Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh 100 tấn trên ngày

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 89

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................vi
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN LẠNH ....................................................................................2
1.1. TỔNG QUAN KHO LẠNH .....................................................................................2
1.1.1. Vai trò của kho lạnh ............................................................................................2

1.1.2. Phân loại kho lạnh...............................................................................................2

1.1.3. Phân loại buồng lạnh...........................................................................................3

1.2. CƠ SỞ QUÁ TRÌNH LÀM ĐÔNG VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM ....................3
1.2.1. Quá trình làm đông thực phẩm ...........................................................................3

1.2.2. Bảo quản sản phẩm đông lạnh ............................................................................5

CHƯƠNG II. LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ


KHO BẢO QUẢN ĐÔNG ..................................................................................................8
2.1. LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KĨ THUẬT .................................................................8
2.1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................8

2.1.2. Quy hoạch mặt bằng kho lạnh ............................................................................8

2.1.3. Các thông số kỹ thuật........................................................................................11

2.1.4. Chọn phương án xây dựng và kĩ thuật xếp kho ................................................12

2.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO BẢO QUẢN.........................................................14


2.2.1. Xác định số lượng và kích thước buồng lạnh ...................................................14

2.2.2. Tải trọng của nền và trần...................................................................................16

2.2.3. Xác định diện tích kho lạnh cần lắp..................................................................16

2.2.4. Cấu trúc xây dựng và cách nhiệt kho lạnh ........................................................17

CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN NHIỆT TẢI .........................................................................22


3.1. TỔNG QUÁT..........................................................................................................22
3.2. DÒNG NHIỆT QUA KẾT CẤU BAO CHE, Q1. ..................................................23
3.2.1. Tính dòng nhiệt truyền qua vách, trần, nền kho do chênh lệch nhiệt độ ..........24
ii

3.2.2. Dòng nhiệt tổn thất do bức xạ nhiệt..................................................................26

3.3. DÒNG NHIỆT DO SẢN PHẨM TỎA RA, Q2 .....................................................27


3.3.1. Dòng nhiệt do sản phẩm toả ra .........................................................................27

3.3.2. Dòng nhiệt do bao bì toả ra...............................................................................28

3.4. CÁC DÒNG NHIỆT VẬN HÀNH, Q4..................................................................28


3.4.1. Dòng nhiệt do chiếu sáng buồng, Q41..............................................................28

3.4.2. Dòng nhiệt do người tỏa ra, Q42 ......................................................................29

3.4.3. Dòng nhiệt do các động cơ điện,Q43................................................................29

3.4.4. Dòng nhiệt khi mở cửa, Q44.............................................................................29

3.4.5. Dòng nhiệt do xả tuyết, Q45 .............................................................................29

3.5. XÁC ĐỊNH TẢI NHIỆT CHO MÁY NÉN VÀ THIẾT BỊ ...................................30
3.5.1. Phụ tải thiết bị ...................................................................................................30

3.5.2. Phụ tải nhiệt máy nén........................................................................................30

CHƯƠNG IV. TÍNH CHỌN MÁY NÉN VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG
LẠNH.................................................................................................................................32
4.1. CHỌN HỆ THỐNG LẠNH ....................................................................................32
4.1.1. Phương pháp làm lạnh ......................................................................................32

4.1.2. Chọn môi chất lạnh ...........................................................................................33

4.1.3. Sơ đồ hệ thống lạnh (thể hiện trên hình vẽ)......................................................34

4.2. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH VÀ CHỌN MÁY NÉN..............................................34


4.2.1. Chọn các thông số làm việc ..............................................................................34

4.2.2. Chu trình máy lạnh............................................................................................35

4.2.3. Tính nhiệt cho máy nén.....................................................................................38

4.2.4. Chọn máy nén. ..................................................................................................40

4.3 TÍNH CHỌN THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT .........................................................43


4.3.1. Thiết bị ngưng tụ...............................................................................................43

4.3.2. Thiết bị bay hơi .................................................................................................45

4.4. TÍNH CHỌN ĐƯỜNG ỐNG DẪN MÔI CHẤT ...................................................47


iii

4.5. THIẾT BỊ PHỤ TRONG HỆ THỐNG LẠNH ......................................................48


4.5.1. Vai trò, vị trí thiết bị phụ trong hệ thống lạnh ..................................................48

4.5.2. Các thiết bị phụ .................................................................................................49

CHƯƠNG V. QUI TRÌNH LẮP ĐẶT, TỰ ĐỘNG HÓA, VÀ VẬN HÀNH, BẢO
DƯỠNG .............................................................................................................................61
5.1. QUI TRÌNH LẮP ĐẶT...........................................................................................61
5.1.1. Lắp đặt máy nén................................................................................................61

5.1.2. Lắp đặt panel kho lạnh. .....................................................................................61

5.1.3. Lắp đặt thiết bị ngưng tụ ...................................................................................64

5.1.4. Lắp đặt thiết bị bay hơi .....................................................................................65

5.1.5. Lắp đặt cụm van dàn lạnh .................................................................................65

5.1.6. Lắp đặt đường ống ............................................................................................67

5.2. THỬ KÍN, THỬ BỀN, CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GAS CHO HỆ THỐNG ........67
5.2.1. Thử kín, thử bền và chân không hệ thống lạnh.................................................67

5.2.2. Nạp môi chất lạnh cho hệ thống .......................................................................68

5.3. TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA .................................................................................71


5.3.1. Sơ đồ mạch điện và sơ đồ hệ thống kho bảo quản đông...................................71

5.3.2. Thuyết minh mạch điện.....................................................................................72

5.4. VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH ..........................................75


5.4.1. Phần vận hành ...................................................................................................75

5.4.2. Bảo dưỡng hệ thống lạnh ..................................................................................78

CHƯƠNG VI. DỰ TOÁN KHỐI LƯỢNG VẬT TƯ.......................................................80


6.1. CHI PHÍ CHO KHO LẠNH ...................................................................................80
6.2. MÁY VÀ THIẾT BỊ ...............................................................................................80
6.3. HỆ THỐNG VAN DANFOSS................................................................................81
6.4. PHỤ KIỆN LẮP ĐẶT THIẾT BỊ...........................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................83
iv

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nha Trang, đến nay
tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và hoàn thành đồ án tốt nghiệp đại
học. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Ban chủ nhiệm khoa Cơ khí, cùng với
các thầy cô giảng dạy. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Lê Văn Khẩn - người
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành đồ án đúng thời hạn.
Chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH kĩ thuật lạnh Recom và các chú
cùng các anh em trong đội thi công đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong thời gian thực tập tại công ty.
Cuối cùng, tôi bày tỏ lời cảm ơn đến cha mẹ cùng những người thân và toàn thể
bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện công tác
tốt nghiệp.
Tôi xin chúc các thầy cô, các anh chị và toàn thể bạn bè sức khỏe dồi dào, đạt
nhiều thành công trong công việc, học tập và nghiên cứu.

Ngày 10 tháng 05 năm 2012


Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hải Pháp
v

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Thông số về khí hậu ở Cần Thơ [1, tr8]...................................................... 11
Bảng 2.2. Thông số các lớp vật liệu của tấm panel tiêu chuẩn [4, tr52, 53] ............... 20
Bảng 3.1. Tổng dòng nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che ............................................. 27
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả tính toán. ......................................................................... 30
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp các thông số trên các điểm nút của chu trình...................... 37
Bảng 4.2. Các thông số kỹ thuật dàn ngưng bay hơi ................................................... 44
Bảng 4.3. Vận tốc và thể tích riêng của môi chất ........................................................ 48
Bảng 4.4. Bảng kết quả tính toán đường ống chọn (bảng 10.1, [5, tr242]) ............... 48
Bảng 4.5. Thông số của van tiết lưu nhiệt cân bằng của Danfoss ............................... 54
Bảng 6.1. Vật tư lắp đặt kho lạnh................................................................................ 80
Bảng 6.2. Máy nén và một số thiết bị khác.................................................................. 80
Bảng 6.3. Hệ thống van chặn ....................................................................................... 81
Bảng 6.4. Phụ kiện lắp đặt hệ thống ............................................................................ 81
vi

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Mặt bằng kho lạnh................................................................................................1
Hình 2.2. Nhiệt độ đọng sương ts = 320C ............................................................................1
Hình 2.3. Cấu trúc nền kho lạnh ..........................................................................................1
Hình 2.4a. Mặt cắt panel ......................................................................................................1
Hình 2.4b. Hình ảnh thực panel ...........................................................................................1
Hình 2.5. Mái che kho lạnh................................................................................................19
Hình 3.1. Chi tiết ghép các tấm panel ................................................................................23
Hình 3.2. Kích thước ngoài của kho lạnh ............................................................................1
Hình 3.3. Nhiệt độ các khu vực xung quanh kho lạnh.......................................................24
Hình 4.1a. Chu trình máy nén trục vít .................................................................................1
Hình 4.1b. Đồ thị lg p - i ......................................................................................................1
Hình 4.2a. Cụm máy nén trục vít Mycom............................................................................1
Hình 4.2b. Cụm máy nén tại nhà máy..................................................................................1
Hình 4.3. Dàn ngưng không khí của hãng AVAPCO..........................................................1
Hình 4.4. Biến thiên nhiệt độ trong thiết bị bay hơi ............................................................1
Hình 4.5. Dàn lạnh kho ........................................................................................................1
Hình 4.6. Bình thu hồi dầu.................................................................................................50
Hình 4.7. Bình tập trung dầu của hệ thống ..........................................................................1
Hình 4.8. Bình tách khí không ngưng ..................................................................................1
Hình 4.9. Bình chứa cao áp................................................................................................53
Hình 4.10. Cấu tạo van tiết lưu cân bằng ngoài ...................................................................1
Hình 4.11. Hình dáng ngoài của van tiết lưu cân bằng ngoài ..............................................1
Hình 4.12. Van tiết lưu tay...................................................................................................1
Hình 4.13. Phin lọc thô FA của Danfoss............................................................................57
Hình 4.14. Van một chiều NRVS Danfoss ........................................................................58
Hình 4.15. Van an toàn Danfoss ........................................................................................59
Hình 4.16. Một số van chặn của Danfoss ..........................................................................59
Hình 4.17. Van điện từ.......................................................................................................60
Hình 5.1. Chi tiết lắp đặt panel kho lạnh .............................................................................1
Hình 5.2. Một số hình ảnh lắp đặt tường, trần và nền kho lạnh...........................................1
Hình 5.3. Lắp đặt cụm van điện từ, tiết lưu tay, van PMLX .............................................66
Hình 5.4. Sơ đồ nạp môi chất cho hệ thống .......................................................................70
1

MỞ ĐẦU
Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong
những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất. Hiện nay, thủy sản hiện
đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất. Dự báo từ nay đến năm 2015,
sức tiêu thụ mặt hàng này trên toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 0,8%/năm, tổng nhu
cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản tăng khoảng 2,1%/năm. Mặt hàng thủy sản
của Việt Nam đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. song song
với sự ra đời của các nhà máy chế biến kho lạnh ngày càng phát triển.
Kho trữ đông sản phẩm và nguyên liệu trong ngành thuỷ sản có ảnh hưởng đến cả
chuỗi sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản. Ngành thuỷ sản cần thực hiện nhiều giải pháp
hơn nữa để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm, trong đó giải pháp phát triển hệ
thống kho lanh đóng vai trò quan trọng.
Sự phát triển của ngành thủy sản làm cho nghành kĩ thuật nhiệt - lạnh cũng phát
triển theo. Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự phân công của khoa Cơ khí
Trường đại học Nha Trang và sự hướng dẫn của thầy Lê Văn Khẩn tôi được giao đề
tài: ”Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh 100
tấn/ngày”. Địa điểm thực tập tại Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Nam Sông
Hậu – Giáp ranh giữa Cần Thơ và Hậu Giang.
Nội dung của đề tài bao gồm:
1. Tổng quan kho lạnh
2. Luận chứng kinh tế - kĩ thuật và tính toán thiết kế kho bảo quản đông
3. Tính toán nhiệt tải kho
4. Tính chọn máy nén và thiết bị hệ thống lạnh
5. Trang bị tự động hóa và qui trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng
6. Dự toán khối lượng vật tư
Qua quá trình tham khảo tài liệu, thực tế công việc và được sự giúp đỡ tận tình
của thầy hướng dẫn tôi đã hoàn thành nội dung đề tài được giao. Tuy nhiên do thời
gian và kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên đồ án không tránh khỏi những thiếu
xót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô và các bạn .
Ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hải Pháp
2

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN LẠNH
1.1. TỔNG QUAN KHO LẠNH
1.1.1. Vai trò của kho lạnh
Kho trữ đông sản phẩm và nguyên liệu trong ngành thuỷ sản có ảnh hưởng đến cả
chuỗi sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản. Ngành thuỷ sản cần thực hiện nhiều giải pháp
hơn nữa để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm, trong đó giải pháp phát triển hệ
thống kho lạnh đóng vai trò quan trọng.
Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản phát triển nhanh và mạnh như hiện nay thì hệ
thống kho lạnh là rất quan trọng và cần được đầu tư nhiều hơn nữa. Không phải
doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để đầu tư vào kho lạnh một cách có chiều
sâu. Hiện có không ít kho lạnh với thiết bị và cách quản lý cũ, chất lượng sản phẩm
được bảo quản không tốt, nhiệt độ không đủ làm ảnh hưởng đến sản phẩm của
chính các doanh nghiệp. Hệ thống kho lạnh hiện nay ở nước ta chỉ đáp ứng nhu cầu
tạm trữ sản phẩm sau chế biến và đưa vào lưu thông trong điều kiện bình thường.
Có một số doanh nghiệp do điều kiện kho lạnh không đáp ứng được yêu cầu sản
xuất nên phải thuê kho lạnh, nhất là vào thời điểm mùa vụ, từ đó hình thành nên các
kho lạnh thương mại. Hệ thống các kho lạnh thương mại thuỷ sản phát triển nhanh,
mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng.
1.1.2. Phân loại kho lạnh
- Kho lạnh chế biến
- Kho lạnh phân phối
- Kho lạnh trung chuyển
- Kho lạnh thương nghiệp
- Kho lạnh vận tải
- Kho lạnh sinh hoạt
Kho lạnh đang thiết kế thuộc loại kho lạnh chế biến (xí nghiệp chế biến lạnh) là
một bộ phận của các cơ sở chế biến thực phẩm như thịt, cá, sữa, rau, quả...các sản
phẩm là thực phẩm lạnh, đồ hộp...để chuyển đến các kho lạnh phân phối, kho lạnh
trung chuyển hoặc kho lạnh thương nghiệp.
3

1.1.3. Phân loại buồng lạnh


- Buồng bảo quản lạnh 00C
- Buồng bảo quản đông -20 ÷ -250C
- Buồng bảo quản đa năng -120C
- Buồng gia lạnh 00C
- Buồng kết đông -350C
- Buồng tháo chất tải 00C
- Buồng bảo quản đá -40C
- Buồng chế biến lạnh +150C
Buồng bảo quản đông nhà máy chế biến thủy sản có nhiệt độ bảo quản -250C.
Buồng dùng để bảo quản các sản phẩm cá, tôm, mực... đã được kết đông ở máy
đông hoặc buồng kết đông. Nhiệt độ bảo quản thường là -200C ÷ -250C.
1.2. CƠ SỞ QUÁ TRÌNH LÀM ĐÔNG VÀ BảO QUảN THỰC PHẨM
1.2.1. Quá trình làm đông thực phẩm
1.2.1.1. Sự kết tinh của nước khi làm đông thực phẩm
Trong nước luôn có những chất rắn lơ lửng. Chúng chuyển động tự do theo tác
động của các phân tử nước. Khi nhiệt độ giảm đến một mức nhất định các phân tử
chất rắn sẽ ngừng chuyển động, chúng trở thành chỗ dựa cho các phân tử nước liên
kết với nhau ở xung quanh tạo thành các mầm tinh thể. Sau đó các mầm tinh thể
liên kết với các phân tử nước để tăng thể tích.
Sự hình thành mầm tinh thể khó khăn hơn so với sự lớn lên của chúng. Vì vậy
nhiệt độ hình thành mầm tinh thể thấp hơn nhiệt độ để các mầm tinh thể lớn lên.
Trong cấu trúc của thực phẩm, nước chịu tác động của các thành phần khác (các
đơn chất tan) nên nó có nhiệt độ kết tinh thấp hơn nước nguyên chất.
1.2.1.2. Những biến đổi của thực phẩm khi làm đông
 Những biến đổi về vật lý
- Sự kết tinh lại của nước
Đối với các sản phẩm động lạnh trong quá trình bảo quản nếu chúng ta không duy
trì được nhiệt độ bảo quản ổn định sẽ dẫn đến sự kết tinh lại của nước đá. Đó là hiện
tượng gây nên những ảnh hưởng xấu cho sản phẩm bảo quản. Kết tinh lại nước đá
4

xảy ra khi có sự dao động của nhiệt độ trong quá trình bảo quản. Do nồng độ chất
tan trong các tinh thể nước đá khác nhau nên nhiệt độ kết tinh và nhiệt độ nóng chảy
của chúng cũng khác nhau.
Khi nhiệt độ tăng thì các tinh thể nước đá có kích thước nhỏ, có nhiệt độ nóng
chảy thấp sẽ bị tan ra trước tinh thể có kích thước lớn nhiệt độ nóng chảy cao. Khi
nhiệt độ hạ xuống trở lại thì quá trình kết tinh lại xảy ra, nhưng chúng lại kết tinh
thể nước đá lớn do đó làm cho kích thước tinh thể nước đá lớn ngày càng to lên. Sự
tăng về kích thước của các tinh thể nước đá sẽ ảnh hưởng xấu đến thực phẩm, cụ thể
là các cấu trúc tế bào bị phá vỡ, khi sử dụng sản phẩm sẽ mềm hơn hao phí chất
dinh dưỡng tăng do sự mất nước tự do tăng làm cho mùi vị sản phẩm giảm.
- Sự thăng hoa của nước đá
Trong quá trình bảo quản sản phẩm đông do hiện tượng hơi nước trong không khí
ngưng tụ thành tuyết trên giàn lạnh làm cho lượng ẩm trong không khí giảm. Điều
đó dẫn đến sự chênh lệch áp suất bay hơi của nước đá ở bề mặt sản phẩm với môi
trường xung quanh. Kết quả là nước đá bị thăng hoa hơi nước đi vào môi trường
không khí. Nước đá trên bề mặt bị thăng hoa, sau đó các lớp bên trong của thực
phẩm thăng hoa.
 Những biến đổi về hoá học
Trong bảo quản đông, các biến đổi về sinh hoá, hoá học diễn ra chậm. Các thành
phần dễ bị biến đổi là: protein hoà tan, lipid, vitamin, chất màu…
- Sự biến đổi của Protein: Trong các loại protein thì protein hoà tan trong nước dễ
bị phân giải nhất, sự phân giải chủ yếu dưới tác dụng của enzyme có sẵn trong sản
phẩm bảo quản.
- Sự biến đổi của chất béo: dưới tác dụng của enzyme nội tạng làm cho chất béo bị
phân giải cộng với quá trình thăng hoa nước đá làm cho oxy xâm nhập vào. Đó là
điều kiện thuận lợi cho quá trình oxy hoá chất béo xảy ra. Quá trình oxy hoá chất
béo sinh ra các chất có mùi vị xấu làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm. Các chất
màu bị oxy hoá cũng làm thay đổi màu sắc của sản phẩm.
- Sự biến đổi về vi sinh vật: đối với sản phẩm bảo quản đông có nhiệt độ thấp hơn
5

