The Logistics Bulletin 11 - 2022 - Public

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

SỐ 106

5. Quản trị Logistics


1. Từ điển Logistics 3. Tiêu điểm tháng 11/2022
6. Xu hướng Logistics
2. Khách hàng Logistics 4. Hoạt động của Gemadept
7. Câu chuyện Logistics
1. TỪ ĐIỂN LOGISTICS

ESG – Cân bằng yếu tố môi ESG - TIÊU CHUẨN MỚI TRONG QUẢN LÝ
trường, xã hội, quản trị CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU
Khái niệm
ESG hiện đang là xu hướng
toàn cầu mang tính chiến ESG là cụm từ viết tắt cho E-Environmental (Môi trường),
lược và cấp thiết cho hầu hết S-Social (Xã hội) và G-Governance (Quản trị), là một bộ tiêu
các doanh nghiệp. Đặc biệt chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền
vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng, với các
với những doanh nghiệp lớn, khía cạnh cụ thể:
sở hữu chuỗi cung ứng toàn
cầu, báo cáo ESG thường Về môi trường: Các vấn đề như phát thải carbon, quản lý
nước và chất thải, nguồn cung nguyên liệu thô, và tác động
niên luôn được giới đầu tư
từ biến đổi khí hậu
nghiên cứu, phân tích kĩ, làm
nền tảng cho hợp tác đầu tư Về xã hội: Sự đa dạng, công bằng và hòa nhập, quản lý lao
động, an ninh và bảo mật dữ liệu, và quan hệ cộng đồng
chiến lược.
Về quản trị: Các vấn đề liên quan tới quản trị công ty, đạo
đức kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế đãi ngộ,
và sự đa dạng trong Hội đồng quản trị.
Các lợi ích kinh tế bởi quản lý ESG chuỗi cung ứng hiệu quả
Trước đây, khi nhắc đến chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào tính kinh tế,
cụ thể hơn là mức độ hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong vận hành chuỗi. Tuy nhiên, đi kèm với
sự phổ biến của khái niệm và sự thực hành chuỗi cung ứng bền vững, tiêu chuẩn ESG nhằm
cân bằng các lợi ích về mặt kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị đang ngày càng được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều tập đoàn sản xuất toàn cầu, ví dụ như Heineken, Unilever, LG…
Các doanh nghiệp cũng như các chuyên gia nhận định rằng áp dụng tiêu chuẩn ESG trong quản
lý chuỗi cung ứng sẽ mang lại các lợi ích kinh tế như sau:
• Giảm chi phí thông qua quản lý rủi ro tốt hơn
• Tỷ suất lợi nhuận tốt hơn từ việc tăng năng suất lao động
• Nâng cao tính liên tục của hoạt động kinh doanh
• Thích ứng nhanh hơn với các quy định mới và yêu cầu pháp lý
• Tăng niềm tin từ các nhà đầu tư và các bên liên quan
Rủi ro trong quản lý ESG chuỗi cung ứng
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi sang mô hình chuỗi cung ứng bền vững, đặt trọng tâm cân
bằng lợi ích kinh tế và các tiêu chuẩn ESG, các doanh nghiệp cũng đối mặt với không ít rủi ro
nếu không quản lý ESG hiệu quả, bao gồm:
• Rủi ro pháp lý: Không tuân thủ các quy tắc, quy định hiện hành, dẫn đến các khoản chi
phí phạt; Thường xuyên phải theo dõi, cập nhật các thay đổi về quy định, thậm chí phải
đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng những thay đổi đó.
• Rủi ro vận hành: Gián đoạn sản xuất và phân phối; Tỷ lệ sản phẩm lỗi và dư thừa có thể
tăng; Giảm hiệu quả của tính kinh tế theo quy mô.
• Rủi ro danh tiếng: Làm giảm/ mất giá trị thương hiệu; Thay đổi về lòng trung thành của
người tiêu dùng; Mất niềm tin của nhà đầu tư và cổ đông.

Back

1
2. KHÁCH HÀNG LOGISTICS

HEINEKEN
-
DOANH NGHIỆP
VỚI CAM KẾT
“VÌ MỘT VIỆT NAM
TỐT ĐẸP HƠN”

Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển Là liên doanh giữa
Trước khi gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 1991, Heineken đã có HEINEKEN và Tổng Công
lịch sử hơn một thế kỷ trong thị trường đồ uống với khởi đầu từ một nhà ty Thương mại Sài Gòn
máy bia gia đình tại trung tâm thành phố Amsterdam, Hà Lan. Với nền (SATRA), HEINEKEN Việt
tảng lâu đời, Heineken đã xây dựng và phát triển tại thị trường Việt Nam Nam có bề dày lịch sử 30
và để lại nhiều dấu ấn đáng tự hào. Từ quy mô 20 nhân viên khi mới năm với những dấu ấn và
thành lập, các nhà máy và văn phòng Heineken trên toàn quốc hiện
thành tựu đáng tự hào. Từ
đang là nơi làm việc của hơn 3300 nhân viên cùng với 6 nhà máy trải
dài khắp Việt Nam. nhà máy đầu tiên tại Thành
phố Hồ Chí Minh năm
Ở thị trường quốc tế, Heineken đã trở thành hãng bia lớn thứ hai thế 1991, đến nay HEINEKEN
giới vào năm 2016, đang phân phối hơn 300 nhãn hiệu tại hơn 190 quốc
gia, với nhãn hiệu Heineken® là nhãn hiệu bia có giá trị nhất toàn cầu. Việt Nam đã có 6 nhà máy
với hơn 3.000 nhân viên
Doanh nghiệp với mục tiêu phát triển bền vững trên khắp Việt Nam.
Kinh doanh bền vững và có trách nhiệm là kim chỉ nam cho mọi hoạt
động của Heineken Việt Nam. Ngay từ ngày đầu thành lập, HEINEKEN Tại Việt Nam, Heineken
đã và luôn theo đuổi cam kết “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”. Công ty đã sản xuất và phân phối các
được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vinh danh nhãn hiệu Heineken®,
trong top 3 doanh nghiệp Sản xuất Bền vững nhất Việt Nam (trong lĩnh Tiger, Larue, BIVINA, Bia
vực sản xuất) trong 6 năm liên tục, từ 2016 đến 2021. Tại các nhà máy
VIệt, Strongbow và
của mình, Heineken sử dụng 52% năng lượng tái tạo, và tái sử dụng
hoặc tái chế 100% rác thải và phụ phẩm. Edelweiss; trong đó có
những sản phẩm được
Lấy con người làm yếu tố trung tâm trong hành trình phát triển,
sáng tạo bởi chính các
HEINEKEN Việt Nam đang tạo ra 152.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi
giá trị, đóng góp tương đương 0,7% tổng GDP quốc gia. HEINEKEN chuyên gia nấu bia Việt
Việt Nam cũng nằm trong số các doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất Nam, dành riêng cho người
cho ngân sách nhà nước trong nhiều năm liền. Việt.

