Nhóm 7 - Kết hôn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nhóm 7

Chủ đề: Kết hôn

I. Khái niệm về kết hôn (Thuỳ Lê)


II. Điều kiện kết hôn (Bảo Khánh, Thanh An)
III. Quy định về Đăng ký kết hôn (Minh Huy, Kim Diên)
1. Nơi đăng ký kết hôn
● Trường hợp đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định trường hợp
đăng ký kết hôn trong nước thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam,
nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
● Trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật hộ tịch 2014 quy định trường hợp
đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân
Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau:
- Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc
với người nước ngoài.
2. Các giấy tờ khi đăng ký kết hôn
● Trường hợp đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ tại Luật Hộ tịch 2014, trường hợp đăng ký kết hôn không có yếu tố nước
ngoài thì cần những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn.
- Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có dán ảnh và có thông tin
nhân thân khác của nam, nữ.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Quyết định/bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Toà án (nếu có).
● Trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014, quy định về trường hợp
đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cần những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm
quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh
khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký
hộ tịch.
- Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng
minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu
3. Thủ tục đăng ký kết hôn
Theo Quyết định 528/QĐ-BTP năm 2023 thì thủ tục đăng ký kết hôn được thực
hiện như sau:
Bước 1: Nộp Hồ Sơ
● Nộp trực tiếp: Tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã nơi cư trú của 01 trong 02 bên
đăng ký kết hôn.
● Nộp trực tuyến: Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp
tỉnh.
Bước 2: Tiếp Nhận và Xử Lý Hồ Sơ
● Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cán bộ lãnh sự
nghiên cứu và thẩm tra hồ sơ, tiến hành xác minh nếu cần.
● Hồ sơ chưa đầy đủ: Có thông báo yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
● Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Cán bộ lãnh sự báo cáo Thủ trưởng Cơ quan đại diện hoặc
cán bộ lãnh sự được ủy quyền ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Bước 3: Trao Giấy Chứng Nhận Kết Hôn
● Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký Giấy chứng nhận, Cơ quan đại diện
tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho cả hai bên.
● Cần có sự hiện diện của cả hai bên để ký tên vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng
nhận kết hôn.
Gia Hạn Thời Gian Trao Giấy Chứng Nhận
● Nếu hai bên không thể có mặt, có văn bản đề nghị gia hạn thời gian, tối đa không quá
60 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận kết hôn được ký.
● Hết thời hạn 60 ngày mà không nhận được, Giấy chứng nhận kết hôn sẽ bị hủy. Nếu
muốn kết hôn, hai bên cần tiến hành thủ tục lại từ đầu.
IV. Vấn đề kết hôn trái pháp luật (Mai Nguyên, Phương Thảo)
V. Câu hỏi tình huống (Thái Vy)
Tình huống 1:
Anh Nam (28 tuổi, sinh ra tại Cà Mau) lên Thái Nguyên để lập nghiệp, làm ở một
xưởng chè, gặp được chị Nhi (22 tuổi, sinh ra tại Thái Nguyên) tại nơi làm việc. Sau một thời
gian, hai người nảy sinh tình cảm và tiến đến hôn nhân, Nam và Nhi đã đăng ký hôn tại
UBND tỉnh Thái Nguyên. Sau một năm, ông Đông là bố của Nam tại quê nhà phát hiện và đã
nhờ tòa án thành phố can thiệp và giải quyết vì Nam đã có hôn ước với chị Lan trước đó tại
quê nhà (theo thoả thuận giữa hai bên gia đình).Trong trường hợp này, ông Đông có thể ngăn
cản anh Nam và chị Nhi tiếp tục chung sống không? Toà án có thể can thiệp vào hôn nhân
giữa anh Nam và chị Nhi không? Tại sao?

Đáp án: Trong trường hợp này, mặc dù tại quê nhà anh Nam đã có hôn ước nhưng giữa anh
Nam và chị Lan chưa có đăng ký kết hôn cũng như giấy chứng nhận đăng kí kết hôn thì trên
thực tế hai người chưa phải vợ chồng. Ngay cả khi anh Nam và chị Lan đã kết hôn nhưng
nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật Hôn Nhân Gia Đình đều không
có giá trị pháp lý.

Tình huống 2:
Ông M (Sinh năm 1953) ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định và bà H (Sinh năm 1951)
đã chung sống và kết hôn và có với nhau hai người con, một trai và một gái. Sau 12 năm, khi
trở về quê cũ, ông M và bà H bàng hoàng khi biết họ có quan hệ máu mủ, là chị em ruột.
Trước sự thật này, đôi vợ chồng vẫn kiên quyết ở bên nhau dù dân làng phản đối kịch liệt và
báo cáo với chính quyền địa phương. Toà án xử phạt ông M 2 năm tù giam vì tội loạn luân.
Trong trường hợp này, toà án tuyên phạt ông M có hợp lý không? Tại sao?

Đáp án: Sau khi ông M và bà H đã biết mình là chị em ruột, ông M có thể cam kết không
quan hệ vợ chồng với chị gái mình, không sinh con và có thể cùng bà H quan tâm chăm sóc
nhau những năm tháng cuối đời. Nhưng ông M và bà H sau khi biết vẫn cố tình phát sinh
quan hệ tình dục thì ông M có thể bị khởi tố hình sự, hôn nhân của hai người sẽ bị pháp luật
huỷ bỏ.

You might also like