-180C và được bảo quản ổn định thì số lượng vi sinh vật giảm theo thời gian bảo
quản. Ngược lại nếu sản phẩm làm đông không đều, vệ sinh không đúng tiêu chuẩn,
nhiệt độ bảo quản không ổn định sẽ làm cho các sản phẩm đã bị lây nhiễm vi sinh
vật hoạt động gây thối rữa sản phẩm và làm giảm chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Bảo quản sản phẩm đông lạnh
1.2.2.1. Các điều kiện bảo quản sản phẩm đông lạnh
Bảo quản sản phẩm đông lạnh chính là giai đoạn cân bằng nhiệt xảy ra giũa các
lớp bên trong và bên ngoài của thực phẩm, chính vì vậy nó rất phụ thuộc nhiều vào
nhiệt độ môi trường bảo quản, bảo quản sản phẩm đông lạnh có mục đích làm giảm
sự biến đổi của thực phẩm trong khi chờ đợi đưa đi sử dụng.
 Nhiệt độ sản phẩm
Nhiệt độ của sản phẩm trong quá trình bảo quản phụ thuộc vào thành phần các
chất của thực phẩm, với những chất dễ biến đổi thì nhiệt độ bảo quản sẽ giảm xuống
để kiềm chế hoạt động của các enzyme có trong chúng, về kinh tế nếu giảm nhiệt độ
xuống 10C thì chi phí sản xuất tăng từ (2 ÷ 3)%, như vậy nhiệt độ bảo quản càng
cao càng có lợi nhưng giới hạn của nó là phải có khả năng tiêu diệt hoặc ngăn chặn
hoạt động của vi sinh vật, nếu như muốn kéo dài thời gian bảo quản thì nhiệt độ bảo
quản phải thấp, tùy theo nhệt độ bảo quản của sản phẩm ta cũng có thể xác định
được nhiệt độ sau khi làm đông
 Nhiệt độ môi trường không khí
Trong kho bảo quản phải đảm bảo cân bẳng với nhiệt độ bảo quản của sản phẩm
như vậy sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự trao đổi nhiệt và trao đổi hơi nước giữa
sản phẩm và môi trường không khí, nhiệt độ của môi trường không khí phải ổn
định, bởi vì sự dao động nhiệt độ của không khí dẫn tới sự dao động nhiệt độ của
sản phẩm làm cho sản phẩm bị biến đổi chất lượng, giới hạn của sự dao động nhiệt
độ không khí đối với sản phẩm đông phụ thuộc vào bản chất của thực phẩm, nhưng
nó có thể trong khoảng ± 10C, sau khi làm đông nhiệt độ của các lớp bên trong sản
phẩm còn cao hơn nhiểu do với nhiệt độ của các lớp bề mặt bởi vỉ nó chưa có thể
cân bằng kịp, vì vậy ở giai đoạn đầu của quá trình bảo quản cần phải giảm nhiệt độ
của môi trường không khí xuống từ (3 ÷ 50C) so với nhiệt độ bảo quản , nhiệt độ ổn
6

định của nó khi trạng thái nhiệt độ của thực phẩm tương đối cân bằng lúc này có thể
nâng nhiệt độ của môi trường không khí lên bằng nhiệt độ bảo quản sản phẩm.
 Sự lưu thông của không khí
Không khí lưu thông sẽ có tác dụng làm cân bằng nhiệt độ, độ ẩm giữa các điểm
khác nhau trong không gian kho lạnh hạn chế sự xâm nhập của dòng nhệt vào cấu
trúc của thực phẩm, hạn chế sự hoạt động của vi sinh vật, sự kết tủa của các mùi
hôi, tuy nhiên khi tăng vận tốc không khí sẽ làm tăng khả năng thăng hoa của nước
đá, tăng mức hao phí trọng lượng của sản phẩm, vì vậy vận tốc lưu thông của không
khí trong kho lạnh được xác định tùy theo loại sản phẩm và cấu trúc kho.
1.2.2.2. Những biến đổi của sản phẩm trong quá trình bảo quản lạnh đông
 Biến đổi về mặt vật lí
Biến đổi của sản phẩm chủ yếu là sự kết tinh lại của các tinh thể nước đá và sự
thăng hoa của chúng, những hiện tượng này gây nên sự mất nước và một số biến
đổi hóa học của sản phẩm, các tinh thể nước đá nằm trong cấu trúc của sản phẩm
vẫn chịu sự tác động của các thành phần các chất tan và không tan.
Sự kết tinh lại: Những tinh thể có kích thước càng nhỏ thì những tác động của
các thành phần khác tăng dẫn đến nhiệt độ nóng chảy của nó thấp, khi nhiệt độ bảo
quản của nó tăng lên luôn luôn có những tinh thể nước đá bị nóng chảy, sau đó
nhiệt độ giảm xuống những phần nước chảy ra có xu hướng khuếch tán liên kết với
những tnh thể nước đá không bị nóng chảy dẫn đến số lượng tinh thể nước đá giảm
dần và kích thước của nó tăng dần, quá trình này làm cho trạng thái của thực phẩm
khi tan giá sẽ không phục hồi như trạng thái ban đầu. Khi đó tỷ lệ nước liên kết
giảm và tỷ lệ nước tự do tăng, làm tăng khả năng mất nước khi tan giá.
Sự thăng hoa: Sự thăng hoa sẽ tăng lên khi nhiệt độ bên ngoài xâm nhập vào sản
phẩm trong quá trình bảo quản càng nhiều và vận tốc chuyển động của không khí
càng tăng các tinh thể nước đá thăng hoa không đồng đều sẽ tạo nên những lỗ hỏng
tạo điểu kiện cho không khí xâm nhập vào bên trong cấu trúc của sản phẩm.
Hiện tượng kết tinh lại vả thăng hoa của các tinh thể nước đá là nguyên nhân dẫn
đến sự thay đổi cấu trúc tế bào, làm giảm khả năng giữ nước, làm giảm độ rắn chắc,
tính đàn hồi của sản phẩm ki sử dụng. muốn hạn chế những biến đổi này cần phải
7

giữ ổn định nhiệt độ không khí và hạn chế sự xâm nhập của những nguồn nhiệt bân
ngoài vào thực phẩm.
 Biến đổi về mặt hóa học
Khi bảo quản lạnh đông trong kho lạnh hầu hết quá trình biến đổi tự nhiên của
thực phẩm đều bị kiềm hãm, một số chất biến đổi thì tiếp tục biến đổi do tác động
của enzyme chẳng hạn như chất béo vitamin...
 Biến đổi về mặt sinh học
Nếu môi trường bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ ổn định nhỏ hơn -150C thì vi sinh
vật giảm dần theo thời gian bảo quản , một số vi sinh vật gây thối sẽ bị chết ở điều
kiện này, tuy nhiên một số loại nấm mốc có khả năng tồn tại ở nhiệt độ này nhưng
không thể phát triển được.
8

CHƯƠNG II
LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ KHO BẢO QUẢN ĐÔNG
2.1. LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KĨ THUẬT
2.1.1. Đặt vấn đề
Việc thiết kế kho lạnh đối với nhà máy là rất quan trọng vì nó là khâu quyết định
đến sự tồn tại của nhà máy chế biến. Ngoài ra kho lạnh còn là nơi dự trữ nguồn
nguyên liệu chế biến cho nhà máy, nó giữ nhiệm vụ điều tiết nguồn nguyên liệu cho
nhà máy hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Chính vì vậy mà vấn đề thiết kế cần phải có độ chính xác và hợp lý một cách
tuyệt đối. Ngoài ra việc thiết kế còn phải phù hợp với điều kiện thực tế của công ty,
phù hợp với nơi đặt kho lạnh và điều kiện thời tiết tại nơi đặt kho lạnh.
2.1.2. Quy hoạch mặt bằng kho lạnh
2.1.2.1. Quy mô kho lạnh
Đối với kho lạnh cho thuê hay kho phân phối thì dung tích kho lớn còn đối với
kho lạnh của nhà máy thì dung tích nhỏ hơn, kho nằm trong nhà máy và gắn liền
với dây chuyền sản xuất của nhà máy. Kho được đặt ở những nơi chịu ít nhiệt bức
xạ nhất, thường thì kho lạnh nằm vị trí cuối của dây chuyền sản xuất để bảo quản
sản phẩm và chờ mang đi sử dụng. Dung tích kho thiết kế khoảng 1350 tấn.
2.1.2.2. Yêu cầu chung đối với quy hoạch mặt bằng kho lạnh
Quy hoạch mặt bằng kho lạnh là bố trí những nơi sản xuất, xử lý lạnh, bảo
quản...phù hợp với dây chuyền công nghệ sao cho hiệu quả sản xuất kinh doanh
cao. Để đạt được mục đích đó trong quy hoạch ta cần phải tuân thủ các yêu cầu sau.
- Phải bố trí các buồng lạnh phù hợp với dây chuyền công nghệ. Sản phẩm đi theo
dây chuyền không gặp nhau, không đan chéo nhau. Các cửa ra vào của buồng chứa
phải quay ra hành lang. Cũng có thể không cần hành lang nhưng sản phẩm theo dây
chuyền không được đi ngược.
- Quy hoạch cần phải đạt chi phí đầu tư thấp nhất. Cần sử dụng rộng rãi các cấu
kiện tiêu chuẩn giảm đến mức thấp nhất các diện tích phụ nhưng phải đảm bảo tiện
nghi. Giảm công suất thiết bị đến mức thấp nhất.
9

- Quy hoạch mặt bằng cần phải đảm bảo sự vận hành tiện lợi và rẻ tiền.
- Quy hoạch phải đảm bảo lối đi và đường vận chuyển thuận lợi cho việc bốc xếp
thủ công hoặc cơ giới đã thiết kế.
- Chiều rộng kho lạnh nhiều tầng không quá 40 m.
- Chiều rộng của kho lạnh 1 tầng phải phù hợp với khoảng vượt lớn nhất 12m,
thường lấy 12; 24; 36; 48; 60 hoặc 72 m.
- Trong một vài trường hợp, kho lạnh có sân bốc dỡ nối liền rộng 3,5m nhưng thông
thường các kho lạnh có hành lang nối ra cả 2 phía, chiều rộng 6m.
- Kho lạnh dung tích tới 600 tấn không bố trí đường sắt, chỉ có một sân bốc dỡ ô tô
dọc theo chiều dài đảm bảo mọi phương thức bốc dỡ.
- Để giảm tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che, các buồng lạnh được nhóm lại từng
khối 1 với một chế độ nhiệt độ.
- Mặt bằng kho lạnh phù hợp với hệ thống lạnh đã chọn. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với kho lạnh 1 tầng vì không phải luôn luôn đảm bảo đưa được môi chất
lạnh từ các thiết bị lạnh về, do đó phải chuyển sang sơ đồ lớn hơn với việc cấp lỏng
từ dưới lên.
- Mặt bằng kho lạnh phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
- Quy hoạch cũng cần phải tính đến khả năng mở rộng kho lạnh. Phải để lại một
mặt úp tường để có thể mở rộng kho lạnh.
2.1.2.3. Chọn mặt bằng xây dựng
Ngoài những yêu cầu chung đã nêu ở phần trên thì khi chọn mặt bằng xây dựng
cần phải chú ý đến nền móng kho lạnh phải vững chắc do đó phải tiến hành khảo sát
về nền móng và mực nước.
Việc gia cố nền móng nhiều khi làm tăng đáng kể vốn đầu tư xây dựng. Nếu mực
nước quá lớn, các nền móng và công trình phải có biện pháp chống thấm ẩm.
Do nhiệt thải ở thiết bị ngưng tụ của một kho lạnh là rất lớn nên ngay từ khi thiết
kế cần phải tính đến nguồn nước để giải nhiệt. Cũng như nguồn nước, việc cung cấp
điện đến công trình, giá điện và xây lắp công trình điện cũng là một vấn đề cần
được quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng đến vốn đầu tư ban đầu.
10

2.1.2.4. Yêu cầu đối với buồng máy và thiết bị


Mục đích của việc bố trí máy móc và thiết bị trong buồng máy:
- Vận hành máy thuận tiện
- Rút ngắn chiều dài các đường ống
- Sử dụng buồng máy hiệu quả nhất, buồng máy gọn nhất
- Đảm bảo an toàn phòng máy, chữa cháy, phòng nổ và vệ sinh công nghiệp
- Đảm bảo thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế máy, thiết bị
- Buồng máy thường được bố trí sát vách kho lạnh để đường ống nối giữa
máy, thiết bị, dàn lạnh là ngắn nhất.
- Buồng máy có thể nằm chung trong khối nhà của kho lạnh hoặc tách rời.
2.1.2.5. Bố trí mặt bằng kho
Toàn thể kho lạnh đang thiết kế được lắp đặt trong nhà xưởng có khung đỡ mái
che. Nền kho lạnh cao so với mặt sân khoảng hơn 1m.
Mặt trước của kho được quay về hướng Tây Bắc tiếp giáp với đường nên việc bốc
xếp hàng rất thuận tiện. Phía Đông Nam giáp với khâu thành phẩm nên việc nhập
hàng vào kho là gần nhất.
Kho lạnh chỉ có một kho lớn chia làm hai kho nhỏ, có hai cửa lớn và hai cửa nhỏ
để nhập và xuất hàng.
Phòng máy đặt ở phía bên hong của kho lạnh, việc đặt phòng máy như vậy sẽ
thuận tiện cho quá trình vận hành cũng như bảo trì, sữa chữa và thay thế…
2.1.2.6. Sơ đồ mặt bằng kho lạnh

Hình 2.1. Mặt bằng kho lạnh.


11

2.1.3. Các thông số kỹ thuật


2.1.3.1. Nhiệt độ không khí bên ngoài
Để tính toán thiết kế kho lạnh lẽ ra phải sử dụng nhiệt độ cao nhất ở địa phương
xây dựng kho lạnh, như vậy là độ an toàn là tuyệt đối nhưng công suất máy lớn, vốn
đầu tư ban đầu cao. Để giảm vốn đầu tư ban đầu ta chọn nhiệt độ bên ngoài để tính
toán thiết kế là trung bình cộng của nhiệt độ tối cao ghi nhận được và nhiệt độ trung
bình cực đại tháng nóng nhất.
Nhiệt độ trung bình cả năm tại Cần Thơ có thể tham khảo bảng sau:
Bảng 2.1. Thông số về khí hậu ở Cần Thơ [1, tr8]
Nhiệt độ, 0C Độ ẩm tương đối, %
TB cả năm Mùa hè Mùa đông Mùa hè Mùa đông
26,7 37,3 17,4 78 82

2.1.3.2. Độ ẩm không khí bên ngoài


Độ ẩm tính toán mùa hè lấy theo độ ẩm trung bình tháng nóng nhất trong năm. Độ
ẩm không khí là thông số để tính chiều dày lớp cách ẩm cho vách cách nhiệt, tránh
cho vách cách nhiệt không bị đọng ẩm khuếch tán từ không khí bên ngoài vào;
ngoài ra còn dùng để tính kiểm tra đọng sương bên vách ngoài. Độ ẩm không khí
tính toán tại Cần Thơ là 78%.
2.1.3.3. Nhiệt độ đọng sương.
Từ nhiệt độ không khí bên ngoài tN = 37,30C chính là t1, độ ẩm φ=78% tra đồ thị
i – d ta xác định được nhiệt độ đọng sương.

Hình 2.2. Nhiệt độ đọng sương ts


12

2.1.3.4. Nhiệt độ không khí bên trong kho


Nhiệt độ bảo quản đông thích hơp với sản phẩm cá basa là – 250C
(bảng 2 – 3, [4, tr51])
2.1.3.5. Nhiệt độ sôi của môi chất
Nhiệt độ sôi của mô chất lạnh dùng để tính toán thiết kế có thể lấy như sau:
t0 = tb – ∆t0 0C
tb – nhiệt độ buồng lạnh, 0C
∆tb – hiệu nhiệt độ yêu cầu, 0C
Kho lạnh sử dụng dàn bay hơi trực tiếp nên ta lấy nhiệt độ bay hơi thấp hơn nhiệt
độ kho là ∆t = 8 ÷ 130C. Vì kho bảo quản cá basa nên cần duy trì độ ẩm trong kho
cao nên ta chọn ∆t = 5 ÷ 60C. Ta chọn ∆t = 60C
Vậy t0 = – 25 – 6 = –310C.
2.1.4. Chọn phương án xây dựng và kĩ thuật xếp kho
2.1.4.1. Phương án xây dựng
 Kho lạnh xây dựng
- Kho lạnh xây dựng cơ bản là phương án truyền thống, cấu trúc kho được xây
dựng bằng gạch, bê tông và cách nhiệt, cách ẩm.
- Kho lạnh xây dựng có ưu điểm là có thể sử dụng nguồn vật liệu xây dựng ở địa
phương do vậy giảm được chi phí vận chuyển đồng thời có thể tận dụng được
nguồn vật liệu rẻ tiền. Mặt khác việc xây dựng có thể tạo được tải trọng lớn hơn.
Tuy vậy nhược điểm của nó là cấu trúc xây dựng cồng kềnh, không thể di dời được,
thời gian thi công kéo dài.
 Kho lạnh lắp ghép
- Đây là phương án hiện đại, hiện nay người ta có xu hướng xây dựng các kho lạnh
theo phương pháp này.
- Phần cách nhiệt: Tất cả các vách bao, trần đều được lắp ghép bằng các tấm panel
tiêu chuẩn chế tạo có sẵn.
- Các lớp cách nhiệt đặt giữa và được kẹp giữa hai lớp tôn kẽm, nhôm hoặc hai tấm
chất dẻo, có đặc điểm là không có gợn sóng và được thiết kế để dễ dàng lắp rắp ăn
khớp với nhau. Do đó rất thuận tiện cho quá trình thi công lắp ghép, ưu điểm nữa là
13

các tấm lắp ghép có cấu tạo đơn giản gọn nhẹ, có thể tháo lắp dễ dàng thuận tiện
cho việc di chuyển kho. Tuy vậy, chi phí lại cao hơn so với phương án xây dựng.
=> Từ những ưu điểm của kho lạnh lắp ghép tôi chọn phương án xây dựng kho theo
kiểu lắp ghép.
2.1.4.2. Kĩ thuật xếp kho
 Hình khối kho lạnh
Về lý thuyết thì hình lập phương là hình lý tưởng nhất cho kho lạnh vì diện tích
xung quanh là nhỏ nhất và thể tích là lớn nhất. Tuy nhiên hình khối kho lạnh còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mặt bằng công ty, địa hình, đường giao thông,
phương pháp bốc dỡ. Cũng như thỏa mãn các điều kiện xây dựng khác như: phân
chia phòng, mở rộng kho hàng…
 Nguyên tắc xếp hàng trong kho
- Nguyên tắc thông gió: yếu tố quan trọng trong kho bảo quản là nhiệt độ kho.
Nhiệt độ này phải đúng mức quy định và không khí lạnh phải tiếp xúc trực tiếp từng
sản phẩm, từng kiện hàng trong kho để đảm bảo tác dụng bảo quản tốt nhất. Do đó
nguyên tắc thông gió là tạo điều kiện để không khí lạnh từ dàn lạnh đến tất cả các
hàng hóa trong kho một cách điều hòa liên tục.
- Nguyên tắc hàng vào trước ra trước: mỗi sản phẩm vào kho đều có tuổi thọ của nó
nghĩa là khoảng thời gian tối đa mà sản phẩm được phép lưu kho, nếu quá thời gian
ấy sản phẩm bắt đầu chuyển qua trạng thái biến đổi cho đến hư hỏng. Do đó các
kiện hàng nhập trước phải được ưu tiên xuất trước tránh trường hợp tồn tại đọng
hàng cũ, quá tuổi thọ.
- Nguyên tắc gom hàng: trong quá trình bảo quản đông lạnh luôn có sự bốc hơi nước
ít nhiều từ bề mặt sản phẩm, dần dần theo thời gian làm hao tổn trọng lượng sản phẩm.
Có thể giảm hiện tượng bốc hơi này bằng cách giảm diện tích kiện hàng. Do trống, ít
hàng, hàng hóa để rải rác, ngổn ngang diện tích bề mặt lớn. Nguyên tắc gom hàng là
làm cho diện tích bề mặt sản phẩm giảm, khả năng bốc hơi chậm lại và tạo thành khối
ổn định, vững chắc. Kho lạnh phải đảm bảo thường xuyên đầy hàng vừa phải, không
nên bảo quản quá ít hàng vì sẽ tăng sự hao tổn trọng lượng và tăng chi phí vận hành.
- Nguyên tắc an toàn: trong kho những kiện hàng được sắp xếp chồng lên để chiếm
14

chiều cao của kho, do đó rất nguy hiểm nếu xếp các kiện hàng không an toàn dễ bị
ngã đổ. Có những kiểu xếp hàng khác nhau tùy thuộc vị trí trong kho để xây thành
những khối kiện hàng vững chắc.
2.1.4.3. Xếp hàng trong kho
 Sử dụng Palet
Sử dụng Palet trong kho bảo quản sản phẩm vì sẽ dễ dàng phân lô để xuất. Các
kiện hàng có cấu kiện đều đặn rất cần thiết xếp trên Palet. Có các Palet giúp cho
việc thông gió giữa sản phẩm với nền dễ dàng. Hiện nay có các kích cỡ Palet như
sau: 800 x 1200mm, 1000 x 2000mm…
 Thông gió
Không nên xếp sản phẩm sát tường hoặc trực tiếp trên sàn kho. Bởi vì như thế
nhiệt vào kho đi qua lớp cách nhiệt sẽ đi qua lớp sản phẩm trước rồi mới được
chuyển tới dàn lạnh. Để ngăn chặn sự truyền nhiệt này ta cần chừa những khoảng
cách giữa sản phẩm với sàn, tường, trần và dàn lạnh một khoảng cách để cho không
khí lưu thông một cách dễ dàng.
- Cách sàn: 100 ÷ 150mm, cách tường: 200 ÷ 800mm
- Cách trần: 200mm, cách dàn lạnh: 300mm
 Chừa lối đi
Trong kho ta cần chừa lối đi cho người và phương tiện bốc dỡ. Bề rộng của lối đi
phụ thuộc vào máy móc, thiết bị chuyên chở và chất xếp sản phẩm trong kho. Kho
đang thiết kế có chiều rộng 25m gồm 2 lối đi hai bên dọc theo chiều dài của kho,
mỗi lối đi rộng 1m.
 Xây tụ
Là kỹ thuật sắp xếp các kiện hàng thứ tự vào nhau thành một khối ổn định, vững
chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho bốc dỡ, phân lô, đảm bảo an toàn và tính được
dung lượng kho lạnh. Kho lạnh càng cao thì số lớp thùng chất lên tụ ngày càng cao
nhưng phải lớn để tránh nguy hiểm do đổ ngã.
2.2. TÍNH TOÁN THIếT Kế KHO BảO QUảN
2.2.1. Xác định số lượng và kích thước buồng lạnh
15

