Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

CẤU TRÚC CƠ THỂ NGƯỜI


THEO NGŨ HÀNH

Theo quan điểm phương Đông, con người là


một tiểu vũ trụ và được hình thành cũng qua hai
giai đoạn : Tiên thiên và Hậu thiên.
- Giai đoạn thứ nhất : Tiên thiên
Khi Âm (Mẹ) cùng Dương (Cha) hòa hợp, hai
thái cực cụ thể mà vô hình tạo nên phôi thai. Đó
là giai đoạn tuân theo quy luật Âm Dương mà
Sinh - Giai đoạn Tiên thiên.
- Giai đoạn thứ hai : Hậu thiên
Khi một cơ thể sống hình thành đặc biệt khi
sinh ra, con người có một cấu trúc vật chất cụ thể
(Ngũ hành). Đó là giai đoạn tuân theo luật Ngũ
hành mà thành - Giai đoạn Hậu thiên.

I. NGŨ KHIẾU - NĂM CƠ QUAN GIAO


TIẾP

Con người có 5 giác quan - cảm nhận thế giới


bên ngoài đó là 5 cửa (khiếu) thông bên trong
với bên ngoài và ngược lại, chúng ta gọi 5 khiếu
này là cửa ngõ giao tiếp (nhìn thấy được).
1. Mắt

Trang 1/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

Mắt là cơ quan thị giác giúp chúng ta nhìn,


phân biệt và nhận thức thế giới xung quanh. Mắt
ưa màu xanh, sống động hợp với hành Mộc.
Mắt là cửa ngõ - khai khiếu của Gan (Can).
2. Lưỡi
Lưỡi là cơ quan vị giác giúp chúng ta cảm
nhận các hương vị (chua, đắng, ngọt, cay, mặn)
của vật chất. Lưỡi là chủ quân trong giao tiếp
ngôn từ (uốn lưỡi trước khi nói), biểu hiện tình
cảm ... Nên hợp với hành Hỏa. Lưỡi là khiếu của
Tim (Tâm)
3. Miệng
Miệng là nơi thu nạp thức ăn để biến thành
huyết dịch (chất bổ dưỡng) cho cơ thể. Miệng
(khẩu) là nơi nhập, địa hệ là khiếu của cơ quan
tiêu hóa gồm Lách + Tụy (Tỳ) nên hợp hành
Thổ.
4. Mũi
Mũi là khiếu của Phổi (Phế) giúp chúng ta hít
thở khí trời, biết phân biệt mùi. Mũi và Phổi
thông nhau, thực hiện hô hấp. Mũi hợp với hành
Kim
5. Tai
Tai là khiếu của Thận (Thận) giúp chúng ta
nghe ngóng, phân biệt âm thanh trong Trời - Đất.
Là cơ quan tàng chứa, hợp với hành Thủy.

Trang 2/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

II. TẠNG - PHỦ : CÁC CƠ QUAN QUAN


TRỌNG

Cấu trúc quan trọng của cơ thể bao gồm các cơ


quan bộ phận nội tạng. Tạng dùng để chỉ các cơ
quan bên trong, gồm có tạng âm hay đơn giản
gọi là tạng, có tạng dương hay còn gọi là phủ.
Tượng dùng để chỉ chức năng của tạng - phủ.
Trong Y học phương Đông thì Tạng - Tượng là
hai phần về cấu trúc và chức năng của các cơ
quan trong cơ thể người,
1. Tạng Can - Phủ Đởm : Hành Mộc
Tạng Can không đơn thuần chỉ là Gan mà là
gồm : Kinh Can và chức năng tàng huyết, lọc
huyết cũng như khả năng dự trữ các chất bổ
dưỡng cho cơ thể ; Can còn có mối quan hệ mật
thiết với biểu hiện tình cảm, lý trí.
Phủ Đởm là Túi mật và Kinh Đởm. Đởm có
chức năng tàng chứa và tiết dịch mật phục vụ
cho hoạt động tiêu hóa và hoạt động tinh thần
của con người.
Gan và Túi mật luôn đi cùng nhau, hỗ trợ nhau
như Âm Dương một cặp, thể hiện ở Mắt.
2. Tạng Tâm - Phủ Tiểu trường : Hành Hỏa
Tạng tâm là trái tim và Kinh tâm còn Tâm khí

Trang 3/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

là chức năng của tổ chức tuần hoàn. Tâm chủ


huyết - mạch của cơ thể, nó là chủ thể của mọi
tạng phủ.
Phủ Tiểu trường là Ruột non, nơi cung cấp
dịch, chất bổ vào hệ tuần hoàn để nuôi cơ thể.
Tim và Ruột non luôn đi cùng nhau, hỗ trợ
nhau - một cặp Âm Dương, cùng một hành Hỏa
và thể hiện ở Lưỡi.
3. Tạng Tỳ - Phủ Vị : Hành Thổ
Tạng Tỳ phải hiểu là toàn bộ hệ thống tiêu hóa,
chúng ta quen cho Tỳ là Lách và Tụy. Là cơ
quan tiếp nhận thức ăn tạo ra tinh dịch và vận
chuyển các chất dinh dưỡng.
Phủ Vị là Dạ dày (bao tử) chủ về thu nạp -
“Thủy cốc chi phủ”, chứa đựng Thủy cốc, chủ về
tiêu hóa.
Lách + Tụy và Dạ dày luôn đi cùng nhau - hệ
tiêu hóa như một cặp Âm Dương và mang hành
Thổ. Tạng- Phủ, Tỳ - Vị thể hiện ra ở Miệng.
4. Tạng Phế - Phủ Đại trường : Hành Kim
Tạng Phế là nơi hội tụ của khí, thể hiện chức
năng hô hấp của Phổi.
Phủ Đại trường là Ruột già - bộ phận hấp thu
lần cuối phần nước trong bã sau đó bài tiết ra
ngoài. Đại trường hoạt động đẩy phân ra được là
nhờ sức đẩy khí của Phế, nhưng lại nhờ can khí

Trang 4/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

mà vận động. Vì thế bệnh táo bón có thể chữa


được bằng cách tác động vào gan.
Phổi và Ruột già thuộc hành Kim, chủ về khí
và thể hiện ở Mũi. Hay Mũi là khiếu của Phế.
5. Tạng Thận - Phủ Bàng quang : Hành Thủy
Tạng Thận có chức năng tiết niệu, lọc bài tiết
nước tiểu, ngoài ra còn đảm nhận một số chức
năng : tàng tinh và tàng trí (nghị lực).
Thận gồm hai quả : Thận Dương tàng khí -
Thận Hỏa tạo ra trí, nghị lực ; Thận Âm Thủy
tàng tinh - Thận tạo ra thủy dịch, dịch tủy ...
Phủ Bàng quang là cơ quan tàng chứa nước
tiểu, đi sau và hỗ trợ cho Thận.
Thận và Bàng quang cùng hành Thủy, thể hiện
ra ở Tai.

