ĐỀ CƯƠNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

1.

Bản chất hiện tượng tâm lý người


 Định nghĩa
- Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh
và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng
người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội.
- Hiện tượng tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não,
mang tính chủ thể và có bản chất lịch sử xã hội
 Điều kiện nảy sinh tâm lí người
- Có điều kiện khách quan
- Có não và não phát triển bình thường, Nếu như não người k phát triển
bình thường thì cx không thể nảy sinh tâm lí đươc
- Có sự tác động giữa 2 hệ thống
 Bản chất
o Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não
 Tâm lý con người không phải do thượng đế, do trời sinh ra cũng
không phải do não tiết ra như gan tiết ra mật mà là sự phản ánh
thế giới khách quan đó vào não con người thông qua “lăng kính
chủ quan” là đời sống của mỗi cá nhân.
 Phản ánh là sự tác động qua lại giữa 2 hay nhiều hệ thống tác
động vào nhau và để lại dấu vết trên nhau.
Ví dụ như phấn viết lên bảng, phấn mòn đi, bảng hiện chữ hay là
dùng tay đấm vào tường
Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và cơ sự chuyển hóa
lẫn nhau từ phản ánh cơ học, vật lý, hóa học đến phản ánh sinh
học và phản ánh xã hội.
 Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt, nó không phải là
sự phản chiếu thụ động mà phản ánh tâm lý vô cùng phong phú,
đa dạng, phức tạp và mang tính tích cực.
ví dụ: hình ảnh tâm lý về một tên tội phạm trong đầu chúng ta
khác xa về chất so với hình ảnh vật lý của chính tên tội phạm đó ở
trong gương.
Sở dĩ phản ánh tâm lý là một dạng phản ánh đặc biệt vì đó là sự
tác động của hiện thực khách quan vào bộ não – tổ chức cao nhất
của vật chất. Tâm lý là chức năng của não. Không có não thì
không có tâm lý. Hoạt động của não là cơ sở sinh lý thần kinh của
các hiện tượng tâm lý. Tất cả quá trình tâm lý từ đơn giản đến
phức tạp đều xuất hiện trên cơ sở hoạt động của não.
o Tâm lý mang tính chủ thể
 Cùng nhận sự tác động của thế giới, về cùng một hiện thực khách
quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm
lý với những mức độ sắc thái khác nhau.
Ví dụ chẳng hạn như khi chúng ta đang đi trên đường và gặp một
vụ tai nạn thì có người sẽ đứng lại xem tình hình thế nào, có
người giúp đỡ nhưng có người lại không quan tâm dửng dưng đi
tiếp.
 Khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy
nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh
khác nhau, với trạng thái cơ thể khác nhau, có thể cho ta thấy mức
độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.
Ví dụ chẳng hạn như mỗi sáng chúng ta đều đặt báo thức là 6h để
dậy đi học nhưng nếu mà hôm qua chúng ta đi ngủ sớm và có
nhiều điều là chúng ta vui vẻ thì sáng hôm đấy khi nghe tiếng
chuông báo thức chúng ta sẽ thức dậy ngay là chuẩn bị để đi học
nhưng nếu mà tối hôm qua chúng ta đi chơi về khuya thì lúc nghe
tiếng chuông báo thức chúng ta sẽ cảm thấy không muốn thức dậy
và đôi lúc cảm thấy phiền, bực bội khi bị đánh thức.
 Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm
nghiệm và thể hiện nó rõ nhất và thông qua các mức độ, sắc thái tâm
lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ và hành vi khác nhau đối với
hiện thực.
Cùng một hành động là xả rác, nếu đi trên đường gặp một người xả
rác đúng nơi quy định, cảm thấy có thiện cảm nhưng gặp người vứt
rác bừa bãi thì cảm thấy khó chịu, nhắc nhở.
? Tại sao tâm lý người mang tính chủ thể
Vì con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội.
- Về mặt tự nhiên, mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan,
hệ thần kinh khác nhau, các yếu tố về sinh học mỗi người khác nhau
- Về mặt xã hội, mỗi người có hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục ,
nghề nghiệp, vốn kiến thức, thời đại lịch sử khác nhau do đó những
biểu hiện của mỗi người là khác nhau.
Ví dụ đối với ông bà chúng ta sống ở thời kì trc nên thái độ với việc
ăn cơm trước kẻng rất gay gắt nhưng mà đối với chúng ta thế hệ gen
Z ngày nay cảm thấy chuyện đấy rất bình thường.
