ĐỀ ĐGNL, KHOA 41

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CHỦ ĐỀ TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Trong những từ sau đây, từ nào viết đúng
chính tả?
A. Tịch mịt. B. Tịch liu. C. Tịch thu. D. Thất tịt.
Câu 2: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu
sau: Xuân Diệu có một quan niệm tình yêu hết sức hào phóng. Tình yêu đó là cho, là
…, là gửi hương cho gió mà không cần biết đến hương bay đi đâu, đến đâu.
A. Dâng cho. B. Ban phát. C. Biếu tặng. D. Trao cho.

Câu 3: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM]


“Có điều gì đã vỡ nát trong ta
Đang kết là dưới mặt trời như muối trắng
Bài ca đã lãng quên bỗng thốt lời thương mến
Như thể là gió biển hát qua môi.”
(Trích Biển – Ý Nhi)
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. So sánh, chơi chữ.

B. Câu hỏi tu từ, ẩn dụ.

C. Nhân hóa, so sánh.

D. Từ láy, so sánh.

Lời Giải:

.
Câu 4: [LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC EMPIRE TEAM] Nội dung đề tài của sử thi
anh hùng có đặc điểm gì?
A. Kể về những sự kiện, những biến cố của cộng đồng gắn liền với nhân vật anh hùng để khẳng
định sức mạnh của người đứng đầu cộng đồng cũng như của tập thể cộng đồng đó.
B. Kể và giải thích về các hiện tượng sinh thành vũ trụ, con người, sự hình thành cộng đồng,
những quan hệ xã hội đầu tiên. Nó gắn bó hết sức chặt chẽ với thần thoại, sử dụng tư duy thần
thoại.

C. Thường có kết thúc có hậu: Thưởng phạt phân minh.

D. Có kết cục bi thảm, không hạnh phúc và thường bị nhân dân căm thù.

Câu 5: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM]


“Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi
buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn
than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời.”
(Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
Phép tu từ so sánh trong câu “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây
ánh hồng như hòn than sắp tàn” có tác dụng gì?
A. Tạo nên tính gợi hình, gợi cảm. Thiên nhiên đang chuyển dần trạng thái, tự nó mất
dần đi ánh sáng, sức sống, đang tàn tạ dần trong chiều muộn.

B. Nhấn mạnh rằng buổi chiều là khoảnh khắc con người đắm mình trong kí ức, lắng
đọng trong không gian tĩnh lặng để nghĩa về mình.

C. Tạo nên sự khoan khoái cho người đọc, khi buổi chiều tựa như một bức tranh sống
động và vui tươi.

D. Nhấn mạnh tầm quan trọng của buổi chiều trong ngày trường, giúp tạo nên sự hài
hòa và sự hòa hợp của đất trời cùng với đó là sự sinh động của vũ trụ chúng ta đang
sống.

Câu 6: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ
pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
“Người sáng tác là tín đồ của một thiết chế tôn giáo nhất quyết, thơ viết ra thuộc thế
giới quan của tôn giáo ấy, thậm chí, thơ là giáo lý của nó được trữ tình hóa.”
A. thiết kế.
B. nhất quyết.
C. thế giới quan.
D. giáo lý.
Câu 7: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt
tóc, gọi A Phủ... Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh,
càng chửi, càng hút”
( Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh ngay câu đầu của đoạn trích?
A. Gây sự chú ý cho người đọc, đồng thời diễn tả được mức độ tăng dần và vòng lập
vô tận của những hủ tục nơi xử kiện.
B. Gây sự chú ý cho người đọc, đồng thời cho thấy sự ác độc của thống lý Pá Tra cùng
các quan lại trong khi xử kiện.
C. Nhấn mạnh vấn đề muốn truyền đạt, đồng thời khẳng định được sự oai phong của
thế lực cường quyền miền núi.
D. Nhấn mạnh vấn đề muốn truyền đạt và tô đậm những hành động vốn có của
thống lý khi xử kiện.
Câu 8: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Trong những câu sau, câu nào có từ viết
sai chính tả?
A. Đoạn sông chảy qua bến Cốc lia một vòng cung đẩy những doi cát bên bồi về mãi
phía tây.
B. Tiếng gõ đuổi cá mòi lanh canh và tiếng sóng vỗ oàm oạp bên thuyền nan làm tôi
mê mải.
C. Tiếng ho hún hắn, tiếng rít thuốc lào và tiếng lầm rầm đọc kinh cầu nguyện nghe
thú vô cùng.
D. Lão già bắt tôi lái thuyền men theo bờ sông bên lở.
Câu 9: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] “Ếch ngồi đáy giếng.” Câu tục ngữ trên có
ngụ ý gì?
A. Tầm quan trọng của việc giao thiệp với kẻ khác, nếu giữ tư tưởng đóng khung sẽ
gây hại đến bản thân.
B. Kinh nghiệm xã hội là điều kiện cần để chinh phục người khác.
C. Nếu không mở tư duy ra, chúng ta sẽ trở nên bại hoại.
D. Người có sự tiếp xúc, thiếu hiểu biết, tư duy hẹp và coi thường thực tế sẽ nhận kết
cục thảm hại.
Câu 10: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Từ nào dưới không phải là từ Hán Việt?
A. Mục tử. B. Ngư ông. C. Phố xa. D. Viễn phố.
Câu 11: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Câu nào sau đây mang hàm ý chê bai
nhiều nhất?
A. Hương vị của ly rượu vang này dở tệ.
B. Hương vị của ly rượu vang không ngon lắm.
C. Hương vị của ly rượu vang này thật kinh khủng.
D. Hương vị của ly rượu vang này thật tuyệt vời.
Câu 12: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói
đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ
chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải
chết...người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy”
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
Tác dụng của phép điệp từ “chết” của đoạn trích?
A. Làm nổi bật ý cần diễn đạt và nhấn mạnh sự thức tỉnh của Mị khi ý thức được tội
ác của cha con thống lý.

