Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CHỦ ĐỀ 4: NGƯ NGHIỆP

I. Vai trò của ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
- Cùng với các ngành kinh tế khác, ngư nghiệp có vai trò nhất định trong nền
kinh tế quốc dân nói chung và đời sống hàng ngày của nhân dân nói riêng. Tầm
quan trọng của nó thể hiện ở việc tham gia vào cơ cấu bữa ăn với thực phẩm có
chất lượng cao về dinh dưỡng, đóng góp vào nền kinh tế, tạo ra mặt hàng xuất
khẩu và góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động của xã hội:
+ Ngư nghiệp cung cấp các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa
nhiều chất đạm dễ tiêu, chất khoáng, ít chất béo, có lợi cho sức khỏe con
người.
+ Ngư nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi.
+ Cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại
tệ cho đất nước và góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.
+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản.
+ Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
II. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành ngư nghiệp
1. Thuận lợi
1.1. Điều kiện tự nhiên
- Nước ta có bờ biển dài với chiều dài 3260 km và có vùng đặc quyền
kinh tế rộng.
- Nguồn hải sản rất phong phú với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 -
4,0 triệu tấn và cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển
nước ta có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác với hơn 100 loài tôm,
hơn 2500 loài nhuyễn thể, rong biển hơn 600 loài và nhiều đặc sản khác
như hải sâm, bào ngư, sò, điệp ...
- Sinh vật biển nước ta có thành phần loài đa dạng, nhiều ngư trường lớn,
các bãi tôm, bãi cá thuận lợi cho đánh bắt. Nước ta có nhiều ngư trường,
trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: ngư trường Cà Mau - Kiên
Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư
trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa,
quần đảo Trường Sa.
- Dọc bờ biển có nhiều vũng - vịnh, những bãi triều, đầm phá, các dải
rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng
biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản
nước mặn (nuôi trên biển).
- Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, và các ô trũng ở vùng
đồng bằng có khả năng nuôi trồng hải sản nước ngọt. Trên cả nước ta đã
sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.
- Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập
mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
- Khí hậu ấm: nhiệt độ cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngư
nghiệp. Sự tăng lên của nhiệt trong khoảng cho phép tăng năng suất sơ
cấp cho các ao nuôi, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các loài thủy
sinh là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài nuôi. Nhiệt độ nước tăng
vào xuân thúc đẩy sự phát triển của sinh khối thủy vực, người dân có thể
thả con giống sớm hơn, cho nên có thể tránh được rủi ro tôm cá chết do
độ mặn của nước giảm đột ngột.

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội


- Nhân dân và ngư dân nước ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản.
- Các phương tiện phục vụ cho ngành ngư nghiệp như tàu thuyền, ngư cụ
được trang bị ngày càng tốt hơn, ngày càng được đổi mới hơn.
- Nhà nước có những đổi mới trong chính sách khuyến khích phát triển
các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.
- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước tăng nhiều trong
những năm gần đây theo đó mà thị trường tiêu thụ được mở rộng.
- Thị trường ngày càng mở rộng, ngành thuỷ sản Việt Nam càng trở nên
sôi động. Gần nửa số tỉnh nước ta giáp biển nên hoạt động khai thác và
nuôi trồng ngày được tăng cường, đặc biệt là ở các vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ và Nam Bộ.
2. Khó khăn
2.1. Điều kiện tự nhiên
- Vùng biển nước ta chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi thiên tai, mỗi năm có
tới 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa
Đông Bắc, nhiều lần gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, thiên
tai nhiều làm hạn chế số ngày ra khơi.
- Hiện tượng nắng nóng kéo dài đã làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, làm
tăng mức độ bốc hơi nước trong các ao nuôi. => Dẫn đến: Nhiều ao nuôi
tôm cá đã bị bỏ hoang vì không có nước để cung cấp trong quá trình
nuôi. Một số ao nuôi chưa đến thời gian thu hoạch đã bị cạn kiệt nguồn
nước trong ao, nên người dân phải thu hoạch sớm hoặc bỏ nuôi. Tôm cá
chưa đến kích thước thương phẩm bán với giá quá rẻ hoặc làm thức ăn
cho gia súc và gia cầm. Ví dụ: Miền Trung là nơi có số ngày nắng, mức
độ bốc hơi nước lớn nhất cả nước, cho nên hạn hán xảy ra nghiêm trọng
nhất.
- Mưa nhiều, gây ra hiện tượng lũ lụt ở nhiều nơi, gây ra ảnh hưởng
nghiêm trọng đến ngành ngư nghiệp đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản
làm nước sông dâng cao vượt lồng nuôi -> Cuốn trôi hết cá.
- Đối với nghề nuôi thủy sản mặn lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh hưởng rất
lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn, độ
mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu
đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xảy ra còn làm cho
độ mặn các vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi
nhuyễn thể, tôm cá đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Một số vùng ven biển, do hoạt động của con người làm môi trường bị
suy thoái, môi trường nước bị ô nhiễm nguồn lợi thủy sản suy giảm
nhiều.

