BT tài chính doanh nghiệp

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.

60

DẠNG 1: TÌM CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN WACC


Bài 1: Công ty Mỹ An là cty CP, có các kênh huy động vốn là vay ngân hàng, phát
hanh cổ phiếu ưu đãi và phát hành cổ phiếu đại chúng.
Cty CP Mỹ An có tổng nguồn vốn được hình thanh từ các nguồn tài trợ sau:
- Vay vốn: 4.320 tỷ
- Vốn cổ phần ưu đãi: 3.420 tỷ
- Vốn cổ phần đại chúng: 320 triệu
Kết cấu nguồn vốn như trên được xem là tối ưu.
a. Tính toán tỷ trọng các nguồn vốn trong cơ cấu vốn tối ưu của DN
b. Giả định rằng tỷ lệ chi phí trên số vốn không đổi theo quy mô vốn, tính toán
chi phí của từng nguồn vốn trên thị trường và chi phí vốn WACC của DN
theo cơ cấu vốn tối ưu, biết rằng:
- Nếu vay ngân hàng thì lãi suất là 10%/năm
- Nếu huy động vốn cổ phần ưu đãi thì chi phí vốn là 12%/năm
- Nếu huy động vốn cổ phần phổ thông thì chi phí vốn là 11,5%
- Thuế TNDN 20%
Bài làm
Theo dữ liệu đầu bài ta có:
a. Tổng số nguồn vốn = 4320tr + 3420tr + 320tr = 8060tr
STT Nguồn vốn Giá trị Tỷ trọng
1 Vốn vay 4320 4320/8060=53,6%
2 Vốn CP ưu đãi 3420 3420/8060=42,4%
3 Vốn CP đại chúng 320 320/8060=4%
Tổng 8060 100%
b. Áp dụng công thức:
WACC = 53,6% *10%*(1-20%) + 42,4%*12% + 4%*11,5% = 9,84%
BT1: Công ty Bảo Ngọc là cty CP, có các kênh huy động vốn là vay vốn, phát hành
cổ phiếu ưu đãi và phát hành cổ phiếu đại chúng.
Cty CP Bảo Ngọc có tổng nguồn vốn được hình thanh từ các nguồn tài trợ
sau:
- Vay vốn: 2.22 tỷ
- Vốn cổ phần đại chúng: 400 triệu
- Vốn cổ phần ưu đãi: 3.2 tỷ
Kết cấu nguồn vốn như trên được xem là tối ưu.
a. Tính toán tỷ trọng các nguồn vốn trong cơ cấu vốn tối ưu của DN

1
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

b. Giả định rằng tỷ lệ chi phí trên số vốn không đổi theo quy mô vốn,
tính toán chi phí của từng nguồn vốn trên thị trường và chi phí vốn WACC
của DN theo cơ cấu vốn tối ưu, biết rằng:
- Nếu vay ngân hàng thì lãi suất là 12%/năm nếu số vốn nhỏ hơn 2 tỷ
và nếu lớn hơn 2 tỷ thì lãi suất là 11%/năm
- Nếu huy động vốn cổ phần ưu đãi thì chi phí vốn là 12%/năm
- Nếu huy động vốn cổ phần phổ thông thì chi phí vốn là 10,6%
- Thuế TNDN 25%
Bài làm
Theo dữ liệu đầu bài ta có:
c. Tổng số nguồn vốn = 2220tr + 400tr + 3200tr = 5820 tr
STT Nguồn vốn Giá trị Tỷ trọng
1 Vốn vay 2220 2220/5820=38,1%
2 Vốn CP ưu đãi 3200 3200/5820=55%
3 Vốn CP phổ thông 400 400/5820=6,9%
Tổng 5820 100%
d. Áp dụng công thức:
WACC = 38,1%% *11%*(1-25%) + 55%*12% + 6,9%*10,6% = 10,47%
Bài 2: Công ty Mỹ An là cty CP, có các kênh huy động vốn là trái phiếu, phát hanh
cổ phiếu ưu đãi và phát hành cổ phiếu đại chúng, tổng nguồn vốn được hình thành
từ các nguồn tài trợ sau:
- Trái phiếu: 40%, Vốn cổ phần thường: 40%, Phần còn lại là cổ phần ưu đãi
Kết cấu nguồn vốn như trên được xem là tối ưu.
a. Tính toán tỷ trọng các nguồn vốn trong cơ cấu vốn tối ưu của DN
b. Giả định rằng tỷ lệ chi phí trên số vốn không đổi theo quy mô vốn, tính toán
chi phí của từng nguồn vốn trên thị trường và chi phí vốn WACC của DN
theo cơ cấu vốn tối ưu, biết rằng:
- Nếu huy động được 200 triệu trái phiếu thì tiền lãi phải chi là 22 triệu
- Nếu huy động vốn cổ phần thường 200 triệu thì tiền lãi phải chi là 20 triệu
- Nếu huy động vốn cổ phần ưu đãi 200 triệu thì tiền lãi phải chi là 18 triệu
- Thuế TNDN 22%
Bài làm
Theo dữ kiện đầu bài ta có:
a. Tỷ trọng trái phiếu: 40%
Tỷ trọng vốn CP thường: 40%
Tỷ trọng vốn CP ưu đãi: = 100% - 40% - 40% =20%
b. Chi phí trái phiếu: 22/200 = 11%
Chi phí vốn CP thường: 20/200 = 10%