III. NGŨ THỂ - CÁC BỘ PHẬN CÒN LẠI


CỦA CƠ THỂ

Ngoài Ngũ khiếu, Ngũ tạng. Ngũ phủ đi với


nhau thành Ngũ hành như trên, cơ thể người còn
có Ngũ thể được gọi là Phủ kỳ hằng.
1. Cân
Cân gồm gân, cơ bắp. Cân đóng vai trò thực
hành vận động các cơ, khớp trong toàn thân thể.
Cân là cơ quan chủ yếu của vận động, nên Cân

Trang 5/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

thuộc hành Mộc.


2. Mạch
Mạch là hệ thống truyền dẫn, tuần hoàn của
khí, huyết (kể cả máu). Mạch liên quan đến tim
nên mạch thuộc hành Hỏa.
3. Thịt
Thịt là nơi biểu hiện của Tỳ. Nếu Tỳ hoạt động
và chuyển hóa tốt thì thịt tốt tươi, săn chắc, chân
tay hành động không mệt mỏi ; ngược lại thì ốm
yếu, bủn rủn chân tay, lười biếng ... Thịt thuộc
hành Thổ.
4. Da
Da cũng là cơ quan hô hấp, nơi trao đổi với khí
trời. Phổi hít thở tốt thì da óng mượt, phổi không
đủ khí thì da khô ráp ... Da thuộc hành Kim.
5. Xương
Xương cốt là rường cột, bộ khung của con
người. Xương liên quan đến Tủy - dịch của
Thận. Thận suy sẽ đau nhức, mỏi toàn thân, buốt
trong tủy ; Thận khỏe thì cơ thể sẽ sung sức, hoạt
động không mệt mỏi, không đau nhức. Xương
cũng thuộc hành Thủy.
Như vậy chúng ta đã làm quen với cấu trúc cơ
thể theo quan điểm Ngũ hành – Hậu thiên.

IV. MỐI QUAN HỆ NGŨ HÀNH CẤU TRÚC

Trang 6/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

1. Mối quan hệ Tạng - Phủ


Y học cổ truyền dựa trên Y đạo (Âm Dương và
Ngũ hành) nên nghiên cứu các cơ quan trong cơ
thể người một cách tổng thể và có mối quan hệ
mật thiết.
a) Giữa các tạng
Can sinh Tâm, Tâm sinh Tỳ, Tỳ sinh Phế, Phế
sinh Thận, Thận sinh Can. Tạng đứng trước hỗ
trợ, bổ dưỡng tạng sau nó.
b) Giữa Tạng và Phủ
Đó là mối quan hệ cặp Âm Dương đã bàn ở
trên.
c) Giữa các Phủ
Ngoài quan hệ Sinh - Khắc giống quan hệ các
tạng, còn có mối quan hệ của quy trình khép kín
chuyển hóa vật chất : Tiêu hóa, phân bổ, thu
nhận, bài tiết.
2. Mối quan hệ Tạng - Phủ với Khiếu
Khiếu là nơi thể hiện tình trạng sinh lý của
tạng phủ :
a) Mắt là khiếu của Can - Đởm
Mắt linh động màu sắc phân minh, nhuận sáng
thì Gan tốt tươi khỏe mạnh, Mắt khô mờ, đỏ thì
Gan nóng. Mắt vàng, chậm chạp thì Gan suy,
nhiễm mỡ ...

Trang 7/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

- Mắt mở to, ngó lên : Can khí thịnh.


- Mắt ngó xuống : Can khí suy.
- Mắt láo liên, đảo qua lại : Can khí động.
- Mắt có vòng đen nhờ hai phía : Can khí quá
suy.
- Nước mắt nhiều, sống : Can hư.
- Nước mắt ít, khô : Can viêm, khô.
- Mắt trừng thị : Can khí tuyệt.
b) Lưỡi là khiếu của Tâm - Tiểu trường
- Lưỡi đỏ, nứt : Tâm hỏa, nóng nảy, khó chịu.
- Lưỡi rêu, bạc : Tâm hàn, suy, mệt mỏi.
- Lưỡi cứng lại : Bệnh tim mạch có nguy cơ tai
biến.
- Lưỡi hồng, linh hoạt : Tâm khỏe.
c) Miệng là khiếu của Tỳ - Vị
- Ăn ngon miệng, đủ dịch tiêu hóa : Tỳ - Vị tốt.
- Không muốn ăn hoặc ăn không ngon : Tỳ - Vị
kém.
d) Mũi là khiếu của Phế - Đại trường
- Hít thở tốt : Phế - Đại trường khỏe mạnh.
- Hít thở kém, sổ mũi, viêm xoang ... bệnh của
hệ Hô hấp.
e) Tai là khiếu của Thận - Bàng quang
- Nghe rõ : Thận khỏe.
- Tai ù, khó nghe : Thận suy, kém.

Trang 8/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

Y LÝ THEO NGŨ HÀNH

Y lý của Y học cổ truyền dựa trên nền tảng


Triết lý Âm Dương và Học thuyết Ngũ hành.
Sức khỏe của con người được dựa vào các chất
cấu tạo nên cơ thể con người và các tạng tượng
liên quan. Y lý theo Ngũ hành là phần bàn về
mối quan hệ sức khỏe dựa vào Học thuyết Ngũ
hành mà thôi.

I. NGŨ CHẤT LIÊN QUAN ĐẾN SỨC


KHỎE

1. Khí
Khí là những chất cực nhỏ, là năng lượng mà
mắt thường và các thiết bị kỹ thuật hiện nay
chưa nhận dạng được. Khí là động năng, cội
nguồn của mọi hoạt động. Khí trong Đông y
được phân loại thành nhiều dạng : Tà, Chính,
Phong, Thấp, Trung. Mỗi Tạng, Phủ đều có khí
riêng của chúng, ví dụ Can khí, Tâm khí ...
2. Huyết
Huyết được đồng hóa từ thực phẩm, du lưu
khắp cơ thể bằng hệ tuần hoàn nhằm cung cấp
vật chất cho các quá trình trao đổi chất trong cơ
thể sống.

Trang 9/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

3. Dinh
Dinh là dinh dưỡng, là tinh chất của thực phẩm
sau khi cơ quan tiêu hóa làm việc, được hấp thụ
để mang đi nuôi cơ thể.
4. Vệ
Chất Vệ là bảo vệ, tương nhũ, đi ngoài mạch
có chức năng làm ấm da, thân nhiệt và phòng vệ
chống lại bệnh viêm nhiễm từ ngoài vào. Vệ có
thể được coi là Bạch cầu và các kháng thể theo
quan điểm của Y học hiện đại.
5. Tân dich
Tân dịch là các chất trơn nhuận các Tạng - Phủ
giúp cơ thể hoạt động, chống suy thoái, lão
hóa ... Tân dịch cũng có thể hiểu như các
Hoormone, mồ hôi, nước mắt, nước mũi ... của
cơ thể.

II. TẠNG TƯỢNG VỚI Y LÝ NGŨ HÀNH

Chúng ta xét Ngũ tạng cơ bản của cơ thể và


mối quan hệ của chúng với các phủ, khiếu, sắc,
vị .v.v. thật sự có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

A. Tạng Can - Hành Mộc


Tạng Can gồm Gan và một số chức năng như
tàng huyết, lọc huyết, tàng trữ các chất bổ dưỡng

Trang 10/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

và dịch tiêu hóa.


