Quân đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh
chiếm dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, góp phần giải phóng
Sài Gòn-Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Tiếp đó, Quân đoàn đã tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và
làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào, Campuchia. Phát huy truyền thông vẻ vang "Thần
tốc - Táo bạo - Quyết thắng" trong kháng chiên, bước vào thời kỳ thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại, Quân đoàn đã đoàn kết phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.Tôi nhiệt liệt
biểu dương chủ trương viện lịch sử của Bộ Tư lệnh Quân đoàn và cố gắng của tập thể
tác giác đã biên soạn cuốn “Lịch sử Quân đoàn 2 (1974-2004)”. Cuốn sử đã ghi lại
được những chiên công, thành tích tiêu biểu của Quân đoàn trong 30 năm qua, sẽ góp
phần giáo dục truyền thông cho cácthế hệ cán bộ, chiên sĩ Quân đoàn và các thê' hệ trẻ
Việt Nam. Ngày nay, trước tình hình và nhiệm vụ mới, mong rằng toàn thể cán bộ,
chiên sĩ, công nhân viên Quân đoàn 2 tiếp tục phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ" và
truyền thông vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, ra sức xây dưng
Quân đoàn vững mạnh, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, ngày càng hiện đại, không
ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xứng đáng là
Binh đoàn Hương Giang anh hùng; góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới
xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ
Nghĩa.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2003

(http://i19.photobucket.com/albums/b194/S-300/quansuvn/untitled.jpg)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

LỜI NÓI ĐẦU


Để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh giải phóng, Bộ Chính
trị Trung ương Đảng quyết đinh thành lập các quân đoàn chủ lực cơ động của quân đội
ta. Quân đoàn 2 đuốc thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974, là quân đoàn chủ lục cơ
động đầu tiên được tổ chức tại chiến trường miền Nam. Hợp thành Quân đoàn gồm ba
sư đoàn bộ binh và các đơn vị binh chủng kỹ thuật, là những đơn vị mạnh,có bề dày
lịch sử và truyền thống vẻ vang, đã từng gắn bó chiến đấu trên chiên trường Trị Thiên -
Huê' và giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong các chiến dịch tiến công, phản
công địch.
Suốt 30 năm xây dưng, chiên đấu, Quân đoàn 2 đã lập được .nhiều chiến công rất
đáng trân trọng, tự hào. Mùa xuân 1975, Quân đoàn đã lập công xuất sắc trong chiến
dịch Trị - Thiên và chiến dịch Đà Nẵng. Tiếp đó, Quân đoàn thực hiện thắng lợi cuộc
tiên công thần tốc dọc duyên hải miền Trung, góp phần quan trọng giải phóng ba tỉnh:
Ninh Thuận, Bình Thuận, BìnhTuy; trong đó có ba thị xã: Phan Rang, Phan Thiết,
Hàm Tân. Trong chiên dịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn đã tiên công phá vỡ tuyên phòng
thủ kiên cô' của địch ở đông nam Sài Gòn, tổ chúc lực lượng đột kích cơ giới đánh
chiếm "dinh Độc Lập', bắt Tổng thống và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn.
Vừa bước ra từ khói lửa của cuộc chiên tranh giải phóng,Quân đoàn 2 đã kịp thời có
mặt Ơ những mặt trận nóng bỏngcủa cuộc chiên đấu bảo vệ Tổquôc và hoàn thành xuất
sắc nghĩavụ quắc tê Ơ Lào, Campuchia. Đặc biệt, vào những năm 1978-1979, Quân
đoàn lại một lần nữa hành quân thần tóc chiên đấubảo vệ TỔ quốc Ơ biên giới Tây
Nam và sát cánh cùng nhân dânCampuchia lật đô chêm độ phản động độc tài Pônpôt,
Giêng Xay,góp phần đưa đất nước bạn thoát khỏi họa diệt chủng.
Bước vào giai đoạn cách mạng mới, trên cơ sở quán triệt sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ
của Quân đoàn chủ lực cơ động, cán bộ, chiên sĩ Quân đoàn 2 đã và đang phát huy cao
độ sức mạnh truyền thông: "Thần Tốc, Táo Bạo, Quyết Thắng, xây dưngQuân đoàn
tiên lên chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ
chiên luợc: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trước đây, nhân dip 10 năm thành lập Quân đoàn, Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã cùng
với Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn “Binh đoàn
Hương Giang". Tiếp sau đó, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đoàn,Thường vụ
Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân đoàn chỉ đạo biên soạn cuốn “Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 -
1994)“ . Hai cuốn lịch sử này đã có ý nghĩa và tác dụng thiết thực trong việc giáo dục,
động viên cán bộ, chiên sĩ Quân đoàn phát huy truyền thông, khắc phục khó khăn,
phấn đấu vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian qua.
Để phát huy hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục truyền thông cho bộ đội, nhân dip
kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Quân đoàn, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân
đoàn chỉ đạo biên soạn cuộn “Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 - 2004)". Cuộn lịch sử Quân
đoàn lần này được biên soạn trên cơ sở cuốn Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 - 1994) ",
chỉnh lý, bổ sung một số nội dung theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, căn cử vào tổng
kết chiên dịch trong kháng chiến chông đế quốc Mỹ và viết thêm lịch sử Quân đoàn 10
năm gần đây (từ 1994 đến 2004).
Nhân dịp cuộn "Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 - 2004) " hoàn thành và được xuất bản,
Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn xin chân thành cảm ơn các đơn vị, cá
nhân; các đồng chí lãnh đạo chỉ huy Quân đoàn qua các thời kỳ, Viện Lịch sử Quân sự
Việt Nam, đã nhiệt tình góp ý, giúp đỡ Quân đoàn trong quá trình biên soạn. Cảm ơn
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tạo điều kiện thuận lợi để cuốn lịch sử này ra mắt
bạn đọc, phục vụ thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 ngày truyền thông của đơn vi.
Tái tạo được chính xác, phong phú lịch sử xây dưng, trưởng thành và chiến đấu
thắng lợi của Quân đoàn trong 30 năm qua là nguyện vọng thiết tha của mọi cán bộ,
chiên sĩ Quân đoàn. Tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi nhũng
hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các đồng chí và các bạn.
THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY, BỘ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 2
Chương một
THÀNH LẬP QUÂN ĐOÀN 2 CHỦ LỰC CƠ ĐỘNG
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta sau gần 20
năm dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại,
đã buộc đế quốc Mỹ ký Hiệp định Pari về "Chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình Ơ
Việt Nam"
Theo hiệp định, đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết
quân Mỹ và chư hầu ra khỏi miền NamViệt Nam; cam kết thừa nhận độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; công nhận ở miền Nam có hai chính quyền,
hai quân đội, ba lực lượng chính trị và hai vùng kiểm soát.
Ngày 29 tháng 3 năm 1973, đơn vị cuối cùng của quân viễn chinh Mỹ rút khỏi miền
Nam nước ta. Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuốn cờ, chấm dứt một cách bi
thảm cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới "lâu dài nhất, tốn kém nhất, mất
lòng dân nhất" trong lịch sử nước Mỹ.
Hiệp định Pari được ký kết đánh dấu một bước ngoặt quantrọng trong tiến trình đấu
tranh cách mạng của dân tộc ViệtNam, tạo đà để quân và dân ta nhanh chóng hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất Tổ quốc.
Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định về "Chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở
Việt Nam" được ký tại Pari, thủ đô nước Cộng hoà Pháp.
Tuy buộc phải ký Hiệp định Pari, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng đế
quốc Mỹ vẫn chưa từ bỏ mưu đồ duy trìchủ nghĩa thực dân mới Ơ miền Nam, chia cắt
lâu dài đất nướcta bằng chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". Chúng tiếp tụcduy trì
một bộ phận quân Mỹ ở khu vực Đông Nam Á làm "lựclượng răn đe", tăng viện trợ để
chính quyền và quân đội Sài Gòn tiến hành phá hoại Hiệp định Pari ngay từ đầu, có kế
hoạch và có hệ thống.
Ngoài việc bàn giao lại cho quân đội Sài Gòn toàn bộ cơ sở vật chất, vũ khí,
phương tiện chiến tranh đã từng phục vụ hơn 600 nghìn quân viễn chinh Mỹ và chư
hầu ở chiến trường miềnNam, khi rút quân, chính quyền Mỹ gấp rút đưa vào miền
Nam một khối lượng vật chất, kỹ thuật quân sự đáng kể.
Trước khi Hiệp định Pari có hiệu lực, Mỹ đã đưa thêm vào miền Nam nước ta 652
máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400xe tăng, xe bọc thép và nhiều tàu chiến.
Trong năm 1973, Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự, trang bị bổ sung cho quân đội Sài
Gòn 124 khẩu pháo mặt đất và pháo cao xạ, 98 máy bay và nhiều phương tiện chiến
tranh khác. Khối lượng vật tư quân sự dự trữ của quân đội Sài Gòn năm 1973 lên tới 2
triệu tấn.
Dựa vào viện trợ vật chất của Mỹ và được cố vấn của Mỹ giúp đỡ, chính quyền
Nguyễn Văn Thiệu khẩn trương củng cố,tăng cường quân chủ lực và lực lượng phòng
vệ dân sự. Các binh chủng pháo binh, thiết giáp, không quân của quân đội Sài Gòn
phát triển nhanh. Lực lượng bảo an tổ chức tới cấp chiến đoàn, được tăng cường trang
bị và khả năng chiến đấu. Chúng gấp rút điều chỉnh thế bố trí chiến lược trên toàn
chiến trườngvà bắt đầu triển khai kế hoạch quân sự 3 năm (1973-1975) nhằm mục tiêu
đẩy lùi bộ đội chủ lực ta ra sát biên giới (Việt Nam-lào; Việt Nam-campuchia), xoá bỏ
hình thái đan xen vùng giải phóng của ta và vùng địch tạm chiếm giữ, xoá thế bố trí
chiến lược của lực lượng vũ trang ta trên chiến trường. 60 phần trăm quân chủ lực địch
và toàn bộ lực lượng bảo an, dânvệ được huy động vào các cuộc hành quân thực hiện
chương trình "tràn ngập lãnh thổ' nhằm bình định, lấn chiếm vùng giải phóng.
Hiệp định Pa ri vừa được ký kết, chính quyền Nguyễn VănThiệu đã trắng trợn phá
hoại. 4 giờ sáng ngày 27 tháng 1 năm 1973, địch mở cuộc hành quân "Sóng Thần lần
thứ tư" hòng tái chiếm cảng Cửa Việt (Quảng Trị). Những ngày sau đó, tiếng súng lấn
chiếm của chúng hên tục nổ ra ở Sa Huỳnh (Khu 5), Công Tum, Chư Nghé (Tây
Nguyên) và nhiều địa phương khác ở miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu
Long. . . Trên toànchiến trường miền Nam chiến tranh vẫn thực sự tiếp diễn và chuyển
sang trạng thái mới.
Cuộc phản công của ta đánh địch lấn chiếm tại cảng Cửa Việt đã diễn ra quyết liệt
suốt 3 ngày đêm (từ ngày 27 đếnngày 29 tháng 1 năm 1973). Bộ đội chủ lực đã cùng
quân và dân Trị - Thiên tiêu diệt và đánh tan lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ và liên
đoàn 15 biệt động quân ngụy. Ta tiêu diệt 1.500 tên, bắt 160 tên, bắn cháy trên 100 xe
tăng và xe bọc thép (thu 13 xe), bắn rơi 5 máy bay, bắn cháy 3 tàu chiến và phá hủy 10
khẩu pháo lớn.
Chiến thắng Cửa Việt là đòn trừng trị kịp thời và đích đáng hành động lấn chiếm
của địch, bước đầu đánh bại kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ” của Mỹ, ngụy.
Cùng với Trị - Thiên, ở Tây Nguyên, Nam Bộ. . . quân và dân ta cũng đã đánh trả
các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại lớn.
Tuy vậy do lợi dụng được niềm tin vào hoà bình, chờ đợi thụ động của ta ở một số
địa phương và đơn vị, nên chỉ trong mấy tháng đầu năm 1973, địch đã tái chiếm được
nhiều vùng ta mới giải phóng trong năm 1972 ở nam - bắc đường số 4 (Khu 8), các
"lõm" căn cứ Ơ Quảng Đà; các huyện Bình Sơn, Mộ Đức, SơnTịnh (Quảng Ngãi) . . .
Đến giữa năm 1973, địch còn lấn chiếm thêm một số vùng giải phóng cũ, chiếm 45 xã,
320 ấp gồm 260 nghìn dân ở Khu 5, 308 ấp gồm 290 nghìn dân Ơ Khu 6, Khu 7124 xã,
120 ấp gồm 100 nghìn dân ở Khu 8... Riêng đồng bằng Khu 9, quân và dân ta đã kịp
thời đánh trả nên địch không thực hiện được kế hoạch lấn chiếm.
Trước tình hình nghiêm trọng đó, tháng 7 năm 1973, BanChấp hành Trung ương
Đảng tiến hành Hội nghị lần thứ 21, ra nghị quyết về: "Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn
mới".
Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, nghiên cứu
cụ thể tình hình cách mạng miền Nam và khẳng định: "Con đường cách mạng của
miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào ta cũng phải
nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công".
Về phương châm hoạt động quân sự trên chiến trường, Trung ương Đảng chỉ rõ:
"Ta phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về
mọi mặt của ta, nhằm đánh bại kế hoạch "bình định" và lấn chiếm của địch,đặc biệt là
vùng đồng bằng, vùng giáp ranh . . . Việc vận dụngphương châm trên phải gắn liền với
yêu cầu giành dân, giành quyền làm chủ, nhằm giành lấy thế mạnh để thắng địch" (1)
Dưới ánh sáng Nghị quyết 21, nhân dân và các lực lượng vũ trang ta bước vào giai
đoạn cuối cùng của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam trong những điều kiện mới.
Chấp hành Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng, tháng 10 năm 1973 Quân ủy
Trung ương có nghị quyết đề ra mục đích, phương hướng hoạt động quân sự là phải kết
hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, pháp lý tập trungđánh bại
một bước quan trọng kế hoạch "bình định", đánh bạikế hoạch lấn chiếm của địch; giừ
vững các vùng giải phóng, thu hồi những vùng địch chiếm đóng trái phép, mở rộng và
hoàn chỉnh thêm một bước có trọng điểm vùng giải phóng của ta.Vừa tác chiến vừa
củng cố và nâng cao chất lượng chiến đấu của lực lượng vũ trang, đồng thời chuẩn bị
mọi mặt, kể cảc huẩn bị chiến trường để sẵn sàng đánh lớn khi có thời cơ . .
Quán triệt sâu sắc phương châm "phản công và tiến công “ của Nghị quyết 21 của
Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, quân và dân ta trên khắp các
chiến trường từ Quảng Trị đến Cà Mau, từ Tây Nguyên đến miền Đông Nam Bộ đều
tích cực, chủ động tổ chức phản công tiêu diệt địch.
Trong mùa khô 1973-1974, ta đã giành lại hầu hết các vùng giải phóng trước ngày
27 tháng 1 năm 1973, đánh bại nhiều cuộc hành quân lấn chiếm quy mô lớn của địch.
Kế hoạch "bình định" lấn chiếm của địch bị thất bại. Bộ đội chủ lực của ta giữ vững
quyền chu động mở các chiến dịch quy mô cấp sư đoàn và sư đoàn tăng cường, tiêu
diệt nhiều quận lỵ, chi khu quân sự của địch ở vùng rừng núi và giáp ranh.
Chiến tranh nhân dân phát triển rộng khắp, tạo ra thế trận liên hoàn, vững chắc, chia
cắt bao vây và cô lập địch, dồn địch vào thế bị động lúng túng.
Cùng với quân và dân ta trên khắp miền Nam, quân và dân Trị - Thiên từng bước
giáng trả đích đáng những hành động phá hoại Hiệp định Pari của địch, củng cố lực
lượng, giữ vững và phát triển phong trào cách mạng trên địa bàn Quân khu Trị Thiên.
Trị - Thiên là một chiến trường kế cận miền Bắc vừa là vị trí đầu cầu để tiếp nhận
nguồn chi viện của hậu phương lớn miền Bắc; vừa là đầu mối cơ động đi các hướng
chiến trường. Từ Trị - Thiên cơ động sang Lào theo đường số 9, theo hệ thống đường
chiến lược Trường Sơn và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Campuchia . . .
--------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - những sự kiện quân sự, Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, Tr. 270-271.
Từ sau khi có Hiệp định Pari, vùng giải phóng Trị - Thiên đóng vai trò hậu phương
trực tiếp của miền Nam. Địa bàn này còn là nơi đặt trụ sở của Chính phủ lâm thời
Cộng hoà miền Nam Việt Nam, trụ sở của các đoàn ngoại giao và ủy ban quốctế về
Việt Nam . . . Với những yếu tố đó, Trị - Thiên luôn là địa bàn quan trọng có ý nghĩa
chiến lược. Trong kháng chiến chống Pháp trước đây cũng như trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Trị Thiên là địa bàn giành giật quyết hệt giữa ta và địch. Cũng
chính nơi đây đã từng diễn ra những cuộc đọ sức quy mô lớn, hết sức ác liệt, thể hiện
tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta.
Về tổ chức chiến trường, sau Hiệp định Pari, Mặt trận Đường 9 - bắc Quảng Trị
(B5) được sáp nhập vào B4 – hình thành Quân khu Trị - Thiên. Lúc này, trên chiến
trường Trị -Thiên ta đã có một vùng giải phóng rộng lớn và hoàn chỉnh.
Vùng giải phóng Trị ' Thiên trải rộng trên khu vực đồng bằng Bắc Quảng Trị và
miền Tây của hai tỉnh Quảng Trị, ThừaThiên, chiếm 83 phần trăm đất đai với 15 phần
trăm dân số. Lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn hai tỉnh có 50.000 bộ đội chủ
lực (bao gồm các sư đoàn và các đơn vị hoả lực binh khí kỹ thuật mạnh) gần 10.000 bộ
đội địa phương, bố trí thành thế trận bao vây uy hiếp và chia cắt địch từ 3 phía: Bắc,
Tây và Tây Nam. Tuy vậy lực lượng chính trị và vũ trang quần chúng vẫn còn yếu,
nhất là vùng địch tạm thời kiểm soát.
Vùng địch tạm chiếm đóng thu hẹp trong dải đồng bằng phì nhiêu của tỉnh Thừa
Thiên và một phần của tỉnh Quảng Trị, chiếm 17 phần trăm đất đai và 85 phần trăm
dân số. (1)
Từ sau Hiệp định Pan, Mỹ - ngụy vẫn chia miền Nam Việt Nam thành 4 quân khu.
Trị - Thiên - Huế nằm trong quân khu 1 của chúng. Ơ đây địch bố trí lực lượng mạnh
nhất bao gồm năm sư đoàn chủ lực (trong đó có hai sư đoàn thuộc lực lượng tổng dự bị
và bốn liên đoàn biệt động, 21 tiểu đoàn và một số đại đội, trung đội pháo gồm 418
khẩu; 5 thiết đoàn và 6 chi đội xe tăng, thiết giáp có 449 xe, 1 sư đoàn không quân với
96 máy bay chiến đấu. Ngoài ra chúng còn một bộ máy chính quyền, cảnh sát và lực
lượng phòng vệ dân sự dày đặc để kìm kẹp nhân dân và đánh phá cơ sở cách mạng.
Phần lớn quân chủ lực được bố trí tập trung bảo vệ Huế và Đà Nẵng.
Cũng như trong thời kỳ quân đội viễn chinh Mỹ trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh
xâm lược miền Nam, lúc này chiến trường Trị -Thiên vẫn là một hướng chiến lược
quan trọng về quân sự, chính trị cả đối với ta cũng như đối với địch. Sau khi có Hiệp
định Pa ri, chiến sự ở địa bàn này vẫn diễn ra liên tụcvà quyết liệt, hình thái cơ bản trên
chiến trường Trị -Thiên lúc này là địch cố lấn chiếm, ta chống lấn chiếm; địch bình
định, ta phá bình định để giữ vững và cải thiện thế trận.

------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1)Cuối năm 1972 - đầu năm 1973, dân số hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên có
khoảng 900.000 người, diện tích đất đai khoảng 10.300 kilômét vuông.
Tại Thừa Thiên, sau ngày 28 tháng 1 năm 1973, địch tập trung lực lượng lớn quy
mô từ bốn đến năm tiểu đoàn, có xe tăng yểm trợ liên tiếp mở các cuộc hành quân lấn
chiếm, "líp 'lại tại các lõm giải phóng của ta ở Lai Bằng, Thượng An, Bồ Điền, Đồng
Dạ, An Lỗ. Tiếp đó địch lại liên tiếp đánh chiếm những khu vực địa hình có lợi ở giáp
ranh tây Thừa –Thiên như: Khe Thai, các điểm cao 502, 303, bắc Mỏ Tàu - Ly Hi, núi
Bông . . .
Cùng thời gian này, tại Quảng Trì, địch huy động trên 2.500 quân, đa số là chủ lực,
có xe tăng và máy bay chi viện, tỏchức nhiều cuộc hành quân đánh bật lực lượng của ta
ra khỏi tám xã trong vùng chúng kiểm soát ở hai huyện Triệu Phongvà Hải Lăng,
nhưng chúng đã bị quân dân ta trừng trị kịp thời, đích đáng. 760 tên địch bỏ mạng, 22
xe quân sự của chúng bị phá hỏng. Không chịu chùn bước, địch còn liên tiếp mở các
cuộchành quân quy mô lớn lấn chiếm các vùng giáp ranh của ta ở Tích Tường, Như
Lệ . . . Tại đây địch cũng bị quân và dân ta đánh trả quyết liệt, gây cho chúng thiệt hại
nặng nề, bảo vệv ững chắc vùng giải phóng.
Tại những khu vực vừa lấn chiếm được, địch nhanh chóng đưa lực lượng ra đóng
chốt, hình thành tuyến phòng ngự kiên cố, ôm lấy vùng chúng kiểm soát ở đồng bằng
Trị - Thiên. Hệ thống phòng thủ của địch hình thành ba tuyến: Bắc, Tây và Tây Nam,
nhằm đề phòng và ngăn chặn ta tiến công từ các hướng: Bắc và Tây xuống đồng bằng
và thành phố Huế.
Sau khi có Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng và Nghị quyết của Quân ủy Trung
ương, Trị - Thiên đã khẩn trương triển khai thế trận ngày càng phù hợp với nhiệm vụ
bảo vệ vững chắc vùng giải phóng và hành lang chiến lược, từng bước tạo thế trận của
ta. Đặc biệt, quân khu rất chú trọng công tác tổ chức chiến trường theo hướng tác chiến
hiệp đồng binh chủng theo chủ trương của Bộ.
Tình hình chung trên chiến trường miền Nam cũng như riêng ở chiến trường Trị -
Thiên đã chuyển biến rất rõ rệt. Thế và lực của ta mạnh lên, thế và lực của địch suy
yếu.
Ơ giai đoạn này, xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ đẩy nhanh quân địch tới chỗ
thất bại hoàn toàn, chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta là tổ chức những
chiến dịch quy mô tương đối lớn, tác chiến hiệp đồng binh chủng kế tiếp nhau.Về tổ
chức lực lượng, phải hình thành một tập đoàn chiến dịch, chiến lược đứng chân trên
chiến trường Trị -Thiên và sẵn sàngcơ động chiến đấu khi thời cơ yêu cầu bức thiết,
chín muồi cả về thế và lực . .
Về tác chiến hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn, trongcác chiến dịch tiến công,
phản công địch ở các vùng Đông Bắc Campuchia, Đường 9 - Nam Lào năm 1971 và
nhất là trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các chiến trường Trị -Thiên, Tây
Nguyên, miền Đông Nam Bộ, vấn đề xây dựng và tác chiến cấp quân đoàn là điều cần
thiết. Một số bộ chỉ huy tương đương cấp quân đoàn đã được thành lập như: Sở chỉ
huy tiền phương Bộ Tư lệnh Miền (Đoàn 301), Bộ Tư lệnh Đoàn B70 . . . Sau khi Hiệp
định Pa ri được ký kết, cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã bước
vào giai đoạn mới. Để kết thúc chiến tranh, đòi hỏi ta phải mở những chiến dịchquy
mô lớn, tiêu diệt và làm tan rã hẳn quân đội Sài Gòn, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giải
phóng hoàn toàn lãnh thổ, thực hiện triệt để mục tiêu chiến lược cách mạng. Lúc này
xây dựng các quân đoàn binh chủng hợp thành có sức cơ động cao, hoả lực mạnh, sức
đột kích lớn, làm lực lượng quyết định trong cácchiến dịch có ý nghĩa chiến lược trở
thành một yêu cầu khách quan của chiến tranh cách mạng, phù hợp với quy luật phát
triển của quân đội ta.
Nhìn chung, từ năm 1973, các hoạt động của ta trên cáchướng chiến trường miền
Nam nhằm tạo thế, tạo lực, tổ chức chiến trường được tiến hành khẩn trương.
Trên địa bàn Trị - Thiên, được sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng,
Bộ Tư lệnh Quân khu đã sử dụng bộ đội địa phương tỉnh, huyện phối hợp với du kích
giữ vững tuyến giáp ranh. Các đơn vị chủ lực quân khu rút dần ra khỏi khu vực phòng
thủ bắc Quảng Trị, đưa lực lượng lên vùng căn cứ để củng cố. Một bộ phận vừa làm
nhiệm vụ phòng ngự vừa xây dựng lực lượng. Cán bộ cơ quan và đơn vị đều được tập
huấn nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng.
Nhằm từng bước tổ chức chiến trường theo yêu cầu tác chiến hiệp đồng binh chủng
quy mô lớn, Trị - Thiên chú trọngviệc xây dựng mạng đường sá, tổ chức hệ thống kho
tàng, các công trình chiến đấu. . . Ngây từ đầu năm 1973, Quân khu đã huy động bộ
đội phối hợp cùng du kích và nhân dân vùng giải phóng làm mới và sửa chữa các trục
đường số 15A, 71, 72, 73A,73B và đường số 9B nối liền với đường số 14 từ hướng
Tây xuống Nam và Bắc Trị - Thiên để vận chuyển vật chất và cơ động bộ đội bảo đảm
yêu cầu tác chiến của các lực lượng vũ trang trên' chiến trường Trị - Thiên và Quảng
Nam - Đà Nẵng. Đến tháng 9 năm 1973, riêng Quân khu Trị - Thiên đã hoàn thành 97
kilômét đường ôtô, bảo đảm cho xe vận tải hoạt động suất trong mùa khô. Tuyến vận
tải thủy gồm ba con sông: MỹC hánh, Tả Trạch, sông Bồ, cũng được sử dụng vận
chuyển bằng bè, mảng và thả hàng bằng túi ni lông từ thượng nguồn về vùng giáp ranh
và đồng bằng Trị - Thiên. Cùng với mạng đường giao thông, hệ thống kho dự trữ vật
chất Ơ tây Quảng Trị, Thừa - Thiên, phục vụ cho các hướng chiến dịch cũng được
củng cố, tăng cường.
Trong thời kỳ này, các lực lượng của Bộ cũng như hậu phương miền Bắc cũng được
huy động tối đa nhằm chi viện, tiếp sức cho các hoạt động Ơ chiến trường miền Nam.
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Đoàn 559 phải tranh thủ thời cơ
sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực, tiếp tục và tăng cường vận chuyển chiến lược, đảm
bảo cho các quân khu thực hiện tốt việc tổ chức chiến trường xây dựng lựclượng dự trữ
chiến lược và sẵn sàng chiến đấu.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ vận chuyển bảo đảm phục vụ chiến đấu, Bộ Tư lệnh
Đoàn 559 tập trung chỉ đạo khâu then chốt là đường cầu với quyết tâm: bảo đảm cho
lực lượng lớn vươn xa, vận chuyển liên tục trong cả năm.
Bằng tinh thần lao động quên mình, với lực lượng được bổ sung, trang thiết bị thi
công được tăng cường đáng kể (1), chỉ qua một mùa mưa năm 1973 đến ngày 11 tháng
11 năm 1973, cácđơn vị công binh Trường Sơn đã hoàn thành thông xe trục Tây
Trường Sơn từ Thạch Bàn đến Bù Gia Mập dài 854 kilômét.Trục đường Đông Trường
Sơn từ Thạch Bàn đến Giằng dài 336 kilômét được xây dựng xong ngày 1 tháng 2 năm
1974. Các tuyến đường ngang bổ trợ được khai thông như: Phong Nha - Lùm Bùm-na
Bo dài 176 kilômét; Hướng Hoá-bản Đông-Mường Phin dài 104 kilômét. Đường từ tây
Trị - Thiên vươn xuống đồng bằng theo trục đường số 14, và tây các tỉnh đồng bằng
Khu , 5 . . . Trung đoàn cầu và các đội thi công khu vực của Đoàn 559 dã làm được
134 cầu cống, 15 cầu nổi, 989 cống xây và trên 200 cầu ngầm. Đặc biệt lực lượng đảm
bảo giao thông chú tâm khắc phục hậu quả nghiêm trọng của thời tiết trên các trục
đường trọng yếu: đường số 9, số 16.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
-
(1)Cuối năm 1972, lực lượng công binh Đoàn 559 có 8 trung đoàn và 15 tiểu đoàn;
cuối năm 1973 đã có 1 sư đoàn, 17 trung đoàn và 40 tiểu đoàn... Năm 1973 và đầu
năm 1974, lực lượng cầu đường Đoàn 559 được tăng cường 600 xe máy các loại
(trong đó 123 máy húc, 340 xe ben, 51 xe lu, 99 máy ép hơi, 37 máy nghiền đá...).
Cùng với sự phát triển mạng đường chiến lược, chiến dịch hệ thống kho cơ bản của
Đoàn 559 cũng được di chuyển lên khu vực từ Đông Hà đến Hướng Hoá, tổ chức trung
đoàn kho cảng tiếp nhận hàng từ hậu phương bằng cả hai đường thủy - bộ. Trữ lượng
vật chất bảo đảm luân chuyển thường xuyên từ 25.000 đến 30.000 tấn. Ơ các khu vực
trên tuyến cũng thiết lậpcác khu vực kho dự trữ tiếp cận các hướng chiến trường.
Về lực lượng vận chuyển, lần đầu tiên trong lịch sử tuyến vận tải quân sự chiến
lược của quân đội ta xuất hiện nhiều sư đoàn binh chủng hợp thành có khả năng bảo
đảm vận chuyển và chiến đấu quy mô lớn. Những sư đoàn này vừa có khả năng bảo
đảm vận chuyển hàng quân sự, đánh địch bảo vệ đường sá đồng thời có đủ sức mạnh
để phục vụ cho các kế hoạch tácchiến chiến lược của Bộ, phát huy nhân tố tích cực của
chiến trường, chủ động chuẩn bị đón thời cơ tiêu diệt địch quy mô lớn, sẵn sàng làm
đội dự bị tăng cường cho các quân khu và chủ lực của Bộ khi cần thiết.
Mạng đường chiến lược, chiến dịch ngày càng hoàn thiện,cùng với sự phát triển của
lực lượng vận chuyển, bảo đảm vận tải đã tạo thành thế chia cắt địch về chiến lược và
mở cho ta khả năng vận chuyển cơ giới trong mọi thời tiết với quy mô lớn, nhằm áp sát
mục tiêu chiến lược trên nhiều hướng.
Trên hậu phương miền Bắc, Trung ương Đảng, Chính phủ tập trung chỉ đạo các
ngành, các địa phương huy động sức người, sức của thực hiện các kế hoạch vận
chuyển thường xuyên và đột xuất cho miền Nam. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1973,
khối lượng hàng chi viện từ miền Bắc vào miền Nam lên tới 140.000 tấn, nhiều gấp 4
lần năm 1972 (trong đó có 80.000 tấn hàng quân sự). Ngoài ra còn có 10.000 tấn vũ
khí dự trữ ở các kho trên tuyến vận tải 559. Cũng trong năm 1973, trên 100.000 cánbộ,
chiến sĩ gồm hai sư đoàn bộ binh, hai trung đoàn pháo binh, một sư đoàn pháo cao xạ,
một trung đoàn thiết giáp, một trung đoàn công binh và các đơn vị huấn luyện quân bổ
sung đã hành quân từ miền Bắc vào miền Nam. Với lực lượng bổ sung lớn, kịpthời của
miền Bắc và lực lượng huy động tại chỗ, đến cuối năm1973, lực lượng ba thứ quân ở
miền Nam đã có sự phát triển về số lượng, trang bị và trình độ chiến đấu.
Như vậy, lúc này không chỉ ở hậu phương miền Bắc mà trên các hướng chiến
trường miền Nam và đặc biệt là Trị - Thiên,chúng ta đã có những điều kiện cần thiết để
thành lập các quân đoàn chủ lực cơ động, tác chiến hiệp đồng binh chủng, đáp ứng yêu
cầu bức xúc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Từ thực tế đó, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính Trị Trung
ương Đảng cho thành lập các quân đoàn chủ lực. Tháng 10 năm 1973, đề nghị của
Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng được Bộ Chính trị phê chuẩn.
Ngày 24 tháng 10 năm 1973, Quân đoàn 1 - quân đoàn chủ lực cơ động đầu tiên
được thành lập. Hợp thành Quân đoàn 1 gồm một số sư đoàn bộ binh và các đơn vị
binh chủng đứng chân trên miền Bắc.
Tháng 5 năm 1974, Quân đoàn 2 ra đời trên chiến trường Trị - Thiên kiên cường bất
khuất.
Tiếp đó, Quân đoàn 4 được thành lập ở miền Đông Nam Bộ (tháng 7 năm 1974) và
Quân đoàn 3 ra đời ở Tây Nguyên (tháng 3 năm 1975).
Các quân đoàn chủ lực, cơ động nối tiếp ra đời và được "bố trí trên các địa bàn
chiến lược cơ động nhất" là một bước pháttriển mới cả về thế và lực của quân đội ta.
Quyết định thành lập Quân đoàn 2 được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công bố ngày
17 tháng 5 năm 1974 (1). Thượng tướng Song Hào - ủy viên Trung ương Đảng Chủ
nhiệm Tổng cục Chính trị, được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cử vào Quảng
Trị trực tiếp truyền đạt Nghị quyết của Bộ Chính trị và quyết định thành lập Quân đoàn
2.
Ngày 1 tháng 6 năm 1974, tại Ba Nang-ba Lòng ( trụ sở cơ quan Bộ Tư lệnh Quân
khu Trị - Thiên), các đồng chí: Hoàng Văn Thái, Lê Linh, Nguyễn Công Trang, Bùi
Công Ái, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Ngọc Thực. . . được triệu tập nghe đồng chí Song
Hào công bố quyết định thành lập Quân đoàn. Tất cả đều vôcùng phấn khởi, xúc động
trước sự kiện ra đời của một quân đoàn chủ lực ngay trên chiến trường và chính họ là
những người vinh dự sẽ cùng "chung lưng đấu cật", tập trung trí lực gánh vác trách
nhiệm nặng nề và vinh dự này.

(1) Quyết định sổ 65/QP-QĐ, ngày 17 tháng 5 năm 1974. Lưu giữ tại Bảo tàng Quân
đoàn 2.
Theo mệnh lệnh của Bộ, Quân đoàn 2 có bốn nhiệm vụ:
1- Khẩn trương xây dựng quân đoàn vững mạnh toàn diện theo phương hướng
chính quy, hiện đại, tác chiến hiệp đồngbinh chủng quy mô lớn. Quân đoàn có thể tự tổ
chức một chiến dịch hoặc tham gia chiến dịch do cấp trên tổ chức; thực hiệncác trận
đánh có tính chất quyết định, tiêu diệt từng đơn vị lớn của địch.
2- Sẵn sàng chiến đấu cao, cùng với các lực lượng vũ trang địa phương tiến hành
phản công đánh bại mọi cuộc đánh chiếm của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng,
sẵn sàng thực hành tiến công địch với quy mô thích hợp để mở rộng vùng giải phóng,
cải thiện thế trận theo lệnh của Bộ.
3- Tích cực tham gia xây dựng vùng giải phóng, xây dựngcăn cứ địa cách mạng,
thực hành tăng gia sản xuất để tự túc một phần lương thực, thực phẩm.
4- Tổ chức và chuẩn bị chiến trường theo nhiệm vụ tác chiến của cấp trên giao cho.
Khi mới thành lập, Bộ Tư lệnh Quân đoàn gồm các đồng chí: Thiếu tướng Hoàng
Văn Thái - Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Linh - Chính ủy, Đại tá Hoàng Đan - Phó Tư lệnh,
Đại tá Nguyễn Công Trang - Phó Chính ủy.
Tổ chức cơ quan buổi đầu của quân đoàn gồm:
- Bộ Tham mưu (13 phòng) do thượng tá Bùi Công Ái làmTham mưu trưởng.
- Cục Chính trị (9 phòng) do thượng tá Lê Khả Phiêu làm Chủ nhiệm.
- Cục Hậu cần (10 phòng) do thượng tá Nguyễn Ngọc Thực làm Chủ nhiệm.
Ngay sau khi Quân đoàn được thành lập, ngày 18 tháng 5 năm 1974, Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Quyết định số 2238/QĐ thành lập Đảng bộ Quân
đoàn 2, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương về mọi mặt. Quyết định
trên cũng quy định nhiệm vụ của Đảng ủy quân đoàn là: "Lãnh đạo toàn bộ công tác
quân sự, chính trị, hậu cần, xây dựng Đảng trong Quân đoàn giữa 2 nhiệm kỳ đại hội
đại biểu; chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Quân ủy Trung
ương, Nghị quyết của Đảngủy quân đoàn đã lãnh đạo quân đoàn chấp hành các chỉ thị,
mệnh lệnh của cơ quan cấp trên, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ xây dựng, chiến
đấu, công tác trên giao. Đảng ủy quân đoàn được quyền giải quyết về công tác đảng
như Đảng ủy cấp quân khu.”
Cùng với quyết định thành lập Đảng bộ quân đoàn, Bộ Chính trị chỉ định Đảng ủy
quân đoàn gồm các đồng chí: Lê Linh-bí thư Hoàng Văn Thái-phó bí thư, Nguyễn
Công Trang Phó bí thư ủy viên Đảng ủy gồm có bốn đồng chí: Hoàng Đan, Bùi Công
Ái, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Ngọc Thực.
Trong thời gian Quân đoàn mới thành lập, Bộ Tư lệnh và cơ quan quân đoàn tạm
thời ở một phần cơ sở doanh trại Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên.
Sau khi ổn định về tổ chức, ngày 25 tháng 8 năm 1974, Bộ Tư lệnh và cơ quan quân
đoàn chuyển về đóng tại địa điểm mới nằm cạnh dòng sông Thạch Hãn, cũng thuộc
chiến khu Ba Lòng lịch sử. Doanh trại nơi đây được cán bộ, chiến sĩ một số sư đoàn, lữ
đoàn khởi công xây dựng từ hơn hai tháng trước đó. Để đảm bảo bí mật, việc xây dựng
cơ sở doanh trại của quânđoàn lấy danh nghĩa là xây dựng "Nông trường mới 19-5".
Với tinh thần khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ trước thời hạn
được giao, sau 50 ngày lao động cật lực cán bộ và chiến sĩ các đơn vị đã tạo dựng được
một cơ sở doanh trại khá hoàn chỉnh gồm sở chỉ huy, nhà làm việc của các cơ quan,
khu trung tâm thông tin, bệnh viện, nhà ở, nhà khách. . Hàng trăm ngôi nhà bằng gỗ,
tre, nứa, lá. . . tuy chưa mấy khang trang đã nối nhau mọc lên trên nhưng sườn đồi còn
lỗ chỗ hố bom, đạn pháo của địch. Đây là những cơ sở cần thiết, bảo đảm cho cơ quan
Bộ Tư lệnh Quân đoàn nhanh chóng ổn định, kịp thời đưa toàn quân đoàn chuyển vào
thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng, sẵn sàng chiến đấu của một binh đoàn cơ độngchiến
lược, một trong những "quả đấm" mạnh, tiến công quy mô lớn tiêu diệt quân địch trên
các chiến trường.
Lực lượng Quân đoàn 2 những ngày đầu mới thành lập gồm ba Sư đoàn bộ binh
304, 325, 324, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn xe tăng
203, Lữ đoàn công binh219, Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc
khác.
Trong đội hình quân đoàn, tuy có đơn vị thành lập từ trongcuộc kháng chiến chống
Pháp, có đơn vị vừa ra đời trong những ngày đánh Mỹ, nhưng đều đã được thử thách
trong khói lửa trên các chiến trường và lập được nhiều chiến công xuất sắc Trên mảnh
đất đau thương và anh dũng của chiến trường Trị - Thiên, mỗi ngọn núi, dòng sông,
mỗi thôn làng, đường phố đều in đậm những dấu chân hành quân diệt giặc của biết bao
thế hệ cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị mà giờ đây cùng đứng trong đội ngũ quân
đoàn. Trên mỗi lá quân kỳ truyền thống của từng đơn vị đều lấp lánh nhiều Huân
chương Quân công, Chiến công. . . Đây là những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà
nước trao tặng, ghi nhận bước trưởng thành của từng đơn vị, đồng thời cũng chính là
mềm vinh dự, tự hào của các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2.
Sư đoàn bộ binh 304 được thành lập ngày 10 tháng 3 năm1950, tại Thọ Xuân-
Thanh Hoá (có tên là Đại đoàn Vinh Quang) do đồng chí Hoàng Minh Thảo làm Tư
lệnh, đồng chí Trần Văn Quang làm Chính ủy.
Là một trong những sư đoàn chủ lực thành lập đầu tiên trong kháng chiến chống
Pháp, Sư đoàn 304 sớm được thử thách qua khói lửa chiến trường, tham gia nhiều
chiến dịch lớn và lập được nhiều chiến công tạo nên bề dày lịch sử truyền thống chiến
đấu và chiến thắng của đơn vị.
Trong chiến dịch Hoà Bình năm 1952, hành động chiến đấu anh dũng quên mình
của anh hùng Cù Chính Lan (trung đoàn 9) là niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ Sư
đoàn. Gương hy sinh của anh hùng Cù Chính Lan đã trở thành bất tử.
Trong chiến dịch Hà-Nam-Ninh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Đình
HỒ và tổ ba người (Hồ-Hùng-Sơn) là biểu trưng cho tinh thần chiến đấu kiên cường,
quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Sư
đoàn 304 đã bao vây, tiến công phân khu Hồng Cúm, chặn đường tiếp viện của địch
giữa Hồng Cúm và Mường Thanh, diệt và bắt hàng nghìn tên địch, góp phần làm nên
chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địacầu”. Tham gia trên 200
trận, 9 chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Sư đoàn 304 đã diệt và
bắt hơn 12.000 tên địch, thu trên 4.000 súng các loại, thu và phá hủy nhiều phương tiện
chiến tranh của chúng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sư đoàn đã liên tục tham gia nhiều
chiến dịch lớn như: Khe Sanh năm (1968), tây đường số 9 (năm 1969) tây Quảng Trị
(năm 1970), Đường 9 - Nam Lào (năm 1971), giải phóng Quảng Trị (năm1972) . . .
Những chiến công vang dội như: Khe Sanh, Làng Vây,Tà Cơn, cầu Ka Ki, cầu Quảng
Trị, động Toàn, điểm cao 241, Ái Tử. . . mãi mãi là niềm tự hào gắn liền với lịch sử
chiến đấu và chiến thắng của Sư đoàn 304.
Từ thực tiễn hào hùng của hàng trăm trận chiến đấu dũng cảm, mưu trí, lập nên
chiến công vang dội, trong đội hình Sưđoàn 304 đã xuất hiện nhiều tập thể được phong
tăng danh hiệu đơn vị "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" như:trung đoàn 66,
trung đoàn 24, tiểu đoàn 9, tiểu đoàn 16, đại đội 2 (tiểu đoàn 4), đại đội 2 (tiểu đoàn 7),
đại đội 7 (tiểu đoàn 2), trung đội chốt giữ cầu Quảng Trị - Mai. Quốc Ca . . . và nhiều
"Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" như: Bùi Xuân Chúc, Trần Hữu Bào, Trần
Công Đoàn, Lê Mã Lương, Nguyễn ThiệnTỉnh . . . Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn đã xây
dựng truyền thống "Ra quân 100 phần trăm toàn đoàn là dũng sĩ, đánh giỏi, diệt gọn,
thắng lớn ".
Trong chiến đấu và xây dựng, Sư đoàn luôn quán triệt sâu sắc chỉ thị của Thủ tướng
Phạm Văn Đồng (tháng 1 năm 1970): Sư đoàn 304 phải là Sư đoàn thiện chiến của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa " và xứng đáng với đánh giá của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp (tháng 3 năm 1973): "Sư đoàn này là một trongnhũng sư đoàn thép của
Quân đội nhân dân Việt Nam".
Khi thành lập Quân đoàn 2, Sư đoàn 304 do thượng tá Lê Công Phê quyền Tư lệnh
và thượng tá Trần Bình quyền Chính ủy Lúc này biên chế của Sư đoàn gồm ba trung
đoàn bộ binh:trung đoàn 9, trung đoàn 24, trung đoàn 66 và trung đoàn pháo binh 68,
cơ quan sư đoàn và các tiểu đoàn trực thuộc.
Sư đoàn 325 là một trong những sư đoàn chủ lực được thành lập trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, có bề dày truyền thống chiến đấu với những chiến công oanh
liệt. Mỗi một chiến công của sư đoàn đều gắn liền với truyền thống của dải đất Bình-
Trị-Thiên anh hùng bất khuất và Quân khu 4 kiên cường. Tiền thân của Sư đoàn 325 là
những chi đội Lê Trực, Cao Vân, Nguyễn Thiện Thuật, sau đó phát triển lên vàđược
đổi tên thành các trung đoàn 18, 101, 95. Trong các nămtừ 1947 đến năm 19'52, các
đơn vị trên là nòng cốt của Phânkhu Bình-trị - Thiên, được tập trung xây dựng thành
binhđoàn chủ lực và chính thức được mang tên là Đại đoàn 325hoặc Đại đoàn Bình-trị
- Thiên, do đồng chí Trần Quý Hai làmTư lệnh, đồng chí Chu Văn Biên làm Chính ủy.
Ngày 1 1 tháng3 năm 1951, ngày thẳng trận Thanh Hương oanh liệt được lấylàm ngày
truyền thống của Sư đoàn 325.
Suốt những năm dài kháng chiến chống Pháp, vượt qua mọi gian khổ khó khăn, Sư
đoàn đã bám đất, bám dân, chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc tạo nên những chiến
thắng vang dội như các trận Thanh Hương, Xuân Bồ, Khe Sanh, Ba Đồn, Cam Lộ.
Trong Đông Xuân 1953-1954, trung đoàn 95 đã tham gia giải phóng Hà - Nam - Ninh;
trung đoàn 101, trung đoàn 18 đã phối hợp cùng lực lượng bạn giải phóng Thà khét,
Xavanakhét (Trung-hạ Lào) và một phần Đông Bắc Campuchia. Qua chiến đấu, Sư
đoàn 325 đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân chiến đấu dũng cảm, phát huy cao độ
chủ nghĩa anh hùngcách mạng, lập được nhiều thành tích, tiêu biểu các anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân: Lâm Úy, Cao Thế Chiến, Nguyễn Xuân Lực
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Sư đoàn vinh dự là sư đoàn chủ lực đầu tiên từ
miền Bắc được vào miền Nam đánh Mỹ. Dấu chân của cán bộ, chiến sĩ các trung đoàn
18, 101, 95 đã in khắp các chiến trường Trị - Thiên, Khu 5, Nam Bộ, và các trung đoàn
đó đã lập nên nhiều chiến tích anh hùng.
Tại Quảng Trị, đêm 26 tháng 6 năm 1967, trung đoàn 84 đã triển khai cùng một lúc
pháo của cả bốn tiểu đoàn gồm 12 đại đội dội bão lửa vào điểm cao 241, diệt nhiều
địch, phá hủy hầu hết các phương tiện chiến tranh, cơ sở vật chất kỹ thuật, vũ khí, đạn
dược, xăng dầu của chúng. . . Cũng thời gian ấy, bên dòng suối La La, có ngọn đồi
Không Tên đã khắc ghi bản anhhùng ca của tiểu đội Bùi Ngọc Đủ (trung đoàn 84)
“một thắng 20", đẩy lùi đánh bại 1 1 đợt phản công của hơn 200 lính Mỹ, bảo vệ toàn
vẹn khu kho đạn của trung đoàn. Đặc biệt đơn vị cao xạ của Sư đoàn chiến đấu bảo vệ
tuyến đường chiến lược miền tây Quảng Bình trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại
của không quân Mỹ đầu tiên trên đất lửa, đã sản sinh Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết
Xuân. Lời hô bất hủ "Nhằm thẳngquân thù, bắn" của Nguyễn Viết Xuân mãi mãi là
niềm tự hào,tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn lập nhiều chiến công
mới. Tháng 5 năm 1972, tham gia chiến dịch Quảng Trị ở giai đoạn quyết liệt nhất, Sư
đoàn đã cùng với các đơn vị bạn đánh địch phản kích ở cánh Đông, ở khu vục Nam
sông Thạch Hãn, kiên cường cùng đơn vị bạn bảo vệ thành cổ Quảng Trị suốt 82 ngày
đêm, đánh bại hàng trăm đợt phản kích của địch, phá tan âm mưu địch tái chiếm Ái Tử,
Đông Hài có trận đánh xuất sắc, diệt tiểu đoàn 6 thủy quân lục chiến ngụy tại bến vượt
Nhan Biểu.
Qua hàng trăm trận đọ sức quyết liệt với kẻ thù trong thời kỳchống Mỹ, nhiều đơn
vị và hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ trong Sư đoàn được tặng thưởng Huân chương Quân
công và Chiến công.
Tiểu đoàn 75 cùng 3 đại đội của tiểu đoàn, tiểu đoàn 5 (trung đoàn 9), trung đoàn 84
và các đồng chí Nguyễn Viết Xuân, Đoàn Khắc Luận vinh dự được Quốc hội, Chính
phủ phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Bằng mồ hôi xương máu của mình, cán bộ và chiến sĩ Sư đoàn đã xây đắp nên
truyền thống anh dũng, ngoan cường, hành quân nhanh, đã đánh là thắng, đánh tiêu
diệt gọn, đạp bằng gian khổ, vượt mọi khó khăn, đoàn kết nhất trí, triệt để chấp hành
mệnh lệnh, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ.
Biên chế Sư đoàn khi thành lập Quân đoàn gồm: trung đoàn bộ binh 18, trung đoàn
bộ binh 95, trung đoàn bộ binh 101 và trung đoàn pháo binh 84, cơ quan Sư đoàn và
các tiếu đoàn trực thuộc do thượng tá Phạm Minh Tâm làm Tư lệnh,thượng tá Lê Văn
Dương làm Chính ủy.
Sư đoàn bộ binh 324 thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1955 tại Triều Dương, Tĩnh Gia,
Thanh Hoá. do đồng chí Nguyễn Đôn - Tư lệnh kiêm Chính ủy, đồng chí Giáp Văn
Cương làmTham mưu trưởng. Biên chế buổi đầu của Sư đoàn gồm các trung đoàn 803,
90, 93 bộ binh (đây là các đơn vị chủ lực cơ động của Liên khu 5, sau kháng chiến
chống Pháp tập kết ra Bắc) và trung đoàn 14 pháo binh. Thực hiện kế hoạch điều -
chỉnh tổ chức của quân đội ta trong thời kỳ hoà bình, Sư đoàn324 rút gọn thành lữ
đoàn. Do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, tháng 12 năm 1964 lại phát triển
thành sư đoàn.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sư đoàn 324 vinh dự được tham gia
đánh địch ngay từ những ngày đầu khi có quyết định của Trung ương Đảng và Quân ủy
Trung ương mở Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị. Bằng trận đánh diệt gọn căn cứ
Đầu Mầu (đêm 20 tháng 6 năm 1966) do một tiểu đoàn Mỹ chốt giữ, Sư đoàn 324 đã
điểm mốc thắng lợi đầu tiên và mở ra phong trào "Tìm Mỹ mà diệt" trên toàn mặt trận,
từ đó dấy lên thành cao trào đánh Mỹ qua các chiến dịch lớn.
Trong Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, với khí thế "Sông Hương dậy
sóng, núi Ngự chuyển mình", trung đoàn 3 Sư đoàn 324 đã phối hợp cùng đơn vị bạn
và nhân dân tiến công làm chủ thành phố Huế, chiếm giữ Hoàng Thành suốt 25 ngày
đêm.
Mùa xuân năm 1969, bằng chiến thắng A Bia (1) vang dội Sư đoàn 324 đã đánh bại
cuộc hành quân "Tuyết rơi trên đỉnh núi" của quân Mỹ và một sư đoàn ngụy. Mùa
đông năm 1970, với vai trò chủ lực chính của Mặt trận Trị - Thiên, Sư đoàn đã táo bạo
đưa quân về đứng ở tuyến giáp ranh đồng bằng, liên tiếptiến công đập nát hai căn cứ
lớn là điểm cao 935 và Cốc Bai, phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở tây nam Huế. Mùa
xuân năm 1971 liền sau đó, Sư đoàn tham gia chiến dịch Đường 9 -Nam Lào, diệt gọn
lữ đoàn 147 và đánh quỵ trung đoàn 3 ngụy. Trong tổng tiến công chiến lược năm
1972, Sư đoàn tham gia giải phóng Quảng Trị đã dùng bộ phận tiến công tiêu diệt một
loạt các căn cứ: Động Tranh, các điểm cao 372, 360, 224, 459...phá vỡ một mảng lớn
tuyến phòng thủ của địch, phối hợp với hướng tiến công chủ yếu Quảng Trị.
----------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Báo chí phương Tây nhận xét "A Bia là đồi xay thịt quân dù Mỹ".
Gần hai mươi năm xây dựng, trưởng thành, với hàng trămtrận chiến đấu đầy thử
thách hy sinh nhưng giành thắng lợi lớn, tập thể Sư đoàn 324 đã xuất hiện nhiều đơn vị
được phongtặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", như:
trung đoàn 3, tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 54, tiểu đoàn10, đại đội 18 (tiểu đoàn 2), đại đội 17
(trung đoàn 1), đại đội11, đại đội 3 và các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân:
Dương Văn Bổ, Biện Ngọc Thanh. Đặng Thanh Lồi. Đứng chânvà chiến đấu trên
mảnh đất Trị - Thiên, Quân khu 4 đầy khó khăn và thử thách ác liệt, cán bộ và chiến sĩ
Sư đoàn 324 đãxây dựng nên truyền thống "Bám trụ kiên cuộng, chiên đấ udũng cảm,
chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tự lực t ựcường, đoàn kết chiến thắng”
Khi về đội hình Quân đoàn, Sư đoàn 324 gồm 3 trung đoàn bộ binh: 1, 2, 3, trung
đoàn 78 pháo binh, cơ quan sư đoàn và một số đơn vị trực thuộc do thượng tá Nguyễn
Duy Sơn làm Tư lệnh, thượng tá Nguyễn Trọng Dần làm Chính ủy.
Vốn là những đơn vị chủ lực thuộc lực lượng cơ động chiến lược của Bộ, các sư
đoàn bộ binh của quân đoàn đều cơ độnggiỏi, từng đánh bại nhiều sắc lính sừng sỏ của
thực dân Pháp,đế quốc Mỹ và tay sai của chúng. Nét truyền thống chung nổi nhất của
các sư đoàn bộ binh 304, 325, 324 là trung thành vôhạn với Đảng, Tổ quốc và nhân
dân; có tình thần quyết chiến,quyết thắng cao, tự lực, tự cường khắc phục khó khăn
hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ đoàn kết quân
dân, đoàn kết quốc tế. Đơn vị nào cũng xây dựng giỏí, trưởng thành nhanh, kỷ luật
nghiêm. Cán bộ, chiếnsĩ có lập trường giai cấp vững vàng ý chí quyết tâm cao, chiến
đấu dũng cảm, có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trình độchuyên môn, nghiệp vụ khá.
Bên cạnh những nét mạnh chung đó, mỗi sư đoàn còn có những chỗ mạnh, những
sở trường khác nhau.
Nếu như Sư đoàn 304 giỏi về chiến đấu tiến công thì Sư đoàn 325 lại nổi lên là một
đơn vị chiến đấu bám trụ kiên cường giữ được các mục tiêu quan trọng trong thời gian
dài.Và, nếu như Sư đoàn 304 bước đầu có kinh nghiệm trong việcđánh hiệp đồng binh
chủng quy mô lớn thì Sư đoàn 324 có thểvừa đánh tập trung, vừa đánh phân tán, giỏi
tập kích bí mật, bất ngờ, làm cho địch thua đau, thua đậm bằng những lựclượng nhỏ và
tinh nhuệ của mình. Nếu như Sư đoàn 325 là đơnvị được vào chiến trường miền Nam
sớm nhất, dấu chân chiế nsĩ Sư đoàn 325 đã in trên nhiều nẻo đường đất nước, thì Sư
đoàn 324 cũng giáng đòn phủ đầu làm choáng váng bọn Mỹ khi chúng vừa đặt chân
lên đường số 9.
Ba sư đoàn bộ binh về tham gia thành lập Quân đoàn 2 đều là những đơn vị chủ lực
tinh nhuệ; mỗi sư đoàn đều có điểm mạnh riêng, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, hợp thành
sức mạn hđược nhân lên gấp bội trong đội hình chiến đấu của Quân đoàn.
Về các đơn vị binh chủng, Quân đoàn có:
Sư đoàn 673 phòng không, thành lập ngày 29 tháng 3 năm 1973, tại chiến trường
Trị - Thiên (đúng vào ngày những tên Mỹ cuối cùng rụt khỏi miền Nam nước ta). Biên
chế của Sư đoàn gồm: 6 trung đoàn do thượng tá Bùi Đăng Tự làm Tưlệnh, thượng tá
Lê Văn Hối làm Chính ủy. Đây là một sư đoàn phòng không ở chiến trường được trang
bị hoả lực mạnh, có cả tên lửa đất đối không tầm trung bình.
Tuy thành lập sau ngày có Hiệp định Pari, nhưng các đơn vị thuộc Sư đoàn 673 đều
ra đời và trưởng thành qua thức tiễn cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của
không quân Mỹ trên miền Bắc và tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào, chiến dịch
giải phóng Quảng Trị. Sư đoàn đã bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ. Tiểu đoàn 7, tiểu
đoàn 15, đại đội 1, đại đội 10 và thượng sĩ Lê Cấp Bằng là những đơn vị, cá nhân được
phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Mỗi đơn vị trong Sư
đoàn đều có bề dày thành tích chiến đấu.
Trung đoàn 284 (đoàn Sông La) thành lập năm 1971 tạ itỉnh Hà Tĩnh, được mệnh
danh là "trung đoàn thiện chiến".Trong đội hình trung đoàn có tiểu đoàn 7-một trong
những tiểuđoàn pháo cao xạ đầu tiên của quân đội ta tham gia chiến dịch Điện Biên
Phủ, bắn rơi 25 máy bay của giặc Pháp. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ, với thành tích bắn rơi 223 máy bay, bắt nhiều giặc lại, hai tiểu
đoàn (tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 15) đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân.
Trung đoàn 250 thành lập năm 1954 (đoàn Thăng Long), từng làm nhiệm vụ bảo vệ
bầu trời thủ đô Hà Nội. Khi không quân Mỹ đánh phá miền Bắc, trung đoàn được điều
về bảo vệ thành phố Nam Định, sau đó cơ động vào chiến trường miền Nam tham gia
chiến dịch giải phóng và bảo vệ vùng giải phóng tỉnh Quảng Trì, chiến đấu giữ Thành
cổ Quảng Trị. Riêng năm1972, trung đoàn bắn rơi 121 máy bay Mỹ.
Trung đoàn 243 (đoàn Hưng Đạo), thành lập năm 1967, tham gia bảo vệ thành phố
cảng Hải Phòng và tỉnh Bắc Ninh, có tiểu đoàn 18 nổi tiếng với chiến công hai phút
bắn rơi năm máy bay Mỹ tại Đáp Cầu ngày 17 tháng 10 năm 1967, đượcQuân chủng
Phòng không-không quân trao tặng cờ "Luyện hay, đánh giỏi, lập công xuất sắc".
Trung đoàn tên lửa phòng không 263 đoàn Quang Trung),trong chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại của Mỹ, đã bắn rơi 9máy bay B52, đánh gục thần tượng "siêu
pháo đài bay' của Mỹ.
Trung đoàn 245 và Trung đoàn 223 thành lập tháng 7 năm 972, đều là những đơn vi
đã từng được rèn luyện trưởng thành trong khói lửa chiến đấu, lập được thành tích vẻ
vang.
Năm 1974 Sư đoàn 673 tập trung làm nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng tỉnh Quảng
Trị, bảo vệ trụ sở của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
Chỉ trong một thời gian ngắn, có nhiều đơn vị đánh giỏi đã bắn rơi 6 máy bay trinh sát
của địch được tặng thưởng 6 huân chương, góp phần xứng đáng tô thắm thêm truyền
thống của Quân chủngvà Sư đoàn.
Lữ đoàn xe tăng thiết giáp 203 do trung tá Nguyễn Tất Tài làm lữ đoàn trưởng và
trung tá Bùi Văn Tùng làm chính ủy.
Tiền thân của Lừ đoàn 203 là trung đoàn 203 thành lập tháng 6 năm 1965. Đây là
một trong những đơn vị xe tăng, thiết giáp đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các đơnvị của lữ đoàn đã từng tham gia chiến dịch Khe Sanh (năm1968), là đơn vị xe
tăng đánh hiệp đồng binh chủng đầu tiên trên chiến trường miền Nam bằng trận tiến
công tiêu diệt căn cứ Làng Vây. Lữ đoàn tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào.Tiểu
đoàn 2 tiểu đoàn 3, tiểu đoàn 4 đã tham gia chiến dịch giải phóng và bảo vệ vùng giải
phóng Quảng Trị năm 1972.
Phát huy ưu thế của binh khí, kỹ thuật, trong chiến đấu các đơn vị của Lữ đoàn 203
luôn cơ động nhanh, đột kích mạnh,dũng mãnh mưu trí, đoàn kết hiệp đồng, lập công
tập thể, thực hiện được khẩu hiệu truyền thống của Binh chủng Tăng thiếtgiáp "Đã ra
quân là đánh thăng", xứng đáng là lực lượng đột kích hùng mạnh của quân đoàn.
Lữ đoàn pháo binh 164 do trung tá Vũ Hoài Nam làm Lữđoàn trưởng và trung tá
Phan Xuân Ngọc làm Chính ủy. Tiền thân của Lù đoàn 164 là trung đoàn 164 thuộc
Quân khu 4, thành lập tháng 10 năm 1954. Từ năm 1964 đến 1967, đơn vị có nhiệm vụ
triển khai trận địa đánh tàu địch dọc bờ biển ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Trong thời gian đó. Trung đoàn đã bắn chìm, bắn cháy trên 40 tàu chiến, tàu biệt kích
Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc.
Mùa xuân năm 1967, đơn vị được vào chiến dấu ở Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng
Trị, đã mở màn đầu tiên bằng trận pháo kích căn cứ Dốc Miếu ngày 20 tháng 3 năm
1967, diệt nhiều địch và phá hủy nhiều súng. pháo, phương tiện chiến tranh của Mỹ-
ngụy. Chiến thắng Dốc Miếu có tiếng vang lớn toàn mặt trận làm nức lòng đồng bào cả
hai miền. Trung đoàn vinh dự được Bác Hồ thưởng cờ "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược , và Bộ Tư lệnh Binh chủng Pháo binh tặng cờ “Đánh giỏi, bắn trúng”. Cũng
năm 1967, lần đầu tiên đơn vị tham gia đánh hiệp đồng binh chủng, trực tiếp chi viện
cho bộ binh đã đánh một trận hiệp đồng bộ binh và pháo binh xuất sắc, tạo nên"sấm sét
Gio An", tạo thuận lợi cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi. Đơn vị đã tham gia Tổng
tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, chiến dịch Đường 9-Nam Lào, chiến dịch Quảng
Trị 1972 và dùng pháo trừng trị địch lấn chiếm cảng Cửa Việt tháng 1 năm 1973. Với
hàng nghìn trận lớn nhỏ, đánh độc lập, đánh hiệp đồng, đơn vị luôn phát huy được sức
mạnh hoả lực,trút bão lửa gây khủng khiếp cho Mỹ-ngụy, được bộ binh và đơn vị bạn
tin tưởng, thực hiện xuất sắc truyền thống của Binh chủng Pháo binh "Chân đồng, vai
sắt, đánh giỏi, bắn trúng”. Tiểu đoàn 1 được tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân năm 1969 và trung đoàn 164 được tuyên dương Đơn vị Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972.
Lữ đoàn công binh 219 do trung tá Nguyễn Hoa làm Lữ đoàn trưởng, trung tá
Nguyễn Thanh Vũ làm Chính ủy.
Tiền thân của Lữ đoàn 219 là tiểu đoàn 106, thành lập tháng 10 năm 1952, năm
1955 phát triển thành trung đoàn 106 và năm 1958 đổi thành trung đoàn 219. Đây là
trung đoàn gồm những tiểu đoàn được thử thách nhiều trong chiến đấu, đã tham gia mở
đường cho nhiều chiến dịch lớn: Tây Bắc (năm1952), Điện Biên Phủ (năm 1954).
Trong 10 năm 1955-1965) trung đoàn đảm nhiệm xây dựng 51 công trình quốc phòng
quan trọng ở Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hoà Bình, Thanh Hoá, Hà Nội. Tiểu đoàn 5 cầu
phà của trung đoàn tham gia chiến đấu, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Khu 4 đã
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng thưởng 10 huân chương các loại.
Trên chiến trường miền Nam, trung đoàn đã tham gia chiến dịch Khe Sanh (năm
1968), chiến dịch Đường 9-Nam Lào (1969-1970-1971), chiến dịch giải phóng Quảng
Trị 1972, làm đường bảo đảm giao thông phục vụ vận chuyển lớn 2 năm1973-1974, có
tổng độ dài hàng nghìn kilômét, với gần bốn triệu mét khối đất, đá và trên một triệu
ngày công, năng suất bình quân đạt từ 120-150 phần trăm, phá hủy nhiều bom, mìn các
loại của địch.
Các chiến sĩ công binh 19 không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, anh dũng bám
đường, bám bến, bạt núi, cắt rừng, đoàn kết hiệp đồng, cần cù sáng tạo, lao động có kỷ
luật, có kỹ thuật với năng suất cao, mạnh dạn sử dụng và sử dụng thành công phương
tiện cơ giới vào phục vụ chiến đấu ở những nơi giáp địch. Nhiệm vụ nào được giao
đơn vị cũng hoàn thành, đoạn đường nào thi công cũng vượt thời gian quy định. Mỗi
một chiến công của bộ binh, pháo binh, xe tăng, ô tô vận tải. . . đều gắn với thành tích
của lực lượng công binh; mồ hôi và máu củacác chiến sĩ công binh đã đổ xuống cho
những đoạn đường vươn càng xa và thắng lợi đến càng gần, góp phần xây đắp truyền
thống vinh quang "Mở đường thắng lợi" của Binh chủng Công binh. Nhiều đơn vị
trong lữ đoàn đã được tặng thưởng huân chương quân công và chiến công. Đại đội 5
thuộc tiểu đoàn 2 được tặng 19 huân chương các loại, 13 năm liền là đơn vị "Ba nhất",
4 năm là đơn vị quyết thắng; đại đội 5, đại đội 8 vinh dự được phong tặng danh hiệu
Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trung đoàn thông tin 453: gồm những phân đội, đại đội thông tin hữu tuyến, vô
tuyến thuộc Quân khu 4, Quân khuTrị - Thiên, Mặt trận B5... tập trung lại. Nhiều phân
đội đã tham gia chiến đấu phục vụ các chiến dịch lớn tại chiến trường. Cán bộ, chiến sĩ
của trung đoàn đã nêu cao tinh thần dũngcảm, khắc phục khó khăn, trèo đèo, lội suối
băng qua lửa đạn, rải những đường dây dài hàng trăm cây số, toả mạng nhiều hướng,
phát triển đội hình chiến đấu cùng bộ binh. "Tim còn đập thì mạch máu thông tin còn
thông suốt", là khẩu hiệu truyền thống của bộ đội thông tin. Anh chị em đã ngày đêm
đem hết tinh thần và sức lực quyết thực hiện đúng lời dạy củaBác Hồ: bộ đội thông tin
liên lạc phải bảo đảm “ kịp thời, chính xác bí mật, an toàn" để phục vụ tốt cho chỉ huy,
chỉ đạo của cấp trên trong quá trình xây dựng và chiến đấu.
Nhiều đại đội đã được tặng thưởng huân chương các loại. Tháng 12 năm 1972, đại
đội 2 tiểu đoàn 1 được tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân.
Trong đội ngũ Quân đoàn còn một số đơn vị trực thuộc khácnhư: tiểu đoàn trinh sát,
các tiểu đoàn vận tải, viện quân y 43,các trạm, xưởng sửa chữa. . . đều đã trải qua
những năm thángchiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ.
Tuy Quân đoàn mới thành lập, nhưng các đơn vị trong Quân đoàn đã sát cánh chiến
đấu, chia lửa cho nhau trong hai cuộc kháng chiến.
Đông Xuân 1953-1954, trong khi trên hướng chiến trường chính diễn ra chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ thì Sư đoàn 325 (thiếu) và trung đoàn 66 Sư đoàn 304 đã cùng
sang phối hợp với quân và dân nước bạn đánh địch ở Trung, Hạ Lào góp phần kết thúc
vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, tại chiến trường Trị -Thiên, cả ba sư đoàn bộ
binh và các đơn vị binh chủng trong đội ngũ Quân đoàn đã từng hiệp đồng chiến đấu
lập công xuất sắc trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, chiến dịch Đường
9- Nam Lào 1 971 và cuộc tiến công chiến lược mùa xuân 1972.
Năm 1968, Sư đoàn 304 cùng một bộ phận của Sư đoàn 325phối hợp với xe tăng
của Lữ đoàn 203 cùng với pháo binh, côngbinh đánh trận hiệp đồng binh chủng lớn
đầu tiên giải phóngLàng Vây nhiều ngày sát cánh bên nhau vây lấn Tà Cơn, gópphần
buộc trung đoàn 26 lính thủy đánh bộ Mỹ phải rút chạy khỏi Khe Sanh. Cùng thời gian
ấy, trung đoàn 3 bộ binh Sưđoàn 324 phối hợp với trung đoàn 9 Sư đoàn 304 cùng với
cácdợn vị bạn và lực lượng địa phương làm chủ thành phố Huế 25 ngày đêm.
Năm 1972, trong lúc Sư đoàn 325 kiên cường bám đánhđịch cùng đơn vị bạn giữ
Thành cổ Quảng Trị, thì Sư đoàn 324và Sư đoàn 304 đã táo bạo, liên tục đánh tạt sườn
địch, chialửa cho các chiến sĩ giữ Thành cổ.
Trong những năm tháng ác liệt, đầy gian khổ, hy sinh ấy,cán bộ, chiến sĩ bộ binh và
các đơn vị binh chủng kỹ thuật đãhiểu nhau, tin nhau và phối hợp chiến đấu với tinh
thần "đoànkết hiệp đồng, lập công tập thể" .
Còn về cơ quan quân đoàn, do được hình thành trên cơ sởtách một phần cơ quan
Quân khu Trị - Thiên và một số cán bộđược điều từ cơ quan cấp chiến lược vào, đã
từng cùng tham giaphục vụ các chiến dịch lớn trên chiến trường Trị - Thiên nênvốn đã
rất gắn bó và sẵn có điều kiện thuận lợi để hiểu biết,nắm vững chất lượng của các đơn
vị thuộc quân đoàn. Bêncạnh những cán bộ trẻ vừa tốt nghiệp Ơ các học viện, bổ
túcnghiệp vụ Ơ các trường với khí thế vươn lên mạnh mẽ, còn cólớp cán bộ nhiều tuổi
đời, tuổi quân, đã có kinh nghiệm qua haicuộc chiến tranh ác liệt tại chiến trường với
bề dày kinhnghiệm trong công tác nắm tình hình, nghiên cứu, đề xuất ýkiến giúp Đảng
ủy, thủ trưởng, lãnh đạo, chỉ huy và hướng dẫncho các đơn vị triển khai thực hành
thắng lợi mọi nhiệm vụ.Với đội ngũ cán bộ ấy, ba cơ quan Tham mưu, Chính trị,
Hậucần là cánh tay đắc lực của Đảng ủy và BỘ Tư lệnh Quân đoàntrong việc lãnh đạo
và chỉ huy Quân đoàn "lớn mạnh toàn diện,trưởng thành nhanh chóng, chiến thắng vẻ
vang".
Như vậy là ngay từ buổi đầu được thành lập. hầu hết các đơn vị và cơ quan, cán bộ
và chiến sĩ của Quân đoàn đều đã được tôiluyện và lớn lên trong khói lửa ác liệt của
chiến trường, dã cóhàng chục năm chiến đấu liên tục, đánh giỏi lập nhiều chiến công
oanh liệt. Quân đoàn đã mang trong mình những truyền thống quý báu của Bình-Trị-
Thiên bất khuất. Quân khu 4 kiên cường, Liên khu 5 anh dũng và truyền thống chung
của dân tộc anh hùng, Đảng anh hùng, Quân đội anh hùng.
Đội ngũ ban đầu ấy, truyền thống chiến đấu ấy là vốn quý, là sức mạnh đưa toàn
Quân đoàn tiến lên, viết nên trang sử vẻ vang mới.
Quá trình hình thành tổ chức Quân đoàn là quá trình kết hợp xây dựng với sẵn sàng
chiến đấu và chiến đấu liên tục trên hai địa bàn Quân khu Trị - Thiên và Quân khu 5, là
khu vực chiến trường của quân khu 1 ngụy, sư đoàn thủy quân lục chiến, sư đoàn dù và
các binh chủng địch đóng ở Đa Nghi, Mai Đặng, Lương Điền, Hiệp Khánh, Hòn Vượn,
Phú Bài, La Sơn, Mũi Né Đại Lộc (Quảng Đà).
Những đặc điểm và điều kiện thuận lợi trên đây tạo cho Quân đoàn ngay trong buổi
đầu thành lập đã hình thành một bước về sở trường hoạt động, bản lĩnh, truyền thống
chiến đấuvà khả năng đánh tập trung, đánh quy mô lớn bằng sức mạnh binh chủng hợp
thành. Sức mạnh và khả năng chiến đấu của Quân đoàn được tăng lên theo cấp số
nhân, chứ không phải đơn thuần là sức mạnh của nhiều đơn vị cộng lại.
Trong những ngày đầu tháng 6 năm 1974, vùng giải phóngTrị - Thiên nhộn nhịp
khác thường.
Từ các đơn vị đang làm nhiệm vụ phòng ngự trực tiếp tiếp xúc địch ở phía trước tới
các đơn vị đang củng cố xây dựng ở phía sau, từ đơn vị bộ binh đến các đơn vị binh
chủng, chuyênmôn kỹ thuật, trong hoàn cảnh khó khăn của chiến trường, đã có nhiều
hình thức sinh động đón mừng tin vui Quân đoàn 2 được thành lập. Những cuộc trao
đổi tọa đàm về nhiệm vụ diễn ra liên tiếp. Những tiết mục văn nghệ quần chúng mới
được gấp rút chuẩn bị. Tranh áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền và hướng dẫn hành
động được treo lên trên từng căn lán ven rừng, từng đoạn chiến hào, từng căn hầm ở
trận địa chốt. . . Tại Ba Lòng, phòng tuyên huấn Cục Chính trị đang khẩn trương chuẩn
bị cho ra số báo "Chiên sĩ Giải phóng” (1) đầu tiên.
Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị rất phấn khởi được đứng trongđội hình Quân đoàn - một
đội hình mà mọi người đều tin là có đủ sức mạnh để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chiến đấu mà Đảng và Tổ quốc trao cho. Nhân dân Quảng Bình-Vĩnh Linh, tuyến đầu
của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và nhân dân Trị -Thiên-Huế, những người trực tiếp cưu
mang, đùm bọc, tiếp sức cho các đơn vị của Quân đoàn lập nên những chiến công vang
dội trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, vui mừng vì sự ra đời của Quân đoàn
là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam nói
chung và các lực lượng vũ trang đang hoạt động tại mặt trận nói riêng, báo hiệu ngày
toàn thắng đã tới gần.
Trong những ngày vui này, Quân đoàn đã nhận được nhiều điện, thư chúc mừng
thân thiết của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Quân khu Trị - Thiên, của Đảng bộ,
chính quyền, tỉnh đội và lực lượng vũ trang nhân dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên, Quảng Đà. . . Đó là sự quan tâm, sự chăm sóc đầy tình nghĩa, là sự khích
lệ, động viên quý báu đối với toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---
(1)Sau đổi thành Binh đoàn Hương Giang
Càng vui mừng, cán bộ và chiến sĩ càng nhớ đến công lao vĩ đại của Bác Hồ - người
Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Người đã dày công giáo đục, vun
đắp các lực lượng vu trang ta từ khi còn trứng nước cho đến lúc trưởng thành. Người
luôn chăm nom, theo dõi từng bước đi của lực lượng vũ trang ta trên những chặng
đường lịch sử. Càng nhớ Bác, các chiến sĩ càng nhớ những lời dạy bảo ân cần của
Người:"Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc
lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua,k ẻ thù nào cũng đánh thắng". Câu nói bất hủ của Bác đã nêu bật
bản chất và truyền thống quân đội ta. Trong thời điểm đáng ghi nhớ này, cán bộ và
chiến sĩ Quân đoàn thầm hứa với Bác sẽ cùng toàn quân, toàn dân thực hiện lòng mong
ước của Người, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Sau khi ổn định cơ bản về biên chế, tổ chức, trong hai ngày 26 và 27 tháng 6 năm
1974 Đảng ủy quân đoàn họp phiên đầutiên nhằm phát huy trí tuệ tập thể lãnh đạo,
nghiên cứu, quyết định các chủ trương, biện pháp xây dựng một quân đoàn cơ động
chiến lược trên chiến trường.
Một loạt vấn đề cấp thiết đặt ra trước Đảng ủy quân đoàn:làm thế nào trong một
thời gian ngắn xây dựng quân đoàn đúng với yêu cầu "có sức mạnh chiến đấu lớn, sức
đột kích mạnh, tính cơ động cao, tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. . . hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống". Mặt khác, do được tổ chức, xây dựng
trên một chiến trường trọng điểm, nhiệm vụ chiến đấu có thể sẽ đến, nên phải cùng
một lúc vừa phải hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, vừa thực hiện thắng lợi chương trình
xây dựng, huấn luyện chính quy cho bộ đội và cán bộ chỉ huy các cấp, xúc tiến việc tổ
chức,chuẩn bị chiến trường để luôn nắm vững quyền chủ động chiến dịch trong phạm
vi mặt trận.
Lúc này các lực lượng của Quân đoàn đang phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác
nhau, không thể tập trung toàn bộ vào nhiệm vụ xây. dựng, huấn luyện.
Sư đoàn 325 mới vừa rút được hai trung đoàn bộ binh ra đứng chân ở khu vực Ái
Tử; Đông Hà để củng cố, huấn luyện. Còn trung đoàn 18 bộ binh vẫn tiếp tục làm
nhiệm vụ chốt giữ bảo vệ tuyến giáp ranh dài gần 60 kilômét, từ Cửa Việt Tích Tường
Như Lệ (Quảng Trị) vào tới sông Ô Lâu (tây-tây bắcThừa Thiên) .
Sư đoàn 324 đang làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến giáp ranh tây nam Thừa Thiên. Riêng
trung đoàn 3 bộ binh được Bộ điều đi tham gia đánh trận Đắc Pét (bắc Tây Nguyên).
Sư đoàn 304 đứng ở khu vực đường số 9, vừa nhận được lệnh đưa một bộ phận vào
chiến đấu ở Thượng Đức.
Sư đoàn phòng không 673 cũng đang phân tán lực lượng làm nhiệm vụ nhiều nơi:
trung đoàn 284 đang làm nhiệm vụbảo vệ khu vực trụ sở Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hoàmiền Nam Việt Nam. Năm trung đoàn khác triển khai các trận địa sẵn
sàng đánh máy bay địch bảo vệ các khu vực: cảng CửaViệt, thị xã Đông Hà, Tà Cơn
Khe Sanh, bắc Thạch Hãn(Quảng Trị) và A Lưới (Thừa Thiên).
Lữ đoàn 164 pháo binh và Lữ đoàn 203 xe tăng đang đóng quân ở khu vực Cồn
Tiên, Ba Dốc. Lữ đoàn công binh 219 đang cùng lực lượng Quân khu Trị - Thiên mở
các đường số 73, 74 và đường số 14 (tây nam Thừa Thiên).
Như vậy, đội hình cơ bản của Quân đoàn bố trí trong một không gian rộng, từ bắc
Quảng Trì đến miền tây Thừa Thiên. Một phần ba lực lượng của Quân đoàn đang làm
nhiệm vụ chiến đấu.
Trước thực tế đó, Đảng ủy quân đoàn nhất trí đề ra phương hướng xây dựng đơn vị
với những nội dung:
Về mặt xây dựng, huấn luyện, phải tích cực khắc phục hoàncảnh khó khăn của
chiến trường, xây dựng quân đoàn theophương hướng tác chiến tập trung hiệp đồng
binh chủng vớiyêu cầu "có sức chiến dấu lớn. sức đột kích mạnh, tính cơ độngcao".
Huấn luyện toàn diện cả cơ quan và đơn vị, cả cán bộ chỉhuy các cấp và chiến sĩ. cả bộ
bính, binh chủng kỹ thuật vàchiến thuật . . . Hết sức coi trọng các hình thức chiến thuật
đánhtập trung hiệp đồng binh chủng. Đặc biệt coi trọng khâu huấnluyện cán bộ, nhất là
cán bộ chủ trì các cấp. Cùng với việc huấnluyện cán bộ tại chức các sư đoàn và Quân
đoàn còn triển khaitổ chức các trường quân sự để bồi dưỡng đào tạo cán bộ,
nhanhchóng bổ sung cho các đơn vị có đủ cán bộ chỉ huy và cán bộ,nhân viên chuyên
môn, kỹ thuật theo biên chế đồng thời có sốdự trữ nhất định cho nhiệm vụ chiến đấu.
Đối với các đơn vị ở phía sau, phải tập trung vào nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện
chính quy, nhanh chóng nâng cao chất lượng mọi mặt theo yêu cầu nhiệm vụ mới. Đối
với các đơn vịđang sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu ở phía trước, phải tranh thủ mọi
thời gian và điều kiện cho phép để tổ chức huấn luyện. Phải kết hợp chặt chẽ giữa
chiến đấu và xây dựng với phương châm vừa chiến đấu vừa xây dựng, lấy chiến đấu để
xây dựng
Về mặt tác chiến, kiên quyết thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến đấu cấp trên
giao cho trong mọi tình huống, trên mọi chiến trường, thực hiện đánh thắng địch ngay
từ chiến dịch đầu, đánh thắng liên tục, càng đánh càng trưởng thành. Tích cực phối hợp
với các lực lượng tại chỗ tiến công tiêu diệt sinh lực địch, cải thiện thế trận của ta, đặc
biệt là ở các khu vực trọng điểm như: tây bắc Huế, tây nam Huế, tây Đà Nẵng. . .từng
bước phá thế phân tuyến tại chiến trường, đánh bại âm mưu đánh chiếm vùng giải
phóng và kế hoạch "bình định" của địch, hỗ trợ đắc lực cho nhân dân nổi dậy, giành
quyền làm chủ trên các vùng nông thôn và đồng bằng ven biển.
Về mặt tổ chức, chuẩn bị chiến trường, tích cực phối hợp cùng các lực lượng công
binh của BỘ và quân khu, chủ động mở mới, củng cố đường sá trên các hướng Quân
đoàn có thể sẽ được giao nhiệm vụ cơ động đánh lớn trong thời gian tới. Trọng điểm là
tuyến đường cơ động Bắc-nam và các tuyến ngang từ miền núi về đồng bằng Trị -
Thiên-huế (đường số 71, 72, 73, 74.. . ).
Nhận thức rõ vị trí quan trọng của công tác hậu cần chiến dịch, Đảng ủy quân đoàn
họp và ra nghị quyết chuyên đề về công tác hậu cần. Đảng ủy chủ trương tổ chức lại
lực lượng hậu cần quân đoàn theo nguyên tắc "cơ động và đồng bộ" xây dựng,điều
chỉnh đội hình của hệ thống hậu cần các cấp theo phương hướng "tập trung, thống
nhất, gọn, mạnh". Trên cơ sở đó, Quân đoàn đã xây dựng và điều chỉnh hệ thống kho
tàng; thành lập các trạm, xưởng sửa chữa xe pháo, khí tài tăng cường lực lượngvận tải
nhằm nhanh chóng đưa đủ lượng vật chất cần thiết, tạo chân hàng ở các hướng dự kiến
mở chiến dịch; mặt khác, trong hoàn cảnh các đơn vị đều đã trải qua nhiều năm liên tục
chiến đấu ở chiến trường, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ khó khăn, sức khoẻ bị giảm
sút, nhằm giảm bớt sự đóng góp của hậu phương và cải thiện sinh hoạt, nâng cao sức
khoẻ của bộ đội, Đảng ủy quân đoàn quy định chỉ tiêu tăng gia sản xuất cụ thể cho các
đơn vị ở phía trước và phía sau; nuôi dưỡng bộ đội và tổ chức an dưỡng, điều trị tại
chỗ để tăng cường quân số chiến đấu.
Cùng với các chủ trương trên, Đảng ủy quân đoàn đề ra các chủ trương và biện
pháp tăng cường công tác đảng, côn gtác chính trị. Đảng ủy quyết định phát động rộng
rãi trong toàn đơn vị cuộc vận động rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp, tác phong
chính quy, nâng cao sức mạnh chiến đấu và phong trào thi đua "Luyện hay, đánh giỏi".
Tiếp ngay sau hội nghị Đảng ủy quân đoàn lần thứ nhất,hội nghị quân chính quân
đoàn lần thứ nhất được tiến hành tại sở chỉ huy Sư đoàn 673 phòng không (cạnh dòng
sông Hiếu) nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết Đảng ủyquân đoàn.
Cuối tháng 6 năm 1974, trong khi phần lớn các đơn vị bắt đầu thực hiện kế hoạch
huấn luyện thì một số đơn vị đã lên đường tiến vào phía Nam chuẩn bị tham gia chiến
dịch tiến công đầu tiên của Quân đoàn đang được khẩn trương tổ chức.
Ơ khắp các đơn vị trong Quân đoàn dấy lên khí thế ra quân hào hứng, sôi nổi. Toàn
thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên quyết tâm thực hiện xuất sắc cả hai nhiệm vụ
xây dựng và chiến đấu trong giai đoạn cách mạng mới.

Chương 2
THƯỢNG ĐỨC, LA SƠN - NHỮNG CHIẾN DỊCH MỞ ĐẦU THẮNG LỚN CỦA
QUÂN ĐOÀN
Hiệp định Pa ri được ký kết là một thắng lợi to lớn, tạo ra những điều kiện thuận lợi
mới để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Lúc đầu, do chưa đÁnh giá
hết âm mưu phá hoại Hiệp định Pari của Mỹ - ngụy, nên việc chuẩn bị tư tưởng, tổ
chức cho nhân dân và các lực lượng vũ trang trên toàn chiến trường miền Nam nói
chung và chiến trường Khu 5 nói riêng còn có những thiếu sót. Địch đánh phá quyết
liệt nên ta đã gặp khó khăn trong một thời gian. Khi quân địch không thi hành Hiệp
định và đưa hầu hết lực lượng cơ động vào thực hiện âm mưu lấn chiếm, "tràn ngập
lãnh thô “, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã kiên quyết giữ vững chủ trương chỉ
sử dụng lực lượng địa phương và một phần lực lượng chủ lực vào việc chống địch lấn
chiếm. Đại bộ phận lực lượng chủ lực ta trên chiến trường vẫn được tập trung xây
dựng củng cố. Trong gần một năm chiến đấu giằng co giữa ta và địch, tuy chúng có lấn
chiếm đượcmột số vùng giải phóng và gây cho ta một số khó khăn nhưng lực lượng
địch cũng đã bị tiêu hao và mệt mỏi. Bước vào đầu năm1974, chiều hướng chung của
địch là lui về phòng ngự, ráo riết củng cố các tuyến chốt đối diện với các địa bàn đứng
chân của bộ đội chủ lực ta. Ở các tỉnh đồng bằng ven biển, chúng tiếp tục mở các cuộc
hành quân đánh phá dai dẳng với ý đồ tạo ra hình thái phân tuyến hai vùng rõ rệt, ngăn
chặn không cho lực lượng ta tiến sâu về các vùng chúng đang kiểm soát.
Tại mặt trận đồng bằng ven biển, ta và địch tiếp tục ở trong thếgiằng co. Ơ vùng
giáp ranh. ta vẫn giữ vững ba khu vực: Hiệp Đức (Quảng Đà), Ba Tơ (Quảng Ngãi),
Hoài Ân (Bình Định). Đây là ba bàn đạp quan trọng để triển khai lực lượng tiến công
xuống đồng bằng; đồng thời là những chốt giữ quan trọng không cho địch thọc sâu vào
vùng căn cứ, đánh phá cát tuyến đường vận tải cơ giới và kho tàng của ta. Tại các khu
vực này chủ lúc ta và chủ lực địch trực tiếp tiếp xúc với nhau và cả hai bên đều bố trì
phòng ngụ vững chắc. Ơ tây nam Đà Nẵng có Thượng Đức - một vị trí trọng yếu trực
tiếp uy hiếp tuyến đường vận tải cơ giới phía tây Quảng Đà của ta, vẫn do quân đội Sài
Gòn chiếm giữ, ngoài ra địch còn cắm sâu vào vùngcăn cứ của ta một số điểm chốt
khác.
Tại mặt trận rừng núi Tây Nguyên, hình thái giữa ta và địch cũng tương tự như ở
mặt trận đồng bằng. Chủ lực ta và chủ lực địch trực tiếp tiếp xúc ở bắc Công Tum và
Thanh An - Đức Cơ. Địch còn duy trì được một số cứ điểm quan trọng cắm sâu vào
vùng rừng núi do ta kiểm soát như: Đắc Pét, Mang Đen, Mang Bút, Com Rày
(bắcCông Tum) , Ỉa Súp (tây bắc Đắc Lắc) . . .
Để thực hiện Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trungương Đảng và giữ vững thế
chủ động tiến công địch trên chiếntrường, đầu năm 1974, Thường vụ Khu ủy và Quân
khu ủy Quân khu 5 quyết định mở một đợt hoạt động quân sự lớn trên toàn địa bàn
nhằm: tiêu diệt các cứ điểm địch còn chốt lại trong các khu căn cứ; đánh bại một bước
kế hoạch lấn chiếm của địch, mở rộng vùng giải phóng; tạo thế cho quần chúng đẩy
mạnh đấu tranh chính trị, gây rối loạn trong hậu phương địch, nhất là các đô thị.
Trước hết, trong xuân hè, sử dụng một bộ phận chủ lực cùng với các lực lượng địa
phương, tiến công tiêu diệt một bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh, đánh bại
thủ đoạn chốt điểm" của địch, hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh mở phong trào vùng địch
tạm chiếm và vùng tranh chấp, cải thiện thế chiến trường. Tiếp đó, trong mùa thu sẽ
tập trung lực lượng mở chiến dịch tiến công tổng hợp, tiêu diệt một số chi khu quân
sự,quận lỵ, cụm cứ điểm kiên cố, đánh vỡ từng đoạn hệ thống phòng ngự cơ bản của
địch ở vùng giáp ranh đồng bằng; mở rộng và phát triển thành thế liên hoàn các vùng
căn cứ rừng núi.
Thực hiện chủ trương đó, ở miền đồng bằng ven biển, trong xuân hè 1974, Quân
khu 5 đã sử dụng một phần ba lực lượng chủ lực quân khu cùng lực lượng vũ trang địa
phương và nhân dân các tỉnh, tiến công và nổi dậy, tiêu diệt và bức rút 300 cứ điểm
nhỏ, giải phóng khu vực Đức Phú (Quảng Đà), giải phóng thêm hơn 60 nghìn dân. Ơ
nam Tây Nguyên, Sư đoàn 320 tiến công tiêu diệt căn cứ Lệ Ngọc - một điểm chốt
quan trọng bảo vệ vòng ngoài thị xã Plây Cu của địch và san phẳng các cứđiểm 711 ,
631 , diệt gọn tiểu đoàn quân biệt động số 82 , cùng một chi đội xe tăng, xe bọc thép.
Trung đoàn 25 tiến công san phẳng cứ điểm Ỉa Súp (Đắc Lắc) diệt gọn tiểu đoàn bảo
an số 211 ngụy, mở thông hành lang chiến lược từ tây nam Gia Lai vào đến Quảng
Đức. Ơ Công Tum (bắc Tây Nguyên) Sư đoàn10 tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Com
Ráy, Com Rốc, loại khỏi vòng chiến đấu ba tiểu đoàn của địch.
Trung tuần tháng 5 năm 1974, nhằm hoàn chỉnh vùng giải phóng tỉnh Công Tum và
thông đường hành lang chiến lược Đông Trường Sơn, Sư đoàn 10 nhận tiếp nhiệm vụ
tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Đắc Pét án ngữ trên đường số 14, được Mỹ-ngụy xây
dựng từ năm 1968. Trong trận đánh quan trọng này, trung đoàn 66 Sư đoàn 1( được
tăng cường pháo binh, xe tăng của mặt trận, đảm nhiệm nhiệm vụ tiến công tiêu diệt
chi khu quân sự Đắc Pét; trung đoàn 3 Sư đoàn 324 Quân đoàn 2 được điều từ vùng
giải phóng Trị - Thiên vào đảm nhiệm nhiệm vụ tiến công giải phóng quận lỵ Đắc Pét.
Sau bốn giờ giao chiến, toàn bộ quân địch ở chi khu và quận lỵ Đắc Pét đã bị tiêu diệt,
403 tên bị bắt làm tù binh.
Những thắng lợi Ơ đồng bằng Khu (5 và Tây Nguyên trongxuân hè 1974, đặc biệt
là trận tiến công giải phóng Đắc Pétchưa phải là những thắng lợi lớn về quân sự, nhưng
có ý nghĩavà tác động tích cực, góp phần cải thiện thế trận, củng cố quyếttâm của quân
và dân ta trên chiến trường nỗ lực giành thắnglợi mới.
Theo đúng kế hoạch đã định, tháng 6 năm 1974, Quân khu 5 tập trung lực lượng mở
tiếp một đợt hoạt động lớn trong mùa thu. Để phối hợp với quân và dân Khu 5 đẩy
mạnh tiến công địch, Quân đoàn 2 nhận được lệnh của Bộ Tổng Tham mưu: tổ chức
cho Sư đoàn 304 vào phối hợp với Quân khu 5 mở chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức
tiến công tiêu diệt chi khu quân sự và quận lỵ Thượng Đức. Chỉ thị nêu rõ: phải tiêu
diệt gọn quân địch, giải phóng Thượng Đức, thu hút và giam chân quân chủ lực của
chúng để phối hợp với chiến trường toàn Miền, góp phần đẩy mạnh hoạt động của ta ở
Khu 5 và rèn luyện bộ đội. Chiến dịch mang mật danh K.711 .
Như ở trên đã nói, chủ trương của Quân khu 5 trong đợt hoạt động mùa thu 1974 là
tiến công tiêu diệt một số cụm cứ điểm chi khu, quận lỵ, đánh vỡ từng mảng hệ thống
phòng ngự cơ bản của địch Ơ vùng giáp ranh đồng bằng, hoàn chỉnh vùng căn cứ rừng
núi phía Bắc quân khu, hỗ trợ cho lực lượng vũ trang địa phương cùng quần chúng tiến
công và nổi dậy. Hai tỉnh Quảng Nam-Quảng Đà được chọn là địa bàn tác chiến
chủyếu của chiến dịch. Trong đó, Nông Sơn - Thượng Đức là khu vực tác chiến chủ
yếu; vùng A, B Điện Bàn, Trung Phước, Quế Sơn là khu vực tác chiến của địa phương;
địa bàn tập trung tácchiến của chiến dịch là bắc Quảng Nam và nam Quảng Đà.
Thượng Đức là một khu vực tác chiến trọng yếu của quân khu. Chiến dịch Nông
Sơn-Thượng Đức được mở ra nhằm đánh thắng quân địch cả về quân sự, chính trị.
quân sự là diệt gọn quân địch tại chỗ, thu hút, giam chân và tiêu diệt một bộ phận lực
lượng cơ động của địch. Chính trị là giải phóng bảo đảm đời sống cho hơn 10 nghìn
dân, đập tan chính quyền cơ sở và bọn tề điệp ác ôn, giữ vững vùng giải phóng, đánh
bại quân địch đến giải toả, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiến công tổng hợp
của quân khu phát triển và giành thắng lợi.
Thượng Đức ở phía tây Quảng Đà, cách thành phố Đà Nẵng 40 kilômét theo đường
chim bay, là tiền đồn bảo vệ căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng - một trong những căn
cứ lớn của địch ở miền Nam. Sau Hiệp định Pari, Thượng Đức trở thành căn cứ xuất
phát các cuộc hành quân lấn chiếm của địch. Nông Sơn nằm trong thung lũng sông
Thu Bồn. Thượng Đức nằm trong thung lũng sông Vu Gia, như hai nhánh cây xoè ra,
cắm sâuvào lòng dãy Trường Sơn, mà gốc cây là vùng B Đại Lộc. Ơ đây có quận lỵ
Đại Lộc và quận lỵ Đức Dục. Về phương diện quân sự ở mặt trận Quảng Đà, thì vùng
này có tầm quan trọng đặc biệt. Từ trước tới đây, nó là vùng hậu cứ của quân giải
phóng ở Mặt trận 4, nhưng sau ngày có Hiệp định Pari, bị lấn chiếmtrái phép nên trở
thành vùng tranh chấp. Ba phía: Bắc, Tây, Nam, đều là vùng căn cứ của ta, được nối
liền với nhau bằng đường sông, đường bộ rất thuận lợi trong việc cơ động lực lượng.
Trong kế hoạch tác chiến chiến dịch của Quân khu 5, đã có tính đến mối quan hệ hữu
cơ giữa Nông Sơn, Thượng Đức và ngược lại. Cho nên nếu ta phối hợp được chặt chẽ
giữa chủ lựcvà địa phương, giữa lực lượng chính trị và quân sự ở hai bên này, thì dù
đối phương có tăng viện đến bao nhiêu, ta vẫn có thể nắm vững được quyền chủ động
chiến dịch từ đầu đến cuối.
Thượng Đức nằm trên một địa bàn rất hiểm yếu, ba bề là núi cao có nhiều dốc
đứng, phía đông bằng phẳng là nơi hợp điểm của sông Côn và sông Vu Gia nước sâu
và chảy xiết. Ơ đây chỉ có đường số 14 qua Ái Nghĩa về Đà Nàng. Đoạn đường từ
Thượng Đức lên bến Hiên, địch đã bỏ từ lâu. Phía Tây và Tây Bắc, địch tổ chức nhiều
tiền đồn trên các điểm cao.
Thượng Đức là một cứ điểm phòng thủ kiên cố. Địch lợi dụng thế hiểm của địa hình,
xây dựng hệ thống phòng thủ liên hoàn, tất cả các cơ quan chỉ huy, trung tâm thông tin,
trạm thương binh và các kho tàng dự trữ đều nằm sâu dưới lòng đất. Trong các năm
1968, 1969 và 1970, ta đã nhiều lần đánh Thượng Đức, nhưng không thành công. Mỗi
lần bị đánh, địch lại tăng cường hệ thống phòng ngự kiên cố hơn. Chúng còn xây dựng
hệ thống hầm ngầm hoàn chỉnh và các hoả điểm bí mật. Chúng mệnh danh Thượng
Đức là "mắt ngọc", là "cánh cửa thép bất khả xâm phạm". Chúng huênh hoang tuyên
bố. "nước sông Vu Gia có chảy ngược thì Việt Cộng mới lấy được Thượng Đức” , Lực
lượng địch ở Thượng Đức có tiểu đoàn 79 biệt động biên phòng, đại đội bảo an 704,
một trung đội pháo 105 mm, một trung đội cảnh sát dã chiến, một trung đội thám báo,
một biệt đội sưu tầm và 21 trung đội dân vệ. Tổng số địch có 844 tên (chưa kể lực
lượng phòng vệ dân sự). Ba ban hội đồng của ba xã: Lộc Bình, Lộc Vĩnh, Lộc Ninh có
nhiều tên ác ôn khét tiếng chưa bị diệt. Hoả lực của địch có 18 khẩu pháo, cối các loại,
27 đại liên.
Thượng Đức chia làm ba khu vực; phía Bắc là chi khu quận lỵ, trước chi khu quận
lỵ là sân bay trực thăng. Phía Tây Bắc là khu trận địa pháo và ban chỉ huy tiểu đoàn 79
biệt độngquân biên phòng. Phía Nam là khu bảo an, quận lỵ và cảnh sát. Để bảo vệ
vòng ngoài địch thiết lập ba tiền đồn A,B,C. Bố trí cụthể: quận lỵ gồm sở chỉ huy hành
chính, một trung đội cảnh sát, một trung đội thám báo, hai trung đội dân vệ và một toán
biệt động. Chi khu gồm ban chỉ huy tiểu đoàn 79 và một đại đội biệt động quân biên
phòng. Tiền đồn A, B địch đều bố trí một trung đội bảo an. Riêng tiền đồn C có hai
trung đội dân vệ. Ơ đầu cầu Hà Tân có một đại đội biệt động quân biên phòng, khu vực
Lộc Vinh có một đại đội bảo an. Ở gò Mồ Côi và xóm Mới, địch bố trí mỗi nơi một
trung đội. Dân vệ ở ấp Lộc Bình và đồi ông May, mỗi nơi cũng có một trung đội. Đội
hình dịch bố trí thành cụm cứ điểm, trên cơ sở từng cứ điểm thành thế liên hoàn.
Trung tâm cụm cứ điểm Thượng Đức nồi liền với hậu phương địch về phía Đông.
Bảo vệ lực lượng địch là hệ thống công sự vững chắc kiên cố vật cản phức tạp, bố trí
xen kẽ với các ấp chiến lược. Ba khu ở trung tâm căn cứ có 105 lô cốt, hoả điểm các
loại, hầm ngầm. Mỗi vị trí tiền tiêu có từ năm đến 10 lô cốt: một số lô cốt bằng bê
tông, còn lại là gỗ, đất. Quanh khu trung tâm có bảy lớp hàng rào rộng từ 60 đến 200
mét (hàng rào bùng nhùng, hàng rào đơn, hàng rào phản xung phong) xen kẽ giữa các
hàng rào, địch bố trí các loại mìn dày đặc.
Địch thường xuyên tung biệt kích, thám báo đi sâu vào các điểm cao xung quanh,
dùng gián điệp trà trộn trong dân để thăm dò phát hiện, đề phòng ngăn chặn ta từ xa.
Khi bị tiến công, lực lượng tại chỗ dựa vào hệ thống công sự, vật cản chống đỡ, cố thủ
để trụ lại, dùng lực lượng cơ động từ sau lên tăng viện, ứng cứu. Quân chủ lực tăng
viện trên một đại đội bộ binh có xe tăng và hoả lực pháo binh, không quân chi viện.
Lực lượng ta tham gia chiến dịch có trung đoàn 66 bộ binhvà lực lượng pháo binh
trung đoàn 68 thuộc Sư đoàn 304, được tăng cường trung đoàn 3 bộ binh Sư đoàn 324
vừa tham gia đánh trận Đắc Pét về, tiểu đoàn 1 công binh Lữ đoàn 219, đại đội tên lửa
A72, đại đội tên lửa B72 của Quân đoàn, hai tiể uđoàn của bộ đội địa phương tỉnh
Quảng Đà, hai đại đội địa phương, một tiểu đoàn đặc công của Quân khu 5. Sau này
được tăng cường thêm trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 304.
Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức do Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trực tiếp chỉ huy.
Ngày 6 tháng 6 năm 1974, tại sở chỉ huy Sư đoàn 304 đặt ở khu vực ngầm sông
Bung, trên trục đường số 14, đồng chí Chu Huy Mân - Tư lệnh Quân khu 5 đến giao
nhiệm vụ cụ thể cho Sư đoàn 304. Đồng chí nhấn mạnh: "Chiến dịch này phải thắng cả
về quân sự và chính trị. Quân sự là diệt gọn quân địch, chính trì là giải phóng và đảm
bảo đời sống cho hơn một vạn dân. Kinh nghiệm ở Khu 5 chứng minh rằng có thắng về
chính trị, giải phóng được nhân dân, đập tan chính quyền cơ sở và bọn tề điệp ác ôn
của địch thì thắng lợi mới giữ vững, và khi chủ lực địch ra cũng không líp lại được".
(1)
Trong đợt hoạt động mùa thu năm 1974, Quân khu 5 tổ chức 5 khu vực chiến đấu.
Khu vực 1: Trung Phước-Quế Sơn, lực lượng có Sư đoàn 2 bộ binh, một trung đoàn
pháo, một trung đoàn cao xạ.
Khu vực 2: Thượng Đức.
Khu vực 3: tây Quế Sơn, lực lượng có trung đoàn bộ binh 38, Sư đoàn 2 .
Khu vực 4: Minh Long, Giá Vụt, lực lượng có Lữ đoàn bộ binh 52 và một trung
đoàn pháo.
Khu vực 5: Đèo Nhông-Phù Mỹ, lực lượng có Sư đoàn 3 bộ binh.
----------------------------------------------------------------------------------------
(1) Chiếm lại những vùng vừa bị mất
Khu vực 1 nổ súng trước; khu vực 2 ở Thượng Đức phải nổ súng vào ngày 29 tháng
7 năm 1974.
Để đánh trận Thượng Đức, Sư đoàn 304 phải thực hiện một khối lượng công việc
rất to lớn.
Một là, phải tổ chức và thiết bị chiến trường để có thể đánh hiệp đồng binh chủng,
đánh liên tục dài ngày cả mùa khô và mùa mưa. Phải làm mới và sửa chừa 124 kilômét
đường ô tô,trong đó có hơn 300 cầu và ngầm từ trục đường Đông Trường Sơn trở về
Thượng Đức.
Hai là, phải cơ động lực lượng từ Quảng Trì và Bắc Khu 5 chặng đường dài xấp xỉ
400 kilômét.
Ba là, phải vận chuyển hàng nghìn tấn đạn, gạo và các phương tiện vật chất kỹ thuật
khác để có thể vừa đánh thắng ở Thượng Đức vừa sẵn sàng đánh bại quân địch ra phản
kích chiếm lại..Bốn là, phải làm nhà ở tạm, đào hầm và chuẩn bị lương thực, thuốc
men để sơ tán hơn 10.000 dân khi ta đánh và giữ Thượng Đức.
Trước tình hình đó , Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tập trung
chỉ đạo giúp Sư đoàn 304 triển khai nhiệm vụ.
Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho tỉnh Quảng Đà phối hợp chiến đấu với Sư đoàn 304.
Đồng chí Sáu Nam - Phó chủ tịch tỉnh cùng đồng chí Nguyễn Bá Phước - Tỉnh đội phó
tổ chức sở chỉ huy bên cạnh Sư đoàn 304. Về phía Sư đoàn 304 các đơn vị tham gia
giải phóng Thượng Đức đều đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu kể cả đánh trong công
sự và ngoài công sự, cả đánh độc lập và đánh hiệp đồng binh chủng; đã được huấn
luyện thành thạo kỹ chiến thuật, tinh thần bộ đội tốt, muốn chiến đấu để lập công.
Nhưng Sư đoàn cũng có khó khăn vì chiến trường mới, địa hình chưa quen thuộc và
phải đánh địch ở mộtcăn cứ được tổ chức từ lâu, rất kiên cố, công tác chuẩn bị chiến
trường khá phức tạp, mà thời gian chuẩn bị lại quá gấp.
Để thực hiện nhiệm vụ, quyết tâm chiến đấu của Sư đoàn 304 là tập trung lực lượng
tiêu diệt toàn bộ quân địch ở căn cứThượng Đức và tiểu đoàn bảo an 148. Mục tiêu
tiến công chủ yếu là tiểu đoàn biệt động biên phòng và khu cảnh sát. Hướng tiến công
chủ yếu từ Tây Bắc vào bằng cách vây chặt đánh mạnh, nhanh chóng tiêu diệt các tiền
đồn A, B và Ba Khe trong thời gian ngắn nhất, đưa lực lượng vào công kích mục tiêu
chủ yếu, thực hiện triệt. phá, tiến tới tiêu diệt gọn quân địch.
Khó khăn lớn nhất lúc này là phải tổ chức làm đường cho nhanh, để kịp triển khai
lực lượng chiến đấu. Đồng chí Phan Nuôi-trưởng ban công binh Sư đoàn 304 đi trinh
sát về báo cáo có hai hướng có thể mở đường. Hướng thứ nhất mở theo con đường từ
Thành Mỹ đi cầu Hội Khánh, sau đó sẽ vượt sông vào áp sát Thượng Đức. Nếu mở
theo hướng đó, ta sẽ tận dụng đượcmột con đường cũ. Nhưng do địch đã bỏ hàng chục
năm nay không dùng tới, nên cây cối mọc giữa lòng đường, cả ta và địch lại cài rất
nhiều mìn thành nhiều lớp chồng chất lên nhau.Trong khi đi nghiên cứu đường, tổ trinh
sát công binh đã vấp phải mìn, Đại đội trưởng Phúc và năm chiến sĩ hy sinh. Mặt khác
con đường này nếu cơ động xe, pháo qua bến vượt rất dễ bị lộ. Hướng thứ hai là từ
Trao mở một con đường mới vào bến Hiên. Nếu mở con đường này, ta phải làm mới
415 kilômét, còn 21 kilômét nửa thì dựa vào con đường địch làm dở đã bỏ từ lâu.Việc
đảm bảo bí mật khi cơ động lực lượng tốt hơn, nhưng đoạn từ Hiên vào Thượng Đức
(16 kilômét), địch thường đưa thám báo ra phục kích, ta chưa thể sửa ngay được. Ta sẽ
phải dùngt huyền và bè, mảng chở pháo, đạn xuôi theo sông Côn, rồi dùng sức người
kéo lên chiếm lĩnh trận địa.
Sau khi cân nhắc cả hai hướng, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân đoàn,
chỉ huy Sư đoàn 304 quyết định sửdụng phương án thứ hai và hạ quyết tâm đến ngày
20 tháng 7 phải làm xong đường để kịp đưa lực lượng cơ bản vào đánh Thượng Đức.
Khi nổ súng sẽ khẩn trương mở tiếp đoạn đườngtừ Hiên vào Thượng Đức để các đơn
vị binh khí kỹ thuật còn lại (pháo cao xạ) theo đường số 14 vào chiếm lĩnh trận địa.
Ngày 15 tháng 6, toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 2 chuẩn bị tham gia đánh
Thượng Đức đã đến vị trí tập kết, bảo đảm an toàn, bí mật.
Vừa vào tới vị trí tập kết, Sư đoàn 304 và các lực lượng tăng cường triển khai ngay
nhiệm vụ làm đường cơ động. Hầu như cả sư đoàn đã đổ ra mặt đường, công binh
làmngầm, bộ binh rải ra làm đường. Trời nắng như đổ lửa, gió khô khốc. Để đảm bảo
bí mật, bộ đội lặng lẽ mở đường, hạn chế bụi, hạn chế tiếng động lớn, nhưng vẫn phải
bảo đảm làm nhanh. Sở chỉ huy trung đoàn 66 do trung đoàn phóNguyễn Sơn Văn chỉ
huy và trung đoàn 3 Sư đoàn 324 do trung đoàn phó Nguyễn Văn Rinh chỉ huy đặt
ngay sát mặt đường vừa mở. Ngoài làm con đường mới từ Trao vào bến Hiên, các con
đường từ Thành Mỹ đi cầu Hội Khánh, từ bến Hiên đi An Điềm, Trúc Hà cũng được
sửa lại.
Tối đến, bên bờ sông Bung, pháo binh và công binh phối hợp luyện tập. Những
chiếc thuyền được làm gấp bằng tôn và thép được công binh đưa xuống sông ghép hai
ba thuyền lại tạo thành một chiếc phà nhỏ để vận chuyển pháo. Các chiến sĩ công binh
cho pháo đi một đoạn sông rồi lại kéo pháo lên, khi gặp những đoạn có ghềnh đá. Cứ
thế công binh và pháo binh hiệp đồng liên tục vận chuyển pháo lên và xuống phà an
toàn.
Đường từ Trao đến bến Hiên làm xong thì pháo và thuyền cũng có mặt ở bờ sông
Côn chờ lệnh cho pháo xuống thuyền xuôi về Thượng Đức. Ngoài việc ghép thuyền
chở pháo, bộ đội còn đóng nhiều bè cây chuối, bè nửa để vận chuyển đạn, gạo vào
chiến dịch. Cán bộ chỉ huy tỉnh đội Quảng Đà đã đưa hai máy kéo ĐT54 của Nông
trường Quyết Thắng vào bến Hiên đểs ẵn sàng kéo pháo cao xạ 57 mm vào trận địa khi
ta nổ súng đánh Thượng Đức.
Sau một thời gian lao động khẩn trương, từ trục đường chính, ta có 100 kilômét
đường mới, toả ra xung quanh đưa lực lượng vào bao vây Thượng Đức.Những ngày
chuẩn bị này, cán bộ, chiến sĩ công binh Sư đoàn 304 đã thức thâu đêm trinh sát đường
sông, đường bộ, ghép phà, ghép bè hàng thả trôi sông, khắc phục hàng trăm ngầm cho
xe chạy ra phía trước. Một bộ phận công binh của trung đoàn 3 Sư đoàn 324 còn tổ
chức trận địa đóng cọc chăng dây, bẫy mìn trên sông Vu Gia để chặn đường rút về Đà
Nẵng bằng đường sông của địch.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 rất bỡ ngỡ với chiến trường mới, nhưng được sự giúp
đỡ hết lòng của quân và dân Quân khu 5, do vậy thời gian chuẩn bị chiến trường và
trinh sát nắm địch đã rút ngắn được rất nhiều.
Để đảm bảo đúng thời gian chuẩn bị chiến dịch, Quân đoàn sử dụng tiểu đoàn 1 Lữ
đoàn 219 công binh, tăng cường cho Sư đoàn 304. Ngày 8 tháng 6 năm 1974, tiểu đoàn
1 lên đường. Suốt một tuần hành quân liên tục cả ngày đêm trên đoạn đường 200
kilômét, bộ đội vừa đến vị trí tập kết đã triển khai ngay nơi ăn ở và chuẩn bị khẩn
trương cho nhiệm vụ.
Tiểu đoàn 1 vừa giúp đỡ các đơn vị bạn về kỹ thuật vừa trực tiếp đảm nhiệm một số
công trình trọng điểm. Cán bộ, chiến sĩ công binh 219 bằng kinh nghiệm của nhiều
năm tích luỹ trên các con đường chiến dịch vẫn bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng
kỹ thuật.
Ngày 17 tháng 7, con đường đã cơ bản hoàn thành. Tính ra để làm con đường này,
bộ đội ta phải bỏ ra hàng trăm nghìn ngày công, 25 tấn thuốc nổ, đào đắp 250.000 mét
khối đất, đá, xây dựng hơn 300 cầu và ngầm.
Trong lúc bộ đội tích cực mở đường thì ở phía trước, công tác trinh sát nắm địch,
xây dựng phương án tác chiến cũng đượctiến hành hết sức khẩn trương. Phối hợp chặt
chẽ với các lựclượng của Sư đoàn 304, các đồng chí Phan Thanh Thử - Bí thư huyện
ủy Đại Lộc, Nguyễn Vĩ - Huyện đội trưởng, cử nhiều đảng viên, cán bộ làm nhiệm vụ
trinh sát, dẫn đường cho bộ đội Chi bộ xã Đại Lãnh gửi- ra cho đơn vị bản sơ đồ
Thượng Đức do ba đảng viên Lương Quy, Lương An và Ngô Yên, dựa vào cơ sở cách
mạng vào đồn trực tiếp quan sát và vẽ. Tỉnh đội Quảng Đà, huyện đội Đại Lộc còn tập
trung lực lượng vũ trang địa phương đảm nhận một số mục tiêu xung quanh
ThượngĐức đồng thời thành lập các đội công tác để vận động và hướng dẫn tổ chức
nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ phối hợp với đòn tiến công quân sự.
Sau hơn một tháng vật lộn vô cùng gian khổ với con đường, đêm 17 tháng 6, các xe,
pháo của ta đã bí mật kéo vào tập trung ở bến Hiên. Một số khẩu pháo nặng được các
chiến sĩ ưu tiên đưa xuống thuyền, bè và mảng xuôi về Thượng Đức.
Dòng sông Côn, đoạn từ Hiên về Thượng Đức có chỗ nông, chỗ sâu. Nhiều đoạn
lổn nhổn đá ngầm, quanh co ghềnh thác; Chỉ sơ ý là có thể bị vỡ thuyền, chìm pháo.
Đại đội 3 công binh đã rải quân dọc sông để sẵn sàng khắc phục các chướng ngại và
cứu thuyền, cứu pháo. Nhiều chiến sĩ phải ngâm mình dưới sông, nhiều đêm phải thức
trắng. Cuối cùng pháo, đạn cũng đã cập bến.
Kéo pháo lên núi đã khó, đưa pháo xuống thuyền và từ thuyền lên bờ còn gay go
hơn, nhất là khi phải giữ bí mật,không được phát ra tiếng động, không được có ánh lửa.
Nhưng bộ đội ta cùng với một đại đội nữ du kích và hàng trăm dân công của huyện đã
khắc phục mọi khó khăn trở ngại, trong hai đêm đã kéo được hai khẩu pháo 85, một
khẩu cối 160 vào chiếm lĩnh trận địa (cách địch không đầy hai kilômét).
Trong những ngày chuẩn bị cho chiến dịch vô cùng khẩn trương, sôi động ấy, nhân
dân địa phương Quảng Đà đã sát cánh cùng bộ đội, chăm sóc bộ đội như con em ruột
thịt củamình. Trước ngày nổ súng, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Đà còn tặng Sư
đoàn 304 một lá cờ và gửi thư ân cần thăm hỏi, động viên đơn vị.
Đêm 28 tháng 7 năm 1974, toàn bộ đội hình các đơn vị thamchiến đã vào chiếm
lĩnh vị trí xuất phát tiến công. Các đơn vị được giao nhiệm vụ mở tiếp đoạn đường từ
thôn Hiên vào Thượng Đức cũng sẵn sàng đợi lệnh. Mọi công tác chuẩn bị chiến đấu
đã hoàn thành, kể cả việc làm hơn 100 dãy lán trong rừng để tạm thời sơ tán nhân dân
ra khỏi vùng có chiến sự.
Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh
Sư đoàn 304 quyết định sử dụng lựclượng như sau:
- Trung đoàn 66 bộ binh đảm nhiệm đánh trận then chốt, tiến công tiêu diệt chi khu
quân sự và quận lỵ Thượng Đức. Tiểu đoàn 7 đảm nhiệm trên hướng chủ yếu từ hướng
Đông đành thẳng vào khu vực tiểu đoàn 79 biệt động. Tiểu đoàn 9 (hướng thứ yếu), hai
đại đội từ tây bắc đánh vào khu bảo an và quận lỵ. một đại đội chặn địch ở cầu Hà Tân,
không cho địch rút chạy. Tiểu đoàn 8 là lực lượng dự bị.
- Trung đoàn 3 bộ binh (Sư đoàn 324) tiến công tiêu diệt địch ở đồn Ba Khe và bao
vây địch ở điểm cao 52 sử dụng đại đội 17 của trung đoàn, tổ chức cắm cọc và gài mìn,
làm vật cản trên sông Vu Gia ở đoạn cuối thôn 15, lực lượng còn lại sẵn sàng đánh
địch rút chạy về Đà Nẵng và từ Đà Nẵng lên ứng cứu.
- Tiểu đoàn 10 bộ đội địa phương đảm nhiệm diệt địch đóng ở các thôn 12, 13, 14,
15 và một số đồn xung quanh Thượng Đức.
Sau khi Sư đoàn 2 tiến công tiêu diệt Nông Sơn- Trung Phước, đúng 5 giờ ngày 29
tháng 7, Bộ Tư lệnh chiến dịch phát lệnh tiến công Thượng Đức. Hai phát pháo hiệu
xanh, đỏ vút lên không trung và tín hiệu "Bão táp" được truyền đi các hướng.
Pháo binh ta lập tức dồn dập nã đạn vào Thượng Đức. Nga ytừ loạt đạn đầu, tên
quận trưởng bị thương nặng. Cả cứ điểm chìm trong khói lửa của hoả lực ta. Trung
đoàn 3 Sư đoàn 324 nổ súng chậm hơn 15 phút so với toàn mặt trận vì sương mù
không rõ mục tiêu. Hoả lực trung đoàn dội xuống Ba Khe, HàSống. Đúng 6 giờ, đại
đội trưởng đại đội 6 Nguyễn Phúc dẫn đại đội đánh thẳng vào Ba Khe, sau 30 phút,
làm chủ được căn cứ, diệt hàng trăm tên, bắt 8 tên. Tiền đồn phía đông Thượng Đức đã
bị ta chiếm. Tiểu đoàn 8 trung đoàn 3 do tiểu đoàn trưởng Phạm Huy Chưởng chỉ huy
nhanh chóng bao vây Hà Sống, chốt đường bộ và đường sông, ngăn chặn bọn địch từ
Thượng Đức về và từ Hà Sống lên chi viện. Các đơn vị khác cũng làm chủ nhiều thôn
xóm. Tiểu đoàn 10 bộ đội địa phương làm chủ các mục tiêu được phân công, tạo thành
thế trận bao vây chia cắt địch ngay từ đầu. Cờ Giải phóng tung bay trên các thôn xóm
quanh Thượng Đức.
Cuộc chiến đấu lúc đầu tưởng như rất thuận lợi, nhưng tại khu vực mục tiêu chính
khi pháo ta chuyển làn, trung đoàn 66 vẫn không tổ chức xung phong được, vì cả hai
hướng đều chưa tạo được cửa mở vào cứ điểm. Bộ FR (1) ở hướng tiểu đoàn 7 chỉ mở
được hai phần ba hàng rào, một bộ khác ở hướng thứ hai bị hỏng máy điểm hoả không
sử dụng được.
Các đồng chí Nguyễn Quý và Trần Kiên Quyết, cán bộ chỉ huy trung đoàn 66 quyết
tâm chuyển sang đánh bộc phá liên tục để mở cửa, nhưng do không chuẩn bị trước, nên
chưa thể tiến hành mở cửa tiếp. Mặt khác, do chủ quan, coi thường địch, đơn vị đã
không tổ chức đào công sự ở khu vực cửa mở, nên thương vong nhiều. Về phía địch,
do vị trí quan trọng của Thượng Đức nên chúng cố sức "tử thử”.
Ngay từ khi nhận được tin ta có thể đánh Thượng Đức, tướng Ngô Quang Trưởng,
tư lệnh quân khu 1 của địch đã gọi Nguyễn Quốc Hùng - quận trưởng Thượng Đức về
Đà Nẵng bàn việc phòng thủ. Trưởng ra lệnh điều pháo từ Đà Nẵng lên và cấm trại một
thiết đoàn xe tăng cùng hai tiểu đoàn bộ binh để sẵn sàng tiếp viện ứng cứu Thượng
Đức khi bị ta tiến công. Trong các ngày 29 và 30 tháng 7, bọn chỉ huy Quân khu 1 địch
cho máy bay ở Đà Nẵng liên tục xuất kích chi viện cho quân đồn trú của chúng ở
Thượng Đức. Bọn địch trong căn cứ dựa vào hầm ngầm, công sự và hệ thống hoả lực
dày đặc vừa ngoan cố đánh cản các đợt xung phong của bộ binh ta, vừa ráo riết tổ chức
lực lượng phản kích chiếm lại các vị trí đã mất. Cuộc chiến đấu trở nên gay go, quyết
liệt.
Ngày 31 tháng 7, ngày thứ 3 của trận đánh, tiểu đoàn 8 nhận nhiệm vụ thay tiểu
đoàn 7 tiếp tục tiến công. Nhưng do chỉ huy thiếu tỉ mỉ, cụ thể, tổ chức hiệp đồng
chủng chặt, tiểu đoàn 8 tổ chức xung phong ba lần vẫn không thành công. Bộ đội bị
thương vong; trung đoàn trưởng trung đoàn 66 cũng bị thương, phải đưa về phía sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------
(1). FR là bộc phá liên hoàn, được liên kết bằng nhiều quả nổ để phóng vào hàngrào
địch.
17 giờ ngày 31, trước diễn biến phức tạp của trận đánh then chốt, chỉ huy Sư đoàn
304 lệnh cho trung đoàn 66 tạm ngừng tiến công, chuyển sang giữ vững địa bàn đã
chiếm được, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn 304 đã họp hội nghị mở rộng, đánh giá tình hình và
bàn cách tổ chức đợt tiến công mới.
Quyết định chủ trương tiếp tục sử dụng trung đoàn 66 đánh địch trên hướng chủ
yếu, tổ chức rút kinh nghiệm, củng cố về tư tưởng, tổ chức và cách đánh tiến công tiêu
diệt chi khu quận lỵ Thượng Đức. Hội nghị đã kiểm điểm nghiêm khắc trách nhiệm
lãnh đạo và chỉ huy của bí thư đảng ủy sư đoàn, chính ủy và sư đoàn trưởng trong lãnh
đạo, tổ chức chỉ huy bộ đội, chưa triệt để, giải quyết tư tưởng chủ quan khinh địch, nên
đánh trận đầu không thành.
Sau hội nghị, đồng chỉ Nguyễn Chánh - Phó tư lệnh Quân khu 5, đồng chí Hoàng
Đan - Phó tư lệnh Quân đoàn và đồng chí Trần Bình - Chính ủy Sư đoàn 304, xuống
trực tiếp nắm tình hình trung đoàn 66. Tuy đánh chưa thắng địch và thương vong
nhiều, nhưng cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 66 vẫn giữ vững quyết tâm chiến đấu và
mong sớm được giao nhiệm vụ đánh tiếp. Cuộc gặp gỡ, động viên của cấp trên đã củng
cố thêm quyết tâm cho toàn đơn vị, nên gần một tuần, bộ đội ta vẫn bám trụ trận địa,
củng cố công sự tạo thế xen kẽ, vây ép địch.
Từ ngày 31 tháng 7 đến ngày 7 tháng 8, trung đoàn 3 Sưđoàn 324 tiếp tục làm
nhiệm vụ tiến công tiêu diệt địch ở Hà Sống, Hà Tân, tạo thành thế bao vây Thượng
Đức. Cho nên mặc dù trung đoàn 66 không đánh dứt điểm được Thượng Đức, ta vẫn
có điều kiện chốt giữ, đánh địch cứu viện, tạo điều kiện cho trung đoàn 66 tổ chức lại
lực lượng, rút kinh nghiệm và thực hành tiến công dứt điểm Thượng Đức trong giai
đoạn sau.
Để thực hiện tiếp cuộc tiến công vào mục tiêu chính, Sưđoàn 304 nhanh chóng triển
khai công tác chuẩn bị. Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 quyết định kéo pháo 85 từ điểm
cao 118vào điểm cao 296 (cách địch gần một kilômét) để trực tiếp chi viện cho bộ binh
xung phong. Đồng chí Lê Đắc Long – tham mưu trưởng Sư đoàn 304 được cử xuống
trực tiếp làm trung đoàn trưởng trung đoàn 66, đồng chí Nguyễn Sơn Văn – phó trung
đoàn trưởng xuống trực tiếp làm tiểu đoàn trưởng.
Trong khi cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 và lực lượng vũ trang địa phương tích cực
chuẩn bị cho một đợt tiến công mới thì địch không chịu ngồi yên. Sau đợt tiến công
đầu tiên của ta, tên Nguyễn Quốc Hùng - thiếu tá quận trưởng mặc dù bị thương gấy
chân nhưng vẫn báo cáo về Đà Nẵng và Sài Gòn là có thể giữ được Thượng Đức và
yêu cầu tăng viện. Hy vọng có thể giữ vững cứ điểm quan trọng này, bọn chỉ huy địch
ở chi khu quận lỵ Thượng Đức ráo riết huy động binh lính củng cố, tăng cường công
sự, hầm hào. Phát hiện được lực lượng đang bao vây Thượng Đức là bộ đội chủ lực
của ta vừa cơ động từ Quảng Trị vào, quân địch đã cho máy bay đánh phá dữ dội vào
đội hình vây lấn cua Sư đoàn. Bộ binh, xe tăng địch ở Đà Nẵng cũng rục rịch chuẩn bị
mở cuộc hành quân giải toả.
Tình hình không cho phép ta chậm trễ. Nếu để địch tăng cường lực lượng tới
Thượng Đức, trận đánh càng thêm phức tạp. 6 giờ sáng ngày 6 tháng 8 năm 1974, Sư
đoàn 304 tiếp tục tiến công chi khu quận lỵ Thượng Đức. Tiểu đoàn 8 đảm nhiệm tiến
công hướng chủ yếu từ Thượng Đức. Tiểu đoàn 9 tiến công hướng thứ yếu từ hướng
Tây. Tiểu đoàn 7 là lực lượng dự bị.
Lần này địch phản ứng rất nhanh. Ta vừa bắn pháo chuẩn bị, địch đã cho máy bay và
trọng pháo đánh phá dữ dội vào các khu vực cửa đột phá. Nhưng rút được kinh nghiệm
của đợt tiếncông trước, đội hình bộ binh ta đã áp sát mục tiêu và có công sự chu đáo.
nên thương vong ít.
Trên cả hai hướng tiến công, quân ta nhanh chóng mở cửa đột phá và đánh chiếm
được một số lô cốt ở tuyến chiến hào thứ nhất. Nhưng khi phát triển vào tung thâm, các
mũi tiến công của trung đoàn 66 bị chững lại trước hệ thống hoả lực dày đặc của địch.
Quân địch ở Thượng Đức đã không còn cơ hội rút. Chạy nên điên cuồng đánh trả các
đợt xung phong của bộ binh ta. Trên bầu trời, các máy bay F.5 và A.37 địch liên tục
bắn phá và ném bom vào khu vực hàng rào căn cứ, chi viện choquân đồn trú ở Thượng
Đức giừ vững các khu vực còn lại.
Cuộc chiến dấu giữa ta và địch diễn ra giằng co quyết liệt suốt đêm 6 tháng 8.
Hướng chủ yếu bị địch ngăn chặn không phát triển được. Hướng thứ yếu phát triển
thuận lợi, ta đã chiếm tiền đồn A và B.
4 giờ ngày 7 tháng 8, Sư đoàn 304 quyết định chuyển hướng tiến công thứ yếu của
tiểu đoàn 9 thành hướng tiến công chủ yếu và tăng cường hoả lực cho tiểu đoàn 9 đánh
chiếm khu bảo an, dùng hoả lực lướt sườn chí viện cho tiểu đoàn 8 đánh khu biệt động.
Việc chuyển hướng tiến công đã hạn chế một phần hoả lực bắn thẳng và phi pháo của
địch, tạo điều kiện đột phá thành công.
5 giờ 30 phút ngày 7 tháng 8, sau khi củng cố lại lực lượng, bố trí lại đội hình, trung
đoàn 66 mở đợt tiến công cuối cùng, đánh chiếm được toàn bộ căn cứ địch. Đúng 8 giờ
30 phút ngày 7 tháng 8 năm 1974, lá cờ cách mạng của Đảng bộ và nhân dânQuảng Đà
trao cho Sư đoàn 304 tung bay giữa chi khu quận lỵ, chính thức báo tin vui Thượng
Đức hoàn toàn giải phóng.
Qua 10 ngày nổ súng chiến đấu, đợt tiến công mở đầu đánh chiếm Thượng Đức kết
thúc thắng lợi. Cùng với lực lượng địa phương, các đơn vị của Quân đoàn tham gia
chiến dịch đã thực hiện trọn vẹn mục tiêu của đợt hoạt động, san bằng chi khu Thượng
Đức và toàn bộ các vị trí địch ở xung quanh, tiêu diệt 1600 tên địch trong đó có 900
tên bị bắt và tiểu đoàn 79 biệt động quân bị diệt gọn, bắn rơi 13 máy bay, thu hơn một
nghìn súng các loại; giải phóng quận lỵ Thượng Đức và bốn xã Lộc Ninh, Lộc Vinh,
Lộc Bình, Lộc Quang với hơn 13.000 dân, mở ra một bàn đạp quan trọng uy hiếp căn
cứ liên hợp Đà Nẵng từ hướng Tây.
Cuộc tiến công tiêu diệt quân địch trong công sự vững chắc bằng sức mạnh hiệp đồng
binh chủng ở khu vực Thượng Đức là cuộc ra quân đầu tiên của Quân đoàn buổi đầu
thành lập. Khi đánh vào mục tiêu chính Sư đoàn 304 có thiếu sót, tổ chức, chỉ huy
chiến đấu chưa chặt chẽ; sử dụng pháo chưa tập trung thích đáng vào khu vực cửa mở
và hiệp đồng bộ binh-pháo binh chưa tốt, trong tư tưởng còn biểu hiện chủ quan khinh
địch, nên các mũi xung phong bị địch chặn lại trước cửa đột phá, bộ đội bị thương
vong và phải tạm dừng trận đánh một thời gian để chuẩn bị thêm mới giải quyết được
mục tiêu. Tuy vậy, ta đã đạt được thắng lợi cả về quân sự, chính trị. Từ đợt hoạt động
này, Quân đoàn rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu, kịp thời chỉ đạo các đơn vị
phía sau nâng cao chất lượng và sức mạnh chiến đấu để đánh các trận hiệp đồng binh
chủng với quy mô lớn hơn.
Thắng lợi của quân dân ta ở Thượng Đức là một đòn giáng mạnh vào "kế hoạch bình
định 3 năm 1973-1975" và mưu đồ kéo dài chiến tranh của địch.
Mất Thượng Đức, cánh cửa bảo vệ phía tây khu liên hợp quân sự lớn của địch ở Đà
Nẵng đã mở toang, đây là một đòn nặng cả về quân sự và tâm lý đối với địch. Bộ tổng
tham mưu ngụy quyết định điều phần lớn sư đoàn dù từ Quảng Trị vào Quảng Đà cùng
với sư đoàn 3, mở cuộc hành quân chiếm lại Thượng Đức. Ngày 8 tháng 8 năm 1974,
sư đoàn dù đến Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng, sư đoàn trưởng sư đoàn dù ngụy hung hăng
tuyên bố trước các nhà báo, sẽ đánh bại lực lượng ta ra khỏi vùng Đại Lộc trong tháng
8 năm 1974, và: "nếu không tái chiếm được Thượng Đức thì xin thượng cấp giải tán sư
đoàn dù”. Trước tình hình đó, Sư đoàn 304 được giao nhiệm vụ tiếp tục tổ chức chiến
đấu giữ vững vùng mới giải phóng.
Trung tuần tháng 8 năm 1974, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định đưa thêm trung
đoàn 24 bộ binh vào mặt trận Thượng Đức. Mặt khác, nhằm giam chân địch, chia lửa
với mặt trận Thượng Đức và cải tạo thế trận của ta trên vùng tây nam Huế, đồng thời
cũng để thăm dò sự phản ứng của Mỹ-ngụy, theo sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu,
Quân đoàn cùng lực lượng Quân khu Trị - Thiên mở tiếp đợt hoạt động tiến công thứ
hai ở phía tây nam tỉnh Thừa Thiên (khu vực La Sơn-Mỏ Tàu), lấy mật danh là chiến
dịch K.18.
Ở mặt trận Trị - Thiên, ngay từ đầu năm 1974, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 21 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khu ủy Trị - Thiên đã xác định trong năm 1974,
quân khu có hai nhiệm vụ cơ bản là:
1- Kiên cường đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, binh vận và vũ trang, từng
bước đánh bại kế hoạch bình định và lấn chiếm, phá lỏng, phá rã thế kìm kẹp của địch,
ra sức giành dân, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng tại chỗ đưa phong trào
vùng địch kiểm soát lên cao hơn.
2- Tranh thủ thời gian, ra sức xây dựng vùng giải phóng và căn cứ địa cách mạng vững
mạnh toàn diện. Tổ chức hậu cần đảm bảo chi viện phía trước và đánh thắng địch trong
mọi tình huống. Hướng tiến công chính là vùng nông thôn, đồng bằng, nhằm đạt mục
tiêu cơ bản là tạo thế, tạo lực, tiến lên giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế.
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên, Đảng ủy Quân khu Trị - Thiên chủ trương đẩy
mạnh tiến công của lực lượng vũ trang hướng về khu vực giáp ranh và đồng bằng; lấy
đánh bình định, chống lấn chiếm làm trung tâm. Nhiệm vụ trong thời gian tới của các
lực lượng vũ trang quân khu là: tập trung đánh phá bình định, chống lấn chiếm, giành
dân, giành quyền làm chủ, xây dựng thực lực cách mạng ở nông thôn, đồng bằng và
thành phố Huế. Tích cực xây dựng thế và lực mới, đặc biệt chú trọng tổ chức chuẩn bị
chiến trường, trọng tâm là làm đường cơ giới. Ra sức xây dựng vùng giải phóng và căn
cứ địa vững mạnh toàn diện.
Thực hiện chủ trương của Khu ủy và Đảng ủy Quân khu Trị - Thiên, trong 6 tháng đầu
năm 1974, các lực lượng vũ trang quân khu đã mở đợt hoạt động tiến công địch trên
dọc tuyến giáp ranh từ huyện Hải Lăng đến đèo Hải Vân, đánh phá bình định, chống
địch lấn chiếm, cải thiện thế trận và hỗ trợ cho phong trào ở đồng bằng mà trọng tâm là
nam-bắc đường số 14 thuộc nam Thừa Thiên.
Những hoạt động của lực lượng vũ trang và nhân dân Trị - Thiên ở khu vực bắc-nam
đường số 14, tạo được tiền đề thuận lợi cho Quân đoàn 2 mở chiến dịch K.18.
Để mở chiến dịch K.18 trên vùng tây nam Thừa Thiên, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 sử
dụng Sư đoàn 324 (thiếu một trung đoàn) được tăng cường tiểu đoàn 2 và đại đội 8 tiểu
đoàn 3 Lữ đoàn 219 công binh, đại đội tên lửa A72 của Quân đoàn. Lực lượng Quân
khu Trị - Thiên tham gia chiến dịch có trung đoàn 6 Thừa Thiên và bộ đội địa phương,
dân quân, du kích trong vùng.
Địa bàn mở chiến dịch là khu vực đường số 14, cách thành phố Huế khoảng 40 kilômét
về phía tây nam. Đây là khu vực rất hiểm yếu đối với địch, có đồi, núi và những cánh
rừng kéo sát tới đường số 1. Nếu ta chiếm giữ được địa bàn này, giao thông chiến lược
của địch giữa Huế và Đà Nẵng sẽ bị chia cắt, căn cứ không quân Phú Bài sẽ bị hoả lực
ta khống chế. Quân khu 1 địch đã bố trí ở đây một trung đoàn thuộc sư đoàn 1 phối
hợp với các đơn vị bảo an chiếm giữ các điểm cao có lợi, đề phòng ta tiến công.
Chọn khu vực tây nam Thừa Thiên để mở đợt hoạt động tiến công thứ hai, Quân đoàn
chẳng những tiến công tiêu diệt được một bộ phận lực lượng chủ lực địch trên chiến
trường, kiềm chế chúng, không cho chúng rút thêm lực lượng ở bắc đèo Hải Vân vào
tăng cường cho quân dù phản kích chiếm lại Thượng Đức, mà còn tạo được một bàn
đạp tiến công quan trọng cho các đợt hoạt động quân sự tiếp sau. Đây là một đòn đánh
rất hiểm và đau của ta.
Được giao nhiệm vụ chiến đấu giữa lúc tin thắng trận Thượng Đức truyền về, cán bộ
và chiến sĩ Sư đoàn 324 vô cùng phấn khởi, náo nức chuẩn bị lên đường. Phòng chính
trị Sư đoàn phát động trong toàn đơn vị phong trào: "Giành bốn đỉnh cao", thi đua với
sư đoàn bạn, quyết diệt nhiều địch, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí... Các lực lượng
trinh sát, công binh, hậu cần và cán bộ tham mưu được phái đi trước nghiên cứu địa
hình, chuẩn bị chiến trường, xây dựng kế hoạch tác chiến. Lực lượng vũ trang nam
Thừa Thiên, các cơ quan dân, chính, đảng huyện Phú Lộc cũng nhận được chỉ thị của
Khu ủy Trị - Thiên và Bộ Tư lệnh Quân khu sẵn sàng phối hợp và giúp đỡ Sư đoàn 324
mở chiến dịch.
Trung tuần tháng 8 năm 1974, các đơn vị tham gia chiến dịch K.18 hành quân vào mặt
trận. Càng tiến sâu sang phía đông, các chiến sĩ Sư đoàn 324 càng gặp lại nhiều địa
bàn, thôn làng mà họ đã từng qua trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 và
trong cuộc Tiến công chiến lược mùa Xuân 1972. Hưởng ứng lời kêu gọi của Khu ủy
và Tỉnh ủy Thừa Thiên, nhân dân trong vùng hăm hở đi dân công hoả tuyến phục vụ
chiến dịch.
Giống như nhiều khu vực khác trên dải đất miền Trung, vùng đất phía nam tỉnh Thừa
Thiên nằm kẹp giữa một bên là dãy Trường Sơn, một bên là biển Đông. Vùng đồng
bằng mỏng hẹp chi chít sông ngòi, trời mưa là nước dâng lên nhanh và rút đi cũng
nhanh. Vào mùa mưa, ở đây có những đợt mưa kéo dài hàng tuần, có khi hàng tháng
liền.
Ra quân vào mùa mưa, các chiến sĩ 324 và lực lượng địa phương phải vật lộn gian khổ
với đường trơn, nước lũ chảy xiết. Ngày vận chuyển đạn, gạo vào các cụm kho chiến
dịch, đêm đến bộ đội lại bí mật mở đường, kéo pháo vào trận địa và đào công sự chiến
đấu. Tiểu đoàn 2 và đại đội 8 tiểu đoàn 3 Lữ đoàn 219 công binh đã phá gỡ hàng trăm
mìn chống tăng cùng nhiều mìn chống bộ binh, mở mới 21 kilômét đường kéo pháo,
giúp các đơn vị pháo binh kéo 12 khẩu pháo và chiếm lĩnh trận địa an toàn; ngoài ra,
còn tổ chức vận chuyển trang bị, hậu cần mang theo để thi công được liên tục. Quá
trình chuẩn bị của ta diễn ra khẩn trương trong hơn nửa tháng nhưng vẫn hoàn toàn giữ
được bí mật, bất ngờ cho tới ngày nổ súng. Với tinh thần khẩn trương, ta đã vận
chuyển được gần một nghìn tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược và 3.000 viên đạn
pháo vào khu vực tập kết, bảo đảm cho đợt hoạt động.
Từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 8, các đơn vị lần lượt vào vị trí tập kết. Tiểu đoàn 1 ở
điểm cao 203. Tiểu đoàn 2 ở điểm cao 106. Tiểu đoàn 3 ở phía tây sông Hữu Trạch.
Tiểu đoàn 4 vào tây bắc điểm cao 634. Tiểu đoàn 5 ở tây nam điểm cao 654 và trung
đoàn 78, tiểu đoàn 6 vào đông nam điểm cao 897. Sở chỉ huy sư đoàn đóng ở điểm cao
203.
Khác với Thượng Đức, ở địa bàn tây nam Huế, quân địch áp dụng thủ đoạn phòng ngự
"chốt theo thế chân kiềng". Tại La Sơn-Mỏ Tàu, trên một hướng chính diện rộng 20
kilômét và chiều sâu 12 kilômét, địch dùng lực lượng rải ra chiếm giữ 19 điểm cao xen
kẽ với làng mạc vùng giáp ranh. Các vị trí này đều có công sự tương đối vững chắc, có
hàng rào kẽm gai và các bãi mìn bảo vệ; khi bị tiến công, sẽ được các trận địa pháo
chung quanh chi viện và được lực lượng dự bị của sư đoàn 1 tiếp sức.
Tuy vậy, do phải căng lực lượng ra chiếm giữ một khu vực rộng, hệ thống phòng thủ
của địch có nhiều sơ hở. Các đơn vị và sở chỉ huy cấp tiểu đoàn, trung đoàn địch ở phía
sau bộc lộ lực lượng, bố phòng thiếu chặt chẽ, công sự sơ sài.
Nắm vững chỗ yếu chí mạng đó của địch, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 nhất trí thông qua
quyết tâm chiến đấu của Sư đoàn 324 là: triệt để tận dụng những sơ hở của địch, bí mật
đưa lực lượng luồn sâu vào bên trong cài sẵn thế. Kết hợp chặt chẽ giữa đánh chính
diện và đánh vào các mục tiêu quan trọng ở phía sau, nhanh chóng phá vỡ và làm rối
loạn hệ thống phòng ngự của chúng, tạo điều kiện cùng lực lượng địa phương liên tục
bao vây, tiến công, tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch trên địa bàn, giải phóng vùng La
Sơn - Mỏ Tàu.
5 giờ ngày 28 tháng 8 năm 1974, chiến dịch La Sơn mở màn.
Chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy sư đoàn, các chiến sĩ trung đoàn 78 pháo binh nổ
súng bắn phá dữ dội các trận địa pháo của địch ở điểm cao 41, Bạch Mã, Phú Bài. Các
khẩu đội pháo của trung đoàn 6 Quân khu Trị - Thiên cũng tới tấp nã đạn vào cụm
pháo địch ở phía tây núi Ngự Bình.
Do tổ chức lực lượng luồn sâu cài thế sẵn, nên cuộc chiến đấu của ta diễn ra thuận lợi.
Sau ba giờ tiến công liên tục, các trung đoàn 1 và 2 bộ binh đã đánh chiếm được các
điểm cao 75, 76, 303, 144, 224, 204. Ở điểm cao 76, các chiến sĩ đại đội 10 tiểu đoàn 3
bắt sống tên thiếu tá tiểu đoàn trưởng tại hầm chỉ huy tiểu đoàn địch. Riêng ở điểm cao
273, cuộc chiến đấu có ác liệt và kéo dài hơn, nhưng đến sáng ngày 29, quân ta đã
hoàn toàn làm chủ điểm cao này.
Sư đoàn 324 ra quân trận đầu đã thu thắng lợi lớn: tiêu diệt tiểu đoàn 3 trung đoàn 3 và
tiểu đoàn 219 bảo an (thiếu 1 đại đội), đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 2, bắt tại trận hơn
300 tù binh. Thành tích này của đơn vị được trên đánh giá cao. Ngày 1 tháng 9 năm
1974, Bộ Quốc phòng gửi điện khen: "... Bộ nhiệt liệt khen ngợi tất cả các cán bộ,
chiến sĩ, cơ quan, binh chủng đã mở đầu chiến dịch thắng lợi giòn giã, diệt địch, phối
hợp chiến trường. Cần phải nắm chắc thời cơ để phát triển chiến đấu giành thắng lợi to
lớn hơn nữa".
Bị mất một loạt vị trí quan trọng ở khu vực đường số 14, viên chuẩn tướng Nguyễn
Văn Điềm - tư lệnh sư đoàn 1 địch vội vã điều tiểu đoàn 3 trung đoàn 51 lên tăng
cường cho trung đoàn 3 và điều 2 tiểu đoàn của trung đoàn 54 ra tăng cường cho căn
cứ La Sơn. Chúng gấp rút điều chỉnh lại thế trận, kết hợp với xe tăng hình thành thế
phòng thủ mới.
Nắm vững tư tưởng đánh tiêu diệt, tích cực, liên tục tiến công, Sư đoàn 324 tổ chức
ngay đợt tiến công thứ hai thọc sâu vào tuyến phòng thủ của địch, đánh áp xuống sát
đường số 1, uy hiếp tuyến giao thông chiến lược của địch giữa Huế và Đà Nẵng.
Để bước vào đợt hai, ta đã khẩn trương tổ chức dò, gỡ mìn ở đường số 14. đoạn từ đèo
Mụ Khâm, làm đường kéo pháo lên hai điểm cao 75 và 76.
Ngày 3 tháng 9 năm 1974, trung đoàn 1 bộ binh, dưới sự chỉ huy của trung đoàn
trưởng Nguyễn Phúc Thanh và chính ủy Trần Hiếu Định. thực hiện luồn sâu, bí mật
vận động bao vây, áp sát khu vực điểm cao 31 (mật danh là cao điểm Hồng Hà). Lệnh
tiến công vừa phát ra, các chiến sĩ đồng loạt xung phong; sau 45 phút nổ súng đã đánh
thiệt hại nặng tiểu đoàn 3 trung đoàn 51 ngụy, diệt 274 tên, bắt 91 tên. Tiếp đó ngày 7
tháng 9, trung đoàn 2 Sư đoàn 324 tiến công chiếm gọn các điểm cao 121, 141, núi
Bông, núi Nghệ...
Trước đòn tiến công táo bạo, mãnh liệt, liên tục của ta, tiểu đoàn 1 trung đoàn 3 địch
bỏ trận địa tháo chạy về phía sau. Thừa thắng, Sư đoàn 324 cùng các lực lượng địa
phương chuyển sang truy kích địch tới sát đường số 1. Tiểu đoàn 6 trung đoàn 2 vào
tới làng Phổ Cân, có phân đội vượt qua cầu Ruồi đuổi đánh bọn địch đang rút chạy, bắt
sống hơn 100 tên. Ngày 14 tháng 9, tiếp tục thực hiện kế hoạch chiến dịch, đồng chí
Nguyễn Duy Sơn - Sư đoàn trưởng và Nguyễn Trọng Dần - Chính ủy Sư đoàn 324 sử
dụng lực lượng binh chủng hợp thành quy mô sư đoàn (thiếu), tiến công đánh chiếm
điểm cao Hồng Hà và khu vực địch ở phía đông điểm cao 52-41. Sau gần trọn một
ngày chiến đấu quyết liệt, quân ta đã hoàn toàn làm chủ trận địa, đánh thiệt hại hai tiểu
đoàn của trung đoàn 1 và trung đoàn 51 sư đoàn 1 ngụy.
Qua hơn nửa tháng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 324 đã thu được những thắng
lợi rực rỡ, tiêu diệt và đánh thiệt hại nhiều tiểu đoàn chủ lực của địch, thu hẹp vùng
chiếm đóng của chúng, mở rộng vùng giải phóng của ta và phá vỡ một mảng lớn hệ
thống phòng thủ của địch trên vùng tây nam Huế.
Phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công chủ lực, nhân dân Trị - Thiên và các lực lượng vũ
trang quân khu đẩy mạnh hoạt động trên toàn tuyến từ Hải Lăng (Quảng Trị) tới đèo
Hải Vân (nam Thừa Thiên). Tiểu đoàn 2 trung đoàn 6 đánh chiếm điểm cao 16, mỏm
A Bạch Đàn và liên tục đánh phá giao thông, hậu cứ, kho tàng, gây cho địch nhiều thiệt
hại. Tiểu đoàn 4 và bộ đội địa phương Phú Lộc hên tiếp tiến công địch ở khu vực Phú
Gia. Đồng bào ở nhiều thôn xã, được thắng lợi quân sự hỗ trợ, cổ vũ, đã nổi dậy diệt
ác, phá kìm, giành quyền làm chủ. Tại khu vực Bạch Mã, trước đòn tiến công và nổi
dậy mạnh mẽ của quân, dân địa phương, bọn địch phải bỏ vị trí, rút chạy về quận lỵ
Phú Lộc. Ở khu vực Khe Thai, Cổ Bi, núi ông Già, ta đã tiếp nhận 40 binh sĩ quân đội
Sài Gòn trở về với cách mạng. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên, ta xây dựng được một số
hành lang quan trọng từ miền núi đến miền đồng bằng ven biển, tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động tiếp theo trên các vùng sâu.
Như vậy là trong tháng 8 và tháng 9 năm 1974, phối hợp chặt chẽ với quân, dân Trị -
Thiên-Huế và quân, dân Khu 5, Quân đoàn 2 đã mở được hai bàn đạp tiến công quan
trọng uy hiếp hai thành phố Huế và Đà Nẵng từ phía tây nam và uy hiếp mạnh mẽ
đường giao thông chiến lược nối liền giữa hai thành phố này. Quân đoàn đã tiêu diệt,
đánh thiệt hại nặng và giam chân một bộ phận quan trọng trong lực lượng chủ lực dự bị
chiến lược quân ngụy tại mặt trận Thượng Đức và mặt trận tây nam Thừa Thiên, phối
hợp chặt chẽ với quân dân Trị - Thiên, Khu 5 và toàn Miền đẩy mạnh tiến công địch,
góp phần tạo nên những chuyển biến mới trên chiến trường.
Tại mặt trận tây nam Thừa Thiên, sau khi Sư đoàn 324 đánh chiếm khu vực Hồng Hà,
quân địch lo sợ bị ta tràn xuống, đánh cắt giao thông và tiến sâu xuống đồng bằng,
chúng phải tung thêm lực lượng dự bị vào khu vực này. Chúng điều chỉnh lại đội hình
cố giữ vững Mỏ Tàu, các điểm cao 139, 52, 31 và bắc núi Bông. Ngày nào, chúng cũng
huy động từ 14 đến 30 lần chiếc máy bay A.37 đánh vào các khu vực trận địa của ta,
đồng thời cho lực lượng thăm dò để chuẩn bị phản kích.
Bị mất một loạt căn cứ quan trọng, địch buộc phải tung nốt tiểu đoàn 2 trung đoàn 51
lên điểm cao 52 và tây sông Nông, tiểu đoàn 37 biệt động quân lên điểm cao 31, điều
tiểu đoàn 1 trung đoàn 1 và trung đoàn 3 mới củng cố đóng giữ cầu Ruồi, tiểu đoàn 2
trung đoàn 3 vẫn bám giữ từ Mỏ Tàu đến điểm cao 52. Địch rất sợ ta tiến công xuống
đường số 1. Nhưng chúng đã đặt nhiều hy vọng ở cứ điểm Mỏ Tàu - một vị trí có công
sự vững chắc, địa hình hiểm trở, là một "lá chắn" tốt, ngăn chặn các cuộc tiến công của
ta xuống khu vực đường số 1.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm khu vực Hồng Hà, Bộ Tư lệnh Quân đoàn
nhận thấy địch chưa có khả năng phản kích ngay, nên đồng ý cho Sư đoàn 324 để một
trung đoàn đứng ở phía trước; lực lượng còn lại lui về phía sau củng cố và rút kinh
nghiệm chiến đấu. Những bài học chiến đấu vừa qua làm cho cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn
324 càng tin vào cách đánh, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi trong đợt chiến đấu tới.
Trong lúc ở phía sau, bộ đội khẩn trương củng cố, bổ sung lực lượng chiến đấu, thì ở
phía trước, lực lượng pháo binh của Quân đoàn đã triển khai sẵn thế trận mới.
Lựu pháo 122 xây dựng trận địa ở đông điểm cao 201. Pháo 85, một đại đội lên tây
điểm cao 61, một đại đội ở đông nam điểm cao 203. ĐKB chiếm lĩnh điểm cao 244.
H12 được bố trí ở thôn Bến Tàu. Hai đại đội cao xạ xây dựng trận địa ở phía bắc và tây
thôn Bến Tàu. Bốn khẩu pháo 130 cũng được điều ra phía tây Củng Cáp. Như vậy
pháo binh quân đoàn đã có thể chi viện đắc lực cho bộ binh, vừa có thể bắn chặn
đường số 1 và với tới Huế.
Lúc này, các đơn vị phòng ngự phía trước kết hợp với lực lượng vũ trang huyện Phú
Lộc đánh bại nhiều cuộc phản kích nhỏ của địch, tiến hành trinh sát Mỏ Tàu và làm
công tác binh vận có kết quả. Binh lính địch đảo ngũ ngày càng nhiều, tinh thần chiến
đấu sa sút, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ ta tiến công. Bọn chỉ huy sư đoàn 1 thì oán
trách trên bỏ rơi chúng, lo sợ ta có thể tiến công ở các hướng khác.
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Quân đoàn chỉ thị cho Sư đoàn 324 tổ chức trận đánh
then chốt vào khu vực Mỏ Tàu, chủ động kết thúc chiến dịch.
Trong 19 điểm cao của khu vực phòng ngự phía tây nam Huế, Mỏ Tàu (cao 315 mét)
là vị trí quan trọng nhất. Đó là tấm bình phong che chở trực tiếp cho căn cứ không
quân Phú Bài, là con mắt quan sát của địch ở tuyến phòng ngự phía tây.
Địa hình Mỏ Tàu rất hiểm trở, độ dốc cao, có chỗ dốc tới 80 độ. Xung quanh Mỏ Tàu
là rừng mây và giang rậm rạp. Địch chia Mỏ Tàu thành 5 khu vực phòng ngự. Chúng
xây dựng trận địa kiên cố, dựa vào nhau, tạo thành thế phòng ngự liên hoàn vững chắc.
Lực lượng địch ở đây có tiểu đoàn 2 trung đoàn 51 - một đơn vị được chúng xếp vào
hạng "ưu tiên về các phương tiện huấn luyện, điều hành tham mưu quân sự, thụ huấn
chính trị tinh thần và kỷ luật", do viên thiếu tá Đào Mãn chỉ huy.
Việc chuẩn bị cho trận đánh Mỏ Tàu được tiến hành chu đáo Theo chỉ thị của Bộ Tư
lệnh Quân đoàn, Sư đoàn 324 tổ chức huấn luyện bổ sung cho bộ đội, một số hình thức
chiến thuật sẽ được vận dụng vào trận đánh tới. Yêu cầu đặt ra đối với các đơn vị là
phải thành thục chiến thuật đánh địch trong công sự vững chắc. Cùng với việc tranh
thủ củng cố, huấn luyện bổ sung cho bộ đội, Sư đoàn 324 đã khẩn trương tung lực
lượng trinh sát đi liên tục điều tra nghiên cứu nắm địch, chuẩn bị chiến trường sẵn sàng
tiến công tiêu diệt vị trí Mỏ Tàu. Ngày 16 tháng 9, Sư đoàn 324 giao nhiệm vụ cho
trung đoàn 1 cùng tiểu đoàn 2 trung đoàn 6 làm lực lượng chủ công đánh vào Mỏ Tàu.
Các đơn vị khác hoạt động phối hợp.
Ngày 22 tháng 9, chỉ huy Sư đoàn 324 giao nhiệm vụ chiến đấu cho các trung đoàn.
Ngày 24 tháng 9, trung đoàn trưởng trung đoàn 1 Nguyễn Phúc Thanh giao nhiệm vụ
cho các tiểu đoàn.
Tiểu đoàn 2 được tăng cường một khẩu ĐKZ 75, 22 khẩu 12,7 mm, tiến công trên
hướng chủ yếu vào khu B từ tây bắc Mỏ Tàu. Tiểu đoàn 3 được tăng cường một khẩu
ĐKZ 75, hai khẩu 12,7 mm, một trung đội B72, một trung đội A72, tiến công khu A
trên hướng đông bắc. Tiểu đoàn 1 được tăng cường một khẩu cối 82, một khẩu 12,7
mm, tiến công từ hướng nam, đông nam. Tiểu đoàn 6 trung đoàn 6 Thừa Thiên được
tăng cường một khẩu cối 120, hai khẩu cối 82, một khẩu ĐKZ 75, hải khẩu 12,7 mm,
tiến hành đánh từ hướng nam tây nam. Các tiểu đoàn đều có lực lượng dự bị của mình.
Lực lượng dự bị của Sư đoàn 324 là tiểu đoàn 6 trung đoàn 2.
Phối hợp với trận đánh Mỏ Tàu, trung đoàn 271 của Quân khu Trị - Thiên đang phòng
thủ ở khu vực đồi Ba Mỏm tổ chức một lúc lượng đánh địch ở Chúc Mao trung đoàn 6
đánh Đá Đen. Các lực lượng vũ trang trên toàn tuyến đều tăng cường hoạt động nhỏ để
căng, kéo địch.
5 giờ 10 phút ngày 27 tháng 9 năm 1974, trận đánh Mỏ Tàu bắt đầu.
Địch biết thế nào ta cũng đánh Mỏ Tàu; chúng ráo riết chuẩn bị đối phó từ trước, nên
phản ứng khá nhanh. Trong thời gian ta thực hiện pháo bắn chuẩn bị, các trận địa pháo
địch đã phản ứng nhanh chóng. Cùng lúc, nhiều tốp máy bay A37 đến đánh vào các
điềm cao 144, 75,76 và xung quanh Mỏ Tàu. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Sau
suốt một giờ pháo binh bắn phá, các chiến sĩ bộ binh dùng bộc phá liên tục phá rào mở
cửa. Trên hướng tiểu đoàn 2, đại đội trưởng đại đội 6 Nguyễn Hán dẫn đầu đại đội
đánh vào vị trí B2 và phát triển sang B5. Đại đội 7 đánh chiếm B3, đại đội 5 đánh
chiếm B1. Bọn địch ở khu B dồn vào ví trí B5 chống trả quyết liệt. Tiểu đoàn 2 chuyển
sang củng cố vị trí đã chiếm, dồn hoả lực đánh vào B5.
Hướng tiểu đoàn 3, đại đội 9 đánh chiếm một số công sự vòng ngoài, phát triển thuận
lợi sang khu A1. Ở đại đội 10, 11 tình hình cũng diễn ra thuận lợi.
Vượt qua bom đạn ác liệt, trên cả ba hướng tiến công, bộ đội ta gan góc bám sát hàng
rào, mở cửa đột phá, đánh vào bên trong căn cứ địch. Dựa vào hệ thống công sai kiên
cố và địa hình có lợi, binh lính địch ngoan cố đánh trả các mũi xung phong của ta. Các
chiến sĩ xung kích đánh địch một cách mưu trí và hết sức dũng cảm. Người trước ngã,
người sau tiến lên thay thế. Nhiều cán bộ, chiến sĩ bị thương vẫn kiên quyết không chịu
lùi lại phía sau. Trung đội 1 đại đội 9 lúc đầu có 18 chiến si, sau khi chiếm được lô cốt
đầu cầu chỉ còn 4 đồng chí vẫn bám trụ giữ vững bàn đạp cho đơn vị phát triển vào
tung thâm. Ở các hướng đều đánh chiếm được các hoả điểm, nhưng khi phát triển vào
sâu, bị địch đánh trả quyết liệt, các mũi xung kích đều dừng lại. Các trận địa pháo được
lệnh quay nòng bắn vào Mỏ Tàu. Được trinh sát pháo đi cùng bộ binh chỉ điểm, pháo
ta bắn rất trúng, tạo nên hàng rào iửa khép dần từ ngoài vào trong. Các chiến sĩ xung
kích cũng nhích dần vào căn cứ.
Pháo vừa dừng, từ các hướng, bộ binh mở đợt công kích vào tung thâm. Các hướng
phát triển tốt, riêng hưởng chủ yếu vẫn bị địch co cụm chống trả, bộ đội không tiến lên
được. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 Hà Quang Đinh tổ chức một mũi thọc sâu và dẫn
đầu phân đội đánh thẳng vào khu trung tâm, diệt sở chỉ huy địch, làm rối loạn tổ chức
phòng thủ của chúng. Trên các hướng khác, quân ta cũng đồng loạt xung phong đánh
vào bên trong căn cứ địch.
Không chịu đựng nổi đòn tiến công dũng mãnh của bộ binh ta, tàn quân tiểu đoàn 2
địch bỏ căn cứ Mỏ Tàu tháo chạy thục mạng về hướng căn cứ Đá Đen. Nhưng chúng
đã bị các lực lượng đón lõng của Sư đoàn 324 và bộ đội địa phương tóm gọn.
10 giờ 30 phút ngày 28 tháng 9 năm 1974, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên cứ
điểm Mỏ Tàu. Trận đánh then chốt của đợt hoạt động được các chiến sĩ Sư đoàn 324
và trung đoàn 6 thực hiện một cách xuất sắc. Chiến dịch La Sơn (K.18) kết thúc thắng
lợi.
Qua hơn 40 ngày đêm liên tục chiến đấu, cùng với lực lượng vũ trang và đồng bào địa
phương, Sư đoàn 324 đã loại khỏi vòng chiến gần 2.500 tên địch, bắt 587 tên, trong đó
có 33 sĩ quan, bắn rơi 5 máy bay, thu và phá hủy 2.734 súng các loại cùng nhiều
phương tiện chiến tranh khác. Cùng với kết quả tiêu diệt sinh lực quan trọng của đích,
trong chiến dịch này, ta đã phá vỡ một tuyến phòng thủ mạnh của địch ở tây nam Huế,
giải phóng một khu vực rộng gần 300 kilômét vuông tạo nên một bàn đạp, một thế tiến
công rất hiểm làm chấn động toàn bộ thế trận phòng thủ của quân đoàn 1 và quân khu
1 ngụy.
Các chiến sĩ Sư đoàn 324 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mở chiến dịch tiến công thứ hai
mà Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã giao cho, xứng đáng với lòng tin yêu của toàn Quân
đoàn và quân dân Trị - Thiên - Huế.
Đòn tiến công quyết liệt của quân, dân ta ở tây nam Thừa Thiên phối hợp nhịp nhàng
với cuộc chiến đấu bảo vệ vùng Thượng Đức mới được giải phóng.
Ngay sau khi giải phóng Thượng Đức, để sẵn sàng đánh trả cuộc phản công lớn của
địch hòng chiếm lại khu vực này, Bộ Chỉ huy chiến dịch sử dụng trung đoàn 3 Sư đoàn
324 tiến công đánh chiếm khu vực Bàn Tân 2, Hà Nha, các điểm cao 52, 126, 109
(đông Thượng Đức 5 kilômét). Tiếp đó Bộ Chỉ huy chiến dịch sử dụng trung đoàn 3 và
trung đoàn 66 tổ chức một tuyến phòng ngự kéo dài từ điểm cao 52 qua Hà Nha, Bàn
Tân, vượt sông Vu Gia vào tới thung lũng núi Hữu Trinh, cắt đứt hoàn toàn đường tiến
quân của địch từ Đà Nẵng lên Thượng Đức Trung đoàn 24 bộ binh vừa từ Quảng Trị
vào được giữ làm lực lượng dự bị.
Các trận địa phòng ngự của ta đều xây dựng trên các điểm cao có lợi, hình thành ba
tuyến vững chắc. Ở Thượng Đức, ta chỉ bố trí tiểu đoàn 9 trung đoàn 66.
Trong các ngày giữa tháng 8 năm 1974, tranh thủ lúc quân địch đang điều động lực
lượng, bộ đội ta tích cực đào đắp hầm hào, xây dựng trận địa. Nhận thức rõ xây dựng
hệ thống hầm hào, công sự vững chắc là một yếu tố rất quan trọng trong chiến đấu
phòng ngự, các chiến sĩ không tiếc công sức và làm việc không kể ngày đêm.
Cuộc chiến đấu ở Thượng Đức đã kéo dài hai tháng, quân số của đơn vị giảm sút vì
thương vong và đau ốm, bệnh tật. Sinh hoạt vật chất của bộ đội khó khăn, nhất là hoạt
động trong mùa mưa. Bộ đội phải sinh hoạt, ngủ, nghỉ dưới hầm hào, ảnh hưởng nhiều
đến sức khoẻ.
Tuy gặp khó khăn, nhưng cán bộ, chiến sĩ các đơn vị vẫn nêu cao quyết tâm chiến đấu,
việc chuẩn bị đánh quân địch phản kích diễn ra sôi động trên khắp các trận địa, cả
tuyến trước và tuyến sau.
Cán bộ và chiến sĩ Sư đoàn 304 và Sư đoàn 324 không lạ gì sư đoàn dù của quân đội
Sài Gòn. Mùa xuân năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 và trong cuộc
tiến công chiến lược năm 1972, sư đoàn này bị các chiến sĩ ta đánh cho thua đậm phải
chạy về hậu cứ củng cố. Lần này trước trách nhiệm bảo vệ Thượng Đức, cán bộ và
chiến sĩ hai sư đoàn quyết giáng cho sư đoàn dù những đòn trừng trị thích đáng hơn
nữa.
Vừa đặt chân đến Đà Nẵng, chỉ huy sư đoàn dù đã huênh hoang sẽ lấy lại Thượng Đức
trong thời gian ngắn. Nhưng thực ra chúng không thể làm được điều đó. Chưa kể đến
sự trưởng thành của các lực lượng vũ trang nhân dân ta, chỉ xét riêng về khả năng tác
chiến của bản thân quân đội Sài Gòn giờ đây cũng đã có nhiều điểm khác trước. Trong
một báo cáo gửi lên cấp trên, Phạm Kiều Loan - phó chủ nhiệm trung tâm hậu cần
trung ương quân đội Việt Nam cộng hoà than vãn về tình hình dự trữ vật chất của quân
đội Sài Gòn lúc bấy giờ như sau: "... thiếu đạn dược, phụ tùng máy bay và xăng dầu.
Giờ hoạt động của máy bay chỉ còn 50 phần trăm; súng M16 trước kia mỗi cơ số là
500 viên đạn, nay phải rút xuống còn một nửa; thiếu pháo sáng, đạn vạch đường. Loại
xe tăng M48 thì quá tinh vi, nên không có người sửa chữa, phải đưa về Mỹ, sung M16
cần ba loại dầu nhờn khác nhau, loại pháo 175 mm tầm bắn xa nhưng phải bắn mò.
Tên lửa TOW 3.000 đô la một quả quá đắt...". Vì thế lính dù phải chuyển sang đánh
theo lối "con nhà nghèo". Trên một mặt trận dài hàng chục cây số, mỗi ngày chúng chỉ
còn được sử dụng khoảng 30 đến 50 lần chiếc máy bay và khoảng một nghìn viên đạn
pháo để chi viện cho quân dù mở cuộc hành quân "tái chiếm Thượng Đức".
Về phía ta, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn trực tiếp chỉ huy
Sư đoàn 304 (thiếu) và các đơn vị được tăng cường tổ chức phòng ngự phải giữ vững
khu vực Thượng đức đánh bại cuộc hành quân "tái chiếm Thượng Đức" của sư đoàn
dù. Tuyệt đối không được để thành tiền lệ quân dù đi đến đâu là giải toả được đến đó;
phải tăng cường sự lãnh đạo tư tưởng, giải quyết cách đánh cho tốt, phát huy cách đánh
chốt có công sự, bẻ gãy thủ đoạn đánh dũi của đối phương; đồng thời nắm chắc lực
lượng cơ động, nhằm vào sở chỉ huy lữ đoàn, trận địa pháo của đối phương mà diệt;
phát huy cách đánh của phân đội nhỏ, tinh nhuệ đánh vào sau đội hình tiến công của
địch. Để quán triệt hơn nữa ý định của Bộ, đồng thời để tuyệt đối giữ bí mật một ý đồ
chiến lược lớn đang chớm hình thành, Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu
trưởng đã triệu tập Thiếu tướng Hoàng Văn Thái và Thiếu tướng Lê Linh (Tư lệnh và
Chính ủy Quân đoàn 2) về Hà Nội, giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy mặt trận Thượng
Đức cho Quân đoàn. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng chỉ thị: "Việc giữ Thượng Đức
và đánh bại quân dù đi giải toả có một ý nghĩa chính trị, quân sự lớn, đối với địch cũng
như đối với ta. Phải đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, đồng thời xây dựng
truyền thống tốt cho ta. Vì vậy, vấn đề nóng hổi nhất của Quân đoàn hiện nay là
Thượng Đức Phải tìm mọi cách làm suy yếu, giam chân quân dù trên chiến trường này
càng lâu càng tất, suốt cả mùa xuân năm 1975 để tạo điều kiện cho các nơi khác hoạt
động. Tân binh, vật chất đạn dược sẽ được bổ sung đầy đủ”.
Ngày 16 tháng 8 năm 1974, trung đoàn 2 sư đoàn 3 và lữ đoàn 1 quân dù bắt đầu tiến
vào vùng giải phóng Thượng Đức. Chúng tổ chức phản kích trên hai hướng: hướng thứ
nhất, theo trục đường số 4 đánh vào trận địa trung đoàn 3 Sư đoàn 324 ở khu vực các
điểm cao 52, 126, 109, Hà Nha, Bàn Tân 2. Hướng thứ hai, đánh vào trận địa tiểu đoàn
7 trung đoàn 66 trên các điểm cao phía tây Thượng Đức. Cậy có quân đông hoả lực
mạnh, trong những ngày đầu địch tổ chức tiến công ào ạt, hòng nhanh chóng chiếm
khu vực trận địa của trung đoàn 3, tạo bàn đạp đánh vào Thượng Đức.
Ngày 20 tháng 8, quân dù cho một tiểu đoàn đánh vào điểm cao 109, nhưng đã bị đại
đội 11 của trung đoàn 3 Sư đoàn 324 đánh bại. Chúng lùi lại gọi pháo binh đánh vào
điểm cao 109 suốt một giờ, sau đó cho một đại đội lên đánh tiếp. Đại đội 11 thương
vong 32 chiến sĩ, đến 13 giờ phải rút khỏi điểm cao 109.
Ngày 22 tháng 8, hai đại đội địch được pháo và máy bay chi viện đánh vào bình độ
700, đại đội 2 (trung đoàn 3) chiến đấu giữ vững suốt 6 giờ, sau đó phải rút lui.
Sáng 23 tháng 8, đại đội 1 trung đoàn 3 tập kích chiếm lại bình độ 700, diệt 24 tên.
Đến chiều địch chiếm lại. Sau khi chiếm điểm cao 109 và bình độ 700, địch tiếp tục
dùng phi pháo đánh vào các chốt của ta.
Ngày 3 tháng 9, chúng cho 2 trung đội đánh xuống điểm cao 126. Liên tục mấy ngày
liền bộ đội ta kiên cường phòng ngự, giữ vững điểm cao 126.
Không chiếm được điểm cao 126, địch bắt đầu đánh sang điểm cao 1062 bằng ba mũi,
mỗi mũi ba đại dội. Bị thiệt hại nặng, chúng phải lùi về bình độ 700 và chuyển sang
tiến công các chốt, nhằm tạo thế cô lập điểm cao 1062.
Theo yêu cầu nhiệm vụ, đồng chí Nguyễn Công Trang được cử vào Thượng Đức trực
tiếp chỉ đạo các đơn vị chiến đấu giữ vững Thượng Đức, cùng đi có đồng chí Trần
Quang Tiên - Phó chính ủy Cục Hậu cần và một số cán bộ cơ quan quân đoàn kiểm tra
tuyến hậu cần đảm bảo cho chiến dịch.
Sau nhiều ngày tổ chức phản kích ào ạt vào khu vực 52-Bàn Tân 2 không thành công,
bọn chỉ huy sư đoàn dù quyết định bỏ hướng đường số 4, tập trung lực lượng đánh vào
các trận địa của ta trên hướng tây Thượng Đức. Về cách đánh, chúng bỏ chiến thuật
phản kích ào ạt, chuyển sang áp dụng chiến thuật "lấn dũi". Chúng dùng lực lượng nhỏ
đánh vào trận địa ta. Bị đánh trả, chúng lùi lại dùng hoả lực phi pháo đánh phá rồi cho
các mũi bộ binh tiếp tục dũi lên. Với cách đánh "lấn dũi sư đoàn dù hy vọng bộ đội ta
sẽ bị tiêu hao, không đủ sức giữ vững trận địa, chúng sẽ "gặm" dần vào trong vùng giải
phóng Thượng Đức.
Ngày 26 tháng 9, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 quyết định đưa tiểu đoàn 7 trung đoàn 24
vào chốt giữ điểm cao 1062, thay cho tiểu đoàn 7 trung đoàn 3 lui về phía sau củng cố.
Trong các tháng cuối năm 1974, cuộc chiến đấu trở nên vô cùng ác liệt và gian khổ.
Mưa lớn kéo dài, các trận địa chốt như ngâm trong nước. Hầm hào sụt lở. Việc vận
chuyển, tiếp tế của Quân đoàn từ phía sau lên gặp nhiều khó khăn. Vượt lên mọi gian
nan, thử thách, các chiến sĩ tiếp tục đánh thắng địch nhiều trận oanh liệt, giữ vững
vùng giải phóng Thượng Đức.
Tuy nhiên do chiến đấu trong điều kiện cực kỳ gian khổ, sức khoẻ giảm sút, quân số
thiếu hụt, nên ở một số nơi, có đơn vị không đủ sức giữ vững trận địa. Địch chiếm
được một số điểm cao (109, 700, 383...) trong hệ thững phòng ngự phía trước.
Kiên quyết lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Thượng Đức, cuối tháng 10
năm 1974, Đảng ủy Sư đoàn 304 họp mở rộng thống nhất nhận định: địch tuy chiếm
được một số trận địa chốt của ta nhưng chúng đã bị động và sa lầy ở mặt trận Thượng
Đức. Chủ trương của Đảng ủy Sư đoàn là nhanh chóng rút kinh nghiệm, tổ chức lại các
trận địa phòng ngự, nhất là hệ Khống hầm hào chiến đấu để hạn chế đến mức tối đa sự
sát thương của phi pháo địch, bảo đảm cho bộ đội có thể tác chiến liên tục, dài ngày.
Ngay sau cuộc họp, Sư đoàn đã tổ chức tập huấn cho cán bộ về cách xây dựng trận địa
phòng ngự, phá chiến thuật "lấn dũi" của quân dù. Mẫu hình trận địa được xây dựng
bên cạnh lớp học. Cán bộ các cấp được phát huy dân chủ, tự do bàn bạc nêu ý kiến
phân tích, tranh luận để tìm ra giải pháp hay nhất và tạo nên mềm tin tưởng, sự nhất trí
với cách đánh của ta.
Cuộc đọ trí, đọ sức giữa cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 với quân dù tại Thượng Đức tiếp
tục diễn ra khẩn trương, quyết liệt. Với tinh thần "tất cả cho phía trước", "tất cả để
đánh thắng quân dù”, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân toàn mặt trận đều hướng về các trận
địa chốt, lao động quên mình, khắc phục khó khăn, chuyển đạn, gạo lên phía trước.
Đêm đêm, các đơn vị và cơ quan tổ chức chặt gỗ, đưa lên xây dựng và củng cố trận địa
cho tới rạng sáng mới trở về phía sau. Các lực lượng ở phía sau còn đào hầm hào dọc
đường lên trận địa để bảo đảm an toàn khi cơ động lực lượng và chi viện cho trận địa.
Trong thời gian khó khăn này, các chiến sĩ pháo binh Sư đoàn 304, với truyền thống
"chân đồng, vai sắt" đã tập trung lực lượng mở một con đường dài 8 kilômét, dùng sức
người kéo pháo vượt qua điểm cao 1000 lên sát điểm cao 1062, tổ chức bắn ngắm trực
tiếp, chi viện cho bộ binh chiến đấu. Tại điểm cao 1062, ta và địch giành đi, giật lại
từng mỏm một. Cũng chính tại điểm cao 1062 này, sư đoàn dù của địch đã chịu những
tổn thất nặng nề và bị chặn đứng không tiến thêm được.
Trong trận phản kích chiếm lại điểm cao 1062 từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 10 năm
1974, Sư đoàn 304 đưa trung đoàn 24 dưới sự chỉ huy của trung đoàn trưởng Phùng
Đình Cải vào phối hợp với trung đoàn 66 thực hiện một đòn đánh tiêu diệt xuất sắc
trong chiến đấu phòng ngự, loại tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 dù ra khỏi vòng chiến.
Điểm cao 1062 vẫn do bộ đội ta chiếm giữ.
Điểm cao 1062 là đỉnh cao của cuộc đọ sức giữa Sư đoàn 304 và sư đoàn dù địch. Nó
trở thành biểu tượng chiến thắng của tập thể cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 kiên cường.
Biết bao tấm gương hy sinh anh dũng sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng xuất
hiện trong chiến đấu. Trung úy Nguyễn Văn Áy bị thương cả hai chân và một tay vẫn
nằm lại trên chốt để chỉ huy và động viên bộ đội chiến dấu. Chính trị viên Thuyết bị
thương, vẫn ở lại cùng đồng đội giữ trận địa cho tới lúc có lực lượng phía sau lên thay.
Chiến sĩ Nguyễn Văn Thơ chiến đấu dũng cảm, mưu mẹo chụp bắt và ném trả hàng
chục quả lựu đạn địch để diệt chúng. Trước lúc hy sinh, Nguyễn Văn Thơ còn bình
tĩnh động viên anh em quyết đánh thắng địch.
Đầu tháng 11 năm 1974, bị thua đậm, sư đoàn dù đưa tiếp lữ đoàn 2, lực lượng dự bị
của chúng vào cuộc.
Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 nhận định: địch tung lực lượng dự bị
vào chủ yếu để cứu nguy cho 2 lữ đoàn 1 và 3 của chúng đã mất sức chiến đấu. Với lực
lượng mới này, địch chỉ đủ rải ra trên tuyến chiến đấu, không thể có lực lượng tiến
công tiếp. Từ nhận định đó, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 quyết định tổ chức hoả lực và
xung lực đánh ngay vào lữ đoàn 2 dù, đánh bại âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng
Thượng Đức của địch.
Khi lữ đoàn 2 quân dù vừa chân ướt chân ráo đặt chân lên khu vực tập kết, các chiến sĩ
pháo binh lập tức nổ pháo đánh phủ đầu. Địch bị thương vong quá nhiều. Tiếp theo lực
lượng bộ binh ta tổ chức tập kích, làm bọn này hết sức hoang mang.
Ngày 17 tháng 11, trinh sát Sư đoàn 304 đánh vào trận địa pháo Nông Lâm 3, phá hủy
4 khẩu pháo, đốt cháy 3 kho đạn. Trước đó trung đoàn 24 tiến công tiêu diệt tiểu đoàn
9 của địch ở tây điểm cao 700.
Ngày 25 tháng 11, công binh Sư đoàn 304 lại dùng đạn pháo chưa nổ của chúng liên
kết với mìn làm giàn phóng, đánh vào đội hình địch ở điểm cao 383. Địch hoảng sợ
không hiểu là ta có loại vũ khí gì mới.
Cùng thời gian này, các lực lượng vũ trang địa phương liên tục đánh tạt sườn, đánh vào
phía sau đội hình tiến công của địch, làm chúng càng thêm rối loạn.
Qua 4 tháng anh dũng chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng Thượng Đức, cán bộ, chiến sĩ
Sư đoàn 304, trung đoàn 3 Sư đoàn 324 và các lực lượng tăng cường đã tiêu diệt và bắt
gần 5.000 tên địch. Các tiểu đoàn dù 2, 3, 9 của địch bị tiêu diệt. Các tiểu đoàn còn lại
đều bị đòn đau. Sư đoàn dù - một sư đoàn được coi là thiện chiến bậc nhất: nằm trong
lực lượng tổng dừ bị chiến lược của địch bị đánh qụy.
Ngày 20 tháng 12 năm 1974, sư đoàn dù mình đầy thương tích rút chạy khỏi chiến
trường. Kế hoạch "tái chiếm" Thượng Đức của địch bị bãi bỏ.
Ngay khi sư đoàn dù vừa rút chạy đề phòng chủ lực của ta thừa thắng theo đường số 14
đánh sâu hơn nữa xuống hướng Đà Nẵng, bọn chỉ huy địch vội tung lữ đoàn 369 lính
thủy đánh bộ lên thay thế, nhằm ngăn chặn quân ta trước cửa ngõ Thượng Đức.
Về phía ta, Bộ Tư lệnh Quân đoàn quyết định chỉ để ba tiểu đoàn tiếp tục giữ các trận
địa phòng ngự. Lực lượng còn lại rút ra phía sau tranh thủ củng cố, huấn luyện. Đầu
năm 1975, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 chủ động đề xuất quyết tâm với Bộ Tư lệnh Quân
đoàn 2 phối hợp với các lực lượng địa phương mở cuộc tiến công giải phóng toàn bộ
vùng B Đại Lộc.
Trong vòng 6 tháng các lực lượng của Quân đoàn 2 cùng lực lượng của Quân khu Trị -
Thiên và Quân khu 5 đã ba lần giành thắng lợi liên tiếp trên chiến trường Trị - Thiên -
Huế và Quảng Đà.
Với thắng lợi chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức, ta đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực
địch, mở rộng vùng giải phóng Quảng Đà, tạo nên một bàn đạp tiến công quan trọng
uy hiếp Đà Nẵng từ hướng tây nam.
Chiến thắng Thượng Đức đã mở toang "cánh cửa thép" bảo vệ phía tây Đà Nẵng, nó
còn mang ý nghĩa về mặt chiến lược: đó là tạo thế, tạo lực cho những chiến dịch có ý
nghĩa chiến lược tiếp theo... Đây là thước đo về sự so sánh giữa chủ lực cơ động của ta
và chủ lúc cơ động chiến lược của dịch. Góp phần thăm dò phản ứng của quân Mỹ đối
với miền Nam - Mỹ cút rồi còn dám trở lại không? Thực tiễn đó đã giúp cho Bộ Tổng
Tham mưu và Quân ủy Trung ương có những nhận định mới, đề ra những quyết sách
đúng đắn... Với chiến thắng La Sơn -Mỏ Tàu ta đã đánh qụy sư đoàn 1 - sư đoàn mạnh
nhất của quân khu 1 ngụy, mở rộng vùng giải phóng nam Thừa Thiên tạo thêm một
bàn đạp tiến công thứ hai uy hiếp mạnh mẽ giao thông chiến lược của địch giữa Huế và
Đà Nẵng.
Từ những thắng lợi của ta ở Thượng Đức, La Sơn - Mỏ Tàu cùng với các trận tiêu diệt
quân chủ lực địch ở Chư Nghé, Đắc Pét trên Tây Nguyên, "Bộ Tổng Tham mưu đi đến
nhận định và báo cáo với Quân ủy Trung ương: khả năng chiến đấu của bộ đội chủ lực
cơ động của ta đã hơn hẳn quân chủ lực cơ động của địch. Chiến tranh đã bước vào
giai đoạn cuối, so sánh lực lượng đã thay đổi, ta mạnh lên, địch yếu đi. Do đó ta có thể
cần phải chuyển từ đánh nhằm tiêu diệt địch là chính, sang đánh chẳng những tiêu diệt
địch mà còn nhằm giải phóng nhân dân và giữ đất từ chỗ quân chủ lực ta lấy tiêu diệt
quân chủ lực địch trên chiến trường rừng núi là chủ yếu sang tiêu diệt và giải phóng
nhân dân, giải phóng đất ở cả vùng giáp ranh, đồng bằng và thành phố”1 (Đại tướng
Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976,
tr.18,19).
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nhất trí với nhận định này. Nhận định trên là hết
sức quan trọng, nó mở ra một bước ngoặt mới trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta;
nó chứng tỏ quân chủ lực địch không thể đương đầu nổi với quân chủ lực của ta... Khả
năng đánh thắng toàn bộ quân đội Sài Gòn đang trở thành hiện thực trước mắt.
Qua những chiến dịch thắng lợi đầu tiên ở Thượng Đức và La Sơn, Quân đoàn rút ra
được một số bài học kinh nghiệm bổ ích cho các chiến dịch tiếp sau, nổi lên là: phải
đánh giá và nhận định đúng tình hình địch, có chủ trương đúng. Phải luôn giữ vững
quyết tâm chiến đấu, chỉ huy kiên quyết linh hoạt tìm mọi cách tiêu diệt địch, hoàn
thành nhiệm vụ. Phải tổ chức chuẩn bị chiến đấu chu đáo hiệp đồng chặt chẽ, liên tục
tiến công kiên quyết dứt điểm.
Phải tổ chức tốt việc phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn
chiến dịch và thường xuyên làm tốt công tác chính trị, động viên, giữ vững quyết tâm
chiến đấu cho bộ đội. Trong tác chiến binh chủng hợp thành, tổ chức Đảng các cấp
luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, công tác chính trị được tiến hành một cách cụ
thể, sinh động ỉa một trong những nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo
đảm cho đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Kể từ ngày Quân đoàn 2 được chính thức thành lập, tới khi kết thúc nhiệm vụ tác chiến
ở Thượng Đức, bảy tháng đã trôi qua.
Trong điều kiện được tổ chức xây dựng trên chiến trường, ngay trong buổi đầu thành
lập, Quân đoàn đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa chiến đấu và xây dựng, giữa tác chiến và
thiết bị, tổ chức chiến trường, sẵn sàng mở những cuộc tiến công mới với quy mô lớn.
Trong huấn luyện, xây dựng, Quân đoàn luôn coi trọng bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán
bộ chủ trì các cấp, đặc biệt là cán bộ trung cấp, cao cấp và xây dựng rèn luyện cơ quan
quân đoàn, nên đã nhanh chóng tạo ra khả năng có thể mở những chiến dịch quy mô
vừa và lớn, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến đấu mới. Trong chiến đấu, Quân
đoàn đã kết hợp chặt chẽ với lực lượng địa phương, liên tiếp hoàn thành các nhiệm vụ
tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và giữ vững vùng giải phóng. Đồng thời qua chiến
đấu, Quân đoàn đã hết sức chú ý rèn luyện cho bộ đội các hình thức tiến công và phòng
ngự trận địa, đánh bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, thực hiện yêu cầu xây dựng
trong chiến đấu, càng đánh càng vững mạnh càng đánh càng trưởng thành, nhằm đáp
ứng nhiệm vụ của một binh đoàn chủ lực cơ động chiến lược trong giai đoạn cuối
chiến tranh.
Phấn khởi và tự hào trước những thắng lợi mở đầu trong chiến đấu và xây dựng. cán
bộ, chiến sĩ toàn Quân đoàn quyết giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống vẻ vang
cửa quân đội tiến lên giành những thắng lợi mới.
Chương ba
QUÂN ĐOÀN 2 THAM GIA CHIẾN- DỊCH TRỊ - THIÊN, CHIẾN DỊCH ĐÀ
NẴNG