2
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

Chi phí vốn CP ưu đãi: 18/200 = 9%


WACC = 40% * 11%*(1-22%) + 40%*10% +20%*9% = 9,23%

BT2: Công ty Bảo Ngọc là cty CP, có các kênh huy động vốn là trái phiếu, phát
hành cổ phiếu ưu đãi và phát hành cổ phiếu đại chúng, tổng nguồn vốn được hình
thành từ các nguồn tài trợ sau:
- Trái phiếu: 50%, Vốn cổ phần ưu: 19%, Phần còn lại là cổ phần phổ thông
Kết cấu nguồn vốn như trên được xem là tối ưu.
a. Tính toán tỷ trọng các nguồn vốn trong cơ cấu vốn tối ưu của DN
b. Giả định rằng tỷ lệ chi phí trên số vốn không đổi theo quy mô vốn, tính toán
chi phí của từng nguồn vốn trên thị trường và chi phí vốn WACC của DN
theo cơ cấu vốn tối ưu, biết rằng:
- Nếu huy động được 250 triệu trái phiếu thì tiền lãi phải chi là 28 triệu
- Nếu huy động vốn cổ phần ưu đãi 250 triệu thì tiền lãi phải chi là 22 triệu
- Nếu huy động vốn cổ phần phổ thông 250 triệu thì tiền lãi phải chi là 19
triệu
- Thuế TNDN 27%
Bài làm
Theo dữ kiện đầu bài ta có:
c. Tỷ trọng trái phiếu: 50%
Tỷ trọng vốn CP ưu đãi: 19%
Tỷ trọng vốn CP ưu đãi: = 100% - 50% - 19% =31%
d. Chi phí trái phiếu: 28/250 = 11,2%
Chi phí vốn CP ưu đãi: 22/250 = 8,8%
Chi phí vốn CP phổ thông: 19/250 = 7,6%
WACC = 50% * 11,2%*(1-27%) + 19%*8,8% +31%*7,6% = 8,12%

Bài 3: Công ty Beta có cơ cấu vốn hiện nay là 25% vốn cổ phần thường, 10% vốn
cổ phần ưu đãi, 65% vốn vay. Tổng tài sản là 900 tỷ
Mỗi cổ phần thường có mệnh giá là 10.000đ/CP với tỷ lệ cổ tức hiện hành là 8%
trên mệnh giá. Thị giá cổ phiếu thường của công ty hiện nay là 25.000đ/CP
Cổ tức ưu đãi của công ty là 1.500/CP. Giá hiện hanh của Cổ phiếu ưu đãi là
22.000đ/CP
Vay ngân hàng có các mức lãi suất như sau:
- 9% với khoản vay nhỏ hơn 500 tỷ
- 8,5% với khoản vay từ 500-1000 tỷ
- 8% với khoản vay trên 1000 tỷ
Tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân WACC của doanh nghiệp.