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội


- Nghề thuỷ sản đòi hỏi phải đầu tư nguồn vốn rất lớn, đặc biệt là cơ sở
vật chất, trong khi phần lớn ngư dân nước ta tập trung ở các làng nghề
nghèo nên quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ.
- Cũng bởi không có nguồn vốn lớn nên tàu thuyền và các phương tiện
đánh bắt nói chung còn chậm đổi mới, do vậy năng suất lao động còn
thấp.
- Việc nuôi trồng thuỷ sản cũng chưa được đổi mới, còn mang tính chất
quảng canh nên năng suất thấp.
- Việc chuyển đổi nghề cho lực lượng tàu thuyền công suất nhỏ đánh bắt
ven bờ khó khăn
- Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu không ngừng tăng của
thị trường trong và ngoài nước.
- Do cơ sở vật chất chưa tiến bộ nên việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất
lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
- Một trong những thử thách lớn mà người nuôi trồng thủy sản phải vượt
qua là giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh
tranh trên thị trường xuất khẩu. Hiện nay, các ngân hàng cho vay rất hạn
chế do có sự biến động trên thị trường tài chính - tín dụng và người nuôi
tôm gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu chế biến thức ăn
tăng, các đại lý kinh doanh cũng rất hạn chế bán nợ cho người nuôi tôm.
Bởi vậy, nhiều hộ nuôi tôm thiếu vốn đã hạn chế thức ăn hoặc bổ sung
thức ăn tự chế khiến chất lượng tôm nuôi không cao.

III. Sự phát triển và phân bố ngành ngư nghiệp


- Ngư nghiệp hiểu theo nghĩa thông thường bao gồm hai phân ngành là đánh
bắt và nuôi trồng, trong đó phân ngành thứ 2 đang chiếm ưu thế. Trong đó
cơ cấu
1. Đánh bắt hải sản
- Sản lượng đánh bắt của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm
qua.
- Sản lượng đánh bắt hải sản liên tục tăng. Tất cả các tỉnh giáp biển của
nước ta đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ và Nam Bộ
-Năm 2023, sản lượng đánh bắt hải sản ước đạt 3,8 triệu tấn, đứng thứ 4
thế giới.
- Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới,
với kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt 11 tỷ USD
● Thực trạng hoạt động khai thác
- Sản lượng
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác phân theo ngành hoạt động năm
2022

Sản lượng (nghìn tấn)

Khai thác biển 3.670,6


Cá (khai thác biển) 2.860,6

Khai thác nội địa 203,6

- Sản lượng thủy sản khai thác phân theo địa phương năm 2022

Địa phương Sản lượng (nghìn tấn)