Là đối tác cung cấp giải pháp và dịch vụ logistics và vận tải cho Heineken tại Việt Nam, Gemadept
Logistics đã và đang trên hành trình cùng Heineken không chỉ mang đến những sản phẩm giải
khát cho người tiêu dùng Việt, mà qua đó, còn hướng tới mục tiêu xa hơn, phát triển bền vững
vì một tương lai tốt đẹp hơn. Back

2
3. TIÊU ĐIỂM THÁNG 11/2022

TIN KINH TẾ
Các chỉ tiêu kinh tế tháng 10/2022 so với cùng kỳ 2021:
- CPI bình quân tăng 2,89%, tỉ lệ lạm phát cơ bản tăng 2,14%.
- Tính đến 20/10/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua
cổ phần (FDI và FII) đạt gần 22,46 tỷ USD, giảm 5,4% so với cùng kì năm 2021.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 9%.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 58,27 tỷ USD, tăng 5,7%.
Tháng 10/2022 Lũy kế 10 TĐN năm 2022

Giá trị (tỷ USD) +/- mom +/- yoy Giá trị (tỷ USD) +/- yoy

Tổng kim ngạch XNK 58,27 0,1% 5,7% 616,24 14,1%


- Xuất khẩu 30,27 1.5% 4,5% 312,82 15,9%
- Nhập khẩu 28 -1,4% 7,1% 303,42 12,2%
Nguồn: GSO

NGÀNH HÀNG KHÔNG


IPP Cargo xin dừng cấp phép bay
IPP Air Cargo vừa xin rút toàn bộ hồ sơ xin phê duyệt
giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không đã nộp vào
tháng 01/2022, với lý do bối cảnh tình hình kinh tế thế
giới đang có diễn biến xấu, biến động giá nhiên liệu khiến
ngành vận chuyển hàng hóa toàn cầu sẽ gặp khó khăn.
Đại diện hãng cũng cho biết, trong tương lai, khi thị
trường thế giới có sự phục hồi và ổn định, hãng sẽ cân
nhắc trở lại vào thời điểm thích hợp và chấp nhận việc nộp lại hồ sơ xin giấy phép kinh doanh
vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ đầu.
Nguồn: baodautu.vn
Hà Nội nghiên cứu mở rộng sân bay Nội Bài
Theo Bộ GTVT, hiện nay Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có 2 nhà ga hành khách, công suất
khai thác đạt 25 triệu khách/năm và 400 nghìn tấn hàng hóa/năm. Trước đó, theo Quyết định
590/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được
định hướng đến năm 2020 là 20-25 triệu hành khách/năm, sau năm 2020 là 50 triệu khách/năm.
Tuy nhiên, năm 2019, Cảng đã phục vụ hơn 29 triệu khách/năm. Nếu không kịp thời quy hoạch,
đầu tư mở rộng sẽ không đáp ứng được nhu cầu, gây ùn tắc, quá tải. Do đó, các bộ, ngành đều
đồng ý với phương án đề xuất quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, quy mô đến năm
2050 đạt khoảng 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Quy hoạch đảm bảo
đồng bộ với quy hoạch tổng thể xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nguồn: baogiaothong.vn
Đẩy tiến độ, đưa nhà ga T3 Tân Sơn Nhất về đích năm 2024
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ phải hoàn
thành toàn bộ công tác thi công xây dựng trong 2 năm và hoàn thành đưa dự án vào khai thác
trong năm 2024. Dự kiến, sau khi Bộ GTVT hoàn thành công tác thẩm định thiết kế, Công ty Cảng

3
hàng không Việt Nam sẽ tổ chức phê duyệt, phát hành hồ sơ mời thầu trong tháng 12/2022. Nhà
ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ khai thác nội địa có quy mô khoảng 20 triệu hành
khách/năm, nâng tổng công suât thiết kế của sân bay lên 50 triệu hành khách/năm. Nhà ga được
quy hoạch phù hợp với phân chia sản lượng khai thác giữa sân bay quốc tế Long Thành sắp
khởi công và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, giúp giảm tải cho nhà ga T1 và T2, nâng cao chất
lượng phục vụ hành khách.
Nguồn: vov.vn
Kiến nghị mở rộng sân bay Phù Cát, nâng cấp thành cảng quốc tế
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
chấp thuận chủ trương khảo sát lập quy hoạch thiết kế mở rộng cảng hàng không Phù Cát đạt
cấp 4E, hướng đến mục tiêu phát triển thành cảng hàng không quốc tế. Giai đoạn trước mắt,
Bình Định đề nghị đầu tư xây dựng mở rộng sân đỗ, xây dựng mới nhà ga theo phương thức
PPP, đầu tư xây dựng thêm một đường băng mới đạt cấp 4E nhằm phục vụ nhu cầu dân sự và
quân sự. Theo quy hoạch mở rộng này, công suất sân bay có thể tăng lên gấp đôi, đạt 5 triệu
khách/năm, hàng hóa đạt 50.000 tấn/năm
Nguồn: vnexpress.net

NGÀNH CẢNG BIỂN


Cục Hàng hải trình Bộ GTVT quy hoạch lại cảng cạn
Tính đến tháng 11/2022, cả nước đã đầu tư, công bố và đưa vào khai thác 10 cảng cạn, 6 cảng
thông quan nội địa – ICD với tổng khối lương hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua
là khoảng 4,2 triệu TEU/năm. Khẳng định cảng cạn là một bộ phận của kết cấu hạ tầng, giao
thông, do đó, đầu tháng 11/2022, Cục Hàng hải Việt Nam đã trình Bộ GTVT thẩm định “Quy
hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 – 2020, tầm nhìn đến năm 2050”. Quy hoạch cụ
thể như sau:

Đến năm 2025 Đến năm 2030


Khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải container xuất nhập
20% - 30% 25% - 35%
khẩu
Công suất cảng cạn theo quy hoạch tại các khu vực (triệu TEU/năm)
Cả nước 6,0 - 8,7 11,6 - 15,7
Miền Bắc 2,2 - 3,0 4,2 - 5,5
Miền Trung - Tây Nguyên 0,24 - 0,37 0,66 - 0,95
Miền Nam 3,5 - 5,3 6,8 - 9,3
Định hướng đến năm 2050 phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải,
trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, có khả năng thông
qua khoảng 30% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang
vận tải, đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa phương.
Nguồn: baogiaothong.vn
Cảng tổng hợp Cái Mép đề xuất kéo dài cầu cảng, đón tàu tới 150.000 DWT
Công ty TNHH Cảng tổng hợp Cái Mép vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét, chấp thuận
chủ trương điều chỉnh cỡ tàu quy hoạch và cho phép điều chỉnh quy mô, thông số kỹ thuật bến
cảng tổng hợp Cái Mép theo hướng kéo dài cầu cảng phía bên ngoài (bến 80.000 DWT) thêm

4
29m, tổng chiều dài cầu cảng sau khi kéo dài là 329m và tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000
DWT.
Nguồn: baogiaothong.vn
Bình Định chi hơn 2.600 tỷ đồng làm đường kết nối cảng biển
Bình Định chi 2.659 tỷ đồng làm đường nối quốc lộ 19C
với Cảng Quy Nhơn và đường biển ĐT.639 đoạn Mỹ
Thành – Lại Giang nhằm kết nối hạ tầng, ứng phó thiên tai.
Tuyến kết nối quốc lộ 19C khi hoàn thành kết nôi các khu
công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ, Becamex Bình Định và đô
thị mới Long Vân – Long Mỹ với trung tâm TP Quy Nhơn.
Nguồn: vnexpress.net

NGÀNH VẬN TẢI


Ban hành nhiều cơ chế mới khuyến khích đầu tư hạ tầng đường thủy
Ngày 09/11, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 21/2022 về cơ chế chính sách khuyến khích
phát triển GTVT đường thủy nội địa, có hiệu lực từ ngày 25/12/2022. Theo đó, Chính phủ sẽ đẩy
mạnh giải ngân nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
đường thủy nội địa theo quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định
cũng đề ra chính sách phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực đường thủy nội
địa, ưu tiên kinh phí đầu tư phát triển các dự án, sử dụng kinh phí chi thường xuyên để quản lý,
vận hành, bảo trì hệ thống CNTT, phục vụ hoạt động lĩnh vực đường thủy nội địa sau đầu tư.
Chính phủ cũng yêu cầu ưu tiên bố trí đất xây dựng cảng thủy nội địa thuộc địa phương quản lý,
cảng thủy nội địa khai thác hàng container ở phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tính đến năm 2030, vốn sự nghiệp kinh tế để đáp ứng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường
thủy cần tăng khoảng 125%, tương đương khoảng 15,6% hàng năm.
Nguồn: baogiaothong.vn
Đề xuất đầu tư 2.100 tỷ đồng làm cao tốc Hòa Liên – Túy Loan
Dự án đường cao tốc Hòa Liên – Túy Loan thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông thành phố
Đà Nẵng mới đây đã hoàn thành thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi và được Ban QLDA đường
Hồ Chí Minh trình Bộ GTVT. Dự án có tổng chiều dài khoảng 11,5 km, kéo dài từ điểm cuối tuyến
đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Hòa Liên tại Km66+00, tới điểm đầu dự án đường cao tốc
Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Cao tốc Hòa Liên – Túy Loan được xây dựng để đồng bộ với cao tốc La
Sơn – Túy Loan đã hoàn thành, kết nối tỉnh Thừa Thiên Huế với thành phố Đà Nẵng, được kỳ
vọng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển của các phương tiện ô tô so với đi trên Quốc lộ 1A
Nguồn: baogiaothong.vn
Khai trương tuyến vận chuyển container nội địa cảng Chân Mây vào đầu tháng 12/2022
Tuyến vận chuyển hàng container nội địa cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế) sẽ chính thức khai
trương và đưa vào hoạt động vào đầu tháng 12/2022. Đây là tuyến thí điểm chuyên vận chuyển
hàng cho các doanh nghiệp sản xuất men frit và cristobalite, nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển
và giảm chi phí vận tải. Mở hàng cho chuyến vận chuyển container nội địa đầu tiên vào ngày
04/12 sắp tới là Công ty cổ phần Vận tải và xếp dỡ Hải An với tần suất 01 chuyến/tuần.
Nhằm khuyến khích, thu hút các hãng tàu container và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập
hàng hóa, tỉnh Thừa Thiên – Huế dự kiến dành khoản ngân sách 18 tỷ đồng/năm để hỗ trợ các

5
hãng tàu. Cụ thể, các hãng vận chuyển container tại cảng với tần suất tối thiểu 2 chuyến/tháng
được hỗ trợ 210 triệu đồng/chuyến; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng
hóa container đi và đến cảng được hỗ trợ từ 800.000 – 1.100.000 đồng/container.
Nguồn: vneconomy.vn
Vận tải biển quốc tế đối mặt với vấn đề mới: Dư thừa container
Trái ngược với sự thiếu hụt container vào thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, nền kinh tế toàn
cầu nay lại phải đối mặt với vấn đề ngược lại: quá nhiều container. Nhu cầu của người tiêu dùng
có sự sụt giảm đáng kể dẫn đến nhu cầu vận tải hàng hóa cũng ít hơn, do đó, nhu cầu container
trên toàn cầu cũng giảm tương ứng. Andrea Monti, Giám đốc điều hành Sogese, công ty cho
thuê và mua bán container, cho rằng, mùa cao điểm của các chuyến hàng khi Giáng sinh cận kề
“về mặt kỹ thuật đã không xảy ra trong năm nay”. Bên cạnh sự sụt giảm về lượng chuyến hàng,
số lượng các chuyến đi trống hoặc bị hủy bỏ cũng đang gia tăng khi có tới 14% số chuyến trên
các tuyến vận tải container chính đã bị hủy từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12. Chỉ số container
thế giới theo tổng hợp mới nhất của Drewry đã giảm xuống còn 2773 USD/container 40 feet. Con
số này thấp hơn 73% so với mức cao nhất vào tháng 9/2021.
Nguồn: baodauthau.vn

