TIẾNG VỌNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Cảm nhận về bài thơ “ Tiếng vọng” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Bài làm

Sự quý giá sinh mạng là một trong những đề tài muôn thuở của thi ca. Khi
nghe đến chủ đề này chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ “ Tiếng Vọng”
của nhà thơ tài ba Nguyễn Quang Thiều – là một trong những tác phẩm tiêu biểu
mà ông đã để lại cho đời. Thơ ông không nhiều nhưng mỗi tác phẩm mà ông để
lại đều ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Bài thơ đã thể hiện sự ân hận,
day dứt của nhân vật tôi vì sự êm ấm trong đêm giá rét mà đã mặc kệ mạng sống
của chú chim nhỏ, qua đó tác giả đã có suy ngẫm, bài học mang tính triết lí về trắc
nhân sinh trong cuộc sống.

Bài thơ “ Tiếng Vọng” được viết về một kỉ niệm rất thật của tác giả từ thời
ấu thơ – khoảng hơn 10 tuổi. Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ tiêu biểu trong nền
văn học hiện đại Việt Nam – văn thơ ông mạng đậm phong cách riêng, một giọng
điệu mới mẻ. Ông không chỉ là người tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là
cây viết văn xuôi giàu cảm xúc, bên cạnh đó ông còn là nhà báo tài ba. Tài năng
của ông lại một lần nữa khẳng định qua lời nhận xét của nhà thơ Nguyễn Duy: “
Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh
từng làm với tôi ở báo Văn Nghệ, thuở đó tôi còn thấy anh vẽ tranh. Nhưng ấn
tượng nhất với tôi vẫn là Nguyễn Quang Thiều thi sĩ – một thi sĩ nổi bật trong
làng thơ đương đại Việt Nam. Và đặc biệt tôi rất ấn tượng với quan niệm văn
chương của ông “ Điều quan trọng nhất của thơ là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại
nhất là thiếu trí tưởng tượng.”

Với lời thơ mang đậm chất tự sự, đoạn thơ đã thể hiện sự vô tâm, thờ ơ của
nhân vật tôi trước cái chết của chim sẻ.

“ Con chim sẻ nhỏ chết rồi


Chết trong đêm cơn bão về gần sáng

Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa

Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.”

Mở đầu bài thơ, tác giả lại mở ra một hình ảnh vô cùng đau thương “ chỉm
sẻ nhỏ chết rồi” lại còn “ chết trong đêm cơn bão”. Không một từ ngữ nào biểu lộ,
không một hình ảnh minh họa, chỉ là những lời tâm sự thôi nhưng lại truyền đạt
được những xúc cảm đến với độc giả. Từ “ chết” được lặp lại hai lần kết hợp từ “
rồi” như là một sự dằn vặt, hối hận, nó như tiêng nấc nghẹn của nhà thơ. Trước
cái chết đau đớn của chú chim, nhân vật tôi lại nằm trong chăn ấm, nệm êm mặc
kệ sự đập cánh kêu cứu của chim sẻ nhỏ. Con người bên trong êm ấm bao nhiêu
thì chú chim nhỏ bên ngoài càng phải chịu giá rét bấy nhiêu. Nhân vật tôi dường
như có thể cứu sống chim sẻ nhưng “sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi” khiến ông
cứ thế mà chìm vào giấc ngủ sâu. Chính vĩ lẽ đó mà nhân vật tôi đã hối hận, day
dứt, tự vằn vặt bản thân và cho mình là người đã phạm “ tội ác” – cướp đi sự sống
của chim sẻ nhỏ. Ngày qua ngày :

“ Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú

Không còn nghe tiếng cánh chim về

Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.

Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt”

Hình ảnh “ chiếc tổ cũ” đã gợi lại một không gian lạnh lẽo, đầy trống trãi và
mọi thứ dường như “ đã ngủ quên” nên xung quanh trở nên vắng lặng, im lìm
không còn nhộn nhịp như thường ngày. Nó nằm trơ trọi giữa bốn bề “ gió hú” như
xát muối vào nỗi đau trong lòng nhân vật tôi. Mới hôm nào, chú chim còn cất
giọng hót “ trong vắt” mà giờ đây đã “ chết ngắt” – một cái chết đau đớn tột
cùng.Vần “ ắt” được sử dụng rất hiệu quả, nó như ngọn giáo đầy sắc nhọn vô hình
cứ ngang nhiên xuyên qua trái tim dang dở của nhân vật trữ tình. Nó khiến trái
tim của nhân vật tôi đã vô cùng ân hận, day dứt nay lại càng cảm thấy tội lỗi hơn
một “ tội ác” không thể gội rửa được nữa.

Một con mèo hàng xóm lại tha đi

Nó để lại trong tổ những quả trứng

Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.”