3
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

Bài làm
Tổng tài sản 900
Tỷ lệ CP thường 25%
Tỷ lệ CP ưu đãi 10%
Tỷ lệ vốn vay 65%
Mệnh giá CP thường 10.000
Tỷ lệ cổ tức cổ phần 8%
DPS cổ phiếu ưu đãi (1) 1.500
Giá bán cổ phiếu ưu đãi (2) 22.000
Chi phí vốn đối với ưu đãi = (1)/ (2) 6.82%
Số vốn vay = tỷ lệ vốn vay * Tổng tài sản 65%*900=585
Chi phí vốn đối với phần vốn vay ( ở mức 2) 8,5%
Ta có bảng sau:
Nguồn vốn Tỷ trọng Lãi Thuế
Vay 65% 8,5% 20%
CP thường 25% 8%
CP ưu đãi 10% 6,82%
 WACC= 65%*8,5%*(1-20%) + 25%*8% + 10%*6,82% = 7,1%
BT3: Công ty Beta có cơ cấu vốn hiện nay là 39% vốn cổ phần thường, 22% vốn cổ
phần ưu đãi, còn lại là vốn vay. Tổng tài sản là 800 tỷ
Mỗi cổ phần thường có mệnh giá là 10.000đ/CP với tỷ lệ cổ tức hiện hành là 7,8%
trên mệnh giá. Cổ tức ưu đãi của công ty là 1.900/CP. Giá hiện hành của Cổ phiếu
ưu đãi là 26.000đ/CP
Vay ngân hàng có các mức lãi suất như sau:
- 9,9% với khoản vay nhỏ hơn 550 tỷ
- 8,6% với khoản vay từ 550-1500 tỷ
- 8,2% với khoản vay trên 1500 tỷ
Tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân WACC của doanh nghiệp.
Bài làm
Tỷ trọng vốn vay = 100% -39% - 22% =39%
Số vốn vay = 39% *800 = 312 tỷ => Lãi suất vay mức 1
Nguồn vốn Tỷ trọng Lãi Thuế
Vốn vay 39% 9,9% 20%
CP thường 39% 7,8%
CP ưu đãi 22% 1.900/26.000=7,31%
 WACC = 39%*9,9%*(1-20%) + 39%*7,8% + 22%*7,31% = 7,739%

4
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

DẠNG 2.1: KHÁC BIỆT DÒNG TIỀN VÀ DÒNG TIỀN THUẦN


Bài 4:Hai dự án X và Y có dòng tiền dự kiến được thể hiện trong bảng dưới với chi
phí vốn ( cost of capital) là 10%. Tính NPV của dự án và đưa ra khuyến nghị đầu
tư:
Năm (t) Dự án X Dự án Y
0 -2000 -2000
1 1000 400
2 800 600
3 600 800
4 400 1000
Bài làm
Chúng ta có thể nhận thấy tổng giá trị chưa chiết khấu của 2 dự án là như nhau và
bằng 800
(= -2000+1000+800+600+400)
(= -2000+400+600+800+1000)
Tuy nhiên NPV của 2 dự án này lại khác nhau:
NPVx = -2000 + 1000/1,1 + 800/1,12 + 600/1,13 + 400/1,14 = 294,24
NPVY = -2000 + 400/1,1 + 600/1,12 + 800/1,13 + 1000/1,14 = 143,57
Chính giá trị thời gian của dòng tiền chính là thứ khiến cho NPV của 2 dự án này khác
nhau.
Việc đưa ra quyết định đầu tư sẽ dựa trên số vốn hiện có:
Nếu 2 dự án là độc lập ta sẽ thực hiện đầu tư cả 2 dự án vì NPVx>0 và NPVY >0
Nếu 2 dự án loại trừ lần nhau ta sẽ thực hiện đầu tư dự án X vì NPVx> NPVY
BT4 :Hai dự án X và Y có dòng tiền dự kiến được thể hiện trong bảng dưới với chi
phí vốn ( cost of capital) là 12%. Tính NPV của dự án và đưa ra khuyến nghị đầu
tư:
Năm (t) Dự án X Dự án Y
0 -6500 -6000
1 1000 1400
2 1500 3600
3 2600 2800
4 4000 1000
Bài làm
Tổng giá trị chưa chiết khấu dự án X = 2600
Tổng giá trị chưa chiết khấu dự án Y = 2800