B. Làm nổi bật ý cần diễn đạt và nhấn mạnh sự hồi sinh, lòng ham sống của Mị khi ý
thức được cái chết vô lý của A Phủ.

C. Làm nổi bật ý cần diễn đạt và diễn tả chân thực sự khổ sở mà A Phủ phải chịu khi
bị trói ở nhà thống lý.

D. Làm nổi bật ý cần diễn đạt và nhấn mạnh sự bức xúc của Mị trước cái chết thật vô
lý và không đáng của A Phủ.

Câu 13: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè
suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được
qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”
(Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)
Tác giả đã cho con sông Đà biểu hiện những gì trong đoạn trích trên?
A. Biểu hiện con sông Đà giờ đây giống như một con người có ý thức. Nó hung hăng,
thích gay gỗ và luôn là cơn ác mộng đối với những người lái đò.
B. Cho thấy con sông Đà giờ đây đã hóa thân thành con người và luôn muốn thể hiện
mình. Nó luôn gầm gừ, để tạo ra sự bí hiểm và hoang sơ, dữ dội.
C. Cho thấy sông Đà trở nên sống động và có linh hồn hơn, luôn chủ động tấn công
những người lái đò nào đi ngang qua quãng ấy.
D. Mô tả toàn bộ tính cách hung bạo của sông Đà ở hạ nguồn.
Câu 14: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Câu nào sau đây là câu bị động?
A. Chiếc ghế tựa đã được anh Phi di chuyển từ phòng khách vào.
B. Hôm qua, Tài đã làm bài tập rất tốt.
C. Các học sinh chăm chỉ nên các bạn đã làm rất tốt bài kiểm tra vừa rồi.
D. Tôi tìm đến anh ấy vào một ngày mưa, gương mặt anh ấy khá rầu rĩ vì nhớ những
ngày tháng học sinh.
Câu 15: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...”
(Trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Tác dụng của phép tu từ ẩn dụ đươc sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa cuộc đời con người và cảnh thiên nhiên, đất
nước.
B. Khắc sâu vào tâm trí người đọc về hình ảnh một đất nước đầy hào hùng và tráng
lệ.
C. Nhằm nhấn mạnh nhân dân không chỉ góp tên tuổi mà còn góp số phận mình để
làm nên đất nước.
D. Thể hiện đất nước không phải là những điều xa vời, lớn lao mà được hình thành
từ nhứng điều nhỏ bé, bình dị.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20:

(1) Đô môn giải tổ chi niên,


(2) Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
(3) Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
(4) Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
(5) Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
(6) Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
(7) Được mất dương dương người thái thượng,
(8) Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
(9) Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
(10) Không phật, không tiên, không vướng tục.

(Trích Bài ca ngất ngưỡng - Nguyễn Công Trứ)

Câu 16: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Đoạn văn trên thuộc thể loại nào?
A. Thơ trù B. Trường thiên C. Ca trù. D. Điếu văn.
Câu 17: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Từ câu 1-6 đã thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự phong lưu, vương giả, ôm trọn “kiếp sống nhẹ bồng” của hết thảy
nhân sinh vào từng bước chân tác giả.
B. Thể hiện sự dị biệt trong hành động và bất quy quan điểm của các nhà Nho phong
kiến ở tác giả.
C. Thể hiện cái nhìn vô tư lự của một bậc nam nhi, trước sự đảo lộn của thời thế và
đang dần bước vào sự suy vong.
D. Tái hiện lại một thời đại của các đấng nam nhi bị đắm chìm trong sự pha trộn của
hư và ảo, của thế giới trần tục và tiên cảnh.
Câu 18: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Bài “ Bài ca ngất ngưỡng” của Nguyễn Công
Trứ viết về ai?
A. Các bậc nam nhi. B. Các nhà Nho phong kiến.
C. Các tu sĩ ở ẩn. D. Chính tác giả
Câu 19: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Hai câu 7-8 mang ý nghĩa gì?
A. Thể hiện sự tồn tại hay mất đi của con người trên cõi đời này cũng như nhau, tất
cả đều hư vô, không đáng lưu tâm.
B. Thể hiện sự vận hành của vạn vật trong cõi đời này đều nằm trong quy luật của
“thái thượng”, không thể đổi thay.
C. Thể hiện thái độ sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện được mất, khen chê
của tác giả giữa cuộc đời.
D. Thể hiện sự tự hào của tác giả về các bậc trí thức, các nhà Nho ngày xưa đã tạo cho
đời những giá trị vĩnh hằng, sánh ngang nhật nguyệt.
Câu 20: [HỆ THỐNG GIÁO DỤC EMPIRE TEAM] Phương thức biểu đạt nào được sử dụng
trong đoạn trích?
A. Tự sự, biểu cảm.
B. Trần thuật.
C. Miêu tả, nghị luận.
D. Nghị luận, thuyết minh.

You might also like