Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

Phần Phụ lục

PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN GIÓ
1.1 Turbine gió

Hình PL1.1 Cấu tạo turbin gió công suất trung bình – lớn
1. Vỏ turbine; 9. Bộ phận giảm tốc;
2. Bộ đk góc quay cánh; 10. Trục tốc độ cao;
3. Trục tốc độ thấp; 11. Máy phát;
4. Cánh quạt gió; 12. Hệ thống đo lường gió;
5. Nắp chụp; 13. Hệ thống thủy lực;
6. Bộ dẫn động góc quay cánh; 14. Bộ điều khiển;
7. Ổ bi chính rotor; 15. Bộ điều khiển hướng;
8. Hộp tăng tốc;

Hình PL1.2 Turbine gió trục ngang (HAWT) và trục đứng (VAWT)

Phạm Văn Chiến 94 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Turbine gió có hai dạng cơ bản: turbine gió trục ngang (horizontal axis wind turbines
– HAWT) và turbine gió trục đứng (vertical axis wind turbines –VAWT). Các HAWTs chủ
yếu làm việc theo nguyên tắc “dòng chảy hướng trục”, còn “dòng chảy ngang trục” là
nguyên tắc của các VAWTs. Hiện tại chúng được sản xuất với mọi dãy công suất, từ các
máy rất nhỏ 10 – 100 W đến những turbine rất lớn công suất 3 – 5 MW. Các thông số cơ
bản của hai loại turbine này được đối chiếu trong hình PL1.2.
1.1.1 Turbine gió trục ngang (HAWT)
HAWTs chủ yếu là dạng 1, 2, 3 hoặc nhiều
cánh. Loại nhiều cánh có dạng khối hình đĩa được phủ
bởi nhiều tấm kim loại nhẹ xếp khum lên. Loại này có
tốc độ quay thấp nhưng bù lại moment quay rất lớn,
thường dùng để bơm nước trong các nông trại (không
sử dụng cho phát điện do tốc độ quay quá thấp). Trái
lại, các turbine gió 2 hoặc 3 cánh thường có tốc độ
quay nhanh hơn nhưng moment quay nhỏ, thường
được dùng trong phát điện.

Các HAWTs hiện đại được phát triển từ các cối xay gió truyền thống và đặc biệt là
cánh quạt dạng khí động được phát triển từ cánh quạt của máy bay. Rotor của chúng phổ
biến thường là có 2 hoặc 3 cánh giống cánh quạt của máy bay. Đa phần các turbine loại
này được sử dụng để phát điện, một vài turbine gió trục ngang cánh đơn cũng đã được sản
xuất. Hình PL1.3 là một dạng turbine gió nhiều cánh thường dùng để bơm nước, còn hình
PL1.4 là các dạng thường dùng trong phát điện.

Hình PL1.4 Turbine gió trục ngang loại một, hai và ba cánh

Phạm Văn Chiến 95 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Hầu hết các HAWTs dùng phát điện ở châu Âu sử chủ yếu là loại rotor có 3 cánh
quạt. Số lượng cánh quạt ảnh hưởng đến các yếu tố sau:
 Hiệu suất sử dụng (hệ số Betz): Về lý thuyết thì hiệu suất sử dụng tăng tỉ lệ với số
cánh quạt. Nếu tăng số cánh quạt từ 2 lên 3 cánh thì hiệu suất sử dụng sẽ tăng lên vào
khoảng 3% – 4%. Tuy nhiên nếu tăng số cánh quạt lên 4 thì hiệu suất sử dụng chỉ
tiếp tục tăng lên từ 1% – 2% [24,25,28].
 Chi phí cho cánh quạt: đây cũng là một trong những yếu tố quyết định liên quan đến
chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành.
 Đặc tính tải và động học: loại có 3 cánh quạt phân bố trọng lực và khí động học đồng
đều hơn trên toàn bộ chu vi của rotor.
Nếu số cánh quạt ít hơn 3 cánh sẽ giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư, nhất là đối với
các turbine gió cỡ lớn. Tuy nhiên nó làm giảm hiệu suất sử dụng, đòi hỏi trục rotor phải
quay nhanh hơn dẫn đến tăng chi phí gia cố trục rotor, gây ồn nhiều hơn và nhất là làm
giảm vẻ mỹ quan của rotor (loại 1 cánh). Vì vậy các turbine loại 1 và 2 cánh thường không
phổ biến trong thương mại.

Hình PL1.5 Các thành phần của turbine gió trục ngang

Phạm Văn Chiến 96 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 Đặc điểm:
 Hiệu suất sử dụng cao;
 Dễ vận chuyển và lắp đặt do các bộ phận có thể tháo rời;
 Turbine tự khởi động khi gió đạt tốc độ cần thiết;
 Phải định vị lại rotor khi gió đổi hướng;
 Máy phát, bộ truyền động… phải lắp đặt trên cao;
Các thành phần của turbine gió trục ngang được trình bày trong hình PL1.5.
1.1.2 Turbine gió trục đứng (VAWT)
Darrieus VAWT được phát triển từ ý tưởng của một Kỹ sư người Pháp (Georges
Darrieus) phát minh ra vào năm 1925. Thiết bị này giống như một cái máy đánh trứng lớn,
có các cánh cong (mỗi cánh đối xứng về mặt khí động), các đầu cuối của cánh được gắn
lên đỉnh và dưới gốc của trục (hình PL1.6).

Hình PL1.6 Một số dạng turbine gió trục đứng


Loại H – VAWTs bao gồm một trụ tháp (thường là một giá đỡ có dạng trục đứng)
được đậy nắp phía trên bởi đùm trục để gắn hai thanh nằm ngang nhằm đỡ các cánh khí
động đứng thẳng và vuông góc với hai thanh này.
Loại V – VAWTs bao gồm các cánh thẳng giống như cánh khí động gắn một đầu
với đùm trục trên một trụ thẳng đứng và các cánh nghiêng theo hình chữ “V”. Các nét đặc
biệt chính của nó bao gồm: chiều cao tháp thấp, bộ máy phát đặt ngầm và việc lắp đặt các
cánh ở tầm gần mặt đất.
Ngoài ra còn có loại Savonius VAWT do một Kỹ sư người Phần Lan (J.Savonius)
sáng chế năm 1920. Động cơ được cấu tạo bởi 2 nửa hình trụ (như một thùng phuy bổ đôi)
ghép so le với nhau và quay quanh trục đứng. Kiểu này có kết cấu đơn giản dễ chế tạo,

Phạm Văn Chiến 97 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

nhưng tốc độ chậm, tỷ trọng lớn. Moment khởi động của động cơ lớn nhưng hiệu suất thấp,
chỉ khoảng 18%, thường dùng để bơm nước hay chạy máy phát điện tốc độ thấp.
 Đặc điểm:
 Máy phát, hộp truyền động… lắp ở mặt đất nên không cần trục đỡ cho máy phát;
 Không cần có đuôi hướng gió và bộ tái định vị rotor;
 Có thể vận hành ở tốc độ gió thấp;
 Khó khăn cho việc chế tạo, vận chuyển và lắp đặt;
 Cần có lực tác động ban đầu để giúp rotor khởi động;
 Hiệu suất sử dụng thấp hơn so với HAWTs.

1.2 Đuôi hướng gió (tail)


Đuôi hướng gió được đặt phía sau turbine, có nhiệm
vụ giúp turbine xoay hướng trực diện với hướng gió.
Ngoài ra khi gió lớn thì đuôi hướng gió sẽ điều chỉnh để
cánh turbine lệch một góc so với hướng gió, nhằm làm
giảm áp lực gió đặt lên cánh quạt, giảm thiểu sự hư hỏng
cánh quạt và tránh cho turbine quay quá nhanh dẫn đến hư
hỏng trục máy phát.
1.3 Trục rotor (rotor hub)
Dùng để liên kết giữa máy phát và cánh quạt. Đây là một trong những bộ phận trọng
yếu nhất của turbine gió. Tất cả các lực và moment của rotor tập trung tại đây như qui về
một điểm. Đối với turbine công suất lớn rotor hub thường có đường kính từ 2 – 3 m.

Hình PL1.8 Một số dạng rotor hub của turbine gió


1.4 Miếng chụp (spinner) và trục đỡ (tower mount)
Miếng chụp dùng để che chắn phần liên kết giữa máy phát và cánh quạt. Chúng có
cấu tạo khí động học để làm giảm áp lực gió đặt lên turbine và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ
(hình PL1.9a).

Phạm Văn Chiến 98 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Trục đỡ là phần liên kết giữa trụ tháp và turbine gió (hình PL1.9b).