Cả nước 3.874.198,0

Đồng bằng sông 360.833,0


hồng

Đồng bằng sông 1.416.407,0


cửu long

Bắc trung bộ và duyên 1.715.411,0


hải miền trung

Đông nam bộ 359.019,0

- Sản lượng cá biển khai thác phân theo địa phương năm 2022

Địa phương Sản lượng (nghìn tấn)

Cả nước 2.860,6

Đồng bằng sông 206,7


hồng

Đồng bằng sông cửu 974,1


long

Bắc trung bộ và 1.397,9


duyên hải miền trung

Đông nam bộ 281,9

- Năng lực tàu thuyền:


+ Số tàu khai thác thủy sản biển có công suất từ 90CV trở lên phân theo
một số địa phương năm 2022

Địa phương Số lượng (chiếc)

Cả nước 34.919

Đồng bằng sông 2.715


Hồng

Đồng bằng sông Cửu 9.796


Long

Bắc trung bộ và 19.756


duyên hải miền trung

Đông nam bộ 2.652

- Tổng công suất các tàu khai thác thủy sản biển từ 90CV trở lên phân
theo một số địa phương năm 2022

Địa phương Công suất (nghìn CV)

Cả nước 14.641,6

Đồng bằng sông 755,3


hồng

Đồng bằng sông cửu 4.620,9


long

Bắc trung bộ và 8.019,7


duyên hải miền trung

Đông nam bộ 1.245,7

- Phương tiện khai thác ở đây chủ yếu là các loại tàu thuyền công suất nhỏ
của các hộ ngư dân. Ước tính có khoảng 1020 tàu đánh bắt xa bờ (4,5%
tàu thuyền loại này của cả nước) với công suất 111,7 nghìn CV (3,3%
của toàn quốc). Công suất trung bình của một tàu thuyền chỉ khoảng 11
CV, trong khi của cả nước là 15 CV.
- Việc đánh bắt chủ yếu bằng các phương tiện nói trên làm cho nguồn hải
sản ven bờ bị suy giảm nhanh chóng. Nhiều dấu hiệu cho thấy nguồn lợi
này đang bị khai thác quá mức. Vấn đề cấp thiết là cần phải vươn ra
khơi, nhưng lại gặp khó khăn ở chỗ vốn đầu tư đóng tàu công suất lớn
vượt quá khả năng của các hộ ngư dân.
2. Nuôi trồng thuỷ sản
- Sản lượng khai thác thủy sản liên tục tăng. Tất cả các tỉnh giáp biển của
nước ta đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ và Nam Bộ
- Tỉ lệ nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản
xuất.
- Trong giai đoạn 1995 – 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt
Nam đã tăng gấp 11 lần, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt
10%, tăng từ 415.000 tấn trong năm 1995 lên gần 4,6 triệu tấn trong
năm 2020.
- Đặc biệt, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2020 đã đạt
1,13 triệu ha với sản lượng đạt 4,8 triệu tấn; diện tích nuôi trồng chỉ tăng
10,8% so với năm 2010 nhưng sản lượng lại tăng tới 77,7% trong cùng
kỳ.
- Cá tra và tôm thẻ chân trắng là hai nhóm sản phẩm trọng điểm của lĩnh
vực nuôi trồng thuỷ sản nước ta. Các sản phẩm tôm và cá tra đều được
sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế và an toàn
thực phẩm nghiêm ngặt như GlobalGAP, ASC và BAP… Trong đó, sản
lượng nuôi tôm nước lợ trong năm 2021 đạt 970.000 tấn, bao gồm
665.000 tấn tôm thẻ chân trắng, 265.000 tấn tôm sú, còn lại là các loại
tôm khác. Sản lượng thu hoạch cá tra trong năm 2021 đạt 1,525 triệu
tấn. trong năm 2021 đạt 1,525 triệu tấn. Tổng diện tích thả nuôi cá tra
phát sinh trong năm 2021 ước đạt 5.000 ha, tăng 5,5% so với năm 2020.
Cả nước hiện có 2.063 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, 96 cơ sở sản
xuất giống cá tra (trong đó, có 80 cơ sở đang hoạt động) và 2.289 cơ sở
ương dưỡng giống cá tra. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phục vụ cho
xuất khẩu tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm 95%
tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm).
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do tiềm năng nuôi trồng
thủy sản còn nhiều cùng với các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao
và nhu cầu lớn trên thị trường. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển
mạnh nhất là nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và đang phát triển ở
hầu hết các tỉnh duyên hải.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng sông Hồng. Trong đó, tỉnh An Giang nổi tiếng nhất
về nuôi cá tra, cá ba ...
IV. Định hướng phát triển ngành ngư nghiệp