2.2.1.1. Tính thể tích kho lạnh


Thể tích kho lạnh được xác định theo công thức:
E
V=
gv

E - dung tích kho lạnh, tấn


V - thể tích kho lạnh, m3
gv - định mức chất tải, tấn /m3, ( bảng 2-5 [4, tr 56])
Kho được thiết kế với mặt hàng thủy sản là cá đông lạnh vì vậy tiêu chuẩn chất tải
là gv = 0,45 tấn/ m3
Năng suất nhà máy 100 tấn /ngày (nguyện liệu) sau quá trình chế biến sẽ còn lại
khoảng 45 tấn / ngày (thành phẩm).

Thời gian bảo quản sản phẩm tối đa là 30 ngày


Vì vậy dung tích kho là: E = 30 × 45 = 1350 tấn
E 1350 3
=> V = = = 3000 m
g v 0, 45

Thể tích kho lạnh tính được là 3000m2.


2.2.1.2. Diện tích chất tải của kho lạnh
Diện tích chất tải của kho lạnh được tính theo công thức:
V
F=
h
F - diện tích chất tải, m2
h - chiều cao chất tải, m
Chiều cao chất tải của kho lạnh phụ thuộc vào chiều cao thực tế h1 của
kho. Chiều cao h1 được xác định bằng chiều cao phủ bì của kho lạnh trừ đi 2 lần
chiều dầy cách nhiệt.
h 1 = H – 2δ m
16

Chiều cao phủ bì H = 6 m là chiều dài của tấm panel xây kho.
Với kho bảo quản thủy sản đông lạnh có nhiệt độ bảo quản là -25°C thì chiều dày
cách nhiệt δ = 150 mm. (bảng 2.4, [4, tr52])
Suy ra chiều cao thực tế bên trong kho: h1 = 6 – 2 × 0,15 = 5,7 m
Như vậy chiều cao chất tải thực trừ đi khoảng hở phía trần để lưu thông không khí
chọn là 0,5 m và phía dưới nền lát palet cao 0,15m.
Chiều cao chất tải:
h = 5, 7 − (0,5 + 0,15) = 5, 05 m

V 3000
=> F = = ≈ 594, 06 m2
h 5, 05
Diện tích chất tải của kho lạnh tính được là 594m2.
2.2.2. Tải trọng của nền và trần
Tải trọng nền được xác định theo công thức:
2
g f = g v .h = 0, 45 × 5, 05 = 2,27 t/m

g f - tải trọng nền, tấn/m2

g v - tiêu chuẩn chất tải, tấn/m3


h - chiều cao chất tải, h = 5,05 m
Độ chịu nén của panel tiêu chuẩn là 0,2 ÷ 0,29 Mpa [1, tr101]
Vậy với tải trọng nền như vậy thì panel sàn đủ điều kiện chịu được lực nén.
2.2.3. Xác định diện tích kho lạnh cần lắp
Diện tích kho lạnh thực tế cần tính đến đường đi, khoảng hở giữa các lô hàng,
diện tích lắp đặt dàn lạnh. Vì vậy diện tích cần xây dựng phải lớn hơn diện tích tính
toán ở trên và được xác định theo công thức.
F
Fxd =
βT

Fxd - diện tích cần xây dựng, m2

βT - hệ số sử dụng diện tích các buồng lạnh, tính đến diện tích đường đi lại,
khoảng hở giữa các lô hàng, diện tích lắp đặt dàn lạnh...
Hệ số sử dụng là β T = 0,775 (bảng 2.5, [4,56])
17

594, 06 2
Fxd = = 766,53 m
0, 775

Ta bố trí 2 kho lạnh giống nhau mỗi kho có diện tích xây dựng: Fxd = 383, 265 m2
Vậy ta chỉ cần tính cho 1 kho.
Tính chiều rộng kho lạnh.
Chiều rộng của mỗi kho r < 20 m.
Chiều rộng tiêu chuẩn tối đa của tấm panel là 1,2 m
Ta chọn chiều rộng tấm panel là : r = 1, 2 m.
20
=> Số tấm panel = = 16, 7 tấm
1, 2
Ta chọn : 2 tấm panel góc rộng 1,2 m : 1,2 × 2 = 2,4 m
14 tấm panel cạnh rộng 1,2 m : 1,2 × 14 = 16,8 m
1 tấm panel cạnh rộng 1,2 m: 0,3 × 1 = 0,3 m
Vậy chiều rộng kho là : r = 2, 4 + 16,8 + 0,3 = 19,5 m,
Tính chiều dài kho lạnh.
383, 265 19, 65
d= = 19, 65 => Số tấm panel = = 16,375
19,5 1, 2

Ta chọn 16 tấm rộng 1,2m và 1 tấm rộng 0,3m.


Vậy chiều dài kho là : d = 16 ×1, 2 + 0, 3 × 1 = 19,5 m
=> Diện tích xây dựng thực của kho lạnh là : Ftt = 19,5 × 19,5 = 380 m2.
2.2.4. Cấu trúc xây dựng và cách nhiệt kho lạnh
2.2.4.1. Cấu trúc nền móng kho lạnh.
Cấu trúc nền kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhiệt độ trong kho, tải trọng
của kho hàng bảo quản, dung tích kho lạnh.
Do đặc thù của kho lạnh là bảo quản hàng hóa do đó phải có cấu trúc vững chắc,
móng phải chịu tải trọng của toàn bộ kết cấu xây dựng, móng kho được xây dựng
tùy thuộc vào kết cấu địa chấn của nơi xây dựng.
Kho lạnh xây dựng theo phương án lắp ghép nên toàn bộ kho được đặt trên nền
nhà xưởng. Tải trọng của hàng bảo quản sẽ chi phối đến độ rắn chắc của nền, khả
năng chịu lún của nền. Nếu tải trọng của hàng bảo quản càng lớn thì cấu trúc nền
18

kho lạnh phải thiết kế có độ chịu nén cao. Các tấm panel nền được đặt trên các con
lươn thông gió. Cấu trúc nền kho lạnh được thiết kế như hình vẽ.

Hình 2.3. Cấu trúc nền kho lạnh

2.2.4.2. Cấu trúc vách và trần kho lạnh


Kho lạnh lắp ghép có cấu trúc vách, trần là các tấm panel
Các thông số của panel cách nhiệt:
+ Chiều dài, h = 6000mm (panel vách)
h theo đơn đặt hàng ( panel trần và nền)
+ Chiều rộng, r = 1200 mm
+ Tỷ trọng, 30 ÷ 40 kg/m3
+ Độ chịu nén, 0,2 ÷ 0,29 Mpa
+ Hệ số dẫn nhiệt. λ = 0,023 ÷ 0,03W/mK
+ Phương pháp lắp ghép, ghép bằng khóacamlocking hoặc ghép bằng mộng âm
dương.

Hình 2.4a. Mặt cắt panel Hình 2.4b. Hình ảnh thực panel
19

2.2.4.3. Cấu trúc mái kho lạnh


Mái kho lạnh có nhiệm vụ chống nắng, mưa, đặc biệt là ngăn sự bức xạ nhiệt của
mặt trời. Ta chọn mái tôn màu xanh lá cây tạo nên cảm giác mát.

Hình 2.5. Mái che kho lạnh


2.2.4.4. Tính cách nhiệt, cách ẩm kho lạnh
 Chiều dày cách nhiệt, hệ số truyền nhiệt thực
Chiều dày lớp cách nhiệt được tính từ biểu thức hệ số truyền nhiệt K cho vách
phẳng nhiều lớp.
1
k= W/m2K [1, tr85]
1 n
δ δ 1
+ ∑ i + cn +
α1 i =1 λi λcn α 2

1  1 n
δ 1 
+ ∑ i +   W/m K
2
=> δ cn = λcn  − 
 k  α1 i =1 λi α 2  

α1 - là hệ số toả nhiệt của môi trường bên ngoài tới tường cách nhiệt, m
α2 - là hệ số toả nhiệt của vách buồng lạnh vào buồng lạnh, W/m2K
δi - là chiều dày của lớp vật liệu thứ i, m
λi - là hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/mK
δcn- là chiều dày của lớp vật liệu cách nhiệt, m
λcn - là hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt, W/mK
K - là hệ số truyền nhiệt của vách, W/m2K
Kho bảo quản đông được thiết kế với chế độ trong kho là – 25 0C. Không khí
được đối lưu cưỡng bức nhờ quạt.
20

Bảng 2.2. Thông số các lớp vật liệu của tấm panel tiêu chuẩn [4, tr52, 53]

Chiều dày Hệ số dẫn nhiệt


Vật liệu
δ(m) λ ( W/mK )
Polyurethan δcn 0,03 [2, tr331]
Tôn phủ PVC 0,0006 45,36
Sơn bảo vệ 0,0005 0,291

Do dưới nền kho được để thoáng bằng các con lươn nên hệ số toả nhiệt α1 và hệ
số truyền nhiệt K được lấy bằng giá trị so với trần và vách kho lạnh. Vậy ta có:
- Hệ số truyền nhiệt K = 0,21 W/m2K
- Hệ số toả nhiệt α1 = 23,3 W/m2K (bảng 3.3, 3.7 [1, tr84, 86])
- Hệ số toả nhiệt α2 = 9 W/m2K
Ta có bề dày cách nhiệt của vách, nền và trần.
 1  1 2 × 0, 0006 2 × 0, 0005 1  
δ cn = 0, 03 ×  − + + +   = 138,12 mm
 0, 21  23,3 45,36 0, 291 9 

Chiều dày panel phải chọn:


δ panel = 0,13812 + 2.0, 0006 + 2.0, 0005 = 0,14032 m = 140,32 mm

Để đảm bảo ta chọn chiều dày panel tiêu chuẩn: δ panelTC = 150mm

Khi đó chiều dày cách nhiệt thực của panel là:


δ CNthuc = 0,15 − (2.0, 0006 + 2.0, 0005) = 0,1478m
Ta có hệ số truyền nhiệt thực :
1 2
Kt = = 0,1967 W/m K
1 2 × 0, 0006 2 × 0, 0005 0,1478 1
+ + + +
23, 3 45,36 0, 291 0, 03 9

Chiều dày panel là 150 mm và hệ số truyền nhiệt thực K = 0,1967 W/m2K.


 Tính kiểm tra đọng sương.
Để vách không đọng sương thì hệ số truyền nhiệt thực phải thoả mãn điều kiện
sau: Kt < Ks. Để an toàn thì Kt < 0,95 × Ks
Ks: Là hệ số truyền nhiệt đọng sương nó được xác định theo biểu thức sau.
21

t1 − ts
Ks = × α1 W / m 2 K
t1 − t2

t1 - là nhiệt độ không khí ngoài môi trường . t1 = 37,3 0C


t2 - là nhiệt độ không khí trong kho lạnh t2 = - 25 0C
ts - là nhiệt độ điểm sương của không khí ngoài môi trường, 320C
37,3 − 32
Vậy ta có: K s = × 23,3 = 1,982 W/m2K
37,3 − ( −25 )

Xét Kt < 0,95 × Ks  0,1967 < 1,88 . Như vậy điều kiện thoả mãn.
 Tính chiều dày cách nhiệt vách ngăn giữa các phòng lạnh.
Số phòng thiết kế là 2 phòng được lắp ghép bằng tấm panel. Hai phòng bố trí kề
nhau, giữa hai phòng có nhiệt độ và độ ẩm như nhau cho nên không có hiện tượng
đọng sương và đọng ẩm.
Chiều dày cách nhiệt của vách ngăn:
1  1 δ 1 
δ cnvn = λcn  −  + ∑ 1 + 
 k  α1 λ1 α 2 

Có hế số tỏa nhiệt giữa hai vách là như nhau: α1 = α2 = 9 W/m2K


Hệ số dẩn nhiệt λcn = 0,03 W/mK
Hệ số truyền nhiệt của vách ngăn kho lạnh -250C, (bảng 3.9 [1, tr100])
Ta có k = 0,22 W/m2K
 1 1 0, 0006 0, 0005 1  
Suy ra: δ cnvn = 0, 03  −  + 2. + 2. +  = 0,1295 m = 129,6 mm
 0, 22  9 45,36 0, 291 9  

δ panel = 0,1295 + 2.0, 0006 + 2.0, 0005 = 0,1317 m = 131,7 mm

Theo tiêu chuẩn chọn δpanel vn = 150 mm.


Kết luận :
- Cấu trúc cách nhiệt của kho bằng vật liệu cách nhiệt Polyurethan có chiều dày là
150 mm thì đảm bảo sự cách nhiệt.
- Nền kho và trần kho có chiều dày lớp cách nhiệt bằng chiều dày lớp cách nhiệt
của vách kho.
- Vách ngăn giữa hai phòng lạnh có chiều dày 150 mm có thể cách nhiệt tốt.
22

CHƯƠNG III
TÍNH TOÁN NHIỆT TẢI
3.1. TỔNG QUÁT
Tính nhiệt kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt từ môi trường bên ngoài đi vào
kho lạnh. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất để thải
nó trở lại môi trường nóng, đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa buồng lạnh
và không khí bên ngoài. Mục đích cuối cùng của việc tính toán nhiệt kho lạnh là để
xác định năng suất lạnh của máy lạnh cần lắp đặt.
Dòng nhiệt tổn thất vào kho lạnh Q được xác định bằng biểu thức:
Q = Q 1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 , W
Trong đó :
Q1: dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che của buồng lạnh
Q2: dòng nhiệt do sản phẩm toả ra trong quá trình xử lý lạnh
Q3: dòng nhiệt từ không khí bên ngoài do thông gió buồng lạnh
Q4: dòng nhiệt từ các nguồn khác nhau khi vận hành kho lạnh
Q5: dòng nhiệt từ sản phẩm toả ra khi sản phẩm hô hấp, chỉ có ở các kho lạnh
bảo quản rau quả đặc biệt hoặc trong các buồng lạnh bảo quản hoa quả của kho lạnh
phân phối.
Dòng nhiệt tổn thất Q = ∑Qi tại một thời điểm nhất định được gọi là phụ tải nhiệt
của thiết bị lạnh.
Đặc điểm của dòng nhiệt này là chúng thay đổi liên tục theo thời gian.
Q1 - phụ thuộc theo giờ trong ngày và theo mùa trong năm
Q2 - phụ thuộc vào thời vụ
Q3 - phụ thuộc lọại hàng bảo quản
Q4- phụ thuộc vào qui trình công nghệ
Q5 - phụ thuộc vào biến đổi sinh hoá của sản phẩm “hô hấp”
Năng suất lạnh của hệ thống lạnh được thiết kế theo phụ tải nhiệt lớn nhất Qmax
mà ta ghi nhận được ở một thời điểm nào đó trong cả năm.
Kho lạnh có hai buồng lạnh giống nhau vì thế ta chỉ tính tổng dòng nhiệt cho
toàn bộ kho lạnh.
23

3.2. DÒNG NHIỆT QUA KẾT CẤU BAO CHE, Q1.


Dòng nhiệt truyền qua kết cấu bao che, là tổng các dòng nhiệt tổn thất qua vách,
trần và nền kho do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và bên trong,
cộng với các dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời qua vách kho lạnh.
Q11 - dòng nhiệt qua tường bao, trần, nền do chênh lệch nhiệt độ, W;
Q12 - dòng nhiệt qua tường bao, trần, do ảnh hưởng của bức xạ Mặt trời, W;
Các tấm panel được lắp ghép như hình 3.1.

Hình 3.1. Chi tiết ghép các tấm panel


Xác định diện tích tường bao, nền, trần của toàn bộ kho.
Các kích thước của kho :

Hình 3.2. Kích thước ngoài của kho lạnh


24

Chiều dài kho lạnh: L = 19,5 × 2 + 0,15 × 3 = 39,45 m


Vách bên trong kho tiếp giáp với khu bao gói nên ta có:
Chiều rộng kho lạnh: R = 19,5 + 1/2δpanel + δpanel = 19,5 + 1/2 × 0,15 + 0,15
= 19,725 m
Chiều cao kho lạnh: H=6m
3.2.1. Tính dòng nhiệt truyền qua vách, trần, nền kho do chênh lệch nhiệt độ
Ta có : Q11 = Q11V + Q 11TR +Q11N W
Q11V,Tr,N = Kt × F(t1 – t2) W
Kt - là hệ số truyền nhiệt thực của kết cấu bao che xác định theo chiều dầy cách
nhiệt thực, W/m2k;
F - là diện tích bề mặt của kết cấu bao che, m2
t1 - là nhiệt độ bên ngoài môi trường, 0C
t2 - là nhiệt độ trong kho lạnh, t2 = - 25 0C

Hình 3.3. Nhiệt độ các khu vực xung quanh kho lạnh
Kho lạnh nằm trong phân xưởng sản xuất và nối tiếp của các công đoạn sản xuất.
Sản phẩm sau khi qua bao gói sẽ được đưa tới kho bảo quản, ta chọn nhiệt độ của
khu bao gói là t = 200C và gọi vách tiếp giáp này là vách 1 (hướng Đông nam).
Tường hướng Đông bắc của kho thì tiếp giáp với kho bao bì, ta chọn nhiệt độ của
kho này là t = 350C và gọi là vách 2.
25

Tường hướng Tây bắc giáp với khu và phòng máy nên ta chọn nhiệt độ bên ngoài
của vách này là t = 350C (vách 3)
Tường hướng Tây bắc được bao che bởi tường xây, do vậy nhiệt độ bên ngoài
vách này là t = 350C (vách 4).
Đối với trần kho lạnh, do kho có mái che cộng thêm laphon nên nhiệt bức xạ qua
trần sẽ bị ngăn lại nhưng tại khoảng không đó sẽ xảy ra hiện tượng tích nhiệt trên
trần kho. Nhiệt nóng từ máy móc và con người hoạt động sinh ra có xu hướng đi lên
và bị chặn lại ở đây. Vì vậy nhiệt độ bên ngoài kho lạnh lấy cao hơn nhiệt độ môi
trường không khí: t = 400C.
Nền kho lạnh có con lươn thông gió và kho được xây lắp ghép nên nhiệt đô dưới
nền lấy bằng nhiệt độ ngoài trời t = 37,30C.
3.2.1.1. Tính dòng nhiệt truyền qua vách
 Dòng nhiệt truyền qua vách 1.
Ta có : Q11V1 = Kt × F1(t1 – t2) W
Diện tích vách 1 :
FV1 = 39,45 × 6 = 236,7 m2
Q11V 1 = 0,1967 × 236, 7(20 − (−25)) = 2095,15 W

Kết quả dòng nhiệt qua vách 1 là 2095 W.