1. Chức năng của Can
Can là vị tướng quân, điều hành hầu hết các
hoạt động nội tạng trong cơ thể người.
• Can chủ về cân
Can làm chủ các hoạt động cơ bắp, gân. Can
còn ảnh hưởng đến các chức năng của đầu như
giận dữ, động kinh, co quắp tay chân ...
• Can tàng huyết
Huyết trong tim mạch nhưng lại do Can điều
động ; chân tay làm việc gân, bắp căng ra nên ít
huyết, khi nghỉ ngơi mạch máu giãn ra, bắp nở ra
lại, máu dồn ra nên Can tàng huyết.
• Can chủ sơ tiết
Tùy thuộc vào làm việc hay nghỉ ngơi của gân,
bắp mà cơ chế tàng huyết sẽ thay đổi. Khi giận -
Can khí uất làm máu dồn khắp cơ thể - máu
nóng lên.
2. Các mối quan hệ của Can và các biểu hiện
• Quan hệ với Phủ Đởm
Đởm là túi mật gắn liền với Gan, có chức năng
giúp Gan điều tiết sự tiêu hóa và hoạt động tinh
thần của con người.
• Quan hệ với khiếu mắt
Can khai khiếu ở Mắt. Các biểu hiện màu sắc,
hoạt động của mắt gắn liền với trạng thái của

Trang 11/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

Can.
• Quan hệ móng tay - chân
Móng tay, móng chân là phần dư thừa của Cân.
Tinh hoa của Can được thể hiện ở màu sắc móng
tay chân. Móng tay - chân hồng sáng, đẹp là Can
tươi nhuận ngược lại thì Can khí khô, suy kiệt.
• Quan hệ với nước mắt
Nước mắt là tân dịch của Can. Nước mắt sống
nhiều là Can hư, suy ; nước mắt ít - mắt khô là
Can khô, hoặc bị viêm nhiễm.
• Quan hệ với màu xanh
Màu xanh là sắc của Can. Con người thích
nhìn màu xanh bằng mắt, ăn thức ăn xanh. Nếu
thích xanh quá nhiều thì lại hại Can làm Can suy,
còn nếu sợ màu xanh thì Can lại quá mạnh.
• Quan hệ với vị chua
Chua là vị của Can. Nếu ăn ít chua thì trợ cho
Can. Ăn chua nhiều hại Can. Bình thường khi
giận lên, huyết áp cao hoặc động kinh, ngứa
ngáy, trúng phong nên ăn chua để bình Can, lọc
huyết.
• Quan hệ với sự tức giận
Giận là thương của Can : Giận hờn là Can khí
suy nhưng giận dữ là Can khí thịnh.
• Quan hệ với co quắp, nắm chặt :
Hành động nắm chặt, co quắp là biểu hiện

Trang 12/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

hành động khi tức giận.


• Quan hệ với la hét
Hét là tiếng của Can. Khi giận người ta phải
hét, nhưng hét nhiều lại hại Can.
• Quan hệ với hồn (thần sắc)
Hồn của người thể hiện ở mắt. Mắt trừng lên,
hết hồn là can khí tuyệt. Khi Can bệnh dễ thấy ác
mộng.
3. Biểu hiện bệnh lý của Can
Khi Can có bệnh cần xem xét các mối quan hệ
với Phủ Đởm, Mắt, nước mắt ... Thường có 5
biểu hiện bệnh lý của Can.
a) Can âm bất túc
Móng tay chân khô, da khô, thị lực giảm, hay
bị quáng gà, chân tay co rút, kinh nguyệt ở phụ
nữ bị ít.
b) Can dương thiên thịnh
Váng đầu hoa mắt, mắt đỏ, dễ cáu gắt, miệng
đắng chua, cổ khô khát.
c) Can khí uất
Tức hông, đau sườn, bụng trướng, ợ chua,
phân ít.
d) Can khí hoành nghịch
Vì can khí không lên xuống tốt nên các triệu
chứng của Can khí uất kèm theo bệnh của Tỳ Vị,
có thể gây hôn mê, bất tỉnh.

Trang 13/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

e) Can phong nội độc


Tứ chi co giật, cơ co giật, có độc tố trong Gan,
trong huyết. Có thể là xơ Gan, viêm nhiễm
nặng ... làm Gan không lọc được mà nhiễm độc.

B. Tạng Tâm - Hành Hỏa


Tạng tâm gồm trái tim và hệ thống tuần hoàn
cùng kinh Tâm vận chuyển khí - huyết.
1. Chức năng của Tâm
Tâm là quân vương, chúa tể của mọi tạng phủ
nên mang hành hỏa.
a) Tâm chủ huyết mạch
Tâm điều hành toàn thân, có ảnh hưởng đến
mọi cơ quan bộ phận của cơ thể.
Mạch là thể của Tâm, huyết đi trong mạch.
b) Tâm tàng thần
Các biểu hiện tinh thần, cảm xúc, cảm giác,
tình cảm đều liên quan đến Tâm.
2. Các mối quan hệ và biểu hiện của tâm
a) Quan hệ với Phủ Tiểu trường
Tiểu trường (Ruột non) là nơi tiếp nhận chất bổ
dưỡng. Dinh dưỡng cho cơ thể sống. Dinh này
được đưa vào máu và cung cấp cho toàn thân.
b) Quan hệ với Khiếu lưỡi
Tâm khai khiếu ở lưỡi. Các bệnh của Tâm sẽ
thể hiện trên lưỡi như màu sắc, hình thù, cấu

Trang 14/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

trúc ...
c) Quan hệ với nét mặt
Tâm biểu hiện ra ở mặt ; biểu hiện thần khí ra
ở mặt : Trán hồng nhuận, sáng sủa - khỏe mạnh ;
Trán u tối, đen sạm - yếu có bệnh trong người.
d) Quan hệ với màu đỏ
Sắc của Tâm là đỏ. Nếu thích màu đỏ : Tâm
hỏa vượng ; ghét đỏ : Tâm quá suy. Nếu thích
màu sẫm : Tâm hư.
e) Quan hệ với vị đắng
Đắng là vị của Tâm. Có thể dùng vị đắng để
thanh Tâm. Nếu dùng vị đắng quá nhiều lại hại
tim.
f) Quan hệ với mồ hôi
Mồ hôi là tân dịch của Tâm. Mồ hôi và máu có
quan hệ mật thiết với nhau. Nếu Tâm bất ổn
thường ra nhiều mồ hôi (chảy mồ hôi tay chân là
do rối loạn thần kinh thực vật và tim yếu, hồi
hộp) nếu huyết hư thì sốt hâm hấp mà không ra
mồ hôi.
g) Quan hệ với sự vui mừng
Vui mừng là sự thích của Tâm. Tâm tốt, khỏe
mạnh : tính vui vẻ, cười nói, nhưng quá vui dễ
tổn hại tim.
h) Quan hệ với tiếng cười
Cười là tiếng của Tâm. Thông qua tiếng cười

Trang 15/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

thể hiện trạng thái của Tâm.