Những cuộc thử sức quyết liệt đầu tiên trong chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức và
chiến dịch La Sơn giúp Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân đoàn đánh giá đúng khả năng,
sức mạnh chiến đấu của đơn vị và tình hình so sánh lực lượng giữa ta và địch trên
chiến trường, đã có thêm cơ sở thực tế chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng, huấn
luyện bộ đội, đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị cho những chiến dịch tiến công mới.
Để thực hiện được tinh thần Nghị quyết Đảng ủy Quân đoàn: việc tổ chức Quân đoàn
không phải là con số cộng về sức mạnh chiến đấu mà phải là cấp số nhân, nên Quân
đoàn rất coi trọng việc xây dựng và huấn luyện, trước hết là cơ quan quân đoàn. Bởi vì,
như trên đã nói, cơ quan quân đoàn một phần rút từ cơ quan Quân khu Trị - Thiên sang
(chủ yếu là cán bộ B5 cũ), một bộ phận do Bộ bổ sung vào, trình độ năng lực không
đều, nhất là trình độ tác chiến hiệp đồng, tác phong công tác. Ngay sau lúc ổn định tổ
chức, Quân đoàn đã tổ chức lớp tập huấn, huấn luyện chiến dịch cho cơ quan. Tuy thời
gian ngắn, nhưng qua học tập đã nâng lên được một bước về trình độ của một cơ quan
cấp chiến dịch.
Đi đôi với huấn luyện cơ quan, Quán đoàn coi trọng việc chuyển hướng huấn luyện
cho các đơn vị theo yêu cầu mới là tác chiến trong đội hình Quân đoàn nhằm nâng cao
trình độ tác chiến tập trung binh chủng hợp thành. Quân đoàn tranh thủ tổ chức một số
cuộc diễn tập tác chiến binh chủng hợp thành quy mô vừa và lớn mà nổi lên là cuộc
diễn tập thực binh cấp sư đoàn có xe tăng, pháo binh tham gia ở điểm cao 241. Cùng
với việc tổ chức cho cán bộ xuống các đơn vị đang chiến đấu để học tập kinh nghiệm,
Quân đoàn đã kịp thời đúc rút kinh nghiệm của các đơn vị ở phía trước để phổ biến học
tập cho các lớp tập huấn, các trường; thực hiện đúng phương châm kết hợp chặt chẽ
giữa chiến đấu và xây dựng.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại của năm 1974, Quân đoàn đã liên tiếp mở 2
lớp tập huấn quân sự, chính trị cho cán bộ trung cấp và cao cấp. Trường Quân chính
Quân đoàn vừa thành lập ngày 19 tháng 10 năm 1974 cũng khẩn trương chiêu sinh, bổ
túc, đào tạo cán bộ đại đội khoá đầu tiên. Trường Hậu cần Quân đoàn nhanh chóng
kiện toàn và triển khai đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật. Các sư đoàn,
lữ đoàn tiến hành tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ đại đội, tiểu đoàn, bồi dưỡng cán bộ
trung đội và triển khai việc đào tạo cán bộ tiểu đội, khẩu đội. Đồng thời với việc kiện
toàn tổ chức và bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, Quân đoàn còn tổ chức huấn
luyện kỹ thuật, chiến thuật cho bộ đội. Công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng
được đề cập cụ thể và có kế hoạch tiến hành tỉ mỉ, sát với nhiệm vụ. Quân đoàn còn
kịp thời triển khai cuộc vận động rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp, tác phong chính
quy và nâng cao sức mạnh chiến đấu. Cuộc vận động được cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng
sôi nổi.
Qua huấn luyện, học tập kinh nghiệm thực tế và qua diễn tập, cán bộ, chiến sĩ thêm tin
tưởng vào sức mạnh của tác chiến hiệp đồng binh chủng; mối quan hệ hiệp đồng giữa
cơ quan các cấp giữa bộ binh và binh chủng, giữa các lực lượng chiến đấu và lực lượng
bảo đảm chiến đấu càng thêm chặt chẽ.
Cùng với đẩy mạnh nhịp độ huấn luyện, việc chuẩn bị chiến trường mà công tác hàng
đầu là chuẩn bị mạng đường chiến dịch được tiến hành rất khẩn trương. Đây là một
vấn đề rất quan trọng bảo đảm cho Quân đoàn có thể phát huy sức mạnh chiến đấu
binh chủng hợp thành, thực hiện thắng lợi yêu cầu đánh to, thắng lớn.
Trong các tháng cuối năm 1974, ngoài những tuyến đường đã được mở từ trước và
tuyến đường Đông Trường Sơn chạy từ Bắc vào Nam đang được các lực lượng công
binh cầu đường của Bộ thi công, các lực lượng của Quân đoàn cùng các lực lượng của
Quân khu Trị - Thiên đã tu sửa, nối dài, mở rộng, nâng cấp các con đường 71, 72, 73,
74.
Cũng trong thời gian này, lực lượng hậu cần Quân đoàn được điều chỉnh, sắp xếp lại
nhằm nâng cao tính cơ động và tính đồng bộ. Từ các cụm hậu cần mang tính chất cố
định ở từng khu vực, Quân đoàn tổ chức lại thành ba tiểu đoàn hậu cần đặt ở Ba Lòng
(Quảng Trị), A Sầu, Nam Đông (Thừa Thiên), sẵn sàng cơ động và phục vụ cho chiến
đấu và xây dựng của các đơn vị trên các hướng nam Quảng Trị; nam, bắc Thừa Thiên,
Quảng Đà và bắc Tây Nguyên. Lực lượng vận tải ô tô, vận tải bộ được củng cố và kiện
toàn. Hệ thống tổ chức thu dung, điều trị, thương binh, bệnh binh, an dưỡng được củng
cố, sắp xếp lại theo yêu cầu của nhiệm vụ tác chiến cơ động trên cơ sở tổ chức bảo
đảm chiến đấu ở Thượng Đức và chiến dịch K.18.
Càng gần đến ngày cuối cùng của năm 1974, guồng máy hậu cần Quân đoàn càng đi
vào hoạt động gấp rút. Các hệ thống kho tàng, trạm xưởng, các đội thu dung, đội điều
trị cơ động được đưa lên phía trước. Để đảm bảo có đủ lượng dự trữ vật chất cần thiết
cho cuộc chiến đấu sắp tới, đội ngũ thợ và nhân viên kỹ thuật của Quân đoàn với tinh
thần khắc phục khó khăn đã tiến hành sửa chữa 1.012 lần chiếc xe hỏng, nâng hệ số kỹ
thuật các loại xe kéo pháo, có thời kỳ lên tới 95 phần trăm; xe vận tải 85 phần trăm,
sửa chữa gần 10.000 khẩu súng và trang bị kỹ thuật các loại. Lực lượng vận tải cơ giới
và vận tải bộ ngày đêm bám đường, tranh thủ "tăng cân, tăng chuyến", chuyển hàng
nghìn tấn đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men, vật tư: trang bị vào tây Thừa
Thiên (chủ yếu là vận chuyển vào khu vục A Lưới).
Trên mặt trận hậu cần, nhiều gương sáng xuất hiện: chuẩn úy Trịnh Tiến Đức đã cùng
đồng đội phát huy sáng kiến, sửa chữa, dồn lắp được hàng chục xe, góp phần tăng
thêm phương tiện chuyên chở cho đơn vị. Là thợ sửa chữa xe nhưng khi cần Trịnh
Tiến Đức đã kiêm cả nhiệm vụ lái xe kéo pháo vào chiến trường1 (Chiến công của
Trịnh Tiến Đức gắn liền với chiếc xe BA-2786: năm 1954 đã kéo pháo cao xạ của tiểu
đoàn 7 vào tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ năm 1954 đến 1974, chiếc xe này
đã chạy trên 16 vạn kilômét kéo pháo hành quân huấn luyện và chiến đấu, mùa Xuân
năm 1975 lại kéo pháo của tiểu đoàn 7 trung đoàn 284 Sư đoàn 673 phòng không tham
gia chiến dịch Trị - Thiên, chiến dịch Đà Nẵng và cuộc hành quân thần tốc từ Đà Nẵng
vào Sài Gòn). Chiến sĩ Dương Đức Hiền, lá cờ đầu của lực lượng vận tải bộ, trong mỗi
chuyến đã gùi được 53 kilôgam hàng. Các chiến sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Đinh Văn
Lương, Hà Kim Cương, Hà Kim Tấn, Nguyễn Phương là những lái xe ưu tú, luôn luôn
dẫn đầu về năng suất vận chuyển, bảo đảm an toàn cho hàng hoá và phương tiện
chuyên chở...
Cùng với những thắng lợi quan trọng trong tác chiến ở phía trước, những thành công
trên mặt trận xây dựng, huấn luyện và tổ chức chuẩn bị chiến trường của cán bộ, chiến
sĩ đã tạo điều kiện cho Quân đoàn bước vào trận với một khả năng và chất lượng mới.
Giữa lúc toàn Quân đoàn đang sôi nổi chuẩn bị cho cuộc ra quân mùa xuân thì tại thủ
dô Hà Nội, Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10 năm
1974 và tháng 1 năm 1975 đã xem xét tình hình và ra nhiều nghị quyết lịch sử. Hội
nghị thống nhất nhận định: "Diễn biến cơ bản của tình hình trong gần 2 năm qua rõ
ràng là ta đang ở thế thắng, thế đi lên, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua,
thế đi xuống, thế bị động và khó khăn; chiều hướng này không thể đảo ngược dược.
Những chỗ mạnh của địch là tạm thời, chứa đầy mâu thuẫn bên trong... chúng suy yếu
một cách toàn diện với nhịp độ ngày càng tăng... So sánh lực lượng địch-ta, trên phạm
vi cả nước cũng như trên chiến trường miền Nam đã có những chuyển biến cơ bản, rõ
rệt có lợi cho cách mạng, ta mạnh hơn địch"1 (Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
năm 1954-1975 - Những sự kiện quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1980, tr. 280, 281).
“Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn; chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ
về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, để tiến tới hòa bình thống
nhất Tổ quốc”2 (Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1954-1975 - Những sự
kiện quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr. 280, 281).
Trên cơ sở phân tích đúng đắn, khoa học đó, Hội nghị quyết định: "Động viên nỗ lực
lớn nhất của toàn đảng toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, trong thời gian 1975-1976,
đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao
làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam
theo hướng có lợi cho ta, tiến hành rất khẩn trương và chuẩn bị mọi mặt, tạo điều kiện
chín muồi, tiến hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa tiêu diệt và làm tan rã ngụy
quân, đánh đổ ngụy quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay
nhân dân"3 (Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1954-1975 - Những sự kiện
quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr. 280, 281). Đồng thời Hội
nghị nhấn mạnh: ngoài kế hoạch chiến lược cơ bản hai năm 1975-1976, phải ra sức
chuẩn bị mọi mặt để khi thời cơ lịch sử đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức tập
trung lực lượng của cả nước giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975"4 (Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1954-1975 - Những sự kiện quân sự, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr. 280, 281).
Thực hiện quyết tâm chiến lược và giai đoạn đầu "Kế hoạch hai năm giải phóng miền
Nam" của Bộ Chính trị, chiến trường Tây Nguyên được chọn là hướng chiến trường
chủ yếu, trong đó, Buôn Ma Thuột là trận mở đầu then chốt.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng lớn lao của trận mở đầu trên hướng chiến trường chủ
yếu, Bộ Chính trị Trung ương Đảng cử Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến
Dũng vào trực tiếp chỉ huy.
Cũng như các chiến trường khác trên toàn miền Nam, chiến trường Trị - Thiên - Huế
được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chỉ đạo rất chặt chẽ trong suốt quá trình
chuẩn bị chiến dịch.
Ngay từ tháng 10 năm 1974, Quân ủy Trung ương đã triệu tập Thường vụ Khu ủy Trị -
Thiên ra Hà Nội báo cáo tình hình và nhận nhiệm vụ chiến đấu năm 1975. Sau khi
phân tích mọi mặt tình hình chung ở miền Nam và ở Trị - Thiên, các đồng chí thay mặt
Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cụ thể cho chiến trường Trị - Thiên trong năm
1975 là phải "đánh bại về cơ bản kế hoạch "bình định" của địch, tạo ra ở Trị - Thiên
một tình thế mới có ý nghĩa quyết định để chuẩn bị cho năm 1976 giải phóng hoàn toàn
Trị - Thiên - Huế”.
Về phương châm chỉ đạo tác chiến, Quân ủy Trung ương chỉ thị: "Ở Trị - Thiên-Huế
phải tiến hành một chiến dịch tổng hợp cả về chính trị và quân sự, bằng lực lượng của
cả chủ lực của Bộ, của quân khu, phồl hợp chặt chẽ giữa ba thứ quân, ba mũi giáp
công... nhằm tiêu diệt và làm tan rã một phần quan trọng sinh lực địch, diệt gọn từng
tiểu đoàn, trung đoàn của chúng, tạo điều kiện đánh bại về cơ bản kế hoạch "bình định"
của địch ở đồng bằng, giải phóng phần lớn nhân dân...".
Sau khi nhận được chỉ thị của cấp trên, Thường vụ Khu ủy Trị - Thiên đã thông báo
nhiệm vụ mới của chiến trường Trị - Thiên cho Thường vụ Đảng ủy Quân đoàn 2.
Nhận được thông báo đó, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã có những
cuộc trao đổi, nghiên cứu nhiệm vụ của chiến trường mà Quân đoàn đã đứng chân và
dự kiến những nhiệm vụ Quân đoàn có thể được giao. Các đồng chí trong Thường vụ
Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn đều thống nhất nhận định, nếu trong chiến dịch, Quân
đoàn được giao nhiệm vụ đánh địch ở khu vực tây nam Thừa Thiên (đường số 14) sẽ
có nhiều thuận lợi hơn tác chiến ở khu vực tây bắc Thừa Thiên (đường số 12).
Tháng 11 năm 1974, đồng chí Tham mưu trưởng Quân đoàn được triệu tập ra Bộ để
nghe đồng chí Lê Ngọc Hiền - Phó Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp hướng dẫn kế
hoạch tác chiến năm 1975 của Quân đoàn. Trước khi lên đường nhận kế hoạch tác
chiến của Bộ, đồng chí Tham mưu trưởng được đồng chí Tư lệnh Quân đoàn trao đổi
lại dự kiến của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn về phương hướng tác
chiến của Quân đoàn.
Theo kế hoạch của Bộ trong mùa xuân năm 1975, Quân đoàn mở một chiến dịch quy
mô vừa trên hướng đường số 12 và khu vực bắc đường số 12 (tây bắc Huế), nhằm tiêu
diệt một bộ phận sinh lực địch, kìm giữ, giam chân, thu hút lực lượng cơ động chiến
lược của chúng càng nhiều, càng lâu càng tốt; phối hợp với đòn tiến công chiến lược
của quân ta ở Tây Nguyên và phối hợp với các lực lượng của Quân khu Trị - Thiên,
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đánh địch năm 1975 mà Quân ủy Trung ương và Bộ đã
giao cho toàn mặt trận.
Qua hướng dẫn của Bộ Tổng Tham mưu, đồng chí Tham mưu trưởng Quân đoàn báo
cáo lại tình hình trên chiến trường và đề nghị Bộ nghiên cứu hướng tác chiến chiến
dịch vì đường số 12 địch hết sức chú ý đề phòng và tăng cường phòng thủ. Đánh ở
hướng này phải đột phá nhiều, đường sá chưa thông, cơ động khó khăn và nếu có thời
cơ thì không thể phát triển nhanh được. Nhưng đồng chí Lê Ngọc Hiền nói: đây là ý
kiến thống nhất của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu. Trở lại chiến trường, lúc về đến
cơ quan quân đoàn, đồng chí Tham mưu trưởng báo cáo lại với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh
Quân đoàn chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu. Đồng chí Hoàng Văn Thái - Tư lệnh Quân
đoàn và các đồng chí trong Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân đoàn cũng rất băn khoăn với
việc chọn hướng chiến dịch (khu vực đường số 12) nhưng đây là ý kiến của trên nên
Quân đoàn phải chấp hành nghiêm chỉnh.
Căn cứ vào mệnh lệnh trên, trong các tháng 11, 12 năm 1974 và tháng 1 năm 1975,
cùng với Quân khu Trị - Thiên, Quân đoàn tiến hành bổ sung kế hoạch chuẩn bị chiến
trường ở khu vực đường số 12 và trên các hướng quan trọng khác.
Cuối tháng 1 năm 1975, công tác chuẩn bị chiến dịch cơ bản hoàn thành. Một kế hoạch
phối hợp tác chiến của Quân đoàn và các lực lượng vũ trang Quân khu Trị - Thiên đã
được xây dựng. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 cùng Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên được
triệu tập ra Hà Nội báo cáo trực tiếp với Bộ.
Nhưng ngay trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, những băn khoăn về hướng tác chiến
chiến dịch cứ lớn dần lên trong suy nghĩ của tập thể Đảng ủy, Bộ Tư lệnh và cơ quan
tham mưu Quân đoàn, vì như trên đã nói, ở đường số 12 địch phòng ngự mạnh và dịa
hình phức tạp; ta mở cuộc tiến công vào hướng này sẽ khó phát triển khi có thời cơ giải
phóng toàn bộ địa bàn.
Trong chiến tranh, vấn đề sử dụng, bố trí lực lượng thích hợp tạo nên thế trận hiểm hóc
với lực lượng không chiếm ưu thế, tạo thành sức mạch áp đảo địch ở nơi xung yếu nhất
của chúng, vẫn có thể nhanh chóng đẩy địch vào thế lúng túng, bị động. Vấn đề chọn
hướng tiến công chính xấc cho từng chiến dịch có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nhìn lại tình hình địch ở miền Nam cho tới trước mùa xuân 1975, địch có 1.351.000
quân, trong đó có 495.000 quân chủ lực, 475.000 quân địa phương, 381.000 phòng vệ
dân sự có vũ trang, gồm 13 sư đoàn chủ lực, 18 liên đoàn biệt động. Chúng bố trí lực
lượng tập trung mạnh ở hai đầu (tức là vùng Trị - Thiên và vùng Sài Gòn-Gia Định).
Ở địa bàn quân khu 1 của địch (gồm Trị - Thiên-Huế và Đà Nẵng) chúng để tới 5 sư
đoàn chủ lực (trong đó có hai sư đoàn thuộc lực lượng tổng dự bị), 4 liên đoàn biệt
động quân, 21 tiểu đoàn và một số đại đội, trung đội pháo gồm 418 khẩu, 5 thiết đoàn
và 6 phi đội xe tăng thiết giáp gồm 449 xe, một sư đoàn không quân gồm 96 máy bay
chiến đấu và một bộ phận khá lớn lực lượng hải quân. Ở vùng Trị - Thiên - Huế, chúng
còn có 2 liên đoàn và 21 đại đội bảo an, 319 trung dội dân vệ, 34.550 lính phòng vệ
dân sự. Tổng số lực lượng vũ trang và cảnh sát của địch ở vùng này khoảng 10 vạn tên.
Lực lượng tập trung dày đặc tới mức so với dân số thì cứ một tên lính trên bảy người
dân vùng chúng kiểm soát.
Với quân số đông và khối lượng binh khí kỹ thuật lớn như vậy, tướng Ngô Quang
Trưởng - tư lệnh quân đoàn 1 và quân khu 1 đã bố trí lực lượng quân đội Sài Gòn ở địa
bàn Trị - Thiên - Huế theo từng khu vực phòng ngự:
Khu vực Quảng Trị - Mỹ Chánh có hai lữ đoàn 258 và 369 lính thủy đánh bộ, liên đoàn
913 bảo an, trung đoàn 17 thiết giáp.
Khu vực Mỹ Chánh-bắc Huế có lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ, trung đoàn 20 thiết
giáp, căn cứ pháo binh Đồng Lâm và một số tiểu đoàn bảo an.
Khu vực tây bắc Huế có trung đoàn 51 (sư đoàn 1 bộ binh).
Khu vực tây nam Huế vào đến Phú Lộc có các trung đoàn 1, 3, 54 của sư đoàn 1 bộ
binh, liên đoàn 15 biệt động quân trung đoàn 17 thiết giáp và một số tiểu đoàn bảo an.
Ở cửa Thuận An có tiểu đoàn 106 hải quân, các duyên đoàn số 11, 12 và hai giang
đoàn số 60, 92; giang đoàn số 32 đóng ở bến Toà Khâm, Huế.
Khu vực từ Phú Lộc đến đèo Hải Vân (giáp Quảng Nam-Đà Nẵng), có lữ đoàn 2 dù,
liên đoàn 914 bảo an.
Ở cửa Tư Hiền có một số giang đoàn của hải quân địch.
Sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 1 của địch do tướng Lâm Quang Thi - phó tư lệnh
quân đoàn 1 phụ trách đóng trong thành phố Huế.
Nghiên cứu cách bố trí lực lượng của địch trên chiến trường, Bộ Tư lệnh và cơ quan
tham mưu Quân đoàn thất có những điểm đáng chú ý là: trong tổ chức phòng ngự, đối
phương đã lấy trung đoàn hoặc đơn vị tương đương cấp trung đoàn làm trụ cột và tập
trung vào ba khu vực trọng điểm: Quảng Trị, Huế, trục đường số 1. Tuy tổ chức phòng
ngự theo khu vực nhưng vì phải lo đối phó với lực lượng chủ lực ta, nên địch tập trung
phòng ngự chủ yếu ở vòng ngoài thành tuyến theo hình vòng cung từ Thạch Hội đến
bắc Thành cổ Quảng Trít qua động ông Do, điểm cao 367, 300, Cổ Bi, núi Gió, Sơn
Na, Chúc Mao, Mỏ Tàu, điểm cao 224, 303, dãy Kim Sắc, các điểm cao 520, 560, 494,
363..., để bảo vệ các khu vực trọng điểm ở phía trong, nhất là Huế và vùng nông thôn
đồng bằng.
Trên hướng Quảng Trị và tây bắc Huế, nơi tiếp giáp với vùng giải phóng Quảng Trị và
nối liền với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hệ thống phòng ngự của địch vững chắc hơn. Ở
đây, chúng đưa hầu hết lực lượng bảo an ra phòng ngự vòng ngoài và cho các lữ đoàn
lính thủy đánh bộ lùi vào bên trong làm lực lượng cơ động. Sau này, qua các tài liệu
thu được của địch, Quân đoàn còn biết thêm: để sẵn sàng đối phó với các cuộc tiến
công lớn của ta từ hướng bắc-tây bắc Huế, quân đoàn 1 của địch đã lập sẵn một kế
hoạch phòng ngự được gọi là kế hoạch "trì hoãn chiến” với ba giai đoạn: giai đoạn 1
tập trung phòng ngự ở tuyến sông Thạch Hãn (địch gọi là tuyến đen); giai đoạn 2, nếu
không chống đỡ nổi cuộc tiến công của ta trên tuyến đen thì chúng lui về phòng ngự
tuyến sông Mỹ Chánh (địch gọi là tuyến đỏ), và nếu cả tuyến đỏ cũng bị ta chọc thủng,
chúng sẽ co về cố thủ ở tuyến sông Bồ (địch gọi là tuyến xanh) từ Lại Bằng, An Lỗ về
ngã ba Sình (cách Huế chừng 20 kilômét).
Còn trên hướng nam và tây nam Huế, hệ thống phòng ngự của địch có sơ hở hơn. Tuy
nhiên, quân địch vẫn biết đây là khu vực rất hiểm yếu đối với chúng. Nếu bị lực lượng
lớn của ta đánh chiếm địa bàn tây nam Huế, chúng sẽ bị chia cắt về chiến lược và lực
lượng của chúng ở Trị - Thiên - Huế sẽ bị bao vây cô lập. Nhưng chúng không tin rằng
ta có thể đưa lực lượng và binh khí kỹ thuật vượt qua những vùng rừng núi hiểm trở
vào tổ chức đánh lớn ở vùng này.
Cuối năm 1974, sau trận bị thua đậm ở khu vực Mỏ Tàu và điểm cao 303, sư đoàn 1 cố
sức phản kích chiếm lại các vị trí đã mất và tăng cường tổ chức phòng ngự khu vực tây
nam Huế, nhất là trên hướng đường số 14. Song do những nhận định chủ quan trên,
địch vẫn chú trọng phòng ngự hướng bắc và tây bắc Huế hơn là hướng nam và tây nam
Huế. Ở hướng tây nam Huế chúng rải chủ lực ra phòng ngự ở vòng ngoài, tập trung ra
phòng ngự ở Mỏ Tàu, điểm cao 303, dãy Kim Sắc, động Truồi và chốt giữ các đoạn
đường giao thông quan trọng từ Lăng Cô đến Đá Bạc. Hệ thống phòng ngự của chúng
không có chiều sâu và thiếu chặt chẽ.
Như vậy, nếu Quân đoàn tiến công theo hướng đường số 12 thì sẽ đánh vào nơi có lực
lượng mạnh và đã chú ý đề phòng. Trong khi đó, về so sánh lực lượng giữa ta và địch
trên chiến trường, kể cả lực lượng của Quân đoàn và Quân khu Trị - Thiên cộng lại vẫn
chưa tạo được ưu thế trội hơn địch. Thậm chí, nếu tính theo đầu các đơn vị bộ binh và
hoả lực, lực lượng ta còn ít hơn lực lượng địch. Một bộ phận quan trọng lực lượng tác
chiến cơ bản của Quân đoàn lại được Bộ điều đi làm nhiệm vụ trên các chiến trường
khác. Sư đoàn 304 và trung đoàn 3 Sư đoàn 324 đang tiếp tục làm nhiệm vụ ở Thượng
Đức. Trung đoàn 95 Sư đoàn 325, cũng vừa được Bộ điều vào Tây Nguyên tham gia
trận đánh then chốt ở Buôn Ma Thuột. Thực tế Quân đoàn chỉ còn sử dụng năm trong
số chín trung đoàn bộ binh theo biên chế. Trong lúc đó, hai trung đoàn còn lại của Sư
đoàn 325 còn phải bố trí phòng ngự ở tuyến giáp ranh từ động ông Do đến đường số
71.
Trước tình hình đó, qua suy nghĩ, cân nhắc, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn nhất trí
rằng: phương hướng tốt nhất để phát huy hiệu lực tác chiến của Quân đoàn trong chiến
dịch sắp tới là tập trung toàn bộ lực lượng hiện có vào khu vực tây nam Thừa Thiên
(khu vực đường số 14), tiến công theo dọc sông Truồi (tả và hữu ngạn) ra đường số 1.
Đối tượng chủ yếu là trung đoàn 54 của địch bố trí trên khu điểm cao núi Bông, núi
Nghệ; các điểm cao 224, 273, 303; vùng Mỏ Tàu...
Trên thực tế, tiến công chủ yếu trên hướng này là hướng hiểm yếu và bất ngờ đối với
địch. Khi thời cơ lớn xuất hiện, ta có thể nhanh chóng chiếm đường số 1, chia cắt Huế
- Đà Nẵng, hình thành thế bao vây cô lập địch ở Trị - Thiên - Huế cũng như ở Đà
Nẵng. Do đó Quân đoàn cùng các lực lượng Quân khu Trị - Thiên chẳng những hoàn
thành được nhiệm vụ đẩy mạnh tiến công địch, phối hợp chiến trường, mà còn tạo
được những điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiếp theo.
Tuy vậy trong trường hợp xuất hiện thời cơ lớn, mà hướng đường số 12 chưa giải toả
được thì việc phát triển lực lượng trên hướng chủ yếu cũng có hạn chế vì việc bảo đảm
hậu cần, đường sá rất khó khăn. Mặt khác, việc thay đổi hướng tiến công chủ yếu sẽ
làm đảo lộn toàn bộ kế hoạch chuẩn bị của Quân đoàn vì mọi công tác chuẩn bị đã
triển khai trên hướng đường số 12. Quân đoàn sẽ phải tiến hành từ đầu công tác chuẩn
bị chiến trường trên hướng mới, đặc biệt là phải mở thêm một số cung đường quan
trọng để đưa binh khí, kỹ thuật nặng vào mặt trận. Trong khi đó, thời gian chuẩn bị
chiến dịch còn lại rất ngắn ngủi.
Tin tưởng vào khả năng của toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và sự phối hợp, giúp
đỡ tích cực của các lực lượng địa phương, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn nhất trí đề
nghị Bộ cho phép Quân đoàn chuyển hướng tiến công chủ yếu từ tây bắc Thừa Thiên
(khu vực đường số 12) về tây nam Thừa Thiên (khu vực đường số 14) và tập trung
toàn bộ lực lượng của Quân đoàn vào hướng đó. Chủ trương mới của Đảng ủy, Bộ Tư
lệnh Quân đoàn được Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên hoàn toàn tán thành.
Đầu tháng 2 năm 1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên
ra Hà Nội thông qua quyết tâm chiến dịch. Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Hữu An –
nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu Trị - Thiên vừa đi học ở Liên Xô về
và được cấp trên bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 2, cũng tham gia đoàn của Bộ Tư
lệnh Quân đoàn 2 và Quân khu Trị - Thiên ra Hà Nội báo cáo. Trong cuộc họp ở Bộ
Tổng Tham mưu, sau khi báo cáo quyết tâm, kế hoạch tác chiến chiến dịch của Quân
đoàn theo phương án cũ, Tham mưu trưởng Quân đoàn đã báo cáo những suy nghĩ về
chọn hướng, sử dụng lực lượng tiến công và ý kiến đề nghị của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh
Quân đoàn.
Qua hai ngày trao đổi, phân tích và tranh luận khá sôi nổi kết hợp với ý kiến chỉ đạo
của đồng chỉ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Tổng Tham
mưu trưởng Văn Tiến Dũng, cuộc họp đã đi đến thống nhất là cần chuyển hướng chủ
yếu của chiến dịch xuống tây nam Huế. Lúc báo cáo thông qua quyết tâm trước Quân
ủy Trung ương, đồng chí Trung tướng Lê Trọng Tấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng
trình bày: chỉ còn băn khoăn là thời gian quá gấp, phải hết sức khẩn trương chuẩn bị
mới kịp thời gian nổ súng phối hợp chiến trường.
Trong quá trình thông qua quyết tâm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân ủy
Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng luôn nhắc nhở Quân khu và Quân đoàn phải
chuẩn bị hai kế hoạch, kế hoạch 2 năm và kế hoạch lúc có thời cơ. Thời cơ có thể là ở
chiến trường khác, hoặc cũng có thể tại chiến trường Trị - Thiên tạo nên. Vì vậy, mặc
dù Quân đoàn 2 ra quân lần này chỉ có năm trung đoàn bộ binh, nhưng vẫn phải chuẩn
bị thật tốt cả hái phương án.
Để thống nhất lãnh đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng chủ lực
và địa phương trên chiến trường Trị - Thiên, được sự ủy nhiệm của Bộ Chính trị Trung
ương Đảng, Thường trực Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận
gồm một số đồng chí trong Thường vụ Khu ủy, Quân khu ủy Trị - Thiên và Thường vụ
Đảng ủy Quân đoàn 2. Đồng chí Lê Tự Đồng - Bí thư Khu ủy được cử giữ chức Bí thư
Đảng ủy mặt trận. Riêng về mặt chỉ huy, không tổ chức Bộ Chỉ huy mặt trận; Bộ Tổng
Tư lệnh và Bộ Tổng Tham mưu sẽ trực tiếp chỉ đạo Quân đoàn và Quân khu thực hiện
chiến dịch.
Được sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, việc
giải quyết chính xác vấn đề sử dụng lực lượng, vấn đề chọn hướng công kích trọng
điểm của mặt trận, ngay từ quá trình phối hợp xây dựng kế hoạch tác chiến chiến dịch
là một trong những tiền đề quan trọng quyết định thắng lợi của chiến dịch Trị - Thiên,
đặc biệt là khi thời cơ giải phóng hoàn toàn Huế, Đà Nẵng xuất hiện.
Cuộc chuẩn bị ra quân của Quân đoàn 2 diễn ra vô cùng khẩn trương, sôi nổi. Tết
Nguyên đán sắp tới mà thời gian chuẩn bị cho chiến dịch chỉ vẻn vẹn còn có 30 ngày.
Để tranh thủ thời gian, ngay sau cuộc họp ở Bộ Tổng Tham mưu, về đến cơ quan quân
đoàn, đồng chí Phó chính ủy, Phó bí thư Đảng ủy Quân đoàn đã triệu tập các đảng ủy
viên còn lại ở đơn vị họp phiên bất thường. Đồng chí Tham mưu trưởng Quân đoàn
truyền đạt lại ý kiến thông qua quyết tâm của Bộ và những chỉ thị của Quân ủy Trung
ương. Quán triệt chỉ thị mới, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân đoàn nhanh chóng hạ quyết
tâm sơ bộ và bàn ngay chủ trương triển khai thực hiện. Trước mắt, tổ chức một đoàn
cán bộ đi chuẩn bị chiến trường, đồng thời các đơn vị phải gấp rút bổ sung chấn chỉnh,
kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh huấn luyện và tranh thủ cho bộ đội ăn Tết trước khi hành
quân vào địa bàn chiến dịch.
Vào đến cơ quan chỉ huy Sư đoàn 324 ở A Lưới, đồng chí Phó Tư lệnh Quân đoàn tổ
chức cuộc họp nghe đồng chí Tham mưu trưởng Quân đoàn truyền đạt lại ý kiến, chỉ
thị của trên và tiến hành việc dự thảo phương án tác chiến chiến dịch. Qua hai ngày
dân chủ thảo luận, một phương án tác chiến thống nhất đã hình thành. Trên cơ sở đó,
cơ quan Tham mưu Quân đoàn triển khai kế hoạch đi trinh sát chiến trường; đồng thời,
đồng chí Phó Tư lệnh Quân đoàn cũng chỉ thị ngay cho chủ nhiệm công binh tổ chức
điều động lực lượng vào A Lưới, sẵn sàng triển khai làm đường cơ động của chiến
dịch.
Do thời gian chuẩn bị gấp, các kế hoạch trinh sát chiến trường mới, làm đường, vận
chuyển lương thực, đạn dược và chuyển quân vào khu vực tập kết chiến dịch được tiến
hành dồn dập, xen kẽ, nối tiếp nhau, với tinh thần tranh thủ từng giờ, từng phút. Thời
gian lúc này là sức mạnh. Nhiều cán bộ chiến sĩ bỏ cả ăn Tết Nguyên đán. Đoàn cán bộ
của cơ quan quân đoàn và các Sư đoàn 324, 325 đi chuẩn bị chiến trường đón giao
thừa ngay trên đỉnh động Truồi. Sau ba ngày trinh sát thực địa, tại Vũng Tròn, đồng chí
Phó Tư lệnh cùng với chỉ huy các đơn vị thống nhất phương án tác chiến và ra lệnh
tiến hành ngay việc làm đường từ Pê Lung vào giáp đường 74 cũ và đường từ Vũng
Tròn vào khe Truồi (đường 10C) bảo đảm triển khai các trận địa pháo của Sư đoàn 325
sẵn sàng nổ súng được ngay từ lúc đầu Quân đoàn bước vào chiến đấu.
Sau khi giao nhiệm vụ cho các đơn vị, đồng chí Phó Tư lệnh Quân đoàn trở về cơ quan
họp Đảng ủy thông qua quyết tâm lần cuối. Đồng chí Nguyễn Hữu Đoá - trưởng phòng
tác chiến được cử ở lại Vũng Tròn để đôn đốc các đơn vị triển khai chuẩn bị chiến
trường. Thời gian này máy bay địch đã oanh tạc Vũng Tròn, nhưng Bộ Tư lệnh Quân
đoàn nhận định có thể địch phát hiện có người đi lại và ném bom. Còn kế hoạch tác
chiến mới của ta chìa thể bị lộ. Vì thế Bộ Tư lệnh Quân đoàn quyết định vẫn đẩy mạnh
công tác chuẩn bị và chỉ thị cho các đơn vị phải có các biện pháp cần thiết để đảm bảo
bí mật.
Trung tuần tháng 2, Sư đoàn 324 rời khỏi hậu cứ A Lưới, hành quân vào vị trí tập kết
chiến dịch ở khu vực Vũng Tròn. Cũng thời gian đó, Sư đoàn 325 tiến hành bàn giao
khẩn trương khu vực phòng ngự cho các lực lượng của Quân khu Trị - Thiên, cùng các
đơn vị binh chủng và cơ quan quân đoàn khẩn trương rời khỏi vùng giải phóng Quảng
Trị tiến vào tây nam Thừa Thiên. Lực lượng xe tăng và pháo binh tầm xa, theo chỉ thị
của cấp trên chưa tham gia đợt đầu chiến dịch, nhưng Bộ Tư lệnh Quân đoàn vẫn gấp
rút cho tập trung và cơ động vào đứng chân ở A Lưới để sẵn sàng bước vào chiến đấu
khi thời cơ đến. Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 vẫn ở lại vùng giải phóng Quảng Trị nhưng
cũng luôn ở tư thế sẵn sàng cơ động khi có lệnh.
Ra trận luôn là niềm vui, là những phút giây nung nấu, háo hức quyết lập chiến công
của người chiến sĩ. Hoà giữa dòng người, sửng đạn nặng vai đang gấp rút tiến về phía
Nam là những đoàn chiến xa, những đoàn xe kéo pháo phủ kín lá ngụy trang, những ô
tô vận tải chở đầy đạn, gạo. Bộ đội công binh và bộ binh đã phải cải tạo và làm mới
hàng chục kilômét đường rừng cho xe cơ giới. Ở những đoạn đường lầy lội, khó đi, cơ
quan Tham mưu Quân đoàn đều bố trí lực lượng để giúp xe, pháo và các đoàn ô tô vận
tải chống lầy. Công binh mở đường thông tới đâu, đạn, gạo, xe, pháo chuyển theo đến
đó... Quyết tâm, ý chí chiến đấu và niềm tin vào thắng lợi đã tăng thêm sức mạnh cho
cán bộ, chiến sĩ vượt qua những khó khăn, nhiều khi tưởng chừng không thể khắc phục
nổi. Việc phải chuyên chở một khối lượng lớn vũ khí đạn dược, lương thực vào vùng
rừng núi tây nam Huế (khu vực có lượng mưa lớn nhất trong cả nước ta) lúc mùa mưa
chưa hết là thử thách lớn trước mắt đối với Quân đoàn, nhưng cán bộ chiến sĩ Quân
đoàn đã vượt qua thử thách một cách thắng lợi Lực lượng của Quân đoàn với sự giúp
đỡ của Quân khu Trị-Thiên đã huy động khả năng tối đa, ngày đêm lao động trên mặt
đường. Kết quả đến cuối tháng 2 đầu tháng 3, ta đã hoàn thành việc mở một con đường
đất bảo đảm cho cơ giới đi lại trong mùa mưa, nối với đường số 14, làm mới 100
kilômét đường nhánh chạy qua các ngọn đồi xung quanh động Truồi, mở đường cả hai
bên tả ngạn và hữu ngạn sông Truồi, dọc theo dãy núi Kim Sắc, bảo đảm cho Sư đoàn
325 vào tập kết, triển khai tiến công, sẵn sàng cơ động ra cắt đường số 1 khi có thời cơ.
Tới đầu tháng 3 năm 1975, khi Sư đoàn 324 tiến vào chiếm lĩnh bàn đạp tiến công, sẵn
sàng nổ súng mở màn chiến dịch thì lượng hậu cần Quân đoàn cũng đã cơ bản đưa đủ
lượng dự trữ vật chất tối thiểu vào Nam Đông, động Truồi, bảo đảm tác chiến giai đoạn
đầu cho Sư đoàn 324 và xây dựng thành căn cứ hậu cần chiến dịch.
Cùng với việc triển khai công tác trinh sát nắm địch, xây dựng phương án tác chiến...,
cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 324 có sự phối hợp của tiểu đoàn 1 Lữ đoàn 219 công binh đã
mở 10 kilômét đường qua các điểm cao 1048, 654, và tổ chức dùng sức người kéo
pháo của trung đoàn 78 pháo binh lên động Truồi xây dựng trận địa. Sư đoàn 325 cũng
dùng sức người kéo hàng chục khẩu pháo lớn vượt lên các dốc trung bình 20 độ, có
chỗ dốc tới 40 độ, dưới trời mưa và trong tầm đại bác địch, lên chiếm lĩnh các trận địa
pháo bắn thẳng trên sườn dãy Lưới Cái cao 847 mét. Lữ đoàn 164 pháo binh được bộ
binh và công binh hỗ trợ đã đưa pháo tầm xa vào chiếm lĩnh trận địa an toàn hình
thành cụm pháo binh chiến dịch, chi viện cho bộ binh chiến đấu trên các hướng bắc
đèo Hải Vân và nam Huế, sẵn sàng bắn chế áp các trận địa pháo và đánh phá hậu cứ
địch. Trung đoàn 284 Sư đoàn 673 phòng không đã đưa tiểu đoàn 7 vào bố trí ở đèo
Mụ Khâm sẵn sàng bảo vệ đội hình tiến công của Sư đoàn 324 trên hướng chủ yếu của
Quân đoàn. Tiểu đoàn 120 đã chuyển vào phồl thuộc chiến đấu với Lữ đoàn 164, bảo
vệ cụm pháo binh chiến dịch.
Trung tuần tháng 2 năm 1975, trong khi cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn đang khẩn trương
thực hiện công tác chiến dịch, Đảng ủy Quân đoàn họp mở rộng thông qua phương án
tác chiến chiến dịch, xác định quyết tâm cuối cùng. Một vấn đề nổi lên mà Đảng ủy đã
bàn bạc thảo luận rất kỹ là: làm cách nào để chỉ với thời gian chuẩn bị còn lại rất ngắn,
Quân đoàn vẫn kịp thời nổ súng đúng thời gian theo yêu cầu phối hợp chiến trường
(ngày nổ súng đánh địch của mặt trận Trị - Thiên đã được trên quy định là ngày 5
tháng 3 năm 1975)? Sử dụng lực lượng và cách đánh như thế nào để chỉ với 5 trung
đoàn bộ binh cùng các lực lượng binh chủng và bảo đảm có trong tay, Quân đoàn vẫn
hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ theo kế hoạch tác chiến khi có thời cơ? Qua cân nhắc
mọi mặt, Đảng ủy Quân đoàn quyết định trước mắt chưa thể đưa cả hai sư đoàn vào
chiến đấu cùng lúc, vì Sư đoàn 325 còn phải bàn giao khu vực phòng ngự Quảng Trị
cho đơn vị bạn; mặt khác, hậu cần chưa thể bảo đảm đủ, nên tập trung chuẩn bị cho Sư
đoàn 324 vào tác chiến trên hướng chủ yếu của Quân đoàn theo đúng yêu cầu hiệp
đồng thời gian nổ súng của chiến dịch. Sau đó sẽ chuyển sang chuẩn bị tốt cho Sư đoàn
325 bước vào chiến đấu trong đợt hai.
Ngày 21 tháng 2 năm 1975, tại sở chỉ huy Quân khu Trị - Thiên đặt ở khu vực Cốc Ba
Bó, Đảng ủy Mặt trận thông qua kế hoạch tác chiến chiến dịch và bàn kế hoạch hiệp
đồng giữa các lực lượng. Dự cuộc họp lần này, về phía Quân đoàn 2 có Thiếu tướng
Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn và Thiếu tướng Lê Linh - Chính ủy Quân đoàn.
Theo chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, trên chiến trường Trị -
Thiên - Huế, ta dự tính sẵn hai kế hoạch là kế hoạch cơ bản với những mục tiêu hạn
chế và một kế hoạch khi có thời cơ sẽ thực hiện giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế
trong năm 1975. Cụ thể là trong năm 1975, ta sẽ mở liên tiếp hai chiến dịch tổng hợp:
Chiến dịch thứ nhất - Chiến dịch Trị - Thiên (còn gọi là chiến dịch K.175).
Chiến dịch thứ hai - Chiến dịch Đà Nẵng.
Quyết tâm chung của mặt trận là: tập trung toàn bộ lực lượng của Quân đoàn và Quân
khu Trị - Thiên, đẩy mạnh tiến công tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch,
đánh bại về cơ bản kế hoạch "bình định" của chúng ở Trị - Thiên, giành 350 nghìn dân
ở nông thôn đồng bằng, phát động cao trào đấu tranh chính trị ở thành phố, đánh mạnh
vào kho tàng, hậu cứ của địch, triệt phá giao thông; tích cực tạo thời cơ và sẵn sàng
chớp thời cơ tiến lên giành thắng lợi lớn (kể cả giải phóng thành phố Huê).
Riêng trong chiến dịch K.175, thực hiện các yêu cầu:
- Ở đồng bằng, từ phá lỏng đến làm tan rã hệ thống kìm kẹp của địch, giành từ bảy tới
mười vạn dân, phát triển lực lượng vũ trang và chính trị địa phương, đưa cơ quan chỉ
huy xuống vùng sau.
- Ở vùng giáp ranh, tiêu diệt từ năm đến bảy tiểu đoàn địch (trong đó có một trung
đoàn bị diệt gọn), phá vỡ thế phân tuyến, mở rộng hành lang xuống đồng bằng, chiếm
lĩnh một số địa bàn có lợi, nhất là khu vực đường số 14, làm chủ khu vực điểm cao 303
- Mỏ Tàu, cắt đứt từng phần, tiến tới cắt đứt hoàn toàn giao thông vận chuyển chiến
lược của địch giữa hai thành phố Huế và Đà Nẵng; đồng thời tích cực thu hút, kiềm
chế lực lượng cơ động chiến lược của địch, phối hợp với mặt trận chính Tây Nguyên
và các chiến trường khác trên toàn miền.
- Khi có thời cơ, tung hết lực lượng ra tiến công giải phóng toàn bộ nông thôn, thực
hiện chia cắt chiến lược, bao vây uy hiếp thành phố Huế. Nếu có điều kiện, kết hợp
giữa tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế trong chiến dịch
K.175 hoặc trong chiến dịch tiếp sau.
Để thực hiện quyết tâm trên, chiến trường Trị - Thiên - Huế được chia làm năm khu
vực tiến công:
- Khu vực nam Quảng Trị.
- Khu vực bắc Thừa Thiên.
- Khu vực thành phố Huế và ven đô.
- Khu vực đồng bằng nam Thừa Thiên.
- Khu vực trên trục đường số 1 từ Ruồi đến đèo Hải Vân có nhiệm vụ đánh cắt giao
thông của địch.
Trọng điểm đánh "bình định", giành dân ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền (bắc
Huê), còn ở vùng tây nam Huế bao gồm huyện Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc là
khu vực trọng điểm quân sự, đồng thời cũng là khu vực trọng điểm đánh địch, giành
dân của toàn mặt trận.