- Do mức độ tích cực, hoạt động, giao lưu trong cuộc sống khác nhau
( tại sao covid mà người stress người thì không)
o Tâm lý con người mang bản chất xã hội lịch sử
 Tâm lý con người mang bản chất xã hội
 Tâm lý có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội. Nguồn
gốc của tâm lý là thế giới khách quan, nội dung của tâm lý là
các mối quan hệ xã hội.
 Tâm lý con người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của
con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người bao giờ
cũng phải sống trong xã hội nhất định, không có con người nào
tồn tại ngoài xã hội và tách khỏi điều kiện sống xã hội.
Ví dụ: câu chuyện về cô gái amala và chi gái kamala được tìm
thấy trong hang động của những con sói, họ có những cử chỉ
các ăn uống và thói quen đếu giống hệt sói. Sau khi được mục
sư Singh phát hiện và đưa về nuôi dưỡng thì không lâu sau cô
bé amala bị ốm và chết.
 Tâm lý mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội tiếp thu
vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội, thông qua hoạt
động và giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt
động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người
trong xã hội có tính quyết định
 Tâm lý người mang tính lịch sử
 Tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi
cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân và lịch sử dân tộc và
cộng đồng. Ở những xã hội lịch sử khác nhau thì tâm lý của
con người mang đặc trưng của giai đoạn đó (tâm lý về ăn cơm
trước kẻng ở những thời kì khác nhau thì thái độ khác nhau
hoặc thái độ về giới tính thứ 3)
Chứng minh tâm lí người là sự phản ánh của hiện thực khách quan thông
qua chủ thể?
-Hiện thực khách quan: là những cái tồn tại xung quanh chúng ta, không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
-Phản ánh là việc để lại dấu vết của sự vật này lên sự vật khác khi hai vật tác
động với nhau.
-Hiện thực khách quan phản ánh vào não người thông qua lăng kính chủ quan
nảy sinh ra hiện tượng tâm lý. Hiện thực khách quan tác động vào hệ thần
kinh, bộ não con người - tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và
bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan tạo ra
trên não hình ảnh tinh thần ( hình ảnh tâm lí ). Hình ảnh tâm lí mang tính sinh
động, sáng tạo và mang tính chủ thể.
-Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý : Cùng nhận sự tác động của thế giới, về
cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhaucho ta những
hình ảnh tâm lý với những mức độ khác nhau. Cùng một hiện thực khách quan
tácđộng đến 1 chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau, hoàn cảnh
khác nhau và trạng thái tinh thần, cơ thể khác nhau thì mức độ biểu hiện và sắc
thái tâm lí của chủ thể khác nhau
.-Nguyên nhân của sự khác nhau là do mỗi người có những đặc điểm riêng về
hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, điều kiện giáo dục
khác nhau và mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, giao lưu khác
nhau trong cuộc sống, vì vậy, tâm lí người này khác người kia.
Rút ra một số kết luận -Tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới khách quan, vì
thế khi ngiên cứu cũng như khi hình thành cải tạo tâm lý phải nghiên cứu hoàn
cảnh con người đó sống và hoạt động.
-Tâm lý người mang tính chất chủ thể, nên trong giáo dục, quản lý con người
phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng.
-Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động
và giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý người
2. Ý thức là phản ánh của phản ánh
 Định nghĩa
Ý thức là năng lực hiểu được các tri thức về thế giới khách quan mà con
người tiếp thu được và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong chính
bản thân mình nhờ đó con người có thể cải tạo thế giới khách quan và
hoàn thiện bản thân mình.
 Ý thức phản ánh những sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách
quan chứ không phải là cái gì siêu nhiên từ không trung nhập vào đầu
chúng ta. Các quá trình nhận thức mang lại cho ta hiểu biết về thực tại
khách quan. Ý thức là năng lực hiểu biết được các hiểu biết đấy.
Quá trình nhận thức cảm tính mang lại cho chúng ta những tài liệu đầu
tiên cho ý thức, là tầng thấp nhất của ý hức. Quá trình nhận thức lý tính là
bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ý thức đem lại cho con người những
hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan. Trên cơ sở nhận thức
về thế giới khách quan hay chính bản thân mình mà con người tỏ thái độ
đối với đối tượng nhận thức.
3. Tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có
sự cái biến và sáng tạo.
4. Mối quan hệ giữa ý thức và vô thức.
- Ý thức giúp kiểm duyệt, kiềm chế hành vi được thúc đảy bởi các
hành động vô thức
Ví dụ như trong môi trường quân ngũ, mặc dù buổi sáng sớm chúng ta
rất buồn ngủ, muốn ngủ thêm nhưng khi nghe tiếng chuông báo thức của
toàn đơn vị chúng ta vẫn thức dậy đúng giờ và thực hiện một cách
nghiêm túc.
- Ý thức có thể được biểu hiện thông qua vô thức
Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường có câu nói: có tật giật mình.
ở đây tật dùng để chỉ một điểm yếu một sự việc nào đó mà chúng ta
muốn che giấu thế nhưng nó có thể đực bộc lộ thông qua giật mình một
phản ứng vô thức. Trong giao tiếp, những phản ứng cảm xúc biểu hiện
qua ánh mắt, nét mặt giọng ns, lời nói bộc phát tưởng như vô tình nhưng
có thể ẩn chứa những thông tin mà chúng ta quan tâm. ( ứng dụng trong
việc điều tra tội phạm
Chẳng hạn như khi chúng ta nói dối một ai đó. Chúng ta có ý thức rằng
mình muốn che giấu sự việc nên mới nói dối nhưng khi bị hỏi lại chúng
ta thường nói năng lắp bắp hoặc đỏ mặt, đỏ tai.
- Ý thức và vô thức có thể chuyển hóa cho nhau
Giữa ý thức và vô thức khong tồn tại một ranh giới rõ ràng. Chúng vừa
đối lập, vừa hỗ trợ, thống nhất với nhau, cùng nhau điều hành hành vi,
hoạt động của con người. Mối quan hệ chặt chẽ này chính là cơ chế giúp
cho đời sống tinh thần của chúng ta cân bằng, không căng thẳng quá tải.
Ví dụ về việc học bảng cửu chương
Ví dụ: đan len nhiều quá trở nên quen và có thể vừa đan len vừa xem tivi
Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm
lý người.
Vai trò của hoạt động với sự hình thành và phát triển tâm lí người :
-Theo tâm lí học, hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hoạt
động là mối quan hệ tác động qua lại của con người với thế giới từ đó tạo ra sản phẩm
cho cả thế giới và con người.
-Hoạt động đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của tâm lí người
thông qua 2 quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa
+ Quá trình đối tượng hóa : chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm hoạt
động. Từ đó tâm lí người được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình tạo ra sản
phẩm.
+ Quá trình chủ thể hóa : thông qua hoạt động, con người tiếp thu tri thức, đúc rút ra
những kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tượng.=> Kết luận :
+ Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phất triển tâm lí người.
+ Sự hình thành và phát triển tâm lí người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của từng
thời kỳ.
+ Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng phong phú trong cuộc sống và công việc
+ Tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.
* Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí người :
-Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội
+ Nếu không có giao tiếp, con người không thể phát triển bình thường. Nếu không có
giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự
rằng buộc, liên kết với nhau.
+ Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được nhu cầu, tư tưởng, tình cảm... của đối
tượng giao tiếp => chủ thể đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích giao tiếp. Từ đó tạo
nên các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, nhóm với
nhóm, nhóm với cộng đồng...VD: cô bé khi sinh ra được chó sói nuôi, đi bằng bốn chân,
ăn thịt sống, sợ người, sống ở trong hang, cách cư xử giống tập tính của chó sói.
-Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người khi tồn tại đến khi mất đi
+ Con người cần giao tiếp để thảo mãnnhững nhu cầu của bản thân. Ở đâu có con người,
ở đó có sự giao tiếp giữa người với người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và
phát triển của con người.
+ Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng
giaotiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và công việc, thỏa mãn những
nhu cầu, hứng thú cảm xúc tạo ra.
+ Giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ và làm việc cùng nhau.
-Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệxã hội, lĩnh hội nền văn
hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
+ Qua giao tiếp con người điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã
hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực
.+Con người tiếp thu văn hóa xã hội, lịch sử và biến nó thành kinh nghiệm, vốn sống
cho bản thân.