Hình PL1.9 Miếng chụp và Trục đỡ


1.5 Vỏ turbine (nacelle):
Có nhiệm vụ che chắn bảo vệ máy phát và các
thành phần bên trong của turbine như: hộp số; các chi
tiết, thiết bị điện tử điều khiển… (hình PL1.10).

1.6 Biến tần (inverter)


Giữ vai trò quan trọng trong các turbine gió cở lớn, nó chính là bộ phận biến đổi để
tạo ra điện áp đúng về biên độ và tần số phù hợp với lưới điện (xem hình 3.9).
1.7 Máy biến áp: biến đổi điện áp phù hợp để hòa lưới (xem hình 3.9).
1.8 Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận chính ở trên, hệ thống phát điện gió còn có các bộ phận như:
 Bộ tiêu tán năng lượng (dump load): có nhiệm vụ tiêu thụ NL dư thừa khi turbine
vận hành với gió lớn và phụ tải không tiêu thụ hết điện năng phát ra. Bộ tiêu tán thực
chất là một bộ điện trở nhiệt mà dung lượng thiết kế tùy vào công suất turbine (hình
3.12, 3.13).
 Bộ điều khiển nạp/ phóng điện (controller/ regulator): thực chất đây chính là bộ
chỉnh lưu để nạp điện cho accu trong các turbine cỡ nhỏ. Khi gió quá lớn hay accu đã
được nạp đầy thì bộ điều khiển (ĐK) sẽ cắt mạch và chuyển toàn bộ NL sang bộ tiêu
tán. Hoặc khi gió quá lớn vượt mức an toàn, với các turbine cỡ nhỏ không có chế độ
tự điều chỉnh trục cánh, bộ ĐK có chức năng hãm điện từ làm cho turbine gió quay
chậm lại hay dừng hẳn nhằm bảo vệ tránh hư hỏng cho turbine (hình 3.12, 3.13).
 Thiết bị đóng cắt và đo đếm:
- Đóng cắt tải, đóng cắt mạch nạp accu, đóng cắt biến thế…;
- Kiểm tra điện áp tải, điện áp nạp accu, dòng tải, dòng nạp…;

Phạm Văn Chiến 99 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT ĐIỆN GIÓ
2.1 Mô hình nối lưới có accu (connected grid type wind generator with battery
backup)
Sơ đồ khối trong hình PL2.1, đây là dạng mô hình kết hợp cả 2 dạng có và không có
nối lưới, vừa có kết nối lưới điện vừa có accu dự phòng. Mô hình này có tính liên tục cung
cấp điện cao, khi lưới điện địa phương bị gián đoạn thì phụ tải sẽ sử dụng NL từ accu dự
phòng, tuy nhiên chi phí lắp đặt sẽ cao hơn.
2.2 Mô hình bơm trữ năng
Turbine gió dạng này là loại nhiều cánh đóng vai trò như một máy bơm nước. Nước
sẽ được bơm lên dự trữ trên hồ cao, sau đó khi cần phát điện nước sẽ được chảy xuống làm
quay máy phát điện theo nguyên lý của thủy điện nhỏ (hình PL2.2).
Mô hình này có ưu điểm là thân thiện với môi trường, giảm thiểu được chi phí đầu tư
ban đầu so với các mô hình khác. Tuy nhiên, giá thành xây dựng hồ chứa là khá lớn nên
chỉ thích hợp những vùng có địa thế đồi núi tự nhiên thuận lợi, chung cư, nhà cao tầng…
2.3 Mô hình phong điện kết hợp pin măt trời
Sơ đồ như hình PL2.3, đây là sự kết hợp giữa phong điện và pin măt trời hòa cùng
vào một hệ thống để cấp nguồn cho tải. Mô hình có tính liên tuc cao hơn, nhưng chi phí
đầu tư sẽ tăng lên và cũng gây ô nhiễm môi trường do sử dụng accu.

Hình PL2.1 Sơ đồ khối hệ thống kết nối lưới có acquy

Phạm Văn Chiến 100 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

PHỤ LỤC 3
THIẾT KẾ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRẠM PHONG ĐIỆN
3.1 Tính toán sơ bộ công suất nhà máy
Chi phí đầu tư cho một nhà máy điện gió phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
 Chi phí khảo sát, đánh giá, phân tích nguồn gió, tìm tài trợ và xin giấy phép.
 Chi phí xây dựng cơ bản (đường giao thông, nền móng cho turbine, cho máy biến áp,
các công trình phục vụ dự án).
 Chi phí trang thiết bị (turbine gió, máy biến áp, đường dây, thiết bị điều khiển, đo
lường…).
 Chi phí đất đai (thuê đất, di dời giải phóng mặt bằng, tái định cư…).
 Các chi phí quản lý khác.
Trong số này, thì chi phí cho turbine gió chiếm tỉ trọng lớn nhất từ 65% đến 75%
tổng chi phí đầu tư còn lại từ 30% đến 50% tổng chi phí dành cho cơ sở hạ tầng, lắp đặt, và
kết nối lưới điện. Số liệu thống kê cho trong bảng PL3.1
Bảng PL3.1: Tỉ lệ các thành phần trong chi phí đầu tư nhà máy điện gió [24]
Thành phần Tỉ lệ phần trăm (%)
Turbine gió 64
Công trình công chánh và cơ sở hạ tầng 21
Nối lưới 6
Quản lý dự án 1
Lắp đặt 1

Phạm Văn Chiến 101 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Bảo hiểm 1
Tư vấn luật, thuyết trình 3
Phí ngân hàng và lãi phát sinh 3

Tất cả các chi phí trên đều phụ thuộc vào một biến duy nhất là CS nhà máy. Việc TK
CS nhà máy bao nhiêu là hợp lý? CS bao nhiêu để đảm bảo thời gian hoàn vốn và có lợi
nhuận?... đó chính là những câu hỏi đặt ra mà người làm công việc TK phải giải đáp.
Việc chọn lựa CS nhà máy liên quan chặt chẽ đến suất đầu tư và thời gian thu hồi
vốn đầu tư, lần lượt sẽ được trình bày sau đây.

3.1.1 Suất đầu tư


Cũng giống như các ngành công nghiệp khác, suất đầu tư nhà máy điện gió lũy tiến
giảm dần theo CS đầu tư. Nghĩa là nhà máy có CS càng lớn thì suất đầu tư càng thấp.
Xuất phát từ khái niệm đường cong nghiên cứu [24,25,28,] nhằm cắt giảm chi phí
sản xuất trong ngành CN lớn người ta đã có phương trình:
b
C V 
  (PL3.1)
C0  V0 

Trong đó:
 C0: là vốn đầu tư tại thời điểm bất kỳ ban đầu nào đó;
 V0: sản lượng hoặc CS tại thời điểm ban đầu;
 C: chi phí tại thời điểm t;
 V: sản lượng hoặc CS tại thời điểm t;
 b: tham số kinh nghiệm, đặc trưng cho sự giảm dần chi phí đầu tư theo sự gia tăng
của sản lượng;
Người ta định nghĩa:
 Hệ số lũy tiến: PR = 2–b (PL3.2a)
 Tỷ lệ nghiên cứu: LR = (1 – 2–b) (PL3.2b)
Hệ số lũy tiến (PR) [24] có ý nghĩa: khi sản lượng tăng gấp đôi thì chi phí đầu tư sẽ
giảm đi một lượng là 2–b. Hệ số này được cho bằng tỉ lệ %, nhằm giúp ước tính sản lượng
hoặc CS đầu tư (hình PL3.1).
Tỉ lệ nghiên cứu (LR) [24] mô tả sự giảm chi phí cho mỗi lần tăng gấp đôi sản lượng.
Ví dụ với b = 0,152 sẽ tính được PR = 0,9 và LR = 0,1. Điều này có nghĩa là, chi phí đầu

Phạm Văn Chiến 102 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

tư sẽ giảm được 10% cho mỗi lần tăng gấp đôi sản lượng. Tương tự, nếu PR = 70% thì mỗi
lần tăng đôi sản lượng chi phí sẽ giảm được 30%.
Theo các tài liệu nghiên cứu, đối với phát điện PR = 90 – 95%, hình PL3.2 minh họa
suất đầu tư điện gió ở Đức trong giai đoạn từ năm 1987 – 2000 ứng với PR = 94% và LR =
6% [24]

Hình PL3.1 Hệ số lũy tiến trong xác định xuất đầu tư

Hình PL3.2 Suất đầu tư điện gió ở Đức, PR = 94%, LR = 6%

Suất đầu tư tại thời điểm t ứng với giá trị công suất nào đó, được tính:
Ct = C0(1 – a)d (PL3.3)
Trong đó:
 Ct: suất đầu tư tại thời điểm t;
 C0: suất đầu tư cho sản lượng ban đầu;
 a: phần trăm giảm chi phí cho mỗi lần tăng đôi sản lượng;
 d: số lần tăng đôi sản lượng trong khoảng thời gian t;

Phạm Văn Chiến 103 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Theo ước tính, suất đầu tư cho điện gió tại Việt Nam hiện nay vào khoảng 2.200 –
2.500 USD/kW đối với nhà máy CS lớn và khoảng 4.000 – 5.000 USD/kW đối với trạm
gió CS nhỏ. Giã sử chọn suất đầu tư cho 1 MW đầu tiên là 3.000 USD và PR = 95%, theo
biểu thức (PL3.3) sẽ tính được suất đầu tư cho các CS nhà máy lớn hơn, kết quả trình bày
trong bảng PL3.2 và đồ thị biểu diễn trong hình PL3.3.

