Mo Dun 9 Bai Tap Cuoi Khoa Ban Mo Ta

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BÀI TẬP CUỐI KHOÁ HỌC MÔ ĐUN 9

Bài tập 2. Bản mô tả


BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO
HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ 3: VĂN BẢN VĂN HỌC - THƠ TRỮ TÌNH
PHẦN VIẾT: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC – PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
MỘT TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH
Môn học/Hoạt động giáo dục: Viết; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt)
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù môn học
-Viết được văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn
luyện ở các lớp trước.
-Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề,
những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
1.2. Năng lực chung
1.2.1. Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công
việc của bản thân trong học tập; xác định được nhiệm vụ học tập.
1.2.2. Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập.
2. Về phẩm chất: Bài học góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm
- HS chủ động trau dồi vốn từ ngữ, những cách diễn đạt mới, cách diễn đạt hay.
- HS có hiểu biết về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số
- MS - PowerPoint (07 Rubrics, dàn bài cụ thể cho đề bài thực hành)
- Laptop, sách giáo khoa điện tử, máy chiếu/ tivi …
- Sách giáo khoa giấy, giấy A1, bút lông xanh/ đỏ, nam châm,..
- Phiếu học tập: 01 phiếu (phụ lục 1), 02 phiếu học sinh tự trang bị.
- Sản phẩm làm việc nhóm: 04 sản phẩm.

Hoạt động Thiết bị dạy học Học liệu


Mở đầu - Phần mềm MS - Power Point. - Bài trình chiếu MS -
- Máy tính/ Laptop. Power Point.

Khám phá kiến thức - Phần mềm MS - PowerPoint, - Bài trình chiếu MS -
Zalo. Power Point.
- Máy tính/ Laptop, điện thoại - Phiếu học tập.
thông minh.

1
Luyện tập - Phần mềm MS-PowerPoint, - Bài trình chiếu MS -
Quizzi. Power Point.
- Máy tính/ Laptop, điện thoại - Sản phẩm trình chiếu
thông minh. của học sinh (4 nhóm)

Vận dụng - Phần mềm MS - Power Point. - Bài trình chiếu MS -


- Thiết bị: Máy tính/ Laptop Power Point.

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và
học liệu số: Dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35 phút)
2.1. Hoạt động tìm hiểu quy trình viết văn bản nghị luận văn học về một tác phẩm
thơ trữ tình (dạy học theo mẫu)
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm của kiểu bài bài nghị luận văn học về một tác phẩm văn
học - thơ trữ tình.
- Nhận biết được quy trình làm bài của kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm
thơ trữ tình.
- Nhận biết được tiêu chí đánh giá một bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ
trữ tình viết tốt.
b) Nội dung:
- Khảo sát ngữ liệu mẫu bài nghị luận văn học về tác phẩm thơ trữ tình qua phiếu
học tập số 1.
- Hoàn thành các câu hỏi (trình chiếu):
1. Trình bày đặc điểm của kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ trữ tình.
2. Trình bày quy trình làm bài của kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ
trữ tình.
3. Nêu các tiêu chí đánh giá một bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ trữ tình
viết tốt.
c) Sản phẩm:
- Phần phát biểu trả lời cá nhân của học sinh cho câu hỏi 1 và câu hỏi 3.
- Phần sản phẩm (chọn 2 phiếu học tập để trình chiếu) cho câu hỏi 2.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Khảo sát ngữ liệu mẫu văn bản nghị luận văn học về tác phẩm thơ trữ tình thông
qua phiếu học tập số 1.