5
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

NPVx = -6500 + 1000/1,12 + 1500/1,122 + 2600/1,123 + 4000/1,124 = -18,65


NPVY = -6000 + 1400/1,12 + 3600/1,122 + 2800/1,123 + 1000/1,124 = 748,4
Việc đưa ra quyết định đầu tư sẽ dựa trên số vốn hiện có:
Ta sẽ thực hiện đầu tư dự án Y vì NPVx < 0 và NPVY >0
DẠNG 2.2: DÒNG TIỀN THEO QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ TIPV
Bài 5: Công ty cổ phần Nam Hoa có các thông tin về dự án đầu tư dây chuyền sản
xuất như sau:
1. Dự toán vốn đầu tư:
 Đầu tư TSCĐ là 2.000 triệu đồng trong đó 1.000 triệu đồng với lãi suất
11,5%/năm thời hạn vay là 2 năm, nợ gốc được trả dần vào cuối mỗi năm
trong vòng 2 năm với số tiền lần lượt là 500 triệu đồng và 500 triệu đồng. Lãi
vay phát sinh năm nào trả vào cuối năm đó
 Nhu cầu vốn đầu tư TSNH thường xuyên cần thiết dự tính bằng 25% doanh
thu thuần.
 Toàn bộ vốn đầu tư bỏ ngay một lần ở đầu năm thứ nhất
2. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm
3. Doanh thu thuần do phân xưởng trên tạo ra dự kiến hàng năm là 4.000 triệu
đồng.
4. Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng gồm:
 Chi phí biến đổi bằng 55% doanh thu thuần
 Chi phí cố định (chưa tính khấu hao TSCĐ và lãi vay) là 650 triệu đồng/năm
5. Các TSCĐ có thời gian sử dụng dự kiến là 5 năm, được khấu hao theo
phương pháp đường thẳng và có giá trị thanh lý dự tính là 15 triệu đồng.
6. Toàn bộ số vốn ứng ra đầu tư cho TSNH thường xuyên cần thiết dự tính thu
hồi toan bộ một lần khi kết thúc dự án.
Yêu cầu: Đứng trên quan điểm tổng đầu tư TIPV, hãy tính dòng tiền của doanh
nghiệp
Bài làm
Chỉ tiêu (ĐVT: triệu đồng) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1 Đầu tư TSCĐ -2000
2 Đầu tư TSNH TX=25%*DTT -1000
3 Dòng tiền ra ban đầu của dự án -3000
= (1)+(2)
4 Doanh thu thuần (DTT) 4000 4000 4000 4000 4000
5 Chi phí hoạt động
- Chi phí biến đổi 2200 2200 2200 2200 2200
=55%*DTT
- Chí phí cố định (ko KH) 650 650 650 650 650
6 KH TSCĐ 400 400 400 400 400
6
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

= (1) /số năm


7 Lợi nhuận hoạt động = 4-5-6 750 750 750 750 750
8 Lợi nhuận hoạt động ròng 600 600 600 600 600
= (7)*80%
9 Thanh lý thuần TSCĐ 12
= giá thanh lý *(1-T)
10 Thu hồi TSNHTX đã ứng ra 1000
(xem ở số 2)
11 Dòng tiền thuần từ năm 1-5 1000 1000 1000 1000 2012
= 6+8+9+10
12 Dòng tiền thuần của dự án -3000 1000 1000 1000 1000 2012

BT5: Công ty cổ phần Nam Hoa có các thông tin về dự án đầu tư dây chuyền sản
xuất như sau:
7. Dự toán vốn đầu tư:
 Đầu tư TSCĐ là 4.000 triệu đồng trong đó 2400 triệu đồng với lãi suất
11%/năm thời hạn vay là 3 năm, nợ gốc được trả dần vào cuối mỗi năm trong
vòng 3 năm với số tiền lần lượt là 400 triệu đồng và 500 triệu đồng và số còn
lại ở năm 3. Lãi vay phát sinh năm nào trả vào cuối năm đó
 Nhu cầu vốn đầu tư TSNH thường xuyên cần thiết dự tính bằng 28% doanh
thu thuần.
 Toàn bộ vốn đầu tư bỏ ngay một lần ở đầu năm thứ nhất
8. Thời gian hoạt động của dự án là 4 năm
9. Doanh thu thuần do phân xưởng trên tạo ra dự kiến hàng năm là 5.000 triệu
đồng.
10. Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng gồm:
 Chi phí biến đổi bằng 52% doanh thu thuần
 Chi phí cố định (chưa tính khấu hao TSCĐ và lãi vay) là 180 triệu đồng/năm
11. Các TSCĐ có thời gian sử dụng dự kiến là 4 năm, được khấu hao theo
phương pháp đường thẳng và có giá trị thanh lý dự tính là 18 triệu đồng.
12. Toàn bộ số vốn ứng ra đầu tư cho TSNH thường xuyên cần thiết dự tính thu
hồi toan bộ một lần khi kết thúc dự án.
Yêu cầu: Đứng trên quan điểm tổng đầu tư TIPV, hãy tính dòng tiền của doanh
nghiệp
Bài làm
Chỉ tiêu (ĐVT: triệu đồng) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
1 Đầu tư TSCĐ -4000
2 Đầu tư TSNH TX=28%*DTT -1400
3 Dòng tiền ra ban đầu của dự án -5400
= (1)+(2)
4 Doanh thu thuần (DTT) 5000 5000 5000 5000