Bảng PL3.2: Suất đầu tư điện gió theo công suất nhà máy
Công suất [MW] 1 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Số lần tăng đôi, d 0 3,322 4,322 4,907 5,322 5,644 5,907 6,13 6,322 6,492 6,644
Suất đầu tư
3.000 2.530 2.404 2.330 2.283 2.246 2.216 2.190 2.169 2.150 2.134
[USD/kW]

Hình PL3.3 Suất đầu tư theo công suất nhà máy

3.1.2 Công suất nhà máy và thời gian hoàn vốn


Thời gian thu hồi vốn đầu tư được tính sơ bộ như sau:
C0 
T (PL3.4)
E. p
Với:
 C0∑ = Ct.PF: là tổng chi phí đầu tư; (PL3.5a)
 E = PF x (8.760.CF): điện năng sản xuất hằng năm; (PL3.5b)
 p: giá bán điện;
 CF: là hệ số năng suất phụ thuộc vào đặc điểm và số giờ gió trong năm;
 Ct: là suất đầu tư;
 PF: là công suất nhà máy;
Thay (PL3.5a), (PL3.5b) vào (PL3.4), có kết quả:

Phạm Văn Chiến 104 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

C Ct .PF
T  (PL3.6)
E. p PF .8760.CF . p
 Hệ số năng suất:
Trong biểu thức (4.6), hệ số năng suất CF là một trong những chỉ số quan trọng để
đánh giá phạm vi hiệu quả của một turbine gió và của cả dự án. Hệ số năng suất của hệ
thống NLG tại một địa điểm nhất định được định nghĩa là tỷ số giữa NL thực tế sản xuất
được và NL được sản xuất bởi công suất định mức của turbine trong cả năm
E
CF  (PL3.7)
PF .8760
Theo các nghiên cứu đã có, hệ thống điện gió thường có CF = (25 – 40)%; ở những
nơi có CF > 40% chứng tỏ hệ thống hoạt động rất hiệu quả [24].
Đối với Việt Nam, theo thông tin từ các dự án điện gió đã thực hiện thì hệ số năng
suất của các vùng tiềm năng nằm trong khoảng 35% (dự án điện gió Tuy Phong – Bình
Thuận có CF  34,8%, tương tự là 34,2% và 35,7% cho các dựa án ở Lâm Đồng và Bạc
Liêu) [15]. Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ chọn CF = 35% để tính toán các thông
số còn lại.
 Giá bán điện:
Theo các số liệu thống kê, giá bán điện gió tại các nước trên Thế giới trung bình
khoảng 0,12 USD/kWh, trong khi giá mua điện của EVN chỉ ở mức dưới 0,05 USD/kWh.
Đây quả là điều bất hợp lý, theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Bội Khuê – Chủ tịch Hiệp hội
điện gió Bình Thuận, giá thành sản xuất điện gió tại Việt Nam thấp nhất đã là 0,1
USD/kWh. Thông tin gần đây cho hay, Bộ Công thương đang xem xét mức giá do các
doanh nghiệp đề xuất là 0,08 USD/kWh; với giá bán này, các doanh nghiệp vẫn lỗ, nhưng
Họ có thêm nguồn thu từ việc bán phát thải để bù vào chi phí sản xuất [19].

3.1.3 Ước tính lợi phí từ bán chứng chỉ giảm phát thải (CERs)
Một trong những lợi thế của NLTT cũng như NLG là được điều chỉnh bởi cơ chế
phát triển sạch (CDM) trong nghị định thư Kyoto (KP). Ngoài các khoản ưu đãi về vốn
vay, lãi suất, thuế nhập khẩu, phí chuyển giao CN… còn có lợi phí thu được từ việc bán
hạn ngạch giảm phát thải khí nhà kính (CERs). Thông số này đánh giá mức độ giảm phát
thải các loại khí nhà kính của dự án được qui đổi về tấn CO2 tương đương (1CER = 1 tấn
CO2 giảm được).

Phạm Văn Chiến 105 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 Theo các nghiên cứu đã có, đối với phát điện gió tại Việt Nam lượng CERs được tính
[30,31]:
CERs = . E (PL3.8a)
Với:
  = 0,6855.10–3 [tấn CO2/kWh]: hệ số giảm phát thải;
 E: điện năng sản xuất hàng năm của dự án [kWh];
 CERs: số CERs hàng năm
 Lợi phí thu được từ việc bán CERs hàng năm được tính:
BCERs = Đơn giá x CERs (PL3.8b)
Theo thời giá hiện nay, đơn giá của 1CER dao động trong khoảng 20 – 30 EUR.
3.2 Chọn công suất, số lượng turbine và diện tích nhà máy
3.2.1 Công suất mỗi turbine
Như đã phân tích ở chương 3, CS điện phát ra bởi turbine gió phụ thuộc vào tốc độ
gió và diện tích rotor. Mà tốc độ gió là một hàm của độ cao, nói cách khác, hai yếu tố
quyết định CS điện phát ra bởi turbine gió chính là diện tích rotor (hay chính là chiều dài
cánh) và chiều cao tháp. Mặt khác, cũng cần lưu ý các thông số tốc độ gió V , Vci, Vco cũng
như đường cong đặc tính CS phát điện của turbine.
Nếu xét về kinh tế đối với các nhà máy điện gió CS lớn thì nên sử dụng turbine từ 1
MW trở lên, vì giá thành sản phẩm giảm lũy tiến theo theo CS như đã trình bày ở trên.
Đồng thời, dùng turbine CS lớn thì số lượng turbine sẽ giảm, từ đó giảm được diện tích đất
cần thiết cho nhà máy cũng như khai thác chiều cao tháp và chiều dài cánh tốt hơn. Một số
thông tin tham khảo về các thông số KT của turbine gió được trình bày trong bảng PL3.3.
Bảng PL3.3: Thông số kỹ thuật của một số loại turbine gió(22)
Thông số kỹ thuật Loại turbine
1 MW 1,5 MW 2 MW 3 MW
Công suất định mức [kW] 900 1.500 2.000 3.100
Số lượng cánh 3 3 3 3
Định mức[m/s] 11 10 10 11,9
Tốc độ gió Cut in [m/s] 9 3 3 4
Cut out [m/s] 25 25 25 25
Đường kính roto [m] 36 86 82,6 100,8
Tốc độ định mức [rpm] 17,4 17,4 19 20,2
Góc nghiêng (tilt) 50 8 0
50 50

(22)
Thông số kỹ thuật một số loại turbine gió, xem phụ lục 7

Phạm Văn Chiến 106 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Pđm [kW] 900 1.550 2.050 3.100


Uđm [V] 690 690 690 690
Máy phát
Iđm [A] 1.262 2.150 2.850 4.320
điện
nđm [rpm] 1.750 1.750 1.750 1.750
fđm [Hz] 50 50 50/60 50/60
Tuổi thọ [năm] 20 20 20 20

Từ các phân tích đã nêu, chọn loại turbine gió phù hơp. Gọi công suất mỗi turbine
gió là PT để tính toán các giá trị tiếp theo.
3.2.2 Tính số lượng turbine và diện tích nhà máy
PF
 Số lượng turbine: n (PL3.9)
PT
Với:
 PF = công suất nhà máy [kW, MW];
 PT = công suất mỗi turbine [kW, MW];
 n: số lượng turbine;
 Tính diện tích nhà máy:
Để tính được diện tích nhà máy, trước tiên phải bố trí các turbine. Căn cứ vào bản đồ
gió, hướng gió cũng như địa hình nơi xây dựng nhà máy, tiến hành bố trí turbine theo
nguyên tắc trình bày trong hình PL3.4 và hình PL3.5 [25, 29].

