Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi

“Hãy để con tự đi!”


Độc mã
Quyết làm những gì mình muốn
Tôi tự viết truyện đời bằng suy cảm
Và biến những ý nghĩ thành sự thật.
Bỗng một hôm
Tôi đứng yên để một người buộc vào tôi dây cương và đi theo người ấy
Đó là người tôi yêu.
(Tôi)
Niềm mong mỏi đầy mâu thuẫn ấy đã bộc lộc hết chất Á Đông trong cngười Vili: người phnữ phương Đông bao
đời bị kiềm hãm về tinh thần nay muốn được bứt mình ra vòng phụ thuộc để thỏa sức bay nhảy đồng thời là người
phnữ trthống luôn sẵn sàng buông tay Tự Do để đi theo tiếng gọi của TYêu, để gắn chặt cuộc đời mình với 1 cuộc
đời khác. Những tâm sự ấy của VTL cũng chính là lời của rất nhiều người phnữ vẫn đang băng khoăng đứng giữa 2
đầu lựa chọn: nổi loạn hay truyền thống, để bay hay để yêu, khi mà những điều này vẫn thật khó để cùng lúc có đc.
Khao khát yêu đương và yếu tố nhục cảm
Tính nữ trong thơ Vi Thùy Linh tự biểu đạt ở những xúc cảm tinh nhạy, tự khẳng định bằng tâm hồn cô đơn nổi
loạn và tự nuôi dưỡng mình bằng những khát khao yêu thương và nhục cảm. Đấy là phần sâu kín nhất trong thế giới
thơ Vi Thùy Linh, cũng là suối nguồn của mọi xúc cảm, rung động được gợi lên trong thơ của cô. Đó cũng là nền
tảng sau cùng để thơ Vi Thùy Linh gọi ra được phong cách, cái thần, cái hồn của mình.
Khác với những nhà thơ nữ thời kháng chiến (Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ) làm thơ theo những cảm xúc tế vi,
mềm mại, với Vi Thùy Linh, yêu thương luôn gắn liền với nhục cảm sống động. Thơ Vili vẫn thể hiện những xúc
cảm, rung động tinh tế theo một cách riêng, nhưng sóng đôi với những đường nét xúc cảm ấy luôn là những ảnh
hình được viền nổi của những chuyển động da diết, rạo rực. Hành trình sáng tạo của Vi Thùy Linh cũng là một
hành trình khẳng định những khát vọng yêu thương, hoàn thiện hình dung của mình về thế giới của tình yêu. Từ
những tập thơ đầu KhÁt và Linh đến Đồng Tử và Vili in love, hành trình dấn thân, trải nghiệm, hòa điệu với những
cơn khát yêu thương càng trở nên tinh tế và phức tạp hơn; những góc cạnh của tình yêu càng mở rộng, để những
người nữ trong thơ càng sống rạo rực, sống da diết hơn trong thế giới của diễn từ. Những xúc cảm càng trưởng
thành lại càng mạnh mẽ ấy đã luôn dẫn đường, luôn cung cấp một nguồn năng lượng nghệ thuật dồi dào cho Vi
Thùy Linh. Những khát vọng yêu thương được cô bày tỏ theo cách chân phương nhất, trở thành những nỗ lực
khẳng định tình yêu, cơn khát yêu của mình với thế giới:
Em muốn nổ tung khối chữ trong mình
Thành lời: Em yêu anh!
Người đàn bà
Rùng mình vì cô đơn
Đấy không phải bí mật!
Em thấm những dòng chữ không thẳng
Sức trẻ có hạn
Em cứ gồng lên
Bỏ lời tỏ tình của những chàng trai nhập nhờ dưới suy nghĩ về anh
(Em – Bí mật?)