CÁC TUYẾN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HẢI


TSL tái thiết lập tuyến Nhật Bản - Nam Trung Quốc - Bắc Việt Nam
Tuyến ‘JTK’, hiện bao gồm Nhật Bản, Đài Loan và Nam Trung Quốc, sẽ mở rộng phạm vi phủ
sóng đến Hải Phòng ở miền Bắc Việt Nam và thêm Nam Sa ở Nam Trung Quốc, điểm đến được
loại bỏ khỏi tuyến ‘JTK2’. Vòng quay thời gian của tuyến tăng từ 2 lên 3 tuần, với lộ trình Tokyo,
Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe, Keelung, Kaohsiung, Hong Kong, Nansha, Chiwan, Haiphong,
Chiwan, Hong Kong, Tokyo. TS Lines sẽ tiếp tục triển khai hai tàu hiện tại, 1103 TEU "ULTIMA"
và 1049 TEU "OKEE PIPER", và 1 tàu thứ 3 chưa được đề xuất.
CMA CGM bổ sung các chặng Đông Nam Á vào tuyến Viến Đông – Bắc Mỹ thuộc Liên minh
OCEAN
CMA CGM sẽ mở rộng vòng quay tuyến dịch vụ CBX nối Đông Á và Bắc Mỹ đến Singapore và
Laem Chabang. Tháng trước, hãng tàu của Pháp cũng bổ sung Jakarta vào JAX nối châu Á với
Bắc Mỹ. Tuyến JAX sau khi thay đổi đã chuyển thành hành trình kéo dài 19 tuần, với đội tàu 19
chiếc, trọng tải 10000 – 16000 TEU với hải trình cập các cảng Yantian, Cái Mép, Singapore, Port
Kelang, Colombo, Halifax, New York, Norfolk, Savannah, Charleston, Colombo, Port Kelang,
Singapore, Jakarta (bắt đầu từ tháng 10 năm nay), Laem Chabang, Cai Mep, Yantian, Los
Angeles, Oakland, Yantian. Hải trình mới bổ sung Singapore “CBX” có chuyến tàu 11388 TEU
CMA CGM CENTAURUS khởi hành đầu tiên vào 17/11 ở Singapore.
CNC bổ sung thêm cảng ghé trên tuyến 'IA9'
CNC (chi nhánh nội Á của CMA CGM Group) đã mở rộng phạm vi phủ sóng đến Nhật Bản, Trung
Quốc và miền Nam Việt Nam. Trong khi tuyến ‘IA9’ bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Việt Nam, Malaysia và Indonesia, CNC chỉ tham gia trên Yokohama, Nagoya, Kobe, Thượng Hải,
Hạ Môn và Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyến tàu MAERSK NARVIK 2086 TEU khởi hành từ
Yokohama vào ngày 27/10 là chuyến đi đầu tiên CNC bắt đầu đồng tải trên tuyến dịch vụ này.
CNC kể từ đầu năm 2021 đã nhận chỗ trên một tuyến khác của Sealand’s Japan - Korea - China
- South East Asia ‘IA88’. CNC tham gia vào tuyến này hiện bao gồm Yokohama, Nagoya, Osaka,
Kobe, Hibiki, Busan, Hakata, Moji, Qingdao, Shanghai, Ho Chi Minh City và Laem Chabang.

6
CNC và TS Lines nối lại hợp tác trên tuyến Nhật Bản - Trung Quốc - Đài Loan - Thái Lan
CNC (chi nhánh nội Á của CMA CGM Group) và TS Lines sẽ khôi phục hợp tác trên tuyến thương
mại Nhật Bản - Nam Trung Quốc - Đài Loan - Thái Lan vào tháng 12 tới. TS Lines sẽ bắt đầu
nhận chỗ trên tuyến của CNC qua Japan - South China - Taiwan - Thailand ‘JTX’. Sự tham gia
của TS Lines sẽ bắt đầu vào ngày 15/12 với tàu CNC VENUS 1774 TEU dự kiến khởi hành từ
Bangkok. Trong khi đó, CNC sẽ bắt đầu nhận chỗ trên tuyến Nhật Bản - Đài Loan - Nam Trung
Quốc - Thái Lan của TS Lines, được gọi là ‘JHT’, có hiệu lực từ ngày 01/12 với sự ra khơi của
tàu INTRA BHUM 1043 TEU từ Osaka.

TIN MUA BÁN TÀU


DSME bàn giao tàu MAERSK CAMPTON (15.413 TEU)
Hãng đóng tàu Hàn Quốc DSME mới đây đã bàn giao tàu container maxi-neo-panamax (M-NPX)
MAERSK CAMPTON có tải trọng 15.413 TEU cho chủ tàu Zodiac Maritime. Tàu MAERSK
CAMPTON mới dài 265,90m và rộng 21m, được trang bị động cơ chính MAN B&W-9G 95ME-
C10, công suất 61.800 kW với sức chứa 1.000 container 40 foot.
Nối tiếp MAERSK CAMBRIDGE, MAERSK CAMDEN và MAERSK CAMPBELL, tàu MAERSK
CAMPTON là chiếc thứ tư trong tổng 10 chiếc tàu chạy bằng năng lượng thông thường và được
trang bị máy lọc khí mà hãng đóng tàu DSME đã nhận đặt hàng từ Zodiac Maritime. Sáu chiếc
đầu tiên trong đơn đặt hàng này sẽ gia nhập vào đội tàu của Maersk, và bốn chiếc còn lại được
thuê bởi MSC.
Công ty đóng tàu Yangzijiang bàn giao tàu ZIM CANADA (11.923 TEU)
Hãng vận tải ZIM có trụ sở tại Haifa, Israel mới đây đã bổ sung vào đội tàu của mình tàu ZIM
CANADA với sức chứa 11.923 TEU. Con tàu mới này được bàn giao chỉ hai tuần sau khi ZIM
nhận được con tàu ZIM USA mà hãng thuê từ cùng một chủ tàu, Seaspan.
ZIM CANADA được đóng bởi công ty đóng tàu Yangzijiang (YZJ) của Trung Quốc. Con tàu này
thuộc loại neo-panamax nhỏ gọn với chiều dài 330m và chiều rộng 48,2m (19 hàng). Tất cả các
tàu loại này đều là tàu lạnh cao với sức chở 1.400 TEU. Động cơ chính là loại Wartsila 8X92-B
công suất 42.350 kW giúp tàu đạt tốc độ thương mại lên tới 22 hải lý/giờ.
Bên cạnh hai tàu mới từ Yangzijing, ZIM cũng đã nhận tàu SANTI BHUM 11.850 TEU mà hãng
thuê từ Regional Container Lines và hiện đang phục vụ dưới tên ZIM THAILAND.
YZJ bàn giao tàu ZHONG GU NAN NING (4.636 TEU)
Hãng đóng tàu YZJ mới đây cũng đã bàn giao tàu container ZHONG GU NAN NING cho chủ sở
hữu Zhonggu Logistics. Tàu ZHONG GU NA NING không hộp số dài 228m, rộng 40m (16 hàng)
và có tải trọng 87.600 tấn trên mớn nước 13,7m.
Đây là chiếc thứ hai trong tổng 18 tàu nội địa cùng cỡ mà Zhonggu sẽ nhận được từ hai hãng
đóng tàu đồng hương. Đội tàu mới này của Zhonggu do SDARI thiết kế và được đóng bởi YZJ
(10 chiếc) và Shipyard (8 chiếc). 18 tàu này là loại tàu nội địa có trọng tải lớn và tốc độ hành trình
chậm, được thiết kế đặc biệt để chở các container có trọng lượng trung bình cao.
Imabari bàn giao tàu EVER OUTWIT (2476 TEU)
Công ty đóng tàu Imbari Marugame vừa qua đã bàn giao tàu container EVER OUTWIT với tải
trọng 2.746 TEU cho công ty SHOEI KISEN. Sheoi Kisen ngay sau đõ cũng đã cho thuê con tàu
cho hãng vận tải biển Evergreen Marine của Đài Loan. Tàu dài 194,9m và rộng 32,3m (13 hàng).
Đông cơ của tàu có khả năng đạt tốc độ lên tới 20 hải lý/giờ. Tất cả tàu trong đơn đặt hàng này
từ Shoei Kisen đều được trang bị máy lọc không khí để tuân thủ theo IMO-2020.