Như vậy là trên chiến trường Trị - Thiên-Huế trong chiến dịch K.175 sẽ hình thành hai
mặt trận đồng bằng và giáp ranh. Hai mặt trận đó phối hợp chặt chẽ với nhau hỗ trợ và
thúc đẩy nhau phát triển. Mặt trận đồng bằng có nhiệm vụ trực tiếp đánh bại âm mưu
"bình định", kìm kẹp nhân dân của địch; mặt trận giáp ranh có nhiệm vụ đẩy mạnh tiến
công quân sự, tiêu hao, tiêu diệt, thu hút, kiềm chế địch, thiết thực hỗ trợ cho mặt trận
đồng bằng.
Quân đoàn 2 tập trung lực lượng đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu của chiến dịch từ
đường số 14 (điểm cao 303 - Mỏ Tàu) vào tới tây nam Phú Lộc.
Quân khu Trị - Thiên chủ yếu đảm nhiệm hướng phối hợp quan trọng ở đường số 12
(khu vực Chúc Mao, Sơn Na, Bình Điền, Hòn Vượn) và các hướng khác ở đồng bằng.
Hướng Quảng Trị vừa là một hướng phối hợp vừa là hướng nghi binh chiến dịch.
Căn cứ vào kế hoạch tác chiến chiến dịch, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 quyết
định:
Sư đoàn 324 (thiếu một trung đoàn) đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu của Quân
đoàn ở khu vực Mỏ Tàu - điểm cao 303.
Sư đoàn 325 (thiếu một trung đoàn) đảm nhiệm cánh phải của Quân đoàn, tiến công
đích chiếm các điểm cao (560, 520, 494, dãy Kim Sắc, ìàm bàn đạp cắt đứt đường số 1
từ nam Lương Điền vào đến bắc Phú Lộc.
Trung đoàn 9 bộ binh Sư đoàn 304 và trung đoàn 3 bộ binh Sư đoàn 324 là lực lượng
dự bị của Quân đoàn trong chiến dịch (trung đoàn 3 đang cùng Sư đoàn 304 làm nhiệm
vụ ở Thượng Đức, Quân đoàn đề nghị Bộ điều ra tây nam Huế trong giai đoạn một của
chiến dịch).
- Về chỉ tiêu diệt địch, Sư đoàn 324 có nhiệm vụ tiêu diệt từ hai đến ba tiểu đoàn địch
và đánh thiệt hại một số tiểu đoàn khác. Sư đoàn 325 có nhiệm vụ tiêu diệt hai tiểu
đoàn và đánh thiệt hại một số tiểu đoàn khác.
Do điều kiện chuẩn bị vật chất, chiến trường có nhiều khó khăn, được sự đồng ý của
Bộ Tổng Tham mưu, để kịp phối hợp với chiến trường chính (Tây Nguyên) và toàn
Miền, Quân đoàn sẽ sử dụng lực lượng với quy mô từ nhỏ đến lớn. Về thực hiện yêu
cầu nổ súng phối hợp chiến trường, Quân đoàn đã hiệp đồng với Quân khu Trị - Thiên,
cho hướng đường số 12 nổ súng đúng vào ngày Bộ đã quy định (ngày 5 tháng 3 năm
1975) để phối hợp với chiến trường toàn Miền, đồng thời để nghi binh, thu hút sự chú
ý của địch về hướng đường số 12. Sư đoàn 324 sẽ nổ súng vào ngày N+3 (ngày 8 tháng
3 năm 1975). Sư đoàn 325 sẽ nổ súng vào đầu đợt hai của chiến dịch (tức ngày 21
tháng 3 năm 1975).
Tư tưởng chỉ đạo chung cho các lực lượng tham gia chiến dịch là: "bí mật, bất ngờ, táo
bạo, chắc thắng, cơ động, linh hoạt; lấy tiêu diệt sinh lực địch làm chính, kết hợp với
tiêu diệt gọn từng đơn vị địch với làm tan rã lực lượng địch, vừa đánh vừa tích cực
chuẩn bị thêm, vừa chuẩn bị thêm vừa đánh; đánh từ nhỏ đến lớn, đánh dài hơi, càng
đánh càng mạnh; khi có thời cơ thì mạnh bạo phát triển tiến công cùng các lực lượng
của quân khu giành thắng lợi lớn".
Ngày 5 tháng 3 năm 1975 thực hiện nhiệm vụ phối hợp với chiến trường chính Tây
Nguyên, các trung đoàn 4, 6, 271 chủ lực quân khu. cùng bộ đội địa phương và dân
quân du kích Quảng Trị, Thừa Thiên bắt đầu nổ súng tiến công địch. Từ ngày 5 đến
ngày 7 tháng 3, lực lượng địa phương của Quân khu Trị - Thiên đã đánh nhỏ trên các
trục đường giao thông, đánh sập cầu An Lỗ, diệt xe cơ giới địch trên đèo Hải Vân, bao
vây uy hiếp địch ở tuyến giáp ranh các cao điểm 367, 325, động Ông Do), tập kích hoả
lực vào ấp 5, sân bay Phú Bài. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 3, các tiểu đoàn bộ đội chủ
lực và địa phương quân khu (tiểu đoàn 8 Quảng Trị, hai tiểu đoàn 4 và 10 Thừa Thiên,
hai tiểu đoàn 21 và 5 chủ lực quân khu), hai tiểu đoàn đặc công (tiểu đoàn 2 thành đội,
tiểu đoàn 3 quân khu) và 100 đội vũ trang công tác đã xuống đồng bằng Trị - Thiên
cùng các đội vũ trang địa phương (tổng cộng trên 2.500 tay súng) trong cả 6 huyện
đồng bằng, đồng loạt nổ súng đánh vào các chi khu, quận lỵ, phân chi khu, tiêu diệt
quận lỵ Mai Lĩnh, 11 phân chi khu và vũ trang tuyên truyền trên một diện rộng gồm 53
xã (150 thôn) với trên 200.000 dân.
Cùng thời gian đó, thực hiện nhiệm vụ nghi binh chiến dịch, bảo đảm cho Quân đoàn 2
chuyển toàn bộ lực lượng từ Quảng Trị vào tây nam Thừa Thiên, Bộ Tư lệnh Quân khu
tổ chức cuộc diễn tập tiến công có thực binh ở vùng giải phóng bắc Quảng Trị. Cuộc
diễn tập được bắt đầu ở khu vực Cửa Việt- Thanh Hội, sau chuyển dần lên khu vực Ái
Tử, Tích Tường, Như Lệ. Trong quá trình diễn tập, kết hợp với việc cơ động chiến đấu
của xe, pháo, đêm đêm ta còn cho một số xe xích, máy kéo nổ máy gầm rú để nghi
binh, uy hiếp địch.
Sau ngày Huế hoàn toàn giải phóng, qua các tài liệu ta thu được của địch ở căn cứ
Mang Cá thì tướng Lâm Quang Thi và bộ chỉ huy tiền phương quân đoàn 1 của địch đã
tỏ ra rất bối rối trước cuộc diễn tập này. Chúng không thể nào xác minh nổi các tin về
Sư đoàn 308 và Sư đoàn 341 đã tiến vào Quảng Trị chuẩn bị tiến công là tin thật hay
tin giả. Chúng đã chỉ thị gấp cho bọn gián điệp nằm vùng, phải tìm mọi cách chụp ảnh
cho bằng được "văn bản gốc" về kế hoạch tiến công của ta trong chiến dịch tới.
Bị ám ảnh bởi một cuộc tiến công lớn của quân ta có thể một lần nữa diễn ra trên
hướng Bắc, bộ chỉ huy quân đoàn 1 của địch tỏ ra rất trù trừ trong việc chấp hành
mệnh lệnh của Nguyễn Văn Thiệu và Cao Văn Viên về việc trả bớt lực lượng tổng dự
bị chiến lược về tăng cường phòng thủ Sài Gòn. Mặt khác, tuy có phần nào đánh hơi
thấy sự di chuyển của Quân đoàn 2 vào phía tây nam Huế, nhưng trong một thời gian
dài, chúng vẫn phải căng lực lượng ra sẵn sàng đối phó với các cuộc tiến công của ta từ
hướng Bắc, không dám rút bớt lực lượng ở đây vào tăng cường phòng thủ phía Nam.
Cùng với một loạt trận đánh nhỏ của lực lượng địa phương trên khắp địa bàn mặt trận,
đòn nghi binh chiến dịch ở hướng bắc Quảng Trị là thắng lợi mở đầu quan trọng của
quân và dân ta trên chiến trường Trị - Thiên - Huế.
Thời điểm Quân đoàn bắt đầu nổ súng tiến công địch đã tới. Gần một tháng, với sự nỗ
lực rất lớn của ngành hậu cần và cán bợ, chiến sĩ toàn Quân đoàn trong việc tổ chức
vận chuyển, Quân đoàn cũng chỉ mới có được khoảng 50 đến 60 phần trăm khối lượng
vật chất theo yêu cầu của chiến dịch. Nhưng để kịp thời phồl hợp với chiến trường Bộ
Tư lệnh Quân đoàn quyết định cho các đơn vị nổ súng đúng thời gian quy định và chỉ
thị cho ngành hậu cần tiếp tục đẩy nhanh tốc độ vận chuyển để bảo đảm cho các đợt
tác chiến tiếp sau; thực hiện vừa chiến đấu vừa không ngừng bổ sung lực lượng dự trừ
vật chất cần thiết cho chiến dịch.
Thực hiện kế hoạch đã được Bộ phê chuẩn, trên hướng chủ yếu của Quân đoàn, dưới
sự chỉ huy của Sư đoàn trưởng Nguyễn Duy Sơn và Chính ủy Nguyễn Trọng Dần, cán
bộ, chiến sĩ Sư đoàn 324 lần thứ hai trở lại vùng Mỏ Tàu, điểm cao 303.
Được trở lại đánh địch ở địa bàn cũ, Sư đoàn 324 có nhiều thuận lợi, nhưng khó khăn
cũng không ít. Sau khi rút các lực lượng phái đi trước trên hướng đường số 12 trở về,
Sư đoàn 324 chỉ còn khoảng nửa tháng để chuẩn bị chiến trường trên hướng đường số
14.
Sư đoàn 324 trở lại tiến công địch ở khu vực Mỏ Tàu và điểm cao 303 lần này không
còn yếu tố bất ngờ như trong chiến dịch K.18. Sau khi chiếm lại được Mỏ Tàu và điểm
cao 303, sư đoàn 1 của địch rút kinh nghiệm thất bại lần trước, tổ chức lại khu vực
phòng thủ. Chúng bỏ lối phòng ngự "chốt theo thế chân kiềng" chuyển sang áp dụng
biện pháp tổ chức phòng ngự có chiều sâu thành 3 tuyến. Dựa vào các điểm cao, chúng
xây dựng thành các cứ điểm liên hoàn, có thể chi viện được cho nhau khi bị tiến công.
Ngay cả các sở chỉ huy cũng có các phân đội biệt kích chiếm giữ.
Để tiêu diệt sinh lực địch, đánh chiếm địa bàn quan trọng này, Sư đoàn 324 không thể
áp dụng lồl đánh sở trường của đơn vị là luồn sâu vào phía sau lưng địch, táo bạo tập
kích tiêu diệt các sở chỉ huy và tạo thế bao vây, phá vỡ hệ thống phòng ngự của chúng.
Cách đánh tốt nhất mà Sư đoàn có thể vận dụng là chiến thuật bao vây, tiến công trận
địa. Với sự chi viện trực tiếp của lực lượng pháo binh và với phương châm "đánh chắc,
tiến chắc", các đơn vị bộ binh tổ chức trận địa bao vây tiến công lần lượt tiêu diệt từng
cứ điểm địch, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Mỏ Tàu và điểm cao 303. Nhưng
với cách đánh tiến công trận địa, Sư đoàn 324 chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Để tạo điều kiện cho Sư đoàn 324 hoàn thành nhiệm vụ, Bộ Tư lệnh, cơ quan Tham
mưu Quân đoàn trực tiếp xuống giúp đỡ đơn vị chuẩn bị tác chiến, hướng dẫn cách
đánh và chỉ đạo Sư đoàn kéo pháo lên thiết bị trận địa trên các sườn núi cao (trong đó
có cả pháo nòng dài 85 mm và cao xạ 37 mm), chi viện cho bộ binh tiến công địch.
5 giờ 45 phút ngày 8 tháng 3 năm 1975, lệnh nổ súng tiến công vừa phát ra, chiến sĩ
trung đoàn 78 pháo binh dồn dập nã đạn vào các điểm cao 303, 75, 76, 224, Mỏ Tàu...
Lúc này tuy trời đã sáng nhưng sương mù vẫn còn bao phủ dày đặc khu vực mục tiêu;
sau 20 phút cấp tập pháo binh .chuyển làn bắn xuống các trận địa có địch ở Mũi Né, La
Sơn, ấp 5.
Trên hướng thứ yếu của Sư đoàn 324, đồng chí đại úy, trung đoàn trưởng trung đoàn, 1
chỉ huy tiểu đoàn 1 và 3 đánh chính diện vào các điểm cao 75, 76. Sau khi hoả lực
trung đoàn tiêu diệt xong các hoả điểm bên ngoài, đại đội 16 đưa súng 12,7 mm vào sát
mục tiêu hạ nòng bắn chế áp bộ binh dịch trong công sự, tạo điều kiện cho các chiến sĩ
tiểu đoàn 1 vượt qua tiền duyên, đánh thẳng vào trung tâm căn cứ địch ở điểm cao 75.
Cùng lúc đó, tiểu đoàn 3 nổ súng đánh vào quân địch ở điểm cao 76. Chưa đầy 30 phút
chiến đấu, tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 3 chiếm gọn các điểm cao 75, 76 và các điểm cao ven
đường số 14. Đến 10 giờ, địch cho 10 xe GMC chở tiểu đoàn 61 bảo an từ La Sơn lên
phản kích. Đoàn xe địch vừa đi tới đồi Tăng (tên quả đồi do chiến sĩ ta tự đặt là nơi có
một xe tăng địch bị bắn cháy) đã vấp phải mìn của công binh, chiếc xe đi đầu bị hất
sang vệ đường, đoàn xe địch ùn lại. Bốn khẩu 12,7 mm của đại đội 16 bố trí hai bên
sườn đồi bắn chéo cánh xẻ vào đoàn xe. Đại đội 10 xuất kích tiêu diệt những tên sống
sót.
Trên hướng chủ yếu, trung đoàn 2 bộ binh do thiếu tá Lê Huy Mai chỉ huy đảm nhiệm
tiến công hai mục tiêu then chốt là điểm cao 303 và 224. Do chuẩn bị chiến đấu chưa
chu đáo, hiệp đồng giữa các bộ phận, giữa bộ binh và pháo binh chưa chặt, bộ đội vào
chiếm lĩnh trận địa tiến công có bộ phận bị lạc, có bộ phận tới chậm nên cuộc chiến
đấu của trung đoàn 2 gặp khó khăn. Buổi sáng ngày 8 tháng 3, trung đoàn tổ chức
nhiều đợt xung phong vào mục tiêu chính, nhưng đều bị hoả lực dày đặc của địch chặn
lại. Tiểu đoàn 6 - đơn vị chủ yếu của trung đoàn bị thương vong một số.
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm các cứ điểm 303, 224, chiều ngày 8, Sư đoàn
cho pháo bắn chuẩn bị một lần nữa vào mục tiêu cho tiểu đoàn 5 - đơn vị đã chiếm
được các mỏm E6, E7 từ buổi sáng, tổ chức một mũi đánh sang 303, phối hợp với tiểu
đoàn 6. Tiểu đoàn 4 lui về làm lực lượng dự bị. Mặc dầu các chiến sĩ trung đoàn đã có
nhiều cố gắng nhưng trong đợt chiều ngày 8 cũng không dứt điểm được mục tiêu.
Qua ngày đầu nổ súng, trên hướng chủ yếu của cuộc chiến đấu đã phát triển không
thuận lợi. Theo đề nghị của Sư đoàn trưởng Sư đoàn 324, Bộ Tư lệnh Quân đoàn đồng
ý cho sư đoàn tổ chức lại lực lượng, tiếp tục tiến công. Để hỗ trợ cho Sư đoàn 324
đánh chiếm các điểm cao 303, 224, Quân đoàn chỉ thị cho Sư đoàn 325 đang tổ chức
chiến đấu, triển khai ngay trận địa pháo, bắn kiềm chế pháo địch ở các cứ điểm Lương
Điền, Mũi Né, La Khê.
Ngày 9 tháng 3, địch dùng phần lớn lực lượng ở cứ điểm 224 phản kích chiếm lại mỏm
6. Sư đoàn 324 điều tiểu đoàn 4 vào cùng với tiểu đoàn 5, một lần nữa đánh chiếm E6
và chuẩn bị tiến công đánh chiếm điểm cao 2241 tiểu đoàn 3 được tăng cường đại đội 2
tiểu đoàn 2 đánh chiếm đồi Cối (ngọn đồi nằm sát điểm cao 303, địch đặt súng cối cơ
động nên bộ đội ta gọi là đồi Cối); đại đội 7 tiểu đoàn 8 (mới từ Thượng Đức ra) được
giao nhiệm vụ đánh điểm cao 273, tạo thành vòng vây xung quanh cứ điểm 303.
Để chỉ đạo các đơn vị tiến công giành thắng lợi, Bộ Tư lệnh Quân đoàn cử Phó tư lệnh
Quân đoàn đến Sư đoàn 325 phổ biến kinh nghiệm trận đánh của Sư đoàn 324 ngày 8
tháng 3 và cử Phó chính ủy Quân đoàn xuống trực tiếp giúp đỡ chỉ huy Sư đoàn 324 tổ
chức đơn vị tiếp tục thực hành chiến đấu.
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, sau khi củng cố và bố trí lại lực lượng, bằng một đòn tiến
công dũng mãnh, táo bạo, vào giữa lúc bọn địch đang chuẩn bị bữa cơm tối, trung đoàn
2 bộ binh chiếm gọn cứ điểm 224, loại khỏi vòng chiến đấu tiểu đoàn 1 trung đoàn 1
ngụy. Cùng thời gian này, đại. đội 7 tiểu đoàn 8 trung đoàn 3 bộ binh vừa cơ động từ
Thượng Đức ra đã đánh thắng ngay trận đầu, chiếm gọn điểm cao 273.
Kết hợp giữa tiến công chính diện với đánh sâu vào hậu phương địch, Sư đoàn 324 sử
dụng một bộ phận trinh sát do phó đại đội trưởng Nguyễn Văn Lộc chỉ huy, bí mật
luồn sâu phục kích diệt cụm xe tăng địch ở núi Nghệ. Vào lúc 16 giờ ngày 10 tháng 3,
trắc thủ Triệu Tiến Din (người dân tộc Tày, quê ở tỉnh Lạng Sơn), chiến sĩ đại đội 19
tên lửa chống tăng của tiểu đoàn 51 Lữ đoàn 164 pháo binh đã sử dụng tên lửa B72 bắn
4 phát ở cự ly 2.500 mét, diệt 4 mục tiêu, trong đó có 3 xe tăng M48 của địch. Với
thành tích này, Triệu Tiến Din được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.
Ngay sau khi bị ta chiếm điểm cao 224 và nhiều vị trí quan trọng khác ở khu vực
đường số 14, bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn 1 của địch gấp rút điều thêm lực lượng
tăng cường phòng ngự khu vực này. Tiểu đoàn 61 liên đoàn biệt động 15 ra núi Bông.
Tiểu đoàn 96 biệt động quân ra cùng tiểu đoàn 94 và chi đoàn 27 thiết giáp giữ điểm
cao 31 và các vùng xung quanh. Tiểu đoàn 3 trung đoàn 3 sư đoàn 1 dồn đội hình lên
dãy Kim Sắc. Sư đoàn 37 thiết giáp cùng một đại đội thuộc tiểu đoàn ngữ khu vực
điểm cao 52. Tiểu đoàn 2 trung đoàn 1 sư đoàn 1 ra tăng cường chuẩn bị phản kích
chiếm lại điểm cao 224.
Trong những ngày trung tuần tháng 3 năm 1975, cuộc chiến đấu của Sư đoàn 324 ở
khu vực đường 14 diễn ra vô cùng gay go ác liệt. Lo sợ bị ta chiếm mất khu vực rất
hiểm yếu này thì giao thông chiến lược giữa Huế và Đà Nẵng sẽ bị cắt đứt, sân bay phú
Bài sẽ bị uy hiếp và Trị - Thiên - Huế sẽ nhanh chóng bị cô lập. Chúng vừa đẩy lực
lượng bộ binh lên liên tục phản kích, vừa cho máy bay, pháo binh tấp trung đánh phá
dữ dội vào đội hình tiến công của Sư đoàn 324. Riêng lượng đạn pháo mỗi ngày trung
bình địch bắn tới 4.600 viên, sử dụng 60 lần chiếc máy bay để ném bom yểm trợ cho
bộ binh phòng thủ. Cuộc chiến đấu diễn ra đặc biệt quyết liệt ở điểm cao 224. Trong
vòng 7 ngày, ta đánh địch nhiều lần giành giật lại điểm cao này. Cuối cùng, địch chiếm
một phần, ta chiếm một phần.
Nhận nhiệm vụ tiến công một mục tiêu hết sức quan trọng và phải nổ súng sớm, thu
hút địch để các lực lượng khác của Quân đoàn tiếp tục tranh thủ chuẩn bị, cán bộ,
chiến sĩ Sư đoàn 324 đã thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, sẵn sàng
chấp nhận mọi hy sinh vì lợi ích chung của toàn chiến dịch. Trong tập thể kiên cường
đó đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng chói chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tiêu biểu
là thượng úy Nguyễn Văn Thời - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 6, trong cuộc tiến công lần
thứ năm, khi chiến sĩ giữ súng máy hy sinh, anh đã dũng cảm lao tới xách súng kẹp vào
nách vừa bắn vừa chỉ huy, dẫn đầu đội hình xung phong của đơn vị. Anh đã ngã xuống
khi cùng đồng đội đặt chân lên tới đỉnh đồi. Dũng khí tiến công của Nguyễn Văn Thời
mãi mãi in đậm trong truyền thống quyết chiến quyết thắng vẻ vang của Quân đoàn.
Ngày 15 tháng 3 năm 1975, tại sở chỉ huy cơ bản ở động Truồi, Thường vụ Đảng ủy và
Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 họp, sơ bộ nhận định kết quả đợt 1 chiến dịch và bàn chủ
trương tác chiến tiếp theo.
Sau 8 ngày nổ súng chiến đấu, tại khu vực trọng điểm của chiến dịch, Sư đoàn 324 đã
phá vỡ một mảng lớn hệ thống phòng ngự của địch ở khu vực đường số 14, tiêu diệt và
bắt gần một nghìn tên, diệt gọn một tiểu đoàn và đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn
khác. Kết quả này chưa phải là to lớn, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng và có tác dụng
tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tiến công trên phạm vi toàn mặt trận. Trong các ngày
từ 8 đến 15 tháng 3, lo bị mất khu vực 303, Mỏ Tàu, dẫn tới nguy cơ bị chia cắt chiến
lược, Trị - Thiên - Huế sẽ lâm vào tình trạng bị bao vây cô lập, quân địch điều tiếp lực
lượng vào tăng cường phòng thủ khu vực tây nam Thừa Thiên. Việc lực lượng chủ lực
của địch bị thu hút và giữ chân ở khu vực này đã tạo thời cơ cho chủ lực quân khu
cùng các đơn vị địa phương và dân quân, du kích toàn mặt trận đẩy mạnh hoạt động.
Phối hợp chặt chẽ với các trận đánh lớn của bộ đội chủ lực, trên suốt dải đồng bằng từ
bờ nam sông Thạch Hãn (Quảng - Trị) vào đến vụng Lăng Cô (bắc đèo Hải Vân), các
lực lượng địa phương vừa tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, vừa vũ trang tuyên truyền
gây cơ sở quần chúng.
Ở hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng, lực lượng địa phương đã tiêu diệt chi khu Mai
Lĩnh, đánh vào 12 phân chi khu, diệt gọn 3 phân chi khu Hải Lâm, Hải Vĩnh, Hải Nhi.
Ở ba huyện phía bắc Thừa Thiên, lực lượng địa phương đánh vào chín phân chi khu,
diệt gọn các phân chi khu Phong Chương, Phong Bình, Phong Hoà, Phong Nhiêu,
Quảng Phú.
Ở vùng đồng bằng phía nam Thừa Thiên, lực lượng địa phương đánh vào 10 phân chi
khu của địch diệt gọn các phân chi khu Vểnh Thái, Vĩnh Hoàn, Phú Hồ và dùng hoả
lực đánh vào quận lỵ Vĩnh Lộc, Cầu Hai.
Trên tuyến giáp ranh, các đơn vị chủ lực của quân khu cũng dồn dập tiến công địch,
nổi bật là ở khu vực đường số 12. Trong các ngày 13, 14 và 15 tháng 3, trung đoàn 6
và trung đoàn 271 bộ binh quân khu đã mở cuộc tiến công thắng lợi, tiêu diệt cứ điểm
Chúc Mao và điểm cao 300, dùng hoả lực đánh vào Sơn Na, tạo thêm một áp lực uy
hiếp mạnh mẽ quân địch từ hướng tây bắc Huế.
Như vậy là trong đợt đầu của chiến dịch, Quân đoàn 2 và các lực lượng vũ trang Quân
khu Trị - Thiên đã thực hiện đồng loạt nổ súng tiến công địch ở cả hai mặt trận đồng
bằng và giáp ranh. Hai mặt trận đó hỗ trợ đắc lực cho nhau, tạo được thế trận mới. Tuy
quân địch phản kích quyết liệt trên cả hai mặt trận, và đã gây cho ta một số khó khăn,
nhưng bộ đội ta vẫn anh dũng kiên cường đánh lui các đợt phản kích của chúng, giữ
vừng các mục tiêu đã chiếm được trong đợt đầu của chiến dịch.
Sau khi xem xét tình hình chung trên chiến trường và biểu dương những thắng lợi của
đợt 1, trong cuộc họp ngày 15 tháng 3, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2
nghiêm khắc chỉ ra những thiếu sót chính của đơn vị qua 8 ngày đầu nổ súng như:
chuẩn bị chiến đấu và tổ chức chỉ huy chiến đấu chưa tốt; sử dụng lực lượng đánh vào
các điểm cao 303 và 224 chưa thích hợp. Trong quá trình chiến đấu, cán bộ chỉ huy các
cấp nắm bộ đội không chắc, một số chấp hành mệnh lệnh không nghiêm. Tổ chức hiệp
đồng giữa bộ binh và pháo binh chưa chặt chẽ. Pháo bắn chưa chính xác, chưa kịp
thời… Hiệu suất chiến đấu của Quân đoàn trong đợt một nhìn chung là thấp. Tốc độ
phát triển tiến công chậm. Về mặt tư tưởng, hiện nay trong một số cán bộ, chiến sĩ Sư
đoàn 324 từ chỗ chủ quan, coi thường địch lúc ban đầu, gặp những khó khăn trước mắt
đang bộc lộ những biểu hiện bi quan, ngại hy sinh, gian khổ và giảm lòng tin vào thắng
lợi. Những tồn tại đó phải được lãnh đạo kiên quyết khắc phục trong thời gian tới.
Cũng tại cuộc họp này, khi bàn chủ trương tác chiến tiếp theo, trước tình hình Sư đoàn
324 đang gặp khó khăn, đã có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian Quân đoàn bước
vào đợt hai chiến dịch và thời cơ sử dụng Sư đoàn 325.
Sau khi nghiên cứu cân nhắc mọi mặt, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân đoàn
quyết định: tăng cường chi viện hoả lực để giảm bớt khó khăn cho Sư đoàn 324, đồng
thời phổ biến kinh nghiệm và chuẩn bị tốt cho Sư đoàn 325. Quân đoàn sẽ bắt đầu đợt
hai chiến dịch vào ngày 20 tháng 3 năm 1975 (tức là sớm hơn kế hoạch cũ một ngày)1
(Sau này, khi đã kiểm tra Sư đoàn 325, xét đề nghị của Sư đoàn, Thường vụ Đảng ủy
và Tư lệnh Quân đoàn 2 nhất trí lùi thời gian nổ súng bắt đầu đợt hai vào 21 tháng 3
năm 1975).
Đối với Sư đoàn 325, thời gian chuẩn bị chiến đấu tuy có rút ngắn nhưng chất lượng
chuẩn bị phải đạt ở mức cao nhất. Tuyệt đối không để một lực lượng nào dù chỉ là một
đại đội hay một tiểu đoàn chưa được chuẩn bị tốt đã bước vào chiến đấu, đồng thời
phải hết sức khẩn trương nắm bắt thời cơ khi thời cơ xuất hiện.
Sau cuộc họp, một đoàn cán bộ cơ quan do Tham mưu trưởng Quân đoàn Bùi Công Ái
và Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn Lê Khả Phiêu dẫn đầu xuống Sư đoàn 324 phổ biến
nhận định tình hình chiến đấu đợt một, kế hoạch tác chiến đợt hai của Đảng ủy, Bộ Tư
lệnh Quân đoàn và cùng các cán bộ chỉ huy Sư đoàn tiến hành bàn bạc dân chủ cách
đánh đợt hai. Một đoàn cán bộ cơ quan khác do đồng chí Hoàng Đan - Phó tư lệnh
Quân đoàn dẫn đầu xuống Sư đoàn 325. Tiếp đó, Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư
lệnh Quân đoàn và đại tá Nguyễn Công Trang - Phó chính ủy Quân đoàn đều xuống
trực tiếp chỉ đạo giúp đỡ Sư đoàn 325 khẩn trương chuẩn bị bước vào chiến đấu. Thiếu
tướng Chính ủy Quân đoàn Lê Linh thường trực giữ liên lạc với cấp trên và điều hành
công tác bảo đảm.
Cùng với những thắng lợi đã giành được trong đợt một chiến dịch, các chủ trương
đúng đắn của Thường vụ Đảng ủy Quân đoàn và tinh thần tích cực, khẩn trương chuẩn
bị cho đợt chiến đấu mới của cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị đã tạo cho Quân đoàn một
thế mới, lực mới khi bước vào đợt hai chiến dịch. Khắp các đơn vị bùng lên không khí
khẩn trương sôi động.
Trong khi cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 và các lực lượng vũ trang quân khu dồn dập
tiến công địch trên chiến trường Trị - Thiên-Huế, thì tại mặt trận chính Tây Nguyên
cuộc tiến công lớn của ta đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược hết sức quan
trọng.
Tây Nguyên là một khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với toàn bộ chiến trường
miền Nam. Lực lượng địch ở đây có sư đoàn 23, một bộ phận của sư đoàn 22, năm liên
đoàn biệt động quân (tương đương 10 trung đoàn) và hai trung đoàn thiết giáp, bố trí
trong thế phòng ngự hoàn chỉnh thành bốn khu vực chủ yếu ở Công Tum, Gia Lai, Phú
Bổn và Đắc Lắc; trong đó địch tập trung lớn nhất ở Plây Ku (Gia Lai). Lực lượng ta
tham gia chiến dịch Tây Nguyên có năm sư đoàn bộ binh (10, 320, 316, 968, 3), một số
trung đoàn độc lập (trong đó có trung đoàn 95 Sư đoàn 325 Quân đoàn 2) vừa được
điều từ Trị - Thiên vào nam Tây Nguyên và một số đơn vị binh chủng kỹ thuật, bộ đội
địa phương, dân quân du kích toàn mặt trận.
Trong những ngày đầu tháng 3 năm 1975, ta tổ chức một số trận tiến công nhằm mục
đích nghi binh chiến dịch, buộc địch phải điều động tăng cường lực lượng cho Plây Ku
bởi chúng đinh ninh rằng hướng tiến công chủ yếu chiến dịch của ta là Plây Ku-Công
Tum (bắc Tây Nguyên). Cũng trong thời gian đó, các lực lượng tham gia chiến dịch đã
triển khai xong thế trận, cắt đứt các đường giao thông số 19, 14, 21 (ngày 5 tháng 3),
đánh chiếm quận lỵ Thuần Mẫn (ngày 8 tháng 3), quận lỵ Đức Lập (ngày 9 tháng 3),
hoàn thành việc chia cắt Tây Nguyên với đồng bằng Khu 5, chia cắt giữa nam và bắc
Tây Nguyên, hình thành thế bao vây, cô lập địch ở Buôn Ma Thuột.
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, ta bắt đầu nổ súng tiến công Buôn Ma Thuột - trận then
chốt của chiến dịch Tây Nguyên. Bằng một đòn tiến công dũng mãnh, táo bạo, quyết
liệt, quân ta đã giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột vào hồi 11 giờ ngày 11
tháng 3, tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch ở đây, đập vỡ một mảng lớn hệ thống phòng
thủ của địch trên chiến trường Tây Nguyên. Sau đó, bộ đội ta đã liên tiếp đập tan mọi
cuộc phản kích của địch hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột, tiêu diệt hai trung đoàn, đánh
qụy sư đoàn 23.
Bị điểm trúng huyệt và bị giáng một đòn sét đánh ở Buôn Ma Thuột, cả hệ thống
phòng thủ Tây Nguyên rung chuyển. Địch từ chủ quan chuyển sang trạng thái hoang
mang hỗn loạn. Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu phải cấp tốc đến
Cam Ranh xem xét tình hình và ra lệnh cho quân đoàn 2 của quân đội Sài Gòn bỏ Tây
Nguyên, rút lực lượng về giữ đồng bằng duyên hải. Còn binh lính của chúng thì hoảng
loạn, bỏ Công Tum, Plây Ku, theo đường số 7 tháo chạy về Tuy Hoà.
Nắm vững thời cơ tiêu diệt địch, bộ đội ta nhanh chóng chuyển sang truy kích. Phối
hợp với các lực lượng tại chỗ, các sư đoàn, trung đoàn chủ lực của ta đã thần tốc đuổi
địch, liên tục bao vây chặn đánh quân địch rút chạy ở Cheo Reo, Phú Túc..., tiêu diệt
và ìàm tan rã toàn bộ lực lượng địch rút chạy từ Plây Ku, Công Tum, tiêu diệt quân
đoàn 2, một lữ đoàn dù, tám liên đoàn biệt động, 85 tiểu đoàn bảo an, loại khỏi vòng
chiến 120.000 tên địch, bắt hàng vạn tù bính, giải phóng toàn bộ vùng Tây Nguyên
rộng lớn.
Tham gia chiến dịch Tây Nguyên, trung đoàn 95 Sư đoàn 325 Quân đoàn 2 dưới sự chỉ
huy của trung đoàn trưởng Đặng Tụ và chính ủy Vũ Quang Thọ, vinh dự được phối
hợp cùng các đơn vị bạn đánh trận then chốt, giải phóng Buôn Ma Thuột. Trung đoàn
đảm nhiệm tiến công địch trên hướng đông bắc thị xã và đánh chiếm điểm cao Chư
Bua, điểm cao 596 là các vị trí khống chế của địch ở ngoại vi thị xã. Trung đoàn được
tăng cường một tiểu đoàn đặc công, một đại đội xe tăng T. 54 của trung đoàn 273 xe
tăng, thiết giáp và được pháo binh của mặt trận chi viện.
Đêm 9 rạng ngày 10 tháng 3, trong khi đơn vị đặc công tập kích sân bay Hoà Bình thì
cánh quân thứ yếu của trung đoàn 95 dưới sự chỉ huy trực tiếp của phó trung đoàn
trưởng Nguyễn Văn Bảng và tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 6 Trần Văn Loạn, tiến công
diệt gọn cao điểm 596, Chư Bua. Tiếp đó, trung đoàn 95 đưa tiểu đoàn 5 vào đánh
chiếm khu vực Ngã Sáu. Địch dùng máy bay, pháo binh oanh tạc và tung bộ binh, xe
tăng ra phản kích hết sức quyết liệt hòng đẩy bật ta ra khỏi khu vực Ngã Sáu Cán bộ,
chiến sĩ tiểu đoàn 5 kiên cường giữ vững bàn đạp cho trung đoàn phát triển tiến công
địch, 9 giờ sáng, trung đoàn trưởng trung đoàn 95 điều tiếp tiểu đoàn 4 và đại đội xe
tăng T.54 vào đánh chiếm tiểu khu Đắc Lắc - đầu não chỉ huy của các lực lượng bảo
an, dân vệ trong tỉnh. Địch chống cự mạnh, trung đoàn 95 phải tổ chức tiến công liên
tiếp nhiều đợt. Đến 13 giờ 30 phút, các chiến sĩ 95 đột phá qua cổng tiểu khu, quân
địch dựa vào các nhà gác chống cự. Các chiến sĩ ta tiếp tục phát triển diệt hết ổ đề
kháng này đến ổ đề kháng khác của địch. 17 giờ 30 phút, trung đoàn hoàn toàn làm chủ
tiểu khu Đắc Lắc.
Sau khi giải quyết sở chỉ huy tiểu khu, trung đoàn 95 đưa lực lượng đánh sang khu
hành chính, bắt nhiều tên đầu sỏ chính quyền địch ở đây và thừa thắng chiếm luôn khu
quân cảnh, giải phóng nhà lao và làm chủ hoàn toàn khu vực trung tâm thị xã Buôn Ma
Thuột.
Trong ngày 10 tháng 3, cùng với các đơn vị bạn, trung đoàn 95 đã chiếm được phần
lớn thị xã.
Sáng ngày 11 tháng 3, Bộ Tư lệnh chiến dịch giao tiếp nhiệm vụ cho trung đoàn 95 tổ
chức một mũi bộ binh, xe tăng từ tiểu khu Đắc Lắc đánh sang phối hợp với các đơn vị
bạn tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy. Đúng 7 giờ 30 phút, được pháo binh mặt trận
chi viện, tiểu đoàn 5 trung đoàn 95 và các đơn vị bạn dũng mãnh xung phong, tràn vào
sở chỉ huy sư đoàn 23 từ nhiều phía. Địch ngoan cố chống cự. Ta tổ chức đánh chiếm
từng ngôi nhà, ụ súng. Đến 10 giờ 30 phút, bộ đội ta giải phóng dứt điểm mục tiêu cuối
cùng này và làm chủ hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột.
Với chiến công xuất sắc đó, cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 95 được Đại tướng Văn Tiến
Dũng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng (Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc
phòng giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy chiến dịch), gửi điện khen ngợi: "Trung đoàn 95
tiến công vào Buôn Ma Thuột đã anh dũng, ngoan cường, mau lẹ thọc sâu vào tuyến
phòng thủ của thị xã, làm rối loạn hệ thống bố phòng của địch, cùng đơn vị bạn tiêu
diệt quân địch, chiếm mục tiêu trong thời gian tương đối ngắn. Chiến công của các
đồng chí đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Tây Nguyên, góp phần làm thay đổi
cục diện chiến trường trong thời gian ngắn nhất".
Trung đoàn 95 được Bộ Chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên đánh giá hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ và được Quốc hội, Chính phủ tặng thưởng Huân chương Quân công hạng
hai.
Thắng lợi Tây Nguyên đánh dấu một bước suy sụp mới của Mỹ-ngụy, một bước ngoặt
trong quá trình phát triển của cục diện quân sự, chính trị ở miền Nam. Ngay trong khi
chiến dịch Tây Nguyên còn đang diễn biến, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng
đã kịp thời thông báo tình hình và chỉ đạo các chiến trường chuyển hướng tiến công
địch. Ngày 17 tháng 3, Quân ủy Trung ương họp "Chuẩn bị cho một phương hướng
hành động mới nhằm triệt để phát huy thời cơ thuận lợi đã giành được"1 (Cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975... Sđd, tr. 293). Ngày 18 và 25 tháng 3, Bộ
Chính trị họp, hạ quyết tâm "Hoàn thành giải phóng Sài Gòn và miền Nam trước mùa
mưa (tháng 5 năm 1975).
Phương hướng chiến lược chủ yếu là tập trung lực lượng cả nước giải phóng Sài Gòn-
Gia Định... Nhiệm vụ chiến lược trước mắt là tiến hành một trận quyết chiến chiến
lược đánh chiếm Huế-Đà Nẵng, tiêu diệt quân đoàn 1 của địch, không cho chúng co
cụm để giữ Sài Gòn, nhanh chóng giải phóng các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ,
đồng thời đẩy mạnh mọi mặt công tác chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối
cùng giải phóng Sài Gòn..."2 (Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975...
Sđd, tr. 293).
Chiến thắng vang dội ở Tây Nguyên cổ vũ lớn lao khí thế chiến đấu của quân và dân ta
trên các chiến trường toàn miền Nam, đặc biệt là với chiến trường Trị - Thiên - Huế,
đồng thời làm cho sĩ quan, binh lính thuộc quân đoàn 1 của địch càng thêm hoang
mang, dao động.
Ngay từ những ngày đầu chiến dịch ta đã nhận được tin quân đoàn 1 của địch sẽ đưa
liên đoàn biệt động 14 ở Quảng Ngãi ra Quảng Trị và rút sư đoàn lính thủy đánh bộ về
thay thế cho sư đoàn dù ở Đà Nẵng để có thể rút được toàn bộ sư đoàn dù ở quân khu 1
về tăng cường phòng thủ Sài Gòn.
Trung tuần tháng 3 năm 1975, lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 369 được điều vào Quảng
Nam thay cho lữ đoàn dù số 3 về Sài Gòn. Một bộ phận quan trọng cơ quan chỉ huy sư
đoàn lính thủy đánh bộ cũng đã di chuyển vào Đà Nẵng. Tiếp đó, trong các ngày 16 và
17 tháng 3, lữ đoàn 258 và các bộ phận còn lại của lữ đoàn 369 cũng lần lượt chuyển
vào phía Nam, bàn giao toàn bộ hệ thống phòng thủ ở phía Bắc cho tiểu khu Quảng
Trị, liên đoàn biệt động quân 14 và liên đoàn bảo an 913.
Đêm 17 tháng 3 năm 1975, chớp thời cơ có lợi lúc quân địch đang hoang mang và
đang tổ chức thay quân lớn, thực hiện chỉ thị của Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên, các
lực lượng ta trên hướng Bắc chuyển sang tiến công địch trên toàn tuyến.
Chiều ngày 19 tháng 3, được tin địch đang rút khỏi Quảng Trị, đại đội 7 xe tăng Lữ
đoàn 203 phối thuộc cho Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên đang làm nhiệm vụ chốt giữ
ở nam Cửa Việt đã chủ động xin chi viện cho bộ đội địa phương Quảng Trị diệt địch.
Được cấp trên chấp nhận, đêm 19 tháng 3, đại đội 7 xe tăng bí mật men theo ven biển,
luồn qua tuyến phòng thủ và các bãi mìn của địch tiến vào tập kết ở Phương Lang
Đông. Ngày 23 tháng 3, từ vị trí triển khai chiến đấu ở làng Hải Quế, đại đội 7 xe tăng
cùng tiểu đoàn 3 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị nổ súng đánh vào Tài Lương, Đạo
Dầu, Thanh Hội, Gia Đẳng, Mỹ Thủy, đánh tan tiểu đoàn 8 lính thủy đánh bộ của địch
và tiến vào giải phóng quận lỵ Mai Lĩnh.
Cũng trong thời gian đó, tiểu đoàn 14 và tiểu đoàn 8 Quảng Trị, đại đội Lê Hồng
Phong chia thành nhiều mũi đánh vào điểm cao 1 5, Bến Đá, Phước Môn, Long Hưng,
La Vang, Thành Cổ...
Tiểu đoàn 812, tiểu đoàn 10 đánh Dốc Đầu, điểm cao 367 rồi phát triển xuống đường
số 1...
Liên đoàn biệt động quân 14 và liên đoàn bảo an 913 của địch bị đánh bất ngờ, bỏ trận
địa, hoảng hốt tháo chạy về nam sông Mỹ Chánh.
Tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng lần thứ hai vào ngày 19 tháng 3 năm 1975
(giải phóng lần thứ nhất vào đêm mùng 1 rạng ngày 2 tháng 5 năm 1972).
Nhận được tin sét đánh "Quảng Trì đã bị Cộng quân tràn ngập", Ngô Quang Trưởng
vừa vào Sài Gòn xin duyệt "kế hoạch tử thủ Huế - Đà Nẵng - Chu Lai" về, đã vội vã
bay ra Hướng Điền họp cùng những sĩ quan thuộc quyền bàn kế hoạch phòng thủ Thừa
Thiên - Huế.
Mong giữ được các vùng đất còn lại của Thừa Thiên-Huế trên hướng Bắc, địch dùng
17 tiểu đoàn (trong đó có 4 tiểu đoàn của lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ và 3 tiểu đoàn
biệt động quân) tổ chức phòng thủ tuyến Mỹ Chánh - sông Bồ. Trên vòng cung phía
tây và tây nam Huế, chúng bố trí sư đoàn bộ binh số 1, liên đoàn biệt động quân 15 và
một số tiểu đoàn bảo an. Bảo vệ trục giao thông chiến lược Huế-Đà Nẵng có lữ đoàn
258 lính thủy đánh bộ và liên đoàn bảo an 914.
Ngay sau khi Ngô Quang Trưởng lớn tiếng tuyên bố trên đài phát thanh Huế. "Tôi sẽ
chết trên đường phố Huế. Việt cộng phải bước qua xác tôi mới vào được Cố đô này"1
(Theo sách "Sụp đổ và tự thú; Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1985) thì tối 21 tháng
3, Nguyễn Văn Thiệu cũng huênh hoang trên đài vô tuyến truyền hình Sài Gòn cam kết
quân lính của y sẽ bảo vệ Huế cho đến người cuối cùng. Tổng thống chính quyền Sài
Gòn ngụy biện và ba hoa rằng: "bỏ Công Tum, Plây Ku để bảo toàn lực lượng; còn Đà
Nẵng, Huế, các quân khu 3, 4 sẽ phải giữ đến cùng"2 (Theo sách "Sụp đổ và tự thú;
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1985). Trong tình thế rối loạn về chiến lược, kế
hoạch giữ vững Huế-Đà Nẵng của Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Văn Thiệu chỉ là
những cố gắng tuyệt vọng.
Trong những ngày sôi động này, Quân đoàn 2 và Quân khu Trị - Thiên thường xuyên
nhận được sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Bộ Tổng Tham mưu
cũng liên tiếp gửi điện và chỉ thị hướng dẫn nhiệm vụ cho Quân đoàn và Quân khu.
Ngày 18 tháng 3, bức điện do Trung tướng Phó Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn
ký, nêu rõ: "... Địch rút khói Công Tum, Plây Ku. Yêu cầu phải táo bạo, hành động
khẩn trương.
Quân khu Trị - Thiên gấp rút đưa lực lượng xuống và đẩy mạnh hoạt dộng ở vùng sâu
đồng bằng. Không chỉ đưa các tiểu đoàn mà đưa cả trung đoàn xuống phối hợp với bộ
đội địa phương, dân quân du kích và các đội công tác đánh chiếm và làm chủ vùng sâu,
diệt ác, phá kìm.
Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên có quyền sử dụng trung đoàn 46, nhưng phải đảm
bảo chắc thắng trận đầu. Kế hoạch cụ thể sử dụng trung đoàn 46 phải được Bộ duyệt.
Quân đoàn 2 phải nhanh chóng tiêu diệt quận lỵ Phú Lộc, cắt đứt đường số 1. Tập
trung sử dụng cả hai sư đoàn (324 và 325). Phải gấp rút chuẩn bị hoả lực đánh Đà
Nẵng.
Ba ngày nữa sẽ có một thủ trưởng của Bộ vào đôn đốc thực hiện kế hoạch...".
Bức điện thứ hai của Bộ Tổng Tham mưu (cùng ngày) nói thêm:
"… Ở Đà Nẵng sư đoàn dù rút về Sài Gòn được thay thế bằng sư đoàn lính thủy đánh
bộ. Có khả năng địch bỏ từ bắc Huế đến sông Thạch Hãn. Việc điều chỉnh bố trí này
nằm trong kế hoạch co cụm lớn về chiến lược toàn miền Nam.
Trước tình hình đang rất thuận lợi, các đồng chí cần chỉ huy các đơn vị thuộc quyền
hoạt động một cách táo bạo, khẩn trương, không cho địch rút lui bỏ vùng bắc Huế một
cách an toàn, mang theo cả bọn phản động co cụm ở Đà Nẵng, sau này sẽ khó khăn
cho ta.
Phải nhanh chóng đánh xuống đường số 1, cắt đường, đánh sân bay, kho tàng ở Phú
Bài...".
Ngày 20 tháng 3, tức là ngay sau khi các lực lượng trên cánh Bắc của mặt trận chớp
thời cơ có lợi tiến công giải phóng các phần đất còn lại của Quảng Trị, Bộ Quốc phòng
gửi tiếp một bức điện vào biểu dương thành tích và ra lệnh tiếp tục tiến công, không
được dừng lại ở Mỹ Chánh. Tập trung hai trung đoàn 4 và 46 hình thành một mũi tiến
công ở bắc Huế. Kết hợp với Quân đoàn 2 từ phía Nam đánh lên, tiêu diệt địch ở Huế,
bịt chặt cửa biển Thuận An. Bộ còn thông báo có tin địch dự định rút khỏi Thừa Thiên
- Huế để co cụm lực lượng vào những trọng điểm chiến lược và chỉ thí cho Quân đoàn
2 cùng Quân khu Trị - Thiên phải theo dõi chặt chẽ, hành động táo bạo, kịp thời...
Thực hiện chỉ thị của Bộ, trên hướng Bắc, các lực lượng Quân khu được tăng cường
đại đội 7 xe tăng Lữ đoàn 203, tổ chức thành hai mũi tiến công. Mũi tiến công thứ nhất
gồm hai tiểu đoàn bộ đội tỉnh Quảng Trị đánh chiếm quận lỵ Hương Điền rồi phát triển
vào cửa Thuận An và ngã ba Sình. Mũi thứ hai gồm trung đoàn 4 bộ binh được tăng
cường một tiểu đoàn của Quảng Trị, có trung đoàn 46 làm dự bị đảm nhiệm đánh
chiếm trận địa phòng ngự của lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ rồi phát triển vào cửa An
Hoà, ngã ba Sình.
Trên hướng đường 12, các trung đoàn 6 và 271 bộ binh quân khu có nhiệm vụ đánh
chiếm khu vực Đình Môn, Kim Ngọc, vượt sông Hương rồi chia thành hai mũi; một
mũi đánh vào thành phố Huế, một mũi đánh vào nam Huế, chia cắt giữa Huế và Phú
Bài.
Trên hướng Nam, Quân đoàn 2 tập trung lực lượng Sư đoàn 325 (thiếu) nhanh chóng
phá vỡ hệ thống phòng thủ của địch ở dãy điểm cao 560, 520, 494, dãy Kim Sắc, tiến
xuống đánh cắt đường giao thông huyết mạch của địch ở đoạn giữa Hương Điền và
Phú Lộc. Tiếp đó, triển khai ngay lực lượng sẵn sàng đánh bại mọi cuộc phản kích giải
toả đường của địch trên cả hai hướng Huế và Đà Nẵng, giữ vững khu quyết chiến.
Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 đang từ Quảng Trị hành quân vào, sẽ là lực lượng dự bị của
Quân đoàn trong nhiệm vụ đánh cắt giao thông chiến lược của địch.
Sư đoàn 324 (lúc này đã có đủ ba trung đoàn bộ binh, trung đoàn 3 bộ binh từ Thượng
Đức hành quân ra từ cuối đợt một chiến dịch) nhanh chóng diệt điểm cao 303 - Mỏ
Tàu. Tiếp đó hình thành hai mũi tiến công: một mũi đánh La Sơn - Phú Bài và theo
đường số 1 đánh thẳng vào thành phố Huế, một mũi bí mật vu hồi xuống đồng bằng,
đánh chiếm cảng Tân Mỹ, bịt chặt cửa biển Thuận An.
Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn 2 còn quyết định khẩn trương tổ chức
các trận địa pháo binh tầm xa bắn phá mãnh liệt, khống chế các cửa biển Thuận An, Tư
Hiền, sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 1 của địch ở Mang Cá (thành phố Huê).
Song song với kế hoạch tiến công quân sự, Khu ủy Trị - Thiên quyết định phát động
một cao trào nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân, phối hợp với các mũi tiến công.
Toàn bộ kế hoạch trên biểu hiện quyết tâm bao vây tiêu diệt lớn quân địch, giải phóng
hoàn toàn Thừa Thiên - Huế. Kế hoạch đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Uỷ viên
Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê chuẩn và chỉ
thị thêm: "Ngày 21 tháng 3 năm 1975 phải cắt bằng được đường số 1 giữa Huế và Đà
Nẵng”.
Ngày 20 tháng 3 năm 1975, mọi công tác chuẩn bị của Quân đoàn cho đợt hai chiến
dịch tiến công giải phóng Thừa Thiên-Huế đã cơ bản hoàn thành. Suốt quá trình chuẩn
bị cho đợt hai chiến dịch, mọi sự lưu tâm của Bộ Tư lệnh và các cơ quan Quân đoàn
gần như là tập trung vào hướng Sư đoàn 325. Sự quan tâm đó không chỉ vì Sư đoàn
325 có quá nhiều khó khăn trong giai đoạn chuẩn bị, cũng không phải chỉ vì trận đánh
sắp tới là trận đánh mở đầu của Sư đoàn trong chiến dịch, là trận đầu Sư đoàn được thử
thách trong hình thức tiến công trận địa bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, mà còn
bởi một lẽ hết sức quan trọng là tính chất hiểm yếu và tác dụng to lớn của hướng đánh
này.
Khi đề nghị với Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng cho Quân đoàn 2 chuyển
hướng tiến công từ khu vực đường số 12 vào khu vực đường số 14, Đảng ủy Bộ Tư
lệnh Quân đoàn đã dự tính, nếu "cắm" được Sư đoàn 325 vào khu vực điểm cao 560,
520, 494 và dãy Kim Sắc thì bước đầu chia cắt được giao thông chiến lược giữa Huế
và Đà Nẵng của địch bằng hoả lực. Sau đó sẽ vừa "trụ vững" vừa "lấn dần" xuống
đường số 1, cắt đứt hoàn toàn con đường giao thông quan trọng này, cắt rời địa bàn Trị
- Thiên - Huế ra khỏi toàn miền Nam, tạo thế chiến lược có lợi cho một chiến dịch giải
phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế trong tương lai.
Nay tình hình chiến trường đang chuyển biến hết sức mau lẹ. Từ một kế hoạch cơ bản
với những mục tiêu hạn chế, Quân đoàn và Quân khu đang chuyển sang thực hiện kế
hoạch khi có thời cơ, tức là kế hoạch tiến công giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên-Huế
với yêu cầu rất cao là bao vây tiêu diệt bằng được lực lượng lớn quân địch đang đứng
chân trên địa bàn này, không cho chúng rút chạy về Đà Nẵng, thực hiện "co cụm chiến
lược".
Khi đợt hai chiến dịch K.175 được chuyển thành cuộc tiến công giải phóng Trị -
Thiên-Huế thì hướng đánh của Sư đoàn 325 trên thực tế đã được chuyển thành hướng
tiến công chủ yếu, hướng quyết định của Quân đoàn 2 và trận đánh cắt giao thông
đường số 1 mà Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã giao cho Sư đoàn 325 đảm nhiệm trở thành
trận then chốt mở dầu của một cuộc hợp vây tiêu diệt lớn quân địch.
Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn đang âm mưu cho quân đoàn 1 và quân khu 1 "trì
hoãn chiến" rút dần lực lượng về Đà Nẵng - một cái "túi phòng thủ ở ven biển", co cụm
chiến lược. Để phá tan kế hoạch co cụm chiến lược đó của địch và thực hiện hợp vây
tiêu diệt toàn bộ lực lượng đối phương ở Thừa Thiên - Huế, yêu cầu số một của chiến
dịch mà cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 có trọng trách phải hoàn thành, là bằng mọi giá
phải cắt đứt cho được, cắt hẳn, cắt triệt để giao thông đường bộ của địch, tạo thế chia
cắt chiến dịch giữa Huế và Đà Nẵng.
Toàn bộ nhiệm vụ trước đây dự kiến Sư đoàn 325 sẽ hoàn thành trong cả một chiến
dịch dài ngày thì sau này phải làm xong trong vòng vài ba chục giờ đồng hồ.
Ngày 20 tháng 3 năm 1975, khi các chiến sĩ trung đoàn 84 đưa 12 khẩu pháo lớn và
hàng chục dàn hoả tiễn H.12, ĐKB lên đỉnh và sườn dãy núi Lưỡi Cái, xây dựng các
trận địa bắn ngắm trực tiếp xuống đường số 1 trong tầm hiệu quả của pháo 85, 122, cao
xạ 37..., đồng thời khống chế toàn bộ dải đất hẹp nằm giữa chân núi và biển, cả tàu
thuyền địch di chuyển trên vụng Cầu Hai, cửa Tư Hiền, thì vấn đề chia cắt chiến lược
giữa Huế và Đà Nẵng bằng hoả lực, Sư đoàn coi như đã giải quyết xong. Chỉ cần có
lệnh là các chiến sĩ pháo binh Sư đoàn 325 có thể bắt đầu săn diệt cơ giới địch di
chuyển trên đường số 1 bằng phương pháp bắn ngắm trực tiếp rất lợi hại và hiệu quả.
Nhưng muốn đưa đội hình bộ binh xuống khoá chặt đường số 1 thì trước mắt Sư đoàn
phải đập vỡ và chiếm lấy cụm phòng ngự quan trọng của địch ở dãy điểm cao 560,
520, 494 và dãy Kim Sắc. Bởi vậy, để thực hiện được việc cắt đứt đường số 1 đúng
yêu cầu về thời gian của Bộ và Quân đoàn đã chỉ thị, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư
lệnh sư đoàn quyết định: khi sư đoàn bắt đầu nổ súng tiến công địch, trung đoàn 84
phải đồng thời làm hai nhiệm vụ là khống chế việc vận chuyển của địch trên đường số
1, đánh cắt giao thông địch bằng hoả lực và chi viện cho các trung đoàn 18, 101 đánh
chiếm bàn đạp tiến công xuống đường số 1 trong thời gian ngắn nhất.
5 giờ 40 phút ngày 21 tháng 3 năm 1975, toàn Quân đoàn nổ súng tiến công đợt hai.
Giờ G - phút giao thừa của chiến dịch giải phóng Thừa Thiên - Huế đã tới!
Bên cánh trái của Quân đoàn, sau 40 phút chiến đấu, trung đoàn 2 Sư đoàn 324 nhanh
chóng chiếm gọn điểm cao 224, thừa thắng trung đoàn 2 phát triển sang đánh tiếp cứ
điểm 303. Địch ngoan cố bám giữ điểm cao và dựa vào hệ thống công sự vững chắc
chống trả. Đến chiều ta làm chủ được một nửa điểm cao 303, địch chiếm một nửa.
Cũng trong sáng ngày 21 tháng 3, trung đoàn 1 Sư đoàn 324 chiếm được núi Bông,
nhưng đến trưa địch phản kích chiếm lại. Cuộc giành dật núi Bông diễn ra hơn chục
lần. 15 giờ, địch điều lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến và liên đoàn 15 biệt động quân
từ Hương Điền lên, kết hợp với lực lượng địch ở núi Nghệ, có xe tăng yểm hộ đánh
sang núi Bông. Càng về chiều, trận chiến đấu càng diễn ra ác hệt hơn, quân số thương
vong nhiều, song cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 1 vẫn kiên cường bám trụ, liên tiếp đánh
bật các đợt phản kích của địch.
Bên cánh phải của Quân đoàn, Sư đoàn 325 sử dụng trung đoàn 18 tiến công trên
hướng chủ yếu, đánh chiếm các điểm cao 560, 520, 494. Trung đoàn 101 đánh chiếm
dãy Kim Sắc gồm các điểm cao 310, 312, 329 và bình độ 275.
Rạng sáng 21 tháng 3, các chiến sĩ trung đoàn 18 và trung đoàn 101 đã bí mật áp sát
hàng rào các mục tiêu công kích; súng, pháo của trung đoàn 84 đạn đã lên nòng.
Nhưng một khó khăn đột xuất nữa lại đến với các chiến sĩ 325. Đã tới giờ nổ súng mà
sương mù vẫn quá dày đặc. Rừng núi tràn ngập trong một biển sương màu lam. Chiến
sĩ pháo binh trên các trận địa ngắm bắn trực tiếp nôn nao vì mục tiêu xe của địch hàng
ngày mắt thường vẫn trông thấy như đàn kiến bò, thì nay đã biến mất. Sở chỉ huy sư
đoàn đặt cạnh đài quan sát ở điểm cao 660, lúc thường không dùng ống nhòm cũng có
thể trông thấy những tên địch đi lại trong tuyến phòng thủ Kim Sắc - điểm cao 560, thì
nay ngay cả cây cối quanh sở chỉ huy cũng nhoà đi trong màn sương dày đặc.
Trước tình hình đó, Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn đồng ý cho Sư
đoàn 325 lùi giờ nổ súng tới 5 giờ 50 phút. Nếu sương mù vẫn chưa tan, ta vẫn không
nhìn thấy mục tiêu thì sẽ chuyển sang thực hiện phương án hai (tức là phương án tiến
công 560 - Kim Sắc không có pháo chi viện).
Từng phút căng thẳng trôi qua. Trời quang dần. Các trắc thủ đã nhìn thấy mục tiêu lờ
mờ trong biển sương sũng nước. Chớp thời cơ đó, Tư lệnh Sư đoàn Phạm Minh Tâm
và Chính ủy Lê Văn Dương quyết định cho pháo bắn.
Pháo ta đặt ở độ cao trên dưới 700 mét chúc nòng bắn găm xuống mục tiêu, phát huy
hiệu quả rất lớn. Tiếng nổ nghe rất đanh. Quân địch hoảng sợ chui sâu trong hầm trú
ẩn. Đến 6 giờ 40 phút, pháo chuyển làn bắn xuống Lương Điền, Mũi Né, Phú Lộc,
Phước Tượng và săn diệt địch trên đường số 1, đuổi bắn tàu chiến địch ngoài vụng Cầu
Hai.
Để bảo đảm chỉ huy trung đoàn 18 trên hướng tiến công chủ yếu của Sư đoàn 325,
đồng chí Nguyễn Đức Huy- Phó Tư lệnh Sư đoàn được tăng cường chỉ huy trung đoàn
18 ngay từ khi bắt đầu nổ súng tiến công, trong giờ đầu nổ súng đã chiếm gọn các điểm
cao 494, 520 và đồi Yên Ngựa. Riêng điểm cao 560, nơi có sở chỉ huy tiểu đoàn 61
biệt động quân, các chiến sĩ tiểu đoàn 9 mới chiếm được mỏm 1. Dựa vào địa thế có lợi
và hệ thống hầm hào kiên cố, bọn địch ở 560 dùng hoả lực bắn thẳng, cối cá nhân và
tung lựu đạn đánh ra chặn các mũi xung phong của bộ binh ta. Sáng ngày 21, tiểu đoàn
9 tổ chức nhiều đợt xung phong nhưng vẫn không dứt điểm được mục tiêu. Bộ đội bị
thương vong một số, sức tiến công giảm đi rõ rệt.
Cùng thời gian, bên hướng thứ hai của Sư đoàn 325, trung đoàn 101 dưới sự chỉ huy
của trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Giảng và chính ủy Lê Văn Đang nổ súng đánh
chiếm các điểm cao 310 và 312. Do một số đơn vị chiếm lĩnh vị trì xuất phát xung
phong chệch hướng và thực hiện cách đánh, kỷ luật hiệp đồng không chặt chẽ nên cho
tới trưa ngày 21, trung đoàn 101 cũng chưa hoàn thành được nhiệm vụ chiếm dãy Kim
Sắc.
Tình hình trở nên rất khẩn trương. Để mở toang cửa tiến công đường số 1, Bộ Tư lệnh
Sư đoàn 325 quyết định tập trung lực lượng bộ binh và hoả lực chi viện đánh chiếm
điểm cao 560, giải quyết gọn chiến trường trên hướng chủ yếu.
Trung đoàn 18 đưa lực lượng dự bị (tiểu đoàn 8 ) lên tăng cường cho tiểu đoàn 9 đánh
chiếm nốt các mỏm còn lại của điểm cao 560. Tiểu đoàn 7 cũng chỉ để một lực lượng
nhỏ giữ các điểm cao đã chiếm được, còn toàn đơn vị sẵn sàng phát triển đánh sang
phối hợp với tiểu đoàn 9. Để tăng cường việc chỉ huy đánh chiếm điểm cao 560, Bộ Tư
lệnh Sư đoàn 325 cử đồng chí An Gang, phó chính ủy và đồng chí Hoá - phó tham
mưu trưởng trung đoàn 18 xuống ngay trận địa tiểu đoàn 9.
Bên hướng Kim Sắc, trung đoàn 101 cho tiểu đoàn 3 bao vây các điểm cao 310, 312.
Tiểu đoàn 2 đánh điểm cao 329, hỗ trợ trung đoàn 18 giải quyết dứt điểm mục tiêu chủ
yếu. Tiểu đoàn 1 (lực lượng dự bị của trung đoàn 101) hành quân lật cánh sang phía
trung đoàn 18, sẵn sàng đánh quân địch phản kích và tham gia tiến công cắt đường số
1.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 tập trung sức mạnh quyết nhanh chóng đánh gục quân
địch ở điểm cao 560 - mục tiêu nguy hiểm nhất đang ngăn chặn sức đột phá của ta
xuống đường số 1. Đại đội 7 tiểu đoàn 8 được điều lên tiếp sức cho tiểu đoàn 9 nhanh
chóng tiến vào cửa mở. Đơn vị đang vận động thì bị bom, pháo địch dập trúng đội
hình. Bảy chiến sĩ hy sinh, 13 bị thương, nhưng toàn đơn vị không hề nao núng.
Kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ, đại đội 7 dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng Thiều
Chí Đinh và chính trị viên Đậu Văn Bạch, với 37 tay súng còn lại khẩn trương tiếp cận
vào nơi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Thấy tình hình cửa đột phá của đơn vị bạn đã
mất yếu tố bất ngờ, địch tăng cường hoả lực và xung lực sẵn sàng đối phó với ta, cán
bộ chỉ huy đại đội 7 quyết định chọn một hướng đánh khác.
Cán bộ đại đội trung đội lập tức trực tiếp đi quan sát, nghiên cứu địa hình và nhanh
chóng hạ quyết tâm táo bạo: chọn ngay khu vực sườn dốc đứng bên trái cửa mở cũ để
đột phá vào 560, nơi địch rất chủ quan vì ỷ thế rất cố lợi cho việc phòng thủ và có một
bãi mìn dày đặc rải ở sườn đồi.
14 giờ chiều, hướng tiến đã được xác định xong. Lợi dụng cây rừng che khuất, nhất là
thế sơ hở của địch, toàn đại đội bí mật tiếp cận vị trí địch. Tổ đi trước có nhiệm vụ tháo
gỡ mìn và cắt rào do đảng viên Lương Xuân Toán phụ trách. Anh ôm theo cả một khối
bộc phá lớn để sẵn sàng mở cửa khi không còn giữ được bí mật. Nhưng cửa đột phá đã
mở xong, địch trên điểm cao vẫn không hề hay biết. Bỗng tiếng thét xung phong vang
lên dậy đất, cả tổ chiến đấu của đại đội 7 bất thần xuất hiện, tới tấp tung lựu đạn, thủ
pháo và dùng súng AK bắn gần diệt địch. Khi đại đội 7 đánh chiếm sở chỉ huy của địch
thì các đại đội 10, 119 thuộc tiểu đoàn 9 cũng tràn được vào căn cứ từ nhiều hướng.
Bọn địch chưa kịp trở tay đã bị đánh gục. Tên thiếu tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 61
quân biệt động bị bắt. Đúng 15 giờ ngày 21 tháng 3 năm 1975, Nguyễn Văn Triển -
tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9 báo cáo về sở chỉ huy trung đoàn 18 và Sư đoàn 325: quân
ta đã hoàn toàn làm chủ điểm cao 560; tiểu đoàn 61 của địch bị tiêu diệt.
Cùng thời gian ấy, ở hướng trung đoàn 101, tiểu đoàn 2 bộ binh đánh vào điểm cao
329. Quân địch ở 329 bỏ vị trí tháo chạy. Tiểu đoàn 3 bộ binh làm nhiệm vụ bao vây
chủ động phát triển tiến công diệt hai điểm cao 310 và 312. Hệ thống án ngữ phía tây
đường số 1 từ nam Lương Điền tới bắc Phú Lộc bị đập vỡ hoàn toàn.
Vào lúc bên cánh phải, Sư đoàn 325 thực hiện thắng lợi đòn tiến công mở đầu thì Bộ
Tư lệnh Quân đoàn và Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên đều nhận được chỉ thị của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp do Trung tướng Lê Trọng Tấn truyền đạt qua điện thoại. Chỉ
thị nêu rõ: địch đang bắt đầu rút khỏi Thừa Thiên-Huế, Quân đoàn 2 và Quân khu Trị -
Thiên phải khẩn trương chặn không cho địch rút; chia cắt, tiêu diệt cho được toàn bộ
sư đoàn 1 của địch và các lực lượng khác, thu hồi toàn bộ trang bị của chúng, giải
phóng hoàn toàn Trị - Thiên-Huế và chiếm lĩnh toàn bộ đèo Hải Vân. Phải cắt đứt ngay
giao thông đường số 1 của địch từ Huế vào Đà Nẵng. Dùng tiểu đoàn 5 hải quân rải
mìn và đưa lực lượng xuống bịt của Thuận An. Phải bao vây đánh mạnh trên tất cả các
hướng không để cho địch kịp rút chạy. Về lực lượng, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Bộ
Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên được phép sử dụng lực lượng của mình để tiêu diệt địch,
kể cả pháo và tăng. Trong hai, ba ngày tới Bộ sẽ tăng thêm lực lượng phía sau cho mặt
trận.
Như vậy là tình hình đã rõ. Trước cuộc tiến công mạnh mẽ của các lực lượng vũ trang
ta trên chiến trường, quân địch cảm thấy không còn đủ sức để giữ cả hai mục tiêu chiến
lược Huế, Đà Nẵng nên đã quyết định bỏ Huế co về giữ Đà Nẵng.
Một cuộc chạy đua giữa ta và địch vào thời điểm nước rút đang diễn ra trên toàn bộ địa
bàn. Quyết không để địch sử dụng đường số 1 rút lực lượng về co cụm ở Đà Nẵng,
ngay từ sáng ngày 21 Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã chỉ thị cho các trận địa pháo, đặc biệt
là pháo bắn ngắm trực tiếp đặt ở đỉnh dãy Lưỡi Cái dùng hoả lực khống chế chặt chẽ
đường số 1. Khi Sư đoàn 325 vừa cơ bản hoàn thành nhiệm vụ phá vỡ tuyến án ngữ
560 - Kim Sắc. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quân đoàn và sở chỉ huy cơ bản
Sư đoàn 325. Đồng chí Nguyễn Đức Huy - Phó sư đoàn trưởng được phân công tăng
cường chỉ huy trung đoàn 18 đã cùng ban chỉ huy trung đoàn xác định kế hoạch sử
dụng lực lượng đánh xuống đường số 1. Ngay trong buổi chiều và đêm 21, tiểu đoàn 9
và tiểu đoàn 3 bộ binh đảm nhiệm chất giữ các bàn đạp vừa chiếm được, còn các tiểu
đoàn 7, 8 và 2 bộ binh theo góc phương vị nhằm hướng đông cắt rừng tiến xuống mặt
đường. Các đơn vị đánh xuống đường số 1 phải xuất phát ngay, vừa đi vừa tổ chức
trinh sát chiến đấu nắm địch ở phía trước, hết sức tránh giao chiến dọc đường. Phải
vòng qua, bỏ các vị trí địch lại đằng sau (nếu có thể được) để xuống đường nhanh nhất,
kịp thời nhất.
Nắm vững tính chất quyết định của trận đánh đối với kết quả chung của toàn chiến
dịch, mệnh lệnh chiến đấu lập tức được phổ biến ngay xuống từng phân đội, từng chiến
sĩ. Được đánh xuống đồng bằng, nơi đồng bào đang rên xiết dưới ách kìm kẹp tàn bạo
của địch, cũng là ý nguyện, là lòng mong mỏi bấy lâu của mỗi chiến sĩ. Các đơn vị
được giao nhiệm vụ đánh xuống chiếm mặt đường đều náo nức tiến quân.
Đêm đến, trên đỉnh dãy Lưỡi Cái, các chiến sĩ pháo binh trung đoàn 84 đã chuyển sang
phương pháp bắn đèn pha để săn diệt xe địch. Mỗi chớp lửa bùng lên trên mặt đường
có tác dụng chỉ hướng cho đoàn quân đang mò mẫm trong những rừng giang rậm rạp.
Nhiệm vụ càng khó khăn càng đòi hỏi ý thức tự giác và tinh thần chủ động, sáng tạo,
tính nhạy bén, linh hoạt, quyết đoán, táo bạo của mọi cấp. Quân đoàn và toàn mặt trận
đặt niềm tin vào các chiến sĩ 325 và mỗi người đã tỏ ra xứng đáng với sự tin cậy đó.
Mặc dù trời tối và mưa, đường không biết, địch không nắm được, cả đoàn người súng
đạn nặng vai vẫn dò tìm từng bước từ cánh rừng này sang cánh rừng khác, suốt đêm
không nghỉ. Tảng sáng ngày 22, các tiểu đoàn 7 và 8, bằng những con đường tự mở
khác nhau đã xuống tới sát đường số 1 (riêng tiểu đoàn 2, trong đêm tối đã phát triển
lệch về hướng Lương Điền nên vẫn cách khá xa mặt đường).
Bị mất các điểm án ngữ phía tây đường số 1, chiều 21 tháng 3, địch cho quân lên tăng
cường cho các vị trí Bạch Thạch, điểm cao 200, Ràng Bò và tổ chức thêm một số chốt
phòng ngự án ngữ ở các quả đồi dưới chân dãy Kim Sắc - 560. Khi bộ đội ta xuất hiện,
quân địch ở Bạch Thạch, điểm cao 200 và các cụm chốt án ngữ bảo vệ đường nổ súng
đánh chặn đội hình ta mãnh liệt. Một số cán bộ, chiến sĩ bị thương vong trên đường
vận động.
Quyết không để chậm, cán bộ chỉ huy các đơn vị nhanh chóng triển khai hoả lực đánh
kiềm chế quân địch ở Bạch Thạch, điểm cao 200... bảo vệ đội hình tiến quân và gương
mẫu dẫn đơn vị vượt qua bãi trống xung phong ra mặt đường. Tiểu đoàn 8 dưới sự chỉ
huy của tiểu đoàn trưởng Trần Minh Thiệt và chính trí viên Lê Văn Dinh lướt qua làng
Bạch Thạch và cụm quân địch ở bến Cây Đa (Đá Bạc) phía đông đường số 1. Đại đội 6
dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng Nguyễn Tiến Lãi, diệt đồn bảo an. Cùng thời gian
đó, tiểu đoàn 7 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Cách và chính trị
viên Nguyễn Hồng Mão xung phong ra mặt đường liên tiếp diệt hết hoả điểm này tới
hoả điểm khác rồi phát triển ngược lên phía bắc chiếm vị trí Ràng Bò của địch.
Đến 10 giờ 30 phút sáng ngày 22 tháng 3, bộ đội ta làm chủ được một đoạn đường dài
khoảng bơn kilômét từ Bạch Thạch đến Ràng Bò.
Bằng những thắng lợi liên tiếp ở điểm cao 560, Ràng Bò, Bạch Thạch trong ngày 21 và
sáng 22 tháng 3, các chiến sĩ trung đoàn 18 vinh dự trở thành những người lập chiến
công đầu cùng toàn Sư đoàn 325 và các lực lượng tăng cường phối thuộc thực hiện
xuất sắc trận đánh then chốt thứ nhất, một trận đánh có ý nghĩa quyết định cho cuộc
bao vây tiêu diệt lớn quân địch ở Thừa Thiên - Huế của toàn mặt trận.
Lưỡi dao sắc bén cắt đứt đường số 1 - đòn hiểm nhất của toàn cuộc tiến công, làm hàng
nghìn xe cơ giới các loại của địch trên đường rút lui về Đà Nẵng bị ùn lại. Sự hoảng
hốt, khiếp sợ của đoàn người di tản mà phần đông là gia đình các quan chức cao cấp
của quân đội và chính quyền Sài Gòn từ Truồi, Nong, Phú Bài, Hương Thủy lan nhanh
về Huế như một cơn bão. Tại Mang Cá-nơi đặt sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 1 của
địch, viên trung tướng Lâm Quang Thi như ngồi trên lửa. Quyền lợi và sinh mạng của
Thi cùng sinh mạng năm, sáu vạn binh lính thuộc quyền y đang được quyết định trên
đoạn đường này. Lâm Quang Thi vội vã gọi điện cho viên chuẩn tướng Nguyễn Văn
Điềm - sư đoàn trưởng sư đoàn 1, ra lệnh bằng mọi giá phải nhanh chóng tập trung lực
lượng và phối hợp cùng lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ giải toả đường số 1.
Nhưng éo le thay, sư đoàn 1 "anh cả đỏ" của quân đoàn 1 đó từ hơn mười ngày nay vẫn
bị các chiến sĩ 324 dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Sư đoàn Nguyễn Duy Sơn và Chính ủy
Nguyễn Trọng Dần kìm chặt và đánh cho tơi bời ở khu vực 303 - Mỏ Tàu. Dẫu đang
núng thế nhưng Điềm đâu dám buông đối thủ giữa "keo vật chết người" này để mở
cuộc hành quân giải toả đường số 1.
Bị cấp trên thúc ép và để mở lại con đường sống, trong ngày 22 tháng 3, sư đoàn 1, lữ
đoàn 258 lính thủy đánh bộ và liên đoàn 15 biệt động quân cố vét lực lượng, liên tiếp
tung ra hàng chục cuộc phản kích vào Ràng Bò, Bạch Thạch. Nhưng chúng dễ gì
chiếm lại nổi đoạn đường đang được bảo vệ bởi chính những con người từng bất chấp
mưa bom, bão đạn của Mỹ, trụ vững trong Thành cổ Quảng Trị 82 ngày đêm và trên
chiến hào Quảng Trị suốt mấy năm trời. Những con người ấy hiểu rõ hơn ai hết về giá
trị có tính chất chiến lược, chiến dịch và chiến thuật của đoạn đường mà mình vừa đem
xương máu, tài năng và trí tuệ để chiếm bằng được.
Cho tới 10 giờ ngày 22 tháng 3, giao thông đường bộ giữa Huế và Đà Nẵng hoàn toàn
bị cắt đứt.
Kể từ đêm các chiến sĩ hai trung đoàn 18 và 101 tiến vào chiếm lĩnh bàn đạp tiến công
khu vực 560 - Kim Sắc, tới đêm đầu tiên trấn giữ trên đường số 1, các chiến sĩ Sư đoàn
325 đã qua 48 giờ liên tục chiến đấu, liên tục vận động không một phút nào dừng. Tại
sở chỉ huy Quân đoàn và Sư đoàn 325 hai ngày đêm đó cũng là hai ngày đêm mọi
người làm việc say sưa, căng thẳng đầy hào hứng.
Ngay sau khi Sư đoàn 325 làm chủ được khu vực Ràng Bò - Bạch Thạch. Tư lệnh
Nguyễn Hữu An và Chính ủy Quân đoàn Lê Linh điện xuống chuyển lời biểu dương
công trạng của Bộ Quốc Phòng và động viên, nhắc nhở: Sư đoàn 325 nhanh chóng
hoàn thành việc cắt đứt đường số 1 là đã lập công lớn. Nhưng nếu để địch mở thông
đường, thì tội đó chẳng có công nào bù lại được Sư đoàn phải giữ vững khu vực đường
số 1 vừa chiếm được bằng mọi giá. Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn Lê Khả Phiêu cũng
điện xuống hướng dẫn, gợi ý cho Sư đoàn những biện pháp cần thiết để củng cố, giữ
vững quyết tâm chiến đấu của bộ đội, động viên tổ chức bộ đội chấp hành nghiêm
chỉnh kỷ luật chiến trường và làm tốt công tác dân vận trong các vùng đồng bằng mới
được giải phóng.
Ngày 22, Sư đoàn 325 bẻ gãy mọi cuộc phản kích của địch giải toả đường số 1. Ngày
23 tới có thể địch sẽ tung ra những cuộc phản kích lớn hơn. Muốn giữ vững Ràng Bò -
Bạch Thạch, phải tích cực chủ động tiến công, không ngừng mở rộng khu chia cắt để
làm yếu và phân tán sức phản kích của địch. Với tinh thần đó, trong buổi chiều và tối
22 tháng 3, các tiểu đoàn 7, 8 và 2 liên tục phát triển trên cả hai hướng Mũi Né và
Lương Điền, mở rộng đoạn đường chia cắt từ 4 kilômét ra gần 10 kilômét. Tiểu đoàn 1
cũng nhận nhiệm vụ tiến xuống đánh hất quân địch ra khỏi điểm cao 363. Tiểu đoàn 3
quét sạch quân địch ở bình độ 275...
Các trận đánh địch trong ngày 22 của Sư đoàn 325 đều thắng lợi giòn giã. Riêng tiểu
đoàn 1, trên đà thắng chung đã bộc lộ tư tưởng chủ quan, đơn giản trong tổ chức chỉ
huy chiến đấu nên đơn vị đã bị thương vong lớn ở điểm cao 363.
Trong khi bên cánh phải, Sư đoàn 325 phát triển thuận lợi thì bên cánh trái, cuộc chiến
đấu của Sư đoàn 324 ở khu vực Mỏ Tàu, 303 còn ở thế giằng co quyết liệt. Tại khu vực
này, các chiến sĩ Sư đoàn 324 tiếp tục dũng cảm gánh vác nhiệm vụ thu hút những lực
lượng tinh nhuệ của địch, tạo thế cho Sư đoàn 325 phát triển tiến công đánh cắt đường
số 1 được thuận lợi.
Trưa ngày 22 tháng 3 năm 1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 hội ý, nhận định: do tác
động của chiến thắng Tây Nguyên, trước sức tiến công của ta, đặc biệt là sau việc ta
đánh cắt đứt hoàn toàn đường số 1 từ Huế vào Đà Nẵng, quân địch ở Thừa Thiên - Huế
đang rồi loạn. Ở phía Bắc, chúng đang co về tuyến sông Bồ - An Lỗ. Phía Nam, địch
co về Phú Bài - Huế. Nếu sức ép của ta mạnh và khu vực cắt giao thông đường số 1
được giữ vững, địch buộc phải rút theo cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. Nhưng chúng
vẫn ngoan cố chặn ta ở núi Bông, núi Nghệ 303, Mỏ Tàu để có thể co cụm và từng
bước lui quân theo kế hoạch. Đây là thời cơ tốt nhất để tiêu diệt và làm tan rã lớn quân
địch, không cho chúng rút chạy an toàn, giải phóng Huế và sẵn sàng phát triển vào phía
Nam.
Từ nhận định đó, Bộ Tư lệnh Quân đoàn xác định ngay quyết tâm kế hoạch tác chiến
phối hợp với lực lượng Quân khu Trị - Thiên giải phóng Huế và giao tiếp nhiệm vụ
cho các đơn vị.
- Sư đoàn 325 dùng một trung đoàn nhanh chóng phát triển tiến công tiêu diệt căn cứ
Lương Điền, hợp cùng Sư đoàn 324 theo đường số 1 đánh ra Phú Bài - Huế. Một trung
đoàn đánh vào phía Nam diệt chi khu Phú Lộc, chiếm đèo Mũi Né, Phước Tượng, đưa
lực lượng bịt cửa Tư Hiền và sẵn sàng bẻ gãy các lực lượng địch từ Đà Nẵng tiến ra
giải toả đường số 1.
- Sư đoàn 324 bỏ núi Bông, núi Nghệ, điểm cao 303, Mỏ Tàu, nhanh chóng cho trung
đoàn 1 và trung đoàn 2 cơ động thọc sâu xuống vùng đồng bằng ven biển hình thành
thế bao vây chiến dịch từ phía đông và đông nam, không cho địch chạy ra cửa Thuận
An và cửa Tư Hiền. Trung đoàn 3 được tăng cường một đại đội xe tăng của Lữ đoàn
203 nhanh chóng tiến xuống diệt căn cứ La Sơn và phát triển về phía Bắc phối hợp với
các đơn vị bạn tiêu diệt đích giải phóng Huế.
- Lữ đoàn 164 pháo binh nhanh chóng di chuyển ít nhất được hai khẩu pháo tầm xa từ
mũi Trâu (trên đường số 14 sát Quảng Đà) về điểm cao 75-76 bắn xuống cửa biển
Thuận An, Tư Hiền.
- Trung đoàn 284 cao xạ thuộc Sư đoàn 673 phòng không khẩn trương di chuyển trận
địa lên phía trước bảo vệ đội hình chiến đấu của Quân đoàn tiến công giải phóng Huế.
- Lữ đoàn 219 công binh đưa một tiểu đoàn lên phía trước bảo đảm cơ động cho xe
tăng và chuẩn bị cầu phà vượt sông Ruồi An Nông, Phú Bài.
Trong đợt tiến công này, Bộ đã cho Quân đoàn 2 sử dụng binh khí kỹ thuật, nhưng các
đơn vị pháo tầm xa và xe tăng mới vào tới A Lưới, A Sầu và đang hành quân gấp vào
vị trí tập kết. Trước mắt, Quân đoàn điều đại đội 4 xe tăng phối thuộc cho Sư đoàn
324.
Việc bảo đảm hậu cần cho các đơn vị tiến sâu xuống miền đồng bằng ven biển gặp
nhiều khó khăn. Vấn đề nan giải là không có đường để dùng xe cơ giới đẩy hàng
xuống đường số 1, tiếp tế cho bộ đội. Trị - Thiên vẫn còn đang trong mùa mưa nên
ngay cả việc vận chuyển từ căn cứ hậu cần chiến dịch xuống căn cứ hậu cần chiến
thuật của các sư đoàn, trung đoàn trên miền rừng núi phía tây Thừa Thiên cũng đang
rất khó khăn vì đường sá quá xấu và lầy lội, nhiều đoạn xe không qua được. Dùng sức
người để gùi cõng thì không thể tìm đâu ra lực lượng. Nhưng lời giải đáp đã xuất hiện
ngay từ các chiến sĩ đang chiến đấu phía trước: cái ăn - dựa vào dân; súng đạn - lấy của
địch, đánh địch. Vì vậy, mặc dù việc bảo đảm hậu cần tiếp tế còn đang rất nan giải,
Quân đoàn vẫn kiên quyết tổ chức lực lượng tiến sâu xuống miền đồng bằng ven biển,
thực hiện hợp vây chiến dịch, tiêu diệt lớn quân địch ở Thừa Thiên - Huế.
Để nắm chắc các cánh quân đang chiến đấu dưới miền đồng bằng ven biển, Bộ Tư lệnh
Quân đoàn tổ chức sở chỉ huy tiền phương có các đồng chí Tư lệnh, Phó tư lệnh, Phó
chính ủy, Tham mưu trưởng và một số cán bộ cơ quan Quân đoàn tiến xuống đóng ở
thôn Bàn Môn Hạ. Chủ nhiệm hậu cần Quân đoàn cũng tổ chức một lực lượng hậu cần
cơ động gồm một đại đội kho, một ban của đội điều trị, một trạm sửa chữa xe, pháo do
đồng chí Phan Ba - phó phòng tham mưu hậu cần Quân đoàn chỉ huy đi cùng sở chỉ
huy tiền phương Quân đoàn, sẵn sàng phục vụ bộ đội ở phía trước.
Chấp hành nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Quân đoàn giao cho, Sư đoàn 324 sử dụng trung
đoàn 1 được tăng cường một trung đội B72, có trinh sát, công binh Quân đoàn và du
kích địa phương hỗ trợ, bí mật thọc sâu xuống đồng bằng ven biển, hợp vây địch từ
phía đông nam Huế. Trung đoàn 2 tiến xuống diệt căn cứ La Sơn và phát triển ra phía
bắc phối hợp với các đơn vị bạn tiêu diệt địch và tiến công giải phóng thành phố Huế
từ hướng tây nam. Tiểu đoàn 4 do Sư đoàn trực tiếp chỉ huy, tạm thời chốt giữ điểm
cao 224, kết hợp với trung đoàn 3 tiến công dứt điểm cao điểm 303, sau đó phát triển
xuống đường số 1, tiếp tục tiến ra phía Bắc. Trung đoàn 78 pháo binh trực tiếp chi viện
cho trung đoàn 3 và sẵn sàng cơ động xuống đồng bằng.
Đêm 22 tháng 3, toàn bộ đội hình chiến đấu của Sư đoàn 324 bắt đầu tràn xuống phía
Đông với một khí thế mạnh mẽ. Sáng ngày hôm sau, các trung đoàn 1 và 2 (mũi thọc
sâu chiến dịch của Quân đoàn 2) đã có mặt ở đồng bằng Phú Lộc. Mục tiêu tiếp theo
của hai trung đoàn 1 và 2 là cửa Thuận An. Để tăng cường lãnh đạo chỉ huy các đơn vị
chiến đấu ở phía trước, Sư đoàn phân công đồng chí Lê Văn Dánh - Phó chính ủy sư
đoàn và đồng chí Nguyễn Phúc Thanh - tham mưu phó sư đoàn đi với trung đoàn 1,
Phó sư đoàn trưởng Minh Long đi cùng trung đoàn 2. Nhiều cán bộ cơ quan sư đoàn
cũng được tăng cường xuống các đơn vị.
Cũng trong đêm 22 tháng 3, chấp hành nhiệm vụ của Quân đoàn giao cho, Sư đoàn 325
quyết định sử dụng trung đoàn 101 đánh diệt căn cứ Lương Điền, sau đó phát triển về
Huế theo trục đường số 1. Trung đoàn 18 đánh vào phía sau diệt chi khu Phú Lộc,
chiếm đèo Mũi Né, Phước Tượng, đưa lực lượng ra bịt cửa Tư Hiền và sẵn sàng bẻ gãy
lực lượng địch từ Đà Nẵng tiến ra giải toả đường số 1. Việc điều chỉnh lực lượng và
mọi công tác chuẩn bị cho các trận đánh tới đều được triển khai khẩn trương trong đêm
tối.
Tảng sáng ngày 23 tháng 3, không cho quân địch kịp hoàn hồn, bộ đội ta dồn dập tiếp
tục nổ súng tiến công địch.
Ở hướng Nam của Sư đoàn 325, trung đoàn 18 tung lực lượng đánh vào căn cứ Mũi Né
- một căn cứ quan trọng của địch, xây dựng trên điểm cao 134 nhô ra ngoài vụng Cầu
Hai. Sau sáu giờ bao vây tiến công liên tục, bộ đội ta giải quyết xong căn cứ Mũi Né.
Tiểu đoàn địch đóng giữ ở đây bị tiêu diệt và bị bắt phần lớn. Số còn lại tháo chạy thục
mạng về chi khu Phú Lộc. Ta thu nhiều vũ khí, đạn dược và hai khẩu pháo 155 còn
nguyên vẹn. 14 giờ, chớp thời cơ địch đang hoang mang dao động, trung đoàn trưởng
Phạm Hồng Lẫm ra lệnh cho tiểu đoàn 8 truy kích địch, đánh thẳng vào chi khu Phú
Lộc. Tới 19 giờ cùng ngày, trung đoàn 18 diệt xong chi khu, đánh tan tiểu đoàn 128
bảo an, giải phóng hoàn toàn khu vực quận lỵ Phú Lộc. Đơn vị đưa tiếp đại đội 7 tiến
xuống cùng tiểu đoàn 2 1 bộ đội địa phương chiếm cửa Tư Hiền và tổ chức phục kích
đón lõng, chờ diệt bọn địch theo đường biển chạy vào Đà Nẵng.
Được cổ vũ bởi thắng lợi trên toàn miền, trực tiếp là cuộc tiến công mạnh mẽ của trung
đoàn 18, được lực lượng vũ trang địa phương hỗ trợ, ngay trong đêm hôm đó, nhân dân
ở khu tập trung Phước Hưng (bắc đèo Phú Gia) và nhân dân quanh vùng đồng loạt nổi
dậy giành quyền làm chủ.
Ở hướng Bắc của Sư đoàn 325, đêm 22 rạng ngày 23, sở chỉ huy tiền phương sư đoàn
trực tiếp tổ chức cho trung đoàn 101 tiến công căn cứ Lương Điền - một căn cứ khá lớn
của địch do liên đoàn 15 biệt động quân và một số đơn vị bảo an đóng giữ. Đập vỡ
được căn cứ này, sư đoàn sẽ mở toang được cánh cửa phía nam để phát triển tiến công
vào Huế, đồng thời cũng thọc một lưỡi dao vào sau lưng quân địch ở 303 - Mỏ Tàu, hỗ
trợ cho Sư đoàn 324 nhanh chóng giải quyết dứt điểm khu vực đường số 14.
Trong khi xây dựng phương án tác chiến, vấn đề nổi lên được cán bộ sư đoàn trung
đoàn thảo luận sôi nổi là đánh giá lực lượng so sánh địch - ta như thế nào cho đúng để
hạ quyết tâm thích hợp. Có ý kiến cho rằng lúc này ta đang ở thế thắng, thế chẻ tre, cứ
cho bộ đội đánh tới, quân địch tự khắc phải tan. Có ý kiến lại cho rằng, trên toàn cục
địch đang ở thế thua, thế tan vỡ, còn ở Lương Điền địch vẫn ưu thế hơn ta về lực lượng
và đang ở trong hệ thống bố phòng vững chắc. Ta đánh vào Lương Điền là đánh quân
địch trong công sự vững chắc. Với lực lượng sử dụng như vậy, lại hoàn toàn không có
phương tiện phá rào, trung đoàn 101 sẽ khó khăn, không bảo đảm chắc thắng.
Có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cuối cùng mọi người đều đi tới một nhận định thống
nhất: địch ở Trị - Thiên-Huế đang ở thế thua, thế suy sụp, thế tan vỡ lớn. Bọn địch ở
Lương Điền tuy đông nhưng không mạnh, chúng đã mất tinh thần và đang chuẩn bị rút
chạy nên khả năng chiến đấu của chúng trước có mười thì nay chỉ còn một. Ở Lương
Điền ta mạnh hẳn hơn địch và thừa sức đè bẹp chúng. Nhưng cúng phải thấy rằng địch
hiện còn đang duy trì được hệ thống chỉ huy. Chúng chuẩn bị rút chạy chứ chưa rút
chạy và chưa rơi vào tình trạng hoảng loạn để ta có thể cứ cho bộ đội đánh tới là tan rã
ngay. Nếu chủ quan coi thường địch và tổ chức chỉ huy chiến đấu thiếu chặt chẽ, ta vẫn
có thể sẽ bị thương vong lớn và không hoàn thành nhiệm vụ. Bài học xương máu của
tiểu đoàn 1 ở điểm cao 363 cách đây chưa đầy 10 giờ cho thấy rõ điều đó. Để nhanh
chóng tiêu diệt liên đoàn 15 biệt động quân và các lực lượng tăng cường của nó, trong
tình hình hiện nay không nhất thiết phải tổ chức tiến công trận địa. Ta có thể khai thác
triệt để ưu thế tinh thần và sử dụng cách đánh thích hợp, buộc địch phải ra khỏi căn cứ,
thúc đẩy nhanh tiến trình từ chuẩn bị rút chạy tới rút chạy thực sự để tiêu diệt chúng
ngoài công sự.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng và cân nhắc mọi mặt, Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Sư
đoàn 325 quyết định sử dụng cách đánh "vận động bao vây tiến công liên tục" để giải
quyết mục tiêu Lương Điền.
8 giờ sáng ngày 23, trung đoàn 101 bắt đầu nổ súng tiến công. Từ điểm cao 44, tiểu
đoàn 3 đánh thẳng vào Lương Điền theo hướng chính diện, cùng lúc đó, tiểu đoàn 2
vòng lên hướng tây bắc, thọc xuống đường số 1 đánh xuyên hông địch và đưa một bộ
phận vu hồi vào La Sơn, Kẻ Bàng rồi xuống chốt cứng ở cầu Truồi (bắc căn cứ Lương
Điền). Tiểu đoàn 7 trung đoàn 18 tiến dọc vụng Cầu Hai, chiếm Xuân Lỗ. bịt đường
không cho địch rút ra hướng biển và phát triển lên chiếm làng Bàn Môn.
Đúng như dự kiến, liên đoàn 15 biệt động quân địch bị ta pháo kích liên tục và khép
chặt vòng vây từ mọi phía đã hoảng hốt bỏ căn cứ Lương Điền tìm đường rút chạy về
Phú Bài. Nhưng số phận của chúng đã được quyết định. Sa vào bẫy của các chiến sĩ
trung đoàn 101, phần lớn bọn địch ở Lương Điền bị tiêu diệt và bị bắt. Chỉ có một bộ
phận nhỏ tàn quân ở Lương Điền lẩn trốn về được Phú Bài và Huế. Tới 16 giờ 30 phút
ngày 23, trung đoàn 101 Sư đoàn 325 hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Lương Điền và
quét sạch địch ở cả bên phía bắc cầu Truồi. Tiếng súng tiến công căn cứ Lương Điền
vừa ngừng nổ, các chiến sĩ trung đoàn 101 và tiểu đoàn 7 bộ binh, lập tức theo đường
số 1, tiếp tục đánh thẳng ra Phú Bài - Huế.
Cùng trong ngày 23 tháng 3, bên hướng Sư đoàn 324, đại đội 4 xe tăng từ A Lưới đã
kịp thời cơ động vào phối hợp cùng bộ binh đánh địch. Chiều 23 tháng 3, đại đội 4 xe
tăng vượt Vũng Tròn bất ngờ xuất hiện trước tiền duyên hoả lực chi viện cho tiểu đoàn
7 trung đoàn 3 tiến công chiếm gọn căn cứ 303, núi Bông, núi Nghệ. Tiếp đó trung
đoàn 3, tiểu đoàn 4 bộ binh và đại đội 4 xe tăng gấp rút tiến xuống đường số 1 hợp
cùng trung đoàn 101 thành một mũi đánh ra Phú Bài - Huế. Trung đoàn 78 pháo binh
cơ động xuống La Sơn, cầu Truồi chi viện cho các đơn vị bộ binh chiến đấu ở phía
trước.
Không còn hy vọng mở thông lại đường số 1 để đưa lực lượng "di tản" về Đà Nẵng,
chỉ huy quân đoàn 1 ngụy quyết định "sơ tán" một bộ phận lực lượng ở Thừa Thiên -
Huế bằng đường biển tại của Thuận An. Những bộ phận còn lại cơ động bộ đến eo
biển Tư Hiền ở phía đông nam Huế. Hải quân của địch sẽ đánh chìm vài tàu trên vũng
nước cạn ở cửa Tư Hiền để làm một chiếc cầu đi qua eo biển này và lính thủy đánh bộ
sẽ lo việc bảo đảm an toàn vượt cầu qua eo biển Tư Hiền.
Nhưng cuộc tiến quân mau lẹ của các chiến sĩ Sư đoàn 324 đã làm cho mưu đồ rút
chạy của quân đoàn 1 ngụy tan thành mây khói. Đêm 23 tháng 3, sau khi xuống tới
đồng bằng Phú Lộc, các trung đoàn 1 và 2 theo dải đồng bằng ven biển, khẩn trương
phát triển tiếp về hướng cửa Thuận An. Đêm 24 tháng 3, trung đoàn 1 Sư đoàn 324 tới
làng Lương Thiên thì gặp lực lượng của sư đoàn 1 và liên đoàn 15 quân biệt động cũng
vừa chạy về quần tụ ở đây. Trung đoàn trưởng trung đoàn 1 lệnh cho các chiến sĩ trung
đoàn vận động bao vây tiến công tiêu diệt địch. Sau hơn một giờ nổ súng, các chiến sĩ
trung đoàn 1 đã đánh tan lực lượng này, diệt 580 tên, bắt 100 tên, bắn cháy 6 xe tăng
địch. Được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, các chiến sĩ trung đoàn 1 đã vượt phá
Tam Giang sang làng Khánh Mỹ. 10 giờ ngày 25 tháng 3, trung đoàn 1 tiến đến làng
Cư thì gặp lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến của địch và nhanh chóng đánh tan lữ đoàn
147. Tiếp đó, đơn vị đã đánh ra chiếm cảng Tân Mỹ và bờ nam cửa Thuận An, tiêu diệt
và làm tan rã thêm hàng nghìn tên địch. Còn mũi tiến công của trung đoàn 2 Sư đoàn
324, sau khi diệt hai đại đội địch ở Hà Né, cán bộ và chiến sĩ nhanh chóng vượt phá
Tam Giang. Chiều 25 tháng 3, trung đoàn 2 cũng đã có mặt ở cửa Thuận An, cùng
trung đoàn 1 bịt chặt con đường rút lui cuối cùng của lực lượng địch ở Trị - Thiên -
Huế.
Như vậy, toàn bộ lực lượng chiến đấu của Quân đoàn 2 đã xuống đường số 1 và vùng
đồng bằng ven biển nam Thừa Thiên. Ở phía sau, trung đoàn 18 bộ binh tiếp tục làm
nhiệm vụ chặn địch trên đường số 1 và đã đưa một đại đội ra cùng các lực lượng địa
phương ép chặt cửa Tư Hiền, giải phóng toàn bộ khu vực này. Ở phía trước, lực lượng
Quân đoàn 2 có bốn trung đoàn bộ binh 1, 2, 3, 101 hình thành hai cánh quân tiến công
trên hướng Nam và hướng Đông Nam, như hai gọng kìm kẹp chặt lấy Huế và cửa biển
Thuận An.
Tại sở chỉ huy Quân khu Trị - Thiên, sau khi nhận được tin ở phía Nam, Quân đoàn 2
đã cắt đứt được đường từ Huế vào Đà Nẵng, các đồng chí Lê Tự Đồng và Hồ Tú Nam
chỉ thị ngay cho các lực lượng của quân khu mở cuộc tiến công trên hướng bắc và tây
bắc Huế, cùng lực lượng của Quân đoàn 2 thực hiện hợp vây tiêu diệt lớn quân địch.
Trong các ngày từ 22 đến 24 tháng 3 năm 1975, trên cánh Bắc, bộ đội Quảng Trị có đại
đội 7 xe tăng Lữ đoàn 203 Quân đoàn 2 phối thuộc đã mở cuộc tiến công đánh vào
Thanh Hương, Đại Lộc, quận lỵ Hương Điền và vượt sông Mỹ Chánh đánh vào Phò
Trạch, Lương Mai. Tiếp đó một mũi đánh thẳng vào chiếm Bao Vinh. Một mũi phát
triển xuống chiếm bờ bắc cửa Thuận An.
Trên hướng Tây, trung đoàn 4 chủ lực quân khu nhận được lệnh tiến công đã chọc
thẳng xuống Lai Bằng đánh vào tuyến phòng thủ Bắc Bình và truy kích diệt địch ở bắc
sông Hương. Tiếp đó trung đoàn chia thành ba mũi cùng bộ đội Quảng Trị chặn địch ở
bắc cửa Thuận An và đánh áp vào vùng bắc Huế.
Trên hướng đường 12, trung đoàn 6 và trung đoàn 271 vượt sông Tả Trạch đánh chiếm
hai làng Đình Môn, Kim Ngọc.
Tối 24 rạng ngày 25 tháng 3 năm 1975, vòng vây của quân ta đã khép chặt Huế - Phú
Bài từ bốn phía. Các tiểu đoàn 4 và 1 lữ đoàn 164 pháo binh khắc phục khó khăn, khẩn
trương đưa pháo tầm xa 130 mm vào chiếm lĩnh trận địa, cùng các trận địa pháo Sư
đoàn liên tiếp bắn vào đội hình rút quân của địch, bắn vào sở chỉ huy tiền phương địch
ở Mang Cá, cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. Tiểu đoàn 5 hải quân cũng đã rải mìn ở các
cửa biển. Quân địch dồn về Huế và tập trung vào con đường dẫn xuống cửa Thuận An
đông nghịt. Bọn chỉ huy địch đã hoàn toàn bất lực, không thể nắm và chỉ huy được đơn
vị. Ngay cả bản thân chúng cũng mạnh kẻ nào, kẻ nấy chạy. Nhưng chúng không thể
chạy đi đâu được nữa. Số phận của sư đoàn 1 và toàn bộ lực lượng địch ở Trị - Thiên -
Huế đã được quyết định.
Đêm 24, trung đoàn 101 dẫn đầu cánh quân phía Nam tiến theo đường số 1, sau các
trận thắng liên tiếp ở Lương Điền, La Sơn, cầu Nông, đang đứng trước Phú Bài - một
căn cứ lớn của địch có hệ thống lô cốt và hàng rào bảo vệ kiên cố.
Để nhanh chóng chiếm Phú Bài, mở đường cho Quân đoàn tiến vào giải phóng Huế,
Tư lệnh Quân đoàn chỉ thị cho trung đoàn 101 đưa một tiểu đoàn bí mật tiến vòng ra
phía sau căn cứ, tiến công chiếm lại quận lỵ Hương Thủy, đồng thời chỉ thị cho trung
đoàn 3 do đồng chí Hồ Hữu Lạn làm trung đoàn trưởng, cùng đại đội 4 xe tăng, từ cầu
Nông nhanh chóng vận động lên theo đường số 1, tiến công chính diện vào Phú Bài.
Thực hiện đúng ý định tác chiến đó, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 3 trung đoàn 101 tiến
qua làng Tô Đà, Tân Tô, men con đê nhỏ sông Đại Giang, bí mật tiến vào làng Lương
Văn; tảng sáng ngày 25 tháng 3, tiểu đoàn 3 bất thần nổ súng tiến công chiếm gọn quận
lỵ Hương Thủy. Cùng thời gian đó, trung đoàn 3 và đại đội 4 xe tăng nổ súng đánh
chiếm cầu Phú Bài và căn cứ Phú Bài.
Bị một đòn bất ngờ choáng váng đánh vào phía sau và bị ép mạnh từ phía trước, quân
địch ở Phú Bài tháo chạy hỗn loạn. Chúng hoảng hốt vứt lại toàn bộ trang bị nặng,
trong đó có một đoàn xe cơ giới đang nổ máy. Đại đội 4 xe tăng Lữ đoàn 203 nhanh
chóng thu ba chiếc tăng M.48 và hai xe bọc thép M.113 để tăng cường lực lượng tiến
công thành phố.
Sáng 25 tháng 3, chiếm xong Phú Bài và quận lỵ Hương Thủy, trung đoàn 101 phát
triển lên An Cựu. Trung đoàn 3 (có xe tăng đi cùng) theo sát phía sau trung đoàn 101.
Được nhân dân địa phương đưa xe lam, xe máy tới giúp chuyên chở lực lượng, trung
đoàn 101 cơ động rất nhanh và dũng mãnh chọc thẳng vào nội đô, phối hợp cùng các
lực lượng nổi dậy quét sạch hoàn toàn quân địch, làm chủ thành phố.
Sau một chặng đường dài chiến đấu hy sinh gian khổ và oanh liệt, trung đoàn 101 -
trung đoàn Trần Cao Vân - đứa con chủ lực đầu lòng của nhân dân Thừa Thiển - Huế,
vinh dự là đơn vị đầu tiên tiến vào Thành Nội, góp phần giải phóng quê hương thân
yêu.
Được tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 trung đoàn 101 giao nhiệm vụ, phó tiểu đội trưởng
tiểu đội trinh sát Nguyễn Văn Phương cùng các chiến sĩ trong phân đội tiến lên chiếm
lĩnh Phú Văn Lâu. Đúng 13 giờ ngày 25 tháng 3 năm 1975, từ đỉnh Phú Văn Lâu, lá cờ
chiến thắng vẻ vang tung bay trên bầu trời Huế, chính thức báo tin vui thành phố đã
được hoàn toàn giải phóng.
Trong buổi trưa và chiều 25 tháng 3, một bộ phận của trung đoàn 3 Sư đoàn 324 cùng
xe tăng tiến vào chiếm căn cứ Mang Cá sào huyệt của quân đoàn 1 địch ở Huế. Một bộ
phận khác chiếm trại Trần Cao Vân. Một bộ phận tham gia giải phóng nhà lao Thừa
Phủ, giải thoát trên 2.000 đồng chí và đồng bào ta bị địch bắt giam ở đây. Một bộ phận
cùng xe tăng cơ động ra hướng cửa Thuận An phối hợp với các đơn vị bạn diệt địch.
Cùng thời gian đó, các lực lượng của Quân khu Trị - Thiên đảm nhiệm bao vây tiến
công trên hướng Bắc và hướng Tây cũng đã tiến vào hợp điểm với các lực lượng của
Quân đoàn 2 toả ra chiếm lĩnh các mục tiêu quan trọng ở trong và các vùng xung
quanh thành phố Huế.
Nhiệm vụ bao vây tiến công tiêu diệt sư đoàn 1 và toàn bộ lực lượng địch ở địa bàn
phía bắc Hải Vân, giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên-Huế của Quân đoàn và các lực
lượng Quân khu được hoàn thành xuất sắc. "Lá chắn" mạnh nhất của địch ở vùng đất
địa đầu chiến lược, tiếp giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa vĩnh viễn bị xoá bỏ. Về lực
lượng, số lính địch bị bắt và sau đó địa phương gọi ra trình diện lên tới 58.772 tên,
trong đó có 3.781 sĩ quan. Nhân viên chính quyền Sài Gòn bị bắt và ra trình diện có
14.000. Về phương tiện chiến tranh, địch đã phải bỏ lại toàn bộ hệ thống kho tàng dự
trữ chiến lược cùng các cơ sở kinh tế quan trọng trong vùng.
Tiếp theo những thắng lợi vang dội có ý nghĩa chiến lược của mặt trận Tây Nguyên,
thắng lợi của mặt trận Trị - Thiên- Huế đã giáng một đòn nặng vào âm mưu co cụm
chiến lược của địch, làm suy yếu và uy hiếp nặng nề quân đoàn 1 địch. Thắng lợi đó đã
đẩy nhanh quá trình sụp đổ của quân đội Sài Gòn trên toàn miền Nam, mở đầu sự tan
vỡ toàn bộ hệ thống phòng thủ miền Duyên Hải mà đế quốc Mỹ đã đổ nhiều công sức,
tiền của để xây dựng.
Biểu dương thành tích của Quân đoàn 2, trong bức điện của Quân ủy Trung ương sáng
27 tháng 3 năm 1975 có đoạn viết: “Việc đánh chiếm, giải phóng thành phố Huế và
tỉnh Thừa Thiên là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và ý nghĩa chính trị rất lớn Quân ủy
Trung ương nhiệt liệt khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên Quân
đoàn đã lập nên chiến công vang dội và tuyên dương công trạng của các đồng chí
trước toàn quân... Các đồng chí hãy phát huy truyền thống anh hùng của các lực lượng
vũ trang nhân dân... Thừa thắng tiến lên, từng phút hành động kịp thời nhất, táo bạo
nhất, kiên quyết nhất, linh hoạt và sáng tạo, nhanh chóng rút kinh nghiệm chiến đấu
làm cho bộ đội có sức chiến đấu cao hơn nữa, sức đột kích mạnh hơn nữa, quyết hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ tới.
Quân ủy Trung ương chờ tin thắng lợi mới của các đông chí".
Sau khi mất Trị - Thiên - Huế, Mỹ - ngụy tính toán rằng quân ta phải chuẩn bị ít nhất
một tháng mới có thể tiến công Đà Nẵng được. Nguyễn Văn Thiệu kêu gọi binh lính
quân đoàn 1 "tử thủ Đà Nẵng bằng bất kỳ giá nào" và lệnh cho tướng Nguyễn Xuân
Trang - phó tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn bay ra Đà Nẵng kiểm tra tình
hình, đồng thời chuyển gấp 20 nghìn khẩu súng từ kho Long Bình ra tăng cường trang
bị cho quân đoàn 1.
Ngay sau khi kết thúc thắng lợi chiến dịch Trị - Thiên, ngày 25 tháng 3, Bộ Quốc
phòng chỉ đạo và điều động lực lượng tiến hành chiến dịch Đà Nẵng, nhằm tiêu diệt sư
đoàn thủy quân lục chiến và lực lượng còn lại của quân khu 1 ngụy, giải phóng thành
phố Đà Nẵng. Lực lượng ta tham gia chiến dịch có Quân đoàn 2 và lực lượng vũ trang
Quân khu 5.
Về phía Quân đoàn, sau khi nhận lệnh tham gia chiến dịch Đà Nẵng, ngày 26, tại sở
chỉ huy tiền phương, các đồng chí trong Bộ Tư lệnh và đồng chí Tham mưu trưởng
Quân đoàn họp bàn kế hoạch sử dụng trung đoàn 18 Sư đoàn 325 tiếp tục phát triển
tiến công vào phía nam theo kế hoạch thời cơ và quyết định sử dụng trung đoàn 9 Sư
đoàn 304 tiến vào nam theo đường số 14. Cùng ngày Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên
và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 nhận được chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu. Bức điện do
Phó Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Khánh ký, nội dung như sau:
"Bộ gửi anh Đồng và anh An,
Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của Thừa - Thiên - Huế là tiếp tục lùng sục bắt tù binh. Việc
tiếp quản Trị - Thiên - Huế thì theo chỉ thị của Trung ương và Ban Thống nhất cùng
chỉ thị hướng dẫn của Tổng cục Chính trị. Việc thu dọn chiến trường (chiến lợi phẩm
và nhất là xe pháo, kho tàng...), Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Hậu cần sẽ cử một
đoàn vào giúp đỡ Quân khu, trước mắt B4 cho thu gọn gàng, đừng để ta phá hư hỏng
hoặc để địch ném bom1 (B4 là mật danh của Quân khu Trị - Thiên).
Lực lượng B5 sau khì đã tiêu diệt hết các bộ phận địch còn chống cự lại, phải nhanh
chóng thu quân, chuẩn bị sẵn sàng chuyển hưởng tiến công giải phóng Đà Nẵng2 (B5 là
mật danh của Quân đoàn 2).
Kế hoạch tiến công sẽ có chỉ thị của anh Lê Trọng Tấn. B5 cần tăng cường thêm pháo
ở khu vực Mũi Tàu cho đủ một tiểu đoàn với đầy đủ đạn, để khi có lệnh, đánh được
ngay vào sân bay Đà Nẵng. Cần khắc phục địa hình làm sao đưa được pháo lên phía
trước để bắn tới cảng Đà Nẵng.
Cho chiếm ngay điểm cao Thủy Tú để bảo vệ pháo và làm bàn đạp đánh Đà Nẵng...".
Để thực hiện quyết tâm giải phòng miền Nam trước mùa mưa, sau thắng lợi ở Tây
Nguyên, Bộ Chính trị quyết định nhanh chóng giải phóng các tỉnh miền Trung và Nam
Trung Bộ, đồng thời đẩy mạnh mọi công tác chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược
cuối cùng giải phóng Sài Gòn.
Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị, được chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung
ương, Bộ Quốc Phòng, với tinh thần tích cực, chủ động và sáng tạo, các lực lượng vũ
trang Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn 2 đã nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ chia
cắt chiến lược giữa Huế, Đà Nẵng, tiến hành cuộc bao vây lớn, tiêu diệt và làm tan rã
toàn bộ lực lượng địch ở Trị - Thiên - Huế, giải phóng địa bàn bắc Hải Vân. Cùng thời
gian đó, các lực lượng vũ trang Quân khu 5 kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy
mạnh mẽ của quần chúng đã giải phóng thị xã Tam Kỳ và toàn bộ tỉnh Quảng Ngãi sau
đó phát triển đánh chiếm căn cứ Chu Lai, tiêu diệt toàn bộ sư đoàn 2 ngụy, tạo thêm
một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.
Thắng lợi ở Trị - Thiên - Huế và Quảng Đà, Quảng Ngãi, Chu Lai đã phá vỡ một phần
quan trọng kế hoạch co cụm lớn để giữ Đà Nẵng của địch. Nắm vững điều kiện thuận
lợi mới, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chủ trương "tập trung lực lượng tiêu diệt
sinh lực lớn của địch ở Đà Nẵng, giành thắng lợi lớn trong trận quyết chiến chiến lược
này"1 (Điện của Quân ủy Trung ương gửi Quân khu 5 ngày 26 tháng 3 năm 1975.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước... Sđd, tr. 295) và quyết định thành lập Bộ Tư
lệnh mặt trận. Trung tướng Lê Trọng Tấn - Phó Tổng tham mưu trưởng được cử giữ
chức Tư lệnh mặt trận, đồng chí Chu Huy Mân - Bí thư Quân khu ủy Quân khu 5 giữ
chức Chính ủy1 (Do tình hình phát triển nhanh, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch chưa
gặp nhau thì chiến dịch đã kết thúc).
Trong phương án tiến công Đà Nẵng, Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh dự kiến hai
khả năng.
"Một là địch co lại và phòng thủ Đà Nẵng có tổ chức và tương đối vững chắc thì ta sử
dụng Quân đoàn 2 và nhanh chóng đưa Quân đoàn 1 vào, cùng với lực lượng của Khu
5, tổ chức một trận hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đánh chiếm Đà Nẵng trong
trường hợp có chuẩn bị.
Hai là, địch tan vỡ, bị tiêu diệt nặng và Đà Nẵng bị cô lập thì nắm thời cơ, nhanh
chóng phát triển tiến công đánh chiếm Đà Nẵng với lực lượng tại chỗ là chính" 2 (Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước... Sđd, tr. 249).
Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 được Bộ Tổng Tư lệnh và Bộ Tư lệnh mặt trận chỉ thị gấp rút
chuẩn bị theo phương án 1 (tức là đánh chiếm Đà Nẵng trong trường hợp có chuẩn bị);
đồng thời phải hết sức linh hoạt, kịp thời chuyển sang phương án 2 khi thời cơ đến.
Ngay trong sáng 26 tháng 3, tại sở chỉ huy tiền phương ở Bàn Môn Hạ, Bộ Tư lệnh
Quân đoàn 2 đã kịp thời chủ động nghiên cứu tình hình và hạ quyết tâm sử dụng trung
đoàn 18 tiếp tục phát triển tiến công đánh chiếm đèo Hải Vân, chuẩn bị làm bàn đạp để
khi có lệnh của trên sẽ tham gia giải phóng Đà Nẵng. Trước tình hình thực tế, đồng chí
Nguyễn Đức Huy - Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325 triệu tập ban chỉ huy trung đoàn
18 họp mở rộng để nắm tình hình, bàn biện pháp khắc phục khó khăn về gạo, đạn...
Đồng thời hạ quyết tâm tiếp tục phát triển tiến công đánh chiếm đèo Phú Gia, Lăng Cô.
Sau khi xuống trực tiếp nghe báo cáo, đồng chí Tham mưu trưởng Quân đoàn đã nhất
trí với quyết tâm của trung đoàn 18. Giao lực lượng hậu cần của Quân đoàn sẽ tổ chức
ngay việc vận chuyển gạo và tiếp tế cho trung đoàn 18.
Sau lúc nhận được điện của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã nghiên
cứu nhiệm vụ mới và sơ bộ xác định Quân đoàn phải lập tức tổ chức đánh chiếm các
bàn đạp để sẵn sàng tham gia tiến công Đà Nẵng:
- Hướng thứ nhất, phát triển theo đường số 1 đánh chiếm đèo Hải Vân, mở đường vào
Đà Nẵng tờ phía Bắc.
- Hướng thứ hai, phát triển theo đường số 14 đánh chiếm Ti Tu, Đá Đen và Đà Nẵng từ
phía Tây Bắc.
Cách đánh được sử dụng trên cả hai hướng là tiến công trong hành tiến.
Trong khi chờ đợi cấp trên chính thức giao nhiệm vụ, Bộ Tư lệnh Quân đoàn chủ động
cho cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần và các đơn vị chuẩn bị trên các hướng
Quân đoàn có thể bước vào tham chiến. Các phân đội trinh sát được phái đi trước nắm
địch. Lữ đoàn 219 công binh khẩn trương bắc lại cầu Truồi đã bị địch phá, bảo đảm
cho cơ giới cơ động. Mạng thông tin vô tuyến điện và hữu tuyến điện dùng cho mặt
trận phía Nam được các chiến sĩ trung đoàn 463 thông tin nhanh chóng thiết lập.
Lực lượng hậu cần Quân đoàn cách đây mấy ngày còn hồi hả đẩy "hàng" lên phía Bắc,
bảo đảm cho bộ đội đánh Huế, nay lại gấp rút chuyển đạn, gạo và các vật dụng khác về
phía Nam.
Bảo đảm hậu cần cho một cuộc tiến công lớn trong thời gian ngắn, ngành hậu cần
Quân đoàn chẳng những phải cố gắng vượt bậc mà còn phải có kinh nghiệm và biết tổ
chức giỏi. Những thành công của công tác hậu cần chiến dịch trong cuộc tiến công giải
phóng Trị - Thiên - Huế vừa qua đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ ngành hậu cần Quân
đoàn có thêm quyết tâm thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chuẩn bị hậu cần cho cuộc tiến
công mới.
Để bảo đảm hậu cần cho các lực lượng của Quân đoàn tham gia tiến công giải phóng
Đà Nẵng, ngay sau khi đường số 1 từ Quảng Trị vào nam Thừa Thiên vừa được đánh
thông, đồng chí Chủ nhiệm hậu cần quân đoàn Nguyễn Ngọc Thực lập tức chỉ thị cho
hậu cứ Quân đoàn ở Cam Lộ nhanh chóng tổ chức chuyển đạn, gạo theo đường số 1
vào nam Thừa Thiên. Đồng thời, Quân đoàn đề nghị Tổng cục Hậu cần và Đoàn 559
không giao hàng ở A Sầu nữa mà chuyển hàng vào giao ở La Sơn trên đường số 1, vì
đường từ A Sầu lên phía trước lầy lội rất khó đi (với cự ly 100 kilômét, mà năng suất
chỉ đạt được ba ngày một chuyến) nên không thể đáp ứng được yêu cầu trong tình hình
chiến dịch đã chuyển sang thực hiện kế hoạch thời cơ. Nhưng thực tế đã diễn ra không
như ý muốn. Các lực lượng hậu cần của Quân đoàn ở đường số 14, đường số 10 và 74
không rút ra được vì đường lầy lội, tắc nghẽn. Các đoàn xe của Đoàn 559 đang chạy
trên đường, chưa nhận được lệnh vẫn ùn ùn đến giao hàng cho Quân đoàn ở A Sầu.
Đạn, gạo ở hậu cứ Cam Lộ không chuyển lên được vì chưa khắc phục xong cầu An Lỗ,
Phú Bài bị địch phá sập. Lượng vật chất mang theo của các đơn vị tác chiến ở phía
trước còn rất mỏng.
Khắc phục tình hình đó, ngày 26 tháng 3, Cục Hậu cần Quân đoàn nhanh chóng tổ
chức lực lượng để thu hồi và quản lý các căn cứ hậu cần của địch ở Phú Bài, Ấp 5, sử
dụng cấp phát bổ sung kịp thời cho các đơn vị. Đây cũng chính là nguồn vật chất chủ
yếu, bảo đảm cho các đơn vị của Quân đoàn tham gia tiến công giải phóng Đà Nẵng.
Đối với các đơn vị bộ binh, trên cơ sở đội hình đã hình thành trong quá trình phát triển
chiến đấu, Bộ Tư lệnh Quân đoàn quyết định giao nhiệm vụ cho các đơn vị như sau:
Sư đoàn 325 sử dụng trung đoàn 18 tiến công theo đường số 1 vào Đà Nẵng. Trung
đoàn 101 bàn giao nhiệm vụ quân quản Huế cho các lực lượng của Quân khu Trị-
Thiên, về đội hình Sư đoàn 325 là thê đội hai, trung đoàn 9 Sư đoàn 304 và Lữ đoàn
203 xe tăng (mới từ Quảng Trị hành quân vào động Truồi) đánh chiếm Ti Tu, Đá Đen
nằm trên đường 14). Sư đoàn 324 làm lực lượng dự bị cho Quân đoàn trong nhiệm vụ
mới.
Riêng đối với Sư đoàn 304 (thiếu) đang đứng chân ở Thượng Đức, Bộ Tư lệnh Quân
đoàn đã gửi điện hiệp đồng với Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và giao nhiệm vụ cho đơn vị
đánh vào Đà Nẵng từ hướng tây nam. Cơ quan Tham mưu Quân đoàn cũng đã có điện
hiệp đồng với cơ quan Tham mưu Quân khu 5 về ký hiệu, tín hiệu nhận nhau lúc tiến
công vào Đà Nẵng.
Về nhiệm vụ tổ chức trận địa pháo tầm xa để bắn vào sân bay và quân cảng Đà Nẵng,
chấp hành chỉ thị của Bộ, Quân đoàn đã thực hiện xong trước ngày 25 tháng 3. Tiểu
đoàn 4 pháo 130 mm thuộc Lữ đoàn 164 pháo binh đã xây dựng trận địa ở Mũi Trâu
(trên đường số 14, cách Đà Nẵng 12 kilômét), sẵn sàng nhả đạn khi có lệnh.
Do thời gian gấp, sau khi giao nhiệm vụ cho các đơn vị, Đảng ủy Quân đoàn không kịp
họp. Các đồng chí Nguyễn Hữu An, Lê Linh, Hoàng Đan, Nguyễn Công Trang, Bùi
Công Ái, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Ngọc Thực, chỉ kịp gặp gỡ, trao đổi công việc trong ít
phút.
Việc chuẩn bị cho nhiệm vụ giải phóng Đà Nẵng của Quân đoàn được tiến hành rất
khẩn trương và gắn liền với những trận đánh tạo thế của các đơn vị.
Ở hướng đường số 1, cuộc chiến đấu mở đường đánh vào Đà Nẵng của trung đoàn 18
Sư đoàn 325 diễn ra sôi nổi ngay từ khi nhiệm vụ giải phóng Trị - Thiên - Huế chưa
kết thúc. Với tinh thần tích cực, chủ động, kiên quyết và linh hoạt trong chấp hành
nhiệm vụ, vừa giải quyết xong mục tiêu chi khu, quận lỵ Phú Lộc, ngày 24 tháng 3, sở
chỉ huy nhẹ Sư đoàn 325 chỉ thị cho trung đoàn 18 đánh chiếm ngay căn cứ lữ đoàn
258 lính thủy đánh bộ ở đèo Phước Tượng. Ngày 26, đơn vị giải phóng Nước Ngọt,
Thừa Lưu, diệt cứ điểm Thổ Sơn.
Lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ và liên đoàn 914 bảo an của địch cho quân phá cầu
Thừa Lưu và rút lui về các đèo Phú Gia, Lăng Cô, Hải Vân tổ chức phòng ngự lâm thời
bảo vệ Đà Nẵng.
Ngày 27 tháng 3, trung đoàn 18 tiếp tục đánh vào tuyến phòng thủ lâm thời của địch ở
khu vực đèo Phú Gia. Các chiến sĩ trung đoàn 84 pháo binh vừa xuống núi cũng kịp
thời sử dụng ngay pháo địch ở Phú Lộc, Phước Tượng, chi viện cho trung đoàn 18
chiến đấu. Địch chống cự quyết hệt, máy bay của chúng từ sân bay Đà Nẵng liên tục
xuất kích. Pháo binh của chúng từ Lăng Cô, Hải Vân dồn dập bắn ra Phú Gia yểm trợ
cho bộ binh "tử thủ”. Nhưng chẳng có sức mạnh nào ngăn cản nổi bước tiến của các
chiến sĩ trung đoàn 18, quân ta nhanh chóng tràn qua đèo Phú Gia mạnh như gió cuốn
và thừa thắng giải phóng luôn Sơn Hải, An Hảo, Loan Lý. Chiều ngày 27, tiểu đoàn 8
dẫn đầu đội hình cánh quân phía nam đánh vào tới khu vực Lăng Cô (dưới chân đèo
Hải Vân).
Trận kích chiến dưới chân đèo Hải Vân diễn ra giằng co gần một ngày. Ta quyết chiếm
khu vực này (đặc biệt là chiếc cầu lớn bắc qua eo vụng Lăng Cô), mở đường đưa binh
khí kỹ thuật vào đánh Đà Nẵng. Địch cố giữ Lăng Cô - Hải Vân mong chặn được cánh
quân lớn của ta đang ào ạt đánh vào từ hướng Bắc. Để chiếm cầu Lăng Cô, tiểu đoàn 8
buộc phải tiếp cận địch theo một doi cát hẹp nằm kẹp giữa biển và vụng Lăng Cô. Tiến
theo lối đó, cán bộ, chiến sĩ ta phải vượt qua dưới tầm hoả lực bắn thẳng của địch đặt
trên đèo Hải Vân.
Trong ngày 27, tiểu đoàn 8 tổ chức nhiều đợt xung phong mãnh liệt vào mục tiêu,
nhưng đều bị hoả lực địch đẩy lùi. Đến xẩm tối, lợi dụng lúc địch chủ quan, sơ hở, vì
chúng cho cuộc tiến công của ta dã tạm dừng, tiểu đoàn 8 không dùng hoả lực chuẩn
bị, bất ngờ cho bộ binh xung phong chiếm cầu. Bộ đội ta xông thẳng sang bờ nam
(theo cả hướng đường bộ và đường sắt) đánh chiếm trận địa pháo, quét sạch bọn địch ở
khu vực ga Lăng Cô. Tới 20 giờ, trung đoàn 18 hoàn toàn làm chủ khu vực Lăng Cô,
mở toang cửa đột phá lên đèo Hải Vân và đánh vào Đà Nẵng từ hướng Bắc.
Trên hướng đường số 14, trung đoàn 9 bộ binh Sư đoàn 304 được phối thuộc một tiểu
đoàn xe tăng, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn cao xạ, một tiểu đoàn pháo binh
do Tư lệnh, Phó chính ủy và Tham mưu trưởng Quân đoàn trực tiếp chỉ huy, từ đêm 26
tháng 3, gấp rút hành quân vào chiếm bàn đạp tiến công Đà Nẵng từ hướng tây bắc.
Trên trục đường tiến quân dài khoảng 70 kilômét, nằm trong tuyến tranh chấp giữa ta
và địch, bộ đội ta phải tháo gỡ hàng trăm quả mìn chống cơ giới, khôi phục trên 10
kilômét đường và làm 5 kilômét đường vòng để tránh khu vực địch gài mìn dày đặc.
Sáng 28 tháng 3, trung đoàn 9 và toàn bộ các đơn vị binh chủng tăng cường đã vào tới
vị trí tập kết, sẵn sàng nổ súng tiến công Ti Tu, Đá Đen, tạo bàn đạp đánh vào Đà Nẵng
từ hướng tây bắc.
Trong khi các lực lượng chủ chốt của Quân đoàn 2 áp sát Đà Nẵng từ hướng tây và tây
bắc thì Sư đoàn 2 bộ binh do Tư lệnh Sư đoàn Nguyễn Chân chỉ huy, sau các chiến
thắng oanh liệt ở Tiên Phước, Phước Lâm, Tam Kỳ đang đánh về Đà Nẵng từ hướng
nam theo mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Sư đoàn 304 đang phòng ngự ở
Thượng Đức cũng khẩn trương thu quân mở cuộc tiến công vào Đà Nẵng từ hướng tây
nam.
Căn cứ vào nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh chiến dịch giao, chỉ huy Sư đoàn 304 quyết định:
sử dụng trung đoàn 66 và trung đoàn 24 tiêu diệt lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến trên
tuyến phòng thủ ở hướng tiến công chủ yếu của sư đoàn, giải phóng quận lỵ ái Nghĩa,
sau đó đánh chiếm sân bay Nước Mặn. Trung đoàn 24 từ vị trí bàn đạp trên điểm cao
1062 vượt qua núi Sơn Gà đánh thẳng vào căn cứ Hoà Cầm và toà hành chính thành
phố Đà Nẵng. Trung đoàn 68 pháo binh khẩn trương bổ sung đạn và chuyển toàn bộ
pháo sang bắc sông Vu Gia để cùng bộ binh chiến đấu.
Sau khi giao nhiệm vụ cho các trung đoàn, Chính ủy Sư đoàn Trần Bình cùng Phó sư
đoàn trưởng Nguyễn ân xuống các trung đoàn kiểm tra tình hình chuẩn bị chiến đấu.
Từng tốp bộ đội vội vã ra các kho dự trữ lấy thêm đạn, gạo. Đi ngược lại phía họ là các
tổ trinh sát leo lên cao điểm 1062, sang dãy Sơn Gà tiến sâu vào hậu phương của địch
nắm tình hình, tìm đường tiến quân cho bộ đội.
Suốt đêm 27 và sáng 28 tháng 3 năm 1975, trên cả hai hướng, Sư đoàn 304 đã đưa lực
lượng vào vị trí xuất phát tiến công. Trung đoàn 24 ém quân ở cao điểm 1062, lực
lượng trinh sát của trung đoàn đã phát quang, mở hàng chục kilômét đường qua phía
nam điểm cao 1235 sát núi Sơn Gà, nhờ đó bộ đội chuyển quân được nhanh hơn.
Hướng trung đoàn 66, bộ đội tiếp cận các chốt của địch, bí mật gỡ mìn hai bên đường
số 14. Pháo trung đoàn 68 cũng lên sát bộ binh, bắn kiềm chế pháo binh địch, chi viện
cho bộ binh tiến công.
Lúc này lực lượng địch ở Đà Nẵng còn rất đông, theo các tài liệu thu được của địch sau
ngày giải phóng thì lực lượng của chúng ở Đà Nẵng vào cuối tháng 3 năm 1975 có
khoảng 75.000, gồm 15 tiểu đoàn chủ lực thuộc sư đoàn 3 bộ binh, sư đoàn lính thủy
đánh bộ và tàn quân các sư đoàn 1, 2, liên đoàn biệt động quân 12, 15, tiểu đoàn bảo
an, 240 trung đội dân vệ, 24.000 phòng vệ dân sự, 5.000 cảnh sát, sư đoàn 1 không
quân với 373 máy bay các loại, 7 tiểu đoàn pháo (114 khẩu các loại), thiết đoàn 11 kỵ
binh (70 xe tăng, xe thiết giáp) và một lực lượng lớn hải quân địch đóng ở quân cảng
Đà Nẵng và vùng biển phụ cận. Nhưng bị tác động bởi những thất bại to lớn liên tiếp ở
miền Trung và khiếp đảm bởi những cánh quân lớn của ta đang đánh ép về từ nhiều
hướng, nên tinh thần của chúng suy sụp, tổ chức chỉ huy rối loạn. Do đó, Quân ủy
Trung ương và Bộ Quốc phòng quyết định tiến công Đà Nẵng theo phương án hai và
chỉ thị cho Quân đoàn 2 cùng Quân khu 5: "Đánh thẳng vào Đà Nẵng nhanh nhất, kịp
thời nhất, táo bạo nhất, với lực lượng có thể chuyển tới sớm nhất".
Chấp hành chỉ thị của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh, ngày 28 tháng 3, Bộ
Tư lệnh Quân đoàn ra lệnh cho trận địa pháo tầm xa của Lữ đoàn 164 đặt ở Mũi Trâu
cùng pháo binh tầm xa của mặt trận dồn dập bắn vào quân cảng và sân bay Đà Nẵng.
Nhiều máy bay và kho tàng của địch bị trúng đạn bốc cháy dữ dội. Sân bay bị tê liệt.
Khu trung tâm thông tin của địch ở Đà Nẵng bị phá hủy; liên lạc giữa Đà Nẵng với Sài
Gòn bị cắt đứt. Nhiều tàu địch bị pháo binh ta bắn chặn không dám vào cảng đón binh
lính chúng rút chạy. Địch ở Đà Nẵng càng thêm hoảng loạn.
Chớp thời cơ có lợi, Bộ Tư lệnh Quân đoàn chỉ thị cho các hướng mở cuộc tổng công
kích, cùng các lực lượng của mặt trận đánh thẳng vào thành phố Đà Nẵng. ở hướng
đường số 1, ngay từ đêm 28, Phó tư lệnh Quân đoàn Hoàng Đan đã kịp thời điều tăng
cường cho Sư đoàn 325 một đại đội xe tăng PT85 (6 chiếc). Ta dùng hoả lực đi cùng
và pháo trên xe tăng sẵn sàng chi viện cho bộ binh, xe tăng phát triển đánh chiếm đèo
và tiến vào Đà Nẵng.
Để đập vỡ tuyến phòng thủ lâm thời của lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ trên đèo Hải
Vân và thọc sâu vào thành phố Đà Nẵng, sư đoàn tổ chức đội hình tiến công theo
phương thức bộ binh cơ giới. Đi đầu đội hình là đại đội 4 xe tăng (sáu chiếc) đại đội bộ
binh ngồi trên xe. Tiếp sau là các xe ô tô chở chiến sĩ bộ binh trung đoàn 18 và sở chỉ
huy nhẹ của Sư đoàn 325.
5 giờ sáng ngày 29, Phó tư lệnh Quân đoàn Hoàng Đan trực tiếp chỉ huy Sư đoàn 325
đánh vào Đà Nẵng, phát lệnh tiến công.
Bị bất ngờ và hoảng sợ trước lối đánh táo bạo của quân ta, lừ đoàn 258 lính thủy đánh
bộ bỏ trận địa tháo chạy vào rừng. Đến 7 giờ, khi lực lượng đi đầu của trung đoàn 18
tiến tới đỉnh đèo.
Tới 8 giờ, khi lực lượng thọc sâu xuống gần chân đèo thì một cánh quân của địch hành
quân bằng cơ giới, có xe tăng đi cùng đang tiến lên đèo chi viện cho đồng bọn. Trong
thế tiến công áp đảo địch, bộ đội ta nhanh chóng tiêu diệt cánh quân này và tiến xuống
chiếm gọn kho xăng Liên Chiều vào hồi 8 giờ 30 phút.
9 giờ 30 phút, lực lượng thọc sâu của Sư đoàn 325 vào đến cầu Nam Ô. Đoàn xe tăng
và bộ binh cơ giới của ta đi tới đâu, binh lính địch trút bỏ quân phục, quẳng súng bỏ
chạy tới đó. Nhân dân vui mừng phấn khởi đổ ra dừng chật cả hai bên đường đón bộ
đội.
10 giờ 30 phút, đội hình hành tiến của Sư đoàn 325 vào tới trung tâm thành phố. Được
Phó tư lệnh Quân đoàn chỉ thị tiếp nhiệm vụ, trung đoàn 18 vượt cầu Trịnh Minh Thế
sang đánh chiếm bán đảo Sơn Trà và quân cảng của địch.
Đơn vị vượt qua cầu Trịnh Minh Thế thuận lợi vì ở đó đã có trung đoàn Ba Gia thuộc
Sư đoàn 2 và tự vệ Đà Nẵng chiếm giữ. Được đơn vị bạn bảo vệ ở phía sau, trung đoàn
18 cùng xe tăng nhanh chóng vượt lên phía trước tiến công địch.
Lúc này tướng Ngô Quang Trưởng cùng hàng chục nghìn sĩ quan, binh lính thuộc
quyền của y đang tập trung dày đặc bên bán đảo Sơn Trà chờ tàu "di tản". Khi lực
lượng bộ binh cơ giới của ta dũng mãnh, táo bạo chọc thẳng vào trung tâm vùng bán
đảo, bọn địch lập tức vỡ ra như một tổ ong bị đập trúng. Bản thân tướng Ngô Quang
Trưởng - "con người hùng số 1 của quân lực Việt Nam cộng hoà", theo lời thuật của
Phơrăngxnét trong cuốn sách "Khoảng cách thời gian vừa phải" cũng đã bỏ mặc quân
lính, vội vã lao ra biển tháo thân và "phải ngoi ngóp trong những lớp sóng cồn mới bơi
được đến một chiếc xuồng tuần tiễu của hải quân ngụy đón sẵn để ra tàu chiến Mỹ ở
ngoài khơi".
Từ 10 giờ 30 phút tới 11 giờ 30 phút ngày 29, các chiến sĩ trung đoàn 18 cùng xe tăng
tiến công chiếm gọn khu vực cảng bắt giừ hơn một trăm tàu, xuồng địch, bịt chặt con
đường rút chạy cuồl cùng của 100.000 quân địch ở Đà Nẵng. Tiếp đó, đơn vị tiến công
chiếm gọn khu viễn thông ra đa, khu kho liên hợp và bộ chỉ huy yểm trợ hành quân của
quân đoàn 1 địch. Trung đoàn 18 hoàn toàn làm chủ bán đảo Sơn Trà vào hồi 13 giờ 30
phút ngày 29 tháng 3 năm 1975, hoàn thành nhiệm vụ thọc sâu chiến dịch.
Cũng trong thời gian đó, trên các hướng khác, Sư đoàn 304 và các lực lượng của Quân
khu 5 đã dồn dập tiến công thắng lợi.
Trên hướng đường số 14, tối 28 tháng 3, trung đoàn 9 bộ binh và các tiểu đoàn xe tăng,
pháo binh, cao xạ, công binh tăng cường đang chuẩn bị nổ súng đánh Đá Đen thì được
tin bọn địch ở đây rút chạy. Tư lệnh Quân đoàn lập tức cho tổ chức đội hình tiến công
trong hành tiến, nếu gặp địch thì triển khai chiến đấu được ngay, nếu không gặp địch
thì tăng tốc độ hành quân, tiến công vào sở chỉ huy sư đoàn 3 của địch ở Phước Tường.
Đến 12 giờ 30 phút ngày 29 tháng 3, trung đoàn 9 và các lực lượng tăng cường đánh
chiếm Phước Tường, Hoà Khánh, sở chỉ huy sư đoàn 3. Sau đó, Tư lệnh Quân đoàn chỉ
thị cho trung đoàn 9 đưa một bộ phận lực lượng vào chiếm giữ khu vực trung tâm
thành phố Đà Nẵng và chỉ thị cho tiểu đoàn xe tăng tiến sang cùng trung đoàn 18 Sư
đoàn 325 giữ bán đảo Sơn Trà.
Trên hướng tây nam, trung đoàn 66 và trung đoàn 24 Sư đoàn 304 trên đường phát
triển vào Đà Nẵng đã đánh tan lực lượng địch ngăn chặn ở ái Nghĩa và truy kích tàn
quân của lữ đoàn 369 lính thủy đánh bộ trên suốt một chặng đường dài hơn 30 kilômét
(từ Ái Nghĩa về Đà Nẵng) cùng các lực lượng của Quân khu 5 đánh chiếm sân bay,
khu nhà hành chính thành phố và nhiều mục tiêu quan trọng khác.
Cũng trong sáng ngày 29 tháng 3, trên hướng nam và đông nam, các lực lượng Quân
khu 5 thực hiện chỉ thị của Bộ Tư lệnh mặt trận đã bỏ qua các mục tiêu bên ngoài
nhanh chóng phát triển vào thành phố đánh chiếm sân bay Đà Nằng, sân bay Nước
Mặn và các mục tiêu quan trọng.
Trong ngày 29, lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng cách mạng đã nổi dậy
phối hợp với bộ đội chủ lực giải phóng Hội An và một số nơi khác. Trong thành phố
Đà Nẵng lực lượng du kích, tự vệ phối hợp đánh phá khu nhà lao, bảo vệ các cơ sở sản
xuất, kinh tế, văn hoá, giữ gìn trật tự an ninh, bảo đảm cho thành phố bước vào sinh
hoạt bình thường ngay sau khi giải phóng.
Chiến dịch Đà Nẵng toàn thắng.
Trải qua 26 ngày đêm liên tục tiến công quyết liệt, cùng với quân dân Trị -Thiên và
Khu 5, Quân đoàn 2 đã lập công xuất sắc tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân đoàn 1,
quân khu 1 và sư đoàn lính thủy đánh bộ của địch, thu hồi toàn bộ cơ sở vật chất và
phương tiện chiến tranh của chúng, giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên-huế và Quảng
Nam - Đà Nẵng.
Điểm nổi bật của Quân đoàn 2 trong chiến dịch Trị - Thiên và chiến dịch Đà Nẵng là
đã hết sức tích cực, chủ động, kiên quyết, táo bạo và linh hoạt trong suốt quá trình thực
hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình so sánh lực lượng địch - ta và
nhiệm vụ của cấp trên giao cho, Quân đoàn đã chọn đúng hướng tiến công chủ yếu,
chọn đúng đối tượng, mục tiêu tiến công chủ yếu. Khi có thời cơ, Quân đoàn đã nhạy
bén phát hiện thời cơ, tập trung khẩn trương chuẩn bị, kiên quyết khắc phục khó khăn
trong một thời gian ngắn thực hiện được ý định chuyển hướng, kịp thời nắm và tận
dụng thời cơ, tạo thêm thời cơ, nâng cao tốc độ tiến công, kiên quyết, liên tục phát
triển tiến công giành thắng lợi lớn.
Để phát triển chiến dịch, tiến công liên tục với tốc độ lớn và hiệu suất cao, trên cơ sở
thế chiến lược chung, chất lượng bộ đội được xây dựng tốt từ trước, Đảng ủy và Bộ Tư
lệnh Quân đoàn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, nắm chắc
tình hình chuyển biến của chiến trường, hạ quyết tâm chính xác, vận dụng cách đánh
linh hoạt, sáng tạo. Tác phong chỉ huy sâu sát, công tác chính trị nhạy bén, năng động;
công tác tham mưu, công tác bảo đảm hậu cần được tổ chức khoa học, sáng tạo, cơ
quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần phục vụ đắc lực cho lãnh đạo, chỉ huy và hiệp
đồng chặt chẽ tạo thành sức mạnh của toàn Quân đoàn. Trong khoảng thời gian chưa
dầy một tháng, các đơn vị của Quân đoàn vừa chiến đấu vừa cửng cố lực lượng, liên
tiếp đánh thắng quân địch trong nhiều hình thức tác chiến khác nhau: đánh địch trong
công sự vững chắc với hình thức tiến công trận địa bằng sức mạnh hiệp đồng binh
chủng; đánh địch đang rút chạy bằng hình thức vận động bao vây tiến công; đánh địch
phòng ngự lâm thời bằng tiến công vận động và tiến công trận địa có sử dụng sức
mạnh hiệp đồng binh chủng; bằng tiến công địch trong hành tiến...
Trong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và trong vận dụng cách đánh, tính chủ động, cơ động
táo bạo, linh hoạt và tinh thần quyết đánh, quyết thắng được thể hiện rõ nét và sinh
động. Đang đánh với phương châm "đánh chắc, tiến chắc", nhưng thấy thời cơ đến, đã
chuyển ngay sang tiến công tiêu diệt mục tiêu với tinh thần "thừa thắng xông lên, mạnh
dạn, táo bạo, tiến công liên tục". Mục tiêu trước mắt chưa thể nhanh chóng diệt được
nhưng yêu cầu tình thế chiến dịch đòi hỏi. đã linh hoạt tiến vòng qua, đánh thẳng vào
mục tiêu quan trọng ở phía sau tạo sự chấn động lớn, làm tan vỡ thế trận phòng ngự
của địch. Đang bao vây tiến công phát hiện thấy địch đã rời căn cứ, lập tức chuyển
sang cơ động thần tốc, đánh diệt địch đang rút chạy. Đang đột phá tạo bàn đạp tiến
công vào các mục tiêu “rắn" của địch, được tin địch rối loạn chỉ huy, tinh thần suy sụp,
lập tức tổ chức lực lượng thọc sâu, chọc thẳng vào giữa thành phố đang có lực lượng
địch co cụm lại dày đặc, phối hợp cùng các đơn vị bạn và lực lượng nổi dậy bên trong
chiếm gọn các mục tiêu then chốt.
Trong chiến dịch Đà Nẵng, thiếu sót và nhược điểm của Quân đoàn là ở giai đoạn đầu
chiến dịch, việc sử dụng lực lượng đánh các điểm cao 302, 244 chưa thích hợp nên trận
đánh kéo dài, không dứt điểm được. Việc tổ chức, chỉ huy hiệp đồng giữa bộ binh,
pháo binh và các binh chủng khác chưa chặt chẽ, hiệu suất chiến đấu một số đơn vị còn
thấp. Trong một số trường hợp, do chủ quan coi thường địch trong tổ chức chỉ huy
hành quân nên để tỷ lệ thương vong ngoài chiến đấu còn cao. Những thiếu sót trên
được Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn kịp thời kiểm điểm, rút kinh nghiệm và tìm cách
khắc phục.
Chiến dịch Đà Nẵng kết thúc. Quân đoàn 2 được Quân ủy Trung ương gửi điện biểu
dương khen ngợi:
"… Sau chiến thắng Thừa Thiên - Huế, các đồng chí đã kiên quyết chấp hành mệnh
lệnh, khắc phục khó khăn, nhanh chóng tiến quân vào đánh địch ở Đà Nẵng, Quân ủy
Trung ương rất vui mừng được báo cáo ngày 29 tháng 3 năm 1975, các đồng chí cùng
đơn vị bạn và đồng bào Quảng Nam - Đà Nẵng hành động thần tốc, đột kích mạnh, tiêu
diệt địch, làm chủ hoàn toàn thành phố Đà Nẵng và căn cứ liên hợp quân sự ở đây.
Các đồng chí đã nêu cao truyền thống quyết chiến quyết thắng, chiến đấu dũng cảm,
táo bạo, mưu trí, linh hoạt, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn, đánh giỏi thắng to,
hỗ trợ đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ. Đã tiêu diệt và làm tan rã hàng vạn quân
địch, bắt rất nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, cơ sở hậu cần và
thiết bị kỹ thuật của địch.
Quân ủy Trung ương nhiệt liệt khen ngợi chiến công oanh liệt mới của các đồng chí và
tuyên dương công trạng của các đồng chí trước toàn quân...".
Quốc hội và Chính phủ đã tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhất cho Quân
đoàn 2, Sư đoàn 325, Sư đoàn 324, Sư đoàn 304 và trung đoàn 18 Sư đoàn 325. Các
trung đoàn 101, 84 Sư đoàn 325; các trung đoàn 1, 3 và 78 Sư đoàn 324 được tặng
thưởng Huân chương Quân công hạng nhì. Lữ đoàn 219 công binh cùng nhiều đơn vị,
cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến dịch được tặng thưởng Huân chương Quân
công hạng ba và Huân chương Chiến công các loại.
Trên đà thắng lợi của các hướng chiến trường, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và
nhân dân động viên, cổ vũ, cán bộ chiến sĩ Quân đoàn hăng hái chuẩn bị bước vào trận
quyết chiến chiến lược cuối cùng, cùng quân và dân cả nước hoàn thành sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc.