Đấy là khi những cơn khát tự vấn mình theo cách dữ dội nhất, đến độ chỉ những câu đơn giản, thô ráp, ngắn gọn và
thu mình – những câu ko đeo trang sức – mới có thể chiều lòng những đợt sóng tình cảm ấy. Đấy là những khi VTL
khđịnh và cũng là chiêm nghiệm về tyêu, những khi tiếng lòng của khát vọng yêu bừng dậy mãnh liệt đến độ nhà
thơ chỉ có thể để ý thơ hiện hình theo cách nguyên sơ nhất. Nhưng thông thường, Vi Thùy Linh thường để những
câu thơ duỗi dài tấm lưng theo tcảm, duỗi dài theo khát vọng hòa nhịp, hòa quyện, hòa điệu với người mình yêu:
Cho em nắng óng cất từ màu da Anh
Cho em tiếng cười từ khoé môi rộng lượng Anh
Cho em ngủ ngon trong vòng ôm định phận của Anh
(Cất giấu)
Em nghe thấy nhịp cánh êm ái ân
Một làn gió thổi sương thao thác
Đêm run theo từng tiếng nấc
Về đi anh
Cài then tiếng khóc em bằng đôi môi anh
(Người dệt tầm gai)
Căn phòng thành đại dương
Em đi không ướt gót
Chiếc gối lưu dư chấn
Búp búp chồi lồng ngón
Thời gian thành rừng yêu
Anh cùng em làm bản đồ tình yêu
Chân mây thăm thẳm
Xoải cánh mùi thịt da lồng lộng
Em luôn muốn hôn anh cẩn thận
Xiêm y vũ hội là làn da xuân
(Bản đồ tình yêu)
Từng động tác và hơi thở, sự gấp gáp và cuồng nhiệt là những biểu hiện thường thấy nhất ở thơ Vi Thùy Linh khi
nữ sĩ để tình yêu với đầy đủ nhục cảm lên tiếng. Cô để cho mọi mặt của những bản năng quen thuộc nhất của nữ
giới được gọi ra và được trải dài miên man trong khát vọng của mình, đến độ thơ Vi Thùy Linh không chỉ dừng lại
ở sáng tác văn học nữ quyền (lấy chủ thể, lấy trung tâm là những cảm nhận nữ giới) nữa. Nói như nhà phê bình Chu
Văn Sơn, đó là thi ca Ái quyền, là những vần thơ với đầy đủ phẩm tính nữ giới khẳng định quyền yêu đương, quyền
tận hiến cho tình yêu, theo một bản năng đầy chân thực của con người. Cũng chính vì vậy, thơ Vi Thùy Linh xuất
hiện nhiều những động tác của yêu thương như vuốt ve, ôm ấp, tô son, cài then đôi môi hay cơ thể người phụ nữ
bằng người đàn ông; những hình ảnh kết nối cả tâm lý và sinh lý như tấm lưng, những đôi chân và tay, bào thai và
đồng tử – những hình ảnh chân thực, viên mãn nhất của yêu đương, nhục cảm.
Còn lại là những lúc nữ sĩ dùng những hình ảnh nhục cảm để triết lý về tình yêu. Khi ấy, những đường nét sống
động của sức nóng, của khát khao vẫn vằng vặc trên câu chữ, nhưng đằng sau đó là ánh sáng của một thứ tôn giáo:
Dành em cho Anh – tặng vật của Chúa trời
Vì chỉ Anh thấy em trong tấm gương đức hạnh
Phủ phục dưới hào quang huy hoàng của vòng tay thống trị
Chuông bắt sáng từng hồi diễm lệ
(Teresa)
Anh trao em ngày mới
Cuộc sống khác từ mùa xuân chưa từng thấy
Dài theo đôi mắt, kín đất hoa linh những bàn chân non đường thon âm thanh hoan lạc
Bình minh mọc từ vầng ngực Anh đầy ắp hồng cầu
Sao lên từ mắt
Cả thế giới chật ních buồn phiền bỗng nhiên vắng lặng
Để loài người học yêu nhau trở lại
Để loài hoa không bao giờ mãn khai, hé mở
(Đường ong)
Đó là tôn giáo của ái tình, là tư tưởng của khát khao hài hòa trong tình tự, khát khao kết nối với những diễn trình
của tồn tại từ tình yêu viên mãn và tràn đầy. Đây chính là phần lý trí và phức tạp trong suối nguồn của yêu thương,
khát vọng trong hồn thơ VTL; nơi bản năng và ẩn ức, ưu tư và phức cảm trở thành triết lý và luân lý; cũng là nơi
nuôi dưỡng những niềm tin của nhà thơ về giá trị của ái tình – một chuyển động không thể thiếu với thế giới, với
những kẻ đang tồn tại, với những khoảnh khắc bừng ngộ đầy tính hiện sinh. Người phụ nữ trong thơ VTL, khi tận
hiến cho tình yêu cũng là khi sống tận cùng với mọi khả năng giao kết với thế giới, kết nối với những thiên chức
cao cả của mình, giao tiếp với cả lịch sử và thời gian, khẳng định phần âm tính đã làm chuyển động những mạch
ngầm của thế giới này như thế nào. Nói cách khác, bằng những phút giây sống đến tận cùng với suối nguồn của tình
yêu và nhục cảm, VTL đã kết nối tính linh thiêng, tính huyền nhiệm với những khát khao tình tự. Xứ thơ ca Vili là
nơi thờ phụng tình yêu, nhưng không chỉ thờ phụng bằng xúc cảm đơn thuần, mà bằng cả xúc cảm đã chuyển thành
lý trí, thứ lý trí của tình cảm chỉ có nữ giới đạt được khi họ đã sống trọn vẹn với những phức cảm của mình.