7
EVER OUTWIT là con tàu áp chót trong chuỗi mười tàu mà Shoei Kisen đã đặt để thuê cho
Evergreen. Con tàu cuối cùng của đơn đặt hàng này, với tên EVER OVATION, sẽ được giao vào
tháng 1 năm 2023.

NGÀNH LOGISTICS
Thành lập Hiệp hội Logistics Hà Nội
Ngày 12/11, Hiệp hội Logistics Hà Nội (HNLA) chính thức
tổ chức Đại hội thành lập với mong muốn trở thành cầu
nối giữa Chính quyền Thành phố với các hoạt động
logistics đang diễn ra trên địa bàn, tham mưu và phản
biện các chính sách liên quan đến việc phát triển hoạt
động logistics trên địa bàn thủ đô.
Hiệp hội Logistics Hà Nội sẽ thúc đẩy kết nối các loại hình
hoạt động logistics, vận tải đa phương thức, quy hoạch
và xây dựng các trung tâm logistics cấp quốc gia và khu
vực, liên kết các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thủ đô.
Nguồn: Báo Giao thông
Tăng trưởng ngành Logistics thấp kỷ lục trong tháng 10
Theo Logistics Manger’s Index (LMI), chỉ số logistics tháng
10/2022 đạt 57,5 điểm, thấp nhất kể từ tháng 5/2020.
Chỉ số LMI duy trì ở mức trên dưới 70 điểm trong suốt giai
đoạn đại dịch Covid – 19 và chỉ bắt đầu giảm về mức hơn
60 điểm trong khoảng hơn một quý trở lại đây. Tuy nhiên,
theo các chuyên gia, chỉ số LMI trên 50 vẫn cho thấy khả
năng tăng trưởng của ngành logistics trong tương lai.
Nguồn: supplychainquarterly.com
Tham vọng trở thành “siêu cường logistics” của Trung Quốc
Các “ông lớn” công nghệ và thương mại điện tử Trung Quốc đang đặt nền móng cho sự thay đổi
lớn trong ngành logistics toàn cầu khi bước chân vào lĩnh vực khốc liệt này. Đầu tháng qua,
TikTok đã bắt đầu tuyển dụng nhân sự để xây dựng nên mạng lưới kho vận tại Mỹ. Ngoài TikTok,
thương hiệu thời trang nhanh Shein cũng có kế hoạch lập trung tâm phân phối cùng trung tâm
xử lý – hoàn tất đơn hàng tại thị trường Hoa Kỳ. Công ty vận chuyển Cainiao thuộc Alibaba, công
ty giao hàng JD Logistics trực thuộc JD.com, công ty chuyển phát nhanh toàn cầu SF Express
cũng đang cạnh tranh khốc liệt để giành được thị phần. Năm ngoái, Trung Quốc thành lập một
tập đoàn logistics quốc doanh khổng lồ với vốn điều lệ 30 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 4,2 tỉ USD), đặt
mục tiêu làm “đơn vị tổ chức chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Trung Quốc tìm cách đạt tham vọng trở thành “siêu cường logisitcs” trong bối cảnh tình trạng
gián đoạn thương mại toàn cầu do đại dịch khiến tầm quan trọng của chuỗi cung ứng linh hoạt
cùng mạng lưới logistics mạnh mẽ được chú ý đến. Trong khi Mỹ và các nước đồng minh đang
tìm cách giảm phụ thuộc vào hàng hóa và công nghệ Trung Quốc, Bắc Kinh đề ra chiến lược
quốc gia nhằm tối đa phụ thuộc toàn cầu vào đất nước này, đồng thời giảm phụ thuộc vào nguồn
cung từ nước ngoài
Nguồn: nguoidothi.net.vn
Back

8
4. HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT

GEMADEPT RUN 2022 – THE WAY FORWARD


GIẢI CHẠY TIÊN PHONG ĐẦU TIÊN CỦA TẬP ĐOÀN GEMADEPT ĐẦY HỨNG KHỞI
Sáng ngày 29/10, tại Khu đô thị Sala, Thành
phố Thủ Đức diễn ra giải chạy “Gemadept
Run 2022 – The Way Forward”, là giải chạy
quy mô lần đầu tiên được Tập đoàn Gemadept
tổ chức.
Giải chạy với thông điệp “Tiên phong về Sức
khoẻ thể chất – Tiên phong về sức mạnh
tinh thần và Tiên phong vì thế hệ tương lai”
đã thu hút sự tham gia của hàng trăm khách
hàng, đối tác của Gemadept, CBNV công ty và
sự quan tâm đặc biệt từ các cơ quan truyền thông.
Bên cạnh chạy bộ, Công ty đã phát động hoạt động từ thiện “Tiên phong vì tri thức thế hệ
tương lai”. Mỗi thành viên tham gia giải chạy Gemadept Run 2022 đều có thể quyên góp tự
nguyện cho Quỹ Thư Viện Ước Mơ (Library of Dreams) - quỹ Giáo dục vì trẻ em Việt Nam.
Sự kiện thành công tốt đẹp và truyền cảm hứng đặc biệt cho những thành viên tham dự, lan toả
những giá trị sống tích cực và đề cao những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống và cộng đồng xã hội.
CẢNG PHƯỚC LONG CHÍNH THỨC TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CẢNG THÔNG MINH
Ngày 01/11, Cảng Phước Long ICD chính thức tổ
chức go-live Smartport, cổng kết nối dành cho Khách
hàng sử dụng trực tuyến các dịch vụ tại Cảng.
Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng khi toàn bộ
khối Cảng phía Nam thuộc hệ thống Gemadept đã
chính thức hoàn thành những bước đi thành công
đầu tiên trên hành trình chuyển đổi số.
Gemadept không ngừng tự hào khi là Tập đoàn tiên
phong triển khai ứng dụng cảng thông minh
SmartPort với mong muốn nâng cao trải nghiệm
khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ cũng
như tiết kiệm chi phí & thời gian di chuyển.
CẢNG NAM ĐÌNH VŨ ĐÓN CHÀO TÀU STS HIỆN ĐẠI
Ngày 8/11, Cảng Nam Đình Vũ đã đón chào 3 cẩu
STS với outreach 40m - năng suất 35mph; nâng tổng
số thiết bị phục vụ tuyến tiền phương của cảng lên 7
STS & 1 cẩu Gottwalt.
Hiện giai đoạn 2 của dự án Cảng Nam Đình Vũ đang
được triển khai theo đúng tiến độ và dự kiến sẽ đưa
vào khai thác từ quý 1 năm 2023, nâng gấp đôi công
suất cảng hiện hữu, lên thêm ít 600,000 Teu mỗi
năm.
Cảng Nam Đình Vũ đã và đang không ngừng từng
ngày xây dựng và phát triển, hoàn thiện và nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của khách hàng, góp phần thúc đẩy dòng chảy hàng hóa tại khu vực Hải Phòng cùng các
cảng khác trong cụm cảng phía Bắc của Tập đoàn Gemadept.