7
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

5 Chi phí hoạt động


- Chi phí biến đổi 2600 2600 2600 2600
=52%*DTT
- Chí phí cố định (ko KH) 180 180 180 180
6 KH TSCĐ 1000 1000 1000 1000
= (1) /số năm
7 Lợi nhuận hoạt động = 4-5-6 1220 1220 1220 1220
8 Lợi nhuận hoạt động ròng 976 976 976 976
= (7)*80%
9 Thanh lý thuần TSCĐ 14,4
= giá thanh lý *80%
10 Thu hồi TSNHTX đã ứng ra 1400
(xem ở số 2)
11 Dòng tiền thuần từ năm 1-5 1976 1976 1976 3390,4
= 6+8+9+10
12 Dòng tiền thuần của dự án -5400 1976 1976 1976 3390,4

DẠNG 2.3: DÒNG TIỀN THUẦN QUAN ĐIỂM CHỦ SỞ HỮU (EPV)
Bài 6: Công ty cổ phần Nam Hoa có các thông tin về dự án đầu tư dây chuyền sản
xuất như sau:
1. Dự toán vốn đầu tư:
 Đầu tư TSCĐ là 2.000 triệu đồng trong đó 1.040 triệu đồng với lãi suất
12%/năm thời hạn vay là 2 năm, nợ gốc được trả dần vào cuối mỗi năm trong
vòng 2 năm với số tiền lần lượt là 440 triệu đồng và 600 triệu đồng. Lãi vay
phát sinh năm nào trả vào cuối năm đó
 Nhu cầu vốn đầu tư TSNH thường xuyên cần thiết dự tính bằng 25% doanh
thu thuần.
 Toàn bộ vốn đầu tư bỏ ngay một lần ở đầu năm thứ nhất
2. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm
3. Doanh thu thuần do phân xưởng trên tạo ra dự kiến hàng năm là 4.000 triệu
đồng.
4. Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng gồm:
 Chi phí biến đổi bằng 55% doanh thu thuần
 Chi phí cố định (chưa tính khấu hao TSCĐ và lãi vay) là 650 triệu đồng/năm
5. Các TSCĐ có thời gian sử dụng dự kiến là 5 năm, được khấu hao theo
phương pháp đường thẳng và có giá trị thanh lý dự tính là 15 triệu đồng.
6. Toàn bộ số vốn ứng ra đầu tư cho TSNH thường xuyên cần thiết dự tính thu
hồi toan bộ một lần khi kết thúc dự án.
Yêu cầu: Đứng trên quan điểm EPV, hãy tính dòng tiền của doanh nghiệp
Bài làm

8
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

Chỉ tiêu (ĐVT: triệu đồng) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1 Đầu tư TSCĐ ( ko tính vay) -960
2 Đầu tư TSNH TX=25%*DTT -1000
3 Dòng tiền ra ban đầu của dự án -1960
= (1)+(2)
4 Doanh thu thuần (DTT) 4000 4000 4000 4000 4000
5 Chi phí hoạt động
- Chi phí biến đổi 2200 2200 2200 2200 2200
=55%*DTT
- Chí phí cố định (ko KH) 650 650 650 650 650
6 KH TSCĐ 400 400 400 400 400
= TSCĐ(tổng) /số năm
7 Lãi vay =Số còn nợ *LS 124,8 72
8 LN trước thuế = 4-5-6-7 625,2 678,0 750 750 750
9 LN sau thuế = (8)*80% 500,16 542,4 600 600 600
10 Nợ gốc 440 600
11 Thanh lý thuần TSCĐ 12
= giá thanh lý *(1-T)
12 Thu hồi TSNHTX đã ứng ra 1000
(xem ở số 2)
13 Dòng tiền thuần từ năm 1-5 460,16 342,4 1000 1000 2012
= 6+9+11+12 – 10
14 Dòng tiền ban đầu -1960
15 Dòng tiền thuần của dự án -1960 460,16 342,4 1000 1000 2012
BT6: Công ty cổ phần Nam Hoa có các thông tin về dự án đầu tư dây chuyền sản
xuất như sau:
1. Dự toán vốn đầu tư:
 Đầu tư TSCĐ là 4500 triệu đồng trong đó 2200 triệu đồng với lãi suất
12,5%/năm thời hạn vay là 3 năm, nợ gốc được trả dần vào cuối mỗi năm
trong vòng 3 năm với số tiền lần lượt là 400 triệu đồng và 500 triệu đồng và số
còn lại ở năm 3. Lãi vay phát sinh năm nào trả vào cuối năm đó
 Nhu cầu vốn đầu tư TSNH thường xuyên cần thiết dự tính bằng 28% doanh
thu thuần.
 Toàn bộ vốn đầu tư bỏ ngay một lần ở đầu năm thứ nhất
2. Thời gian hoạt động của dự án là 4 năm
3. Doanh thu thuần do phân xưởng trên tạo ra dự kiến hàng năm là 5200 triệu
đồng.
4. Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng gồm:
 Chi phí biến đổi bằng 59% doanh thu thuần
 Chi phí cố định (chưa tính khấu hao TSCĐ và lãi vay) là 580 triệu đồng/năm
5. Các TSCĐ có thời gian sử dụng dự kiến là 4 năm, được khấu hao theo
phương pháp đường thẳng và có giá trị thanh lý dự tính là 18 triệu đồng.