Mọi khát khao yêu đương và dục vọng, những gì cao khiết và những gì trần thế nhất gắn liền với những nguồn năng
lượng, động lực sống trong thơ VTL. Nhà thơ không ngần ngại khẳng định vẻ đẹp, sự thanh cao và chân thực trong
những khát vọng yêu để sống của người phnữ. Điều này ko hề xa lạ với khniệm dục năng (libido) mà Sigmund
Freud đã tìm ra và cho rằng chính những bản năng tình dục đã chống lại bản năng chết (sự điêu tàn hủy hoại dần
con người theo thời gian), những khát vọng chính là phần cốt lõi khẳng định sự hiện tồn của cngười. VTL đã đưa
những luận lý ấy vào thơ ca Việt, vdụng theo cách rất nữ tính một lý thuyết nam quyền. Với cô, yêu thương chính
là sức sống của người phnữ để chống lại mọi điều tẻ nhạt, giả dối, chống lại cả cái chết và sự tàn phai để tìm đến
những ranh giới của sự vĩnh cửu, của những chuyển động diệu kỳ trong csống theo con đường bản nguyên nhất.
Vì mọi lẽ trên, tyêu trong thơ VTL luôn là sự tận hiến, trở thành 1 ấn tượng quen thuộc đến độ ám ảnh trong thơ cô.
Vậy nên hầu hết mọi người phnữ trong thgiới thơ của nữ sĩ đều muốn hòa nhập, hòa quyện đến độ như tan vào
ythương và khát vọng. Tận hiến đến mê đắm, kiệt sức chính là mđích, cũng là bản chất của mọi khát vọng yêu
trong thơ VTL. Đó là sự tận hiến đến độ nhiều khi ko cần biết rằng có được đáp lại hay ko nhưng khph là sự tận
hiến đến ngây dại. Những người phnữ trong thơ VTL tận hiến với cả trái tim, tận hiến cho người tình nhưng cũng
tận hiến cho cả tyêu, cho thiên chức của mình, cho những khkhắc người phnữ đc sống trọn vẹn với mọi gương mặt
và ẩn ức thường ngày lặng im đc lên tiếng say mê, mãnh liệt và tràn đầy. Vậy nên, những người nữ ấy dù chịu đựng
rất nhiều hy sinh (thơ VTL có khi vẫn đầy nỗi ám ảnh của cô đơn, lạnh lẽo, rạn vỡ, hoang mang) vẫn ko hối tiếc và
mãn nguyện theo cách riêng mình bởi = tận hiến, tyêu đau đớn của họ mới hph với những giấc mơ tìm về vĩnh cửu.
Kết luận
Tính nữ trong thơ VTL đc tạo nên từ 1 tâm hồn chín sớm, được nuôi dưỡng trong thời kì xhội thay đổi đến chóng
mặt. Vì vậy, thơ cô tươi mới mà sâu sắc, có hoang mang nhưng chỉ trong nhất thời, lãng mạn là thực như hơi thở,
thể hiện một tính cách đa chiều đến vô cùng phức tạp. Tính nữ rất riêng ấy đã mang tới cho thơ Vili màu sắc bản
nguyên, nồng nàn nhất của tcảm, khai mở tgiới nội tâm phtạp và mâu thuẫn của người phnữ trong sự khao khát
tuyệt đích niềm hphúc lứa đôi. Qua đó, thơ VTL đã bật lên tiếng nói của người phnữ hiện đại dám sống, dám yêu,
dám khác biệt và tạo nên một VTL nổi bật ko thể nhầm lẫn trên thi đàn Việt.

You might also like