(PHỤ LỤC 1)
ĐỀ BÀI:
2
Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải:
“… Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
……………………..
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Bài làm
Thanh Hải là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì đất nước gồng mình kháng
chiến chống Mỹ. Cùng hoà mình trong nhịp điệu hào hùng của dân tộc, Thanh Hải có
những sáng tác riêng về con người đất nước thời kì này. Năm 1980, khi đất nước đã trải
qua thời kì kháng chiến sục sôi được 5 năm và khi đó nhà thơ đang nằm trên giường
bệnh, ông đã viết nên những vần thơ trong trẻo, nhiệt huyết về đất nước. Đó là bài thơ
tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam thời kì này: “Mùa xuân nho nhỏ”.
Mở đầu đoạn thơ
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Với cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh biến đất nước trở thành con
người: vất vả, gian lao” diễn tả sức sống bền bỉ, kiên định, vững vàng và trong sáng.
Hình ảnh ví von đất nước với vì sao như thể khẳng định dân tộc sáng mãi với thời gian,
vũ trụ. Qua khổ thơ ta thấy được niềm tin vào tương lai rộng mở vững chãi, niềm tin
vững vàng bước vào thế kỉ mới, thời kì của tự do, độc lập.
Trước mùa xuân đất trời và mùa xuân đất nước, tác giả tâm niệm:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Tác giả ước là con chim hót để dâng tiếng ca vang vọng trong trẻo, ước làm nhành
hoa để dâng hương cho đời. Tác giả còn ước làm “một nốt trầm” trong bản hòa tấu của
cuộc đời, để lặng lẽ mang thanh âm trong trẻo vào hòa ca. Ước nguyện của nhà thơ giản
dị thể hiện quan niệm sống đẹp, trách nhiệm với cuộc đời chung.
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Với tác giả mùa xuân của ông là “mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân lớn của đất
nước. Mùa xuân ấy cứ “lặng lẽ” âm thầm cống hiến bằng tình yêu , nhiệt huyết, khiêm
nhường, thầm lặng. Điệp ngữ: “dù là”cùng hình ảnh hoán dụ ở hai câu cuối “tuổi hai
mươi” tượng trưng cho tuổi trẻ, “tóc bạc” tượng trưng cho tuổi già.
3
Ở khoảng thời gian nào tác giả cũng khát vọng được cống hiến. Lời thơ của Thanh
Hải như lời tổng kết về cuộc đời chính mình, gợi bao liên tưởng xúc động cho bạn đọc và
thấm đẫm triết lý nhân văn. Khổ thơ cuối là lời ngợi ca đất nước:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Cảm xúc mãnh liệt cất thành lời ca mến yêu và tự hào trong tiếng hát tự nguyện
của làn điệu quê hương Huế. Phải là con người tha thiết, yêu cuộc sống, phải là một tâm
hồn tràn đầy sinh lực mới cất lên được tiếng hát ngợi ca yêu đời như Thanh Hải. Tiếng ca
ấy còn mãi với thời gian, với đất nước, đi ngược với mọi quy luật mất còn của tạo hóa.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” với thể thơ năm chữ gắn với các điệu dân ca phù hợp
với việc giãi bày tâm trạng đã vẽ lại một bức tranh toàn cảnh của mùa xuân thiên nhiên,
mùa xuân đất nước. Nhịp điệu và giọng điệu thơ phù hợp với tâm trạng háo hức, nhiệt
huyết của tác giả khiến người đọc không thể nghĩ đây là những vần thơ của một con
người sắp gần đất xa trời.
Đất nước ngày một phát triển, mùa xuân đất nước ngày càng đẹp nhưng những
vần thơ : “Mùa xuân nho nhỏ” vẫn đi mãi với thời gian bởi đó không chỉ là cảm xúc của
Thanh Hải mà còn là những bài học nhân sinh sâu sắc.
(Bài làm của học sinh có chỉnh sửa)
- Hoàn thành các câu hỏi:
1. Trình bày đặc điểm của kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ trữ tình.
2. Trình bày quy trình làm bài của kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ
trữ tình.
3. Nêu các tiêu chí đánh giá một bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ trữ tình
viết tốt.
- GV cung cấp rubrics để HS dựa vào trả lời miệng câu hỏi 1,3: (MS - PowerPoint
trình chiếu)

Mức đánh giá


Nội dung (1) (2) (3)
đánh giá
- Trả lời đúng - Trả lời đúng - Trả lời đúng câu 1
Phần thông tin câu 1 câu 1 - Xác định được 3 ý câu
- Xác định được - Xác định được 2 trở lên.
1 ý câu 2 2 ý câu 2
Phần hình thức Trình bày chưa Trình bày khá rõ. Trình bày khoa học,
rõ ràng. logic.