9
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

6. Toàn bộ số vốn ứng ra đầu tư cho TSNH thường xuyên cần thiết dự tính
thu hồi toan bộ một lần khi kết thúc dự án.
Yêu cầu: Đứng trên quan điểm EPV, hãy tính dòng tiền của doanh nghiệp
Bài làm
Chỉ tiêu (ĐVT: triệu đồng) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
1 Đầu tư TSCĐ ( ko tính vay) -2300
2 Đầu tư TSNH TX=28%*DTT -1456
3 Dòng tiền ra ban đầu của dự án -3756
= (1)+(2)
4 Doanh thu thuần (DTT) 5200 5200 5200 5200
5 Chi phí hoạt động
- Chi phí biến đổi =59%*DTT 3068 3068 3068 3068
- Chí phí cố định (ko KH) 580 580 580 580
6 KH TSCĐ 1125 1125 1125 1125
= TSCĐ(tổng) /số năm
7 Lãi vay =Số còn nợ *LS 275 225 162,5
8 LN trước thuế = 4-5-6-7 152 202 264,5 427
9 LN sau thuế = (8)*80% 121,6 161,6 211,6 341,6
10 Nợ gốc 400 500 1300
11 Thanh lý thuần TSCĐ 14,4
= giá thanh lý *(1-T)
12 Thu hồi TSNHTX đã ứng ra 1456
(xem ở số 2)
13 Dòng tiền thuần từ năm 1-5 846,6 746,6 -53,4 2717
= 6+9+11+12 – 10
14 Dòng tiền ban đầu -3756
15 Dòng tiền thuần của dự án -3756 846,6 746,6 -53,4 2717

DẠNG 3:THỜI GIAN THU HỒI VỐN


Bài 7: Hai dự án đầu tư A và B có cùng số vốn đầu tư là 150 triệu đồng. Khoản thu
nhập dự kiến ( bao gồm khấu hao và EBIT(1-T)) ở các năm như sau:
Xác định thời gian thu hồi vốn của 2 dự án:
1 2 3 4 5
Dự án A 30 50 70 80 80
Dự án B 60 50 50 40 30
Bài làm
Năm Dòng tiền của DA Vốn đầu tư còn phải thu Thời gian thu hồi
hồi cuối năm lũy kế
0 -150 -150
1 30 -120

10
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

2 50 -70
3 70 0 Thu hồi sau 3 năm
4 80
5 80

Năm Dòng tiền của DA Vốn đầu tư còn phải thu Thời gian thu hồi lũy kế
hồi cuối năm
0 -150 -150
1 60 -90
2 50 -40
3 50 10 Thu hồi sau 2 năm và
4 40 40/50*12= 9,6 tháng
5 30

Bài 8: Hai dự án đầu tư A và B có cùng số vốn đầu tư là 150 triệu đồng. Khoản thu
nhập dự kiến ( bao gồm khấu hao và EBIT(1-T)) ở các năm như sau:
Xác định thời gian thu hồi vốn của 2 dự án nếu có tính tới giá trị thời gian của tiền
và suất chiết khấu là 10%:
1 2 3 4 5
Dự án A 30 50 70 80 80
Dự án B 60 50 50 40 30
Bài làm
Năm 1 2 3 4 5
FCF A 30 50 70 80 80
FCF B 60 50 50 40 30
Suất CK 1,1 1,21 1,331 1,4641 1,6105
NPV A 27,227 41,322 52,592 54,641 49,673
NPV B 54,545 41,322 37,565 27,320 18,627

Năm Dòng tiền của DA Vốn đầu tư còn phải thu Thời gian thu hồi lũy kế
hồi cuối năm
0 -150 -150
1 27,227 -122,727
2 41,322 -81,405
3 52,592 -28,813 Thu hồi sau 3 năm và
4 54,641 25,828 6,32 tháng
5 49,673