Chương bốn
CUỘC TIẾN CÔNG THẦN TỐC DỌC MIỀN DUYÊN HẢI, ĐÁNH ĐỊCH MÀ
ĐI, MỞ ĐƯỜNG MÀ TIẾN

Sau những thắng lợi của ta ở Tây Nguyên và Trị - Thiên - Huế, Đà Nẵng, tình hình so
sánh lực lượng trên chiến trường đã có sự chuyển biến vượt bậc có lợi cho ta, không có
lợi cho địch. Hai trong bốn quân khu của địch đã bị xoá sổ, 35 phần trăm quân bị tiêu
diệt và tan rã, 40 phần trăm binh khí kỹ thuật hiện đại và cơ sở vật chất, hậu cần của
chúng bị ta phá hủy hoặc thu, ba phần tư diện tích và gần nửa số dân ở miền Nam được
giải phóng. Bộ đội ta trưởng thành vượt bậc có sức chiến đấu mạnh, tính cơ động cao,
có khả năng tiêu diệt lớn quân địch. Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để ta tiến
lên hoàn thành sớm kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976.
Nắm vững tình hình đó, trong cuộc họp ngày 31 tháng 3 và ngày 1 tháng 4 năm 1975,
sau khi đánh giá những thắng lợi đã đạt được và xem xét tình hình mọi mặt, Bộ Chính
trị kết luận:
"Cả về thế chiến lược và lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo quân
địch, còn địch thì đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong. Mỹ tỏ ra hoàn toàn bất
lực, dù có tăng viện cũng không thể cứu vãn tình thế sụp đổ đến nơi của ngụy. Cuộc
chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển
nhảy vọt mà thời có chiến lược để tiến hành cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào
sào huyệt của địch đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối
cùng của quân và dân ta đã bắt đầu, nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân
dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước"1 (Cuộc kháng chiến chổng Mỹ, cứu
nước 1954-1975 ... Sđd). Bộ Chính trị hạ quyết tâm: “Nắm vững thời cơ chiến lược
hơn nữa, với tư tưởng chi đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng
công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm
1975, không thể để chậm"2 (Cuộc kháng chiến chổng Mỹ, cứu nước 1954-1975 ...
Sđd).
Trong hội nghị quan trọng này, Bộ Chính trị còn quyết định nhiều vấn đề lớn, trong đó
có vấn đề nhanh chóng điều động lực lượng từ phía Bắc vào miền Đông Nam Bộ và
quyết định thành lập Hội đồng Chi viện chiến trường do Thủ tưởng Phạm Văn Đồng
làm Chủ tịch, nhằm động viên một khối lượng lớn sức người, sức của, bảo đảm cho
tiền tuyến đánh thắng.
Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị cũng chính là ý chí và nguyện vọng thiết ta của
nhân dân cả nước đã dồn nén, tích tụ từ mấy chục năm chiến đấu hy sinh, gian khổ vì
độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Từ đồng bằng đến miền núi, từ miền ngược đến miền xuôi, quân và dân ta nô nức
hưởng ứng quyết định sáng suốt của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Cả nước rầm rộ ra
quân. Trên các nẻo đường, những đoàn xe tăng, pháo cỡ lớn, tên lửa phòng không, xe
cầu phà... những đoàn bộ đội, thanh niên xung phong, những đoàn chuyên gia kinh tế,
cán bộ dân - chính - Đảng..., gấp rút tiến về Nam với niềm tin nhất quyết giải phóng
miền Nam.
Ngày 1 tháng 4 năm 1975, tại thành phố Đà Nẵng vừa giải phóng, giữa lúc cán bộ,
chiến sĩ Quân đoàn 2 đang náo nức chờ đón nhiệm vụ chiến đấu tiếp theo thì Bộ Tư
lệnh Quân đoàn nhận được chỉ thị của Bộ Quốc Phòng: quân đoàn 2 chuẩn bị cho Sư
đoàn 325 bộ binh và Lữ đoàn 203 xe tăng thiết giáp, một trung đoàn phòng không sẵn
sàng cơ động vào Nam Bộ tăng cường cho Quân đoàn 1 chiến đấu. Các đơn vị khác
của Quân đoàn ở lại Đà Nẵng làm lực lượng dự bị.
Việc Quân đoàn không được đưa toàn bộ lực lượng vào Nam Bộ tham gia trận quyết
chiến chiến lược cuối cùng khiến cho anh em trong đơn vị kém phấn khởi. Được Đảng
và quân đội rèn luyện, giáo dục, cán bộ, chiến sĩ đều nhận thức nghiêm chỉnh chấp
hành nhiệm vụ và tuyệt đồi phục tùng mệnh lệnh cấp trên là một trong những yếu tố
hết sức quan trọng tạo nên sức mạnh đánh thắng của đơn vị và là một biểu hiện nổi bật
của bản chất, truyền thống vẻ vang của quân đội ta. Tuy vậy, trong cuộc thử thách cuối
cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ai cung có nguyện vọng thiết tha
được tham gia trận đánh giải phóng Sài Gòn - Gia Định và mong muốn được nhận
nhiệm vụ khó khăn nhất.
Sau khi xem xét tình hình mọi mặt và khả năng thực tế của Quân đoàn sau cuộc chiến
đấu ở Huế - Đà Nẵng, thể theo nguyện vọng của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, Thường vụ
Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân đoàn đề nghị với cấp trên cho toàn Quân đoàn tiến quân
theo đường số 1 vào Nam Bộ tham gia trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Đề nghị
đó được Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn và Trung tướng, Phó
chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Quang Hoà tán thành. Liền sau đó, đồng chí Lê
Trọng Tấn trực tiếp ra Hà Nội báo cáo Quân ủy Trung ương và Bộ nguyện vọng của
cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2.
Trong khi chờ đợi quyết định của Quân ủy Trung ương và Bộ, Quân đoàn một mặt vẫn
triển khai thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị cho các đơn vị đi phối thuộc với quân đoàn bạn;
một mặt tích cực, chủ động triển khai công tác chuẩn bị theo phương án cao nhất -
phương án toàn Quân đoàn vào Nam Bộ chiến đấu.
Ngày 4 tháng 4 năm 1975, tin vui đã đến với Quân đoàn. Theo mệnh lệnh sơ bộ của
Bộ, Quân đoàn 2 được tăng cường Sư đoàn 571 ô tô vận tải thuộc Đoàn 559, tổ chức
hành quân vào phía Nam chiến đấu. Trong quá trình tiến quân, sẵn sàng cùng lực
lượng tại chỗ tiến công giải phóng các tỉnh miền duyên hải Nam Trung Bộ, mở thông
đường vào Nam Bộ.
Vinh dự to lớn gắn liền với trách nhiệm nặng nề.
Ngay sau khi nhận lệnh, từ Tư lệnh Quân đoàn đến từng chiến sĩ đều lao vào chuẩn bị
sôi nổi, khẩn trương. Bộ Tham mưu Quân đoàn tập trung nghiên cứu tình hình địch, ta,
địa hình, đường sá, vạch kế hoạch hành quân và dự kiến các hướng hành quân, các
phương án đánh địch trong hành tiến. Cục Chính trị lo động viên bộ đội và chuẩn bị
nội dung hướng dẫn công tác chính trị trong hành quân chiến đấu đường dài xuyên qua
các vùng đồng bằng ven biển mới được giải phóng, phát huy vai trò của các tổ chức
Đảng, tổ chức quần chúng trong nhiệm vụ mới. Cục Hậu cần lo chuẩn bị vật chất, kỹ
thuật. Các đơn vị xốc lại đội hình, chuẩn bị cơ động.
Cho tới lúc Quân đoàn chính thức nhận lệnh chuẩn bị lên đường vẫn còn gần một nửa
số xe, pháo của Sư đoàn 673 phòng không và tiểu đoàn 2 Lữ đoàn 203 xe tăng thiết
giáp bị tắc nghẽn trên các đường số 14, 73, 74. Phần lớn lực lượng của trung đoàn 245
cao xạ và tiểu đoàn 3 Lữ đoàn 164 pháo binh còn nằm ở Khe Sanh, Quảng Trị. Các
đơn vị pháo trước đây được phái vào chi viện cho Sư đoàn 304 chiến đấu ở Thượng
Đức do đường xuống Đà Nẵng bị hỏng nặng, Quân đoàn phải tổ chức cho các đơn vị
này hành quân ngược trở lại phía Bắc để đi theo đường số 72 ra Huế. Muốn đưa hết lực
lượng binh chủng ra đường số 1 phải mất nhiều thời gian, công sức.
Quân đoàn bước vào cuộc hành quân chiến đấu đường dài lúc này có nhiều khó khăn
lớn, đặc biệt là phương tiện vận chuyển. Với số xe ô tô theo biên chế và cả số xe của
Sư đoàn 571 tăng cường cũng mới chỉ chuyên chở được hơn hai phần ba quân số. Lực
lượng công binh, cầu phà của Quân đoàn, nhất là phà nặng bảo đảm cho xe qua sông
còn quá ít ỏi, chỉ đủ ghép bốn phà 50 tấn.
Theo các tài liệu của địch, trên đoạn đường từ Đà Nẵng vào Xuân Lộc (dài gần 1.000
kilômét) có 569 cầu và 288 cống, trong đó có 14 cầu bắc qua sông lớn; nếu bị địch phá
hỏng thì việc tổ chức vượt sông cho các lực lượng binh khí kỹ thuật nặng của Quân
đoàn sẽ rất khó khăn, phức tạp.
Bộ Tham mưu Quân khu 5 cho biết: trên đường từ Đà Nẵng tới Nha Trang (dài 640
kilômét), địch đã đánh sập các cầu Cao Lâu, Kế Xuyên, Bà Bầu, An Tân và nhiều cầu
nhỏ khác. Từ Nha Trang trở vào tình hình đường sá thế nào, ta chưa nắm được.
Vào chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ, vấn đề vận chuyển, tiếp tế đạn dược, nhiên
liệu, lương thực, thực phẩm từ hậu phương vào sẽ khó khăn hơn vì tuyến vận tải kéo
dài. Ngoài việc sẽ dựa vào sự giúp đỡ của nhân dân và thu hồi của địch, Quân đoàn
nhanh chóng chuẩn bị một khối lượng vật chất và số lượng phương tiện để chuyên chở
bộ đội cùng khối lượng vật chất to lớn đó vào Nam Bộ kịp thời gian. Đến nơi là có thể
chiến đấu được ngay.
Thực hiện điều đó, Bộ Tư lệnh Quân đoàn chủ trương tận thu chiến lợi phẩm ở Huế,
Đà Nẵng, tạo nguồn dự trữ và tăng cường trang bị cho đơn vị.
Quân đoàn quyết định tổ chức thêm một số đơn vị pháo 105, 155 mm. Đối với số pháo
đã bố trí trên núi cao, Quân đoàn quyết định để lại nhờ địa phương coi giúp và cho bộ
đội hành quân "xuống núi" chuyển sang dùng pháo địch.
Về vật chất bảo đảm chiến đấu, Quân đoàn được Bộ cho phép sử dụng các kho tàng
của địch, cấp phát bổ sung cho bộ đội và dự trữ cho cuộc chiến đấu sắp tới.
Về phương tiện vận chuyển, Quân đoàn quyết định dùng xe bánh hơi (xe GMC thu
được của địch) thay các xe xích kéo pháo, vừa đạt tốc độ hành quân nhanh, vừa giảm
bớt tính phức tạp trong bảo đảm kỹ thuật cho một cuộc hành quân đường dài. Ngoài ra,
Quân đoàn còn tận thu các xe vận tai quân sự của địch để tăng cường đầu xe cho đơn
vị và đề nghị địa phương huy động phương tiện vận tải cơ giới của nhân dân để chở bộ
đội, đạn, gạo...
Chỉ trong mấy ngày, Lữ đoàn 203 đã thu hồi và bổ sung vào trong biên chế của đơn vị
hàng chục chiếc M.113 và M.48. Bộ đội pháo binh thu nhiều pháo, đạn của địch, thay
thế pháo, dạn của ta. Tỷ lệ pháo địch chiếm tới hơn một phần ba số pháo theo biên chế
của đơn vị. Trung đoàn 68 pháo binh Sư đoàn 304 và trung đoàn 84 pháo binh Sư đoàn
325 tổ chức thêm bốn đại đội pháo 105 mm. Lữ đoàn 84 pháo binh tổ chức thêm một
tiểu đoàn pháo 155 mm (pháo tầm xa của địch) với đầy đủ khí tài và trang bị đồng bộ.
Đơn vị còn thu và sử dụng hệ thống thông tin gắn trên xe của địch có công suất lớn, rất
thuận lợi cho việc chỉ huy trong tiến công hành tiến.
Ở các đơn vị bộ binh, bộ đội sử dụng nhiều loại vũ khí và khí tài mới thu được. Ở cấp
đại đội và tiểu đoàn chuyển sang dùng máy vô tuyến điện PRC-25 của Mỹ. Riêng ở Sư
đoàn 325, mỗi tiểu đội còn được trang bị thêm một hoặc hai khẩu cối cá nhân M.79.
Trong việc tạo nguồn dự trữ cho đơn vị, các đồng chí Nguyễn Ngọc Thực - Cục trưởng
Cục Hậu cần, Thành Công - Phó cục trưởng Cục Hậu cần, Phan Ba - Phó phòng tham
mưu kế hoạch, Nguyễn Đình Tân - Phó phòng xăng dầu, Lê Huấn - Phó phòng quân
nhu, kỹ sư Cao Xuân Tâm - trợ lý quân khí và nhiều cán bộ cơ quan khác đã có những
đóng góp tích cực. Dựa vào bản đồ kho tàng lấy được cửa địch, Cục Hậu cần Quân
đoàn đã tổ chức thu hồi hàng nghìn tấn đạn, lương thực, xăng dầu và quân trang, quân
dụng; vừa kết hợp tận thu của địch, vừa gấp rút đưa từ Quảng Trị vào bảo đảm được
cho Quân đoàn đủ dùng trong một tháng. Đạn súng bộ binh đã cấp được cho các đơn vị
hai cơ số, tức là đủ dùng cho một chiến dịch lớn. Các chiến sĩ lái xe và thợ cơ khí tích
cực thu hồi xe địch, tìm kiếm phụ tùng thay thế và tranh thủ sửa chừa ngày đêm để
tăng đầu xe, pháo cho đơn vị. Cho tới trước ngày lên đường. các chủ xe tư nhân ở Huế,
Đà Nẵng đã đưa tới giúp Quân đoàn hơn 100 Oõ tô vận tải cùng với người lái. Số xe
tận thu của địch sử dụng được là 487 chiếc.
Có phương tiện vận chuyển cơ giới, việc bảo đảm đủ nhiên liệu cho xe trở thành vấn
đề bức thiết.
Để chủ động cung cấp xăng dầu cho cuộc hành quân đường dài, Cục Hậu cần Quân
đoàn được sự giúp đỡ của Quân khu 5, phái đi trước một số tổ lo việc xét nghiệm, thu
hồi xăng dầu, chủ yếu là tìm nguồn ở các thị xã Quy Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang và
Cam Ranh. Tại Đà Nẵng, mỗi xe được cấp sẵn hai cơ số xăng theo xe. Đối với xe tăng,
Quân đoàn tổ chức 14 xe chở dầu đi theo, bảo đảm cơ số thứ hai. Mỗi đoàn xe còn bố
trí một số xe téc hoặc xe kéo móc chứa xăng, sẵn sàng giải quyết những trường hợp
thiếu xăng đột xuất...
Ngày 5 tháng 4 năm 1975, tại trụ sở chỉ huy hành quân của Quân đoàn 2 ở Hoà Khánh
(nơi trước đây là sở chỉ huy của sư đoàn 3 địch), Trung tướng Lê Trọng Tấn và Trung
tướng Lê Quang Hoà phụ trách cánh quân Duyên Hải giao nhiệm vụ cho Quân đoàn:
khẩn trương hoàn thành công tác tổ chức hành quân để ngày 7 tháng 4 năm 1975, khối
đi đầu có thể xuất phát được. Sau 18 ngày, Quân đoàn phải có mặt ở vị trí tập kết chiến
dịch.
Về lực lượng, trước mắt, Quân đoàn để Sư đoàn 324 ở lại tham gia bảo vệ Huế, Đà
Nẵng và làm dự bị, Quân đoàn sẽ được tăng cường Sư đoàn 3 bộ binh, tiểu đoàn 5 thiết
giáp thuộc Quân khu 5 và được tăng cường trung đoàn 46 cho Sư đoàn 325 có đủ ba
trung đoàn bộ binh theo biên chế. Ngoài ra, Quân đoàn còn được tăng cường một đại
đội tên lửa vác vai (đại đội phòng không A72). Đại đội này đang hành quân từ hậu
phương vào và có khả năng đuổi kịp đội hình hành quân của Quân đoàn ở Ninh Thuận.
Về tình hình địch trên đường cơ động của Quân đoàn: từ Cam Ranh trở ra phía Bắc đã
được giải phóng. Từ Phan Rang trở vào là vùng địch tạm chiếm. Có tin Nguyễn Văn
Thiệu và Cao Văn Viên đang gấp rút điều lực lượng ra Phan Rang, lập tuyến “phòng
thủ từ xa", cùng Xuân Lộc chặn đường quân ta phát triển đánh vào Sài Gòn - Gia Định
từ hướng đông và đông nam. Bởi vậy, Quân đoàn phải tổ chức tốt việc tiến công phá
vỡ các tuyến phòng ngự của địch, mở đường nhanh chóng đưa toàn Quân đoàn vào tập
kết ở bắc Xuân Lộc.
Để bảo đảm cho cuộc hành quân đường dài, một số phái viên của cơ quan Bộ Quốc
phòng và các đồng chí Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng
không-không quân, Phó Tư lệnh Quân khu 5 hình thành bộ phận tiền trạm của Bộ đã đi
trước tổ chức giúp đỡ Quân đoàn. Về phương tiện vận chuyển, cấp trên cũng quyết
định tăng cường thêm cho Quân đoàn Sư đoàn 571 ô tô vận tải, trung đoàn 83 công
binh cầu phà và dùng tàu biển của hải quân chở trung đoàn 9 Sư đoàn bộ binh 304 từ
Đà Nẵng vào Quy Nhơn.
Ngày 6 tháng 1, Bộ Tư lệnh Quân đoàn triệu tập cán bộ chủ trì các đơn vị dự họp nghe
phổ biến nhiệm vụ và kế hoạch hành quân của từng bộ phận, từng khối.
Theo mệnh lệnh của cấp trên, lực lượng cơ động chiến đấu của Quân đoàn 2 gồm ba sư
đoàn bộ binh 304, 325 và Sư đoàn 3 của Quân khu 5 tăng cường (Sư đoàn 3 sẽ được
sáp nhập từ Phan Rang), Sư đoàn 673 pháo phòng không, Lữ đoàn 203 xe tăng, Lữ
đoàn 164 pháo bính, Lữ đoàn 219 công binh, trung đoàn 463 thông tin, cơ quan quân
đoàn và toàn bộ các đơn vị trực thuộc.
Riêng Lữ đoàn 203 được tăng cường thêm tiểu đoàn 5 thiết giáp của trung đoàn 574
Quân khu 5. Quân đoàn điều chỉnh chuyển hai đại đội của tiểu đoàn 3 thiết giáp sang
tiểu đoàn 4. Khung cán bộ của tiểu đoàn 3 ở lại Đà Nẵng nhận và huấn luyện quân bổ
sung từ phía sau lên.
Tổng số xe chở hàng và xe chở người của toàn Quân đoàn là 2.276 chiếc. Xe tăng,
thiết giáp có 89 chiếc (trong đó có 54 xe tăng). Xe kéo pháo 223 chiếc (87 khẩu pháo
do xe các loại kéo và 136 khẩu pháo cao xạ). Tổng quân số tham gia hành quân là
32.418 người.
Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân đoàn đề ra phương châm hành quân là "đánh địch mà đi,
mở đường mà tiến" và quyết định tổ chức các lực lượng thành năm khối, hành quân
theo nguyên tắc chiến đấu binh chủng hợp thành:
Khối một gồm Sư đoàn 325 bộ binh được tăng cường trung đoàn 284 cao xạ, tiểu đoàn
4 xe tăng, thiết giáp và hai tiểu đoàn công binh. Chỉ huy khối một là sư đoàn trưởng Sư
đoàn 325. Khối một được tăng cường mạnh để đủ sức làm nhiệm vụ đánh địch mở
đường. Dẫn đầu khối một là chi đội phái đi trước gồm một tiểu đoàn bộ binh của Sư
đoàn 325, một tiểu đoàn thiết giáp, hai xe PAP lội nước, một phân đội công binh cùng
một số trinh sát làm nhiệm vụ trinh sát chiến đấu. Quân số của khối một có 8.774
người.
Khối hai gồm sở chỉ huy cơ bản, cơ quan quân đoàn, các đơn vị trực thuộc, sư đoàn bộ
Sư đoàn 673 phòng không và trung đoàn 243 pháo cao xạ. Khối hai quân số có 2.174
người, do Tham mưu trưởng Quân đoàn trực tiếp chỉ huy.
Khối ba gồm Lữ đoàn 203 xe tăng (thiếu một tiểu đoàn), Lữ đoàn 164 pháo binh, một
tiểu đoàn công binh của Lữ đoàn 219. Khối ba quân số có 1. 872 người, do lữ đoàn
trưởng Lữ đoàn 203 chỉ huy.
Khối bốn gồm Sư đoàn 304 bộ binh được tăng cường trung đoàn 245 cao xạ. Khối bốn
quân số có 6.849 người do sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 chỉ huy.
Khối năm là Sư đoàn 3 Quân khu 5 sẽ sáp nhập vào đội hình hành quân của Quân đoàn
từ Phan Rang.
Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 trực tiếp chỉ huy toàn bộ cuộc hành quân. Để kịp thời giải
quyết các tình huống trên dọc đường tiến quân, Bộ Tư lệnh Quân đoàn tổ chức sở chỉ
huy tiền phương do đồng chí Phó tư lệnh và Phó chính ủy quân đoàn trực tiếp phụ
trách, đi trước chi đội phái đi trước của khối một, nghiên cứu nắm địch, tình hình
đường sá, xác định các phương án khắc phục cầu, đường để kịp thời nghiên cứu và giải
quyết có hiệu quả cấc vấn đề phát sinh trên đường hành quân; chỉ huy Sư đoàn 325 và
khối một trong hành quân cũng như trong thực hành chiến đấu; đồng thời, liên hệ với
tổ chức Đảng, nhân dân các địa phương dọc đường hành quân, kịp thời giải quyết
những vấn đề phát sinh cũng như yêu cầu bảo đảm. Thành phần của sở chỉ huy tiền
phương còn có một số cán bộ của các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần - kỹ
thuật giúp việc, hai phân đội trinh sát mặt đất và trinh sát công bính hành quân bằng xe
bọc thép, xe lội nước.
Như vậy là ngay trong hành quân, toàn bộ lực lượng của Quân đoàn đã tạo thành đội
hình tiến công bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng. Mỗi khối đều là một tổ chức
chiến đấu đủ mạnh để có thể tự giải quyết các trở ngại về đường sá, đủ sức tự bảo vệ
và tiến công quy mô nhỏ diệt địch trên dọc đường hành quân. Phía trước (khối một)
với thành phần cơ bản gồm bộ binh, xe tăng, pháo binh, cao xạ..., là lực lượng đột phá
mạnh, đủ sức tiến công phá vỡ các khu vực phòng ngự của địch. Lực lượng công binh
phối thuộc sẵn sàng khắc phục những trở ngại trên đường tiến quân. Ở giữa có trung
tâm chỉ huy cùng hoả lực chi viện và các lực lượng tăng cường, sẵn sàng bảo đảm cho
phía trước đột phá thắng lợi. Phía sau là lực lượng dự bị hùng hậu gồm cả bộ binh và
binh chủng, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Trên dọc đường hành quân, Quân đoàn tổ chức ba trạm điều chỉnh mỗi trạm có một đài
thông tin 15 oát hàng ngày báo cáo tình hình về sở chỉ huy Quân đoàn. Cục Hậu cần
quân đoàn tổ chức hai đội sửa chữa xe pháo để sẵn sàng cùng đơn vị tiến hành sửa
chữa các phương tiện cơ động và trang bị kỹ thuật hư hỏng dọc đường bảo đảm đầu xe,
sức vận chuyển sức kéo, tốc độ hành quân. Từng đơn vỉ, nhất là các đơn vị binh chủng
kỹ thuật tổ chức một đội sửa chửa lưu động đi trong đội hình đơn vị để kịp thời tự khắc
phục những trường hợp hỏng hóc dọc đường, nếu quá khả năng mới yêu cầu đội sửa
chữa của Quân đoàn chi viện. Cuối đội hình Quân đoàn có một đội thu dung để thu và
giải quyết người, trang bị xe máy bị tụt lại trên dọc đường tiến, tổ chức đưa lên phía
trước.
Về tổ chức chỉ huy ở các đơn vị các cấp cũng đều phải trực tiếp chỉ huy đơn vị của
mình hành quân cấp phó đi đầu đội hình, cấp trưởng đi giữa đội hình. Từ chỉ huy cấp
đại đội trở lên, trên đầu xe cắm cờ đỏ hoặc cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
để tiện liên lạc chỉ huy và kiểm tra của Quân đoàn. Quá trình hành quân, các cấp chỉ
huy tăng cường kiểm tra đôn đốc bộ đội chấp hành nghiêm các quy tắc, kỷ luật hành
quân, kiểm tra và bảo dưỡng xe máy, súng đạn, các phương tiện kỹ thuật. Khi vượt
sông, qua cầu, phà và những đoạn đường khó đi, hoặc khi bị ùn tắc vì cầu đường hỏng,
bị phi pháo, máy bay địch oanh tạc vào đội hình, chỉ huy các cấp phải nắm chắc đơn vị,
kịp thời xử lý và tổ chức đơn vị khắc phục. Về việc tổ chức bảo đảm thông tin liên lạc,
cấp trung đoàn trở lên dùng vô tuyến điện thoại và vô tuyến điện báo là chủ yếu, kết
hợp sử dụng các sĩ quan liên lạc đi xe con hoặc đi xe máy truyền mệnh lệnh.
Liên lạc giữa các xe trong đại đội, tiểu đoàn chủ yếu dùng ký, tín hiệu.
Sáng 7 tháng 4 năm 1975, giữa lúc Sư đoàn 325 và các đơn vị khối một đang dàn đội
hình trên mặt đường chuẩn bị xuất phát mở đầu cuộc hành quân thần tốc của toàn Quân
đoàn thì đồng chí Lê Trọng Tấn chuyển cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn bức thư viết tay
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - ủy viên Bộ Chính trì, Bí thư Quân ủy Trung ương,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nội dung bức thư như sau:
“Mệnh lệnh:
1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ, tùng
phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiên và toàn thắng.
2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ.
Văn"
Nội dung bức thư nhanh chóng được truyền đi khắp các đơn vị trong Quân đoàn. Với
quyết tâm chiến đấu cao và niềm tin tưởng sâu sắc vào thắng lợi cuối cùng, các chiến sĩ
trong toàn Quân đoàn nhanh chóng biến mệnh lệnh của cấp trên thành "khẩu hiệu
bướm" dán lên báng súng và vành mũ. Các chiến sĩ dùng sơn phấn, nắn nót kẻ đậm nét
hai chừ "Thần tốc" trên tháp pháo xe tăng, trên cửa xe, thành xe và trên lá chắn pháo.
Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn chỉ thị cho Phòng Tuyên huấn khẩn trương in ngay
mệnh lệnh “Thần tốc, táo bạo, quyết chiến và toàn thắng" lên đầu tờ báo của Quân
đoàn và các tờ tin phổ biến tới khắp các bộ phận.
9 giờ ngày 7 tháng 4, khối đi đầu của Quân đoàn được lệnh xuất phát.
Trên những chiếc xe đang cuốn bụi đường về hướng Nam, các chiến sĩ lưu luyến vẫy
chào nhân dân Đà Nẵng, Quảng Đà đứng chật hai bên đường, những người đã từng tin
yêu, đùm bọc, tiếp sức cho Quân đoàn hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu vẻ vang để bước
vào trận mới.
Với tinh thần "Xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam", các chiến sĩ thực hiện: người
bám xe, xe bám đường; cầu hỏng, bắc lại cầu; đường hỏng, khẩn trương khắc phục; xe
hỏng, tổ chức sửa chữa, cứu kéo ngay. Lái chính kèm lái phụ bảo đảm xe luôn lăn
bánh. Xe tạm dừng, việc đầu tiên đã trở thành nếp là anh em lao ngay vào kiểm tra kỹ
thuật, lau chùi, bảo quản, kịp thời phát hiện và sửa chữa những hư hỏng từ những bộ
phận nhỏ nhất. Nhờ vậy tốc độ hành quân của Quân đoàn đạt 185 kilômét một ngày.
Đây là một tốc độ kỷ lục mà ngay trong thời kỳ huấn luyện với số lượng xe pháo ít hơn
nhiều lần, Quân đoàn vẫn chưa đạt được.
Trong lúc xe chạy, chiến sĩ bộ binh, binh chủng tranh thủ mọi thời gian trao đổi rút
kinh nghiệm qua chiến đấu ở Huế - Đà Nẵng, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật.
Một trong những thành công trên đường hành quân là các chiến sĩ đã tranh thủ học tập,
làm chủ được số vũ khí thu của địch hiện đang chiếm một tỷ lệ khá lớn trong trang bị
của đơn vị, thực hiện "lấy của địch, đánh địch".
Được sự hỗ trợ to lớn của Đảng bộ và nhân dân các địa phương, trên đoạn đường từ Đà
Nẵng vào Quy Nhơn, lực lượng công binh Quân đoàn cùng lực lượng công binh Đoàn
559 và Quân khu 5 đã nhanh chóng khắc phục tám cầu bị địch đánh hỏng, mở gấp
được hàng chục kilômét đường tạm, đưa xe, pháo đi vòng, tránh một số cầu hỏng chưa
thể sửa chữa được.
Ở Phú Yên, Khánh Hoà, nhân dân vẫn tập trung khẩn trương sửa đường trong không
khí tấp nập, đông vui. Trên suốt dọc đường hành quân, ở bất cứ nơi nào, cán bộ, chiến
sĩ Quân đoàn cũng nhận được sự chi viện tích cực của địa phương và tình thương bao
la của đồng bào vùng mới giải phóng. Không đưa kịp quà bánh cho bộ đội, các mẹ, các
chị cứ quăng lên xe. Xe nào cũng đầy bánh tét, dừa, dưa hấu... Trước tình sâu nghĩa
nặng của đồng bào, các chiến sĩ càng mong muốn tiến nhanh ra mặt trận giải phóng
phần đất còn lại của Tổ quốc. Trong trường hợp thiếu xăng dầu bảo đảm cho hành
quân cơ giới, chỉ huy phân đội tiền trạm đã gặp làm việc với các đồng chí trong
Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hoà và đã được địa phương giải quyết kịp thời.
Tuy các lực lượng đi đầu của Quân đoàn đã xuất phát đúng ngày 7 tháng 4 năm 1975,
nhưng do thực tế Quân đoàn chỉ có 841 xe, số phương tiện vận chuyển mà Bộ, Đoàn
559 và địa phương tăng cường cho Quân đoàn tới Đà Nẵng chậm và ở nhiều thời điểm
khác nhau, nên thời gian xuất phát của các đơn vị phải thay đổi so với kế hoạch ban
đầu.
Khối một, do thiếu xe đã phải tổ chức hành quân thành hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất
gồm Sư đoàn bộ 325, các đơn vị trực thuộc của sư đoàn, trung đoàn 101 bộ binh, trung
đoàn 284 cao xạ, tiểu đoàn pháo 85 mm nòng dài của trung đoàn 84 pháo binh (trong
đó có chi đội phải đi trước của Sư đoàn 325). Bộ phận này xuất phát ngày 7 tháng 4,
ngày 10 tháng 4 năm 1975 đến bắc Cam Ranh. Bộ phận thứ hai gồm trung đoàn 18 bộ
binh, trung đoàn 46 bộ binh, trung đoàn 84 pháo binh (thiếu một tiểu đoàn), xuất phát
ngày 10 tháng 4 và đến bắc Cam Ranh ngày 12 tháng 4.
Khối hai, theo kế hoạch phải xuất phát ngày 8 tháng 4, nhưng do chưa có xe nên hôm
đó chỉ có đồng chí Tư lệnh Quân đoàn cùng sở chỉ huy tiền phương đi được đúng kế
hoạch. Vì xe tới chậm nên khối hai cũng phải chia làm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất
gồm cơ quan quân đoàn và các đơn vị trực thuộc, xuất phát ngày 10 tháng 4, đến Cam
Ranh ngày 12 tháng 4. Khi cơ quan quân đoàn hành quân vào tới nam thị xã Quảng
Ngái, đồng chí Tư lệnh Quân đoàn đã điện chỉ thị cho đồng chí Tham mưu trưởng
Quân đoàn quay trở lại Đà Nẵng kiểm tra, đôn đốc các khối hành quân tiếp sau và cùng
cán bộ chỉ huy Lữ đoàn 203 nghiên cứu, giải quyết bảo đảm cho tiểu đoàn 2 xe tăng
đang còn mắc kẹt trên đường 14 (đoạn từ bến Giằng đến Thượng Đức) vì hết nhiên liệu
và chưa có cầu, phà để bảo đảm vượt sông ra đường số 1. Bộ phận thứ hai gồm Sư
đoàn 673 phòng không (thiếu hai trung đoàn) xuất phát hồi 11 giờ ngày 14 tháng 4, đến
Cam Ranh ngày 16 tháng 4.
Khối ba, theo kế hoạch phải xuất phát ngày 9 tháng 4, nhưng do xe chưa đủ nên thời
gian có chậm lại và phải chia thành hai bộ phận hành quân. Bộ phận thứ nhất gồm Lữ
đoàn 164 pháo binh và tiểu đoàn 3 công binh xuất phát ngày 10 tháng 4, đến bắc Cam
Ranh ngày 16 tháng 4. Trên đường hành quân đến Tuy Hoà (Phú Yên) bị đổ một xe
kéo pháo 130 mm. Một xe xích kéo pháo bị xe đơn vị bạn đâm làm bị thương 20 cán
bộ chiến sĩ. Bộ phận thứ hai là Lữ đoàn 203 xe tăng thiết giáp: cơ quan lữ đoàn và tiểu
đoàn 4 xuất phát ngày 1,5 tháng 4, đến Cam Ranh ngày 20 tháng 4. Tiểu đoàn 2 (gồm
35 xe T.54 và T.59) sau khi được hậu cần Quân đoàn, lữ đoàn cấp bổ sung nhiên liệu
và được Quân khu 5 chi viện cho một đại đội phà LPP có sức trọng tải lớn để bảo đảm
vượt sông, tiểu đoàn đã tổ chức vượt sông Vu Gia. Tiếp đó theo chỉ thị của đồng chí
Tham mưu trưởng Quân đoàn, tiểu đoàn 2 hành quân ra đường số 1 theo đường Giao
Thủy - Duy Xuyên - Thăng Bình. Khi xe tăng đi đầu vượt cầu Giao Thủy, cầu bị gãy
sập, xe tăng bị chìm xuống sông. Trước tình hình đó, được sự giúp đỡ của Quân khu 5,
Tham mưu trưởng quân đoàn và Lữ đoàn phó Lữ đoàn 203 tổ chức cho tiểu đoàn 2
vượt sông bằng phà. Ra đến đường số 1, tốc độ hành quân của tiểu đoàn 2 trung bình
từ 150 đến 170 kilômét một ngày.
Khối bốn, do thiếu xe cũng phải chia thành ba bộ phận. Bộ phận thứ nhất là trung đoàn
9 Sư đoàn 304 hành quân bằng tám tàu biển của hải quân. Đợt một, ba tàu hải quân chở
sở chỉ huy nhẹ của trung đoàn, các đơn vị trực thuộc và tiểu đoàn 2 bộ binh xuất phát
từ cảng Đà Nẵng ngày 12 tháng 4, đến cảng Quy Nhơn ngày 13 tháng 4 (vượt qua một
chặng đường dài 186 hải lý, bằng 328 kilômét). Đợt hai, năm tàu hải quân, chở sở chỉ
huy trung đoàn 9, tiểu đoàn 1 và 3 bộ binh, xuất phát từ cảng Đà Nẵng ngày 16 tháng
4, đến cảng Quy Nhơn ngày 17 tháng 4. Trên đoạn đường từ Quy Nhơn vào Nha
Trang, trung đoàn 9 được Đảng bộ chính quyền nhân dân tỉnh Bình Định huy động 56
xe ca, xe vận tải chở từng khối vào vị trí tạm dừng của Sư đoàn 304 ở Nha Trang. Bộ
phận thứ hai hành quân theo đường số 1, gồm cơ quan sư đoàn, các đơn vị trực thuộc,
trung đoàn 66 bộ binh, trung đoàn 68 pháo binh, xuất phát từ Đà Nẵng ngày 13 tháng
4, đến Nha Trang ngày 16 và 17 tháng 4. Sau khi nhận bổ sung xăng dầu và gạo, Sư
đoàn 304 cùng các trung đoàn 9, 66 bộ binh và 68 pháo binh tiếp tục hành quân vào
Nam Bộ. Còn bộ phận thứ ba của Sư đoàn 304 (trung đoàn 24 bộ binh) vì thiếu xe nên
ngày 16 và 19 tháng 4, mới bắt đầu rời khỏi Đà Nẵng.
Tuy thời gian khởi hành của các đơn vị đi sau chưa thật khớp với kế hoạch hành quân
của Quân đoàn, nhưng nhờ có đường cơ động được khối đi đầu mở sẵn và đánh thông
cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị đi sau lại tích cực đẩy nhanh tốc độ hành quân, nên cuối
cùng đã đuổi kịp đội hình chung của toàn Quân đoàn ở giai đoạn chót của cuộc hành
quân lịch sử.
Khi khối một và sở chỉ huy tiền phương của Quân đoàn 2 vào tới Cam Ranh thì quân
địch, có sự đốc thúc trực tiếp của tướng Uâyoen - tham mưu trưởng lục quân Mỹ đã
kịp dựng lên ở Phan Rang một lá chắn mạnh, mong chặn đứng "Cánh quân Duyên Hải"
đang ào ạt tiến về hướng Sài Gòn theo tuyến đường ven biển. Theo "giải pháp phòng
thủ mới" của Uây oen thì "tuyến phóng thủ Sài Gòn sẽ neo ở thị xã Phan Rang, lấy
Xuân Lộc làm cụm phòng thủ chính và Tây Ninh là rìa phía tây".
Cả Nguyễn Văn Thiệu và Cao Văn Viên đều nhất trí với tướng Uây oen là "quyết tâm
giữ phần đất còn lại, cố thủ từ Phan Rang trở vào". Trong một cuộc họp của bộ tổng
tham mưu quân đội Sài Gòn đầu tháng 4 năm 1975 tướng Đồng Văn Khuyên phổ biến:
"Theo lệnh ông Thiệu, bằng bất cứ giá nào cũng phải cố thủ từ Ninh Thuận vào, nếu
cần sẽ đem hết lực lượng đánh xả láng tại đó”.
Phan Rang là thị xã của tỉnh Ninh Thuận, cách Sài Gòn 351 kilômét về phía Bắc; có
hai hải cảng là Tân Thành và Ninh Chữ; có đường số 1 và đường sắt chạy qua, nối liền
Sài Gòn vời các tỉnh miền Trung vừa được giải phóng.
Sau khi bị mất toàn bộ vùng đất quân khu 1 và phần lớn đất quân khu 2, việc tổ chức
Phan Rang thành tuyến phòng thủ từ xa nhằm che đỡ cho Sài Gòn và các vùng đất còn
lại trở thành một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Mỹ-ngụy. Chúng tính
toán rằng sau khi giải phóng xong các tỉnh miền Tung ta sẽ phải để lại nhiều đơn vị giữ
các địa phương đó, ta chỉ có khả năng điều lực lượng tăng cường cho Nam Bộ nhiều
nhất là một quân đoàn, hành quân nhanh nhất cũng phải mất hai tháng. Nếu chúng cầm
chân được các quân đoàn chủ lực của ta trên các mặt trận cho đến mùa mưa (tức là tới
đầu tháng 6) thì vì thời tiết gây nhiều khó khăn, ta sẽ không thể tổ chức đánh lớn ở Sài
Gòn và Nam Bộ trong mùa mưa tới. Chúng sẽ có thời gian để củng cố lực lượng và tổ
chức phản công giành lại những vùng đã mất.
Ngày 2 tháng 4 năm 1975, chính quyền Sài Gòn quyết định sáp nhập các phần đất còn
lại của quân khu 2 vào quân khu 3; đồng thời lập bộ tư lệnh tiền phương của quân khu
3 đóng tại sân bay Thành Sơn (bắc thị xã Phan Rang 10 kilômét) do viên trung tướng
Nguyễn Vĩnh Nghi cầm đầu. Tiếp đó, ngày 3 tháng 4, Nguyễn Vĩnh Nghi họp với bọn
tướng tá chỉ huy sư đoàn 6 không quân, lữ đoàn 2 dù, sư đoàn 2 bộ binh, liên đoàn 31
biệt động quân và tiểu khu Ninh Thuận nêu rõ tầm quan trọng của việc phòng thủ Sài
Gòn từ xa và phổ biến kế hoạch "giữ Phan Rang". Do phán đoán ta có thể đánh vào
Phan Rang từ hướng Bắc theo đường số 1 và hướng tây bắc theo đường số 11, bộ tư
lệnh tiền phương quân khu 3 ngụy cho các tiểu đoàn bộ binh và biệt động quân cùng
các đơn vị bảo an của tiểu khu Ninh Thuận ra chiếm giữ các địa bàn có lợi ở Du Long,
Suối Đá, Ba Râu, Hội Diên, Cà Đú, ấp Đái Sơn, ngã b a đường số 1 và 11...; lữ đoàn 2
dù được giữ lại ở khu vực sân bay Thành Sơn làm dự bị. Về hoả lực chi viện, ngoài
một số lượng khá lớn pháo binh mặt đất và 150 máy bay của sư đoàn 6 không quân
địch mời rút ở Tây Nguyên về sân bay Thành Sơn, bọn địch ở Phan Rang còn được
pháo hạm của hải quân "ưu tiên yểm trợ" khi bị tấn công.
Với hơn chục nghìn quân được tổ chức phòng ngự tại một địa hình có lợi, lại được sự
chi viện lớn của cả hải quân và không quân, chỉ huy quân đội Sài Gòn hy vọng sẽ chặn
đứng được cánh quân Duyên Hải trước cửa ngõ Phan Rang. Chúng ra sức hò hét, động
viên binh lính "tử thủ”...
Vượt qua mọi khó khăn và nhiều cuộc oanh tạc đánh chặn đường của địch, các khối
trong đội hình hành quân của Quân đoàn đang nối tiếp nhau tiến vào Cam Ranh. Giờ
phút quyết định số phận của tập đoàn phòng ngự Phan Rang đã điểm.
Theo chỉ thị của Trung tướng Lê Trọng Tấn - Phó Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh
Cánh quân Duyên Hải, Sư đoàn 3 đang gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị đánh
Phan Rang mở cửa cho Quân đoàn 2 tiến vào Sài Gòn.
Là một đơn vị được xây dựng trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, Sư đoàn 3 đã trải qua 10 năm kiên cường trụ bám trên chiến trường Bình Định,
Quảng Ngãi, cùng nhân dân địa phương lập nhiều chiến công oanh liệt. Trong chiến
dịch Tây Nguyên (tháng 3 năm 1975), cùng với trung đoàn 95A Quân khu 5, sư đoàn
đa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh cắt giao thông chiến lược của địch trên đường
số 19. Tiếp đó sư đoàn phát triển xuống đồng bằng tham gia tiến công giải phóng thị xã
Quy Nhơn và toàn bộ tỉnh Bình Định.
Được nhân dân Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà giúp phương tiện vận chuyển, từ
ngày 8 đến ngày 11 tháng 4 năm 1975, Sư đoàn 3 đã chuyển được toàn bộ lực lượng
vào bắc Phan Rang tổ chức chiến đấu.
Căn cứ vào địa hình, sự bố trí của địch và nhiệm vụ cấp trên đã giao cho, sư đoàn
trưởng và Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn 3 quyết định lấy trục đường 1 làm hướng tiến
công chính, đánh qua quận lỵ Du Long tiến vào thị xã. Hướng tiến công theo đường số
11 đánh chiếm căn cứ không quân Thành Sơn là hướng phối hợp quan trọng. Bộ Tư
lệnh Sư đoàn sử dụng:
- Trung đoàn 2 bộ binh đảm nhiệm tiến công trên hướng chủ yếu của sư đoàn tiến công
theo hướng đường số 1, có nhiệm vụ phá vỡ cụm phòng thủ của địch ở Du Long, mở
đường phát triển vào chiếm thị xã.
- Trung đoàn 141 bộ binh, đảm nhiệm hướng vu hồi, có nhiệm vụ vây cắt địch ở phía
Đông Nam, chặn đường rút chạy của địch ra hướng biển.
- Trung đoàn 25 bộ binh (trung đoàn độc lập của Quân khu 5 phối thuộc Sư đoàn 3
đánh Phan Rang) đảm nhiệm tiến công trên hướng đường số 11, chiếm sân bay Thành
Sơn.
- Trung đoàn 12 bộ binh làm lực lượng dự bị.
- Trung đoàn pháo binh tổ chức các trận địa ở tây bắc Du Long trực tiếp chi viện cho
bộ binh chiến đấu trên cả hai hướng đường số 1 và 11. Đơn vị còn có nhiệm vụ cho hai
khẩu đội pháo nòng dài 85 và một đại đội cao xạ 37 từ đường số 11 đánh vào khống
chế sân bay Thành Sơn, cố gắng cắt đứt đường không của địch.
5 giờ 30 phút ngày 14 tháng 4, sau khi thực hiện pháo bắn chuẩn bị vào các vị trí địch,
các chiến sĩ Sư đoàn 3 dũng mãnh tiến công đánh chiếm các mục tiêu được phân công.
Bộ binh địch được phi pháo yểm hộ đã dựa vào hệ thống công sự vững chắc và các địa
hình có lợi ngoan cố chống cự.
Qua ngày đầu tiến công quyết liệt, ở hướng đường số 1, trung đoàn 2 bộ binh chiếm
được quận lỵ Du Long và các điểm cao 105, Ba Râu, điểm cao 300, Suối Vàng, Suối
Đá, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đồng thời bẻ gãy nhiều cuộc phản kích của
chúng, giữ vững bàn đạp đã chiếm được. ở hướng đường số 11, trung đoàn 25 bộ binh
chiếm được một số cứ điểm ngoại vi sân bay Thành Sơn và đánh bại các cuộc phản
kích của lữ đoàn dù.
Tối ngày 14, Sư đoàn 3 điều chỉnh lực lượng đưa tiểu đoàn 6 trung đoàn 12 bộ binh
sang phối hợp với trung đoàn 25 đánh sân bay và cho các trận địa pháo binh di chuyển
lên phía trước tiếp tục chi viện cho bộ binh chiến đấu.
Ngày 15, trên hướng chính, trung đoàn 2 sau nhiều đợt tiến công đã đánh bật được bọn
địch ra khỏi các vị trí Kiền Kiền, Ba Tháp. Trên hướng đường số 11, trung đoàn 25 vẫn
giữ vững các vị trí ở ngoại vi sân bay nhưng chưa đột phá được vào trong căn cứ.
Trước tình hình tuyến "phòng thủ từ xa" Phan Rang đang hết sức nguy ngập, trưa ngày
15 tháng 4, Trần Văn Đôn - phó thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc phòng và Nguyễn
Văn Toàn, tư lệnh quân khu 3 của địch vội đáp máy bay xuống sân bay Thành Sơn thị
sát tại chỗ và khích lệ tinh thần quân đồn trú. Ngay tối hôm đó, khi Trần Văn Đôn và
Nguyễn Văn Toàn đã trở lại Sài Gòn, Nguyễn Vĩnh Nghi họp bàn với chuẩn tướng
Sang chỉ huy sư đoàn 6 không quân, chuẩn tướng Nhật chỉ huy sư đoàn 2, đại tá Lưỡng
chỉ huy lữ đoàn 2 dù và đại tá Biết chỉ huy liên đoàn 31 biệt động quân để vạch ra một
kế hoạch phản công quy mô lớn vào sáng ngày 16, mong chiếm lại quận lỵ Du Long và
các vị trí đã mất, cải thiện lại thế trận phòng ngự. Nguyễn Vĩnh Nghi nhận định: với
"hiệu quả lớn" trong việc đánh sập các cầu cống trên đường số 1 mà sư đoàn 6 không
quân đã thực hiện được, ít ra cũng phải một tuần nữa lực lượng "đối phương" mới có
thể tổ chức đánh Phan Rang được. Và như vậy, khả năng giữ vững Phan Rang không
phải là không có cơ sở Nhưng hành động thần tốc của cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2
một lần nữa làm cho chúng bị bất ngờ.
Đã bốn ngày ém quân trong các vườn cây trái ở khu vực cảng Cam Ranh chờ đơn vị
bạn mở thông đường tiến; cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 và các đơn vị tăng cường vô
cùng nóng lòng sốt ruột.
Lợi dụng lúc ta còn phải dồn lực lượng và binh khí kỹ thuật từ phía bắc vào, quân địch
cũng khẩn trương củng cố phòng thủ khu vực Sài Gòn và Nam Bộ. Thời gian lúc này
là lực lượng. Mỗi phút, mỗi giờ đều vô cùng quý giá. Đánh vào Sài Gòn sớm dược
chừng nào quân và dân ta càng đỡ tốn xương máu chừng ấy, đồng bào càng sớm thoát
khỏi ách kìm kẹp dã man của kẻ thù. Bởi vậy, cán bộ, chiến sĩ không ai là không muốn
được trên giao nhiệm vụ phồl hợp cùng các chiến sĩ Sư đoàn 3 đánh Phan Rang để mở
cửa, nhanh chóng đưa quân đoàn vào tham gia tiến công mục tiêu chính là Sài Gòn -
Gia Định càng sớm càng tốt.
Thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn đơn vị, ngày 15 tháng 4, Tư lệnh Nguyễn Hữu
An và Chính ủy Quân đoàn Lê Linh đề nghị với các đồng chí Trung tướng Lê Trọng
Tấn và Trung tướng Lê Quang Hoà cho phép Quân đoàn 2 đưa Sư đoàn 325 vào chiến
đấu. Đề nghị của Quân đoàn hoàn'toàn phù hợp với suy nghĩ cửa các đồng chí chỉ huy
cánh quân Duyên Hải và một phương án tiến công Phan Rang mới được quyết định. Để
nhanh chóng tổ chức thực hiện cách đánh mới đúng với ý đồ tác chiến của Quân đoàn,
Tư lệnh Quân đoàn cử các đồng chí Phó tư lệnh, Phó Chính ủy Quân đoàn cùng một số
cán bộ cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần xương Sư đoàn 325 trực tiếp giao nhiệm
vụ và cùng Bộ Tư lệnh sư đoàn tổ chức cuộc tiến công.
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển có năm huyện với dân số 320.000 gồm nhiều dân tộc,
phần lớn là đồng bào Kinh, Chăm... đã có lịch sử gắn bó chặt chẽ lâu đời trong cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Phía bắc là tỉnh Khánh Hoà, phía nam là tỉnh Bình Thuận,
Bình Tuy.
Tuy là một tỉnh nằm ở ven biển nhưng do ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn, vùng
đất này có địa hình khá đặc biệt. Phía bắc, phía tây, phía nam và một phần phía đông
của tỉnh đều bao bọc bởi nhiều dãy núi cao ôm lấy một thung lũng hẹp, kéo dài từ
huyện Du Long ở phía bắc, qua thị xã Phan Rang, đến huyện An Phước ở phía nam.
Đường số 1 và tuyến đường sắt Bắc-nam đều chạy qua thung lũng hẹp đó.
Trước đây, Mỹ đã xây dựng sân bay Thành Sơn ở khoảng giữa và phía tây đoạn đường
số 1 từ quận ly Du Long đến thị xã Phan Rang. Với những máy bay hiện có, sư đoàn 6
không quân của địch ở Phan Rang có thể hoạt động trên một bán kính 400 kilômét.
Nghiên cứu phản ứng của địch qua hai ngày tiến công của Sư đoàn 3, Bộ Tư lệnh Quân
đoàn nhận thấy chỉ huy quân địch ở đây chú trọng tận dụng sức mạnh của phi pháo
yểm trợ cho bộ binh giữ các trận địa phòng ngự. Do địa thế đặc biệt của thung lũng
Phan Rang, các lực lượng ta từ phía Bắc tiến vào, gần như chỉ có thể triển khai lực
lượng đánh Phan Rang trên một hướng nên địch đã dựa vào các điểm cao và địa hình
có lợi tổ chức thành các cụm phòng thủ nồi tiếp nhau theo trục đường số 1. Khi cụm
ngoài bị tan vỡ, địch lùi về giữ cụm trong làm bàn đạp đưa các lực lượng phía sau lên
phản công, khôi phục lại các trận địa đã mất.
Trước một địa hình phức tạp chưa nắm chắc và một kẻ địch có thủ đoạn phòng ngự
như vậy, nếu ta chỉ dùng bộ binh có xe tăng và pháo binh chi viện thì với tốc độ tiến
công 10 kilômét một ngày cũng phải hơn một tuần lễ mới đánh chiếm hết được chiều
sâu của thung lũng. Mặt khác nếu ta đánh chậm như vậy thì sau khi mất Ninh Thuận,
địch có thể lùi về Bình Thuận, kết hợp với các lực lượng phía sau, tạo thành một "lá
chắn" mới tiếp tụt gây khó khăn cho cuộc tiến quân của cánh quân Duyên Hải. Vấn đề
đặt ra là ta phải chọn một cách đánh sao cho có thể tiêu diệt được lực lượng địch ở
Ninh Thuận trong một thời gian ngắn nhất, làm chúng không kịp lui về phía sau lập
tuyến ngăn chặn mới. Vì thế chủ trương tác chiến của Quân đoàn là thực hiện cách
đánh tiến công trong hành tiến, tổ chức một lực lượng thọc sâu mạnh, dùng xe tăng kết
hợp với xe bánh hơi vận chuyển lực lượng của Sư đoàn 325 đánh thẳng theo đường số
1 vào chiếm thị xã Phan Rang rồi toả ra các hướng: tiến sang phía đông chiếm cảng
Tân Thành, cảng Ninh Chữ, bịt chặt đường biển; theo đường số 11 đánh ngược lên
phía tây bắc chiếm sân bay Thành Sơn, cắt đứt đường không; theo đường số 1 phát
triển tiếp xuống phía nam thị xã Phan Rang khoá nốt đường bộ, phối hợp cùng các mũi
tiến công của Sư đoàn 3 và các lực lượng địa phương nhanh chóng bao vây, tiêu diệt và
làm tan rã toàn bộ quân địch đồn trú ở Ninh Thuận, giải phóng địa bàn.
Chủ trương tác chiến đó thể hiện sự phát triển mới của nghệ thuật đánh địch trong hành
tiến bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng mà lần đầu tiên Quân đoàn 2 đã vận dụng
thành công để theo đường số 1 đột phá đèo Hải Vân, thọc sâu vào đánh chiếm quân
cảng của địch trên bán đảo Sơn Trà và theo đường số 14 đột phá vào đánh chiếm sở chỉ
huy sư đoàn 3 ngụy ở Hoà Khánh trong chiến dịch tiến công giải phóng Đà Nẵng cuối
tháng 3 năm 1975. Đồng thời đó cũng là kết quả của sự đánh giá chính xác về so sánh
lực lượng giữa ta và địch, những điểm mạnh tạm thời và những điểm yếu chí mạng của
tập đoàn phòng ngự của địch ở Phan Rang.
Chủ trương đó thể hiện một quyết tâm lớn của tập thể lãnh đạo, chỉ huy Quân đoàn 2
là: phối hợp cùng các lực lượng tại chỗ, nhanh chóng tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ tập
đoàn phòng ngự của địch ở Nính Thuận trong một thời gian ngắn. Nhưng một câu hỏi
khác được đặt ra là việc sử dụng lực lượng của Sư đoàn 325 bộ binh dùng xe bánh hơi
kết hợp với xe tăng đánh xuyên qua trận địa phòng ngự dày đặc của địch ở Phan Rang
như vậy có chắc thắng và có thể gây thương vong lớn cho bộ đội ta không?
Sau khi cân nhắc mọi mặt, tập thể lãnh đạo và chỉ huy Quân đoàn 2 đều thống nhất
nhận thấy: tuy hệ thống trận địa phòng ngự của địch ở Phan Rang có lợi thế về địa
hình, có lực lượng đông, hoả lực mạnh, nhưng chúng phải rải lực lượng ra chiếm giừ
các khu vực. Tính cơ động trong tổ chức phòng ngự của địch kém và lực lượng cơ
động ít. Mặt khác tinh thần binh lính địch đã sa sút nghiêm trọng sau các thất bại liên
tiếp ở miền Trung. Nếu ta khống chế được sân bay kiềm chế được các trận địa pháo, tổ
chức tiến công nhanh, mạnh, chắc, dồn dập, hành động chiến thuật thần tốc, táo bạo,
bất ngờ; quân địch ở Phan Rang sẽ mau chóng bị rối loạn và tan vỡ.
Bởi vậy trong xây dựng kế hoạch tác chiến, Bộ Tư lệnh Quân đoàn cũng hết sức chú
trọng tổ chức hệ thống hoả lực chi viện của pháo binh, cao xạ phát huy sức mạnh đồng
bộ của xe tăng thiết giáp, bộ binh, pháo binh, cao xạ và các lực lượng chi viện bảo đảm
khác trong tổ chức tiến công địch. Khí giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 325, Bộ Tư lệnh
Quân đoàn chỉ thị rõ: đúng 5 giờ ngày 16 tháng 4 năm 1975, sư đoàn phải nổ súng
mãnh hệt tiến công địch và ngay trong ngày hôm đó phải chiếm gọn thị xã Phan Rang,
sân bay Thành Sơn, cảng Ninh Chữ, phối hợp cùng Sư đoàn 3 và các lực lượng địa
phương giải phóng tỉnh Ninh Thuận. Trong mọi hành động phải hết sức thần tốc, táo
bạo, chủ động, cơ động linh hoạt, phải hết sức giữ bí mật, tạo bất ngờ cho trận đánh.
Ngay trong đêm 15 tháng 4, toàn bộ lực lượng của Sư đoàn 325 triển khai lên mặt
đường số 1. Quyết tâm của Sư đoàn trưởng 325 là sử dụng trung đoàn 101 bộ binh có
tiểu đoàn 4 xe tăng, thiết giáp Lữ đoàn 203 phối thuộc làm lực lượng đột phá chủ yếu
vào tập đoàn phòng ngự của địch ở Phan Rang. Trung đoàn 18 bộ binh và tiểu đoàn 5
xe tăng, thiết giáp làm dự bị.
Dẫn đầu đội hình tiến công là tiểu đoàn 1 bộ binh ngồi trên 20 xe tăng, thiết giáp của
tiểu đoàn 4 Lữ đoàn 203. Số còn lại của tiểu đoàn 1 bộ binh ngồi trên các xe ô tô bánh
hơi đi xen kẽ với xe tăng, thiết giáp. Sau đội hình của tiểu đoàn 1 bộ binh và tiểu đoàn
4 xe tăng, thiết giáp là các xe chở sở chỉ huy nhẹ của trung đoàn 101 Sư đoàn 325 và
một số khẩu đội pháo cao xạ 37 đi cùng để bảo vệ. Tiếp sau là đoàn xe chở tiểu đoàn 2
và tiểu đoàn 3 bộ binh. Đi cùng các tiểu đoàn 2 và 3 bộ binh có một số khẩu đội pháo
85 nòng dài của trung đoàn 84 pháo binh, sẵn sàng tổ chức các trận địa pháo bắn ngắm
trực tiếp chi viện cho bộ binh đánh địch và tiểu đoàn 120 thuộc trung đoàn 284 Sư
đoàn 673 phòng không, sẵn sàng bắn máy bay địch, trực tiếp bảo vệ đội hình tiến công
của trung đoàn 101, tiểu đoàn 4 xe tăng, thiết giáp, khi các lực lượng này thọc sâu vào
khu vực thị xã Phan Rang và các vùng phụ cận. Phía sau đội hình của trung đoàn 101
bộ binh và tiểu đoàn 4 xe tăng, thiết giáp là đoàn xe của trung đoàn 18 bộ binh và tiểu
đoàn 5 xe tăng, thiết giáp luôn ở tư thế sẵn sàng xuất kích khi có lệnh.
Về tổ chức hoả lực chi viện, ngoài số pháo của Sư đoàn 3 bộ binh đã triển khai và lực
lượng pháo binh, cao xạ đi cùng bộ binh, xe tăng như đã nói ở trên; Sư đoàn 325 cho
các lực lượng còn lại của trung đoàn 84 pháo binh tiến sát quận lỵ Du Long xây dựng
trận địa bắn ở hai bên đường số 1. Xe chỉ huy pháo của trung đoàn 84 được bố trí đi
cùng đội hình của tiểu đoàn 1 trung đoàn 101 bộ binh, sẵn sàng gọi bắn chi viện cho
phía trước. Lữ đoàn 164 pháo binh tổ chức một số trận địa pháo tầm xa ở phía sau, chi
viện cho cho Sư đoàn 325 và Sư đoàn 3 bộ binh chiến đấu. Để tăng cường sức chiến
đấu đánh trả máy bay địch oanh tạc, Bộ Tư lệnh Quân đoàn quyết định sử dụng cả hai
trung đoàn 243 và 284 cao xạ vào trận đánh, đồng thời giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh
Sư đoàn 673 phòng không trực tiếp tổ chức, chỉ huy mạng lưới phòng không bảo vệ
đội hình tiến công Phan Rang.
Chấp hành mệnh lệnh nghiêm túc khẩn trương, rạng sáng ngày 16 tháng 4, các lực
lượng tham gia trận đánh của Quân đoàn đã hoàn thành công tác tổ chức chiến đấu và
Sư đoàn 325 đưa toàn bộ đội hình tiến công vào chiếm lĩnh bàn đạp Du Long - Suối
Đá. Lúc này, ở đội tiền trạm, Phó tư lệnh và Phó chính ủy Quân đoàn cũng đặt sở chỉ
huy bên cạnh sở chỉ huy Sư đoàn 325, sẵn sàng giúp sư đoàn chỉ huy bộ đội chiến đấu.
Trong đêm trước của cuộc tiến công, quân địch liên tục cho pháo mặt đất và pháo từ
các hạm tàu trên biển bắn chặn từ Phước Nhơn đến Gò Dền; cho máy bay thay nhau
đánh phá, thăm dò và thả pháo sáng để săn tìm lực lượng ta. Nhờ tổ chức ngụy trang
khéo léo, Sư đoàn 325 và các lực lượng tăng cường, phối thuộc hoàn toàn giữ được bí
mật cho tới phút chót. Trên đầu đội hình tiến công của sư đoàn, khi tiểu đoàn 2 bộ binh
tiến vào chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công có chạm súng với một bộ phận nhỏ của
địch ở Ba Râu. Các chiến sĩ Trần Văn Thu và Nguyễn Văn Tam lái xe chở đạn bổ sung
cho trung đoàn 84 pháo binh, do đêm tối đi nhầm vào khu vực địch, đã bình tĩnh đánh
trả chúng, bảo vệ xe an toàn. Tuy vậy, địch vẫn cho đó chỉ là hành động điều chỉnh lực
lượng bình thường của ta. Chúng không ngờ sấm sét sắp nổ trên đầu chúng.
Đúng 5 giờ ngày 16 tháng 4 năm 1975, lệnh tiến công được phát ra từ xe chỉ huy của
Sư đoàn 325.
Hàng trăm xe ô tô và tăng, thiết giáp chở đầy chiến sĩ bộ binh, nòng súng hướng ra
phía trước và hai bên, nhằm tuyến phòng thủ của địch thẳng tiến. Thung lũng Phan
Rang vang dội tiếng nổ các loại đạn và tiếng gầm rú của động cơ xe cơ giới.
5 giờ 30 phút, binh lính tiểu đoàn 3, liên đoàn 31 biệt động quân phòng thủ ở Hội Diên,
An Xuân còn đang lo ẩn nấp tránh đạn pháo thì đội hình thọc sâu của trung đoàn 101,
dẫn đầu là bốn xe thiết giáp PT.85 có đại đội 1 tiểu đoàn 1 bộ binh ngồi trên xe, đã bất
thần ập tới. Địch hoảng hốt chống cự. Pháo trên các xe tăng ta bắn mãnh hệt vào các
cụm phòng thủ của địch hai bên đường. Xe tăng 671 bị địch dùng M.72 bắn cháy. Một
xe khác của ta quay pháo, diệt ngay tốp địch đó.
Được hoả lực của xe tăng chi viện, đại đội 1 tiểu đoàn 1 rời khỏi xe, tổ chức thành hai
mũi xung phong vào Hội Diên. Tiểu đoàn 3 của địch mất tinh thần, chống cự yếu ớt và
nhanh chóng bị đánh tan.
Diệt xong mục tiêu, bộ binh ta trở về đội hình cùng xe tăng lướt qua Hội Diên đánh vỡ
cụm phòng thủ của địch ở ngã ba Cà Đú tiến về ấp Đái Sơn. Dọc đường tiến, bộ binh
và xe tăng ta tiêu diệt nhiều chốt chặn của địch.
Sau gần một giờ nổ súng, quân địch nhận thấy mối đe dọa khủng khiếp đối với sự sống
còn đang đến với chúng trên hướng đường số 1. Chúng vội vã ra lệnh cho các trận địa
pháo tập trung bắn phá đường số 1 và liên tục cho máy bay xuất kích đánh chặn lực
lượng ta đang dồn dập tiến về thị xã Phan Rang.
Lúc này, tiểu đoàn 1 bộ binh ngồi trên xe tăng của tiểu đoàn 4 đã tiến cách khá xa đội
hình chung, nên không còn được pháo cao xạ bảo vệ. Bộ đội ta vừa vận động đuổi
đánh quân địch ở mặt đất, vừa dùng súng máy và súng 12,7 mm trên tháp xe tăng bắn
cháy và bắn rơi hai máy bay A.37, hai trực thăng vũ trang.
Tiếp đó, các chiến sĩ tiểu đoàn 1 trung đoàn 101 và tiểu đoàn 4 xe tăng Lữ đoàn 203
đập tan cụm phòng thủ của địch ở khu vực trường bắn (cách thị xã Phan Rang hai
kilômét) diệt nhiều địch. Bên ta, hai xe tăng bị cháy và một số cán bộ, chiến sĩ tiểu
đoàn 1 bị thương vong ngay trước của ngõ của thị xã.
Cửa vào Phan Rang đã mở thông, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 bộ binh Nguyễn ánh
Dương ngồi trên xe tăng chỉ huy đơn vị xung phong đánh thẳng vào trung tâm thị xã.
Đại đội 1 bộ binh, dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng Trịnh Đình Hạnh cùng xe tăng
tiến công chiếm gọn toàn bộ khu vực dinh tỉnh trưởng và sở chỉ huy tiểu khu Ninh
Thuận.
Ở tiểu khu Ninh Thuận, thấy bộ binh và xe tăng ta đánh vào trung tâm thị xã giữa lúc
trời vừa sáng, binh lính địch vô cùng khiếp sợ, tháo chạy thục mạng. Các chiến sĩ tiểu
đoàn 1 chiếm sáu xe bọc thép còn nguyên vẹn với đầy đủ vũ khí, trang bị. ở dinh tỉnh
trưởng, sau khi quét sạch lực lượng địch, trung đội trưởng trung đội 3 Nguyễn Văn
Trường cùng các chiến sĩ trong trung đội lập tức vứt bỏ cờ của địch, kéo lá cờ Giải
phóng lên cột cờ trước sân dinh tỉnh trưởng.
Sau đại đội 1, các đại đội 2 và 3 của tiểu đoàn 1 cùng xe tăng nối tiếp nhau tràn vào thị
xã và toả ra truy lùng quân địch.
7 giờ sáng, tiểu đoàn 1 hoàn toàn làm chủ thị xã Phan Rang. Cùng thời gian đó, xe chỉ
huy của trung đoàn trưởng trung đoàn 101 Nguyễn Văn Giảng cũng đã vào thị xã kịp
thời chỉ huy đơn vi phát triển tiến công.
Chấp hành mệnh lệnh của trung đoàn trưởng- tiểu đoàn 1 cho đại đội 3 và đại đội 2
(thiếu) cùng một xe tăng và bốn xe thiết giáp tiến đánh khu vực cảng Phan Rang, phối
hợp cùng trung đoàn 141 Sư đoàn 3 từ Du Long theo hướng đông tiến vào để bịt
đường biển. Một phân đội khác (trung đội 3 đại đội 1) phát triển theo đường số 1
xuống lập một chốt ở phía nam thị xã để bịt đường bộ. Các lực lượng còn lại của tiểu
đoàn 1 trung đoàn 101 bộ binh làm nhiệm vụ chốt giữ thị xã.
Trên đường tiến xuống phía nam thị xã Phan Rang, trung đội 3 gặp địch ở cầu Đạo
Long. Đơn vị nổ súng chiến đấu, diệt 20 tên, thu 1 súng cối. Đến 8 giờ, xe chở bộ đội
ta chạy thẳng vào quận lỵ Phú Quý đúng lúc chợ đang đông. Các chiến sĩ trung đội 3
lập tức xông thẳng vào trụ sở quận lỵ và chi khu Phú Quý, bắt bọn chỉ huy đầu sỏ của
địch ở đây.
Đại đội 3 và đại đội 2 (thiếu) trên đường tiến xuống khu vực cảng gặp rất nhiều sĩ
quan, binh lính địch đã quẳng súng; nhiều tên cải dạng làm thường dân, lẩn trốn ra
hướng biển. Để tranh thủ thời gian các chiến sĩ ta không dừng lại, chỉ vẫy ta ra hiệu
cho bọn chúng quay về thị xã ra hàng Quân giải phóng.
Bị mất thị xã Phan Rang trong chớp nhoáng, bọn địch bảo vệ khu vực cảng vô cùng
khiếp hãi. Các đơn vị địch bại trận, từ thị xã bỏ chạy ra đây, tranh nhau xuống các tàu,
thuyền đang neo đậu ở bến cảng, càng làm tăng thêm sự hoảng loạn. Binh lính tiểu
đoàn 36 biệt động quân và duyên đoàn 27 mất tinh thần, nên khi bộ binh trung đoàn
101 cùng xe tăng tiến đến, chúng chống cự yếu ớt và nhanh chóng tan rã. Hơn '500
địch bị bắt. Tại cảng Ninh Chữ, pháo thủ Trần Văn Sang của xe 763 với bốn quả đạn
pháo đã bắn chìm ba tàu chiến và bắn cháy một chiếc khác khi chúng vừa rời bến định
tháo chạy ra biển.
Cảng Tân Thành và cảng Ninh Chữ được giải phóng. Đường rút chạy ra biển của địch
bị các chiến sĩ Quân đoàn 2 và các chiến sĩ Sư đoàn 3 chặn cắt vào hồi 8 giờ ngày 16
tháng 4 năm 1975.
Trong lúc bộ phận đi đầu của trung đoàn 101 Sư đoàn 325 bộ binh cùng tiểu đoàn 4 xe
tăng phát huy triệt để yếu tố bất ngờ, nhanh chóng đánh chiếm thị xã Phan Rang quận
lỵ Phú Quý và hai cảng Tân Thành, Ninh Chữ thì các bộ phận tiếp sau của trung đoàn
đang chiến đấu quyết liệt với bộ binh và máy bay địch trên đường tiến.
Khi được tin "thị xã Phan Rang bị bộ binh và xe tăng đối phương tràn ngập", tướng
Nguyễn Vĩnh Nghi vẫn hy vọng có thể chặn đứng các lực lượng của ta đang tiếp tục
tiến vào Phan Rang, để bao vây, cô lập và tiêu diệt bộ phận của ta đã thọc sâu vào thị
xã.
Cùng với việc cho bắn phá ác liệt đoạn đường số 1 từ bắc Phan Rang ra đến Hội Diên,
chỉ huy địch đã đẩy lực lượng dù trong sân bay ra An Xuân phản kích hòng bịt chặt
đường số 1. Từ 6 giờ đến 9 giờ, địch cho xuất kích 37 ìần tốp máy bay đánh vào đội
hình tiến công của tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 trung đoàn 101 Sư đoàn 325, làm cháy 6
xe, hỏng 10 chiếc khác (trong đó có 1 xe tăng), một số cán bộ, chiến sĩ bị thương vong.
Cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 2 và 3 bộ binh kiên quyết tiếp tục phát triển tiến công.
Nhưng bị phi pháo địch băn phá dữ dội vào đội hình, tốc độ tiến công của tiểu đoàn 2
và 3 đã chậm hẳn lại. Trung đoàn 101 đề nghị sư đoàn, Quân đoàn cho pháo bắn chi
viện. Nhưng tiểu đoàn 120 cao xạ còn đang ở khu vực Du Long, tầm bảo vệ chưa vươn
tới được vùng trời phía nam Hội Diên. Các trận địa lựu pháo của Sư đoàn 3 và trung
đoàn 84 Sư đoàn 325 do bố trí còn quá xa nên vẫn chưa khống chế được sân bay Thành
Sơn, chưa chế áp được các trận địa pháo địch trong sân bay và ở khu vực núi Cà Đú.
7 giờ sáng sở chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 325 và sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn 2 di
chuyển tới Hội Diên. Bị máy bay địch oanh tạc vào đội hình, sở chỉ huy tiền phương
quân đoàn tạm dừng lại ở bên đường số 1. Sư đoàn trưởng 325 cùng sở chỉ huy nhẹ sư
đoàn tiến vào nam Hội Diên trực tiếp chỉ huy hai tiểu đoàn 2 và 3 trung đoàn 101 chiến
đấu.
Theo kế hoạch tác chiến của trung đoàn 101 thì tiểu đoàn 2 bộ binh có nhiệm vụ phát
triển theo trục đường số 1 và đường số 11, đánh lên hướng quận lỵ Bửu Sơn phối hợp
với các lực lượng của Sư đoàn 3 đánh chiếm sân bay Thành Sơn. Nhưng lúc này tiểu
đoàn 2 mới cơ động đến cách ngã ba Cà Đú (điểm nối giữa đường số 1 và đường số
11) một kilômét về phía bắc và đang bị phi pháo địch đánh phá ác liệt vào đội hình tiến
quân. Thực hiện nhiệm vụ của Quân đoàn giao cho, trung đoàn 284 cao xạ đã cơ động
tới Ba Râu, nhưng tầm bắn chỉ đủ để bảo vệ hệ thống trận địa pháo mặt đất và đội hình
phía sau của Sư đoàn 325, tiểu đoàn 16 cao xạ của Sư đoàn 325 đã vào tới Gò Dền,
nhưng tầm bắn cũng không đủ để bảo vệ đội hình tiến công của tiểu đoàn 2 bộ binh
đang ở phía trước.
Địch đã mất thị xã Phan Rang; đường bộ, đường biển đều bị bịt chặt. Một vấn đề cấp
thiết với lực lượng ta là phải chiếm nốt sân bay Thành Sơn, bẻ gãy sự kháng cự cuối
cùng của địch ở Ninh Thuận. Tại Hội Diên, bằng mắt thường, các cán bộ, chiến sĩ ở sở
chỉ huy tiền phương Quân đoàn đều nhìn thấy rất rõ từng tốp máy bay địch trong sân
bay Thành Sơn nối tiếp nhau hạ cánh, cất cánh. Để nhanh chóng giải quyết dứt điểm
mục tiêu sân bay Thành Sơn, Quân đoàn chỉ thị cho Sư đoàn 325 tổ chức thêm một
mũi bộ binh, xe tăng, từ thị xã Phan Rang đánh lên sân bay Thành Sơn. Tiểu đoàn 120
trung đoàn 284 cao xạ đang ở khu vực Du Long cũng được lệnh khẩn trương tiến vào
Hội Diên đánh máy bay địch.
Chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn trưởng 325 Phạm Minh Tâm
cử ngay Phó tham mưu trưởng sư đoàn Nguyễn Văn Rinh dùng xe Jeép phóng thẳng
vào thị xã, cùng trung đoàn trưởng trung đoàn 101 bộ binh Nguyễn Văn Giảng tổ chức
mũi tiến công mới. Đồng thời Sư đoàn trưởng 325 cũng lập tức chỉ thị cho tiểu đoàn 2
bộ binh, bằng mọi cách cơ động tiến công ngay vào mục tiêu quy định. Tiểu đoàn 3 bộ
binh để lại hai đại đội 10 và 9 chặn đánh lính dù đang từ sân bay tiến ra phản kích. Các
lực lượng còn lại của tiểu đoàn 3 khẩn trương tiến vào thị xã Phan Rang tiếp sức cho
tiểu đoàn 1.
Khi nhận được lệnh của sư đoàn trưởng, đoàn xe chở tiểu đoàn 2 bộ binh đang còn
cách thị xã Phan Rang sáu kilômét. Các chiến sĩ lái xe Sư đoàn 571 Đoàn 559 cùng các
chiến sĩ tiểu đoàn 2 và 3 bộ binh đã dũng cảm vượt qua bom đạn dày đặc của địch tiến
vào cửa ngõ phía bắc Phan Rang. Theo nhiệm vụ, tiểu đoàn 2 lập tức rẽ sang đường số
11 lên hướng quận lỵ Bửu Sơn và sân bay; tiểu đoàn 3 tiến vào thị xã.
Tại thị xã Phan Rang, ngay sau khi nhận được lệnh của Quân đoàn, sư đoàn, do Phó
tham mưu trưởng Sư đoàn 325 Nguyễn Văn Rinh truyền đạt, trung đoàn trưởng trung
đoàn 101 Nguyễn Văn Giảng lập tức phái đại đội 3 bộ binh cùng xe tăng vừa từ khu
vực cảng trở về thị xã và hai trung đội của đại đội 2 bộ binh tiến lên phía tây bắc tham
gia đánh chiếm sân bay Thành Sơn.
Khi xe tăng và bộ binh tiểu đoàn 1 trung đoàn 101 vận động lên đến đông quận lỵ Bửu
Sơn (quận lỵ Tháp Chàm) thì phát hiện địch. Bộ đội ta lập tức tách ra làm hai mũi: mũi
thứ nhất chọc thẳng vào cổng số 1 của sân bay Thành Sơn mũi thứ hai đánh vào quận
lỵ Bửu Sơn.
Đến 9 giờ 20 phút, đại đội 2 và xe tăng chiếm gọn quận lỵ Bửu Sơn, bắn cháy một xe
M.113 của địch. Cùng thời gian đó, đại đội 3 được hoả lực của xe tăng chi viện, liên
tiếp tiêu diệt nhiều lô cốt, hoả điểm địch, bắn rơi hai máy bay A.37 ngay khi chúng vừa
cất cánh, đập tan sự kháng cự của quân địch ở khu vực cổng số 1. Thừa thắng, bộ binh
và xe tăng ta đánh thẳng vào khu vực đường băng chính, bắn cháy một máy bay địch
đang chuẩn bị rời khỏi đường băng.
Trên hướng bắc sân bay, lúc này các chiến sĩ trung đoàn 25 và Sư đoàn 3 dùng mìn
liên kết phá tung 11 lớp rào kẽm gai, đánh tràn vào trong căn cứ. Một mũi khác đánh
thẳng vào cổng số 2. Đến 9 giờ 30 phút, mũi tiến công của tiểu đoàn 1 trung đoàn 101
bộ binh có xe tăng Lữ đoàn 203 phối hợp với các mũi tiến công của bộ binh trung đoàn
25 Sư đoàn 3 gặp nhau ở khu vực đài chỉ huy sân bay. Quân ta hoàn toàn làm chủ sân
bay, thu gần 40 máy bay còn nguyên vẹn.
Do quân ta bất ngờ ập vào chiếm đường băng, bộ chỉ huy tiền phương quân khu 3 của
địch không kịp lên máy bay rút chạy. Nguyễn Vĩnh Nghi cùng một số tướng, tá, nhân
viên thân cận đành phải vượt rào, cải dạng thành thường dân, tìm đường chạy trốn về
phía Nam. Nhưng mọi ngả đường đều bị quân ta vít chặt.
Tối ngày 16, trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang cùng
nhiều sĩ quan của bộ chỉ huy tiền phương quân khu 3 đang lủi trốn ở khu vực bãi mía
thuộc thôn Mỹ Đức (nằm giữa sân bay Thành Sơn và thị xã Phan Rang) bị các lực
lượng truy quét tàn binh của Sư đoàn 3 tóm gọn.
Trận tiến công Phan Rang trong hành tiến bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng của
cánh quân Duyên Hải thắng lợi giòn giã. Kết quả ta đã tiêu diệt và bắt gọn bộ tư lệnh
tiền phương quân khu 3, bộ tư lệnh sư đoàn 6 không quân, bộ tư lệnh sư đoàn 2 bộ
binh; tiêu diệt và làm tan rã lữ đoàn 2 dù, liên đoàn biệt động 31, một trung đoàn của
sư đoàn 2 mới khôi phục, toàn bộ lực lượng của tiểu khu Ninh Thuận; bắt bọn chỉ huy
đầu sỏ và hàng nghìn sĩ quan, binh lính; thu 40 máy bay, 60 khẩu pháo cùng nhiều
trang bị kỹ thuật của địch; giải phóng hoàn toàn thí xã Phan Rang và tỉnh Ninh Thuận,
góp phần quyết định đập tan âm mưu của Mỹ - ngụy định ngăn chặn các lực lượng của
ta từ xa để củng cố thế trận của chúng ở Sài Gòn - Gia Định.
Chiến thắng Phan Rang một lần nữa chứng minh sức đột kích mạnh, tính cơ động cao
và khả năng tổ chức vận dụng chiến thuật tiến công bằng sức mạnh hiệp đồng binh
chủng hết sức linh hoạt, táo bạo của toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2. Trận đánh
thị xã Phan Rang thể hiện rõ nét tư tưởng thần tốc, táo bạo trong hành tiến chiến đấu,
tinh thần chấp hành nhiệm vụ kiên quyết, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức đoàn
kết hiệp đồng, lập công tập thể của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đoàn.
Kịp thời biểu dương thắng lợi oanh liệt của Quân đoàn 2 trong trận đánh Phan Rang,
ngay trong đêm 16 tháng 4 năm 1975, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã gửi
điện vào tuyên dương thành tích và nhắc nhở Quân đoàn phải nhanh chóng truy kích
địch, phát triển tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, khẩn trương giải phóng Bình
Thuận, Bình Tuy, mở tiếp đường, kịp thời đưa toàn bộ lực lượng vào tham gia giải
phóng Sài Gòn - Gia Định.
Sau chiến thắng Phan Rang, một yêu cầu đặt ra với Quân đoàn 2 lúc này là phải nhanh
chóng đánh chiếm Bình Thuận và Bình Tuy, không cho địch tổ chức những tuyến ngăn
chặn mới, tiến vào phối hợp cùng Quân đoàn 4 phá vỡ tuyến ngăn chặn Xuân Lộc -
Long Khánh của địch.
Nhiệm vụ tham gia giải phóng thị xã Phan Rang và tỉnh Ninh Thuận hoàn thành, Bộ
Tư lệnh Quân đoàn 2 lập tức ra lệnh cho các lực lượng bổ sung ngay vũ khí, đạn bằng
chiến lợi phẩm mới thu được để tiếp tục tiến về phía Nam.
Lúc này, cùng với việc xây dựng tuyến phòng thủ Ninh Thuận, trong những ngày đầu
tháng 4 năm 1975, ở thị xã Xuân Lộc, địch tổ chức một tập đoàn phòng thủ mạnh bảo
vệ Sài Gòn từ phía Đông.
Địch quyết giữ Xuân Lộc - Long Khánh để ngăn chặn đường tiến quân của ta về Sài
Gòn theo đường số 1 và đường số 20. Giữ được Xuân Lộc - Long Khánh thì tuyến
Biên Hoà - Long Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu chưa trực tiếp bị uy hiếp, sân bay Biên
Hoà và cả sân bay Tân Sơn Nhất còn hoạt động được; đường số 15 từ Sài Gòn ra Vũng
Tàu để nhận hàng viện trợ của Mỹ và rút chạy (khi cần) sẽ vẫn do chúng làm chủ.
Theo lệnh của Nguyễn Văn Thiệu và Cao Văn Viên, quân đoàn 3 và quân khu 3 của
địch tập trung ở Xuân Lộc, sư đoàn 18 còn nguyên vẹn với nhiều lực lượng tăng
cường, chi viện hòng giữ vững Xuân Lộc. Ngay từ khi Quân đoàn 2 và các lực lượng
tăng cường, phối thuộc còn đang hành quân trên dải đất ven biển miền Trung, thì Quân
đoàn 4 và Quân khu 7 đã tập trung lực lượng nổ súng tiến công Xuân Lộc.
Trong những ngày trung tuần tháng 4 năm 1975, cuộc chiến đấu giữa ta và địch ở
Xuân Lộc diễn ra giằng co, quyết liệt Ngày 9 và 10 tháng 4 năm 1975, lực lượng của
Quân đoàn 4 qua nhiều lần tiến công vào thị xã và các vùng xung quanh đã gây cho
trung đoàn 43 của địch những tổn thất nặng nề. Nhưng quân địch ngoan cố ném thêm
lực lượng vào Xuân Lộc, phản kích chiếm lại các vị trí đã mất. Chúng cố giữ Xuân Lộc
bằng mọi giá.
Trung đoàn 95 Sư đoàn 325 Quân đoàn 2 sau các trận tham gia tiến công địch ở Buôn
Ma ThuộT và truy kích địch ở Cheo Reo thắng lợi, từ đầu tháng 4 năm 1975, được
lệnh của Tiền phương Bộ Tổng tư lệnh, đã cơ động vào phối thuộc Quân đoàn 4 chiến
đấu ở Xuân Lộc, Long Khánh. Được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ tận tình của Quân
đoàn 4 và các lực lượng địa phương, chỉ hơn mười ngày, trung đoàn 95 bộ binh đã
cùng các đơn vị bạn đánh thắng oanh liệt ở Túc Trưng, Kiện Tân, tiêu diệt trung đoàn
52 của sư đoàn 18 ngụy. Tiếp đó, trung đoàn cùng các đơn vị bạn theo đường số 20
phát triển xuống ngã ba Dầu Dây, chốt cứng một đoạn đường 1, cắt đứt đường giao
thông từ Xuân Lộc về Biên Hoà và đẩy lùi nhiều cuộc phản kích của địch.
Cuộc chiến đấu anh dũng, quyết liệt ở Xuân Lộc thúc giục cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn
2 đẩy nhanh tốc độ tiến quân vào phối thuộc cùng quân đoàn bạn đập tan sự kháng cự
ngoan cố của kẻ địch đang cơn giãy chết.
Ngày 17 tháng 4 năm 1975, sau khi bàn giao các mục tiêu đã chiếm được cho Quân
khu 6 và tỉnh Ninh Thuận, toàn bộ đội hình khối một của Quân đoàn chuyển vào nam
thị xã Phan Rang 20 kilômét tổ chức hành quân tiếp.
Từ Phan Rang vào Xuân Lộc, Quân đoàn bắt đầu tiến qua các vùng còn do địch kiểm
soát và phải qua thị xã Phan Thiết. Trên đoạn đường này, nhiều nơi đường số 1 chạy
sát biển. Địch có thể dùng lực lượng hải quân chặn đường tiến của ta. Do đó, Quân
đoàn chẳng những phải đập vỡ các tuyến ngăn chặn của lục quân, đánh máy bay địch,
mà còn phải sẵn sàng đánh trả các cuộc phản công của hải quân, phải đề phòng khả
năng quân địch từ ngoài biển ập vào đánh cắt đội hình hành quân của ta.
Để nâng cao hơn nữa sức mạnh và tốc độ tiến công của khối một, Bộ Tư lệnh Quân
đoàn 2 tăng cường thêm cho Sư đoàn 325 tiểu đoàn 5 thiết giáp và tổ chức chi đội phái
đi trước khối một gồm tiểu đoàn 5 thiết giáp có các chiến sĩ đại đội 9 trung đoàn 18
ngồi trên xe, tiểu đoàn 15 trung đoàn 284 cao xạ, một trung đội pháo 85 (hai khẩu) của
trung đoàn 84 pháo binh và một đại đội công binh Lữ đoàn 219. Chi đội phái đi trước
đặt dưới sự chỉ huy của phó tham mưu trưởng Lữ đoàn 203 xe tăng Nguyễn Đức Hiển.
Đội hình tiến quân của Sư đoàn 325 cũng có sự thay đổi: trung đoàn 1 8 bộ binh tiến
lên dẫn đầu đội hình của sư đoàn, sẵn sàng cùng các lực lượng tiến công giải phóng thị
xã Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận. Trung đoàn 101 bộ binh lùi lại cuối đội hình của sư
đoàn.
18 giờ ngày 17, toàn bộ khối một của Quân đoàn bắt đầu hành quân.
Địch phát hiện quân ta đang tiến vào Sài Gòn theo đường số 1. Chúng dùng máy bay
và pháo hạm đánh vào đội hình hành quân làm cháy một số xe; một số cán bộ, chiến sĩ
bị thương vong. Cuộc chiến đấu dọc đường tiến quân diễn ra khá quyết liệt cả trong lực
lượng đi đầu và các đơn vị tiếp sau của Quân đoàn.
Đêm 17, địch đã dùng tàu biển đổ một đại đội biệt kích vào quận lỵ Tuy Phong bắt liên
lạc với tàn quân lữ đoàn 3 dù trên núi Giỏ và các lực lượng địa phương của địch ở
quanh vùng để tổ chức đánh chặn. Vừa phát hiện địch, Sư đoàn 325 lập tức phái bộ
binh và trinh sát đi lùng quét. Sau hơn một giờ chiến đấu, ta tiêu diệt và bắt gọn toàn
bộ bọn này. Khi tàu chiến của địch tiến vào bờ để yểm hộ binh lính của chúng, xe tăng
của Lữ đoàn 203 bố trí ở nam núi Gio bắn tám phát đạn pháo 100, đánh chìm một tàu
và đánh bị thương một chiếc khác. Pháo 85, 122, 105 của Sư đoàn 325 và pháo cao xạ
của trung đoàn 284 Sư đoàn 673 phòng không cũng tổ chức trận địa bắn ngay trên mặt
đường số 1, đánh tàu chiến và máy bay địch quyết liệt, liên tục mấy giờ liền.
Ngày 18 tháng 4, khi khối hai của Quân đoàn tiến đến quận lỵ Tuy Phong, hàng chục
tàu chiến địch đã ập đến bắn phá dữ dội đoạn đường số 1 từ Tuy Phong tới ấp Vĩnh
Hảo. Tư lệnh Quân đoàn trực tiếp quan sát và ra lệnh cho Lữ đoàn 164 pháo binh dùng
pháo 130 và Đ74 triển khai trận địa ở phía bắc nhà máy nước suối Vĩnh Hảo, đánh
chìm ba tàu chiến địch. Các tàu khác khiếp sợ phải tháo chạy ra khơi. Vừa đánh thắng
tàu chiến địch các chiến sĩ pháo binh Lữ đoàn 164 vừa phối hợp với các đơn vị bạn
đánh diệt một tiểu đoàn địch ẩn náu ở ven rừng, bắt 127 tên, thu 121 súng và giải
phóng 3.000 dân bị địch cầm giữ ở đảo Cái Môn.
Trong thời gian đó, cuộc chiến đấu với máy bay địch của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 673
phòng không cũng diễn ra sôi động, quyết liệt Bằng một phát đạn A.72 (tên lửa cầm
tay đất đối không), thiếu uý Lê Đại Cương bắn rơi tại chỗ một F.5 đang bổ nhào ném
bom vào đoàn xe của Quân đoàn. Các chiến sĩ đại đội 10 pháo cao xạ 37 dưới sự chỉ
huy của đại đội trưởng Lê Cấp Bằng (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) đã bắn
cháy một chiếc F.5 khác.
Trong hành quân, lực lượng phòng không của Quân đoàn đã đánh 36 trận bắn rơi 11
máy bay, bắn chìm và bắn cháy 2 tàu chiến địch.
Lần đầu tiên nhân dân miền Nam Trung Bộ được tận mắt trông thấy quân đội cách
mạng với trang bị kỹ thuật hiện đại đã phát huy sức mạnh áp đảo không quân và hải
quân địch, làm chủ vùng trời, vùng biển. Đồng bào hả lòng, hả dạ, được chứng kiến sự
thất bại nhục nhã của kẻ dịch đã bao năm đàn áp bắn giết nhân dân và phấn khởi tự hào
trước sự lớn mạnh của quân đội cách mạng.
Trước sức tiến công như vũ bão của cánh quân Duyên Hải, các lực lượng địa phương
địch ở nhiều nơi bỏ vị trí tháo chạy, không dám chống cự. Trên suốt dọc đường từ
Phan Rang vào Phan Thiết, mặc dù không kịp tổ chức hiệp đồng trước, nhưng sự phối
hợp giữa ba thứ quân, giữa lực lượng tiến công và lực lượng nổi dậy vẫn rất nhịp
nhàng, ăn khớp. Tinh thần tích cực, chủ động của các lực lượng tại chỗ và sự ủng hộ,
giúp đỡ to lớn của nhân dân các địa phương đã tạo cho cuộc tiến quân qua các vùng
địch còn kiểm soát của Quân đoàn được thực hiện thuận lợi ở nhiều nơi, lực lượng nổi
dậy của quần chúng cách mạng kéo ra đường số 1 đón bộ đội, thông báo tình hình địch
ở phía trước và hướng dẫn bộ đội đánh diệt các căn cứ địch trong vùng. Trong đêm 17
và ngày 18 tháng 4 năm 1975, phối hợp với các lực lượng tại chỗ, Quân đoàn đã giải
phóng toàn bộ các vùng đất trên đường tiến, trong đó có bốn quận lỵ là Phan Rí, Tuy
Phong, Sông Mao, Hoà Đa.
Trưa ngày 18, toàn bộ lực lượng khối một của Quân đoàn 2 tiến vào tập kết ở Hòa Đa,
chuẩn bị đánh Phan Thiết.
Phan Thiết là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận, cách Sài Gòn khoảng 200 kilômét theo
đường số 1. Sau khi mất Phan Rang, địch dự định dựng lên ở Phan Thiết một tuyến
phòng thủ mới, kết hợp với tuyến Long Khánh - Xuân Lộc, ngăn chặn đường tiến quân
của ta về Sài Gòn theo đường số 20 và đường số 1. Nhưng do Quân đoàn nhanh chóng
ập tới cửa ngõ phía bắc Phan Thiết (đúng hai ngày sau khi địch mất Phan Rang) và trên
các hướng khác, địch cũng đang gặp những khó khăn lớn về lực lượng, nên chúng chưa
tăng cường được lực lượng nào đáng kể cho Phan Thiết. Lực lượng địch trong thị xã
hiện có liên đoàn 21 biệt động quân, tám tiểu đoàn bảo an, một tiểu đoàn pháo, một chi
đội xe bọc thép và một số tàn quân của sư đoàn 2 địch mới từ Phan Rang chạy về. Tất
cả các lực lượng này được đặt dưới sự chỉ huy của tiểu khu Bình Thuận.
Về phía ta, từ mấy ngày trước đó, trung đoàn 812 chủ lực Quân khu 6 đã tiến công
đánh chiếm các điểm cao phía bắc thị xã bức địch rút khỏi quận Lương Sơn, lùi về giữ
cầu Sông Cái (bắc thị xã Phan Thiết chín kilômét).
Phát huy cách đánh đã thực nghiệm thành công ở Phan Rang: dùng bộ binh, xe tăng
thiết giáp đột phá trận địa phòng ngự địch trong hành tiến bằng sức mạnh hiệp đồng
binh chủng, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định sử dụng trung đoàn 18 bộ binh, hai
tiểu đoàn 4 và 5 xe tăng, thiết giáp, một tiểu đoàn cao xạ của trung đoàn 284, một đại
đội công binh, một đại đội pháo 85 của Sư đoàn 325, một đại đội trinh sát của Quân
đoàn vào phối hợp cùng các lực Lượng tại chỗ giải phóng Phan Thiết. Hướng tiến công
chính theo trục đường số 1 từ phía Bắc đánh vào thị xã.
17 giờ ngày 18 tháng 4 năm 1975, các đơn vị hoàn chỉnh việc tổ chức chiến đấu và bắt
đầu xuất phát.
Không thực hành pháo bắn chuẩn bị, đội hình tiến công của Quân đoàn với các xe bọc
thép có bộ binh và trinh sát ngồi trên xe dẫn đầu, tiến thẳng vào thị xã. Các lực lượng
hoả lực đi cùng sẵn sàng trong tư thế bắn, bảo vệ đội hình khi gặp địch kháng cự.
19 giờ, đơn vị đi đầu của Quân đoàn tiến đến đầu cầu Sông Cái thì gặp tiểu đoàn 15 bộ
đội Bình Thuận đang hoạt động ở khu vực này. Được đơn vị bạn cho biết lực lượng
địch ở đây đang hết sức hoang mang, đơn vị đi đầu của Quân đoàn lập tức tăng tốc độ
tiến quân. Vào tới cầu Sở Muối (cách thị xã hai kilômét), quân địch đưa xe M.113 ra
bịt đường tiến. Các pháo thủ trên xe thiết giáp nã đạn dồn dập vào xe địch, khiến chúng
cuống cuồng tháo chạy. Xe ta vượt nhanh qua cầu Sở Muối đuổi theo xe địch. Đoàn xe
bộ binh, thiết giáp do đại đội trưởng đại đội 8 Nguyễn Doãn Đào chỉ huy tăng tốc độ
bám sát xe M.113 địch đang tháo chạy...
Chiếc xe thiết giáp R.146 do đồng chí Nguyễn Vàng trưởng xe và đồng chí Nguyễn
Thái Bình lái đang dẫn đầu cuộc đuổi đánh địch. Một xe M.113 địch từ trong đường
nhánh bất ngờ lao ra đường số 1. Không kịp sử dụng hoả lực trên xe vì xe M.113 địch
đã ở quá gần, Nguyễn Thái Bình dũng mãnh lái xe R.146 lao thẳng vào xe địch, khiến
nó quay ngang và vọt lên vỉa hè. Các chiến sĩ bộ binh và trinh sát ngồi trên xe R.146
lập tức nhảy xuống bắt sống xe địch và toàn bộ toán lính trên chiếc xe đó.
Thừa thắng, bộ binh, xe tăng của Quân đoàn chia thành nhiều mũi xông thẳng vào
trung tâm thị xã đánh chiếm toà hành chính tỉnh, sở chỉ huy tiểu khu Bình Thuận và
chiếm gọn nhà ngục Phan Thiết, giải thoát cho hơn 400 đồng bào, đồng chí đang bị
địch giam giữ.
Bị đánh bất ngờ, tên tỉnh trưởng Bình Thuận không kịp lên máy bay trực thăng, bỏ mặc
quân lính, theo ngo hẻm ra bờ sông, lên một chiếc thuyền con chạy ra biển.
Từ 19 giờ 30 đến 21 giờ, trung đoàn 18 bộ binh và bộ đội Quân khu 6 tiến vào đánh
chiếm tất cả các mục tiêu quân sự trong và xung quanh thị xã, tiêu diệt và làm tan rã
toàn bộ lực lượng địch ở Phan Thiết. Việc ổn định tình hình và truy quét lực lượng
địch ở đây được khẩn trương bàn giao cho chính quyền và lực lượng vũ trang địa
phương.
Sáng ngày 19 tháng 4 năm 1975, Quân đoàn rời khỏi Phan Thiết ào ạt vượt qua tỉnh
Bình Tuy, tiến vào Xuân Lộc.
Lúc này ở Xuân Lộc, Quân đoàn 4 sau nhiều lần tổ chức đánh vào thị xã không thành
công đã chuyển sang thực hiện vây hãm địch, gây cho trung đoàn 48 lữ đoàn 1 dù của
địch nhưng thiệt hại hết sức nặng nề. Ngày 20 tháng 4, Sư đoàn 325 và các lực lượng
đi đầu tiến quân vào đến Rừng Lá, ấp Phú Minh gần Xuân Lộc, Bộ Tư lệnh Quân đoàn
chỉ thị cho Sư đoàn 32,5 dừng lại, chuẩn bị tham gia giải phóng Xuân Lộc. Nhưng
ngay đêm hôm đó, toàn bộ lực lượng địch ở Xuân Lộc, trước nguy cơ bị bao vây và bị
tiêu diệt, đã phải bỏ chạy tán loạn theo tỉnh lộ số 2 về phía Bà Rịa. Bị Quân đoàn 4 và
các lực lượng Quân khu 7 chặn đánh dọc đường, chúng bỏ lại rất nhiều xe pháo, súng
đạn. Xuân Lộc được giải phóng.
Cánh cửa cuối cùng trên đường số 1 để quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn - Gia Đ!nh
đã mở. Ngày 21 tháng 4, Sư đoàn 325 và các lực lượng của khối một Quân đoàn 2 rầm
rộ tiến qua thị xã Xuân Lộc còn nghi ngút khói lửa, vào vị trí tập kết cuối cùng ở rừng
ông Quế (nam thị xã tám kilômét) thuộc miền Đông Nam Bộ.
Trong khi các lực lượng đi đầu của Quân đoàn 2 đã vào tập kết ở nam thị xã Xuân Lộc
tỉnh Long Khánh, thì ở phía sau, tại thị xã Hàm Tân tỉnh Bình Tuy, quân địch sau khi
rút chạy bằng tàu, thuyền ra biển, tưởng lực lượng của ta tiến thẳng về phía Nam,
không đánh lại, nên chúng lập tức quay lại chiếm giữ thị xã quan trọng này. Theo
mệnh lệnh của Bộ, đề nghị của Bộ Tư lệnh Quân khu 6 và Tỉnh ủy tỉnh Bình Tuy,
Quân đoàn 2 tổ chức ngay một bộ phận tiến công giải phóng thị xã Hàm Tân.
20 giờ ngày 21 tháng 4 năm 1975, đóng chí Tham mưu trưởng Quân đoàn quay trở lại
giao nhiệm vụ chiến đấu này cho Sư đoàn 304 bộ binh vừa hành quân tới Bình Tuy và
trực tiếp tham gia tổ chức, chỉ huy trận đánh. Sư đoàn 304 quyết định sử dụng trung
đoàn 66 bộ binh được tăng cường tiểu đoàn 5 thiết giáp, một tiểu đoàn pháo 105, một
đại đội pháo cao xạ của sư đoàn và một đại đội bộ binh cơ giới (đại đội 9 tiểu đoàn 9
trung đoàn 18 Sư đoàn 325) cùng các lực lượng địa phương giải phóng tỉnh lỵ Bình
Tuy.
Thực hiện nhiệm vụ của Quân đoàn và sư đoàn giao cho, sáng 22 tháng 4, trung đoàn
66 chuyển hướng hành quân tiến về thị xã Hàm Tân. Khi phát triển đến cầu Hàm Tân,
do cầu đã bì địch đánh sập, trung đoàn 66 phải mất nhiều thời gian và công sức cho bộ
đội bạt bờ sông tạo đường ngầm dể xe pháo vượt qua tiến vào thị xã. 16 giờ ngày 22
tháng 4, trung đoàn 66 và các lực lượng được tăng cường vào tới ngã ba Hàm Tân và
18 giờ bắt đầu nổ súng tiến công. Sau bốn giờ chiến đấu, đơn vị cùng các lực lượng vũ
trang địa phương đã tiêu diệt và làm tan rã gần 5.000 tên địch đang co cụm trong thị
xã.
Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng tỉnh lỵ Bình Tuy, Sư đoàn 304 và các lực lượng đi
trong khồl bốn của Quân đoàn tiếp tục hành quân vào khu vực tập kết.
Cho tới 3 giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 1975, trừ trung đoàn 2 bộ binh thuộc Sư đoàn
3 vì thiếu ô tô nên di sau, còn toàn bộ lực lượng của Quân đoàn đều đã vào vị trí tập
kết.
Từ lúc khối một bắt đầu rời khỏi Đà Nẵng tới lúc bộ phận cuối cùng của khối năm vào
đến vị trí tập kết ở nam Xuân Lộc, cuộc tiến quân thần tốc của Quân đoàn 2 diễn ra
trong 18 ngày. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, Quân đoàn đã vượt qua chặng
đường dài gần 1.000 kilômét, xuyên qua ba quân khu của địch gồm 11 tỉnh, 18 thị xã,
thị trấn thuộc miền Trung và miền Nam Trung Bộ, khắc phục hàng chục cầu cống bị
địch phá hủy khi chúng rút chạy; thực hiện thắng lợi ba trận đánh hiệp đồng binh
chủng trong hành tiến và rất nhiều trận đánh máy bay, tàu chiến địch; tiêu diệt, làm tan
rã một bộ phận quan trọng lực lượng của quân đoàn 3, quân khu 3 của địch; thu và phá
hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng.
Với các trận thắng oanh liệt trong các ngày 16, 18 và 22 tháng 4 năm 1975, Quân đoàn
"đã góp phần quyết định vào cuộc tiến công tiêu diệt, đập tan lực lượng và tổ chức
phòng ngự của quân địch ở Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân; giải phóng các tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy, khu vực phòng thủ từ xa của Mỹ - ngụy đối với Sài
Gòn trên hướng đông"1 (Trung tướng Lê Trọng Tấn, Mấy vấn đề chỉ đạo và chỉ huy tác
chiến, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1979, tr. 369).
Vượt qua mọi cuộc đánh chặn của địch và mọi khó khăn trở ngại của một cuộc hành
quân đường dài, Quân đoàn đã đưa được đội hình và toàn bộ vũ khí, trang bị kỹ thuật
vào khu vực tập kết đúng thời gian quy định và đồng bộ, góp phần làm thay đổi tình
hình so sánh lực lượng giữa ta và địch ở Nam Bộ; đồng thời góp phần mở thông tuyến
đường số 1 kéo dài từ miền Bắc vào tới tận cửa ngõ phía đông và đông bắc Sài Gòn,
mở thêm một đường tiếp tế hậu cần chiến lược hết sức quan trọng cho cuộc tiến công
giải phóng Sài Gòn, Nam Bộ, tạo một thế chung rất thuận lợi cả về mặt chiến lược và
chiến dịch.
Thắng lợi của cuộc tiến quân thần tốc dọc miền Duyên Hải biểu hiện nổi bật quyết tâm
lớn, tính năng động sáng tạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ
Quân đoàn và các lực lượng tăng cường, phối thuộc trước một nhiệm vụ và thử thách
hết sức mới mẻ. Quán triệt sâu sắc tình hình nhiệm vụ và yêu cầu của tình thế thời cơ
chiến lược, Quân đoàn đã xác định đủng mục đích, phương châm, tư tưởng chỉ đạo
hành quân thần tốc, táo bạo, nhanh, mạnh, chắc; đánh địch mà tiến, sửa cầu, đường mà
đi và đã xây dựng kế hoạch hành quân tổ chức đội hình hành quân tương đối hợp lý,
khoa học, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ.
Trong hành quân, với năm khối lớn rời khỏi Đà Nẵng ở những thời điểm khác nhau để
theo trục đường số 1 tiến vào phía Nam, toàn bộ lực lượng của Quân đoàn đã được tạo
thành một đội hình tiến công bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng. Mỗi khối đều là
một tổ chức chiến đấu đủ mạnh để có thể tự giải quyết những trở ngại về đường sá, đủ
sức tự bảo vệ và tiến công tiêu diệt địch trên dọc đường hành quân. Khối đi đầu với
thành phần cơ bản gồm bộ binh, xe tăng, pháo binh, cao xạ..., là lực lượng đột kích
mạnh, đủ sức tiến công phá vỡ các khu vực phòng ngự của địch và có lúc lượng công
binh phối thuộc mạnh, sẵn sàng khắc phục những trở ngại trên đường tiến quân. ở giữa
có trung tâm chỉ huy cùng hoả lực chi viện, sẵn sàng bảo đảm cho phía trước đột phá
thắng lợi. Phía sau có lực lượng dự bị hùng hậu gồm cả bộ binh và binh chủng, sẵn
sàng ứng phó với mọi tình huống.
Trong tác chiến, nắm vững đặc điểm địa hình, cách bố trí lực lượng và khả năng thực
tế của tập đoàn phòng ngự địch ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy, Quân đoàn đã
liên tiếp thực hiện thành công cách đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ bằng sức mạnh hiệp
đồng binh nhung ngay trong hành tiến - một cách đánh đang còn rất mới mẻ đối với
quân đội ta; thể hiện rõ nét tinh thần chấp hành nhiệm vụ kiên quyết, tích cực, chủ
động, sáng tạo và ý thức đoàn kết, hiệp đồng lập công tập thể. Trong tổ chức bảo đảm
hậu cần, Quân đoàn đã chủ động khai thác mọi nguồn để duy trì lượng dự trữ chiến đấu
thường xuyên trên suốt dọc đường tiến quân, đồng thời bảo đảm cho các đơn vị vào tới
vị trí tập kết là có thể nhận nhiệm vụ chiến đấu được ngay1 (Theo báo cáo tổng kết của
Cục Hậu cần Quân đoàn 2, tổng số vật chất Quân đoàn đã huy động được để đảm bảo
cho cuộc tiến công thần tốc dọc miền Duyên Hải là 6.591 tấn, gồm: + Quân đoàn tự
mang theo từ Đà Nẵng vào là 3.235 tấn, trong đó có hơn 2.000 tấn chiến lợi phẩm thu
ở Phú Bài và Đà Nẵng. + Hậu cần chiến lược chi viện cho Quân đoàn là 1.110 tấn. +
Quân, dân Khu 5 chi viện cho Quân đoàn là 1.639 tấn. + Quân đoàn thu được của địch
ở Ninh Thuận, Bình Thuận là 617 tấn).
Khi bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, toàn Quân đoàn có lượng dự trữ vật chất là
4.031 tấn.
Cuộc tiến quân thần tốc dọc miền Duyên Hải kết thúc thắng lợi. Cùng các đơn vị bạn,
Quân đoàn 2 đã đứng trước cửa ngõ Sài Gòn với sức mạnh được nhân lên gấp bội. Qua
cuộc hành quân lịch sử và các trận thắng oanh liệt trong hành tiến ở Phan Rang, Phan
Thiết, Hàm Tân, các đơn vị của Quân đoàn có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu về tổ
chức chỉ huy hành quân thần tốc đường dài bằng cơ giới và nâng cao được trình độ cơ
động, sức mạnh đột kích của Quân đoàn phát triển lên một bước mới.
Với lòng tin tưởng và tự hào, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 quyết đem hết sức lực và trí
tuệ của mình chuẩn bị cho trận đánh vào sào huyệt cuối cùng của địch.
Chương năm
QUÂN ĐOÀN 2 TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH

Vào những ngày đầu của hạ tuần tháng 4 năm 1975, cùng với các quân đoàn bạn và lực
lượng vũ trang Nam Bộ, Quân đoàn 2 đã đến vị trí tập kết, sẵn sàng tiến công giải
phóng Sài Gòn - Gia Định.
Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn, ngày 18 tháng 4 năm 1975, tức là hai ngày sau khi
tuyến phòng thủ từ xa của quân đội Sài Gòn ở Phan Rang bị sụp đổ, "Nhà Trắng" vội
vã hạ lệnh di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn và cử Đinbrao phụ trách lực lượng đặc
nhiệm đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Mỹ để điều khiển di tản. Cuộc
tháo chạy này được mệnh danh là "Người liều mạng". Từ ngày 21 tháng 4 năm 1975,
Mỹ phải huy động hàng trăm máy bay, hàng chục tàu chiến để thực hiện cuộc hành
quân di tản. Cũng trong ngày 21 tháng 4, Nguyễn Văn Thiệu buộc phải từ chức. Chính
sách chiến tranh của đế quốc Mỹ và bè ỉu tay sai bị phá sản hoàn toàn. Mỹ đưa Trần
Văn Hương lên thay Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng chưa đầy một tuần sau, Hương phải
tuyên bố nhường chức Tổng thống chính quyền Sài Gòn cho Dương Văn Minh, hy
vọng dùng lá bài mới về chính trị để cứu vãn được phần nào vị trí của chúng, không để
bị mất hoàn toàn và tính chuyện về sau.
Nhằm mục đích đó, dù biết không còn hy vọng, Mỹ-ngụy vẫn cho thu thập tàn quân,
chấn chỉnh các lực lượng còn lại, khôi phục những đơn vị bị thiệt hại nặng mới từ miền
Trung chạy về để điều chỉnh, bố trí, cải thiện thế phòng ngự của chúng ở Sài Gòn và
vùng đồng bằng Nam Bộ, tính toán một cuộc mặc cả với ta về chính trị.
Tại mặt trận Sài Gòn - Gia Định, trên các hướng Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, mỗi hướng
địch bố trí khoảng một sư đoàn tăng cường. Riêng hướng Đông, lực lượng phòng thủ
của chúng tăng lên đến chín trung đoàn, lữ đoàn bộ binh, lính dù, lính thủy đánh bộ và
bốn trung đoàn thiết giáp. Còn ở vùng nội đô có một số đơn vị lính dù, biệt động, thiết
giáp, các lực lượng bảo vệ căn cứ các lực lượng thuộc "biệt khu thủ đô” phòng giữ.
Lực lượng không quân chi viện ở Sài Gòn - Gia Định có ba sư đoàn, bố trí chủ yếu ở
hai sân bay lớn Biên Hoà và Tân Sơn Nhất.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, địch có ba sư đoàn bộ binh, năm trung đoàn thiết giáp,
một sư đoàn không quân. Chúng tập trung phòng giữ Tân An, Mỹ Tho để phòng khi
không giữ nổi Sài Gòn - Gia Định sẽ theo hướng đường số 4 rút về đồng bằng sông
Cửu Long cố thủ ít ra là trong mùa mưa trước mắt.
Tuy nhiên các cố gắng quân sự đó không mảy may đẩy lùi được tâm lý thất bại đã hoàn
toàn chế ngự từ trên xuống dưới trong hàng ngũ địch. Ngày 18 tháng 4 năm 1975, Trần
Văn Đôn - bộ trưởng quốc phòng trong chính quyền Sài Gòn sau khi đi kiểm tra mặt
trận Phan Rang, Xuân Lộc về đã phải thừa nhận: "Quốc gia (tức chính quyền Sài Gòn)
đang ở tình trạng nguy ngập thực sự, sự sống còn chỉ có thể tính từng ngày, từng tuần,
không tính tháng". Ngày 19 tháng 4, trong báo cáo của mình, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn-
Mắctin cũng đánh giá: “Sài Gòn có thể bị bao vây, cô lập trong vòng một, hai tuần và
có thể bị rơi vào tay Bắc Việt ba hoặc bốn tuần nữa".
Về phía ta, công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định ngày
càng được đẩy mạnh.
Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua
kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Theo quyết định của Bộ Chính trị,
chiến dịch lịch sử này được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đại tướng
Văn Tiến Dũng - Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng,
được cử giữ chức Tư lệnh chiến dịch; đồng chí Phạm Hùng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí
thư Trung ương Cục miền Nam được cử giữ chức Chính ủy chiến dịch. Đồng chí Lê
Đức Thọ - Ủy viên Bộ Chính trị, vừa từ Hà Nội vào chiến trường phổ biến nghị quyết
của Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp ngày 25 tháng 3, cũng trực tiếp tham gia chỉ
đạo, chỉ huy chiến dịch.
Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo "Táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" của Bộ Chính trị, Bộ Chỉ
huy chiến dịch nhất trí xác định cách đánh của chiến dịch như sau: "Dùng một bộ phận
lực lượng thích hợp, trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây, chia cắt, chặn giữ
quân địch lại không cho chúng rút chạy về Sài Gòn, tiêu diệt và làm tan rã tại chỗ các
sư đoàn chủ lực của địch phòng thủ vòng ngoài, đồng thời dùng đại bộ phận lực lượng
của ta nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các địa bàn then chốt ở vùng ven, mở đường
cho các binh đoàn đột kích cơ giới mạnh đã được tổ chức chặt chẽ, tiến nhanh theo các
trục đường lớn đánh thẳng vào năm mục tiêu đã được chọn lựa trong nội thành"1 (Đại
tướng Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, tr.
229).
Năm mục tiêu lớn mà các quân đoàn của ta có nhiệm vụ nhanh chóng đánh chiếm
thuộc nội thành là bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, dinh Độc Lập (tức phủ tổng
thống của chính quyền Sài Gòn ), biệt khu thủ đô, tổng nha cảnh sát và sân bay Tân
Sơn Nhất. Những mục tiêu lớn này, Bộ Chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng quân đoàn. Riêng nhiệm vụ đánh chiếm dinh Độc Lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giao
cho Quân đoàn 4 - một quân đoàn chủ lực cơ động gồm những đơn vị thiện chiến đã
nhiều năm chiến đấu trên chiến trường Nam Bộ, nhất là chiến trường miền Đông.
Để phối hợp và tạo điều kiện cho các quân đoàn chủ lực tác chiến thắng lợi (đặc biệt là
khi thọc sâu vào nội đô đánh chiếm năm mục tiêu lớn), Bộ Chỉ huy chiến dịch sử dụng
các lực lượng đặc công, đội biệt động, các lực lượng an ninh vũ trang và tự vệ thành
phố, các lực lượng chính trị của quần chúng ở Sài Gòn - Gia Định, đánh chiếm các cầu
qua sông, các bàn đạp cho bộ đội chủ lực tiến quân, dẫn đường cho các đơn vị trừ gian
và phát động quần chúng nổi dậy phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công quân sự.
Khi toàn bộ kế hoạch Chiến dịch Hồ Chí Minh được xác định thì năm cánh quân lớn
của ta cũng đã rầm rộ tiến vào bao vây chặt sào huyệt cuối cùng của Mỹ-ngụy ở Sài
Gòn - Gia Định trên tất cả các hướng:
- Hướng Tây Bắc có Quân đoàn 3, được tăng cường lực lượng vũ trang Tây Ninh, Sài
Gòn - Gia Định.
- Hưởng Bắc có Quân đoàn 1 (thiếu) được tăng cường lực lượng đặc công, xe tăng cao
xạ.
- Hướng Đông và Đông Nam có Quân đoàn 4 và Quân đoàn 2, được tăng cường pháo
binh, xe tăng, cao xạ, đặc công, biệt động.
- Hướng Tây và Tây Nam có Đoàn 232 và chủ lực Quân khu 8, lực lượng tương đương
một quân đoàn.
Ở vùng ven và nội thành Sài Gòn đã sẵn sàng có các đơn vị đặc công, pháo binh đánh
sân bay, đánh tàu, kho tàng, trận địa pháo địch..., kết hợp với lực lượng chính trị to lớn
của quần chúng.
Ở phía sau, ta cũng đang gấp rút tổ chức thêm các lực lượng dự bị mới, sẵn sàng đối
phó có hiệu quả với mọi tình huống có thể xảy ra.
Ngày 22 tháng 4 năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn và
Thiếu tướng Lê Linh - Chính ủy Quân đoàn về sở chỉ huy cánh Đông nhận nhiệm vụ.
Ngay đêm hôm đó, tại ấp Tam Hiệp xã Xuân Hiệp, tỉnh Long Khánh, Đảng ủy và Bộ
Tư lệnh Quân đoàn họp nghiên cứu quán triệt nhiệm vụ của cấp trên giao cho và xây
dựng kế hoạch tác chiến của Quân đoàn 2 trong chiến dịch. Các cơ quan Tham mưu,
Chính trị, Hậu cần theo chỉ lệnh sơ bộ của Tư lệnh và Chính ủy Quân đoàn triển khai
ngay các công tác cần thiết.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tư lệnh Quân đoàn Hoàng Đan, trưởng phòng tác
chiến Nguyễn Hữu Đoá cùng các cán bộ tham mưu khẩn trương dự thảo phương án tác
chiến và chỉ lệnh chiến đấu cho các sư đoàn bộ binh, các đơn vị binh chủng và lực
lượng phối thuộc. Chủ nhiệm chính trị Lê Khả Phiêu, Phó chủ nhiệm chính trị Nguyễn
Văn Hàm, trưởng phòng tuyên huấn Lê Minh Hội, trưởng phòng tổng hợp Nguyễn Sĩ
Ngữ và các cán bộ cơ quan chính trị khẩn trương dự thảo các văn kiện công tác đảng,
công tác chính trị. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân nhà in Quân đoàn thức suốt đêm để in
số báo mới, thư kêu gọi của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 và các bản
quy định, các tài liệu hướng dẫn bộ đội thực hiện chính sách khi đánh vào thành phố.
Trong khi đó, các cán bộ Cục Hậu cần Quân đoàn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng
chí Nguyễn Ngọc Thực - Chủ nhiệm hậu cần quân đoàn cũng vừa nhanh chóng hoàn
thành việc dự thảo kế hoạch bảo đảm hậu phương chiến dịch vừa tổ chức ngay lực
lượng trở về phía sau thu hồi thêm đạn, phục vụ cuộc chiến đấu sắp tới.
Toàn bộ guồng máy lãnh đạo, chỉ huy Quân đoàn 2 hoạt động sôi nổi trong suốt đêm
22 tháng 4. Mọi cán bộ chiến sĩ cơ quan quân đoàn hầu như không ngủ. Do thời gian
chuẩn bị ngắn, Quân đoàn phải triển khai các bước công tác khẩn trương, chính xác, và
thực hiện xen kẽ, gối đầu nhau.
Sáng 23 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn triệu tập cán bộ cơ quan và các sư
đoàn, lữ đoàn, trung đoàn về sở chỉ huy họp nhận nhiệm vụ.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn 2 cùng với Quân đoàn 4 hợp thành cánh
quân Đông và Đông Nam Sài Gòn vừa có nhiệm vụ tiến công vào sào huyệt cuối cùng
của địch vừa có nhiệm vụ chặn đường rút chạy của chúng. Quân đoàn 2 tham gia chiến
dịch Trị - Thiên, chiến dịch Đà Nẵng rồi tiến hành cuộc hành quân thần tốc dọc duyên
hải miền Trung. Quân đoàn 4 vừa trải qua cuộc chiến đấu ác liệt ở Xuân Lộc - Long
Khánh. Nay hai quân đoàn kề vai sát cánh chiến đấu bên nhau dưới sự chỉ huy của
Trung tướng Lê Trọng Tấn - Phó Tổng tham mưu trưởng, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ
Chí Minh, vị tướng mà chiến công, tài năng nổi tiếng trong toàn quân và Trung tướng
Lê Quang Hoà - Phở chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó chính ủy chiến dịch Hồ Chí
Minh, vị tướng đã đấu tranh quyết liệt với địch trên cương vị trưởng phái đoàn Việt
Nam dân chủ cộng hoà trong Ban liên hiệp bốn bên ở Sài Gòn sau Hiệp định Pa ri.
Trong chiến tranh, lòng tin tưởng đồi với cấp trên và đơn vị bạn luôn luôn là những
nhân tố tạo nên sức mạnh của quân đội trên chiến trường.
Trong chiến dịch lịch sử này, Quân đoàn có nhiệm vụ:
Trước mắt, Quân đoàn 2 đảm nhiệm tiến công tiêu diệt địch ở tả ngạn sông Đồng Nai,
đánh chiếm căn cứ Nước Trong, căn cứ Long Bình, cầu Xa Lộ và đánh chiếm chi khu
Long Thành, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, căn cứ hải quân Cát Lái, bịt đường,
không cho địch ở Sài Gòn rút chạy ra biển theo sông Lòng Tàu và đưa pháo tầm xa vào
Nhơn Trạch đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Một mũi khác trên đường số 2, đánh chiếm
chi khu Đức Thạch và thị xã Bà Rịa.
Nhiệm vụ tiếp theo của Quân đoàn 2 là tiêu diệt địch phòng ngự ở hữu ngạn sông
Đồng Nai, đánh chiếm quận 9, quận 4.
Nếu Quân đoàn 4 chưa đột phá vào nội thành được thì kịp thời phát triển tiến công
đánh chiếm dinh Độc Lập và quận 1.
Cùng lúc đó, mũi tiến công trên hướng đường số 2 đánh xuống hướng biển, chiếm
cảng Vũng Tàu và bán đảo Cần Giờ.
Hướng tiến công chính diện của Quân đoàn 2 rộng 86 kilômét, kéo dài từ Long Bình
theo trục đường số 15 xuống tới cảng Vũng Tàu. Chiều sâu khu vực tiến công là 68
kilômét, từ đông bắc Long Thành - Nước Trong tới trung tâm thành phố Sài Gòn.
Vùng đông nam Sài Gòn địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi những đồng lầy rộng
lớn và hệ thống sông ngòi chằng chịt, trong đó có hai sông lớn (sông Đồng Nai và sông
Lòng Tàu). Trên hướng tiến công của Quân đoàn, chỉ có hai trục đường vào nội đô Sài
Gòn. Trục thứ nhất là xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà với nhiều cầu cống, có hai cầu lớn là
cầu qua sông Đồng Nai và qua sông Sài Gòn. Trục thứ hai là đường số 10 từ Long
Thành qua Nhơn Trạch đến thành Tuy Hạ vào quận 9, phải qua sông Lòng Tàu ở bến
phà Cát Lái. Lòng sông rộng mà ta lại chưa nắm chắc được khả năng vượt sông. Ở
hướng Bà Rịa - Vũng Tàu cũng chỉ có trục đường 15, từ Bà Rịa xuống Vũng Tàu phải
qua cầu Cỏ May. Nếu trong quá trình chiến đấu, Quân đoàn phát triển không nhanh để
địch có thời gian phá hoại cầu đường và dựa vào các chướng ngại thiên nhiên tổ chức
ngăn chặn thì Quân đoàn sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến đánh sâu vào vùng ven đô. Về
dân cư, trên hướng Đông - Đông Nam này, từ thời Ngô Đình Diệm, chính quyền Sài
Gòn đã có kế hoạch chiến lược về bố trí dân cư tạo thành vành đai bảo vệ Sài Gòn,
nhất là trên các trục lộ lớn như đường số 1, đường số 15, xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà và
xung quanh tổng kho Long Bình. So với chiến trường quen thuộc Trị - Thiên và Quảng
Nam - Đà Nẵng, những đặc điểm trên đây quả là mới lạ đối với cán bộ, chiến sĩ Quân
đoàn 2.
Về tình hình địch, trên hướng tiến công của Quân đoàn, Mỹ- ngụy tổ chức lực lượng
phòng ngự mạnh. Sau khi thất bại ở Xuân Lộc và phát hiện cánh quân Duyên Hải đang
tiến về phía đông nam Sài Gòn, chúng đã tập trung ở hướng này, chủ yếu gồm các đơn
vị sau: lữ đoàn 468 lính thủy đánh bộ, lừ đoàn 1 và 4, liên đoàn 33 biệt động quân, 18
tiểu đoàn bảo an, bốn thiết đoàn xe tăng và xe bọc thép, 62 khẩu pháo lớn các loại,
ngoài ra còn có hàng vạn học viên hạ sĩ quan, sĩ quan đang học ở các trường: trường
thiết giáp, trường bộ binh, trường biệt kích nhảy dù (ở Nước Trong), trường cảnh sát
quốc gia, huấn khu Thủ Đức, huấn khu Long Thành, huấn khu Vạn Kiếp (ở Bà Rịa),
trung tâm huấn luyện sư đoàn 18 (ở Vũng Tàu).
Với các lực lượng đó, địch bố trí phòng ngự thành ba tuyến:
- Tuyến phòng ngự vòng ngoài từ đông Biên Hoà theo trục đường số 1 đến Tràng Bom
và từ căn cứ Long Bình theo trục đường số 15 qua Long Thành tới Vũng Tàu. Đây là
tuyến phòng ngự mạnh nhất của địch, được xây dựng thành từng cụm dựa vào các căn
cứ lớn, có công sự vững chắc.
- Tuyến phòng ngự thứ hai là tuyến trung gian, kéo dài từ Thủ Đức đến bến phà Cát
Lái do lực lượng địa phương đảm nhiệm.
Tuyến thứ ba là tuyến trong cùng, do lực lượng địa phương và các lực lượng của "biệt
khu thủ đô" đảm nhiệm.
Các lực lượng này quả là không nhỏ, nhưng ở trong thế sụp đổ hoàn toàn của cả một
quân đội, một chế độ, số phận của chúng đã được định đoạt. Một cuộc chiến đấu vô
vọng trong hơi thở cuối cùng của chúng chỉ có thể gây cho ta những khó khăn tổn thất
ở mức độ nào đó trong giờ phút vẻ vang của ngày toàn thắng! Cán bộ, chiến sĩ trong
Quân đoàn sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh tổn thất vì thắng lợi cuối cùng, nhưng hạn
chế đến mức thấp nhất sự tổn thất là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người chỉ huy, nhất
là trong giờ phút lịch sử này. Những lực lượng địch nói trên không những mang bản
chất rất phản động mà còn là những lực lượng tại chỗ có thể dựa vào địa hình quen
thuộc và kinh nghiệm chống đỡ ở Xuân Lộc mới đây để bảo vệ hang ổ cuối cùng của
chúng. Mặc dù đã tính đến đặc điểm của cuộc chiến đấu cuối cùng này, nhưng cán bộ,
chiến sĩ trong Quân đoàn không có đủ thời gian để nghiên cứu khi vào một chiến
trường mới. Vì lúc này thời gian là sức mạnh. Các thủ đoạn đối phó của kẻ thù vẫn còn
có những ẩn số đối với cán bộ và cơ quan chỉ huy các cấp trong Quân đoàn.
Để phá vỡ tuyến phòng ngự đông nam Sài Gòn của địch, hoàn thành nhiệm vụ Bộ Chỉ
huy chiến dịch giao cho, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định:
Tập trung lực lượng chủ yếu gồm các sư đoàn 304, 325 bộ binh, Lữ đoàn 203 xe tăng,
Sư đoàn 673 phòng không, Lữ đoàn 164 pháo binh thực hành đột phá trên hướng chủ
yếu tử điểm cao 43 (bắc trường bộ binh ) đến ngã ba Phước Lộc (nam thị trấn Long
Thành) theo hướng đường số 15, ngã ba Long Bình, cầu Xa Lộ vào Sài Gòn. Mũi đột
kích chủ yếu đánh vào căn cứ Nước Trong, Long Bình, cầu Xa Lộ do Sư đoàn 304
đảm nhiệm. Mũi quan trọng đột kích vào chi khu Long Thành, chi khu Nhơn Trạch,
thành Tuy Hạ, Cát Lái do Sư đoàn 325 đảm nhiệm. Hướng thứ hai là Sư đoàn 3 bộ
binh đột phá chi khu Đức Thạch, thị xã Bà Rịa, thị xã Vũng Tàu.
Để thực hiện nhiệm vụ đánh vào nội thành Sài Gòn, Quân đoàn tổ chức một lực lượng
thọc sâu chiến dịch binh chủng hợp thành bao gồm Lữ đoàn 203 xe tăng, thiết giáp,
trung đoàn 66 Sư đoàn 304 bộ binh cùng một số đơn vị pháo binh, công binh, cao xạ...
Lực lượng dự bị chiến dịch của Quân đoàn là trung đoàn 18 Sư đoàn 325 và một số
phân đội binh chủng.
Trên cơ sở phương án tác chiến của Bộ Chỉ huy chiến dịch xác định và tình hình địch,
ta cụ thể tại mặt trận, Bộ Tư lệnh Quân đoàn chủ trương sử dụng cách đánh như sau:
Tập trung lực lượng có tăng cường xe tăng, xe bọc thép tạo thành mũi đột kích mạnh
đủ sức chọc thủng tuyến phòng ngự của địch ở những nơi yếu và hiểm yếu. Kết hợp
chặt chẽ giữa đột phá chính diện với bao vây vu hồi, chia cắt, không cho địch rút chạy
cả bằng đường bộ, đường không và đường biển. Khi chúng đã tan vỡ thì nhanh chóng
sử dụng cơ giới thừa thắng phát triển thọc sâu nhanh, làm cho địch trở tay không kịp,
loại trừ khả năng co cụm của chúng. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến là "nhanh, mạnh,
chắc". Hành động táo bạo, mạnh dạn, chủ động, kịp thời. Nắm chắc thời cơ vận dụng
cách đánh thật linh hoạt, tổ chức hiệp đồng trong các đơn vị Quân đoàn cũng như với
các đơn vị bạn và lực lượng địa phương chặt chẽ, tỷ mỷ, cụ thể.
Riêng về thời gian nổ súng, do trên hướng chiến đấu của Quân đoàn, lực lượng địch
tập trung đông, chiều sâu đột phá lớn, Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã đề nghị và được Bộ
Chỉ huy chiến dịch cho phép nổ súng vào ngày 26 tháng 4, để đảm bảo có thể đánh vào
nội đô Sài Gòn cùng một lúc với các cánh quân khác. Mặc dù biết rằng đánh sớm trước
các hưởng khác của chiến dịch thì địch sẽ tập trung đối phó, gây cho Quân đoàn những
khó khăn ở giai đoạn đầu, trong cuộc chiến đấu ở vòng ngoài.
Đứng trước cửa ngõ Sài Gòn ở hướng Đông Nam này là một quân đoàn binh chủng
hợp thành hoàn chỉnh, thiện chiến, có sức đột kích mạnh, tính cơ động cao lại nằm
trong thế trận áp đảo kẻ thù chưa từng có. Ý chí quyết tâm cao, vật chất kỹ thuật chuẩn
bị khá đầy đủ, trưởng thành vượt bậc với những kinh nghiệm chiến thắng nóng hổi của
tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, quyết thắng". Sư đoàn 324 phải ở lại để bảo vệ
vùng giải phóng phía sau và làm lực lượng dự bị chiến lược thì Sư đoàn 3 "Sao vàng" -
một trong những đơn vị mạnh của Quân khu 5 đứng vào đội hình của Quân đoàn.
Trung đoàn 95 của Sư đoàn 325 được điều đi chiến đấu ở Buôn Ma Thuộc và giờ đây
đang nằm trong đội hình của Quân đoàn 1 ở hướng bắc Sài Gòn thì trung đoàn 46 đã
được tăng cường cho Sư đoàn 325 (lúc này, Quân đoàn 2 được tăng cường phối thuộc
trung đoàn 116 đặc công). So với khi bước vào cuộc Tổng tiến công mùa xuân này,
thậm chí so với sau khi giải phóng Đà Nẵng, sức chiến đấu của Quân đoàn lúc này đã
mạnh lên rõ rệt.
Được nhận nhiệm vụ tiến công địch trên một hướng quan trọng của chiến dịch lịch sử,
cán bộ chỉ huy các sư đoàn 304, 325, 3 và các đơn vị binh chủng hợp thành đều phấn
khởi. Mặc dù nhiệm vụ chiến đấu rất nặng nề, phức tạp, thời gian chuẩn bị chỉ vẻn vẹn
có ba ngày, nhưng cán bộ chỉ huy các đơn vị đều rất tin tưởng và hứa quyết tâm chấp
hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh hiệp đồng của Bộ Tư lệnh Quân đoàn, hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao.
Cùng một lúc với việc điều chỉnh đội hình, đưa toàn bộ lực lượng của Quân đoàn vào
vị trì xuất phát tiến công và đưa lực lượng dự trữ, phương tiện vật chất kỹ thuật lên
phía trước, ngoài lực lượng vật chất, kỹ thuật đã mang từ Đà Nẵng vào, ngành hậu cần
quân đoàn chủ động tổ chức lực lượng quay trở về phía sau tận thu hàng chiến lợi
phẩm, bảo đảm cho toàn Quân đoàn có đủ lượng dự trừ tham gia chiến dịch. Đây là
một biện pháp sáng tạo tác động lớn tới sức mạnh chiến đấu của Quân đoàn, vì qua
cuộc hành quân dường dài và đánh vận động trong hành tiến, các đơn vị chỉ còn trung
bình 0 5 cơ số xăng dầu 13 ngày lương thực, 0,8 đến 1 cơ số đạn. Nếu cuộc chiến đấu
diễn ra quyết liệt và dài ngày thì lượng dữ trữ đó là quá ít ỏi, nhất là đạn pháo của xe
tăng thiết giáp lại càng khó khăn.
Ngay trong ngày 23 tháng 4, phối hợp chặt chẽ với lực lượng hậu cần chiến lược, Quân
đoàn chủ động cho hàng trăm xe quay về Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang chuyên
chở lương thực, xăng dầu, đạn vào từng hướng bổ sung cho các đơn vị. Cục Hậu cần
Quân đoàn còn triển khai hai đại đội kho, hai đại đội bốc vác, một đội điều trị, một tiểu
đoàn vận tải cơ giới, một trạm xưởng sửa chữa để tổ chức căn cứ hậu phương chiến
dịch của Quân đoàn tại Xuân Lộc và tổ chức lực lượng hậu cần thành hai cánh, bảo
đảm phục vụ cho hai hướng tiến công của Quân đoàn trong chiến dịch.
Từ chiều ngày 24 tới sáng 25 tháng 4 năm 1975, các sư đoàn bộ binh khẩn trương tiến
hành trinh sát thực địa, tổ chức chiến đấu và hiệp đồng tác chiến với các lực lượng tăng
cường, phối thuộc. Các đơn vị pháo binh mặt đất, cao xạ, xe tăng nhanh chóng triển
khai chiếm lĩnh trận địa. Sở chỉ huy Quân đoàn triển khai ở bắc Cam Tiêm. Một trục
đường dây dài 83 kilômét xuyên qua nhiều địa hình phức tạp nối liền sở chỉ huy Quân
đoàn với các mũi, các hướng, các trận địa hoả lực, các đơn vị tăng cường..., được thiết
lập, liên lạc thông suốt trong phạm vi toàn Quân đoàn. Mọi công tác chuẩn bị cho trận
đánh mở màn chiến dịch được thực hiện khẩn trương. Khí thế thi đua giết giặc lập
công dâng lên mạnh mẽ trong các đơn vị. Ghi sâu công ơn của Đảng, của Bác Hồ vĩ
đại, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn ai cũng cố gắng phấn đấu với tất cả sức lực và trí tuệ
của mình, mong tham gia giải phóng được Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam
tước lần thứ 85 kỷ niệm ngày sinh của Bác, thực hiện trọn vẹn Di Chúc thiêng liêng
của Người: "Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng
lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
Từ xa tới một chiến trường mới lạ, thời gian chuẩn bị chỉ tính từng giờ, nhưng việc bắt
liên lạc, tìm gặp được cấp ủy địa phương và các đơn vị vũ trang tại chỗ ở Biên Hoà, Bà
Rịa, Sài Gòn - Gia Định đã làm cho cán bộ chỉ huy các cấp nhẹ nhõm, yên tâm thêm
biết chừng nào. Sự giúp đỡ của đồng bào đồng chí dù là chỉ có mức độ vì không đủ
thời gian huy động cũng tăng thêm niềm phấn khởi, củng cố thêm lòng tin tưởng cho
cán bộ và chiến sĩ Quân đoàn. Cảm giác xa lạ bỗng nhiên biến mất nhờ thế trận của
chiến tranh nhân dân. Những cuộc gặp gỡ, bàn bạc, hiệp đồng rất ngắn gọn, bởi ai cũng
phải lao vào công tác chuẩn bị của mình. Vào Huế, vào Đà Nẵng, qua Phan Rang, Phan
Thiết rồi Hàm Tân, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn đã xiết bao cảm động trước tình cảm
quân dân mỗi nơi một vẻ. Thế mà lúc này, ở đây những cuộc gặp gỡ diên ra trong nỗi
mừng mừng, tủi tủi một cách lạ thường. Bởi lẽ đây là cuộc gặp gỡ của cán bộ, chiến sĩ
những quân đoàn chủ lực cơ động chiến lược với đồng bào, đồng chí ở cửa ngõ Sài
Gòn mùa Xuân 1975! Bởi vì trên mỗi hướng tiến quân, ở mỗi cánh quân đều là sự gặp
gỡ của cả nước sau mấy chục năm chiến đấu đầy hy sinh và cuộc gặp gỡ hôm nay là để
kết thúc trọn vẹn một chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, một sự nghiệp vĩ đại
của hàng bao thế hệ kế tiếp nhau! Những suy nghĩ đó, tình cảm đó đã thúc đẩy công
tác chuẩn bị của Quân đoàn cũng như các đơn vị và địa phương. Đến 6 giờ ngày 26
tháng 4 năm 1975, công tác chuẩn bị chiến dịch của Quân đoàn đã cơ bản hoàn thành.
Trong những ngày Quân đoàn khẩn trương chuẩn bị tiến công Sài Gòn - Gia Định, bọn
địch trên tuyến phòng ngự đông nam Sài Gòn đã có một số phản ứng. Sáng 26 tháng 4,
binh lính địch bảo vệ vòng ngoài căn cứ Nước Trong lùng sục các vùng xung quanh đã
chạm súng với trinh sát Sư đoàn 304. Vào lúc 7 giờ 30 phút, địch cho hai máy bay trực
thăng tới đánh vào đội hình trung đoàn 9 Sư đoàn 304. Ta bắn rơi một chiếc. 11 giờ 30
phút, theo lệnh của tướng Nguyễn Văn Toàn - tư lệnh quân khu 3, toàn bộ chỉ huy các
đơn vị phòng ngự của địch ở Nước Trong - Long Thành kéo về trường bộ binh nghe
phổ biến tình hình và bổ sung kế hoạch "trì hoãn chiến" . Trong cuộc họp này, chúng
nhận định là ta chưa thể tiến công vào ngày 26.
Hy vọng có thể ngàn chặn cuộc tiến công của ta, bảo vệ con đường huyết mạch nối liền
Sài Gòn với Vũng Tàu, chỉ huy quân khu 3 của địch quyết định tăng cường cho khu
vực này một lữ đoàn lính thủy đánh bộ để lập thêm một tuyến phòng nghi ở Phía đông
trường thiết giáp, sau đó sẽ lấn ra giải toả. Trong ngày 26, địch dùng phi pháo liên tục
đánh phá khu vực phía bắc và tây bắc Nước Trong và Long Thành.
16 giờ ngày 26 tháng 4, trước lúc mặt trận nổ súng tiến công, không quân địch đánh
xăm vào khu vực trận địa ta. Tiểu đoàn 18 trung đoàn 243, tiểu đoàn 120 trung đoàn
184 và tiểu đoàn 2 trung đoàn 243 bảo vệ đội hình Sư đoàn 325 đã đánh trả quyết liệt,
bắn rơi bốn máy bay cường kích của địch. Riêng tiểu đoàn 18 bắn rơi hai chiếc.
Các cuộc bắn phá, oanh tạc đó có gây cho các đơn vị của Quân đoàn một số thiệt hại,
nhưng gần giờ nổ súng, lực lượng ta trên tất cả các hướng đều đã vào chiếm lĩnh trận
địa, chuẩn bị tiến công địch.
Giờ phút quyết định số phận của địch đã tới!
17 giờ ngày 26 tháng 4 năm 1975, cuộc tiến công của quân ta trên mặt trận phía Đông
và Đông Nam Sài Gòn bắt đầu. Gần hai chục tiểu đoàn pháo binh của Quân đoàn 2 và
Quân đoàn 4 đồng loạt nổ sủng trút bão lửa vào Tráng Bom, Hố Nai, Biên Hoà, Nước
Trong, Long Thành, Đức Thạnh, Bà Rịa...
Theo đúng kế hoạch, pháo tầm xa của Quân đoàn và pháo 85, 105, 122 mm của các sư
đoàn dồn dập bắn 40 phút vào các cụm phòng thủ của địch trên hướng chính diện tiến
công. Súng cối và pháo đi cùng của các trung đoàn bộ binh cũng phát huy hoả lực bắn
10 phút vào các mục tiêu xung phong đầu tiên. Cùng lúc đó, lợi dụng hiệu quả chế áp
của pháo, bộ binh và xe tăng ta khẩn trương vận động vào chiếm Linh bàn đạp chuẩn
bị xung phong.
Đợt pháo bắn chuẩn bị vừa dứt, từ các cánh rừng cao su, các vườn cây trái rậm rạp, các
sườn đồi, công sự, chiến hào..., bộ đội ta ào ạt xông lên đánh chiếm các căn cứ, các
trận địa phòng ngự của địch.
Bên cánh phải - hướng tiến công chủ yếu của Quân đoàn, các đồng chí Trần Bình,
Nguyễn Ân, cán bộ chỉ huy Sư đoàn 304 sử dụng hai trung đoàn bộ binh diệt các mục
tiêu chính ở khu vực căn cứ Nước Trong: trung đoàn 9 tiến đánh trường thiết giáp,
trung đoàn 24 tiến đánh trường bộ binh, trung đoàn 66 làm lực lượng dự bị cho Quân
đoàn.
Tại khu vục trường thiết giáp, các tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn 9 chớp thời cơ địch
đang hoang mang đã tiến lên diệt gọn các vị trì bảo vệ vòng ngoài và nhanh chóng phá
tung các lớp rào, mở cửa đột phá đánh vào bên trong căn cứ.
Phát hiện hướng quân ta đang phá rào, chỉ huy của địch ở trường thiết giáp ngoan cố
cho xe tăng ra phản kích, bịt cửa mở. Dựa vào địa hình có lợi, chiến sĩ Đoàn Văn
Nguyên bám sát mục tiêu dùng B40 tiêu diệt chiếc xe tăng đầu tiên của địch. Các chiến
sĩ pháo binh trung đoàn 68 dùng sức người đẩy pháo 85 lên tổ chức trận địa cách hàng
rào căn cứ địch 200 đến 300 mét, phối hợp cùng các khẩu đội ĐKZ của trung đoàn 9
liên tiếp diệt thêm hai xe tăng địch và các ụ súng, lô cốt ở khu vực đầu cầu. Các xe
tăng địch còn lại hoảng hốt quay đầu tháo chạy.
Bộ binh và xe tăng ta lập tức vượt qua cửa mở đánh vào bên trong căn cứ. Tiểu đoàn 2
bộ binh do tiểu đoàn trưởng Trần Tàu chỉ huy đánh thẳng vào sở chỉ huy trường thiết
giáp. Tiểu đoàn 3 bộ binh do Đào Xuân Định chỉ huy đánh vào bãi để xe tăng, thiết
giáp của địch. Đánh chiếm xong khu vực này, tiểu đoàn 3 chốt chặn ngay con đường
rút chạy của chúng. Sau gần hai giờ nổ súng, trung đoàn 9 bộ binh hoàn toàn làm chủ
mục tiêu, tiêu diệt và bắt hàng trăm tên địch, bắn cháy 20 xe tăng, xe bọc thép. Nhưng
một bộ phận quan trọng địch ở căn cứ này đã chuyển ra rừng cao su co cụm và điên
cuồng đánh trả các cuộc xung phong của trung đoàn 9. Chúng gọi pháo bắn trùm lên
trường thiết giáp hòng tiêu diệt lực lượng ta. Trung đoàn 9 tổ chức lực lượng tiếp tục
tiến công địch co cụm ở rừng cao su và tìm cách phát triển ra khu vực ngã ba đường số
15. Đến 18 giờ ngày 26, tiểu đoàn 3 và đại đội 7 tiểu đoàn 2 cùng ba xe tăng của Lữ
đoàn 203 tổ chức truy kích diệt địch. Toàn đội hình phát triển được hai kilômét thì bị
chúng ngăn chặn dữ dội, chiếc xe tăng đi đầu bị địch bắn cháy. Các tiểu đoàn đều báo
báo về sở chỉ huy trung đoàn 9 là đơn vị đang gặp khó khăn. Bọn địch dồn lực lượng từ
phía sau lên phản kích rất mạnh. Trận địa chìm trong bom đạn. Các đồng chí Hoàng
Văn Chính và Đào Duy Nhất - cán bộ chỉ huy trung đoàn 9 phải điều pháo 85 lên xây
dựng trận địa ở đông bắc ngã ba đường 15 chi viện cho bộ binh chiến đấu và cho bộ
đội dừng lại ở ngã ba khu gia đình của binh lính địch để củng cố đội hình, chuẩn bị cho
đợt tiến công mới.
Tại khu vực trường bộ binh, cuộc chiến đấu cũng diễn ra rất phức tạp. Trung đoàn 24
đảm nhiệm đánh mục tiêu này nhưng trong đêm 26 chỉ chiếm được một số vị trí bảo vệ
vòng ngoài ở phía tây bắc căn cứ. Bị địch phát hiện và dùng hoả lực đánh chặn dữ dội,
trung đoàn 24 lúng túng chưa tìm được cách đánh tiếp cận đánh mục tiêu như kế hoạch
đã quy định.
Như vậy là sau thuận lợi bước đầu, do không quen thuộc địa hình, nắm địch không
chắc, lại đánh vào ban đêm theo phương thức hiệp đồng binh chủng, các trung đoàn 9
và 24 bộ binh Sư đoàn 304 đã gặp khó khăn. Qua ngày đầu nổ súng, bên cánh phải, Sư
đoàn 304 chỉ mới chiếm được khu vực trường thiết giáp, còn khu vực trường bộ binh
và khu vực ngã ba đường số 15 vẫn chưa giải quyết được. Bộ tư lệnh sư đoàn quyết
định cho tạm ngừng tiến công để củng cố lực lượng, tổ chức tiến công tiếp vào ngày
hôm sau.
Bên cánh trái, cuộc đọ sức giữa Sư đoàn 325 và các đơn vị địch chiếm giữ khu vực chi
khu quận lỵ Long Thành cũng diễn ra rất quyết liệt. Để thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm
khu vực Long Thành, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325 Phạm Minh Tâm và Chính ủy sư
đoàn Lê Văn Dương quyết định giao nhiệm vụ cho trung đoàn 101 được tăng cường xe
tăng và hoả lực mạnh, phát triển tiến công theo trục đường số 10 đánh vào chi khu
quận lỵ Long Thành. Trung đoàn 46 luồn vào phía sau địch đánh chiếm ngã ba Phước
Thiềng (ở phía tây quận lỵ) cắt đường rút, không cho địch lùi về phía sau co cụm.
Trung đoàn 18 bao vây tiêu diệt địch ở Bỉnh Sơn và làm lực lượng dự bị cho sư đoàn
và Quân đoàn.
Cuộc chiến đấu của Sư đoàn 325 lúc đầu diễn ra tương đối thuận lợi. Ở hướng trung
đoàn 46, bộ đội ta nhanh chóng chiếm cầu Đông Hữu và vận động ra đánh chiếm
Phước Thiềng. ở hướng trung đoàn 18, tiểu đoàn 8 vây chặt Bỉnh Sơn và kêu gọi địch
đầu hàng. Bọn chúng ngoan cố chống cự. Đơn vị lập tức nổ súng diệt hai đại đội và sở
chỉ huy tiểu đoàn 346 của địch, giải quyết gọn mục tiêu Bỉnh Sơn. Ở hướng trung đoàn
101, trong giờ đầu nổ súng, tiểu đoàn 1 cùng với xe tăng nhanh chóng chiếm gọn ngã
ba đường số 10 và đường số 15, tiêu diệt hai đại đội lính thủy đính bộ của địch, tạo
được một bàn đạp quan trọng để phát triển chiếm toàn bộ khu vực chi khu và quận lỵ
Long Thành. Tiểu đoàn 3 đánh vào trận địa pháo của địch ở gần chợ, chiếm bốn khẩu
pháo 105.
Nhưng khi hai tiểu đoàn 1 và 3 tiếp tục đánh sâu vào quận lỵ, thì bọn địch ở chi khu
Long Thành trấn tĩnh lại và ìẩn vào các đường phố, ngoan cố chống cự. Trong đêm tối,
cuộc "vật lộn" giữa ta và địch trở nên hết sức quyết liệt. Bọn địch vừa đánh chặn chia
cắt mũi xung phong của ta phía trước vừa nấp trong các ngõ hẻm và trên các tầng nhà
đánh lén vào các lực lượng phía sau. Hai xe tăng của Lữ đoàn 203 bị địch dùng M.72
bắn cháy trong thị trấn. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 Nguyễn Ánh Dương và một số
cán bộ, chiến sĩ hy sinh ngay trên đường phố. Sở chỉ huy trung đoàn 101 cũng bị súng
cối và đại liên địch bắn dữ dội. Phi pháo địch đánh phá liên tục ở cả phía trước và phía
sau đội hình của ta.
Để có thể nhanh chóng dứt điểm mục tiêu Long Thành, trung đoàn trưởng trung đoàn
101 quyết định tung tiểu đoàn 2 (lực lượng dự bị) vào chiến đấu, Sư đoàn trưởng Sư
đoàn 325 chỉ thị cho trung đoàn trưởng trung đoàn 46 tổ chức lực lượng đánh ngay vào
Thái Lạc, hỗ trợ cho trung đoàn 101 đánh chiếm Long Thành. Trung đoàn 84 pháo
binh tổ chức đánh kiềm chế các trận địa pháo địch. Tiểu đoàn 120 trung đoàn 284 cao
xạ, tiểu đoàn 75 cao xạ của sư đoàn, đại đội 12 tên lửa A.72 áp sát thị trấn đánh máy
bay địch, bảo vệ đội hình tiến công của trung đoàn 101. Bộ đội cao xạ đánh giỏi, bắn
trúng, liên tiếp bắn rơi tại chỗ ba máy bay A.37, hai máy bay AD.6, một trực thăng vũ
trang. Nhưng bọn địch trong thị trấn vẫn ngoan cố kháng cự. Các mũi tiến công của
trung đoàn 101 vẫn bị địch ngăn chặn và do không nắm chắc địch nên phát triển lúng
túng. Liên lạc giữa sở chỉ huy sư đoàn, trung đoàn với một số đơn vị bị gián đoạn. Một
mũi của tiểu đoàn 3 bộ binh trung đoàn 101 cùng 2 xe tăng Lữ đoàn 203 đánh dọc theo
đường số 15 phát triển nhầm sang khu vực Nước Trong, nổ súng bắn cháy hai xe tăng,
tiêu diệt một số địch. Bọn địch ở đây đang lo đối phó với các chiến sĩ trung đoàn 9 Sư
đoàn 304 ở phía trước, khi thấy bộ binh, xe tăng ta từ phía Long Thành đánh tới, chúng
hoảng hốt điều lực lượng quay về phía sau chống đỡ. Mũi tiến công bất ngờ, ngoài kế
hoạch này của trung đoàn 101 đã tạo thêm thuận lợi cho các chiến sĩ trung đoàn 9 Sư
đoàn 304 cũng đang "vật lộn" quyết liệt với địch ở khu vực Nước Trong. Phát hiện
được sự nhầm lẫn của đơn vị, cán bộ chỉ huy tiểu đoàn 3 lập tức cho bộ đội cùng xe
tăng quay trở về thị trấn Long Thành.
Tình hình ở hướng Sư đoàn 325 trở nên phức tạp. Tại sở chỉ huy quân đoàn, sư đoàn,
không khí khẩn trương, căng thẳng theo nhịp độ tiến công của bộ đội. Các chiến sĩ Sư
đoàn 325 đã mang vào trận Long Thành khí thế của trận Phan Rang, Phan Thiết và lối
đánh dũng mãnh, đột phá thẳng vào giữa hệ thống phòng ngự dày đặc của địch một
cách táo bạo, bất ngờ. Nhưng bảy giờ đã qua, trung đoàn 101 vẫn chưa đánh gục được
quân địch ở khu vực mục tiêu then chốt.
Tính chất quyết liệt của trận đánh khẳng định địch ở Nước Trong - Long Thành không
hoàn toàn giống như địch ở Phan Rang, Phan Thiết. Hệ thống phòng thủ của chúng
kiên cố hơn, vững chắc hơn. Sau lưng chúng đã là Sài Gòn và chúng không còn nơi
nào để rút chạy. Trong giờ phút tuyệt vọng, địch tỏ ra hết sức liều lĩnh và ngoan cố.
Không chống đỡ nổi các đòn tiến công ào ạt của quân ta, bọn địch xảo quyệt áp dụng
thủ đoạn "trì hoãn chiến". Lợi dụng đêm tồi, chúng tản ra ẩn nấp vào các ngôi nhà, góc
phố, chờ ta tiến công lướt qua, liền cụm lại tạo thành các ổ đề kháng mới, đánh vào
sườn, phía sau lực lượng tiến công của ta, phối hợp với đồng bọn đang chặn đánh ta từ
phía trước. Đối với một kẻ địch như vậy, bộ đội ta phải có cách đánh phù hợp hơn. Cần
tiến công nhanh, mạnh, nhưng phải chắc: đánh tới đâu, quét sạch địch ở nơi đó, tổ chức
lực lượng trụ lại giữ địa bàn rồi mới phát triển tiếp sang khu vực khác. Phái tổ chức tốt
hơn nữa việc đánh máy bay, bảo vệ đội hình tiến công và kiềm chế, đè bẹp các trận địa
pháo của địch ở các vùng phụ cận.
Sớm nhận ra khuyết điểm của mình trong đánh giá địch và vận dụng phương châm, tư
tưởng chỉ đạo tác chiến của chiến dịch, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 325 quyết định cho các
trung đoàn 101 và 46 bộ binh tạm ngừng tiến công để nắm tình hình, xốc lại lực lượng,
đợi khi trời sáng thấy rõ mục tiêu sẽ tiếp tục đánh chiếm chi khu và quận lỵ Long
Thành.
Về phía quân địch, ngay trong đêm 26, viên trung tướng Nguyễn Văn Toàn cùng tên
đại tá chỉ huy trưởng tiểu khu Biên Hoà đáp máy bay trực thăng ra thị sát mặt trận
Nước Trong - Long Thành. Đối phó với cuộc tiến công của ta vào khu vực này,
Nguyễn Văn Toàn quyết định điều thêm hai chiến đoàn 322 và 318 lực lượng dự bị từ
Biên Hoà ra tăng cường phòng ngự và tổ chức phản kích chiếm lại các khu vực đã mất,
kiên quyết ngăn chặn ta từ vòng ngoài.
Ngày 27 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến đấu ở khu vực Nước Trong - Long Thành tiếp
tục diễn ra ác liệt. Bộ đội ta quyết đánh chiến bằng được mục tiêu, địch cũng tập trung
lực lượng tới phản kích, và đã huy động 114 lần chiếc máy bay chi viện cho bộ binh
giữ bằng được Nước Trong - Long Thành. Đây là cuộc đọ sức quyết liệt, mở đường
cho lực lượng thọc sâu tiến vào Sài Gòn.
Tại khu vực Nước Trong, khi Sư đoàn 304 lần thứ hai nổ súng tiến công ngã ba đường
15 thì địch cũng bắt đầu phản kích đánh vào trường thiết giáp. Cán bộ, chiến sĩ trung
đoàn 9 phải chuyển sang đánh chặn địch, giành đi, giật lại với chúng từng khu vực,
từng lô cao su. Bộ binh, pháo binh, xe tăng ta đánh trả bộ binh, xe tăng, pháo binh địch
ở mặt đất. Súng máy, cao xạ đánh trả máy bay địch, bắn rơi hai máy bay F.5, hai AD.6
và một A.37. Đến 17 giờ, trung đoàn 9 tổ chức một mũi vu hồi đánh vào bên sườn và
phía sau đội hình phản kích của địch. Đại đội 11 tiểu đoàn 3 bộ binh được giao nhiệm
vụ đánh địch mở đường cho xe tăng Lữ đoàn 203 vào chiến đấu. Toàn đại đội lúc này
chỉ còn 56 tay súng, tổ chức thành hai mũi tiến công. Trung đội 2 phát triển bên trái
đường, trung đội 1 phát triển bên phải đường. Tổ trinh sát đi trước đội hình của đại đội
100 mét và toàn đại đội lấy tiếng súng của tổ trinh sát làm mệnh lệnh hiệp đồng tiến
công địch.
Trời nhá nhem tối, Trịnh Ngọc Thư cùng tổ trinh sát lợi dụng địa hình tiếp cận địch, nổ
súng bắn cháy một xe tăng M.41. Chớp thời cơ có lợi, trung đội trưởng trung đội 2
Nguyễn Quang Thắng dẫn đầu đơn vị xông lên diệt địch. Bị tiến công bất ngờ, bọn
địch co cụm lại trong một căn nhà đổ để chống cự. Các chiến sĩ ta áp tới dùng lựu đạn,
báng súng đánh gần diệt địch. Bộ binh địch tản ra hai bên, gọi pháo bắn vào trận địa
mà ta vừa chiếm được. Phát hiện lực lượng ta ít, địch quay lại phản kích. Nhưng tất cả
các mũi tiến đánh của chúng đều bị các chiến sĩ trung đội mang tên Mai Quốc Ca anh
hùng và mưu trí bẻ gãy. Cuộc chiến đấu của trung đội 2 Mai Quốc Ca kéo dài 30 phút
thì từ phía sau bộ binh và xe tăng ta xuất hiện. Bộ binh và xe tăng địch hoảng hốt bỏ
chạy về phía sau. Trung đoàn 9 bẻ gãy đợt phản kích lớn nhất và cũng là đợt phản kích
cuối cùng của địch trong ngày 27 tháng 4 năm 1975, đẩy lùi chúng 800 mét về phía
đường số 15. Mưu đồ chiếm lại trường thiết giáp của quân khu 3 địch hoàn toàn bị thất
bại.
Tại khu vực Long Thành, sáng ngày 27, Sư đoàn 325 tổ chức một số bộ phận chỉ huy
nhẹ do quyền Tham mưu phó sư đoàn Bùi Đức Ngoan và Phó chính ủy sư đoàn Quách
Hồ phụ trách, trực tiếp xuống chỉ huy trung đoàn 101 đang ở đông Cầu Gỗ để cùng cán
bộ chỉ huy trung đoàn 101 một lần nữa tổ chức cuộc tiến công vào quận lỵ. Bộ đội ta
quyết đánh chiếm bằng được mục tiêu, địch cũng tăng cường lực lượng tới phản kích
và huy động phi pháo chi viện cho binh lính lữ đoàn 468 lính thủy đánh bộ cùng bọn
bảo an, dân vệ giữ Long Thành. Các chiến sĩ ta vừa lùng diệt quân địch trong các lùm
cây, các dãy nhà, góc phố, vừa đánh trả máy bay địch. Đến 16 giờ 30 phút ngày 27
tháng 4, Sư đoàn 325 hoàn toàn làm chủ khu vực Long Thành, diệt hơn 600 tên địch,
bắt tại trận hơn 500 tên khác, trong đó có hai tên trung tá, hai tên thiếu tá, bốn đại úy,
thu và phá hủy ba trận địa pháo (10 khẩu 105) cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến
tranh khác của địch. Tuyến phòng ngự đông nam Sài Gòn của địch bị phá vỡ một khâu
quan trọng.
Trên hướng thứ hai của Quân đoàn, dưới sự chỉ huy của đại tá Huỳnh Đức Anh và
thượng tá Lâm Bá Khuê, Sư đoàn 3 bộ binh nổ súng tiến công Bà Rịa - Vũng Tàu. Sư
đoàn 3 được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 tăng cường đại đội 2 pháo tầm xa 130 mm Lữ
đoàn 164 và đại đội 4 xe tăng T.54 Lữ đoàn 203.
Trong đợt tiến công mở đầu, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 sử dụng trung đoàn 12 (thiếu một
tiểu đoàn) đánh Đức Thạnh, Đất Đỏ, Long Điền: Trung đoàn 141 và đại đội 4 xe tăng
đánh thẳng vào thị xã Bà Rịa và trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp. Trung đoàn 2 là lực
lượng dự bị.
19 giờ ngày 26, trung đoàn 141 bắt đầu tiến công thị xã Bà Rịa. Trong tiếng nổ dồn
dập của đạn pháo, đại đội 4 xe tăng cùng bộ binh của tiểu đoàn 7 táo bạo đánh thẳng
vào trung tâm thị xã theo đường Lê Lợi. Qua mấy phút hoảng hốt, địch bắt đầu kháng
cự Xe tăng T.54 số 3 bị trúng đạn M.72 đứt xích, xe số 4 bị sa hố bom. Các pháo thủ
và lái xe nhảy ra dùng súng bộ binh chiến đấu bảo vệ xe, chờ đồng đội tới cứu kéo. Đội
hình thọc sâu của trung đoàn 141 chỉ còn hai xe tăng tiếp tục cùng bộ binh đánh qua
ngã ba đường Phan Chu Trinh, thọc sâu vào khu Nhà Tròn.
Do các tiểu đoàn khác chưa tiến lên được và bọn địch trong thị xã lợi dụng đêm tối tổ
chức đánh cản gây cho ta nhiều khó khăn, đêm 26 tháng 4, cũng giống như các Sư
đoàn 304, 325 chiến đấu trên hướng chính của Quân đoàn, đại tá Huỳnh Đức Đức Anh
và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 phải quyết định cho trung đoàn 141 tạm dừng xốc lại lực
lượng, để sáng hôm sau tiếp tục tiến công. Sáng ngày 27, xe tăng ta tiếp tục dẫn bộ
binh tiểu đoàn 7 tiến công đập tan các Oồ đề kháng của địch bên trong thị xã, lần lượt
chiếm khu tiếp vận, khu an ninh, cảnh sát sở chỉ huy liên đoàn bảo an... Từ phía tây thị
xã, tiểu đoàn 9 đánh chiếm ấp Dinh và phát triển tiến ra đường số 15. Ở phía đông, tiểu
đoàn 8 đánh vào bịt chặt cổng chính của trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp. Tiểu đoàn 5
đánh vào trận địa pháo địch ở đồi Đá, cùng với tiểu đoàn 8 vây đánh trung tâm huấn
luyện Vạn Kiếp. Tình hình phát triển hết sức thuận lợi. Từ 10 giờ tới 12 giờ, trung
đoàn 141 mở đợt tiến công cuối cùng đập tan các ổ đề kháng còn lại của địch, giải
phóng hoàn toàn thị xã Bà Rịa.
Phối hợp với trung đoàn 141, trung đoàn 12 tiến công quận lỵ Đức Thạnh. Cuộc chiến
đấu ở đây cũng kéo dài suốt đêm. Tới 4 giờ sáng, quân ta làm chủ quận lỵ và các khu
vực Bình Giã, Ngãi Giao, Ba Đình, Núi Đất. Lúc này, lực lượng vũ trang địa phương
các huyện Xuân Lộc, Long Lễ, Long Điền cũng nổ súng đồng loạt làm quân địch hết
sức hoang mang, dao động. Nắm vững thời cơ đó, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 chỉ thị
cho trung đoàn 12 truy kích địch, đánh xuyên qua ba huyện Đức Thạnh, Đất Đỏ, Long
Điền, cùng lực lượng địa phương xoá sổ một loạt các vị trí ven biển, diệt và bắt hàng
nghìn tên địch.
Trong khi trên hai hướng Nước Trong - Long Thành, Vũng Tàu - Bà Rịa, các sư đoàn
bộ binh 304, 325 và Sư đoàn 3 cùng các lực lượng tăng cường phồl thuộc nỗ lực tổ
chức tiến công địch thì sở chỉ huy Quân đoàn, không khí làm việc cũng diễn ra hết sức
khẩn trương, căng thẳng. Từ lúc bộ đội nổ súng tiến công đến tối 26 tháng 4, sở chỉ
huy Quân đoàn không nhận được báo cáo của các đơn vị, đặc biệt là hướng chủ yếu.
Trước tình hình đó, Tư lệnh Quân đoàn quyết định di chuyển sở chỉ huy Quân đoàn lên
hướng Nước Trong để nắm tình hình và chỉ huy xử trí những tình huống phức tạp.
Nhận rõ tính chất quyết liệt và tầm quan trọng của nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Nước
Trong, mở đường cho lực lượng thọc sâu phát triển, Tư lệnh Quân đoàn trực tiếp
xuống sở chỉ huy Sư đoàn 304 đặt tại trường bắn của địch ở Nước Trong thông qua
quyết tâm của sư đoàn, đồng thời cử các đồng chí Thái Cán - Phó tham mưu trưởng,
Nguyễn Văn Hàm - Phó chủ nhiệm chính trị quân đoàn cùng các đồng chí Đào Gia
Truyền - phó phòng trinh sát, Nguyễn Ngọc Sinh - phó phòng pháo binh, Hoàng Ngọc
Sửu - trợ lý công binh xuống nắm tình hình và giúp đơn vị.
Chiều ngày 27 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 nhận định. trên hướng
Vũng Tàu - Bà Rịa, Sư đoàn 3 thực hiện tốt kế hoạch tác chiến đợt một, đánh chiếm
được mục tiêu Đức Thạnh, Bà Rịa tương đối nhanh, gọn. Trên hướng Nước Trong -
Long Thành, Sư đoàn 325 thực hiện được kế hoạch, phá vỡ được một khâu quan trọng
tuyến phòng ngự của địch, cắt đứt đường 15, tạo điều kiện thực hành thọc sâu phát
triển về Cát Lái. Nhưng tốc độ tiến công của sư đoàn còn chậm. Do không tổ chức
được việc trinh sát địa hình từ trước và hiệp đồng giữa bộ binh, xe tăng còn thiếu chặt
chẽ, nên trung đoàn 101 đánh Long Thành phải kéo dài một ngày, một đêm mới dứt
điểm. Trung đoàn 46 đánh khá tốt, nhanh chóng chiếm được cầu và ngã ba Phước
Thiềng, tạo thế chia cắt địch, nhưng đánh địch ở Thái Lạc còn chậm nên không kịp
thời phối hợp với trung đoàn 101 đánh quận lỵ. ở khu vực Nước Trong, Sư đoàn 304
mũi đột kích chủ yếu của Quân đoàn, tiến công tích cực nhưng còn khó khăn. Trung
đoàn 9 thực hiện tốt nhiệm vụ đánh chiếm và giữ vững trường thiết giáp nhưng chưa
phát triển ra được ngã ba đường 15. Trung đoàn 24 còn đánh giá địch cao, chỉ huy
chưa thật mạnh dạn, vận dụng cách đánh chưa linh hoạt, tiến công nặng về chính diện,
hiệp đồng bộ binh và xe tăng chưa tốt nên giải quyết mục tiêu còn chậm. Các đơn vị
pháo chưa thực hiện tốt nhiệm vụ kiềm chế pháo binh địch. Các đơn vị cao xạ tuy có
mạnh dạn đưa pháo vào sát đội hình tiến công của bộ binh và bắn rơi được hơn 10 máy
bay các loại, nhưng máy bay địch vẫn còn gây nhiều khó khăn cho bộ đội ta trong quá
trình tiến công.
Về phản ứng của địch, khi bị ta đột phá mạnh, chúng thường áp dụng kế hoạch "trì
hoãn chiến", cho quân tản ra và rút từng bước. Khi ta đánh lướt qua, địch tụ lại, đánh
vào bên sườn phía sau, phối hợp với các lực lượng mới tới phản kích đánh chặn ta ở
phía trước. Đây là một thủ đoạn tác chiến của địch mà ta ít gặp trong các trận chiến đấu
vừa qua. Với thủ đoạn này, địch có thể phát huy được lợi thế địa hình kín đáo và quen
thuộc đối với chúng, tránh được những đòn đột kích mạnh của ta; lợi thì tiến công, bất
lợi thì lui, tránh đối đầu với ta. Bộ đội ta từ xa tới, chuẩn bị gấp, không có điều kiện
trinh sát đầy đủ, nếu đánh giá không đúng địch tổ chức đội hình chiến đấu không chặt
chẽ, nhất là khi tiến công vào ban đêm thì rất dễ bị động, lúng túng. Các đợt tiến công
của trung đoàn 9, trung đoàn 101 đã chứng minh điều đó. Cuộc chiến đấu trong hai
ngày 26 và 27 tháng 4 của các đơn vị đã làm rõ thêm và khẳng định tư tưởng chỉ đạo
"nhanh, mạnh, chắc" mà Quân đoàn đã đề ra ngay từ đầu chiến dịch là hoàn toàn chính
xác và có cơ sở khoa học.
Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Bộ Chỉ huy chiến dịch giao cho, chủ trương của Bộ Tư
lệnh Quân đoàn 2 là: tập trung lực lượng khẩn trương đánh chiếm toàn bộ tuyến phòng
ngự đông sông Đồng Nai của địch. Cụ thể là: Sư đoàn 3 tiếp tục phát triển đánh chiếm
cảng Vũng Tàu. Tăng cường thêm đạn pháo và một đại đội xe tăng cho Sư đoàn 304 tổ
chức đánh một trận hiệp đồng binh chủng, nhanh chóng giải quyết toàn bộ khu vực
Nước Trong và phát triển lên hướng cầu sông Buông, Long Bình, phối hợp với bộ đội
đặc công đánh chiếm cầu Xa Lộ, mở đường cho lực lượng thọc sâu của Quân đoàn
đánh vào nội đô khi toàn mặt trận chuyển sang tổng công kích. Sư đoàn 325 nhanh
chóng tiến đánh chi khu quận lỵ Nhơn Trạch, mở đường và tạo bàn đạp cho pháo tầm
xa của Lữ đoàn 164 pháo binh tiến vào xây dựng trận địa, kịp thời nổ súng vào sân bay
Tân Sơn Nhất, khoá chặt đường không quân của địch trước giờ tổng công kích. Đồng
thời, sư đoàn khẩn trương đánh xuống thành Tuy Hạ, căn cứ hải quân Cát Lái, bịt
đường rút của địch từ Sài Gòn qua sông Lòng Tàu ra biển.
Như vậy là cả ba sư đoàn của Quân đoàn đều có những nhiệm vụ quan trọng. Tốc độ
và kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ đó chẳng những sẽ tác động lớn tới hiệu
quả hoàn thành nhiệm vụ của Quân đoàn mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch
hiệp đồng chiến dịch của toàn mặt trận. Nhận thức rõ điều đó, cán bộ, chiến sĩ Quân
đoàn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chiến đấu với tất cả sức lực và trí tuệ, không ngại hy
sinh, đổ máu, dù ngày toàn thắng đã tới gần.
Cuộc chiến đấu trên toàn mặt trận Sài Gòn - Gia Định tiếp tục diễn ra sôi sục. Trong
các ngày 27 và 28 tháng 4, trên hướng Đông, Quân đoàn 4 tác chiến theo đường số 1,
chiếm được Tráng Bom, Hố Nai và đang tổ chức đánh chiếm Biên Hoà. Các đơn vị đặc
công, theo đúng kế hoạch của Bộ Chỉ huy chiến dịch, đã đánh chiếm cầu Rạch Chiếc,
Rạch Cát, cầu Ghềnh, cầu Xa Lộ bắc qua sông Sài Gòn. Trên hướng tiến của các đơn
vị đều gặp sự phản kích điên cuồng của địch. Các chiến sĩ đặc công anh dũng đánh trả
địch giữ vững mục tiêu. Chiến công oanh liệt của các chiến sĩ đặc công đã góp phần
đáng kể vào việc mở đường cho Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 đánh vào Sài Gòn thuận
lợi. ở hướng Tây Nam, chủ lực Quân khu 8 cắt đường số 4 thu hút lực lượng các sư
đoàn 7, 9, 22 của địch, tạo điều kiện cho các hướng khác hoạt động. Đoàn 232 đánh
chiếm được cấc căn cứ đầu cầu ở An Ninh, Lộc Giang, chuẩn bị đưa lực lượng đột kích
chủ yếu và binh khí kỹ thuật vượt sông đánh vào thành phố. Ở hướng Bắc, Quân đoàn
1 diệt được một số trận địa pháo địch, làm chủ đoạn đường số 16 và đánh vào sát Thủ
Dầu Một. Ở hướng Tây Bắc, Quân đoàn 3 diệt được hàng chục trận địa pháo, đánh cắt
đường số 22 và số 1, chặn diệt một số đơn vị địch không cho chúng từ Tây Ninh co
cụm về Đồng Dù. Một đơn vị đặc công và trung đoàn Gia Định đánh chiếm làm chủ
con đường vành đai Sài Gòn, mở cửa qua các vật chướng ngại phía bắc sân bay Tân
Sơn Nhất chuẩn bị cho Quân đoàn 3 đánh vào thành phố.
Trong khí các quân đoàn bạn đang nỗ lực đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài thì các
lực lượng của Quân đoàn 2 khẩn trương tiếp tục tổ chức đánh chiếm các mục tiêu quy
định.
Ở hướng Sư đoàn 3, sau khi giải quyết xong mục tiêu Đức Thạnh, Bà Rịa, sư đoàn tập
trung lực lượng đánh thẳng xuống hải cảng Vũng Tàu. Trung đoàn 2 - mũi tiến công
chính đảm nhiệm đánh thẳng theo đường số 15. Trung đoàn 12 đánh vu hồi ở phía tây.
Do cầu Cỏ May đã bị địch phá sập và bọn địch phòng thủ ở hướng này chặn đánh
quyết liệt, trung đoàn 2 gặp khó khăn lớn trong quá trình vượt sông. Sư đoàn 3 linh
hoạt chuyển ngay hướng vu hồi thành hướng chính diện và điều thêm lực lượng của
trung đoàn 2 sang phối hợp với trung đoàn 12. Đêm 29 và sáng 30 tháng 4, cán bộ,
chiến sĩ Sư đoàn 3 được nhân dân địa phương đưa thuyền bè tới giúp đỡ đã tổ chức
vượt sông thắng lợi, ào ạt đánh vào giải phóng hoàn toàn thành phố cảng và giải phóng
bán đảo Cần Giờ.
Trên hướng Sư đoàn 304, cuộc chiến đấu trong ngày 28 vẫn không thuận lợi. Trời nắng
gắt, mặt đất như bị nung nóng. Các chiến sĩ vận động đánh địch bị khát vì thiếu nước.
Những bi đông nước mang theo chỉ còn đủ cung cấp cho thương binh. Do không có
nguồn nước tại chỗ, Cục Hậu cần Quân đoàn và phòng hậu cần Sư đoàn 304 dùng xe
téc để tiếp tế nước uống cho bộ đội. Riêng ở hướng trung đoàn 24, bị hoả lực địch
khống chế, xe téc chở nước không tới được, trung đoàn trưởng Phạm Thái Bân và
chính ủy trung đoàn Nguyễn Thọ Nha phải sử dụng đại đội 5 đánh chiếm điểm cao 39,
tiêu diệt bọn địch chốt chặn ở đây, mở đường ra sông Buông lấy nước về tiếp tế cho
đơn vị.
Tình hình diễn ra rất khẩn trương. Sáng 29 tháng 4, Tư lệnh và Phó chính ủy Quân
đoàn trực tiếp xuống cùng đồng chí Nguyễn Ân - quyền Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304
tổ chức một cuộc tiến công quyết định vào quân địch ở ngã ba đường số 15. Các cán bộ
chỉ huy và cán bộ cơ quan trung đoàn 9 đã chia nhau xuống cùng các tiểu đoàn 2 và
tiểu đoàn 1 bộ binh tổ chức chiến đấu. Trong trận tiến công này, trung đoàn 9 sử dụng
tiểu đoàn 2 cùng ba xe tăng Lữ đoàn 203 tổ chức thành một mũi vu hồi do trung đoàn
phó Hoàng Đình Thanh trực tiếp chỉ huy. Chính trị viên phó tiểu đoàn 2 Nguyễn Thiện
Tỉnh nắm đại đội 7. Khi lệnh tiến công được phát ra, tiểu đoàn 2 bộ binh cùng xe tăng
đã nhanh chóng chọc thủng trận tuyến địch, tạo nên một mũi tiến công lợi hại đánh
mạnh vào phía sau chúng. Cùng phối hợp tác chiến trung đoàn 24 được lệnh đánh bọc
vào phía sau trường bộ binh, không cho quân địch co cụm hoặc rút chạy về tổng kho
Long Bình. Đến 10 giờ cùng ngày, trung đoàn 9 và trung đoàn 24 Sư đoàn 304 đã diệt
gọn các ổ đề kháng của địch, làm chủ toàn bộ khu vực Nước Trong và ngã ba đường số
15.
Ở hướng Sư đoàn 325, để nhanh chóng thọc sâu vào đánh chiếm Nhơn Trạch tạo địa
bàn cho pháo tầm xa của Quân đoàn triển khai trận địa đánh sân bay Tân Sơn Nhất,
hoàn thành nhiệm vụ vu hồi chiến dịch đúng yêu cầu và thời gian quy định, Thường vụ
Đảng ủy và Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325 quyết định chuyển toàn bộ đơn vị sang trạng
thái hành tiến chiến đấu. Trước khi hạ quyết tâm táo bạo này, sư đoàn đã bàn bạc, tính
toán kỹ lưỡng. Các đồng chí trong Bộ Tư lệnh cùng cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu
cần Quân đoàn cũng trực tiếp xuống sư đoàn xem xét tình hình mọi mặt và nêu những
ý kiến chỉ đạo cụ thể.
Ngày 28 tháng 4, khi Sư đoàn 325 thọc sâu vào Nhơn Trạch, thì bên cánh phải của
Quân đoàn Sư đoàn 304 vẫn đang tiếp tục đánh Nước Trong. Các cánh quân khác của
ta trên toàn mặt trận đang còn đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài, mở cửa chiến dịch
trên các hướng. Những trận đánh lớn của các binh đoàn chủ lực vẫn đang diễn ra cách
vùng trung tâm Sài Gòn từ 50 tới 80 kilômét. Riêng Sư đoàn 325 nếu đánh được vào
tới Nhơn Trạch, sẽ là mũi nhọn đột kích đầu tiên áp sát vùng nội đô. Bọn địch chắc
chắn sẽ phản ứng dữ dội. Nhưng đây là một hướng đánh rất hiểm. Do địa hình có nhiều
khó khăn, quân địch ít chú ý phòng bị trục đường 25. Nếu ta hành động mau lẹ, chúng
sẽ không kịp trở tay. Bị đòn bất ngờ, thế trận phòng ngự của chúng sẽ rơi vào tình
trạng rối loạn. Bộ Tư lệnh Quân đoàn hoàn toàn tin tưởng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325
sẽ vượt qua thử thách lớn này và đồng ý cho đơn vị chuyển sang tiến công địch trong
hành tiến.
Tình hình rất khẩn trương, Sư đoàn 325 phải chạy đua với thời gian, giành giật từng
giây, từng phút. Khói lửa trận Long Thành chưa tan, bộ đội lại hối hả lo bổ sung thêm
đạn, gạo để kịp thời lên đường.
Trong đêm 27, theo sự điều chỉnh, hướng dẫn của cơ quan tham mưu sư đoàn, các đơn
vị lần lượt tiến ra đường số 25 sẵn sàng cơ động. Trung đoàn 46 đảm nhiệm nhiệm vụ
dẫn đầu đội hình của Sư đoàn 325. Đại đội 6 xe tăng (hiện còn bốn chiếc) được điều
lên tăng cường cho trung đoàn 46. Tiếp đó là cơ quan chỉ huy và các đơn vị binh
chủng. Đi cuối đội hình là trung đoàn 101, vừa hành quân vừa tranh thủ củng cố lực
lượng. Trung đoàn 18 ở lại bảo vệ phía sau và làm dự bị của Quân đoàn tiến đánh bên
cánh phải. Để nắm chắc và chỉ huy các lực lượng ở phía trước, Sư đoàn trưởng Phạm
Minh Tâm và Chính ủy Lê Văn Dương quyết định tổ chức một bộ phận chỉ huy nhẹ đi
cùng sở chỉ huy trung đoàn 46 do trung tá Nguyễn Đức Huy - Phó sư đoàn trưởng và
thiếu tá Nguyễn Văn Rinh - Phó tham mưu trưởng sư đoàn phụ trách. Đồng chí phó
chủ nhiệm chính trị tỉnh đội Biên Hoà và một số đồng chí cán bộ huyện Nhơn Trạch
cũng luôn theo sát đội hình tiến quân, giúp sư đoàn hiệp đồng với các lực lượng tại chỗ
đánh địch.
Rạng sáng ngày 28 tháng 4, đội hình tiến công của Sư đoàn 325 được tổ chức xong và
các đơn vị bắt đầu xuất phát. Trên đoạn đường từ Long Thành vào Nhơn Trạch, trung
đoàn 46 bộ binh đã dẫn đầu đội hình tiến công của sư đoàn, liên tiếp tiêu diệt các cụm
phòng thủ của địch ở Bến Sáng, Phú Hội, Long Tân, đồng thời quét luôn hàng loạt tổ
chức kìm kẹp của địch ở các thôn, xã dọc đường 25.
Đúng như ta dự đoán, bị bất ngờ trước đòn đột kích táo bạo của Sư đoàn 325, lực
lượng địch ở đây chống cự không nổi và tan vỡ. Trong buổi chiều và tối hôm đó, được
xe tăng và pháo binh chi viện trung đoàn 46 sử dụng chiến thuật bao vây tiến công liên
tục, sau ba đợt xung phong quyết liệt đã chiếm gọn quận lỵ Nhơn Trạch, tiêu diệt và
làm tan rã toàn bộ quân địch phòng ngự ở đây.
Ngay khi đội hình chiến đấu của sư đoàn xuất phát, các chiến sĩ tiểu đoàn 3 Lữ đoàn
164 pháo binh dưới sự chỉ huy của chủ nhiệm chính trị lữ đoàn Nguyễn Bằng Hiến
cũng được lệnh đưa pháo 130 mm tiến sát bộ binh. Trên đường tiến quân, bộ đội pháo
binh cùng các lực lượng hành quân phía sau của Sư đoàn 325 liên tục đánh trả các cuộc
phản kích của bộ binh và hải quân địch từ căn cứ Cát Lái theo sông lạch tiến ra bịt
đường. Hai đồng chí đại đội trưởng và một số chiến sĩ tiểu đoàn 3 Lữ đoàn 164 chiến
đấu bảo vệ pháo đã hy sinh anh dũng. ở khu vực Long Tân - Phú Hội, cuộc chiến đấu
diễn ra ác liệt nhất. Hàng chục tàu chiến địch đổ quân lên rừng đước và dồn dập nã
pháo, cối vào trục đường số 25. Binh lính của chúng toả ra, tốp bò, tốp chạy đầy đồng.
Nhiều trận giáp chiến đã diễn ra trong các vườn cây, các vạt ruộng ngập nước. Để bảo
vệ pháo giữ vững đội hình tiến quân cán bộ, chiến sĩ cơ quan Sư đoàn 325 và các đơn
vị binh chủng đều xông lên diệt địch. Các khẩu đội 85, cao xạ 37, súng máy 12, 7
mm..., của các trung đội 84 pháo binh Sư đoàn 325, trung đoàn 284 cao xạ Sư đoàn
673 phòng không cũng nhanh chóng tìm vị trí thuận lợi tham gia đánh tàu chiến và bộ
binh địch.
Kẻ thù lầm tưởng rằng mũi thọc sâu của ta chỉ rắn ở phía trước nên liều lĩnh phản kích
vào phía sau, mong ngăn chặn được hướng đánh nguy hiểm này. Nhưng chúng không
ngờ ở đâu ta cũng mạnh, các chiến sĩ ta có đủ tài trí để đánh bại kẻ địch đông gấp hàng
chục lần. Tới 15 giờ, khi trung đoàn 101 vận động lên phối hợp mở cuộc truy kích thì
binh lính địch nhanh chóng bị quét sạch trên toàn bộ trục đường; đoàn tàu chiến địch
hoảng hốt quay đầu tháo chạy về căn cứ Cát Lái.
Đường đã mở thông, đêm 28 tháng 4, các khẩu đội pháo tầm xa 130 của Lữ đoàn 164
dồn dập tiến vào Nhơn Trạch tổ chức trận địa bắn, chuẩn bị đánh sân bay Tân Sơn
Nhất và mục tiêu trong thành phố theo lệnh của Bộ Tư lệnh Quân đoàn và Bộ Chỉ huy
chiến dịch. 36 khẩu pháo lớn của trung đoàn 84 pháo binh (đơn vị Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân), 24 khẩu pháo cao xạ 37 và 57 của tiểu đoàn 120 và tiểu đoàn 75
(đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) nối tiếp nhau vào Nhơn Trạch, hướng
nòng ra phía trước, sẵn sàng nhả đạn đánh phá thành Tuy Hạ, căn cứ hải quân Cát Lái,
cảng Sài Gòn..., săn diệt tàu địch trên sông Lòng Tàu, sông Đồng Nai, cắt đứt đường
thủy từ Sài Gòn ra biển và sẵn sàng đánh máy bay địch, bảo vệ đội hình tiến công của
Sư đoàn 325. Bao quanh các trận địa pháo là tầng tầng, lớp lớp các tay súng bộ binh
kiên cường của hai trung đoàn 101, 46 - những con người góp phần không nhỏ trong
chiến công đưa pháo lớn vào đặt ngay cửa ngõ Sài Gòn trước giờ tổng công kích và
đang cảnh giác sẵn sàng giáng trả các cuộc phản công của hải, lục, không quân địch,
giữ vững bàn đạp Nhơn Trạch.
Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đây là lần đầu tiên ta đã đặt toàn bộ
khu vực "thủ đô" của địch trong tầm khống chế của pháo binh hạng nặng, tăng thêm
thế uy hiếp mạnh mẽ quân địch ở thời điểm quyết định. Việc tổ chức thành công một
cụm pháo lớn ở ngay sát nội đô trước giờ tổng công kích thể hiện tài thao lược của Bộ
Chỉ huy chiến dịch; thể hiện quyết tâm và cố gắng vượt bậc của chiến sĩ bộ binh, binh
chủng toàn Quân đoàn, đồng thời một lần nữa chứng tỏ ưu thế áp đảo của ta trong trận
đánh giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Rạng sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, thời điểm toàn mặt trận chuyển sang tổng công
kích đã đến. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, Tư lệnh Quân đoàn chỉ
thị cho các trận địa pháo 130 mm đặt ở Nhơn Trạch bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất, mở
đầu cuộc tổng công kích.
4 giờ 30 phút, khẩu đội của Nguyễn Văn Biên vinh dự bắn quả đạn đầu tiên. Tiếp đó,
303 quả đạn pháo 130 dồn dập bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất trong một thời gian
ngắn. Tiểu đoàn 3 pháo binh tầm xa của Quân đoàn bắn rất chính xác. Phối hợp với
pháo tầm xa của Quân đoàn 2, các súng phóng hoả tiễn của bộ đội đặc công đặt ở các
khu vực xung quanh sân bay cũng dồn dập bắn vào Tân Sơn Nhất trong cùng một thời
gian đó.
Tiếng pháo nổ rung chuyển đường phố Sài Gòn báo hiệu sự cáo chung của chế độ ngụy
quyền tay sai của Mỹ. Đối với các chiến sĩ Quân đoàn 2 và các đơn vị tăng cường, phối
thuộc, tiếng pháo nổ rung chuyển đường Sài Gòn là lời báo cáo trước Bộ Chỉ huy chiến
dịch và quân, dân toàn mặt trận: nhiệm vụ đánh vu hồi chiến dịch đã được thực hiện
thắng lợi.
Tiếng pháo vang rền từ trận địa Nhơn Trạch báo hiệu mở đầu cuộc tổng công kích của
quân và dân ta trên toàn mặt trận Sài Gòn - Gia Định. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ
Chỉ huy chiến dịch, các binh đoàn thọc sâu của năm cánh quân đồng loạt vượt qua
tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, ào ạt đánh vào nội đô, cùng các lực lượng tại chỗ
giải phóng thành phố.
Như ở trên đã nói, năm mục tiêu lớn trong nội đô mà các binh đoàn thọc sâu của ta có
nhiệm vụ nhanh chóng đánh chiếm là bộ tổng tham mưu dinh Độc Lập tức phủ tổng
thống của chính quyền Sài Gòn, biệt khu thủ đô, tổng nha cảnh sát và sân bay Tân Sơn
Nhất. Những mục tiêu lớn này Bộ Chỉ huy chiến dịch đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng
quân đoàn. Riêng nhiệm vụ đánh chiếm phủ tổng thống của chính quyền Sài Gòn, Bộ
Chỉ huy chiến dịch giao cho Quân đoàn 4 thực hiện. Cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2
hoàn toàn thông suốt chủ trương ban đầu của Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trao
trách nhiệm và vinh dự cho Quân đoàn 4 đánh chiếm dinh Độc Lập - một mục tiêu
hàng đầu của trận quyết chiến chiến lược này. Cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 đã nghiêm
chỉnh chấp hành lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch điều một số vật chất cần thiết của
Quân đoàn để tăng cường cho Quân đoàn 4. Nhưng đã là người lính không ai không
ước mơ được nhận nhiệm vụ vẻ vang đó về mình và đơn vị mình. Trong chiến tranh
vốn thường xuất hiện những sự kiện và hiện tượng đầy bất ngờ! Ngay từ những ngày
chuẩn bị chiến đấu hết sức khẩn trương, nguyện vọng chính đáng đó thực sự là một
động lực chân chính biến thành một cuộc "chạy đua ngầm” đã dấy lên từ âm ỉ đến bộc
phát khi Bộ Chỉ huy chiến dịch ra lệnh bất cứ đơn vị nào có điều kiện phát triển tiến
công nhanh vào thành phố đều được đánh chiếm dinh Độc Lập.
Để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thọc sâu vào nội đô Sài Gòn, đánh chiếm những cơ sở
trọng yếu của địch, ngay từ đầu chiến dịch, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã tổ chức một
lực lượng đột kích cơ giới mạnh, gồm các thành phần: bộ binh, xe tăng, thiết giáp,
pháo binh, cao xạ, công binh - trong đó, xe tăng, thiết giáp giữ vai trò nòng cốt. Toàn
bộ lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân đoàn. Đây là bước
phát triển mới về nghệ thuật tác chiến và hình thức tổ chức phù hợp mà Quân đoàn đã
vận dụng đạt hiệu suất chiến đấu cao khi đánh chiếm Đà Nẵng, Phan Rang, Phan Thiết,
Hàm Tân.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn gồm: Lữ
đoàn 203 xe tăng, thiết giáp, trung đoàn 66 bộ binh hành quân bằng 50 ô tô bánh hơi,
một đại đội bộ binh của trung đoàn 18 Sư đoàn 325 ngồi trên xe thiết giáp, tiểu đoàn 4
pháo tầm xa Lữ đoàn 164 pháo binh, và một số khẩu đội pháo 85 mm bắn thẳng của
trung đoàn 68 Sư đoàn 304; tiểu đoàn 7 trung đoàn 284 Sư đoàn 673 phòng không; một
phân đội tên lửa phòng không A72; một tiểu đoàn hộ tống xe tăng chiến đấu; tiểu đoàn
2 công binh công trình và đại đội cầu phà thuộc Lữ đoàn 219 công binh.
Với cơ cấu thành phần như trên, lực lượng đột kích cơ giới tượng trưng cho sức mạnh
của toàn Quân đoàn, vừa là kết quả của ý chí quyết tâm giành vinh dự lớn cho tập thêm
anh hùng mà mỗi cán bộ, chiến sĩ tự hào là một thành viên, vừa là kết quả của sự chắt
chiu lực lượng của toàn Quân đoàn trong cuộc chiến đấu ở vòng ngoài, dám chấp nhận
khó khăn hy sinh để dồn sức đánh chiếm nhanh nhất mục tiêu quyết định ở thời điểm
quyết định.
Đi cùng lực lượng thọc sâu này có sở chỉ huy tiền phương của Quân đoàn do Tư lệnh
Quân đoàn trực tiếp chỉ huy. Sở chỉ huy cơ bản của Quân đoàn vẫn đặt ở Nước Trong
do Chính ủy Quân đoàn phụ trách. Việc bảo đảm thông tin liên lạc giữa sở chỉ huy tiền
phương, sở chỉ huy cơ bản và Bộ Chỉ huy chiến dịch được thực hiện bằng hệ thống đài
vô tuyến. Để có thể trực tiếp chỉ huy các cụm pháo của Quân đoàn ở phía sau kịp thời
bắn chi viện cho lực lượng thọc sâu chiến đấu, Bộ Tham mưu Quân đoàn tổ chức đại
diện chỉ huy pháo binh và các đài quan sát đi trong đội hình của lực lượng thọc sâu.
Tới trước giờ xuất kích, Tư lệnh Quân đoàn còn quyết định cho trung đoàn 18 Sư đoàn
325 (lực lượng dự bị của Quân đoàn 2 trong chiến dịch) tiến tiếp ngay phía sau lực
lượng thọc sâu sẵn sàng bước vào tham chiến.
Ngày 27 tháng 4 năm 1975, trong khi các sư đoàn 304, 325 và 3 còn đang tiến hành đột
phá tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch, đánh chiếm bàn đạp và mở cửa chiến dịch,
thì lực lượng thọc sâu của Quân đoàn đã cơ động lên Long Nha, sẵn sàng chờ lệnh.
9 giờ sáng ngày 28 tháng 4, Tư lệnh và Chính ủy Quân đoàn trực tiếp xuống giao
nhiệm vụ và động viên các lực lượng chuẩn bị làm nhiệm vụ thọc sâu. Theo tinh thần
nhiệm vụ Bộ Chỉ huy chiến dịch đã giao cho Quân đoàn, Bộ Tư lệnh Quân đoàn xác
định nhiệm vụ của lực lượng đột kích cơ giới là: thọc sâu vào nội đô đánh chiếm các
mục tiêu quan trọng ở quận 4 và hỗ trợ phối hợp cùng Quân đoàn 4 đánh chiếm dinh
Độc Lập và các mục tiêu quan trọng ở quận 1 như thương cảng, toà đại sứ Mỹ, đài phát
thanh, tổng cục chiến tranh chính trị ngụy... Cách đánh chủ yếu là đột phá trong hành
tiến bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, phát huy mạnh mẽ uy lực của xe tăng, bộ
binh cơ giới để phát triển tiến công thật nhanh, mạnh "thần tốc táo bạo, bất ngờ, chắc
thắng". Trên dọc đường không được ham chiến, phải tiến thẳng vào đánh mục tiêu
chính. Trường hợp địch ngăn chặn thì đánh lướt qua, bỏ chúng lại phía sau cho trung
đoàn 18 Sư đoàn 325 giải quyết.
Về đường tiến quân của lực lượng thọc sâu, do cuộc chiến đấu của Sư đoàn 304 ở
Nước Trong còn đang diễn biến phức tạp, Tư lệnh Quân đoàn dự kiến một số tình
huống sau:
- Trường hợp Sư đoàn 304 sớm đánh chiếm được khu vực ngã ba đường số 15, Long
Bình, cầu Xa Lộ thì lực lượng đột kích cơ giới phải nhanh chóng thọc sâu vào trung
tâm thành phố Sài Gòn trong ngày 29 tháng 4 năm 1975.
- Nếu Sư đoàn 304 chỉ đủ sức tiến công đến ngã ba đường số 15 hoặc đến cầu sông
Buông thì lực lượng đột kích, thọc sâu có nhiệm vụ tiếp tục tiến công chiếm khu vực
ngã ba Long Bình (tức là nơi đường số 15 xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà), phối hợp cùng
trung đoàn đặc công 116 chiếm cầu Xa lộ rồi đánh thẳng vào nội đô chiếm các mục
tiêu quy định.
- Nếu Sư đoàn 304 tới sáng 29 tháng 4 vẫn chưa đập tan được sự chống cự của địch ở
rừng cao su và khu vực ngã ba đường số 15 thì bỏ chúng lại phía sau cho Sư đoàn 304
tiếp tục giải quyết còn lực lượng thọc sâu sẽ tránh khu vực ngã ba đường số 15, phát
triển theo đường chéo phía tây cầu Sông Buông, tiến ra chiếm ngã ba Long Bình và
cầu Xa Lộ, bảo đảm thọc sâu đánh vào nội đô cùng lúc với quân đoàn bạn trên các
hướng.
Để đề phòng trường hợp phải dùng tới phương án thứ ba này, chiều ngày 28, Quân
đoàn cho ngay một phân đội trinh sát dùng xe tăng thiết giáp đi trước nắm tình hình
đường sá làm cơ sở vạch kế hoạch tiến quân theo trục đường mới.
Từng được thử thách và rèn luyện trong các cuộc đột kích bằng sức mạnh hiệp đồng
binh chủng vào đánh chiếm Huế, Đà Nẵng, Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân, các
chiến sĩ Quân đoàn vinh dự được nhận nhiệm vụ đánh vào nội đô Sài Gòn lòng tràn
đầy phấn khởi tin tưởng, náo nức chờ đợi giờ phút lập chiến công. Ngay sau khi phổ
biến tình hình, nhiệm vụ cho lực lượng thọc sâu, lễ trao cờ "Quyết thắng" được tiến
hành trang nghiêm trong một cánh rừng cao su ở tây bắc Long Nha. Tư lệnh và Chính
ủy Quân đoàn đã chỉ thị động viên cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trước khi thực hiện một
nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh dự.
Thay mặt toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng thọc sâu, trung tá Nguyễn Tất Tài - Lữ
đoàn trưởng và trung tá Bùi Văn Tùng - Chính ủy Lữ đoàn 203 nhận lá cờ giải phóng
quang vinh và hứa quyết phát huy truyền thống "Thần tốc, táo bạo" nhanh chóng đem
lá cờ "Quyết thắng" của Quân đội nhân dân anh hùng cắm lên cơ quan đầu não chính
quyền Sài Gòn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang mà Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã
tin tưởng giao phó.
Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, trong khi Sư đoàn 304 tổ chức một đợt tiến công
quyết liệt vào khu vực ngã ba đường số 15 thì lực lượng thọc sâu cũng tiến vào phía
đông vùng căn cứ Nước Trong. Đến 10 giờ trung đoàn 9 chiếm được khu vực ngã ba
đường số 15. Khi đầu đội hình lực lượng thọc sâu xuất phát, thì phát hiện cầu sông
Buông bị phá hủy, xe tăng không qua được Địch ở bên kia cầu và khu vực tổng kho
Long Bình dùng hoả lực ngăn chặn ta quyết liệt. Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã nhanh
chóng lệnh cho pháo binh kiềm chế. Đồng thời giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 304 sử
dụng trung đoàn 9 và trung đoàn 24 vượt sông đánh vào bên sườn dịch ở cầu sông
Buông và tổng kho Long Bình, yểm trợ cho tiểu đoàn 3 Lữ đoàn công binh 219 khắc
phục cầu. Sau gần 2 giờ, cầu sông Buông khắc phục xong, lực lượng thọc sâu được
lệnh tiếp tục cơ động. Dẫn đầu đội hình là phân đội xe tăng trinh sát chiến đấu và ba
tiểu đoàn 1, 4, 5 Lữ đoàn 203 xe tăng, thiết giáp có một số bộ binh của trung đoàn 66
và chiến sĩ công binh hộ tống xe tăng ngồi trên thành xe. Tiếp theo là tiểu đoàn 7 bộ
binh trung đoàn 66, đại đội pháo 85, tiểu đoàn 7 cao xạ, đơn vị công binh và các bộ
phận còn lại của lực lượng thọc sâu. Tiến sau đội hình của lực lượng thọc sâu là trung
đoàn 18 Sư đoàn 325 làm lực lượng dự bị mạnh. Xe chỉ huy tiền phương Quân đoàn đi
giữa đội hình tiến công. Số đầu xe của toàn lực lượng thọc sâu có tới gần 400 chiếc. Xe
nào cũng chở đầy chiến sĩ, quân phục chỉnh tề, tay đeo băng đỏ để dễ nhận biết nhau
trong quá trình chiến đấu. Thành xe và tháp pháo xe tăng nào cũng được các chiến sĩ
viết đậm dòng chữ "Thần tốc, táo bạo, quyết thắng" và đều phủ kín lá ngụy trang.
Lệnh tiến công vừa truyền tới, đoàn xe lập tức nổ máy, xe sau bám xe trước ào ạt băng
qua những lô cao su, rừng tre, bãi chuối ra đường số 15 tiến về phía nội đô Sài Gòn.
Hy vọng chặn bước tiến thần tốc của Quân đoàn 2, địch đã phá cầu sông Buông. Tiểu
đoàn 3 Lữ đoàn 219 công binh hộ tống xe tăng sau hai giờ làm việc tích cực đã khôi
phục được chiếc cầu dài 40 mét bị địch đánh sập, mở thông đường cho đoàn xe tiếp tục
tiến lên phía trước. Tới nửa đêm 29 tháng 4, tiểu đoàn 1 Lữ đoàn 203 xe tăng dẫn đầu
đội hình đã phát triển đến bắc cầu Xa Lộ, bắt liên lạc được với trung đoàn 116 đặc
công, nắm tình hình địch.
Lúc này, sau khi mất tuyến phòng ngự vòng ngoài ở khu vực Nước Trong - sông
Buông, địch co lực lượng về tổ chức một cụm phòng ngự lớn ở khu vực ngã ba Long
Bình - cầu Sài Gòn. Các điểm phòng ngự chính của địch ở khu vực này là: ngã ba
Long Bình, cầu Xa Lộ qua sông Đồng Nai), căn cứ Nguyễn Huệ, Thủ Đức, học viện
cảnh sát, căn cứ Rạch Chiếc, cầu Sài Gòn. Đặc biệt là ở khu vực cầu Xa Lộ, Đồng Nai,
quân địch đã bố trí hoả lực trên bờ tây sông dày đặc và tự đốt ba xe M.113 chất đầy lựu
đạn, đạn pháo, đạn súng bộ binh các loại với chủ định phá hỏng cầu và chặn lực lượng
ta tiến qua cầu. Trong cơn hấp hồi, quân đội Sài Gòn vẫn ngoan cố tung những lực
lượng còn lại ra chống cự một cách điên cuồng và tuyệt vọng.
Kiên quyết tiếp tục mở thông đường phát triển vào nội đô, Tư lệnh Quân đoàn cho tiểu
đoàn 4 pháo tầm xa Lữ đoàn 164 đang tiến ở cuối đội hình tổ chức bắn phá trận địa
pháo địch ở ngã ba Long Bình. Vừa diệt xong mục tiêu này, pháo binh lập tức chuyển
làn bắn kiềm chế các trận địa hoả lực của địch ở phía tây sông Đồng Nai, yểm hộ cho
xe tăng và bộ binh đánh chiếm ngã ba Long Bình và cầu Xa Lộ.
Trước sức tiến công mạnh như vũ bão của Quân đoàn, lực lượng địch phòng ngự ở khu
vực ngã ba Long Bình bị tiêu diệt, số còn lại tháo chạy tán loạn về hướng cầu Xa Lộ và
thị xã Biên Hòa. Xe tăng và bộ binh của Quân đoàn nhanh chóng xốc tới đánh vào cụm
phòng ngự của địch ở bên kia cầu Xa Lộ. Để tránh nguy hiểm cho các lực lượng đang
tiến ở phía sau, xe tăng tiểu đoàn 1 Lữ đoàn 203 tiến tới sát cầu, bắn nổ tung ba xe
M.113 chở đạn do địch dựng lên ở ngay giữa cầu. Sức nổ của ba chiếc xe chở đạn chỉ
gây cho mặt cầu bị hư hỏng nhẹ.
Lực lượng ta tràn lên cầu Xa Lộ. Địch cho xe tăng dẫn bộ binh ra phản kích. Xe tăng
tiểu đoàn 1 nổ súng bắn cháy bốn chiếc. Địch hốt hoảng quay đầu tháo chạy về Thủ
Đức - Sài Gòn. Thừa thắng, bộ phận đi đầu tràn qua cầu Xa Lộ. Trước khi trời sáng,
toàn bộ lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 với gần 400 xe các loại đã ra tới xa lộ
Biên Hoà - Sài Gòn tiếp tục tiến về mục tiêu chính.
Cùng thời gian đó, bên cánh phải, hướng tiến công chủ yếu của Quân đoàn, Sư đoàn
304 sau khi giải quyết xong mục tiêu ngã ba đường số 15 và khu vực cầu sông Buông
đã lập tức đánh tiếp vào khu căn cứ Long Bình. Cuộc tiến công lần này đã diễn ra rất
thuận lợi. Trước khí thế áp đảo của quân ta, lực lượng địch phòng giữ ở khu vực này đã
mất hết tinh thần. Khi các chiến sĩ trung đoàn 24 Sư đoàn 304 đánh tới, chúng hoảng
hốt bỏ căn cứ tháo chạy. Trung đoàn 24 phát triển vào chiếm gọn khu căn cứ Long
Bình và triển khai ngay lực lượng bảo vệ các mục tiêu quan trọng này.
Bên cánh trái, tảng sáng ngày 29 tháng 4, Sư đoàn 325 tiếp tục sử dụng trung đoàn 46
dưới sự chỉ huy của trung đoàn trưởng Cao ánh Đăng giải quyết nốt phần còn lại của
mục tiêu chi khu Nhơn Trạch và dành sang khu vực thành Tuy Hạ.
Thành Tuy Hạ nằm trên bờ sông nhánh của sông Đồng Nai, là một căn cứ phòng ngự
của địch, án ngữ đường tiến quân của sư đoàn vào nội đô Sài Gòn. Đây là một thành cổ
khá kiên cố, Mỹ - ngụy đã cải tạo, xây dựng thành một kho chứa bom, đạn, vũ khí lớn.
Trước lúc ta tiến công, địch đã kịp điều tới Tuy Hạ một tiểu đoàn chiến đấu, một đại
đội sĩ quan, kết hợp với lực lượng tại chỗ bảo vệ khu vực này.
Cuộc chiến đấu giữa trung đoàn 46 và các lực lượng phòng thủ của địch diễn ra giằng
co, căng thẳng suốt sáu giờ. Ta liên tục tổ chức ba đợt xung phong. Bằng những thang
do nhân dân quanh vùng cung cấp, cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 46 táo bạo yểm hộ nhau
vượt rào và vượt tường thành đánh chiếm bàn đạp. Bọn địch ngoan cố bám lấy hệ
thống công sự vững chắc, chống cự quyết liệt.
Tình hình đang hết sức khẩn trương. Để nhanh chóng đập tan sự kháng cự của địch, Bộ
Tư lệnh sư đoàn sử dụng một bộ phận lực lượng trung đoàn 101 cùng bốn xe tăng T.54
tổ chức thêm một mũi phát triển theo đường số 25, đánh thẳng vào cổng chính và điều
pháo 85 nòng dài lên tổ chức trận địa bắn ngắm trực tiếp diệt địch.
16 giờ ngày 29 tháng 4, trung đoàn 101 và xe tăng bắt đầu tiến vào cùng trung đoàn 46
mở đợt tiến công quyết định. Ba chiếc xe tăng T.54 tiến đến cánh cổng thành Tuy Hạ
500 mét thì dừng lại dùng pháo và súng trung liên, 12,7 mm kiềm chế chặt chẽ các hoả
điểm địch. Các chiến sĩ trung đoàn 46 một lần nữa ào ạt xung phong. Tiểu đoàn 3 trung
đoàn 101 có xe tăng T.54 dẫn đầu dũng mãnh xông thẳng vào cổng chính và nhanh
chóng toả ra đánh chiếm các điểm cố thủ của địch. Mục tiêu thành Tuy Hạ được giải
quyết xong vào hồi 18 giờ ngày 29. Lực lượng địch phòng thủ khu vực này phần lớn bị
tiêu diệt và bắt tái trận. Một bộ phận trốn theo cổng phía nam, tháo chạy về Cát Lái.
Chớp thời cơ quân địch trong vùng đang hết sức hoang mang, dao động sau các đòn
liên tiếp thua đậm ở Long Thành, Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, Sư đoàn trưởng Sư đoàn
325 lệnh cho trung đoàn 101 truy kích đánh thẳng xuống Cát Lái. Tới 18 giờ 40 phút,
bộ binh, xe tăng ta tới sát khu vực mồ cầu phà phía bắc. Hải quân địch ở khu vực Cát
Lái vội vã kéo tất cả tàu, thuyền sang bờ nam sông Đồng Nai, bỏ rơi hàng trăm binh
lính của chúng đang run lên vì khiếp sợ bên bờ bắc sông. Khi bộ đội ta tràn tới, chúng
nhanh chóng đầu hàng, hoặc tìm đường chạy trốn.
Sau khi Sư đoàn 325 cùng các lực lượng tăng cường, phối thuộc thực hiện thắng lợi
đòn tiến công đánh chiếm thành Tuy Hạ và khu vực mố cầu phía bắc phà Cát Lái thì
các căn cứ của địch ở quận 4, quận 1 Sài Gòn đã hiện ra sừng sững trong ánh hoàng
hôn. Dinh luỹ cuối cùng của bè lũ tay sai ngoan cố, phản động nhất của đế quốc Mỹ
xâm lược, mục tiêu cần phải tiêu diệt đã nằm trong "tầm với" của cán bộ, chiến sĩ Sư
đoàn 325.
Nhận thức sâu sắc đây là trận chiến dấu quyết liệt nhất trong giai đoạn cuối của cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, mấy ngày qua mỗi cán bộ, chiến sĩ đều
không quản gian khổ, nguy hiểm, thương vong, liên tục nâng cao tốc độ tiến công, thực
hiện vượt mức yêu cầu của chiến dịch. Giờ đây trước mặt Sư đoàn 325 là một dòng
sông rộng từ 700 đến 800 mét, nước chảy cuồn cuộn. Bên bờ nam, lực lượng địch rất
đông. Chưa kể tới bọn địch thất thủ ở các nơi chạy về bố trí dày đặc dọc các trục
đường, riêng ở căn cứ Cát Lái đang có hơn hai nghìn lính thủy và hàng trăm tàu lớn
nhỏ của địch bị tắc đường rút chạy ra biển cũng đang chen nhau neo đậu ở khu vực
Tân Cảng và trên sông Nhà Bè. Phải vượt qua một con sông lớn trong hoàn cảnh như
vậy là một thử thách lớn và mới mẻ, nhưng toàn thể cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 đều
nung nấu quyết tâm vượt sông bằng mọi khả năng và cố gắng cao nhất.
Tối 29 tháng 4, để chuẩn bị cho cuộc vượt sông đánh vào Sài Gòn, một bộ phận trinh
sát chiến đấu của sư đoàn lập tức dùng thuyền bí mật đổ bộ sang bờ nam sông nắm
địch. Bộ Tư lệnh sư đoàn cùng cán bộ chỉ huy các trung đoàn 101, 84, 46 và đơn vị xe
tăng, công binh..., xuống khu vực bến phà trực tiếp nghiên cứu xây dựng phương án
vượt sông tại chỗ. Trong ánh sáng của chớp lửa đạn pháo địch bắn cầm canh sang bờ
bắc, cán bộ chỉ huy các đơn vị chăm chú lắng nghe sư đoàn trưởng chỉ thị nhiệm vụ và
phòng tham mưu sư đoàn phổ biến kế hoạch hiệp đồng tác chiến. Quyết tâm của sư
đoàn là: tổ chức tiến công vượt sông Đồng Nai bằng sức mạnh hiệp đồng bính chủng,
đánh chiếm căn cứ Cát Lái, khu vực cảng và quận 9 Sài Gòn, hoàn thành thắng lợi
nhiệm vụ Quân đoàn giao cho.
Ngay trong đêm tối, các đơn vị khẩn trương triển khai lực lượng chuẩn bị vượt sông.
Các tổ công tác của trung đoàn 101 có sự phối hợp của lực lượng địa phương toả vào
các làng ven sông vận động đồng bào đưa thuyền tới khu vực bến giúp bộ đội chiến sĩ
trung đoàn 84 pháo binh khắc phục mọi khó khăn, đưa 10 khẩu pháo lớn vào xây dựng
trận địa bắn ngắm trực tiếp ngay sát mép nước, sẵn sàng chi viện cho tiểu đoàn công
binh cầu phà và nhân dân chở bộ đội qua sông. Xe tăng ĩ.54 cũng được điều lên phục
sẵn ở hai bên bến vượt. Các cụm pháo ở Tuy Hạ, Nhơn Trạch chuẩn bị sẵn tọa độ các
đoạn bắn chặn trên sông Nhà Bè và đánh phá căn cứ hải quân Cát Lái. Tiểu đoàn 75 và
tiểu đoàn 120 cao xạ gấp rút di chuyển vào triển khai trận địa trên cánh đồng khô sát
phía sau bến phà, sẵn sàng đánh máy bay, bảo đả lu cho cuộc vượt sông thắng lợi. Sở
chỉ huy sư đoàn cũng được chuyển đến bờ sông, sát liền với đài quan sát để kịp thời
chỉ huy các lực lượng chiến đấu.
Tảng sáng ngày 30 tháng 4, khi trận địa pháo tầm xa 130 mm của Quân đoàn đặt ở
Nhơn Trạch được lệnh thôi bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất thì cuộc tiến công vượt sông
của Sư đoàn 325 bắt đầu.
Để thăm dò phản ứng và nhử các trận địa hoả lực địch trên bờ nam sông bộc lộ cho
pháo binh ta bắn hủy diệt, Sư đoàn trưởng Phạm Minh Tâm chỉ đạo cho xe lội nước
(PAP) chở 10 chiến sĩ bộ binh được trang bị mạnh, vượt lên trước đội hình, tiến thẳng
sang bờ nam sông. Xe PAP của ta vừa ra tới giữa sông thì bọn địch trong căn cứ hải
quân Cát Lái nổ súng đánh chặn và cho ba tàu chiến xuất kích ra cản đường. Trận địa
pháo bắn ngắm trực tiếp của trung đoàn 84 lập tức nổ súng đánh chìm tại chỗ cả ba tàu
địch. Các cụm pháo sư đoàn đặt ở Nhơn Trạch, Tuy Hạ đồng loạt phát hoả, trút bão lửa
xuống vị trí địch trên bờ nam sông.
Pháo cao xạ của ta cũng được lệnh hạ thấp nòng tham gia diệt bộ binh và tàu chiến
địch.
Tuy có chuẩn bị đối phó từ chiều ngày 29, nhưng địch vẫn bị bất ngờ trước quy mô
tiến công và cách đánh của ta. Vì bị bất ngờ nên binh lính địch hoảng hốt bỏ tàu, vọt
lên bờ tìm nơi ẩn nấp hoặc tháo chạy thục mạng. Bọn chỉ huy các liên giang đoàn yểm
trợ hết sức lúng túng và không còn chỉ huy được binh lính thuộc quyền. Chúng liên
tiếp đánh điện cầu cứu cấp trên cho lực lượng tới tiếp viện.
6 giờ ngày 30 tháng 4, mong đánh thông đường tháo chạy ra biến và cứu nguy cho
đồng bọn ở Cát Lái, bộ tư lệnh hải quân địch liều lĩnh tập trung lực lượng mở cuộc
phản kích. Từ Tân Cảng, hàng đoàn tàu chiến chở đầy binh lính theo sông Nhà Bè
hùng hổ tiến ra, vừa đi vừa bắn tới tấp vào những nơi chúng nghi ngờ có trận địa hoả
lực của ta bố trí.
Mặc cho địch phản pháo ác liệt, các chiến sĩ trung đoàn 84 và tiểu đoàn 120 trung đoàn
284 cao xạ gan góc chờ địch vào gần mới nổ súng đánh trả. Chỉ trong chớp nhoáng, lại
thêm - năm tàu địch bị bắn chìm tại chỗ. Nhiều chiếc khác trúng đạn pháo bị thương.
Một tàu kéo theo ba xà lan chở đầy đạn bốc cháy, nổ dữ dội.
Hàng chục tàu chiến địch liên tiếp bị bắn chìm, bắn cháy trên sông Đồng Nai làm cho
hải quân của chúng vô cùng khiếp hãi. Sợ pháo binh ta săn đuổi, các tàu địch đi ở phía
sau vội vã quay đầu tháo chạy về Tân Cảng. Nhân đà thắng lợi, Bộ Tư lệnh Sư đoàn
325 lập tức ra lệnh cho trung đoàn 101 vượt sông. Được chính quyền cánh mạng và
nhân dân địa phương đưa thuyền bè tới giúp chuyên chở lực lượng, cán bộ, chiến sĩ
trung đoàn 101 nhanh chóng đánh sang chiếm gọn căn cứ hải quân Cát Lái; bắt giữ, thu
hồi hơn 100 tàu xuồng chiến đấu và một khối lượng rất lớn vũ khí, phương tiện chiến
tranh khác. Cùng thời gian đó, các chiến sĩ trung đoàn 46 nhận nhiệm vụ truy kích địch
lưới được tàu chiến đổ lên bờ bắc. Trung đoàn nhanh chóng tiêu diệt và đánh tan hai
tiểu đoàn địch, bảo đảm an toàn cho lực lượng binh khí kỹ thuật tiếp tục chuyển sang
phía nam sông.
Sau khi tổ chức vượt sông thắng lợi, trung đoàn 101 Sư đoàn 325 tiếp tục phát triển
vào nội đô chiếm quận 9 và bộ tư lệnh hải quân địch.
Cũng trong ngày 29 và sáng 30 tháng 4, thực hiện mệnh lệnh tổng công kích của Bộ
Chỉ huy chiến dịch, các quân đoàn bạn được các lực lượng tại chỗ phối hợp mở đường
đang ào ạt đánh vào nội đô từ khắp các hướng. Trên hướng Bắc, một đơn vị của Quân
đoàn 1 bao vây căn cứ Phú Lợi. Một bộ phận đánh chiếm Tân Uyên tạo điều kiện cho
lực lượng thọc sâu tiến đánh bộ tổng tham mưu và khu các binh chủng của địch tại Gò
Vấp. Trên hướng Tây Bắc, tới 14 giờ ngày 29 tháng 4, Quân đoàn 3 đã làm chủ căn cứ
Đồng Dù, căn cứ Tráng Bàng, tiêu diệt và làm tan rã sư đoàn 25 địch, bắt tên chuẩn
tướng sư đoàn trưởng Lý Tòng Bá. Bộ đội đặc công đã đánh chiếm cầu Bông, cầu
Sáng trên đường số 1, tạo điều kiện cho Quân đoàn 3 tiến vào nội đô. Trên đường tiến
quân, Quân đoàn 3 đã tiêu diệt nhiều xe tăng, xe bọc thép và bộ binh địch ở bắc Củ
Chi, Hóc Môn. Trong lúc pháo binh chiến dịch bắn vào Tân Sơn Nhất thì lực lượng
của Quân đoàn 3 đã vào chiếm lĩnh trận địa sẵn sàng đánh vào sân bay này. Trên
hướng Tây Nam, ta đánh chiếm xong thị xã Hậu Nghĩa, diệt quận lỵ Đức Hoà, bức rút
Đức Huệ, Trà Cú, mở đường hành lang trên sông Vàm Cỏ Đông. Tàn quân địch từ Hậu
Nghĩa chạy về Củ Chi, ta chặn bắt hơn 1.000 tên. Lực lượng thọc sâu của Đoàn 232
với các loại vũ khí nặng đã vượt sông Vàm Cỏ Đông, tập kết ở vùng ven. Các đội biệt
động, các đơn vị đặc công đánh chiếm nhiều cầu qua sông, bảo đảm sẵn sàng cho quân
chủ lực tiến vào Sài Gòn. Lực lượng an ninh vũ trang trên các hướng đã cùng nhân dân
trừ gian, truy quét tàn binh địch, chuẩn bị người, phương tiện để dẫn bộ đội vào nội
thành. Trên đường số 4, ta tiếp tục cắt đường, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch.
Trên hướng Đông, Quân đoàn 4 sau khi chiếm được một số mục tiêu dọc đường số 1
và căn cứ Hố Nai phát triển đánh về sân bay Biên Hoà và thị xã Biên Hoà nhưng bị
địch chặn lại. Đó là điểm yết hầu ở phía Đông liên quan đến tuyến phòng thủ của địch
ở Sài Gòn cho nên địch liều mạng giữ. Tại đây, nhiều trận chiến đấu giữa bộ đội Quân
đoàn 4 với các đơn vị sừng sỏ của địch diễn ra vô cùng ác liệt. Quân đoàn 4 phải mất
một thời gian để khắc phục đường tiến, vì địch phá hỏng cầu xa lộ Biên Hoà.
Trước tình hình hướng phát triển theo trục đứng số 1 gặp khó khăn và Quân đoàn 4
đang phải chiến đấu quyết liệt với địch ở khu vực Biên Hòa, các chiến sĩ thuộc lực
lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 càng nhận thấy trách nhiệm nặng nề của mình phải
đánh địch theo trục đường xa lộ Biên Hoà-Sài Gòn để kịp thời chiếm các mục tiêu mà
Bộ Chỉ huy chiến dịch đã giao cho cánh quân phía Đông.
Xa lộ Biên Hoà - Sài Gòn là một tuyến chiến lược nối giữa Sài Gòn và khu quân sự
liên hợp Biên Hoà - Long Bình được Mỹ xây dựng để phục vụ cuộc chiến tranh xâm
lược của chúng. Đây là con đường cao tốc hiện đại. Mặt đường rộng, hai bên đường
dày đặc các kho tàng, công trình quân sự và các căn cứ quan trọng của lính địch. Thọc
sâu bằng lực lượng cơ giới vào Sài Gòn theo trục đường này, Quân đoàn có thuận lợi là
đường rộng và tốt, dễ cơ động; nhưng có những khó khăn là lực lượng địch đông, nếu
chúng ngoan cố chống cự, Quân đoàn dễ bị tổn thất lớn trước khi đánh vào được nội
đô. Mặt khác, sau khi chiếm được cầu Xa Lộ, Đồng Nai, Quân đoàn còn phải tiến qua
một chiếc cầu lớn khác (cầu Xa Lộ, Sài Gòn) mới vào được bên trong thành phố. Nếu
để địch có thời gian kịp phá cầu, lực lượng đột kích cơ giới của Quân đoàn sẽ gặp khó
khăn lớn trong thực hiện nhiệm vụ.
Nắm vững tình hình đó, vào lúc 4 giờ ngày 30 tháng 4, tại một điểm cạnh cầu sông
Buông, Bộ Tư lệnh Quân đoàn cùng một số cán bộ cơ quan và chỉ huy các phân đội
trong đội hình đột kích thọc sâu, bàn bạc, hạ quyết tâm vượt xa lộ Biên Hoà - Sài Gòn
đánh thẳng vào thủ phủ chính quyền Sài Gòn. Các chỉ th! về tác chiến, bảo đảm hậu
cần, động viên tinh thần bộ đội và thực hiện chính sách khi đánh vào thành phố cũng
được đề cập tới một cách cụ thể hơn ở cuộc hội ý chớp nhoáng này. Bởi vậy, tảng sáng
30 tháng 4, vừa giải quyết xong khu vực cầu Xa Lộ qua sông Đồng Nai, Bộ Tư lệnh
Quân đoàn 2 lập tức ra lệnh cho lực lượng đột kích cơ giới nhanh chóng đánh ngay về
Thủ Đức Sài Gòn.
Toàn Quân đoàn sôi sục khí thế thần tốc, quyết thắng, khẩn trương tiến nhanh qua
những kilômét cuối cùng đánh vào chiếm lĩnh các mục tiêu quy định. Bầu trời Sài Gòn
như vỡ ra bởi tiếng nổ rung chuyển của đạn pháo các cỡ và tiếng gầm của hàng chục
nghìn động cơ máy nổ đang rú ga xông tới.
Nhưng quân địch vẫn hy vọng dựa vào lực lượng còn lại của chúng để chặn quân ta và
trông chờ giải pháp thương lượng với ta của Dương Văn Minh. Khi lực lượng đột kích
cơ giới của Quân đoàn lướt qua nhiều tuyến ngăn chặn của địch vào đến khu vực Thủ
Đức thì bị địch chặn lại. Sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn điều hai khẩu pháo 85 lên
bắn thẳng vào trận địa địch. Đại đội 12 tiểu đoàn 7 cao xạ cũng nhanh chóng triển khai
trận địa ngay trên xa lộ, hạ nòng pháo 57 bắn sập một đài quan sát, tiêu diệt hai trận địa
cối và nhiều binh lính địch. Các xe tăng tiểu đoàn 5 Lữ đoàn 203 đã chiến đấu rất dũng
cảm. Đặc biệt là xe tăng 707 do đồng chí Trần Quang Nhàn chỉ huy được lệnh đánh
vòng phía sau khu huấn luyện Thủ Đức đã dũng mãnh đột phá chọc thủng trận địa
phòng ngự, tung hoành trong căn cứ, diệt nhiều địch. Bị súng chống tăng địch bắn cháy
xe, cả năm chiến sĩ trên xe tăng 707 vẫn anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Tấm gương hy sinh dũng cảm đó đã để lại cho đồng bào xã Tăng Nhơn Phú lòng cảm
phục sau sặc.
Để kịp thời phục vụ Bộ Tư lệnh Quân đoàn chỉ huy lực lượng thọc sâu đánh vào nội
đô, nhiều cán bộ và cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần Quân đoàn được phái đi
bám sát đội hình hành tiến chiến đấu. Trong quá trình đột phá theo trục đường số 15 và
xa lộ Biên Hoà - Sài Gòn, nhiều cán bộ, chiến sĩ các đơn vị, các cán bộ cơ quan quân
đoàn đã nêu gương dũng cảm, quên mình vì nhiệm vụ. Đồng chí Bùi Dân Chủ - trợ lý
pháo binh, đồng chí Phạm Văn Chu - trợ lý công binh anh dũng hy sinh trong cuộc
chiến đấu mở đường qua cầu Xa Lộ, hoạ sĩ Lê Duy Ứng - trợ lý tuyên huấn quân đoàn
đi cùng đơn vị xe tăng Lữ đoàn 203 đã bị thương hỏng cả hai mắt trước cửa ngõ Sài
Gòn... Với tinh thần tích cực và chủ động, cán bộ, chiến sĩ cơ quan quân đoàn đã góp
phần xứng đáng vào chiến công chung của đơn vị.
9 giờ ngày 30 tháng 4, xe của Tư lệnh Quân đoàn vào tới Thủ Đức. Thấy tiểu đoàn 5
xe tăng Lữ đoàn 203 đang dồn lực lượng đánh địch ở khu vực Thủ Đức, Tư lệnh Quân
đoàn lệnh cho tiểu đoàn 5 lập tức đuổi theo đội hình của Lữ đoàn 203 đánh vào mục
tiêu chính. Nhiệm vụ đánh chiếm khu vực Thủ Đức, Quân đoàn giao cho trung đoàn 18
Sư đoàn 325 thực hiện.
Trong thời gian đó, bộ phận đi đầu lực lượng thọc sâu cơ giới của Quân đoàn đã tiến
sát tới cầu Sài Gòn. Cũng như cầu Xa Lộ Đồng Nai, cầu Xa Lộ Sài Gòn ngay từ trước
đã được bộ đội đặc công đánh chiếm và bảo vệ, không cho địch phá hoại. Nhưng trên
mặt cầu và trên đường tiến lên cầu, địch vẫn ngoan cố bố trì sẵn lực lượng đánh chặn ta
và dựng các vật chướng ngại cản trở cơ giới ta phát triển qua cầu. Khi xe tăng của Lữ
đoàn 203 vừa tiến vào đầu cầu phía bắc, quân địch giữ cầu nổ súng ngăn chặn. Đồng
thời, địch cho tám xe tăng và xe bọc thép lội nước bắn ngăn chặn. Sáu tàu chiến của
hải quân địch đang neo đậu ở khu vực Tân Cảng cũng nổ súng bắn vào đội hình thọc
sâu của Quân đoàn. Hai xe tăng của Lữ đoàn 203 trúng đạn bốc cháy. Tiểu đoàn trưởng
tiểu đoàn 1 xe tăng, hai cán bộ đại đội và một số cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 203 xe tăng
và Lữ đoàn 219 công binh đã anh dũng hy sinh. Đại đội 5 tiểu đoàn 8 bộ binh Sư đoàn
304 bị thương vong một số.
Để đập tan sự kháng cự của địch ở khu cầu Sài Gòn, Phó Tư lệnh và Phó chính ủy
Quân đoàn đang trực tiếp nắm các bộ phận đi trước của lực lượng thọc sâu cơ giới lập
tức ra lệnh cho quyền Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 tiến đánh lực lượng địch co cụm ở
khu vực phía tây đường và chỉ thị cho pháo tầm xa bắn vào khu vực cầu 100 quả đạn,
chi viện cho bộ binh, xe tăng đột phá qua cầu. Tiểu đoàn 7 pháo cao xạ cũng được lệnh
phát huy hoả lực bắn máy bay, không cho chúng ném bom phá cầu và hạ thấp nòng
phối hợp với pháo 85 đánh trả tàu chiến địch. Được hoả lực pháo binh, cao xạ chi viện
và bộ binh Sư đoàn 304 phối hợp chiến đấu, Lữ đoàn 203 xe tăng triển khai đội hình
đột phá qua cầu Sài Gòn.
Mọi bộ phận trong lực lượng đột kích cơ giới của Quân đoàn đều biểu hiện tinh thần
quyết tâm chiến đấu cao và ý thức đoàn kết, chủ động hiệp đồng lập công tập thể. Các
chiến sĩ đại đội 8 tiểu đoàn 3 Lữ đoàn 219 công binh do chuẩn úy Trương Thanh Học
chỉ huy làm nhiệm vụ hộ tống xe tăng tiểu đoàn 1 Lữ đoàn 203, vừa khẩn trương phá
bỏ những vật chướng ngại mở đường cho xe tăng, vừa dũng cảm phối hợp cùng bộ
binh và xe tăng chiến đấu đập tan sự kháng cự của lực lượng địch bảo vệ cầu. Trên
đường đánh lên chiếm cầu, tiểu đoàn 1 xe tăng và hoả lực ĐKZ trung đoàn 66 bắn cháy
hai xe tăng và hai tàu chiến địch.
Bộ phận đi đầu lực lượng thọc sâu cơ giới của Quân đoàn đã tiêu diệt và đánh tan toàn
bộ hệ thống phòng ngự của địch ở khu vực cầu Sài Gòn. Đồng chí Trần Minh Công -
phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 203 ra lệnh cho đại đội 4 xe tăng vượt lên dẫn đầu đội
hình thọc sâu vào nội thành. Phát triển tới cầu Thị Nghè, gặp địch chống cự, đại đội 4
xe tăng nổ súng tiêu diệt bốn chiếc M.41, M.113 và nhanh chóng vượt qua cầu tiến
theo đường Hồng Thập Tự. Tiếng gầm rú của xe tăng xen lẫn tiếng động cơ vang rền
của hàng trăm xe cơ giới khác đang dấn ga xông tới làm cho quân địch hết sức hoảng
loạn. Chúng vứt súng, trút bỏ quân phục, trà trộn trong dân, hoặc tháo chạy thục mạng.
Được nhân dân chỉ đường, đoàn xe tăng, cơ giới của Quân đoàn rầm rập tiến thẳng vào
chiếm dinh Độc Lập, theo đường Hồng Thập Tự và đường Thống Nhất.
Buổi sáng 30 tháng 4, ở dinh Độc Lập, Dương Văn Minh đang chủ trì cuộc họp các
tổng trưởng của chính quyền Sài Gòn để chuẩn bị cho lễ ra mắt "tân nội các" dự định
sẽ tiến hành vào 10 giờ sáng. Nhưng khi nhận được tin các đơn vị nòng cốt bảo vệ
vòng ngoài đều bị tiêu diệt và tan rã, các binh đoàn, quân đoàn của ta từ nhiều hướng
đã tràn vào tới nội đô, Dương Văn Minh buộc phải đưa ra một bản tuyên bố trên đài
phát thanh Sài Gòn xin "ngừng bắn... để cùng thảo luận về việc bàn giao chính quyền"!