1. Định hướng phát triển ngành ngư nghiệp


- Dự thảo Đề án ngư nghiệp ngư dân, ngư trường đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045 do Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (Bộ NN-PTNT)
soạn thảo đã đặt mục tiêu tổng quát tiếp tục công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nghề cá, phát triển lĩnh vực ngư nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền
vững, trở thành ngành kinh tế ngư nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, có cơ
cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp với năng lực của
nguồn lợi và ngư trường, có năng suất, chất lượng hiệu quả và khả năng
cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế.
- Ngư trường, nguồn lợi thủy sản và môi trường, sinh thái tại ngư trường
được khai thác hợp lý, phù hợp với khả năng tái tạo và được gìn giữ, bảo
vệ để duy trì và phát huy được các dịch vụ hệ sinh thái bền vững.
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng ngư
dân ven biển và phát huy bản sắc làng cá; ngư dân được đào tạo có trình
độ sản xuất ngang bằng với các nước có nghề cá phát triển trong khu
vực; hiểu biết pháp luật quốc tế khi lao động trên biển, và đủ bản lĩnh
chính trị, đóng vai trò làm chủ ngư trường tại các vùng biển đảo của Tổ
quốc.
- Dự thảo Đề án cũng đặt mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, giảm 2.000 tàu
cá các loại; tăng diện tích nuôi biển đạt 280.000 ha, sản lượng nuôi biển
đạt 850.000 tấn. Tỷ lệ hộ ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề được đào
tạo, tập huấn nghề mới và có sinh kế, đời sống ổn định đạt 50%.
- Đến năm 2030, giảm 4.000 tàu cá các loại; tăng diện tích nuôi biển đạt
300.000 ha, sản lượng nuôi biển đạt 1,45 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng
giá trị thủy sản khai thác và nuôi biển đạt bình quân 1,5%/năm; thu nhập
bình quân của lao động làm nghề khai thác và nuôi biển tăng gấp 2,5 lần
so với năm 2020. Tỷ lệ hộ ngư dân có tàu cá chuyển đổi nghề được đào
tạo, tập huấn nghề mới và có sinh kế, đời sống ổn định đạt 100%. Thu
nhập bình quân của cư dân vùng nông thôn ven biển tăng 2,5 lần so với
năm 2020.
- Tầm nhìn đến năm 2045, ngư dân và cộng đồng ngư dân văn minh, phát
triển toàn diện, có thu nhập cao. Ngư trường được tăng cường bảo vệ, tái
sinh nguồn lợi thủy sản. Nuôi biển trở thành ngành quan trọng thay thế
cho ngành khai thác. Nghề cá có trách nhiệm và bền vững, sản xuất hàng
hóa quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường
trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản thủy sản hiện
đại, giữ vững vị thế xuất khẩu thủy sản đứng hàng đầu thế giới. Nông
thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống
xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc.
2. 6 giải pháp phát triển
● Dự thảo Đề án ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045 đề ra 6 giải pháp phát triển ngư dân, ngư nghiệp, ngư trường:
- Một là, đổi mới công tác truyền thông, thống nhất nhận thức, hành động về
ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường.
+ Phân công trách nhiệm các cơ quan chức năng các cấp tổ chức quán triệt
và thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động sâu rộng toàn thể xã hội về
vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ tổ quốc; cụ thể
hóa những chủ trương và giải pháp lớn, huy động sức mạnh của hệ thống
chính trị triển khai các nội dung của Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chiến
lược phát triển thủy sản, cũng như các Nghị quyết khác của Đảng, Quốc
hội, Chính phủ về ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường.
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật
liên quan đến khai thác thủy sản cho ngư dân; hướng dẫn việc ghi nhật ký
khai thác và báo cáo khai thác tàu cá, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
truy suất nguồn gốc thủy sản, kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận,
xác nhận thủy sản khai thác.
+ Nâng cao độ chính xác của bản tin dự báo ngư trường, thu hẹp tọa độ dự
báo, định hướng dự báo bổ sung thêm cho các nhóm đối tượng; đổi mới
phương thức phát hành, cung cấp các bản tin dự báo ngư trường khai thác
hải sản để ngư dân tiếp cận, biết và sử dụng trong sản xuất.
+ Xây dựng, phê duyệt và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về truyền
thông thuộc Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng
đến nguồn lợi và môi trường sinh thái.