Hình PL3.4 Mặt bằng bố trí các turbine gió


 Số hàng turbine (nR) được tính:
n
nR  (PL3.10a)
nTR
(với nTR là số turbine bố trí trong một hàng)

Phạm Văn Chiến 107 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Hình PL3.5 Chiều cao tháp ứng với công suất turbine [24]
 Chiều dài một hàng (LR):
LR = (nTR – 1).(2 – 4)DR (PL3.10b)
 Chiều rộng cần thiết để bố trí các turbine (WF)
WF = (nR – 1).(6 – 12)DR (PL3.10c)
 Diện tích bố trí các turbine:
FT = LR.WF (PL3.10d)
Nếu trường hợp các turbine được bố trí khác với hình chữ nhật thì tính diện tích của
hình dạng tương ứng hoặc cắt chia thành nhiều hình khác nhau để tính toán.
Lưu ý: Diện tích toàn bộ nhà máy còn phải kể đến diện tích xây dựng các công trình
giao thông, nhà xưởng phục vụ cho vận hành sau này, diện tích xây dựng các trạm biến áp,
đường dây tải điện và cả phần diện tích cho hành lang an toàn…

3.3 Chọn thông số turbine gió và máy phát điện


3.3.1 Thông số turbine
Công suất turbine gió phát ra được tính theo
biểu thức (3.5), như đã phân tích ở chương 3, CS
turbine gió phụ thuộc chính vào hai tham số là:
vận tốc gió và diện tích quét của cánh turbine,
ngoài ra còn phụ thuộc vào các hệ số hiệu suất
của máy phát điện, hộp số…

Phạm Văn Chiến 108 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 Vận tốc gió và chọn chiều cao tháp


Vận tốc gió là một hàm theo độ cao so với mực nước biển, đây chính là cơ sở để tính
chọn chiều cao cột tháp sao cho đảm bảo tốc độ gió để đạt được CS cần thiết.
Hình PL3.6 cho thấy các độ cao thành phần và độ cao tính toán của cột tháp:
HC = HT + HMSL (PL3.11a)
Trong đó:
 HT: chiều cao thực tế của cột tháp [m];
 HMSL: cao độ lắp đặt tính từ mực nước biển [m];
 HC: chiều cao thực tế của turbine [m];
 Cũng cần lưu ý rằng: chủng loại turbine (trục ngang hay trục đứng) cũng là một
tham số quan trọng. Như đã so sánh ở chương 3, khi cần khai thác tối đa tốc độ gió ở
những độ cao khác nhau, thì turbine trục ngang sẽ hữu hiệu hơn. Đối với các turbine
gió thương mại CS lớn đều được sản xuất với dạng trục ngang, nên vấn đề chọn lựa
loại turbine không cần phải đề cập ở đây.
 Diện tích quét của cánh rotor
Là diện tích vòng tròn mà cánh turbine quét qua khi vận hành.
DT2
F  (PL3.11b)
4
Trong đó:
 DT = 2Lb + Dh: đường kính turbine [m]; (PL3.11c)
 Lb: chiều dài cánh turbine [m]; Dh = 2 – 3 m: đường kính trục rotor;
 F: diện tích quét của rotor [m2];
 Chiều dài cánh được suy ra:
4F
 Dh
Lb   (PL3.11d)
2
Kết hợp biểu thức (3.5), tính được:

8 PT
3
 Dh
 . .V .C p .N G .N b
Lb  (PL3.11e)
2
 Số lượng cánh: số lượng cánh của turbine không quyết định lớn đến CS phát của
turbine (chỉ ảnh hưởng nhỏ đến hệ số hiệu suất Cp) mà nó chỉ có ý nghĩa về

Phạm Văn Chiến 109 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

moment khởi động. Đối với turbine gió CS lớn, trục ngang, thường được chế tạo 2
hoặc 3 cánh [24].
 Các hệ số hiệu suất
CS phát của turbine gió còn phụ thuộc vào hiệu suất làm việc của turbine, của bộ
truyền động, của máy phát… nhưng trong bài toán TK, các giá trị này thường được chọn là
hằng số với các trị số tham khảo như sau [24,25]:
 Cp: hiệu suất làm việc của turbine gió (max = 0,593);
 Ng: hiệu suất của máy phát điện (khoảng 0,9 – 1);
 Nb: hiệu suất hộp truyền động (trên 0,9 – 0,95);
 Các tốc độ của turbine gió [25]:
 Tốc độ định mức của turbine: là tốc độ gió mà ở đó sẽ đạt được công suất định
mức của máy phát khi turbine làm việc ổn định.
VTđm  (1,1 – 1,3)V (PL3.12a)
 Tốc độ gió khởi động (cut-in wind speed): là tốc độ gió tối thiểu để turbine bắt
đầu làm việc và phát ra điện năng.
Vci  (0,4 – 0,5)V (PL3.12b)
 Tốc độ gió dừng máy (cut-out wind speed): là tốc độ gió cao nhất mà turbine có
thể vận hành được.
Vco  (2,2 – 2,4)VTđm (PL3.12c)
 Tốc độ gió chịu đựng của turbine (thời gian dưới 10s): tốc độ gió turbine có thể
chịu đựng được mà không gây các hỏng hóc cơ khí.
Vmax  (1,7 – 2)Vco (PL3.12d)

3.3.2 Các thông số của máy phát

Các turbine gió thương mại thường được chế tạo theo kiểu hợp bộ. Nghĩa là: turbine
gió sẽ đi kèm với máy phát, bộ kích từ, inverter và các phụ kiện ĐK liên quan. Nhà sản
xuất đã tính toán các thông số KT để HT vận hành đồng bộ. Ví dụ như: tốc độ quay của
máy phát sẽ tương thích với tốc độ quay của turbine thông qua tỉ số truyền của hộp số; hay
là bộ inverter sẽ điều chỉnh (ĐC) được các thông số trong phạm vi thay đổi của tốc độ gió;
tương tự cho vấn đề lọc hài hay bù công suất phản kháng.
 Công suất máy phát: được chọn theo công suất turbine:

Phạm Văn Chiến 110 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

PG  PT (PL3.13)
 Tốc độ quay: Máy phát dùng cho turbine gió thường là loại ĐC được tốc độ quay
trong phạm vi khá rộng 1.000 – 1.800 rpm để có thể làm việc được ở nhiều cấp tốc
độ gió khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với tỉ số truyền của bộ biến tốc cũng
khá lớn từ 1:70 – 1:100 (vì tốc độ quay của rotor chỉ khoảng vài chục rpm mà thôi).
 Điện áp định mức:
- CS lớn: thường được sản xuất với hai cấp điện áp tiêu chuẩn là 690 V hoặc 6 kV;
- CS nhỏ: thường là cấp điện áp hạ áp 220 – 660 V
 Tần số định mức: được chế tạo theo tiêu chuẩn 50/60 Hz.
3.4 Tính dung lượng các máy biến áp

Căn cứ vào sơ đồ hình 5.4, dung lượng các MBA được tính như sau:
3.4.1 Các máy biến áp tăng áp sơ cấp TP
n1.PT
STp  (PL3.14a)
cos
Trong đó:
 n1: số turbine thỏa bán kính cho phép; PT: công suất turbine [MW];
 cos = 0,95 theo IEC hoặc cos = 0,9 – 0,92 theo TCVN;
 STp: dung lượng (DL) các MBA sơ cấp TP [MVA];
3.4.2 Các máy biến áp truyền tải TS
STs  n2 .STp (PL3.14b)

Trong đó:
 n2: số lượng các MBA sơ cấp TP; STs: DL MBA truyền tải TS [MVA];
3.4.3 Các máy biến áp hạ áp T3
Các MBA hạ áp T3 sẽ cung cấp điện cho phụ tải nên sẽ được tính toán theo các
phương pháp truyền thống của cung cấp điện (phương pháp CS đẳng trị hoặc quá tải 3%).
Xét một cách tương đối, DL các MBA T3 có thể tính như sau [1]:

ST 3  Stt (PL3.14c)

Trong đó:
 Stt: DL tính toán của phụ tải, được tính từ số lượng, chế độ làm việc và đồ thị phụ
tải [kVA];

Phạm Văn Chiến 111 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 ST3: DL các MBA hạ áp T3 [MVA];


Sau khi đã tính chọn theo các biểu thức (PL3.14a) – (PL3.14c) cần phải chuẩn hóa
các giá trị theo bảng PL3.4 như sau:
Bảng PL3.4: Dung lượng định mức MBA điện lực [1]
Ký hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
ST[MVA] 0,1 0,16 0,25 0,4 0,63 1 1,6 2,5 4 6,3 10 16 25 40 63 100

3.4.4 Dung lượng tụ bù tại các MBA TP


Dung lượng tụ bù được tính:

Qb = PT(tgC – tg) (PL3.14d)


Với:
 C: góc lệch pha thực tế do phụ tải gây ra [0; rad];
 : góc lệch pha cần có để đạt giá trị cos nào đó [0; rad], ở đây chọn bằng đúng
giá trị đã sử dụng khi chọn MBA TP (biểu thức PL3.14a);
 Qb: DL tụ bù [kVAr; MVAr];

3.5 Tính tiết diện dây dẫn


Theo sơ đồ hình 5.6, các tuyến dây dẫn được chọn:
3.5.1 Chọn dây dẫn hạ thế
 Dòng điện do mỗi turbine sinh ra:
PT
I1  (PL3.15a)
3U dm cos
 Dòng điện hiệu chỉnh
I1
I hc  (PL3.15b)
K1.K 2 .K 3
Trong đó:
 I1: dòng điện làm việc của dây dẫn [A];
 K1: hệ số hiệu chỉnh về nhiệt độ, chọn như sau:
 Khi nhiệt độ môi trường là 300C: K1 = 1; 350C: K1 = 0,93; 250C: K1 = 1,07;
 K2 = 0,7 – 0,95: hệ số hiệu chỉnh do cách lắp đặt;
 K3: hệ số hiệu chỉnh khi là đường dây trên không hay cáp ngầm, chọn như sau:
 Đường dây trên không: K3 = 1; Cáp ngầm: K3 = 0,8;

Phạm Văn Chiến 112 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 Ihc: dòng điện sau khi đã hiệu chỉnh [A];


 Tiết diện dây dẫn:
I hc
Fdd  (PL3.15c)
J
Với:
 J = 2,5 – 4 A/mm2: mật độ dòng điện qua dây dẫn, chọn J theo nguyên tắc: dây
dẫn làm việc càng nhiều thì J càng nhỏ và ngược lại;
 Fdd: tiết diện dây dẫn [mm2];
 Qui chuẩn tiết diện dây và kiểm tra sụt áp:
 Tiết diện dây dẫn được qui chuẩn theo bảng PL3.5, sau đó kiểm tra sụt áp theo
biểu thức (PL3.15d):
U = 3 .I1(r0.cos + x0sin)l1 (PL3.15d)
Trong đó:
 cos = 0.8 – 0.95: hệ số công suất phụ tải;
 l1: chiều dài từ turbine đến MBA TP [km];
 x0 = 0,08/km: điện kháng trên đơn vị dài của dây dẫn;
 r0: điện trở trên đơn vị dài, tính như sau:
22,5 .mm 2 / km 
 r0   / km : đối với dây đồng;
Fdd  mm 2 

36  .mm 2 / km 
 r0   / km : đối với dây nhôm;
Fdd  mm 2 

 Nếu U ≤ Ucp thì dây dẫn thỏa yêu cầu, ngược lại tăng tiết diện dây lên một cấp
và kiểm tra lại sụt áp.

Bảng PL3.5: Tiết diện tiêu chuẩn của dây dẫn bằng đồng hoặc nhôm [1]
Ký hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Fdd[mm2] 11 14 16 25 35 50 70 95 120 150 185 200 250 300 325 400
Vd[V/A.km] 3,1 2,5 2,17 1,41 1,04 0,78 0,57 0,43 0,36 0,31 0,26 0,24 0,21 0,19 0,18 0,17

Phạm Văn Chiến 113 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

3.5.2 Chọn dây dẫn trung thế [1]


Như trên đã phân tích, đoạn dây trung thế sẽ chọn theo phương pháp mật độ dòng
điện kinh tế bởi ưu điểm của phương pháp này sẽ cho chi phí là cực tiểu và áp dụng đối với
đường dây truyền tải công suất lớn. Phương pháp tính toán như sau:
 Tính dòng điện làm việc:
I LVmax  n3 I s (Tp ) (PL3.16a)

Trong đó:
S(Tp )
 I s (Tp )  [A]: là dòng điện phía thứ cấp (cao áp) của các MBA TP;
3U 2(Tp )

 n3: số MBA TP cùng đấu nối vào phát tuyến l2 ;


 Tính tiết diện kinh tế của dây dẫn:
I LVmax
Fkt  (PL3.16b)
J kt
Trong đó:
 Jkt [A/mm2]: là mật độ dòng điện kinh tế, phụ thuộc vào chất liệu dây dẫn và số
giờ sử dụng công suất cực đại (bảng PL3.6);
 Fkt: tiết diện kinh tế của dây dẫn [mm2];

Bảng PL3.6: Mật độ dòng điện kinh tế của dây dẫn [1]
Loại dây dẫn Jkt ứng với Tmax [103h]
<3 (3 – 5) >5
Dây trần và thanh cái bằng đồng 2,5 2,1 1,8
Dây trần và thanh cái bằng nhôm 1,3 1,1 1
Cáp bọc giấy cách điện/ dây Đồng 3 2,5 2
dẫn bọc cao su Nhôm 1,6 1,4 1,2
Cáp đồng bọc cao su 3,5 3,1 2,7

Như đã trình bày ở chương 3, hệ số năng suất tối đa CPmax = 0,4. Điều này cũng đồng
nghĩa với Tmax  3.500 h, vậy lấy giá trị Tmax = 3.500 h để chọn các Jkt tương ứng.
 Kiểm tra sụt áp:
Sau khi qui chuẩn giá trị Fkt theo bảng PL3.5, kiểm tra sụt áp theo biểu thức:
U = Vd.ILvmax.l2 (PL3.16c)
Trong đó:

Phạm Văn Chiến 114 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 Vd: sụt áp trên đơn vị dòng điện cho 1 km chiều dài [V/A.km] được cho trong
bảng PL3.5;
 l2: chiều dài phát tuyến phân phối trung gian l2 [km];
 Nếu U ≤ Ucp thì dây dẫn thỏa yêu cầu, ngược lại tăng tiết diện dây lên một cấp
và kiểm tra lại sụt áp.

3.6 Tính các chỉ tiêu kinh tế


Hiệu quả kinh tế là điều đầu tiên mà nhà đầu tư quan tâm khi tiến hành thiết lập dự
án. Có nhiều tiêu chí đánh giá cũng như phương pháp tính khác nhau, nhưng quan trọng
hơn cả là các tiêu chí sau:
3.6.1 Hiện giá thuần (NPV)
NPV là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi giá trị hiện tại
dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. Khái niệm NPV đựơc sử
dụng trong hoạch định ngân sách đầu tư, phân tích khả năng sinh lợi của một dự án đầu tư,
hay cả trong tính toán giá cổ phiếu. NPV được tính theo công thức sau [5,18]:
n
Rt
NPV    C0  (PL3.17a)
t 1 (1  i)t
Trong đó:
 t: thời gian tính dòng tiền; n: tổng thời gian thực hiện dự án;
 i: lãi suất chiết khấu; C0: chi phí ban đầu để thực hiện dự án;
 Rt: dòng tiền tại thời điểm t (tổng doanh số thu hồi);

Khi vốn đầu tư bỏ ra một lần và tổng thu hồi đều đặn hàng năm thì (PL3.17a) trở
thành [5]:
(1  i )n  1
NPV  C0   R (PL3.17b)
i (1  i )n
Với: R là doanh số thu hồi đều đặn hàng năm;
Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án, bằng phép
tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng doanh thu dự kiến trong
tương lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không. Với một dự án cụ thể, tiêu chí NPV
được xem xét như sau:
 NPV > 0: đầu tư có lãi, nên tiến hành đầu tư;
 NPV = 0: thu vừa bằng chi, dự án không có lãi;

Phạm Văn Chiến 115 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 NPV < 0: dự án bị lỗ;

3.6.2 Hệ số nội hoàn (IRR)


Còn gọi là suất thu hồi nôi bộ, đây chính là suất thu hồi do bản thân dự án có thể tạo
ra; nó cho biết tỉ lệ hoặc khả năng sinh lãi của dự án đang xét.
Như đã xét ở trên NPV là một hàm của lãi suất i% (NPV = f(i)). Hệ số nội hoàn IRR
chính là lãi suất r%, mà nếu dùng nó làm lãi suất thì NPV = f(r) = 0.
n
Rt
NPV    C0  0 ;
t 1 (1  IRR)t
hoặc: (PL3.18a)
(1  IRR )n  1
NPV  C0   R
i (1  IRR)n
Trường hợp vốn đầu tư bỏ ra một lần và lợi nhuận thu về đều đặn hàng năm thì chỉ
số IRR được tính tương đối như sau [5]:
R
IRR  (PL3.18b)
C0 
Ý nghĩa của chỉ số IRR:
 Nếu IRR > i: chứng tỏ bản thân dự án sinh ra suất thu hồi lớn hơn lãi suất chiết
khấu, điều này đồng nghĩa với việc đầu tư có khả năng sinh lợi nhuận.
 Ngược lại thì suất thu hồi của dự án không đủ bù đắp chi phí lãi vai, hay là dự án
chắc chắn thua lỗ.