Nhưng khi các cánh quân của ta từ nhiều hướng dũng mãnh đè bẹp mọi sự kháng cự
cuối cùng của địch, đang ồ ạt tiến vào nội đô Sài Gòn, thì mọi toan tính của chính
quyền Sài Gòn đã quá muộn!
Cũng trong sáng ngày 30 tháng 4, từ Hà Nội, Bộ Chính trị điện chỉ thị cho mặt trận
như sau:
"Tiếp tục tiến vào Sài Gòn theo kế hoạch, tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải
phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân địch, giải tán chính quyền
các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của địch".
Nhận được điện chỉ thị của Bộ Chính trị, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã lệnh cho các quân
khu, quân đoàn, đơn vị tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh:
1. Các quân khu, quân đoàn, đơn vị, tiếp tục phát triển tiến công thật nhanh vào các
khu vực và mục tiêu đã quy định trong thành phố và địa phương.
2. Kêu gọi quân địch đầu hàng, nộp toàn bộ vũ khí, bắt giữ và tập trung các sĩ quan
địch từ cấp tá trở lên.
3. Nếu chỗ nào địch chững cự thì lập tức tiến công tiêu diệt ngay.
Khi nghe đài phát thanh Sài Gòn thông báo tổng thống chính quyền Sài Gòn yêu cầu
ngừng bắn thì cán bộ, chiến sĩ ta hiểu rằng giờ toàn thắng đã đến và càng quyết tâm
tiến nhanh vào chiếm dinh Độc Lập, bắt toàn bộ bọn đầu sỏ chính quyền Sài Gòn.
Đoàn xe tăng, cơ giới của Quân đoàn 2 tiến vào tới trước cửa dinh Độc Lập. Xe tăng
843 do đại đội trưởng Bùi Quang Thận trực tiếp làm trưởng xe luôn dẫn đầu; kíp xe
gồm: Thái Bá Minh, Nguyễn Văn Kỳ và Lừ Văn Thái. Tiếp sau là xe 390 do chính trị
viên đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy; kíp xe gồm: Lê Đình Phượng, Nguyễn Văn Tập và
Ngô Sĩ Nguyên; riêng pháo thủ Đỗ Cao Trường bị thương phải ở lại tuyến sau. Xe 843
tiến đến trước hàng rào dinh Độc lập húc thẳng vào cổng phụ, bên cạnh cổng chính, xe
bị mắc kẹt dừng lại. Ngay lúc dó: xe 390 lao lên, húc đổ cổng chính dinh Độc Lập.
Trung úy đại đội trưởng Bùi Quang Thận từ xe 843 cầm lá cờ-Giải phóng chạy lên cắm
trên đỉnh nóc dinh Tổng thống ngụy quyền Sài gòn. Lúc ấy là 11 giờ 30 phút, ngày 30
tháng 4 năm 1975.
Cùng thời gian, trung đoàn phó trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ và một số cán bộ, chiến
sĩ trong lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn và biệt động thành Sài Gòn tiến
vào dinh Độc Lập bắt Tổng thống Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ
chốt của nội các chính quyền Sài Gòn1 (Nội các chính quyền Sài Gòn bị bắt gồm có
Dương Văn Minh - Tổng thống, Nguyễn Văn Huyền - phó tổng thống, Vũ Văn Mẫu -
thủ tướng chính phủ, Bùi Tường Huân - phó thủ tướng, Nguyễn Văn Hảo - phó thủ
tướng kiêm bộ trưởng bộ kinh tế, Lý Quang Trung - bộ trưởng bộ thông tin, Nguyễn
Văn Điệp - bộ trưởng thương mại, Lê Quang Trưởng - bộ trưởng bộ tài chính, Nguyễn
Văn Ba - thứ trưởng thông tin, Bùi Thế Dung - thứ trưởng quốc phòng, Nguyễn Hữu
Hành - chuẩn tưởng phụ tá tổng thống. Vũ Quang Chiêm - đại tá chánh văn phòng phủ
thủ tướng).
Ngay sau đó, đồng chí Phạm Xuân Thệ cùng một số cán bộ, chiến sĩ áp giải Tổng
thống Dương Văn Minh đến đài phát thanh. Trong lúc đồng chí Thệ và các đồng chí
cán bộ trung đoàn 66 soạn thảo nội dung lời tuyên bố đầu hàng, thì đồng chí Bùi Văn
Tùng-Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 đến, mọi người cùng bàn bạc soạn thảo tiếp.
Đồng chí Thệ đọc cho Dương Văn Minh chép lại nội dung bản tuyên bố đầu hàng.
Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố trên đài phát thanh Sài Gòn: " Tôi: Đại tướng
Dương Văn Minh - Tổng thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi quân lực cộng hoà hạ vũ
khí đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng miền Nam - Việt Nam. Tôi tuyên bố
chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến dịa phương phải giải tán hoàn toàn, giao chính
quyền từ trung ương đến địa phương lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà
miền Nam - Việt Nam". Tiếp đó đồng chí Bùi Văn Tùng vinh dự thay mặt các đơn vị
Quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc Lập dõng dạc tuyên bố. "... Chấp nhận sự đầu
hàng không điều kiện của Tổng thống chính quyền Sài gòn... Thành phố Sài Gòn - Gia
Định đã hoàn toàn giải phóng."
Từ đài phát thanh Sài Gòn vừa được giải phóng, tiếng nói của đội quân chiến thắng
được truyền tới khắp mọi miền Tổ quốc và tới khắp năm thâu, bốn biển, báo tin vui sự
nghiệp giải phóng miền Nam đã hoàn thành, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân Việt Nam đã toàn thắng.
Đứng trong "dinh Độc Lập" - thủ phủ chính quyền Sài Gòn đã về tay cách mạng; cán
bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 ý thức sâu sắc rằng mình đã cùng cả dân tộc tới được đích
thắng lợi của mấy chục năm chiến đấu kiên cường, anh dũng. Trong giờ phút thiêng
liêng này, giữa thành phố Sài Gòn vừa được giải phóng, mọi người vô cùng xúc động
nhớ tới Bác Hồ.
Giờ đây điều khẳng định của Bác đã trở thành hiện thực. Sau những tháng năm chiến
dấu gian khổ, quân và dân ta vừa vượt qua những bước cuối cùng và giành được thắng
lợi hết sức vẻ vang, thực hiện trọn vẹn mong muốn của Người.
Cũng trong sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Quân đoàn 2 đánh chiếm dinh Độc
Lập thì các Quân đoàn 3, 1, 4 và Đoàn 232 đã đánh vào nội đô, chiếm gọn các mục tiêu
sân bay Tân Sơn Nhất, bộ tổng tham mưu, bộ quốc phòng, biệt khu thủ đô, tổng nha
cảnh sát của chính quyền Sài Gòn.
Cùng với các cánh quân tiến vào giải phóng thành phố, nhân dân Sài Gòn - Gia Định
đã chiếm lĩnh nhiều công trình kinh tế, văn hoá, làm chủ các đường phố, hăng hái dẫn
bộ đội đi chiếm các vị trí của địch, lùng bắt bọn ác ôn lẩn trốn, tham gia gìn giữ trật tự
trị an, nhanh chóng ổn định tình hình.
Để kịp thời bảo đảm trật tự an ninh trong thành phố và các vùng vừa được giải phóng,
Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 được ủy nhiệm của Bộ Chỉ huy chiến dịch, chủ động ra
Thông cáo số 1 báo cáo với toàn thể đồng bào: "Quân giải phóng đã làm chủ hoàn toàn
thành phố Sài Gòn - Gia Định lúc 11 giờ 30 phút 1 ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chính
quyền Sài Gòn đã phải đầu hàng vô điều kiện..."1 (Trích "Thông cáo số 1", bản gốc lưu
Bảo tàng Quân đoàn 2), và tạm thời nêu sáu quy định để mọi người thực hiện, bảo đảm
trật tự trị an và sinh hoạt bình thường trong thành phố. Đài phát thanh Sài Gòn cứ 15
phút lại phát đi bản Thông cáo số 1 một lần.
Trong buổi trưa và chiều ngày 30 tháng 4, các lực lượng tiếp sau của Quân đoàn 2 lần
lượt tiến vào chiếm lĩnh quận 4, quận 9 và góp phần bảo vệ trọn vẹn thành quả vẻ vang
của chiến dịch. Cũng trong buổi chiều 30 tháng 4, Bộ Tư lệnh Quân đoàn giao nhiệm
vụ cho đồng chí Nguyễn Thái Cán - Phó tham mưu trưởng Quân đoàn, đồng chí
Nguyễn Văn Hàm - Phó chủ nhiệm chính trị Quân đoàn cùng một số cán bộ cơ quan tổ
chức việc quản lý, bảo vệ dinh Độc Lập. Và sau đó Bộ Tư lệnh Quân đoàn đã bàn giao
lại nhiệm vụ bảo vệ, quản lý khu vực này cho đơn vị bạn.
Sài Gòn - Gia Định được giải phóng đã tạo điều kiện cho quân, dân ta ở các tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long tiến công và nổi dậy thắng lợi. ở đảo Côn Sơn, các chiến sĩ
yêu nước nổi dậy giải phóng đảo. Quần dào Trường Sa, đảo Phú Quốc và các đảo quan
trọng khác cũng được Hải quân và bộ đội Quân khu 9 giải phóng cùng thời gian đó.
Trải qua một thời gian nỗ lực chuẩn bị và đẩy mạnh tiến công địch, chiến dịch Hồ Chí
Minh đã toàn thắng, Sài Gòn - Gia Định và toàn bộ miền Nam được giải phóng.
Vinh dự được tham gia trận quyết chiến chiến lược cuối cùng giải phóng Sài Gòn - Gia
Định, Quân đoàn 2 một lần nữa thể hiện sức chiến đấu và sức đột kích mạnh, tính cơ
động cao, xứng đáng là thành viên của lực lượng chủ lực cơ động trực thuộc Bộ Quốc
phòng. Ở trận đánh cuối cùng, một lần nữa Quân đoàn phát huy cao độ truyền thống
"Thần tốc, táo bạo, quyết thắng" được hình thành từ chiến dịch giải phóng Huế, chiến
dịch Đà Nẵng và cuộc cơ động thần tốc tiến công phá vỡ các tuyến phòng thủ ngăn
chặn của địch dọc miền Duyên Hải.
Trong năm ngày chiến đấu quyết liệt, liên tục, Quân đoàn 2 tiến công đập tan tuyến
phòng thủ đông và đông nam Sài Gòn của địch, tiêu diệt, bắt sống, gọi ra trình diện
hơn hai mươi nghìn tên địch; tiêu diệt và làm tan rã lữ đoàn 468 linh thủy đánh bộ, lữ
đoàn 1 dù, lữ đoàn 3 kỵ binh bay, chiến đoàn 322, chiến đoàn 318, lữ đoàn biệt động
933 và tàn quân của các sư đoàn 1, 2 ,3, 23, lữ đoàn 147, lữ đoàn 367 ở các quân khu 1
và 2 chạy về khu vực Sài Gòn - Gia Định; tiêu diệt và làm tan rã bốn thiết đoàn xe
tăng, xe bọc thép, bốn liên giang đoàn tàu thuyền chiến đấu; bắn rơi, bắn cháy 23 máy
bay, thu và phá hủy hàng trăm khẩu pháo các loại, nhiều tàu thuyền chiến đấu cùng
nhiều kho tàng và các phương tiện chiến tranh khác của địch. Sư đoàn 3 - đơn vị phối
thuộc với Quân đoàn, đã đánh chiếm và làm chủ Đức Thạnh, Bà Rịa, Vũng Tàu, bán
đảo Cần Giờ. Quân đoàn đã đánh chiếm và làm chủ Nước Trong, Long Thành, Nhơn
Trạch, Long Bình, Thủ Đức, Cát Lái quận 9, quận 4, một phần quận 1 và dinh Độc
Lập, bắt Tổng thống và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn.
Đối với Quân đoàn 2, chặng đường chiến đấu từ đông và đông nam Sài Gòn vào tới
dinh Độc Lập là một thử thách toàn diện cả về nhận thức, tư tưởng, quyết tâm và ý chí,
về năng lực lãnh đạo, trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ, cơ quan các cấp, nhất là cấp
chiến dịch. về khả năng, sức mạnh chiến đấu hiệp đồng binh chủng của các đơn vị, các
phân đội trong Quân đoàn.
Trong dịp về dự lễ kỷ niệm lần thứ nhất ngày thành lập quân đoàn tại Thủ Đức (17-5-
1975), Đại tướng Văn Tiến Dũng-Uỷ viên Bộ Chính trì Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Tặng Tham mưu trưởng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh nhận xét: Quân đoàn
2 "đã hoàn thành nhiệm vụ một cách đặc biệt xuất sắc" Quốc hội, Chính phủ tặng
thưởng Huân chương Quân công hạng nhất cho Quân đoàn và các sư đoàn 304, 325, 3,
Lữ đoàn 203, Lữ đoàn 164. Sư đoàn 673 phòng không, Lữ đoàn 219 công binh 67 đơn
vị của Quân đoàn được tăng Huân chương Quân công hạng nhì và hạng ba. Phần lớn
cán bộ, chiến sĩ và hầu hết các đơn vị tham gia chiến dịch đều được tặng Huân chương
Quân công, Chiến công và được khen thưởng xứng đáng. Kết thúc cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy mùa Xuân 1975 và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quân đoàn
2 vinh dự được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Sau đó Quân đoàn, các sư
đoàn 304, 324, 325, Lữ đoàn 203 xe tăng, 12 trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội và bốn cán
bộ, chiến sĩ của Quân đoàn vinh dự được Quốc hội và Chính phủ phong tặng danh hiệu
cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đại thắng!
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại toàn thắng!
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với quân, dân cả nước, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2
đã vượt qua chặng đường chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ, lập nhiều chiến công chói
lọi. Với lòng tin tưởng, tự hào, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn hăng hái bước vào giai đoạn
mới của cách mạng, quyết cùng toàn quân, toàn dân bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, tươi đẹp.
Chương sáu
QUÂN ĐOÀN 2 TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU HÒA BÌNH VÀ LÀM NGHĨA
VỤ QUỐC TẾ (5.1975 – 1985)

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại.

Từ trong khói lửa của cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt, quân và dân cả nước chuyển
sang thời kỳ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ba mươi năm chiến tranh để lại cho đất nước ta những hậu quả hết sức nặng nề về
nhiều mặt. Biết bao vấn đề cấp bách về kinh tế và xã hội đang đòi hỏi Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta phải nhanh chóng giải quyết. ở miền Nam, sau thắng lợi của cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, toàn bộ bộ máy chiến tranh xâm lược của
Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã sụp đổ Các tổ chức chính trị và lực lượng vũ trang phản
động về cơ bản đã bị đập tan. Nhưng đế quốc Mỹ và bọn phản động, nhất là bọn đầu sỏ
ác ôn, chưa chịu ngồi yên. Chúng còn tiếp tục chống đối, phá hoại sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta. Vì vậy nhiệm vụ đang đặt ra trước quân và dân ta là phải nhanh
chóng củng cố các vùng mới giải phóng, khắc phục những hậu quả do chế độ cũ để lại,
ổn định tình hình, tạo điều kiện đưa sự nghiệp cách mạng tiến nhanh trong giai đoạn
mới.
Trên tinh thần đó, cùng với một số đơn vị bạn, Quân đoàn 2 được Quân ủy Trung ương
và Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ ở lại tham gia bảo vệ và củng cố, xây dựng vùng giải
phóng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Sau khi thực hiện nhiệm vụ đánh phiếm "dinh Độc Lập" và quận 4, quận 9 Sài Gòn,
Quân đoàn đưa phần lớn lực lượng về đứng chân tại khu vực Biên Hoà - Bà Rịa. Riêng
Sư đoàn 324 đứng chân ở tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
Để làm tròn nhiệm vụ cấp trên giao cho, yêu cầu trước tiên đối với cán bộ, chiến sĩ
Quân đoàn là không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị và tinh thần cảnh giác
cách mạng; đồng thời, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng để vận dụng vào thực
tiễn công tác đạt hiệu quả cao.
Nhận thức rõ yêu cầu đó, trong tháng 5 năm 1975, Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh
quân đoàn tổ chức một đợt sinh hoạt chính trị giáo dục tình hình, nhiệm vụ, mở đầu
cuộc tiến công của Quân đoàn trên mặt trận chiến đấu, công tác mới. Thực hiện nhiệm
vụ truy quét tàn quân và các tổ chức phản động của địch, phồl hợp cùng các lực lượng
địa phương vận động quần chúng nhân dân xây dựng lực lượng và chính quyền cơ sở ở
các vùng mới giải phóng, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định sử dụng một lực lượng
khá lớn gồm năm trung đoàn bộ binh của các Sư đoàn 304, 325, 324 và tám tiểu đoàn
của các đơn vị binh chủng làm nhiệm vụ truy quét địch. Lực lượng làm công tác vận
động quần chúng, xây dựng chính quyền cách mạng ở cơ sở gồm 2.000 đảng viên,
đoàn viên. Lực lượng này được tổ chức thành 83 đội và hơn 100 tổ công tác, trực tiếp
phối hợp hoạt động cùng Đảng bộ, chính quyền nhân dân của 274 ấp thuộc 68 xã trên
16 huyện trọng điểm của tám tỉnh: Lâm Đồng, Tuyên Đức, Bình Tuy, Bình Thuận,
Ninh Thuận, Biên Hoà, Bà Rịa và quận Thủ Đức thành phố Sài Gòn (sau đổi tên là
thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn có 502 cán bộ trung cấp, sơ cấp tăng cường cho
chính quyền địa phương làm nhiệm vụ ổn định tình hình hoạt động trong một số ngành
sản xuất, dịch vụ...
Các lực lượng đi làm nhiệm vụ vận động quần chúng và truy quét địch, được Cục
Chính trị Quân đoàn và cơ quan chính trị các cấp bồi dưỡng những nội dung công tác
cần thiết. Nghiên cứu các chỉ thị, hướng dẫn nhiệm vụ của Tổng cục Chính trị và các
tổng kết kinh nghiệm công tác vận động quần chúng của quân đội ta trong thời kỳ
chiến tranh, Thường vụ Đảng ủy và Cục Chính trị Quân đoàn đề ra phương hướng và
các bước công tác cụ thể, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các bước công tác có tính chất
mấu chốt là: cùng địa phương tuyên truyền giác ngộ. phát động quần chúng nhân dân;
nghiên cứu điều tra nắm chắc bọn phản động, nhất là bọn đang còn giấu mặt, có biện
pháp trấn áp kịp thời, có hiệu quả; xây dựng các đoàn thể và tổ chức cách mạng ở cơ
sở, đưa quần chúng vào các tổ chức, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, xây
dựng nếp sống văn hoá mới.
Trong vận động quần chúng và truy quét địch, các đơn vị của Quân đoàn phối hợp chặt
chẽ với lực lượng địa phương và dựa vào đông đảo quần chúng nhân dân lao động để
xây dựng chính quyền, đoàn thể, phát hiện, trấn áp địch.
Mặc dù vừa trải qua một cuộc chiến đấu gian khổ, quyết liệt và sau ngày toàn thắng
chưa được một phút nghỉ ngơi, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn lại hăng hái thực hiện
nhiệm vụ mới lòng đầy tin tưởng phấn khởi. Trong các tháng cuối năm 1975 và đầu
năm 1976, được sự giúp đỡ tích cực của nhân dân địa phương và đồng bào các dân tộc,
Quân đoàn đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tham gia truy quét tàn binh địch, lực lượng
FULRO và các tổ chức vũ trang phản động do C.I.A cài cắm lại. Vốn là các đơn vị
quen đánh lớn, đánh hiệp đồng binh chủng, nay đi vào hoạt động nhỏ, lẻ, cán bộ, chiến
sĩ Quân đoàn gặp không ít khó khăn. Bọn địch thường bí mật xây dựng căn cứ trong
các hang sâu, rừng rậm. Có khi, chúng xảo quyệt ẩn náu, trà trộn trong dân, lợi dụng
lúc ta sơ hở, đánh phá, bắn giết cán bộ, đốt phá bản làng, khống chế nhân dân, phá hoại
sản xuất. Để đành thắng một kẻ địch như vậy, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn đã ngày đêm
suy nghĩ bàn bạc; vừa đánh vừa tìm hiểu địch, vùa đánh vừa họe hỏi rút kinh nghiệm,
từng bước nâng cao hiệu suất chiến đấu. Từ tháng 5 năm 1975 tới tháng 3 năm 1976,
các đơn vị của Quân đoàn đã diệt và bắt được hơn 4.000 tên, phá vỡ nhiều căn cứ quan
trọng của địch trên phạm vi địa bàn được phân công, tiêu diệt biệt đoàn 012 đặc nhiệm
và năm tiểu đoàn địch, thu và phá hủy hàng nghìn súng các loại; cùng các đơn vị bạn
và lực lượng địa phương tiêu diệt phần lớn cơ quan đầu não của địch, làm tan rã về cơ
bản lực lượng vũ trang của chúng. Để có được những thắng lợi này, cán bộ, chiến sĩ
Quân đoàn đã phải đổi không ít trí lực, mồ hôi và cả xương máu.
Tuy nhiên, những thắng lợi trong nhiệm vụ truy quét địch của Quân đoàn và các đơn vị
bạn mới chỉ là những kết quả bước đầu. Trước sức mạnh áp đảo của cách mạng, tổ
chức FULRO và các thế lực phản động ở miền Nam nước ta dang ngoan cố chuyển
hướng sang hoạt động bí mật, tìm cách nhen nhóm lại lực lượng, tiếp tục chống phá
cách mạng. Cuộc chiến đấu nhằm củng cố thắng lợi của dân tộc vừa giành được trong
mùa Xuân 1975 vẫn còn đang tiếp tục.
Cùng thời gian này, các tổ, đội công tác vận động quần chúng nhân dân, xây dựng
vùng mới giải phóng cũng sôi nổi thực hiện nhiệm vụ. Phạm vi hoạt động của Quân
đoàn rất rộng và đa dạng: có những vùng ở ngay sát đô thành Sài Gòn có khu vực
thuộc vùng rừng núi hẻo lánh xa xôi; có những vùng hầu hết là đồng bào theo đạo
Thiên chúa bị địch cưỡng bức di cư từ miền Bắc vào; có những nơi trong chiến tranh bị
địch chà đi xát lại nhiều lần...
Qua những năm dài sống dưới ách thống trị tàn bạo của Mỹ - ngụy, bị chúng khống
chế gắt gao và tuyên truyền xuyên tạc phần lớn quần chúng nhân dân chưa có dịp hiểu
biết về cách mạng, chưa thấy rõ bạn, thù. Sau ngày giải phóng, họ sống trong tình trạng
thấp thỏm, lo âu. Đất nước đã độc lập, thống nhất, nhưng họ lo lắng cho số phận và
cuộc sống sắp tới; lo sợ một cuộc "tắm máu” sẽ diễn ra, cách mạng sẽ "trả thù”... nhất
là những người có thân nhân từng hoạt động trong các tổ chức của địch.
Với trách nhiệm, tình cảm sâu sắc của người chiến sĩ Quân đội cách mạng, cán bộ,
chiến sĩ Quân đoàn đem chân lý cách mạng về với bà con thôn ấp, cùng lo cái lo của
làng xóm, bàn bạc với nhân dân, đem những kinh nghiệm thực tế của miền Bắc xã hội
chủ nghĩa phổ biến hướng dẫn nhân dân nhanh chóng đi vào ổn định đời sống, tổ chức
cho nhân dân khắc phục khó khăn phục hồi sản xuất, bảo đảm đời sống. Đối với những
gia đình trong chiến tranh đã bỏ làng xóm phiêu dạt lên các thành phố, cán bộ và chiến
sĩ động viên, tạo điều kiện cho bà con trở về xây dựng quê hương, ổn định cuộc sống.
Đối với thanh niên nam nữ bị rơi vào cuộc sống trụy lạc thì kiên trì giáo dục, khuyên
nhủ. Đồi với những gia đình có người thân còn trốn tránh chưa chịu ra trình diện và
hoạt động chống đối thì tận tình giảng giải chính sách của Đảng, thuyết phục họ đi tìm,
gọi chồng con trở về...
Bằng lời nói và hành động thực tế, các chiến sĩ nhanh chóng chiếm được lòng tin yêu
của nhân dân địa phương. Nhờ vậy công tác tổ chức chính quyền, đoàn thể quần chúng
ở cơ sở phát triển tương đối vững chắc. Trên địa bàn Quân đoàn phụ trách, ngoài số
147.181 binh lính và nhân viên thuộc quân đội và chính quyền Sài Gòn đang được
Quân đoàn phối hợp cùng các địa phương quản lý, giáo dục, cải tạo tại chỗ, đồng bào
đã tìm gọi thêm được 2.514 người thân của mình trở về trình diện chính quyền cách
mạng. Được sự giúp đỡ tích cực của nhân dân, ta còn thanh lọc được 651 tên tề điệp cũ
đã lợi dung lúc giao thời chui vào tổ chức chính quyền và đoàn thể cách mạng hoạt
động phá hoại. Đồng thời đã bắt giữ 1.138 tên khác trốn cải tạo tiếp tục hoạt động
chống đối cách mạng.
Phấn khởi trước những thành công bước đầu, Quân đoàn cùng địa phương tổ chức các
lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chính quyền đoàn thể cách mạng vừa được hình
thành, hướng dẫn các đoàn thể đi vào hoạt động. Trong sáu tháng cuối năm 1975, các
đơn vị đã bồi dưỡng cho 2.152 cán bộ chính quyền thôn ấp, hơn 500 cán bộ đoàn thể,
hàng trăm cán bộ quân sự và huấn luyện cho 3.392 dân quân, du kích làm lực lượng
nòng cốt bảo vệ chính quyền, bảo vệ trật tự trì an ở cơ sở. Cán bộ và chiến sĩ ở các đơn
vị còn tổ chức hàng trăm lớp "bình dân học vứt xóa nạn mù chữ cho hàng nghìn người
thất học dưới chế độ cũ và thành lập hơn 100 tổ, đội văn nghệ quần chúng, dạy múa hát
cho thanh niên, nhi đồng, đem lại cuộc sống vui tươi, lành mạnh về thôn xóm.
Sau hơn một năm, Quân đoàn nỗ lực tham gia củng cố xây dựng, tình hình mọi mặt ở
những vừng Quân đoàn phụ trách đã ổn định và bước đầu có sự phát triển. Bọn tàn
quân, tổ chức FULRO và các lực lượng phản động mới nhen nhóm về cơ bản đã bị đè
bẹp và tan rã. Hầu hết những tên trốn tránh không trình diện, lén lút móc nối lực lượng
hoạt động phá hoại đã bị quần chúng nhân dân phát giác, buộc phải ra trình diện hoặc
bị ta bắt. Tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội dần dần được ổn định và đi vào
nền nếp. Hệ thống chính quyền cách mạng ở cơ sở được kiện toàn, phát huy chức năng
quản lý xã hội trên tinh thần làm chủ tập thể của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Nhân dân phấn khởi, đoàn kết, hăng hái góp sức mình vào công cuộc xây
dựng chế độ xã hội mới.
Trong thời gian đứng chân, hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận,
Quân đoàn đã vinh dự được đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng -
Lê Quẩn và Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp về thăm. Đồng chí
Tổng Bí thư và đồng chí Bộ trưởng ân cần động viên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ Quân
đoàn phát huy những thắng lợi đã giành được trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước;
luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nâng cao trình độ mọi mặt, hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng.
Tháng 6 năm 1976, Quân đoàn 2 hoàn thành nhiệm vụ tham gia củng cố và bảo vệ
vùng mới giải phóng. Chấp hành chỉ thị của Bộ Quốc phòng, ngày 2 tháng 6 năm 1976,
Sư đoàn 324 bộ binh rời khỏi đội hình của Quân đoàn 2, chuyển về Quân khu 4 nhận
nhiệm vụ mới.
Hơn hai năm xây dựng và chiến đấu trong đội hình Quân đoàn 2, cán bộ, chiến sĩ Sư
đoàn 324 đã có những dòng góp quý báu, xây dựng nên truyền thống chiến đấu oanh
liệt của Quân đoàn. Trong buổi gặp mặt chia tay có đông đủ đại diện cơ quan và các
đơn vị của toàn Quân đoàn tại Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, mọi người đều xúc
động khi nhắc tới cuộc hành trình để kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ
vừa qua. Thay mặt cán bộ, chiến sĩ toàn Quân đoàn, các đồng chí Tư lệnh và Chỉnh ủy
quân đoàn chúc Sư đoàn 324 phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, tiếp tục vươn lên
lập nhiều thành tích, chiến công trong giai đoạn mới của cách mạng.
Chưa đầy mười ngày, sau khi Sư đoàn 324 lên đường chuyển về Quân khu 4, chấp
hành chỉ thị của Bộ, Quân đoàn 2 cũng chuyển toàn bộ lực lượng ra đóng ở Trị - Thiền
- Huế và Quảng Nam - Đà Nẵng, tranh thủ củng cố, xây dựng lực lượng chuẩn bị cho
nhiệm vụ mới.
Sau 30 năm đoàn kết chiến đấu "cọng rau bẻ nửa, hạt gạo cắn đôi", nhân dân ba nước
anh em Việt Nam, Lào, Campuchia đã cùng nhau giành được thắng lợi hoàn toàn.
Lẽ ra từ đây nhân dân ba nước được hưởng hoà bình, độc lập tự do, tập trung sức lực
và trí tuệ xây dựng đất nước giàu mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong tình đoàn
kết hữu nghị không ngừng được củng cố. Nhưng tình hình không diễn ra như vậy. Trên
thế giới cũng như trong khu vực, những sự tập họp lực lượng mới đang diễn ra. Đế
quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế đã triển khai chiến lược mới nhằm chống
phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ba nước bằng những thủ đoạn mới. Trọng điểm
chống phá của chúng là Việt Nam.
Một trong những thủ đoạn quen thuộc của chúng là chia rẽ ba nước, kích động nước
này chống lại nước kia. Dùng nước này làm bàn đạp chống phá nước kia. Vũ khí độc
ác của chúng là chủ nghĩa dân tộc cực đoan phản động.
Trên đất nước Campuchia, tập đoàn phản động Pônpốt, Iêng Xari đã dựng lên một con
quái vật được gọi là "chủ nghĩa xã hội trong sạch". Thực chất đây là một chế độ độc tài
tàn bạo có một không hai trong lịch sử, nhằm thực hiện mưu đồ ngông cuồng của
chúng. Chính sách phản động của bè lũ Pônpốt đã làm cho nhân dân Campuchia phải
chịu những tai họa khủng khiếp của nạn diệt chủng. Thành quả cách mạng của nhân
dân Campuchia đã bị thủ tiêu.
Để đối phó với sự chống đối của nhân dân trong nước, bọn phản động Pônpốt đã chĩa
mũi nhọn ra bên ngoài, vu khống Việt Nam, xuyên tạc quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa
nhân dân ba nước Đông Dương trong mấy chục năm qua, kích động hận thù giữa hai
dân tộc và gây ra cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam nước ta.
Trong khi thế lực bành trướng đồng loã và lợi dụng bọn phản động Pônpốt chống Việt
Nam để thực hiện mưu đồ của họ thì chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động nuôi
dưỡng và sử dụng bọn phản động lưu vong Lào từ bên ngoài trở về phá hoại cách
mạng Lào và tạo bàn đạp chống phá Việt Nam.
Cuối năm 1976, tình hình ở một số tỉnh ở Nam Lào, nhất là tỉnh Xavanakhét (tỉnh có
đường số 9 thông với Việt Nam) trở nên rất phức tạp. Ở một số vùng bọn phản động đã
nắm được chính quyền. Một số đoạn đường giao thông quan trọng thường xuyên bị uy
hiếp. Nguy cơ nổ ra bạo loạn lật đổ ở tỉnh Xavanakhét ngày càng tăng. Trước diễn biến
phức tạp của tình hình ở Đông Dương và Đông Nam Á, tình đoàn kết và quan hệ đặc
biệt giữa nhân dân hai nước Việt - Lào được hai Đảng và hai Nhà nước không ngừng
củng cố và phát triển.
Là đơn vị cơ động chiến lược ở khu vực miền Trung, từ trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước trước đây cũng như khi từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng
Nam Trung Bộ trở lại Trị - Thiên; cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 thường xuyên quan
tâm, theo dõi mọi diễn biến tình hình trong khu vực này.
Mùa thu năm 1976, khi vừa nổ ra cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan, trong cuộc họp
bàn về lãnh đạo chuyển quân ra Quảng Trị, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn 325 đã phân tích
tình hình và xác định thêm nhiệm vụ sẵn sàng cơ động chiến đấu khi tới địa điểm mới.
Tháng 10 năm 1976, theo yêu cầu của bạn, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định cử một
bộ phận lực lượng sang giúp bạn bảo vệ thành quả cách mạng ở hai tỉnh Xavanakhét và
Xaravan. Quân đoàn 2, mà trực tiếp là Sư đoàn 325 được vinh dự nhận nhiệm vụ đó.
Sau 24 giờ kể từ lúc nhận lệnh chính thức của Bộ, trung đoàn 101 (thiếu) Sư đoàn 325
bộ binh được tăng cường tiểu đoàn 9 trung đoàn 66 Sư đoàn 304 bộ binh và một số đơn
vị chuyên môn, kỹ thuật của Quân đoàn, dưới sự chỉ huy của Phó tư lệnh Sư đoàn 325
nhanh chóng cơ động theo đường số 9 vượt đèo Lao Bảo sang đất nước bạn. Một thời
gian sau đó, trung đoàn 18, Sư đoàn 325 tiếp tục sang làm nhiệm vụ theo yêu cầu của
bạn. Cán bộ, chiến sĩ vượt Trường Sơn làm nhiệm vụ quốc tế đã được chính quyền và
nhân dân của bạn nơi đơn vị đến đón tiếp thân tình, chu đáo.
Kể từ ngày thành lập (ngày 17 tháng 5 năm 1974), đây là lần đầu tiên Quân đoàn 2 đưa
lực lượng đi làm nhiệm vụ quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã từng
liên minh với bạn chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, các đơn vị
tiền thân của Quân đoàn từng phối hợp cùng lực lượng vũ trang cách mạng của bạn mở
nhiều chiến dịch lớn chống kẻ thù chung, tiêu biểu là các chiến dịch giải phóng miền
Đông Trung - Hạ Lào (1953-1954), chiến dịch Trung Lào (1961 - 1962); chiến dịch
phản công đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ - ngụy trên vùng Sêpôn,
đường số 9 (năm 197 1)... Vùng biên giới hai nước rừng núi trùng điệp, sông núi liền
nhau, từng chứng kiến bao sự kiện biểu hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa lực lượng cách
mạng và nhân dân hai nước. Mỗi lần chiến sĩ ta qua biên giới phối hợp cùng bạn chiến
đấu lại càng tô thắm thêm mối tình son sắt, thủy chung hiếm có giữa hai dân tộc Việt -
Lào.
Được sự hướng dẫn của bạn, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 825 lần lượt vượt qua Sêpôn -
Tà khống, Mường Phin và toả ra địa bàn của các tỉnh Xavanakhét, Xaravan làm nhiệm
vụ.
Sự có mặt đúng lúc của lực lượng vũ trang ta, kề vai, sát cánh cùng lực lượng vũ trang
nhân dân Lào sẵn sàng chiến đấu đã có tác dụng củng cố thế phòng thủ, kịp thời ngăn
chặn âm mưu mới của bọn đế quốc và tay sai của chúng. Đặc biệt là đã góp phần chặn
đứng âm mưu tổ chức bạo loạn và phá hoại của địch trong dịp tết cổ truyền
"Xipxoòngtula" năm 1976. Nhưng quan trọng hơn cả là đã tạo điều kiện thuận lợi để
lực lượng vũ trang bạn tập trung đẩy mạnh tiến công, truy quét, tiêu diệt lực lượng vũ
trang và các tổ chức chính trị phản động của địch đang ngoan cố hoạt động chống đối,
đồng thời cùng các lực lượng chính trị củng cố, xây dựng vùng mới giải phóng về mọi
mặt ngày càng ổn định vững mạnh.
Trong các tháng cuối năm 1976 và trong năm 1977, có sự hỗ trợ tích cực của cán bộ,
chiến sĩ Sư đoàn 32t5 và các đơn vị bạn đã kết hợp chặt chẽ giữa công tác phát động
quần chúng, củng cố và xây dựng chính quyền cơ sở với nhiệm vụ truy quét tiêu diệt
địch, liên tiếp giành nhiều thắng lợi. Trong trận tập kích địch ở nam Mường Phalan,
bạn đã diệt và bắt gọn toàn bộ địch trong đó có cả bọn chỉ huy. Trong trận đánh địch ở
Đônnheng, được nhân dân địa phương dùng thuyền chuyên chở, giữa lúc trời mưa to
gió lớn, bộ đội bạn đã luồn vào "căn cứ nổi" giữa vùng đầm lầy, rậm rạp, vây bắt gọn
địch. Trận tập kích lực lượng địch ở bản Đànnalao, bạn đã khôn khéo tách địch ra khỏi
dân để bắt gọn chúng, thu toàn bộ vũ khí, trang bị...
Cùng thời gian đó, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn vừa thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng
chiến đấu và chiến đấu, vừa tích cực tổ chức lao động giúp bạn. Lữ đoàn 219 công
binh đã khắc phục mọi khó khăn, tập trung công sức hoàn thành việc bắc cầu phao Tà
khống. Tiếp đó đơn vị đã tập trung sửa chứa 60 cầu, khôi phục và mở rộng mặt đường
số 9 và số 13. Đội điều trị 16 ngoài việc cứu chữa, chăm sóc thương bệnh binh, còn
giúp đỡ địa phương khám và điều trị cho nhân dân, phối hợp với y tế bạn đẩy mạnh
phong trào vệ sinh phòng bệnh rộng khắp các bản làng.
Bị lực lượng vũ trang bạn truy quét liên tục, bọn phản động, thổ phỉ phần bị tiêu diệt,
phần trước thanh thế của cách mạng đã mang súng về trình diện để được hưởng chính
sách khoan hồng. Tình hình dần dần trở nên ổn định. Các vùng mới giải phóng của bạn
ngày càng được củng cố, vững chắc. Chính quyền nhân dân và các đoàn thể cách mạng
được tổ chức tới từng bản làng hẻo lánh và từng bước phát huy được vai trò quản lý xã
hội, tổ chức nhân dân và xây dựng cuộc sống mới. Các trường học được mở cửa.
Thanh niên nam nữ các dân tộc hăng hái lao động sản xuất và tình nguyện gia nhập các
tổ chức dân quân, du kích, tích cực luyện tập quân sự, tuần tra, canh gác bảo vệ bản
làng. Ngay ở hai huyện trước đây bọn địch hoạt động mạnh nhất (huyện Keng cốc tỉnh
Xavanakhét và huyện Lakhônphèng tỉnh Xaravan) tình hình cũng đã đi vào ổn định.
Trong dịp kỷ niệm lần thứ hai, ngày nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ra đời (2.
12. 1975 - 2.12.1977) chính quyền địa phương đã có điều kiện đón mời đông đảo nhân
dân ở các bản làng về huyện lỵ dự mít tinh và mở hội đông vui suốt mấy ngày. Tuy còn
nhiều phức tạp, khó khăn, song không khí ổn định, yên bình đã đến với nhân dân trong
vùng.
Tình hình thế giới và tình hình trên bán đảo Đông Dương đang ngày càng phức tạp.
Cuộc chiến tranh ở biên giới Việt Nam - Campuchia đã nổ ra và đang tiếp tục mở rộng.
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng thêm căng thẳng. Vì thế, việc củng cố xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và các binh đoàn chủ lực cơ động chiến
lược nói riêng, đang trở nên cấp thiết đối với công cuộc phòng thủ đất nước.
Đầu năm 1978, Sư đoàn 968 được giao nhiệm vụ sang thay thế cho Sư đoàn 325 về
nước xây dựng và củng cố (Bộ đã tăng cường Sư đoàn 968 cho Quân đoàn từ đầu năm
1977). Riêng trung đoàn 101 ở lại, nằm trong đội hình của Sư đoàn 968 và tiếp tục làm
nhiệm vụ cho đến hết năm 1978 mới trở về đội hình của Quân đoàn, khi Quân đoàn đã
xây dựng xong một trung đoàn mới để bổ sung cho Sư đoàn 968. Qua hơn một năm
hoạt động trên đất nước bạn, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 và các lực lượng tăng
cường, phối thuộc đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế được giao.
Trong buổi liên hoan chia tay, Bộ Tư lệnh quân khu bạn và Tỉnh ủy tỉnh Xavanakhét
thay mặt nhân dân Nam Lào trao tặng Sư đoàn 325 thanh gươm truyền thống của
Phòcàđuột, người Anh hùng dân tộc Lào. Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào tặng các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn nhiều huân chương, huy chương cao
quý, biểu dương sự đóng góp tích cực của bộ đội ta vào sự nghiệp cách mạng chung,
thắt chặt tình đoàn kết đặc biệt, thủy chung hiếm có giữa hai dân tộc và lực lượng vũ
trang cách mạng hai nước Việt - Lào.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, bị tiêm nhiễm bởi những tư tưởng phản
động, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Campuchia do Pônpốt, Iêng Xari
cầm đầu đã có những biểu hiện và hành động thiếu hữu nghị khi phối hợp cùng lực
lượng vũ trang nhân dân ta chiến đấu chống kẻ thù chung. Sau ngày giành được chính
quyền ở Phnômpênh, một mặt; họ thi hành chính sách diệt chủng phản động, phản
nhân dân ở trong nước, mặt khác họ công khai phản bội trắng trợn tình đoàn kết truyền
thống giữa hai dân tộc và lực lượng vũ trang cách mạng của hai nước, mở cuộc tiến
công, từ liều lĩnh đánh chiếm một số đảo và đồn biên phòng của ta, tiến lên gây hấn
trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia với những mưu đồ đen tối. Đảng và
Nhà nước ta đã nhiều ìần bày tỏ thiện chí và tự kiềm chế. Nhưng ta càng tự kiềm chế,
kẻ địch càng lấn tới.
Ngay từ đầu tháng 5 năm 1975, khi miền Nam nước ta vừa được giải phóng, bọn phản
động Pônpốt, Iêng Xari đã cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc (3-5), Thổ Chu (10-5),
lấn chiếm biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Tiếp đó, từ tháng 4 năm 1977, bất chấp
công ước quốc tế và thiện chí hòa bình của Đảng, Nhà nước ta, bọn phản động Pônpốt,
Iêng Xari ồ ạt xua quân tràn sang đánh chiếm một số địa bàn quan trọng của ta thuộc
các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Sông Bé, Tây Ninh, Đắc Lắc.
Có nơi chúng đã lấn sâu vào lãnh thổ Việt Nam hơn 30 kilômét, cướp phá, tàn sát đồng
bào ta, gây nên nhiều tội ác hết sức man rợ. Chúng dự tính sau khi chiếm được các bàn
đạp trên vùng biên giới, sẽ đánh chiếm nhiều vùng ở sâu trong lãnh thổ của ta.
Cuộc chiến đấu tự vệ của quân và dân ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam diễn ra vô
cùng quyết liệt và phức tạp. Một lần nữa nghĩa vụ thiêng liêng chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc xã và đang tới với các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
Về nhiệm vụ của Quân đoàn 2, trong dịp về thăm và chúc Tết Quân đoàn ở thành phố
Huế đầu năm 1978, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã nói: "Nói về Quân đoàn các đồng
chí, phần lớn các đơn vị đã hình thành và lớn lên ở miền Trung. Từ đây, trên đất Phú
Xuân, nơi còn ghi dấu lịch sử của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và chặng
đường của chiến dịch thần tốc oai hùng 189 năm về trước, tôi càng suy nghĩ nhiều đến
nhiệm vụ của Quân đoàn 2...". Sau khi có Nghị quyết hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp
hành Trung ương khoá IV Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4- 1978) về tình hình
nhiệm vụ mới, Bộ có ý định điều Quân đoàn 2 ra tăng cường bảo vệ biên giới phía
Bắc. Nhưng do mẫn cảm với tình thế chung, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân đoàn xác
định: đã là quân đoàn chủ lực cơ động chiến lược đứng chân trên địa bàn chiến lược
miền Trung thì phải sẵn sàng cơ động trên mọi hướng. Do tình hình cuộc chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta ở biên giới Tây Nam diễn ra ngày càng quyết liệt,
rất có thể Quân đoàn sẽ phải cơ động vào Nam chiến đấu trước, sau đó mới chuyển ra
tăng cường bảo vệ phía Bắc. Quân đoàn đã báo cáo lên đồng chí Tổng Tham mưu
trưởng suy nghĩ trên. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng đã đồng ý cho Quân đoàn tổ
chức một bộ phận đi nghiên cứu, tìm hiểu tình hình và chuẩn bị chiến trường ở phía
Nam.
Ngày 2 tháng 5 năm 1978, trung đoàn 18 Sư đoàn 325 vừa hoàn thành nhiệm vụ quốc
tế ở Lào trở về thì nhận được lệnh tiếp tục đi tăng cường cho Quân khu 9. Đây là đơn
vị đầu tiên của Quân đoàn lên đường vào chiến trường Tây Nam chiến đấu. Sự kiện
này càng củng cố thêm phán đoán của lãnh đạo quân đoàn và công tác chuẩn bị mọi
mặt cho nhiệm vụ chiến đấu mới càng được tiến hành tích cực hơn.
Tình hình biên chế, tổ chức của Quân đoàn tới đây đã có những biến đổi lớn so với
thời kỳ tham gia Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Ngay sau khi giải phóng hoàn toàn
miền Nam, để đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng đất nước sau chiến tranh và
đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của quân đội ta trong giai đoạn mới, các đơn vị
binh chủng kỹ thuật của Quân đoàn đã được thu gọn lại và chuyển một bộ phận về
Tổng cục Xây dựng kinh tế. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, hàng chục nghìn
chiến sĩ các đơn vị được giải quyết chính sách phục viên sau chiến tranh và hàng nghìn
cán bộ được điều động bổ sung cho mặt trận sản xuất, xây dựng lại đất nước. Về lực
lượng binh chủng, Sư đoàn 673 phòng không đã được tổ chức lại thành Lữ đoàn 673
phòng không. Về lực lượng bộ binh, Quân đoàn chỉ có hai sư đoàn. Sư đoàn 304 có
biên chế hoàn chỉnh của sư đoàn loại một. Sư đoàn 325 (thiếu hai trung đoàn bộ binh)
đã chuyển từ biên chế loại một xuống loại ba, làm nhiệm vụ huấn luyện tân binh.
Nhưng do có sự phán đoán và nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ của một quân đoàn chủ
lực cơ động như đã nói ở trên, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn chấp thuận sáng kiến
đề nghị của lãnh đạo Sư đoàn 325 khéo tổ chức sao cho vẫn thường xuyên đảm bảo có
đủ cán bộ trung đội, tiểu đội và nhân viên chuyên môn kỹ thuật, để khi có lệnh có thể
khôi phục Sư đoàn 325 thành một đơn vị có biên chế, tổ chức lực lượng hoàn chỉnh
một cánh nhanh chóng.
Về mặt hậu cần cũng do có sự phán đoán và nhận thức về nhiệm vụ nói trêu khi bàn
việc rút các cơ sở còn lại ở phía Nam ra Huế - Đà Nẵng Quân đoàn đã quyết định vẫn
tạm giữ lại các kho trạm của Quân đoàn ở thành phố Hồ Chí Minh, chủ động sẵn sàng
đáp ứng về mặt bảo đảm hậu cần khi Quân đoàn được giao nhiệm vụ cơ động chiến
dấu trên hướng này.
Trong quý III và đầu quý IV năm 1978, tình hình chiến sự và tin thắng lợi của các đơn
vị bạn đang trực tiếp chiến đấu ở mặt trận Tây Nam trung đó có trung đoàn 18 đang
hoạt động ở vùng biên giới Hà Tiện) dội về, càng thúc giục cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn
nỗ lực chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng ra trận. Mọi hoạt động của Quân đoàn đều nhằm vào
mục tiêu củng cố, nâng cao chất lượng và sức mạnh chiến đấu hiệp đồng binh chủng,
sẵn sàng đánh thắng kẻ địch trong mọi tình huống và trên mọi chiến trường. Quân đoàn
đặc biệt quan tâm tổ chức học tập, rút kinh nghiệm chiến đấu của các đơn vị đang hoạt
động ở chiến trường Tây Nam để kịp thời bổ sung vào việc huấn luyện bộ đội. Cuộc
diễn tập thực binh và cuộc tập dượt hành quân đường dài từ Đà Nẵng vào đèo Cù
Mông (đồng thời cũng là để nghi binh) của Sư đoàn 304 được cơ quan tham mưu chiến
lược cua Bộ đánh giá cao.
Sự biến động về tổ chức, biên chế của Quân đoàn trong ba năm (từ 5-1975 đến 5-
1978), ở mức độ nào đó đã gây cho Quân đoàn những khó khăn, bị động khi nhận
nhiệm vụ tổ chức cho Sư đoàn 325 và một số phân đội khác làm nhiệm vụ quốc tế ở
Lào. Giờ đây, khó khăn đó sẽ nhân lên bội phần nếu Quân đoàn được giao nhiệm vụ
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam.
Trước yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới, tháng 10 năm 1978, Bộ Quốc phòng chỉ
thị cho Quân đoàn gấp rút kiện toàn lại biên chế tổ chức, chuyển Sư đoàn 325 từ biên
chế loại ba về loại một với biên chế đầy đủ ba trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo
binh và các đơn vị trực thuộc; đồng thời triển khai xây dựng thêm Sư đoàn 306 bộ
binh, thay thế cho Sư đoàn 968 ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào. Tiếp
đó, từ Hà Nội đồng chí Phan Hàm - Cục phó Cục Tác chiến đã đáp máy bay vào Quân
đoàn dự báo ý định của Bộ về nhiệm vụ của Quân đoàn 2 trên chiến trường Tây Nam
và bàn bạc kế hoạch đảm bảo cho cuộc hành quân thần tốc của Quân đoàn vào mặt
trận. Việc chuẩn bị cho nhiệm vụ cơ động vào phía Nam chiến đấu vì thế càng được
tiến hành ráo riết, khẩn trương hơn.
Trong thời gian này, mặc dù công việc bề bộn, theo chỉ thị của Bộ, Quân đoàn vẫn tổ
chức tốt cuộc diễn tập sư đoàn có thực binh lần thứ hai để cán bộ lãnh đạo Quân đội
nhân dân Lào anh em tham quan, đồng thời kết hợp rèn luyện cho cán bộ chỉ huy và cơ
quan Sư đoàn 325. Tới đầu tháng 11 năm 1978, Quân đoàn đã cơ bản hoàn thành công
tác chuẩn bị về mọi mặt. Sư đoàn 325 đã tổ chức thêm được hai trung đoàn mới là
trung đoàn 18b, trung đoàn 111 bộ binh và đang hết sức tranh thủ thời gian còn lại đẩy
mạnh tốc độ xây dựng, huấn luyện nâng cao chất lượng của đơn vị. Ngành Hậu cần, kỹ
thuật quân đoàn khẩn trương triển khai chuẩn bị lượng dự trữ vật chất, khôi phục sửa
chữa 500 súng các loại, gần 1.000 máy thông tin và các khí tài khác, hơn 20 xe tăng,
thiếp giáp và hàng trăm xe ô tô sẵn sàng bảo đảm cho nhiệm vụ cơ động chiến đấu. Sư
đoàn 306 bộ binh đã được Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập ngày 15 tháng 11
năm 1978 (Quyết định số 830/QĐQP) với đội ngũ ban đầu gồm các cơ quan tham
mưu, chính trí, hậu cần của sư đoàn, ba trung đoàn bộ binh (421, 422, 423), một trung
đoàn pháo binh (trung đoàn 424), một số tiểu đoàn, đại đội trực thuộc đang khẩn
trương ổn định biên chế, tổ chức để nhanh chóng bước vào thực hiện nhiệm vụ huấn
luyện tân binh, bổ sung cho Sư đoàn 304, 32ô và các đơn vị đang làm nhiệm vụ ở phía
trước.
Giờ phút toàn Quân đoàn lên đường ra trận đã tới. Đầu tháng 12 năm 1978, từ mặt trận
biên giới Tây Nam tin vui bay đến làm nức lòng mọi người: bên nước bạn Campuchia,
các lực lượng cách mạng, yêu nước cùng nhân dân đã nổi dậy tiến hành đấu tranh vũ
trang nhằm đánh đổ bọn đao phủ Pônpốt, Giêng Xari, cứu dân tộc thoát khỏi họa diệt
vong. Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Ngày 2 tháng 12
năm 1978, tại vùng căn cứ địa cách mạng, Mặt trận long trọng công bố bản tuyên ngôn
lịch sử: "Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được xây dựng trên tinh thần
độc lập chân chính của nhân dân Campuchia, đoàn kết tất cả các dân tộc trong nước,
tập hợp mọi lực lượng yêu nước... Đoàn kết toàn dân nổi dậy đánh đổ tập đoàn phản
động gia đình trị Pônpốt, Iêng Xari, bè lũ độc tài quân phiệt trong nước, làm tay sai
cho lực lượng phản động nước ngoài: xóa bỏ chế độ tàn ác, đẫm máu của chúng; thiết
lập chế độ dân chủ nhân dân;... làm cho nước Campuchia thật sự là một nước hoà bình,
độc lập, dân chủ, trung lập, không liên kết và tiến lên chủ nghĩa xã hội"1 (Tuyên bố của
Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ngày 2-12-1978 (Báo Nhân Dân, cơ
quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, số 8944, ngà y 4-12-1978).
Cương lĩnh 11 điểm và bản tuyên bố ngày 2 tháng 12 năm 1978, đáp ứng đúng với
nguyện vọng thiết tha của nhân dân Campuchia và được nhân dân trong cả nước nhiệt
liệt hưởng ứng. Dưới ngọn cờ sáng ngời chính nghĩa của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu
nước Campuchia, nhân dân các địa phương vùng lên đấu tranh tự cứu mình và cứu dân
tộc khỏi họa diệt chủng. Một không khí phấn khởi, rạo rực của những ngày tiền khởi
nghĩa bao trùm khắp đất nước Chùa Tháp.
Hoảng hốt trước tình hình đó, bè lũ phản động diệt chủng Pônpốt, Iêng Xari một mặt
vừa ráo riết thanh trừng nội bộ, đàn áp các cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân
trong nước; mặt khác, chúng thổi bùng lên ngọn lửa hận thù dân tộc điên cuồng đẩy
mạnh cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Cuối năm 1978, chúng điều động 19 trong
tổng số 23 sư đoàn chủ lực ra dọc biên giới Campuchia - Việt Nam, chuẩn bị tung vào
"canh bạc" khát máu này với mục đích tiến công sâu vào đất nước ta, hòng giành chủ
động trong mùa khô 1978-1979.
Để tăng cường sức mạnh cho các lực lượng ta ở phía Nam đánh bại bước phiêu lưu
quân sự của địch và hỗ trợ cuộc nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân Campuchia anh em,
Quân đoàn 2 được lệnh thần tốc hành quân vào mặt trận Tây Nam chiến đấu.
Được nhận nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, các chiến sĩ
đều nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề nhưng rất vinh dự của Quân đoàn. Không khí ở
khắp các đơn vị nhộn nhịp hẳn lên trong cuộc ra quân quyết thắng.
Kể từ ngày được thành lập, đây là lần thứ hai Quân đoàn nhận nhiệm vụ cơ động vào
phía Nam chiến đấu và lần thứ ba Quân đoàn thực hiện cuộc hành quân đường dài dọc
miền duyên hải của đất nước. So với cuộc tiến quân lần thứ nhất trong mùa xuân 1975
lịch sử, thì cuộc tiến quân lần này của Quân đoàn thuận lợi hơn, nhưng cũng có nhiều
đặc điểm mới thử thách cả về quyết tâm và sức cơ động, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải
có những cố gắng vượt bậc. Thời gian Bộ giao nhiệm vụ rất gấp. Tất cả mọi việc từ
chuẩn bị hành quân, hành quân đường dài và chuẩn bị chiến đấu chỉ được tiến hành
trong nửa tháng. Ngày 30 tháng 12 năm 1978, toàn Quân đoàn phải có mặt đầy đủ ở vị
trí tập kết và phải hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến dịch.
Ngày 16 tháng 12 năm 1978, sau khi gấp rút xác định kế hoạch tiến quân của Quân
đoàn, Tư lệnh Nguyễn Hữu An, Chính ủy Lê Linh, Phó tham mưu trưởng Thái Cán
cùng một số cán bộ cơ quan và cán bộ chủ trì của các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn đáp
máy bay từ Phú Bài vào mặt trận nhận nhiệm vụ. Việc xây dựng quyết tâm chiến đấu,
phương án tác chiến và kế hoạch bảo đảm được khẩn trương thực hiện. Ngày 22 tháng
12 năm 1978, tại Sở chỉ huy tiền phương của Bộ, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng
kiêm Tư lệnh chiến dịch Lê Trọng Tấn đã trực tiếp xem xét và phê chuẩn quyết tâm
chiến đấu sơ bộ của Quân đoàn 2.
Cùng thời gian đó, ở phía sau, cách xa mặt trận hơn một nghìn kilômét, cuộc hành
quân thần tốc của Quân đoàn từ Trị - Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng vào phía
Nam được gấp rút tiến hành. Việc tổ chức, chỉ huy đơn vị hành quân do đại tá Đoàn
Chương, Phó chính ủy quân đoàn, đại tá Mai Xuân Tần - Tham mưu trưởng quân đoàn
và đại tá Lê Văn Dương - Quyền Chủ nhiệm chính trị quân đoàn phụ trách.
Đây là cuộc hành quân thần tốc đường dài bằng nhiều phương tiện hỗn hợp rất phức
tạp với quy mô khá lớn, lực lượng đông. Do thời gian rất gấp, nên cùng một lúc Quân
đoàn phải triển khai lực lượng hành quân trên cả bốn luồng là: đường không, đường
bộ, đường sắt, đường biển. Các đơn vị gần như xuất phát cùng một lúc từ nhiều địa
điểm với nhiều phương tiện, trang bị kỹ thuật nặng, cồng kềnh, phải qua nhiều khâu
trung chuyển, nhiều cung trạm và bến bãi đổ quân; lại phải triệt để giữ bí mật và thực
hiện được yêu cầu nghi binh đánh lạc hướng địch. Ý định ban đầu của cơ quan tham
mưu cấp trên là tổ chức cho Sư đoàn 304 (đơn vị dự kiến sẽ phải bước vào thực hiện
nhiệm vụ chiến đấu ngay khi mở màn chiến dịch) đi bằng đường không, còn phương
tiện chiến đấu của sư đoàn sẽ được tổ chức chuyên chở và cơ động bằng các đường
khác. Nhưng quán triệt tinh thần chỉ thị của cấp trên và nghị quyết của Thường vụ
Đảng ủy quân đoàn về tổ chức hành quân phải bảo đảm “đi nhanh, đến đủ, bí mật, an
toàn, vào đến mặt trận chiến đấu được ngay", Ban chỉ đạo hành quân đã chủ động bàn
tính lại và thấy rằng: nếu để Sư đoàn 304 đi bằng đường không tách rời khỏi phương
tiện chiến đấu, thì người có thể đến nhanh, nhưng khó có thể đảm bảo chiến đấu ngay
được. Vì vậy, ban chỉ đạo hành quân quyết tâm tổ chức cho Sư đoàn 304 (gồm cả
người và phương tiện chiến đấu) cùng các bộ phận nhẹ của cơ quan Quân đoàn hành
quân gọn bằng đường bộ. Sư đoàn 325 cùng với bộ phận nhẹ của Quân đoàn đi bằng
đường không. Pháo mặt đất, cao xạ cỡ lớn, xe tăng, xe bọc thép và lượng vật chất dự
trữ của Quân đoàn được vận chuyển theo tuyến đường sắt Bắc - Nam và được chuyên
chở bằng tàu biển của hải quân.
Thực hiện quyết tâm ấy, quyền Chủ nhiệm chính trị quân đoàn đến gặp Bộ Tư lệnh Sư
đoàn 571 ô tô, đơn vị vốn đã gắn bó với Quân đoàn trong các lần hành quân đường dài
trước đây để yêu cầu chi viện. Được sự hỗ trợ tích cực của Sư đoàn 571 ô tô, cuối cùng
Quân đoàn tổ chức được một đoàn xe hành quân đường bộ gồm 800 chiếc để chở gọn
Sư đoàn 304 bộ binh và các bộ phận nặng của cơ quan Quân đoàn vào mặt trận. Trong
những ngày đầu của hạ tuần tháng 12 năm 1978, trên tuyến đường số 1 - vẫn con
đường chiến lược từng in dấu cuộc hành quân thần tốc dọc miền duyên hải của Quân
đoàn vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 11 khối hành quân cơ giới bằng
đường bộ của Quân đoàn đã ngày đêm hồi hả tiến lên phía trước. Cùng thời gian đó,
hơn một trăm lần chiếc máy bay TU134, IL18, ĐC6, ĐC4, C130, AN24 của Quân
chủng Không quân và Hàng không dân dụng Việt Nam đã chở hơn một chục nghìn cán
bộ, chiến sĩ Quân đoàn cùng các phương tiện chiến đấu nhẹ mang theo người từ sân
bay Phú Bài, Đà Nẵng vào sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ. Trên tuyến đường sắt Bắc
Nam, những chuyến xe lửa đặc biệt chạy suốt ngày đêm với hàng trăm toa đầy ắp hàng
quân sự và các loại trang thiết bị nặng của Quân đoàn. Tại khu vực quân cảng Đà
Nẵng, từng đoàn xe tăng, xe bọc thép của Lữ đoàn 203, xe kéo pháo tầm xa của Lữ
đoàn 164 pháo binh..., cũng đang nối đuôi nhau chuyển sang bờ bắc cầu Nguyễn Văn
Trỗi để xuống các tàu LST, LSM có trọng tải hàng chục nghìn tấn, vượt biển vào Nam.

Việc tổ chức vận tải chuyển xe tăng, xe bọc thép bằng tàu biển rất phức tạp. Đầu tiên là
phải hành quân vượt đèo Hải Vân vào tập kết tại quân cảng Đà Nẵng. Trên đoạn đường
này có cầu Hói Rui qua đầm lầy không đảm bảo trọng tải. Công binh Lữ đoàn 219 phải
bắc một cầu cho xe tăng đi qua và Lữ đoàn 203 phải chọn những tay lái giỏi để đưa
từng chiếc một vượt qua cầu. Gần như toàn bộ ban chỉ đạo cuộc hành quân đã phải túc
trực ở khu vực cầu Hói Rui suốt đêm để điều hành xe tăng vượt cầu, nên bộ đội đã gọi
vui và đặt tên cho cầu này là "cầu Bốn đại tá". Khi xe tăng, xe bọc thép, pháo tầm xa
lên và xuống tàu cũng phải chọn những lái xe giỏi và phải huy động cần cẩu cỡ lớn
(loại có sức nâng một trăm tấn) và phải điều hành rất sít sao mới bảo đảm được tiến độ
và an toàn.
Để nghi binh đánh lạc hướng sự theo dõi của đích, Quân đoàn cho một tổ điện đài, theo
đường số 1 tiến ra phía Bắc và điện liên lạc đều đặn với Bộ trên suốt dọc đường cơ
động. Các tàu biển chở xe tăng, xe bọc thép, pháo tầm xa..., của Quân đoàn, khi rời
cảng Đà Nẵng đều hướng ra phía Bắc trước, rồi sau đó mới quay ngược trở lại, đi về
phía Nam. Khi bộ đội đã hành quân, đồng chí Phó chính ủy quân đoàn dự mít tinh kỷ
niệm ngày thành lập quân đội (ngày 22 tháng 12 năm 1978) ở thành phố Huế, rồi mới
lên đường đuổi theo đơn vị đang hành quân ở phía trước.
Càng tiến vào gần mặt trận, đường cơ động càng khó khăn, việc tổ chức bảo đảm hành
quân càng trở nên phức tạp hơn, nhất là với xe tăng, xe kéo pháo cỡ lớn và xe chuyên
chở các thiết bị nặng. Được sự giúp đỡ tích cực của các cơ quan Bộ Quốc phòng và các
đơn vị, các quân khu, các tỉnh, các quân chủng, binh chủng, Quân đoàn đã khắc phục
mọi khó khăn, phức tạp do yêu cầu phải cơ động gấp, bằng nhiều phương tiện khác
nhau. Trong hơn một tuần lễ, Quân đoàn đã chuyển được toàn bộ lực lượng (trừ Sư
đoàn 306 đang xây dựng) tới vị trí tập kết bí mật, an toàn, đúng thời gian quy định.
Tiền phương Bộ biểu dương Quân đoàn đã hoàn thành tốt cuộc tiến quân thần tốc. Cho
tới khi ta nổ súng tiến công, địch vẫn không hay biết gì về sự xuất hiện của Quân đoàn
2 tại mặt trận Tây Nam.
Khi Quân đoàn 2 vào tập kết tại Tri Tôn, Bảy Núi thì bộ đội các quân khu, quân đoàn
bạn cũng đang chuẩn bị phản công và tiến công đánh trả cuộc tiến công quy mô của
địch trên toàn tuyến biên giới. Nhiều phương án đã được đặt ra nghiên cứu, cân nhắc:
kìm giữ tiêu diệt các sư đoàn địch đang dâng lên biên giới hay đột phá, thọc sâu vào
tung thâm diệt địch. Nếu thọc sâu nên chọn đơn vị nào? Chọn quân đoàn mới cơ động
từ miền Trung vào và đang còn sung sức, hay chọn các đơn vị đã từng nhiều năm vật
lộn quyết liệt với địch và vốn đã từng quen thuộc chiến trường? Trên mặt trận An
Giang - Kiên Giang, nên đột phá qua Lục Sơn hay qua Kirivông?
Theo mệnh lệnh của Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nam, Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 306)
được tăng cường Sư đoàn 8 của Quân khu 9 có nhiệm vụ phối hợp với Quân khu 9 và
hiệp đồng với không quân hải quân chiến đấu trên dải biên giới từ Châu Đốc ra tới biển
và tổ chức chiến dịch tiến công trên hướng tây nam nhằm tiêu diệt các lực lượng chủ
lực tinh nhuệ của địch.
Đối tượng tác chiến trước mắt của Quân đoàn là quân khu đông nam của địch. Lực
lượng của chúng có bốn sư đoàn bộ binh (210, 230, 250, 270) và sư đoàn lính thủy
đánh bộ 164. Tổng số quân khoảng 35.000 tên. Về hỏa lực địch có năm, sáu tiểu đoàn
pháo, một tiểu đoàn xe tăng, 142 tàu thuyền chiến đấu và một số tàu phóng lôi... Hầu
hết các lực lượng trên đây của địch đã được bố trí sẵn ở các bàn đạp tiến công, chờ dịp
sẽ tràn qua biên giới, đánh sâu vào nội địa nước ta.
Quân khu đông nam là một "quân khu mạnh" của địch do Tamốc, một tên khét tiếng
gian ác chỉ huy. Bọn này chưa từng đối đầu với các binh đoàn chủ lực cơ động mạnh
của ta nên lực lượng còn khá sung sức và tỏ ra rất hung hăng.
Sáng ngày 26 tháng 12 năm 1978, tại xã Tri Tôn thuộc huyện Bảy Núi tỉnh Kiên
Giang, Đảng ủy Quân đoàn 2 họp, chính thức thông qua phương án tác chiến chiến
dịch và bàn biện pháp lãnh đạo bộ đội thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu được
Tiền phương Bộ giao cho. Ngay chiều và tối hôm đó, Bộ Tư lệnh quân đoàn tổ chức
thông qua quyết tâm chiến đấu của ba sư đoàn (304, 325, 8 ) bộ binh và ra các chỉ lệnh
hiệp đồng cho các đơn vị binh chủng. Yêu cầu đặt ra đối với các lực lượng quân đoàn
là phải đột phá thật mạnh, thọc sâu thật nhanh vào cùng lực lượng bạn giải phóng Dằng
được các địa bàn chiến lược được phân công, vây quét triệt để, tiêu diệt bằng được các
đơn vị chủ lực địch trên địa bàn tiến công; phải thắng địch cả về chính trị và quân sự,
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc và nghĩa vụ
quốc tế cao cả, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của quân đội ta và truyền
thống chiến đấu tốt đẹp của Quân đoàn trong thời kỳ mới. Đó là quyết tâm của Đảng
ủy, Bộ Tư lệnh, đồng thời cũng là quyết tâm, là nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ toàn
Quân đoàn.
Thời gian nổ súng của chiến dịch đã tới gần. Các đơn vị đều khẩn trương hoàn thiện
nốt các công việc chuẩn bị cuối cùng để kịp thời bước vào chiến đấu theo đúng yêu cầu
hiệp đồng cửa mặt trận. Ngày 28 tháng 12 năm 1978, trong khi các lực lượng của Quân
đoàn đang tiến vào triển khai đội hình chiến đấu thì một lực lượng lớn thuộc quân khu
đông nam của địch đã liều lĩnh tràn qua biên giới, đánh chiếm khu vực kênh Vĩnh Tế,
sâu trong nội địa của ta. Các lực lượng vũ trang Quân khu 9 đang làm nhiệm vụ bảo vệ
khu vực kênh Vĩnh Tế, kiên cường đánh trả, gây cho địch những thiệt hại đáng kể. Tuy
vậy, do gặp khó khăn nên các đơn vị bạn không giữ được khu vực kênh Vĩnh Tế và các
khu vực tây nam, tây bắc núi Tượng. Đây cũng chính là khu vực được chọn làm bàn
đạp đột phá tiến công chính của Quân đoàn 2.
Trước tình hình đó, được sự chấp thuận của Tiền phương Bộ, Tư lệnh Quân đoàn chỉ
thị cho Sư đoàn 304 dưới sự chỉ huy của Sư đoàn trưởng Trần Trọng Trai và Chính ủy
sư đoàn Đoàn Thanh Lức nổ súng sớm hơn so với kế hoạch dự kiến ba ngày, phối hợp
với Sư đoàn 4 chiếm lại khu vực kênh Vĩnh Tế tạo bàn đạp cho toàn Quân đoàn bước
vào chiến đấu.
6 giờ ngày 31 tháng 12 năm 1978, trên mặt trận Kiên Giang, Quân đoàn 2 và Quân khu
9 dồn dập nổ súng mở màn cuộc phản công. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ngay từ
đầu và kéo dài suốt cả ngày 31. Địch dựa vào hệ thống công sự và bờ kênh Vĩnh Tế
ngoan cố chống cự. Bộ đội ta chiến đấu dũng cảm, nhưng do nắm địch không chắc,
công tác tổ chức chỉ huy chưa thật tốt, sử dụng lực lượng và cách đánh chưa hợp lý,
nên chưa đẩy được địch qua bờ bắc kênh Vĩnh Tế. Tiểu đoàn 3 trung đoàn 9 bộ binh bị
ùn tắc ở bãi "đầu lâu”, nơi mà địch đã sát hại hàng nghìn đồng bào ta trước đây, không
tiến lên được. Tối ngày 31, trận đánh phải tạm thời dừng lại. Ta kịp thời tổ chức rút
kinh nghiệm tại chỗ.
Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1979, Sư đoàn 304 đưa toàn bộ trung đoàn 9 bộ binh vào
chiến đấu. Được pháo binh chi viện đắc lực, các mũi tiến công của bộ đội ta phát triển
thuận lợi với khí thế áp đảo. Sau hơn một ngày đêm chiến đấu quyết liệt, hai trung
đoàn chủ lực địch lấn chiếm khu vực kênh Vĩnh Tế đã bị quân ta đánh bại. Tàn quân
địch tháo chạy hết qua bờ bắc kênh Vĩnh Tế.
Chiều ngày 1 tháng 1 năm 1979, giữa lúc khói lửa đang trùm lên hai bên bờ kênh Vĩnh
Tế, các chiến sĩ Lữ đoàn 219 công binh dũng cảm đưa xe công trình lên bắc cầu qua
kênh Vĩnh Tế. Hiệp đồng với lực lượng bộ binh đang chiến đấu, không quân ta xuất
kích 12 lần chiếc A.37 ném bom vào sở chỉ huy tiền phương quân khu đông nam, hai
sở chỉ huy sư đoàn 250, 210 và các cụm quân địch tập trung ở Tapông, phum Sê.
Sáng ngày 2 tháng 1, Lữ đoàn 219 công binh bắc xong cầu và hoàn thành việc rà quét
mìn trên trục đột phá, Lữ đoàn 164 pháo binh thực hiện xong việc đưa pháo binh tầm
xa vào triển khai trận địa bắn ở bắc xóm Mới. Bộ binh Sư đoàn 304 và xe tăng, xe bọc
thép Lữ đoàn 203 đã sẵn sàng trên bàn đạp xuất phát tiến công núi Tượng - nam kênh
Vĩnh Tế. Lực lượng pháo binh đi cùng bộ binh, xe tăng đã dồn đội hình lên phía trước.
Sở chỉ huy của Quân đoàn cũng đã di chuyển lên xã Lương Phi để kịp thời chỉ huy bộ
đội.
Được sự yểm hộ đắc lực của hỏa lực pháo binh, được công binh bảo đảm cầu đường,
bộ binh và xe tăng ta ào ạt tiến sang bờ bắc kênh Vĩnh Tế liên tục đột phá, bao vây chia
cắt tiêu diệt từng cụm lực lượng lớn quân địch ở phum Tun, Tôliốp, đông nam Xổm
tây, các điểm cao 384, 451, 328..., phát triển xuống phum Sê diệt hai trung đoàn 15,
16, thọc sâu vào Kirivông diệt sở chỉ huy sư đoàn 250 và trung đoàn 17 của địch.
Các mũi phản công của Quân đoàn và Quân khu 9 phơi hợp nhịp nhàng, ăn khớp.
Tiếng nổ của đạn pháo, tiếng gầm rú của xe tăng, xe bọc thép làm rung chuyển cả vùng
biên giới An Giang, Kiên Giang.
Lần đầu tiên được chứng kiến sức mạnh của các binh đoàn chủ lực cơ động đã từng
giáng cho Mỹ - ngụy những đòn khủng khiếp và làm nên chiến công oanh liệt giải
phóng Sài Gòn - Gia Định trong mùa xuân 1975 lịch sử, đồng bào Rạch Giá, Châu
Đốc, Hà Tiên vô cùng phấn khởi và tin tưởng. Còn binh lính áo đen của quân khu đông
nam địch thì vô cùng hoang mang lo sợ. Khi tràn qua biên giới đốt nhà, cướp của, tàn
sát dã man đồng bào ta tay không vũ khí, chúng hung hăng, hợm hĩnh bao nhiêu, thì
giờ đây đối mặt với bộ đội chủ lực ta chúng tỏ ra hèn nhát, thảm hại bấy nhiêu.
Các cuộc chiến đấu của Quân đoàn 2 và Quân khu 9 diễn ra đúng kế hoạch. Tới 13 giờ
ngày 3 tháng 1 năm 1979, quân ta về cơ bản đã làm chủ mặt trận biên giới An Giang,
Kiên Giang. Sư đoàn 250 của địch bị loại khỏi vòng chiến. Các sư đoàn 210, 230 bị
đánh thiệt hại, một số khiếp sợ bỏ trận địa, tháo chạy vào rừng. Sở chỉ huy mặt trận
đông nam của địch rút chạy về thị xã Takeo. Mưu đồ lấn chiếm các tỉnh miền Tây Nam
Bộ của địch đã bị thất bại một bước quan trọng.
Cùng thời gian đó, ba sư đoàn chủ lực địch lấn chiếm Năm Căn - Hòa Hội - Bến Sỏi
cũng bị quân dân ta đánh cho tan tác, ba trung đoàn sừng sỏ nhất của chúng bị diệt gọn.

