Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU “MIGHT”


1. Cách dùng
Chúng ta thường dùng might để nói về cơ hội (khả năng) điều gì đó sẽ xảy ra hay thành sự
thật (mang tính phỏng đoán).
2. Cấu trúc:
a. Câu khẳng định: S + might + V nguyên thể
Ví dụ:
We may go climbing in the Alps next summer. (Chúng ta có thể sẽ đi leo núi ở dãy Alps mùa
hè tới.)
Peter might phone. If he does, ask him to ring later. (Peter có thể gọi. Nếu anh ấy gọi, hãy
bảo anh ấy gọi lại sau.)
b. Câu phủ định: S + might not + V nguyên thể
Chú ý: might not không có dạng viết tắt
Ví dụ:
You might not win him in the competition. ( Bạn có thể không thắng anh ta trong cuộc thi.)
He might not revise for the next exam. ( Anh ấy có thể sẽ không ôn tập cho kỳ thi tiếp theo.)
c. Câu nghi vấn: Might + S + V nguyên thể?
Ví dụ:
Might you go camping? (Cậu có thể đi cắm trại chứ?)
Might your family go to London next summer? (Gia đình bạn sẽ đi London vào mùa hè tới
chứ?)
3. Dấu hiệu nhận biết
Cấu trúc might + V để diễn tả khả năng trong tương lai có dấu hiệu nhận biết tương đối
giống với cấu trúc will + V (diễn tả hành động sẽ xảy ra trong tương lai)
- tomorrow: ngày mai
- next day: ngày hôm tới
- next week/ next month/ next year: Tuần tới/ tháng tới/ năm tới
Trong câu có những động từ chỉ quan điểm như:
- think/ believe/ suppose/ …: nghĩ/ tin/ cho là
- perhaps: có lẽ
- probably: có lẽ
J. CONDITIONAL TYPE 1 (CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1)
1. Định nghĩa câu điều kiện
Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra
khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):
- Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện
- Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính.
1
Ví dụ: If it rains, I will stay at home. (Nếu trời mưa, tôi sẽ ở nhà)
(Mệnh đề điều kiện - mệnh đề chính)
Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chổ cho nhau được: nếu mệnh đề chính đứng
trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa.
Ví dụ: You will pass the exam if you work hard. (Bạn sẽ vượt qua kỳ thi nếu bạn học tập
chăm chỉ.)
=> If you work hard, you will pass the exam. (Nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kỳ
thi.)
2. Câu điều kiện loại 1
a. Cách dùng
Câu điều kiện loại I còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại, dùng để diễn tả điều
kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
b. Cấu trúc
If + S + V (s,es), S + will + V nguyên thể
Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng
thì tương lai đơn.
If + S + V hiện tại đơn, S + V tương lai đơn
Ví dụ:
If you come into my garden, my dog will bite you. (Nếu anh vào vườn của tôi, con chó của
tôi sẽ cắn anh đó.)
If it is sunny, I will go fishing. (Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.)
K. ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU: COULD
1. Cấu trúc
a. Câu khẳng định: S + could + V nguyên thể
Ví dụ: She could swim at that age of 7. (Cô ấy có thể bơi khi mới 7 tuổi.)
He could remember better when he was young. (Anh ấy có thể nhớ tốt hơn khi anh ấy còn
trẻ.)
b. Câu phủ định: S + could not/ couldn’t + V nguyên thể
Ví dụ: He couldn’t read until he was 6. (Anh ấy không thể đọc cho đến khi 6 tuổi.)
She couldn’t sleep before 10 p.m. (Cô ấy không thể ngủ trước 10 giờ tối.)
c. Câu nghi vấn: Could + S + V nguyên thể?
Yes, S + could./ No, S + couldn’t.
Ví dụ: Could you ride a bike when you were in Year 5? (Bạn có thể đi xe đạp khi bạn học
lớp 5 không?)
Yes, I could/ No, I couldn’t. (Có, tôi có thể / Không, tôi không thể.)
2. Cách dùng
“could” là dạng quá khứ của “can”, dùng để diễn tả khả năng bản thân làm được điều gì
trong quá khứ
2
When I lived in Lao cai, I could go jogging in the morning. (Khi tôi sống ở Lào Cai, tôi có
thể chạy bộ vào buổi sáng.)
At the age of 21, she could drive a car. (Năm 21 tuổi, cô có thể lái ô tô.)
Chú ý: Trong nhiều trường hợp , ta cũng dùng Could you ở câu nghi vấn để diễn tả lời mời,
lời đề nghị
Ví dụ: Could you show me the way? (Xin vui lòng cho tôi hỏi thăm đường?)
Could you please show me the way? (Xin vui lòng cho tôi hỏi thăm đường?)
L. WILL BE ABLE TO
1. Cấu trúc
a. Câu khẳng định: S + will be able to + V nguyên thể
Ví dụ: She will be able to swim at that age of 7. (Cô ấy sẽ có thể bơi khi 7 tuổi.)
b. Câu phủ định: S + won’t be able to + V nguyên thể
Ví dụ: She won’t be able to visit Korea next year. (Cô ấy sẽ không thể đến thăm Hàn Quốc
vào năm tới.)
c. Câu nghi vấn: Will + S + be able to + V nguyên thể?
Yes, S + will./ No, S + won’t.
Ví dụ:
Will she be able to pass the exam? (Liệu cô ấy có thể vượt qua kỳ thi?)
Yes, she will/ No, she won’t. (Có, cô ấy sẽ / Không, cô ấy sẽ không.)
2. Cách dùng
“will be able to” dùng để diễn tả khả năng bản thân làm được điều gì trong tương lai
Ví dụ: He will be able to drive a car next year. (Anh ấy sẽ có thể lái một chiếc xe hơi vào
năm tới.)

You might also like