9
TIỀM NĂNG NGÀNH CẢNG BIỂN VIỆT NAM VÀ LỢI THẾ CỦA GEMADEPT
Bảng Xếp hạng “50 Công ty kinh doanh
hiệu quả nhất Việt Nam” (TOP 50) năm
2022 là bảng xếp hạng giá trị và uy tín do
Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư phối hợp cùng
Công ty Chứng khoán Thiên Việt thực
hiện thường niên, với sự tham vấn của các chuyên gia kinh tế, kinh doanh hàng đầu từ Trường
Kinh doanh Harvard, tham chiếu từ các bảng xếp hạng uy tín của thế giới nhằm tìm kiếm và vinh
danh các công ty kinh doanh hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Gemadept một lần nữa được xướng tên trên bảng xếp hạng TOP 50 cho thấy sự bền bỉ, kiên trì
và không ngừng phát triển để góp phần thúc đẩy dòng chảy hàng hóa của Việt Nam và thế giới,
cải tiến dịch vụ xuất sác, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm giá trị, tốt hơn và chất
lượng hơn khi đến với Gemadept.
Back

10
5. QUẢN TRỊ LOGISTICS

TỐI ƯU BÃI CONTAINER (CY) TRONG


BỐI CẢNH DƯ THỪA CONTAINER

Thiếu container rỗng để đóng hàng hóa


là vấn đề nghiêm trọng vào thời kỳ cao
điểm của cuộc khủng hoảng đại dịch
Covid-19 nhưng giờ đây, nền kinh tế toàn
cầu lại đang đối mặt với câu chuyện
ngược lại là có quá nhiều container không
sử dụng.

Hãng tư vấn vận tải biển Drewry dự báo lượng container sử dụng trên toàn cầu sẽ giảm 3% trong
năm 2023, lần đầu tiên suy giảm trong 14 năm. Ngoài việc giá cước đang giảm nhanh, ngành
vận tải biển đang vấp phải một thách thức khác khi các bãi container lớn trên thế giới đã cạn sức
chứa. Mặc cho dịp cuối năm có lịch sử thị trường vận tải sôi động, năm nay, các hãng vận tải
biển đang cắt giảm công suất để ứng phó với nhu cầu đang suy giảm, khiến số lượng container
20 feet (TEU) rỗng dư thừa trên toàn cầu lên đến 6 triệu.
Vậy nên, quản lý hiệu quả các bãi container để tránh tình trạng quá tải và tắc nghẽn cảng cần
được nghiên cứu, trong đó tập trung chủ yếu vào hai khía cạnh: quản lý trang thiết bị xếp dỡ, các
phương tiện vận chuyển tại bãi và quản lý dung lượng bãi chứa container.
Quản lý phương tiện vận chuyển tại bãi container
Quản lý phương tiện vận chuyển tại bãi gồm hai nội dung chính: điều phối các phương tiện vận
chuyển tại bãi và xác định qui mô đoàn phương tiện vận chuyển.
(1) Điều phối các phương tiện vận chuyển tại bãi
Trong kế hoạch khai thác, sự điều phối phương tiện vận chuyển cần xác định cụ thể phương tiện
vận chuyển nào sẽ phục vụ container nào, từ đó xác định cụ thể luồng dịch chuyển của mỗi
container đến vị trí cụ thể của nó tại bãi với mục tiêu tối thiểu thời gian dịch chuyển của tổng thể
các container từ tuyến cầu tàu tới bãi chứa. Mục tiêu đặt ra của sự điều phối vận tải giữa các xe
đầu kéo bao gồm: giảm ùn tắc giao thông tại các làn đường dịch chuyển, đảm bảo sự lưu thông
nhịp nhàng của các phương tiện trong bãi. Với mục tiêu đó, cần xác định cụ thể các thời điểm
bắt đầu và thứ tự của từng phương tiện trong quy trình phục vụ container. Trong việc điều phối
các phương tiện vận tải tại bãi, cần chú ý đến sự phối kết hợp của các yếu tố sau: Sự phối kết
hợp với kế hoạch tác nghiệp các cần cẩu giàn tại bãi; Sự phối kết hợp với vị trí lưu bãi của
conntainer; Sự phối kết hợp với kế hoạch tác nghiệp của cần cẩu giàn tại bãi và cẩu bờ; Sự phối
kết hợp với vị trí lưu bãi và kế hoạch tác nghiệp của cẩu bờ.
Bên cạnh các xe đầu kéo truyền thống vận chuyển container giữa bãi chứa ra tàu và ngược lại,
ngày nay, hệ thống thiết bị tự động càng có vai trò quan trọng và trở nên phổ biến tại các cảng
container, bao gồm: AGV (Automated Guided Vehicles) - Là thiết bị điều khiển tự động, hệ thống
thiết bị này cho phép vận chuyển container từ bãi ra tàu và ngược lại để phục vụ container xuất
và nhập cảng một cách nhanh chóng, sử dụng hệ thống thiết bị này cho phép khắc phục tình
trạng ùn tắc giao thông gây ra bởi phương thức vận tải truyền thống trước đây. Ngoài ra, thiết bị
nâng tự động ALV (Automated Lifting Vehicles) cho phép tự động nhấc các container tại bãi khi
có các thông tin về vị trí container cần nâng trong sơ đồ mạng, trong khi đó IAV (Intelligent
Autonomous Vehicles) là loại thiết bị siêu công nghệ, được cải tiến từ thiết bị điều khiển tự động