Các đòn sấm sét này đã kéo theo sự sụp đổ không gì cưỡng nổi của quân đội Pônpốt,
Iêng Xari trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Ở hướng đường số 7, năm
sư đoàn quân Pônpốt (280, 174, 310, 450 và 215) bỏ chạy tán loạn vào rừng phía đông
bắc. Bọn chỉ huy quân khu đông chạy về thị xã Côngpôngchàm. Ở hướng đường số 1,
sự đổ vỡ của địch diễn ra từ ngày 28 tháng 12 năm 1978 đến ngày 2 tháng 1 năm 1979,
khi tàn quân của các sư đoàn 703, 340, 22 1 bỏ mặt trận Xvâyriêng tháo chạy thục
mạng về núi Sacách và phà Niếclương tổ chức co cụm.
Địch đã bị động về chiến lược và lực lượng của chúng đang bị phân hóa nghiêm trọng.
Thế chiến lược của cách mạng đã hoàn toàn áp đảo quân địch.
Ngay từ khi tiếng súng phản công của quân và dân ta bắt đầu nổ, ngày 23 tháng 12
năm 1978, Uỷ ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã cấp
tốc nhận định: "Sinh lực của địch nhất định sẽ bị quân và dân Việt Nam tiêu diệt hoặc
kìm chân tại chỗ. Đây là thời cơ tốt nhất để lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia
cùng với nhân dân và binh sĩ khởi nghĩa trên toàn quốc và đánh vào đầu não của bè lũ
Pônpốt, Iêng Xari đập tan chế độ độc tài phát xít, khát máu của chúng"1 (Tuyên bố của
ông Tổng thư ký ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchỉa
(Báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 13-1-1979)).
Từ sự nhận định đúng đắn đó, Uỷ ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước
Campuchia kịp thời chỉ thị cho các địa phương chuẩn bị tổng khởi nghĩa và khi thời cơ
đến đã long trọng phát đi lời hiệu triệu: "Đã đến lúc rồi, lực lượng cách mạng và nhân
dân Campuchia trong toàn quốc hãy nỗ lực vượt mọi khó khăn đánh đổ Pônpốt, Iêng
Xari, kiên quyết giải phóng đất nước thoát khỏi bàn tay đẫm máu của chúng và bọn
bành trướng nước ngoài. Quân đội cách mạng anh dũng ta hãy nêu cao tinh thần chiến
đấu kiên cường để tiêu diệt địch, bắt tù binh, thu vũ khí, đạn dược của địch”2 (Hiệu
triệu của ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ngày 7-1-
1979 (Báo Nhân Dán, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 8-1-
1979)).
Cùng với lời kêu gọi quân dân Campuchia đứng lên đánh đổ bè lũ Pônpốt, Iêng Xari,
Ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia cũng đã ”Ttha
thiết kêu gọi nhân dân và chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các đoàn thể quần
chúng và các tổ chức dân chủ trên thế giới đang đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội hãy tích cực ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho cuộc đấu tranh
chính nghĩa của nhân dân chúng tôi"3 (Tuyên bố của ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn
kết dân tộc cứu nước Campuchia ngày 2-12-1978).
Ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và với nghĩa tình thủy chung, truyền thống
đoàn kết gắn bó lâu đời của hai dân tộc, trong suốt hơn 30 năm qua quân dân ta đã luôn
luôn kề vai sát cánh cùng nhân dân Campuchia đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược. Giờ đây, đáp ứng lời kêu gọi tha thiết của Ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn
kết dân tộc cứu nước Campuchia diệt trừ họa diệt chủng đối với nhân dân Campuchia
và cũng là nhằm tiêu diệt tận gốc mầm tai hoạ xâm lăng ở phía biên giới Tây Nam của
Tổ quốc, một số đơn vị đang trực tiếp chiến đấu bảo vệ vùng biên giới được Đảng và
Nhà nước ta chỉ thị tiếp tục kề vài sát cánh với các ltíc lượng vũ trang cách mạng
Campuchia chiến đấu cho tới ngày thắng lợi hoàn toàn.
Chấp hành nghiêm chỉnh nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta giao cho, các đơn vị được
cử sang làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, trong đó có Quân đoàn 2 sôi nổi tổ chức
học tập chỉ thị của Tổng cục Chính trị, quán triệt mục đích, ý nghĩa của nhiệm vụ giúp
bạn và nghiên cứu nắm vững những quy định về việc chấp hành chính sách trong quá
trình làm nhiệm vụ quốc tế.
Theo mệnh lệnh của trên, Quân đoàn 2 có nhiệm vụ:
- Sư đoàn 304 được tăng cường, làm lực lượng dự bị cho Bộ chỉ huy Liên quân tiến
công giải phóng Phnôm Pênh.
- Các lực lượng còn lại của Quân đoàn tiến công giải phóng Côngpôngtrạch, Cămpốt
và hiệp đồng với Hải quân giải phóng cảng Côngpôngxom.
Đồng thời, bản mệnh lệnh còn nêu rõ: Sư đoàn 325 phải phát triển theo trục đường Dốc
Mía - Chúc - Cămpốt bảo vệ phía cạnh sườn của bộ đội cách mạng Campuchia và lực
lượng Quân khu 9 phát triển theo trục đường số 2 giải phóng Takeo và tiến về Phnôm
Pênh từ hướng nam.
Như vậy là, theo nhiệm vụ trên, để phối hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân bạn giải
phóng Cămpốt và Côngpôngxom, Quân đoàn 2 chỉ còn được sử dụng Sư đoàn 8 và Sư
đoàn 325 bộ binh. Mặt khác, để thực hiện nhiệm vụ giải phóng Cămpốt và cảng
Côngpôngxom, lẽ ra Quân đoàn có thể tổ chức cho Sư đoàn 325 tiến công theo trục
Dốc Mía - Côngpôngtrạch - thị xã Cămpốt - cảng Côngpôngxom thì bộ binh và đặc
biệt là cơ giới sẽ cơ động thuận lợi hơn nhiều, vì thế Quân đoàn đã có thể thực hiện
sớm hơn nhiệm vụ đánh chiếm cảng Côngpôngxom. Nhưng vì còn phải làm nhiệm vụ
bảo vệ cạnh sườn cho lực lượng Quân khu 9 và bộ đội của bạn tiến công trên hướng
chủ yếu, nên mũi tiến công giải phóng Côngpôngxom của Quân đoàn đã được trên chỉ
định phải phát triển theo trục Dốc Mía - Chúc - Cămpốt - cảng Côngpôngxom. Đặc
biệt đoạn từ Dốc Mía tới Chúc là đường liên huyện, cấp phối, đã bị sụt lở nhiều, không
bảo đảm cho các phương tiện nặng cơ động. Mặc dù sớm thấy rõ trở ngại trên, Quân
đoàn vẫn kiên quyết lãnh đạo bộ đội nghiêm chỉnh chấp hành nhiệm vụ cấp trên đã
giao cho.
Về tổ chức lực lượng, so với Sư đoàn 304, ở đợt hoạt động này sức chiến đấu của Sư
đoàn 325 có hạn chế hơn. Vì hai trong số ba trung đoàn bộ binh của sư đoàn (trung
đoàn 18b và trung đoàn 111) mới được xây dựng chưa đầy hai tháng. Thực chất đây
chỉ là những trung đoàn tân binh, vì chiến sĩ lần đầu mới nhập ngũ, cán bộ mới từ
nhiều nơi tập hợp lại. Để Sư đoàn 325 có thời gian rèn luyện thêm cho bộ đội, từ đầu
chiến dịch tới đây, Quân đoàn mới chỉ sử dụng Sư đoàn 304 vào các nhiệm vụ chiến
đấu trực tiếp. Trong đợt tiến công mới, Quân đoàn sẽ phải sử dụng cả Sư đoàn 325.
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân đoàn
quyết định điều chỉnh lại lực lượng, đưa trung đoàn 24 Sư đoàn 304 sang tăng cường
cho Sư đoàn 325 và đưa trung đoàn 111 Sư đoàn 325 sang tăng cường cho Sư đoàn
304 để hai mũi tiến công của Quân đoàn có chất lượng chiến đấu tương đối đều nhau.
Ngày 5 tháng 1 năm 1979, thực hiện mệnh lệnh tiến công của Bộ chỉ huy Liên quân,
bên cánh quân thứ nhất của Quân đoàn các đồng chí Đỗ Phạm, Phạm Công Nhân chỉ
huy Sư đoàn 325 cho đơn vị phát triển vào đánh Túc Mía và Dốc Mía.
Tối ngày 6 tháng 1, các trung đoàn 95 và 24 hoàn thành nhiệm vụ phá vỡ cụm phòng
thủ mạnh của địch ở Túc Mía, Dốc Mía. Chấp hành nhiệm vụ Bộ Tư lệnh quân đoàn
giao cho, các chiến sĩ Sư đoàn 8 vượt qua Túc Mía theo đường số 16 tiến công giải
phóng Côngpôngtrạch.
Cùng thời gian đó, Tư lệnh quân đoàn trực tiếp chỉ huy trung đoàn 24 dẫn đầu đội hình
thọc sâu đánh vào Chúc và Cămpốt.
Vốn quen với lối đánh thọc sâu bằng cơ giới và các cuộc đột kích táo bạo vào thành
phố, thị xã, các khu vực phòng ngự mạnh của địch bằng sức mạnh hiệp đồng binh
chủng từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 lịch sử, các lực lượng của
Quân đoàn không sợ "lạnh lưng, hở sườn", mạnh dạn tung hoành trong sào huyệt của
địch. Nhưng Quân đoàn thọc sâu bằng cơ giới với nhiều xe tăng, xe kéo pháo nặng nề,
cồng kềnh mà lại phải phát triển theo một trục đường đất độc đạo, mặt đường rộng
chưa đầy ba mét, nhiều đoạn bị sạt lở không còn sử dụng được nên gặp nhiều khó khăn
trên đường tiến. Cán bộ chiến sĩ Quân đoàn phải mất nhiều công sức san lấp mặt
đường, chống lầy, cứu kéo các xe đổ xuống ruộng nước, nên đội hình tiến quân bị cắt
ra thành nhiều đoạn. Hai khẩu pháo tầm xa 130mm cùng xe kéo bị tụt xuống ruộng
nước nằm lại giữa cánh đồng, không có bộ binh bảo vệ đã bị địch tập kích đốt cháy. Xe
đặc chủng chở máy thông tin 35 oát của Sư đoàn 325 bị địch đánh hỏng. Đồng chí phó
chủ nhiệm thông tin sư đoàn và một số chiến sĩ bị địch sát hại. Phải mất rất nhiều công
sức, kể cả xương máu, bộ đội ta mới vượt qua được đoạn đường đất này. Mãi tới chiều
ngày 7 tháng 1, lực lượng đi đầu của cánh quân mới cơ động vào tới khu vực ngã ba
Chúc. Đây là một kinh nghiệm được đúc kết bằng trí tuệ, xương máu hết sức đáng lưu
ý khi tiến hành thọc sâu chiến dịch bằng cơ giới.
Bằng một đòn tiến công mãnh liệt trong hành tiến, tồi ngày 7, trung đoàn 24 chiếm gọn
khu vực Chúc, đập tan các lực lượng thuộc sư đoàn 230 của địch co cụm ở đây. Ngày 8
tháng 1, trung đoàn 24 và các lực lượng trong cánh quân thứ nhất của Quân đoàn tiếp
tục phát triển theo đường số 3 đánh vào các mục tiêu quy định. Từ Chúc vào thị xã
Cămpốt đường tốt đội hình của ta cơ động thuận lợi, nhưng địch đã dựa vào rừng núi,
làng mạc hai bên đường để đánh chặn ta rất quyết liệt. Ở cả phía trước và phía sau đội
hình tiến quân, bộ đội ta nhiều lần buộc phải dừng đại tổ chức chiến đấu, quét địch trên
từng chặng. Chiều ngày 8 tháng 1, bằng một đòn tiến công dũng mãnh, trung đoàn 24
và lực lượng đi đầu phá vỡ cụm phòng thủ của địch ở khu vực đèo 224. Sau thắng lợi
này, trung đoàn 24 được Bộ Tư lệnh quân đoàn giao tiếp nhiệm vụ đánh chiếm mục
tiêu chính là thị xã Cămpốt. Vào lúc 13 giờ ngày 9 tháng 1 năm 1979, thị xã Cămpốt
hoàn toàn được giải phóng.
Cùng thời gian này, bên cánh quân thứ hai của Quân đoàn, Sư đoàn 304 và các lực
lượng tăng cường dưới sự chỉ huy trực tiếp của đại tá, Phó chính ủy quân đoàn Đoàn
Chương và đại tá, Tham mưu trưởng quân đoàn Mai Xuân Tần đã dâng đội hình lên
khu vực đường chéo Tanh - núi Đất - Côngpôngchơrây (nối giữa đường số 2 và đường
số 3), sẵn sàng chờ lệnh tiến công của cấp trên.
Tối ngày 6 tháng 1 năm 1979, Sở chỉ huy tiền phương Bộ gửi điện chỉ thị nhiệm vụ
cho Quân đoàn: nếu ngày 7 tháng 1, bộ đội cách mạng Campuchia và lực lượng của
Quân khu 9 chưa giải phóng được Phnôm Pênh thì ngày 8 tháng 1, cho Sư đoàn 304
đánh vào Phnôm Pênh qua đường sân bay Pôchentông tiếp sức cho bạn.
Nhưng sáng ngày 7, trong khi trên hướng đường số 2 lực lượng thọc sâu của Quân khu
9 đang còn tập trung đột phá qua thị xã Takeo thì trên đường số 1, Quân đoàn 4 của ta
phối hợp cùng Binh đoàn 1 của bạn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Phó tổng tham mưu
trưởng Quân đội nhân dân cách mạng Campuchia, kiêm Tư lệnh Binh đoàn 1, đã tổ
chức vượt sông Mê Công bằng sức mạnh và đánh thẳng vào thủ đô Phnôm Pênh. Vào
lúc 11 giờ 30 phút ngày 7 tháng 1 năm 1979, thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn được giải
phóng.
Ngày 8 tháng 1, các đồng chí Phó chính ủy và Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 được
triệu tập về Sở chỉ huy tiền phương của Bộ ở Chi Lăng nhận nhiệm vụ và bàn kế hoạch
phối hợp cùng Quân khu 9 giải quyết nốt lực lượng địch đang co cụm ở Lò Gò. Nhưng
sau khi đáp máy bay đi thị sát mặt trận về, đồng chí Lê Đức Anh đã đồng ý với đề nghị
của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, chỉ để trung đoàn 111 Sư đoàn 325 ở lại cùng lực lượng
Quân khu 9 phối hợp với bạn đánh Lò Gò và tham gia truy quét địch ở các khu vực
Tanh, Côngpôngchơny, Dốc Mía. Các lực lượng còn lại của Sư đoàn 304 trở về đội
hình của Quân đoàn 2 để tập trung giải quyết khu vực cảng.
Sáng ngày 9 tháng 1, trung đoàn 9 được điều đi trước, đã cơ động theo đường số 3
cùng cánh quân thứ nhất của Quân đoàn tiến về Cămpốt. Trưa ngày 9 tháng 1, trung
đoàn 66 và Sư đoàn bộ Sư đoàn 304 hành quân theo đường số 16 qua Côngpôngtrạch
về Cămpốt. Đến đây, trung đoàn 66 và tiếp đó là trung đoàn 9 tiến thẳng xuống cảng
Côngpôngxom. Khi tổ chức đội hình thọc sâu, dựa vào kinh nghiệm trong chiến dịch
Hồ Chí Minh, Sư đoàn 304 bộ binh và Lữ đoàn 203 xe tăng muốn đưa xe tăng đi trước.
Nhưng trên đường từ thị xã Cămpốt xuống cảng Côngpôngxom có tám cầu chưa được
khảo sát nên khó đảm bảo chắc chắn cho xe tăng vượt qua thuận lợi. Qua kinh nghiệm
tổ chức vượt cầu Hói Rui trong buổi đầu chuyển quân vào mặt trận, Quân đoàn quyết
định sử dụng xe bọc thép M.113 đi trước. Nhờ vậy mà trung đoàn 66 hành quân được
thuận lợi. Trong lúc đó, trung đoàn 9 hành quân tiếp sau trung đoàn 66, vẫn tổ chức
cho xe tăng đi trước. Khi vượt cầu Bôko, xe tăng chỉ qua được chiếc thứ nhất, đến
chiếc thứ hai thì cầu bị sập. Sư đoàn phải tập trung lực lượng khắc phục mới vượt qua
được.
Ở phía trước, trung đoàn 66 tiếp tục hành quân trong đêm tối, đến ngã ba Vâyrinh gặp
đường số 4 rất tốt nên tốc độ tiến quân ngày càng nhanh hơn. Đúng 7 giờ 30 phút ngày
10 tháng 1 năm 1979, các đồng chí Phó chính ủy và Tham mưu trưởng quân đoàn cùng
chỉ huy Sư đoàn 304 đến điểm hẹn cầu số 8, đợi gặp đồng chí Lê Đức Anh đến kiểm
tra và chỉ thị tiếp nhiệm vụ cho lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2. 7 giờ 45 phút, khi
trực thăng của đồng chí Lê Đức Anh hạ cánh xuống điểm hẹn thì cũng là lúc trung
đoàn 66 dưới sự chỉ huy của trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Mến bắt đầu triển khai lực
lượng đánh chiếm cảng Côngpôngxom. Rút kinh nghiệm từ cuộc chiến đấu của Lữ
đoàn 126 hải quân đánh bộ (Lữ đoàn 126 trước đó đã tiến công chính diện vào khu vực
cảng, bộ đội bị thương vong lớn và chưa dứt điểm được mục tiêu), trung đoàn 66 Sư
đoàn 304 nhanh chóng tổ chức đánh chiếm điểm cao 184 và các điểm cao có lợi khống
chế toàn bộ khu vực cảng. Sau đó từ các điểm cao có lợi này trung đoàn 66 đã đánh
xuống, phồl hợp cùng bộ đội hải quân Vùng 5 đổ bộ từ hướng biển lên giải phóng toàn
bộ khu vực cảng Côngpôngxom - hải cảng quan trọng nhất của Campuchia vào hồi 7
giờ 15 phút ngày 10 tháng 1 năm 1979.
Đồng chí Lê Đức Anh biểu dương thành tích của trung đoàn 66 và chỉ thị cho trung
đoàn tiếp tục tiến công giải phóng nốt cảng Rêam. Lúc này trung đoàn 9 đã khắc phục
được cầu Bôko và hành quân vào đến khu vực cầu số 8. Được sư đoàn trưởng Sư đoàn
304 giao nhiệm vụ, trung đoàn 9 tiến ngay xuống hướng cảng quân sự Rêam. Dọc
đường cơ động, bộ binh trung đoàn 9 và xe tăng Lữ đoàn 203 đã diệt nhiều ổ đề kháng
của địch và đánh thẳng vào khu vực quân cảng. Đến 13 giờ 30 phút ngày 10 tháng 1
năm 1979, cảng Rêam được hoàn toàn giải phóng.
Sư đoàn 304 được giao nhiệm vụ cùng với bộ đội Vùng 5 hải quân phối hợp với lực
lượng của bạn tổ chức quân quản cảng Côngpôngxom. Tiếp đó, theo yêu cầu của đồng
chất lệnh Quân chủng hải quân, Quân đoàn cử một tiểu đoàn của trung đoàn 66, do
trung đoàn trưởng trung đoàn 66 trực tiếp chỉ huy hành quân bằng tàu biển cùng bộ đội
hải quân đổ bộ lên đảo Côcông, phồl hợp với lực lượng của bạn đánh chiếm thị xã
Côcông. Ngày 17 tháng 1 năm 1979, tỉnh Côcông và miền duyên hải của Campuchia
được giải phóng.
Cuộc tăng tiến công của liên quân cách mạng và cuộc nổi dậy của nhân dân
Campuchia đã toàn thắng. Nước cộng hoà nhân dân Campuchia ra đời mở ra một
chương mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng lâu dài của dân tộc Campuchia anh em.
Ngày 18 tháng 2 năm 1979, Hiệp ước Hòa bình Hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia được ký kết.
Theo yêu cầu của bạn, một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam trong đó có Quân
đoàn 2 được giao nhiệm vụ ở lại phối hợp cùng bạn tiếp tục phát triển tiến công xoá bỏ
các căn cứ của địch ở rừng núi và làm công tác phát động quần chúng, xây dựng vùng
mới giải phóng của bạn.
Lực lượng quân đoàn đứng chân trên hai khu vực:
- Khu vực Cămpốt có Sư đoàn 325, các đơn vị binh chủng và Sở chỉ huy quân đoàn.
- Khu vực đường số 4 - cảng Côngpôngxom có Sư đoàn 304, một số đơn vị binh chủng
tăng cường và Sở chỉ huy tiền phương của Quân đoàn.
Mùa xuân đang đến gần, Sư đoàn 304 vinh dự được đón lẵng hoa Chủ tịch Tôn Đức
Thắng gửi tặng nhân dịp Tết Kỷ Mùi. Toàn Quân đoàn tiếp tục ra trận. Các chiến sĩ
chuẩn bị đón xuân trên những chiến hào, bên trận địa pháo, xen giữa các lần xuất kích
đánh địch. Các phân đội trinh sát luồn vào các sào huyệt địch nghiên cứu tình hình.
Các đơn vị bộ binh khẩn trương triển khai thế trận theo phương án tác chiến mới. Có
đơn vị làm nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ cầu, đường, chốt giữ các khu vực trọng điểm.
Có đơn vị hành quân xuyên rừng bao vây chặn địch vòng ngoài. Có đơn vị nhận nhiệm
vụ luồn sâu đánh địch trong các căn cứ của chúng. Bộ đội ta lấy tiếng súng hiệp đồng
chiến đấu để thay tiếng pháo mừng xuân.
Trên hướng Cămpốt, Sư đoàn 325 nổ súng tiến công vào căn cứ địch ở khu vực rừng
núi đông đường số 3 (thung lũng điểm cao 46). Tuy không diệt được nhiều địch, nhưng
qua đợt hoạt động này các lực lượng của ta và bạn đã củng cố được một địa bàn khá
rộng, đẩy địch lùi ra xa, bảo đảm an toàn cho thị xã Cămpốt và hậu phương chiến dịch.
Tiếp đó từ ngày 17 đến 31 tháng 1 năm 1979, Sư đoàn 325 chuyển hướng hoạt động
lên bắc đường số 3, đánh địch ở khu vực từ bắc điểm cao 127 đến tây nam núi Con
Sâu, đèo 244. Kết quả sau 15 ngày chiến đấu, ta và bạn đã loài khỏi vòng chiến gần
700 địch và thu được một số vũ khí, tạo được một bàn đạp vừng chắc để chuẩn bị tiến
công trung đoàn 123 và sư đoàn 230 địch đang co cụm ở Trốpsala.
Trên hướng đường số 4 - cảng Côngpôngxom, Sư đoàn 304 vừa khẩn trương củng cố
khu vực đứng chân, vừa cùng lực lượng bạn tổ chức tiến công địch từ bắc cầu
Côngpôngsơmách đến Vênh riêng và dành chiếm khu vực Viênhriêng đến nam cầu
Tànày. Vào những ngày giáp Tết Kỷ Mùi, địch âm mưu phản kích chiếm lại khu vực
này để từ đó thọc xuống chiếm lại cảng Côngpôngxom và Ram. Biết được ý đồ đó của
địch, Quân đoàn đã chỉ thị cho Sư đoàn 304 cảnh giác sẵn sàng chiến đấu và bố trí sẵn
thế trận phòng thủ, vừa có lực lượng chốt chặn các điểm xung yếu, vừa có lực lượng cơ
động đánh địch. Đúng như ta dự đoán, ngày 27 và 28 tháng 1 năm 1979, địch dùng một
lực lượng lớn bộ binh có xe tăng, xe bọc thép đi cùng, chia thành nhiều mũi liều mạng
đánh vào các khu vực phòng thủ của ta từ nam cầu Tànày đến Vênhriêng. Các chiến sĩ
trung đoàn 24 chiến đấu dũng cảm, nhưng áp dụng cách đánh chưa tốt nên bị tổn thất.
Sau khi rút kinh nghiệm, bộ đội ta thực hiện đánh theo kiểu "sâu đo", có lực lượng
chặn đầu, khoá đuôi, bao vây chia cắt, vu hồi đánh vào hai bên sườn, cắt bộ binh địch
ra khỏi đội hình xe tăng của chúng, diệt gọn từng bộ phận địch. Kết quả trung đoàn 24
đã đập tan cuộc phản kích lớn của địch, bắn cháy ba xe tăng. Trong trận đánh này nổi
lên tấm gương của đồng chí Nguyễn Văn Hợi - chính trị viên phó đại đội 12 tiểu đoàn
6 bộ binh đã chỉ huy đơn vị mưu trí, dũng cảm đẩy lùi nhiều đợt phản kích của địch,
giữ vững khu vực cầu Tànày. Khi xe tăng địch đột nhập vào trận địa của ta, noi gương
Cù Chính Lan người chiến sĩ của sư đoàn năm xưa diệt xe tăng dịch trên đường số 6,
được đồng đội yểm hộ, Nguyễn Văn Hợi đã táo bạo nhảy lên xe tăng địch và dùng lựu
đạn diệt gọn chiếc xe tăng đó.
Trong đợt đầu phát triển tiến công trên hai hướng, Quân đoàn đã cùng lực lượng của
bạn loại khỏi vòng chiến đấu một số đơn vị địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện
chiến tranh của chúng, giải phóng hơn bốn nghìn dân.
Kết quả hạn chế này có nguyên nhân quan trọng là bộ đội ta vốn quen với sở trường
chiến đấu hiệp đồng binh chủng, nay phải tác chiến với một đối tượng địch hoạt động
phân tán mang nặng tính chất du kích, giỏi luồn lách, tránh né các mũi tiến công lớn
của ta nên bước đầu bộ đội ta còn có sự bỡ ngỡ. Có đơn vị còn chưa nắm chắc được
thủ đoạn tác chiến của địch, giải quyết cách đánh chưa tốt, còn nặng về đánh chính
diện, đánh xua đuổi, không tích cực thực hiện luồn sâu, bao vây chặt, nên đã để địch
chạy thoát nhiều và dồn dân đi theo. Nhưng cũng qua thực tế của đợt đầu phát triển
tiến công truy quét địch, thực hiện phương châm "vừa đánh, vừa học, vừa rèn luyện bộ
đội" chiến sĩ ta và chỉ huy các cấp đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu kể cả bài
học thành công và chưa thành công, đế vận dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ
mới. Đến đây bộ đội ta đã nắm được tương đối chắc thủ đoạn và sở trường, sở đoản
của địch. Nhiều cách đánh hay đã xuất hiện. Lực lượng bạn tại các vùng Quân đoàn
đang đứng chân đã trưởng thành, lớn mạnh hơn. Về phía địch, sau 20 ngày bị ta và bạn
tiến công liên tục, lực lượng chúng đã bị tiêu hao và suy yếu. Tinh thần binh lính địch
sa sút, tổ chức xộc xệch, đạn dược, lương thực, thực phẩm cạn dần. Mặt khác, phải dồn
dân đi theo là một tình thế bắt buộc, một nhược điểm lớn của địch, vì nhân dân đã
chống lại chúng quyết liệt. Khi ta đánh vào các vùng rừng núi địch đang khống chế để
dân có điều kiện bung ra, thì binh lính của chúng cũng tan rã theo dân trở về. Tuy vậy,
trên hướng Quân đoàn hoạt động, địch ở các nơi dồn về còn đông và đã hình thành
được hệ thống chỉ huy từ trên xuống dưới. Chúng còn nhiều căn cứ trong các vùng
rừng núi hiểm trở để dựa vào đó chống lại ta. Súng đạn, lương thực vẫn còn và đang
được các thế lực phản động quốc tế tìm cách đưa từ nước ngoài vào tiếp sức thêm.
Từ đầu tháng 2 năm 1979, toàn Quân đoàn bước vào thực hiện đợt hai đánh địch củng
cố vùng giải phóng của bạn. Cùng phối hợp tác chiến với Quân đoàn ở hướng Cămpốt
có Sư đoàn 320 Quân đoàn a, sư đoàn 339 và Sư đoàn 4 Quân khu 9 đang hoạt động ở
đông bắc Chúc, Salakhum. Ở hướng đường số 4 và cảng Côngpôngxom có bộ đội hải
quân vùng 5, Lữ đoàn 126 hải quân đánh bộ.
Quyết tâm và cách đánh của Quân đoàn trong đợt hai là: tập trung lực lượng tiến công
liên tục không cho địch kịp hồi sức vừa tập trung lực lượng bộ binh đẩy mạnh tiến
công địch ở phía trước; đồng thời vừa sử dụng một lực lượng bộ binh thích đáng cùng
các đơn vị binh chủng tổ chức phòng thủ vững chắc các vùng căn cứ ở phía sau, bảo
đảm an toàn giao thông. Trong tác chiến kết hợp chặt chẽ giữa đánh nhỏ, đánh vừa và
đánh lớn; kết hợp đánh chính diện với vu hồi (lấy vu hồi là chính)l đánh dứt điểm từng
khu vực, đánh trúng chỉ huy, phá căn cứ địch, bung dân trở về làng cũ, thu gom hết vũ
khí trang bị và các kho tàng của địch giao lại cho bạn quản lý; triệt để triệt nguồn tiếp
tế của địch... Vừa tiến công về quân sự vừa phối hợp cùng bạn vận động, tổ chức nhân
dân củng cố, xây dựng các vùng mới giải phóng về mọi mặt và đẩy mạnh tiến công
địchbằng chính trị, binh vận, thúc đẩy sự tan rã lớn trong các lực lượng quân sự của
chúng.
Thực hiện quyết tâm đó, ở khu vực Cămpốt, ngày 2 tháng 2 năm 1979, trung đoàn 95
Sư đoàn 325 dùng tiểu đoàn 5 luồn sâu vào điểm cao 177 đông bắc Trốpsala; đồng thời
cho tiểu đoàn 4, tiểu đoàn 6 từ các hướng đông nam và tây nam tiến thẳng lên hình
thành thế bao vây chặt lực lượng địch co cụm ở Trốpsala. Được pháo binh Quân đoàn,
sư đoàn và không quân chi viện, sau bốn ngày bao vây, tiến công liên tục, trung đoàn
95 bộ binh giải quyết xong khu vực Trốpsala. Phối hợp với trung đoàn 95, trung đoàn
111 đang làm nhiệm vụ phòng thủ ở tuyến sau sử dụng một tiểu đoàn tiến hành đánh
địch từ tây điểm cao 23 phát triển lên phía bắc đánh chiếm điểm cao 54. Sau khi hoàn
thành nhiệm vụ đánh chiếm mục tiêu chính, các đơn vị tổ chức thành nhiều mũi tiếp
tục lùng sục tiêu diệt tàn quân địch giải phóng hàng chục nghìn dân đang bị địch cầm
giữ ở Trốpsala và chặn đánh quyết liệt các lực lượng địch từ Kaosala tiến xuống hòng
chiếm lại khu vực này. Tại bắc đèo 244 , ngày 7 tháng 2 năm 1979, trung đoàn 18 liên
tiếp đẩy lùi bảy đợt tiến công của bộ binh, xe tăng địch, giữ vững trận địa. Sáng ngày
10 tháng 2, trung đoàn 18 tổ chức một trận vận động tiến công trên đường số 37 diệt
thêm một số địch, mở rộng địa bàn phòng thủ.
Trung tuần tháng 2 năm 1979, Sư đoàn 325 phối hợp với các sư đoàn 4, 339, 320 và
lực lượng bạn mở cuộc hợp vây lớn, đánh đòn quyết định vào lực lượng của quân khu
đông nam địch đang tập trung ở Chúc và các vùng xung quanh. Trong cuộc hợp vây
này, Sư đoàn 325 có nhiệm vụ tổ chức tiến công truy quét địch từ đông bắc điểm cao
224 đến Kaosala và từ Kasăng đến Chúc.
Ngày 13 tháng 2 năm 1979, Sư đoàn 325 (thiếu trung đoàn 111) bắt đầu luồn sâu. Sáng
14 tháng 2, tất cả các hướng đồng loạt nổ súng tiến công vào căn cứ của địch. Sau hai
giờ chiến đấu, trung đoàn 18 đã nhanh chóng chiếm gọn Trêpêngsđen. Đến 12 giờ
cùng ngày, trung đoàn 95 cũng làm chủ Kaosala. Bị đánh trúng sào huyệt, địch mất
tinh thần chỉ chống cự yếu ớt rồi tìm đường tháo chạy. Nắm vững thời cơ, bộ đội ta lập
tức xốc tới vây bắt và làm tan rã phần lớn lực lượng địch co cụm ở dây. Tiếp đó, các
lực lượng của Sư đoàn 325 nhanh chóng phát triển đánh chiếm Kasăng, Taken, điểm
cao 55 ở tây bắc Chúc và tiếp tục đánh sâu vào vùng căn cứ của địch. Chiều ngày 17
tháng 2, trung đoàn 18 chiếm được khu vực Trapengpreng và điểm cao 154. Tiểu đoàn
7 trung đoàn 18 phối hợp với trung đoàn 18 Quân khu 9 (đơn vị đã rời Sư đoàn 325
vào tăng cường cho Quân khu 9 từ tháng 5 năm 1978), phát triển ra đường số 3, tiến
công tiêu diệt địch ở Rútset, Vátăngcôi và các điểm cao 87, 50. Qua hơn một tuần phối
hợp cùng các sư đoàn bạn thực hành bao vây, tiến công, Sư đoàn 325 đã hoàn thành
nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu quy định, đập nát sở chi huy tiền phương quân khu
đông nam, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 230 và trung đoàn 123 địch, giải phóng gần một
trăm nghìn dân và cả một vùng rộng lớn nằm giữa Chúc, Cămpốt và Côngpôngtrạch.
Trên hướng đường số 4, Sư đoàn 304 sử dụng trung đoàn 9 làm nhiệm vụ phòng thủ ở
phía sau, các trung đoàn 24, 66 phát triển tiến công địch từ bắc cầu Tànày đến đèo
Píchnin và khu vực cảng Côngpôngxom. Ngày 31 tháng 1 năm 1979, hai tiểu đoàn 4
và 5 của trung đoàn 24 theo phía tây đường số 4 luồn sâu vào phía sau địch đánh vu
hồi và bịt đường rút của chung. Tiểu đoàn 6 cùng xe tăng, xe bọc thép từ bắc cầu
Tànày đánh thẳng lên. Trung đoàn 66 cũng cho bộ đội luồn sâu đánh vu hồi ở phía
đông đường số 4 phối hợp với trung đoàn 24. Ở mỗi hướng, các đơn vị đều tổ chức
nhiều mũi tiến công, có mũi phát triển sâu vào rừng hàng chục kilômét đánh diệt các
căn cứ địch. Trên đường tiến công, tiểu đoàn 4 gặp địch đã nổ súng diệt nhiều địch,
tiểu đoàn 9 đánh địch ở điểm cao 39 diệt và bắt sống 75 tên, tiểu đoàn 8 diệt một số
địch và giải phóng hơn 3.000 dân... Sau khi đã làm chủ được khu vực Chamcalương,
trong các ngày 7 và 8 tháng 2, trung đoàn 24 tiến hành tiến công giải phóng khu vực
cảng Côngpôngxom. Từ ngày 17 đến 19 tháng 2 năm 1979, được tăng cường xe tăng,
xe bọc thép và pháo tầm xa của Lữ đoàn 164 chi viện, trung đoàn 66 tiến công đánh
chiếm khu vực đèo Píchnin. Sau hai ngày nổ súng tiến công, bộ đội ta và bạn đã diệt
hai tiểu đoàn địch và đã chiếm lĩnh, làm chủ được toàn bộ khu vực đèo Píchnin, trong
đó có một nhà máy thủy điện có công suất mười nghìn kilôoát. Đây là mục tiêu cuồl
cùng của đợt hoạt động tiến công địch trên hướng đường số 4 đã được cán bộ, chiến sĩ
Sư đoàn 304 thực hiện thắng lợi.
Như vậy là trong khoảng thời gian từ giữa tháng 1 tới cuối tháng 2 năm 1979, ở hướng
Cămpốt, đường số 3, Sư đoàn 325 đã cùng với các đơn vị bạn, mở hai đợt tiến công,
đánh đòn quyết định tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng của quân khu đông nam
địch co cụm ở khu vực bắc đường số 3 (từ đèo 244 tới Chúc) và ở khu vực Trốpsala (từ
đèo 222 tới tây bắc Píchnin). Ở hướng cảng Côngpôngxom - đường số 4, Sư đoàn 304
đã tiến công các lực lượng địch co cụm ở khu vực cảng Côngpôngxom và khu vực đèo
Píchnin - đường số 4; kết thúc thắng lợi đợt hoạt động.
Qua 40 ngày đêm phối hợp cùng lực lượng bạn và Quân khu 9 liên tục tiến công địch
trên cả hai hướng Cămpốt và Côngpôngxom, Quân đoàn đã góp phần quan trọng giải
phóng các vùng căn cứ quan trọng của quân khu đông nam và đặc khu Côngpôngxom,
giải phóng gần 350 nghìn dân, thu hồi nhiều vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến
tranh của địch. Cùng với những thắng lợi lớn về quân sự trên đây, Quân đoàn còn lập
được nhiều thành tích trong công tác giúp bạn tiến hành phát động quần chúng, tổ chức
ổn định đời sống nhân dân và củng cố, xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng ở cơ
sở góp phần tạo nên thế đứng vững của lực lượng cách mạng bạn trên toàn vùng.
Phối hợp với Quân đoàn trong đợt hoạt động củng cố vùng giải phóng, ổn định đời
sống nhân dân có ba đội công tác của bạn. Hai đội hoạt động ở khu vực Cămpốt, một
đội hoạt động ở cảng Côngpôngxom.
Từ một thể chế xã hội mà dân cư bị xáo trộn, không trường học, bệnh viện, không chợ,
không tiền..., dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, được Đảng,
Nhà nước và quân đội ta giúp đỡ, đất nước Campuchia đang thực sự hồi sinh.
Ở thị xã Cămpốt, cảng Côngpôngxom và các xã trong vùng, bộ đội ta và các đội công
tác của bạn cùng phối hợp ổn định cuộc sống của nhân dân theo hộ gia đình, động viên
nhân dân tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, nuôi dạy trẻ mồ cô; giao cho các gia
đình bảo lãnh và giáo dục người lầm đường trở về cuộc sống cộng đồng trong tình
đoàn kết hòa hợp dân tộc.
Những hoạt động y tế, văn hóa của bộ đội Việt Nam đã thu hút sự tham gia của đông
đảo nhân dân trong vùng. Dần dẩn, các trường học, bệnh xá, chợ, chùa, các cơ sở văn
hóa xã hội..., một thời bị bọn Pônpốt, Iêng Xari hủy bỏ đã được thành lập lại. Chính
quyền và lực lượng vũ trang của bạn không ngừng được củng cố và tỏ rõ hiệu lực trong
việc tổ chức ổn định đời sống của nhân dân vùng giải phóng; bảo vệ, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân. Không khí sôi nổi nhất là khi nhân dân tiến hành bầu cử tự do
lập chính quyền nhân dân các cấp. Trong buổi ra mắt của ủy ban nhân dân tỉnh Cămpốt
tại thị xã Cămpốt, nhân dân các huyện, xã lân cận đã tề tựu đông đủ, hồ hởi, trật tự với
những bộ áo quần mới rực rỡ sắc màu, không còn sự ngự trị của màu đen - màu tang
tóc dưới thời Pônpốt, Iêng Xari. Nhiều thiếu nữ Campuchia nước mắt tuôn trào, bởi
tiếc nuối mái tóc dài đã buộc phải cắt đi dưới thời thống trị của Pônpốt... Thật là một
cuộc hồi sinh của cả dân tộc!
Chứng kiến cuộc sống mới đang định hình đem lại sự yên bình, hồi sinh cho nhân dân
Campuchia, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 vô cùng xúc động, vui sướng và tự hào về
phần đóng góp nhỏ bé của mình để đất nước bạn có những ngày vui như vậy.
Hoàn thành nhiệm vụ trên đất bạn, ngày 27 tháng 2 năm 1979, Quân đoàn được lệnh
trở về Tổ quốc. Trước ngày trở về Tổ quốc, Quân đoàn đã tổ chức một bộ phận đặc
biệt với đầy đủ phương tiện để tiến hành quy tụ toàn bộ mộ liệt sĩ của Quân đoàn,
mang về Hà Tiên lập thành một khu riêng trong nghĩa trang liệt sĩ của địa phương.
Được sự giúp đỡ tích cực của các cấp ủy và chính quyền địa phương, việc quy tụ mộ
các liệt sĩ của Quân đoàn hy sinh khi làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn, đã tiến hành chu
tất, nhanh gọn.
Sau khi bàn giao lại các địa bàn đơn vị phụ trách và lưu luyến chia tay nhân dân bạn,
cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn tập trung về thị xã Cămpốt và thành phố cảng
Côngpôngxom khẩn trương chuẩn bị cho một cuộc hành quân đường dài mới. Do yêu
cầu nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc đang hết sức khẩn trương,
cấp bách, cơ quan tham mưu chiến lược của Bộ đã chỉ thị cho Quân đoàn phải chuyển
gấp toàn bộ lực lượng và các phương tiện chiến đấu nhẹ mang theo người bằng đường
không ra phía Bắc trong một thời gian ngắn nhất. Binh khí kỹ thuật và các phương tiện
chiến đấu nặng sẽ được vận chuyển ra sau bằng đường bộ, đường sắt, đường biển. Bộ
đã có kế hoạch sẵn sàng cấp phát bổ sung các phương tiện chiến đấu nặng và binh khí
kỹ thuật cho Quân đoàn ngay tại phía Bắc để khi các lực lượng của Quân đoàn cơ động
bằng đường không ra tới vị trí tập kết là có thể nhận nhiệm vụ chiến đấu được ngay.
Với kinh nghiệm được tích luỹ từ các cuộc cơ động thần tốc trước đây và với những
phương tiện cơ động hiện đại, ngay trong những ngày đầu tháng 3 năm 1979, Quân
đoàn đã nhanh chóng chuyển toàn bộ lực lượng về địa bàn các tỉnh phía Bắc của Tổ
quốc đúng như cấp trên đã quy định.
Hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Quân đoàn 2 vinh dự được Quốc
hội và Chính phủ tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Chính phủ nước Cộng hòa
nhân dân Campuchia trao tặng Quân đoàn Huân chương ăng Co kèm theo bức trướng
mang dòng chữ: "Tinh thần quốc tế vô sản trong sáng tuyệt vời". Trung đoàn 24 bộ
binh Sư đoàn 304, đại đội 7 Lữ đoàn 203 xe tăng được tuyên dương Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. 163 tập thể và 1.260 cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn
có thành tích xuất sắc trong đợt hoạt động giúp bạn được tặng thưởng Huân chương
Quân công và Chiến công các loại.
Được thắng lợi to lớn trên chiến trường Tây Nam và trong nhiệm vụ quốc tế ở
Campuchia cổ vũ, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ tiếp
theo với niềm tin và sức mạnh to lớn mới.
Trong khi quân và dân ta đang phải tập trung đối phó với cuộc chiến tranh ở biên giới
Tây Nam do bọn phản động Pônpốt, Iêng Xari gây ra, thì tình hình trên vùng biên giới
phía Bắc đã có những diễn biến hết sức phức tạp.
Trong những ngày cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1979, chiến sự đã nổ ra quyết liệt trên
vùng biên giới phía Bắc. Các lực lượng tại chỗ của ta chủ động, bình tĩnh tổ chức chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc suốt một dải biên giới từ Quảng Ninh, Lạng Sơn đến Hà Tuyên,
Hoàng Liên Sơn, Lai Châu.
Ngay từ khi đang chiến đấu ở xa Tổ quốc, cán bộ và chiến sĩ Quân đoàn 2 vẫn vững
lòng tin vào thắng lợi tất yếu, hoàn toàn của quân ta trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc trên vùng biên giới phía Bắc. Yự thức được điều đó, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn
càng tích cực giúp bạn, góp phần giữ yên bờ cõi phía Nam để phối hợp với cuộc chiến
đấu bảo vệ biên cương phía Bắc. Khi được Bộ chỉ thị phải thần tốc, cơ động lực lượng
và phương tiện chiến đấu của Quân đoàn ra phía Bắc, toàn Quân đoàn đã chấp hành
mệnh lệnh với tinh thần hết sức tích cực khẩn trương, chủ động, sáng tạo.
Kể từ ngày thành lập tới đầu năm 1979, đây là lần thứ ba, Quân đoàn tổ chức hành
quân thần tốc quy mô lớn. Nhưng lần này, Quân đoàn phải cơ động trên một đoạn
đường dài gần hai nghìn kilômét với nhiều phương tiện khác nhau. Hầu hết các phương
tiện chuyên chở bộ đội và vũ khí trang bị như: máy bay vận tải, tàu biển, tàu hỏa, ô tô...
đều do các đơn vị bạn bảo đảm.
Sáng ngày 6 tháng 3 năm 1979, bộ phận trực tiếp chỉ huy điều hành cuộc hành quân
của Quân đoàn 2 và một số cán bộ chủ chốt của các đơn vị thuộc Quân đoàn đã lên
máy bay về nước. 16 giờ cùng ngày, đoàn đã về đến sân bay Nội Bài. Cũng từ đó đoàn
vừa tiếp tục chỉ huy bộ đội hành quân, vừa triển khai ngay việc nghiên cứu chiến
trường, xây dựng phương án, kế hoạch tác chiến mới.
Ngày 11 tháng 3 năm 1979, Sư đoàn bộ binh 304, Lữ đoàn 164 pháo binh, Lữ đoàn
673 phòng không và tiểu đoàn trinh sát quân đoàn đã về tới phía bắc Hà Nội. Những
ngày sau đó, Sư đoàn bộ binh 325 và các đơn ví còn lại của Quân đoàn cũng nối tiếp
nhau về tới vị trí tập kết được quy định trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
Toàn Quân đoàn bừng bừng khí thế ra trận. Thực hiện nhiệm vụ đồng chí Tổng Tham
mưu trưởng đã giao cho và để sẵn sàng trực tiếp phối hợp cùng các lực lượng tại chỗ
chiến đấu, Quân đoàn tổ chức ngay một đoàn cán bộ và trinh sát do Tư lệnh quân đoàn
dẫn đầu lên vùng biên giới Lạng Sơn nghiên cứu tình hình. Các đơn vị bộ binh cũng
như binh chủng đều tổ chức lực lượng đi trinh sát thực địa để bổ sung, hoàn chỉnh
phương án tác chiến. Mặc dầu vừa thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường
nước bạn trở về, chưa một phút nghỉ ngơi, song cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đều sẵn
sàng chấp hành nhiệm vụ chiến đấu mới với quyết tâm cao. Mọi công tác chuẩn bị cho
cuộc phản công quy mô đã được nhanh chóng hoàn thành.
Nhưng tới đây, tình hình đã có những chuyển biến quan trọng, tích cực. Chiến sự dần
dần lắng xuống. Với truyền thống nhân nghĩa và lòng mong muốn thiết tha củng cố
hoà bình, củng cố tình hữu nghị vốn có giữa nhân dân ta và nhân dân Trung Quốc,
Trung ương Đảng và Chính phủ ta đã kịp thời chỉ thị cho các đơn vị thuộc lực lượng
vũ trang trên vùng biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động tiến công. Cuộc chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta trên vùng biên giới phía Bắc bắt đầu từ ngày 17
tháng 2 đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 đã kết thúc. Quân đoàn 2 được cấp trên đánh
giá là đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hành quân thần tốc từ chiến trường nước bạn
trở về mặt trận biên giới phía Bắc của Tổ quốc và hoàn thành tốt nhiệm vụ chuẩn bị
chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu thắng lợi, xứng đáng với sự tin cậy, yêu mến của quân
và dân cả nước.
Tiếp sau những chiến công vĩ đại trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược, thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam
và biên giới phía Bắc là một bằng chứng hùng hồn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi đó khẳng định khả năng chiến đấu to lớn
của quân và dân ta trong giai đoạn mới, đồng thời nó đã làm thất bại một bước âm mưu
thâm độc của bọn đế quốc và các thế lực phản động quốc tế đối với cách mạng Việt
Nam, cũng như đối với các nước Lào, Campuchia anh em.
Những thất bại cùng với những bài học kinh nghiệm lịch sử đó đáng lẽ phải là những
điều "khắc tâm, ghi dạ", song bọn đế quốc các thế lực phản động quốc tế chưa cam
chịu lùi bước, bó tay. Tuy các cuộc chiến tranh xâm lược, các cuộc tiến công quân sự
quy mô lớn đã chấm dứt, nhưng các thế lực thù địch vẫn không ngừng câu kết với
nhau, ráo riết tiến hành kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt, hòng chống lại công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc sống lao động yên bình của nhân dân ta với hy
vọng là làm cho ta suy yếu tới mức không thể đứng vững được. Mặt khác, chúng luôn
đe dọa phát động trở lại cuộc chiến tranh xâm lược nước ta với quy mô lớn. Bởi vậy; từ
sau tháng 3 năm 1979, tình hình vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc vẫn thường
xuyên căng thẳng. Các cuộc xung đột cục bộ, các cuộc bắn pháo dữ dội và tranh chấp
một số địa bàn quan trọng của ta vẫn liên tục diễn ra. Đất nước ta vẫn ở trong tình
trạng vừa có hòa bình, vừa có thể xảy ra chiến tranh... Thực tế đó làm cho quân và dân
ta càng mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng, tăng cường khả năng phòng thủ đất
nước, sẵn sàng chiến đấu cao; sẵn sàng và kiên quyết đánh thắng chiến tranh xâm lược
với bất cứ quy mô nào, nhằm làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng và nghĩa
vụ quốc tế cao cả.
Để có thể đứng vững được trong cuộc thử thách đầy cam go, phức tạp này, chúng ta
phải mạnh lên trong mọi hoàn cảnh, phải gắn chặt nhiệm vụ xây dựng đất nước với
nhiệm vụ bảo vệ đất nước, tăng nhanh tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân phải thấu suốt quan điểm kết hợp đúng đắn giữa kinh tế và quốc
phòng, giữa nghĩa vụ lao động và nghĩa vụ quân sự, để vừa đẩy mạnh xây dựng kinh
tế, vừa bảo đảm củng cố quốc phòng một cách vững chắc.
Đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ta ở giai đoạn này cũng đã có những yêu cầu
mới. Cụ thể hóa và phát triển thêm những vấn đề thuộc về đường lối xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân của Đảng ta, trong dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Quân
đội nhân dân Việt Nam (22-12-1979), đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ thị: "...Phải tiếp tục xây dựng các lực
lượng vũ trang của chúng ta thành một Quân đội nhân dân cách mạng hùng mạnh; một
quân đội có trình độ chính quy, hiện đại ngày càng cao; một quân đội vừa sẵn sàng
chiến đấu và kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, vừa lao động sản xuất, góp phần xây dựng
kinh tế, xây dựng đất nước..."1 (Lê Duẩn, Tiến bước dưới ngọn cờ của Đảng, Nhà xuất
bản quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr. 84-85, 91). "Quân đội nhân dân phải thật sự
là một trường học lớn có sức hấp dẫn đối với thế hệ trẻ, rèn luyện thanh niên thành
những con người mới, chiến đấu giỏi, sản xuất tất..."2 (Lê Duẩn, Tiến bước dưới ngọn
cờ của Đảng, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr. 84-85, 91). “Bản chất
nhân dân và cách mạng của quân đội ta phải được thể hiện trong mục tiêu chiến đấu,
cơ cấu tổ chức, cơ chế lãnh đạo và cả trong thực hành chiến lược, chiến thuật..." 3 (Lê
Duẩn, Tiến bước dưới ngọn cờ của Đảng, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội,
1980, tr. 84-85, 91).
Theo phương hướng đó, các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong thời kỳ mới phải ra
sức nâng cao sức mạnh và chất lượng toàn diện; cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; cả
về con người và trang bị kỹ thuật; cả về năng lực của cán bộ, chiến sĩ. “Chúng ta phải
chạy đua với thời gian, luôn luôn vươn lên trên kẻ địch, vượt lên trước kẻ địch về mọi
mặt, bảo đảm nắm chắc thắng lợi khi kẻ thù lại hếu lĩnh tiến hành chiến tranh xâm lược
nước ta"4 (Văn Tiến Dũng, Cả nước là Diên Hồng, mỗi góc biên cương đều là Chi
Lăng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 101).
Sau khi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới phía Bắc kết thúc và thế
trận phòng thủ của Quân khu 1, Quân khu 2, Đặc khu Quảng Ninh đã được củng cố,
tăng cường, Quân đoàn 2 được giao nhiệm vụ chuyển về đứng chân tại địa bàn chiến
lược quan trọng, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị của các lực lượng vũ trang nhân
dân trong giai đoạn mới. Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng giao cho, yêu cầu
nổi lên mà Đảng ủy, Bộ Tư lệnh và toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 phải phấn
đấu thực hiện bằng được là: bất cứ hoàn cảnh nào, cũng phải xây dựng Quân đoàn luôn
luôn vững mạnh toàn diện, làm tròn nhiệm vụ của một đơn vị chủ lực cơ động thuộc
lực lượng dự bị chiến lược và thường trực chiến đấu sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Ra sức
xây dựng Quân đoàn theo phương hướng chính quy, hiện đại, tinh nhuệ, thiện chiến, có
sức chiến dấu cao, sức đột kích mạnh, sức cơ động lớn. Khẩn trương nâng cao chất
lượng mọi mặt và trình độ khả năng cơ động của đơn vị, bảo đảm khi có lệnh là cơ
động thần tốc và đánh thắng ngay từ trận đầu, đánh thắng liên tục, thực hiện bàng được
các đòn tiến công, phản công tiêu diệt lớn, bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng và
quân chủng với quy mô vừa và lớn, bảo vệ vững chắc biên giới thiêng liêng của Tổ
quốc, bảo vệ cơ sở kinh tế, văn hoá, tính mệnh, tài sản và công cuộc lao động hòa bình
của nhân dân. Đồng thời Quân đoàn đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, ổn định
và từng bước nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của bộ đội. Trên cơ sở đó nâng cao
sức mạnh chiến đấu của Quân đoàn và lực lượng vũ trang nói chung, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Trong những tháng năm này, theo yêu cầu của nhiệm vụ, các đồng chí Nguyễn Hữu
An, Lê Linh và nhiều cán bộ cao cấp khác của Quân đoàn đã lần lượt được điều động
nhận nhiệm vụ mới. Đồng chí Nguyễn Nhơn được cấp trên cử về làm Tư lệnh Quân
đoàn 2, đồng chí Hùng Phong giữ chức Chính ủy, đồng chí Mai Thuận giữ chức Phó
chính ủy quân đoàn. Một thời gian sau, đồng chí Bùi Công Ái được cử làm Tư lệnh
quân đoàn thay đồng chí Nguyễn Nhơn được điều đi nhận nhiệm vụ mới; đồng chí
Nguyễn Văn Hàm giữ chức Chủ nhiệm chính trị quân đoàn.
Về tổ chức, biên chế, Quân đoàn cũng trải qua nhiều lần biến động và có những thay
đổi quan trọng theo yêu cầu phát triển của tình hình nhiệm vụ.
Sư đoàn 304 được xây dựng thành một trong những sư đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên
của quân đội ta, nhằm nâng cao tính cơ động và sức mạnh chiến đấu, đáp ứng ngày
càng cao yêu cầu đánh thắng địch trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Sư đoàn 325
được tăng cường biên chế và tổ chức hoàn chỉnh thành một sư đoàn bộ binh mạnh. Tất
cả các đơn vị bộ binh và binh chủng như pháo binh, xe tăng, cao xạ, công binh, thông
tin... đều được trang bị thêm nhiều vũ khí, phương tiện hiện đại do Liên Xô viện trợ.
Để bảo đảm việc giữ gìn, bảo quản và sử dụng một cách có hiệu quả vũ khí, trang bị kỹ
thuật hiện đại mà Đảng và nhân dân tin cậy giao cho, theo sự chỉ đạo của cấp trên, bên
cạnh hệ thống cơ quan hậu cần, Quân đoàn triển khai tổ chức hệ thống cơ quan kỹ
thuật; theo đó Cục Kỹ thuật quân đoàn và phòng kỹ thuật các sư đoàn, ban Kỹ thuật
trung đoàn, lữ đoàn được thành lập. Trong đội ngũ cán bộ của Quân đoàn, cùng với hệ
thống cán bộ tham mưu, chính trị, hậu cần, đã có thêm hệ thống cán bộ kỹ thuật các
cấp và ngày càng được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ.
Trong giai đoạn mới, việc đưa Quân đoàn tiến lên chính quy và ngày càng hiện đại với
những yêu cầu cao là cả một cuộc cách mạng về mọi mặt trong quân đội. Nó được thực
hiện thông qua sự phấn đấu, rèn luyện liên tục, bền bỉ của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ
Quân đoàn. Nhận thức rõ điều đó, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quyết tâm vượt lên mọi
khó khăn, không ngừng học tập, vươn tới nắm vững khoa học kỹ thuật quân sự hiện
đại, làm chủ vũ khí trang bị, làm chủ cách đánh.
Trong thời gian từ giữa năm 1979 tới cuối năm 1985, Đảng ủy Bộ Tư lệnh quân đoàn
và toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 đã thường xuyên vừa thực hiện tốt các yêu
cầu thường trực sẵn sàng cơ động chiến đấu, vừa hoàn thành có chất lượng các chương
trình xây dựng, huấn luyện hàng năm do Bộ Tổng Tham mưu quy định.
Để nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là khả năng tổ chức chỉ huy của đội ngũ cán bộ
các cấp, Quân đoàn đã duy trì tốt nền nếp học tập tại chức tại đơn vị; đồng thời đẩy
mạnh việc đào tạo cán bộ tại hệ thống các trường quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật;
ra sức bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đoàn ngày càng mạnh, hoàn chỉnh;
bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ trước mắt và cả yêu cầu lâu dài. Hàng năm, hệ thống
các nhà trường của Quân đoàn đã đào tạo, bổ túc hàng trăm cán bộ, hàng nghìn sĩ
quan, khẩu đội trưởng, tiểu đội trưởng và nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Hàng nghìn
hạ sĩ quan và chiến sĩ ưu tú sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự đã được Quân đoàn
đào tạo thành sĩ quan dự bị để tăng cường cho công tác quân sự địa phương và bảo
đảm sẵn sàng mở rộng, phát triển lực lượng khi xảy ra chiến tranh.
Trong huấn luyện bộ đội, các chương trình huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật huấn luyện
chuyên môn nghiệp vụ hàng năm của các đơn vị bộ binh, binh chủng, dợn vị chiến đấu
và phục vụ chiến đấu đều đạt kết quả khá trở lên. Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn bộ
binh cơ giới 304 đã có sự cố gắng rất cao trong học tập, nắm vững tính năng, tác dụng
và sử dụng thành thạo các loại vũ khí trang bị mới; nhanh chóng làm quen với cách
đánh của một đơn vị bộ binh cơ giới trong phản công, tiến công và phòng ngự.
Sư đoàn bộ binh 306 sau hai năm xây dựng huấn luyện đã có những bước tiến khá
vững chắc. Năm huấn luyện 1979, trung đoàn 421 Sư đoàn bộ binh 306 dạt loại giỏi
toàn diện, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.
Khắp các đơn vị trong Quân đoàn, bộ đội được huấn luyện cơ bản, có hệ thống, toàn
diện với chương trình ngày càng được nâng cao và kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện
kỷ luật, xây dựng tác phong chính quy, rèn luyện sức khoẻ bền bỉ, dẻo dai.
Một trong những biểu hiện nổi bật về kết quả xây dựng huấn luyện của Quân đoàn
trong các năm 1980-1986 là Quân đoàn đã tổ chức thành công một loạt các cuộc diễn
tập tác chiến hiệp đồng binh chủng, quân chủng quy mô vừa và lớn; trong đó có các
cuộc diễn tập do Bộ trực tiếp chỉ đạo. Một số cuộc diễn tập có tính chất thí điểm để
toàn quân nghiên cứu, học tập được Quân đoàn thực hiện đạt hiệu quả tốt.
Để gắn liền xây dựng huấn luyện với sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng đánh bại mọi cuộc
tiến công xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc từng tấc đất biên cương của Tổ quốc,
Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân đoàn thường xuyên chú trọng huấn luyện bộ đội sát với
thực tế chiến đấu. Nhiều phương án huấn luyện, diễn tập của Quân đoàn đã được thực
hiện ngay trên các địa bàn Quân đoàn có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ khi xảy ra chiến
tranh.
Tháng 7 năm 1981, Quân đoàn đã tổ chức thực hiện thành công cuộc diễn tập thực
nghiệm cho Sư đoàn bộ binh cơ giới 304. Cuộc diễn tập nhằm mục đích nghiên cứu
một số vấn đề và khả năng cơ động chiến đấu của Sư đoàn bộ binh cơ giới trên địa
hình rừng núi, tiến công tiêu diệt quân địch và thọc sâu vào đội hình phòng ngự của
chúng; qua đó, rèn luyện nâng cao một bước trình độ tổ chức hiệp đồng và trình độ chỉ
huy chiến đấu của cán bộ. Cuộc diễn tập còn nhằm nghiên cứu biện pháp sử dụng vũ
khí trang bị kỹ thuật ngày càng có hiệu quả, nghiên cứu khả năng hậu cần Quân đoàn
thực hành bảo đảm vật chất kỹ thuật cho các đơn vị chiến đấu cơ động và tiến công
trên địa hình rừng núi. Từ đó, tiếp tục nghiên cứu để xác định cơ cấu tổ chức của Sư
đoàn bộ binh cơ giới cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện tác chiến của ta. Cuộc
diễn tập đã diễn ra liên tục trong năm ngày đêm. Các lực lượng tham gia diễn tập đã
khắc phục nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Qua cuộc diễn tập này, trình độ tổ
chức chỉ huy, trình độ nghiệp vụ của cơ quan, mức độ thành thạo của cán bộ, chiến sĩ
lái xe, pháo thủ, thông tin... đã được nâng lên một bước rõ rệt. Quân đoàn đã tổ chức
điều hành một số lượng lớn phương tiện cơ giới, bao gồm xe tăng, thiết giáp, xe kéo
pháo, xe vận chuyển đạn, lương thực, thực phẩm và bộ đội hành quân trên một chặng
đường với tổng chiều dài hơn 500 kilômét, trong địa hình đồi, rừng phức tạp, thời tiết
xấu...
Kết quả cuộc diễn tập đã tỏ rõ trí thông minh, dũng cảm, khả năng thích ứng mau lẹ
với những điều kiện hoàn cảnh mới, nhanh chóng làm chủ được những vũ khí, phương
tiện chiến tranh hiện đại mới được trang bị của cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn và đặc biệt
là Sư đoàn 304.
Tuy nhiên, công tác tổ chức chỉ huy, việc tổ chức hiệp đồng giữ bí mật, tinh thần kỷ
luật của bộ đội, ý thức trách nhiệm của cán bộ trong quá trình diễn tập còn nhiều hạn
chế. Có đơn vị còn để xe hỏng hóc nằm lại dọc đường hành quân. Hoạt động của tổ
chức hậu cần, kỹ thuật cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, phương pháp công
tác còn giản đơn, một số bộ phận còn bị động trong diễn tập.
Qua diễn tập thực binh đã bộc lộ một thực trạng là: trong những năm 1980-1981, bộ
đội phải huấn luyện, xây dựng với cường độ lớn, nhưng do khó khăn của nền kinh tế
đất nước nói chung, đời sống sinh hoạt của bộ đội còn nhiều thiếu thốn, đặc biệt là chế
độ bảo đảm hậu cần. Bộ đội ở nhiều đơn vị phải ăn mì hạt, khoai lang... thay cơm, nên
sức khoẻ giảm sút rõ rệt, hạn chế khả năng sử dụng các trang bị của một đơn vị bộ binh
cơ giới. Trong diễn tập hành quân cơ giới, một tỷ lệ lớn bộ đội do quá mệt đã ngủ thiếp
ở trên xe, khi tới trận địa mới đã không kịp thời tổ chức được trận địa bắn, nên kết quả
bắn không chính xác. Có đơn vị tổ chức cho bộ đội hành quân về đơn vị không chặt
chẽ, thậm chí có những phân đội đi lạc đội hình.
Trong các năm 1982-1984, cùng với việc thực hiện tốt chương trình huấn luyện cơ bản
cho bộ đội, Quân đoàn đã tổ chức một số cuộc diễn tập cho các sư đoàn 304, 325, 306
cùng các đơn vị binh chủng kỹ thuật để rèn luyện bộ đội và hoàn thiện thêm về cách
đánh chiến dịch của Quân đoàn.
Để đảm bảo sẵn sàng chiến đấu và có thêm thực tế cho việc xây dựng, huấn luyện đơn
vị, ngày 14 tháng 9 năm 1984, Quân đoàn tổ chức đoàn cán bộ đi nắm tình hình biên
giới sau khi diên ra một loạt các hoạt động lấn chiếm của đối phương. Đoàn gồm Tư
lệnh quân đoàn Bùi Công Ái, Phó tham mưu trưởng Nguyễn Phúc Thanh, Phó chủ
nhiệm chính trị Nguyễn Văn Tá, Phó phòng Tác chiến Trương Đức Minh. Sau gần nửa
tháng nắm tình hình ở một số huyện dọc biên giới, đoàn đã rút ra nhiều vấn đề và kinh
nghiệm để vận dụng vào thực tiễn huấn luyện bộ đội tiếp ngay sau đó.
Đầu năm 1985, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức cuộc diễn tập chiến dịch thực nghiệm chỉ
huy và tham mưu ba cấp một bên tại thực địa, có phương tiện thông tin và một phần
thực hành nhằm luyện tập và động viên một bộ phận lực lượng, tổ chức và thực hành
chiến dịch phòng ngự, sau dó chuyển sang phản công đánh bại cuộc tiến công của địch,
bảo vệ các mục tiêu quan trọng. Đồng chí Thượng tướng Tổng Tham mưu trưởng Lê
Trọng Tấn trực tiếp chỉ đạo diễn tập và làm Tư lệnh chiến dịch. Tư lệnh Quân đoàn 2
được chỉ định làm Phó tư lệnh chiến dịch. Lực lượng quân đoàn tham gia diễn tập gồm
toàn bộ Sư đoàn 325 bộ binh do đồng chí Vũ Văn Cẩm làm sư đoàn trưởng, đồng chí
Trần Ngọc Sơn làm sư đoàn phó chính trị; trung đoàn 66 Sư đoàn bộ binh cơ giới 304;
hai tiểu đoàn pháo cao xạ của Lữ đoàn 673 phòng không, trung đoàn công binh 219...
Ngày 17 tháng 1 năm 1985, ngay sau khí nhận nhiệm vụ, Quân đoàn đã triển khai toàn
bộ đội hình theo kế hoạch tác chiến, bảo đảm yêu cầu sẵn sàng chiến đấu cả về lực
lượng và cơ sở vật chất. Cuộc diễn tập kéo dài trong gần một tháng. Ở cuộc diễn tập
này, trình độ sẵn sàng chiến dấu của đơn vị đã được nâng cao một bước. Trình độ chỉ
huy của cán bộ và hành động chiến đấu của chiến sĩ cũng sát với yêu cầu chiến đấu
hiệp đồng binh chủng cấp chiến dịch.
Cùng với diễn tập chiến dịch, các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở cấp đại đội, tiểu đoàn và
diễn tập chiến đấu thực binh ở cấp trung đoàn, trung đoàn tăng cường cũng đạt kết quả
và chất lượng tốt, ñaâ đánh dấu bước phát triển mới về trình độ kỹ thuật và khả năng
chiến đấu của Quân đoàn chủ lực cơ động trong tình hình mới.
Ngày 12 tháng 2 năm 1985, cuộc diễn tập kết thúc. Thành công tốt đẹp của cuộc diễn
tập quan trọng này đã củng cố thêm một bước niềm tin và sức mạnh chiến đấu của
Quân đoàn, tạo đà cho cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây
dựng và huấn luyện trong những năm tiếp theo.
Đi đôi với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, trong các năm 1980-1986, Quân
đoàn đã chủ động tiến hành tổ chức lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Thực hiện
nhiệm vụ mới mẻ này, ngành Hậu cần quân đoàn đã có những đóng góp tích cực, hiệu
quả.
Vừa ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài ba mươi năm, lại vừa phải tiến hành hai cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu của đất nước nền kinh tế và đời sống của nhân
dân ta vốn đã rất khó khăn, lại càng khó khăn nghiêm trọng. Nhận thức rõ trách nhiệm
của mỗi người trong việc giải quyết khó khăn chung của đất nước, ngoài việc quán triệt
cho cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn ý thức triệt để tiết kiệm, tránh lãng phí trong khi sử
dụng nguồn vật chất, kinh phí của trên cấp, Bộ Tư lệnh và đặc biệt là chỉ huy ngành
Hậu cần quân đoàn đã tập trung chủ đạo các đơn vị tranh thủ thời gian và điều kiện cho
phép để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Các đơn vị trong toàn Quân đoàn
đã tích cực, chủ động xây dựng doanh trại theo yêu cầu chính quy hóa và tiến hành
tăng gia sản xuất, tự túc một phần lương thực, thực phẩm, góp phần ổn định và cải
thiện một bước đời sống, sinh hoạt của bộ đội.
Để góp phần mở mang hệ thống đường giao thông trên địa bàn đóng quân, bảo đảm
cho việc sẵn sàng cơ động chiến đấu và phát triển kinh tế ở địa phương, Quân đoàn đã
huy động hàng trăm nghìn ngày công, hàng nghìn kíp máy, đào đắp hàng triệu mét
khối đất đá, hoàn thành việc củng cố và xây dựng nhiều tuyến đường quan trọng với
tổng chiều dài gần 800 kilômét; trong đó, có 339 kilômét hoàn toàn do Quân đoàn mới
mở.
Về xây dựng doanh trại, trong 5 năm (1981-1985), toàn Quân đoàn đã sản xuất được
100 triệu viên gạch, 6.920.000 viên ngói, 9.000 tấn vôi; khai thác 120.000 mét khối
cát, đá. Cùng với nguồn kinh phí vật chất do trên cấp phát, nguồn nguyên vật liệu "tự
tạo” đóng một vai trò khá quan trọng để hàng năm, Quân đoàn xây dựng được 38.000
đến 40.000 mét vuông doanh trại, nhà kho. Tổng diện tích nhà do Quân đoàn xây dựng
trong bốn năm (1982-1985) là 188.372 mét vuông vừa nhà cấp bốn vừa nhà kiên cô),
vượt mức kế hoạch xây dựng hàng năm từ 160 đến 170 phần trăm, làm lợi cho Nhà
nước và quân đội hàng trăm triệu đồng. Những người lính quân đoàn, trong chiến tranh
trước đây chỉ quen với súng đạn, những mái lán tre, nứa đơn sơ..., thì giờ đây bàn tay
người lính còn đồng nghĩa với bàn tay người thợ, tạo được những công trình mới có
chất lượng cao.
Cuối năm 1979, khi mới chuyển địa bàn đứng chân, tuyệt đại bộ phận của các đơn vị
trong toàn Quân đoàn còn phải ở nhờ nhà dân. Đến hết năm 1980, doanh trại của Quân
đoàn cơ bản cũng mới chỉ là "nhà tranh, vách đất" nhà xe, pháo tạm dựng bằng nguyên
vật hếu được vận chuyển từ Trị - Thiên ra. Nhưng chỉ ba năm sau đó, tất cả các đơn vị
đều đã có doanh trại. Hơn 70 phần trăm bộ đội được ở tập trung, nhà xây, lợp ngói, 100
phần trăm xe máy, súng pháo được cất giữ trong nhà xây, theo tiêu chuẩn bảo quản lâu
dài. Nhà bảo tàng Quân đoàn, nhà truyền thống của các sư đoàn 304, 325; trung tâm
chỉ huy, hội trường từ quân đoàn đến trung đoàn được xây dựng nhanh và khá khang
trang. Sư đoàn 304 còn xây dựng xong nhà huấn luyện sĩ quan. Số nhà tranh, tre còn
lại vào cuối năm 1984 cũng nhanh chóng được "ngói hóa" trong những năm sau đó.
Do phát huy được tinh thần tự lực tự cường, tính năng động sáng tạo của mọi cấp, mọi
đơn vị, Quân đoàn đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ tổ chức xây dựng doanh trại, tạo
điều kiện thuận lợi nhanh chóng đưa bộ đội vào sinh hoạt chính quy. Chỉ riêng hài năm
1984- 1985, Quân đoàn đã xây dựng doanh trại vượt mức kinh phí trên cấp từ bảy đến
tám lần. Các đơn vị đều tự cân đối được yêu cầu xây dựng cơ bản. Sư đoàn 304 mỗi
năm đã xây dựng thêm được hơn 10.000 mét vuông doanh trại bằng vốn tự có của đơn
vị.
Về sản xuất lương thực, thực phẩm, do kết hợp tốt giữa tăng gia sản xuất "quanh bếp,
quanh nhà" với sản xuất tập trung, hàng năm, Quân đoàn đã thu được khoảng 4.000 tấn
rau xanh. Từ năm 1980 đến hết năm 1986, Quân đoàn đã thu hoạch được hàng nghìn
tấn lương thực, hàng trăm tấn thịt cá. Mỗi năm các đơn vị trong Quân đoàn nuôi được
5.000 đầu lợn, 1.000 trâu, bò, hàng chục nghìn gia cầm các loại, nuôi thả hơn 11 triệu
cá giống trên diện tích 120 héc ta ao, hồ quanh doanh trại. Kết quả tăng gia sản xuất
lương thực, thực phẩm được quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý vào bữa ăn của bộ đội.
Việc giữ gìn, bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội và tạo nguồn thuốc để phòng bệnh, chữa
bệnh tại chỗ cũng được các đơn vị thường xuyên quan tâm. Được sự giúp đỡ của Cục
quân y Tổng cục Hậu cần, Quân đoàn đã tổ chức hội nghị "Nam y trị Nam nhân" ở Sư
đoàn 325. Sau hội nghị này, phong trào trồng cây thuốc, chế biến dược liệu ngày càng
phát triển. Các tiểu đoàn đều có vườn cây thuốc Nam. Ngay trong năm đầu đứng chân
ở địa bàn phía Bắc, Quân đoàn đã thu được hơn năm mươi tấn dược liệu, chế biến
được gần hai chục nghìn lít và gần hai mươi triệu viên thuốc, đưa vào điều trị đạt hiệu
quả tất ở bệnh viện quân y quân đoàn và bệnh xá của các đơn vị. Các cơ sở quân y của
Quân đoàn đã điều trị, chữa khỏi các bệnh thông thường.
Những thành tích bước đầu trong lĩnh vực lao động sản xuất xây dựng kinh tế trên đây
thể hiện ý chí, quyết tâm và trách nhiệm cao, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, có kỷ
luật kỹ thuật và năng suất của cán bộ và chiến sĩ trong toàn Quân đoàn. Những thành
tích đó đã thiết thực góp phần từng bước ổn định sinh hoạt, bảo đảm đời sống cho bộ
đội trong tình hình kinh tế chung của đất nước đang có những khó khăn gay gắt và góp
phần tạo thế đứng chân ngày càng vững chắc của Quân đoàn trên địa bàn được phân
công.
Cũng trong các năm 1980-1986, công tác quản lý, bảo quản cơ sở vật chất của Quân
đoàn đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Trong kiến thiết doanh trại, Quân đoàn luôn
tập trung dành ưu tiên số một kho việc xây dựng hệ thống nhà kho, nhà xe, pháo. Đến
cuối năm 1980, toàn quân đoàn đã có tương đối đầy đủ nhà xe, pháo, nhà kho, đáp ứng
cơ bản yêu cầu quản lý, bảo quản niêm cất giữ gìn trang bị kỹ thuật. Các năm tiếp sau,
Quân đoàn đã xây dựng hệ thống kho đạn, kho xăng dầu bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
Đạn niêm cất trong kho không bị xuống cấp. Xăng dầu dự trữ hạn chế được mức hao
hụt. Đồng thời, Quân đoàn đã đưa dần các chế độ quản lý, bảo quản đi vào nền nếp:
chế độ lau chùi xe, pháo hàng ngày, hàng tuần; chế độ trực ban nhà xe, lập sổ theo dõi
tình hình kỹ thuật của từng loại vũ khí trang bị. Qua việc kiểm tra thực hiện các chế độ,
người chỉ huy luôn nắm vững số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất bảo đảm cho nhiệm
vụ sẵn sàng chiến đấu. Các đơn vị còn mở hàng trăm lớp tập huấn bồi dưỡng cho hàng
chục nghìn lượt cán bộ, nhân viên kỹ thuật... Trường hạ sĩ quan, Trường hậu cần - kỹ
thuật quân đoàn mỗi năm đào tạo được hàng nghìn khẩu đội trưởng, tiểu đội trưởng;
đặc biệt là đội ngũ quản trị trưởng, nhân viên kỹ thuật, lái xe... có chuyên môn giỏi, ý
thức trách nhiệm tốt, bổ sung vào đội ngũ những người làm công tác kỹ thuật của Quân
đoàn.
Qua học tập và rèn luyện thực tế, trình độ làm chủ trang bị kỹ thuật của cán bộ, chiến
sĩ Quân đoàn ngày càng được nâng lên rõ rệt. Các chế độ ngày kỹ thuật, chế độ bảo
quản, niêm cất, chế độ kiểm tra sẵn sàng chiến đấu cũng dần đi vào nền nếp chính quy,
chặt chẽ. Trung đoàn 9 Sư đoàn 304, trung đoàn 84, tiểu đoàn 16 Sư đoàn 325 là
những điển hình tốt của Quân đoàn trong việc thực hiện các chế độ quy định về bảo
dưỡng, quản lý trang bị kỹ thuật. Trong cuộc hội thảo kỹ thuật Oõ tô, máy kéo toàn
quân năm 1982, đội tuyển Quân đoàn 2 do đại tá Trình Xuân Lý trực tiếp chỉ đạo đã
đoạt giải nhất về đồng đội khối các binh đoàn chủ lực. Trung úy Mai Văn Giáng - trợ
lý xe máy Sư đoàn 306 đoạt giải nhất toàn quân về bộ môn cán bộ quản lý, sử dụng xe
tốt. Chuẩn úy Trần Ngọc Sánh thợ sửa chữa ô tô trung đoàn 66 Sư đoàn bộ binh cơ
giới 304 đoạt giải nhì toàn quân trong môn thi thợ sửa chữa giỏi. Tại cuộc thi "10 nội
quy về máy" của bộ đội công binh toàn quân (tháng 3 năm 1983) máy húc BAT của
tiểu đoàn 17 Sư đoàn 304 đoạt giải nhất.
Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của Quân đoàn trong bước
chuyển tiếp từ nhiệm vụ chiến đấu sang sẵn sàng chiến đấu và xây dựng, huấn luyện
đầy thử thách vừa qua là đã phát huy vai trò công tác đảng, công tác chính trị trong mọi
hoạt động của đơn vị. Cấp ủy Đảng và cơ quan chính trị các cấp thường xuyên xây
dựng, nâng cao hiệu lực tổ chức Đảng làm nòng cột xây dựng đơn vị vững mạnh toàn
diện và hết sức chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng,
xây dựng củng cố quyết tâm chiến đấu, bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng, động viên ý
thức rèn luyện và tinh thần phấn đấu bền bỉ của cán bộ, chiến sĩ.
Trong các năm 1982-1985, qua việc chuyển sang thực hiện chế độ một người chỉ huy
và thực hiện cơ chế lãnh đạo mới của Đảng trong quân đội, đã xuất hiện một số nhận
thức lệch lạc trong cán bộ các cấp. Những biểu hiện tiêu cực đó đã được Quân đoàn
đấu tranh khắc phục kịp thời. Do vậy vai trò của các tổ chức Đảng trong Quân đoàn đã
thường xuyên được đề cao. Trong các đơn vị đã thực hiện tốt nhiều cuộc vận động sinh
hoạt chính trị, dấy lên nhiều phong trào thi đua với nhiều hình thức, màu sắc đạt hiệu
quả tốt.
Nhận thức lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa và tình yêu nhân dân là động lực tinh thần
to lớn của lực lượng vũ trang, cấp ủy Đảng và cơ quan chính trị các cấp vừa chăm lo
giáo dục cán bộ, chiến sĩ đơn vị, vừa tích cực chủ động thắt chặt mối quan hệ đoàn kết
gắn bó với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương nơi đóng quân, cùng địa
phương tổ chức các hội nghị "Quân với dân một ý chí” đặt cơ sở cho mối quan hệ đoàn
kết, gắn bó mật thiết giữa địa phương và đơn vị.
Trong những năm tiếp sau, quan hệ mật thiết đó ngày càng được phát triển. Quân đoàn
được Đảng bộ và nhân dân địa phương quan tâm giúp đỡ nhiều mặt, đặc biệt là trong
việc nhanh chóng ổn định nơi ăn, chốn ở và bảo đảm an toàn khu vực đóng quân. Thực
sự coi nhân dân như những người thân thiết, ruột thịt và coi địa bàn đóng quân như quê
hương của mình, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 tận dụng mọi thời gian, điều kiện, tích
cực giúp đỡ nhân dân sản xuất, phát triển sự nghiệp văn hóa, xã hội.
Các đơn vị đã trồng được hàng trăm héc-ta rừng, hàng triệu cây ăn quả, đóng góp hàng
trăm nghìn ngày công làm thủy lợi, xây dựng cho địa phương 56 phòng học, khoa nhi
một bệnh viện và hai bệnh xá. Khi các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -
Huế, Hà Bắc, Nghệ An, Hà Tĩnh bị thiên tai, Quân đoàn đã trích ra 160 tấn gạo, 6 triệu
viên thuốc do đơn vị tự sản xuất để ủng hộ đồng bào... Những việc làm trên đây tuy
nhỏ bé nhưng đã thể hiện được tình cảm trong sáng của cán bộ, chiến sĩ ta, thiết thực
góp phần củng cố và phát triển truyền thống gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân
dân trong hoàn cảnh mới.
Trong các năm 1980-1986, cùng với quân và dân cả nước, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn
2 đã vượt qua bước đầu đầy gian khổ, thử thách của thời kỳ mới. Bên cạnh những
chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiệm vụ chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và nhiệm vụ quốc tế cao cả Quân đoàn đã có thêm
những thành tích mở đầu trong nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân cách mạng,
chính quy, hiện đại, vừa sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, vừa lao động sản
xuất, góp phần xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước.
Tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động "Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức
mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân" (1979-1982), Quân ủy Trung
ương và Bộ Quốc phòng đánh giá Quân đoàn 2 là đơn vị "có nhiều thành tích xuất sắc"
và là lá cờ đầu của khối các binh đoàn chủ lực.
Với thành tích đó, Quân đoàn vinh dự được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng
nhì và được Hội đồng Bộ trưởng tặng cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua". Sư đoàn
bộ binh 306 được tặng Huân chương Quân công hạng ba. Các sư đoàn 325, 304, Lữ
đoàn 219 công binh, trung đoàn 9 Sư đoàn 304, Lữ đoàn 203 xe tăng thiết giáp, trung
đoàn 164 pháo binh, trung đoàn 18 Sư đoàn 325, Trường hạ sĩ quan quân đoàn, trung
đoàn 422 Sư đoàn 306, tiểu đoàn 3 Cục Hậu cần quân đoàn vinh dự được Hội đồng
Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công các loại...
Tổng kết phong trào thi đua của các lực lượng vũ trang năm 1983-1985, phát huy
những thành tích đã đạt được, Quân đoàn 2 vẫn giữ vững lá cờ đầu của khối các binh
đoàn chủ lực và trong dịp kỷ niệm lần thứ 10 ngày thành lập quân đoàn (17-5-1974 -
17-5-1984), Quân đoàn vinh dự được Quốc hội và Hội đồng Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Quân công hạng nhất.
Do có nhiều thành tích trong chiến tranh giải phóng và trong sự nghiệp bảo vệ, xây
dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 2 tháng 9 năm 1985, Quân
đoàn 2 được Nhà nước phong tặng danh hiệu vẻ vang: Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân.
Sự khen ngợi, cổ vũ của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và Bộ Quốc phòng đã khẳng
định sự cố gắng vượt bậc của Quân đoàn trong thực hiện nhiệm vụ và tăng thêm sức
mạnh cho cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 tiến nhanh trên con đường phấn đấu giành
những chiến công mới.

Chương bảy
NHỮNG NĂM ĐẦU THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC THEO ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
(1986-1993)

Năm 1986 đến với quân và dân cả nước nói chung và cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 nói
riêng trong sự đợi chờ một sự kiện trọng đại - Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ VI.
Sau thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đất nước ta chuyển sang
thời kỳ hòa bình, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thì ngay sau
đó, lại chuyển sang tình huống có chiến tranh. Quân và dân ta một lần nữa buộc phải
cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, giúp
nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt, Iêng Xari và tiến hành chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc.
Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước của quân và dân ta đã giành được
thắng lợi, nhưng chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chống phá cách
mạng Việt Nam bằng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt; chống phá cách mạng Lào
và Campuchia. Trong bối cảnh đó, một bộ phận quân tình nguyện Việt Nam được yêu
cầu ở lại giúp bạn theo tính thần Hiệp ước hòa bình, hữu nghị Việt Nam - Campuchia
(tháng 2 năm 1979). Ở trong nước, quân đội được tăng cường mọi mặt để cùng toàn
dân làm tròn nhiệm vụ bao vệ Tổ quốc trong điều kiện vừa có hòa bình vừa có thể xảy
ra chiến tranh. Vào giữa thập kỷ 80, lực lượng cách mạng của Campuchia ngày càng
lớn mạnh, đủ sức đảm đương nhiệm vụ bảo vệ đất nước, thì quân tình nguyện Việt
Nam lần lượt rút về nước. Lúc này, tình hình ở biên giới phía Bắc đã bớt căng thẳng.
Cục diện mới nói chung là hòa bình đang được mớ ra đối với Việt Nam và khu vực.
Nhân dân ta đang đứng trước thời cơ lịch sử mới đầy triển vọng nhưng cũng nhiều thử
thách mới.
Tuy nhiên, hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, tác động trực tiếp của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, những yếu kém của ta trong chỉ
đạo, quản lý kinh tế kéo dài đã làm cho đời sống kinh tế, xã hội của đất nước khủng
hoảng trầm trọng. Niềm tin của một bộ phận quần chúng, cán bộ, đảng viên với chế độ,
với Đảng bị giảm sút.
Để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, lấy lại niềm tin của quần chúng, đảng viên, từ
đó huy động tối đa sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, trước hết là
đổi mới kinh tế.
Cùng với toàn quân, toàn dân, từ đầu năm 1986, Quân đoàn vừa triển khai nhiệm vụ
thường xuyên, vừa hướng mọi hoạt động về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.
Để Đại hội VI của Đảng thực sự tập trung được trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, trong
quá trình chuẩn bị Đại hội, Đảng ta đã đưa bản dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội ra
lây ý kiến rộng rãi. Các đồng chí trong toàn Đảng, đồng bào cả nước và Việt kiều ở
nước ngoài đã đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết vào bản dự thảo văn kiện.
Trong các tháng giữa năm 1986, Đảng bộ các trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn cơ quan
Quân đoàn sôi nổi thảo luận tham gia ý kiến trào bản dự thảo Báo cáo Chính trị và bản
dự thảo sửa đổi Điều lệ Đảng. Đầu tháng 9 năm 1986, Đảng bộ quân đoàn tiến hành
Đại hội đại biểu lần thứ ba. Sau khi tiến hành kiểm điểm đánh giá công tác lãnh đạo
nhiệm kỳ vừa qua và đề ra phương hướng lãnh đạo xây dựng Quân đoàn theo tinh thần
đổi mới, Đại hội bầu Ban Chấp hành Đáng bộ nhiệm kỳ mới, do đồng chí Mai Thuận
làm Bí thư, các đồng chí Bùi Công Ái, Trịnh Xuân Lý là ủy viên thường vụ; các đồng
chí Nguyễn Phúc Thanh, Nguyễn Văn Rinh, Vũ Văn Cẩm, Nguyễn Văn Tá, Trần Văn
Trúc, Trần Minh Công, Nguyễn Sơn Văn, Nguyễn Tiến Dũng là ủy viên. Đại hội bầu
đoàn đại biểu Đảng bộ quân đoàn gồm 7 đồng chí dự Đại hội Đảng toàn quân.
Từ ngày 13 đến 15 tháng 10 năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ toàn quân lần thứ IV
tiến hành tại Hà Nội. 437 đại biểu dự đại hội đã tập trung thảo luận những vấn đề
đường lối quan điểm của Đảng; đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, vị trí và mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến
lược cách mạng, xác định nhiệm vụ trước mắt của quân đội trong tình hình mới. Đại
hội bầu 71 đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.
Từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng tiến hành và thành công tốt đẹp Đại hội đánh dấu một bước trưởng thành mới về
chính trị của Đảng, thể hiện rõ tinh thần đổi mới và sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta. Với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và
nói rõ sự thật", Đại hội đã chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng trong những năm qua về
chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện, đặc biệt đã
phân tích rõ những sai lầm về chính sách kinh tế, bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ
và hành động giản đơn, nóng vội.
Đại hội thể hiện quyết tâm đổi mới, nhất là đổi mới tư duy kinh tế, đánh giá đúng vai
trò của các thành phần kinh tế, có quan điểm và chủ trương mới về công nghiệp hóa,
về cải tạo xã hội chủ nghĩa, về cơ chế quản lý, kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, nhấn mạnh sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội...
Đại hội quyết định tiến hành một cuộc vận động làm trong sạch Đảng, khắc phục
những hiện tượng thoái hóa trong bộ máy nhà nước, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực
trong xã hội, coi đó là biện pháp quan trọng tăng cường sức mạnh của hệ thống chuyên
chính vô sản.
Đối với lĩnh vực quốc phòng và an ninh, Đại hội nhấn mạnh phải thấu suốt và thực
hiện đúng quan điểm "Toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc", "Toàn quân
bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước", kiên trì thực hiện đường lối quân sự của Đảng
trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chuyên chính vô sản, sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, kết hợp
chặt chẽ kinh tế, quốc phòng và an ninh, đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền quốc
phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng hậu phương đất nước một cách toàn
diện.
Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy ngày càng hiện đại, có chất lượng
tổng hợp ngày càng cao, có tổ chức hợp lý, cân đối, gọn và mạnh, có kỷ luật chặt chẽ,
có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu cao. Tổ chức tốt việc bảo vệ chủ quyền
và giữ vững an ninh các tuyến biên giới, vùng biển và hải đảo, xây dựng và củng cố bộ
đội biên phòng vững mạnh. Tiếp tục phát triển dân quân, tự vệ với số lượng và chất
lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Tăng cường xây dựng lực lượng dự bị. Đẩy
mạnh công tác nghiên cứu phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Từng
bước phát triển công nghiệp quốc phòng đi đôi với tăng cường tiềm lực kinh tế của đất
nước. Trên cơ sở bảo đảm nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và sản xuất quốc
phòng, huy động một phần lực lượng quân đội, sử dụng một phần năng lực công
nghiệp quốc phòng vào việc xây dựng kinh tế.
Thực hiện đúng cơ chế Đảng lãnh đạo đối với quân đội và sự nghiệp quốc phòng; dưới
ánh sáng Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, cùng với toàn dân, toàn
quân, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 quyết tâm phát huy bản chất cách mạng và truyền
thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ chính trị mà Đảng và nhân dân đã giao cho.
Để thực hiện yêu cầu thay phiên cho các đơn vị làm nhiệm vụ phòng ngự ở phía trước
và cũng là để rèn luyện bộ đội, ngày 5 tháng 6 năm 1987, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho
Quân đoàn 2 chuẩn bị cho Sư đoàn 325 sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu vào cuối
tháng 12 năm 1987.
Theo mệnh lệnh của Bộ và Bộ Tư lệnh quân đoàn, nhiệm vụ cụ thể của sư đoàn là:
- Thay Sư đoàn 312 Quân đoàn 1 chiến đấu, giữ vững các chốt phòng ngự ở phía bắc
Thanh Thủy, Vị Xuyên.
- Hiệp đồng chặt chẽ với trung đoàn 818 Sư đoàn bộ binh 314 phòng ngự ở khu vực
đông sông Lô và tiểu đoàn 5 bộ đội địa phương Vị Xuyên ở khu vực điểm cao 1427.
Khi cần thiết, sử dụng hỏa lực chi viện cho hai đơn vị chiến đấu giữ vững trận địa.
- Luôn luôn chiến đấu cao, vừa huấn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ và phương án tác
chiến để nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, trình độ chiến đấu, xây dựng đơn vị ngày
càng trưởng thành. Củng cố, xây dựng các công trình phòng ngự ngày càng vững chắc
và hoàn chỉnh.
- Giữ nghiêm kỷ luật chiến trường, quan hệ chặt chẽ với tố chức Đảng, chính quyền địa
phương và các đơn vị bạn trong khu vực để tạo điều kiện giúp đỡ nhau hoàn thành
nhiệm vụ.
Sau khi nhận lệnh của Bộ, Quân đoàn điều đủ quân số, vũ khí theo biên chế cho Sư
đoàn 325, đồng thời cùng với sư đoàn lập kế hoạch huấn luyện, rèn luyện cho bộ đội
đáp ứng với yêu cầu chiến đấu. Đội ngũ cán bộ sư đoàn kịp thời có sự điều chỉnh; đồng
chí Trần Bá Viên - Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng được bổ nhiệm làm Sư đoàn
trương.
Toàn Sư đoàn 325 dấy lên không khí huấn luyện và rèn luyện sôi nổi. Suốt ngày đêm
cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn miệt mài luyện tập, không ngừng nâng cao trình độ mọi
mặt để chiến đấu giành thắng lợi. Để giúp cho Sư đoàn 325 huấn luyện sát với thực tế
chiến đấu, ngày 26 tháng 10 năm 1987, Quân đoàn tổ chức một đoàn cán bộ đi tìm
hiểu tình hình thực tế. Đoàn gồm các đồng chí thượng tá Nguyễn Văn Tá - Phó chủ
nhiệm chính trị, trung tá Đặng Tất Chủng - Phó chủ nhiệm thông tin, trung tá Trịnh
Xuân ứng - Phó chủ nhiệm hậu cần, do Tư lệnh quân đoàn Bùi Công Ái chỉ huy.
Nhiệm vụ của đoàn là trinh sát thực địa vùng biên giới mà Sư đoàn 325 sẽ tham gia
chiến đấu và tới đơn vị bạn học tập kinh nghiệm thực tế để về chỉ dạo Sư đoàn 325
huấn luyện tốt hơn.
Để nắm vững chất lượng xây dựng, huấn luyện và tinh thần chiến đấu của Sư đoàn 325
trước khi nhận nhiệm vụ Bộ giao, ngày 5 tháng 12 năm 1987, Bộ Tổng Tham mưu tổ
chức một đoàn cán bộ do Thiếu tướng, Phó Tổng tham mưu trường Nguyễn Nhơn làm
đoàn trưởng về kiểm tra đơn vị. Đoàn kiểm tra đã báo động Sư đoàn 325 chuyển trạng
thái từ sẵn sàng chiến đấu thường xuyên lên sẵn sàng chiến đấu cao, kiểm tra biên chế
tổ chức; kiểm tra trung đoàn 95 hành quân bộ mang vác và kiểm tra khối hành quân cơ
giới gồm tiểu đoàn 18 thông tin, tiểu đoàn 17 công binh, tiểu đoàn 14 cao xạ tiểu đoàn
13 pháo binh và sở chỉ huy sư đoàn.
Qua kiểm tra, Bộ Tổng Tham mưu đánh giá Sư đoàn 325 đạt loại khá về các mặt.
Tiếp tục huấn luyện, rèn luyện bộ đội, từ ngày 7 đến ngày 26 tháng 12 năm 1987 trung
đoàn 95 Sư đoàn 325 thực hiện tiếp một đợt diễn tập dài ngày. Địa bàn diễn tập là một
vùng núi đá hiểm trở. Mùa đông năm 1987, trời rét khác thường. Trên các triền núi
cao, gió bấc như gào rú, quất vào buốt da thịt người chiến sĩ. Thỉnh thoảng mới có
được buổi trưa le lói ánh nắng. Bộ đội trung đoàn 95 luyện tập trên các triền núi bị
chìm đi trong làn sương giăng và mây mù. Tiểu đoàn 5 trung đoàn 95 khi chiến đấu sẽ
được giao nhiệm vụ chốt giữ hướng chủ yếu Vì vậy ban chỉ huy tiểu đoàn, do đại úy
Nguyễn Đức Phong làm tiểu đoàn trưởng đã quyết tâm tổ chức huấn luyện, rèn luyện
bộ đội thật nghiêm túc, thực sự thực tế, quyết giành thắng lợi trong chiến đấu. Các
chiến sĩ vận tải của tiểu đoàn đeo bình nước 20 lít lần bám từng vách đá, mô đất từ khe
suối về điểm cao đặt "chốt".
Tiếp sau trung đoàn 95, từ tối ngày 20 tháng 12 năm 1987, toàn Sư đoàn 325 bước vào
rèn luyện thực binh. Các đơn vị tập cứu thương băng cáng mềm, cáng cứng; tập
chuyển thương bằng xe đạp thồ vượt suối, vượt đồi, vượt dốc... Bộ đội tập nấu cơrn
bằng bếp Hoàng Cầm, dun nấu bằng bếp dầu trong hang đá lạnh cóng mùa đông; tập
gùi gạo, gùi đạn, gùi nước... Đại đội 2 vận tải thuộc tiểu đoàn 25 vận tải do trung úy
Nguyễn Văn Lân làm đại đội trưởng, nổi tiếng về gùi khoe, dẻo dai dài ngày. ở đại đội
2 có tổ vận tải do trung sĩ Lê Văn Cường chỉ huy, cùng binh nhất Đỗ Tuấn và binh
nhất Đoàn Thanh Phong đã bảo đảm 100 phần trăm ngày công gùi ban đêm, gùi ban
ngày, gùi mọi loại hàng phục vụ bộ đội đang làm nhiệm vụ ở các địa hình phức tạp
khác nhau đều bảo đảm đúng thời gian, an toàn, hiệu quả cao.
Qua hai tháng luyện tập, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 đã quen dần với điều kiện khắc
nghiệt của địa bàn mà đơn vị được giao thay vị trí của đơn vị bạn. Ngày 10 tháng 1
năm 1988, sư đoàn kết thúc giai đoạn huấn luyện. Đồng chí Trần Ngọc Sơn - Bí thư
Đảng ủy và các đồng chí cán bộ chỉ huy Sư đoàn 325 rất yên tâm khi có được một tập
thể cán bộ, chiến sĩ đã được huấn luyện chu đáo. Nhưng một vấn đề . phát sinh lúc này
là hơn'hai nghìn hạ sĩ quan, chiến sĩ quê Hà Nội, Hải Hưng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh vừa kết thúc giai đoạn huấn luyện cũng vừa hết thời hạn nghĩa vụ quân sự. Trước
tình hình đó, lãnh đạo và chỉ huy sư đoàn sau khi suy nghĩ, cân nhắc đã trình bày
phương ấn: chỉ giữ lại 211 đồng chí tình nguyện gồm phần lớn là tiểu đội trưởng, khẩu
đội trường, pháo thủ số 1 của các khẩu đội pháo ở lại làm nòng cốt. Số còn lại sư đoàn
giải quyết cho xuất ngũ theo đúng Luật Nghĩa vụ quân sự. Phương án trên đã được Bộ
Tư lệnh quân đoàn nhất trí đề đạt lên Bộ và cũng được Bộ đồng ý. Sau khi được Quân
đoàn và Bộ nhất trí, Sư đoàn 325 cử nhiều đoàn cán bộ về các địa phương thông báo
cho chính quyền và gia đình số anh em tình nguyện ở lại chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới.
Ngày 11 tháng 2 năm 1988 (tức ngày 24 Tết Mậu Thìn) Đại tướng, Tổng Tham mưu
trường Đoàn Khuê đến chúc Tết và kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu của cán bộ,
chiến sĩ trung đoàn 101 và trung đoàn 95 Sư đoàn 325. Đồng chí Tổng Tham mưu
trưởng đã có những nhận xét tốt và nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi thành tích huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325.
Để nắm chắc thực địa mà Sư đoàn 325 sẽ được giao nhiệm vụ chốt giữ trong giai đoạn
tới, từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 5 tháng 2 năm 1988, Quân đoàn tổ chức một đoàn
gồm 23 cán bộ của 4 cơ quan quân đoàn, 155 cán bộ từ sư đoàn trưởng đến đại đội
trưởng của Sư đoàn 325 do Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng quân đoàn Nguyên Văn
Rinh chỉ huy đi trinh sát thực địa. Cũng trong thời gian đó, đồng chí Nguyễn Văn Rinh
còn dẫn một đoàn cán bộ tới Quân đoàn 1, trao đổi học tập kinh nghiệm thực hiện
nhiệm vụ phòng ngự của Sư đoàn 312.
Chấp hành mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Tổng Tham mưu, ngày 10 tháng 3 năm 1988,
Sư đoàn 325 làm lễ xuất quân. Ngược dòng sông Lô - dòng sông đã ngân vang bản
trường ca đánh Pháp năm xưa, những người lính Sư đoàn 325 tiến vào mặt trận mới.
Đi đầu đội hình là trung đoàn 95, tiếp theo là các trung đoàn 18 và trung đoàn 101.
Toàn bộ đội hình sư đoàn hành quân bằng cơ giới gồm 384 ô tô vận tải. Lực lượng sửa
chữa, cứu kéo của tiểu đoàn 51 Cục Kỹ thuật Quân đoàn bám sát từng bộ phận hành
quân, sẵn sàng tổ chức sửa chữa các phương tiện cơ động bị hỏng hóc dọc đường.
Ngày 17 tháng 3 năm 1988, toàn bộ đội hình của Sư đoàn 325 và các phân đội phối
thuộc đã đến vị trí tập kết bảo đảm bí mật, an toàn với 100 phần trăm quân số. Chiến sĩ
Phạm Trọng Cầu được phép ghé thăm gia đình trên đường hành quân, khi bị nhỡ xe đã
tìm mọi cách đuổi kịp đội hình đơn vị.
Vừa đến vị trí, Sư đoàn 325 nhanh chóng nhận bàn giao của Sư đoàn 312 Quân đoàn 1,
bắt tay ngay vào việc chuẩn bị trận địa phòng ngự. Nhiệm vụ của sư đoàn là bảo vệ
vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Người lính Sư đoàn 325 được rèn
luyện giáo dục, biết kiềm chế trước mọi diễn biến phức tạp của tình hình. Nhiều lần đối
phương đã bắn hàng nghìn quả đạn pháo sang phía sau trận địa phòng ngự của ta, vào
sâu vùng định cư của nhân dân; với tinh thần sẵn sàng chiến đấu tốt, các chiến sĩ pháo
binh sư đoàn đã đánh trả bằng những dòn phản pháo hiệu quả cao. Hai trận địa pháo
của đối phương bị pháo binh ta bắn trúng. Một đám cháy lớn bùng lên ở đó trong một
thời gian dài.
Để kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và chính trị trong tác chiến phòng ngự,
thực hiện Quyết định số 49/BTL do Tư lệnh quân đoàn ký ngày 6 tháng 12 năm 1988,
Sư đoàn 325 đã thành lập ban tuyên truyền đặc biệt do đồng chí Võ Toán làm trưởng
ban. Các trung đoàn đều có trợ lý tuyên truyền đặc biệt. Toàn sư đoàn có 37 tổ với 185
đồng chí tuyên truyền viên. Chương trình hoạt động của các tổ tuyên truyền đặc biệt do
Phòng Chính trị sư đoàn soạn thảo đều được đồng chí Bí thư Đảng ủy sư đoàn thông
qua trước khi thực hiện.
Mặc dù đang làm nhiệm vụ phòng ngự chiến đấu ở một địa bàn gian khổ ác liệt, nhưng
bộ đội Sư đoàn 325 vẫn trồng được rau xanh. Lúc đầu thì các đơn vị phía sau trồng và
gửi lên điểm tựa. Tiếp đó, các điểm tựa thi đua với "hậu cứ" cũng trồng được rau xanh.
Những luống rau dù chỉ là nhỏ nhoi mọc lên nơi điểm tựa một màu xanh ngắt, thể hiện
sức sống của người chiến sĩ, sức sống của tuổi xuân đất nước. Toàn sư đoàn đã trồng
thu được 157.450 kilôgam rau các loại. Sư đoàn còn tổ chức chạy máy điện thắp sáng
phục vụ phía sau, nhưng vẫn bảo đảm bí mật, an toàn. Có điện, bộ đội được xem
truyền hình, nạp ắc quy nghe đài... Bộ đội phía sau của sư đoàn còn tranh thủ làm tặng
bộ đội phía trước 910 sạp nằm, 450 cái quạt, 165 rá vo gạo, 1.436 kllôgam măng, 51
kilôgam chè khô.
Trong thời gian làm nhiệm vụ, các đơn vị của Sư đoàn 325 đã làm 190 tờ báo tường,
viết 570 khẩu hiệu, ra được tờ tin “Chốt thép". Đội văn nghệ xung kích của sư đoàn
phục vụ 60 lần cho 6.000 lượt người xem, toàn sư đoàn tổ chức được 14 phòng đọc
sách báo. Đảng bộ sư đoàn đã tổ chức kết nạp tại biên giới những đoàn viên ưu tú vào
Đảng.
Thực hiện "quân với dân một ý chí” cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 luôn chủ động xây
dựng mối quan hệ bền chặt tốt đẹp với chính quyền và nhân dân địa phương. Quân y
sư đoàn đã tranh thủ khám chừa bệnh cho 156 người dân ở các bản đàng trong khu vực
đơn vị đóng quân, làm nhiệm vụ; chiếu 6 tối phim phục vụ gần 5.000 lượt người xem,
giúp nông trường và xã Phương Tiến nhiều công lao động.
Trong chiến đấu và công tác ở nơi biên cương của Tổ quốc, tập thể cán bộ, chiến sĩ Sư
đoàn 325 đã xuất hiện nhiều hành động, nhiều gương hy sinh vô cùng cảm động. Đó là
hai anh em ruột Nguyễn Văn Đương và Nguyễn Văn Đường quê ở Thái Bình đều xung
phong ở lại điểm tựa phía trước. Đồng chí Ngô Xuân Hưng chiến sĩ đại đội 5 tiểu đoàn
5 trung đoàn 95 bị thương lúc 19 giờ 5 phút ngày 14 tháng 5, được đưa về bệnh xá
trung đoàn lúc 0 giờ 15 phút, bị choáng nặng, thở gấp huyết áp tụt vì bị thương nặng ở
vùng bụng, vùng ngực. Hưng đã được tập thể bác sĩ, y sĩ, y tá bệnh xá vừa gây mê, vừa
mổ. Sau 3 giờ mổ, Hưng mất nhiều máu, nếu không kịp thời tiếp máu sẽ có khả năng
tử vong. Được tin, cán bộ, chiến sĩ xung quanh viện đã xung phong hiến máu. Đồng
chí đại đội trưởng đại đội 23 vệ binh đã dẫn cả đại đội đến phòng cấp cứu Qua kiểm tra
nhóm máu, đồng chí Lê Song Hào đã được chọn tiếp cho Hưng 200 mililít máu. Đồng
chí Phạm Ngọc Tiến y tá đại đội 24 trung đoàn 95 đang đi công tác, thấy đồng đội lâm
nạn, đã xung phong cho 200 mililít máu để truyền và cứu sống Hưng. Trạm thông tin
K4 của đại đội 2 tiểu đoàn 18 thông tin, do binh nhất Nguyễn Văn Dĩnh phụ trách nằm
gần ngã ba là trọng điểm bắn pháo ác hệt của đối phương. Nhưng bốn đồng chí Dĩnh,
Dụ, Khánh, Hân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, trụ bám kiên cường, bảo đảm
mạng thông tin liên lạc thông suốt ngày đêm từ hệ thống điểm tựa về sở chỉ huy sư
đoàn. Bùi Hồng Nguyên - chiến sĩ quê Thanh Hóa, suốt thời gian làm nhiệm vụ ở biên
giới đêm nào cũng chuyển hàng lên điểm tựa với năng suất cao, tận tình giúp đồng đội
những lúc gặp khó khăn. Bùi Hồng Nguyên vinh dự được kết nạp vào Đảng ngay tại
mặt trận.
Thời gian làm nhiệm vụ ở phía trước, Sư đoàn 325 cùng các đơn vị phối thuộc đã khắc
phục khó khăn, gian khổ xây dựng trận địa phòng ngự vững chắc và hoàn thiện các
phương án tác chiến. Cục Hậu cần quân đoàn đã tổ chức vận chuyển hàng bằng đường
bộ và đường sông bảo đảm cho bộ đội đứng chân ở phía trước. Ở những nơi nằm trong
tầm pháo đối phương, để tránh thương vong cho cho bộ đội khỉ đi lấy nước, Cục Hậu
cần đã nghiên cứu lắp đặt hệ thống ống nước dùng bơm đẩy, đưa nước đến một số chất
của bộ đội. Đội ngũ bác sĩ y sĩ ở trạm cấp cứu của Viện quân y 43 đã nhiều đêm thức
trắng, kịp thời cấp cứu thương binh, bệnh bình.
Cũng trong thời gian Sư đoàn 325 làm nhiệm vụ ở biên giới, nhiều đoàn đại biểu của
Quân đoàn, các đơn vị, địa phương đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà chiến sĩ. Đầu
tháng 6 năm 1988, đồng chí Nguyễn Phúc Thanh sau khi nhận chức Tư lệnh Quân
đoàn 2 đã cùng một số cán bộ bốn cơ quan Quân đoàn đi kiểm tra Sư đoàn 325 thực
hiện nhiệm vụ từ ngày 12 đến 19 tháng 6 năm 1988.
Với phong trào "Hướng về điểm tựa, tất cả vì đồng đội thân yêu”, tuổi trẻ Quân đoàn
luôn sẵn sàng chi viện cho tuổi trẻ Sư đoàn 325. Nhân kỷ niệm 14 năm ngày thành lập
Quân đoàn (17.5.1974 - 17.5.1988) đoàn đại biểu thanh niên toàn Quân đoàn đã lên
thăm, chuyển thư, quà tặng gồm 14.000 tem thư, phong bì, giấy viết thư, 2.000 bút bi,
885 quyển truyện, 1.000 cuộn giấy vệ sinh, 10 kilôgam thuốc lào và 350 bao thuốc lá
của tuổi trẻ Quân đoàn tặng tuổi trẻ Sư đoàn 325. Cùng đi còn có đội văn nghệ xung
kích của Quân đoàn đã lên phục vụ nhiều điểm tựa của các trung đoàn.
Hoàn thành nhiệm vụ phòng ngự chiến đấu, từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11
năm 1988, Sư đoàn 325 tiến hành bàn giao trận địa phòng ngự cho Sư đoàn 316 Quân
đoàn 29 và tổ chức hành quân về vị trí cũ.
Bộ Tư lệnh Quân khu 2 đánh giá cao kết quả đợt thay phiên phòng ngự chiến đấu của
Sư đoàn 325 ở phía trước. Trong nhận xét (Văn bản số 83/BTL, ngày 29 tháng 9 năm
1988) của Bộ Tư lệnh Quân khu 2 do Thiếu tướng, Phó tư lệnh quân khu Nguyễn
Chuông ký, phần kết luận ghi: "... Qua sáu tháng thay phiên chiến đấu, Sư đoàn 325 đã
hoàn thành tốt' nhiệmvụ, có mặt hoàn thành rất tốt, đã giữ vững và phát huy được
truyền thống của một đơn vị anh hùng". Bộ Tư lệnh Quân khu 2 đề nghị Hội đồng Nhà
nước tặng thưởng huân chương cho 30 đơn vị và 15 cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn đạt
được những thành tích xuất sắc nhất.
Ngay sau khi Sư đoàn 325 từ Vị Xuyên trở về, Bộ Tư lệnh quân đoàn kịp thời sơ kết
hoạt động thay phiên chiến đấu phòng ngự của Sư đoàn. Thực tiễn hoạt động chiến đấu
của Sư đoàn 325 trong hơn bảy tháng ở Thanh Thủy, Vị Xuyên đã khẳng định:
- Quân đoàn và Sư đoàn 325 đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh của Bộ; chỉ huy - cơ
quan Quân đoàn đã phát huy cao độ trách nhiệm, hướng về cơ sở, tập trung chỉ đạo, chỉ
huy, lực lượng và vũ khí trang bị cho nhiệm vụ trọng yếu. Về phần mình, Sư đoàn 325
đã tích cực, chủ động, chuẩn bị đầy dủ, chu đáo: chuẩn bị chiến trường, huấn luyện bổ
sung theo yêu của nhiệm vụ, chuẩn bị bảo đảm hậu cần - kỹ thuật...
- Tổ chức thay phiên nhanh, bí mật, an toàn. Xây dựng ý chí quyết tâm, củng cố thế
trận phòng thủ vững chắc, chiến đấu kiên cường bảo vệ vững chắc địa bàn được phân
công đảm trách. Trong quá trình phòng ngự, sư đoàn đã đánh 25 trận lớn nhỏ bằng hỏa
lực và xung lực; đại đa số đạt hiệu suất cao.
- Trong quá trình thay phiên chiến đấu, Sư đoàn 325 đã chủ động khắc phục khó khăn
bảo đảm tốt đời sống của bộ đội cả về vật chất lẫn tinh thần. Đây là một trong những
nhân tố quan trọng bảo đảm cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
Trong xây dựng thế trận phòng thủ và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, Sư đoàn 325 đã phát
huy tốt truyền thống của Quân đoàn, đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ với đơn vị bạn và cấp
ủy, chính quyền, nhân dân địa phương, tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh
nhân dân để giành chiến thắng.
Trong những năm tháng này, theo yêu cầu của nhiệm vụ, một số cán bộ cao cấp của
Quân đoàn đã đi nhận nhiệm vụ mới, một số đồng chí đã nghỉ hưu. Đồng chí Nguyễn
Phúc Thanh được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 2. Đồng chí Trần Ngọc Sơn giữ
chức Phó tư lệnh chính trị. Một thời gian sau, Thiếu tướng Nguyễn Phúc Thanh đi học,
được Bộ điều về làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Thiếu tướng Nguyễn Văn Rinh
được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 2. Đại tá Phạm Xuân Thệ - Phó tư lệnh Tham
mưu trướng. Đại tá Hoàng Đình Thanh - Phó tư lệnh quân sự. Đại tá Đồng Quốc Sự
Chủ nhiệm chính trị. Đại tá Lưu Toàn Định - Chủ nhiệm hậu cần. Thượng tá Nguyễn
Sơn Đông - quyền Chủ nhiệm kỹ thuật.
Về tổ chức biên chế, thực hiện chủ trương chung, Quân đoàn đã từng bước điều chỉnh,
sắp xếp lại lực lượng cho phù hợp với yêu cầu mới. Trường đào tạo hạ sĩ quan của
Quân đoàn đã giải thể và nhiệm vụ đào tạo tiểu đội trưởng, khẩu đội trường, nhân viên
chuyên môn kỹ thuật được giao cho các sư đoàn 304, 325 đảm nhiệm. Tháng 7 năm
1987, Quân đoàn được giao thêm nhiệm vụ quản lý và chỉ huy trường bắn Cấm Sơn.
Đây là một trường bắn lớn, bảo đảm phục vụ cho các đơn vị trong toàn quân ở phía
Bắc tiến hành diễn tập hoặc huấn luyện có bắn đạn thật.
Vào đầu thập kỷ 90, địa bàn đóng quân của Quân đoàn có bước điều chỉnh mới. Sư
đoàn bộ binh cơ giới 304 từ Hà Bắc sang tiếp quản toàn bộ doanh trại Sư đoàn 320.
Với thế bố trí đội hình mới, Quân đoàn đã mở rộng địa bàn đóng quân, khẳng định hơn
vai trò của một quân đoàn chủ lực cơ động, dự bị chiến lược “án ngữ” ở một hướng
chiến lược quan trọng.
Ngày 1 tháng 10 năm 1987, Bộ Tổng Tham mưu điều Sư đoàn 353 thuộc Quân khu 1
về đội hình của Quân đoàn 2. Sư đoàn 353 là khung rút gọn chuyên làm nhiệm vụ huấn
luyện quân dự bị động viên, biên chế gồm bốn trung đoàn (845, 846, 847, 848). Sau
hai năm làm công tác tổ chức xây dựng quân dự bị động viên ở Hà Nam Ninh theo
quyết định của Bộ, Sư đoàn 353 đã giải thể.
Đến năm 1991, theo sự chỉ đạo của Bộ, Quân đoàn tiếp tục rút gọn biên chế phù hợp
với yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới. Lữ đoàn xe tăng thiết giáp 203 được chuyển
thành trung đoàn xe tăng thiết giáp 203, trung đoàn pháo binh 164 và trung đoàn phòng
không 673 được chuyển lại thành Lừ đoàn pháo binh 164 và Lữ đoàn phòng không
673. Một số trung đoàn binh chủng nằm trong biên chế của các sư đoàn bộ binh giải
thể. Các sư đoàn 304, 325, 306 và các lữ đoàn, trung đoàn trực thuộc khác của Quân
đoàn đều được điều chỉnh hoặc rút gọn biên chế theo yêu cầu mới. Đây là thời kỳ Quân
đoàn có những biến động lớn về tổ chức, tác động nhiều mặt tới tâm tư, tình cảm của
cán bộ, chiến sĩ, đơn vị, nhất là với số cán bộ đã nhiều năm gắn bó với Quân đoàn.
Nhìn chung, Quân đoàn đã thực hiện được yêu cầu, biên chế rút gọn nhưng không vì
thế mà giảm sức mạnh và ý chí chiến đấu. Toàn Quân đoàn luôn ở trạng thái sẵn sàng
chiến đấu cao và khi có lệnh sẵn sàng nhân đôi, nhân ba, làm nòng cốt để phát triển
nhanh chóng lực lượng, đánh thắng địch trong mọi tình huống.
Trong huấn luyện, quán triệt quan điểm về xây dựng lực lượng vũ trang và nền quốc
phòng toàn dân trong tình hình rưới của Đảng, Quân đoàn đã nỗ lực huấn luyện, rèn
luyện bộ đội theo phương châm cơ bản, thiết thực, vững chắc, sát với thực tế chiến
đấu; phù hợp với địa hình, đối tượng tác chiến, phù hợp với trang bị hiện có và cách
đánh của ta. Hai năm 1986-1987, Quân đoàn đã hoàn thành tốt kế hoạch huấn luyện,
các bài kiểm tra bắn đạn thật đều đạt loại khá, có ba bài đạt loại giỏi. Kiểm tra bắn đạn
thật bài mở đầu, 69 đại đội tân binh thì 2 đại đội đạt giỏi, 41 đại đội đạt loại khá. Về
chiến thuật, năm 1986, Quân đoàn đã tập trung huấn luyện chiến thuật từ cấp tiểu đội
đến tiểu đoàn. Trong hai năm Quân đoàn đã tiến hành 48 cuộc diễn tập trên bản đồ và
ngoài thực địa. Riêng Sư đoàn 325, các trung đoàn đều diễn tập chiến thuật tiến công
và phòng ngự ba lần đạt chất lượng cao. Các đoàn kiểm tra của Bộ đều đánh giá công
tác huấn luyện xây dựng lực lượng của Quân đoàn 2 đạt kết quả tốt.
Để xây dựng bộ đội chủ lực mạnh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, phải có các đơn
vị vững mạnh toàn diện. Thực hiện chủ trương này, trung tuần tháng 12 năm 1988, Đại
tướng Đoàn Khuê - Tổng Tham mưu trưởng chỉ thị cho Quân đoàn 2 xây dựng đơn vị
vững mạnh toàn diện theo năm yêu cầu năm biện pháp.
Chấp hành mệnh lệnh của trên, Đảng ủy và Tư lệnh quân đoàn đã vạch ra kế hoạch cụ
thể, trước hết báo cáo thông qua Bộ kế hoạch xây dựng trung đoàn 95 là đơn vị điểm.
Sau khi được Bộ nhất trí, ngày 25 tháng 1 năm 1989, Bộ Tư lệnh quân đoàn cùng bốn
cơ quan quân đoàn nghe chỉ huy Sư đoàn 325 và trung đoàn 95 báo cáo kế hoạch xây
dựng điềm năm 1989. Quân đoàn xác định đây là vinh dự, trách nhiệm nặng nề nên
lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần phải chỉ đạo cụ thể.
Ngày 10 tháng 2 năm 1989, Bộ Tư lệnh quân đoàn giao nhiệm vụ cho tổ công tác cơ sở
xây dựng điểm do đồng chí phó phòng Tổ chức Phạm Ngọc Vương làm tổ trưởng
xuống trực tiếp giúp trung đoàn 95.
Ngày 1 tháng 3 năm 1989, toàn Quân đoàn đồng loạt tổ chức lễ ra quân huấn luyện giai
đoạn 1. Buổi lễ ra quân huấn luyện ở trung đoàn 95 được tổ chức trọng thể, trang
nghiêm, có tổ chức duyệt đội ngũ.
Thực hiện mệnh lệnh của Bộ, sau hai tháng huấn luyện, Quân đoàn đã chỉ đạo Sư đoàn
325 mở lớp tập huấn cho cán bộ trung đội, đại đội. Trung tướng, Phó Tổng tham mưu
trường Nguyễn Thế Bôn và đại diện Cục Huấn luyện chiến dấu xuống trực tiếp chỉ
đạo. Thực hiện nền nếp, tác phong chính quy, lớp tập huấn được huấn luyện những nội
dung cơ bản. Cán bộ tham gia tập huấn thực hiện đầy đủ các chế độ, nhiệm vụ của một
người chiến sĩ trong ngày, trong tuần...
Kết thúc giai đoạn huấn luyện 1, Quân đoàn tổ chức sơ kết công tác xây dựng điểm tại
trung đoàn 95. Qua sọ kết rút kinh nghiệm, lãnh đạo, chỉ huy các cấp của Quân đoàn đã
thống nhất: xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện là điều cần thiết; tuy vất vả, khổ
luyện nhưng được nhiều điều. Muốn đơn vị vững mạnh về mọi mặt, vấn đề cơ bản nhất
là trên dưới đều lo, mọi người cùng làm. Cấp trên chỉ đạo, đầu tư, đơn vị phải phát huy
tính chủ động, sáng tạo của từng cán bộ, chiến sĩ.
Từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11 năm 1989, Bộ Quốc phòng mở lớp tập huấn
cho Tư lệnh các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng tại Quân đoàn 2. Nội
dung trọng tâm của lớp tập huấn là đổi mới công tác huấn luyện sát với tình hình
nhiệm vụ mới. Trung đoàn 95 được giao nhiệm vụ diễn tập thực binh phục vụ lớp tập
huấn của Bộ, đồng thời qua đó đánh giá kết quả xây dựng huấn luyện của trung đoàn.
Kết thúc lớp tập huấn, Bộ đánh giá trung đoàn 95 diễn tập thực nghiệm đạt kết quả tốt.
Năm 1992, Bộ chọn Sư đoàn 325 để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện trong ba
năm 1992-1994. Đây là lần thứ hai Quân đoàn có vinh dự được Bộ chọn là một trong
hai đơn vị xây dựng điểm vững mạnh toàn diện rút kinh nghiệm cho toàn quân. Qua
xây dựng, Sư đoàn 325 đã từng bước chuyển biến rõ rệt. Đến năm 1993 đã có 100 phần
trăm nhà xây dựng cơ bản. Các đơn vị xây dựng được hệ thống lưới điện. Sư đoàn xây
dựng được nền nếp huấn luyện đạt kết quả tốt, đúng phương châm "Cơ bản, thiết thực,
vững chắc". Hàng trăm đoàn đại biểu các đơn vị, nhà trường, các lớp tập huấn đã về Sư
đoàn 325 học tập rút kinh nghiệm và thường xuyên gửi cán bộ, học viên đi thực tế ở Sư
đoàn 325. Cuối năm 1992, Sư đoàn 325 một lần nữa thực hiện cuộc diễn tập thực
nghiệm cho lớp tập huấn các Tư lệnh quân khu, quân đoàn, quân binh chủng... tham
quan. Kết thúc lớp tập huấn, Sư đoàn 325 đã được Bộ và ban chỉ đạo lớp học đánh giá
cao. Trong dịp này, sư đoàn cũng đã được đồng chí Phó thủ tướng Phan Văn Khải đến
thăm, đồng chí rất xúc động khi thấy cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 mặc dù đời sống
còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn luyện tập hăng say và đạt kết quả tốt.
Cùng với việc tập trung xây dựng đơn vị điểm, trong thời gian này Quân đoàn đặc biệt
chú ý công tác huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật bộ binh, tác chiến binh chủng hợp
thành theo phương châm "thiết thực, cơ bản, vững chắc". Quân đoàn đã tổ chức huấn
luyện nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nghệ thuật
chiến dịch tiến công, công tác bảo đảm hậu cần trong chiến dịch tiến công... Qua huấn
luyện chiến dịch, cán bộ chỉ huy và cơ quan đã nắm vững chức trách, nhiệm vụ, hành
động của mình qua từng giai đoạn chiến đấu của chiến dịch. Những kiến thức cơ bản
đó còn được nghiên cứu, vận dụng linh hoạt phong phú vào từng chiến dịch, địa hình
chiến trường cụ thể và đối tượng tác chiến trên các chiến trường có tầm quan trọng
chiến lược. Hàng năm, Quân đoàn thực hiện tốt chương trình huấn luyện kỹ thuật cho
chiến sĩ cũ và mới, rèn luyện kỷ luật, chấp hành điều lệnh, huấn luyện thể lực và hoạt
động thể dục thể thao; tổ chức tốt việc đào tạo cán bộ ở các trường và tổ chức tốt việc
huấn luyện quân dự bị động viên. Đặc biệt năm 1993, Quân đoàn đã hoàn thành tốt nội
dung huấn luyện thể lực cho cán bộ, chiến sĩ. Từ thực tiễn nội dung huấn luyện và
phong trào thể dục thể thao sâu rộng trong toàn đơn vị, Quân đoàn đã thành lập đội
tuyển tham gia hội thao điền kinh và chiến sĩ khỏe toàn quân tại Quân khu 4 và giành
giải nhì chiến sĩ khỏe.
Muốn xây dựng Quân đoàn mạnh, phải có đơn vị cơ sở mạnh. Tổ chức cơ sở Đảng
trong sạch vững mạnh là nòng cốt để xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh. Nhận thức sâu
sắc vấn đề này, Đảng bộ Quân đoàn đặc biệt chú ý tới việc quán triệt các nghị quyết
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII:
đẩy mạnh công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, quán triệt nhiệm vụ
quốc phòng: đẩy mạnh xây dựng các khu vực phòng thủ trọng yếu trong thế trận chiến
tranh nhân dân, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân với số quân thường trực hợp lý, có chất lượng và sức chiến đấu cao, đồng
thời xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ rộng khắp. Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và sự nghiệp quốc phòng.
Để thực hiện chủ trương của Đảng, ngay từ những năm 80, Bộ Quốc phòng đã giao
nhiệm vụ xây dựng quân dự bị động viên cho một số đơn vị. Lúc đầu, Bộ giao cho
Quân đoàn 2 chọn một trung đoàn làm nhiệm vụ này, qua đó thành lập các khung trung
đoàn xây dựng quân dự bị động viên.
Xây dựng khung đơn vị dự bị động viên và thực hiện động viên quân dự bị là một
nhiệm vụ mới mẻ. Trong khi tập trung xây dựng các đơn vị có đủ biên chế thành đơn
vị vững mạnh toàn diện, đơn vị điểm của toàn quân, Bộ Tư lệnh Quân đoàn giao cho
trung đoàn 111 Sư đoàn 306 xây dựng đơn vị dự bị động viên1 (Trung đoàn 111 thành
lập năm 1978 thuộc Sư đoàn 325, do yêu cầu của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở
biên giới Tây Nam. Trung đoàn được giao nhiệm vụ huấn luyện quân dự bị động viên
từ năm 1983. Khi trung đoàn 101 trở về đội hình Sư đoàn 325 thì trung đoàn 111
chuyển về Sư đoàn 306).
Để giúp cho trung đoàn 111 hoàn thành nhiệm vụ , Đảng ủy Bộ Tư lệnh quân đoàn và
Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn 306 đã chỉ đạo trung đoàn ổn định biên chế tổ chức. Phòng
Tổ chức động viên Quân đoàn cùng với ban tổ chức động viên Sư đoàn 306, chỉ huy
trung đoàn 111 xây dựng kế hoạch để triển khai nhiệm vụ.
Địa bàn thí điểm động viên quân dự bị của trung đoàn 111 là huyện Châu Giang tỉnh
Hải Hưng (nay là huyện Khoái Châu và huyện Văn Giang - Hưng Yên). Địa bàn động
viên dân cư đông đúc, bố trí theo truyền thống làng xã Việt Nam, có các trục đường
giao thông quan trọng, địa phương đã đóng góp nhiều sức của, sức người cho cho các
cuộc kháng chiến của dân tộc. Đảng ủy, chính quyền địa phương ở đây đã quán triệt và
làm tốt công tác an ninh - quốc phòng, luôn chăm lo đến chính sách hậu phương quân
đội. Đây còn là huyện có hàng nghìn con em được rèn luyện trong quân đội, hoàn
thành nghĩa vụ quân sự và trở về dang tiếp tục xây dựng quê hương. Ngay từ buổi đầu
đặt chân đến mảnh đất này, cán bộ của trung đoàn hết sức cảm dộng trước tấm lòng
nhiệt thành, mến khách của cán bộ và nhân dân địa phương. Đợt đầu tiên trên giao chỉ
tiêu cho huyện và trung đoàn động viên 1.900 hạ sĩ quan, chiến sĩ. Nguồn động viên
nằm rải rác ở các xã và hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Trước tình
hình đó, chính quyền địa phương và đơn vị đã từng bước thống nhất kế hoạch, tổ chức
động viên quân dự bị. Cơ quan quân sự địa phương, các ban ngành thuộc cơ quan
huyện tạo điều kiện giúp đỡ đơn vị như việc khảo sát, thâm nhập, nắm nguồn, điểm
danh điểm diện.
Sau lần khảo sát đầu tiên, đơn vị và chính quyền địa phương đã kịp thời rút kinh
nghiệm và bổ sung kế hoạch cho các bước tiếp theo. Hàng năm, sau các giai đoạn tập
huấn, bồi dương nghiệp vụ chuyên môn, trung đoàn lại tiếp tục lên đường làm nhiệm
vụ động viên quân dự bị. Dẫu có chuẩn bi tốt về quyết tâm, kế hoạch, nhưng cũng
không sao tránh khỏi những trở ngại mới nảy sinh. Chính sách khoán 10 và 100 đang
tác động mạnh mẽ đến kinh tế từng hộ gia đình ở nông thôn. Nguồn động viên là lực
lượng lao dộng chủ chốt, nên họ phải lên rừng xuống biển, đi tìm thêm việc làm mới,
tăng thu nhập bằng nhiều cách. Các khung động viên không những chỉ đến từng thôn
xóm mà phải vượt khỏi địa bàn hàng chục, hàng trăm kilômét để tìm, nắm nguồn. Sau
nhiều lần xâm nhập, khảo sát, trung đoàn 111 - đội tiên phong thực hiện công việc mới
mẻ này đã giúp cho Sư đoàn 306 và Quân đoàn có một số kinh nghiệm để từng bước
xây dựng "khung thường trực động viên" hợp lý.
Tháng 8 năm 1986, theo lệnh của Bộ Quốc phòng, Sư đoàn 306 được giao nhiệm vụ
thành lập “khung thường trực động viên”. Thực hiện quyết định này, tổ chức và nhân
sự của sư đoàn có những biến động lớn. Đại tá Nguyễn Ấn được bổ nhiệm làm Sư
đoàn trưởng thay đồng chí Đỗ Phạm được bổ nhiệm Phó tư lệnh quân đoàn. Đại tá
Lương Văn Cửu được cử làm Chủ nhiệm chính trị quân đoàn.
Nhiệm vụ của Sư đoàn 306 lúc này là xây dựng các khung dự bị động viên và tổ chức
lực lượng động viên mạnh, đồng thời phải giữ gì ri tốt trang bị kỹ thuật...
Càng ngày tình hình kinh tế, xã hội, đặc biệt là cơ chế quản lý xã hội, nền kinh tế nhiều
thành phần... càng có những tác động lớn đến công tác động viên quân dự bị. Mỗi lần
về cơ sở là mỗi lần cán bộ các cấp của sư đoàn gặp không ít những khó khăn do tác
động của nền kinh thị trường và do dịa bàn công tác dàn trải rộng, xa đơn vị mà
phương tiện cơ động thì không phải lúc nào cũng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Nhưng do khéo kết hợp và dựa vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền và
cơ quan quân sự các địa phương, sư đoàn đã từng bước nâng được tỷ lệ chuyên nghiệp
quân sự. Năm 1988 tỷ lệ này đạt 69,5 phần trăm, đầu năm 1991 đã tăng lên 84 phần
trăm.
Ngoài ra, sư đoàn còn căn cứ vào từng đối tượng, từng độ tuổi sức khỏe, nghề nghiệp
để sắp xếp ổn định nguồn. Hàng năm, sau mỗi lần xâm nhập là mỗi lần điều chỉnh bổ
sung và đã thay thế được 240 trường hợp, cắt giảm 236 trường hợp không bảo đảm tiêu
chuẩn cho nguồn. Cùng với Đảng ủy, chính quyền và cơ quan quân sự địa phương, sư
đoàn còn tổ chức tốt việc điểm danh, điểm diện, gọi tập trung để huấn luyện bổ sung,
củng cố kiến thức quân sự cho các đối tượng.
Tháng 9 năm 1988, được sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Tư lệnh, cơ quan Quân đoàn và sự
phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ của chính quyền cơ quan quân sự địa phương, trung đoàn
111 Sư đoàn 306 đã tổ chức tốt đợt diễn tập huấn luyện dự bị động viên để rút kinh
nghiệm thống nhất động viên trong toàn Quân đoàn. Số quân được gọi biên chế cho 1
tiểu đoàn và 4 đại đội chuyển ngành thuộc trung đoàn 111 là 781 người, trong đó có 40
sĩ quan, 41 hạ sĩ quan, chiến sĩ. Chỉ sau 24 giờ từ khi phát lệnh, địa phương đã tổ chức
đưa được 100 phần trăm sĩ quan, 97 phần trăm hạ sĩ quan, chiến sĩ đến khu vực tập kết
động viên của trung đoàn.
Một ngày giữa mùa thu, hàng nghìn người trước kia đã từng là chiến sĩ, sĩ quan quân
đội vừa rời đội ngũ về với công việc đời thường, đã có mặt tại khu vực tập kết theo
lệnh động viên. Họ được sắp xếp biên chế, cấp phát vũ khí, quân trang, triển khai công
sự, hầm hào theo dội hình chiến đấu. Từ cán bộ khung tiểu đội đến trung đội bận rộn
với bao nhiêu công việc để nhanh chóng ổn định được đơn vị mình. Bộ đội mới được
động viên luyện tập theo những nội dung cần thiết như kỹ thuật, chiến thuật cá nhân,
tiểu đội với các hành động trong chiến đấu tiến công, phòng ngự; được quán triệt sâu
sắc mục đích yêu cầu huấn luyện và kết hợp chặt chẽ việc tổ chức luyện tập, các phân
đội đã nhanh chóng nâng cao được trình độ nên khi kiểm tra các khoa mục, kết quả bắn
đạn thật 100 phần trăm đạt yêu cầu, có 62 phần trăm khá giỏi.
Qua thực hành kiểm tra cho thấy đơn vị nào xếp đúng chuyên nghiệp quân sự thì kết
quả tốt hơn và sĩ quan dự bị biên chế theo từng cụm địa bàn thì thuận lợi cho việc tiếp
nhận, quản lý bàn giao nguồn động viên và huấn luyện có kết quả cao.
Hàng năm, Sư đoàn 306 thực hiện nhiệm vụ động viên, luôn giữ vững được mối quan
hệ hiệp đồng với địa phương. Sư đoàn coi đó là nhân tố quan trọng, là sự hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Qua các lần di nắm nguồn,
mối quan hệ giữa địa phương và đơn vị ngày càng được củng cố, gắn bó mật thiết. Có
đơn vị xuống nắm nguồn động viên lúc địa phương đang bận rất nhiều công việc cấp
trên chưa thông báo kịp, nhưng địa phương vẫn tích cực cùng đơn vị bàn bạc thống
nhất để thực hiện nhiệm vụ. Dần dần, chính quyền và nhân dân địa phương coi đó là
trách nhiệm chung của cả địa phương và đơn vị nên kế hoạch, nền nếp quản lý nguồn
đã được cả hai bên bàn bạc thống nhất và thực hiện có kết quả.
Trong 8 năm làm công tác động viên quân dự bị, Sư đoàn 306 đã tiến hành tốt công tác
đảng, công tác chính trị kiện toàn đội ngũ cán bộ khung, đội ngũ cán bộ các cấp có
quan điểm lập trường tư tưởng vững vàng, xác định tốt nhiệm vụ nhiệt tình trách
nhiệm, có năng lực làm công tác động viên. Hàng năm, việc duy trì, huấn luyện quản
lý khung tốt là cơ sở quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
Ngoài khung động viên của Sư đoàn 306, từ năm 1987, Bộ Quốc phòng còn giao cho
Quân đoàn tổ chức một khung sư đoàn động viên nhận quân dự bị trên địa bàn một số
tỉnh cũng thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, Quân đoàn cũng giao nguồn động viên
cho một số đơn vị của Sư đoàn 304 và các lữ đoàn, trung đoàn trực thuộc.
Từ năm 1983 đến năm 1985, Bộ giao chỉ tiêu cho Quân đoàn động viên nắm 8.600
quân; năm 1985 đến năm 1988 lên đến 7.600 quân. Đến năm 1989, nguồn động viên
của Quân đoàn được giao là 20.000 người, trong đó có 1.000 sĩ quan. Do vậy nhiệm vụ
động viên quân dự bị lúc này không chỉ là nhiệm vụ của Sư đoàn 306 mà là nhiệm vụ
của tất cả các đơn vị trong Quân đoàn.
Từ năm 1991 trở đi, Quân đoàn đã được Bộ chính thức giao nhiệm vụ nghiên cứu thực
hiện thêm một phương thức xây dựng lực lượng dự bị động viên mới: phương thức "nở
nồi" (hay còn gọi một nhân hai). Nội dung chính của phương thức này là: "Từ một đơn
vị đủ quân trong thời bình, chuẩn bị đầy đủ các mặt bảo đảm cần thiết để tách thành hai
đơn vị khi có chiến tranh".
Đây là một phương thức không hoàn toàn mời, đã được thực hiện trong chiến tranh
chống Mỹ, cứu nước, từ một sư đoàn đã tách ra nhiều sư đoàn. Khó khăn trong lúc này
là thực hiện trong một hoàn cảnh điều kiện mới, cán bộ và nhân viên không nhiều như
những năm chiến tranh trước đây. Cái khó nhất đối với các đơn vị thực hiện phương
thức "nở nồi" là đòi hỏi vừa phải thực hiện mọi nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị
thường trực đủ quân vừa phải chuẩn bị mọi mặt bảo đảm cho đơn vị thứ hai ra đời khi
có lệnh.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Quân đoàn phải tiến hành rất nhiều nhiệm vụ; cùng với
việc thực hiện mọi kế hoạch của một đơn vị chủ lực cơ động, còn phải xác định khung,
lên kế hoạch, tham gia chuẩn bị nguồn động viên.
Năm 1992, Quân đoàn thực hiện phương thức này tới cấp sư đoàn, trong đó có thực
hiện diễn tập động viên cấp tiểu đoàn. Cấp sư đoàn và chỉ huy tách ở sư đoàn thứ nhất
và ở cơ quan quân đoàn (riêng sư đoàn trưởng, phó sư đoàn trưởng chính trị, tham mưu
trưởng lấy ở sư đoàn thứ nhất); về cơ quan, cơ bản tách ở sư đoàn thứ nhất, lấy thêm
một số trưởng ban, trợ lý chủ chốt ở cơ quan Quân đoàn, có động viên một số ít sĩ quan
dự bị. Cấp trung đoàn, chỉ huy lấy ở trung đoàn thứ nhất và một số cơ quan sư đoàn, số
thiếu được bổ sung ở cơ quan quân đoàn, nhà trường. Cấp tiểu đoàn, đại đội cấp trưởng
chủ yếu lấy ở đơn vị thứ nhất còn cấp phó lấy ở lực lượng sĩ quan dự bị.
Năm 1992, Quân đoàn tổ chức diễn tập "một nhân hai" thực nghiệm tiểu đoàn 5 trung
đoàn 95 Sư đoàn 325. Sau khi đã xây dựng phương án với địa phương, thời gian diễn
tập 10 ngày của tiểu đoàn 5 đã cho kết quả đạt yêu cầu cấp trên đề ra: quân số có mặt
động viên 100 phần trăm, trong đó đúng chuyên nghiệp quân sự 77,2 phần trăm, gần
đúng 92 phần trăm, không đúng 13,4 phần trăm, tỷ lệ đảng viên đạt 16 phần trăm, đoàn
viên 45,8 phần trăm.
Thông qua thực tế diễn tập một nhân hai của tiểu đoàn 5 trung đoàn 95, tháng 11 năm
1991, Quân đoàn tổ chức hội thảo xây dựng sư đoàn thời bình, tách thành hai khi có
chiến tranh, rút ra được nhiều kinh nghiệm quý, vừa mang tính thực tiễn, cụ thể vừa
mang tính khái quát cao.
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
VII, lãnh đạo và chỉ huy Quân đoàn cũng như các đơn vị đã tự đổi mới, năng động
trong việc xây dựng kế hoạch tạo nguồn dự bị, hàng năm tổ chức diễn tập động viên
một lần ở cấp quân đoàn, sư đoàn, một đến hai lần cấp trung đoàn, lữ đoàn. Từ năm
1991 đến năm 1993, Quân đoàn đã tổ chức 5 lớp với 878 lượt cán bộ tham gia. Các sư
đoàn 304, 325, 306 hàng năm đều tổ chức tập huấn nhiệm vụ động viên quân dự bị.
Năm 1993, Quân đoàn còn thực hiện tốt việc phối hợp với địa phương diễn tập khu
vực phòng thủ tỉnh. Để góp phần củng cố thế trận của khu vực phòng thủ, Quân đoàn
đã huy động hàng chục ngày công sửa chữa gần 40 kilômét đường, phục vụ việc đi lại
của nhân dân địa phương và cơ động sẵn sàng chiến đấu của bộ đội.
Năm 1993, biên chế Quân đoàn tổ chức theo đúng kế hoạch mà Bộ đã duyệt. Ngoài các
đơn vị đủ quân sẵn sàng chiến đấu, Quân đoàn còn chấn chỉnh các đơn vị vừa huấn
luyện chiến sĩ mới dự trứ cho Bộ, vừa tổ chức bổ túc huấn luyện xây dựng đơn vị động
viên quân dự bị. Qua 10 năm thực hiện công tác động viên quân dự bị, Quân đoàn đã
tổ chức huấn luyện được 2.475 người trong đó có 780 sĩ quan, 1695 hạ sĩ quan và binh
sĩ). Từ một quân đoàn biên chế đủ nay vừa xây dựng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu
vừa tổ chức các khung dự bị động viên; đây là thời kỳ Quân đoàn đã vượt qua một thử
thách mới về xây dựng lực lượng đủ mạnh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu
trước mắt, đồng thời tạo cơ sở mở rộng lực lượng theo yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc.
Thực hiện chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang trong tình hình mới, biên chế quân
số Quân đoàn giảm đáng kể, nhưng vũ khí trang bị không giảm, đây là một khó khăn
lớn nếu không kịp thời khắc phục sẽ làm cho vũ khí trang bị xuống cấp, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức chiến đấu của Quân đoàn. Để giải quyết Lâu thuẫn này, lãnh đạo và
chỉ huy Quân đoàn đã quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ thấy rõ vai trò của vũ khí hiện đại.
Những trang bị hiện đại, vũ khí có uy lực lớn, phương tiện cơ giới có khả năng cơ động
cao, phương tiện chỉ huy nhanh chóng, chính xác... mà Quân đoàn đang sứ dụng và
quản lý là một trong những nhân tố tạo thành sức mạnh của Quân đoàn... Từ đó động
viên cán bộ, chiến sĩ quyết tâm quản lý khí tài, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng
xuống cấp trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Để thực hiện quyết tâm trên, một mặt Quân đoàn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn
diện, xây dựng điểm về sử dụng tốt vũ khí trang bị, mặt khác đẩy mạnh xây dựng nhà
xe pháo kiên cố, thoáng mát. Phong trào ngày thứ bảy thanh niên tự quản, nhà xe thanh
mến, đầu xe thanh niên từ Trung đoàn 68 Sư đoàn 304 được học tập nhân rộng ra nhiều
đơn vị trong Quân đoàn. Trường Hậu cần - kỹ thuật đã đào tạo hàng nghìn lái xe, thợ
sửa chữa ô tô, súng, pháo, bảo đảm sửa chữa vừa và nhỏ ở các đơn vị trong Quân đoàn.
Sư đoàn 304, 325 bàng năm cũng đào tạo hàng trăm nhân viên kỹ thuật cho đơn vị
mình.
Qua học tập, rèn luyện, ý thức và trình độ làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật của cán bộ,
chiến sĩ Quân đoàn ngày càng nâng lên rõ rệt. Qua từng thời kỳ, Quân đoàn đã xây
dựng được nhiều điển hình tốt về quản lý, sử dụng vũ khí như trung đoàn 9 và trung
đoàn 66 Sư đoàn 304, trung đoàn 84, tiểu đoàn 16 xe tăng Sư đoàn 325, Lữ đoàn 164,
tiểu đoàn kho trung đoàn 203, tiểu đoàn kho 291...
Nếu như trong cuộc hội thao kỹ thuật ô tô máy kéo và kỹ thuật bảo dưỡng pháo binh
toàn quân năm 1992, đội tuyển Quân đoàn 2 do đại tá Trịnh Xuân Lý chỉ đạo đã đoạt
giải nhất về đồng đội khối các đơn vị chủ lực, thì tại cuộc thi: "16 nội quy về xe máy"
của các lực lượng công binh toàn quân tổ chức tháng 3 năm 1993, máy húc BAT của
tiểu đoàn 17 Sư đoàn 304 cũng đã đoạt giải nhất.
Phong trào "giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm" được Quân đoàn thực hiện thường
xuyên liên tục phát triển phù hợp với tình hình Quân đoàn từng thời kỳ. Các ngày 5, 6
và 7 tháng 5 năm 1993, Quân đoàn tổ chức hội thao kỹ thuật ngành xe, gồm thi xe tốt,
xe đẹp, lái xe giỏi và cán bộ quản lý xe tốt. Kết quả: nhất - Sư đoàn 304, nhì - Lữ đoàn
673, ba - tiểu đoàn 32 Cục Hậu cần. Chiếc xe Gát 63 mang biển số AB-31-10 do tiểu
đoàn 3 Lữ đoàn 673 quản lý, được sản xuất năm 1952, sử dụng năm 1953, đã chạy
320.000 kilômét an toàn. Xe phục vụ chiến đấu ở Điện Biên Phủ năm 1954, ở Quảng
Trị năm 1972, Tổng tiến công mùa Xuân 1975, chiến dịch bảo vệ Tổ quốc ở biên giới
Tây Nam năm 1978-1979 và đã qua năm người lái. Năm 1984, xe do đồng chí Nguyễn
Xuân Thành lái được đưa đi triển lãm tại Giảng Võ (Hà Nội) nhân kỷ niệm 30 năm
chiến thắng Điện Biên Phủ, đã được tặng bằng khen.
Đi đôi với hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, trong những năm qua
ngành Hậu cần nhanh chóng chuyển từ bảo đảm hậu cần theo chế độ bao cấp sang cơ
chế thị trường cho nên đời sống của bộ đội vẫn giữ vững. Các đơn vị đều ăn bếp tập
trung, phổ biến là bếp tiểu đoàn, với nhà ăn khang trang, sạch sẽ, đầy đủ bàn ghế, dụng
cụ cấp dưỡng. Gần chục năm, Quân đoàn xây dựng được phong trào vườn rau tập trung
cấp tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn. Riêng năm 1993, Quân đoàn đã thu hoạch 1.487
tấn rau xanh; 98,4 tấn thịt, cá; 23,6 tấn lương thực. Kết quả tăng gia đã đưa vào bữa ăn
cho bộ đội được 1.243 triệu đồng. Năm 1993, toàn Quân đoàn đã khai thác than đạt 75
phần trăm kế hoạch, khai thác gỗ đạt 100 phần trăm, vận chuyển đạt 100 phần trăm.
Toàn quân đoàn dã khai khẩn được 73 héc-ta đất trồng rau xanh, cây lương thực, thực
phẩm và có đàn bò 358 con, 992 con lợn, thả được 1,94 triệu con cá. Ngoài ra, Quân
đoàn đã trồng 201 hểcta rừng tập trung, trồng phân tán 930.000 cây lấy gỗ và cây ăn
quả.
Về xây dựng nhà ở, phong trào "ngói hóa” của Quân đoàn có từ những năm 80 đến nay
đã có những bước tiến vững chắc. Cùng với việc tập trung xây dựng đơn vị vững
mạnh, nhà ở cũng được quy hoạch cụ thể, xây dựng cơ bản, đẹp. Nhiều ban chỉ huy
tiểu đoàn, trung đoàn, lừ đoàn đã có nhà ở nhà làm việc hai tầng kiên cố. Trường Quân
chính trong những năm từ 1979 đến năm 1993 đã đào tạo cho Quân đoàn hàng nghìn
cán bộ chính trị đại đội, cán bộ trung đội, dạy văn hóa, tổ chức ôn thi cho sĩ quan,
chiến sĩ nhưng vẫn phải ở nhà tạm, dùng đèn dầu, xa thị trấn, xa Bộ Tư lệnh quân
đoàn, đến cuối năm 1993 đã được chuyển về vị trí mới với nhà cứa khang trang, có
điện phục vụ sinh hoạt, học tập, đời sống được nâng lên rõ rệt. Riêng năm 1993, Quân
đoàn đã xây dựng 8.890 mét vuông nhà ở, sửa chữa 20.080 mét vuông nhà (trong đó
sửa chữa lớn 18.000 mét vuông, sửa chữa vừa 2.080 mét vuông). Ngoài ra, ngành Hậu
cần quân đoàn còn xây dựng xong dường điện cho trung đoàn 101, sư đoàn bộ Sư đoàn
325, khoan nhiều giếng nước cho trung đoàn 24 Sư đoàn 304, Sư đoàn 325...
Về công tác quân y, từ năm 1986 đến năm 1990, biên chế tổ chức Quân đoàn được rút
gọn theo quy hoạnh chung, lượng thuốc trên cấp cũng giảm đi. Tuy vậy, công tác phục
vụ, khám, điều trị cho thương binh, bệnh binh vẫn bảo đảm tốt. ủy ban dân số kế hoạch
hóa gia đình của Quân đoàn được thành lập năm 1991 do đồng chí Đồng Quốc Sự -
Chủ nhiệm chính trị quân đoàn làm trưởng ban, đã hoạt động tích cực, có hiệu qủa. Đội
tuyên truyền viên trẻ thi tuyên truyền về dân số kế hoạch hóa gia đình đoạt được giải
nhất toàn quân năm 1992. Năm 1993, ngành Quân y quân đoàn tổ chức hội thao tại cơ
sở, các đơn vị đã có chuyển biến về nơi ăn, ở, các công trình vệ sinh và bệnh xá.
Kết quả hội thao, trung đoàn xe tăng 203 đoạt giải nhất. Phong trào "Phấn đấu xứng
danh Bộ đội Cụ Hồ" thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dán cũng được đẩy mạnh. Năm
1992, chấp hành chỉ thị của Đảng về đổi mới và tăng cường công tác dân vận, Quân
đoàn đã liên hệ chặt chẽ với địa phương xây dựng địa bàn vững mạnh và xây dựng thế
trận chiến tranh nhân dân trên địa bàn đóng quân. Cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn đã huấn
luyện cho 18.000 lượt dân quân tự vệ giúp các địa phương xây dựng nhiều trạm xá,
trường học, đường giao thông, nhà trẻ Hoa Hồng, nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh... Cán bộ,
chiến sĩ cũng đã góp hàng triệu đồng, lập hàng trăm sổ tiết kiệm tặng các gia đình
thương binh, liệt sĩ. Năm nào cán bộ, chiến sĩ cũng cùng nhân dân địa phương tham gia
chống bão lụt. Nhân dân địa phương rất xúc động mỗi khi kể về bộ đội Quân đoàn 2 đã
vì dân mà quên mình lao động ngày đêm cứu đê Nội Doi không bị vỡ. Từ năm 1992,
hàng năm, các đơn vị đều thực hiện Chương trình y tế 12, “quân dân y kết hợp" tổ
chức khám chữa bệnh miễn phí cho dân.
Trong gian khổ khó khăn, thành tích kết quả đạt được thật đáng tự hào. Thắng lợi đó là
khẳng định bản lĩnh chính trị và khả năng chiến đấu của Quân đoàn 2, đồng thời cũng
tạo niềm tin để Quân đoàn lập nhiều chiến công, thành tích trong những năm tới.