 Dòng nhiệt truyền qua vách 2.
Ta có : Q11V2 = Kt × F2(t1 – t2) W
Diện tích vách 2 :
FV2 = 19,725 × 6 = 118,35 m2
Vậy Q11V 2 = 0,1967 × 118,35(35 − ( −25)) = 1396, 77 W
Dòng nhiệt qua vách 2 là 1397 W.
 Dòng nhiệt truyền qua vách 3.
Ta có : Q11V3 = Kt × F3(t1 – t2) W
Diện tích vách 3 :
FV3 = FV2 = 118,35 m2
Vậy Q11V 3 = 0,1967 × 118, 35(35 − ( −25)) = 1396, 77 W
26

Dòng nhiệt qua vách 3 là 1397 W.


 Dòng nhiệt truyền qua vách 4.
Ta có : Q11V4 = Kt × F4(t1 – t2) W
Diện tích vách 4 :
FV4 = FV1 = 236,7 m2
Vậy Q11V 1 = 0,1967 × 236, 7(35 − ( −25)) = 2793, 53 W
Dòng nhiệt qua vách 4 là 2794 W.
3.2.1.2. Dòng nhiệt truyền qua trần
Tương tự dòng nhiệt qua vách kho ta có:
Q11TR = Kt × FTR(t1 – t2), W
Diện tích của trần kho lạnh.
FTR = 39,45 × 19,725 = 778,15 m2
Vậy Q11TR = 0,1967 × 778,15(40 − ( −25)) = 9949, 04 W
Dòng nhiệt qua trần là 9949 W.
3.2.1.3. Dòng nhiệt truyền qua nền.
Vì là nền kho lắp ghépvà có con lươn thông gió nên cách tính cũng tương tự như
vách và trần.
Diện tích của nền kho lạnh.
FN = FTR =778,15 m2
Vậy Q11TR = 0,1967 × 778,15(37,3 − ( −25)) = 9535, 77 W
Dòng nhiệt qua trần là 9536 W.
3.2.2. Dòng nhiệt tổn thất do bức xạ nhiệt.
Kho nằm trong nhà xưởng nên được che chắn bởi mái che vì vậy dòng nhiệt tổn
thất do bức xạ mặt trời là không có, tức là Q12 = 0 W
Kết luận:
- Tổng dòng nhiệt Q11 truyền vào kho chỉ có dòng nhiệt truyền qua vách, trần nền.
- Dòng nhiệt do bức xạ mặt trời vào kho là không có.
- Như vậy dòng nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che chỉ có Q11.
=>Từ những kết quả tính toán ở mục 3.3.1.1 ta có bảng sau:
27

Bảng 3.1. Tổng dòng nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che
Bao che K, w/mK F, m2 ∆t, 0C Q,W
Vách 1 0,1967 236,7 45 2095
Vách 2 0,1967 118,35 60 1397
Vách 3 0,1967 118,35 60 1397
Vách 4 0,1967 236,7 60 2794
Trần 0,1967 416.1 65 9949
Nền 0,1967 416.1 62,3 9536
Tổng Q1 27168

3.3. DÒNG NHIỆT DO SẢN PHẨM TỎA RA, Q2


Sản phẩm sau khi cấp đông, trước khi nhập kho bao giờ nhiệt độ cũng lớn hơn
– 250C và sản phẩm đưa vào kho thuộc dạng bao gói nên sẽ có một dòng nhiệt do
sản phẩm , bao bì tỏa ra.
Dòng nhiệt do chính sản phẩm toả ra. Q21, W
Dòng nhiệt do bao bì mang vào. Q22,W
Ta có Q2 = Q21 + Q22, W
3.3.1. Dòng nhiệt do sản phẩm toả ra
1000
Ta có Q21 = M × (i1 − i2 ) × KW
24 × 3600
i1, i2 - là Entapi của sản phẩm ở nhiệt độ vào kho và nhiệt độ bảo quản
trong kho, kJ/kg;
M - là khối lượng hàng hoá nhập vào kho bảo quản trong 1 ngày đêm.
M = 45 tấn/ngày đêm (chương 3)
Sau khi cấp đông nhiệt độ bề mặt sản phẩm đạt – 180C , nhiệt độ tâm sản phẩm
đạt – 120C. Trong quá trình tách khuôn, mạ băng, bao gói và vận chuyển tới kho
nhiệt độ bề mặt sản phẩm có tăng lên nhưng nhiệt độ tâm hầu như không thay đổi.
Vì vậy ta lấy nhiệt độ trung bình tâm sản phẩm trước khi nhập kho là – 120C.
Sản phẩm là cá béo (bảng 4.2 [1, tr110])
Ta có i1 = 24,4 kJ/kg.
28

i2 = 0 kJ/kg (vì t2 = – 250C nhiệt độ bảo quản trong kho).


1000
Do đó: Q21 = 45 × (24, 4 − 0) × = 12, 71 KW
24 × 3600
Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra là 12,7 KW.
3.3.2. Dòng nhiệt do bao bì toả ra
Dòng nhiệt do bao bì toả ra tính theo công thức:
1000
Q22 = M b × Cb × (t1 − t2 ) × KW
24 × 3600
Mb - là khối lượng bao bì đưa vào kho cùng sản phẩm, tấn/ngày đêm.
Mb = 10% M = 4,5 tấn/ngày đêm
Cb - là nhiệt dung riêng của bao bì. Cb = 1,460 kJ/kgK
Chọn: t1 = 20 0C , t2 = - 25 0C
1000
Vậy Q22 = 4, 5 × 1, 460 × (20 + 25) × = 3, 42 KW
24 × 3600
Dòng nhiệt do bao bì tỏa ra tính được là 3,42 KW.
Vậy tổng dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì toả ra là :
Q2 = Q21 + Q22 = 12,71 + 3,42 = 16,13 KW
3.4. CÁC DÒNG NHIỆT VẬN HÀNH, Q4
Các dòng nhiệt do vận hành gồm :
Dòng nhiệt do đèn chiếu sáng Q41.
Dòng nhiệt do người làm việc trong kho Q42.
Dòng nhiệt do động cơ điện Q43.
Dòng nhiệt do mở cửa Q44.
Dòng nhiệt do xả tuyết Q45.
3.4.1. Dòng nhiệt do chiếu sáng buồng, Q41
Dòng nhiệt do đèn chiếu sáng toả ra xác định theo công thức:
Q41 = A × F , W

F - là diện tích buồng, F = 380,25 × 2 = 760,5 m2


A - là nhiệt lượng toả ra khi chiếu sáng trên 1m2 diện tích, W/m2
Chọn A = 1,2 W/m2 [1,tr 115]
Vậy Q41 = 760,5 × 1,2 = 912,6 W
29

3.4.2. Dòng nhiệt do người tỏa ra, Q42


Q42 được tính theo biểu thức:
Q42 = 350 × n W

Nhiệt lượng do một người toả ra khi làm việc nặng nhọc là 350, W/người
n: là số người làm việc trong kho lạnh. Chọn mỗi phòng lạnh 3 người , vậy với 2
kho ta sẽ có 6 người làm việc. [1, tr116]
Vậy Q42 = 350 × 6 = 2100 W
3.4.3. Dòng nhiệt do các động cơ điện,Q43
Dòng nhiệt do các động cơ điện làm việc trong buồng lạnh (động cơ quạt dàn
lạnh, động cơ máy móc, xe nâng vận chuyển…) có thể xác định theo biểu thức:
Q43 = 1000 × N W

N: Là công suất động cơ điện quạt dàn lạnh, W.


Động cơ làm việc trong kho lạnh chỉ có động cơ quạt dàn lạnh. Mỗi kho ta chọn 2
dàn lạnh gồm 4 quạt, động cơ mỗi quạt có công suất là 1,05 KW.
Suy ra: Q43 = 1000 × (4 × 1,05) × 2 = 8400 W
3.4.4. Dòng nhiệt khi mở cửa, Q44
Để tính dòng nhiệt khi mở cửa, sử dụng biểu thức:
Q44 = B × F W

F - là diện tích buồng


B - là dòng nhiệt khi mở cửa. Chọn B = 8 W/m2 (bảng 4-4, [1, tr117 ])
Vậy Q44 = 8 × 760,5 = 6084 W
3.4.5. Dòng nhiệt do xả tuyết, Q45
Sau khi xả băng nhiệt độ của kho lạnh tăng lê đáng kể, đặc biệt là xả băng bằng
nước, điều đó chứng tỏ có một phần nhiệt lượng dùng xả băng trao đổi với không
khí và các thiết bị trong phòng. Nhệt dùng xả băng đại bộ phận làm tan băng trên
dàn lạnh và được đưa ra ngoài cùng với nước đá tan, một phần truyền cho không
khí và các thiết bị trong kho lạnh, gây nên tổn thất.
Công việc xả tuyết được thực hiện lần lượt trên mỗi dàn lạnh.
Dòng nhiệt này được tính theo biểu thức:
30

ρkk × V × C pk × ∆t
Q45 = n × W
24 × 3600
n: số lần xả băng trong 1 ngày đêm.Chọn n = 3 [4, tr74]
ρkk - là khối lượng riêng của không khí, ρkk = 1,2Kg/m3
V - là dung tích kho lạnh, m3
Cpk - là nhiệt dung riêng của không khí, Cpkk=1000 J/KgK
∆t - là độ chênh lệch nhiệt độ trước và sau khi xả tuyết của kho lạnh
∆t = 4÷7 0C, chọn ∆t = 6 [4, tr74]
1, 2 × (760, 5 × 6) × 1000 × 6
Vậy Q45 = 3 × = 1140, 75 W
24 × 3600
Dòng nhiệt do xả tuyết là 1141 W.
Suy ra : tổng dòng nhiệt tổn thất do vận hành:
Q4 = Q41+ Q42 + Q43 + Q44 + Q45
= 912,6 + 2100 + 8400 + 6084 + 1140, 75 = 18637 W
Kết luận: Tổng hợp các kết quả tính toán ở mục 3.2, 3.3, 3.4 ta có tổng nhiệt tải
xâm nhập vào kho.
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả tính toán.

Q1 , W Q2 , W Q4 , W Q,W
27167,03 16130 18637,35 61934,38

3.5. XÁC ĐỊNH TẢI NHIỆT CHO MÁY NÉN VÀ THIẾT BỊ


3.5.1. Phụ tải thiết bị
Tải nhiệt cho thiết bị là tải nhiệt dùng để tính toán diện tích bề mặt trao đổi nhiệt
cần thiết của thiết bị bay hơi. Để đảm bảo được nhiệt độ trong buồng ở những điều
kiện bất lợi nhất, ta phải tính toán tải nhiệt cho thiết bị là tổng các tải nhiệt thành
phần có giá trị cao nhất.
QoTB = Q1 + Q2 + Q4 = 61,93 kW
3.5.2. Phụ tải nhiệt máy nén
Tải nhiệt của máy nén cũng được tính toán từ tất cả các tải nhiệt thành phần
nhưng tùy theo từng loại kho lạnh mà ta có thể lấy một phần của tải nhiệt đó.
31

Do các tổn thất nhiệt trong kho lạnh không đồng thời xảy ra nên công suất nhiệt
yêu cầu thực tế sẽ nhỏ hơn tổng các tổn thất nhiệt, để tránh lựa chon máy nén có
công suất lạnh quá lớn, tải nhiệt của máy nén cũng được tính toán từ tất cả các tải
nhiệt thành phần, nhưng đối với kho bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh thì lấy
85%Q1, 100% Q2, 75%Q4 (bảng 2.14, [4, tr78])
Như vậy ta có tải nhiệt máy nén là:
QMN = 85%Q1 + 100%Q2 + 75%Q4
= 0,85 × 27167,03 + 1× 16130 + 0,75 × 18637,35 = 53199,99 W
Năng suất lạnh của máy nén đối với mỗi nhóm buồng có nhiệt độ sôi tương tự
nhau xác định theo biểu thức:
k × ∑ QMN
Q0 =
b
k - là hệ số lạnh tính đến tổn thất trên đường ống và thiết bị của hệ thống lạnh.
Chọn k = 1,07 [4, tr78]
b - là hệ số thời gian làm việc.
Chọn b = 0,9 [2, tr78].
1, 07 × 53199,99
Vậy Q0 = = 63248,88 W
0,9

Phụ tải nhiệt máy nén là 63249 W


32

CHƯƠNG IV
TÍNH CHỌN MÁY NÉN VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ
THỐNG LẠNH
4.1. CHỌN HỆ THỐNG LẠNH
4.1.1. Phương pháp làm lạnh
Trong thực tế có nhiều phương pháp làm lạnh cho kho. Nhưng có hai phương
pháp thông dụng nhất là: làm lạnh trực tiếp và làm lạnh gián tiếp.
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau phù hợp với yêu cầu
thiết bị, công nghệ của từng trường hợp cụ thể. Đối với mỗi trường hợp đó người ta
sẽ chọn phương pháp làm lạnh sao cho phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế đến mức
thấp nhất các nhược điểm.
4.1.1.1. Làm lạnh trực tiếp
Là phương pháp làm lạnh kho bằng dan bay hơi đặt trong kho lạnh, môi chất lạnh
lỏng sôi thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh. Làm lạnh trực tiếp có thể là dàn
lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức.
• Ưu điểm:
- Thiết bị đơn giản không cần thêm một vòng tuần hoàn phụ.
- Tuổi thọ cao kinh tế vì không phải tiếp xúc với nước muối là một chất ăn mòn
kim loại rất nhanh chóng.
- Đứng về mặt nhiệt động thì ít tổn thất năng lượng vì hiệu nhiệt độ giữa kho lạnh
và dàn bay hơi gián tiếp qua không khí.
- Tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ nghĩa là khi làm lạnh trực tiếp thời gian từ khi
mở máy đến lúc kho lạnh đạt nhiệt độ yêu cầu sẽ nhanh hơn.
- Nhiệt độ kho lạnh có thể giám sát theo nhiệt độ sôi của môi chất, nhiệt độ sôi có
thể xác định dễ dàng qua nhiệt kế của đầu hút máy nén.
• Nhược điểm:
- Đối với hệ thống lạnh lớn thì lượng môi chất nạp vào máy lớn, khả năng rò rỉ
của môi chất lớn, khó có khả năng dò tìm được chỗ rò rỉ để xử lý. Tổn thất áp suấp
cho việc cấp cho những dàn bay hơi ở xa có hồi dầu về nếu dùng môi chất Freon,
máy nén dễ hút ẩm, việc bảo vệ máy nén khó khăn.
33

- Trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém khi máy lạnh ngừng hoạt động thì dàn lạnh
cũng hết lạnh nhanh chóng.
4.1.1.2. Làm lạnh gián tiếp
Là phương pháp làm lạnh bằng các giàn chất tải lạnh như nước muối, glycol,…
thiết bị bay hơi đặt ở ngoài kho lạnh. Ở trong buồng chất tải lạnh nóng lên do thu
nhiệt của buồng lạnh. Sau đó trở lại dàn bay hơi để hạ nhiệt độ xuống bằng nhiệt độ
yêu cầu và cứ như vậy được tuần hoàn liên tục. Dàn lạnh gián tiếp cũng có thể là
dàn lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức.
• Ưu điểm:
- Hệ thống lạnh có độ an toàn cao, chất tải lạnh không cháy, không nổ, không độc
hại với cơ thể sống và không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo quản. Nó
là vòng tuần hoàn an toàn và ngăn chặn sự tiếp xúc của môi chất độc hại đối với sản
phẩm.
- Máy lạnh có cấu tạo đơn giản hơn, đường ống dẫn môi chất hệ thống ngắn được
chế tạo ở dạng tổ hợp hoàn chỉnh nên chất lượng cao, độ tin cậy lớn, dễ dàng kiểm
tra lắp đặt và hiệu chỉnh.
- Dung dịch chất tải lạnh có khả năng trữ lạnh lớn sau khi máy ngừng hoạt động,
nhiệt độ kho có khả năng duy trì được lâu hơn.
• Nhược điểm:
- Năng suất lạnh của máy bị giảm do chênh lệch nhiệt độ lớn.
- Hệ thống thiết bị cồng kềnh vè phải thêm vòng tuần hoàn cho chất tải lạnh.
- Tốn năng lượng bổ sung cho bơm hoặc cánh khuấy chất tải lạnh.
Kết luận: qua sự phân tích ưu nhược điểm của hai phương pháp làm lạnh trên, tôi
chọn phương pháp làm lạnh cho kho đang thiết kế là phương pháp làm lạnh trực tiếp.
4.1.2. Chọn môi chất lạnh
Môi chất lạnh (còn gọi là tác nhân lạnh hay gas lạnh) là chất môi giới sử dụng
trong chu trình nhiệt động ngược chiều để thu nhiệt của môi trường có nhiệt độ thấp
và thải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. Môi chất tuần hoàn trong hệ thống
lạnh nhờ quá trình nén.
34

Ở máy lạnh nén hơi, sự thu nhiệt của môi trường có nhiệt độ thấp nhờ quá trình
bay hơi ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp, sự thải nhiệt cho môi trường có nhiệt độ cao
nhờ quá trình ngưng tụ ở áp suất cao và nhiệt độ cao, sự tăng áp của quá trình nén
hơi và giảm áp.
Chọn môi chất lạnh sử dụng là NH3 (amoniac) có nhiệt ẩn hoá hơi lớn thích hợp
cho hệ thống lạnh có công suất lớn do lượng môi chất tuần hoàn nhỏ, lượng nạp
nhỏ, máy nén và các thiết bị gọn, rẻ tiền, dễ kiếm, vận chuyển và bảo quản dễ dàng,
nước ta sản xuất được. Mặt khác amoniac là môi chất không gây ảnh hưởng đến
tầng ozôn và hiệu ứng nhà kính như frêôn. Đây là môi chất của hiện tại và tương lai.
Hiện nay, hệ thống lạnh cho kho bảo quản thường sử dụng môi chất freon 22 và
môi chất NH3. Do yêu cầu về mặt môi trường: phá hủy tầng ozôn, gây hiệu ứng nhà
kính.Môi chất freon 22 chỉ là môi chất quá độ và dần sẽ được thay thế bằng môi
chất khác. Vì vậy tôi quyết định chọn môi chất amoniac cho hệ thống lạnh đang
thiết kế.
Nhờ có các tính chất nhiệt động quý báu nên amoniac tuy độc hại nhưng vẫn được
sử dụng rộng rãi.
4.1.3. Sơ đồ hệ thống lạnh (thể hiện trên hình vẽ)
4.2. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH VÀ CHỌN MÁY NÉN
4.2.1. Chọn các thông số làm việc
4.2.1.1. Nhiệt độ sôi của môi chất
Nhiệt độ sôi của mô chất lạnh dùng để tính toán thiết kế có thể lấy như sau:
0
t 0 = t b − ∆t 0 C

tb – nhiệt độ buồng lạnh, 0C


∆tb – hiệu nhiệt độ yêu cầu, 0C
Kho lạnh sử dụng dàn bay hơi trực tiếp nên ta lấy nhiệt độ bay hơi thấp hơn nhiệt
độ kho là ∆t = 8 ÷ 130 C . Vì kho bảo quản cá basa nên cần duy trì độ ẩm trong kho
cao nên ta chọn ∆t = 5 ÷ 60 C , Ta lấy ∆t = 60 C
Vậy t0 = −25 − 6 = −310 C
Nhiệt độ sôi của môi chất cần chọn t0 = -310C
35