11
với mục tiêu nhằm tối thiểu hóa khoảng
cách vận chuyển từ vị trí cẩu bờ đến vị
trí của cần cẩu giàn tại bãi. Các hệ thống
thiết bị điều khiển tự động giúp nâng cao
năng suất xếp dỡ và sắp xếp container
tại bãi, tuy nhiên, các hệ thống thiết bị
này đỏi hỏi công tác quy hoạch vị trí bãi
chứa container hết sức khoa học.
(2) Xác định qui mô đoàn phương tiện
vận chuyển
Để giải bài toán này phải xây dựng mô
hình toán tối ưu thời gian vận chuyển và
tối đa năng suất vận chuyển container
của thiết bị với các giàng buộc đáp ứng yêu cầu phục vụ nhịp nhàng nhu cầu vận chuyển
container từ cầu tàu vào bãi.
Quản lý không gian bãi chứa container
Tại các bến cảng container, do những đặc thù khác nhau về vai trò, vị trí của cảng đối với luồng
tàu và hàng đến cảng, các bến cảng container có những chiến lược hoặc chính sách để phục vụ
lưu chứa container khác nhau. Mục tiêu bao trùm nhất của chiến lược là trên cơ sở các thông tin
liên quan của các container đến cảng, phải đảm bảo lưu trữ chúng tại vị trí hợp lý nhằm thuận
tiện cho việc tìm kiếm và lấy ra và giành được hiệu suất khai thác bãi cao.
Đối với cảng cửa ngõ, chiến lược chia tách được sử dụng phổ biến cho container nhập để phân
chia các container cũ và container mới đến, còn chiến lược xếp cụm các container – nghĩa là các
container cùng điểm đến sẽ được xếp cùng chỗ để thuận lợi cho việc tìm, lấy ra và xếp xuống
tàu được áp dụng cho container xuất.
Đối với cảng trung chuyển: để tránh hiện tượng phải xếp dỡ nhiều lần, các cảng trung chuyển,
sử dụng chiến lược xếp các container theo điểm gửi hàng. Theo đó, toàn bộ bãi chứa contianer
được chia thành những khu vực lưu trữ nhỏ dựa theo điểm đến của tàu. Mỗi khu vực chứa
container theo điểm đến của tàu được xem như bãi chứa tạm thời. Tuy nhiên, những chiến lược
trên tồn tại hạn chế lớn bởi không gian bãi chứa container không được sử dụng hiệu quả.
Do đó, có 02 chiến lược khác được phát triển với mục đích cải thiện hiệu quả sử dụng không
gian của bãi chứa, cụ thể như sau:
Chiến lược chia sẻ bãi chứa theo phần:
Theo chiến lược này, không gian lưu trữ container được chia sẻ giữa hai khu lưu trữ liền kề nhau,
một phần sẽ được chia sẻ, một phần không chia sẻ. Khi phần không gian ít hơn có nhu cầu sử
dụng, phần được chia sẻ còn lại của khu này sẽ được bổ sung vào khu lưu trữ liền kề bên cạnh.
Vì phần lớn các container tuy có cùng điểm đến, nhưng chúng có thời gian đến cảng rất khác
nhau, do đó vị trí lưu trữ container giành riêng cho mỗi tàu cũng cần được chia sẻ cho phù hợp.
Chiến lược sử dụng bãi chứa linh hoạt:
Chiến lược này đảm bảo sử dụng hài hòa không gian bãi để lưu trữ các container ở cùng thời
điểm. Theo đó, ở cùng khu vực lưu trữ container được phục vụ cho hai tàu container, dung lượng
không gian lưu trữ được phân chia một cách cụ thể cho từng tàu phù hợp với số lượng container
đến tương ứng. Bằng sự kiểm soát chính xác vị trí của container tại khu vực lưu trữ, các container
sẽ được xếp lên mỗi tàu không bị lẫn lộn và phù hợp với điểm gửi hàng.
Back

12
6. XU HƯỚNG LOGISTICS

XU HƯỚNG "XANH HÓA"


NGUYÊN NHIÊN LIỆU TRONG
VẬN TẢI BIỂN
Với xu hướng toàn cầu hóa ngày nay, lĩnh vực vận tải đóng một vai trò vô cùng quan trọng, tuy
nhiên, ngành vận tải chiếm tới 23% lượng khí thải nhà kính toàn cầu do sử dụng nhiên liệu hóa
thạch. Nhận thức được những áp lực do ngành vận tải gây ra cho môi trường, các chính phủ và
doanh nghiệp trong những năm gần đây đang tích cực ban hành những chính sách và thúc đẩy
các sáng kiến để “xanh hóa” ngành vận tải.
Hãng tàu đầu ngành tiên phong “xanh hóa”
Vào tháng 10/2022, Maersk đã đặt hàng thêm sáu tàu container có thể chạy bằng khí thiên nhiên
hóa lỏng (LNG) thay vì dầu Diesel như trước đây, sức chở khoảng 17.000 TEU. Hãng tàu Đan
Mạch đã đặt tổng cộng 19 tàu với động cơ nhiên liệu kép có thể hoạt động bằng methanol xanh.
Khi tất cả 19 tàu theo đơn đặt hàng được triển khai và thay thế các tàu cũ, chúng sẽ giảm lượng
khí thải CO2 hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn, mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2040.
Chính sách “xanh hóa” đội tàu biển tại Việt Nam
Cũng vào tháng 10/2022, bộ GTVT đã ký Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển đội tàu vận tải
biển của Việt Nam, trong đó đề ra giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ các chủ tàu thực hiện chuyển đổi
tàu biển hiện có sang tàu biển dùng nhiên liệu sạch theo lộ trình cam kết của Việt Nam tại Hội
nghị COP 26 về cắt giảm khí thải nhà kính và phát thải ròng về 0.
Bên cạnh đó, tích cực đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu,
đóng mới, sửa chữa hoán cải tàu biển; tiếp tục miễn thuế nhập khẩu và miễn giảm 50% phí trọng
tải khi chủ tàu mua và khai thác tàu container từ 1.500 TEUs trở lên hoặc tàu chạy bằng năng
lượng sạch như LNG, H2… và các tàu chở LNG đến hết năm 2030.
Những khó khăn liên quan đến nhiên liệu trong phát triển vận tải “xanh”
Phát triển logistics xanh phải đối diện với nhiều thách thức do thiếu hụt metanol xanh và sự phức
tạp trong khâu xử lý hydro xanh và amoniac. Để lưu trữ đủ lượng hydro trên tàu, gần như chắc
chắn phải hóa lỏng. Ban đầu loại nhiên liệu này phải rất lạnh, sau đó được bảo quản trong các
thùng cách nhiệt. Điều này khiến hydro xanh chiếm nhiều không gian trên tàu, đồng thời, nhiên
liệu có mật độ năng lượng thấp theo thể tích, vì vậy, cần phải tiếp nhiên liệu thường xuyên hơn
và đảm bảo luôn đủ nguồn cấp hydro xanh trong khu vực hoạt động vận tải.
Do đó, vấn đề của xanh hóa vận tải biển không chỉ dừng lại ở việc đóng tàu, tìm nguồn cung
nguyên liệu, các hãng vận tải cũng cần đầu tư cơ sở hạ tầng trên đất liền để tiếp nhiên liệu và
bảo trì để đáp ứng được tham vọng khử cacbon.
Back