Chú chim chết trong đêm giá rét đã vô cùng đau đớn vậy mà còn bị “ một
con mèo hàng xóm lại tha đi”. Chúng ta có thể cảm nhận được sự đớn đau không
xiết và dường như không có một từ ngữ nào có thể diễn ta được nỗi đau ấy. Nỗi
đau ấy càng gấp bội lần khi “ con mèo lại tha đi”. Người nghệ sĩ đã dùng hình ảnh
ấy để càng nhấn mạnh sự đau đớn của chú chim nhỏ chính là làm tăng sự day dứt,
ân hận của nhân vật tôi. Nhà thơ đã thật tinh thế khi xây dựng hình ảnh như vậy,
cái chết của chú chim mẹ đau đớn bao nhiêu thì nỗi day dứt trong lòng nhân vật
tôi càng lớn bấy nhiêu. Dù nỗi đau của nhân vật tôi vô hình, không được thể hiện
rõ trong đoạn thơ nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Quang Thiều nó đã đọng lại
trong lòng độc giả một cách sâu sắc, độc đáo. Cái chết của chim mẹ đã để lại “
những quả trứng”, “ những chim non mãi mãi chẳng ra đời”. Điệp từ “ mãi mãi”
đã càng khẳng định, nhấn mạnh lần nữa đã hết hi vọng để những quả trứng nở, để
những chú chim non nhìn thấy ánh sáng đầu tiên của bầu trời xanh ngắt. Chúng ta
hãy tự hỏi xem, nếu không có sự nuôi nấng, dạy dỗ của mẹ thì làm sao có chúng
ta của ngày hôm này, huống chi những chú chim con chưa kịp chào đời thì làm
sao có thể một mình chống chọi với “ cơn bão” của đời mình mà không có hơi
ấm, bảo vệ của chim mẹ. Một khi chim mẹ đã chết thì dường như sự sống của
những thiên thần nhỏ chưa kịp chào đời đã vơi đi một nửa, khó mà sống sót trong
cuộc sống đầy khắc nghiệt.
Chính những tiếng cánh chim đập, cái chết đau đớn của chim mẹ dường như
đã ám ảnh triền mien trong tâm trí nhân vật tôi:

“ Đêm đêm tôi vừa chợp mắt

Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh

Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.”

Sự mất mát của chú chim sẻ nhỏ không thấm đẫm gì với quy luật tự nhiên
nhưng cũng đủ làm dày vò nhà thơ trong cả giấc ngủ. Cứ đêm đến, tiếng đập cửa
đầy đau đớn, khẩn cầu của chú chim mẹ cứ liên tục thường trực trong tâm trí của
nhân vật tôi. Sự thật đau lòng rằng “cái lạnh giá rét của mùa đông không đáng sợ
bằng cái lanhj của lòng người”. Tiếng đập cửa cầu cứu của chim mẹ đã ám ảnh
nhân vật tôi rồi, vậy mà những tiếng lăn của những quả trứng như âm thanh gọi
mẹ đầy tha thiết lại vang lên làm cho nỗi đau, ân hận càng dâng lên gấp bội lần.
Đây chính là “ tiếng vọng” của lương tâm, của sự dằn vặt trong tâm hồn. Thi dĩ
thật tinh tế khi sử dụng biện pháp tu từ so sánh kết hợp với nói quá “ tiếng lăn như
đá lở trên ngàn” đã khẳng định, nhấn mạnh lại nỗi ám ảnh to lớn, khủng khiếp mà
nhân vật tôi phải chịu đựng trong suốt những đêm dài.

Bài thơ đã thể hiện tài năng xuất sắc trong ngòi bút của Nguyễn Quang
Thiều. Ngôi kể thứ nhất được sự dụng tinh tế, làm cho câu chuyện trở nên chân
thật hơn và nhân vật thể hiện suy nghĩ tình cảm của mình. Tác giả đã đưa vào thơ
hình ảnh giản dị, gần gũi nhưng lại lấy đi nhiều nỗi buồn của độc giả . Sự khéo
léo của nhà thơ khi sử dụng lựa chọn ngôn ngữ chọn lọc, cách gieo vần với lời thơ
mang đậm chất tự sự. Bên cạnh đó, thi nhân đã kết hợp hài hòa cách biện pháp tu
từ so sánh, nói quá,… và giọng thơ trầm buồn khiến cho độc giả không bao giờ
quên được. Qua đó, người nghệ sĩ đã vô cùng thành công trong việc xây dựng câu
chuyện tự sự bằng thơ một cách độc đáo.

Với lời thơ mang đậm chất tự sự, Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa sâu sắc
nỗi day dứt của nhân vật tôi qua đó ông đưa ra tư tưởng, thông điệp đến với độc
giả. Nhà thơ như muốn chúng ta phải đối trân trọng mọi thứ xung quanh mình từ
thiên nhiên đến động vật.. Trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với những khó
khăn, thử thách khi đó ta cần một người để hỗ trợ, giúp đỡ và ngược lại người
khác cũng vậy. Nếu chúng ta giống như nhân vật tôi bỏ rơi chú chim sẻ nhỏ giữa
trời giá rét thì liệu chúng ta có cảm thấy thảnh thơi, hạnh phúc hay không? Rồi
liệu có ai giúp đỡ khi ta gặp khó khăn hay không? Chắc hẳn là không bởi vì cho
đi yêu thương thì mới nhận lại yêu thương. Từ câu chuyện trên, ta thức tỉnh bản
thân, soi rọi lại bản thân mình để rồi lan tỏa tình yêu thương đến mọi người xung
quanh. Và hơn nữa, mỗi chúng ta hãy học cách cho đi vì người khác để nhận lại
niềm vui, tâm hồn thanh thản, bơi vì đây chính là quy luật của cuộc sống “gieo
nhân nào gặt quả ấy”.

Với tài năng của Nguyễn Quang Thiều kết hợp với giọng thơ trầm buồn đã
thể hiện nỗi day dứt của nhân vật tôi và bài học bài nhà thơ gửi gắm. Bằng chính
trải nghiệm của mình, thi sĩ đã lấy đi biết bao nỗi buồn trong tâm hồn người độc.
Hiểu được điều đó, chúng ta hãy yêu thương và trân trọng những điều nhỏ nhặt
nhất vì “ vạn vật đều hữu linh” và trao đi tình yêu thương đến mọi người.

You might also like