Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

| VŨ TRỌNG PHỤNG NHÌN ĐỜI TỪ CỔNG HẬU |

“Văn chương không phải hơi thở của xã hội đương thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội đó, không cảnh báo kịp thời
những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội – thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên của văn chương; nó chỉ là cái mã ngoài.
Thứ văn chương đó đánh mất lòng tin của nhân dân…” (Aleksandr Solzhenitsyn)

Đối lập với cách nhìn của các nhà văn lãng mạn đương thời thường nhìn đời sống thị dân Hà thành từ mặt tiền sáng sủa, thơm tho,
hoa lệ, Vũ Trọng Phụng lựa chọn nhìn đời từ phía sân sau, cổng hậu hôi hám, tối tăm để lật tung, phơi bày cái bản chất bị lớp vỏ bọc hoa
lệ bên ngoài che lấp.

Với “Cơm thầy cơm cô”, Vũ Trọng Phụng phơi bày một tấn bi hài kịch xung quanh các mối quan hệ cha - con, vợ - chồng, chủ - tớ…
khiến người ta phải “hãi hùng kinh ngạc về loài người”, mọi luân lý trong xã hội hóa vô nghĩa lý trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Ở nhà nọ,
“ông chủ nuôi chó thì tử tế mà nuôi bố thì không tử tế”. Ở nhà kia, ông bố ăn vụng một miếng chả rươi thì bị thằng con nhục mạ đến mức
“Vitor Hugo cũng chưa hề tưởng tượng ra được một kẻ khốn nạn đến như thế”. Lại có nhà, “ông gọi bà bằng tên những giống vật, và bà
lại lấy những chỗ hiểm trong thân thể người đàn bà ra đặt danh từ và trạng từ lại cho cái mặt phúc hậu của ông”. Có “những đứa đầy tớ bị
chủ nhà đánh chết”, lại có “những thằng nhỏ bỏ thuốc độc định g.i.ế.t cả nhà chủ nhà”. Có “những con sen bị ông tham h.i.ế.p d.â.m”, có
“những thằng nhỏ h.i.ế.p d.â.m con gái ông phán”, có “những thằng nhỏ được kì lưng cho các tiểu thư” và có cả “những thằng xe được
ngủ giường Hồng Kông với bà chủ”...Từ phía “cổng hậu”, thế giới “cơm thầy cơm cô” trần trụi đến “t.r.ầ.n t.r.u.ồ.n.g”.

Với “Kỹ nghệ lấy Tây”, Vũ Trọng Phụng khám phá ra những bí mật của cái “nghề” lấy Tây này. Bà Cẩm dạy nghề cho cháu, dạy
những bước chập chững đầu tiên để nó có thể chinh phục được những ông “tóc đỏ mắt xanh”: “Bà Cẩm dạy cô cháu đánh phấn, bôi môi,
kẻ lông mày. Bà thương cháu bà lắm, cái cooc xê lụa cũ còn dùng được mà bà cũng cởi ra cho. Bà chỉ dặn là lúc thổi cơm rửa bát thì đừng
có mặc đến”. Bà dạy cô cháu cách tạo dáng, cách liếc mắt đưa tình và cả cái cách nhếch mép cười khi có “khách” đến xem. Gọi là “nghề”
nhưng có gì đáng tự hào khi đó chỉ là một cái nghề kiếm ăn, một thứ m.ạ.i d.â.m mạt hạng, một nghề “làm đ.i.ế.m” trá hình kiêm đầy tớ
cho những tên lính viễn chinh d.â.m ô, thô lỗ và hung dữ? Cái “kỹ nghệ” quái gở mà không có tính “nghệ” vì bản chất của nó là sự suy
đồi về đạo đức, sự phong hóa những giá trị làm người nổi lên như một xu hướng lúc bấy giờ. Mặt trái cuộc đời hiện ra từ “cổng hậu” đầy
ô uế khi đàn bà thì chỉ nghĩ đến tiền còn đàn ông trong đầu chỉ toàn là nh.ục d.ụ.c. Những người đàn bà bản xứ, từ mọi tầng lớp khác
nhau, môi trường sống khác nhau, đủ mọi lứa tuổi đổ xô đi lấy chồng Tây, học một thứ “nghề” hay chỉ là học cách bán rẻ thân xác mình,
nhân cách của mình?

Chân thực đến trần trụi, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng cứ như vậy bóc tách từng lớp, từng lớp một hiện thực cuộc đời, đâm vào những
chỗ hiểm hóc mà không phải nhà văn nào cũng can đảm nói ra, viết ra. Điều này hoàn toàn đúng với mục đích sáng tác của Vũ Trọng
Phụng: “Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa, dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của dân
nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng hiếp, muốn cho xã hội công bình hơn nữa, đừng có chuyện ô uế, dâm đãng mà bảo là nhỏ nhen thì há
dễ Zola, Hugo, Malraux, Dostoevsky, Macxim Gorki lại cũng là nhỏ nhen?”

You might also like