4
GV cung cấp rubrics để HS dựa vào thực hiện câu hỏi 2: (MS-PowerPoint trình
-
chiếu)

Mức độ
Tiêu chí
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Nội dung - Chưa trình - Trình bày - Trình bày - Trình bày - Trình bày
bày được đúng, thiếu đúng câu 1. đúng câu 1. đúng, đủ
câu 1. ý câu 1. câu 1.
- Trình bày - Trình bày - Trình bày - Trình bày - Trình bày
1 bước 2 bước 3 bước đủ 4 bước đủ 4 bước
trong quy trong quy trong quy trong quy trong quy
trình (4 trình (4 trình (4 trình. trình.
bước). bước). bước). - Bước 2 có - Bước 2 có
- Bước 2 có triển khai triển khai
triển khai đầy đủ đầy đủ và
nhưng chưa nhưng còn chính xác.
đầy đủ. chỗ chưa
chính xác.

* Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập – GV theo dõi, hướng dẫn
- Đại diện HS đọc to văn bản mẫu, các học sinh khác quan sát trong phiếu học tập.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Cá nhân HS trả lời câu hỏi 1, 3 (trình bày miệng):
1. Trình bày đặc điểm của kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ trữ tình.
3. Nêu các tiêu chí đánh giá một bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ trữ tình
viết tốt.
+ Cá nhân HS thực hiện trên phiếu học tập câu hỏi 2, GV chọn 02 phần trình bày
của học sinh để trình chiếu.
2. Trình bày quy trình làm bài của kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ
trữ tình.
- Giáo viên quan sát, tư vấn, hỗ trợ.
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận
- Trả lời các vấn đề qua trình bày miệng (tự nguyện hoặc chỉ định) và sản phẩm trên
bảng + phiếu học tập.
- Nhận xét, bổ sung, trao đổi thảo luận...
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- Dựa trên bảng hướng dẫn đánh giá ở bước 1 (phần trình chiếu MS - PowerPoint)
đánh giá phần trả lời miệng câu hỏi 1,3 của bạn.
- Dựa trên Rubrics ở bước 1, HS đánh giá phần trình bày câu hỏi 2 của hai bạn trên
02 phiếu học tập chọn trình chiếu và tự rút kinh nghiệm phần sản phẩm của bản thân ở
5
phiếu học tập;
- Chốt lại về đặc điểm, quy trình, các tiêu chí đánh giá bài văn tốt của kiểu bài
nghị luận văn học về một tác phẩm thơ trữ tình:
1. Đặc điểm của kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ trữ tình: phân tích,
đánh giá một tác phẩm thơ trữ tình về chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức và tác dụng
của chúng.
2. Trình bày quy trình làm bài của kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ
trữ tình.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu).
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
1. Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời….)
+ Nội dung đề + Dẫn thơ ngắn.
2. Thân bài:
a. Giải thích + Nhận xét (nếu cần)
b. Nội dung đề
+ Luận điểm 1: dẫn thơ " phân tích nghệ thuật, nội dung + bình " đánh giá.
(Viết thành 1 đoạn văn)
+ Luận điểm 2 : dẫn thơ " phân tích nghệ thuật, nội dung + bình " đánh giá.
(Viết thành 1 đoạn văn)
.........................................................................
c. Đánh giá chung về nội dung ( thái độ, tình cảm của tác giả đối với vấn đề),
nghệ thuật chung của bài thơ. (Viết thành 1 đoạn văn)
3. Kết bài:
+ Khẳng định lại nội dung đề.
+ Liên hệ, nâng cao.
Bước 3: Viết bài (mở bài, thân bài, kết bài).
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

3. Các tiêu chí đánh giá một bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ trữ tình viết
tốt:
- Đúng nội dung vấn đề cần nghị luận, các thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu.
- Đủ nội dung vấn đề cần nghị luận, các thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu.
- Đảm bảo chính xác về kỹ năng chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt,…
- Sáng tạo trong cảm nhận và kỹ năng đặt câu, diễn đạt,…