- Hai là, hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất ngư nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và
phát triển thị trường.
+ Nghiên cứu, xác định cụ thể mô hình kinh tế ngư nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
+ Triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy
sản; Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, Đề án chuyển đổi nghề
khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, và
Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản; để đạt mục tiêu cơ cấu lại lĩnh
vực khai thác gắn với khai thác tiềm năng nuôi biển, đảm bảo cung cấp đủ
nguyên liệu cho chế biến và duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản.
+ Đầu tư, nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá phù
hợp với quy hoạch không gian biển, các quy hoạch vùng và các quy hoạch
chuyên ngành để đảm bảo quản lý nghề cá, tàu cá, quản lý nuôi trồng thủy
sản trên biển hiệu quả, không mâu thuẫn với các ngành kinh tế khác trong
giai đoạn tới.
- Ba là, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tạo việc làm tại chỗ cho lao động
nghề cá; nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời
sống của ngư dân và cộng đồng ngư dân.
+ Quán triệt định hướng về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Chiến
lược phát triển thủy sản đến các cấp, nhằm đảm bảo đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực; tạo việc làm tại chỗ cho lao động nghề cá; nâng cao vai
trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống của ngư dân và
cộng đồng ngư dân.
+ Xây dựng kế hoạch hành động và tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến
lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045.
+ Xây dựng, phê duyệt và triển khai có hiệu quả “Đề án đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực thủy sản” và “Đề án thí điểm chuyển đổi một số nghề
khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ
sinh thái giai đoạn 2023 - 2030”.
- Bốn là, hoàn thiện thể chế, chính sách về ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường.
+ Rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành về ngư nghiệp, ngư dân, ngư
trường bảo đảm phù hợp với các chủ trương, định hướng, nhiệm vụ tại
Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chiến lược phát triển thủy sản để đề xuất
điều chỉnh và tổ chức triển khai toàn diện, có hiệu quả. Hoàn thiện đồng
bộ, toàn diện thể chế kinh tế thị trường về huy động, phân bổ và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực, thu hút, thúc đẩy đầu tư vào ngư nghiệp và nông
thôn ven biển.
+ Nghiên cứu những cơ chế, chính sách mới hoặc sửa đổi, bổ sung những
chính sách hiện có để tạo động lực cho phát triển ngư nghiệp, ngư dân,
ngư trường, đặc biệt là các chính sách về giao diện tích mặt biển, đầu tư,
bảo hiểm, tín dụng, tổ chức sản xuất, chế biến, mở rộng thương mại thủy
sản.
+ Nghiên cứu điều chính cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành
phần kinh tế đầu tư vào nuôi biển, trung tâm đầu mối chuyên ngành thủy
sản, khu đô thị biển thực chất, hiệu quả; đặc biệt là phát triển kinh tế biển
xanh, nghề cá có trách nhiệm, chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng và đưa
nhanh sản phẩm thủy sản và doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn
vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản khu vực và thế
giới. Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề
cá, công nghiệp nuôi biển và công nghiệp chế biến trong lĩnh vực ngư
nghiệp và khu vực nông thôn ven biển.
+ Xây dựng các chính sách phúc lợi xã hội công bằng, bảo đảm ngư dân và
cộng đồng ngư dân được tiếp cận dịch vụ xã hội tương đương với người
dân thành thị.
- Năm là, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số,
đổi mới sáng tạo để phát triển ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường hiệu quả,
bền vững theo hướng phát triển kinh tế biển xanh, nâng cao chất lượng, giá
trị gia tăng.
+ Xây dựng, phê duyệt và triển khai có hiệu quả “Đề án phát triển khoa học,
công nghệ và chuyển đổi số ngành thủy sản đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030”.
+ Nghiên cứu hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân,
nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công
nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy
liên kết và chuyển giao công nghệ giữa các viện nghiên cứu, trường đại
học, cao đẳng và doanh nghiệp; nâng cao năng lực tiếp thu, hấp thụ và
làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, nghiệp đoàn, ngư dân và cộng đồng
ngư dân.
- Sáu là, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai
Đề án phát triển khai thác viễn dương, tranh thủ nguồn lực từ “Chương trình
đưa lao động nông nghiệp, thành viên hợp tác xã nông nghiệp đi làm việc và
học tập ở các nước nông nghiệp phát triển” để tổ chức đưa ngư dân đi khai
thác hải sản ở một số nước. Phối hợp với Liên hiệp hợp tác kinh tế Việt Nam
- châu Phi (VAECA) tìm hiểu nhu cầu, khả năng, điều kiện hợp tác khai thác
thủy sản với các nước vùng Tây Phi.
+ Triển khai có hiệu quả “Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
thủy sản” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
643/2023/QĐ-TTg; đặc biệt là đề án thành phần về phát triển khoa học
công nghệ và hợp tác quốc tế về thủy sản.
+ Tranh thủ các nguồn tài trợ từ các Chính phủ, các tổ chức, cơ quan phát
triển quốc tế để hỗ trợ vốn, kỹ thuật; xây dựng cơ chế quản lý, hướng dẫn
và giám sát thực hiện nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả huy động, sử
dụng các nguồn vốn này nhằm thực hiện được các mục tiêu về quản lý,
khai thác và phát triển bền vững ngư trường và nguồn lợi thủy sản.
+ Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế để chuyển giao khoa học công
nghệ đối với thiết kế, vật liệu làm lồng bè, phương tiện; công nghệ sản
xuất giống, thức ăn, nuôi thương phẩm, phòng trị bệnh và các biện pháp
thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu và sản xuất cho nuôi biển; xúc
tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nuôi biển Việt Nam ra thị trường
khu vực và thế giới.
+ Tranh thủ các nguồn tài trợ từ các Chính phủ, các tổ chức, cơ quan phát
triển quốc tế để hỗ trợ vốn, kỹ thuật; xây dựng cơ chế quản lý, hướng dẫn
và giám sát thực hiện nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả huy động, sử
dụng các nguồn vốn này nhằm thực hiện được các mục tiêu về quản lý,
khai thác và phát triển bền vững ngư trường và nguồn lợi thủy sản.
+ Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế để chuyển giao khoa học công
nghệ đối với thiết kế, vật liệu làm lồng bè, phương tiện; công nghệ sản
xuất giống, thức ăn, nuôi thương phẩm, phòng trị bệnh và các biện pháp
thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu và sản xuất cho nuôi biển; xúc
tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nuôi biển Việt Nam ra thị trường
khu vực và thế giới.

You might also like