Ví dụ : cười the thé - Tâm ác độc ; Cười gằn -
Tâm đang bực bội ; Cười ha há Tâm đắc chí ...
Tiếng cười thể hiện sự biến động của Tâm.
3. Biểu hiện bệnh lý của Tâm
Một số biểu hiện bệnh lý của Tâm như sau :
• Tâm dương bất túc
Sợ sệt, hoang mang, ra nhiều mồ hội, tinh thần
loạn ...
• Tâm dương thiên thịnh
Cười nói bất thường, bực dọc, khó ngủ, bất
an ...
• Tâm âm bất túc
Ngủ nhiều ác mộng, mặt xanh úa.
• Tâm hỏa thượng viêm
Lưỡi nứt, nước tiểu đỏ.
• Đàm mê tâm khiếu
Hôn mê, ngớ ngẩn, nhồi máu cơ tim ...

C. Tạng Tỳ – Hành Thổ


Tạng Tỳ theo Đông y gồm Lách + Tụy và hệ
thống kinh mạch dẫn khí huyết phục vụ cho tiêu
hóa.
1. Chức năng của Tỳ
a) Tỳ chủ vận hóa
Tỳ đảm trách quá trình tiêu hóa, vận chuyển và

Trang 16/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

hấp thu để biến thành Dịch, Dinh ... nuôi cơ thể.


b) Tỳ thống nhiếp huyết
Tỳ còn có nhiệm vụ quan trọng là giữ huyết.
c) Tỳ chủ cơ nhục
Thông qua hai chức năng trên là chủ vận hóa
và nhiếp huyết Tỳ đã làm cơ nhục toàn thân
được nuôi dưỡng.
2. Các mối quan hệ và biểu hiện của Tỳ
a) Quan hệ với phủ Vị
Vị là dạ dày, chứa thức ăn để tiêu hóa, là
nguồn cung cấp cho Tỳ. Tỳ - Vị là Tạng - Phủ
đảm nhận chức năng tiêu hóa của cơ thể.
b) Quan hệ với khiếu miệng
Miệng dùng để ăn và dùng để hát phục vụ cho
Tỳ. Miệng tiết dịch vị, tiếp nhận thức ăn nên rất
quan trọng trong hệ thống tiêu hóa.
c) Quan hệ với môi
Tinh hoa của Tỳ nằm ở Môi. Các biểu hiện Tỳ
nhuận khỏe : Môi hồng đẹp ; Tỳ bất an - Môi
khô bệt ...
d) Quan hệ với nước miếng (nước bọt)
Nước bọt chứa dịch vị, thể hiện tình trạng của
Tỳ. Tỳ kém : chảy nước bọt nhiều (ở tuổi trẻ),
ngược lại ở tuổi già khi đó Tỳ suy.
Tỳ hư : xót ruột, chảy dãi nhiễu lung tung.
e) Quan hệ với vị ngọt

Trang 17/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

Ngọt là vị của Tỳ. Ngọt nhiều hại Tỳ, Lách


mất khả năng điều tiết insuline nên gây tiểu
đường.
f) Quan hệ với màu vàng
Vàng là sắc của Tỳ. Nếu có bệnh về tiêu hóa
(Tỳ - Vị) phải dùng thuốc có màu vàng. Vị thuốc
cam thảo, nghệ, mật ong là thuốc bổ Tỳ Vị.
e) Quan hệ với suy tư, lo nghĩ
Suy tư, lo nghĩ là chí của Tỳ. Nếu Tỳ vượng :
suy nghĩ tích cực. Nếu Tỳ suy sẽ suy nghĩ tiêu
cực.
f) Nôn ọe, ói mửa
Là biến động của Tỳ
3. Biểu hiện bệnh lý của Tỳ
• Tỳ dương hư
Không muốn ăn, tiêu hóa kém, mệt, phân sền
sệt ...
• Tỳ thấp thịnh
Bụng đầy, ăn mất ngon, chân tay lạnh, cơ thể
phù thủng, phân lỏng ...
• Tỳ âm hư
Miệng nhạt, vô vị, phân bón.
• Tỳ bất thống huyết
Chảy máu trong, nôn ra máu ...

D. Tạng Phế - Hành Kim

Trang 18/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

Tạng Phế là hệ hô hấp của cơ thể, là nơi hội tụ


cả khí và huyết.
1. Chức năng của Phế
• Phế chủ khí
Phế tiến hành hô hấp nên đương nhiên chủ khí
để duy trì sự tồn tại của tế bào, mô, cơ quan và
cả sinh mạng.
• Phế chủ túc giáng
Phế đủ khí và đưa xuống. Nếu cơ thể nào có
khí bị đưa lên - Phế khí nghịch thì thường bị ho,
hen suyễn.
• Phế thông điều thủy đạo
Phế còn có chức năng điều tiết nước, kiểm soát
lượng nước trong cơ thể bằng cách đưa thủy dịch
đi khắp thân thể.
2. Mối quan hệ và biểu hiện của Phế
• Quan hệ với phủ Đại trường (Ruột già)
Đại trường với chức năng hấp thu lần cuối các
chất và nhờ công năng của Phế đẩy cặn bã ra
ngoài.
• Quan hệ với khiếu mũi
Phế khai khiếu ở mũi. Mũi là cửa ngõ để
không khí vào hệ hô hấp.
Nếu Phế khí nghịch : mũi nghẹt
Nếu Phế nhiệt thịnh : mũi phập phồng
• Quan hệ với nước mũi

Trang 19/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

Nước mũi là dịch của Phế. Phế bị hàn thì chảy


mũi, nếu lâu ngày thì phế bị khô.
• Quan hệ với da
Da cũng là nơi trao đổi khí. Da phụ thuộc vào
phế khí và thủy dịch của Phế. Nếu phế suy kiệt :
Da lông sẽ khô, xơ xác. Nếu Phế khí đầy đủ : da
lông bóng mượt.
• Quan hệ với tiếng khóc
Khóc là tiếng của Phế. Tiếng khóc dài : Phế
thịnh. Tiếng khóc nhỏ, đứt đoạn : Can khí uất,
Phế khí suy.
• Quan hệ với sự buồn rầu
Ưu phiền làm Phế khí tán, lâu ngày làm Phế
khí suy.
• Quan hệ với tiếng ho
Ho là biến động của Phế. Ho to, kéo dài : Bệnh
phổi mới tái phát. Họ đứt quãng : phế khí suy
kiệt.
• Quan hệ với vị cay
Cay ít thì trợ Phế, còn cay nhiều làm tán Phế
khí, khi tán Phế khí sẽ dẫn đến táo bón.
• Quan hệ với màu trắng
Màu trắng làm cho Phế khỏe ; Bóng tối đen
làm hại phế.
3. Biểu hiện bệnh lý của Phế
• Phế khí hư

Trang 20/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

Sắc mặt trắng bệch, hơi thở ngắn yếu, ho khan,


dễ ra mồ hôi.
• Phế khí thực
Thở dồn dập, mạnh, nhiều đờm, tức ngực, ho
to tiếng.
• Phế âm hư
Mệt mỏi, sốt nhẹ hâm hấp, ho khan, đờm ít
(Phế âm hư dẫn đến lao).
• Phế nhiệt
Ho, sốt, đờm vàng đặc, hoặc ho có máu, khó
thở, tắc mũi, chảy máu cam.
• Phế khí tán
Phế khí tán làm chức năng túc giáng bị mất,
gây các bệnh Đại trường.