3.6.3 Thời gian hoàn vốn (payback period – PBP)


Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại đủ vốn đầu tư đã bỏ
ra, tức là thời gian cần thiết để cho tổng hiện giá thu hồi vừa bằng tổng hiện giá vốn đầu tư.
Tức là:
n n

 Rt (1  i)t   C0t (1  i)t


t 0 t 0
(PL3.19a)

Với:
 t: thời gian tính dòng tiền; n: tổng thời gian thực hiện dự án;
 i: lãi suất chiết khấu; Rt: doanh số thu hồi tại năm thứ t;
 C0t: đầu tư tại năm t

Từ đó suy ra thời gian hoàn vốn được tính:

Phạm Văn Chiến 116 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

PBP = n + n/ (PL3.19b)
Với:
 n: là số năm để tổng thu hồi vẫn còn bé hơn tổng đầu tư ; nhưng sang năm (n+1)

thì tổng thu hồi sẽ lớn hơn;


/
 n : một số tháng của năm thứ (n+1);

Để tính toán được PBP thường dùng phương pháp lập bảng để tính các hiện giá tại
từng thời thời điểm, từ đó sẽ xác định được n và tính ra được n/. Phương pháp này mất
nhiều thời gian. Khi vốn đầu tư bỏ ra một lần và lợi nhuận thu về đều đặn hàng năm thì có
thể áp dụng phương pháp đơn giản hóa như sau [5,18]:
C0 
PBP  (PL3.19c)
R
Nhìn vào (PL3.19c) nhận thấy rằng PBP chính là nghịch đảo của IRR, nếu dự án có
IRR càng lớn thì thời gian thu hồi vốn sẽ càng ngắn và ngược lại. Đây cũng chính là biểu
thức được áp dụng để tính toán thời gian hoàn vốn ở phần tiền khả thi trong chương 4.
3.6.4 Xác định giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm được xác định như sau:
PC
p (PL3.20a)
OC

Với:
 PC: là chi phí sản xuất: bao gồm chi phí cố định là các phí cho lãi vay, các khoản

thuế, tiền thuê đất… và chi phí vận hành; OC: sản lượng sản xuất được;
Biểu thức (PL3.20a) còn được viết:
FCR  CO& M (PL3.20b)
p
OC

Với:
 FCR: là chi phí cố định, thường được tính bằng % so với tổng phí đầu tư;

 CO&M = rO&C.C0: là chi phí vận hành – bảo trì, cũng được tính theo % so với tổng

phí đầu tư (với rO&C là tỉ lệ chi phí vận hành bảo trì);
3.6.5 Một số thông số liên quan khác
 Tổng mức đầu tư ban đầu: C0   Ct .PF . (PL3.21a)

 Lãi xuất hàng năm (i%): thường lấy theo lãi xuất cho vay hiện hành của ngân hàng.
Chú ý có chiết giảm theo luật định về ưu đãi lãi suất cho các dự án CDM.

Phạm Văn Chiến 117 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 Tuổi thọ dự án (TL): vòng đời của dự án điện gió thường trong khoảng 20 – 30 năm.
Giá trị còn lại sau vòng đời: Cend = rl.C0. (PL3.21b)
 Khấu hao thiết bị hàng năm (a%): đối với các dự án điện lượng khấu hao nằm trong
khoảng (6 – 10)%/năm; tùy từng dự án mà chọn lượng khấu hao phù hợp.
 Chi phí cố định (FCR): đây là các chi phí cho khấu hao thiết bị, lãi vay… Theo qui
định các dự án CDM sẽ được miễn thuế VAT khi nhập khẩu thiết bị, cũng như chỉ
chịu 10% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ khi có thu nhập chịu thuế(23).
Trong trường hợp này FCR = (i% + a%).C0.
(PL3.21d)
 Chi phí vận hành bảo trì trung bình hàng năm: bao gồm chi phí quản lý, nhân công,
sửa chữa, bảo trì thiết bị... Thực tế thì chi phí này sẽ tăng lũy tiến theo vòng đời dự
án rất khó xác định chính xác. Đối với nhà máy điện gió CS, CO&M trung bình chiếm
khoảng vài % tổng chi phí đầu tư.
 Lượng điện năng thương phẩm hàng năm (EC):
 Điện năng hòa lưới: EL = E (1 – rsu); (PL3.22a)
 Điện năng thương phẩm: EC = EL (1 – E); (PL3.22b)
Trong đó:
 rsu: tỉ lệ điện năng tự dùng;
 E: tỉ lệ tổn thất điện năng hàng năm;
 Giá thành phát điện (pG): tính theo (PL3.20b):
FCR  CO & M
pG  [USD/kWh]; (PL3.22c)
E
 Suy ra giá bán điện sẽ là: p = pG (1 + b%) (PL3.22d)
Trong đó: b%: là lợi nhuận;
 Tổng doanh thu (R): là doanh thu đạt được từ bán điện thương phẩm và lợi phí
chuyển nhượng CERs: R = p.EC + BCERs = BE + BCERs; (PL3.23)
 Lợi nhuận trước thuế: là lợi nhuận từ bán điện thương phẩm (sau khi trừ đi chi phí
sản xuất – NPi1) và lợi phí chuyển nhượng CERs:
NPi = BCERs + NPi1; (PL3.24a)

(23)
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án được ưu đãi

Phạm Văn Chiến 118 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 Lợi nhuận ròng: là lợi nhuận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN và lệ phí bán
CERs. Theo qui định hiện hành thuế TNDN tc = 10% và lệ phí bán CERs là 1,2%.
 Chú ý: thuế TNDN chỉ đánh trên lợi nhuận từ bán điện thương phẩm, còn lệ phí
bán CERs thì tính trên tổng số lợi phí có được từ bán chứng chỉ giảm phát thải;
 Thế nên:
 NP01 = NPi1 (1 – tc%): lợi nhuận sau thuế từ bán điện thương phẩm;
 NP02 = BCERs (1 – 0,012): lợi nhuận sau thuế từ bán CERs;
 Vậy tổng lợi nhuận sau thuế là: NP0 = NP01 + NP02; (PL3.24b)

PHỤ LỤC 4
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH WFD 1.02 (DEMO)
4.1 Giới thiệu chung
 Chương trình WFD 1.02 (demo) được
viết trong Visual Studio 2008 chạy trên
nền Window 9X trở lên, sau khi khởi
động chương trình từ WFD.exe có giao
diện chính như hình PL4.1;

 Bấm biểu tượng thứ hai từ phải sang (biểu tượng turbine gió) để vào giao diện thiết
kế; biểu tượng Exit (ngoài cùng bên phải) là để thoát khỏi chương trình quay trở về
Window.
 Chương trình gồm 6 menu:
 Menu WFP: thiết kế CS nhà máy và tính thời sơ bộ thời gian hoàn vốn cũng như
lợi nhuận thu được từ bán chứng chỉ giảm phát thải;
 Menu Area: thiết kế mặt bằng bố trí turbine và tính sơ bộ diện tích nhà máy;
 Menu Turbine & Generator: tính chọn chi tiết các thông số của turbine và máy
phát điện;
 Menu Transformer: tính chọn DL máy biến áp và tụ bù;
 Menu Wire: tính chọn dây dẫn;
 Menu Economic: tính toán các chỉ số kinh tế của dự án;

Phạm Văn Chiến 119 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

4.2 Các menu hổ trợ thiết kế


4.2.1 Menu WFP
Menu WFP có giao diện như hình PL4.2, vùng nhập liệu bao gồm các giá trị nhập
vào, như sau:

Hình PL4.2 Menu WFP tính toán công suất nhà máy và thời gian hoàn vốn
 Process ratio (PR): là hệ số lũy tiến, chọn từ 0,9 – 0,95;
 Capacity factor: hệ số năng suất, từ 0,2 – 0,4;
 Start Investment Cost: suất đầu tư khởi điển cho đơn vị CS TK đầu tiên [USD/kW];
 Prices: giá bán điện ước tính [USD/kWh];
 CERs cost unit: đơn giá bán CERs trên thị trường, tính bằng USD hoặc EUR;

Hình PL4.3a Kết quả khi tính toán đa trị

Phạm Văn Chiến 120 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Hình PL4.3b Kết quả khi tính toán đơn trị