4.2.1.2. Nhiệt độ ngưng tụ


Nhiệt độ ngưng tụ của hơi môi chất lạnh phụ thuộc vào môi trường làm mát và
nhiệt độ của chất tải nhiệt chạy qua thiết bị ngưng tụ.
Thiết bị ngưng tụ dạng tháp (dàn ngưng bay hơi) do vậy ta xác định nhệt độ ngưng
như sau:
Ta có:
Nhiệt độ bầu ướt: tư = 32,50C
Nhiệt độ nước tuần hoàn trong tháp tw = tư + (4 ÷ 80C) = tư + 40C
Nhiệt độ ngưng tụ tk = tw + ∆tk (∆tk = 3 ÷ 50C) Chọn ∆tk = 30C
Vậy tk = 32,5 + 4 + 3 = 39,50C
Nhiệt độ ngưng tụ chọn là tk = 39,50C
4.2.1.3. Nhiệt độ hơi hút
Đối với máy nén trục vít do khả năng làm việc của máy rộng, có thể hoạt động với
môi chất ở 2 trạng thái lỏng và hơi vì vậy hệ thống không cần quá nhiệt và nhiệt độ
hơi hút chính là nhiệt độ bay hơi từ dàn lạnh.
4.2.1.4. Nhiệt độ quá lạnh
Hệ thống chỉ có thiết bị quá lạnh, môi chất lạnh lỏng được quá lạnh trong ống
xoắn. Nhiệt độ không hạ đến được nhiệt độ trung gian vì tồn tại hiệu nhiệt độ tại
hiệu nhiệt độ trao đổi nhiệt không thuận nghịch của ống xoắn. nhiệt độ quá lạnh lớn
hơn nhiệt độ trung gian 3 ÷ 50C [1, tr235]
Vậy tql = ttg + 50C
4.2.2. Chu trình máy lạnh
Chế độ làm lạnh của hệ thống lạnh:
to = - 31oC ⇒ po = 0,114 MPa
tk = 39,5oC ⇒ pk = 1,535 MPa
pk 1,535
Ta có tỷ số nén Π = = = 13, 46 .
po 0,114

Máy nén piston thường thì tỷ số nén Π ≤ 9 (NH3) và Π ≤ 12(R12, R502, R22) đối
với chu trình 1 cấp. Nếu tỷ số nén lớn hơn thì phải dùng chu trình 2 cấp nén. Còn
máy nén trục vít chỉ với 1 cấp nén có thể đạt được tỷ số nén Π = 20. [3, tr122]
36

Với tỷ số nén trên ta chọn máy nén trục vít làm việc với 1 cấp nén.
4.2.2.1. Sơ đồ và chu trình biểu diễn trên đồ thị

TL1 5' 5 4

3 6 5' 5 4
2'
TBQL

7
9 MNTV 9 2'
7 3
6 2 2

TL2 8 8
1 1
TBBH

Hình 4.1a. Chu trình máy nén trục vít Hình 4.1b. Đồ thị lg p - i

4.2.2.2. Xác định chu trình


 Giải thích các điểm nút trên chu trình
1-2 : nén đoạn nhiệt lên tới trạng thái áp suất trung gian
3-2'-3:3 là điểm hòa trộn 2 dòng hơi từ từ bình trung gian tới và dòng hơi nén đoạn
nhiệt của máy nén.
3-4 : quá trình nén đoạn nhiệt tới áp suất ngưng tụ
4-5 : quá trình ngưng tụ đẳng áp ở dàn ngưng
5-5': quá lạnh trên đường ống
5'-6: quá lạnh tại thiết bị quá lạnh
5'-7: tiết lưu giảm áp suất đẳng entanpy
7-9: hơi tiết lưu sau khi quá lạnh đạt tráng thái bão hòa 9
6-8: tiết lưu giảm áp tới áp suất bay hơi
Từ các thông số về nhiệt độ ngưng tụ, nhiệt độ bay hơi ta sẽ xác định các thông số
còn lại của chu trình.
Ta có : Ptg = Pk × P0 = 0,114 × 1,535 = 0, 4183 MPa

=> t2’ = t7 = - 0,750C


=>tql = t6 = ttg + 50C = t7 + 50C = 4,250C
Nhiệt độ quá lạnh tính được là 4,250C
37

Môi chất sau khi đi qua đường ống và bình chứa cao áp sẽ được quá lạnh một
phần nên ta chọn nhiệt độ t5’ = 370C.
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp các thông số trên các điểm nút của chu trình
Thông số Nhiệt độ Áp suất Entapi Thể tích riêng
o
Điểm nút C MPa kJ/kg m3/kg
1 -31 0,114 1720,7 1,0313
2 51,5 0,4183 1888,5
2, -0,75 0,4183 1759,5
3 40 0,4183 1873,3 0,325
4 142 1,535 2075 0,1375
5 39,5 1,535 685,2 0,0017
5, 37 1,535 663,6
6 4,25 1,535 519,7
7 -0,75 0,4183 663,6
8 -31 0,114 519,7
9 -0,75 0,4183 496,6

Xác định các điểm 2, 3, 4 của chu trình.


Dựa vào đồ thị lgP-h ta xác định được điểm 2 với nhiệt độ t2 = 51,50C.
Ta có: Phương trình cân bằng tại máy nén
m2 = m1 + m2, ⇒ m2, = ( m2 − m1 )

(m2 − m1 )h2, + h2 m1 = h3 m2
m2 h2 − h2, (1)
⇒ =
m1 h3 − h2,

Phương trình cân bằng ở bình trung gian


m2 h2, − h6 − h7 + h5,
(m2 − m1 )h7 + m1h5, = m2, h2, + m1h6 ⇒ = (2)
m1 h2, − h7

Từ (1) và (2) suy ra khối lượng môi chất nén tới dàn ngưng là, m2.
38

h2, − h6 − h7 + h5, 1759,5 − 519, 7 − 685, 2 + 663, 6


⇒ m2 = m1 = 0, 0527 = 0, 0598 kg / s
h2, − h7 1759,5 − 685, 2
h2 − h2' 1888,5 − 1759,5
h3 = m1 + h2' = 0, 0527 + 1759,5 = 1873,3 kg / s
m2 0, 0598

Q0 63, 25
Với m1 = = = 0, 0527 kg/s
q0 1201
Như vậy ta đã xác định được điểm 3, 4.
4.2.3. Tính nhiệt cho máy nén
4.2.3.1. Năng suất lạnh riêng, q0
Là năng suất lạnh của 1 Kg môi chất lạnh lỏng ở áp suất cao và nhiệt độ cao tạo ra
sau khi qua van tiết lưu và bay hơi hết trong thiết bị bay hơi, thành hơi bão hoà khô
ở nhiệt độ bay hơi và áp suất bay hơi.
Ta có: q0 = h1 – h8
h1- là Entapi của hơi bão hoà khô sau khi ra khỏi dàn lạnh
h8 - là Entapi của môi chất sau khi qua van tiết lưu 2
Vậy q0 = 1720,7 – 519,7 = 1201 kJ/kg
4.2.3.2. Lưu lượng hơi thực tế nén qua máy nén
Lưu lượng hơi vào máy nén
Q0 63, 25
m1 = = = 0, 0527 kg/s
q0 1201
Lưu lượng hơi sau khi nén qua máy nén
m2 = m1 + m2, = 0, 0598 kg/s

Lưu lượng hơi sau khi tiết lưu vào máy nén.
m2, = m2 − m1 = 0, 0598 − 0, 0527 = 0, 0071 kg/s

4.2.3.3. Thể tích hút thực tế của máy nén


Thể tích hút ban đầu của máy nén
Vtt1 = m1× v1 = 0,0527 × 1,0313 = 0,0543 m3/s
Thể tích hút sau khi tiết lưu
Vtt3 = m2 × v3 = 0,0598 × 0,325 = 0,0194 m3/s
39

4.2.3.4. Công nén riêng


Ta có : l = l1 + l2
l1 = h2 − h1 = 1888,5 − 1720, 7 = 167,8 kJ / kg
l2 = h4 − h3 = 2075 − 1873,3 = 201, 7 kJ / kg

Vậy tổng công nén riêng là:


l = l1 + l2 = 167,8 + 201, 7 = 369,5 kJ/kg

4.2.3.5. Công nén lý thuyết, Ns


Tổng công nén đoạn nhiệt của máy nén
NS = m1l1 + m2l2 = 0,0527 × 167,8 + 0,0598 × 201,7 = 20,905 KW
4.2.3.6. Thể tích hút lý thuyết của máy nén
Hệ số cấp của máy nén λ = 0,77 [3, tr 122]
Thể tích hút lý thuyết ban đầu của máy nén.
Vtt1 0, 0543 3
Vlt1 = = = 0, 071 m /s
λ 0, 77
Thể tích hút lý thuyết của máy nén sau khi hòa trộn.
Vtt 3 0, 0194 3
Vlt 3 = = = 0, 025 m /s
λ 0, 77

4.2.3.7. Công nén chỉ thị, Ni


Là công nén thực do quá trình nén lệch khỏi quá trình nén đoạn nhiệt lý thuyết.
Ns
Ta có: N i = kW
ηi

ηi : Là hiệu suất chỉ thị


ηi = λw' + b x t0.
Trong đó: b - là hệ số thực nghiệm b = 0,002
T0
λw'- là hệ số tổn thất không thấy được λw' =
Tk

273 + ( −31)
Vậy ηi = + 0, 002 × ( −31) = 0, 71
273 + 39,5
20,9
Suy ra: N i = = 29 kW
0, 71
40

4.2.3.8. Công suất ma sát, Nms


Công suất ma sát sinh ra do sự ma sát trong các chi tiết chuyển động của máy nén,
công suất này phụ thuộc vào kích thước và chế độ hoạt động của máy nén.
Ta có: Nms =Vtt × Pms kW
Pms với máy nén amoniac thẳng dòng thì Pms = (49 ÷ 69) kpa
Ta chọn Pms = 0,06 Mpa [2, tr67]
Kết quả tính được Nms = 0,0543 × 49 = 2,7 kW
4.2.3.9. Công nén hiệu dụng, Ne
Ne = Ni + Nms = 29 + 2,7 = 31,7 KW
Ni 29
ηe = = = 0, 91
N e 31, 7

ηe - hệ số tổn thất ma sát của các chi tiết máy

4.2.3.10. Công suất điện tiêu thụ, Nel


Ne 31, 7
N el = = = 37,1 KW [2, tr67]
ηtd .ηel 0, 95 × 0,9
ηtđ - hệ số tổn thất do truyền động khớp ηtđ = 0,95
ηel - hiệu suất động cơ điện ηel = 0,9
Vậy công suất điện tiêu thụ là 37,1 KW
4.2.3.11. Công động cơ lắp đặt, Nđc.
Ta có : Nđc = (1,1 ÷ 1,5) Nel [3, tr77]
= 1,3 × 37,1 = 48,2 KW
4.2.4. Chọn máy nén.
Càng ngày, máy nén trục vít càng giữ vai trò quan trọng trong kỹ thuật lạnh do
máy nén trục vít có một loạt các ưu điểm so với máy nén pittông trượt. Máy nén
trục vít, thường được thiết kế , chế tạo năng suất hút lý thuyết từ 400m3/h đến
khoảng 500m3/h cho các loại môi chất lạnh 22, và amoniac. So với máy nén pittong
trượt máy nén trục vít có các ưu điểm nổi bật sau:
- Cấu tạo đơn giả, số lượng chi tiết chuyển động ít, các bề mặt chuyển động giữa hai
vít và thân không tiếp xúc với nhau, độ kín giữa các khoang nén được giữ bằng lớp
dầu phun
41

- Máy nén gọn gàng, chắc chắn, có khả năng chống va đập cao.
- Giảm chi phí sửa chữa bảo dưỡng, thường thì chỉ bảo dưỡng sau 40.000h vận
hành.
- Dễ lắp đặt, nền móng yêu cầu không cao do truyền động quay ổn định xo với
truyền động xung qua lại của pittong trục khuỷu.
- Năng suất lạnh có thể điều chỉnh từ 100% xuống đến 10% vô cấp và tiết kiệm
được công nén.
- Nhiệt độ cuối tầm nén thấp hơn.
- Tỷ số nén cao hơn, có thể đạt tới Π = 20.
- Có thể đạt nhiệt độ sôi thấp mà máy nén pittong phải dùng chu trình 2 cấp.
- Không có van hút và đẩy nên không có tổn thất tiết lưu, hiệu suất nén cao hơn
nhiều so với máy nén pittong.
- Máy làm việc ít xung động hơn.
- Năng suất lạnh của máy nén trục vít có thể gấp rưỡi máy nén pittonh lớn nhất.
- Dầu phun tràn trong máy nén ngoài tác dụng làm kín, bôi trơn, hấp thụ nhiệt của
quá trình nén còn có tác dụng làm giảm tiếng ồn.
- Hầu như không có ảnh hưởng khi hút lỏng.
Nhược điểm chủ yếu của máy nén trục vít là:
- Công nghệ gia công phức tạp.
- Giá thành cao và cần có thêm hệ thống phun dầu, bơm dầu, làm mát dầu kèm theo.
=> Tất cả các ưu điểm đó cho phép ta chọn máy nén trục vít
Từ Tỷ số nén Π = 13,46
Nhiệt độ bay hơi của môi chất t0 = -310C
Nhiệt độ ngưng tụ tk = 39,50C
Năng suất lạnh của máy nén Q0MN = 53,2 KW
Công suất động cơ Nđc = 48,2 KW
Dùng phần mềm chọn máy nén của Mayekawa, ta chọn 2 cụm máy nén có thông số
như sau:
MODEL MCN125S-I
42

- Công suất lạnh 40 KW, công suất động cơ 30 KW, lưu lượng chuyển 196/236
m3/hr, môi chất lạnh NH3.
- Giới hạn điều chỉnh công suất 10 ~ 100%, tốc độ vòng 2950/3550 (vòng/phút)
- Nhiệt độ ngưng tụ dưới 400C, nhiệt độ bay hơi môi chất -310C.
- Bình tách dầu, bình làm mát dầu
2 6

7
4
5 8
1- Lọc gas đầu hút; 2- Bộ điệm kín; 3- Máy nén lạnh Mycom; 4- Bình tách dầu;
5- Tủ điện; 6- Hệ thống bôi trơn; 7- Phin lọc dầu; 8- Bơm dầu
Hình 4.2a. Cụm máy nén trục vít Mycom

Hình 4.2b. Cụm máy nén tại nhà máy


43

4.3 TÍNH CHỌN THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT


4.3.1. Thiết bị ngưng tụ.
4.3.1.1. Khái niệm và phân loại.
 Khái niệm
Thiết bị ngưng tự là thiết bị trao đổi nhiệt để biến hơi môi chất ở nhiệt độ cao và
áp suất cao sau quá trình nén thành trạng thái lỏng.
 Phân loại
Theo môi trường làm mát, có thể chia các thiết bị ngưng tụ thành 4 nhóm:
- Thiết bị ngưng tụ bằng nước.
- Thiết bị ngưng tụ bằng không khí.
- Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước và không khí.
- Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí.
- Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng môi chất khác khi sôi hay bằng các sản phẩm
công nghệ.
Theo đặc điểm của quá trình ngưng tụ môi chất, có một số loại chính sau:
- Thiết bị ngưng tụ ống chùm vỏ bọc nằm ngang.
- Thiết bị ngưng tụ kiểu xối.
- Thiết bị ngưng tụ kiểu bay hơi.
- Thiết bị ngưng tụ có cánh toả nhiệt.
Ở đây tôi chọn thiết bị ngưng tụ kiểu bay hơi với các ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm cơ bản của thiết bị loại này là rất tiết kiệm nước bổ sung (chỉ khoảng
3%), thiết bị tương đối đơn giản, dễ chế tạo, lại đạt hiệu quả truyền nhiệt khá cao,
chi phí điện năng cho động cơ bơm, quạt khoảng 20 ÷ 30W cho 1 KW lạnh. Mật độ
dòng nhiệt vào khoảng 1400 đến 1900 W/m2.
Hệ số truyền nhiệt k = 450 ÷ 600W/m2K, độ chênh nhiệt độ trung bình giữa môi
chất và chất làm mát ∆ttb = 2 ÷ 3K, Cũng có thể đặt thiết bị ngưng tụ bay hơi ngoài
trời để tiết kiệm mặt.
Trong điều kiện trong nước hiện nay, cùng với bình ngưng ống vỏ và thiết bị
ngưng tụ kiểu tưới, thiết bị ngưng tụ bay hơi là những thiết bị dễ chế tạo, lắp đặt ,
vận hành và cho hiệu quả kinh tế cao.
44

Tuy vậy, thiết bị ngưng tụ bay hơi có nhược điểm là nhiệt độ ngưng tụ phụ thuộc
vào trạng thái khí tượng và thay đổi theo mùa trong năm.
4.3.1.2. Tính chọn thiết bị ngưng tụ.
Chọn thiết bị ngưng tụ bay hơi
Mật độ dòng nhiệt
qk = h4 – h5 = 2075 – 685,2 = 1389,8 kJ/kg
Phụ tải nhiệt ở thiết bị ngưng tụ.
Qk = m2 × qk = 0,0598 × 1389,8 = 83,11 KW = 83110 W
Diện tích trao đổi nhiệt của tháp ngưng
Qk 83,1 2
F= = = 55, 41 m
k × ∆ttb 500 × 3

k = 500 W/m2K (bảng 6.1, [3], tr194) ; ∆ttb = 3 K


Theo Catalogue evaporative condensers của hãng AVAPCO
Ta chọn dàn ngưng có Model cATWB 7-4j12 Qk = 91KW với các thông số kỹ
thuật ở bảng sau:
Bảng 4.2. Các thông số kỹ thuật dàn ngưng bay hơi
45

Hình 4.3. Dàn ngưng không khí của hãng AVAPCO


4.3.2. Thiết bị bay hơi
Thiết bị bay hơi được làm lạnh theo phương pháp làm lạnh trực tiếp và không khí
đối lưu cưỡng bức bằng quạt gió.
Kho lạnh được chia làm hai phòng có diện tích nhu nhau và nhiệt tải như nhau
nên ta chọn hai dàn lạnh cho mỗi buồng lạnh.
Ta có : Q0 = 63,25 KW
Diện tích thiết bị trao đổi nhiệt.
Q0TB
F=
k × ∆t
k- hệ số truyền nhiệt của dàn lạnh, W/m2K
Chọn k = 12,14 W/m2K [1, tr298] (phương pháp nội suy)
∆t - hiệu nhiệt độ trung bình logarit giữa môi chất lạnh và chất tải lạnh
46

b1

tb2
t0

Hình 4.4. Biến thiên nhiệt độ trong thiết bị bay hơi

∆t max − ∆t min (tb1 − t0 ) − (tb 2 − t0 ) (35 + 31) − ( −25 + 31)


∆t = = = = 25 K
∆tmax tb1 − t 0 35 + 31
ln ln ln
∆t min tb 2 − t 0 −25 + 31

63250 2
Vậy F = = 208, 4 m
12,14 × 25

Sử dụng phần mềm chọn dàn lạnh của hãng GUNTNER ta chọn 4 dàn lạnh có
model như sau:

Hình 4.5. Dàn lạnh kho


47

MODEL dàn lạnh AGHN 071.2H/212-HHS/24P.E


- Công suất 17 KW, gas lạnh NH3, Nhiệt độ bay hơi -310C, tốc độ không khí 26780
m3/h, áp suất không khí 1013 mbar.
- Công suất quạt 0,81/1,05 KW, lưu lượng trong ống 85lít, chiều dài cánh 12mm,
trọng lượng 393kg, áp suất hoạt động max 32 bar
- Xả tuyết bằng gas nóng
- Kích thước dàn lạnh

4.4. TÍNH CHỌN ĐƯỜNG ỐNG DẪN MÔI CHẤT


Đường ống sử dụng trong hệ thống lạnh amoniac thường là loại ống thép. Việc
tính toán chọn đường kính của ống là bài toán tối ưu về kinh tế. Khi tiết diện đường
ống lớn, thì tổn thất áp suất nhỏ nhưng lại dẫn đến giá đầu tư tăng.
Từ các số liệu ban đầu như: tốc độ cho phép của môi chất, lưu lượng, khối lượng
riêng.... ta có thể tính được đường kính ống.
Đường kính trong của ống dẫn được tính theo công thức sau: [3, tr243]
4× m
di = m
ρ ×π ×ω
Trong đó :
m - là lưu lượng môi chất lạnh của một máy nén.
ρ - là khối lượng riêng của môi chất lạnh kg/m3.
ω - là tốc độ vòng chảy trong ống m/s.
4× m 4× m 4×m×v
Ta có : di = = = m
ρ ×π ×ω 1
×π ×ω π ×ω
v
48

Dưạ vào bảng tổng hợp các thông số của chu trình và bảng 10.3 [5, tr243] ta có
bảng sau.
Bảng 4.3. Vận tốc và thể tích riêng của môi chất
Đường ống đẩy Đường ống hút Đường ống dẫn lỏng
v ω v ω v ω
3 3 3
Kg/m m/s Kg/m m/s Kg/m m/s
0,1375 20 1,0313 16 0,0017 0,6

Bảng 4.4. Bảng kết quả tính toán đường ống chọn (bảng 10.1, [5, tr242])

Đường kính Kích thước chọn


tính được Đường kính Đường kính Tiết Khối lượng
Đường ống
mm trong Ngoài diện 1m ống
mm mm mm2 kg
Ống đẩy 22,87 27,5 32 5,95 1,65
Ống hút 65,76 69 76 37,4 6,26
Ống dẫn 14,68 18 22 2,53 0,986

4.5. THIẾT BỊ PHỤ TRONG HỆ THỐNG LẠNH


4.5.1. Vai trò, vị trí thiết bị phụ trong hệ thống lạnh
Trong hệ thống lạnh các thiết bị chính bao gồm: máy nén, thiết bị ngưng tụ và
thiết bị bay hơi. Tất cả các thiết bị còn lại được coi là thiết bị phụ. Như vậy số
lượng và công dụng của các thiết bị phụ rất đa dạng, bao gồm: bình trung gian, bình
chứa cao áp, bình chứa hạ áp, bình tách lỏng, bình tách dầu, bình hồi nhiệt, bình
tách khí không ngưng, bình thu hồi dầu, bình giữ mức, các thiết bị điều khiển, tự
động vv…
Các thiết bị phụ có thể có trong hệ thống lạnh này, nhưng có thể không có trong
loại hệ thống khác, tuỳ thuộc vào yêu cầu của hệ thống.
Tuy được gọi là các thiết bị phụ, nhưng nhờ các thiết bị đó mà hệ thống hoạt động
hiệu quả, an toàn và kinh tế hơn, trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng
một thiết bị phụ nào đó.
49

4.5.2. Các thiết bị phụ


4.5.2.1. Bình tách dầu
Các máy lạnh khi làm việc cần phải tiến hành bôi trơn các chi tiết chuyển động
nhằm giảm ma sát, tăng tuổi thọ thiết bị. Trong quá trình máy nén làm việc dầu
thường bị cuốn theo môi chất lạnh. Việc dầu bị cuốn theo môi chất lạnh có thể gây
ra các hiện tượng:
- Máy nén thiếu dầu, chế độ bôi trơn không tốt nên chóng hư hỏng.
- Dầu sau khi theo môi chất lạnh sẽ đọng bám ở các thiết bị trao đổi nhiệt như thiết
bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, ảnh hưởng chung
đến chế độ làm việc của toàn hệ thống.
Để tách lượng dầu bị cuốn theo dòng môi chất khi máy nén làm việc, ngay trên
đầu ra đường đẩy của máy nén người ta bố trí bình tách dầu. Lượng dầu được tách
ra sẽ được hồi lại máy nén hoặc đưa về bình thu hồi dầu.
Bình tách dầu của trong hệ thống lạnh này gắn chung với máy nén gọn nhẹ và
tách dầu hiệu quả với hệ thống tách dầu ba bước.
* Nguyên lý làm việc
Nhằm đảm bảo tách triệt để dầu bị cuốn môi chất lạnh, bình tách dầu được thiết
kế theo nhiều nguyên lý tách dầu như sau:
- Giảm đột ngột tốc độ dòng gas từ tốc độ cao (khoảng 18÷25 m/s) xuống tốc độ
thấp 0,5÷1,0 m/s. Khi giảm tốc độ các giọt dầu mất động năng và rơi xuống.
- Thay đổi hướng chuyển động của dòng môi chất một cách đột ngột. Dòng môi
chất đưa vào bình không theo phương thẳng mà thường đưa ngoặt theo những góc
nhất định làm mất động năng và dầu rơi xuống.
- Dùng các tấm chắn hoặc khối đệm để ngăn các giọt dầu. Khi dòng môi chất
chuyển động va vào các vách chắn, khối đệm các giọt dầu bị mất động năng và rơi
xuống còn môi chất đi lên.
- Làm mát dòng môi chất xuống 50÷60oC bằng ống xoắn trao đổi nhiệt đặt bên
trong bình tách dầu.
- Sục hơi nén có lẫn dầu vào môi chất lạnh ở trạng thái lỏng.
* Phạm vi sử dụng
50

Bình tách dầu được sử dụng ở hầu hết các hệ thống lạnh có công suất trung bình,
lớn và rất lớn, đối với tất cả các loại môi chất. Đặc biệt các môi chất không hoà tan
dầu như NH3, hoà tan một phần như R22 thì cần thiết phải trang bị bình tách dầu.
Đối với các hệ thống nhỏ, như hệ thống lạnh ở các tủ lạnh, máy điều hoà rất ít khi
sử dụng bình tách dầu.
4.5.2.2. Bình thu hồi dầu.
Trong hệ thống lạnh NH3, dầu được thu gom về bình thu hồi dầu. Bình thu hồi
dầu có cấu tạo giống bình chứa cao áp gồm các bộ phận như sau: Thân bình dạng
trụ, các đáy elip, trên có lắp bộ ống thuỷ xem mức dầu, van an toàn, đồng hồ áp
suất, đường dầu thu hồi về, đường nối về ống hút và xả đáy bình.

5 4 3 2
1

1- Kính xem mức; 2- Áp kế; 3- Van an toàn; 4- Đường nối về ống hút;
5- Đường hồi dầu về; 6- Xả dầu
Hình 4.6. Bình thu hồi dầu

Hình 4.7. Bình tập trung dầu của hệ thống


51

Để thu hồi dầu từ các thiết bị về bình thu hồi dầu, trước hết cần tạo áp suất thấp
trong bình nhờ đường nối thông ống hút của máy nén. Sau đó mở van xả dầu của
các thiết bị để dầu tự động chảy về bình. Dầu sau đó được xả ra ngoài đem xử lý
hoặc loại bỏ, trước khi xả dầu nên hạ áp suất trong bình xuống xấp xỉ áp suất khí
quyển. Không được để áp suất chân không trong bình khi xả dầu, vì như vậy không
những không xả được dầu mà còn để lọt khí không ngưng vào bên trong hệ thống.
Dung tích các bình thu hồi dầu thường sử dụng cho các hệ thống lạnh riêng rẻ
khoảng 60÷100Lít. Trong các hệ thống lạnh trung tâm có thể sử dụng các bình thu
hồi dầu lớn hơn.
4.5.2.3. Bình tách khí không ngưng.
* Vai trò bình tách khí không ngưng
Khi để lọt khí không ngưng vào bên trong hệ thống lạnh, hiệu quả làm việc và độ
an toàn của hệ thống lạnh giảm rõ rệt, các thông số vận hành có xu hướng kém hơn,
cụ thể là:
- Áp suất và nhiệt độ ngưng tụ tăng.
- Nhiệt độ cuối quá trình nén tăng.
- Năng suất lạnh giảm.
Vì vậy nhiệm vụ của bình là tách các khí không ngưng trong hệ thống lạnh xả bỏ
ra bên ngoài để nâng cao hiệu quả làm việc, độ an toàn của hệ thống, đồng thời
tránh không được xả lẫn môi chất ra bên ngoài.
* Nguyên nhân lọt khí không ngưng
Khí không ngưng lọt vào hệ thống lạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Do hút chân không không triệt để trước khi nạp môi chất lạnh, khi lắp đặt hệ
thống, khi bảo dưỡng sửa chữa.
- Khi sửa chữa, bảo dưỡng máy nén và các thiết bị
- Khi nạp dầu cho máy nén
- Do phân huỷ dầu ở nhiệt độ cao
- Do môi chất lạnh bị phân huỷ
- Do rò rỉ ở phía hạ áp. Phía hạ áp trong nhiều trường hợp có áp suất chân không,
nên khi có vết rò không khí bên ngoài sẽ lọt vào bên trong hệ thống.
52

* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động


Hầu hết các bình tách khí không ngưng đều hoạt động dựa trên nguyên tắc là làm
lạnh hỗn hợp khí không ngưng có lẫn hơi môi chất để ngưng tụ hết môi chất, trước
khi xả khí ra bên ngoài.
Khí không ngưng thường tập trung nhiều nhất ở thiết bị ngưng tụ. Khi dòng môi
chất đến thiết bị ngưng tụ, hơi môi chất được ngưng tụ và chảy về bình chứa cao áp.
Và khí không ngưng tích tụ tại bình chứa cao áp. Vì vậy người ta chuyển hỗn hợp
khí đó đến bình tách khí không ngưng, tiếp tục được làm lạnh ở nhiệt độ thấp hơn
để ngưng tụ hết môi chất lạnh. Khí không ngưng sau đó được xả ra bên ngoài.

Hình 4.8. Bình tách khí không ngưng


1- Hỗn hợp khí không ngưng vào; 2- Hơi môi chất ngưng tụ trở lại bình chứa; 3- Xả
dầu; 4- Xả khí không ngưng; 5- Đường an toàn; 6- Hơi hút về máy nén.
4.5.2.4. Bình chứa cao áp
Bình chứa cao áp có chức năng chứa lỏng nhằm cấp dịch ổn định cho hệ thống,
đồng thời giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. Khi sửa chữa bảo
53

dưỡng bình chứa cao áp có khả năng chứa toàn bộ lượng môi chất của hệ thống.

6 5 4 3 2 1

1- Kính xem ga; 2- Ống lắp van an toàn; 3- Ống lắp áp kế; 4- Ống lỏng về 5- Ống
cân bằng; 6- Ống cấp dịch; 7- Ống xả đáy
Hình 4.9. Bình chứa cao áp
Theo chức năng bình chứa, dung tích bình chứa cao áp phải đáp ứng yêu cầu:
- Khi hệ thống đang vận hành, lượng lỏng còn lại trong bình ít nhất là 20% dung
tích bình.
- Khi sửa chữa bảo dưỡng, bình có khả năng chứa hết toàn bộ môi chất sử dụng
trong hệ thống và chỉ chiếm khoảng 80% dung tích bình.
Kết hợp hai điều kiện trên, dung tích bình chứa cao áp khoảng 1,25÷1,5 thể tích
môi chất lạnh của toàn hệ thống là đạt yêu cầu.
Để xác định lượng môi chất trong hệ thống chúng ta căn cứ vào lượng môi chất có
trong các thiết bị khi hệ thống đang vận hành.
- Hệ thống cấp lỏng từ dưới lên, nên bình chứa phải chứa 60% thể tích bình và
dàn bay hơi: VBCN ≥ 1,2 VBH
Nếu lấy hệ số an toàn 1,2 thì:
Bình chứa kiểu ngập: VBCN ≥ 1,2.1,2 VBH. = 1,44 VBH
Trong đó: VBH là tổng thể tích các dàn bay hơi
VBCN là thể tích bình chứa cao áp kiểu ngập
Ta có: VBH = 85 lít = 0,085 m3
Vì kho lạnh có 4 dàn lạnh nên tổng thể tích dàn lạnh VBH = 0,085 × 4 = 0,34 m3
Vậy thể tích bình chứa cao áp kiểu ngập là: VBCCA = 1,44 × 0,34 = 0,5 m3
54

4.5.2.5. Van tiết lưu


Van tiết lưu là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống lạnh, nó có nhiệm vụ tiết
lưu lỏng môi chất ở áp suất cao, nhiệt độ cao xuống áp suất thấp và nhiệt độ bay hơi
thấp. Nó còn có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng môi chất cấp vào thiết bị bay hơi.
Van tiết lưu màng
Van tiết lưu cân bằng màng cân bằng ngoài thường sử dụng cho hệ thống lạnh
thiết bị bay hơi có trở lực lớn. Van tiết lưu nằm ở vị trí trước thiết bị quá lạnh, sau
bình chứa cao áp có tác dụng quá lạnh môi chất trước khi đi qua van tiết lưu tay.
Việc chọn van tiết lưu phải dựa vào các thông số sau:
- Nhiệt độ bay hơi, nhiệt độ ngưng tụ.
- Năng suất lạnh Q0.
- Loại môi chất làm việc trong hệ thống lạnh.
Ở đây tôi quyết định chọn van tiết lưu cân bằng ngoài của hãng Danfoss cho hệ
thống. Với các thông số sau:
- Môi chất lạnh sử dụng: NH3
- Năng suất lạnh: Q0 = 63,25 kW = 17,96 TR
- Nhiệt độ bay hơi t0 = -310C
- Nhiệt độ ngưng tụ tk = 39,50C
Độ giáng áp qua van tiết lưu được tính theo catalogue của Danfoss.
∆P = Pk − Po − ∆PDO = 15,35 − 1,14 − 0,5 = 13, 71 bar

Với ∆PDO - tổn thất áp suất trên đường ống, khoảng 0,5 bar.
Tra trong catalogue của hãng Danfoss ta chọn van tiết lưu màng cho dàn lạnh có
model TEA 20-8. Vì không có loại làm việc với nhiệt độ -310C nên ta chọn van làm
việc ở nhiệt độ t0 = -300C.
Bảng 4.5. Thông số của van tiết lưu nhiệt cân bằng của Danfoss
Type t0, oC ∆P , bar Công suất, TR
TEA 20-8 -30 14 19,8
55

1. Thành phần tĩnh nhiệt


(màng ngăn)
2. Chỗ kết nối.
3. Thân van.
4. Thiết lập quá nhiệt tại
trục chính.
5. Kết nối với đường cân
bằng.
10. nhánh rẽ chỉ có ở TEA
20-1

Hình 4.10. Cấu tạo van tiết lưu cân bằng ngoài

Hình 4.11. Hình dáng ngoài của van tiết lưu cân bằng ngoài
56

Van tiết tay


Van tiết lưu tay là van được điều khiển bằng tay khi vận hành. Lượng tác nhân
lạnh lỏng đi qua van phụ thuộc vào độ chênh lệch áp ở đầu vào và ra của van tiết
lưu và độ mở của van.
Áp suất khi qua van tiết lưu sẽ không đổi (đẳng áp) trong suốt quá trình bay hơi.
Van tiết lưu tay điều chỉnh lưu lượng một cách chính xác do tiết diện mở của van
có thể điều chỉnh rất chính xác. Van tiết lưu được lắp trước dàn lạnh tránh được
nhiều tổn thất áp suất, nhiệt độ.
Tra catalogue van tiết lưu của danfoss ta chọn van tiết lưu tay Model REG 15.
Characteristic Value

Type REG 15

Weight 1.737 Kg

Colour Green

Connection standard ANSI/ASME B1.20.1

Direction Angleway

Flow area [mm2] 28 mm2

Inlet connection size [mm] 15 mm

Inlet connection type Socket weld

Max. Working Pressure [bar] 40,0 bar

Outlet connection size [mm] 15,0 mm

Product description Hand Regulating Valve

Refrigerant(s) R717

Temperature range: –50 - +150°C.


Ambient temperature range: –20 - +60°C.
57

Hình 4.12. Van tiết lưu tay


4.5.2.6. Phin lọc thô
Phin lọc có nhiệm vụ loại trừ các cặn bẩn cơ học có trong hệ thống lạnh. Do một
vài nguyên nhân như nạp gas, nạp dầu không đúng kỹ thuật, do sửa chữa, lắp ráp ...
mà có thể có những các cặn bẩn có thể là rĩ sắt, vẩy hàn, đất cát ... Sự có mặt của
chúng đặc biệt nguy hiểm cho máy nén, khi chúng lọt vào các chi tiết chuyển động
làm mài mài cơ học, làm tắc bẩn cho van tiết lưu.

13, 3- Ron đệm kín; 2- Lưới lọc; 4- Mặt bích; 5- Vít


Hình 4.13. Phin lọc thô FA của Danfoss
58

4.5.2.7. Van một chiều, van an toàn


- Van một chiều còn gọi là Clape một chiều: chỉ cho dòng chảy đi theo một
hướng. Van một chiều được lắp trên đường đẩy giữa máy nén và thiết bị ngưng tụ,
ngăn chặn môi chất từ thiết bị ngưng tụ quay ngược lại máy nén trong trường hợp
dừng hoặc sửa chữa máy nén hoặc máy nén gặp sự cố.
Khi máy nén hoạt động, hiệu áp suất được tạo ra giữa hai cửa vào và ra của van
một chiều. Khi áp suất cửa vào lớn hơn cửa ra một chút, van sẽ tự động mở cho
dòng hơi đi đến thiết bị ngưng tụ. Trong trường hợp ngược lại, khi dừng máy nén
hoặc máy nén bị sự cố, áp suất phía cửa vào sẽ giảm xuống van một chiều sẽ tự
động đóng lại ngăn không cho dòng hơi chảy về máy nén.

1- Thân van; 2- Mặt bích; 3- Van nón; 5- Lò xo; 9- Bu lông;


10- Đai ốc; 11- Đệm kín; 12- van cố định.
Hình 4.14. Van một chiều NRVS Danfoss
- Van an toàn được bố trí ở những thiết bị có áp suất cao và chứa nhiều môi chất
lỏng như thiết bị ngưng tụ, bình chứa... nó dùng để đề phòng trường hợp khi áp suất
vượt quá mức quy định.
Van an toàn chỉ khác van một chiều ở chỗ hiệu áp suất ở đầu vào và đầu ra phải
đạt những trị số nhất định thì van an toàn mới mở.
Khi áp suất trong một thiết bị nào đó vượt qua mức quy định thì van an toàn sẽ
mở ra, để xả môi chất về thiết bị có áp suất thấp hoặc xả trực tiếp vào không khí.
Van an toàn thường lắp ở những vị trí có áp cao như: bình tách dầu, đường nén,
bình chứa cao áp.
59

Hình 4.15. Van an toàn Danfoss


4.5.2.8. Van chặn
Nhiệm vụ của van chặn là khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh cần
thiết phải khoá hoặc mở dòng chảy của môi chất lạnh trên vòng tuần hoàn.
Van chặn được lắp đặt tại các vị trí để thực hiện việc đóng chặn hai đầu của một
thiết bị để tiến hành sửa chữa, tháo lắp ...

Hình 4.16. Một số van chặn của Danfoss


60

4.5.2.9. Van điện từ


Van điện từ là van chặn được điều khiển bằng lực điện từ. Khi có điện cuộn dây
sẽ sinh ra lực điện từ hút lõi thép và đẩy van lên, van điện từ mở ra để cho dòng
môi chất đi qua, khi không có điện van điện từ đóng lại ngăn không cho dòng môi
chất đi qua. Van chỉ có 2 chế độ đóng hoặc mở.