E. Tạng Thận – Hành Thủy


Theo y học phương Đông, Thận có nhiều chức
năng quan trọng trong cơ thể : nó là gốc của sinh
mệnh, là nơi tàng tinh và tàng trí, là cơ quan bài
tiết .v.v.
1. Chức năng của Thận
• Thận tàng tinh
Thận giữ tinh dịch, điều hòa ổn định lượng tinh
của cơ thể.
• Thận tàng trí
Khác với Tây y, trong Đông y Thận còn có

Trang 21/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

chức năng phát dục, tạo nghị lực cho cơ thể.


• Thận chủ Thủy dịch
Thận lọc và bài tiết nước trong cơ thể đưa
xuống tiết niệu vào Phủ Bàng quang.
• Thận chủ về cốt, tủy
Thận tàng tinh, tinh sinh tủy giúp cho xương,
răng, tóc tồn tại và phát triển.
2. Các mối quan hệ và biểu hiện của Thận
• Quan hệ với Phủ Bàng quang
Bàng quang là kho chứa nước thải của Thận.
• Quan hệ với khiếu Tai
Thận khai khiếu ở tai. Các biểu hiện bệnh lý
của Thận đều liên quan đến tai. Thận suy : tai ù,
điếc ...
• Quan hệ với ráy tai
Ráy tai là tân dịch của Thận. Tùy vào màu sắc,
mùi vị của ráy tai, chúng ta có thể đoán biết bệnh
trạng của Thận.
• Quan hệ với tiếng rên
Rên là tiếng của Thận. Khi sợ hãi, yếu ớt, thận
suy người ta hay rên.
• Quan hệ với sự sợ hãi
Sợ hãi là chí của Thận. Sợ hãi quá độ sẽ hại
Thận
• Quan hệ với hành động run
Run là sự biến động của Thận. Do sợ hãi mà

Trang 22/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

run
• Quan hệ với vị mặn
Không có muối thì Thận dễ bị bệnh phù nề.
Thừa “mặn” lại hại Thận cũng dẫn đến phù
thủng. Ăn mặn nhiều làm Thận khí bị ức chế dẫn
đến suy thận.
• Quan hệ với màu đen
Màu đen hợp với Thận, các vị thuốc chữa thận
đều có màu đen.
• Quan hệ với răng, tóc
Răng, tóc thuộc cốt tủy, mà Thận chủ cốt tủy
nên hễ Thận có bệnh là răng, tóc có biểu hiện
bệnh lý như ê răng, đau răng, tóc rụng ...
3. Các biểu hiện bệnh lý của Thận
• Thận âm hư
Ốm yếu, mệt nhọc, đầu váng, tai ù, mỏi lưng,
mỏi gối, di tinh, mất ngủ, chân tay hâm hấp
nóng.
• Thận dương hư
Gầy, da sạm đen, chân tay lạnh, sống lưng
lạnh, nước tiểu ít, phù thũng, phân lỏng.

CHẨN BỆNH THEO NGŨ HÀNH

Chẩn đoán bệnh là một khâu quan trọng trong


việc chữa bệnh. Vì chẩn đoán đúng bệnh sẽ có

Trang 23/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

tiên lượng đúng tình trạng bệnh, tìm y thuật phù


hợp để điều trị giúp bệnh nhân đỡ bệnh và ít tốn
kém tiền bạc và thời gian.
Trong y học Phương Đông, chẩn bệnh được
thực hiện phối hợp Bát Cương với Tứ Chẩn.
Bát Cương gồm : Âm - Dương ; Biểu - Lý ; Hư
- Thực và Hàn Nhiệt.
Bát cương dựa trên nền tảng Triết lý Âm
Dương. Các chứng âm thịnh sẽ biểu hiện trong
Lý - Hư - Hàn ; Còn chứng dương thịnh sẽ biểu
hiện trong Biểu - Thực - Nhiệt.
Tứ Chẩn gồm 04 phương pháp khám bệnh
Vọng chẩn ; Văn chẩn ; Vấn chẩn và Thiết chẩn.
Tứ chẩn dựa trên mối quan hệ tương sinh và
tương khắc của Ngũ Hành để kết luận bệnh. Vấn
đề quan trọng của Tứ chẩn là phải biết rõ Học
thuyết Ngũ Hành để suy luận về mối quan hệ
bệnh lý, gốc và ngọn của bệnh. Kết hợp Bát
cương với Tứ chẩn cũng như tài năng, kinh
nghiệm, người thầy thuốc có thể tiên lượng
chính xác về bệnh, y thuật ... chữa trị.

I. VỌNG CHẨN
Định nghĩa : Vọng chẩn là tiến hành quan sát
người bệnh, dựa trên y lý để biết bệnh ở đâu,
mức độ bệnh nặng, nhẹ ...

Trang 24/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

1. Quan sát Ngũ sự


Tiến hành quan sát ngay khi vừa gặp người
bệnh. Các đối tượng ngũ sự : Hình dáng, Tướng
mạo ... của người bệnh cần được chú ý ngay. Ví
dụ : bệnh nhân có hình dáng khỏe mạnh, đô
con ... nếu có bệnh thường là bệnh mới mắc, cấp
tính ... Còn bệnh nhân có hình dáng tiều tụy, mệt
mỏi ... thì bệnh đã lâu, mãn tính.
2. Quan sát da dẻ, sắc mặt
Màu sắc của da, sắc của mặt thể hiện rõ tình
trạng bệnh lý nội tạng.
- Sắc mặt xanh xao, ủ dột - Bệnh suy nhược.
- Sắc mặt đỏ, giận dữ - Bệnh cấp tính.
- Sắc mặt vàng úa - Bệnh gan.
- Sắc mặt trắng nhợt - Thiếu máu, suy kiệt.
- Sắc mặt u tối, đen sạm - Táo bón, suy thận.
3. Quan sát các khiếu của tạng phủ
a. Mắt : Mắt là khiếu của Can
• Mắt lóng lánh, năng động - Can khỏe
• Mắt đỏ, tức máu - Can nóng
• Mắt vàng, lờ đờ - Gan nhiễm, suy
• Mắt trừng, không có hồn - nguy kịch
b) Lưỡi : Lưỡi là khiếu của Tâm
• Nếu lưỡi nứt đỏ - Tâm nhiệt
• Lưới rêu, trắng đục - Tâm suy
c) Miệng : Miệng là khiếu của Tỳ

Trang 25/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

• Môi hồng, đẹp là Nhuận - Tỳ khí hòa thuận.