 Power of Wind farm: CS TK của nhà máy, ở đây có 2 tùy chọn (đơn trị hoặc đa trị).
Muốn chọn đa trị thì bấm vào Multi Power of Wind farm và chọn tiếp CS lớn nhất của
nhà máy Power of Wind farm max và bước nhảy trong dãy CS (increate of scale – D);
Sau khi nhập đầy đủ các dữ liệu đầu vào, bấm OK, kết quả sẽ được xuất dưới dạng
bảng tính trong vùng xuất kết quả;
Nhà đầu tư quyết định chọn một giá trị CS nhà máy nào đó (bấm vào cột tương ứng),
kết quả tính toán sẽ được xuất ra ở vùng dưới cùng bên phải, bao gồm:
 Power of Wind farm: CS nhà máy [kW, MW];
 Invesment cost unit: suất đầu tư [USD/kW];
 Payback period: thời gian hoàn vốn tính bằng năm [year];
 CERs No: số CERs thu được hàng năm từ dự án [CERs/year];
 Benifit of CERs: lợi phí thu được từ việc buôn bán giảm phát thải [USD/EUR];
Hình PL4.3a và PL4.3b minh họa khi tính toán đa trị và đơn trị:
4.2.2 Menu Area

Hình PL4.4a Menu Area khi bố trí các turbine theo hình chữ nhật

Phạm Văn Chiến 121 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Menu Area dùng để tính sơ bộ diện tích nhà máy, có giao diện như hình PL4.4a,
vùng nhập liệu bao gồm các giá trị nhập vào, như sau:
 Thanh công cụ Shape: cho phép chọn lựa cách bố trí các turbine theo hình dạng nào,
bao gồm 3 tùy chọn:
 Rectangle: bố trí theo hình chữ nhật; Circle: bố trí theo hình tròn;
 Botton site of isosceles triangel: bố trí theo hình tam giác cân;
Chọn cách bố trí theo hình chữ nhật (hình PL4.4a);
 Power of Wind farm: CS nhà máy, ở đây kết quả 90 MW đã chọn ở phần trước đã
được tự động cập nhật. Trường hợp muốn tính toán với giá trị khác, chỉ việc xóa và
nhập vào số khác;
 Turbine Power: nhập vào CS mỗi turbine [kW; MW]; chú ý rằng, đơn vị chọn lựa ở
đây phải thống nhất với đơn vị ở ô Power of Wind farm đã được chọn ở trên;
 Turbine Diameter: đường kính rotor [m];
 Turbine of row No: số turbine dự kiến bố trí trên một hàng;
Các giá trị hiển thị trong bảng Resul có ý nghĩa:
 Area: diện tích nhà máy [m2]; Row No: số hàng turbine;
 Length: chiều dài nhà máy [m]; Width: chiều rộng nhà máy [m];
Hình PL4.4b,c, d minh họa cho các trường hợp tính diện tích nhà máy khi bố trí hình
chữ nhật, tam giác cân và hình tròn.

Hình PL4.4b Diện tích nhà máy 90 MW (1,5x60) khi bố trí theo hình chữ nhật

Hình PL4.4c Diện tích nhà máy 120 MW (1,5x80) khi bố trí theo tam giác cân

Phạm Văn Chiến 122 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Hình PL4.4d Diện tích nhà máy 150 MW (1,5x100) khi bố trí theo hình tròn
4.2.3 Menu Turbine & Generator
Giao diện như hình PL4.5a
 Hộp thoại “Calculation of turbine parameter” có 2 tùy chọn:
 Pre-selection of wind speed: chọn trước tốc độ gió;
 Pre-selection of turbine diameter: chọn trước đường kính turbine;
 Input: các thông số nhập vào, bao gồm:
 Turbine Power: công suất cần có của turbine [kW; MW];
 Wind Speed [m/s]: tốc độ gió ở độ cao tính toán HC, có 2 tùy chọn;
 Đơn trị: là chỉ chọn một giá trị tốc độ gió nào đó;
 Đa trị: bấm vào “Option in space” sẽ cho phép chọn tốc độ gió từ vận tốc V1 đến V2
nào đó;

Hình PL4.5a Menu Turbine & Generator


 Caculation height: độ cao tính toán so với mực nước biển [m];
 Mean sea level height: cao độ tại vị trí đặt turbine so với mực nước biển [m];

Phạm Văn Chiến 123 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 Gearbox efficiency: hiệu suất hộp truyền động [%];


 Generator efficiency: hiệu suất máy phát điện [%];
 Effective capacity: hiệu suất làm việc của turbine gió (max = 0,593);
 Generator rated revolution: tốc độ quay của máy phát [rpm];
 Transfer ratio: tỉ số truyền;
 Rated potential: điện áp định mức [V]; Rated frequence: tần số định mức [Hz];
 Result: kết quả tính toán được, bao gồm:
 Height of turbine: chiều cao tháp tính từ điểm lắp đặt [m];
 Blade lenght: chiều dài cánh [m]; Rotor diameter: đường kính rotor [m];
 Rotor weep area: diện tích quét của rotor [m];
 Turbine rated speed: tốc độ định mức của turbine [m/s];
 Turbine cut-in speed: tốc độ gió khởi động của turbine [m/s];
 Turbine cut-out speed: tốc độ gió dừng máy của turbine [m/s];

Hình PL4.5b Thông số turbine 1.2 MW, khi tốc độ gió 8,2 – 8,9 m/s
 Resisting max wind speed: tốc độ gió tối đa có thể chịu đựng [m/s];
 Turbine rated revolution: vòng quay của rotor [rpm];
 Generator power: CS máy phát [kW; MW];
 Generator rated revolution: tốc độ quay của máy phát [rpm];
 Rated potential: điện áp định mức [V]; Rated frequence: tần số định mức [Hz];
Hình PL4.5b minh họa trường hợp “Pre-selection of wind speed”, còn hình PL4.5c là
trường hợp “Pre-selection of turbine diameter”.

Phạm Văn Chiến 124 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Hình PL4.5c Thông số turbine 1.2 MW, khi đường kính rotor là 108 m

Hình PL4.6a Menu Transformer

4.2.4 Menu Transformer


Giao diện như hình PL4.6a; ví dụ chọn lựa như hình PL4.6b.
 Input: các thông số nhập vào, bao gồm:
 Turbine Power: CS turbine [kW; MW];
 Turbine No: số turbine kết nối về một trạm, sẽ có được từ sơ đồ bố trí nhà máy;
 Rimary Transformer No: số trạm biến áp sơ cấp cùng đấu nối vào MBA truyền tải;
 Demand Power factor: hệ số công suất định mức cos;
 Current Power factor: Hệ số công suất thực tế của tải cosc;
 Calculating Power Load: CS tính toán của tải khu vực hoặc tự dùng [kVA];
 Result: kết quả tính toán được, bao gồm:
 Rimary Transformer Power: CS MBA sơ cấp STp [kVA; MVA];

Phạm Văn Chiến 125 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Hình PL4.6b Chọn dung lượng máy biến áp và tụ bù

 Secondary Transformer Power: CS MBA truyền tải STs [kVA; MVA];


 Load Transformer Power: CS MBA phân phối hạ áp ST3 [kVA; MVA];
 Compensating Capacitor: dung lượng tụ bù [kVAr; MVAr];
4.2.5 Menu Wire
Giao diện như hình PL4.7a. có 2 tùy chọn:
 l1: Chọn dây hạ thế từ turbine đến biến áp sơ cấp TP;
 l2: Chọn dây trung thế từ biến áp sơ cấp TP đến biến áp truyền tải TS;

Hình PL 4.7a Menu Wire


 Chọn dây hạ thế l1
 Input: các thông số nhập vào, bao gồm:
 Turbine Power: CS turbine [kW; MW]; Rate Voltage: điện áp định mức [kW; MW];
 Demand Power factor: Hệ số công suất định mức cos;
 Type Wire: loại dây, có 2 tùy chọn:
 Copper: dây đồng; Aluminium: dây nhôm;
 Current Density: mật độ dòng điện [A/mm2];

Phạm Văn Chiến 126 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 Temperature Correction Factor: hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, có 3 tùy chọn: 250C, 300C và
350C;
 Installation Correction Factor: hệ số qui đổi do cách lắp đặt, chọn từ (0,7 – 0,95);
 Construction Correction Factor: hệ số qui đổi về cấu trúc đường dây: có hai tùy chọn:
 Overhead Line: đường dây trên không; Buried Cable: cáp ngầm;
 Distance from turbine to transfomer: khoảng cách từ turbine đến máy biến áp [km];
 Demand Loss in Voltage: sụt áp cho phép [%Uđm];
 Resul:
 Standardization Wire Size: tiết diện dây dẫn theo tiêu chuẩn [mm2];
 Chọn dây trung thế l2
 Input: các thông số nhập vào, bao gồm:
 Rimary Transformer Power: CS MBA sơ cấp [kVA; MVA];
 Secondary Rate Voltage: điện áp thứ cấp định mức của biến áp sơ cấp [kV];
 No of Rimary Transformer connect to line: số MBA sơ cấp nối đến một phát tuyến;