13
7. CÂU CHUYỆN LOGISTICS

CÂU CHUYỆN
LOGISTICS CỦA
“CON RỒNG CHÂU Á”
SINGAPORE:
THÀNH CÔNG
ĐẾN TỪ NỖ LỰC
KHÔNG NGỪNG
Khởi đầu khó khăn
Singapore hiện sở hữu hệ
Khi giành được độc lập vào năm 1965, Singapore là một quốc
thống logistics được đánh
gia có thu nhập và tài nguyên thiên nhiên hạn chế, thiếu cơ sở
hạ tầng cơ bản. Tuy nhiên, giờ đây, Singapore có thể tự hào giá là hàng đầu thế giới khi
gọi mình là con rồng châu Á với mức GDP luôn nằm trong top liên tiếp được vinh danh
10 thế giới, trong đó đóng góp không nhỏ từ nhóm ngành cảng vào top 5 bảng xếp hạng
biển và logistics, thể hiện qua thành tích ghi tên mình vào top các quốc gia về năng lực
5 bảng xếp hạng các quốc gia về năng lực Logistics trong Logistics (Logistics
nhiều năm liền. Thành công này đến từ nhiều yếu tố, có cả về Performance Index – LPI)
mặt điều kiện tự nhiên và cả về nỗ lực của chính phủ
Singapore trong việc xây dựng quốc gia này trở thành một
điểm trung chuyển trong chuỗi cung ứng toàn cầu như ngày
nay.
Khả năng kết nối
Đầu tiên phải kể đến vị trí thuận lợi của Singapore trên bản đồ thế giới. Singapore có khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu hay giông bão, do vậy các bến cảng và sân bay của
Singapore hầu như hoạt động quanh năm. Singapore cũng được mệnh danh là “huyết mạch” của
vận tải biển, khi cùng với eo biển Malacca tạo nên tuyến đường biển kết nối các khu vực Đông
Á, Châu Đại Dương, Nam Á, Tây Á, Châu Phi và Châu Âu.
Bên cạnh những ưu đãi sẵn có về tự nhiên, chính
phủ Singapore cũng rất nỗ lực trong việc đàm
phán để tham gia vào các hiệp định thương mại tự
do, giúp ghi tên quốc gia này trên bản đồ chuỗi
cung ứng toàn cầu. Singapore hiện đang có liên
kết với 200 hãng tàu đến từ 600 cảng ở 123 quốc
gia, với các chuyến đi đến hầu hết các cảng lớn
trên thế giới hàng ngày.
Đổi mới cơ sở hạ tầng và quy trình
Với hoạt động đối nội, Singapore là quốc gia đầu
tiên trên thế giới ra mắt Cơ chế một cửa vào năm
1989, qua đó số hóa và sắp xếp hợp lý các quy
trình phê duyệt giấy phép, tạo thuận lợi và giảm lãng phí thời gian cho các doanh nghiệp. Ngày
nay, giấy phép, chứng từ có thể được nộp qua các cổng thông tin điện tử và được chấp nhận chỉ
trong vài phút. Singapore cũng đang hướng đến một cơ chế nâng cao hơn, giúp tích hợp nhiều
giao dịch có liên quan đến nhiều bên tham gia, từ các nhà sản xuất đến các công ty logistics,
công ty tài chính thương mại và người tiêu dùng.

14
Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân
Chính phủ đã sớm nhận ra tầm quan trọng
của việc thu hút nguồn vốn đầu tư của khu vực
tư nhân và kêu gọi các nhà đầu tư đến với
Singapore bằng cách đảm bảo một môi
trường đầu tư thuận lợi và phát triển các ưu
đãi đối với sự tham gia của khu vực tư nhân.
Đồng thời, sự xuất hiện của các doanh nghiệp
quốc tế đầu ngành cũng góp phần thúc đẩy
các doanh nghiệp địa phương cạnh tranh với
các tiêu chuẩn quốc tế.
Nhằm đảm bảo sự chính xác trong các quyết
định của mình, Singapore chủ trương tham
vấn với khu vực tư nhân trước khi phê duyệt
các quyết định đầu tư công, nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng được xây dựng có khả năng đáp ứng
nhu cầu kinh doanh thực tế. Chính phủ và các nhà đầu tư tư nhân cùng nhau giải quyết các thách
thức cũng đẩy mạnh quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư giúp đảm bảo những nguồn vốn
bỏ ra có ảnh hưởng trong dài hạn, thúc đẩy phát triển
“Con rồng châu Á” Singapore
Tất cả các yếu tố trên – khả năng kết nối, xây dựng cơ cơ sở hạ tầng và quy trình, và sự tham
gia của khu vực tư nhân – đã tạo ra một hệ sinh thái tích hợp cho phép logistics phát triển mạnh.
Thành công của Singapore cho thấy, với tầm nhìn về tư tưởng và quyết tâm đổi mới, một nước
đang phát triển với nguồn lực hạn chế có thể trở thành một trung tâm Logistics hàng đầu, không
chỉ ở khu vực mà còn ở phạm vi toàn cầu.
B
ack

15
Phòng Nghiên cứu và Phát triển – Tập đoàn Gemadept

▪ Địa chỉ: Lầu 19, số 6, Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Q.1, Tp.HCM

▪ Điện thoại: (84-28) 38 236 236

▪ Email: info@gemadept.com.vn

▪ Website: www.gemadept.com.vn

▪ Fanpage: https://www.facebook.com/gemadeptcorp

▪ Linkedin: https://www.linkedin.com/company/gemadept-corporation

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

16

You might also like