• Môi bệu, khô - Tỳ bất túc.
• Môi bệu chảy dài - Tỳ khí khô kiệt.
d) Mũi : Mũi là khiếu của Phế
• Mũi thông, thở đều là Phế tốt.
• Mũi nghẹt là Phế thịnh.
• Mũi sổ, chảy máu là Phế nhiệt.
e) Tai : Tai là khiếu của Thận, nên tai là nơi biểu
hiện bệnh của thận. Độ suy giảm của thính giác
là sự biến động của thận. Thận suy thì nghe kém,
ù tai ...
4. Quan sát Cân - Cốt (Gân - Xương)
Cân cốt gồm tứ chi, móng tay, móng chân,
răng và tóc. Khi khám bệnh, thầy thuốc có thể
quan sát Cân - Cốt để kết luận bệnh lý.
a) Răng :
Răng là phần thừa của xương (cốt) liên quan
đến tủy sống mà tủy do thận tạo nên, vậy Răng
là nơi biểu hiện bệnh của thận.
Răng chắc - Thận khỏe.
Răng ê ẩm - Thận suy.
Răng rụng - Thận kiệt.
b) Tóc :
Tóc là phần thừa của huyết nên nhìn tóc có thể
đoán bệnh.
- Tóc bạc sớm do máu huyết kém.

Trang 26/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

- Tóc rụng, ít tóc do thận suy.


c) Móng chân, tay
Móng tay, chân, là phần thừa của da, cơ gân.
Làm chủ Cân là Can, nên bệnh của Can được thể
hiện trên móng tay, móng chân.
- Màu hồng, sáng đẹp, dày, cứng là Can khí
nhuận.
- Màu xám, khô, thô kệch, dễ gãy là Can khí
kiệt.
5. Quan sát hành động
Hành động liên quan đến tạng - phủ. Khi tiếp
xúc người bệnh, thầy thuốc có thể quan sát hành
động mà suy ra bệnh lý :
a) Co quắp, nắm chặt :
Là hành động liên quan đến bệnh của Can,
Đởm.
b) Vui mừng hoặc nhăn nhó :
Nếu vui mừng quá độ hoặc nhăn nhó luôn luôn
là biểu hiện Tâm bất an.
c) Nôn ọe, ói mửa :
Là hành động liên quan đến hệ tiêu hóa : Tỳ -
Vị.
d) Ho, hen, thở :
Là hành động liên quan đến hệ hô hấp : Phế -
Đại trường.
e) Run, sợ :

Trang 27/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

Là hành động bệnh lý ở thận.

II. VĂN CHẨN


Định nghĩa : Văn chẩn là tiến hành nghe âm
thanh giọng nói, hơi thở, ngửi mùi vị của hơi
thở, của mồ hôi, thậm chí cả các chất thải để kết
luận bệnh lý.
Văn chẩn thường đi với kết luận Bát cương,
chủ yếu là kết luận hai chứng Hàn - Nhiệt. Vì hai
chứng này tạo ra âm thanh, mùi vị đối kháng
nhau.
1. Nghe giọng nói
Giọng nói thể hiện rõ nhất tình trạng “Nội tại”
của sức lực.
• To, khỏe, có sức, nói nhiều : Thực chứng
• Trầm, yếu, ít hơi, ngại nói : Hàn chứng
2. Nghe hơi thở
• Thở dồn, mạnh, gấp : Phế khí thực
• Thở ngắt, yếu, ngắn hơi : Phế khí hư
3. Nghe tiếng ho, tiếng nấc
• Ho nhiều đờm, dồn ép, tức ngực : Phế khí thực
• Ho khan, ít đờm : Phế khí hư
• Nấc liên tục, cao, to : Thương hàn
• Nấc yếu, thấp, nhỏ : Hư hàn.
4. Ngửi mùi mồ hôi
Mồ hôi ở quần áo, hương vị chỗ bệnh nhân

Trang 28/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

nằm cũng góp phần cho biết bệnh :


• Vị chua nồng : Tỳ vị nhiệt
• Vị hôi, tanh : Tỳ vị hàn, suy kiệt.
5. Ngửi mùi các chất thải
• Phân người bệnh
- Nồng nặc : Tỳ vị nhiệt
- Hôi tanh : Tỳ vị hàn.
• Nước tiểu người bệnh
- Nồng nặc, nước tiểu ít : Thận nhiệt
- Hôi ít, nước tiểu nhiều : Thận hư, hàn

III. VẤN CHẨN


Định nghĩa : Vấn chẩn là tiến hành hỏi, trao đổi
với người bệnh về các thông tin liên quan đến
bệnh và người bệnh để từ đó có kết luận chính
xác về bệnh, có sách lược đúng trong thuật chữa
trị. Tùy từng cách giao tiếp giữa thầy thuốc với
bệnh nhân (Có bệnh nhân không thể trả lời như
bệnh trúng gió, tại nạn, trẻ em ... ) để có thể rút
ra kết luận. Với một bệnh nhân bình thường,
chúng ta có thể hỏi 5 vấn đề chính sau:
1. Triệu chứng bệnh
Mặc dù triệu chứng bệnh có nhiều nguyên
nhân gây nên, nhưng nhất thiết phải hỏi người
bệnh những nét lớn của bệnh. Khi biết triệu
chứng, cơ quan bộ phận trên người bệnh, thầy

Trang 29/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

thuốc có thể dựa vào ngũ hành, âm dương y lý


mà kết luận.
2. Thời gian lâm bệnh
Hỏi thời gian lâm bệnh giúp biết được tình
trạng bệnh ở giai đoạn nào, cấp tính hay mãn
tính ... để khẳng định dùng y thuật nào phù hợp,
để tiên lượng bệnh lý đúng.
3. Các phương pháp đã chữa trị
Có nhiều phương pháp để chữa bệnh, cho nên
để chẩn đoán bệnh cũng cần hỏi bệnh nhân trước
đó đã dùng phương pháp gì, bao lâu, hiệu quả,
hậu quả ...
4. Tuổi tác, địa chỉ
Bệnh, sức khỏe phụ thuộc vào độ tuổi của
người bệnh đó. Địa chỉ, địa phương lại thích hợp
với y thuật sẽ được áp dụng, sẽ được chăm sóc
theo điều kiện xa, gần ...
5. Hoàn cảnh sống của người bệnh
Nhiều bệnh nhân sau khi thổ lộ nỗi niềm, hoàn
cảnh sống và được thầy thuốc hướng dẫn thay
đổi thái độ, hoàn cảnh sống mà hết bệnh, không
cần đến thuốc hoặc giải pháp điều trị tốn kém.
Môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong
sức khỏe, cho nên phải hỏi, biết và thông cảm
với người bệnh.