Hình 4.17. Van điện từ


61

CHƯƠNG V
QUI TRÌNH LẮP ĐẶT, TỰ ĐỘNG HÓA, VÀ VẬN HÀNH,
BẢO DƯỠNG
5.1. QUI TRÌNH LẮP ĐẶT
5.1.1. Lắp đặt máy nén
Đưa máy vào vị trí lắp đặt: khi cẩu chuyển cần chú ý chỉ được móc vào các vị trí
đã được định sẵn, không được móc tùy tiện vào ống, thân máy gây trầy xước và hư
hỏng máy nén.
Khi lắp đặt máy nén cần chú ý đến các vấn đề: thao tác vận hành, kiểm tra, an
toàn, bảo trì, tháo dỡ, thi công đường ống, sửa chữa, thông gió và chiếu sáng thuận
lợi nhất.
Máy nén lạnh thường được lắp đặt trên các bệ móng bê tông cốt thép. Bệ móng
phải cao hơn bề mặt nền tối thiểu 100mm, tránh bị ướt bẩn khi vệ sinh gian máy. Bệ
móng được tính toán theo tải trọng động của nó, máy được gắn chặt lên nền bê tông
bằng các bulông chôn sẵn chắc chắn. Khả năng chịu của móng phải đạt ít nhất 2,3
lần tải trọng của máy nén kể cả động cơ.
Bệ máy không được đúc liền với kết cấu xây dựng của tòa nhà tránh truyền chấn
động làm hỏng kết cấu xây dựng. Để chấn động không truyền vào kết cấu xây dựng
nhà, khoảng cách tối thiểu từ bệ máy đến móng ít nhất 30cm. Ngoài ra nên dùng vật
liệu chống rung giữa móng máy và móng nhà.
Các bulông cố định máy vào bệ móng có thể đúc sẵn trong bê tông trước hoặc sau
cũng được. Phương pháp chôn bulông sau khi lắp đặt thuận lợi hơn. Muốn vậy cần
để sẵn các lỗ có kích thước lớn hơn yêu cầu, khi đưa máy vào vị trí ta tiến hành lắp
bulông rồi sau đó cho vữa xi măng vào để cố định bulông.
5.1.2. Lắp đặt panel kho lạnh.
Panel kho lạnh được lắp đặt trên các con lươn thông gió. Các con lươn thông gió
được xây bằng bêtông hoặc gạch thẻ, cao khoảng 100÷200mm đảm bảo thông gió
tốt tránh đóng băng làm hỏng panel. Bề mặt các con lươn dốc về hai phía 2% để
tránh đọng nước. So với panel trần và tường, panel nền do phải chịu tải trọng lớn
nên sử dụng loại có mật độ cao hơn, khả năng chịu nén tốt. Các tấm panel nền được
62

xếp vuông góc với các con lươn thông gió, khoảng cách hợp lý giữa các con lươn
khoảng 200÷300mm.
Các tấm panel được liên kết với nhau bằng khớp mộng âm dương. vì thế lắp
nhanh và chắc chắn.
Panel trần được gối lên các tấm panel tường đối diện nhau và có khung treo đỡ
panel giúp panel không bị võng.
Sau khi lắp đặt xong các khe hở giữa các tấm panel được làm kín bằng cách phun
silicol hoặc sealant.
Để cân bằng áp giữa bên trong và bên ngoài kho người ta gắn các van thông áp.
Cửa kho lạnh có trang bị bộ chốt chống nhốt người bên trong, còi báo động, bộ
điện trở sấy chống đóng băng.
Do khả năng chịu tải trọng của panel không lớn nên các dàn lạnh được treo trên
bộ giá đỡ và được treo giằng lên xà nhà nhờ hệ thống tăng đơ, dây cáp.
63

Hình 5.1. Chi tiết lắp đặt panel kho lạnh


64

Hình 5.2. Một số hình ảnh lắp đặt tường, trần và nền kho lạnh
65

5.1.3. Lắp đặt thiết bị ngưng tụ


Khi lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần chú ý việc giải nhiệt của thiết bị, ảnh hưởng của
nhiệt ngưng tụ đến xung quanh, khả năng thoát môi chất lỏng về bình chứa để giải
phóng bề mặt trao đổi nhiệt.
Để môi chất lạnh sau khi ngưng tụ có thể chảy về bình chứa cao áp, thiết bị ngưng tụ
thường được lắp đặt trên cao, ở trên các bệ bê tông, các giá đỡ. Thiết bị ngưng tụ được
đặt trên mái bằng của nhà xưởng.
Vị trí lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần thoáng mát cho phép dễ dàng thoát được nhiệt
ra môi trường xung quanh, không ảnh hưởng đến con người và quá trình sản xuất.
5.1.4. Lắp đặt thiết bị bay hơi
Dàn lạnh được treo trên bộ giá đỡ và được treo giằng lên xà nhà nhờ hệ thống
tăng đơ, dây cáp.
Khi lắp đặt dàn lạnh cần phải để khoảng hở phía sau dàn lạnh một khoảng ít nhất
500mm. Ống nước dàn lạnh phải dốc, ở đầu ra nên có chi tiết cổ ngỗng để ngăn
không khí nóng tràn vào kho, gây ra các tổn thất nhiệt không cần thiết.
5.1.5. Lắp đặt cụm van dàn lạnh
- Lắp đặt van chặn
Các van chặn trong hệ thống lạnh cần được lắp đặt ở vị trí dễ thao tác, vận hành,
có thể nằm ngang hoặc thẳng đứng. Khi nằm trên đoạn ống nằm ngang thì phải lắp
các tay van quay lên phía trên.
Khoảng hở các phía của van phải đủ để thao tác và sửa chữa, tháo lắp van khi cần.
Trên thân van có mũi tên chỉ chiều chuyển động của môi chất nên cần chú ý và
lắp đặt đúng chiều.
Phương pháp nối van chủ yếu là hàn và nối bích nên cần thao tác đúng kỹ thuật.
- Lắp đặt van điện từ
Lõi sắt của van điện từ chuyển động lên xuống nhờ sức hút của cuộn dây và trọng
lực, nên van điện từ bắt buộc phải được lắp đặt trên đoạn ống nằm ngang. Cuộn dây
của van điện từ phải lên phía trên.
Do van điện từ là thiết bị hay bị cháy hỏng thường xuyên và cần phải được thay
thế, nên trước và sau van điện từ phải bố trí các van chặn nhằm cô lập van điện từ.
66

Hình 5.3. Lắp đặt cụm van điện từ, tiết lưu tay, van PMLX
67

5.1.6. Lắp đặt đường ống


5.1.6.1. Lắp đặt đường ống dẫn môi chất
Trong quá trình thi công và lắp đặt đường ống dẫn môi chất cần lưu ý:
- Không được đẻ bụi bẩn, rác lọt vào bên trong ống. Loại bỏ các đầu nút ống
tránh bỏ sót rất nguy hiểm.
- Không được đứng lên thiết bị, đường ống, để các vật nặng lên đường ống.
- Không dùng giẻ hoặc vật liệu sơ, mềm để lau bên trong ống vì xơ vải dễ làm tắt
phin lọc.
- Không để nước lọt vào phía bên trong đường ống.
- Không tựa, gối thiết bị lên cụm van, van an toàn, các tay van, ống môi chất.
5.1.6.2. Lắp đặt đường ống dẫn nước
Đường ống dẫn nước trong hệ thống lạnh được sử dụng để: giải nhiệt cho thiết bị
ngưng tụ, xả tuyết, làm mát thiết bị làm mát dầu,…
- Đường ống nước giải nhiệt và xả tuyết sử dụng ống thép tráng kẽm, bên ngoài
sơn màu xanh nước biển.
- Đối với nước ngưng từ các dàn lạnh, dàn ngưng, thiết bị làm mát dầu,… có thể
dùng ống nhựa PVC, có thể bọc hoặc không bọc cách nhiệt, tùy vị trí lắp đặt.
5.2. THỬ KÍN, THỬ BỀN, CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GAS CHO HỆ THỐNG
5.2.1. Thử kín, thử bền và chân không hệ thống lạnh
Theo quy định, áp suất thử các thiết bị áp lực như sau: Áp suất thử kín bằng áp
suất làm việc, áp suất thử bền bằng 1,5 lần áp suất làm việc. Trên cơ sở đó ta tiến
hành thử áp suất các thiết bị, để thử nghiệm hệ thống ta sử dụng khí N2, tuyệt đối
không được sử dụng CO2 vì nó sẽ gây ra phản ứng hóa học.
Tuy nhiên cần lưu ý, máy nén và thiết bị đã được thử bền tại nơi chế tạo rồi nên có
thể không cần thử bền lại lần nữa, mà chỉ thử hệ thống đường ống, mối hàn.
Bước 1: Thử với áp suất 3÷5 kg/cm2 để phát hiện các mối hở ở áp suất thấp. Dùng
nước xà phòng để thử, kiểm tra các mối hàn. Lưu ý khả năng rò rỉ trên đường ống
nguyên là rất ít xảy ra, vì thế nên kiểm tra tại các mối hàn, mặt bích, nối van trước.
Nếu đã thử hết mà không phát hiện vết xì hở mà áp suất vẫn giảm thì kiểm tra trên
đường ống nguyên. Nếu phát hiện có mối hàn hở thì phải đánh dấu vị trí, sau đó
68

nhốt khí vào những đoạn ống hoặc bình chứa không rò rỉ để tiết kiệm khí rồi tiến
hành hàn các mối bị hở.
Bước 2: Nâng áp suất thử lên gần áp suất làm việc 12 kg/cm2, sau đó dùng xà
phòng để thử. Đồng thời kiểm tra các mối hàn, đánh dấu vị trí mối hàn bị hở. Sau
đó xả hết khí ra ngoài và hàn các mối hở lại.
Bước 3: Tiếp tục nâng áp suất thử lên 15 ÷ 18kg/cm2, ngâm trong 24h để thử bền
cho hệ thống. sau 24 giờ không thấy áp suất giảm thì có thể đảm bảo việc thử bền,
thử kín. Sau đó ta tiến hành xả hết khí trong hệ thống ra và tiến hành chân không hệ
thống.
Một số lưu ý khi thử bằng khí N2:
+ Khi nối với bình N2 không được nối trực tiếp mà phải qua một van giảm áp.
+ Khi thử phải đóng các van nối với các rơle áp suất HP, LP và OP nếu không có
thể làm hỏng thiết bị.
+ Đối với mạch có các van điện tử, van tiết lưu tự động thì phải mở thông mạch
bằng tay.
+ Sau khi thử mở van xả để thải bụi ra ngoài.
+ Một điều cần lưu ý là áp suất trong hệ thống phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi
trường, tức là phụ thuộc vào giờ trong ngày, vì vậy cần kiểm tra theo một thời điểm
nhất định trong ngày.
+ Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử lý, tuyệt đối
không được xử lý khi vẫn còn áp lực.
+ Chỉ sau khi thử xong hoàn chỉnh không phát hiện rò rỉ mới tiến hành bọc cách
nhiệt đường ống và thiết bị.
Sử dụng máy hút chân không để chân không hệ thống, ta tiến hành chân không hệ
thống theo từng phần và tiến hành nhiều lần mới đảm bảo hút kiệt không khí và hơi
ẩm có trong đường ống và thiết bị. Duy trì áp lực 50 ÷ 75mmHg trong 24 giờ, trong
6 giờ đầu áp lực cho phép tăng 50% nhưng sau đó không tăng.
5.2.2. Nạp môi chất lạnh cho hệ thống
5.2.2.1. Xác định lượng môi chất cần nạp
Có nhiều phương pháp xác định lượng môi chất cần nạp. Tuy nhiên trên thực tế
69

cách xác định hợp lý và chính xác nhất là xác định lượng môi chất trên từng thiết bị
khi hệ thống đang hoạt động. Ở mỗi một thiết bị môi chất tồn tại ở hai trạng thái:
Phía trên là hơi, ở dưới là lỏng, rõ ràng số lượng môi chất ở trạng thái lỏng mới
đáng kể, còn khối lượng ở trạng thái hơi không lớn nên chỉ cần xác định lượng lỏng
ở thiết bị khi hệ thống đang hoạt động ở chế độ nhiệt bình thường. Sau đó có thể
nhân thêm 10 ÷ 15% khi tính đến môi chất ở trạng thái hơi.
Theo kinh nghiệm số lượng phần trăm chứa môi chất lỏng trong các thiết bị cụ thể
như sau:
+ Bình chứa cao áp: 20%
+ Bình trung gian đặt đứng: 60%
+ Bình tách dầu: 0%
+ Bình tách lỏng: 20%
+ Dàn lạnh cấp dịch theo kiểu tiết lưu trực tiếp: 30%
+ Thiết bị ngưng tụ: 10%
+ Đường cấp dịch: 100%
Khối lượng môi chất ở trạng thái lỏng trên toàn hệ thống tính theo công thức:
G1 = ∑ ai .Vi .ρi

Trong đó:
ai - Số lượng phần trăm không gian chứa lỏng ở từng thiết bị, %
Vi – Dung tích của thiết bị thứ i, m3
ρ i - Khối lượng riêng của môi chất lỏng ở trạng thái của thiết bị thứ i, kg/m3
Khối lượng môi chất của hệ thống nhiều hơn lượng môi chất G1 do còn một lượng
môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị, lượng này chiếm 10 ÷ 15% lượng lỏng. Vì
thế lượng môi chất cần nạp là:
G = G1.k
Trong đó: k - Hệ số dự phòng tính tới lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết
bị, chọn k = 1,15.
5.2.2.2. Nạp môi chất cho hệ thống lạnh
Chọn phương pháp nạp môi chất theo đường cấp dịch. Ưu điểm phương pháp này:
70

- Nạp dưới dạng lỏng, số lượng nạp nhiều, thời gian nạp nhanh.
- Sử dụng cho hệ thống lớn.

Hình 5.4. Sơ đồ nạp môi chất cho hệ thống


Quy trình nạp gas gồm hai giai đoạn: Nạp mới và nạp bổ sung.
- Nạp gas mới (nạp vào bình chứa cao áp): do hệ thống đã được chân không nên ta chỉ
cần mở van a và van chai gas, gas sẽ tự động được hút vào bình chứa cao áp. Ta quan sát
trên kính xem mức gas trong bình chứa, đồng thời kiểm tra trên đồng hồ áp suất nếu thấy
áp suất không tăng nữa thì dừng lại. Cho máy chạy thử, kiểm tra các thông số như áp
suất hút, áp suất nén…
- Nạp bổ sung: Khi thấy lượng gas trong hệ thống không đủ bằng cách quan sát áp
suất hút, áp suất nén, dòng điện hay điện áp…thì ta tiến hành nạp gas bổ xung cho
hệ thống. Nạp khi hệ thống đang hoạt động, ta đóng van a lại. Sau đó mở van chai
gas để máy nén hút gas vào hệ thống. Tiến hành kiểm tra đồng hồ áp suất hút, kính
xem mức của bình chứa cao áp. Nếu mức dịch trong bình khoảng 80% thì dừng lại.
Sau đó mở van a ra, đóng van chai gas lại. Tiếp tục kiểm tra áp suất của hệ thống
nếu thấy đủ gas thì dừng lại.
71

5.3. TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA


Máy nén là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, vì vậy nó được bảo vệ rất
nghiêm ngặt. Khi các điều kiện làm việc không đạt yêu cầu, hệ thống bảo vệ tự
động ngắt điện để dừng máy. Máy nén được bảo vệ bởi các thiết bị sau:
- Bảo vệ áp suất: Áp suất cao HP, áp suất dầu OP, áp suất thấp LP.
- Bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR).
- Bảo vệ các điều kiện giải nhiệt không tốt:
+ Bảo vệ áp suất nước, lưu lượng nước.
+ Bảo vệ khi bơm giải nhiệt dàn ngưng ngừng hoạt động.
+ Bảo vệ khi quạt tháp giải nhiệt không làm việc.
+ Bảo vệ bơm giải nhiệt máy nén.
- Bảo vệ khi một số thiết bị khác không làm việc: Máy nén sẽ tự động dừng khi một
thiết bị nào đó không làm việc chẳng hạn như quạt dàn lạnh, bơm nước lạnh,…
- Ngoài ra ta còn trang bị điện điều khiển mức dịch ở bình trung gian và điều
khiển nhiệt độ phòng lạnh.
5.3.1. Sơ đồ mạch điện và sơ đồ hệ thống kho bảo quản đông
72

5.3.2. Thuyết minh mạch điện


- Mạch sưởi dầu máy nén:
Khi máy nén ngừng hoạt động, Cuộn dây MC1-1 contactor máy nén không có
điện nên tiếp điểm thường đóng MC1 -1 vẫn đóng cấp điện cho thiết bị nung dầu
CH và van điện từ SV6 đảm bảo cân bằng áp lực cho khởi động.
- Mạch sự cố lưu lượng dầu:
Khi lưu lượng dầu được đảm bảo, thì máy nén hoạt động bình thường relay thời
gian TM1 không có điện làm cho tiếp điểm thường đóng mở chậm “luôn đóng”.
Nếu như vì một lý do nào đó lưu lượng dầu không đảm bảo làm cho tiếp điểm UP-
ON (ở mạch bảo vệ lưu lượng dầu) đóng lại làm cho cuộn dây AX9-1 có điện làm
cho tiếp điểm thường mở AX9-1 đóng lại cấp điện cho TM1. Sau một thời gian 20s
mà lưu lượng dầu không đảm bảo được thì tiếp điểm thường đóng mở chậm “mở
ra” báo sự cố lưu lượng dầu, đèn RL sáng (đèn đỏ).
- Mạch sự cố mực dầu:
Khi máy nén chạy thì cuộn dây AX3-3 (ở mạch 50% tải) luôn có điện làm cho
tiếp điểm thường mở AX3-3 luôn đóng. Khi mực dầu không đảm bảo thì tiếp điểm
UP-ON (ở mạch bảo vệ mực dầu) mở ra làm cho cuộn dây AX10-1 mất điện làm
cho tiếp điểm thường đóng AX10-1 đóng lại. Cấp điện cho cuộn AX10 và tiếp điểm
thường mở AX10 đèn báo sự cố sáng.
- Mạch sự cố quá tải máy nén:
Khi máy nén hoạt động bình thường thì hai tiếp điểm bảo vệ quá tải OL1-1, OL1-
2 luôn đóng. Khi máy nén làm việc quá tải thì cuộn dây điện trở OL1-1,OL1-2 nóng
lên làm cho hai tiếp điểm bảo vệ quá tải bật ra ngắt mạch chuỗi điều kiện chạy máy
nén đồng thời đèn báo sự cố quá tải máy nén sáng.
- Mạch sự cố áp suất cao – áp suất thấp:
Mạch này khi có trường hợp xảy ra sự cố áp suất cao hoặc áp suất thấp thì tiếp
điểm bảo vệ bật ra ngắt mạch chuỗi điều kiện chạy máy nén. Máy nén ngừng hoạt
động đồng thời đèn báo sự cố sáng.
- Mạch sự cố nhiệt độ dầu:
73