+ Nếu con người trong xã hội không giao tiếp với nhau thì xã hội sẽ không thể tiến bộ,
con người cũng không thể tiến bộ lên được
.-Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức
+ Qua giao tiếp con người tự đánh giá bản thân trên cơ sở đánh giá của người khác và tự
điều khiển hành vi của mình theo mục đích tự giác.
+ Cá nhân tự ý thức được bản thân mình, so sánh với người khác để nhận ra điểm mạnh,
điểm yêu của mình, phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình.=> Kết luận :
+ Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triền tâm lí, nhân cách
con người.
+ Cần rèn luyện các kĩ năng giao tiếp
Phân biệt ý thức và vô thức
Ý thức Vô thức
Định nghĩa Là năng lực hiểu biết Là tập hợp những hiện
được các tri thức về thế tượng, hành vi mà chủ
giới khách quan mà con thể không có nhận thức,
người tiếp thu được không tỏ được thái độ,
Năng lực hiểu biết được không thực hiện sự
thế giới chủ quan trong kiểm tra có chủ ý
chính bản thân mình
 cải tạo thế giới
khách quan, hoàn thiện
bản thân
1. Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não
Đúng
- Tâm lý là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Muốn có tâm lý
cần có 2 điều kiện:
 Hiện thực khách quan tác động
 Hoạt động bình thường của não bộ con người
Phản ánh tâm lý lag một hình thức phản ánh đặc biệt và chỉ những sinh vật
có hệ thần kinh và có não mới có phản ánh tâm lý. Trong quá trình sống và
hoạt động của con người, các sự vật hiện tượng trogn thế giới tác động vào
con người được hệ thần kinh, não tiếp nhận và nhờ hoạt động phân tíchm
tổng hợp của não mà xuất hiện những hình ảnh tâm lý về thế giới khách
quan.
2. Tâm lý mang tính chủ thể
Đúng
- Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan, nó không đơn giản thụ
dộng mà hình ảnh hiện thực khách quan được cải biến trong thế giới nội
tâm. Tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan, nó không
những phụ thuộc vào bản thân hiện thực khác quan mà còn phụ thuộc
vào đặc điểm của người phản ánh.
- Tính chủ thể của tâm lý thể hiện
 Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào những người khác nhau
sẽ cho những hình ảnh tâm lý khác nhau về mức độ và sắc thái.
 Cùng một sự vậtm hiện tượng tác động và cùng một con người
nhưng ở thời điển khác nhau có thể cho những hình ảnh tâm lý
khác nhau.
- Tâm lý mang tính chủ thể cho nên mỗi người luôn có những nét riêng
giúp ta phân biệt được người này với người khác.  cần biết tôn trọng
cái riêng của người khác, ko đòi hỏi người khác có suy nghĩ, mong
muốn, hành động như mình.
Phân hóa cách ứng xử cho phù hợp từng đối tượng.
ứng dụng trong hoạt động điều tra: nghiên cứu tâm lý của từng bị can để
có cách điều tra hợp lí.
3. Tâm lý mang bản chất xã hội – lịch sử
Đúng
- Bản chất xã hội thể hiện: tâm lý có nguồn gốc xã hội và mang nội dugn
xã hội.
 Sự tồn tại và phát triển tâm lý luôn gắn với sự tồn tại và phát triển
của cộng đồng xã hội.
 Tâm lý mang nội dung xã hội:
 Chịu sự quy định của các QHXH mà họ tham gia. Các
QHXH mà cá nhân tham gia luôn để lại những dấu ấn nhất
định trong tâm lý của họ. Ví dụ như khi chúng ta tham gia
vào những hoạt đông khác nhau thì tâm lý của chúng ta
khác nhau
- Bản chất lịch sử
 Luôn vận hành, biến đổi. Thế gới xung quanh vận động, phát triển
không ngừng. Tâm lý con người là sự phản ánh thế giới xung
quanh cũng không ngừng vận động, phát triển. Khi chuyển qua
một thời kỳ lịch sử khác nhau, những biến đổi XH sớm muộn sẽ
dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, tình cảm, ý chí ,.. của
con người.
4. Các thuộc tính tâm lý cá nhân là sự phản ánh những sự vật, hiện tượng
đang tác động trực tiếp vào các giác quan
Sai
Thuộc tính tâm lý là hiện tượng tâm lý được lặp đi lặp lại nhiều lần trong
thời gian dài, tương đối ổn định giúp phân biệt nười này và người khác.
