bài. BÁO CÁO TƯ VẤN HỖ TRỢ HS

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN

VỀ TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH


TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
Họ và tên học sinh: N.H.P
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: NGUYỄN THỊ HỒNG TUYẾN
Lí do tư vấn, hỗ trợ: Phát triển phẩm chất đoàn kết, yêu thương.
1. Thông tin của học sinh:
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: Ngạo mạn, bắt nạt bạn, đánh nhau, gây sự và thách
đấu với bạn trong lớp và ngoài lớp, không hoà hợp với bạn trong lớp.
- Khả năng học tập: Trung bình.
- Sức khỏe thể chất: Bình thường
- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô):
+ Giáo viên: Vui vẻ, thường giao tiếp với giáo viên.
+ Học sinh (bạn trong lớp và ngoài lớp): Không hòa đồng, không được bạn bè
quý mến.
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Vui vẻ, được bố mẹ yêu thương.
- Điểm mạnh: Giao tiếp nhanh nhẹn
- Hạn chế: Lời nói ngạo mạn, hành vi bạo lực.
- Sở thích: Vận động mạnh như đá bóng
- Đặc điểm tính cách: Hướng ngoại
- Mong đợi: Phát triển phẩm chất đoàn kết, yêu thương. Điều chỉnh hành vi và
hòa đồng lớp, với các bạn trong trường, bạn bè quý mến.
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh;
- Gia đình làm kinh tế, chưa được sự quan tâm của cha mẹ về việc giáo dục.
- Chưa hòa đồng với bạn của em.
3. Xác định vấn đề của học sinh:
- Vấn đề chính là học sinh có tính ngạo mạn, thích thể hiện bản thân với bạn bè,
có hành vi bạo lực với bạn. Bắt nạt bạn trong và ngoài lớp học.
- Lí giải nguyên nhân: do chưa có sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình.
- Điều kiện duy trì vấn đề đó: Sự tác động từ GVCN và phương pháp giải quyết
chưa phù hợp.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh:
2

- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ: Giáo dục em N.H.P nhận thức được phẩm chất đoàn
kết, yêu thương bạn bè, từ đó điều chỉnh hành vi của mình và không có thái độ cũng
như hành vi bạo lực, được bạn bè yêu mến.
Tạo điều kiện để em N.H.P cùng tham gia và hoạt động của Đội. và có được sự
đoàn kết giữa em với học sinh trong trường. Từ đó sẽ phát triển phẩm chất cho học
sinh.
- Hướng tư vấn, hỗ trợ: Trao đổi, đàm thoại, điều tra, khảo sát từ phía học sinh
trong trường, bạn vè và thầy cô giáo.
- Nguồn lực: BGH, GVCN, bảo vệ, phụ huynh, Ban cán sự lớp, bạn bè.
+ Trao đổi với phụ huynh và GVCN để hiểu thêm về tính cách.
+ Ban cán sự lớp, bạn bè: Phân công giúp đỡ, hỗ trợ việc học cũng như nhắc
nhở học sinh khi có hành vi bạo lực.
+ Ban giám hiệu nhà trường, bảo vệ, thầy cô giáo bộ môn tích hợp tuyên
truyền tinh thần đoàn kết, yêu thương phù hợp trong một số bài học và xử lý tình
huống không may xảy.
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh
Giai đoạn 1: Khảo sát
- Khảo sát lấy ý kiến của một số GV trực tiếp giảng dạy, bạn cùng lớp, một số
học sinh bị em N.H.P bắt nạt để tìm nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực, bắt nạt các
bạn.
- Trao đổi với phụ huynh tìm hiểu về môi trường sống, sinh hoạt hàng ngày, về
tính cách của em để tìm phương pháp phù hợp để giáo dục học sinh.
- Tạo cơ hội trao đổi, nói chuyện với học sinh N.H.P để nắm bắt tâm lý, cũng
như suy nghĩ của em về cảm nhận khi đến trường, cảm nhận về bạn bè, thầy cô.
Giai đoạn 2: Tuyên truyền
- Phối hợp với TPT Đội: tuyên truyền trước bằng nhiều hình thức khác nhau
như: đưa ra những tình huống về bạo lực học đường, đưa hệ thống câu hỏi liên quan
đến bạo lực học đường, Tổ chức chương trình “Điều em muốn nói” cho học chia sẻ
suy nghĩ và điều học sinh mong muốn về trường, lớp, bạn bè… Gọi học sinh N.H.P
lên chia sẻ cảm nghĩ của mình… tránh suy nghĩ tiêu cực và gây sự chú ý của trường
đến em N.H.P, không gọi liên tục em N.H.P trả lời, mà xen kẽ học sinh trả lời trong
đó có học sinh N.H.P xử lý tình huống, trả lời câu hỏi, đồng thời giáo dục học sinh về
3

phẩm chất đoàn kết, từ đó điều chỉnh hành vi của mình.


Sau khi học sinh có biểu hiện và hành vi tích cực, TPT Đội tuyên dương trước
cờ để tất cả học sinh ghi nhận, tạo niềm tin cho em N.H.P và cải thiện mối quan hệ
giữa học sinh với học sinh.
Giai đoạn 3: Giao nhiệm vụ
- Để học sinh thay tốt hơn nữa TPT Đội giao nhiệm vụ cho em N.H.P làm đội
cờ đỏ, khi tham gia đội cờ đỏ thì học sinh N.H.P sẽ thay đổi mình hơn nữa để xứng
đáng với nhiệm vụ của mình.
- Phối hợp với GVCN tuyên truyền, động viên em N.H.P trong giờ sinh hoạt
tập thể, sinh hoạt Chi đội, khen ngợi khi em N.H.P có biểu hiện tốt hơn hoặc có hành
vi tốt dù là nhỏ nhất. Tổ chức trò chơi tập thể tạo cơ hội cho tất cả học sinh cùng
tham gia. Giao nhiệm vụ: Ban lao động, ban thể chất…
- Phối hợp với Ban cán sự lớp, bạn bè: Thành lập đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ
em N.H.P trong học tập cũng như trong các hoạt động của trường.
6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh
- Dưới sự phối kết hợp của giáo viên, học sinh, phụ huynh. Trong thời gian 2
tháng thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh và dưới sự theo dõi, giúp đỡ và sự quan tâm
của nguồn lực hỗ trợ học sinh N.H.P đã thay đổi từ lời nói, cử chỉ và hành vi của bản
thân, học sinh N.H.P không còn gây sự, có hành vi bạo lực với các bạn, dần dần được
nhiều bạn bè ủng hộ và hòa đồng với nhau, thể hiện trong việc em N.H.P đi chấm
điểm thi đua của các lớp, khi lao động theo sự phân công của Đội, em N.H.P đã làm
hộ một bạn trong lớp bị đau tay. Qua hành động của học sinh cho thấy sau khi được
tư vấn hỗ trợ em đã phát triển được phẩm chất đòan kết, yêu thương bạn bè, biết giúp
đỡ bạn.

You might also like