Trang 30/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

IV. THIẾT CHẨN


1. Định nghĩa :
Thiết chẩn là bắt mạch để đoán bệnh. Vì mạch
là nguồn Khí - Huyết của cơ thể nên thông qua
bắt mạch có thể đoán chính xác tình trạng sức
khỏe, bệnh tật.
2. Cách bắt mạch
Người bệnh để tay trên gối mềm (thường gối
nhung màu đỏ), tay để ngửa, người bệnh có thể
nằm hoặc ngồi.
Thầy thuốc dùng ba ngón tay đối diện với tay
người bệnh để bắt mạch, ngón nhẫn, ngón giữa
và ngón trỏ nằm trên động mạch quay ở cổ tay
bệnh nhân.
a) Ấn mạch : Dùng cả 3 đầu ngón tay ấn xuống,
có thể ấn nhẹ, ấn mạnh.
- Khi ấn nhẹ mà nghe thấy mạch thường là
mạch phù.
- Ấn vừa mà nghe thấy mạch là mạch hoạt.
- Ấn mạnh mới nghe thấy mạch là mạch trầm.
b) Khám mạch : Bắt cả bộ 3 và cả hai tay để
đánh giá tổng quan. Sau đó đi từng chi tiết - đơn
khám.
c) Thời mạch : Chọn thời điểm mà bắt mạch :
- Sáng sớm : lúc âm chưa tan hết, Dương chưa
thịnh hẳn.

Trang 31/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

- Chiều tối : lúc dương chưa tan hết, Âm chưa


thịnh hẳn. Là thời mạch dễ cho kết quả chính
xác.
d) Đo mạch : Hít một hơi - thở một lượt là một
nhịp thở, cứ một nhịp thở phải đếm được mạch :
- Mạch bình thường : 4 - 5 nhịp
- Mạch chậm : ít hơn 3 nhịp
- Mạch nhanh : nhiều hơn 6 nhịp.
Mạch quan hệ chặt chẽ với khí - huyết nên dựa
vào nhịp có thể biết suy - thịnh của khí huyết.

BẮT MẠCH TRONG ĐÔNG Y

Mạch là nguồn sống của con người, nó được


phát ra từ Tâm - Can - Tỳ - Phế - Thận và các
phủ tương ứng.
Mạch theo tiếng Hán, nghĩa là “Huyết” nằm
bên chữ “Phái”: Tức là Khí Huyết chu lưu Trong
Vinh - Ngoài Vệ phân phối khắp cơ thể. Như vậy
quan niệm mạch trong Đông y khác với mạch
trong Tây y.

I. BẮT MẠCH
1. Bắt mạch theo y học hiện đại
Bác sĩ, thầy thuốc bắt mạch theo y học hiện đại
theo đúng nghĩa đen là đếm nhịp tim trên mạch

Trang 32/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

máu. Thông thường tim đập cỡ 60 - 70 nhịp trên


một phút là bình thường. Nếu dưới 60 nhịp thì
mạch chậm, cao hơn 80 nhịp là mạch nhanh.
2. Bắt mạch theo Đông y
Bắt mạch theo Đông y là xem Khí - Huyết của
5 tạng chính.
Bắt mạch để chẩn đoán bệnh được gọi là Thiết
chẩn. Thiết chẩn được tiến hành ở cả 2 tay trái
và phải.
- Trên mỗi tay được chia làm 3 bộ phận :
a) Thốn : Nằm trên động mạch quay ở cổ tay, vị
trí sát huyệt Thái Uyên - Kinh Phế.
Nếu đặt tay thầy thuốc vào dọc theo động
mạch quay. Ngón nhẫn của thầy thuốc sẽ là vị trí
Thốn.
b) Quan : Là vị trí ngón giữa của thầy thuốc đặt
lên như trên. Bộ quan nằm ở giữa, sát bộ thốn.
c) Xích : Là vị trí tiếp theo, chỗ ngón tay trỏ của
thầy thuốc, sát bộ quan.
- Vì mỗi người có hai tay, nên ta có hai bộ Tả -
Hữu.
Tay trái :
1. Tả Thốn : Thuộc Tâm (hỏa) và Tiểu trường.
2. Tả Quan : Thuộc Can (mộc) và Đởm
3. Tả Xích : Thuộc Thận (thủy) và Bàng quang.
Tay phải :

Trang 33/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

1. Hữu Thốn : Thuộc Phế (kim) và Đại trường.


2. Hữu Quan : Thuộc Tỳ (mộc) và Vị.
3. Hữu Xích : Thuộc Tâm bào (hỏa) và Tam tiêu.
3. Cơ sở của ba bộ mạch
a) Mạch Thốn
Mạch thốn là nơi biểu hiện Khí và Huyết của
cơ thể.
- Tả thốn : là huyết khẩu - biểu hiện của Tâm -
Tiểu trường, phần huyết này cũng đi khắp cơ thể.
Sau một vòng đi khắp cơ thể, huyết lại biểu hiện
ở tả Thốn.
- Hữu thốn : là khí khẩu - biểu hiện của khí Phế
- Đại trường, từ đó mà vào các tạng phủ.
b) Mạch Quan
Mạch Quan là “cửa ải” của cơ thể, là chỗ âm -
dương ra vào.
- Tả quan : là nơi tàng chứa khí huyết của tất cả
các tạng - phủ, liên quan Can - Đởm.
- Hữu quan : là nơi nộp, thu vào của mọi thứ
thủy cốc - tương ứng Tỳ - Vị rồi đi khắp châu
thân.
c) Mạch Xích
Là nguồn của khí huyết, gắn liền với Tiên
Thiên.
- Tả xích : Là nguồn từ Thận - Bàng quang.
- Hữu xích : Là nguồn từ Tam tiêu và Tâm bào

Trang 34/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

lạc.
4. Quy định Ngũ hành của Bộ Mạch
Quy luật quan hệ, vận động của bộ mạch luôn
gắn với tạng phủ ; vì thế bộ mạch Thốn - Quan -
Xích luôn gắn với Ngũ Hành.
Tả Thốn : thuộc Tâm – hành HỎA.
Tả Quan : thuộc Can - hành MỘC
Tả Xích : thuộc Thận – hành THỦY
Riêng bộ mạch ở tay phải được gắn với Ngũ
Hành như sau :
Hữu Thốn : thuộc Phế (KIM)
Hữu Quan : thuộc Tỳ (THỔ)
Hữu Xích : thuộc Tâm bào (HỎA)
Như vậy bộ mạch Đông y tuân theo các luật
tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ,
phản sinh, phản khắc và hỗn mang của Ngũ
Hành.

II. BỘ MẠCH PHÙ TRẦM

Khi bắt mạch, thầy thuốc có thể thấy hai dạng


phổ biến của mạch : Phù và Trầm.
1. Bộ mạch Phù
Định nghĩa : Mạch phù là mạch nổi, mạch rõ
ngay khi vừa ấn tay vào. Mạch phù thuộc về
phủ. Nếu có bệnh thì bệnh mới, cấp tính, từ bên

Trang 35/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

ngoài vào.
• Tả thốn phù : thuộc tính của Tiểu trường
• Tả quan phù : thuộc tính của Đởm
• Tả xích phù: thuộc tính của Bàng quang.
• Hữu thốn phù : thuộc tính của Đại trường.
• Hữu quan phù : thuộc tính của Vị.
• Hữu xích phù : thuộc tính của Tam tiêu.
2. Bộ mạch Trầm
Định nghĩa : Mạch trầm là mạch chìm, mạch
nằm dưới da thịt. Ấn tay vào chưa thấy. Mạch
trầm thuộc Tạng. Nếu có bệnh thì bệnh lâu ngày,
thuộc nội tạng, từ trong ra.
• Tả thốn trầm : thuộc tính của Tâm.
• Tả quan trầm : thuộc tính của Can.
• Tả xích trầm : thuộc tính của Thận.
• Hữu thốn trầm : thuộc tính của Phế
• Hữu quan trầm : thuộc tính của Tỳ.
• Hữu xích trầm : thuộc tính của Tâm bào.
Trong y lý phương Đông thì Huyết là âm và
Khí là dương, nên khi bắt mạch : Huyết bên tay
trái và Khí bên tay phải. Bắt mạch là mục đích
biết sự thịnh, suy của Khí - Huyết của Tạng -
Phủ. Âm quá dương thì bệnh và dương quá âm
cũng bệnh. Khí - Huyết thịnh thì mạch khoẻ ;
Khí - Huyết suy thì mạch yếu ; Khí - Huyết loạn
thì bệnh và mạch biểu hiện khác nhau.