Thuộc tính tâm lý cá nhân được hình thành trong thời gian dài qua quá trình
hoạt động và quan hệ xã hội, nó không gắn trực tiếp với hẳn một sự vật,
tình huống cụ thể nào mà được xây dựng dựa trên một chuỗi các sự kiện
xảy ra ở bên ngoài thế giới khách quan. Những sự kiện đó tạo nên các hiện
tượng tâm lý nhất định. Sự lặp lại nhiều lần của các hiện tượng đó tạo nên
thuộc tính tâm lý cá nhân.
Ví dụ năng lực là thuộc tính tâm lý cá nhân.
5. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý bền vững, ổn định
nhất trong các loại hiện tượng tâm lý con người.
Sai
6. Quá trình tâm lý là hiện tượng tâm lý diên ta tương đối ngắn, có mở
đầu diễn biến và kết thúc rõ ràng
Đúng
7. Sự khác nhau giữa hình ảnh cuốn sách trong gương và trong não người
- Tuy cùng là phản ánh cuốn sách để có hình ảnh trong gương và trong
não người nhưng là hai hình thức phản ánh khác nhau
 Phản ánh vật lý / phản ánh tâm lý
 Phản ánh gương là cứng nhắc, máy móc dập khuôn bên ngoài ntn
thì trong gương như vậy / phản ánh trong não người hết sức cơ
động, linh hoạt và phong phú.
 Phản ánh thụ động, sao chép / có đánh giá tỏ thái độ
 Phản ánh một lần, ko để lại dấu vết, bỏ cuốn sách ra khỏi gương
thì biến mất. / phản ánh có để lại dấu vết hình ảnh cuốn sách vẫn
còn trong não ta dù không còn ở trước mặt ta.
8. Tâm lý người được thể hiện qua sản phẩm hoạt động
Đúng
Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não, mang tính chủ thể và
có bản chất xã hội – lịch sử
Tâm lý chỉ có được khi con người tham gia vào hoạt động xã hội. Thực tế
cho thấy ai tham gia vào nghề nghiệp nào với những thời gian lâu dài thì có
sự thích nghi với công việc đó.
9. Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người.
Đúng
10.Ý thức là sự phản ánh của phản ánh
Đúng
Thế giới khách quan được con người phản ánh bằng những hình ảnh tâm lý
chân thực. Đây là lần phản ánh thứ nhất.
Những hình ảnh tâm lý đó được con người phân tích đánh gia tỏ thái độ và
từ đó con người có được những thông tin, nhận định để tác động tới thế
giới khách quan thay đổi cải tạo nó đồng thời hoàn thiện bản thân. Đây là
lần phản ánh thứ 2.
11. Nhân tố lao động và ngôn ngữ là hai nhân tố tác động trực tiếp đến sự
hình thành ý thức loài người
Đúng
Trong quá trình hình thành ý thức, yếu tố sinh học tạo khả năng cho sự xuất
hiện ý thức loài người chứ k phải là nguyên nhân trực tiếp. Mà nhân tố trực
tiếp là lao động và ngôn ngữ.
Con người khác với động vật ở chỗ là con người có lao động. Động vật chỉ
sử dụng cái sẵn có trong tự nhiên còn con ng nhờ có lao đông bt chế tạo ra
công cụ, tác động tư nhiên, thỏa mãn nhu cầu của mình
12. Hoạt động là phương thức tồn tại và phát triển của con người
Đúng
- Hoạt động là sự tác động có mục đích, có chủ định của con người đến
thế giới khách quan nhằm thỏa mãn lợi ích nhất định của cá nhân hoặc
xã hội.
- Chính trong quá trình tác động vào thế giới khách quan đó tâm lý của
con người sẽ hoàn thiện và phát triển
13. Tất cả các hành vi mang tính ổn định đều trở thành nét tính cách cá
nhân
Sai
Hành vi là..
Nét tính cách là đặc trưng tâm lý điển hình thể hiện thái độ nhất định của cá
nhân trong những hoàn cảnh nhất định.
Trong thực tế có những hành vi của con người được lặp đi lặp lại nhiều lần
trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau nhưng phải là phương thức
hành vi điển hình và thể hiện thái độ nhấ định của cá nhân thì mới trở thành
nét tính cách.
Ví dụ việc thường xuyên uống trà sữa thì k thể trở thành nét tính cách
Mà Thường xuyên giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
14.

You might also like