Chương tám
XÂY DỰNG QUÂN ĐOÀN CHỦ LỰC CƠ ĐỘNG DỰ BỊ CHIẾN LƯỢC
THEO HƯỚNG “CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC
HIỆN ĐẠI" HOÀN THÀNH TỐT MỌI NHIỆM VỤ TRONG THỜI KỲ MỚI
(1994-2004)

Vào đầu thập kỷ 90, trong khi công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội, thì
tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt, sau khủng hoảng, sụp đổ của
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu, sự tan rã của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô viết, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong trào cách mạng thế giới, trong đó
có Việt Nam. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong và ngoài nước đẩy mạnh
chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, chống phá ta quyết liệt trên mọi lĩnh
vực trọng tâm là lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Chúng hy vọng tạo ra sự mất ổn định về
chính trị, xã hội; nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng,
xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những diễn biến trên đã ảnh hường đến
nhận thức chính trị, tư tưởng trong một số cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các biểu
hiện bi quan, dao động, lòng tin giảm sút... đã xuất hiện trong cán bộ, chiến sĩ lực
lượng vũ trang nói chung và Quân đoàn 2 nói riêng. Đây là một thách thức lớn đối với
Quân đoàn trên con đường xây dựng theo hướng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại", góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm 1994 là năm có ý nghĩa lớn đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn, là năm Đảng bộ
các cấp tiến hành đại hội nhiệm kỳ, Đảng bộ quân đoàn và Đảng bộ cấp trên trực tiếp
cơ sở tiến hành hội nghị giữa nhiệm kỳ, kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đoàn. Với ý
nghĩa đó, ngay từ đầu năm 1994, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn đã hướng mọi hoạt
động, các phong trào thi đua của các đơn vị, cơ quan vào những sự kiện chính trị có ý
nghĩa lớn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và hướng dẫn của Tổng cục
Chính trị, từ đầu năm, Đảng ủy quân đoàn tập trung chỉ đạo các Đảng bộ cơ sở tiến
hành đại hội nhiệm kỳ và Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở tiến hành hội nghị giữa
nhiệm kỳ. Trên cơ sở hoàn thành các bước, ngày 21 và 22 tháng 3 năm 1994, Đảng bộ
quân đoàn tiến hành Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ. 109 đại biểu đại diện cho hơn
3.400 đảng viên toàn Đảng bộ quân đoàn về dự hội nghị.
Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đoàn lần thứ 4, Hội nghị
khẳng định: "Trình độ tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đoàn đã có bước
chuyển biến quan trọng cả về chất và lượng. Ngày càng có khả năng đáp ứng tốt hơn
nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu theo những yêu cầu mới của Bộ đề ra”.
Hội nghị cũng nghiêm túc chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của Quân đoàn trong 2 năm
1992-1993 là: "Chất lượng tổng hợp của Quân đoàn còn hạn chế, chưa đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ xây
dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật chuyển biến còn chậm, kết quả đạt được
chưa toàn diện và chưa vững chắc".
Trên cơ sở quán triệt nhiệm vụ của một quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ, nghiên
cứu, phân tích thực trạng của đơn vị và để góp Phần làm thất bại chiến lược "diễn biến
hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, hội nghị xác định 4 nhiệm vụ chính
trị của Đảng bộ Quân đoàn 2 trong 2 năm 1994-1995 là:
- Triển khai nghiêm túc nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Xây dựng Quân đoàn vững
mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Không ngừng nâng cao chất lượng chiến đấu
tổng hợp và trình độ sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình
huống, xứng đáng là lực lượng trung thành của Đảng, chỗ dựa tin cậy của Nhà nước,
của nhân dân.
- Thực hiện phương châm huấn luyện: "Cơ bản, thiết thực, vững chắc", bám sát nhiệm
vụ từng loại hình đơn vị, để nâng cao chất lượng huấn luyện. Thực hiện tốt nền nếp
xây dựng chính quy, xây dựng Quân đoàn vững mạnh toàn diện.
- Đẩy mạnh cuộc vận động "Tự đổi mới và chỉnh đốn Đảng". Xây dựng đội ngũ cán
bộ, đảng viên gắn với xây dựng các tổ chức trong đơn vị. Bảo vệ vững chắc chính trị
nội bộ, làm tốt công tác xây dựng địa bàn đóng quân vững mạnh; góp phần cùng toàn
quân, toàn dân làm thất bại mọi âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các
thế lực thù địch.
- Bảo đảm cơ sở vật chất hậu cần, trang bị kỹ thuật, phục vụ kịp thời nhiệm vụ A2,
nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên và sẵn sàng chiến đấu của Quân đoàn.
Hội nghị bầu bổ sung đồng chí Hoàng Kim Thất - Bí thư Đảng ủy, phó sư đoàn trưởng
chính trị Sư đoàn 304 và đồng chí Nguyễn Đăng Thiện - Chủ nhiệm kỹ thuật quân
đoàn, Bí thư Đảng ủy Cục Kỹ thuật vào Đảng ủy quân đoàn.
Thành công của Hội nghị đại biểu Đảng bộ giữa nhiêm kỳ khẳng định sự vững vàng về
bản linh chính trị của Đảng bộ. quân đoàn trước những diễn biến phức tạp của tình
hình thế giới và trong nước, trước những thách thức mới; thể hiện sự trung thành tuyệt
đối với Đảng, tin tường vào đường lối đổi mới của Đảng.
Phát huy thắng lợi của Hội nghị đại biểu Đảng bộ quân đoàn giữa nhiệm kỳ, Đảng ủy,
chỉ huy quân đoàn tập trung chỉ đạo toàn đơn vị nhanh chóng triển khai thực hiện
nhiệm vụ được xác định trong nghị quyết hội nghị. Một phong trào thi đua sôi nổi, sâu
rộng được phát động, lập thành tích cao nhất trong huấn luyện, xây dựng, sẵn sàng
chiến đấu... thiết thực kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Quân đoàn. Đảng ủy Bộ Tư
lệnh quân đoàn chỉ rõ một trong những nội dung chủ yếu của phong trào thi đua là tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn Quân đoàn thực hiện tốt Chỉ thị 37/CT-ĐUQSTW của
Đảng ủy quân sự Trung ương1 (Ngày 14 tháng 3 năm 1995, Đảng ủy quân sự Trung
ương ra Chỉ thị số 37/CT-ĐUQSTW về đẩy mạnh xây dựng chinh quy hóa quân đội
lên một bước mới, với các nội dung: nâng cao trình độ thống nhất và chất lượng trang
phục; nâng cao trình độ về lễ tiết tác phong quân nhân; nâng cao trình độ tổ chức thực
hiện chức trách và nâng cao trình độ quản lý bộ đội, quản lý trang bị vũ khí); trên cơ sớ
đó tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng nền nếp chính quy, chấp hành
nghiêm kỷ luật ở cơ quan, đơn vị, nhà trường, để Quân đoàn là đơn vỉ đi tiên phong
trong xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật.
Cùng với hoạt động tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống của Quân đoàn trải
qua 20 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng, các cơ quan, đơn vị, nhà
trường đã giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững mục đích, yêu cầu của Chỉ thị
37/CT-ĐUQSTW và chỉ thị của Tư lệnh quân đoàn, từ đó làm chuyển biến cơ bản
nhận thức về xây dựng chính quy cho mọi đối tượng, nhất là cán bộ chủ trì cơ quan,
đơn vị, kiên quyết duy trì chặt chẽ, đầy đủ các chế độ trong ngày, tuần, tháng... Tiêu
biểu cho phong trào thi đua là: chỉ trong một thời gian ngắn, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn
325 đã xây dựng xong đường điện thắp sáng, góp phần mang ánh sáng điện - niềm ước
ao bao đời về với nhân dân vùng sâu, vùng xa hai huyện Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc
Giang. Sư đoàn 304 chủ động phối hợp cùng địa phương đóng quân tổ chức hội nghị
công tác dân vận, xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh. Trường bắn Cấm Sơn, sau đổi
tên là Trường bắn quốc gia Khu vực 1 phát động phong trào trồng cây và đã trồng
được trên 220.000 cây keo lá tràm, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc. Ngành Hậu
cần quân đoàn tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình 12 - quân dân y kết
hợp. Quân y các sư đoàn, trung đoàn tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho hàng nghìn
người dân... Nổi bật trong các hoạt động thiết thực kỷ niệm lần thứ 20 ngày truyền
thống của Quân đoàn là phong trào "Ba đẹp" (Đẹp người - đẹp doanh trại - đẹp tình
quân dân), do Đoàn Thanh niên Quân đoàn khởi xướng và chỉ đạo, bắt đầu từ Đoàn cơ
sở trung đoàn 101, phát triển rộng ra các sư đoàn và đơn vị trực thuộc. Phong trào "Ba
đẹp" đã sớm được Tổng cục Chính trị chỉ đạo nhân rộng ra toàn quân. Vào thời gian
này công trình trung tâm sở chỉ huy Quân đoàn, hệ thống nhà làm việc, nhà ở của cơ
quan Quân đoàn được xây mới, sửa chữa nâng cấp, tạo cho doanh trại Bộ Tư lệnh quân
đoàn một diện mạo mới.
Ngày 17 tháng 5 năm 1994, Quân đoàn tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 20 năm ngày
thành lập. Cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn vinh dự được đón nhận lẵng hoa của Chủ tịch
nước Lê Đức Anh. Các đồng chí Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Thượng tướng Lê Khả Phiêu - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; nhiều tướng lĩnh thuộc
cơ quan Bộ Quốc phòng; đại biểu các tỉnh Hà Bắc, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế, Vĩnh Phú và cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Quân đoàn các thời kỳ về dự lễ.
Tổ chức thành công lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đoàn là dịp cán bộ, chiến sĩ ôn
lại truyền thống "Thần tốc - Táo bạo - Quyết thắng" mà các thế hệ đi trướt đã tạo dựng,
từ đó củng cố thêm quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày truyền thống, Quânn đoàn đã phối hợp cùng Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân biên soạn, xuất bản công trình “Lịch sử Quân đoàn 2
(1974-1994)", tái hiện lịch sử 20 năm xây dựng, chiến đấu trưởng thành của Quân
đoàn và cuốn “Binh đoàn mang tên một dòng sông”, tuyển chọn những sáng tác thơ,
văn của cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn và của những nhà văn, nhà thơ viết về Quân đoàn.
Hai tập sách trên là sản phẩm văn hóa, tinh thần, là tài liệu giáo dục lịch sứ truyền
thống không thể thiếu trong dịp kỷ niệm có ý nghĩa lớn và là hành trang vô giá của
người lính Binh đoàn Hương Giang trên chặng đường mới. Mang sức mạnh của tuổi 20
vào trận mới và thực hiện Nghị quyết Hội nghị đại biểu Đảng bộ giữa nhiệm kỳ, toàn
Quân đoàn đồng loạt ra quân triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Về xây dựng lực lượng, trong chủ trương điều chỉnh biên chế toàn quân, thực hiện
quyết định của Tổng Tham mưu trưởng, tháng 10 năm 1994, Quân đoàn tiến hành sáp
nhập Trường Hậu cần - kỹ thuật, Trường Quân chính quân đoàn và tiểu đoàn 28 (trực
thuộc Sư đoàn 325) thành một đầu mối trực thuộc là Trường Quân sự quân đoàn; đồng
thời chuyển vị trí đóng quân từ Yên Thế về tiếp quản doanh trại của Lữ đoàn công binh
229. Ngày 19 tháng 12 năm 1994, Đảng ủy quân đoàn quyết nghị hợp nhất Đảng bộ ba
đơn vị trên thành Đảng bộ Trường Quân sự Quân đoàn 2. Đây là Đảng bộ cấp trên trực
tiếp cơ sở, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy quân đoàn. Đảng bộ Trường
Quân sự gồm 4 Đảng bộ cơ sở 2 cấp. Cùng thời gian này, Bộ Tư lệnh quân đoàn quyết
định giải thể Xí nghiệp 22-12, bộ phận tăng gia tập trung thuộc Bộ Tham mưu, xưởng
in thuộc Cục Chính trị; đồng thời thành lập Trung tâm xúc tiến việc làm trực thuộc Bộ
Tham mưu.
Để sẵn sàng đối phó, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong
chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, từ đầu năm 1994, Bộ Tư lệnh quân
đoàn chỉ thị cho các đơn vị duy trì nghiêm các chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu.
Các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật
cũng được triển khai, tổ chức thực hiện kịp thời.
Chấp hành chỉ thị của Bộ về sẵn sàng chiến đấu, Đảng ủy Bộ Tư lệnh quân đoàn chỉ
đạo kiện toàn biên chế Sư đoàn 325 đảm bảo 100 phần trăm quân số làm lực lượng
thường trực sân sàng chiến đấu và trung đoàn bộ binh cơ giới 24 Sư đoàn 304, các đơn
vị binh chủng trực thuộc là lực lượng cơ động nhanh của Quân đoàn, làm nhiệm vụ đầu
tiên trong kế hoạch A, A2 của Bộ và Quân đoàn. Các ngành Hậu cần, Kỹ thuật của
Quân đoàn chủ động chuẩn bị đầy đủ lượng vật chất sẵn sàng chiến đấu; bảo đảm đủ
vũ khí trang bị, phương tiện cơ động cho lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu và
toàn Quân đoàn.
Do chủ động xây dựng kế hoạch A, A2; thường xuyên nắm chắc tình hình để kịp thời
bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch, nên địa bàn Quân đoàn đứng chân và được phân công
phụ trách luôn giữ được ổn định. "Qua thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, khẳng
định Quân đoàn hoàn toàn có khả năng danh thắng lực lượng phản ứng nhanh của đối
phương cả đường bộ, đường không, với quy mô vừa và nhỏ, hoàn thành nhiệm vụ tác
chiến với lực lượng phản dộng nội địa gây bạo loạn"1 (Nghị quyết hội nghị Đảng ủy
quân đoàn kiểm điểm lãnh đạo thực hiện nhiệm vự 6 tháng đầu năm 1994, xây dựng
phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm).
Cùng với sẵn sàng chiến đấu và nâng cao sức chiến đấu của Quân đoàn, Đảng ủy, Bộ
Tư lệnh quân đoàn đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thực hiện đổi mới nội dung, phương
pháp huấn luyện. Công tác bồi dưỡng tập huấn cán bộ, giáo viên và công tác bảo đảm
phục vụ huấn luyện được phân cấp cụ thể, thống nhất, thiết thực. Nội dung huấn luyện
các đối tượng được điều hành, quản lý chỉ đạo chặt chẽ. Bảo đảm huấn luyện đúng
phương châm, sát yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp địa hình, thời tiết và đối tượng tác chiến.
Các biện pháp hội thao, kiểm tra nhận xét trong huấn luyện được vận dụng sát với tình
hình từng đơn vị, từng đối tượng: đơn vị, cơ quan, nhà trường. Huấn luyện bộ binh
cũng như chuyên ngành binh chủng pháo binh, phòng không, xe tăng, thông tin, hóa
học, công binh... đều đạt kết quả khá. Các trung đoàn, lữ đoàn đã tiến hành diễn tập chỉ
huy 1 bên 2 cấp trên bản đồ. Chất lượng đào tạo hạ sĩ quan, bổ túc sĩ quan, huấn luyện
tạo nguồn cho các trường sĩ quan đạt kết quả khá.
Trong bước tiến chung của Quân đoàn trong năm 1994 về công tác huấn luyện, Sư
đoàn 325, Lữ đoàn 164, trung đoàn 66 Sư đoàn 304, trung đoàn 203, Trường Quân
sự... là những đơn vị đạt kết quả khá. Trung đoàn 203 diễn tập cả trên bản đồ và ngoài
thực địa đều đạt loại khá; đặc biệt 2 trung đội tăng diễn tập bắn chiến đấu và 3 trung
đội tăng diễn tập dự bị động viên đều đạt loại giỏi.
Đi đôi với tập trung xây dựng lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu, năm 1994,
Quân đoàn chỉ đạo, tổ chức tuyển nhận 2 đợt, gồm 6.300 chiến sĩ mới bảo đảm chỉ tiêu
Bộ giao, chất lượng tốt. Kết thúc chương trình huấn luyện, chiến sĩ mới được biên chế
về các đơn vị trong Quân đoàn bổ sung cho hơn hai nghìn hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn
thành nghĩa vụ quân sự được chuyển ngành, xuất ngũ. Quân đoàn cũng đã giao 450
chiến sĩ mới cho Quân đoàn 4, bảo đảm an toàn suốt quá trình hành quân đường dài,
đúng thời gian quy định.
Thực hiện kế hoạch huấn luyện dự bị động viên, Bộ Tư lệnh quân đoàn chỉ đạo Sư
đoàn 306 và một số đơn vị khác tiếp tục thâm nhập nắm nguồn động viên ở ba tỉnh
(Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam). Thực hiện chỉ lệnh huấn luyện của Tư lệnh quân
đoàn và kế hoạch của Bộ Tham mưu, các đơn vị đã tổ chức hai đợt phát lệnh động
viên, huấn luyện tập trung cho gần 1.500 cán bộ, chiến sĩ bộ binh và xe tăng; huấn
luyện tại địa phương cho hơn ba nghìn đối tượng. Lực lượng động viên bảo đảm 100
phần trăm quân số và thời gian. Các nội dung khoa mục huấn luyện đều đạt yêu cầu.
Chấp hành Chỉ thị số 107/CT-TM của Bộ Tổng Tham mưu và thực hiện kế hoạch công
tác quân sự của Quân đoàn năm 1994, từ ngày 3 đến 14 tháng 1 năm 1995, Quân đoàn
tiến hành diễn tập chiến thuật thực nghiệm "TN-94" cho Sư đoàn 325, với đề mục “Sư
đoàn bộ binh được tăng cường tiến công vào khu vực địch phòng ngự ở địa hình rừng
núi".
Ngoài mục đích nghiên cứu nhiệm vụ, khả năng, cách đánh và tổ chức chỉ huy hiệp
đồng, bảo đảm chiến đấu giữa sư đoàn bộ binh với các lực lượng được tăng cường,
phối thuộc, giúp các cơ quan Bộ có cơ sở bổ sung chỉnh lý tài liệu chiến thuật sư đoàn
bộ binh để huấn luyện thống nhất trong toàn quân; cuộc diễn tập còn nhằm đánh giá
thực chất kết quả huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Sư đoàn 325 sau 5
năm xây dựng sư đoàn vững mạnh toàn diện.
Nội dung diễn tập gồm: Diễn tập chỉ huy - cơ quan một bên hai cấp (sư đoàn, trung
đoàn) có một phần thực binh và có bắn đạn thật.
Về nội dung thực nghiệm: Trên cơ sở diễn tập, tiến hành nghiên cứu rút ra một số nội
dung về chỉ số kỹ thuật của pháo, cối; mở cửa cho xe tăng; nghiên cứu những chỉ số về
chiến thuật trong tổ chức chiến đấu của các cấp, trong hành quân cơ động thực hành
chiến đấu, đánh địch phản kích, đổ bộ đường không... Đồng thời, qua diễn tập rút ra
một số nét chính về công tác bảo đảm hậu cần - kỹ thuật, công tác đảng, công tác chính
trị trong chiến đấu.
Thành phần tham gia diễn tập gồm:
- Chỉ huy, cơ quan Sư đoàn 325, trung đoàn 101.
- Đơn vị tham gia thực binh: trung đoàn 95, trung đoàn 18 và các tiểu đoàn trực thuộc
sư đoàn.
- Lực lượng tăng cường phổi thuộc cho Sư đoàn 325 gồm một tiểu đoàn xe tăng (thuộc
trung đoàn 203), một tiểu đoàn pháo lựu 122mm, một đại đội pháo chống tăng 95 (Lữ
đoàn 164), một tiểu đoàn cao xạ (Lữ đoàn 673), một đại đội công binh công trình
(trung đoàn 219), một trung đội hóa học (tiểu đoàn 5 hóa học).
Địa bàn được chọn diễn tập là vùng đồi núi trung du có xen kẽ các bản làng thuộc xã
Tân Hoa, Phong Vân, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
Sau 12 ngày thực hành diễn tập với tư tưởng chỉ đạo thực sự thực tế; các cấp chỉ huy tổ
chức hiệp đồng chuẩn xác, chặt chẽ; từng đơn vị, phân đội hoàn thành chức năng,
nhiệm vụ... diễn tập "TN-94" đạt kết quả tốt.
Trong quá trình diễn tập, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân đoàn đã quán triệt sâu sắc Chỉ
thị số 158/CT của Tổng cục Chính trị, khẩn trương rà xét, củng cố kiện toàn tổ chức,
sắp xếp cán bộ, điều chỉnh đảng viên trong các đơn vị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
diễn tập1 (Ngày 5-4-1994, Tổng cục Chính trị ra Chỉ thị số 158/CT về công tác chính
trị trong diễn tập "TN-94").
Trực tiếp theo dõi chỉ đạo thực hành diễn tập, Thượng tướng Đào Đình Luyện - Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng đánh giá cao trình độ tổ chức chỉ huy,
trình độ công tác tham mưu trong điều hành bảo đảm và trình độ kỹ thuật, chiến thuật
của phân đội trong tác chiến hiệp đồng của Sư đoàn 325 và các đơn vị tăng cường phối
thuộc. Diễn tập "TN-94" của Quân đoàn đã phục vụ thiết thực thủ trưởng các cơ quan
Bộ Quốc phòng, học viện, nhà trường, quân khu, quân đoàn trong toàn quân tham
quan, nghiên cứu.
Diễn tập "TN-94" là cơ sở để Bộ Tư lệnh quân đoàn khẳng định: "Muốn đánh thắng,
hoàn thành nhiệm vụ được giao, sư đoàn phải chuẩn bị chu đáo mọi mặt, phải biết dựa
vào thế và lực của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; sự chi viện bảo đảm của cấp
trên, bạn, đìa phương. Phải tập trung sức mạnh hơn địch bằng khả năng có trong biên
chế và tăng cường. Phải có cách đánh phù hợp với nhiều thủ đoạn tác chiến phong phú,
linh hoạt... nhằm tiêu hao, tiêu diệt nhiều lực lượng địch, dứt điểm từng mục tiêu, tiến
tới tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân địch"1 (Báo cáo tổng kết kết quả diễn tập thực
nghiệm "TN-94" của Sư đoàn 325 Quân đoàn 2 (tử ngày 3 đến 14-1-1995)).
Căn cứ kết quả diễn tập và kiểm tra đơn vị, theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trường, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng
xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân đoàn quyết định
sơ kết 5 năm xây dựng cấp trung đoàn và 3 năm xây dựng sư đoàn vững mạnh toàn
diện; tiến hành sơ kết từ cơ sở. Chủ trương của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn là:
Đánh giá đúng kết quả đã đạt được để phát huy; chỉ rõ khuyết điểm, xác định được
nguyên nhân để khắc phục. Quan trọng hơn là đề xuất được nhiều biện pháp tốt cả
trong lãnh đạo chỉ huy và điều hành, tổ chức thực hiện nhằm xây dựng đơn vị có sự
chuyển biến toàn diện và vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Về xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, từ năm 1989, trung đoàn 95 Sư đoàn 325 là
một trong hai trung đoàn trong toàn quân được Bộ chọn xây dựng đơn vị điểm. Trải
qua 5 năm, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên, của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh
quân đoàn, của Sư đoàn 325, trung đoàn 95 đã đạt được những bước tiến đáng kể. Vì
vậy, trung đoàn 95 được Quân đoàn chọn là đơn vị đầu tiên tổ chức hội nghị sơ kết, rút
kinh nghiệm. Hội nghị vinh dự được đón Thiếu tướng Nguyễn Huy Hiệu - Phó Tổng
tham mưu trường dự và chỉ đạo.
Hội nghị đánh giá: Trong điều kiện có nhiều khó khăn, Trung đoàn 95 đã chấp hành
nghiêm Chỉ thị 116/CT-BQP của Bộ Quốc phòng, có chủ trương lãnh đạo thực hiện
kịp thời, có kế hoạch điều hành chặt chẽ. Từ cơ sở của Sư đoàn, Quân đoàn và Bộ phát
huy tốt trách nhiệm và hoạt động có hiệu quả Qua 5 năm xây dựng đơn vị điểm, cán bộ
và chiến sĩ trung đoàn đã có chuyển biến tiến bộ về nhận thức, nâng cao bản lĩnh chính
trị, ý thức sàn sàng chiến đấu. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp được
nâng lên. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, tổ chức cơ sở Đảng được củng cố
kiện toàn và phát huy tốt vai trò lãnh đạo... Đặc biệt, trung đoàn đã duy trì thực hiện
được chế độ, nền nếp chính quy thống nhất; gắn xây dựng đơn vị vững mạnh với xây
dựng cơ quan mạnh, đồng thời phát huy có hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần
chúng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, sau khi biểu dương nỗ lực cố gắng của trung đoàn 95 xây
dựng thành công đơn vị vững mạnh toàn diện, xứng đáng là đơn vị khởi đầu, đơn vị
điển hình của toàn quân, đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng cũng lưu ý trung đoàn
những hạn chế trong quản lý, duy trì chế độ, rèn luyện kỷ luật và xây dựng nền nếp
chính quy.
Sau bước sơ kết điểm của trung đoàn 95, các trung đoàn trong Quân đoàn lần lượt tiến
hành sơ kết rút kinh nghiệm. Đặc biệt, hội nghị sơ kết 3 năm xây dựng sư đoàn vững
mạnh toàn diện của Sư đoàn 325 đã được tiến hành nghiêm túc, rút được một số kinh
nghiệm quý, thiết thực cho các đơn vị khác.
Kết quả 3 năm xây dựng "Sư đoàn vững mạnh toàn diện" của Sư đoàn 325, cho phép
Quân đoàn đánh giá: Trên cơ sở kết quả tổng hợp và kinh nghiệm rút ra từ bước xây
dựng điểm cấp trung đoàn, Sư đoàn 325 đã có kế hoạch sát đúng với nội dung phù hợp;
xác định rõ chỉ tiêu, định mức từng năm để có hướng phấn đấu quyết tâm thực hiện với
quan điểm hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm gốc để xây dựng, có nhiều biện pháp, cách
làm tốt; sư đoàn đã tạo được chuyển biến tiến bộ toàn diện, đồng bộ và vững chắc.
Sơ kết, rút kinh nghiệm xây dựng trung đoàn, sư đoàn vững mạnh toàn diện là cơ sở để
mỗi một đơn vị đánh giá đúng bước tiến của chính mình; trao đổi kinh nghiệm học tập
lẫn nhau; tạo lực đẩy xây dựng Quân đoàn vững mạnh toàn diện.
Về kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Quân đoàn, tháng 6 năm 1995, đại tá
Phạm Xuân Thệ - Phó tư lệnh Tham mưu trường được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh
quân đoàn thay Thiếu tướng Nguyễn Văn Rinh được bổ nhiệm Phó Tổng tham mưu
trường. Đại tá Lê Huy Mai được điều động từ Quân khu 1 về giữ chức Phó tư lệnh
Tham mưu trường Quân đoàn.
Sau những thay đổi một số vị trí cán bộ chủ trì, Đảng ủy quân đoàn họp bầu bổ sung
đồng chí Phạm Xuân Thệ làm Phó bí thư Đảng ủy; đồng chí Đồng Quốc Sự - Chủ
nhiệm chính trị quân đoàn là ủy viên thường vụ.
Đợt sơ kết xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và việc kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, chủ trì Bộ Tư lệnh quân đoàn tạo động lực mới để Quân đoàn triển khai thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ năm 1995.
Quán triệt đầy đủ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc chủ động làm thất bại
chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, Quân đoàn đã
chỉ đạo các đơn vị xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch A, được Bộ thông qua kế hoạch
chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ cấp tiểu đoàn đến Quân đoàn; huấn luyện và
thực hành diễn tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho cơ quan Quân đoàn, các
sư đoàn, trung đoàn, lữ đoàn có khôi phục lực lượng. Kế hoạch tác chiến tại chỗ,
phòng chống lụt bão, cháy nổ được bổ sung hoàn chỉnh sát với nhiệm vụ cụ thể của
từng đơn vị.
Thực hiện Chỉ thị 25/CT-TM của Tổng Tham mưu trưởng về "Tổ chức diễn tập tác
chiến phòng thủ thời kỳ đầu chiến tranh của Quân khu 3 với Quân đoàn 2 và lực lượng
của Bộ đứng chân trên địa bàn quân khu!!, Bộ Tư lệnh quân đoàn chỉ đạo Bộ Tham
mưu, Cục Chính trị khẩn trương tổ chức trinh sát nghiên cứu địa hình, đặc điểm dân cư
khu vực dự kiến hiệp dông tác chiến với Quân khu 3. Đồng thời, Bộ Tư lệnh tổ chức
quán triệt cho các cơ quan, đơn vị nắm được mục đích, yêu cầu diễn tập tác chiến
phòng thủ quân khu thời kỳ dầu chiến tranh với phương thức tác chiến A và A2 của
các cấp; thực nghiệm một số nội dung chung theo phương án mô phỏng, đánh giá khả
năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đoàn, từ đó bổ sung phương án tác chiến phù hợp
với tình hình mới.
Việc triển khai kịp thời Chỉ thị 25/CT-TM của Tổng Tham mưu trưởng là bước chuẩn
bị tích cực và là nhân tố bảo đảm cho Quân đoàn thực hành diễn tập đạt kết quả tốt khi
có lệnh của Bộ. Cùng thời gian này, Bộ Tư lệnh quân đoàn chỉ dạo Phòng Khoa học
công nghệ và môi trường tranh thủ sự hỗ trợ của cơ quan chuyên trách của Bộ xây
dựng dự án công nghệ thông tin, trang thiết bị trung tâm chỉ huy chiến dịch. Hệ thống
thông tin liên lạc của Quân đoàn thường xuyên được củng cố và nâng cấp, phục vụ tốt
cho chỉ huy và các lĩnh vực công tác khác. Trung đoàn công binh 219 tiếp tục bước 2
xây dựng sở chỉ huy dã chiến của Quân đoàn. Đồng thời, sở chỉ huy các sư đoàn, trung
đoàn từng bước được hoàn chỉnh theo Chỉ thị 482/CT-TM của Bộ Tổng Tham mưu.
Tháng 8 năm 1995, mưa lũ lớn kéo dài gây ngập úng nhiều vùng trung du, đồng bằng
Bắc Bộ. Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, công tác bảo đảm tốt, ngay sau khi nhận
được lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh quân đoàn phát lệnh cơ động 2.030
cán bộ, chiến sĩ thuộc Sư đoàn 325 và Lữ đoàn pháo binh 164; huy động nhiều phương
tiện xe, máy tập trung chống lũ. Các đơn vị đã có mặt kịp thời ở những tuyến đê xung
yếu thuộc các huyện Gia Lương, Thuận Thành, Quế Võ (Bắc Ninh); Lục Nam (Bắc
Giang) tham gia chống lũ. Với tinh thần "cứu đê như cứu hỏa", những người lính của
Binh đoàn Hương Giang chẳng quản mưa to, lũ lớn đe dọa tính mạng của mình, hợp
sức cùng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân ớự!a phương đào đắp hàng nghìn mét khối
đất đá, kịp thời gia cố, bịt lấp các mạch sủi; cứu hộ và sơ tán hàng trăm hộ gia đình và
hàng nghìn tấn hàng hóa của Nhà nước và nhân dân. Sức chiến đấu và khả năng cơ
động cao, sức mạnh đoàn kết quân dân đã thắng "giặc trời". Mặc dù mưa to, lũ lớn, các
tuyến đê ở Bắc Ninh, Bắc Giang vẫn đứng vững, bảo đảm cuộc sống yên bình cho
nhân dân trong vùng.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng chống bão lụt năm 1995, Sư đoàn bộ binh 325 và
Lữ đoàn pháo binh 164 vinh dự được ủy ban nhân dân tỉnh Hà Bắc tặng bằng khen.
Kế thừa, phát huy thành quả, kinh nghiệm tuyển quân, động viên những năm trước,
năm 1995, Quân đoàn tuyển 5.300 chiến sĩ mới, bảo đảm tốt về chất lượng chính trị,
sức khỏe... Đồng thời, các đơn vị làm nhiệm vụ dự bị động viên đã nắm chắc nguồn
động viên cả về số lượng và chất lượng. Công tác động viên, tuyển quân, xây dựng lực
lượng được triển khai toàn diện, bám sát yêu cầu nhiệm vụ A, A2 đạt chất lượng cao.
Về công tác bảo đảm hậu cần, Quân đoàn đã quán triệt vận dụng có hiệu quả quan
điểm "cần kiệm" vào mọi hoạt động nhằm tổ chức bảo đảm tốt đời sống và sức khỏe
của bộ đội. Nổi bật trong 2 năm 1994-1995 là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn đã lãnh
đạo, chỉ đạo xây dựng hậu cần ở đơn vị cơ sở xác định xây dựng tốt hậu cần đơn vị cơ
sở là phát huy cao độ sức mạnh nội lực, là điều kiện dể xây dựng ngành Hậu cần quân
đoàn vững mạnh, bảo đảm đáp ứng yêu cầu xây dựng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu
trong tình hình mới.
Đầu năm 1994, ngành Hậu cần quân đoàn tổ chức hội thi mô hình sản phẩm, sáng kiến
sáng chế hậu cần. Hội thi được các đơn vị hường ứng nhiệt tình; qua đó giúp Cục Hậu
cần và cơ quan hậu cần đơn vị cơ sở đánh giá đúng thực trạng công tác hậu cần, phát
hiện nhân tố mới nhằm từng bước hoàn thiện chức năng bảo đảm trong điều kiện bảo
đảm hậu cần theo phương thức mới.
Tiếp theo hội thi sáng kiến, sáng chế hậu cần là hội thao "Hậu cần các đơn vị cơ sở"
cấp quân đoàn lần thứ nhất, nhằm củng cố thêm một bước tổ chức tuyến hậu cần đơn
vị - đặc biệt là cấp tiểu đoàn. Thời gian hội thao dài, đủ để xác định quá trình phấn đấu
với những nội dung rất cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đời sống của bộ
đội, trình độ quản lý cơ sở vật chất của ngành Hậu cần và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị.
Kết thúc hội thao, tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 8 trung đoàn 66 Sư đoàn 304 và tiểu đoàn
32 Cục Hậu cần đoạt giải nhất toàn Quân đoàn.
Cùng với chỉ đạo cơ quan hậu cần - tài chính các đơn vị khai thác tốt nguồn trên cấp;
quản lý chặt chẽ, bảo đảm tốt chế độ tiêu chuẩn của bộ đội; phong trào tăng gia sản
xuất của Quân đoàn cũng đạt hiệu quả khá. Năm 1994, Quân đoàn đã thu từ tăng gia
sản xuất: gần 70 tấn thịt gia súc gia cầm, 28,8 tấn cá, gần 2.000 tấn rau... Hiệu quả tăng
gia sản xuất được sử dụng hợp lý, góp phần cải thiện đời sống của bộ đội.
Ngày 14 tháng 3 năm 1995, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Chỉ thị (số 214/CT-
QP) về việc phát động phong trào thi đua "Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác
Hồ dạy". Tiếp đó, Tổng cục Hậu cần có văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện chỉ thị
của Bộ trưởng.
Hưởng ứng phong trào thi đua do Bộ phát động, Bộ Tư lệnh quân đoàn thành lập ean
chỉ đạo do đại tá Hoàng Đình Thanh - Phó tư lệnh về quân sự làm trường ban; xác định
mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của phong trào, quy chế làm việc của Ban chỉ đạo; xác định
nội dung cơ bản của phong trào thi đua "Ngành Hậu cần quân đoàn làm theo lời Bác
Hồ dạy" là: Triệt để tiết kiệm, chăm lo tốt đời sống, sức khóe cho bộ đội; bảo đảm tốt
cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị.
Do được sự chỉ dạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, phong trào thi đua "Ngành Hậu cần
quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy" đã nhanh chóng phát triển sâu rộng trong toàn Quân
đoàn; được lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị hưởng ứng. Vì
vậy đã phát huy được tính tích cực, chủ động của cán bộ, nhân viên ngành Hậu cần -
Tài chính, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách bảo đảm Nhà nước cấp,
đồng thời tổ chức tăng gia sản xuất đúng hướng, hiệu quả. Thành quả tăng gia sản xuất
được sử dụng để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội. Năm 1995, ngành
Hậu cần quân đoàn tiếp tục chỉ đạo, tổ chức hội thi chủ nhiệm hậu cần trung đoàn, lữ
đoàn, trợ lý hậu cần tiểu đoàn và bác sĩ y tá giỏi.
Tháng 5 năm 1995, được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Cục Quân y, Học viện Hậu cần,
ngành Hậu cần quân đoàn tổ chức hội thi cán bộ huấn luyện hậu cần giỏi.
Từ thực tiễn hoạt động bảo đảm hậu cần cho toàn Quân đoàn thực hiện nhiệm vụ
thường xuyên và công tác huấn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần các cấp, ngành
Hậu cần quân đoàn đã tham dự hội thi, hội thao hậu cần Binh chủng Tăng thiết giáp,
đoạt giải nhất (năm 1995) và đoạt giải nhất toàn đoàn hội thi chủ nhiệm hậu cần sư
đoàn bộ binh, trung đoàn bộ binh toàn quân (năm 1996)...
Đối với công tác bảo đảm kỹ thuật, trong tình hình biên chế tổ chức của Quân đoàn có
nhiều biến động; vũ khí trang bị sau một thời gian dài sử dụng đã xuống cấp, nhưng
yêu cầu bảo đảm vũ khí, trang bị cho sẵn sàng chiến đấu theo các phương án A1, A2…
ngày càng cao, đòi hỏi ngành Kỹ thuật quân đoàn phải nỗ lực cố gắng cao độ. Cục Kỹ
thuật quân đoàn đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm mệnh lệnh giao nhận vũ khí
trang bị của Bộ; chuẩn bị chu đáo, bàn giao đúng, đủ, đồng bộ các loại vũ khí theo quy
định. Trong 2 năm (1994-1995), thực hiện chỉ thị của Tổng Tham mưu trưởng, Cục Kỹ
thuật quân đoàn đã bàn giao đồng bộ gần 40 xe đặc chủng cho đơn vị bạn, điều chỉnh
và thu về kho của Quân đoàn một khối lượng lớn đạn các loại; thực hiện việc dồn dịch
trang bị nhanh gọn, an toàn; tổ chức quản lý, niêm cất, bảo quản tập trung; từng bước
xây dựng hệ thống kho bảo quản vũ khí trang bị kỹ thuật phù hợp với tình hình mới.
Một trong những lĩnh vực hoạt động của Quân đoàn có bước tiến đáng kể trong 2 năm
1994-1995 là hoạt động khoa học - công nghệ. Sau khi công trình lịch sử Quân đoàn và
tuyển tập văn thơ... hoàn thành, xuất bản nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập
Quân đoàn, năm 1995, Quân đoàn đã chỉ dạo biên soạn, xuất bản lịch sử các trung
đoàn 18, 101, 95 (Sư đoàn 325), lịch sử trung đoàn 66 (Sư đoàn 304), các tập trận đánh
điển hình của Quân đoàn 2. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học ứng dụng,
Hội đồng Khoa học quân đoàn đã chỉ đạo triển khai và nghiệm thu 15/20 đề tài nghiên
cứu về kỹ thuật quân sự, hậu cần, kỹ thuật, xã hội nhân văn quân sự cấp cơ sở. Điển
hình là những đề tài:
- Sản xuất 2 sa bàn tập bắn pháo binh và trải mạng điện xe ô tô.
- Thiết kế bệ thử cho các loại động cơ xe máy trong sửa chữa lớn ở Trạm sửa chữa
quân đoàn, cải tiến đà trượt cho bộ phà TPP khi kéo ìên không bị rách phao và giá kéo
quệt kéo mìn chống tăng dùng cho bộ binh (trung đoàn 219)...
- Tổ chức khảo sát toàn bộ máy vi tính và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của
cơ quan Quân đoàn, sư đoàn; thí điểm lắp mạng truyền số liệu dưới sự quản lý của Cục
Khoa học - công nghệ và môi trường, thực hiện chương trình thử nghiệm hên lạc qua
mạng thoại quốc gia từ trung tâm Cục Khoa học - công nghệ và môi trường với Quân
đoàn.
- Trường bắn quốc gia khu vực 1 (Cấm Sơn) tham gia triển khai Chương trình 327
khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng...
Dẫu chỉ là những tín hiệu có tính "khởi động”, nhưng những kết quả kể trên khẳng
định Quân đoàn đã nhanh chóng xác định khoa học - công nghệ quân sự là một trong
những lĩnh vực "mũi nhọn" trong mục tiêu xây dựng Quân đoàn cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Cùng triển khai đồng bộ và giữ vai trò quyết định thắng lợi các nhiệm vụ quân sự, hậu
cần, kỹ thuật..., công tác đảng, công tác chính trị, công tác xây dựng Đảng của Quân
đoàn được tiến hành toàn diện, đạt hiệu quả cao. Công tác giáo dục chính trị cho từng
đối tượng cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ cũ, chiến sĩ mới đảm bảo kế hoạch, nội dung. Trong
giáo dục đã kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức; giáo dục cơ bản
với giáo dục nhiệm vụ, truyền thống của đơn vị...; kết hợp giáo dục với hoạt dộng
tuyên truyền thi dua, văn hóa, văn nghệ... tạo cho cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn có đời
sống chính trị tinh thần phong phú, đa dạng.
Qua 4 đợt phát động thi đua trong năm 1995, trong bước tiến chung của Quân đoàn đã
nổi lên những tập thể điển hình là: phòng Huấn luyện chiến đấu, tiểu đoàn 463 thông
tin Bộ 1 nam mưu, trung đoàn 111 Sư đoàn 306, tiểu đoàn 1 Lữ đoàn 164 pháo binh,
Phòng Tham mưu và Khoa Văn hóa Trường Quân sự quân đoàn...
Thực hiện Nghị quyết 8b của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) về "Đổi mới
công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và dân", kết hợp
triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa bàn an toàn, đơn vị an toàn, Đảng ủy - Bộ
Tư lệnh quân đoàn xác định công tác dân vận giữ vai trò đặc biệt quan trọng của công
tác đảng, công tác chính trị. Với tinh thần đó, từ cấp đại đội đến trung đoàn, cơ quan sư
đoàn hàng năm đều kết hợp tổ chức huấn luyện dã ngoại làm công tác dân vận, tham
gia thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Từ năm 1991-
1995, Quân đoàn đã tổ chức 98 lượt đơn vị về vùng rừng núi, đến các thôn bản hẻo
lánh, vùng sâu vùng xa, kết hợp huấn luyện với vận động quần chúng, giúp dân tìm
phương cách làm ăn, tham gia nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở dịa phương.
Các đơn vì trong Quân đoàn đã tổ chức 104 điểm kết nghĩa ở 88 xã, 7 huyện, thị trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang, tỉnh Vểnh Phúc và thành phố Hà Nội, hoạt động có hiệu quả.
Hàng chục kilômét đường điện thắp sáng do Quân đoàn xây dựng giúp dân đã đưa vào
sử dụng, hàng trăm kilômét đường liên xã, liên thôn đã được cán bộ, chiến sĩ Quân
đoàn phối hợp cùng tuổi trẻ và nhân dân các địa phương làm mới, nâng cấp; hàng chục
trường học, bệnh xá của dân được làm mới, tu sửa. Sư đoàn 325 xây dựng trường phổ
thông cơ sở xã Hồng Giang và xã Nghĩa Hồ (huyện Lục Ngạn) trị giá gần 100 triệu
đồng.
Thực hiện Chương trình y tế 12 "quân dân y kết hợp", theo chỉ thị của Liên bộ Y tế -
Quốc phòng về tăng cường chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, từ những năm đầu thập
kỷ 90, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân đoàn đã chỉ đạo ngành Hậu cần quân đoàn xây
dựng kế hoạch tổng thể báo cáo Cục Quân y Tổng cục Hậu cần và Bộ Quốc phòng.
Được cấp trên phê chuẩn, Cục Hậu cần đã cùng quân y đơn vị chọn đội ngũ y sĩ, bác sĩ
giỏi, có nhiều kinh nghiệm trực tiếp khám, chữa bệnh cho nhân dân tại 20 điểm quân
dân y kết hợp, chủ yếu là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Các
điểm được Cục Hậu cần chỉ đạo trực tiếp là: Viện quân y 43, bệnh xá Sư đoàn 325, Lữ
đoàn 164. Trung đoàn công binh 219, trung đoàn xe tăng 203 và các đơn vị hoạt động
phân tán của Sư đoàn bộ binh cơ giới 304 còn trực tiếp giúp các địa phương khôi phục
hàng chục cụm y tế cơ sở tuyến thôn xã hoạt động có hiệu quả.
Thực hiện hướng dẫn (số 200/HD-CT) của Tổng cục Chính trị, ngày 14 tháng 8 năm
1995 Quân đoàn tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 8b của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI). Dự hội nghị có đại biểu Tổng cục Chính trị,
Cục Dân vận - Tuyên truyền đặc biệt và cấp ủy, chính quyền địa phương nơi Quân
đoàn đứng chân.
Báo cáo tổng hợp của Bộ Tư lệnh quân đoàn và tham luận của các đại biểu tại hội nghị
tập trung đánh giá kết quả, nguyên nhân thành công và những hạn chế về công tác vận
động quần chúng 5 năm (1991-1995) của Quân đoàn. Từ nhận định tình hình chính trị,
tư tưởng của bộ đội và kết quả công tác vận động quần chúng, tăng cường củng cố
khối đoàn kết quân dân, xây dựng địa bàn an toàn, làm thất bại chiến lược “diễn biến
hòa bình" của các thế lực thù địch trong giai đoạn mới, hội nghị thống nhất: Cần quán
triệt sâu sắc quan điểm "Lấy dân làm gốc" của Đảng, tiếp tục đổi mới nội dung công
tác vận động, thuyết phục quần chúng và thực hiện thật tốt công tác dân vận. Khắc
phục hiện tượng áp đặt mệnh lệnh, dân chủ hình thức và biểu hiện vi phạm nhân cách
bộ đội trong đơn vị.
Về xây dựng Đảng, Đảng ủy quân đoàn và các cấp bộ Đảng cơ sở thường xuyên củng
cố, kiện toàn tổ chức Đảng, chú trọng bồi dưỡng năng lực lãnh đạo tổ chức thực hiện
nghị quyết của đội ngũ cấp ủy; gắn xây dựng Đảng với xây dựng đơn vị vững mạnh
toàn diện; lấy xây dựng chi bộ đại đội, chi bộ cơ quan làm cơ sớ (năm 1995 có 77,3
phần trăm đại đội có chi bộ, 100 phần trăm đơn vị dủ quân có đủ chi bộ); gắn xây dựng
tổ chức Đảng với xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng quản lý đội ngu cán bộ, đảng
viên. Xây dựng Đảng mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Hai năm (1994-1995),
toàn Đảng bộ đã kết nạp hơn 800 đảng viên mới.
Thực hiện chỉ thị và hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, trong năm 1995, Đảng bộ quân
đoàn đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 3 (khóa VII), Chỉ thị 79/CT-ĐUQSTư của Đảng ủy quân sự Trung
ương về tự đổi mới và chỉnh đốn Đảng từ cấp ủy chi bộ Đảng ủy cơ sở đến Đảng ủy
quân đoàn. Qua khảo sát thực tế, Quân đoàn không có chi bộ yếu kém. Tổ chức Đảng
đạt trong sạch vững mạnh tăng hàng năm từ 5 - 6 phần trăm. Nhiều Đảng bộ xây dựng
được cấp ủy mạnh, Đảng bộ nhiều năm đạt trong sạch vững mạnh, điển hình là các
Đảng bộ Lữ đoàn 673, trung đoàn 203, trung đoàn 101 Sư đoàn 325, Cục Chính trị,
tiểu đoàn 32 vận tải Cục Hậu cần, tiểu đoàn 51 Cục Kỹ thuật, tiểu đoàn 463 thông tin
Bộ Tham mưu...
Dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, Đoàn thanh niên Quân đoàn hoạt động sôi nổi,
hiệu quả: Sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 948/BQP của Bộ Quốc phòng, Chỉ thị
3S/TCCT của Tổng cục Chính trị và Quy chế 555/BTL của Bộ Tư lệnh quân đoàn về
công tác thanh niên; tiến hành đại hội Đoàn các cấp; tham gia dự thi tìm hiểu 50 năm
truyền thống Công an nhân dân, được Sở Công an Hà Bắc tặng giải nhất, Bộ Nội vụ
(nay là Bộ Công an) tặng giải khuyến khích; Đoàn cơ sở Bộ Tham mưu quân đoàn, Sư
đoàn 304, Sư đoàn 325 được tặng bằng khen.
Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ quân đoàn, các sư đoàn, trung đoàn đóng vai trò quan
trọng trong công tác dân vận, góp phần xây dựng dợn vị an toàn, địa bàn an toàn; thực
hiện phong trào "đền ơn đáp nghĩa", củng cố khối đoàn kết quân dân. Hoạt động của
Hội phụ nữ từng bước đi vào nền nếp, và có hiệu quả, thiết thực động viên nữ quân
nhân, công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ. Tổ chức tốt hội thi cán bộ phụ nữ cấp cơ
sở và cấp Quân đoàn giỏi; tổng kết phong trào phụ nữ hai giỏi "giỏi việc nước, đảm
việc nhà", góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chị em trong mọi linh vực
công tác.
Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy quân sự Trung ương và hướng dẫn của Tổng cục
Chính trị về việc tiến hành đại hội Đảng các cấp, ngày 2 tháng 1 năm 1996, Đảng ủy
quân đoàn họp ra nghì quyết chỉ đạo, tổ chức đại hội Đảng cấp cơ sở và cấp trên trực
tiếp cơ sở. Đảng ủy quân đoàn xác định lãnh đạo tổ chức tốt đại hội Đảng các cấp sẽ là
một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, hiệu quả; góp phần xây dựng, củng cố lập trường
tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên; phát huy dân chủ, đề cao
ý thức xây dựng Đảng, nâng cao năng lực tổ chức lãnh đạo của tổ chức Đảng và các
cấp ủy Đảng trong Đảng bộ quân đoàn.
Chấp hành nghị quyết của Đảng ủy quân đoàn, trong vòng tháng 1 và tháng 2 năm
1996, Đảng bộ cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở đã hoàn tất đại hội nhiệm kỳ.
Từ ngày 22 đến 24 tháng 3 năm 1996, Đảng bộ quân đoàn tiến hành Đại hội đại biểu
lần thứ 5 (nhiệm kỳ 1996-2000). Dự Đại hội có 199 đại biểu thay mặt cho hơn 3.300
đảng viên toàn Đảng bộ. Thượng tướng Nguyễn Chơn - Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ
viên Đảng ủy quân sự Trung ương về dự và chỉ đạo Đại hội.
Trong ba ngày làm việc, với trách nhiệm chính trí cao, Đại hội tập trung trí tuệ thảo
luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ quân đội
lần thứ VI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; thảo luận đánh giá việc lãnh đạo
thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ quân đoàn (1991-1995), đề ra nghì quyết,
phương hướng nhiệm vụ lãnh đạo nhiệm kỳ 1996-2000.
Đánh giá lãnh đạo Quân đoàn thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1991-1995, báo cáo
chính trị của Đảng ủy quân đoàn khóa 4 khẳng định: "Chất lượng tổng hợp và sức
mạnh chiến đấu của Quân đoàn được nâng lên toàn diện. Lòng tin và trách nhiệm đối
với sự lãnh đạo của Đảng được xây dựng, củng cố vững chắc. Hệ thống tổ chức Đảng,
tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng và đội ngũ cán bộ, đảng viên có nhiều tiến bộ,
trưởng thành. Đời sống bộ đội ngày càng phát triển tốt Quân đoàn hoàn thành mọi
nhiệm vụ trên giao".
Quán triệt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của Đảng, nhiệm vụ của quân đội trong giai
đoạn mới vào thực tiễn một binh đoàn chủ lực cơ động, Đại hội xác định nhiệm vụ của
Quân đoàn những năm 1996-2000 là: "Chủ động phòng ngừa có hiệu quả mọi âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch. Tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu,
trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm đánh giỏi bằng vũ khí có trong biên
chế, cũng như khi được tăng cường, tác chiến dốc lập và tác chiến hiệp đồng quân binh
chủng đều giỏi. Xây dựng Quân đoàn có nền nếp chính quy, thống nhất. Xây dựng tổ
chức Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; Đảng bộ đạt trong sạch vững
mạnh, Quân đoàn vững mạnh toàn diện".
Đại hội bầu Đảng ủy quân đoàn khóa 5 (nhiệm kỳ 1996-2000) gồm 11 đồng chí: Trần
Ngọc Sơn, Phạm Xuân Thệ, Hoàng Đình Thanh, Lê Huy Mai, Đồng Quốc Sự, Nguyễn
Ngoé Lượng, nguyễn Đăng Thiện, Hoàng Kim Thất, Phạm Nhếch, Đặng Thải Nhã, Vũ
Tất Thành. Đại hội bầu đoàn dại biểu Đảng bộ quân đoàn gồm 8 đồng chí dự Đại hội
Đảng bộ quân đội lần thứ VI.
Phiên họp đầu tiên của Đảng ủy quân đoàn khóa 5 đã bầu đồng chí Trần Ngọc Sơn -
Phó tư lệnh quân đoàn về chính trị làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Phạm Xuân Thệ - Tư
lệnh quân đoàn làm Phó bí thư; các đồng chí: Lê Huy Mái, Đồng Quốc Sự là ủy viên
thường vụ.
Thành công của đại hội nhiệm kỳ các tổ chức Đảng và đặc biệt là Đại hội đại biểu
Đảng bộ quân đoàn lần thứ 5 đánh dấu một bước tiến bộ, trưởng thành về công tác xây
dựng Đảng; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng; khẳng định sự vững
vàng, kiên định về chính trị, về đường lối đổi mới... của Đảng bộ quân đoàn.
Từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 năm 1996, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
đã kiểm điểm đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII;
tổng kết 10 năm đổi mới đất nước...
Về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong những năm tời, Báo cáo chính trị của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) do đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười trình bày
tại Đại hội nêu rõ: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính
trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh của đất nước, xây dựng nền
quốc phòng toàn dân... Nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc
độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu hoạt
động gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ..."1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Biên niên sự kiện, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2002, tr. 480 - 481).
Phương hướng, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới nói chung và phương hướng
nhiệm vụ quốc phòng - an ninh được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định là
cơ sở định hướng nhiệm vụ và các mặt công tác của quân đội nói chung và Quân đoàn
nói riêng trong những năm cuối thế kỷ XX.
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
quân đoàn lần thứ 5, các đơn vị và cơ quan Quân đoàn dồn sức thực hiện nhiệm vụ
tuyển quân, huấn luyện xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu. Cán bộ, chiến sĩ được
quán triệt đầy đủ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, chống mọi âm mưu
"diễn biến hòa bình", bạo loạn lật dỗ của các thế lực thù địch; thường xuyên duy trì và
chấp hành nghiêm các chế độ canh trực sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm an ninh khu vực,
đặc biệt là trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quân, toàn quốc.
Cùng với hoàn thành nhiệm vụ tuyển nhận 6.293 chiến sĩ mới, thực hiện chỉ lệnh huấn
luyện của Tổng Tham mưu trưởng và hướng dẫn của Cục Quân huấn, Quân đoàn đã
xây dựng và triển khai kịp thời chương trình, kế hoạch huấn luyện; đồng thời chỉ đạo
các đơn vị quán triệt tốt phương châm, nhiệm vụ, quan điểm mới kết hợp trong huấn
luyện cán bộ, chiến sĩ... Quân đoàn đã tổ chức được 76 lớp tập huấn cho 3.784 cán bộ
từ tiểu đội trường đến chỉ huy cơ quan Quân đoàn, thời gian mỗi lớp tập huấn từ 6 đến
10 ngày.
Thực hiện kế hoạch huấn luyện chiến dịch của Bộ, Quân đoàn đã tổ chức huấn luyện
đánh địch đổ bộ đường không; diễn tập chiến dịch 2 cấp của Quân đoàn. Thông qua
diễn tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ công tác tham mưu tác chiến cho chỉ
huy cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...
Về huấn luyện chiến thuật, Quân đoàn đã chỉ đạo tiến hành nhiều cuộc diễn tập cả trên
bản đồ, ngoài thực địa. Điển hình là diễn tập trung đoàn bộ binh tiến công có 1 tiểu
đoàn bộ binh bắn đạt thật cho 3 trung đoàn bộ binh Sư đoàn 325 (đạt khá) và chỉ đạo
Sư đoàn 325 diễn tập ngoài thực địa có trung đoàn 18 thực binh, tiểu đoàn 7 bắn dạn
thật. Sư đoàn 304 diễn tập chỉ huy - tham mưu có 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới thực
binh, 1 đại đội bộ binh cơ giới bắn đạn thật (kết quả khá, an toàn).
Ngày 16 và 17 tháng 5 năm 1996, Đại tướng Đoàn Khuê - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Thiếu tướng Nguyễn Huy Hiệu - Phó Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu đoàn cán bộ cơ
quan Bộ Quốc phòng về kiểm tra toàn diện Quân đoàn. Sau khi nghe đồng chí Tư lệnh
quân đoàn báo cáo tình hình chung và trực tiếp kiểm tra một số sư đoàn, trung đoàn,
đồng chí Bộ trưởng biểu dương nhiệm vụ quân sự của Quân đoàn có nhiều chuyển biến
tiến bộ. Công tác sẵn sàng chiến đấu được Quân đoàn chủ động và duy trì chặt chẽ.
Công tác huấn luyện, giáo dục chính trị đã đi vào nền nếp, có chất lượng, hiệu quả cao.
Đồng chí Đoàn Khuê nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn cần làm tốt hơn công tác
bảo mật, quản lý tài liệu, công văn chặt chẽ, không để kẻ địch lợi dụng khai thác tin tức
quân sự của ta.
Tiếp sau đợt thăm, kiểm tra của Thủ trường Bộ Quốc phòng, từ ngày 13 đến ngày 27
tháng 5, Đoàn thanh tra Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Lê Quang Bình - Phó Tổng
thanh tra quân đội làm trưởng đoàn tiến hành thanh tra trên bốn mặt công tác của Quân
đoàn. Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra, đánh giá kỹ từ chỉ huy đến cơ quan, từ
Quân đoàn đến đơn vị cơ sở. Sau hai tuần làm việc, Đoàn thanh tra Bộ Quốc phòng kết
luận: "Quân đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó nổi bật nhất là công tác sẵn sàng
chiến đấu, huấn luyện quân sự và giáo dục chính trị".
Kết quả kiểm tra, thanh tra của Thủ trưởng và cơ quan Bộ Quốc phòng là cơ sở để
Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn và các đơn vị nhận thức đầy đủ hơn những mặt mạnh,
những hạn chế để phát huy hoặc khắc phục trong thời gian tới.
Trên cơ sở triển khai các mặt công tác và để dành giá đầy đủ hơn kết quả thực hiện
nhiệm vụ, Bộ Tư lệnh quân đoàn và các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức hội thi,
hội thao với nhiều nội dung phong phú, thiết thực; chọn cử những tập thể, cá nhân tiêu
biểu dự các hội thi do Bộ Quốc phòng tổ chức.
Cuối năm 1995, tham dự hội thi sư đoàn trương, lữ đoàn trưởng phòng không và pháo
binh giỏi do Bộ Quốc phòng tổ chức, thượng tá Phạm Ngọc Khóa - Sư đoàn trưởng Sư
đoàn 304 đoạt giải nhất toàn quân, thượng tá Bùi Văn Huân - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn
pháo binh 164, trung tá Phạm Quang Nghĩa - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn phòng không
673 đều đoạt giai cao.
Tháng 9 năm 1996, Quân đoàn tổ chức hội thi cán bộ chỉ huy và cơ quan 9 trung đoàn
bộ binh. Cán bộ các đơn vị dự thi đều đạt khá giỏi các nội dung. Qua hội thi, Bộ Tư
lệnh quân đoàn đã chọn chỉ huy trung đoàn 24 Sư đoàn 304 dự thi cán bộ trung đoàn
giỏi toàn quân. Với nỗ lực của bản thân, được Bộ Tham mưu tổ chức ôn luyện chu đáo,
tại hội thi chỉ huy và cơ quan do Bộ tổ chức cuối năm 1996, trung đoàn 24 đoạt giải ba
toàn quân.
Dự hội thao ngành Xe tăng toàn quân năm 1996, đội tuyến trung đoàn 203 đoạt giải
nhất khối bốn quân đoàn. Lữ đoàn 673 tham dự hội thao phòng không toàn quân, đoạt
giải nhất bắn A72.
Với ngành Hậu cần, năm 1996, Quân đoàn đoạt giải nhất hội thi chủ nhiệm hậu cần sư
đoàn bộ binh, trung - lữ đoàn binh chủng do Tổng cục Hậu cần tổ chức; đoạt giải nhất
toàn quân hội thi trưởng phòng Xăng dầu và giải nhì toàn quân hội thi trưởng phòng
Quân lương...
Quân đoàn chỉ đạo tổ chức hội thi hậu cần cơ sở trên tất cả cán mặt và hội thao hậu cần
chiến đấu với 3 nội dung: nấu ăn; mắc võng dã ngoại, vận tải bộ trong chiến đấu; kỹ
thuật y tá và kỹ thuật băng bó cấp cứu trên chiến trường. Ngành Hậu cần quân đoàn đã
tổ chức thành công hội nghị chiến sĩ nuôi quân giỏi và sơ kết 2 năm thực hiện phong
trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy"... Từ hội thao, hội thi,
hội nghỉ sơ kết chuyên ngành, Quân đoàn đã đúc rút được những kinh nghiệm quý,
phát hiện những nhân tố điển hình để nhân rộng toàn Quân đoàn.
Là binh đoàn chủ lực cơ động trực thuộc Bộ, ngoài hoàn thành tốt, toàn diện nhiệm vụ
xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, Quân đoàn luôn chủ động
hoàn thành nhiệm vụ đột xuất.
Mùa hè năm 1996, mưa lũ lớn lại xảy ra ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Do chủ động
sẵn sàng chiến đấu tốt, khi nhận được lệnh của Bộ, Quân đoàn đã huy động hơn một
nghìn cán bộ, chiến sĩ thuộc Sư đoàn 325, Trung đoàn 219, Lữ đoàn 673 và nhiều
phương tiện, xe, kịp thời có mặt ở các khu vực thuộc địa bàn các huyện Gia Lương,
Thuận Thành... tỉnh Bắc Ninh. Cán bộ, chiến sĩ đã vật lộn cùng lũ lớn, góp phần giữ
vững các tuyến đê xung yếu. Đồng chí Lê Huy Mai - Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng
quân đoàn, cán bộ chủ trì các cơ quan chính trị, hậu cần, kỹ thuật trực tiếp cùng cán bộ
Sư đoàn 325, Lữ đoàn 673, trung đoàn 219 chiến đấu với "giặc nước". Hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ chống lũ năm 1996, Sư đoàn 325 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng
khen.
Năm 1996, Quân đoàn đã đạt được kết quả đồng đều trên các mặt công tác. Đánh giá
kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Quân đoàn năm 1996, Nghị quyết hội nghị Đảng
ủy quân đoàn ngày 5 tháng 12 năm 1996 nêu rõ: "Mọi hoạt động của Quân đoàn trong
năm qua đã mang lại kết quả thiết thực, giữ vững được sức chiến đấu, hoàn thành mọi
nhiệm vụ, có nhiều mặt tốt. Các đơn vị cũng như cơ quan đều có cố gắng vươn lên.
Những kết quả trên đây trước hết là Đảng ủy quân đoàn cũng như lãnh đạo, chỉ huy các
cấp đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, tập trung lãnh dạo vào các nhiệm vụ trọng tâm,
trọng điểm, nhất là xây dựng Quân đoàn vững mạnh về chính trị, phát huy tinh thần
đoàn kết, thống nhất, chấp hành nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết và nhiệm vụ được
giao".
Năm 1997, Quân đoàn triển khai nhiệm vụ trong điều kiện có nhiều thuận lợi. Công
cuộc đổi mới dết nước sau 10 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành
tựu vô cùng quan trọng, cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh; là năm thứ hai,
Quân đoàn cùng toàn quân, toàn dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VII và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đoàn lần thứ 5.
Trung thành với quan ctiểm lấy xây dựng chính trị là cơ sở thúc đẩy mọi hoạt động xây
dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân đoàn chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về
"Giáo dục đào tạo khoa học công nghệ", Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng lần thứ
3 về "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch vững mạnh và chiến lược cán bộ trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Thực hiện hướng dẫn của Tổng cục Chính trị và kế
hoạch công tác đảng, công tác chính trị năm 1997, cơ quan chính trị quân đoàn và các
đơn vị đã chỉ đạo cơ quan và đơn vị thực hiện tốt chương trình giáo dục lý luận chính
trị cơ bản, học tập 4 chuyên đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay.
Công tác giáo dục chính trị được kết hợp - liên hệ với hoạt động thực tiễn phong trào
thi đua xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị và
tập trung đột kích giải quyết dứt điểm những mặt yếu, khâu yếu, để làm chuyển biến
mạnh tình hình đơn vị. Đồng thời, qua giáo dục chính trị, giúp cán bộ, chiến sĩ thấy rõ
hơn những thành tựu, thuận lợi cũng như những khó khăn, nguy cơ, thách thức đối với
công cuộc đổi mới, đòi hỏi mọi người không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tinh
thần cảnh giác cách mạng, góp phần làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo
loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cán bộ, chiến sĩ, Quân đoàn luôn
chỉ đạo Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ hoạt động sôi nổi, có hiệu quả. Đảng ủy, cơ quan
chính trị quân đoàn tập trung chỉ đạo tốt đại hội nhiệm kỳ Đoàn từ cơ sở đến quân
đoàn. Đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều phong trào có tính sáng tạo, sôi nổi, thiết thực,
phù hợp với từng đơn vị, cơ quan. Tiêu biểu là các phong trào “Phấn đấu xứng danh
Bộ đội Cụ Hồ”; chi đoàn văn hóa mới với nội dung "ba đẹp", "Thanh niên vui, khỏe,
đẹp, có kỷ luật" "Tháng kỷ luật nghiêm, tuần hành động kiểu mẫu” của tuổi trẻ Sư
đoàn 325, "Đường hầm là trận địa" của tuổi trẻ trung đoàn 219... Hội phụ nữ với phong
trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"... Bằng những phong trào giàu tính sáng tạo,
phong phú, đa dạng, các tổ chức quần chúng đã hoạt động đúng chức năng vận động
quần chúng, thực hiện nghiêm đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước,
kỷ luật của quân đội; ngăn ngừa và hạn chế các tiêu cực từ bên ngoài thâm nhập vào
đơn vị, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đoàn.
Do khéo biết kết hợp giữa giáo dục chính trị, tổ chức tốt phong trào thi đua, xây dựng
tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng vững mạnh... Hoạt động công tác đảng, công tác
chính trị luôn giữ vững và bảo đảm cho Quân đoàn thống nhất ý chí hành động, tạo sức
mạnh tổng hợp hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm là nhiệm vụ xây dựng lực lượng,
sẵn sàng chiến đấu.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhằm bảo đảm lực lượng, sẵn sàng chiến đấu
trong tình hình mới, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn kịp thời kiện toàn biên chế Sư
đoàn 325 từ sư đoàn bộ binh thiếu thành sư đoàn có 3 trung đoàn đủ quân; chấn chỉnh
tổ chức biên chế Trường Quân sự, tiểu đoàn thông tin 463. Đặc biệt, các đơn vị thường
trực sẵn sàng cơ động chiến đấu, các đơn vị binh chủng trực thuộc luôn bảo đảm 95
phần trăm quân số trở lên; giảm tỷ lệ biến chế cơ quan 12 phần trăm.
Quân đoàn đã chú trọng kiện toàn, sắp xếp ổn định đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp đáp
ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Với công
tác cán bộ, Quân đoàn và các đơn vị chú trọng cả về số lượng và chất lượng; tích cực
chọn và tạo nguồn gửi đào tạo, bổ túc ở các nhà trường, học viện; điều chỉnh một phần
cán bộ ở cơ quan và các khung động viên cho đơn vị đủ quân, kết hợp chặt chẽ các
ngành, các cấp tổ chức tập huấn bồi dưỡng tại chức. Vì vậy, đội ngũ cán bộ bảo đảm so
với biến chế đạt 97 phần trăm. Thành phần phó đại đội trưởng chính trí, trung đội
trưởng bộ binh, binh chủng thiếu không đáng kể.
Trong bối cảnh các thế lực thù dịch tiến hành thủ đoạn "diễn biến hòa bình”, Đảng ủy
và chỉ huy quân đoàn luôn xác định công tác bảo vệ chính trị nội bộ xây dựng dịa bàn
an toàn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, từ đó chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện có
hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm quy chế 392/CT-CT của Tổng cục
Chính trị về "Xây dựng đơn vị, địa bàn an toàn", Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước, bí
mật quân sự, quản lý công văn tài hếu. Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị chủ động nắm
chắc tình hình đơn vị, địa bàn, giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra.
Năm 1997, Quân đoàn đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành sơ kết việc thực hiện Chỉ thị
23/CT-H về bảo vệ chính trị nội bộ từ cơ sở đến Quân đoàn; lấy Trung đoàn công binh
219 làm điểm. Qua sơ kết đã nâng cao một bước nhận thức, trách nhiệm của cán bộ,
đảng viên, chiến sĩ, đặc biệt là lãnh đạo, chỉ huy các cấp về công tác bảo vệ chính trị
nội bộ.
Với cố gắng nỗ lực của lãnh đạo, chỉ huy các cấp và mỗi một cán bộ, chiến sĩ, hoạt
động dân vận của Quân đoàn trong nărn 1997 đã thu được kết quả thiết thực, góp xây
dựng địa phương, địa bàn đóng quân, vững mạnh tổng hợp giúp đơn vị cơ sở hoàn
thành nhiệm vụ. Các đơn vị thuộc Bộ Tham mưu, Sư đoàn 304, Lữ đoàn 673 tổ chức
cho bộ đội hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp vận động quần chúng. Chương trình
y tế 12 "quân dân y kết hợp" đã được ngành Hậu cần - Quân y quân đoàn triển khai có
chiều sâu, hiệu quả. bệnh viện 43 quân đoàn và các tiểu đoàn quân y các sư đoàn 304,
325, ngoài nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh cho bộ đội, đã khám chữa bệnh miễn
phí cho hàng nghìn lượt người dân trong khu vực đơn vị đóng quân.
Nhân kỷ niệm lần thứ 50 ngày Thương binh, liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.1997), toàn Quân
đoàn phát động phong trào "đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn", tổ chức tặng
quà tặng "sổ tiết kiệm tình nghĩa" cho các đối tượng chính sách tại địa phương đơn vị
đóng quân. Cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn đã quyên góp được 80 triệu đồng ủng hộ đồng
bào miền Trung chịu hậu quả nặng nề của cơn bão số 5... làm đẹp thêm đạo lý "tương
thân tương ái", "lá lành đùm lá rách" của dân tộc.
Chấp hành nghiêm chỉ lệnh huấn luyện năm 1997 của Tổng Tham mưu trưởng, Quân
đoàn và các đơn vị triển khai kế hoạch chủ động, kịp thời, toàn diện; từ tập huấn bồi
dưỡng cán bộ, đến huấn luyện chiến sĩ mới, chiến sĩ cũ; huấn luyện kỹ thuật - chiến
thuật bộ binh, binh chủng, thể lực... Trong huấn luyện, Quân đoàn chỉ đạo các đơn vị
quán triệt tốt phương châm: "Cơ bản, thiết thực, vững chắc".
Cùng với thực hiện tốt kế hoạch, chương trình huấn luyện lực lượng thường trực, năm
1997 sau khi Quốc hội thông qua Pháp lệnh về lực lượng Dự bị động viên và Chính
phủ ban hành nghị định về một số điều của Pháp lệnh lực lượng Dự bị động viên1
(Ngày 27-6-1996, Quốc hội (khóa IX) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua Pháp lệnh về lực lượng Dự bị động viên. Ngày 28-4-1997, Chính phủ ban
hành Nghị định số 39/CP, hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh về lực lượng Dự bị
động viên); công tác dự bị động viên được Quân đoàn chỉ đạo các đơn vị triển khai
thực hiện ngày càng nền nếp. Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn,
các đơn vị làm nhiệm vụ dự bị động viên đã hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy, chính
quyền và cơ quan quân sự 6 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải
Dương, Hưng Yên tổ chức phúc tra nắm nguồn, sắp xếp đủ lực lượng, đúng chuyên
nghiệp quân sự cân đối tỷ lệ giữa các đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến
đấu và nhiệm vụ huấn luyện. Trong 2 năm 1996-1997, tỷ lệ lực lượng dự bị động viên
của Quân đoàn đúng tỷ lệ chuyên nghiệp quân sự bộ binh từ 70 - 75 phần trăm, binh
chủng 60 - 65 phần trăm.
Để nắm chắc tình hình sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dự bị
động viên, hàng năm, Quân đoàn đã chỉ đạo một số đơn vị tiến hành kiểm tra động
viên huấn luyện đúng thứ tự các bước; tổ chức cho chỉ huy các đơn vị tham quan rút
kinh nghiệm.
Tháng 8 năm 1997, Bộ Tư lệnh quân đoàn chỉ đạo trung đoàn 66 Sư đoàn 304 diễn tập
động viên với đề mục "Tiểu đoàn bộ binh tiến công địch lâm thời phòng ngự ở địa hình
rừng núi". Tham gia diễn tập ngoài tiểu đoàn bộ binh, được tăng cường 1 đại đội cối
100 và lực lượng bảo đảm.
Nhận lệnh của Bộ Tư lệnh quân đoàn và chỉ huy sư đoàn, Đảng ủy - chỉ huy trung đoàn
66 kịp thời diều động cán bộ, sắp xếp đủ biên chế (chỉ huy trưởng các cấp là cán bộ
khung A, cấp phó là cán bộ khung B). Tiếp theo là giáo dục xác định quyết tâm cho
cán bộ, chiến sĩ dự bị động viên; thành lập tổ trung tâm giúp ban chỉ đạo chuẩn bị văn
kiện, vật chất phục vụ diễn tập. Thao trường diễn tập được bố trí, chuẩn bị đúng ý định
chiến thuật, phù hợp từng loại binh khí kỹ thuật. Các lực lượng dự bị động viên tham
gia diễn tập được ôn luyện theo yêu cầu; đặc biệt chú trọng đi sâu hợp luyện chiến đấu
giữa các mũi, hướng, các bộ phận.
Ngày 25 tháng 8 năm 1997, trung đoàn 66 tiến hành diễn tập thực binh dưới sự chỉ huy
của Sư đoàn 304 và ban chỉ đạo Quân đoàn. Đại diện ủy ban nhân dân và Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh Vĩnh Phúc tham quan diễn tập.
6 giờ ngày 25 tháng 8 năm 1997, toàn bộ lực lượng vào vị trí xuất phát tiến công. 7
giờ, tiểu đoàn bộ binh 8 được lệnh nổ súng. Lập tức các loại hỏa lực cối 100, 80mm,
ĐKZ đồng loạt bắn vào "sở chỉ huy" địch, trận địa pháo, lô cốt đầu cầu. Hỏa lực chuẩn
bị kết thúc, bộ phận mở cửa thực hành mở cửa theo phương pháp bộc phá liên tục. Cửa
mở thông, phân đội đột kích 1 nhanh chóng chiếm mục tiêu đầu cầu, giữ vững các mục
tiêu chiến lược, tạo điều kiện cho phân đội đột kích 2 đánh chiếm tung thâm, tiêu diệt
sở chỉ huy của địch. Bộ phận dự bị binh chủng hợp thành đánh địch phản kích, làm chủ
trận địa. Nắng trưa hè trung du như nung nóng triền đồi; tiếng đạn cối, bộc phá... rền
vang, khói, đất đá mù trời tạo nên tính chất dữ dằn, ác liệt của cuộc diễn tập thực binh.
Kết thúc diễn tập, đồng chí Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã gặp gỡ, khen
ngợi tinh thần huấn luyện thực sự, thực tế của cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 66, đặc biệt
là lực lượng dự bị động viên. Đồng chí mong cán bộ, chiến sĩ quân dự bị phát huy
truyền thống cách mạng của quê hương, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc
phòng - an ninh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng địa bàn an toàn, làm
chủ.
Tiếp sau diễn tập động viên của Sư đoàn 304, thực hiện mệnh lệnh của Tổng Tham
mưu trường, Quân đoàn tham gia diễn tập "BĐ-97" với đề mục: “Hiệp đồng chặt chẽ
vời các lực lượng Quân khu 1 bảo vệ vững chắc biên giới Tổ quốc" do Bộ chỉ đạo.
Ngày 13 tháng 6 năm 1997, Tư lệnh quân đoàn ra chỉ thị về lực lượng tham gia diễn
tập, thành lập Ban chỉ đạo, thời gian diễn tập phân đoạn và diễn tập thực binh.
Lực lượng tham gia diễn tập gồm: Kíp trực ban Sở chỉ huy Quân đoàn, Sư đoàn 325,
trung đoàn 18 được tăng cường tiểu đoàn ZSU-100 trung đoàn xe tăng 203.
Thực hiện chỉ thị của Tư lệnh quân đoàn và Ban chỉ đạo diễn tập, từ tháng 7 đến tháng
9, cơ quan chuẩn bị văn kiện, các đơn vị tổ chức luyện tập phân đoạn. Từ ngày 1 đến
15 tháng 10, trung đoàn 18 tiến hành hợp luyện tại vị trí đóng quân. Tiếp đó là bước
hợp luyện kíp trực chỉ huy Quân đoàn, Sư đoàn 325 và trung đoàn 18.
Đầu tháng 11, thực hành mệnh lệnh của Tổng Tham mưu trưởng, Quân đoàn tham gia
diễn tập "BĐ-97". Chỉ huy các cấp thực hành xử trí các tình huống cơ động hành quân
chiến đấu Trung đoàn 18 cơ động lên xây dựng trận địa phòng ngự tại khu vực do Bộ
quy định, phối hợp với lực lượng của Quân khu 1 thực hành chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Tổ chức tham gia diễn tập "BĐ-97” đạt kết quả tốt là cơ sở để Quân đoàn kiểm tra khả
năng sẵn sàng chiến đấu, tổ chức nắm địch, hiệp đồng với các lực lượng của Quân khủ
1 làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Qua diễn tập đã nâng cao được năng lực công tác chỉ huy - tham mưu, xứ trí tình
huống của người chỉ huy - cơ quan cấp trung đoàn; đặc biệt ỉa cơ sở để Quân đoàn
kiểm tra khả năng cơ động lực lượng, triển khai đội hình chiến đấu, xây dựng công sự
trận địa... của trung đoàn bộ binh 18.
Ngay sau khi kết thúc diễn tập, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu về xây dựng
các công trình phòng thủ, từ kết quả diễn tập "BĐ-97", ngày 30 tháng 11 năm 1997, Tư
lệnh quân đoàn ra chỉ thị (số 693/B-TC) về việc xây dựng trận địa phòng ngự của trung
đoàn bộ binh 18. Theo đó, Sư đoàn 325 xây dựng phương án phòng ngự trung đoàn 18,
tổ chức lực lượng và phương tiện để trong 3 năm tới hoàn chỉnh công sự trận địa vững
chắc cho một trung đoàn bộ binh... Như vậy, cùng với công trình sở chỉ huy dã chiến
Quân đoàn, nhiệm vụ xây dựng thao trường phòng ngự "CZ-2" của Sư đoàn 325 trên
một hướng phòng ngự chiến lược của Bộ, là một trong những nhiệm vụ quan trọng
được Bộ Tư lệnh quân đoàn chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm.
Với công tác hậu cần, ngoài chỉ dạo cơ quan hậu cần - tài chính các cấp khai thác tốt
kinh phí trên cấp, quản lý chặt chẽ, hạn chế tới mức thấp nhất lãng phí, thất thoát,
Quân đoàn và các đơn vị tổ chức có hiệu quả hoạt động làm kinh tế, tăng gia sản xuất,
nhằm bảo đảm ổn định và cải thiện từng bước đời sống vật chất của bộ đội.
Được sự quan tâm đầu tư của Bộ Quốc phòng, từ cuối năm 1996, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh
quân đoàn chỉ đạo ngành doanh trại lập kế hoạch, định hướng trọng điểm cần ưu tiên
đầu tư xây dựng là doanh trại các trung đoàn đủ quân thuộc Sư đoàn 325.
Sau khi kế hoạch xây dựng được Bộ phê duyệt, Bộ Tư lệnh quân đoàn tập trung chỉ
đạo triển khai đúng nguyên tắc xây dựng cơ bản, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, vật
tư, hạn chế tối đa thất thoát, bảo đảm chất lượng công trình xây dựng. Năm 1997, Quân
đoàn đã xây mới 16.037m2 nhà; sửa chữa, nâng cấp 15.500m2 nhà cũ; mua sắm 1.500
giường gỗ, 500 giường sắt; đầu tư 150 triệu đồng mua sắm dụng cụ doanh trại; bảo
đảm nguồn điện sinh hoạt, công tác ổn định cho cơ quan và những đơn vị quy hoạch
doanh trại tập trung.
Cùng với nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ về điều lệnh
của quân đội, công tác xây dựng doanh trại có bước phát triển mang tính "đột biến", là
những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để Quân đoàn thực hiện ngày càng tốt
hơn Chỉ thị số 37/CT-ĐUQSTƯ của Đảng ủy quân sự Trung ương "Về đẩy mạnh xây
dựng chính quy Quân đội nhân dân lên một bước mới".
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 1997, Nghị quyết hội nghị Đảng ủy quân
đoàn ngày 4 tháng 12 năm 1997 nêu rõ: "Năm 1997, Đảng ủy quân đoàn đã lãnh đạo
chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ hoàn thành với kết quả tốt. Tình hình chính trị
nội bộ ổn định, quyết tâm trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ được củng cố, hệ thống tổ
chức được kiện toàn; mối quan hệ trong nội bộ và với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã
hội địa phương nơi đóng quân tiếp tục được củng cố và phát triển tốt. Nhìn chung, qua
một năm phấn đấu đã có chuyển biến tương đối toàn diện trên các mặt công tác, đáp
ứng được nhiệm vụ trên giao cũng như yêu cầu xây dựng đơn vị trong tình hình mới".
Đầu năm 1998, cán bộ chỉ huy Quân đoàn và cơ quan có một số thay đổi. Đại tá Phạm
Ngọc Khóa - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 được bổ nhiệm Phó tư lệnh, Tham mưu
trưởng Quân đoàn thay đồng chí Lê Huy Mai nhận nhiệm vụ mới; đại tế Bùi Xuân Chủ
- Phó chủ nhiệm chính trị quân đoàn được bổ nhiệm Chủ nhiệm chính trị thay đồng chí
Đồng Quốc Sự chuyển về Cục Chính sách, sau đó về Cục Chính trị Quân khu 3. Đồng
thời, Đảng ủy quân sự Trung ương quyết định bổ sung đồng chí Phạm Ngọc Khóa và
đồng chí Bùi Xuân Chủ vào Đảng ủy quân đoàn. Thay đồng chí Phạm Ngọc Khóa giữ
chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 là đồng chí Nguyễn Văn Hường.
Quán triệt nhiệm vụ quân sự năm 1998 của Bộ giao, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân đoàn
đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng phương án sẵn sàng chiến đấu theo các
phương án A, A2, phương án phòng chống bão lụt. Bộ Tham mưu và các đơn vị tiến
hành nghiên cứu khảo sát tình hình địa bàn các khu vực, mục tiêu trọng điểm trong dự
kiến theo phương án tác chiến.
Năm 1997, thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh quân đoàn đã chỉ thị cho
Sư đoàn 325 soạn thảo văn kiện tác chiến phòng ngự "CZ-2", xây dựng thao. trường
phòng ngự trên hướng được Bộ giao. Từ thực tế soạn thảo văn kiện, xây dựng thao
trường, ngày 17 tháng 3 năm 1998, Tư lệnh quân đoàn đề nghị Bộ Quốc phòng chỉnh
sửa một số nội dung cho sát thực tế. Được Thủ trưởng Bộ đồng ý, ngày 30 tháng 3 năm
1998, Bộ Tư lệnh quân đoàn có văn bản chỉ đạo Sư đoàn 325 thực hành huấn luyện
phòng ngự trận đìa có công trình chiến đấu kiên cố vững chắc, làm nòng cốt hiệp đồng
với các đơn vị bạn ngăn chặn các binh đoàn chủ lực của đối phương trong mọi tình
huống, không để bị bất ngờ về chiến dịch, chiến lược.

Ngoài việc duy trì huấn luyện, xây dựng chính quy theo Chỉ thị 37/CT-ĐUQSTƯ,
Quân đoàn và các đơn vị luôn coi trọng giáo dục về âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược
"diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, nâng cao cảnh giác; đồng
thời chủ động hiệp đồng với cấp ủy, chính quyền, cơ quan quân sự địa phương nơi
đóng quân, nơi tham gia phòng chống bão lụt thống nhất về phương án phối hợp hành
động trong xử lý các tình huống sự cố có thể xả y ra...
Toàn Quân đoàn nói chung và các đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu. Sư đoàn 325,
trung đoàn bộ binh cơ giới 24 Sư đoàn 304, Lữ đoàn 673, Lữ đoàn 164... duy trì
nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, bảo đảm thông tin liên lạc Ngành Hậu
cần - Kỹ thuật bảo đảm tốt yêu cầu sẵn sàng chiến đấu củ a các đơn vị...
Chuẩn bị cho nhiệm vụ huấn luyện, những tháng đầu năm 1998, Bộ Tư lệnh quân đoàn
tập trung chỉ đạo công tác tập huấn cán bộ, chuẩn bị giáo án, vật chất huấn luyện. Bằng
phương thức phân cấp tập huấn, toàn Quân đoàn đã tổ chức được 82 lớp từ tiểu đội
trưởng đến chỉ huy cơ quan Quân đoàn với 4. 135 lượt người. Thời gian trung bình một
lớp từ 6 - 10 ngày. Nội dung tập huấn tập trung vào trọng tâm, trọng điểm do Bộ quy
định và những mặt yếu, khâu yếu của đơn vị.
Tháng 4 năm 1998, Bộ Tư lệnh quân đoàn tổ chức lớp tập huấn cho 256 cán bộ chỉ huy
trung đoàn, cán bộ cơ quan sư đoàn, quân đoàn về nghệ thuật chiến dịch tiến công,
phản công, công tác tham mưu, nghệ thuật sử dụng lực lượng binh chủng; công tác
đảng, công tác chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Giáo viên truyền đạt là giảng viên Học viện
Quốc phòng.
Kết thúc lớp tập huấn, Quân đoàn tổ chức diễn tập một bên, hai cấp trên bản đồ đề mục
"Chuyển Quân đoàn từ thời bình sang thời chiến, khôi phục lực lượng, thực hành phản
công địch trên hướng Đông Bắc". Thực hành diễn tập là bước sát hạch, kiểm nghiệm
khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn và kịp thời những nội dung thiết yếu cho
phương án sẵn sàng chiến đấu của Quân đoàn.
Triển khai nhiệm vụ huấn luyện, Quân đoàn nắm vững phương châm "Cơ bản, thiết
thực, vững chắc” để huấn luyện, đơn vị cơ quan, nhà trường sát với yêu cầu nhiệm vụ
tác chiến và xây dựng chính quy. Các đối tượng huấn luyện đều thực hiện đúng chương
trình, nội dung kế hoạch; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện quân sự với giáo dục chính
trị; giữa huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật với điều lệnh; giữa huấn luyện với xây dựng
nền nếp chính quy theo Chỉ thị 37/CT-ĐUQSTƯ của Đảng ủy quân sự Trung ương. Vì
vậy, trình độ năng lực công tác tham mưu của chỉ huy và cơ quan các cấp so với thời
gian trước đã có tiến bộ đáng kể. Kết quả kiểm tra các bài bắn ở đơn vị bộ binh, binh
chủng và đào tạo tại Trường Quân sự quân đoàn đều đạt khá giỏi. Trong bước tiến
chung của toàn Quân đoàn, Sư đoàn 325, Lữ đoàn pháo 164, trung đoàn bộ binh cơ
giới 24 Sư đoàn 304, Trường Quân sự... là những đơn vị dẫn đầu về nhiệm vụ huấn
luyện trong năm 1998. Quân đoàn đã tham gia nhiều hội thi, hội thao do Bộ Quốc
phòng, các cơ quan của Bộ tổ chức: Hội thao vận tải bộ, thi giáo viên các trường quân
sự, chỉ huy cơ quan trung đoàn, lữ đoàn binh chủng, sáng kiến cải tiến học cụ huấn
luyện..., đều đoạt giải.
Ngày 24 tháng 4 năm 1998, Tổng Tham mưu trường ra Chỉ thị số 19/CT-TM nêu rõ:
"Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo Quân khu 3 hiệp đồng với Quân đoàn 2 và một số đơn vị
quân binh chủng của Bộ đứng chân trên địa bàn Quân khu diễn tập tác chiến phòng thủ
quân khu thời kỳ đầu chiến tranh, với kiểu phương án tác chiến A và A2 của các cấp.
Đồng thời thực nghiệm một số nội dung theo phương án mô phỏng, danh giá khả năng
sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trên địa bàn Quân khu và các đơn vị tham gia diễn
tập, bổ sung phương án tác chiến phù hợp tình hình mới".
Thực hiện Chỉ thị 19/CT-TM của Tổng Tham mưu trưởng, ngày 7 tháng 10 năm 1998,
Thiếu tướng Phạm Xuân Thệ - Tư lệnh quân đoàn ra chỉ thị tham gia diễn tập “PT-98"
do Bộ chỉ đạo. Đề mục diễn tập là: "Quân khu 3 hiệp đồng với một bộ phận lực lượng
của Bộ tổ chức và thực hành chiến dịch phòng thủ quân khu thời kỳ đầu chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc”.
Tham gia diễn tập "PT-98" của Quân đoàn 2 có Quân khu 3, Quân đoàn 1 và một số
đơn vị hỏa lực của Bộ.
Về thành phần của Quân đoàn tham gia diễn tập có:
- Chỉ huy, cơ quan Quân đoàn; các Sư đoàn 325, 304, 306, Lữ đoàn 673, Lữ đoàn 164,
trung đoàn 203, trung đoàn 219.
- Lực lượng bảo đảm gồm: Tiểu đoàn thông tin 463, tiểu đoàn trinh sát 1, tiểu đoàn vệ
binh 46, phân đội tác chiến điện tử.
- Lực lượng tham gia cơ động khi có lệnh gồm: trung đoàn bộ binh 95 Sư đoàn 325.
- Lực lượng phục vụ gồm: đội phẫu thuật Cục Hậu cần, tiểu đoàn vận tải 32 Cục Kỹ
thuật.
Nhận thức mục đích thiết thực, tầm quan trọng của diễn tập “PT-98", Đảng ủy và Bộ
Tư lệnh quân đoàn đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai công tác chuẩn
bị khẩn trương, chu đáo. Bộ Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chuẩn
bị vật chất, văn kiện diễn tập theo đúng ý định của Bộ; tổ chức bảo đảm mạng thông
tin ở sở chỉ huy dã ngoại, giữa sở chỉ huy dã ngoại với sở chỉ huy thường xuyên; chỉ
đạo cơ quan và Trung đoàn công binh 219 đắp sa bàn tại sở chỉ huy dã ngoại, đường cơ
dộng... theo đúng ý định của Quân đoàn... Cục Chính trị hướng dẫn các cơ quan, đơn vị
quán triệt, giáo dục tinh thần cảnh giác, chỉ thị về công tác bảo vệ, bảo đảm bí mật, an
toàn trong diễn tập; đồng thời phối hợp với Bộ Tham mưu quan hệ hiệp đồng với cấp
ủy, chính quyền nhân dân xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, Hải Dương là địa bàn
thực hành diễn tập giải quyết quan hệ quân dân, chính sách dân vận... Cục Hậu cần chỉ
đạo tổ chức bảo đảm ăn ở cho lực lượng tham gia diễn tập: mỗi người 1 ván nằm, tăng,
võng, ánh sáng, nước sinh hoạt tại sở chỉ huy dã ngoại của Quân đoàn; tổ chức một đồi
phẫu; kiểm tra đôn đốc các đơn vị chấp hành chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh môi
trường trong diễn tập. Cục Kỹ thuật chỉ đạo tiểu đoàn vận tải 32 bảo đảm chuyên chở
vật chất, phương tiện cho sở chỉ huy Quân đoàn và cơ động trung đoàn 95 tham gia
diễn tập; đồng thời kiểm tra trang bị vũ khí của đơn vị, kiểm tra các phương tiện cứu
kéo; sửa chữa, bảo đảm hệ số an toàn...
Tháng 10 năm 1998, từ cơ quan Quân đoàn đến các đơn vị tích cực chuẩn bị. Một
không khí khẩn trương, hối hả nhưng bí mật, âm thầm diễn ra như bao lần chuẩn bị
tham gia chiến dịch những ngày đánh Mỹ 25 năm trước.
Ngày 15 tháng 10, trung đoàn 219 và lực lượng công binh Sư đoàn 306, dưới sự chỉ
đạo của Phòng Công binh tiến hành đắp sa bàn, xây dựng sở chỉ huy dã ngoại; sửa sang
đường cơ động cho xe cơ giới. Cùng lúc, các cơ quan Quân đoàn, Sư đoàn 325 hoàn
chỉnh văn kiện, công tác bảo đảm.
Ngày 3 tháng 11, Tư lệnh quân đoàn, Trưởng ban chỉ đạo cùng các thành viên Ban chỉ
đạo kiểm tra lần cuối toàn bộ công tác chuẩn bị.
Ngày 10 tháng 11, cuộc diễn tập bắt đầu. Đại tá Phạm Ngọc Khóa - Phó tư lệnh, Tham
mưu trưởng Quân đoàn trong vai Tư lệnh quân đoàn chỉ huy diễn tập. Ba nội dung
chính của diễn tập là:
- Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên cao, làm kế hoạch động
viên quân dự bị, kế hoạch huấn luyện bổ sung và kế hoạch cơ động lực lượng.
- Làm báo cáo quyết tâm chiến dịch tiến công.
- Xử trí một số tình huống trọng tâm (trận đánh then chốt, then chốt quyết định).
Sau 10 ngày diễn tập khẩn trương, căng thẳng, mặc dù phải xử trí nhiều nội dung phức
tạp, nhưng do được huấn luyện và chuẩn bị tốt, các lực lượng của Quân đoàn đã hoàn
thành các nội dung diễn tập, đạt chất lượng cao; được Thủ trưởng Bộ trực tiếp theo dõi
diễn tập đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Diễn tập "PT-98" thành công giúp Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn kiểm tra được
phương án A, A2 của các cấp; đánh giá được trình độ chỉ huy, cơ quan thực hành
chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, bổ sung phương án tác chiến phù hợp với tình
hình mới.
Diễn tập là điều kiện tốt để rèn luyện trình độ tổ chức chỉ huy, công tác tham mưu
chiến dịch; trình độ hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị trong khu vực phòng thủ. Qua
diễn tập “PT-98", giúp Bộ kiểm nghiệm lại các tài liệu lý luận chiến dịch đã ban hành,
từ đó có bước điều chỉnh cho phù hợp nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong giai đoạn
mới...
Cùng với hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu,
Quân đoàn triển khai toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng khác: tuyển nhận,
huấn luyện 5.120 chiến sĩ mới; giải quyết đầy đủ chính sách cho 4.394 hạ sĩ quan,
chiến sĩ ra quân. Với nhiệm vụ dự bị động viên, Bộ Tư lệnh quân đoàn đã chỉ đạo các
cơ quan, đơn vị phúc tra nắm nguồn tại các địa phương, khắc phục những khâu yếu,
mặt yếu; tập trung bồi dưỡng phương pháp tiến hành công tác chỉ huy tham mưu, trình
độ năng lực công tác huấn luyện dự bị động viên của cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ
trung đội.
Về lĩnh vực công tác đảng, công tác chính trị, ngoài việc triển khai chương trình nội
dung giáo dục chính trị cho các đối tượng, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức
mạnh chiến đấu của đơn vị, Đảng ủy quân đoàn có nghị quyết lãnh đạo và Cục Chính
trị chỉ đạo, hướng dẫn các Đảng bộ cơ sở tiến hành đại hội nhiệm kỳ, sơ kết việc thực
hiện quy chế làm việc của cấp ủy. Đặc biệt, năm 1998, Đảng ủy quân đoàn và các cấp
ủy cơ sở đã quán triệt sâu sắc chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực
hiện quy chế dân chủ ở các đơn vị, cơ quan với những hình thức, biện pháp thích hợp,
góp phần vào việc xây dựng bản linh chính trị, bồi dường phẩm chất cách mạng cho bộ
đội.
Với công tác bảo đảm hậu cần - kỹ thuật, năm 1998, Ngành Hậu cần - Tài chính quân
đoàn đã duy trì bảo đảm chất lượng, số lượng quy định về vật chất, tài chính cho nhiệm
vụ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng và mọi hoạt động của đơn vị, sinh hoạt của
bộ đội.
Ngành Kỹ thuật quân đoàn bảo đảm đầy đủ vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện cho
sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ chiến đấu, phòng chống bão lụt. Các chế độ quy định
trong thực hiện niêm cất dài hạn, bảo quản ngắn hạn, bảo dưỡng sửa chữa, kiểm định
được duy trì có chất lượng tại các kho của Quân đoàn và cơ sở. Cuộc vận động "Quản
lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn tiết kiệm", được ngành Kỹ thuật
quân đoàn cụ thể bằng phương châm "Công nghệ, chính quy, an toàn, chất lượng" đã
được các đơn vị, cơ quan thực hiện đạt kết quả tốt... Lữ đoàn phòng không 673, trung
đoàn xe tăng 203, Sư đoàn 306, các cục: Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật là những đơn vị
bảo dàm an toàn giao thông xe cơ giới tốt.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Quân đoàn, tại phiên họp ngày 8 tháng 12
năm 1998, Đảng ủy quân đoàn khẳng định: "Đảng ủy quân đoàn lãnh đạo hoàn thành
các nhiệm vụ năm 1998; có những nhiệm vụ đạt kết quả tốt như sẵn sàng chiến đấu,
chuẩn bị kế hoạch cho các phương án tác chiến do Bộ mới bổ sung. Huấn luyện diễn
tập tổng hợp thực binh có bắn đạn thật ở một số đơn vị và diễn tập “PT-98", tổ chức
đời sống bộ đội bảo đảm ổn định và có cải thiện... Tổ chức Đảng, đội ngũ cán bộ được
kiện toàn. Đây là cơ sở, là tiền đề quan trọng để bảo đảm cho Quân đoàn hoàn thành
được các nhiệm vụ Bộ giao.
Năm 1999, Quân đoàn thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình chính trị, xã hội
của đất nước tiếp tục giữ được thế ổn định, kinh tế có bước phát triển vững chắc. Trước
những thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới, chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, chống
phá ta hết sức quyết liệt Trên thế giới, tình hình chính tí! diễn biến hết sức phức tạp,
điển hình là xung đột quân sự xảy ra ở Liên bang Nam Tư. Bất chấp công ước quốc tế,
một số nước đế quốc đã cho quân đội sử dụng vũ khí "công nghệ cao” tiến công Nam
Tư.
Tình hình trên đòi hỏi quân và dân ta phải luôn luôn nêu cao cảnh giác cách mạng, sẵn
sàng chiến đấu và chiến đấu, đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn và các bước phiêu lưu
quân sự của các thế lực thù địch.
Xuân Kỷ Mão - 1999, Quân đoàn vinh dự được đón Chủ tịch nước Trần Đức Lương về
thăm chúc Tết. Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn nhân đầu xuân, Chủ i!ch
nước căn dặn: "... Phải phát huy truyền thống trong chiến đấu và xây dựng để tiếp tục
đưa Quân đoàn không ngừng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu an ninh - quốc phòng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...".
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch nước, nghiên cứu kỹ yêu cầu của xây dựng quân
đội trong tình hình mời, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân đoàn càng ý thức sâu sắc hơn vị
trí của công tác sẵn sàng chiến đấu - nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ của một quân đoàn chủ lực cơ động. Vì vậy bước vào triển khai kế
hoạch công tác năm 1999, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
thường xuyên quán triệt, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức đầy đủ nhiệm vụ sẵn
sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, luôn luôn nêu cao
cảnh giác; duy trì chặt chẽ quy chế trực ban, trực chiến, tuần tra canh gác, phòng gian
bảo mật. Lực lượng, phương tiện, vũ khí trang bị sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ theo
lệnh của Bộ và Quân đoàn bảo đảm từ 90 phần trăm trở lên. Lượng vật chất hậu cần -
kỹ thuật bảo đảm dự trữ chiến đấu bảo dám đủ, chất lượng tốt.
Từ kinh nghiệm của diễn tập “BĐ-97", "PT-98", Quân đoàn đã chủ động hiệp đồng với
Quân khu 1, Quân khu 3, Quân khu Thủ đô và các đơn vị của Bộ trên địa bàn xây dựng
phương án tác chiến A, A2; nhiệm vụ phòng chống bão lụt, phòng chống cháy nổ; chỉ
đạo đơn vị luyện tập phương án chiến đấu sát với yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị.
Thực hiện mệnh lệnh của Tổng Tham mưu trưởng, từ thực tiễn diễn tập "BĐ-97", Bộ
Tư lệnh quân đoàn đã chỉ đạo các cơ quan tổ chức khảo sát, lập xong dự toán tổng thể
xây dựng các hạng mục công trình “CZ-2", tiến hành thi công hoàn chỉnh đường hầm
số 2 sở chỉ huy dã chiến của Quân đoàn, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc của các
đơn vị, bảo đảm mạng thông tin phục vụ cho hoạt động chỉ huy thông suốt.
Sau khi có chỉ lệnh huấn luyện của Tổng Tham mưu trưởng, Quân đoàn đã kịp thời
hoàn chỉnh kế hoạch huấn luyện và chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện. Cùng lúc
các cơ quan, đợn vị chuẩn bị cơ sở vật chất, thao trường tập huấn cán bộ, cũng chính là
thời gian Quân đoàn hoàn thành nhiệm vụ tuyển nhận 4.900 chiến sĩ mới.
Ngày 25 tháng 2, toàn Quân đoàn bước vào huấn luyện giai đoạn 1. Số chiến sĩ mới
được biên chế 62 đại đội, bắt đầu chương trình huấn luyện từ ngày 1 tháng 3.
Cùng với triển khai huấn luyện theo kế hoạch cho các đối tượng, Quân đoàn đã tổ chức
tốt các nội dung diễn tập theo lệnh của Bộ.
Ngày 28 tháng 1 năm 1999, Tư lệnh quân đoàn ra chỉ thị về việc hội thi diễn tập chỉ
huy cơ quan trung đoàn bộ binh ngoài thực địa với đề mục: “Trung đoàn bộ binh tiến
công địch lâm thời phòng ngự ở địa hình rừng núi". Lực lượng tham gia hội thi gồm ba
trung đoàn (18, 95, 101) Sư đoàn 325; ba trung đoàn (9, 24, 66) Sư đoàn 304, ba trung
đoàn (111, 421, 422) Sư đoàn 306. Mỗi khung trung đoàn biên chế đủ chỉ huy - cơ
quan gồm 27 đồng chí. Tư lệnh quân đoàn thành lập Ban chỉ đạo diễn tập gồm các
đồng chí Trịnh Đình Thức, Bùi Xuân Chủ, Nguyễn Ngọc Lượng, Nguyễn Đăng Thiện,
do đồng chí Phạm Ngọc Khóa - Phó tư lệnh Tham mưu trưởng làm Trưởng ban.
Thực hiện kế hoạch của Tư lệnh quân đoàn và Ban chỉ đạo diễn tập, trong 2 tháng (3
và 4), các đơn vị tổ chức nghiên cứu lý luận, luyện tập chỉ huy trên bản đồ hoặc ngoài
thực địa.
Từ ngày 20 đến 31 tháng 5, hội thi tiến hành tại Trường bắn quốc gia khu vực 1. Sau
10 ngày thi tài, các trung đoàn đều hoàn thành những nội dung diễn tập, đạt chất lượng
khá. Trên cơ sở hội thi diễn tập này, Quân đoàn đã chọn trung đoàn 95 Sư đoàn 325
tham gia hội thi diễn tập chỉ huy - cơ quan trung đoàn bộ binh - bộ binh cơ giới khu
vực phía Bắc do Bộ tổ chức, đoạt giải nhất.
Tiếp sau hội thi diễn tập cấp trung đoàn, ngày 16 tháng 8 năm 1999, Tư lệnh quân
đoàn ra chỉ thị về việc tổ chức diễn tập chỉ huy cơ quan 1 bên 2 cấp ngoài thực địa có
một phần thực binh và một tiểu đoàn bắn đạn thật cho Sư đoàn bộ binh cơ giới 304, Lữ
đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn phòng không 673, trung đoàn xe tăng 203 và trung đoàn
công binh 219. Cuộc diễn tập lần này có đề mục: “Sư đoàn bộ binh tăng cường đánh
địch đổ bộ đường không trong đội hình chiến dịch tiến công của quân đoàn ở địa hình
rừng núi". Thành phần tham gia diễn tập gồm:
- Chỉ huy - cơ quan Sư đoàn 304, trung đoàn 9, trung đoàn 66, chỉ huy - cơ quan trung
đoàn pháo binh 68; trung đoàn 24 là đơn vị thực binh.
- Chỉ huy - cơ quan Lữ đoàn 164 (1 tiểu đoàn pháo lựu làm nhiệm vụ thực binh, 1 đại
đội pháo 152 bắn đạn thật).
- Chỉ huy - cơ quan Lữ đoàn 673 (có 1 tiểu đoàn cao xạ thực binh, 1 đại đội pháo
57mm bắn đạn thật).
- Chỉ huy - cơ quan trung đoàn 203 (1 tiểu đoàn xe tăng thực binh bắn đạn thật).
- Chỉ huy - cơ quan trung đoàn công binh 219 (có 1 tiểu đoàn thực binh mở cửa cho xe
tăng, 1 đại đội thực hành lắp ghép phà 50 tấn vượt sông.
Ngoài những đơn vị trên còn có lực lượng bảo đảm phục vụ diễn tập, gồm: tiểu đoàn
thông tin 463, tiểu đoàn 1 trinh sát và tiểu đoàn vệ binh 46.
Thực hiện chỉ thị của Tư lệnh quân đoàn, từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 10 tháng 10, Ban
ch~ đạo diễn tập và chỉ huy - cơ quan đơn vị chuẩn bị văn kiện, tổ chức lực lượng,
chuẩn bị vật chất hậu cần, kỹ thuật. Ngày 15 tháng 10, mọi công việc chuẩn bị hoàn
tất; Tư lệnh quân đoàn phát lệnh "hành quân chiến đấu”. Chiến dịch tiến công được
tiến hành qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn I: Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Chỉ huy - cơ quan các đơn vị tham
gia diễn tập cơ động lực lượng từ khu vực đóng quân thường xuyên vào khu vực tập
kết chiến dịch tại Trường bắn quốc gia khu vực 1. Sau 8 ngày hành quân, mang vác
nặng, cả ngày lẫn đêm, qua những địa hình khá phức tạp giữa mùa dông mưa dầm, giá
rét, gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 - chủ yếu là trung đoàn 24 đã vượt qua gần
200km, có mặt ở Trường bắn quốc gia khu vực 1 bảo đảm thời gian, bí mật, an toàn.
- Kết thúc giai đoạn chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu là giai đoạn tổ chức chuẩn bị
chiến đấu (2 ngày) và giai đoạn cuối cùng là thực hành chiến đấu - bắn đạn thật (1
ngày); sau đó Quân đoàn tổng kết đánh giá và cơ động về đơn vị.
Sau 14 ngày kể từ khi phát lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, cuộc diễn tập kết
thúc, đạt kết quả tốt, bảo đảm an toàn người và vũ khí trang bị.
Tại hội nghị tổng hợp đánh giá kết quả diễn tập, đồng chí Tư lệnh quân đoàn kết luận:
Diễn tập đã góp phần nâng cao trình độ của chỉ huy và cơ quan trung đoàn, lữ đoàn, sư
đoàn nắm vững nguyên tắc lý luận sư đoàn bộ binh tăng cường tiến công địch ở địa
hình rừng núi, để từ đó vận dụng vào thực tế đơn vị tổ chức chuyển trạng thái sẵn sàng
chiến đấu, hành quân cơ động lực lượng, tổ chức chuẩn bị chiến đấu và thực hành
chiến đấu thắng lợi.
Thành công của diễn tập góp phần rèn luyện bản lĩnh, năng lực, trình độ tổ chức hiệp
đồng của chỉ huy và cơ quan các cấp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn
vị bộ binh, bộ binh cơ giới của Sư đoàn 304 và các đơn vị binh chủng. Thực chất cuộc
diễn tập là cơ sở để đánh giá kết quả huấn luyện của Quân đoàn trong năm 1999.
Từ kết quả công tác huấn luyện bộ binh và huấn luyện binh chủng, Quân đoàn đã tham
dự thi hội thao chuyên ngành pháo binh, tăng thiết giáp. Kết quả: hội thi pháo binh
đoạt giải nhì toàn quân, hội thi tăng thiết giáp đoạt giải nhì và giải ba đơn vị xe tăng...
Cùng với hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, công tác đảng, công tác chính trị, hậu cần,
kỹ thuật của Quân đoàn đượm triển khai dộng bộ, toàn diện.
Ngoài thực hiện kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị năm 1999, Quân đoàn đã
tiến hành sơ kết 6 năm xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh theo Hướng dẫn số
627/HD-CT của Tổng cục Chính trị, từ đơn vị cơ sở đến Quân đoàn. Kết quả sơ kết
khẳng định bước phát triển vững chắc về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ quân
đoàn. Năm 1998, số đảng viên đủ tư cách đạt 98,8 phần trăm, trong đó đảng viên mức
1 đạt 83,7 phần trăm; đảng viên mức 4 chiếm 0,15 phần trăm. Năm 2000, đảng viên đủ
tư cách là 100 phần trăm, trong đó dáng viên mức 1 đạt 86,07 phần trăm, không còn
đảng viên mức 4. Về tổ chức Đảng, năm 1998, số chi bộ đạt tiêu chuẩn trong sạch
vững mạnh đạt 87,18 phần trăm; năm 2000, số cấp ủy và tổ chức cơ sở Đảng trong
sạch vững mạnh đạt 100 phần trăm; số chi bộ trong sạch vững mạnh dạt 90 phần trăm.
Những Đảng bộ nhiều năm liên tục đạt trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn
diện, không có đảng viên vi phạm kỷ luật, không xảy ra vụ việc vi phạm kỷ luật
nghiêm trọng là: Đảng bộ Lữ đoàn phòng không 673, Đảng bộ trung đoàn xe tăng 203,
Đảng bộ Cục chính trị, Đảng bộ Cục Kỹ thuật...
Thời gian này, cán bộ quân đoàn có một số thay đổi: Tháng 7 năm 1999, đại tá Phạm
Nhếch - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325 được bổ nhiệm Phó tư lệnh về quân sự thay đại
tá Hoàng Đình Thanh nghỉ hưu. Đại tá Nguyễn Xuân Kỷ - Trưởng phòng tác chiến
được bổ nhiệm Phó tham mưu trưởng quân đoàn.
Đầu tháng 11 năm 1999, lũ lớn gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về người và vật
chất ở các tỉnh miền Trung - từ Quảng Bình vào Bình Định. Hưởng ứng lời kêu gọi của
ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chủ trương của Bộ Quốc phòng,
cùng tình cảm sâu đậm với mảnh đất Trị Thiên - nơi Quân đoàn ra đời 25 năm trước và
đã từng chiến đấu trong những năm đánh Mỹ vô cùng ác liệt, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh
quân đoàn đã vận động cán bộ, chiến sĩ quyên góp được 267 triệu đồng ủng hộ đồng
bào miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt. Đồng thời, Bộ Tư lệnh quân đoàn quyết
định mua 22 tấn thóc giống. Số thóc đó được Cục Hậu cần điều 8 xe ô tô chuyển vào
giúp nhân dân miền Trung khôi phục sản xuất Cục Hậu cần còn cử 6 tổ quân y mang
theo 12 cơ số thuốc, hóa chất cùng phương tiện tham gia khắc phục hậu quả vệ sinh
môi trường ở Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế... Tình cảm, trách nhiệm của cán bộ,
chiến si Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang đối với đồng bào miền Trung, đồng
bào Trị - Thiên khi gặp hoạn nạn khó khăn vừa thể hiện bản chất của quân đội cách
mạng, quân đội nhân dân, vừa biểu hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp
nghĩa" của dân tộc Việt Nam.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của khoa học công nghệ quân sự và khoa học xã hội
nhân văn quân sự đối với yêu cầu xây dựng Quân đoàn cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, trong nhiều năm, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn đã chỉ đạo
triển khai mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học. Theo đó, Phòng Khoa học - công
nghệ và môi trường của Quân đoàn vừa là cơ quan tham mưu giúp Đảng ủy, Bộ Tư
lệnh trong hoạt động chỉ đạo nghiên cứu khoa học quân sự trong toàn Quân đoàn, vừa
là lực lượng chủ yếu trực tiếp nghiên cứu nhiều đề tài. Cùng với thời gian, những sĩ
quan, cán bộ vừa hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, vừa cố gắng hoàn
thành nhiều đề tài khoa học, nhiều công trình tổng kết lịch sử.
Ngày 2 tháng 6 năm 1999, Tư lệnh quân đoàn quyết định (số 348/QĐ) thành lập Hội
đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ "Quân đoàn 2 - Tổng kết một số chiến thuật
trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (1945-1975)" gồm 7 thành viên, do Trung
tướng, Phó giáo sư Nguyễn Đình Ước - Phó trường ban Tổng kết chiến thuật Bộ Quốc
phòng làm Chủ tịch, đại tá Phạm Nhếch - Phó tham mưu trưởng là phản biện 1. Hội
đồng nhất trí đánh giá đề tài đạt khá.
Cùng với hoàn thành đề tài tổng kết chiến thuật, đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn về tổ chức và thực hành tác chiến của Quân đoàn chủ lực trong một
số tình huống cơ bản của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc" cũng được hoàn thành. Chủ trì
đề tài là Bộ Tư lệnh quân đoàn. Tham gia thực hiện có 4 cơ quan quân đoàn và các đơn
vị trực thuộc.
Ngày 28 tháng 11 năm 1999, Tư lệnh quân đoàn quyết định thành lập Hội đồng cơ sở
nghiệm thu đề tài nói trên, do đại tá Phạm Ngọc Khóa - Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng
quân đoàn làm Chủ tịch. Sau bước nghiệm thu cấp cơ sở, đề tài cấp Bộ do Thiếu tướng
Tư lệnh quân đoàn Phạm Xuân Thệ làm chủ nhiệm đã được Hội đồng nghiệm thu cấp
Bộ đánh giá đạt loại khá và được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen.
Tiếp theo những công trình lịch sừ các cơ quan, đơn vị của Quân đoàn, các tập trận
đánh điển hình được biên soạn, xuất bản trước đây, được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ
Tư lệnh quân đoàn, năm 1999, Phòng Khoa học công nghệ quân đoàn đã cùng các cơ
quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu biên soạn xuất bản “Lịch sử Bộ Tham mưu Quân
đoàn 2 (1974-1999)", hoàn thành dự thảo "Tổng kết chiến dịch K18", “Những trận
đánh điển hình của Quân đoàn 2" - tập 8; triển khai biên soạn lịch sử công tác đảng,
công tác chính trị Quân đoàn, lịch sử trung đoàn xe tăng 203 và Trường bắn quốc gia
khu vực 1...
Quân đoàn đã tổ Chức lớp tập huấn nghiệp vụ về phương pháp nghiên cứu khoa học,
viết tổng kết chiến tranh, biên soạn lịch sử cho 35 đồng chí cán bộ chuyên môn và
kiêm nhiệm; củng cố tổ chức và duy trì hoạt động của Hội đồng Khoa học quân đoàn.
Ngày 11 tháng 1 năm 1999, thượng tá Mai Ngọc Tác - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 306
được bổ sung vào Hội đồng Khoa học quân đoàn.
Nhằm đưa đề án công nghệ thông tin của Quân đoàn hoạt động ngày càng hiệu quả,
đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ huy, huấn luyện, công tác hậu cần - kỹ thuật,...
trong tình hình mới, Quân đoàn đã chủ động đề xuất với Cục Khoa học - công nghệ và
môi trường Bộ Quốc phòng nối mạng thông tin giữa Quân đoàn và Cục, lắp đặt mạng
"LAN" nội bộ Cục Kỹ thuật. Đồng thời, Bộ Tham mưu quân đoàn tiếp tục nghiên cứu
quản lý sử dụng mạng tại Trung tâm chỉ huy quân đoàn, Trường Quân sự, do Cục Tác
chiến, Cục Nhà trường triển khai.
Thực hiện chỉ thị của Bộ Quốc phòng về khắc phục sự cố máy tính năm 2000 (sự cố
Y2K), ngày 25 tháng 3 năm 1999, Tư lệnh quân đoàn quyết định thành lập Ban chỉ đạo
khắc phục sự cố máy tính của Quân đoàn do đại tá Hoàng Đình Thanh - Phó tư lệnh
quân đoàn làm trưởng ban1 (Tháng 7-1999, đại tá Phạm Nhếch - Phó tư lệnh quân
đoàn thay đồng chí Hoàng Đình Thanh). Ban chỉ đạo khẩn trương cùng cơ quan
chuyên môn hoàn chỉnh kế hoạch khắc phục sự cố máy tính năm 2000 và ngày 14
tháng 10 năm 1999 đã có báo cáo lên Bộ kết quả khắc phục sự cố Y2K của Quân đoàn.

Từng bước đưa máy tính diện tử vào sử dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ huy và nhiều
lĩnh vực chuyên ngành, ở các đơn vị và xử lý thành công sự cố Y2K là cố gắng lớn, dự
báo sự phát triển mạnh công nghệ thông tin của Quân đoàn trong tương lai.
Năm 2000 đến với quân và dân cả nước nói chung và cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn là
năm cuối cùng của thế kỷ XX - thế kỷ với những kỳ tích của lịch sừ dân tộc Việt Nam,
năm toàn đảng, toàn dân kết thúc thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII, hướng tới Đại hội IX. Năm 2000 còn là năm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn lập thành
tích cao nhất chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đoàn lần thứ 6.
Đầu năm 2000, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn vinh dự được đón đồng chí Lê Khả Phiêu -
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thăm. Làm việc với Đảng ủy, Bộ Tư
lệnh quân đoàn và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ cơ quan Quân đoàn, đồng chí Tổng
Bí thư căn dặn: “Quân đoàn phát huy hơn nữa truyền thống "Thần tốc - Táo bạo -
Quyết thắng" của một binh đoàn tinh nhuệ chủ lực Anh hùng trong chiến đấu vào
nhiệm vụ xây dựng Quân đoàn cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại;
luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, cơ động nhanh... xứng đáng là binh đoàn
chủ lực cơ động chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng”.
Cũng như những lần trước về thăm và làm việc với Quân đoàn, đồng chí Lê Khả Phiêu
đã vào thăm Bảo tàng Quân đoàn - nơi lưu giữ nhiều kỷ vật, chứng tích quý giá về lịch
sứ xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đoàn 2. Đồng chí căn dặn cơ quan
chính trị quân đoàn chú trọng hơn nữa công tác giáo dục lịch sử truyền thống của Quân
đoàn, không chỉ cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị mà cả thế hệ trẻ trên các địa bàn
Quân đoàn đóng quân.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy quân sự Trung ương về nhiệm vụ quân sự - quốc
phòng năm 2000 và lời căn dặn của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, hội nghị quân chính
đầu năm của Quân đoàn sớm xác định 5 nhiệm vụ trung tâm và các chủ trương, biện
pháp cơ bản để lãnh đạo, tổ chức đơn vị thực hiện thắng lợi ngay từ những ngày đầu,
tháng đầu.
Trong khi toàn Quân đoàn tập trung triển khai kế hoạch huấn luyện, xây dựng lực
lượng sẵn sàng chiến đấu, ngày 28 tháng 4 năm 2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương
ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho đại đội
Ký Con - đơn vị tiền thân của trung đoàn 66 Sư đoàn 304. Tiếp đó, ngày 9 tháng 8 năm
2000, Lữ đoàn phòng không 673 được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân thời kỳ đổi mới.
Việc một đơn vị ra đời, lập chiến công xuất sắc từ 55 năm trước1 (Đại đội Ký Con
được thành lập sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên cơ sở lực lượng vũ trang Đệ
tứ chiến khu Đông Triều. Ngay từ khi mới ra đởi và trong kháng chiến chống thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ, đại đội đã lập được nhiều chiến công xuất sắc) được phong tặng
danh hiệu Anh hùng và Lữ đoàn 673 được phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi
mới2 (Lữ đoàn phòng không 673 là đơn vị 9 năm liền đạt danh hiệu Quyết thắng, dẫn
đầu phong trào thi đua quyết thắng của Quân đoàn, Đảng bộ Lữ đoàn 7 năm liền đạt
trong sạch vững mạnh) khẳng định bề dày chiến công, thành tích và sự phát triển liên
tục của các đơn vị thuộc Quân đoàn suốt chiều dài lịch sử. Những người lính Quân
đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang hôm nay đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ truyền
thống anh hùng của những thế hệ đi trước.
Danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước dành cho đại đội Ký Con và Lữ đoàn 673 đã
tiếp thêm sức mạnh, động viên cổ vũ toàn Quân đoàn thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ
trọng tâm. Về xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu, cùng với duy trì nghiêm chế độ
trực ban, trực chiến..., Quân đoàn thường xuyên chủ dộng hiệp đồng với Bộ Tư lệnh
Quân khu 1, Quân khu 3, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, tổ chức
cho chỉ huy - cơ quan Quân đoàn, sư đoàn và các đơn vị trực thuộc tiến hành trình sát
nhiệm vụ A3, bảo đảm bí mật an toàn; tiếp tục hoàn chỉnh trận địa phòng thủ “CZ-2",
sở chỉ huy dã chiến của Quân đoàn...; quy hoạch lại vị trí xây dựng doanh trại trung
đoàn 101 Sư đoàn 325, Viện quân y 43,...
Năm 2000, Quân đoàn đã hoàn thành việc tuyển nhận, huấn luyện 4.600 chiến sĩ mới,
đảm bảo 100% chỉ tiêu Bộ giao; giải quyết cho 4.377 hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành
nghĩa vụ quân sự ra quân. Tiếp nhận cán bộ trên bổ sung và xét cử tạo nguồn đào tạo sĩ
quan học tại Trường Quân sự quân đoàn và các trường của Bộ. Các đơn vị làm nhiệm
vụ dự bị dộng viên chủ động hiệp đồng với địa phương giao nhận nguồn, kiểm tra sẵn
sàng động viên; tổ chức huấn luyện tại địa phương và đơn vị đạt 82,5 phần trăm chỉ
tiêu.
Thực hiện biểu biên chế mới của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh quân đoàn đã chỉ
đạo kiện toàn biên chế Lữ đoàn phòng không 673 đảm bảo số tiểu đoàn đủ quân và số
tiểu đoàn khung thường trực; tổ chức 1 tiểu đoàn công binh vượt sông, 1 đại đội ZSU-
23 của Trung đoàn 24 Sư đoàn bộ binh cơ giới 304; tổ chức Ban Bản đồ, chấn chỉnh
biên chế Trung tâm dịch vụ việc làm...
Công tác huấn luyện được Quân đoàn triển khai thực hiện toàn diện từ huấn luyện
phân đội cho đối tượng chiến sĩ cũ, chiến sĩ mới, huấn luyện nhà trường, chuyên ngành
binh chủng, điều lệnh, thể lực, huấn luyện dự bị động viên...
Thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TM (ngày 18-5-2000) từ đầu tháng 6 năm 2000, Quân
đoàn tập trung chỉ đạo Sư đoàn 325 và một số đơn vị phối thuộc tiến hành huấn luyện
diễn tập thực nghiệm (TN-20) với đề mục "Trung đoàn bộ binh được tăng cường cơ
động nhanh tiến công địch đổ bộ đường không".
Mục đích diễn tập được xác định:
- Nghiên cứu tổ chức chuẩn bị và thực hành chỉ huy chiến đấu đánh địch đổ bộ đường
không, trong thời gian gấp.
- Nghiên cứu khả năng tiến hành công tác tham mưu tác chiến trong thu thập phân tích
đánh giá tình hình của các cơ quan, giúp người chỉ huy hạ quyết tâm qua các giai đoạn:
cơ động lực lượng, tổ chức chuẩn bị chiến đấu và thực hành chiến đấu trong thời gian
gấp.
- Nghiên cứu khả năng tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, công tác bảo đảm
hậu cần - kỹ thuật của cán bộ chỉ huy và cơ quan.
- Rèn luyện tác phong chỉ huy, tính quyết đoán của cán bộ các cấp nâng cao khả năng
hiệp đồng tác chiến, cơ động nhanh của các phân đội bộ binh và binh chủng.
- Qua diễn tập, giúp Bộ hoàn thiện tài liệu “Nguyên tắc trung đoàn bộ binh tăng cường
cơ động nhanh đánh địch đổ bộ đường không".
Lực lượng tham gia diễn tập của Quân đoàn gồm sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn 325, trung
đoàn 101 Sư đoàn 325 đủ biên chế, trang bị; lực lượng tăng cường gồm 2 tiểu đoàn ô
tô, 1 tiểu đoàn công binh công trình, 1 tiểu đoàn công binh vượt sô ng trung đoàn 219,
1 tiểu đoàn phòng hóa... Lực lượng bảo đảm, phục vụ có: tiểu đoàn trinh sát 1, tiểu
đoàn thông tin 463, tiểu đoàn vệ binh 46, Viện quân y 43, tiểu đoàn sửa chữa 51 Cục
Kỹ thuật... Tổng quân số tham gia trên 4.000 cán bộ, chiến sĩ và hơn 200 xe ô tô.
Lực lượng của Quân chủng Phòng không - Không quân có 3 trực thăng Mi-8 thuộc
Trung đoàn không quân 916. Lực lượng vũ trang địa phương có trung đội dân quân xã
An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh.
Địa bàn diễn tập gồm các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương - chủ yếu là Bắc
Giang. Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo diễn tập quân đoàn, do đồng chí Tư lệnh làm
Trưởng ban, từ đầu tháng 6, chỉ huy, cơ quan Sư đoàn 325, trung đoàn 101 và các đơn
vị tham gia diễn tập tổ chức nghiên cứu các yếu tố địch, ta; địa hình, các mặt bảo đảm;
xác định nội dung văn kiện, lập kế hoạch diễn tập; tiến hành học tập, nghiên cứu lý
luận “Nguyên tắc trung đoàn bộ binh cơ động nhanh đánh địch đổ bộ đường không"
cho cán bộ đơn vị. Tiểu đoàn công binh của Sư đoàn 325, tiểu đoàn công binh công
trình và tiểu đoàn công binh vượt sông của trung đoàn 219 tổ chức san ủi 15.000m3 đất
đá, rải vệt 3.000m2 đá, sửa chữa khắc phục gần 100km hai trục đường Cổ Đèo - Trại
Mít và An Châu - Hạ Mỹ - Văn Non, bắc gần 200m cầu phao... Cục Kỹ thuật chỉ đạo
bảo dường, sửa chữa, thay toàn bộ lốp mới cho số xe sử dụng diễn tập. Toàn bộ công
tác chuẩn bị diễn tập của cơ quan, đơn vị được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng
Tham mưu đánh giá cao.
Hoàn tất công tác chuẩn bị, từ ngày 25 đến 29 tháng 7 năm 2000, Quân đoàn tiến hành
diễn tập "TN-20". Tham quan diễn tập có Trung tướng Lê Văn Dũng - Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng và Thủ trưởng một số cơ quan Bộ Tổng Tham
mưu.
Ngày Tư lệnh quân đoàn phát lệnh diễn tập cũng là thời điểm mưa lớn diễn ra trên diện
rộng ở Bắc Giang, Quảng Ninh. Nước sông Lục Nam lên đến báo động cấp 3. Đường
lâm nghiệp từ An Châu về An Sinh (Đông Triều) mặc dù đã được công binh sửa chữa
nhưng chất lượng kém, xe cơ giới cơ động rất khó khăn.
Khắc phục thời tiết bất lợi, chấp hành mệnh lệnh chiến đấu của Tư lệnh quân đoàn,
trung đoàn 101 và các đơn vị tăng cường: đại đội pháo lựu Lữ đoàn 164, đại đội phòng
không Lữ đoàn 673, đại đội thiết giáp BTR trung đoàn 203... đã chấp hành nghiêm
mệnh lệnh cơ động quãng đường xa hơn 100km vào triển khai đội hình chiến đấu đúng
yêu cầu nhiệm vụ và ý định chiến thuật.
Từ khu tập trung bí mật, sau khi được lệnh vào vị trí triển khai chiến đấu, các đơn vị
kịp thời hướng dẫn về công tác đảng, công tác chính trị. Cơ quan tham mưu, hậu cần,
kỹ thuật tập trung chỉ huy, chỉ đạo làm tốt công tác bảo đảm cho hành quân, nhất là bảo
đảm kỹ thuật (tổ chức ba lực lượng sửa chữa, cứu kéo ở ba khu vực khác nhau), giúp
cho người chỉ huy các cấp xác định kế hoạch hành quân chính xác. Vì vậy, tuy lực
lượng lớn, vật chất trang bị cần cơ động nhiều, lại phải hành quân trên hai trục đường
có nhiều đèo dốc, sông suối có quãng phải vượt ngầm rộng 30m, sâu 1,5m; lại chủ yếu
hành quân ban đêm, nhưng trung đoàn 101 và các đơn vị tăng cường đã hành quân tới
dịch an toàn, bí mật, sớm hơn thời gian quy định từ 12 giờ đến 5 giờ. Đây là một thành
công có ý nghĩa hết sức quan trọng của diễn tập "TN-20".
Sang giai đoạn thực hành chiến đấu, bộ đội trên từng hướng chấp hành nghiêm lệnh
của trung đoàn trưởng triển khai thực hành chiến đấu đúng quyết tâm. Từ khi hỏa lực
chế áp ngắn, khắc phục vật cản, mở cửa mở đến khi bộ đội xung phong làm chủ trận
địa..., chỉ huy trung đoàn và cơ quan, các phân đội đã thể hiện tác phong sâu sát cụ thể;
xử trí tương đối kịp thời, sát đúng các tình huống, phù hợp với nguyên tắc lý luận và ý
định chiến thuật của Ban chỉ đạo, phục vụ tốt Tổng Tham mưu trưởng và các cơ quan,
đơn vị bạn tham quan.
Quá trình diễn tập, bốn cơ quan quân đoàn cùng bộ phận đạo diễn (Sư đoàn 306) luôn
theo dõi chỉ đạo, bám sát đơn vị. Nhiều cán bộ cơ quan dã hành quân cùng bộ đội để
vừa giúp đơn vị, vừa rút ra chỉ số và những vấn đề cần nghiên cứu. Trung đoàn công
binh 219, tiểu đoàn thông tin 463 bảo đảm đường sá, thông tin liên lạc. Cục Hậu cần,
Văn phòng Bộ Tư lệnh quân đoàn dã có nhiều cố gắng đảm bảo ăn uống, ngủ nghỉ của
khách tham quan và cơ quan Quân đoàn tham gia diễn tập.
Trực tiếp tham quan bộ đội diễn tập, đồng chí Lê Văn Dũng đánh giá diễn tập thực
nghiệm "TN-20" của Quân đoàn đạt kết quả tốt, đạt được những mục tiêu đề ra.
Chủ trì hội nghị tổng kết diễn tập, Thiếu tướng Tư lệnh quân đoàn Phạm Xuân Thệ
đánh giá: "Sau gần hai tháng làm công tác chuẩn bị, với tinh thần khẩn trương tích cực
của các ngành trong 4 cơ quan và đơn vị; sau gần 6 ngày vượt qua những khó khăn về
điều kiện khí hậu thời tiết, cơ động và ăn ở sinh hoạt dã ngoại của cán bộ, chiến sĩ
trung đoàn 101, các lực lượng tăng cường phối thuộc, các lực lượng phục vụ bảo
đảm... chúng ta đã hoàn thành thắng lợi cuộc diễn tập thực nghiệm "TN-20" mà Bộ
giao cho".
Sau khi hoàn thành diễn tập "TN-20", được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Thủ trưởng, các cơ
quan Bộ Quốc phòng, Quân đoàn tổ chức diễn tập kiểm tra (KT-20) cho Sư đoàn 325
và các lực lượng tăng cường, phối thuộc với đề mục: "Sư đoàn bộ binh tăng cường tiến
công địch phòng ngự ở địa hình rừng núi".
Cuộc diễn tập nhằm đạt mục đích:
- Đối với chỉ huy: kiểm tra trình độ nắm, vận dụng nguyên tắc lý luận, cách đánh sư
đoàn bộ binh tăng cường tiến công địch phòng ngự ở địa hình rừng núi, của chỉ huy
các cấp trong tổ chức, chuẩn bị, thực hành chỉ huy chiến đấu.
- Đối với cơ quan: kiểm tra khả năng thu thập, phân tích tình hình mọi mặt, đề đạt với
chỉ huy hạ quyết tâm và thực hành chỉ huy tác chiến, trình độ soạn thảo văn kiện tác
chiến qua các giai đoạn chiến đấu; đánh giá trình độ công tác đảng, công tác chính trị,
công tác bảo đảm hậu cần - kỹ thuật của cơ quan và các đơn vị qua các giai đoạn chiến
đấu.
- Đối với phân đội: kiểm tra trình độ nắm, vận dụng kỹ thuật, chiến thuật, các hình
thức, phương pháp tiến công địch phòng ngự trong công sự, có bắn đạn thật; kiểm tra
trình độ tổ chức hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh với xe tăng - hỏa lực trong chiến
đấu bắn đạn thật; kiểm tra khả năng hành quân xa của bộ đội.
Ngoài những mục đích trên, cuộc diễn tập còn nhằm nghiên cứu đánh giá khả năng
một số loại vũ khí trang bị trong biên chế và tăng cường; rút kinh nghiệm về phương
pháp tổ chức diễn tập có bắn đạn thật cấp trung đoàn, làm cơ sở bổ sung, hoàn thiện
một bước tài liệu huấn luyện của Bộ và Quân đoàn.
Bộ Tư lệnh yêu cầu diễn tập phải được chuẩn bị chu đáo; tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, sát
thực tế chiến đấu; bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối.
Thành phần tham gia diễn tập "KT-20" gồm:
Toàn bộ chỉ huy và cơ quan Sư đoàn 325, trung đoàn 18, trung đoàn 95, chỉ huy và cơ
quan trung đoàn 101, các đơn vị trực thuộc Sư đoàn 325.
Lực lượng tăng cường gồm:
- Tiểu đoàn pháo hỗn hợp Lữ đoàn 164.
- Tiểu đoàn pháo phòng không hỗn hợp Lữ đoàn 673.
- Tiểu đoàn (thiếu) xe tăng trung đoàn xe tăng 203.
- Tiểu đoàn công binh hỗn hợp trung đoàn 219.
- Đại đội hóa học hỗn hợp tiểu đoàn 5 hóa học.
Lực lượng bảo đảm gồm: tiểu đoàn thông tin 463, tiểu đoàn 1 trinh sát, tiểu đoàn 2
trinh sát pháo binh, tiểu đoàn sửa chữa 51 Cục Kỹ thuật, Viện quân y 43... Cuộc diễn
tập được tiến hành tại Trường bắn quốc gia khu vực 1. Trưởng ban chỉ đạo diễn tập là
đại tá Phạm Ngọc Khóa - Tư lệnh quân đoàn.
Trực tiếp chỉ đạo, tham quan diễn tập "KT-20” của Quân đoàn có đại diện Bộ Tổng
Tham mưu - cơ quan Bộ Quốc phòng.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh quân đoàn - trực tiếp là Ban chỉ đạo diễn tập, từ cơ
quan Quân đoàn, Sư đoàn 325 đến các lực lượng tăng cường, phối thuộc tham gia diễn
tập đều tổ chức quán triệt, giáo dục mục đích, yêu cầu, nội dung diễn tập; tiến hành
chuẩn bị. Ban chỉ đạo diễn tập và các cơ quan nghiệp vụ triệt để tranh thủ sự giúp đỡ
của cơ quan Bộ Quốc phòng, các nhà trường, học viện... về bảo đảm kinh phí, vật chất
kỹ thuật... phục vụ diễn tập. Ban chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng lực lượng đạo diễn; bồi
dưỡng về nguyên tắc, lý luận về "Sư đoàn bộ binh tăng cường tiến công địch phòng
ngự trong công sự'!; tổ chức cho cán bộ chỉ huy - cơ quan trung đoàn, sư đoàn của Sư
đoàn 325 xem băng hình (mẫu) huấn luyện do Học viện Lục quân phối hợp với Trung
tâm Thông tin khoa học - công nghệ - môi trường Bộ Quốc phòng thực hiện.
Với diễn tập "KT-20", sau gần 20 năm, Quân đoàn diễn tập thực binh có bắn chiến đấu
cấp trung đoàn. Vì vậy, cơ quan và đơn vị đặc biệt chú trọng khâu chuẩn bị thao
trường, súng đạn, bia...
Công việc hoàn tất, sáng 17 tháng 11 năm 2000, Tư lệnh quân đoàn phát lệnh chuyển
trạng thái sẵn sàng chiến đấu, hành quân chiến đấu.
Ngay sau khi Tư lệnh quân đoàn phát lệnh, từ kíp trực ban, chỉ huy, đến cơ quan phân
đội đều nắm được trình tự, nội dung các bước tiến hành qua các trạng thái sẵn sàng
chiến đấu.
Trong quá trình tổ chức chỉ huy, hành quân cơ động, từng đơn vị đưa bộ đội vào khu
vực tập kết chiến đấu đúng, đủ thành phần, kịp thời gian, an toàn. Tại khu vực tạm
dừng làm công tác chuẩn bị chiến đấu, từng đơn vị kịp thời xây dựng phương án chiến
đấu tại chỗ, kế hoạch phòng không bảo vệ sở chỉ huy. Tổ chức eho bộ đội xây dựng hệ
thống công sự trận địa, ngụy trang nghi binh... Những đơn vị thực hiện tốt là: Lữ đoàn
164, trận địa pháo 57mm Lữ đoàn 673, tiểu đoàn 8 trung đoàn 18 Sư đoàn 325...
Sau khi nhận mệnh lệnh chiến đấu, chỉ huy các đơn vị đã kịp thời tổ chức nghiên cứu
đánh giá tình hình, xác định ý chí quyết tâm chiến đấu, phổ biến giao nhiệm vụ cho cơ
quan, đơn vị bảo đảm thời gian. Cơ quan các cấp thể hiện được vai trò chức năng tham
mưu cho người chỉ huy trong tổ chức chuẩn bị, hoàn chỉnh quyết tâm chiến đấu... Nội
dung tập bài, người chỉ huy, cơ quan các cấp tuân thủ quy định công tác tham mưu,
gắn nguyên tắc lý luận với thực tế chiến đấu. Thực hành tốt việc tổ chức chuẩn bị chiến
đấu có trung đoàn trưởng trung đoàn 95 và chỉ huy - cơ quan Lữ đoàn 164.
Chuyển sang giai đoạn thực hành chiến đấu: Từng đơn vị chỉ huy bộ đội vào chiếm
lĩnh, xây dựng trận địa xuất phát tiến công đúng kế hoạch, bảo đảm thời gian... Quá
trình chỉ huy bộ đội từ giai đoạn hỏa lực chuẩn bị đánh chiếm đầu cầu đến giai đoạn
thực hành tiến công phát triển chiến đấu, hành động của từng hướng, từng mũi cơ bản
thể hiện cách đánh theo ý định chiến thuật, quyết tâm của người chỉ huy. Ý thức hành
động của bộ đội đạt được yêu cầu thực sự, thực tế khi thực hành vượt cửa mở, đánh
chiếm các mục tiêu ban đầu cũng như quá trình đánh chiếm các mục tiêu bên trong, khi
đánh địch đổ bộ đường không ở cao điểm 131...
Thực hành bắn đạn thật, bộ binh và xe tăng hiệp đồng tương đối tốt. Trong tổng số 600
mục tiêu (có 170/170 mục tiêu dành cho pháo bắn thẳng và xe tăng bị diệt, 4 mục tiêu
dành cho pháo lựu 122mm và 152mm bắn chụm tốt; súng cối 100mm và 82mm bắn
tốt. 98 phần trăm mục tiêu dành cho bộ binh bị diệt). Pháo phòng không 37mm và
57mm bắn trúng 3/4 mục tiêu M96; súng phòng không 12,7mm bắn trúng 100 phần
trăm mục tiêu bóng giữ bắn.
Ngày 29 tháng 11, diễn tập kết thúc. Thực tiễn qua gần hai tuần diễn tập hết sức khẩn
trương, thực sự thực tế, được đại diện cơ quan Bộ Quốc phòng và Ban chỉ đạo diễn tập
đánh giá: Kỹ thuật đạt loại giỏi, chiến thuật đạt loại khá; các lực lượng bảo đám an
toàn tuyệt đối.
Kết luận hội nghị sơ kết diễn tập "KT-20", đại tá Phạm Ngọc Khóa - Tư lệnh quân
đoàn, Trưởng ban chỉ đạo diễn tập khẳng định: "Thắng lợi lớn nhất của chúng ta đạt
được trong cuộc diễn tập lần này là: thời gian dài, lực lượng tham gia lớn, điều kiện ăn
ở sinh hoạt dã ngoại trong mùa mưa rét có nhiều khó khăn, nhưng các đơn vị đều bảo
đảm an toàn tuyệt đối về người, vũ khí trang bị... Đặc biệt là đã gần 20 năm, đây là lần
thứ hai Quân đoàn tổ chức bắn đạn thật cấp trung đoàn bộ binh và các lực lượng tăng
cường, nhưng các đơn vị tham gia bắn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, diệt được mục
tiêu, đồng thời thực hiện dúng ý định chiến thuật.
Cũng chính qua cuộc diễn tập lần này, cán bộ các cấp của Sư đoàn 325 nói chung, của
trung đoàn 95 và các đơn vị tăng cường phối thuộc có thêm những bài học mới trong tổ
chức chỉ huy hành quân cơ động, làm công tác tổ chức hành quân chiến đấu cũng như
chỉ huy bắn đạn thật cấp trung đoàn tăng cường. Chiến sĩ mỗi đơn vị thêm dày dạn,
trưởng thành...”.
Tổ chức thành công diễn tập thực nghiệm "TN-20" và "KT-20” khẳng định một bước
tiến vượt bậc của Quân đoàn trên lĩnh vực công tác quân sự.
Về công tác hậu cần - tài chính, toàn ngành Hậu cần đã chủ động khai thác triệt để chế
độ tiêu chuẩn trên cấp về ăn, quân trang, xăng dầu, kinh phí xây dựng cơ bản...; đồng
thời tích cực khai thác tạo nguồn tại chỗ; chỉ đạo tốt công tác tăng gia sản xuất - làm
kinh tế đúng hướng, có hiệu quả. Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn chú trọng đặc biệt
công tác quản lý hậu cần - tài chính; thực hành tiết kiệm, hạn chế tối đa thất thoát, lãng
phí; chú trọng các biện pháp giáo dục ý thức quản lý sử dụng quân trang, quân dụng;
bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chính quy theo quy định của trên; chăm lo nuôi
dường kết hợp phòng trừ dịch bệnh... bảo đảm tỷ lệ quân khỏe thường xuyên trên 98
phần trăm.
Công tác xây dựng cơ bản của Quân đoàn tiếp tục có những bước đi vững chắc. được
sự quan tâm đầu tư của Bộ, Quân đoàn triển khai thực hiện các dự án chuyển tiếp gồm
doanh trại tập trung của trung đoàn 95, trung đoàn 101; hoàn chỉnh doanh trại sở chỉ
huy Sư đoàn 304, trung đoàn 18 Sư đoàn 325, kho đạn Sư đoàn 304. Lập dự án trình
Bộ duyệt xây dựng Hội trường, Nhà khách Bộ Tư lệnh quân đoàn, Trung tâm dịch vụ
việc làm... Qua theo dõi, kiểm tra, Bộ Quốc phòng đánh giá Quân đoàn là một trong
những đơn vị của toàn quân làm tốt công tác xây dựng cơ bản.
Để thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm hậu cần, mùa hè năm 2000, tại Trường bắn
quốc gia khu vực 1, Quân đoàn tổ chức hội nghị tổng kết công tác hậu cần - tài chính
và hội thao đơn vị làm công tác hậu cần giỏi. Bộ Tư lệnh quân đoàn đã trao cờ thưởng
cho trung đoàn 18 Sư đoàn 325, trung đoàn 24 Sư đoàn 304, Lữ đoàn phòng không
673, trung đoàn xe tăng 203, tiểu đoàn vận tải 32 Cục Hậu cần, tiểu đoàn vệ binh 46
Bộ Tham mưu quân đoàn là những đơn vị đạt thành tích xuất sắc tại hội thao.
Thực hiện chỉ thị của Bộ Quốc phòng và hướng dẫn của Tổng cục Hậu cần, Quân đoàn
đã tiến hành tổng kết 5 năm phong trào thi đua "Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời
Bác Hồ dạy" (1996-2000).
Năm năm (1996-2000), phong trào thi đua làm theo lời Bác dạy, đã được toàn ngành
Hậu cần quân đoàn tổ chức thực hiện sâu rộng, hiệu quả cao. Cùng với việc khai thác
tốt nguồn trên cấp, quản lý chặt chẽ, đảm bảo từng hạt gạo, đồng tiền, viên thuốc... của
Nhà nước, của nhân dân đến tay chiến sĩ, Quân đoàn đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức tăng
gia sản xuất, làm kinh tế đúng hướng, có hiệu quả. Tranh thủ giữa hai mùa huấn luyện,
ngoài giờ học tập, các đơn vị đã huy động cán bộ, chiến sĩ đào đắp hàng vạn mét khối
đất đá làm ao thả cá; quy hoạch cải tạo vườn đồi, tổ chức mô hình tăng gia sản xuất
phù hợp điều kiện từng đơn vị, cơ quan. Hàng năm, toàn Quân đoàn đã tự túc được 90
phần trăm rau xanh. Phong trào trồng cây ăn, quả tập trung và quanh doanh trại không
chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp của
các khu doanh trại. Tổ chức chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc tập trung; cải tiến bếp
đun than tiết kiệm nhiên liệu... được áp dụng đều khắp cơ quan, đơn vị đã góp phần tiết
kiệm, nâng cao đời sống cho bộ đội.
Bằng việt tổ chức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, qua 5 năm thực hiện phong
trào thi đua, Quân đoàn đã thu được trên 16 tỷ đồng đưa vào phục vụ đời sống vật chất,
tinh thần của bộ đội. Định lượng ăn hàng ngày của cán bộ, chiến sĩ bảo đảm từ 3.100 -
3.200 calo, vượt 200 calo so với mức quy định.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của yêu cầu rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị
của bộ đội trong giai đoạn mới và thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy quân sự Trung ương
và hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, tháng 9 năm 2000, Quân đoàn tiến hành tổng kết
công tác đảng, công tác chính trị 5 năm (1996-2000). Báo cáo tổng kết của Đảng ủy,
Bộ Tư lệnh quân đoàn khẳng định những thành tựu về công tác chính trị, tư tưởng, tổ
chức của Quân đoàn 5 năm qua, đã tạo nên sức mạnh chính trị tinh thần - nền tảng
quyết định sức mạnh chiến đấu của một quân đoàn chủ lực cơ động chiến lược. Mọi
lĩnh vực công tác: giáo dục chính trị, tuyên truyền thi đua, tổ chức, dân vận... luôn bám
sát chủ trương, đường lối cách mạng, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của quân đội, vận
dụng vào thực tiễn của Quân đoàn, nhằm xây dựng bản lĩnh chính trị, kiên định mục
tiêu lý tưởng cách mạng của từng cán bộ, chiến sĩ, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững
mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện. Trong sự phát triển đồng đều của các đơn vị trong
Quân đoàn, nổi lên nhiều gương điển hình như Lữ đoàn 673, trung đoàn 219, trung
đoàn 203, Cục Kỹ thuật... là những đơn vị giáo dục quản lý tốt, 5 năm liền không có
quân đào bỏ ngũ. Nhiều Đảng bộ 5 năm liền đạt trong sạch vững mạnh, như. Đảng bộ
Cục Chính trị, Lữ đoàn 673, Lữ đoàn 164, trung đoàn 24 Sư đoàn 304, trung đoàn 95
Sư đoàn 325, Phòng Chính trị Sư đoàn 304, Phòng Chính trị Sư đoàn 325...
Không chỉ xây dựng Quân đoàn mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, hoạt động công
tác đảng, công tác chính trị còn tạo nên một diện mạo mới, sắc thái mới về đời sống
tinh thần của cán bộ, chiến sĩ. Quân đoàn là một trong số ít đơn vị tiên phong của toàn
quân trong việc tổ chức cho bộ đội hát theo băng hình những bài hát truyền thống, bài
hát quy định của quân đội. Các hoạt động tương ứng với thiết chế văn hóa của từng
đơn vị cũng hết sức phong phú, như: truyền thanh nội bộ, diễn đàn thanh niên, thi tìm
hiểu sách, tìm hiểu pháp luật, hội trại, thi đấu thể thao, văn hóa văn nghệ, giao lưu, kết
nghĩa... đã tạo được "sân chơi" lành mạnh cho bộ đội, hạn chế những tiêu cực nảy sinh
trong đơn vị và bên ngoài tác động vào. Điển hình là cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới
dạng "sân khấu hóa" của trung đoàn 95, đạt hiệu quả tốt, được nhân rộng toàn Quân
đoàn. Từ phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, các đội nghệ thuật quần chúng
được tổ chức và tham dự các hội diễn toàn quân đoạt nhiều giải thưởng. Riêng năm
2000, đội nghệ thuật quần chúng Sư đoàn 325 đoạt giải xuất sắc tại hội diễn nghệ thuật
quần chúng cấp sư đoàn toàn quân và đội nghệ thuật Hội Phụ nữ quân đoàn cũng đoạt
giải xuất sắc tại liên hoan giát ru và dân ca lần thứ nhất do Ban Phụ nữ quân đội tổ
chức.
Bằng nỗ lực của chính mình và được sự quan tâm đầu tư của trên, nhiều đơn vị, nhà
trường đã tạo dựng được cảnh quan môi trường đẹp, thống nhất; doanh trại chính quy -
đạt tiêu chí "xanh - sạch - đẹp" hài hòa cảnh quan văn hóa. Tiêu biểu là cơ quan Bộ Tư
lệnh, Sư đoàn 325, trung đoàn 24 Sư đoàn 304, Lữ đoàn 673, các trung đoàn, đơn vị
trực thuộc Quân đoàn, Trường bắn quốc gia khu vực 1...
Thực hiện Nghị quyết 8b của Trung ương Đảng (khóa VI) về “Đổi mới công tác quần
chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và dân", trong 5 năm (1996-
2000), công tác dân vận của Quân đoàn dã đạt được kết quả đáng trân trọng: cán bộ,
chiến sĩ cơ quan và đơn vị đã dành ra 45.915 78 ngày công làm công tác vận động
quần chúng. Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã kết hợp hành quân huấn luyện dã ngoại đến
một số vùng sâu, vùng xa, phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền đỉa phương giúp nhân
dân xóa đói giảm nghèo; đắp 1,5km đê bao, tu sửa 145km đường liên xã; quân y đơn vị
tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 9.846 lượt người dân; Quân đoàn quyên góp
hơn 300 triệu đồng ủng hộ đồng bào gặp bão lụt; xây dựng 9 vườn cây kết nghĩa, nhận
phụng dưỡng 2 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Những thành quả của Quân đoàn về công tác đảng, công tác chính trị, đặc biệt là lĩnh
vực văn hóa tinh thần thể hiện việc quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII): "... Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn
bộ đời sống xã hội, vào từng con người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng trên
từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo nên trên đất
nước ta đời sống tinh thần cao đẹp”.
Tiếp sau tổng kết công tác đảng, công tác chính trị 5 năm (1996-2000), Quân đoàn tiến
hành tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện 5 năm (1996-2000).
Báo cáo tổng kết của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn khẳng định những kết quả chính
của công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện 5 năm là:
"Cấp ủy chỉ huy cơ quan, đơn vị, nhà trường đã quán triệt đầy đủ nhiệm vụ huấn luyện
và yêu cầu, nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện. Đã triển khai
thực hiện nhiều bước, nhiều nội dung thiết thực nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
cán bộ, chiến sĩ... Chất lượng huấn luyện của các đơn vị trong Quân đoàn ngày một
nâng lên, có tính vững chắc và đồng đều. Các cuộc diễn tập, hội thi, hội thao hàng năm
đạt chất lượng tốt, được Bộ Quốc phòng đánh giá là đơn vị huấn luyện tốt... Cơ quan
chính trị và cán bộ chính trị các cấp tiến hành khá chức trách đối với nhiệm vụ huấn
luyện..."1 (Báo cáo kết quả công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện của Quân
đoàn 5 năm (1996-2000)).
Từ thực tiễn triển khai công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện 5 năm (1996-
2000), Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân đoàn bước đầu rút ra 5 kinh nghiệm. Bài học kinh
nghiệm sâu sắc nhất về lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hành huấn luyện là cán bộ các
cấp kiên trì giáo dục, xây dựng, củng cố ý chí quyết tâm, giải quyết những vướng mắc
trong nhận thức tư tưởng, để vận dụng tốt 8 quan điểm, 8 nguyên tắc 6 mối kết hợp,
đổi mới phương pháp huấn luyện. Đặc biệt là giáo dục để bộ đội có nhận thức đúng, tin
tưởng vào đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự của Đảng ta, tin tường vào vũ khí
trang bị hiện có trong biên chế của Quân đoàn.
Tiến hành tổng kết những việc làm được, những mặt còn hạn chế, rút ra những kinh
nghiệm quý về công tác đả ng, cô ng tá c chính trị nó i chung và trong huấn luyện 5
năm (1996-2000) của Quân đoàn là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ quân đoàn, là một trong những cơ sở để Quân đoàn thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đoàn lần thứ 6 (nhiệm kỳ
2000-2005).
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy quân sự Trung ương và hướng'dẫn của Tổng cục
Chính trị, từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2000, Đảng ủy quân đoàn tập trung chỉ đạo
hoàn thành đại hội Đảng cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở, bảo đảm đúng nguyên
tắc, nội dung. Đại hội Đảng các cấp thật sự là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng.
Không chỉ đề ra được nghị quyết, bầu cử cấp ủy cấp mình, đại hội còn là diễn đàn thể
hiện tính dân chủ sâu sắc, để từng đảng viên bày tỏ tâm huyết của mình với Đảng, với
quân đội bằng việc đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo các văn kiện của Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX và dự thảo báo cáo chính trị của Đảng ủy quân đoàn (khóa V)
trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đoàn lần thứ 6.
Do yêu cầu nhiệm vụ và chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đoàn lần
thứ 6, tháng 10 và tháng 11 năm 2000, đại tá Phạm Ngọc Khóa - Phó tư lệnh Tham
mưu trưởng quân đoàn được bổ nhiệm Tư lệnh quân đoàn thay Thiếu tướng Phạm
Xuân Thệ nhận nhiệm vụ mới ở Quân khu 1; đại tá Bùi Xuân Chủ - Chủ nhiệm chính
trị quân đoàn được bổ nhiệm Phó tư lệnh chính trị quân đoàn thay Thiếu tướng Trần
Ngọc Sơn nghỉ hưu; đại tá Thiều Chí Đinh - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325 được bổ
nhiệm Phó tư lệnh Tham mưu trưởng quân đoàn. Cùng thời gian này, đại tá Trịnh Khắc
Tính được bổ nhiệm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325. Đại tá Hoàng Kim Thất - Phó chủ
nhiệm chính trị quân đoàn được bổ nhiệm Chủ nhiệm chính trị quân đoàn; đại tá Đinh
Duy Nguyên được bổ nhiệm Phó chủ nhiệm chính trị quân đoàn.
Từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 12 năm 2000, Đảng bộ quân đoàn tiến hành Đại hội đại
biểu lần thứ 6. Dự Đại hội có 199 đại biểu thay mặt cho hơn 4.000 đảng viên trong
toàn Đảng bộ. Đại hội vinh dự đón Trung tướng Nguyễn văn Rinh - ủy viên Trung
ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về dự, chỉ đạo.
Phát huy tinh thần dân chủ, tập trung tn tuệ, Đại hội thảo luận, quán triệt và nhất trí với
những quan điểm lớn, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, có giá tn vào dự thảo báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII trình Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX và báo cáo chính trị của Đảng ủy quân sự Trung ương khóa VI trình Đại hội
Đảng bộ quân đội lần thứ VII.
Đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ quân đoàn nhiệm kỳ 1996-
2000, Đại hội chỉ rõ: "Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy quân sự Trung
ương và Bộ Quốc phòng, Đảng bộ luôn nhất trí cao với quan điểm tư tưởng của Đảng
và tỏ rõ sự vững vàng về chính trị. Trước những khó khăn thử thách, lòng tin, quyết
tâm, trách nhiệm của bộ đội ngày càng được củng cố vững chắc. Chất lượng tổng hợp
trên các mặt, đặc biệt là chất lượng sẵn sàng chiến đấu của Quân đoàn tiếp tục được
nâng cao, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao...".
Đại hội xác định phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của Quân đoàn trong
nhiệm kỳ 2001-2005 là: "... Tiếp tục xây dựng Quân đoàn theo hướng cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, thường xuyên nêu cao cảnh giác sẵn sàng
chiến đấu. Đơn vị huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, nền nếp chính quy tốt, không
ngừng nâng cao chất lượng công tác bảo đảm hậu cần - kỹ thuật và chất lượng tổng
hợp của từng đơn ví để sức mạnh chiến đấu của Quân đoàn ngày càng phát triển toàn
diện, vững chắc hơn. Xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức. Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh. Quân đoàn vững mạnh toàn diện".
Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ quân đoàn nhiệm kỳ 2001-2005 gồm 13 đồng chí:

- Bùi Xuân Chủ - Phó tư lệnh chính trị quân đoàn: Bí thư.
- Phạm Ngọc Khóa - Tư lệnh quân đoàn: Phó bí thư.
- Thiều Chí Đinh - Phó tư lệnh Tham mưu trưởng quân đoàn: ủy viên thường vụ.
- Hoàng Kim Thất - Chủ nhiệm chính trị quân đoàn: ủy viên thường vụ.
Các đồng chí ủy viên gồm: Phạm Nhếch - Phó tư lệnh quân đoàn, Nguyễn Ngọc Lượng
- Chủ nhiệm hậu cần quân đoàn, Nguyễn Đăng Thiện - Chủ nhiệm kỹ thuật quân đoàn,
Đinh Duy Nguyên - Phó chủ nhiệm chính trị quân đoàn, Trịnh Đình Thức - Phó tham
mưu trường quân đoàn, Phạm Ngọc Lương - Phó sư đoàn trưởng chính trị Sư đoàn
304, Trịnh Khắc Tính - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325, Mai Ngọc Tác - Sư đoàn trường
Sư đoàn 306 và Nguyễn Thanh Tùng - Hiệu trưởng Trường Quân sự quân đoàn.
Ngày 29 tháng 12 năm 2000, Đảng ủy quân sự Trung ương ra Quyết định (số 287/QĐ-
ĐUQSTW) chuẩn y kết quả bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ quân đoàn khóa VI.
Thành công của đại hội Đảng bộ các cấp và đặc biệt là Đại hội đại biểu Đảng bộ quân
đoàn lần thứ 6 là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghị quyết của Đại hội đã đề
ra đường hướng cơ bản quyết định bước phát triển của Quân đoàn trong thời kỳ mới.
Bước sang năm 2001 - năm đầu của thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, đất nước vừa đứng
trước những vận hội mới vừa phải đối mặt với không ít thách thức... Thành tựu của sự
nghiệp đổi mới đất nước sau 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những
thành tựu to lớn, toàn diện cả về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh. Tuy
nhiên, công cuộc đổi mới của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã gặp phải sự chống
phá quyết liệt với chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch. Quá trình hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước có điều kiện
phát triển nhanh, mạnh, nhưng cũng đòi hỏi nhiệm vụ quốc phòng - an ninh phải có
những đối sách, chiến lược phù hợp.
Để tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam đạt được những thành tựu mới, từ ngày 19
đến 22 tháng 4 năm 2001, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX được tiến hành tại Hà
Nội. Đại hội khẳng định: Đảng ta cần "Nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ đẩy lùi nguy
cơ, vượt qua thử thách với tinh thần cách mạng tiến công, đưa cách mạng Việt Nam
tiến lên mạnh mẽ, đó là vấn đề sống còn trong thời kỳ mới".
Về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, Đại hội nhấn mạnh: "Tăng cường quốc phòng, giữ
vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của
Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là
lực lượng nòng cốt".
Để làm tròn chức năng công cụ chuyên chính của Nhà nước, chỗ dựa vững chắc của
toàn dân trong sự nghiệp quốc phòng toàn dân, đòi hỏi quân đội ta phải tiếp tục được
xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; có trình
độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ, năng lực chỉ huy ngày càng cao, có trình độ sẵn
sàng chiến đấu eao, đảm bảo chiến đấu thắng lợi trong bất cứ tình huống nào, kẻ thù
nào.
Chấp hành Chỉ thị 199/CT-ĐUQSTW của Đảng ủy quân sự Trung ương và hướng dẫn
của Tổng cục Chính trị, ngày 20 tháng 8 năm 2001, Thường vụ Đảng ủy quân đoàn ra
chỉ thị về việc tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Theo
đó, Quân đoàn tổ chức hội nghị quán triệt cho cán bộ cao cấp, cán bộ chủ trì từ cấp
trung đoàn trở lên và sĩ quan cấp tá cơ quan Quân đoàn; sư đoàn, Trường Quân sự mở
lớp nghiên cứu quán triệt cho cán bộ từ cấp tiểu đoàn trở lên và cấp trung đoàn, lữ
đoàn tổ chức nghiên cứu, quán triệt cho cán bộ, đảng viên trong đơn vị.
Để góp phần xây dựng Quân đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có sức
mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trong tình hình mới, sau khi nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ VII và Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ quân đoàn lần thứ 6, ngày 14 tháng 9 năm 2001, Đảng ủy quân đoàn ra
nghị quyết về chương trình hành động triển khai thực hiện ba nghị quyết trên. Chương
trình hành động đề ra 4 nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể và để đạt được mục tiêu đó, Đảng ủy
chỉ rõ cần thực hiện 5 giải pháp chủ yếu:
- Tập trung xây dựng Quân đoàn vững mạnh về chính trị, tư tường và tổ chức.
- Nâng cao chất lượng huấn luyện và trình độ sẵn sàng chiến đấu của Quân đoàn. Đẩy
mạnh xây dựng chính quy, tăng cường kỷ luật quân đội, chấp hành nghiêm pháp luật
Nhà nước.
- Bảo đảm tốt đời sống vật chất - tinh thần và quản lý tốt vũ khí trang bị kỹ thuật.
- Xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị cơ quan, nhà trường vững
mạnh toàn diện theo 5 yêu cầu của Chỉ thị 917/CT-QP/1999 của Bộ trường Bộ Quốc
phòng.
Lập thành tích chào mừng thắng lợi Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đoàn lần thứ 6 và
đón chào thiên niên kỷ mới, ngay những ngày đầu xuân Tân Ty, phong trào thi đua
quyết thắng đã được phát động sâu rộng, mang lại luồng sinh khí mới trên mọi mặt
công tác của Quân đoàn. Nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Quân đoàn là tập trung chỉ
đạo các cơ quan ổn định tổ chức biên chế, thực hiện đồng bộ trang bị vũ khí cho Sư
đoàn 325 và trung đoàn 24 Sư đoàn 304 theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng; chỉ đạo các
đơn vị tuyển nhận 4.800 chiến sĩ mới, đạt 100 phần trăm chỉ tiêu trên giao, đồng thời tổ
chức ra quân cho 4.360 hạ sĩ quan chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Cùng thời
gian này, 1.100 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325 và trung đoàn 24 Sư đoàn 304 hành quân
dã ngoại kết hợp làm công tác vận động quần chúng trên địa bàn 8 xã thuộc các huyện
Sơn Động, Lục Ngạn (Bắc Giang) và xã Ngọc Thanh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội).