Năm Dòng tiền của DA Vốn đầu tư còn phải thu Thời gian thu hồi lũy kế
hồi cuối năm
0 -150 -150

11
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

1 54,545 -95,455
2 41,322 -54,133
3 37,565 -16,568
4 27,320 10,752 Thu hồi sau 3 năm và
5 18,627 7,28 tháng
DẠNG 5: RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
Bài 9: Hai dự án X và Y có dòng tiền dự kiến được thể hiện trong bảng dưới. Tính
IRR của từng dự án và đưa ra khuyến nghị đầu tư:
Năm t Dự án X Dự án Y
0 -2000 -2000
1 1000 400
2 800 600
3 600 800
4 400 1000

Bài làm

 Tính toán IRRX


R1= 17% -> NPV1 là:
NPV1= -2000 + 1000/(1+0,17) + 800/(1+0,17)2 + 600/(1+0,17)3 + 400/(1+0,17)4
= 27,194
R2=19% -> NPV2 là:
NPV2 = -2000 + 1000/(1+0,19) + 800/(1+0,19)2 + 600/(1+0,19)3 + 400/(1+0,19)4
= -39,215
27,194
ADCT: IRRX = 17% + * (19% - 17%) = 17,818%
27,194−( −39,215)

 Tính toán IRRY


R1 = 11% => NPV1 là:
NPV1= -2000 + 400/1,11 + 600/1,112 + 800/1,113 + 1000/1,114 = 91,018
R2 = 13% => NPV2 là:
NPV2 = -2000 + 400/1,13 + 600/1,132 + 800/1,133 + 1000/1,134 = -8,371
91,018
ADCT: IRRY =11% + * (13% - 11%) = 12,832%
91,018 −( −8,371)

CHÚ Ý: 0 < R1 – R2 < 5%

12
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

ĐỀ THI
Công ty Beta có cơ cấu vốn hiện nay là 25% vốn cổ phần thường, 10% vốn cổ
phần ưu đãi, 65% vốn vay.
- Tổng tài sản là 900 tỷ
- Mỗi cổ phần thường có mệnh giá là 10.000đ/CP với cổ tức hiện hành
800đ/cp
- Cổ tức ưu đãi của công ty là 1.500/CP.
- Giá hiện hành của Cổ phiếu ưu đãi là 22.000đ/CP
- Vay ngân hàng có các mức lãi suất như sau:
 9% với khoản vay nhỏ hơn 500 tỷ
 8,5% với khoản vay từ 500-1000 tỷ
 8% với khoản vay trên 1000 tỷ
Công ty Beta đang xem xét dự án đầu tư TSCĐ thời gian thực hiện là 5 năm với
thông tin như sau:
- Dự toán vốn đầu tư: dự án được bỏ vốn một lần duy nhất vào năm đầu
tiên với giá trị 1.280 triệu đồng.
- Dự án mang lại doanh thu hàng năm là 1.100 triệu đồng
- Chi phí hoạt động là 415 triệu đồng mỗi năm
- Lợi nhuận khác của dự án là 50 triệu/năm
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 5 triệu/năm
- Thiết bị được khấu hao 5 năm theo phương pháp đường thẳng và giá trị
thanh lý của thiết bị là 20 triệu đồng
Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN được áp dụng đối với công ty là 20%. Công ty
dự tính huy động thêm vốn để tài trợ cho các dự án trên theo kết cấu vốn kể
trên. Cổ phiếu mới được phát hành theo giá hiện hành và chi phí phát hành cổ
phiếu mới là không đáng kể.
Yêu cầu:
a. Tính WACC.
b. Xác định dòng tiền của dự án theo quan điểm chủ đầu tư
c. Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư theo tiêu chuẩn IRR.