Trang 36/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

III. MẠCH TƯỢNG

Bắt mạch, xem mạch, nghe mạch ... cảm nhận


được bệnh lý ở cơ quan nội tạng hay ở các phủ là
cả một nghệ thuật, khác với bắt mạch Tây y chỉ
đếm số nhịp của tim ; Bắt mạch Đông y có một y
lý vô cùng hay và tinh tế.
Người xưa chia mạch thành 28 kiểu mạch với
hai đặc trưng : Biểu hiện và Bệnh lý kèm theo.
- Biểu hiện của mạch
Là cảm nhận các mức độ tác động mạch lên
tay thầy thuốc.
- Bệnh lý kèm theo
Với loại mạch đã có biểu hiện thì Bệnh lý sẽ
ứng với mạch đó (Dựa trên y lý và kinh nghiệm).

1 - Mạch phủ : Mạch nổi ngay đầu ngón tay.


Mạch đi nổi ở ngoài - Bệnh ngoại cảm mới mắc.
2 - Mạch trầm : Mạch chìm dưới da thịt ấn tay
xuống mới thấy - Chủ nội thương, khí kết trong
mình đau nhức.
3 - Mach trì : Trì là chậm chạp, một hơi thở
mạch đi 1-3 lần - Dương hư, lý hàn, trong ngoài
đều lạnh.
4 - Mạch sác : Sác là nhanh, luôn một hơi thở

Trang 37/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

mạch 6-8 lần - Lý nhiệt, trong nóng phát ra


ngoài. Sác mà không lực thì lại hàn.
5 - Mạch hư : Hư là trống không, ấn tay xuống,
nhấc tay lên đều rỗng, không có mạch - Khí
huyết đều hư, sợ hãi, hoảng hốt.
6 - Mạch thực : Thực là thừa dày đặc, mạch
chắc, dày đặc như một vật rắn chắc - Khí huyết
đều thực nóng nhiều, bất an.
7 - Mạch hồng : Mạch chảy cuồn cuộn như
nước lụt - Khí, huyết đều bị thiêu đốt, trong
ngoài đều nóng.
8 - Mạch vi : Nhỏ ly ti không rõ, mạch mảnh
như tơ nhện - Khí huyết đều hư. Bệnh đang phát
mạnh.
9 - Mạch huyền : Mạch đi căng như dây đàn -
Mệt, suy nhược quá độ hại đến khí huyết.
10 - Mạch khẩn : Mạch găng, căng tức như dây
cung, có vặn xéo - Tà khí ngoài quấy nhiễu khí
huyết rối loạn, đau nhức mình mẩy
11 - Mạch hoãn : Mạch tịch mạch trì, nhưng 4-5
nhịp/hơi thở - Khí huyết không lưu thông. Da
thịt đau như dao cắt.
12 - Mạch sắc : Mạch không tụ, tà khí thoát ra.
Mạch nguy - Khí huyết khô kiệt. Hết tinh dịch, ứ
trệ.
13 - Mạch khâu : Mạch thấy ống nhưng rỗng

Trang 38/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

khi ấn vừa tay - Huyết hư bại quá ; hay đau


bụng.
14 - Mạch hoạt : Mạch qua lại trơn tròn như
hòn bi - Huyết nhiều nhưng bị khí làm ngưng trệ,
nhiều đờm, ho hắng.
15 - Mạch phục : Mạch đi như nấp, lặn ấn mạnh
tay sát xương mới thấy - Bệnh tà khí nhập lý, dễ
đau bụng, tiêu chảy.
16 - Mạch nhu : Mạch đi nhỏ, mềm mại, ấn
nặng tay thì mạch mất - Khí huyết đều suy.
Dương hư, mồ hồi nhiều.
17 - Mạch nhược : Mạch nhỏ, trầm, ấn nặng tay
thì thấy, nhẹ tay thì mất - Tinh khí hao tổn,
xương tủy bị đau.
18 - Mạch trường : Mạch đi thẳng, dài, ra khỏi
cả 3 ngón tay bắt mạch - Khí huyết tráng thịnh,
điều độ.
19 - Mạch đoản : Mạch đi ngắn, không có hai
đầu chỉ nổi lên ở giữa - Vị suy kém, khí đọng, ứ
trệ, chứng bất cập.
20 - Mạch tế : Mạch nhỏ nhanh, mảnh như sợi
dây, mềm - Nguyên khí và tinh huyết đều không
đủ. Chứng hư lao và bệnh nặng.
21 - Mạch đại : Mạch không đều, nhiều lúc
không thấy mạch - Nguyên khí và tinh huyết đều
suy kiệt. Bệnh nguy cấp.

Trang 39/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

22 - Mạch xúc : Mạch đi nhanh, thúc nhưng lại


không đều - Nhiệt tích bên trong, khí không lưu
thông, dương thịnh.
23 - Mạch kết : Mạch đi chậm chạp nhưng lại
không đều - Ngưng kết bên trong, có ngoại tà.
Âm thịnh.
24 - Mạch tật : Mạch nhanh vội vàng, 7-8 nhịp/
hơi thở - Khí huyết không chế nổi tà khí. Bệnh
còn phát.
25 - Mạch động : Lăn chuyển như hạt đậu trườn
qua tay - Chứng hư lao, băng huyết, chảy máu,
chân tay co rút.
26 - Mạch cách : Mạch lớn, huyền cấp trong
rỗng, ngoài căng - Tinh huyết thay đổi : Đàn
ông, Di tinh mộng tinh - Đàn bà : Lậu huyết, nếu
có thai thì sắp sinh.
27 - Mạch tán : Mạch đi nổi mà tán loạn, ấn tay
nhẹ thì thấy, ấn nặng lại mất - Tà khí thoát ra,
khí của tạng phủ cũng kiệt. Bệnh quá nguy kịch,
tiểu tiện, đại tiện tự động chảy ra.
28 - Mạch tuyệt : Không có mạch, mất mạch -
Thể trạng kiệt, sắp nguy.

Tổng hợp từ
Tìm hiểu và ứng dụng học thuyết ngũ hành
NGUYỄN ĐÌNH PHƯ

Trang 40/41
TAI LIEU MIEN PHI 16:03 11/04/2023

Trang 41/41

You might also like