6
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
ĐỀ BÀI: Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải:
“…Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
…..
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Bài làm
Thanh Hải là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì đất nước gồng mình kháng chiến
chống Mỹ. Cùng hoà mình trong nhịp điệu hào hùng của dân tộc, Thanh Hải có những sáng
tác riêng về con người đất nước thời kì này. Năm 1980, khi đất nước đã trải qua thời kì
kháng chiến sục sôi được 5 năm và khi đó nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, ông đã viết
nên những vần thơ trong trẻo, nhiệt huyết về đất nước. Đó là bài thơ tiêu biểu của nền thơ ca
Việt Nam thời kì này: “Mùa xuân nho nhỏ”.
Mở đầu đoạn thơ
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Với cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh biến đất nước trở thành con người:
vất vả, gian lao” diễn tả sức sống bền bỉ, kiên định, vững vàng và trong sáng. Hình ảnh ví
von đất nước với vì sao như thể khẳng định dân tộc sáng mãi với thời gian, vũ trụ. Qua khổ
thơ ta thấy được niềm tin vào tương lai rộng mở vững chãi, niềm tin vững vàng bước vào thế
kỉ mới, thời kì của tự do, độc lập.
Trước mùa xuân đất trời và mùa xuân đất nước, tác giả tâm niệm:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Tác giả ước là con chim hót để dâng tiếng ca vang vọng trong trẻo, ước làm nhành hoa để
dâng hương cho đời. Tác giả còn ước làm “một nốt trầm” trong bản hòa tấu của cuộc đời, để
lặng lẽ mang thanh âm trong trẻo vào hòa ca. Ước nguyện của nhà thơ giản dị thể hiện quan
niệm sống đẹp, trách nhiệm với cuộc đời chung.
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Với tác giả mùa xuân của ông là “mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân lớn của đất
nước. Mùa xuân ấy cứ “lặng lẽ” âm thầm cống hiến bằng tình yêu, nhiệt huyết, khiêm

7
nhường, thầm lặng. Điệp ngữ: “dù là”cùng hình ảnh hoán dụ ở hai câu cuối “tuổi hai mươi”
tượng trưng cho tuổi trẻ, “tóc bạc” tượng trưng cho tuổi già.
Ở khoảng thời gian nào tác giả cũng khát vọng được cống hiến. Lời thơ của Thanh Hải
như lời tổng kết về cuộc đời chính mình, gợi bao liên tưởng xúc động cho bạn đọc và thấm
đẫm triết lý nhân văn. Khổ thơ cuối là lời ngợi ca đất nước:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Cảm xúc mãnh liệt cất thành lời ca mến yêu và tự hào trong tiếng hát tự nguyện của
làn điệu quê hương Huế. Phải là con người tha thiết, yêu cuộc sống, phải là một tâm hồn tràn
đầy sinh lực mới cất lên được tiếng hát ngợi ca yêu đời như Thanh Hải. Tiếng ca ấy còn mãi
với thời gian, với đất nước, đi ngược với mọi quy luật mất còn của tạo hóa.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” với thể thơ năm chữ gắn với các điệu dân ca phù hợp
với việc giãi bày tâm trạng đã vẽ lại một bức tranh toàn cảnh của mùa xuân thiên nhiên, mùa
xuân đất nước. Nhịp điệu và giọng điệu thơ phù hợp với tâm trạng háo hức, nhiệt huyết của
tác giả khiến người đọc không thể nghĩ đây là những vần thơ của một con người sắp gần đất
xa trời.
Đất nước ngày một phát triển, mùa xuân đất nước ngày càng đẹp nhưng những vần
thơ : “Mùa xuân nho nhỏ” vẫn đi mãi với thời gian bởi đó không chỉ là cảm xúc của Thanh
Hải mà còn là những bài học nhân sinh sâu sắc.
(Bài làm của học sinh có chỉnh sửa)

1.Trình bày đặc điểm của kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ trữ tình.
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

2.Trình bày quy trình làm bài của kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ
trữ tình.
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

8
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

3. Nêu các tiêu chí đánh giá một bài nghị luận văn học về một tác phẩm thơ trữ
tình viết tốt.
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

You might also like