13
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

Hai dự án đầu tư A và B có cùng số vốn đầu tư ban đầu là 12.000 triệu đồng
1. Dự án A
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi năm là 1000 triệu/ tháng
- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh chưa tính khấu hao 400
triệu/tháng
- Chi phí khấu hao là 150 triệu/ tháng
- Lợi nhuận từ các hoạt động tài chính là 200 triệu/ năm
- Lợi nhuận từ hoạt động khác là 150 triệu/ năm
- Năm số 3 và số 5 mất thêm 500 triệu chi phí/ năm
2. Dự án B
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi năm là 1800 triệu/ quý
- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh chưa tính khấu hao 600 triệu/quý
- Chi phí khấu hao là 150 triệu/ quý
- Lợi nhuận từ các hoạt động tài chính là 240 triệu/ quý
- Lợi nhuận từ hoạt động khác là 150 triệu/ quý
- Năm số 2 và số 3 phải chi bổ sung thêm vốn lưu động cho dự án là 600/
năm và thu về khi kết thúc dự án
a. Xác định dòng tiền của dự án A theo quan điểm TIPV
b. Xác định dòng tiền của dự án B theo quan điểm TIPV
c. Xác định thời gian hoan vốn của dự án khi có tính tới tỷ suất chiết
khấu theo quan điểm TIPV biết chi phí sử dụng vốn binh quân của dự
án là 10% và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 10,5%. Thuế TNDN
20%

14
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

Hai dự án đầu tư A và B có cùng số vốn đầu tư ban đầu là 18.000 triệu đồng
kéo dài 5 năm
1. Dự án A: mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với thông tin cụ thể:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi năm là 1000 triệu
- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh chưa tính khấu hao 400 triệu/năm
- Chi phí khấu hao là 150 triệu/ năm
- Lợi nhuận từ các hoạt động tài chính là 20 triệu/ năm
- Lợi nhuận từ hoạt động khác là 50 triệu/ năm
- Năm số 3 và số 5 mất thêm 500 triệu chi phí/ năm
2. Dự án B: đầu tư mua thiết bị trị giá là 2.000 triệu đồng. Với thống tin
như sau:
- Dự án mang lại doanh thu hàng năm là 1.200 triệu đồng
- Chi phí hoạt động là 425 triệu đồng mỗi năm
- Dự án đầu tư này sẽ tiến hành vào cuối năm thứ 0
- Số tiền còn thiếu của chi phí đầu tư ban đầu sẽ được tài trợ bởi một
khoản vay với lãi suất 6%/năm, vốn gốc sẽ được trả đều trong 2 năm bắt
đầu vào cuối năm 1, lãi vay trả cùng vốn gốc được tính trên số dư nợ
hàng năm.
- Thiết bị được khấu hao 5 năm theo phương pháp đường thẳng và giá trị
thanh lý của thiết bị là 20 triệu đồng
Yêu cầu:
a. Xác định dòng tiền của dự án A theo quan điểm chủ sở hữu EPV
b. Xác định dòng tiền của dự án B theo quan điểm chủ sở hữu EPV
c. Xác định thời gian hoàn vốn của mỗi dự án và đưa ra khuyến nghị đầu
tư.

15
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

Công ty cổ phần Nam Hoa có các thông tin về dự án đầu tư dây chuyền sản xuất
như sau:
1. Dự toán vốn đầu tư:
 Đầu tư TSCĐ là 2.500 triệu đồng trong đó 1.800 triệu đồng với lãi suất
11,5%/năm thời hạn vay là 2 năm, nợ gốc được trả dần vào cuối mỗi năm
trong vòng 2 năm với số tiền lần lượt là 900 triệu đồng và 900 triệu đồng.
Lãi vay phát sinh năm nào trả vào cuối năm đó
 Nhu cầu vốn đầu tư TSNH thường xuyên cần thiết dự tính bằng 16% doanh
thu thuần.
 Toàn bộ vốn đầu tư bỏ ngay một lần ở đầu năm thứ nhất
2. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm
3. Doanh thu thuần do phân xưởng trên tạo ra dự kiến hàng năm là 4.850
triệu đồng.
4. Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng gồm:
 Chi phí biến đổi bằng 1/2 doanh thu thuần
 Chi phí cố định (chưa tính khấu hao TSCĐ và lãi vay) là 620 triệu
đồng/năm
5. Các TSCĐ có thời gian sử dụng dự kiến là 3 năm, được khấu hao theo
phương pháp đường thẳng và có giá trị thanh lý dự tính là 16 triệu đồng
vào năm thứ 3. Các năm còn lại của dự án không tính khấu hao TSCĐ
này nữa.
6. Toàn bộ số vốn ứng ra đầu tư cho TSNH thường xuyên cần thiết dự tính
thu hồi toan bộ một lần khi kết thúc dự án.
Yêu cầu:
a. Xác định dòng tiền của dự án theo quan điểm TIPV
b. Xác định thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án
c. Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư theo tiêu chuẩn IRR
Biết: Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án là 15%
Công ty nộp thuê TNDN với thuế suất 20%

16
THT UTC_ THÊM THÁI Nguyễn Thị Thanh Mai – KTTH2.60

17

You might also like