Bước vào thực hành huấn luyện, Quân đoàn chỉ đạo và tổ chức cán bộ cơ quan các cấp
xuống đơn vị theo dõi, chỉ đạo ngay từ tuần đầu, tháng đầu nên chất lượng bảo đảm tốt.
Qua kiểm tra thực tế Sư đoàn 304, đoàn cán bộ Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu
đánh giá đạt đơn vị huấn luyện giỏi.
Thực hiện kế hoạch huấn luyện, xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu, tháng 4 năm
2001, Quân đoàn chỉ đạo tập huấn cho lực lượng phòng không; dự lớp có 80 cán bộ chỉ
huy, cơ quan các cấp. Lớp học được tổ chức tham quan Lừ đoàn phòng không 673
luyện tập sẵn sàng chiến đấu, xừ trí các tình huống tác chiến phòng không. Cùng với tổ
chức lớp tập huấn phòng không, Quân đoàn chỉ đạo các đơn vị duy trì nghiêm chế độ
canh trực sẵn sàng chiến đấu, chú trọng tác chiến phòng không, bảo đảm an toàn địa
bàn đóng quân và các mục tiêu được phân công, đặc biệt là thời gian đại hội Đảng các
cấp và ngày lễ , ngày tết... Qua kiểm tra sẵn sàng chiến đấu A2 của Trung đoàn 24 Sư
đoàn 304, đoàn cán bộ Cục Tác chiến đánh giá đơn vị đạt loại khá.
Ý thức được lũ lụt là hiểm họa thường xuyên và căn cứ nhiệm vụ được giao, ngày 8
tháng 6 năm 2001, Tư lệnh quân đoàn ra chỉ thị về phòng chống bão lụt và tìm kiếm
cứu nạn, xác định tư tường chỉ đạo trong công tác phòng chống bão lụt và tìm kiếm
cứu nạn của Quân đoàn là: Tích cực, chủ dộng, ửng cứu nhanh, có hiệu quả.
Phương châm công tác phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn được Tư lệnh quân
đoàn chỉ rõ: Vận dụng 4 tại chỗ, huy động tổng lực phương tiện, cơ sở vật chất, bằng
mọi cách không cho đê vỡ, cấp cứu kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về
người và tài sản.
Theo phân công của Bộ, Quân đoàn có nhiệm vụ phòng chống bão lụt ở các tỉnh: Bắc
Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc; trọng điểm là Bắc Ninh, Bắc
Giang.
Căn cứ nhiệm vụ được giao và thực lực đơn vị, Tư lệnh quân đoàn quyết định: Ngoài
lực lượng sẵn sàng chiến đấu, làm nhiệm vụ A2 và làm nhiệm vụ tại đơn vị, lực lượng
cơ động đi làm nhiệm vụ phòng chống bão lụt theo lệnh của Bộ là 7.857 cán bộ, chiến
sĩ, 200 xe ô tô, 2 xà lan, 8 ca nô, 2 thuyền M2 và 1 bộ phà. Trường hợp địa phương
thông báo nước vượt mức báo động cấp 3, Quân đoàn ra lệnh mở niêm 50 phần trăm
xe phòng chống bão lụt đi làm nhiệm vụ.
Các mặt bảo đảm: thông tin, cơ động, xăng dầu 1 cơ số, hậu cần: gạo 7 ngày, củi
0,5kg/người, thuốc quân y 1 cơ số.
Về tổ chức chỉ huy: Quân đoàn thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão do đồng chí
Phó tư lệnh quân sự làm chỉ huy trưởng, Thủ trưởng Bộ Tham mưu và 3 cục là chỉ huy
phó. Khi có lụt bão, sở chỉ huy phòng chống lụt bão của Quân đoàn triển khai ở 2 địa
điểm (1 ở Bắc Ninh, 1 ở Bắc Giang). Chỉ huy chung là Tư lệnh quân đoàn. Đại tá
Phạm Nhếch - phó tư lệnh quân sự chỉ đạo hướng Bắc Ninh. Đại tá Thiều Chí Đinh -
phó tư lệnh Tham mưu trưởng chỉ đạo hướng Hưng Yên. Đại tá Nguyễn Xuân Kỷ -
Phó tham mưu trưởng chỉ đạo hướng Hải Dương.
Thực hiện chỉ thị của Tư lệnh quân đoàn, từ ngày 20 tháng 5 đến 20 tháng 6, các đơn
vị tổ chức trinh sát thực địa, hiệp đồng với địa phương triển khai phương án phòng
chống bão lụt. Đến ngày 30 tháng 6, các đơn vị hoàn chỉnh mọi công tác chuẩn bị, sẵn
sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão lụt.
Do công tác tổ chức chuẩn bị tốt, tinh thần sẵn sàng phòng chống bão lụt cao, tháng 8
năm 2001, theo lệnh của Bộ, Sư đoàn 304 tham gia chống tràn đê sông Phó Đáy ở
huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, hoàn thành tốt nhiệm vụ; được Bộ và chính quyền,
nhân dân địa phương đánh giá cao.
Thực hiện kế hoạch huấn luyện năm 2001, được Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu
hỗ trợ, tháng 7 năm 2001, Quân đoàn chỉ đạo trung đoàn 95 và tiểu đoàn 7 trung đoàn
18 Sư đoàn 325 diễn tập (đối kháng) chỉ huy - cơ quan trên bản đồ đạt kết quả khá.
Trên cơ sở diễn tập cấp trung đoàn, cuối tháng 9 năm 2001, Quân đoàn tổ chức diễn
tập chiến dịch chỉ huy - cơ quan 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa đạt mục đích
yêu cầu. Diễn tập lần 1 đối kháng chỉ huy - cơ quan trên bản đồ và diễn tập chỉ huy -
cơ quan 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa của Quân đoàn là bước chuẩn bị cho
diễn tập thực binh theo chỉ đạo của Thủ trưởng và cơ quan Bộ. Ngoài những nội dung
thực hành tốt và đạt yêu cầu, hai lần diễn tập trên cũng bộc lộ những khiếm khuyết,
lúng túng, chưa thật sự thống nhất trong nhận thức cũng như thực hành của người tập
và đạo diễn. Vì vậy sau khi có định hướng của Bộ về diễn tập thực binh, Tư lệnh quân
đoàn chỉ thị cho Ban chỉ đạo, cơ quan Quân đoàn và các đơn vị tham gia diễn tập của
Sư đoàn 325 kịp thời rút kinh nghiệm, coi đó là một nội dung quan trọng trong công
tác chuẩn bị diễn tập. Lãnh đạo, chỉ huy và cơ quan chính trị các đơn vị tham gia diễn
tập tiến hành giáo dục quán triệt mục đích yêu cầu nhiệm vụ đến từng cán bộ, chiến sĩ
xác định quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụđại đội
Hoàn tất giai đoạn chuẩn bị, từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 2001, tại xã
Kim Sơn, Sơn Động, Bắc Giang, Quân đoàn tiến hành diễn tập "TN-21" với đề mục
“Tiểu đoàn bộ binh phòng ngự ở địa hình rừng núi và trung đoàn bộ binh tiến công ở
địa hình rừng núi".
Diễn tập thực nghiệm chiến thuật đối kháng là một nội dung huấn luyện mới, nội dung
phong phú. Mục đích của Bộ và Quân đoàn là:
- Qua diễn tập nhằm nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh tài liệu lý luận tổ chức, phương
pháp diễn tập đối kháng chiến thuật binh chủng hợp thành, làm cơ sở huấn luyện trong
toàn quân.
- Nghiên cứu thứ tự, phương pháp tổ chức, chuẩn bị soạn thảo văn kiện, chỉ dạo diễn
tập của người chỉ huy và cơ quan các cấp
- Qua diễn tập kết luận những chỉ số cơ bản về tổ chức, chuẩn bị, phương pháp điều
hành diễn tập chiến thuật hai bên của người chỉ huy và Ban chỉ đạo.
Dự chỉ dạo diễn tập có Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, trực tiếp là Cục Quân huấn.
Tham quan diễn tập có đại diện các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, học
viện, nhà trường và cơ quan quân sự địa phương.
Lực lượng tham gia diễn tập gồm trung đoàn 95 (quân nam), tiểu đoàn 7 trung đoàn 18
(quân bắc) và một số đơn vị binh chủng.
Ban chỉ đạo diễn tập do đồng chí Phạm Ngọc Khóa - Tư lệnh quân đoàn làm Trường
ban, kiêm Tổng đạo diễn. Đồng chí phó tham mưu trưởng quân đoàn làm Tham mưu
trưởng diễn tập.
Bước vào diễn tập, bắt đầu bằng giai đoạn chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, các
bên (quân nam và quân bắc) đều triển khai đúng thứ tự các bước, bảo đảm thời gian; tổ
chức hành quân chặt chẽ, từng cung chặng. Riêng trung đoàn 95 tổ chức bộ đội hành
quân vượt sông toàn bộ đội hình trung đoàn bảo đảm bí mật, an toàn người và trang bị
vũ khí. Tại các khu trú quân, đội hình triển khai bố trí hợp lý, tổ chức canh gác chặt
chẽ, bí mật, có phương án tác chiến tại chỗ và kế hoạch bảo vệ sở chỉ huy. Quá trình
xây dựng công sự trận địa, mặc dù thời tiết giá rét, đất đá cứng, nhưng với cố gắng của
cán bộ, chiến sĩ, các đơn vị đã có hệ thống công sự bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật. Đặc
biệt, với tiểu đoàn 7 trung đoàn 18 làm nhiệm vụ phòng ngự, trong hơn một tuần vừa
chuẩn bị chiến đấu vừa xây dựng công sự phòng ngự, đã bảo đảm mỗi người có từ 2 - 3
công sự chiến đấu cá nhân; có giao thông hào nối trận địa trung đội với đại đội, các
trận địa hỏa lực có trận địa chính và trận địa dự bị, bảo đảm tính liên hoàn, có thể
phòng ngự dài ngày.
Giai đoạn thực hành chiến đấu, các bên đều phán đoán nhận định, đánh giá đúng tình
hình, hạ quyết tâm chính xác, xử trí tình huống kịp thời, đúng ý định của Ban chỉ đạo.
Các phân đội qua bước tập phân đoạn, tổng hợp đến các bước trình diễn cho đại biểu
các đơn vị toàn quân tham quan đều có sự tiến bộ rõ nét. "Quân bắc" vận dụng linh
hoạt, tận dụng tốt công sự trận địa, cơ động chiến đấu, thực hiện các thủ đoạn chiến
đấu đúng ý định của người chỉ huy; cơ động bịt lấp cửa mở khi "quân nam" đột nhập
trận địa, sử dụng lực lượng dự bị hợp lý, đúng thời cơ. "Quân nam" trên các hướng, các
mũi mở cửa, xung phong đánh chiếm lô cốt đầu cầu, phát triển chiến đấu vào tung
thâm khu vực phòng ngự của quân bắc" hợp lý, phát huy được tính năng động, sáng tạo
của chỉ huy và phân đội...
Sau gần nứa tháng diễn tập "thực sự, thực tế", diễn tập thực nghiệm "TN-21" của Quân
đoàn đạt được kết quả tốt.
Tại hội nghị tổng kết diễn tập, Thiếu tướng Tư lệnh quân đoàn kiêu Tổng đạo diễn diễn
tập khẳng định: Thắng lợi nhất của cuộc diễn tập là để lại nhiều bài học kinh nghiệm
sâu sắc về nội dung, phương pháp chuẩn bị, phương pháp tổ chức và điều hành cuộc
diễn tập chiến thuật hai bên ở cấp quân đoàn, sư đoàn, làm cơ sở bổ sung hoàn thiện dề
tài và cũng rút ra nhiều kinh nghiệm quý cho cán bộ toàn quân tham quan, vận dụng
vào điều kiện thực tế huấn luyện đơn vị.
Qua diễn tập, cán bộ bốn cơ quan quán đoàn, Sư đoàn 304, Sư đoàn 306, Trường Quân
sự, trực tiếp là Sư đoàn 325 nâng cao trình độ nhận thức, kinh nghiệm tổ chức thực
hiện diễn tập chiến thuật hai bên với các hình thức chiến thuật ở từng cấp và người
chiến sĩ cũng trưởng thành về nhiều mặt.
Cùng với xây dựng, huấn luyện lực lượng thường trực, Quân đoàn thường xuyên làm
tốt nhiệm vụ dự bì động viên. Chấp hành Chỉ thị số 3188/CT-QP (ngày 29-12-2000)
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Hướng dẫn số 50/TM (ngày 16-1- 2001) của Bộ
Tổng Tham mưu, từ tháng 5 năm 2001, Quân đoàn chỉ đạo các trung đoàn, lữ đoàn sơ
kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh lực lượng Dự bị động viên của Nhà nước.
Tiếp sau bước sơ kết cấp trung đoàn, lữ đoàn, ngày 4 tháng 10 năm 2001, Quân đoàn
tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh lực lượng Dự bị động viên, nhằm
đánh giá kết quả thực hiện Pháp lệnh trong 5 năm (1996-2000) của Quân đoàn; tìm
nguyên nhân, giải pháp khắc phục hạn chế; hoàn chỉnh một bước phương hướng nhiệm
vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên trong những năm tiếp theo sát với tình hình
thực tế; trên cơ sở đó có kiến nghị bổ sung nhằm hoàn thiện những vấn đề cơ bản về lý
luận và thực tiễn trong việc thực hiện nhiệm vụ dự bị động viên quân đội; đồng thời
nâng cao, thống nhất về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về nhiệm vụ
dự bị động viên.
Dự hội nghị có đại diện Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan Bộ Quốc
phòng; Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3; dại diện cấp ủy, chính quyền và Bộ chỉ
huy quân sự 6 tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng
Yên.
Hội nghị thống nhất nhận định: 5 năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn xác định
nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên là một chiến lược quan trọng trước mắt
và lâu dài của Đảng, Nhà nước ta; đồng thời thực hiện đường lối quân sự của Đảng,
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, lực lượng vũ trang
nhân dân vững mạnh; xây dựng lực lượng dự bị động viên là vấn đề có tính cấp bách
của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trong bối cảnh giảm đáng kể lực lượng thường trực mà
vẫn bảo đảm được yêu cầu sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vũng chắc chủ quyền quốc gia.
Từ năm 1996-2000, Quân đoàn tổ chức phúc tra hàng trăm nghìn lượt quân nhân dự bị;
tổ chức kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hơn 18.000 lượt; huấn luyện
gần 20.000 quân nhân dự bị, tỷ lệ đạt khá, giỏi trên 70 phần trăm. Cũng thời gian đó,
Quân đoàn giải quyết xuất ngũ 22.000 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Đây là
nguồn bổ sung dồi dào cho lực lượng dự bị động viên của các địa phương.
Thực tiễn khẳng định 5 năm (1996-2000), Pháp lệnh về dự bị động viên đã được các
đơn vị trong Quân đoàn thực hiện nghiêm túc, đạt chất lượng tốt. Sau 5 năm, Quân
đoàn đã sắp xếp đủ các đầu mối tổ chức biên chế, đủ 100 phần trăm chỉ tiêu nguồn
động viên, thường xuyên hoạt động tốt. Công tác kiểm tra sẵn sàng động viên, huấn
luyện động viên đạt hiệu quả cao. Các đơn vị dự bị động viên có chất lượng tốt tỷ lệ
đúng chuyên nghiệp quân sự hơn 70 phần trăm (bộ binh), 60 - 65 phần trăm (binh
chủng). Khi động viên bảo đảm quân số từ 90 - 95 phần trăm. Do được huấn luyện
hàng năm theo kế hoạch, nên các đơn vị dự bị động viên đảm bảo được sức mạnh
chiến đấu. Pháp lệnh lực lượng Dự bị động viên đã thực sự đi vào cuộc sống, thúc đẩy
và bảo dàm cho nhiệm vụ động viên hoạt động có hiệu quả.
Từ thực tiễu triển khai nhiệm vụ dự bị động viên 5 năm qua, Quân đoàn đã bước đầu
rút ra 6 kinh nghiệm và kiến nghị một số vấn đề vừa thiết thực đối với tình hình thực
hiện nhiệm vụ dự bị động viên của Quân đoàn vừa có tính phổ biến để các cơ quan
chuyên môn của Bộ nghiên cứu, có những hướng dẫn cụ thể giúp đơn vị thực hiện tốt
hơn, thuận lợi hun nhiệm vụ, ví như: Đề nghị hàng năm Bộ cần tăng chỉ tiêu huấn
luyện chuyển loại quân sự để bổ sung cho đơn vị động viên dự bị; bổ sung kinh phí và
có kế hoạch xây dựng doanh trại cho huấn luyện lực lượng dự bị động viên tập trung
tại đơn vị; Tổng cục Chính trị cần quy định cụ thể khi bàn giao, tiếp nhận đảng viên,
đoàn viên...
Trên cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện và thực hiện mệnh lệnh của Bộ Quốc
phòng, năm 2001, Quân đoàn đã tham gia hội thao chuyên ngành binh chủng. Kết quả:
đoạt giải nhì toàn quân hội thao kỹ thuật công binh; đoạt giải ba toàn quân hội thao
giáo viên pháo binh và giải ba toàn quân hội thao sĩ quan tăng thiết giáp...
Quân đoàn cũng đã chỉ đạo hội thi giáo viên, báo cáo viên giỏi cấp sư đoàn đạt kết quả
tốt. Trong bước tiến chung của cáo đơn vị, nổi lên có tập thể giáo viên, báo cáo viên
của Sư đoàn 325, Sư đoàn 306, Sư đoàn 304, Trường Quân sự và Bộ Tham mưu quân
đoàn.
Thực hiện kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị năm 2001 và hướng dẫn của
Tổng cục Chính trị, tháng 7 năm 2001, Đảng ủy quân đoàn chỉ đạo 8/9 Hội Phụ nữ của
Quân đoàn tiến hành đại hội nhiệm kỳ đạt chất lượng tốt, tạo đà đưa phong trào thi đua
"hai giỏi" - giỏi việc nước, đảm việc nhà của phụ nữ quân đoàn đi vào chiều sâu, hiệu
quả. Tiếp đó tháng 10 năm 2001, 31/31 tổ chức Đoàn cơ sở cấp 1 trong Quân đoàn đã
tiến hành đại hội nhiệm kỳ thành công. Cùng với Hội Phụ nữ, phong trào Đoàn thanh
niên đã góp phần mang lại cho các hoạt động của Quân đoàn sức trẻ trung, sự phong
phú; hạn chế được những tiêu cực trong nội bộ đơn vị và từ ngoài xã hội thâm nhập
vào thế hệ trẻ của Quân đoàn. Đồng thời hệ thống tổ chức Hội đồng Quân nhân ngày
càng được củng cố, hoạt động có nền nếp, hiệu quả ơự các cơ quan, đơn vị trong Quân
đoàn. Hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu hiệu quả của Hội đồng quân nhân là một
trong những nhân tố quan trọng quyết định thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở một sinh
hoạt chính trị, một cuộc vận động có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống chính trị của đất
nước theo đường lối đổi mới của Đảng.
Năm 2001 - năm đầu của thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thật sự là một năm có nhiều
thuận lợi và khó khăn - thách thức mới đối với Quân đoàn. Nhưng với truyền thống
luôn luôn chủ động, “Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn đã quán triệt sâu sắc tình hình
nhiệm vụ... Công tác quân sự đã hoàn thành tốt, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu
được nâng cao hơn; nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng đạt kết quả tốt
hơn... Công tác hậu cần, kỹ thuật và đời sống bộ đội được bảo đảm tốt... Công tác
chính trị, tư tưởng được tăng cường, tình hình chính trị Quân đoàn ổn định; cán bộ,
chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ..."1 (Nghị quyết hội nghị Đảng ủy quân đoàn đánh giá
kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2001 và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm
2002, tháng 12 năm 2001).
Nhằm bảo đảm cho Quân đoàn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2002, căn cứ chỉ lệnh
tổ chức lực lượng số 55/CL-TM (30-11-2001) của Tổng Tham mưu trưởng và kết quả
thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW (28-11-1998) của Bộ Chính trị Trung ương Đảng
(khóa VIII) về tổ chức quân đội đến năm 2005, ngày 25 tháng 12 năm 2001, Tư lệnh
quân đoàn ra chỉ lệnh tổ chức lực lượng năm 2002. Chỉ lệnh nêu một số chủ trương:
1. Tiếp tục điều chỉnh, kiện toàn tổ chức các sư đoàn bộ binh, lữ đoàn và trung đoàn
binh chủng, hệ thống trường đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn hậu cần - kỹ
thuật, bệnh viện Quân đoàn và các đơn vị phục vụ.
2. Ưu tiên bảo đảm đồng bộ cho sư đoàn bộ binh đủ quân, lực lượng phòng không
đánh đêm tầm thấp, thông tin cơ động, phương tiện cơ động...
3. Tập trung ưu tiên bảo dám đủ số lượng quân số với chất lượng cao cho các sư đoàn,
đơn vị sẵn sàng chiến đấu; nghiên cứu xác định cơ cấu thành phần quân số hợp lý đáp
ứng nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.
4. Trên cơ sở tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh Dự bị động viên, tiếp tục hoàn chỉnh
kế hoạch động viên, đẩy mạnh thêm một bước công tác động viên quân đội theo hướng
toàn diện, tập trung ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực...
Thực hiện những chủ trương trên và căn cứ Quyết định số 2041/QĐ-TM của Tổng
Tham mưu trưởng về quy hoạch tổ chức lực lượng của Quân đoàn 2, ngày 1 tháng 4
năm 2002, Tư lệnh quân đoàn ra quyết định nâng cấp đại đội quân y 24 thành tiểu đoàn
quân y 24 trực thuộc Sư đoàn bộ binh cơ giới 304, đồng thời chấn chỉnh Tiểu đoàn 16
ZSU23-4 thành tiểu đoàn phòng không 37-2 thuộc Sư đoàn bộ binh cơ giới 304. Tiếp
đó, Tư lệnh quân đoàn quyết định áp dụng thực hiện biểu biên chế trung đoàn xe tăng
thời bình đối với trung đoàn xe tăng 203 (ngày 5-8); quyết định thành lập tiểu đoàn bảo
dám huấn luyện pháo binh, tiểu đoàn bảo đảm huấn luyện tăng thiết giáp thuộc Trường
bắn quốc gia khu vực 1 (ngày 5-11); quyết định thành lập tiểu đoàn 3 xe tăng - trên cơ
sở tiểu đoàn 2 tách thành 2 tiểu đoàn (tiểu đoàn 3 xe tăng KTT và tiểu đoàn 2 thiết giáp
KTT, ngày 8-11-2002).
Về cán bộ chỉ huy Quân đoàn, tháng 6 năm 2002, đại tá Mai Ngọc Tác - nguyên Sư
đoàn trưởng Sư đoàn 306 sau một thời gian học tại Học viện Quốc phòng, được bổ
nhiệm Phó Tư lệnh quân đoàn về quân sự thay đồng chí Phạm Nhếch chuyển về công
tác tại Học viện Chính trị quân sự. Trước đó, đại tá Nguyễn Văn Khanh được bổ nhiệm
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 306 thay đồng chí Mai Ngọc Tác.
Cùng với củng cố biên chế tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, Đảng ủy và Bộ
Tư lệnh quân đoàn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai toàn diện, đồng đều các mặt
công tác.
Ngay sau khi kết thúc thắng lợi nhiệm vụ năm 2001, tháng 1 năm 2002, Quân đoàn đã
cùng huyện Lạng Giang và tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị đóng quân canh phòng,
bàn phương pháp phối hợp hiệp đồng xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn. Tiếp
đó, Quân đoàn tổ chức lực lượng trinh sát địa bàn để xây dựng kế hoạch A3. Chỉ đạo
xây dựng, hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến từ cấp quân đoàn đến tiểu đoàn, đại đội. Các
đơn vị thường trực chiến đấu của Bộ và Quân đoàn: Sư đoàn 325, trung đoàn 24 Sư
đoàn 304, các đơn vị binh chủng: trung đoàn 203, Lữ đoàn 673, Lữ đoàn 164, trung
đoàn 219 cùng các tiểu đoàn bảo đảm phục vụ đều chuẩn bị đủ quân số, vũ khí trang
bị... theo quy định để khi có lệ nh cấp trên hoặc xảy ra tình huống là sẵn sàng nhận và
hoàn thành nhiệm vụ được ngay. Chế độ trực ban, trực chiến được duy trì nghiêm, bảo
đảm an toàn địa bàn đóng quân và những khu vực được phân công khi bình thường
cũng như những ngày lễ, tết, thời điểm bầu cử Quốc hội khóa X...
Để chỉ đạo thực hiện tất kế hoạch công tác quân sự, tháng 1 năm 2002, Quân đoàn tổ
chức hội nghị triển khai nhiệm vụ xây dựng lực lượng, động viên tuyển quân. Ngay sau
khi kết thúc hội nghị, Quân đoàn chủ động hiệp đồng với 8 tỉnh, thành phố, đưa các
khung về thâm nhập tuyển quân. Do chỉ đạo tổ chức chặt chẽ, Quân đoàn đã tuyển
nhận 5.500 chiến sĩ mới, đủ chỉ tiêu Bộ giao, chất lượng tốt.
Trên cơ sở tiến hành khẩn trương, chu đáo công tác chuẩn bị, ngày 1 tháng 3 năm
2002, toàn Quân đoàn ra quân huấn luyện giai đoạn 1 và 15 ngày sau (15-3) triển khai
kế hoạch huấn luyện chiến sĩ mới. Quá trình điều hành, tổ chức thực hiện chương trình
huấn luyện, các đơn vị luôn nắm vững phương châm, phương pháp, mục tiêu, yêu
cầu... coi trọng đúng mức huấn luyện cơ bản về chiến thuật cho từng cá nhân và phân
đội nhỏ, đồng thời quan tâm huấn luyện chỉ huy - cơ quan; kết hợp chặt chẽ giữa huấn
luyện quân sự với giáo dục chính trị và xây dựng nền nếp chính quy, huấn luyện thể
lực...
Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy quân sự Trung ương và hướng dẫn của Tổng cục Chính
trị, Đảng ủy quân đoàn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị kết hợp triển khai kế hoạch giáo
dục chính trị thường xuyên với việc quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa IX) cho cán bộ, đảng viên; thông báo kịp thời những
diễn biến phức tạp ở địa bàn Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ, nhằm không ngừng củng
cố bản lĩnh chính trị, nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn "diễn biến
hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Trong huấn luyện, các chế độ kiểm tra, hội thi, hội thao dược tổ chức khoa học, thiết
thực. Tháng 3 năm 2002, Cục Quân huấn kiểm tra công tác huấn luyện chiến sĩ mới
của Sư đoàn 325, đánh giá đơn vị đạt loại giỏi (8,3 điểm). Cùng với Sư đoàn 325, có
Trường Quân sự, trung đoàn 68 Sư đoàn 304, Lữ đoàn 164, trung đoàn 203 là những
đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới đạt kết quả tốt.
Về huấn luyện chuyên ngành, Binh chủng Tăng thiết giáp kiểm tra trung đoàn 203,
Binh chủng Hóa học kiểm tra tiểu đoàn 5 hóa học trực thuộc Quân đoàn, đều đánh giá
đơn vị đạt loại giỏi.
Để nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị,
Quân đoàn đã chỉ đạo tiểu đoàn 8 trung đoàn 18 Sư đoàn 325 thực hành đề bài “Đại
đội bộ binh huấn luyện chiến thuật vòng tổng hợp" và tiểu đoàn 3 Lữ đoàn pháo binh
164 thực hành nội dung “Đại đội pháo binh huấn luyện chiến thuật vòng tổng hợp";
trung đoàn 95 Sư đoàn 325 luyện tập (làm mẫu) chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu
cơ động lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ A2, để chỉ huy cơ quan, đơn vị toàn
Quân đoàn tham quan học tập.
Về hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, cùng với triển khai kế hoạch giáo dục
chính trị, công tác tuyên truyền thi đua, dân vận..., thực hiện chỉ đạo của Bộ và Tổng
cục Chính trị, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn đã chỉ đạo Cục Chính trị và các đơn vị
tiến hành tổng kết 10 năm xây dựng môi trường văn hóa mới trong quân đội; Sư đoàn
325 được chọn làm điểm cho toàn Quân đoàn.
Cuộc vận động "Xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội" trong 10 năm qua đã
được Quan đoàn gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
và được chỉ đạo tiến hành từ đại đội trở lên, đạt được mục đích yêu cầu. Qua sơ kết,
các cấp đã kiểm điểm làm rõ kết quả đạt được trong 10 năm, chỉ rõ những hạn chế, xác
định được nguyên nhân và xây dựng phương hướng phấn đấu, tư duy và cách làm mới
cho những năm tiếp theo. Tiếp đó, trung đoàn 24 Sư đoàn 304 được chọn làm điểm rút
kinh nghiệm tổng kết 5 năm tiến hành công tác giáo dục và thực hiện Chỉ thị 71 của
ean Bí thư Trung ương Đảng về công tác tuyên truyền miệng. Quân đoàn còn chỉ đạo
các cơ quan, đơn vị sơ kết 3 năm thực hiện phong trào "Quân đội tham gia xóa đói
giảm nghèo"1 (Năm 1998, Bộ Quốc phòng ban hành chỉ thị toàn quân tham gia xóa đói
giảm nghèo). Tổ chức tốt việc sơ kết cấp đơn vị là cơ sở để Quân đoàn tổ chức hội
nghị tổng kết cấp quân đoàn làm thí điểm theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng.
Để nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, tháng 3 năm 2002, Đảng ủy
quân đoàn chỉ đạo tổ chức thành công hội nghị xây dựng cấp ủy trong sạch vững mạnh,
xây dựng chi bộ đại đội đủ quân có cấp ủy và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ
quan cấp quân đoàn... Do chỉ đạo thực hiện tốt, tỷ lệ chi bộ đại đội đủ quân có cấp ủy
trong Quân đoàn vào cuối năm 2002 là 65/144, đạt 45,14 phần trăm (tăng 9,05 phần
trăm so với năm 2001). Kết quả phân tích chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên năm
2002, có 96,45 phần trăm cấp ủy và 95,40 phần trăm cơ sở Đảng đạt trong sạch vững
mạnh. Đảng viên đủ tư cách mức 1 là 88,19 phần trăm. Toàn Đảng bộ phát triển được
776 đảng viên mới (tăng 0,3 phần trăm so với năm 2001).
Quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh quân đoàn về
công tác cán bộ, cơ quan cán bộ Quân đoàn, các đơn vị và Trường Quân sự đã chủ
động xây dựng kế hoạch, từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp làm tốt
công tác chiêu sinh quân sự. Các cấp duy trì có nền nếp công tác bồi dưỡng cán bộ tại
chức, tại chỗ để nâng cao năng lực chỉ huy, quản lý cho cán bộ, nhất là cán bộ cấp cơ
sở. Công tác chính sách cán bộ được quan tâm đúng mức từ việc đề bạt, bổ nhiệm cấp,
chức; chăm lo điều kiện công tác và sinh hoạt hàng ngày tại doanh trại..., đến bảo đảm
chế độ chính sách cho các đồng chí nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành...
Công tác cán bộ được định hướng đúng, kế hoạch công tác cán bộ vừa có tính cập nhật
đòi hỏi nhiệm vụ thường xuyên vừa mang tính chiến lược, từ đó triển khai tốt việc tạo
nguồn, rèn luyện giáo dục phẩm chất chính trị, đào tạo, tự đào tào, bồi dưỡng, lấy thực
tiễn công tác ìàm "trường học lớn"... đã giúp cho Quân đoàn có dược đội ngũ cán bộ
vững vàng kiên định về lập trường, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo chỉ huy và
chuyên môn nghiệp vụ; có được các thế hệ kế tiếp, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
trước mắt và cả lâu dài.
Thực hiện chỉ thị của Đảng ủy quân sự Trung ương và hướng dẫn của Tổng cục Chính
trị, tháng 2 năm 2002, Đảng ủy Bộ Tư lệnh quân đoàn tổ chức hội nghị tổng kết công
tác cán bộ 5 năm (1996-2000).
Báo cáo của Đảng ủy quân đoàn trình bày tại hội nghị nêu rõ: Công tác cán bộ của
Quân đoàn trong 5 năm qua được tiến hành theo tinh thần các nghị quyết của Đảng,
đặc biệt là Nghị quyết 93 và 94 của Đảng ủy quân sự Trung ương về xây dựng đội ngũ
cán bộ trong thời kỳ mới. Cùng với những thành tựu đạt được trên tất cả các mặt, các
cấp ủy Đảng, chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp trong Quân đoàn đã có nhiều chủ
trương, biện pháp tích cực trong lãnh đạo, chỉ dạo tổ chức thực hiện về công tác cán bộ
và xây dựng đội ngũ cán bộ luôn có đủ số lượng cần thiết và từng bước nâng cao chất
lượng, xứng đáng là lực lượng nòng cốt xây dựng Quân đoàn vững mạnh về mọi mặt.
Trong 5 năm (1996-2000) Quân đoàn tiếp tục thực hiện việc chấn chỉnh tổ chức lực
lượng theo hướng tình, gọn về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cân đối
về cơ cấu. Tỷ lệ cán bộ dôi dư hàng năm của Quân đoàn luôn ở mức dưới 6 phần trăm
và số thiếu biên chế ở mức dưới 14 phần trăm; đặc biệt đã khắc phục về cơ bản số
thiếu trung đội trưởng so với thời gian trước năm 1996.
Mặt mạnh cơ bản là: Trải qua nhiều năm chiến đấu và xây dựng, đội ngũ cán bộ Quân
đoàn luôn có lập trường tư tưởng vững vàng. Năng lực lãnh đạo, tổ chức chỉ huy, quản
lý và huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu theo cương vị, chức trách từng bước được nâng
cao; đại đa số cán bộ vẫn giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, luôn khắc phục khó
khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ; chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật
quân đội. Trong hoạt động thực tiễn, đội ngũ cán bộ luôn là nòng cốt trong xây dựng tổ
chức Đảng và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, tham gia tích cực trong giữ vững
an ninh chính trị địa bàn, giúp đỡ nhân dân trong phòng chống bão lụt, xóa đói giảm
nghèo.
Quán triệt, thực hiện Nghị quyết 93 và 94 của Đảng ủy quân sự Trung ương về "Xây
dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới", trong 5 năm (1996-2000), Quân đoàn đã xây
dựng thành chương trình hành động. Từng đơn vị, cơ quan, nhà trường tiến hành kiểm
điểm, liên hệ với thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác của đơn vị mìrìh để quán triệt
sâu sắc về 5 quan điểm, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ trong
thời kỳ mới, những chủ trương, nhiệm vụ, các giải pháp chính xây dựng đội ngũ cán bộ
và công tác cán bộ đến năm 2000 của toàn quân để xây dựng kế hoạch, chương trình
hành động sát với thực tế đơn vị mình.
Có chủ trương, kế hoạch sát hợp, tổ chức triển khai chặt chẽ, hiệu quả, tới năm 2000,
Quân đoàn đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra:
- Tích cực giải quyết số lượng cán bộ theo yêu cầu chấn chỉnh tổ chức lực lượng. Đến
cuối năm 2000, có 25 phần trăm cán bộ có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.
- Làm tốt công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng cán bộ và quan tâm chăm lo công tác
chính sách cán bộ, công tác sĩ quan dự bị. Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn
cán bộ thời kỳ mới, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao (gần 80 phần trăm cán bộ hoàn thành nhiệm vụ từ khá trở lên, giảm tỷ lệ cán
bộ yếu kém xuống dưới 1 phần trăm).
Về công tác bồi dường tạo nguồn cán bộ, từ năm 1996 đến 2000, Quân đoàn đã tuyển
chọn 2.089 quân nhân thi tuyển vào các trường đại học trong và ngoài quân đội (chỉ
tiêu Bộ giao 2.170), trúng tuyển 1.650 (đạt 76,04 phần trăm). Riêng đào tạo sĩ quan,
Bộ giao 1.295, Quân đoàn đề nghị 1.297, trúng tuyển 1.218 (đạt 98,7 phần trăm).
Công tác quy hoạch cán bộ ngày càng được lãnh đạo, chỉ huy Quân đoàn và các đơn vị
xác định là khâu trọng tâm của công tác cán bộ, vì vậy đã tạo được sự chuyển biến rõ
rệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Cán bộ chỉ huy và cơ quan chính trị trực tiếp sâu
sát cơ sở nắm, phân loại, định hướng, đánh giá một cách toàn diện về cán bộ, phát hiện
nguồn và lập các phương án bố trí, sắp xếp, thông qua tập thể Thường vụ Đảng ủy
quyết định.
Bằng mọi cố gắng, hoạt động đồng bộ, Quân đoàn đã quy hoạch, sắp xếp các chức vụ
từ cấp trung đoàn, cấp phòng và tương đương trở lên theo ba lớp kế tiếp - kể cả cấp cán
bộ do Bộ Quốc phòng quản lý.
Cùng với quy hoạch, công tác điều động, bổ nhiệm, đề bạt quân hàm... đều đạt kết quả
tốt1 (1. - Điều động, bổ nhiệm: 1.892. - Điều chỉnh sắp xếp theo biên chế mới của đơn
vị: 834. Sắp xếp học viên ra trường: 1.194. - Chuyển vùng: 170. - Chuyển ra: 425. - Đề
bạt các cấp: 1.963. - Nâng lương các cấp: 984. (Báo cáo tổng kết công tác cán bộ 5
năm 1996-2000)).
Đảng ủy Quân đoàn nêu bật những nguyên nhân, kinh nghiệm chính quyết định thành
quả trong công tác cán bộ của Quân đoàn 5 năm (1996-2000) là:
1. Quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, nắm vững tình hình, nhiệm vụ
để lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có hiệu quả.
2. phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp ủy Đảng, hệ thống chỉ huy, cơ quan chính
trị và các ngành trong xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác chính trị.
3. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo và phát huy trách
nhiệm cá nhân trong công tác cán bộ.
4. Quan tâm chăm lo, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ và từng cán bộ phát huy nội lực
của mình.
Trên cơ sở kết quả, kinh nghiệm công tác cán bộ 5 năm (1996-2000), Đảng ủy quân
đoàn đề ra phương hướng công tác cán bộ 5 năm tới (2001-2005), trọng tâm là: Phát
huy trách nhiệm các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân cán bộ tạo nên sức mạnh
tổng hợp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ luôn có đủ số lượng theo biên chế, nâng cao
chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới mà Nghị quyết
94/ĐUQSTƯ đã xác định; đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu và hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ dược giao.
Ngoài hệ thống cơ quan chính trị, cơ quan cán bộ làm tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư
lệnh quân đoàn về công tác chuyên môn, một trong những đơn vị góp phần quan trọng
vào kết quả thực hiện công tác cán bộ của Quân đoàn là Trường Quân sự. Trên cơ sở
kế hoạch đào tạo của Quân đoàn, nhà trường rất coi trọng công tác lập kế hoạch, điều
hành và triển khai thực hiện nghiêm túc, triệt để kế hoạch huấn luyện. Mỗi năm, trường
xây dựng từ 32 đến 35 chương trình đào tạo đáp ứng các đối tượng, các chuyên ngành
cần đào tạo. Hàng năm, trường đào tạo từ 1.200 đến 1.500 học viên, với 28 đến 31 đối
tượng khác nhau.
Xác định huấn luyện cán bộ khung là cơ bản, giáo viên là then chốt, thực hiện kế hoạch
được Bộ Tư lệnh quân đoàn phê chuẩn, hàng năm trường đã cử hàng chục cán bộ, giáo
viên đi đào tạo, bổ túc tại các trường của Bộ. Đồng thời, cán bộ, giáo viên của trường
cũng lần lượt đi thực tế ở đơn vị, đến các trường bạn học hỏi trao đổi kinh nghiệm,
nâng cao trình độ năng lực chuyên môn. Miệt mài học tập, nghiên cứu, say sưa bám
lớp, bám thao trường... chất lượng của đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường không
ngừng được nâng lên. Cán bộ, giáo viên của trường thường xuyên dự các cuộc hội thi,
hội thao cấp toàn quân và đạt giải cao:
Tháng 10 năm 1994, dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Bộ tại Trường sĩ quan Lục quân 1,
đồng chí Khổng Minh Yên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp Bộ.
Tháng 11 năm 1998, dự thi giáo viên dạy giỏi khối nhà trường quân sự quân khu, quân
đoàn tại trường quân sự Quân đoàn 4 (Bình Dương) nhà trường được xếp thứ tư toàn
đoàn; 5 đồng chí được công nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp Bộ là: Đỗ Đức Huy - giáo
viên Khoa Binh chủng hợp thành, Nguyễn Xuân Chuyện - giáo viên Khoa Binh chủng
hợp thành và Nguyễn Khắc Bằng - giáo viên Khoa Khoa học xã hội. Trung tá Nguyễn
Thế Hùng - Trưởng khoa Văn hóa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và 4
đồng chí được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi toàn quân.
Bằng cố gắng không mệt mỏi, được Bộ Tư lệnh quân đoàn và các cơ quan quân đoàn
hỗ trợ, kể từ khi hợp nhất (năm 1994) đến hết năm 2002, Trường Quân sự đã đào tạo
được 9.600 học viên (trong đó có 154 trung đội trưởng, 835 sĩ quan dự bị, 2.041 nhân
viên hậu cần - kỹ thuật; bổ túc 106 cán bộ đại đội tiểu đoàn, chuyển loại chính trị: 181,
đài trưởng thông tin: 161, đào tạo trung đội phó: 272, tiểu đội trường và khẩu đội
trưởng: 4.172, bổ túc văn hóa: 422, tuyển sinh quân sự: 1.087). Học viên được đào tạo
ra trường có 75 - 80 phần trăm khá giỏi (có 162 đồng chí đạt loài giỏi). Cùng với
nguồn cán bộ được Bộ điều động về, nguồn học viên hoàn thành các khóa đào tạo, bổ
túc tại Trường Quân sự đã góp phần hình thành đội ngũ cán bộ của Quân đoàn vững
vàng kiên định về lập trường chính trị, năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại
và thời gian tới.
Cùng với triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, công tác đảng, công tác chính trị,
năm 2002 công tác hậu cần của Quân đoàn tiếp tục giữ vững và có bước phát triển
vững chắc. Lượng dự trữ hậu cần bảo đảm sẵn sàng chiến đấu được duy trì đầy đủ
thường xuyên. Định kỳ luân chuyển đổi hạt, bảo đảm lương thực dự trữ có chất lượng
tốt. Các kế hoạch bảo đảm hậu cần theo các nhiệm vụ, phương án tác chiến, phòng
chống bão lụt... được bổ sung, điều chỉnh kịp thời, đáp ứng yêu cầu khi có tình huống
xảy ra.
Ngoài chỉ đạo ngành Hậu cần - Tài chính khai thác tốt nguồn trên cấp bảo đảm yêu cầu
nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; kết hợp nuôi dưỡng tốt với phòng
ngừa dịch bệnh, xử lý các loại bệnh thông thường bảo đảm sức khỏe cho bộ đội, Đảng
ủy và Bộ Tư lệnh quân đoàn đã chỉ đạo thực hiện các phong trào: "Xây dựng đơn vị
quản lý tài chính tốt", "Đơn vị tăng gia sản xuất giỏi". Hầu hết các đơn vị của Quân
đoàn đóng quân trên địa bàn đồi núi, trung du; đất đai khô cằn, thời tiết nghiệt ngã,
mùa mưa dễ ngập úng, mùa khô nắng hạn kéo dài... gây khó khăn cho tăng gia sản xuất
Khó khăn là rất lớn, nhưng không làm nhụt được ý chí, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ
Quân đoàn. Nhận thức sâu sắc lời dạy của người xưa: "Thực túc binh cường", tăng gia
sản xuất là một biện pháp tích cực để góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe,
sức mạnh chiến đấu của bộ đội, lãnh đạo, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ toàn
Quân đoàn đã xác định tốt trách nhiệm, khắc phục khó khăn, tập trung đầu tư nguồn
vốn, lao động đẩy mạnh tăng gia sản xuất làm kinh tế. Trong 3 năm (2000-2002) nhiều
đơn vị trong Quân đoàn đã xây dựng được mô hình sản xuất khá hợp lý: Kết hợp tăng
gia sản xuất tập trung với tăng gia "quanh bếp, quanh nhà" theo sự chỉ đạo thống nhất.
Nếu như năm 1999, toàn Quân đoàn mới có 3 vườn rau tập trung, thì năm 2002, các
trung đoàn đủ quân, lữ đoàn và trung đoàn trực thuộc đều có khu tăng gia sản xuất tập
trung. Các đơn vị đã tận dụng đất quanh doanh trại, khai hoang mở rộng diện tích trồng
rau, nâng quỹ đất tăng gia lên 327.000m2. Đặc biệt, các đơn vị còn khai thác triệt để
thế mạnh của vùng đồi trung du để trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Trong 3 năm (2000-
2002) Quân đoàn đã trồng trên 13.000 cây vải thiều, 15.000 cây na, hơn 2.000 cây
xoài, 6.000 cây nhãn, hơn 20ha dứa, 1,1 triệu cây chè... Cũng thời gian trên, các đơn vị
đã đào mới 31.000m2 ao thả cá, nâng tổng số diện tích ao thả cá của Quân đoàn lên
193.000m2, nuôi hàng nghìn gà, vịt...
Với tinh thần lao động miệt mài, ý thức cần kiệm, 3 năm (2000-2002), cán bộ và chiến
sĩ Quân đoàn thu hoạch được 6.250 tấn rau các loại, 172 tấn lương thực, 504,2 tấn thịt
xô loe, 158 tấn cá, 137 tấn hoa quả tươi... với tổng trì giá 16,5 tỷ đồng. Thành quả lao
động đã được sử dụng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội; đưa thêm vào
bừa ăn hàng ngày của mỗi cán bộ, chiến sĩ 300 đồng (cá biệt có đơn vị tới 600 đồng);
tặng quà cho mỗi thành viên trong đơn vị vào những dịp lễ, tết; trích hơn 1 tỷ đồng
mua săm phương tiện nghe, nhìn phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho bộ đội, làm
công tác chính sách hậu phương gia đình...
Kết quả kiểm tra phong trào xây dựng "Đơn vị tăng gia giỏi", toàn Quân đoàn có 1 sư
đoàn, 7 trung đoàn và 30 tiểu đoàn đạt tiêu chuẩn đơn vị sản xuất giỏi. Tiêu biểu là: Sư
đoàn 325; trung đoàn 24, trung đoàn 68 Sư đoàn 304, trung đoàn 219, trung đoàn 203,
Lữ đoàn 164, Viện quân y 43. Riêng năm 2002, trung đoàn 24 Sư đoàn 304, trung đoàn
xe tăng 203 được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen về thành tích thực hiện tốt phong
trào thi đua "Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy".
Trong bước tiến chung của công tác hậu cần, xây dựng cơ bản được xem là lĩnh vực
phát triển nhanh, vững chắc. Ngoài công trình sở chỉ huy dã chiến của Quân đoàn, trận
địa phòng ngự "CZ-2" tiếp tục được hoàn thiện, được sự giúp đỡ của Thủ trưởng và
các cơ quan Bộ Quốc phòng, Quân đoàn tiếp tục triển khai các dự án chuyển tiếp: Hội
trường và Nhà khách Bộ Tư lệnh quân đoàn, Trường bắn quốc gia khu vực 1, doanh
trại trung đoàn 18, trung đoàn 24, Lữ đoàn 164, Lữ đoàn 673, giảng đường Trường
Quân sự, nhà xe trung đoàn 219, đường vào các cụm kho 291, 175; cải tạo nhà ở của
cán bộ cơ quan Quân đoàn, doanh trại trung đoàn 421 và trung đoàn 422 Sư đoàn
306... Với những nỗ lực trong xây dựng cơ bản, năm 2002, trung đoàn 95 Sư đoàn 325,
Trường bắn quốc gia khu vực 1 được Bộ Quốc phòng công nhận là đơn vị "Xây dựng
và quản lý doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp".
Ngoài những công trình phục vụ yêu cầu tác chiến phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu,
thành quả xây dựng cơ bản đã góp phần tạo cho Trung tâm chỉ huy Bộ Tư lệnh quân
đoàn, doanh trại các đơn vị, Trường Quân sự, Viện quân y 43, Trung tâm dịch vụ việc
làm... một diện mạo mới của một quân đoàn chủ lực cơ động, dự bị chiến lược của Bộ.
Nhằm góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của Quân đoàn, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi
bảo đảm kỹ thuật ngày càng cao, thực hiện Chỉ thị 50/CT-QP (10-1-1998) của Bộ
Quốc phòng, đẩy mạnh cuộc vận động "Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt,
bền, tiết kiệm và an toàn giao thông", Đảng ủy quân đoàn ra nghị quyết chuyên đề lãnh
đạo và Tư lệnh quân đoàn có chỉ thị tiếp tục thực hiện cuộc vận động. Chủ trương
chung của Quân đoàn là: Tập trung làm chuyển biến toàn diện các mặt công tác kỹ
thuật; hạn chế đến mức thấp nhất sự xuống cấp của vũ khí, trang bị kỹ thuật, bảo đảm
an toàn tuyệt đối kho tàng, đưa công tác kỹ thuật vào nền nếp chính quy, thường
xuyên, vững chắc, có hiệu quả; giữ tốt, dùng bền vũ khí trang bị hiện có, bảo đảm phục
vụ kịp thời cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, xây dựng đơn vị và dự trữ
cho nhiệm vụ lâu dài. Công tác giáo dục tuyên truyền quán triệt mục đích, ý nghĩa, nội
dung cuộc vận động 50 được các đơn vị tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức
phong phú, sinh động, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho từng cán bộ, chiến sĩ
trong quản lý khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vũ khí, trang bị kỹ thuật. Nhiều đơn
vị đã tích cực, chủ động cụ thể hóa cuộc vận động thành những nội dung thiết thực,
phù hợp với tình hình đặc điểm của mình. Phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải
tiến kỹ thuật trong sửa chữa, huấn luyện, sử dụng vũ khí trang bị, như: "Đầu xe thanh
mền", "Xây dựng kho kiểu mẫu”... được phát động sôi nổi, hiệu quả ở nhiều đơn vị. Bộ
Tư lệnh quân đoàn chỉ đạo tập trung đầu tư củng cố hệ thống kho tàng cơ bản của
Quân đoàn (K291, K175), xây mới khu kỹ thuật Lữ đoàn 673, trung đoàn 68 Sư đoàn
304, trung đoàn 219..., nâng cấp trang thiết bị trạm sứa chữa các cấp.
Ngành Kỹ thuật quân đoàn tổ chức nhiều hội thao, hội thi cán bộ, nhân viên kỹ thuật
giỏi; thi khu kỹ thuật, kho vũ khí trang bị kỹ thuật, thi xe máy tốt, tìm hiểu Luật an
toàn giao thông... Cục Kỹ thuật chú trọng nghiên cứu công nghệ bảo quản, bảo dưỡng,
sửa chữa, mềm cất, tăng niên hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật. Trong tổ chức khai
thác vũ khí trang bị kỹ thuật, nhiều đơn vị đã lập kế hoạch công tác hợp lý thường
xuyên tổ chức các đội cơ động đến bảo đảm trực tiếp ở đơn vị, kết hợp nhận vật tư hai
chiều, tiết kiệm số kilômét xe ô tô hoạt động vận chuyển. Trong 3 năm (năm 2000-
2002) ngành Kỹ thuật quân đoàn đã tiết kiệm được 970.000km sử dụng ô tô. Trong bảo
đảm kỹ thuật, tiết kiệm được 15,7 tấn vật tư phụ tùng. Toàn ngành tích cực đẩy mạnh
phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Năm 2001, Quân đoàn tổ chức hội thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong số 76 sáng
kiến tham gia trưng bày tại hội thi, có 39 sáng kiến đạt loại A và B, được ứng dụng
mang lại hiệu quả thiết thực như: Hệ thống ẩn hiện và báo bia tự động bài 3 ban đêm,
bộ phát hỏa SPG-9 của Sư đoàn 325; thiết bị tạo giả phục vụ bắn chiến thuật của Sư
đoàn 304; thiết bị kiểm tra tần số của trung đoàn 203; mô hình huấn luyện xe tiêu tẩy
phòng hóa của Bộ Tham mưu quân đoàn...
Năm 2002, Quân đoàn tuyển chọn 10 sáng kiến cải tiến kỹ thuật tham gia hội thao sáng
kiến sáng chế do Bộ Quốc phòng tổ chức, đều được đánh giá chất lượng tốt; 1 sáng
kiến được Bộ tặng bằng khen.
Cố gắng cao độ của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ ngành Kỹ thuật, đã
góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác sử dụng vũ khí trang bị kỹ
thuật; hạn chế tối đa tình trạng xuống cấp tự nhiên, nâng cao hệ số bảo đảm kỹ thuật.
Năm 2002, hệ số bảo đảm kỹ thuật thường xuyên của Quân đoàn: Kt = 0,94, trong đó,
vũ khí đạt 0,95, xe máy đạt 0,86, đạn dược đạt 0,98. Thực hiện Chỉ thị 41/CT-TM của
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đoàn đặc biệt chú trọng
bảo đảm kỹ thuật cho các đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu, trực chiến, trực
phòng không, trực phòng chống bão lụt, cháy nổ luôn đạt hệ số Kt = 1,0.
Thực hiện cuộc vận động 50, các đơn vị trong Quân đoàn chấp hành nghiêm các Nghị
định 36/CP, 39/CP, 40/CP của Chính phủ và các chỉ thị của Bộ Quốc phòng về bảo
đảm trật tự an toàn giao thông, được Bộ Quốc phòng đánh giá là một trong những đơn
vị thực hiện tốt về công tác an toàn giao thông trong toàn quân.
Năm 2002, Quân đoàn tổ chức thi tìm hiểu Luật an toàn giao thông. Có 9/9 đầu mối
đơn vị trực thuộc với hơn 5.000 người tham gia. Các đơn vị đạt chất lượng tốt là:
Trường Quân sự, trung đoàn 101 Sư đoàn 325, trung đoàn 24 Sư đoàn 304. Những đơn
vị được đánh giá thực hiện tốt công tác an toàn giao thông của Quân đoàn là: Bộ Tham
mưu, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, Sư đoàn 304, Lữ đoàn 673 và Trường bắn quốc gia
khu vực 1.
Cùng với triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là sẵn sàng chiến đấu, xây
dựng, huấn luyện; các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, công tác hậu cần, kỹ
thuật đã tạo cho Quân đoàn có bước phát triển toàn diện, vững chắc.
Ngày 11 tháng 12 năm 2002, Đảng ủy quân đoàn họp phiên cuối năm, tổng kết đánh
giá kết quả lãnh đạo Quân đoàn thực hiện nhiệm vụ năm 2002, ra nghị quyết về
phương hướng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2003.
Đảng ủy quân đoàn đánh giá: "Năm 2002, các cấp ủy Đảng trong toàn Đảng bộ quân
đoàn đã quán triệt sâu sắc tình hình nhiệm vụ, chấp hành nghiêm các chỉ thị, nghị
quyết mệnh lệ.nh của trên; tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự, công tác
chính trị, hậu cần, kỹ thuật đạt được kết quả toàn diện, tạo dượt bước chuyển biến quan
trọng, vững chắc. Nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện xây dựng lực lượng
hoàn thành tốt. Công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật đạt được chỉ tiêu định mức trong
nghị quyết đầu năm đã xác định. Công tác đảng, công tác chính trị hoạt động có hiệu
quả, thiết thực. Chính trị tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ ổn định, phát triển Đảng đúng
định hướng... Quân đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2002”.
Đảng ủy quân đoàn nhận định: năm 2003 là năm thứ ba Quân đoàn cùng toàn quân,
toàn dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ quân đội lần thứ VII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đoàn lần thứ 6.
Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước vừa có thuận lợi vừa có thách thức trước thời
cơ hội nhập quốc tế. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục chống phá cách
mạng Việt Nam với những thủ đoạn mới. Tình hình trên đặt ra những yêu cầu, thách
thức mới đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
Với Quân đoàn, 2003 là năm chuẩn bị mọi mặt tiến tới kỷ mềm 30 thành lập, nên có
nhiều công tác lớn được triển khai, trong đó nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện
vẫn 1 được đặt lên hàng đầu.
Chấp hành Nghị quyết của Đảng ủy quân sự Trung ương về nhiệm vụ quân sự - quốc
phòng năm 2003 và kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đoàn lần thứ
6, Đảng ủy quân đoàn xác định phương hướng nhiệm vụ của Quân đoàn năm 2003 như
sau:
- Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm trong toàn Quân đoàn các nghị quyết của
Trung ương Đảng khóa IX (đặc biệt là Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 về chiến lược bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới) và Nghị quyết Đảng ủy quân sự
Trung ương về nhiệm vụ quốc phòng năm 2003. Tiếp tục xây dựng Quân đoàn vững
mạnh về chính trị; cán bộ, đảng viên, chiến sĩ có lập trường tư tưởng kiên định vững
vàng, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.
- Tiếp tục xây dựng Quân đoàn vững mạnh về tổ chức, có đủ các thành phần biên chế,
dủ quân số trang bị theo quyết định. Tổ chức huấn luyện diễn tập đúng với phương
châm, phương hướng, sát với yêu cầu tác chiến của Quân đoàn chủ lực cơ độ ng và
từng đơn vị...
- Đẩy mạnh tăng gia sản xuất... bảo đảm đời sống cho bộ đội; hoàn thành có chất lượng
các công trình xây dựng cơ bản năm 2003 và quản lý tốt vũ khí, trang bị kỹ thuật phục
vụ cho nhiệm vụ chính trị của Quân đoàn.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, xây dựng cấp ủy và
cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh... Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh.
Tăng cường đoàn kết quân dân, làm tốt công tác dân vận trên địa bàn.
- Chuẩn bị tốt về kế hoạch và công tác bảo đảm để thực hiện đạt kết quả cao chủ
trương tổ chức lần thứ 30 ngày thành lập Quân đoàn.
Hội nghị Đảng ủy đã thống nhất các chủ trương, biện pháp chính để thực hiện phương
hướng trên, đồng thời đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm lãnh đạo quý I năm 2003, như:
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, duy trì
nghiêm chế độ canh trực, bảo đảm quân số, phương tiện, trang bị; đặc.biệt là lực lượng
trực chiến phòng không, trực chiến phương án tác chiến A2, tập trung lực lượng luôn ở
tư thế sẵn sàng làm nhiệm vụ, nhất là khi Mỹ, Anh cho quân tiến công Irắc..., tuyển
nhận chiến sĩ mới và tổ chức tốt việc ra quân của những hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành
nghĩa vụ quân sự...
Bước vào triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2003, ngay từ những ngày đầu xuân, cán
bộ, chiến sĩ Quân đoàn đã vinh dự được đón đồng chí Phạm Văn Trà - Uỷ viên Bộ
Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về thăm, chúc Tết. Nói chuyện với cán bộ, chiến
sĩ Quân đoàn nhân dịp đầu xuân mới, đồng chí Bộ trưởng căn dặn: Cán bộ và chiến sĩ
phải phát huy truyền thống trong chiến đấu và xây dựng để Quân đoàn tiếp tục không
ngừng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong sự nghiệp
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện lời căn dặn của đồng chí Bộ trương và Nghị quyết Đảng ủy quân đoàn về
phương hướng nhiệm vụ năm 2003, ngay sau những ngày Tết cổ truyền Quý Mùi, Bộ
Tư lệnh quân đoàn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khẩn trương ổn định biên chế, tổ chức,
đồng bộ trang bị vũ khí cho Sư đoàn 325, trung đoàn 24 Sư đoàn 304, các lữ đoàn,
trung đoàn, đơn vị binh chủng trực thuộc; bảo đảm lực lượng thường trực chiến đấu đủ
lực hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống. Những ngày đầu xuân cũng là quãng
thời gian các cơ quan, đơn vị tích cực tập huấn cán bộ, chuẩn bị cơ sở vật chất cho
huấn luyện giai đoạn một. Đồng thời, nhiều khung cán bộ cũng đã được tung về các
tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và thành phố
Hà Nội, thực hiện "ba gặp, bốn biết", tuyển nhận 4.600 chiến sĩ mới, đảm bảo 100
phần trăm chỉ tiêu Bộ giao.
Cũng như những năm trước đây, sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị, ngày 1 tháng 3, Tư
lệnh quân đoàn phát lệnh ra quân huấn luyện giai đoạn 1.
Giữa những ngày đang phấn khởi, háo hức bước vào mùa luyện quân, ngày 8 tháng 3
năm 2003, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn vinh dự được đón đồng chí Nông Đức Mạnh -
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thăm. Nói chuyện với cán bộ, chiến
sĩ cơ quan Bộ Tư lệnh quân đoàn, đồng chí Tổng Bí thư biểu dương những thành tích,
kết quả mà Quân đoàn đạt được trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, làm công tác
dân vận trong những năm đổi mới. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí căn dặn:
Là quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ - lực lượng quan trọng đảm nhiệm một hướng
phòng thủ chiến lược, cán bộ và chiến sĩ Quân đoàn cần luôn luôn nhận thức, đánh giá
đúng vị trí vai trò của mình, từ đó nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu tốt, phối hợp
chặt chẽ với các lực lượng xử trí tốt mọi tình huống... Coi trọng xây dựng Quân đoàn
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, lấy chính trị làm cơ sở, xây dựng Đảng bộ
trong sạch vững mạnh, xây dựng Quân đoàn vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong thời kỳ mới, phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đoàn 2 anh hùng.

Chuyến thăm của đồng chí Tổng Bí thư đã tiếp thêm nguồn sức mạnh mới, và những
lời căn dặn của đồng chi đã giúp cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc hơn vị trí, vai trò
của Quân đoàn 2 trong thế trận quốc phòng - an mình quốc gia trong thời kỳ mới. Để
từ đó, mỗi người xác định trách nhiệm nặng nề của mình trên mặt trận xây dựng, huấn
luyện đòi hỏi tập trung không ít sức lực, trí tuệ...
Thi hành quyết định của Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, từ ngày 21 tháng 4 đến
ngày 16 tháng 5, Đoàn thanh tra Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Tô Quốc Tính - Phó
chánh thanh tra Bộ Quốc phòng tiến hành thanh tra Quân đoàn về chấp hành nhiệm vụ
quân sự, chính sách, pháp luật năm 2002 và quý I năm 2003. Sau khi nghe Thiếu tướng
Tư lệnh quân đoàn báo cáo những nội dung cần thiết, đoàn đã tiến hành thanh tra trực
tiếp Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, Phòng Tài chính; các
phòng chức năng, hệ thống kho, trạm... trực thuộc cơ quan Quân đoàn, Sư đoàn bộ
binh 325, Sư đoàn bộ binh cơ giới 304, Sư đoàn KTT 306, Trường Quân sự, Lữ đoàn
pháo binh 164, Lữ đoàn phòng không 673, trung đoàn xe tăng 203, trung đoàn công
binh 219, Trường bắn quốc gia khu vực 1, Trung tâm dịch vụ việc làm. Trong quá trình
Đoàn thanh tra, các cơ quan, đơn vị đã chấp hành nghiêm quyết định và kế hoạch thanh
tra, công tác chuẩn bị chu đáo, tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc, hoàn thành nội
dung kế hoạch thanh tra.
Sau gần một tháng làm việc, Đoàn thanh tra kết luận: "Năm 2002 và quý I năm 2003,
Quân đoàn đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh, chỉ thị của Bộ
Quốc phòng. Với tinh thần tích cực chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, Quân
đoàn đã hoàn thành mọi nhiệm vụ trên giao, có nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt như:
Công tác giáo dục chính trị, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, công tác bảo đảm hậu cần,
kỹ thuật, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Quân đoàn có đủ khả năng hoàn thành
nhiệm vụ trên giao"1 (Kết luận của Đoàn thanh tra Bộ Quốc phòng về chấp hành nhiệm
vụ quân sự, chính sách pháp luật năm 2002 và quý 1 năm 2003 đối với Quân đoàn 2,
ngày 1 6-5-2003).
Đoàn thanh tra cũng kiến nghị một số vấn đề giúp Quân đoàn tiếp tục thực hiện tốt hơn
các mặt công tác trong thời gian tới.
Thực hiện chỉ lệnh huấn luyện năm 2003 của Tư lệnh quân đoàn, trên cơ sở hoàn thành
cơ bản nội dung kế hoạch huấn luyện giai đoạn 1, từ ngày 16 đến 20 tháng 6 năm
2003, Quân đoàn tổ chức hội thi tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó chính trị binh chủng
hợp thành và binh chủng. Nội dung hội thi gồm: công tác đảng, công tác chính trị, công
tác tham mưu hậu cần, tham mưu kỹ thuật, làm và báo cáo kế hoạch chiến đấu, họp
Đảng ủy thông qua kế hoạch chiến đấu của tiểu đoàn trưởng, điều lệnh đội ngũ, bắn
súng K54.
Do được chuẩn bị chu đáo, tổ chức chặt chẽ, hội thi thật sự là cuộc đua tài của đội ngũ
cán bộ tiểu đoàn trong toàn Quân đoàn. Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc,
hội thi đạt kết quả tốt. Kết quả:
Nhất: Sư đoàn 325, trung đoàn 203, tiểu đoàn 5 hóa học Bộ Tham mưu.
Nhì: Sư đoàn 304, Lữ đoàn 164, tiểu đoàn 463 Bộ Tham mưu.
Qua hội thi, Bộ Tư lệnh quân đoàn và chỉ huy các đơn vị đánh giá được thực chất trình
độ, năng lực công tác tham mưu và thực hành huấn luyện đối với cán bộ tiểu đoàn, đây
là cơ sở để Quân đoàn và các đơn vị có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ những năm tới đạt
chất lượng cao hơn, trước mắt là nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2 năm
2003, hoàn thành tất các nội dung diễn tập theo lệnh của Bộ.
Thực hiện chỉ thị của Đảng ủy quân sự Trung ương và hướng dẫn của Tổng cục Chính
trị, ngày 27 tháng 6 năm 2003, Đảng bộ quân đoàn tiến hành hội nghị giữa nhiệm kỳ.
Kiểm điểm kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được đề ra bởi nghị quyết
Đại hội Đảng bộ quân đoàn lần thứ 6, báo cáo của Đảng ủy quân đoàn trình hội nghị
nêu rõ: "Trong nửa nhiệm kỳ Đại hội vừa qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy
quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng bộ Quân đoàn 2 đã quán triệt sâu sắc tình
hình nhiệm vụ, tổ chức thực hiện các chủ trương công tác lớn trong Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ quân đoàn lần thứ 6 đạt được kết quả tốt, nhiệm vụ công tác quân sự, chính
trị, hậu cần, kỹ thuật hàng năm đều hoàn thành tốt. Tình hình Quân đoàn luôn luôn ổn
định, vững mạnh về chính trị; khả năng, trình độ sẵn sàng chiến đấu dược tăng cường,
đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện; quản lý vũ khí trang bị kỹ thuật có tiến bộ,
quan hệ quân dân được củng cố, phát triển. Các mục tiêu cơ bản trong hai năm rưỡi
thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đoàn đã phấn đấu đạt được, nhiều chỉ tiêu
vượt định mức đề ra. Nếu được cấp trên đầu tư thêm về phương tiện, trang bị kỹ thuật
và có thời gian chuẩn bị, các tình huống dự kiến trong kế hoạch A, A2 của Quân đoàn
sẽ bảo đảm hoàn thành tốt".
Về công tác xây dựng Đảng: "Sau Đại hội Đảng bộ quân đoàn lần thứ 6, các cấp uỷ
Đảng đã xây dựng được hệ thống quy chế lãnh đạo, làm việc và lập kế hoạch triển khai
thực hiện nghị quyết...
Đảng bộ đã tập trung xây dựng các cấp ủy và cơ sở Đảng theo tiêu chuẩn trong sạch
vững mạnh được gắn với 5 yêu cầu xây dựng đơn vị, cơ quan vững mạnh toàn diện. Sự
kết hợp giữa yêu cầu xây dựng cấp ủy, bí thư với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì các
cấp, xây dựng đội ngũ đảng viên với cán bộ được chặt chẽ hơn. Vì vậy, hàng năm tỷ lệ
tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh đều tăng, số yếu kém giảm dần. So với đầu nhiệm
kỳ Đại hội, số chi bộ có cấp ủy tăng 12 phần trăm. Riêng chi bộ cấp đại đội có chi ủy
tăng 18 phần trăm...
Tích cực bồi dưỡng nguồn và làm tốt công tác phát triển Đảng. Đến tháng 6 năm 2003
đã kết nạp được 1.807 đảng viên mới, đạt 96 phần trăm kế hoạch...".
Báo cáo kiểm điểm của Đảng ủy cũng chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót của Quân đoàn
nói chung và của Đảng ủy quân đoàn trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết Đại
hội Đảng bộ quân đoàn lần thứ 6; nguyên nhân của những hạn chế đó.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng mọi mặt của Quân đoàn, yêu cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới, hội nghị đề ra chủ trương và một số giải pháp để tiếp tục thực hiện thắng
lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đoàn lần thứ 6 và kiến nghị lên Đảng ủy quân sự
Trung ương, Bộ Quốc phòng một số vấn đề cần tập trung lãnh đạo để thực hiện thắng
lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ VII.
Trong những ngày cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đồng loạt ra quân huấn luyện giai đoạn
2, ngày 2 tháng 8 năm 2003, Quân đoàn vinh dự đón Chủ tịch nước Trần Đức Lương
về thăm, nhân dịp đồng chí về công tác tại tỉnh Bắc Giang. Chủ tịch nước đã kiểm tra
công tác sẵn sàng chiến đấu của Quân đoàn và dự lễ ra quân huấn luyện của Sư đoàn
325 tại trung đoàn 101. Nói chuyện với cán bộ Quân đoàn và cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn
Bình - Trị - Thiên anh hùng, đồng chí Trần Đức Lương đánh giá cao tinh thần sẵn sàng
chiến đấu của sư đoàn, đặc biệt là cố gắng của Quân đoàn xây dựng đơn vị chính quy,
tinh nhuệ , xứng đáng giữ vai trò nòng cốt trong thế trận quốc phòng - an ninh trên một
hướng chiến lược trọng yếu. Đồng chí mong cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn lập nhiều
thành tích hơn nữa trong phong trào thi đua hướng tới kỷ niệm lần thứ 30 ngày truyền
thống Binh đoàn Hương Giang anh hùng.
Hướng tới kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Quân đoàn, ngoài lãnh đạo, chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị thường xuyên, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân
đoàn chủ trương tiến hành nhiều hoạt động nhằm khơi dậy tinh thần thi đua lao động
sáng tạo của mỗi một cán bộ, chiến sĩ. Hội thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật lần thứ tư của
Quân đoàn là một trong những hoạt động đó.
Thực hiện Chỉ thị 163/CT-KHCN của Tư lệnh quân đoàn, hội thi sáng kiến cải tiến kỹ
thuật của Quân đoàn dược tiến hành qua hai vòng. Sau vòng thi thứ nhất tiến hành tại
các đơn vị cơ sở, trong 2 ngày (5 và 6 tháng 8 năm 2003), vòng hai hội thi được tổ
chức tại cơ quan Bộ Tư lệnh quân đoàn. Về dự hội thi của Quân đoàn có đại biểu Cục
Khoa học - công nghệ và môi trường Bộ Quốc phòng và đại biểu Tổng cục Kỹ thuật.
120 sáng kiến cải tiến kỹ thuật biểu tượng cho sức lao động sáng tạo của cán bộ, chiến
sĩ các cơ quan, đơn vị tham gia hội thi, trong đó có 9 sáng kiến đạt giải xuất sắc; 58 đề
tài được công nhận là sáng kiến tiêu biểu chuyên ngành. Kết quả: đoạt giải nhất toàn
đoàn là Cục Kỹ thuật; giải nhì: Lữ đoàn 164, trung đoàn 219; giải ba: Sư đoàn 304, Sư
đoàn 306.
Phát biểu tại lễ tổng kết hội thi, Thiếu tướng Phạm Ngọc Khóa - Tư lệnh quân đoàn
khẳng định: hội thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật lần thứ tư của Quân đoàn đã thành công,
đạt được mục đích yêu cầu đề ra: chọn được các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến,
nêu gương sáng về sự say mê, sáng tạo, thúc đẩy phong trào thi đua phát huy sáng kiến
cải tiến kỹ thuật trong toàn Quân đoàn.
Tư lệnh quân đoàn biểu dương cố gắng và thành tích đạt được của Cục Kỹ thuật, Lữ
đoàn pháo binh 164, Trung đoàn xe tăng 203; các cá nhân Nguyễn Văn Chung (Cục
Kỹ thuật), Lương Minh Sơn (Trung đoàn 203), Ngô Hồng Sơn (Sư đoàn 325) - những
điển hình tiên tiến và vai trò tổ chức, tham mưu của Phòng Khoa học - công nghệ và
môi trường trong phong trào thi đua sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của Quân đoàn.
Tiếp sau hội thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật của Quân đoàn, ngày 25 tháng 8 năm 2003,
Đảng ủy quân đoàn họp, ra nghị quyết về tiếp tục đổi mới công tác giáo dục đào tạo và
xây dựng nhà trường chính quy của Quân đoàn đến năm 2010.
Hội nghị Đảng ủy kiểm điểm kết quả 9 năm lãnh đạo Quân đoàn thực hiện Nghị quyết
93/ĐUQSTư của Đảng ủy quân sự Trung ương về tiếp tục đổi mới công tác đào tạo
cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và xây dựng nhà trường chính quy. Đảng ủy
quân đoàn thống nhất đánh giá: "Trong điều kiện đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà
trường còn thiếu, chất lượng có mặt chưa đáp ứng được so với yêu cầu; cơ sở vật chất
trang bị bảo đảm cho dạy và học cũng như xây dựng chính quy eòn khó khăn; song với
quyết tâm của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn và nỗ lực của nhà trường, 9 năm qua đã
đạt được kết quả tương đối toàn diện trong công tác giáo dục đào tạo và xây dựng nhà
trường. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật
trong toàn Quân đoàn, hoàn thành được nhiệm vụ, mục tiêu đề ra".
Đảng ủy đã kiểm điểm làm rõ những ưu điểm cơ bản trong việc lãnh đạo kiện toàn
biên chế tổ chức Trường Quân sự quân đoàn, Trung tâm dịch vụ việc làm; định hướng
nội dung, chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; xây
dựng nhà trường vững mạnh toàn diện, chính quy, có môi trường văn hóa lành mạnh;
xây dựng Đảng bộ Trường Quân sự, Trung tâm dịch vụ việc làm mạnh về chính trị, tư
tưởng, tổ chức, nội bộ đoàn kết, thống nhất.
Với những cố gắng trong lãnh đạo, chỉ huy và tổ chức thực hiện, trình độ của đội ngũ
cán bộ, giáo viên Trường Quân sự Quân đoàn được nâng lên đáng kể (Đội ngũ giáo
viên Trường Quân sự quân đoàn: - Trình độ đại học: + năm 1994 = 13,9% + năm 2003
= 40,8%; Trình độ sư phạm qua đào tạo cơ bản: + năm 1994 - 20,8% + năm 2003 =
34,2% 2. Kết quả đào tạo 9 năm (1994-2003): - Đào tạo cơ bản dài hạn tại các học
viện, trường sĩ quan: 485/1.301; Hoàn thiện cấp học và hoàn thiện đại học:
1.215/1.486; - Tại chức, chuyên tu đại học: 33/30 Đào tạo chuyển loại cán bộ chính trị:
464/543; - Đào tạo cán bộ trung đội tại Trường Quân sự quân đoàn: Đào tạo sĩ quan dự
bị tại Trường Quân sự quân đoàn: 843/885; - Đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy: 4.651; Đào
tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật: 2.670 Đào tạo hoàn thiện cán bộ phân đội: 86; Tổ
chức ôn văn hóa thi vào các trường sĩ quan: 1.231) và công tác đào tạo cán bộ, nhân
viên chuyên môn kỹ thuật của Quân đoàn cũng đạt được kết quả tốt.
Chấp hành chỉ lệnh huấn luyện chiến dịch của Bộ Tổng Tham mưu và thực hiện nhiệm
vụ, kế hoạch công tác quân sự - quốc phòng năm 2003 của Quân đoàn, từ ngày 22 đến
27 tháng 9 năm 2003, Quân đoàn tiến hành diễn tập tham mưu một bên hai cấp trên
bản đồ, với đề mục: “Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, cơ động lực lượng ra khu
vực sơ tán thực hành giấu quân ở địa hình rừng núi và khu dân cư, khôi phục lực
lượng, thực hành chiến dịch tiến công hướng đường 18”.
Lực lượng diễn tập gồm:
- Chỉ huy, cơ quan Quân đoàn.
- Chỉ huy, cơ quan 3 sư đoàn, 4 trung đoàn - lữ đoàn trực thuộc Quân đoàn.
- Lực lượng thực binh có: 3 tiểu đoàn (4, 5, 6 trung đoàn 95), tiểu đoàn 1 (thiếu) Lữ
đoàn 164 pháo binh.
- Lực lượng bảo đảm, phục vụ có: tiểu đoàn 1 trinh sát, tiểu đoàn 463 thông tin, tiểu
đoàn 46 cảnh vệ, Phòng Bảo đảm Cục Hậu cần...
Ban chỉ đạo diễn tập của Quân đoàn do Thiếu tướng Tư lệnh quân đoàn Phạm Ngọc
Khóa làm Trưởng ban.
Diễn tập được tiến hành tại khu vực đóng quân thường xuyên của cơ quan Quân đoàn,
các đơn vị và Trường bắn quốc gia khu vực 1.
Nội dung diễn tập gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, cơ động lực lượng ra khu vực sơ
tán, thực hành giấu quân ở địa hình rừng núi và khu dân cư, khôi phục lực lượng, cơ
động ra khu vực tập kết chiến dịch.
- Giai đoạn 2: tổ chức chuẩn bị chiến dịch.
- Giai đoạn 3: thực hành chiến dịch.
Sau hơn một tháng chuẩn bị và một tuần thực hành diễn tập dã ngoại trong điều kiện
công tác bảo đảm hậu cần có khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ của Học viện kỹ thuật
quân sự cơ quan Tổng cục Kỹ thuật, với tinh thần đoàn kết, chủ động, chấp hành
nghiêm nhiệm vụ của lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đoàn và các đơn vị, cuộc
diễn tập “KT-203” của Quân đoàn đã hoàn thành đúng kế hoạch với chất lượng tốt
Diễn tập đã cơ bản đạt được 3 mục đích:
- Kiểm tra phương án A, A2 Của các cấp; đánh giá trình độ chỉ huy cơ quan, khi thực
hành chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, cơ động lực lượng ra khu vực tập kết chiến
dịch. Bổ sung phương án tác chiến cho phù hợp với biên chế và nhiệm vụ của Quân
đoàn.
- Rèn luyện, nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy tham mưu chiến dịch, trình độ hiệp
đồng tác chiến của cơ quan, đơn vị.
- Kết quả diễn tập cho phép Quân đoàn kiểm nghiệm lại các tài liệu lý luận chiến dịch
mà Quân đoàn đã được nghiên cứu từ đó có cơ sở bổ sung cho nghệ thuật tác chiến
chiến dịch... chuẩn bị mọi mặt đối phó với các tình huống có thể xảy ra, không bị bất
ngờ, bảo đảm giành thắng lợi.
Kết quả cụ thể: chỉ huy và cơ quan Quân đoàn đạt loại khá (khá nhất là Bộ Tham
mưu); các sư đoàn, trung đoàn và lữ đoàn trực thuộc đạt loại khá (nổi bật có tiểu đoàn
1 Lữ đoàn 164); khối các đơn vị thực binh đạt loại khá. Đánh giá chung: Quân đoàn
diễn tập chiến dịch tiến công "KT-203”, đạt loại khá.
Tại cuộc họp tổng kết diễn tập, Tư lệnh quân đoàn - Trưởng ban chỉ đạo diễn tập đã
biểu dương tinh thần nỗ lực của các lực lượng tham gia diễn tập, Tổ trung tâm, Ban
điều hành diễn tập và các đơn vị bảo đảm, phục vụ. Đồng chí Tư lệnh quân đoàn kết
luận: "... Với đối tượng tác chiến của ta dang từng ngày từng giờ có những bước thay
đổi lớn, cả về tổ chức cũng như vũ khí trang bị. Đặc biệt là chúng tiến hành chiến tranh
bằng vũ khí công nghệ cao. Do đó, là Quân đoàn cơ động chiến lược của Bộ, ngoài
việc huấn luyện xây dựng khả năng chiến đấu theo cách đánh truyền thống, chúng ta
cần có những tư duy mới trong phương pháp tác chiến của quân đoàn chủ lực trước
yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra. Trên cơ sở đó, góp phần đổi mới phương pháp huấn
luyện, phương pháp diễn tập, từng bước nàng cao chất lượng huấn luyện và sức chiến
đấu của Quân đoàn".
Diễn tập "KT-203" thắng lợi, khẳng định một bước tiến mới của Quân đoàn trong quá
trình thực hiện chiến lược quốc phòng - an ninh theo tinh thần Nghị quyết hội nghị lần
thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX).
Tháng 10 năm 2003, thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ, đại tá Lương Dương
Cường - Phó cục trưởng Cục Cán bộ được điều về giữ chức Phó tư lệnh về chính trị
quân đoàn.
Xác định lịch sử truyền thống và những sản phẩm văn hóa tinh thần là tài sản vô giá, là
hành trang không thể thiếu của những người lính Binh đoàn Hương Giang trên bước
đường xây dựng theo hướng "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”,
từ đầu năm 2003, Đảng ủy quân đoàn đã ra nghị quyết chuyên đề về việc biên soạn
cuốn “Lịch sử Quân đoàn 2 (1974-2004)", trên cơ sở chỉnh sửa một số nội dung cuốn
lịch sứ Quân đoàn xuất bản năm 1994 và viết thêm lịch sử Quân đoàn từ 1994 đến
2004. Cùng với biên soạn lịch sử Quân đoàn là việc tổ chức công trình văn hóa văn
nghệ tổng hợp: văn, thơ... của các văn nghệ sĩ viết về Quân đoàn; những hồi ức của các
tướng lĩnh, cán bộ đã từng chiến đấu, công tác tại Quân đoàn viết về "những năm tháng
không thể nào quên" đầy ắp sự kiện một thời trai trẻ, thấm đẫm nghĩa tình đồng chí,
đồng đội... Đồng thời, được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính
trị, Bảo tàng Binh đoàn Hương Giang đang được đầu tư xây dựng lại to đẹp hơn...
xứng đáng là một thiết chế văn hóa, là địa chỉ hấp dẫn của những người muốn tìm hiểu
lịch sử truyền thống của Binh đoàn Hương Giang anh hùng.
Trong bộn bề, đan cài của biết bao nhiệm vụ, công việc đang được triển khai, toàn
Quân đoàn tập trung hướng tới đích thắng lợi các nhiệm vụ của năm 2003.
Đánh giá kết quả hoàn thực hiện nhiệm vụ của Quân đoàn trong năm 2003, hội nghị
Đảng ủy quân đoàn (ngày 9-12-2003) chỉ rõ: "Tuy có những khó khăn tác động, chi
phối, nhưng các nhiệm vụ về công tác quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật trong
chương trình kế hoạch năm 2003 đã được các cơ quan, đơn vị, nhà trường trong Quân
đoàn tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt. Nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn
tập với nhiều nội dung quan trọng nhưng được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, nên hoàn
thành tương đối tốt. Công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật đã chủ động đạt được các chỉ
tiêu định mức trong nghị quyết đầu năm của đảng ủy xác định. Hoạt động công tác
đảng, công tác chính trị đã bám sát nhiệm vụ chính trị trung tâm của Quân đoàn, được
tiến hành với nhiều nội dung và biện pháp thiết thực. Vì vậy khả năng trình độ sẵn
sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của các đơn vị và của Quân đoàn được tăng
cường. Quân đoàn đã hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ năm 2003, có nhiệm vụ hoàn
thành tốt. Quân đoàn có đủ khả năng để hoàn thành các nhiệm vụ trên giao trong mọi
tình huống"1 (Nghị quyết hội nghị Đảng ủy quân đoàn ngày 9-12-2003).

Căn cứ, nhiệm vụ Đảng ủy quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng giao và tình hình thực
tế của đơn vị, Đảng ủy quân đoàn xác định phương hướng nhiệm vụ của Quân đoàn
trong năm 2004 là:
“- Tổ chức quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả Nghị quyết
hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới; nghị quyết về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2004 và chương
trình hành động của Đảng ủy quân sự Trung ương và Đảng ủy quân đoàn. Tập trung
xây dựng Quân đoàn vững mạnh về chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới.
- Xây dựng Quân đoàn vững mạnh về tổ chức, có đủ thành phần biên chế theo quy
định. Tổ chức huấn luyện, diễn tập đúng với phương châm, phương hướng, sát với
nhiệm vụ tác chiến của Quân đoàn và đơn vị. Thường xuyên nêu cao cảnh giác, duy trì
chặt chẽ, nghiêm túc trực chiến phòng không và sẵn sàng chiến đấu ở các cấp, để khi
có tình huống xảy ra là tổ chức thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình
huống.
- Tiếp tục đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chăn nuôi, quản lý tốt cơ sở vật chất hậu cần,
bảo đảm tốt đời sống bộ đội. Khai thác quản lý tốt vũ khí trang bị phục vụ kịp thời các
nhiệm vụ của Quân đoàn.
- Xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán . bộ các cấp có đủ
phẩm chất chính trị, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Làm tốt công tác
vận động quần chúng trong đơn vị và trên địa bàn đóng quân. Tổ chức kỷ niệm 30 năm
ngày thành lập Quân đoàn trọng thể, thiết thực, an toàn, tiết kiệm"1 (Nghị quyết hội
nghị Đảng ủy quân đoàn ngày 9-12-2003).
Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy quân đoàn, từ đầu năm 2004, toàn đơn vị đồng loạt
ra quân triển khai toàn diện các mặt công tác, trọng tâm là nhiệm vụ sẵn sàng chiến
đấu, trực chiến phòng không; hoàn thành nội dung tập huấn cán bộ đầu giai đoạn huấn
luyện 1, chuẩn bị bước vào thực hành huấn luyện và tuyển nhận chiến sĩ mới đủ chỉ
tiêu, chất lượng tốt.
Trong không khí rạo rực thi đua ra quân đầu xuân Giáp Thân, ngày 5 tháng 2 năm
2004, cán bộ và chiến sĩ Quân đoàn vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Văn An - Ủy
viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội về thăm. Cùng đi với Chủ tịch Quốc hội có đồng
chí Nguyễn Phúc Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ
nhiệm úy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội. Đón Chủ tịch Quốc hội có: Trung
tướng Bùi Văn Huấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
cùng Đảng ủy, Bộ Tư lệnh; đông đảo cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Quân đoàn và lãnh đạo
tỉnh Bắc Giang.
Thiếu tướng Phạm Ngọc Khóa - Tư lệnh Quân đoàn báo cáo với Chủ tịch Quốc hội
chặng đường 30 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đoàn; đồng thời
bày tỏ lòng biết ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Bộ Quốc
phòng - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Quân đoàn trong 30 năm qua.
Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An biểu
dương, khen ngợi những chiến công chói lọi trong chiến đấu và những thành tích xuất
sắc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của Quân đoàn; đồng thời nhắc nhở cán bộ, chiến
sĩ Quân đoàn luôn luôn nêu cao cảnh giác, tuyệt đối trung thành với Đảng, chế độ và
nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Quốc hội
lưu ý Đảng ủy, Bộ Tư lệnh tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nội dung
quan trọng, thiết thực đối với Quân đoàn và tin tưởng rằng với truyền thống vẻ vang đã
tạo lập được, Quân đoàn sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân
giao phó.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn phòng không
673, trực tiếp lên trận địa thăm và tặng quà cán bộ, chiến sĩ phân đội trực chiến, trồng
cây lưu niệm trong khuôn viên doanh trại Lữ đoàn 673...
Cuối tháng 2 năm 2004, do yêu cầu nhiệm vụ Thiếu tướng Phạm Ngọc Khóa - Tư lệnh
quân đoàn, Thiếu tướng Bùi Xuân Chủ - Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh chính trị đi nhận
công tác mới. Đại tá Thiều Chí Đinh - Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng được bổ nhiệm
Tư lệnh quân đoàn. Đại tá Mai Ngọc Tác - Phó Tư lệnh quân sự được bổ nhiệm Phó
Tư lệnh Tham mưu trường.
Chuyến thăm Quân đoàn đầu xuân Giáp Thân của Chủ tịch Quốc hội Nguyên Văn An
và việc thay đổi một số cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy Quân đoàn là những sự kiện quan
trọng, tạo cho Quân đoàn nguồn sinh lực mới, động viên cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn
hướng mọi hoạt động của đơn vị vào mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thiết thực
kỷ niệm những sự kiện lớn của đất nước, quân đội trong năm 2004 và mừng Quân
đoàn tròn 30 tuổi.
KẾT LUẬN
Từ buổi đầu thành lập, tới ngày 17 tháng 5 năm 2004, Quân đoàn 2 tròn 30 tuổi.
Cùng với quân và dân cả nước, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2 đã trải qua chặng đường
30 năm gian lao, thử thách, nhưng cũng đầy vinh quang và thắng lợi vẻ vang. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng ủy quân sự Trung ương, được Bộ Quốc phòng và
các cơ quan thuộc Bộ chỉ đạo, giúp đỡ, được nhân dân nuôi dưỡng đùm bọc; Đảng bộ,
chính quyền nhiều địa phương nhiệt tình giúp đỡ, Quân đoàn đã trưởng thành nhanh
chóng và vững chắc. Trong những năm đất nước có chiến tranh, Quân đoàn đã từng cơ
động chiến đấu trên các địa bàn chiến lược rộng lớn từ Trị - Thiên, Khu 5, Nam Bộ,
biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào, Campuchia,
hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
Là một trong những Quân đoàn chủ lực cơ động dự bị chiến lược đầu tiên của lực
lượng vũ trang nhân dân ta, sự ra đời và trưởng thành của Quân đoàn 2 thể hiện sinh
động quy luật về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cùng với các Quân đoàn 1, 3, 4, sự ra đời của Quân đoàn 2 đánh dấu một bước phát
triển quan trọng của quân đội ta sau 30 năm xây dựng, chiến đấu và chiến thắng. Được
thành lập trong chiến tranh giải phóng, nhiệm vụ chủ yếu của Quân đoàn là tham gia tổ
chức các chiến dịch quy mô bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, thực hiện những
đòn tiêu diệt lớn lực lượng địch, phối hợp với các lực lượng tại chỗ và phong trào đấu
tranh của quần chúng nhân dân giải phóng hoàn toàn đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ
này, yêu cầu đặt ra đối với Quân đoàn là phải xây dựng sức mạnh chiến đấu tổng hợp,
sức đột kích mạnh, tính cơ động cao, thành thạo tác chiến tập trung hiệp đồng quân
chủng, binh chủng..., hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Quân đoàn 2 được thành lập, với đội ngũ ban đầu bao gồm các sư đoàn, lừ đoàn, trung
đoàn bộ binh, binh chủng được thành lập từ rất sớm và đều đã có một quá trình xây
dựng chiến đấu từ trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm
lược; có truyền thống quyết chiến, quyết thắng vẻ vang. Các đơn vị đó, lại có nhiều
năm sát cánh chiến đấu bên nhau trên chiến trường Trị - Thiên và đã từng hiệp đồng
chiến đấu lập công xuất sắc trong nhiệm vụ mở mặt trận Đường 9 - bắc Quảng Trị
(1966-1967), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968; chiến dịch Đường
9 - Nam Lào năm 1971; cuộc tiến công chiến lược mùa xuân năm 1972 trên chiến
trường Trị - Thiên và chiến dịch phòng ngự bảo vệ vững chắc vùng giải phòng Quảng
Trị những năm 1972-1973. Vì thế, chỉ qua một thời gian rất ngắn củng cố tổ chức, xây
dựng lực lượng tại chiến trường và ngay cả trong quá trình các đơn vị vẫn tiếp tục làm
nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu ở phía trước, Quân đoàn đã trở thành một
quả đấm chủ lực mạnh và là thành viên đáng tin cậy thuộc lực lượng cơ động chiến
lược của cả nước. Trong sáu tháng cuối năm 1974, Quân đoàn dã mở các cuộc tiến
công đầu tiên thắng lợi ở Thượng Đức, La Sơn - Mỏ Tàu, mở rộng vùng giải phóng
Quảng Đà, nam Thừa Thiên; đặc biệt là đợt chiến đấu bảo vệ Thượng Đức, đánh bại
cuộc phản công của sư đoàn dù - con "chủ bài" của lực lượng tổng dự bị chiến lược
quân đội Sài Gòn.
Với chiến thắng của ta ở Thượng Đức, La Sơn - Mỏ Tàu và những thắng lợi quan trọng
trên các chiến trường khác, cục diện chiến trường miền Nam không ngừng thay dối có
lợi cho ta; không có lợi cho địch, góp phần dể Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng có thêm căn cứ thực tế trong việc phân tích tình hình, đánh giá so sánh lực
lượng địch - ta, hạ quyết tâm chiến lược chính xác.
Trong mùa Xuân năm 1975, Quân đoàn đã đẩy mạnh hoạt động phối hợp chiến trường
và tác chiến tạo thế ở nam Thừa Thiên. Khi thời cơ xuất hiện, cùng với các lực lượng
của Quân khu Trị - Thiên và Quân khu 5, Quân đoàn đã tiến công quyết liệt liên tục
tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân đoàn 1, quân khu 1 và sư đoàn lính thủy đánh bộ
của quân đội Sài Gòn, thu hồi toàn bộ cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của
chúng, giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế và Quảng Nam - Đà Nẵng. Tiếp đó,
Quân đoàn đã thực hiện xuất sắc cuộc hành quân thần tốc, tiến công địch trong hành
tiến dọc duyên hải miền Trung. Trong quá trình hành tiến, Quân đoàn đã góp phần
quyết dính tiến công đập tan lực lượng và tổ chức phòng ngự của địch ở Phan Rang,
Phan Thiết, Hàm Tân; giải phóng các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy. Trong
chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn đã cùng với quân và dân vùng đông và đông nam
Sài Gòn tiến công dũng mãnh, tiêu diệt, làm tan rã toàn bộ lực lượng địch phòng ngự ở
hướng này, nhanh chóng đưa lực lượng thọc sâu vào nội đô đánh chiếm dinh Độc Lập,
phủ tổng thống chính quyền Sài Gòn cùng nhiều mục tiêu quan trọng khác; góp phần
giải phóng Sài Gòn - Gia Định và giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Từ sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng đến nay, Quân đoàn đã liên tục thực
hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt, trước yêu cầu khẩn trương của
cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên vùng biên giới Tây Nam, trong cuối năm 1978,
Quân đoàn đã một lần nữa thực hiện xuất sắc cuộc hành quân thần tốc vượt qua hơn
một nghìn kilômét từ miền Trung vào mặt trận. Qua gần hai tháng phối hợp cùng eác
đơn vị bạn và lực lượng cách mạng Campuchia liên tục phản công, tiến công địch.
Quân đoàn đã góp phần xứng đáng vào chiến công oanh liệt, đánh bại cuộc tiến công
xâm lược của địch trên vùng biên giới Tây Nam và giải phóng đất nước Campuchia
khỏi ách thống trị tàn bạo của bọn phản động diệt chủng Pônpốt, Iêng Xari. Cùng với
thắng lợi lớn về quân sự, Quân đoàn còn lập dược nhiều thành tích trong công tác giúp
bạn tiến hành phát động quần chúng, tổ chức ổn định đời sống nhân dân, củng cố xây
dựng hệ thống chính quyền cách mạng ở cơ sở, góp phần tạo nên thế vững chắc của lực
lượng cách mạng bạn trên địa bàn hai tỉnh Cămpốt, Côngpôngxom và miền duyên hải
Campuchia. Khi đất nước tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên vùng biên
giới phía Bắc, đầu tháng 3 năm 1979, Quân đoàn đã lại thực hiện xuất sắc cuộc hành
quân thần tốc từ nước bạn trở về Tổ quốc và xuyên suốt chiều dài đất nước trong trạng
thái sẵn sàng chiến đấu cao, góp phần tích cực vào thắng lợi chung của cả nước. Năm
1988, đi đôi với việc thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và xây
dựng chính quy, Quân đoàn đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đưa một bộ phận lực
lượng thay phiên cho đơn vị bạn phòng ngự chiến đấu ở phía trước, góp phần bảo vệ
vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Quân đoàn cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện quân dự bị động viên và làm
thực nghiệm cho Bộ nghiên cứu phương thức xây dựng mô hình nhân đôi lực lượng, từ
một đơn vị phát triển thành hai đơn vị, sẵn sàng tăng nhanh lực lượng đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Gần 20 năm xây dựng Quân đoàn theo đường lối đổi mới của Đảng, Quân đoàn đặc
biệt coi trọng xây dựng bản lĩnh chính trị, giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng, sẵn
sàng chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ. Luôn lấy mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đặc trưng
của binh đoàn chủ lực cơ động là cơ sở, chỉ tiêu để phấn đấu huấn luyện, rèn luyện bộ
đội trong thời bình; lãnh đạo xây dựng trung đoàn, sư đoàn vững mạnh toàn diện; là
nơi khởi đầu đề xuất tổ chức thành công nhiều cuộc hội thi, hội thao có tác dụng thiết
thực, hiệu quả, được toàn quân áp dụng.
Quân đoàn cũng thường xuyên được Bộ giao nhiệm vụ tổ chức các cuộc diễn tập
nghiên cứu, thực nghiệm, kiểm tra với quy mô lớn để từng bước hoàn chỉnh các
phương án, hình thức tác chiến mới phù hợp với chiến lược quốc phòng - an ninh của
Đảng trong thời kỳ mới; theo đó, Quân đoàn đã khéo gắn nội dung huấn luyện diễn tập
với rèn luyện tổng hợp hành quân xa mang vác nặng, đạt kết quả tốt và an toàn.
Phát huy truyền thống là xuất phát điểm, là "chiếc nôi" của phong trào thi đua "Ba
Nhất"1 (Phong trào thi đua "Ba Nhất” xuất phát từ Sư đoàn 304) của quân đội ta những
năm đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bước vào thời kỳ mới, Quân đoàn cũng là
xuất phát diềm của nhiều phong trào thi đua thiết thực của toàn quân.
Cùng với xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện tốt, bằng ý chí tự lực
tự cường, Quân đoàn đã xây dựng được hậu cần cơ sở vững chắc, kết hợp chỉ đạo tăng
gia, chăn nuôi quanh bếp, quanh vườn với quy hoạch tăng gia, chăn nuôi chế biến tập
trung, hiệu quả, được toàn quân tham quan học tập và áp dụng. Để đảm bảo yêu cầu cơ
động, ngành Kỹ thuật quân đoàn đã có nhiều cố gắng trong việc xác lập, chọn đề án, kế
hoạch tối ưu, thể nghiệm trong thực tế huấn luyện, diễn tập được đánh giá cao.
Ba mươi năm qua là một chặng đường phấn đấu bền bỉ, liên tục của lớp lớp cán bộ,
chiến sĩ Quân đoàn 2. Để xứng đáng là một "quả đấm" chủ lực mạnh đủ sức hoàn
thành những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, Quân đoàn luôn nỗ lực xây
dựng đơn vị vững mạnh toàn diện cả về chính trị tư tưởng và tổ chức, cả về quân sự và
hậu cần, kỹ thuật.
Trong hoàn cảnh được tổ chức tại chiến trường vào lúc cuộc chiến đấu giữa ta và địch
đang diễn ra quyết liệt, thấm nhuần sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công của Đảng,
Quân đoàn luôn gắn xây dựng với chiến đấu, chiến đấu với xây dựng, nhanh chóng tạo
nên chất lượng mới của các đơn vị ngay trong nhiệm vụ chiến đấu trước mắt và nhiệm
vụ chuẩn bị chiến trường, xây dựng thế trận. Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện bộ đội
với xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ quan (nhất là cơ quan cấp chiến dịch). Khi
đất nước đã được độc lập, thống nhất, Quân đoàn cũng luôn kết hợp chặt chẽ giữa huấn
luyện, xây dựng chính quy hiện đại với sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và lao động sản
xuất. Vừa không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của đơn vị, bảo đảm cho đơn vị
luôn ở tư thế sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trên mọi chiến trường
bất cứ lúc nào, vừa thiết thực làm ra của cải vật chất góp phần xây dựng kinh tế, xây
dựng đất nước. Từ đó Quân đoàn đã đạt được những tiến bộ vững chắc, sớm xây dựng
nên truyền thống chiến đấu "Thần tốc - Táo bạo - Quyết thắng", liên tục giữ vững và
phát huy được truyền thống tốt đẹp đó trong tình hình mới.
Là một đơn vị của lực lượng chủ lực, cơ động, dự bị chiến lược phạm vi hoạt động của
Quân đoàn rất rộng. Trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đất nước xây dựng hoà
bình, tuy trước mắt Quân đoàn đang hoạt động trên một hướng chiến trường, hoặc
được giao nhiệm vụ đứng chân trên một địa bàn cụ thể, nhưng theo yêu cầu của tình
thế chung, Quân đoàn có thể nhận nhiệm vụ lập tức chuyển tới một chiến trường hoặc
một địa bàn khác. Sự thành bại của việc chuyển quân còn có ý nghĩa về chiến lược. Vì
vậy tính cơ động cao của Quân đoàn phải được thể hiện cả ở trình độ tổ chức, chỉ huy
các cuộc hành quân quy mô đường dài; ở tính năng động, cơ động của từng đơn vị; ở
tình hình tổ chức biên chế, trang bị, khả năng của Quân đoàn trong việc bảo đảm cơ
động lực lượng (nhất là lực lượng binh khí kỹ thuật nặng) và ở trình độ nhận thức tư
tưởng, trạng thái tinh thần, chính trị cao của bộ đội.
Nét đặc sắc trong 30 năm chiến đấu và xây dựng của Quân đoàn là đã thực hiện thắng
lợi nhiều cuộc hành quân thần tốc với chất lượng ngày càng được nâng lên rõ rệt. Nếu
như mùa Xuân năm 1975, Quân đoàn tổ chức thành công cuộc cơ động thần tốc từ mặt
trận Huế, Đà Nẵng vào chiến trường Nam Bộ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh trong
thời gian 18 ngày thì cuộc cơ động quy mô toàn Quân đoàn lần thứ hai từ Huế, Đà
Nẵng vào biên giới Tây Nam chiến đấu cuối năm 1978 chỉ diễn ra trong 10 ngày, và
cuộc cơ động quy mô toàn Quân đoàn lần thứ ba từ vùng biên giới Tây Nam và nước
bạn Campuchia ra vùng biên giới phía Bắc, ngay tiếp sau đó cũng chỉ diễn ra trong một
thời gian rất ngắn. Những thành công đó biểu hiện sự nỗ lực vượt bậc của đơn vị trong
chấp hành nhiệm vụ và là niềm tự hào của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 2.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được cấp trên giao cho, cùng với việc rèn luyện nâng
cao sức cơ động, Quân đoàn đã không ngừng rèn luyện, nâng cao nghệ thuật tác chiến.
Trong tác chiến, Quân đoàn đã áp dụng thành công nhiều cách đánh, bước đầu rèn
luyện cách đánh hiệp đồng binh chủng, quân chủng nhằm tiêu diệt lớn quân địch, giải
phóng từng địa bàn quan trọng. Quân đoàn từng tổ chức tiến công trân địa, đánh bại
quân địch trong các khu vực phòng ngự kiên cố của chúng như ở khu vực đường số 14
- Mỏ Tàu - Kim Sắc (Trị Thiên); Nước Trong - Long Thành - Nhơn Trạch (Đông Nam
Bộ); Túc Mía - Dốc Mía (Campuchia)...; tiến công vận động phá vỡ các cụm phòng
ngự lâm thời của địch như ở Phước Tượng - Hải Vân, Du Long - Phan Rang - Thành
Sơn, Chúc - đèo 244, đèo Píchnin - đường số 4...; thực hành tiến công kết hợp bao vây
tiêu diệt lớn quân địch đang chuẩn bị rút chạy ở Trị - Thiên - Huế...
Đặc biệt, Quân đoàn đã thực hiện xuất sắc hình thức tiến công trong hành tiến, thọc sâu
chiến dịch và các cuộc đột kích bất ngờ bằng lực lượng cơ giới mạnh, góp phần giải
phóng nhiều thị xã, thành phố và đánh chiếm nhiều mục tiêu có tầm quan trọng về
nhiệm vụ chiến lược. Từ đó đã xây dựng nên sở trường đánh tập trung, bản lĩnh đánh
tiêu diệt lớn; phong cách tiến công thần tốc dũng mãnh, táo bạo, bất ngờ, kiên quyết và
liên tục.
Một nét đặc sắc nữa của Quân đoàn là: sự mưu trí, linh hoạt, chủ động sáng tạo cả
trong chiến đấu và xây dựng được thể hiện: việc đề nghị với cấp trên chuyển hướng
tiến công từ tây bắc sang hướng tây nam Huế, mở đầu cuộc Tổng tiến công nổi dậy
đồng loạt mùa Xuân năm 1975; việc đề nghị cho Quân đoàn 2 tham gia chiến dịch Hồ
Chí Minh, Quân đoàn vừa đi, vừa đánh, vừa sửa đường, bắc cầu, bảo đảm vũ khí trang
bị, lương thực, thực phẩm trong cuộc hành quân thần tốc dọc duyên hải miền Trung;
việc tổ chức lực lượng đột kích thọc sâu dũng mãnh đánh chiếm dinh Độc Lập... Trong
xây dựng, huấn luyện bộ đội, Quân đoàn chú trọng nâng cao sức cơ động, là nơi khởi
đầu của các cuộc diễn tập, hội thi và phong trào thi đua thiết thực hiện quả.
Quán triệt và vận dụng đường lối chính trị, đường lối quân sự, quan điểm chiến tranh
nhân dân, quốc phòng toàn dân của Đảng vào thực tiễn xây dựng, chiến đấu, suốt quá
trình xây dựng và chiến đấu, cán bộ cùng chiến sĩ Quân đoàn luôn gắn bó máu thịt với
nhân dân; thực hiện quân với dân một ý chí. Trong tác chiến, Quân đoàn luôn phối hợp
chặt chẽ với lực lượng tại chỗ, kết hợp giữa cách đánh tập trung của chủ lực với cách
đánh phân tán, hoạt động rộng khắp của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; kết hợp
giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng
hợp đè bẹp quân địch. Vì thế ở một số chiến dịch, mặc dù lực lượng chủ lực của ta tại
chiến trường chưa chiếm ưu thế hơn địch, nhưng Quân đoàn và quân dân địa phương
vẫn giành được thắng lợi to lớn. Trong xây dựng, Quân đoàn và các đơn vị trực thuộc
luôn đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, cơ quan quân sự, lực lượng
vũ trang các địa phương, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ động
viên tuyển quân, xây dựng đơn vị an toàn, địa phương an toàn..., góp phần thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân
của Đảng theo đường lối đổi mới.
Cùng với quân, dân cả nước, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn đã vượt qua biết bao hy sinh,
thứ thách, để trưởng thành, tiến bộ và giành nhiều đỉnh cao thắng lợi. Trung thành vô
hạn với sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng, cán bộ và chiến sĩ Quân đoàn luôn sẵn
sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do, vì Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì hạnh
phúc của nhân dân và nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Trong quá trình chiến đấu và xây dựng, các tổ chức Đảng và cán bộ, chiến sĩ trong toàn
Quân đoàn thường xuyên chăm lo xây dựng sự nhất trí cao độ về chính trị, không
ngừng củng cố nâng cao ý chí chiến đấu, y thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện về nền nếp,
tác phong chính quy; đồng thời cũng hết sức chărn lo xây dựng ý thức đoàn kết hiệp
đồng lập công tập thể, vun đắp khối đoàn kết nội bộ vững chắc trong toàn đơn vị đoàn
kết với Đảng bộ và chính quyền địa phương, đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân,
đoàn kết với các đơn vị bạn, đoàn kết quốc tế... Đó cũng chính là một truyền thống quý
báu, là sức mạnh để Quân đoàn càng đánh càng trưởng thành, càng đánh càng giành
được thắng lợi lớn hơn, lập được nhiều thành tích mới trong xây dựng chính quy, sẵn
sàng chiến đấu và lao động sản xuất góp phần xây dựng đất nước.
Thời kỳ xây dựng Quân đoàn theo đường lối đổi mới của Đảng, được xác định là thời
cơ tốt để Quân đoàn có điều kiện huấn luyện xây dựng trong thời bình. Luôn đổi mới
và tăng cường công tác giáo dục, chú trọng giáo dục truyền thống, làm cho lớp cán bộ,
chiến sĩ hôm nay tự hào được đứng trong hàng ngũ của một Quân đoàn có bề dày
truyền thống vẻ vang; nguyện kế thừa và phát huy truyền thống đơn vị anh hùng. Đảng
ủy, Bộ Tư lệnh quân đoàn thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ quân đoàn thực sự
trong sạch vững mạnh, trong đó hạt nhân nòng cốt là xây dựng tổ chức cơ sở Đảng;
gắn xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng đơn vị vững
mạnh toàn diện; gắn xây dựng đội ngũ cán bộ với rèn luyện đội ngũ đảng viên; gắn
huấn huyện với rèn luyện, kỷ luật với đời sống, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ,
thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân.
Làm tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng địa bàn... Một trong những nhân tố
tạo được sức mạnh tổng hợp của Quân đoàn trong quá trình thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng là phát huy được dân chủ cơ sở, không ngừng củng cố khối đoàn kết
quân dân.
Đây là những yếu tố cơ bản, vừa là nguyên nhân, vừa là điều kiện, cần được tiếp tục
giữ vững và phát huy một cách mạnh mẽ để có thành tích tổng hợp, sự tiến bộ đồng
đều, vững chắc, nhằm không ngừng nâng cao sức mạnh chiếu đấu của Quân đoàn.
Mỗi bước trưởng thành và thắng lợi của Quân đoàn đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng, sự đùm bọc nuôi dưỡng của nhân dân cả nước nòi thung, nhân dân các
địa phương địa bàn Quân đoàn hoạt động nói riêng.
Sự lãnh đạo của Đảng là niềm tin và là nguồn sức mạnh để cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn
2 cùng quân, dân cả nước vượt qua chặng đường cuối cùng của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước vĩ đại và lập được những chiến công, thành tích quan trọng trong
thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự cưu mang đùm bọc của Đảng bộ và nhân dân
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nâng là điểm tựa vững chắc để cán
bộ, chiến sĩ Quân đoàn vượt qua những khó khăn ban đầu. Tấm lòng của hậu phương
sự chi viện sức người, sức của vô cùng to lớn của cả nước, sự đoàn kết, phối hợp chiến
đấu chặt chẽ và giúp đỡ nhiều mặt của các đơn vị bạn, của quân dân các tỉnh phía Bắc,
của quân dân Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ... cũng như của
quân, dân hai nước Lào, Campuchia anh em đã góp phần hết sức quan trọng để Quân
đoàn không ngừng lớn lên, tiếp tục đánh thắng địch và giành được những thắng lợi
mới. Sự giúp đỡ tận tình, hiệu quả của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân các tỉnh
Bắc Giang, Bắc Ninh, Vểnh Phúc, thành phố Hà Nội và nhiều địa phương, đơn vị bạn
là nhân tố vô cùng quan trọng để Quân đoàn tiến những bước vững vàng trong thời kỳ
đổi mới.
Ba mươi năm chiến đấu và trưởng thành là niềm tin tự hào chân chính của cán bộ,
chiến sĩ Quân đoàn 2. Bằng mồ hôi, xương máu, sức lực và trí tuệ của mình, cán bộ,
chiến sĩ Quân đoàn đã góp phần viết tiếp nên những trang sử vàng chói lọi của lực
lượng vũ trang ta và tô đẹp truyền thống của Quân đoàn: "Thần tốc - Táo bạo - Quyết
thắng" trong chiến đấu 'thủ động, tích cực, sáng tạo" trong xây dựng Quân đoàn cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, ngày càng hiện đại.
Lịch sử là dòng chảy vĩnh hằng nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Tự hào và trân
trọng lịch sứ hào hùng mà các thế hệ cha anh để lại, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn hôm
nay và mai sau quyết hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân
dân giao phó trong giai đoạn cách mạng mới, quyết mãi mãi xứng đáng với danh hiệu
cao quý: Quân đoàn 2 anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
PHỤ LỤC
I. THÀNH TÍCH CỦA QUÂN ĐOÀN TRONG 30 NĂM CHIẾN ĐẤU VÀ XÂY
DỰNG (TÍNH ĐẾN HẾT NĂM 2003)
1. Trong chiến đấu
Quân đoàn tham gia ác chiến dịch: Thượng Đức (Nông Sơn - Tuy Phướn); La Sơn -
Mỏ Tàu; Tây Nguyên; Trị - Thiên; Đà Nẵng; cơ động thần tốc dọc Duyên Hải miền
Trung và chiến dịch Hồ Chí Minh, tham gia chiến dịch bảo vệ Tổ quốc biên giới Tây
Nam, làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn Campuchia và bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía
Bắc.
Tiêu diệt và làm tan rã quân đoàn 1, 2, 3 và một sư đoàn không quân ngụy. Loại khỏi
vòng chiến đấu trên 5.000 tên địch bắt và gọi ra hàng 39.897 tên, bắn rơi 46 máy bay,
bắn chìm 30 tàu xuồng; phá hủy 89 xe tăng, xe bọc thép, thu hơn 100 tàu chiến đấu,
hơn 100 xe tăng xe thiết giáp và hơn 1.000 khẩu pháo, 3 vạn súng bộ binh, 300 máy
thông tin các loại.
2. Công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu
Ngoài huấn luyện chiến sĩ mới để thay quân, Quân đoàn còn huấn luyện bổ sung quân
cho đơn vị bạn: 1.000 đồng chí, mở được 1.655 lớp tập huấn cho 58.087 lượt người.
Quân đoàn và các đơn vị tổ chức nhiều cuộc hội thao, hội thi; diễn tập thực binh, thực
nghiệm binh chủng hợp thành và bộ binh cơ giới có quy mô lớn để Bộ, các quân khu,
quân đoàn, quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường... tham quan, rút kinh
nghiệm, nghiên cứu học tập đạt kết quả tất; được Nhà nước và Bộ Quốc phòng khen
ngợi (tiêu biểu là diễn tập TN-81, Z-85A, TN-95, BĐ-97, KT-99, TN-20, KT-20,
TN'21, KT-03) đồng thời góp phần quan trọng phát triển nghệ thuật chiến thuật, chiến
dịch trong tình hình mới
3. Công tác bảo đảm kỹ thuật
- Đào tạo: 3.181 lái xe, bổ túc: 3.245 lái xe; đào tạo: 4.957 thợ sửa chữa các loại; bồi
dưỡng thi nâng bậc: 2.752 lượt người; bảo dưỡng lần 1 ô tô: 20.139 lượt xe, bảo dưỡng
lần 2: 5.580 lượt xe. Eảo dưỡng tăng thiết giáp lần 1: 2.557 lượt xe, bảo dưỡng lần 2:
1.214 lượt xe. Bảo dưỡng lần 1 vũ khí: 203.256 lượt khẩu, bảo dưỡng lần 2: 73.731
lượt khẩu. Sửa chữa nhỏ ô tô 12.210 lượt xe, tăng thiết giáp: 914 lượt xe, vũ khí:
226.966 lượt khẩu. Sửa chữa vừa: ô tô: 1.167 lượt xe, vũ khí: 75.998 lượt khẩu.
- Niêm cất ngắn hạn: ô tô: 10.932 lượt xe, tăng thiết giáp: 1.968 lượt xe, vũ khí:
10.062 lượt khẩu.
- Niêm cất dài hạn: ô tô: 2.436 lượt xe, tăng thiết giáp: 460 lượt xe, vũ khí: 90.374 lượt
khẩu. Hệ số kỹ thuật: bảo đảm cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu: Kt = 1,0; cho nhiệm
vụ thường xuyên Kt = 0,85-0,9.
4. Công tác bảo đảm hậu cần đời sống
- Xây dựng cơ bản: từ 1974-1980 xây dựng được: 45.000m2, 1981-1990 xây dựng
được: 65.000m2, 1991-2000 xây dựng được: 101 673m2, 2001-2003 xây dựng được:
54.280m2. Hết tháng 11 năm 2003 đã xây dựng được: 265.917m2
- Bảo đảm 100 phần trăm nhà ở, nhà kho, nhà xe, pháo đều “ngói háo”, nhà cơ bản
theo mẫu thiết kế của Bộ.
- 100 phần trăm bộ đội được sử dụng nước sạch, điện thắp sáng, quạt điện, gượng nằm
và ăn theo định suất.
- Sản xuất lương thực quy thóc: 9.067,80 tấn, thịt các loại: 3.617,25 tấn, cá: 1.800 tấn,
rau củ quả: 66.365,60 tấn đậu, lạc, vừng: 1.215,70 tấn. Trứng các loại: 3.676.200 quả,
hoa quả: 192 tấn, trồng rừng: 2.817,7ha, khoanh nuôi rừng: 5.400ha.
5. Hoạt động công tác đảng, công tác chính trị
- Công tác cán bộ: Đào tạo ở trường của Bộ 8.176 đồng chí (trong đó, đào tạo cán bộ
cao cấp 40, bổ túc cao cấp 49, đào tạo trung cấp 901, bổ túc trung cấp 874, đào tạo cao
học 41, nghiên cứu sinh 1, chuyên khoa 65, đào tạo sơ cấp 5.430, hoàn thiện phân đội
281, hoàn thiện đại học 494).
- Đào tạo và bổ túc cán bộ sơ cấp tại Trường Quân sự Quân đoàn: 12.435 đồng chí
(trong đó, đào tạo trung đội trưởng 2.976, đào tạo trung đội trưởng hưởng lương 227,
đào tạo trung đội trưởng phục vụ 37, hoàn thiện phân đội 86, đào tạo và chuyển loại
chính trị 743, bổ túc về chính trị 1.077, bổ túc về quân sự 969, trường Đảng 845, bổ túc
văn hóa 1.450, đào tạo sĩ quan dự bị 3.633.
- Kết nạp được: 24.837 đảng viên, phát triển: 12.882 đoàn viên.
- Đã có 17.500 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia giúp dân xóa đói giảm nghèo ở 15 xã đặc
biệt khó khăn, tham gia chống lũ, lụt được Chính phủ tặng bằng khen (năm 1986:
Trung đoàn 18 Sư đoàn 325).
- Giúp địa phương nạo vét kênh mương thủy lợi 136.500m2, làm đường giao thông liên
thôn xã 1.120km; tu sửa trường học, nhà trẻ mẫu giáo trị giá 950.000.000 đồng,
- Trợ cấp khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán gần 500 triệu đồng; khám chữa bệnh,
cấp thuốc miễn phí cho 25.500 lượt người; ủng hộ quỹ phòng chống lụt, bão thiên tai
338,5 triệu đồng; ủng hộ quỹ vì người nghèo, khuyến học, quỹ trẻ thơ, nạn nhân chất
độc màu da cam 668, 1 triệu đồng; tặng 3 nhà tình nghĩa cho 3 gia đình chính sách tiêu
biểu, trì giá 75 triệu đồng, tặng thiết bị trường học trị giá 185 triệu đồng.
- Tìm kiếm, quy tập đưa vào nghĩa trang và bàn giao cho địa phương 3.201 mộ hệt sĩ,
giải quyết 1.230 thương binh; nhận phụng dưỡng suốt đời 4 Bà mẹ Việt Nam anh
hùng. Vận động quyên góp xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" mỗi năm 200 triệu đồng.
II. NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ
- Quân đoàn và 63 tập thể trong Quân đoàn được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân, gồm: Quân đoàn, 4 sư đoàn, 2 lữ đoàn (Lữ đoàn
673 anh hùng trong thời kỳ đổi mới), 13 trung đoàn, 19 tiểu đoàn, 24 đại đội, 1 trung
đội Trong đó có Sư đoàn 324 (2 lần), trung đoàn 24 Sư đoàn 304 (2 lần), tiểu đoàn 1
Lữ đoàn 164 (2 lần), đại đội 2 tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 Sư đoàn 304 (2 lần). 28 cán
bộ, chiến sĩ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Quân đoàn được tặng:
+ 2 Huân chương Hồ Chí Minh (17-5-1975 và 21-12-1979).
+ 2 Huân chương Quân công hạng nhất (17-5-1975 và 10-5-1984).
+ 2 Huân chương Quân công hạng nhì (12-3-1979 và 1984).
+ 1 Huân chương Chiến công hạng nhất (1975).
+ 1 Huân chương Ăng Co (nước CHND Campuchia tặng ngày 29 tháng 4 năm 1983).
+ 1 Cờ "Tinh thần quốc tế vô sản trong sáng tuyệt vời" do nước CHND Campuchia
tặng tháng 2 năm 1979.
+ Nhiều phần thưởng cao quý, cờ thưởng luân lưu các loại do Chính phủ, Bộ Quốc
phòng tặng.
III. CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY QUÂN ĐOÀN VÀ CÁC CƠ QUAN
THUỘC BỘ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN QUA CÁC THỜI KỲ
(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Quansu/quandoan2/
Canbolanhdao-1.jpg)
(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Quansu/quandoan2/
Canbolanhdao-2.jpg)
(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Quansu/quandoan2/
Canbolanhdao-3.jpg)
(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Quansu/quandoan2/
Canbolanhdao-4.jpg)
IV. ĐƠN VỊ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN THUỘC
QUÂN ĐOÀN 2
(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Quansu/quandoan2/
Donvianhhung-1.jpg)
(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Quansu/quandoan2/
Donvianhhung-2.jpg)
(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Quansu/quandoan2/
Donvianhhung-3.jpg)
(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Quansu/quandoan2/
Donvianhhung-4.jpg)
V. ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN CÁC ĐƠN VỊ THUỘC
QUÂN ĐOÀN 2 (XẾP THEO THỜI GIAN PHONG TẶNG)
(http://i36.photobucket.com/albums/e48/thongdiepthoigian/Quansu/quandoan2/
Anhhunglllvt.jpg)

You might also like