Hình PL 4.7b Kết quả chọn dây dẫn

 Type Wire: loại dây, có 5 tùy chọn:


 Uncovered Copper: dây đồng trần;
 Uncovered Aluminium: dây nhôm trần;
 Copper Cable with fish paper: cáp đồng bọc giấy cách điện;
 Aluminium Cable with fish paper: cáp nhôm bọc giấy cách điện;
 Copper Cable with rubber: cáp đồng bọc cao su;
 Length distribution systems: chiều dài lưới phân phối l2 [km];
 Demand Loss in Voltage: sụt áp cho phép [%Uđm];

Phạm Văn Chiến 127 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 Resul:
 Standardization Wire Size: tiết diện dây dẫn theo tiêu chuẩn [mm2];
4.2.6 Menu Economic
Menu Economic để tính các chỉ số kinh tế của dự án, giao diện như hình PL4.8a

Hình PL4.8a Menu Economic


 Input:
 Power of Wind Farm: CS nhà máy [kW, MW];
 Invesment Cost unit: suất đầu tư [USD/kW];
 Capacity Factor: hệ số năng suất;
 CERs Cost unit: đơn giá bán CERs [USD, EUR];
 Discount Rate: lãi suất ngân hàng [%];
 Annual Amortization ratio: khấu hao hàng năm [%];
 Corporation Income Taxes: thuế TNDN [%];
 Operations and Maintenance Cosst ratio: tỉ lệ chi phí vận hành và bảo trì [%];
 Self-use ratio: tỉ lệ điện năng tự dùng [%];
 Benefit ratio: tỉ lệ lợi nhuận trên mỗi kWh [%];
 Energy Loss ratio: tỉ lệ tổn thất điện năng [%];
 Lifetime: vòng đời dự án [năm];
 Resul:
 Capital Cosst: tổng vốn đầu tư [USD];
 Annual Generated Electricity: điện năng sản xuất hàng năm [kWh];
 Annual Commercial Electricity: điện năng thương phẩm hàng năm [kWh];

Phạm Văn Chiến 128 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

 Production Cost: chi phí sản xuất hàng năm [USD/năm];


 Generated Price: giá thành sản xuất điện năng [USD/kWh];
 Selling Price: giá bán điện [USD/kWh];
 Benefit of CERs: lợi phí bán CERs [USD/năm];
 Total Income: tổng doanh thu hàng năm [USD/năm];
 Net Profit without Tax: lợi nhuận trước thuế [USD/năm];
 Net Profit After Tax: lợi nhuận sau thuế [USD/năm];
 Net Present Value – NPV: giá trị hiện tại thuần [USD];
 Internal Rate of Return – IRR: hệ số nội hoàn [%];

Hình PL4.8b Kết quả tính toán các chỉ số kinh tế

Phạm Văn Chiến 129 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

PHỤ LỤC 5
MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ
VÀ DỰ ÁN CDM
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam và các văn bản của chính phủ hướng dẫn Luật Đất đai.
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam và các văn bản của chính phủ hướng dẫn Luật Đấu thầu.
- Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam và các văn bản của chính phủ hướng dẫn Luật Đầu tư.
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam và các văn bản của chính phủ hướng dẫn Luật Điện lực.
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam và các văn bản của chính phủ hướng dẫn Luật Xây dựng.
- Nghị định của Chính Phủ số 24/2007/NĐ- CP ngày 14/02/2007 qui định chi tiết thi hành
luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nghị định của Chính Phủ số 12/2009/NĐ- CP ngày 10/02/2009 qui định về đầu tư xây
dựng công trình.
- Quyết định số 2014/QĐ- BCN ngày 13/06/2007 của Bộ Công nghiệp ban hành tạm thời
nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự
án nguồn điện.
- Quyết định số 55/2007/QĐ- TTg ngày 23/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn trong giai đoạn
2007- 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển.
- Quyết định số 30/2007/ QĐ- BCN ngày 17/07/2007 của Bộ công nghiệp về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm
2015, có xét đến năm 2020.
- Quyết định số 130/2007/QĐ- TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về cơ
chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch.
- Thông tư liên tịch 58-2008-TTLT-BTC-BTN&MT và 204/2010/TTLT-BTC-BTN&MT
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 130/2007/QĐ- TTg về việc thu lệ phí bán CERs.

Phạm Văn Chiến 130 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

- Nghị quyết của Trung ương và các văn bản của Chính Phủ, các Bộ về cơ chế phát triển
sạch (CDM), khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió.
- Các Công văn số cho phép đầu tư, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các đề án qui hoạch có
liên quan đến dự án của Chính quyền Địa phương sở tại.

PHỤ LỤC 6
SƠ ĐỒ CÁC TRẠM BIẾN ÁP VÀ ĐƯỜNG DÂY

Hình PL6.1 Sơ đồ đơn tuyến các trạm biến áp và đường dây

PHỤ LỤC 7
THÔNG SỐ KỸ THUẬT MỘT SỐ LOẠI TURBINE GIÓ

Phạm Văn Chiến 131 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Model FDMG1 FDMG1.5


Designed Rated power 1MW 1.5MW
paramete
Power control Variable speed and Pitch adjusted
rs
Rated wind 13.5m/s 12m/s
speed
Cut-in wind 3.5m/s 3.5m/s
speed
Cut-out wind 25m/s 25m/s
speed
security rank IEC II A IEC II A

Phạm Văn Chiến 132 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Designed 20year 20year


lifespan
Environment —300 ~ +400 —300 ~ +410
temperature
Rotor Number of 3pcs 3pcs
blades
Rotor diameter 60.62m 70.5m
Hub apex height 61.14m 65.1m
Rpm of rotor 12-21.5rpm 12-20rpm
Sweep area 2886 3904
Blades Blades length 29.1m 34m
Blade model NACA63-XX DU-FFA-DU
Material GFR-Glass-fiber Reinforced Resin
Weight 4000KG 4450KG
Pitch- Working way Hydraulic driving/ crank- electromotor pitch adjust,
control connecting rod & independently blades adjust
system synchronous disc
Pitch controlled -- 4-points double row angular
bearing contact ball slewing ring with
inner ring gear
Pitch adjusted 7.5 /s-12.5 /s 7.5 /s-12.5 /s
rate
Pitch adjusted -2 -90 -5 -89
angle range
Battery -- lead acid, 250-300VDC
Slip ring 29 rows 29 rows
Gearbox Type One stage NGW planet One stage planet gear/two
gear/two stage cylindrical stage parallel axis cylindrical
inclined inclined gear
Inclined angle -- 5
of main axis
Ratio 1:78.158 1:90
Oiling splash lubricate/forced mixed lubrication
lubricate
Mechanic Position high speed axis high speed axis
al
Working way Fail safe spring brake, passive brake, spring locked,
brake

Phạm Văn Chiến 133 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

hydraulic brake press and operate the brake


Yawing Working way Drive motors active yawing
system
No. of motors 2 units 4 units
Yawing axis single row external gear 4 double row external gear 4
points contact ball bearing points contact ball bearing
Yawing brake motor brake sticking, 6 hydraulic brake clips
Generato Type Doubly-fed asynchronous wound generator
r
Rotational speed 937~1680rpm 1000~1800rpm
Rated voltage 690V 690V
Frequency 50Hz 50Hz
Seal rank IP54 IP54
Cooling forced air cooling
Converter rotor-side converter, PWM Modulation IGBT
Coupling Model KTR RADEX-N KTR RADEX-N
Max.deviation 2 1.5
of alignment
Dynamic 6.3 6.3
balance rank
Tower Type 2 sections tapered tubular 3 sections tapered tubular
steel tower steel tower
Height 57.19m 63m
Max. diameter 3875mm 4260mm
Control Core processor micro processor ARM embedded system
system WP4000
Communication Industry bus line Industry bus line CAN Open
Components cabinet in generator case, cabinet under tower, power switch
cabinet
Weight Turbine weight 26 Tons 30 Tons
Generator case 39.7 Tons 50 Tons
Tower weight 78.6 Tons 93.6 Tons
Total weight 144.3 Tons 173.6 Tons

Phạm Văn Chiến 134 Luận văn Thạc sĩ


Phần Phụ lục

Phạm Văn Chiến 135 Luận văn Thạc sĩ

You might also like