Khi nhiệt độ dầu quá cao thì độ nhớt giảm làm cho khả năng bôi trơn kém nên khi
nhiệt độ dầu lên quá cao thì tiếp điểm Thr1 bật ra ngừng máy nén, đèn sự cố sáng.
Như vậy là khi hệ thống máy lạnh không có sự cố gì thì chuỗi điều kiện chạy máy
nén mới kín mạch cuộn AX có điện, khi đó đảm bảo an toàn cho máy nén .
- Mạch khởi động từng phần máy nén:
Khi đóng điện thì cuộn dây giảm tải AX3-1, AX3-2 có điện làm đóng tiếp điểm
thường mở ở mạch khởi động, cuộn MC của bơm nước giải nhiệt có điện làm tiếp
điểm thường mở MC đóng lại, đảm bảo cho mạch khởi động từng phần máy nén kín
mạch cấp điện cho relay thời gian TM1. Tiếp điểm thường mở TM1 đóng lại khởi
động máy nén ở chế độ Sao, tiếp điểm thường mở MC1-1 cũng đóng lại cấp diện
cho van điện từ cấp dầu mở ra cấp dầu cho máy nén. Sau 5S thì tiếp điểm thường
mở đóng chậm TM2 “đóng lại” máy nén làm việc ở chế độ tam giác. Máy nén và
đồng hồ đếm giờ chạy máy nén hoạt động và khi đó relay TM6 có điện, sau 2 phút
tiếp điểm thường mở đóng chậm TM6 “đóng lại” cấp điện cho van điện từ cấp dịch
trung gian.
- Mạch bảo vệ lưu lượng dầu:
Khi lưu lượng dầu được đảm bảo thì cuộn dây AX9-2 ở mạch sự cố lưu lượng dầu
không có điện, nên tiếp điểm thường đóng AX9-2 đóng lại và tiếp điểm UP-ON
cũng đóng, khi lưu lượng dầu không đảm bảo UP-ON mở ra, cuộn dây AX9-1
không có điện, tiếp điểm thường đóng AX9-1 đóng lại, hai relay thời gian TM8-1,
có điện.
+ Sau 20s mà lưu lượng dầu không đảm bảo thì tiếp điểm thường đóng mở chậm
TM8-1, mở ra ngắt mạch chuỗi điều kiện chạy máy nén, máy nén ngừng hoạt động.
+ Trong thời gian 20s mà lưu lượng dầu đảm bảo thì UP-ON đóng lại cuộn dây
AX9-1 có điện, tiếp điểm thường đóng AX9-1 mở ra máy nén làm việc bình
thường.
- Mạch quạt tháp giải nhiệt:
Khi chuỗi điều kiện chạy máy nén kín mạch và máy nén làm việc thì tiếp điểm
thường mở AX21, MC1-2 đóng lại, tháp giải nhiệt không có vấn đề gì thì tiếp điểm
thường mở OL6, OL7 đóng lại, cuộn dây MC1 có điện quạt tháp giải nhiệt làm việc.
74

- Mạch bơm nước giải nhiệt:


Sau khoảng thời gian 2 phút thì bơm nước giải nhiệt hoạt động, được điều khiển
bởi relay TM7 làm cho cuộn dây MC làm đóng tiếp điểm thường mở trên mạch điều
khiển máy nén và contactor bơm nước giải nhiệt có điện bơm nước chạy.
- Mô tả chung về EKC 204A:
Thiết bị có cổng vào 230V , bộ điều khiển EKC 204A gồm có 3 cảm biến chính
là: cảm biến nhiệt độ phòng, cảm biến dàn lạnh và cảm biến xả đá và các cổng ra
điều khiển: xả tuyết, cấp dịch, quạt và điều khiển áp suất hút về máy nén.
+ Điều khiển quạt dàn lạnh: EKC có điện cấp điện cho cuộn dây AX13 và tiếp
điểm AX13 thường mở đóng lại cấp điện cho quạt chạy, quạt chạy tiếp điểm thường
mở FC đóng lại cấp điện cho điện trở sưởi lồng dàn lạnh và đèn sáng.
+ Điều khiển cấp dịch: máy nén hoạt động cuộn dây AX12 có điện đóng tiếp điểm
thường mở AX12 van điện từ SV12 mở ra cấp dịch cho hệ thống.
+ Điều khiển xả tuyết: sau một thời gian hoạt động đến chu kì xả tuyết đã được
cài đặt sẵn ở thiết bị EKC; cuộn dây AX11 có điện đóng tiếp điểm thường mở
AX11 và mở tiếp điểm thường đóng. Lúc này van điện từ SV12 ngừng cấp dịch cho
hệ thống, máy nén vẫn tiếp tục chạy cho đến khi áp suất hút của máy nén đạt giá trị
cài đặt ở thiết bị EKC thì cuộn dây AX14 có điện đóng các tiếp điểm thường mở
AX14. Khi đó van điện từ SV11 có điện mở ra đưa gas nóng vào xả đá dàn lạnh,
đồng thời cụm van PMLX cũng có điện và đóng lại. Gas nóng sau khi xả tuyết sẽ
không đi qua đường hút vì van PMLX đã đóng mà khi áp suất trong dàn đạt khoảng
3,5 kg/cm2 thì van OFV mở ra hơi gas về theo đường hút.
- Mô tả XC 460D:
Các thiết bị XC được thiết kế để điều khiển các cụm máy nén vừa và nhỏ hoặc
điều khiển các cụm quạt dàn ngưng. Các thiết bị XC cho phép lựa chọn số cấp điều
khiển cũng như công suất từng cấp một cách linh hoạt. Có 2 phương pháp điều
khiển thuận - nghịch và 3 chức năng lôgíc khác nhau.
Model XC 460D dạng DINRAIL có 6 tiếp điểm ngõ ra dùng để điều khiển tải.
Trạng thái cảnh báo có thể được báo hiệu bằng còi nội và một tiếp điểm ngõ ra cảnh
75

báo 12Vcd/ 40mA, có thể lựa chọn 2 loại đầu rò ngõ vào. Đầu rò PTC để dò nhiệt
độ hoặc các đầu dò có ngõ 4 ÷ 20 mA. Được cấp nguồn bởi chính thiết bị.
Các thiết bị XC được trang bị ngõ ra nối tiếp (TTL thông qua thiết bị XJRS485
chúng có thể kết nối với hệ thống giám sát).
XC 460D sẽ điều khiển tải cho máy nén. Ban đầu khi khởi động, máy nén chạy 50
% tải. Sau 1 phút thì lên 75% tải do được điều chỉnh bằng relay thời gian TM4, khi
đó cuộn AX4 mới có điện. Cấp điện cho SV3 -1 van điện từ 75% tải, đồng thời
TM5 có điện và sau một phút thì máy nén chạy 100% tải được điều chỉnh bằng
TM5. Tiếp điểm thường mở đóng chậm “đóng lại” khi đó SV3-2 có điện máy nén
hoạt động 100% tải.
5.4. VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH
5.4.1. Phần vận hành
5.4.1.1. An toàn
Để bảo đảm an toàn, phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc an toàn vận hành
máy lạnh và các quy tắc an toàn thiết bị điện.
1. Chỉ cho phép những người sau đây được vận hành máy lạnh:
-Đã được học lớp chuyên môn về vận hành máy lạnh.
-Đối với thợ điện, đã được học lớp chuyên môn về vận hành thiết bị điện.
2. Những người làm việc đều phải biết kỹ thuật an toàn về sơ cứu, không kể
cấp bậc chuyên môn nào.
3. Người vận hành máy lạnh cần phải biết:
- Kiến thức sơ cấp về các quá trình trong máy lạnh, trong hệ thống máy.
- Tính chất của chất làm lạnh ( môi chất lạnh, môi trường truyền lạnh).
- Các quy tắc sửa chữa hệ thống thiết bị lạnh.
- Thợ lắp đặt điện phải biết lắp đặt, đọc bản vẽ.
- Cách lập nhật ký, biên bản vận hành máy.
4. Công ty phải cử người có trách nhiệm theo dõi thực hiện quy tắc kỹ thuật an toàn.
5. Bảo quản các tài liệu liên quan đến hệ thống lạnh.
6. Cấm bảo quản xăng, dầu hoả và các chất lỏng dễ cháy khác trong phòng máy.
7. Thiết bị lạnh phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ ít nhất 3 tháng 1lần.
76

8. Cấm người không có trách nhiệm đến gần hoặc có bất kỳ tác động gì đến thiết bị.
9. Trong kho lạnh tuyệt đối không được xếp hàng đến quá gần dàn lạnh.
10. Cấm người vận hành máy say rượu trong giờ trực vận hành máy.
5.4.1.2. Vận hành
 Những vấn đề cần chú ý trước khi vận hành hệ thống lạnh
- Nguồn điện phải có đủ điện thế 3 pha 380 ± 5%, tần số 50Hz.
- Kiểm tra lượng nước trong tháp giải nhiệt có đủ và liên tục hay không, nếu thiếu
phải bổ sung thêm.
- Kiểm tra bộ lọc nước có bị bám bẩm hay không.
- Kiểm tra sự tuần hoàn và phân phối nước giải nhiệt đến bình ngưng, các van
nước phải được mở.
- Kiểm tra các van gas trong trong hệ thống, các van này phải đúng trạng thái (lưu
ý các van trên đường nén).
- Kiểm tra mức dầu trong bình tách dầu (mực dầu từ 1/2 – 2/3 kính xem dầu).
- Kiểm tra độ kín của hệ thống xem có bị rò rỉ hay không.
 Vận hành hệ thống
Vận hành hệ thống lạnh phải theo trình tự sau:
+ Cấp nguồn cho hệ thống
- Bảo đảm nguồn điện 3 pha 380 ± 5%, tần số 50Hz đã được cấp đến tủ điều
khiển.
- Bảo đảm các CB (áptomát) trong tủ điện ở vị trí “tắt” OFF.
+ Vận hành hệ thống
Hệ thống lạnh được thiết kế hoàn toàn tự động thông qua bộ điều khiển dàn lạnh
EKC 204A đã được lập trình sẵn theo mục đích và yêu cầu của việc sử dụng kho
lạnh, vì vậy việc vận hành hệ thống này cũng dễ dàng, khi vận hành ta chỉ cần nhấn
nút “STAR” để khởi động hệ thống hoặc nhấn nút “STOP” để ngừng hệ thống, trình
tự vận hành hệ thống như sau:
- Tiến hành mở tất cả các van chặn trên đường gas và đường nước giải nhiệt của
hệ thống lạnh (theo đúng trạng thái).
- Bật các CB (áptomát) cấp nguồn cho các thiết bị và mạch điều khiển.
- Nhấn “STAR” toàn bộ hệ thống lạnh sẽ khởi động và làm việc theo bộ điều
khiển nhiệt độ EKC 204A.
77

Lưu ý:
- Cài đặt bảo vệ áp suất cao: 18 kg/cm2.
- Cài đặt bảo vệ áp suất thấp: -0.8 kg/cm2.
- Cài đặt bảo vệ nhiệt độ dầu: 850C.
- Cài đặt trì hoãn solenoid giải nhiệt dầu: 20 giây.
- Cài đặt solenoid đường làm mát trung gian ECO: 2 phút.
- Cài đặt trì hoãn khởi động từng phần máy nén : 0,6 giây.
- Cài đặt bảo vệ quá tải.
+ Đối với máy nén cài đặt: 45A.
+ Đối với bơm nước giải nhiệt cài đặt:11 A.
+ Đối với quạt tháp giải nhiệt cài đặt: 3 A.
+ Đối với quạt dàn lạnh cài đặt: 4,5A.
+ Đối với bơm nước xả tuyết cài đặt: 3,3 A.
 Chế độ tự động của hệ thống
Hệ thống kho lạnh được điều khiển tự động bởi bộ điều khiển nhiệt độ EKC
204A, với các chương trình cài đặt phù hợp với yêu cầu vận hành kho lạnh.
- Khi nhiệt độ kho lạnh đạt đến giá trị cài đặt, bộ điều khiển sẽ ngừng cấp dịch
cho dàn lạnh, bộ điều khiển tải XC460D sẽ cắt tải dần cho đến khi ngừng máy nén.
- Máy nén sẽ hoạt động trở lại khi nhiệt độ phòng tăng lên
- Tuyết bám trên dàn lạnh trong kho lạnh là do có hơi nước đi vào kho lạnh từ
việc mở cửa (kho hoạt động ở nhiệt độ âm) và do hàng hóa mang vào. Nếu khi
tuyết bám quá mức sẽ làm cản trở việc trao đổi nhiệt tại dàn lạnh, từ đó không hạ
được nhiệt độ của kho lạnh. Do vậy cần phải xả tuyết để làm sạch dàn lạnh nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ thống. Có 2 cách xả tuyết: xả tuyết tự động và xả
tuyết bằng tay.
+ Xả tuyết tự động: trong điều kiện làm việc bình thường, máy lạnh sẽ tự động xả
tuyết theo chu kỳ xả tuyết đã được lập trình trong bộ EKC 204A. Chu kỳ xả tuyết
được cài đặt khoảng 4 ÷ 6 giờ xả tuyết 1 lần, còn thời gian xả tuyết và nhiệt độ cuối
quá trình xả tuyết thì tuỳ thuộc vào chế độ vận hành của kho mà cài đặt cho phù
hợp, thông thường thời gian xả tuyết cài khoảng 10 ÷ 15 phút còn, thời gian trì hoãn
sau khi xả đá từ 7 ÷ 10 phút.
+ Xả tuyết bằng tay: trong trường hợp bất thường (cửa kho lạnh không được đóng
kín hoặc đóng mở quá nhiều lần ...) dàn lạnh bị bám tuyết quá nhiều tuyết (tuyết
bám dày trên toàn bộ bề mặt truyền nhiệt của dàn lạnh) và việc xả tuyết tự động vẫn
78

không làm sạch hết tuyết bám trên dàn lạnh. Khi đó cần phải xả tuyết bằng tay bổ
sung để tẩy sạch phần tuyết bám trên dàn lạnh.
 Ngừng hệ thống ở điều kiện bình thường
Bật công tắc cấp dịch sang vị trí “OFF” để ngừng cấp dịch dàn lạnh.
Nhấn nút “STOP” toàn bộ hệ thống lạnh sẽ ngừng hoạt động.
Lưu ý:
Khi ngừng hệ thống trong thời gian dài (bảo trì, sửa chữa... ) trước khi vận hành
lại hệ thống phải đảm bảo máy nén đã được sưởi dầu trước đó 24 giờ.
5.4.2. Bảo dưỡng hệ thống lạnh
5.4.2.1. Bảo dưỡng máy nén
Việc bảo dưỡng máy nén là cực kì quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động
được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy công suất lớn.
Cứ sau 6.000 giờ hoặc sau một năm máy chạy thì phải bảo dưỡng máy một lần.
Dù máy ít chạy thì cũng phải bảo dưỡng.
Các máy dừng lâu ngày, trước khi chạy phải kiểm tra.
Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau
chùi các chi tiết.
- Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu.
- Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
5.4.2.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ
Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc
của hệ thống, độ an toàn, độ bền của thiết bị.
Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc sau:
- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
- Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.
- Bảo dưỡng cân chỉnh bơm, quạt giải nhiệt.
- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
- Vệ sinh bể nước, xả cặn.
- Kiểm tra, thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước.
- Sơn sửa bên ngoài.
79

- Sửa chữa thay thế các thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.
5.4.2.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi
Xả băng dàn lạnh.
Bảo dưỡng quạt dàn lạnh.
Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt: Cho ngừng hệ thống, dùng chổi quét sạch hoặc rửa
bằng nước sạch.
Vệ sinh máng nước dàn lạnh.
Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường và điều khiển.
80

CHƯƠNG VI
DỰ TOÁN KHỐI LƯỢNG VẬT TƯ
6.1. CHI PHÍ CHO KHO LẠNH
Bảng 6.1. Vật tư lắp đặt kho lạnh
STT Phụ kiện Đơn vị Số lượng
1 Panel m2 380,25
2 Cửa trượt : L1500 x H2000 x 150mm Bộ 2
3 Cửa bàn lề: 600 x 600 x 125mm Bộ 2
Thanh treo trần, nhôm góc, Silicone.
Nắp đậy Panel, tăng đơ, thanh nhôm
phẳng, ti nhựa treo, rivef...
4 Bộ 1
Hoá chất PU trắng/ đen.
Bulon chịu lực, móc xoay,
Dây cáp
5 Đèn kho lạnh có chụp bảo vệ Cái 24
6 Chuông báo động Bộ 2
7 Đồng hồ đo nhiệt độ Bộ 2

6.2. MÁY VÀ THIẾT BỊ


Bảng 6.2. Máy nén và một số thiết bị khác
STT Phụ kiện Đơn vị Số lượng
Cụm máy nén trục vít MCOM :
- Bình tách dầu, bơm dầu, phin lọc
dầu,van điện từ, kính xem dầu.
1 Cụm 2
- Điều khiển công suất máy nén, van chặn
hút, chặn nén.
- Bộ quá lạnh, bình làm mát dầu.
2 Dàn lạnh Guntner: Xả tuyết bằng gas nóng Dàn 4
Dàn ngưng :
3 - 2 quạt dàn ngưng Dàn 1
- Một bơm nước giải nhiệt
81

6.3. HỆ THỐNG VAN DANFOSS


Bảng 6.3. Hệ thống van chặn
STT Phụ kiện Type Code Số lượng
1 Van chặn SVA SVA-ST 20 138B3491 60
2 Van chặn SVA SVA-ST 50 148B3040 3
3 Phin lọc FA 15 0060052 2
4 Phin lọc FA 20 0060066 4
5 Van điện từ EVRAT 15 032F6216 4
6 Van tiết lưu tay REG 15 2415+569 6

6.4. PHỤ KIỆN LẮP ĐẶT THIẾT BỊ


Bảng 6.4. Phụ kiện lắp đặt hệ thống
STT Phụ kiện Đơn vị Số lượng
2 Tủ điện vận hành Tủ 2
3 Ống gas các loại
4 Nhôm bọc ống Bộ 1
5 Xốp cách nhiệt Bộ 1
6 Ống nhựa, co, van, cút Bộ 1
7 Dây điện các loại Bộ 1
8 Que hàn điện, bạc Bộ 1
9 Bộ Dixell điều khiển máy nén Bộ 2
10 Bộ điều khiển dàn lạnh EKC 204A Bộ 4
82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 KẾT LUẬN
Trong sản xuất và chế biến thực phẩm,bảo quản lạnh đóng vai trò quan trọng , nó
làm tăng thời gian bảo quản thực phẩm, phục vụ cho điều hoà, dự trữ nguyên liệu,
kéo dài thời vụ sản xuất cho xí nghiệp. Do vậy vấn đề xây dựng kho lạnh là điều tất
yếu và cần thiết.
Để có hiệu quả kinh tế cao khi xây dựng kho lạnh, thì trong quá trình thiết kế kho
lạnh, việc xác định nhiệt tải của kho lạnh cần phải chính xác, cẩn thận nó là cơ sở để
tính chọn các thiết bị. Nếu kết quả tính toán nhiệt tải của kho lạnh nhỏ hơn kết quả
thực tế thì dẫn đến làm hư hỏng sản phẩm bảo quản, còn nếu kết quả tính toán lớn
hơn thực tế thì dẫn đến không kinh tế.
Kho lạnh thiết kế là kho lạnh lắp ghép, tuy giá thành hơi cao nhưng nó cũng có
những ưu điểm: lắp ráp nhanh chóng, dễ dàng, manh tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên
bên cạnh đó, không thể không có những nhược điểm: giá thành cao, cần có một đội
ngũ công nhân lắp ghép.
 KIẾN NGHỊ
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH kĩ thuật lạnh Recom tôi thấy về thiết
kế, lắp đặt, …hệ thống lạnh nhà máy chế biến thủy hải sản Nam Sông Hậu là rất tốt.
Một số lưu ý sau một thời gian chạy máy: nên vệ sinh thay nhớt tại phin lọc bơm
dầu, vệ sinh lọc đầu hút, vệ sinh bình tách dầu.
Chúc cho công ty ngày càng phát triển và nhà máy sớm đi vào vận hành tốt trong
năm nay.
83

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Đức Lợi (2002), Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh, Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
[2] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ (2002), Kỹ thuật lạnh cơ sở, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
[3] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ (2011), Máy và thiết bị lạnh, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
[4] Đinh Văn Thuận, Võ Chí Chính (2004), Hệ thống máy và thiết bị lạnh, Nhà xuất
bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
[5] Trần Đại Tiến, Bài giảng tự động hóa hệ thống lạnh.
[6] Phần mềm chọn dàn lạnh của hãng GUNTNER.
[7] Phần mềm chọn máy nén trục vít MYCOM của hãng MAYEKAWA.
[8] Catalogue dàn ngưng bay hơi hang AVAPCO.

You might also like