Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và tăng NSLĐ nông nghiệp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và tăng NSLĐ nông nghiệp:

1. Cơ sở lý thuyết:

Trên thế giới phân tích tăng trưởng từ góc độ đóng góp của các nhân tố sản xuất. Một số lý thuyết
tăng trưởng kinh tế sử dụng trong đề tài : Harrod- Domar, Solow, thể chế của North Douglas.

a) Lý thuyết Harrod-Domar: Harrod-Domar cho rằng nguồn gốc tăng trưởng kinh tế chính là
lượng vốn sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia. Tốc độ tăng
trưởng phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm hoặc ICOR hoặc phụ thuộc vào cả 2 yếu tố trên. Nói
cách khác, tăng trưởng GDP có quan hệ dương với tỷ lệ tiết kiệm và quan hệ nghịch với ICOR.
b) Mô hình tăng trưởng tân cổ điển (solow): Đây là mô hình lý thuyết căn bản cho nghiên cứu
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Mô hình này được phát triển bởi nhà kinh tế học Robert
Solow của Viện công nghệ Massachusset (MIT). Mô hình này cho biết: tiết kiệm, tăng dân số
và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng
của 1 nền kinh tế theo thời gian.
c) Thể chế và tăng trưởng kinh tế: Dựa trên lý thuyết của Douglass North và các yếu tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp, thể chế bao gồm các thể
chế chính thức và phi chính thức, có vai trò quan trọng trong giảm bất định và rủi ro của giao
dịch kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo các cách tiếp cận từ các lý thuyết tăng trưởng trên , những nhân tố cơ bản tác động đến
tăng trưởng NSLĐ nông bao gồm: Nhóm nhân tố nguồn lực, nhóm nhân tố chính sách và nhóm
các nhân tố khác. Các nhóm nhân tố này cùng tác động trước hết vào ngành nông nghiệp và thúc
đẩy chuyển dịch lao động trọng nội bộ ngành và từ ngành sang các ngành nghề phi nông nghiệp
có thu nhập cao hơn tạo động lực thúc đẩy NSLĐ nông nghiệp hiệu quả cao và ổn định hơn.

2. Nhóm nhân tố nguồn lực:

a) Đất đai: Đất là tài nguyên đặc biệt, nền tảng cho mọi hoạt động kinh tế xã hội. Trong nông-lâm
nghiệp, đất là yếu tố sản xuất quan trọng, tác động đến tăng trưởng và hạn chế sự tăng trưởng
của ngành. Việt Nam có thế mạnh về đất đai nhưng NSLĐ trong nông nghiệp còn thấp một phần
do vấn đề manh mún đất đai, hạn chế ứng dụng khoa học kỹ thuật và khai thác quy mô.

b) Nguồn lực lao động: Chất lượng lao động trong ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng,
đặc biệt là trong ứng dụng khoa học công nghệ. Lao động có trình độ cao sẽ tiếp thu và ứng dụng
công nghệ hiệu quả, tạo ra giá trị sản xuất cao hơn.

c) Vốn đầu tư: Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng trong sản xuất, tạo cơ sở sử dụng công nghệ tiên
tiến và tạo việc làm. Đầu tư lớn giúp sử dụng máy móc hiện đại, nâng cao NSLĐ. Đối với nông
nghiệp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ giúp tăng NSLĐ, dẫn đến tăng sản
lượng và tăng giá trị sản xuất.

d) Khoa học và công nghệ nông nghiệp: Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo ra ngày
càng nhiều các giống cây trồng, con vật nuôi có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và đặc
biệt là có thời gian gieo trồng hoặc nuôi dưỡng ngắn. Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông
nghiệp tăng NSLĐ, giảm bớt lực lượng lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, việc tăng
hàm lượng khoa học công nghệ có thể làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến giá trị đầu ra và gây rủi
ro. Do đó, cần lựa chọn khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất.

3. Nhóm các yếu tố chính sách


a) Chuyển dịch cơ cấu: Các nghiên cứu từ Schumpeter đến Todaro và Park S.S đã đưa ra các
quan điểm về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng nguồn nhân lực
(NSLĐ) trong ngành nông nghiệp. Theo các nhà nghiên cứu này, việc chuyển dịch nguồn lực từ
một ngành sang ngành khác có thể tăng hiệu suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng NSLĐ. Tuy
nhiên, sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng giữa các phân ngành trong ngành công nghiệp cũng
góp phần tạo ra quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Ngoài ra, di chuyển lao động
từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp được xem là cách tăng NSLĐ và thúc đẩy
tăng trưởng NSLĐ bằng cách tạo ra sự dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp. Tóm lại, các
lý thuyết này đều nhấn mạnh vai trò tích cực của chuyển dịch cơ cấu lao động trong việc nâng
cao NSLĐ và hiệu suất lao động trong ngành nông nghiệp.

b) Nhân tố chính sách: Cải thiện nâng cao NSLĐ nói chung và trong nông nghiệp nói riêng phụ
thuộc rất lớn vào cơ chế, chính sách của Nhà nước. Các chính sách này tạo có ảnh hưởng nhất
định đến tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng nông nghiệp nói riêng. Chính sách ngành
trong nông nghiệp có thể kể đến như là chính sách đất đai, chính sách đầu tư và khuyến khích
đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; chính sách tín dụng, chính sách khoa học công nghệ, chính
sách lao động… Cơ chế chính sách này đúng, phù hợp sẽ khích thích phát triển, phát huy tài năng
trí tuệ, sáng tạo của người lao động và người sử dụng lao động trong việc đầu tư sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm. Điều này không chỉ có tác dụng ở cấp ngành, lĩnh vực mà cũng có giá trị thiết thực
đối với mỗi cá nhân người lao động, nhóm lao động và từng doanh nghiệp hoạt động trang lĩnh
vực nông nghiệp

4. Nhóm nhân tố khác:

You might also like